Luận văn Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, thương mại quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Trong xu hướng đó, ngành tài chính ngân hàng nước ta đang có những điều chỉnh căn bản nhằm xây dựng một lộ trình mở cửa thích hợp, phát huy thế mạnh, khắc phục nhược điểm, từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả và đạt được chuẩn mực quốc tế và khu vực. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, Việt nam cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Một trong những thách thức lớn mà các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng Việt nam đang phải đối mặt là làm sao lựa chọn và vận dụng có hiệu quả phương thức thanh toán và các hợp đồng mua bán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng, hoạt động TTQT ngày càng có vị trí quan trọng. Trong đó, phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất là phương thức TDCT vì nó an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro, bất trắc. Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng bởi tính ưu việt của nó trong việc đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người bán. NHNo&PTNT Việt nam được thành lập 22 năm, hoạt động TTQT còn mới mẽ nhưng đạt được những thành tựu nhất định. Sự mở rộng và phát triển đa dạng các sản phẩm TTQT đã tạo tiền đề căn bản thúc đẩy phương thức TDCT phát huy tính hiệu quả và trở thành công cụ đắc lực đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp XNK và yêu cầu kiện toàn hóa hệ thống dịch vụ của ngân hàng trong quá trình mở cửa nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các tập quán quốc tế cho thấy TDCT không phải là một nghiệp vụ đơn giản, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính và ảnh hưởng đến uy tín của các bên tham gia. Điều này đã làm phát sinh nhiều rủi ro và trong số các rủi ro đó đã dẫn đến tranh chấp và có nhiều vụ việc phía Việt nam bị thua thiệt. Chính vì vậy, viêc nghiên cứu rủi ro trong phương thức TDCT có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và các bên tham gia nói chung. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và quản lý rủi ro, giảm thiểu tối đa những thiệt hại, rủi ro từ các tranh chấp trong vấn đề này tại NHNo&PTNT Việt nam là một yêu cầu cấp bách? Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong phương thức TDCT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” với mong muốn đề tài này có thể đóng góp vào việc quản lý rủi ro trong nghiệp vụ TDCT tại đơn vị mình.

pdf124 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành tích xuất sắc trong nghiệp vụ. Kịp thời động viên khen thưởng đối với những cá nhân có đóng góp lớn cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, chế độ lương bổng, công tác quy hoạch cán bộ cho đội ngủ làm công tác TTQT phải thường xuyên được đưa ra xem xét. Có như thế mới động viên, khích lệ tinh thần cho đội ngủ nhân viên để họ hăng hái, nhiệt huyết hơn trong công việc. 3.2.12 Tăng cường công tác thu nhập, lưu trữ thông tin Trước tình hình cạnh trạnh gay gắt hiện nay, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. NHNo cần xây dựng các quy định về lưu trữ thông tin, thành lập bộ phận quản lý rủi ro thanh toán chuyên trách lưu giữ, khai thác, cung cấp, cập nhật thông tin về những vụ lừa đảo, tranh chấp xảy ra ở Việt Nam cũng như trên thế gới liên quan đến lĩnh vực TTQT. Việc này trước hết là phục vụ cho hoạt động nội bộ ngân hàng, sau đó là các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Khi cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp, NHNo đã giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn bạn hàng, tránh được những rủi ro do bạn hàng làm ăn không uy tín, là những công ty ma hay những đối tượng lừa đảo. Để có được lượng thông tin đầy đủ, chuẩn xác, bộ phận này cần có sự phối hợp chặt chẽ với mạng lưới các ngân hàng nước ngoài, các NHTM Việt Nam, Bộ Thương mại và các doanh nghiệp kinh doanh XNK bằng con đường xin hoặc mua thông tin trực tiếp, hoặc thông qua trung tâm CIC của NHNN, . . . Khi có thông tin phong phú, chính xác, bộ phận này có thể thực hiện nghiệp vụ hướng dẫn, tư vấn trong lĩnh vực thanh toán. Việc cung cấp thông tin, tư vấn trong nội bộ cũng như cho doanh nghiệp, cho các ngân hàng với nhau, ngoài việc giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán mà còn đem lại cho NHNo một nguồn thu dịch vụ mới, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thu hút khách hàng cũng như khẳng định thêm vị thế của mình trên thường trường. 82 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực XNK, từ đó tác động mạnh mẽ đến hoạt động TTQT của các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, thanh toán XNK nói chung, TDCT nói riêng rất cần đến những chính sách phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ để hoạt động ngày càng được mở rộng và ngày càng phát triển, đồng thời phòng tránh được rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị kinh doanh XNK và ngân hàng. Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán TDCT trong hệ thống các NHTM. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch TDCT là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài UCP và một số thông lệ quốc tế khác, ta không có một luật hay văn bản dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương với giao dịch TDCT. Nhiều vụ tranh chấp xảy ra không thể giải quyết nếu chỉ căn cứ vào UCP, do UCP không phải là luật và không thể thay thế luật pháp quốc gia. Hơn nữa, UCP600 vẫn có những tồn tại nhất định do không bao quát tất cả các giao dịch vô cùng phong phú trong thực tiễn. Bởi vậy, Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán TDCT, nêu lên nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia vào quan hệ TDCT. Chính phủ cần ban hành văn bản liên ngành nhằm phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng với hoạt động của các bộ ngành liên quan. Trong nghiệp vụ TDCT, các ngân hàng Việt Nam đã phải vận dụng các thông lệ quốc tế cả trong lĩnh vực bảo hiểm, vận tải, . . . nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, các biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào quy định của luật pháp Việt Nam. Ví dụ như, theo thông lệ quốc tế, khi vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán L/C thì ngân hàng có 83 quyền nhận hàng theo vận đơn. Nhưng trên thực tế, ở Việt nam, việc ngân hàng nhận hàng hóa theo vận đơn rất khó khăn vì theo quy định của hải quan, ngân hàng không có giấy phép NK, không phải người mua nên không được nhận hàng. Ngoài ra, giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ TDCT cũng cần có các quy định cụ thể để tạo sự thống nhất về pháp lý, góp phần giảm thiểu rủi ro trong quan hệ thanh toán giữa khách hàng và ngân hàng. Thực tế cho đến nay, hầu hết các khách hàng đến ngân hàng yêu cầu mở L/C chỉ thông qua các loại giấy tờ như: Đơn yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn, thông báo L/C, đơn chiết khấu chứng từ, . . . Nhà nước cần quy định cụ thể tính chất pháp lý của các chứng từ này và ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên, tránh gây khó khăn cho tòa án khi xét xử tranh chấp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra các chứng từ khi doanh nghiệp xin mở L/C. Hiện nay, trong phương thức TDCT, các NHTM không được hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra giấy phép NK hợp lệ của khách hàng khi phát hành L/C, dẫn đến việc chấp hành quy định này ở mỗi ngân hàng một khác. Khách hàng có thể lợi dụng một giấy phép hay một hạn ngạch NK để mở L/C ở nhiều ngân hàng khác nhau, nhằm mục đích thiếu chung thực trong kinh doanh. Hay trong trường hợp khách hàng sử dụng một hợp đồng để mở nhiều L/C thanh toán ra nước ngoài nhằm mục đích rửa tiền hoặc thanh toán tiền hàng nhập lậu thì các cơ quan pháp luật có yêu cầu ngân hàng chịu trách nhiệm không là cả một vấn đề. Vì vậy, cần nhất thiết phải có quy chế, thông tư, văn bản hướng dẫn các NHTM trong việc kiểm tra các giấy phép, hợp đồng ngoại thương của doanh nghiệp khi mở L/C và quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng, của doanh nghiệp trong việc mở L/C. Thứ hai, hoàn thiện chính sách thương mại nhằm tạo thuận lợi cho việc XNK. - Về thể chế và thủ tục XNK: Phải có những quy chế bắt buộc đối với các điều kiện về tài chính, về trình độ cán bộ, phương hướng phát triển kinh doanh, . . . thì mới cấp phép XNK trực tiếp, không nên cấp ồ ạt, tránh những rủi ro không đáng có 84 do trình độ thiếu hiểu biết của người làm công tác XNK. Chủ trương cấp quota XNK có thể tạo lợi thế cho doanh nghiệp này mà gây ra bất lợi cho doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu khiến nhiều loại vật tư, nguyên liệu như thép, xi măng, đường, . . . tồn đọng gây tổn hại cho nền kinh tế và khó khăn cho các ngân hàng. Tình trạng NK tràn lan các mặt hàng tiêu dùng đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp thua lỗ. - Về thuế XNK: Nhà nước cần ban hành luật thuế XNK phù hợp. Biểu thuế của Nhà nước luôn thay đổi làm cho các đơn vị XNK không chủ động trước các diễn biến trong tương lai, gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mỗi khi sửa đổi luật thuế XNK, Nhà nước chỉ quy định ngày hiệu lực của luật mà không quy định biểu thuế ưu đãi đối với các hợp đồng đã ký trước ngày thực hiện luật thuế đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK. - Về thông tin giá cả: Nhà nước cần có những thông tin về giá cả trên thị trường thế giới một cách kịp thời để thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, nếu thiết hiểu biết thông tin sẽ làm cho các doanh nghiệp dễ bị thua lỗ khi giá cả thay đổi hay việc kiểm soát giá cả không chặt chẽ của hàng hóa trong nước dễ dẫn đến những khó khăn cho công tác XNK và gián tiếp ảnh hưởng đến quy trình thanh toán của ngân hàng. Thứ ba, Chính phủ phải là người tài trợ chính cho các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro, bồi thường tổn thất trong thanh toán XNK. Chính phủ không thể bằng mệnh lệnh hành chính buộc các doanh nghiệp phát triển XNK mà cần tạo điều kiện để họ thu lợi nhuận cao bằng cách tài trợ một phần chi phí rủi ro, qua đó gián tiếp thúc đẩy phát triển thanh toán XNK. Những chi phí rủi ro mà Chính phủ cần tài trợ bao gồm: + Chi phí phòng ngừa, hạn chế rủi ro của doanh nghiệp, cụ thể chịu chi phí huấn luyện an toàn, tuyên truyền quảng cáo về nguy cơ rủi ro, mua sắm phương tiện kỹ thuật phòng chống; xây dựng các phương án kinh doanh an toàn… + Chi phí bồi thường tổn thất nhằm nhanh chóng cứu giữ thị trường, phục hồi sản xuất kinh doanh. 85 Nếu xét về lợi ích toàn diện lâu dài thì tài trợ cho rủi ro không chỉ có tác dụng cho các doanh nghiệp mà còn có lợi cho Chính phủ. Thông qua sự phát triển bền vững, an toàn tại những thị trường chứa nhiều rủi ro sẽ kích thích các doanh nghiệp tham gia phát triển kinh doanh XNK, qua đó Chính phủ sẽ thu được nhiều thuế hơn, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, cơ chế điều hành tỷ giá cần linh hoạt, phù hợp thực tế. Tỷ giá hối đoái là yếu tố rất nhạy cảm, không những ảnh hưởng đến hoạt động XNK mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường hối đoái chưa hoàn thiện thì NHNN duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước là một chính sách hợp lý. Để điều hành được cơ chế tỷ giá nói trên, NHNN cần: - Nâng cao dự trữ ngoại tệ tương xứng với kim ngạch XNK. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, Việt nam đã không điều tiết được tỷ giá phù hợp với nền kinh tế có nguyên nhân của việc dự trữ ngoại tệ quá ít, quá mỏng manh so với sức ép tăng giá của nền thị trường. Như vậy, NHNN cần tiếp tục đưa thêm tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối; phối hợp với Bộ tài chính trong việc quản lý dự trữ ngoại hối và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ quốc gia, tăng cường các biện pháp kinh tế khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho các NHTM. - Xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ mạnh, không nên quá tập trung vào đồng USD. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp XNK đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong giao dịch. - Chuẩn xác hóa các chỉ số kinh tế vĩ mô như: lạm phát, lãi suất cơ bản, thực trạng cán cân thanh toán, nợ nước ngoài để giúp Nhà nước lựa chọn phương án điều chỉnh tỷ giá có hiệu quả. Thứ hai, hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái Việt nam. 86 Hiện nay, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được tổ chức và hoạt động theo quy chế sau: - Do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng. - NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, thực hiện can thiệp cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Nhưng trên thực tế, hiện nay hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng rất tẻ nhạt do mất cân đối cung cầu, chỉ có người mua mà rất ít người bán. NHNN chưa thực sự nắm được trạng thái ngoại hối của các NHTM nên không điều tiết kịp thời hoạt động của thị trường, hoặc có thời gian dài, thậm chí như hiện nay, các NHTM ở trạng thái thiếu hụt ngoại tệ trầm trọng, thì NHNN cũng chưa có biện pháp để hỗ trợ họ cải thiện tình trạng đó. Vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là vô cùng cần thiết. Để phát triển và hoàn thiện thị trường này, NHNN cần: + Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hiện nay, chỉ có hội sở chính của các NHTM mới là thành viên của thị trường. Nhưng trên thực tế, các Chi nhánh có doanh số hoạt động TTQT lớn cũng có nhu cầu kinh doanh ngoại tệ nhằm mục đích phục vụ cho khách hàng của chính mình. Các doanh nghiệp XNK có khối lượng giao dịch lớn cũng muốn tham gia thị trường để tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, cần mở rộng thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. + Giám sát trạng thái ngoại hối cuối ngày của các ngân hàng, kiên quyết bắt các NHTM xử lý trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua hay bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Qua đó, thị trường này sẽ hoạt động sôi nổi hơn. + Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ, nghiệp vụ tiền gửi và các hình thức mua bán ngoại tệ như: mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn,… Cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của NHNN trên thị trường liên ngân hàng. Trong trường hợp thị trường không có đủ khả năng thì NHNN với vai trò là 87 người mua, người bán cuối cùng phải tham gia và tác động kịp thời để giúp các NHTM duy trì được trạng thái ngoại hối an toàn. Thứ ba, cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm CIC Thông tin là trung tâm của nền kinh tế tri thức, đóng vai trò to lớn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Bởi vậy, hệ thống thông tin tín dụng Việt nam phải nhanh chóng phát triển hơn nữa, định ra định hướng trung dài hạn, đi tắt đón đầu, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta, sớm hội nhập thông tin khu vực. Hiện nay, hoạt động của trung tâm CIC tuy đã đạt được những kết quả nhất định như: cung cấp cho các ngân hàng tình hình dư nợ của các doanh nghiệp,… nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế: chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn quá ít, chưa kịp thời, thiếu chính xác,… Vì vậy, NHNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và hiện đại hóa trung tâm CIC, đây không những là nơi cung cấp thông tin tín dụng mà còn là một trong những công cụ của hệ thống giám sát từ xa của NHNN. Hơn nữa, việc hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của các NHTM, trong đó có hoạt động TTQT. Những việc cần thực hiện trong thời gian tới bao gồm: - Hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ, tăng cường trang thiết bị thông tin hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và Internet để CIC có điều kiện thu nhập thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hiện đại hóa quy trình quản lý rủi ro, phân tích dự báo, xếp loại tín dụng tại các CIC và các tổ chức tín dụng là điều kiện phát triển lâu dài để đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý, kinh doanh của mỗi ngân hàng. Hệ thống máy, thiết bị tin học sẳn sàng đảm bảo khả năng hoạt động 24/24, 7 ngày/tuần, dự phòng sự cố tự khôi phục. Ngoài hệ thống hoạt động chính còn có một hệ thống dự phòng sự cố, thảm họa luôn sẳn sàng. Bên cạnh đó, hệ thống bảo mật phần cứng, mạng, phần mềm phải chặt chẽ, nghiêm ngặt. Mạng thông tin qua Internet kết nối qua các đường truyền thông có tốc độ đảm bảo, thông suốt, an toàn. - Cần có những quy định, khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên thông tin về tình hình dư nợ của các doanh 88 nghiệp tại tổ chức tín dụng đó. Cần có những biện pháp xử phạt đối với các ngân hàng cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác về tình hình dư nợ này. - Bổ sung nguồn thông tin cho trung tâm CIC. Thông tin tín dụng hiện nay của Việt nam mới chỉ dừng lại ở thông tin của các doanh nghiệp và chỉ tổng hợp thông tin trong phạm vi ngành ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, phạm vi hoạt động của thông tin tín dụng phải được mở rộng, khi đó mới khắc phục được tình trạng thông tin vừa thiếu lại kém chính xác như hiện nay. Những thông tin cẩm nang cần được bổ sung gồm: + Hệ thống thông tin thị trường: bao gồm các thông tin hoạt động của các ngành kinh tế quốc dân, hệ thống giá cả hàng hóa thị trường trong và ngoài nước, các hoạt động chung của ngành kinh tế, những dự báo kinh tế. Ngoài ra thông tin tín dụng còn rất cần các nhóm thông tin khác có tác dụng giúp các ngân hàng tìm hiểu về khách hàng trong và ngoài nước. + Hệ thống các đạo luật kinh tế và cơ chế nghiệp vụ như Luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, pháp luật hợp đồng kinh tế, luật doanh nghiệp, luật đất đai và luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam,… Ngoài hệ thống luật kinh tế còn có một số các đạo luật khác như Bộ luật dân sự, ..Luật hành chính, Luật quốc tịch, các Hiệp định thương mại quốc tế, … là những luật trong hoạt động ngân hàng thường áp dụng. Ngoài ra, hệ thống thông tin rất quan trọng khác bao gồm các văn bản dưới luật có tính chất hướng dẫn luật và các nghiệp vụ như Nghị định của chính phủ, các thông tin liên ngành và hệ thống cơ chế nghiệp vụ chuyên ngành,… + Hệ thống thông tin về khoa học công nghệ chuyên ngành: là hệ thống thông tin về các căn cứ khoa học, kỹ thuật chuyên ngành như tập hợp các định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chí quy định mặt bằng giá cả, công nghệ của các chuyên ngành do Nhà nước hoặc các trung tâm tư vấn cung cấp. Thứ tư, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các NHTM Hiện nay khi mà ngày một nhiều hơn các NHTM ra đời và hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ thì tất yếu đòi hỏi công tác kiểm tra giám sát của NHNN cần được đẩy mạnh hơn nữa để quản lí chặt chẽ hơn tình hình hoạt động của các 89 NHTM, từ đó thấy được những mặt tiêu cực tồn tại để có phương hướng sửa đổi kịp thời. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vốn là hoạt động không nhỏ của các NHTM Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế thì công tác thanh tra, giám sát và xử phạt cần được tăng cường để tránh tình trạng lách luật của các NHTM. Ngoài ra, NHNN cũng nên nghiên cứu và đưa ra một hạn mức về dự trữ ngoại tệ hợp lí trong thời gian tới làm sao để cân đối được với mức lạm phát ở từng thời kì và đồng thời nên tăng tần số các đợt kiểm tra, thanh tra trong năm trong những năm tới, chắc chắn sẽ có những vấn đề phát sinh cần được giải quyết mà NHNN phải nhận thấy và đưa ra giải pháp kịp thời. Thứ năm, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Dù biết rằng với một ngân không kinh doanh vì mục đích lợi nhuận nên không cần cạnh tranh về công nghệ như các NHTM nhưng với vai trò là ngân hàng chủ đạo thì NHNN có trách nhiệm thúc đẩy môi trường công nghệ phát triển để các NHTM có điều kiện tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại cụ thể NHNN phải hợp tác với các tổ chức công nghệ ngân hàng thế giới để tạo ra thêm nhiều hơn nữa các diễn đàn công nghệ khoa học chuyên sâu về từng mảng hoạt động kinh doanh trong ngân hàng nhằm tạo ra nơi để cho các NHTM trong nước tiếp cận, học hỏi với sự tiên tiến, vượt trội về công nghệ của các ngân hàng quốc tế chứ không chỉ dừng lại ở một diễn đàn Banking Việt Nam (thành lập từ 2002) như hiện nay. Ngoài ra, một vấn đề cần quan tâm đó là NHNN cũng cần phải đổi mới và nâng cấp hoàn thiện hơn nữa hệ thống xử lí thanh toán bù trừ, một hệ thống đóng vai trò rất quan trọng đối với các NHTM khi mà xu thế thanh toán điện tử không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và khối lượng các giao dịch diễn ra giữa các NHTM ngày một nhiều. Thứ sáu, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy Đối với lĩnh vực nào cũng vậy, khung pháp lí là một yếu tố định hướng cho sự hoạt động đúng đắn của các thành phần kinh tế, và với ngành ngân hàng cũng vậy, Pháp lệnh ngoại hối là hành lang pháp lí cho hoạt động của các ngân hàng, nó đóng vai trò quan trọng tác động đến chiến lược của mỗi ngân hàng. Tuy NHNN không 90 phải là cơ quan ban hành Luật (nó thuộc về chức năng của Quốc hội) nhưng NHNN chính là “người tư vấn” tốt nhất để hoàn thiện các Bộ Luật. Không chỉ dừng lại ở việc chú trọng vào Bộ Luật các tổ chức tín dụng, pháp lệnh mà nhiệm vụ quan trọng khác nữa là NHNN cần phải soạn thảo và kịp thời đưa ra những thông tư, chỉ thị cụ thể về việc hướng dẫn các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh của mình như thế nào cho phù hợp với mục tiêu chung của việc bình ổn thị trường tài chính tiền tệ chẳng hạn như biên độ tỉ giá ngoại tệ sẽ chuẩn bị thay đổi +/- bao nhiêu %… Có như thế thì các NHTM mới có thể chủ động trong hoạch định chiến lược và làm đúng với quy định, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ khi mà các NHTM Việt Nam hiện nay thường không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của khách một cách đầy đủ. 3.3.3 Đối với các doanh nghiệp XNK Rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C một phần còn do nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp XNK của Việt nam. Chính sự yếu kém về nghiệp vụ, đạo đức trong kinh doanh hay những nguyên nhân khách quan như thiếu thông tin về đối tác nước ngoài, thị trường nước ngoài,… mà các doanh nghiệp phải chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán hoặc trực tiếp gây nên rủi ro cho chính các ngân hàng. Bởi vậy, để góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C thì nhất thiết phải đề ra các biện pháp đối với các doanh nghiệp XNK của Việt nam. Thứ nhất, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác XNK. Các doanh nghiệp khi tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế, có năng lực trong công tác và phẩm chất đạo đức trung thực trong kinh doanh. Đặc biệt khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không còn bó hẹp tại một số thị trường truyền thống mà đang mở rộng tới nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu,… Đây là các quốc gia có hệ thống luật pháp trong kinh doanh phức tạp, tinh vi nên trình độ am hiểu về thông lệ, pháp luật quốc tế là yêu cầu tất yếu đối với cán bộ XNK. 91 Khi soạn thảo hợp đồng cần phải tìm hiểu kỹ càng về thủ tục, cân nhắc các điều khoản trước khi hạ bút ký. Hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác. Các doanh nghiệp phải đọc kỹ hợp đồng để phát hiện những điểm bất lợi. Khâu soạn thảo hợp đồng đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình thực hiện sau này. Hợp đồng càng chặt chẽ thì việc thanh toán L/C càng thuận lợi. Nếu có tranh chấp giữa các bên tham gia thì hợp đồng là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, hợp đồng càng chặt chẽ thì càng tạo điều kiện cho doanh nghiệp khả năng chiến thắng trong các vụ tranh chấp. Về mặt chứng từ, đối với các doanh nghiệp tham gia XK, khi lập bộ chứng từ thanh toán cần phải chú ý đến đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thỏa thuận. Đối với doanh nghiệp XNK, cần yêu cầu nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung. Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp, vận đơn do hãng tàu đích danh cấp. Khi xếp hàng hóa phải có sự giám sát của đại diện phía nhà NK để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu. Giấy chứng nhận chất lượng phải do cơ quan có uy tín ở nước XK hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà NK,… Một điều quan trọng là, doanh nghiệp cần phải hiểu bản chất của phương thức thanh toán TDCT là ngân hàng chỉ căn cứ trên chứng từ để quyết định có thanh toán hay không. Hợp đồng là căn cứ để mở L/C nhưng sau khi mở, L/C lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Khách hàng không nên quá trông đợi vào L/C và ngân hàng, để bảo vệ quyền lợi của mình, mà cần thường xuyên cung cấp cho ngân hàng những thông tin rủi ro có thể xảy ra và phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để phòng ngừa, giải quyết những rủi ro đó đúng theo quy định trong UCP và thông lệ quốc tế, chứ không nên tự ý hành động theo ý kiến chủ quan của mình. Các doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo cán bộ nghiệp vụ kinh doanh XNK vững vàng, nắm vững quy chế, pháp luật và thông lệ kinh tế, có khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy để tận dụng các cơ hội trong kinh doanh. Cán bộ XNK tại các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin thanh toán để nâng 92 cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ để có thể giải quyết các vấn đề một cách hợp lý, hợp pháp, không bị đối tác nước ngoài lừa đảo. Thứ hai, tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng bạn hàng nước ngoài. Nếu doanh nghiệp Việt nam chỉ thận trong khi ký kết hợp đồng mà không tìm hiểu kỹ đối tác nước ngoài thì dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu vẫn có thể gặp rủi ro phía nước ngoài cố tình lừa đảo. Đa số các vụ tranh chấp xảy ra là do doanh nghiệp chưa chọn đúng đối tác trong kinh doanh. Việc tìm hiểu thực lực và uy tín của công ty nước ngoài là hết sức cần thiết. Trong nhiều trường hợp, do chỉ tin vào lời giới thiệu hay quảng cáo, các doanh nghiệp đã bắt tay vào làm ăn, đến khi bị lừa, phát hiện ra đó là công ty mà thì đã muộn. Để tránh rủi ro, các doanh nghiệp nên mua hàng của những nhà cung cấp lớn, có tên tuổi. Trong trường hợp có quan hệ thương mại lần đầu, cần có sự điều tra rõ ràng. Các doanh nghiệp có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống NHĐL của họ tại nước ngoài hoặc có thể thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, Trung tâm CIC,… NHNo có hệ thống các NHĐL rộng khắp thế giới nên các doanh nghiệp có thể tranh thủ sự giúp đỡ, tư vấn của ngân hàng. Các doanh nghiệp cần hết sức cảnh giác với những chào hàng có những điều kiện khác thường, nhất là những chào hàng với mức giá cực rẻ, trị giá lớn, tưởng chừng rất có lợi cho nhà NK như hứa chuyển tiền đặt trước, … Vì chất lượng hàng hóa của những chào hàng đó có thể không được đảm bảo, hay có thể là chào hàng của các công ty ma, chuyên lừa đảo. Không chỉ có đối tác trong hợp đồng mua bán ngoại thương có khả năng lừa đảo mà các doanh nghiệp Việt nam còn có nguy cơ bị người chuyên chở lừa đảo. Doanh nghiệp cần yêu cầu người chuyên chở xác định rõ tầu đó là của họ hay đi thuê lại, đồng thời phải xác định được địa chỉ cụ thể của người chuyên chở và xem tình trạng nợ nần của họ ra sao. Doanh nghiệp cần yêu cầu người chuyên chở cho địa chỉ Hội bảo trợ chủ tầu của họ để có thể tìm hiểu khả năng tài chính của người chuyên chở. Trong trường hợp quyền thuê tầu thuộc phía đối tác, doanh nghiệp cần 93 quy định chặt chẽ các điều khoản về thuê tàu trong hợp đồng ngoại thương, đặc biệt về độ tuổi tầu, số đăng ký quốc tế và các giấy tờ đăng ký tầu. Thứ ba, giữ chữ tín trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp phải cố gắng hoàn thành các nghĩa vụ của mình, kiên quyết bài trừ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giựt, lừa đảo. Trong kinh doanh, trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng và đó cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của xu hướng toàn cầu hóa ngày nay. Nếu là người mở L/C, doanh nghiệp phải mở đúng hạn, đúng nội dung theo yêu cầu của hợp đồng và quy định về chứng từ cho việc thanh toán một cách đầy đủ, hợp lý, rõ ràng. Người hưởng lợi một khi đã chấp nhận L/C thì phải thực hiện các yêu cầu của L/C đó, lập đúng, đủ bộ chứng từ và gửi tới ngân hàng đúng thời hạn, tạo điều kiện cho việc thanh toán diễn ra suôn sẻ. Các doanh nghiệp cần luôn nhớ rằng, phương thức TDCT mà cụ thể là việc mở L/C được áp dụng là nhằm thực hiện việc thanh toán chứ không phải nhằm mục đích từ chối thanh toán, từ chối nhận hàng. Trong quan hệ thanh toán với ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ vững chữ tín, thực hiện đúng cam kết và luôn giữ quan hệ chặt chẽ với ngân hàng. Khi có thiệt hại xảy ra, các doanh nghiệp không được trốn tránh, đổ toàn bộ trách nhiệm cho phía ngân hàng mà phải tìm cách phối hợp để giải quyết khó khăn. Thứ tư, chú trọng công tác theo dõi và cập nhật thông tin. Để có thể nắm rõ thông tin về thị trường, về đối tác, các doanh nghiệp cần tổ chức riêng một bộ phận làm nhiệm vụ thu nhập và phân tích thông tin, bộ phận này phải thiết lập mối quan hệ với các tổ chức như ngân hàng, công an kinh tế, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt nam ở nước ngoài, của nước ngoài tại Việt nam,… để tìm hiểu biến động môi trường kinh doanh ở các nước đối tác, nhờ họ giúp đỡ trong việc kiểm tra uy tín, năng lực tài chính của đối tác, cũng như trong 94 việc xác định tính chân thực của chứng từ. Đó là biện pháp tốt nhất để lựa chọn đối tác và đối phó với vấn đề lừa đảo trong thương mại quốc tế. Thứ năm, việc cần làm khi tranh chấp phát sinh. Khi tranh chấp phát sinh, biện pháp đầu tiên nên sử dụng là thương lượng bằng khiếu nại hoặc đàm phán trực tiếp và nên chú ý đến mục tiêu hàng đầu của việc giải quyết tranh chấp là lợi ích kinh tế chứ không phải việc thắng hay thua. Doanh nghiệp cần đặt hiệu quả giải quyết tranh chấp lên trên hết, không có nghĩa là sử dụng mọi thủ đoạn mà là luôn sử dụng các biện pháp mang tính thiện chí, gìn giữ và xây dựng quan hệ với các đối tác. Thêm nữa, các doanh nghiệp cần lường trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ở nước ngoài. Trong trường hợp bị khởi kiện ở nước ngoài, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt nam ít thành công trong các phiên tòa quốc tế. Do vậy, khi được quyền chọn tòa án khi có tranh chấp nên chọn Trong tài xét xử trong nước (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam) để tránh những rủi ro trên. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Căn cứ theo thực trạng hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng tại NHNo&PTNT Việt nam trong trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của NHNo cùng với những biến chuyển về kinh tế - xã hội, xu thế công nghệ ngân hàng trong thời gian tới thì Chương 3 đã trình bày một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT Việt nam, từ đó giúp ngân hàng tìm kiếm cũng như duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng thật hiệu quả, đồng thời kiểm soát, quản lý được những rủi ro trong phương thức TDCT có thể xảy ra trong quá trình mở rộng hoạt động của mảng TTQT. Qua đó, NHNo có thể hoạch định tốt hơn những kế hoạch, mục tiêu của mình trong thời gian tới và tăng cường sức cạnh tranh với những ngân hàng bạn đã hoạt động lâu nay. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù song song cùng tồn tại. Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế rủi ro nói chung, rủi ro trong phương thức TDCT nói riêng luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt nam. NHNo đã không ngừng phấn đấu đi lên, luôn sẳn sàng nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức để phát triển ngày càng vững mạnh. Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận rủi ro và quản lý rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT, phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan và trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro trong TDCT của NHNo, luận văn rút ra một số kết luận sau: Một là, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với toàn bộ hoạt động của Ngân hàng cũng như các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành của Chính phủ và các Bộ ngành. Các giải pháp đưa ra phải được áp dụng đồng bộ, phải được sự hỗ trợ thống nhất của các cấp, ngành có liên quan. Hai là, rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tập trung chủ yếu là rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức, rủi ro hàng hóa, rủi ro ngoại hối và rủi ro công nghệ. Ba là, nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho phương thức thanh toán TDCT có nhiều nhưng nguyên nhân chủ quan từ bản thân Ngân hàng là chính. Đó là công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hiệu quả, hoạt động nghiệp vụ còn vướng mắc, quy trình nghiệp vụ còn bất cập, công nghệ thông tin thiếu khả năng tích hợp,… Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân khách quan do nguyên nhân từ phía khách hàng, do chính sách thương mại, chính sách ngoại hối, … Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân rủi ro, một hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT đã được đề xuất: Chú trọng đào tạo và nâng cấp chất lượng cán bộ am hiểu sâu bộ tấp quán quốc tế điều chỉnh L/C; Chú trọng thực hiện tốt công tác marketing, quan hệ khách hàng; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ,… Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan, với NHNN, và với các doanh nghiệp XNK. Do đề tài nghiên cứu phức tạp, bản thân tác giả đã cố gắng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, vận dụng những hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ TTQT và tài trợ tín dụng XNK của mình. Tuy nhiên, tác giả còn nhiều hạn chế, chắc chắn trên góc độ nào đó, luận văn còn tồn tại và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của Quý T hầy C ô, các bạn và những người có quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), “Thanh toán Quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia, TP.HCM 2. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2006), “Hạn chế rủi ro kỹ thuật đối với Ngân hàng phát hành thư tín dụng”, Thị trường tài chính tiền tệ . 3. TS. Trầm Thị Xuân Hương (2009), “Thanh toán quốc tế”, NXB Lao động XH. 4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Quan hệ rủi ro tài chính”, NXB Thống kê. 5. PGS. TS Trần Hoàng Ngân và TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Thanh toán Quốc tế”, NXB thống kê, TP.HCM 6. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong TTQT bằng L/C (Theo UCP-500, 1993; ISBP645 và e.UCP1.0), NXB lý luận chính trị, Hà nội. 7. Nguyễn Hữu Thân (1991), “Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh”, NXB Thông tin Hà nội. 8. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thùy (2000), “Hướng dẫn áp dụng quy tắc thực hành thống nhất TDCT”, NXB thống kê, TP.HCM. 9. PTS Nguyễn Văn Tiến (2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội. 10. PTS. Nguyễn Văn Tiến (2003), “Quan hệ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội. 11. GS-NGƯT Đinh Xuân Trình, “Cẩm nang sử dụng TTD – L/C – Tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 2007 ICC” NXB Lao động – Xã hội. 12. GS. NGƯT. Đinh Xuân Trình (2009), “Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương”, NXB Thông tin và truyền thông. 13. GS TS Lê Văn Tư và Lê Tùng Vân (2000), “Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. TTQT và kinh doanh ngoại tệ”, NXB Thống kê, Hà Nội. 14. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2006 - 2010), Báo cáo thường niên, Hà Nội. 15. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2007), Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán XNK theo hình thức TDCT trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Hà Nội. 16. Pháp lệnh ngoại hối của nước CHXHCN Việt nam năm 2005. TIẾNG ANH 1. Wachovia Bank, NA, HongKong Branch – Tài liệu hội thảo và tập huấn – Tháng 11 năm 2007. 2. Beverly Weiss Manne (2007), The New UCP600: Changes from UCP500, 3. ISBP 645 (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits (2003 Revision for UCP 500)) 4. Uniform Customs and Practise for Documentary Credits (2007 Revision –UCP 600). Các website chính: 1. Các website tiếng việt: - www.agribank.com.vn: Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - www.gso.gov.vn: Tổng Cục Thống Kê - www.vneconomy.com.vn: Thời báo Kinh tế Việt Nam - www.sbv.gov.vn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam - www.vietnamnet.vn - www.vnreal.com 2. Các website tiếng Anh - www.citigroup.com Tập đoàn Citigroup - www.ocbc.com Tập đoàn Oversea Chinese Banking Corporation - www.bochk.com Tập đoàn ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông) Phụ lục 1: Các loại L/C thƣờng đƣợc các giới thƣơng nhân và ngân hàng áp dụng 1. L/C không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi đã được phát hành không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C không thể hủy bỏ là một sự cam kết thanh toán chắc chắn của NHPH đối với Người thụ hưởng. Vì vậy, L/C loại này được các giới thương nhân và Ngân hàng áp dụng rất phổ biến trong TTQT. 2. L/C xác nhận (Confirmed L/C): Là loại L/C không t hể hủy bỏ được một Ngân hàng khác dùng cam kết thanh toán cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. L/C loại này được hai Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho Người thụ hưởng, cho nên, độ an toàn trong thanh toán của nó rất cao. Trong mọi trường hợp, trách nhiệm của NHXN cũng giống như NHPH, do đó NHPH phải trả thủ tục phí xác nhận và phải đặt cọc tiền có khi tới 100% trị giá của L/C tại NHXN. NHXN là một ngân hàng khác, ngân hàng này có thể ở nước thứ ba, cũng có thể là ngân hàng ở nước Người thụ hưởng L/C. Mọi sửa đổi L/C xác nhận đều phải có sự đồng thuận của NHXN thì sự sửa đổi mới có giá trị thực hiện. 3. L/C miễn truy đòi (without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi Người thụ hưởng đã được một ngân hàng chỉ định trả tiền thì trong bất cứ trường hợp nào ngân hàng này không còn quyền đòi lại tiền Người thụ hưởng nữa. Để cho điều kiện miễn truy đòi có khả năng thực hiện, L/C phải cho phép Người thụ hưởng ghi chú câu: “Without recourse to Drawer – miễn truy đòi người ký phát”. Có quy định như vậy, thì khi xuất trình chứng từ đến ngân hàng trả tiền, Người thụ hưởng ghi lên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người ký phát - Without recourse to Drawer”. 4. L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại L/C trong đó quy định quyền của Người thụ hưởng có thể yêu cầu NHPH hoặc là ngân hàng chỉ định chuyển nhượng hay toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C có thể chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do Người thụ hưởng đầu tiên chịu. 5. L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. L/C tuần hoàn cần quy định rõ cơ sở tuần hoàn là dựa vào thời hạn hiệu lực của L/C hay dựa vào số tiền của L/C. Nếu dựa vào thời hạn hiệu của mỗi L/C để làm cơ sở tuần hoàn thì cần quy định có cho phép số dư của L/C trước (nếu có) cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không. Nếu không cho phép thì gọi nó là L/C tuần hoàn không tích lũy (non-cumulative revolving L/C). Nếu cho phép thì gọi nó là tuần hoàn tích lũy (cumulative revolving L/C). Ngược lại, nếu dựa vào số tiền của L/C để làm cơ sở tuần hoàn thì cần quy định rõ L/C kế tiếp tuần hoàn bắt đầu từ lúc nào, nếu thời hạn hiệu lực của L/C trước nó vẫn còn. Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động (Automatic Revolving), tuần hoàn bán tự động (Semi-Automatic Revolving) và tuần hoàn hạn chế (Restrictive Revolving). 6. L/C giáp lưng (Back to back L/C): Người thụ hưởng sử dụng L/C mà mình là Người thụ hưởng để làm vật thế chấp yêu cầu Ngân hàng phát hành một L/C khác cho Người thụ hưởng khác hưởng. L/C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng. Nghiệp vụ của L/C giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận tải và các chứng từ hàng hóa khác. L/C giáp lưng dùng trong mua bán thông qua trung gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C có thể chuyển nhượng, bởi vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng của họ. 7. L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là một L/C này được phát hành bắt đầu có hiệu lực chỉ khi nào một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành ra. L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng (barter), ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức gia công XK. Tuy nhiên, việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp. 8. L/C thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C) : Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó NHPH hay là NHXN L/C cam kết với Người thụ hưởng sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định trong L/C đó. Đây là một loại L/C trả chậm từng phần. 9. L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại L/C ứng trước một phần tiền cho Người thụ hưởng trước khi giao hàng. NHPH L/C điều khoản đỏ cho phép trước ngày giao hàng x ngày Người thụ hưởng L/C được quyền ký phát một hối phiếu đòi tiền NHPH kèm với một thư bảo lãnh cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện điều khoản đỏ hoặc với một L/C dự phòng hoặc một Kỳ phiếu có bảo lãnh. Tên của L/C điều khoản đỏ có thể khác nhau, nhưng cùng một nội dung như trên. Gọi là “Red Clause L/C ” bởi vì trong nội dung của L/C có một khoản ứng trước tiền in bằng mực đỏ. Ngày này, người ta thay điều khoản in bằng mực đỏ bằng dòng chữ in nghiêng và đậm. Phụ lục 2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm xử lý TTQT Citibank Nguồn: Tài liệu “International Trade Finance Service” – Citibank năm 2008 (1) Tất cả các Chi nhánh trong khu vực Châu Á sẽ scan và mã khóa chứng từ để gửi về Bộ phận nhận và xác định chính chân thực của chứng từ. (2) Ngay sau khi xác nhận được tính chân thực, Bộ phận nhận và xử lý chứng từ sẽ chuyển cho các bộ phận liên quan để tiến hành thực hiện giao dịch, như: Bộ phận mở L/C, check chứng từ, . . . Và khi hoàn tất giao dịch, các bộ phận này lại gửi điện hay kết quả giao dịch cho các chi nhánh qua Bộ phận nhận và xử lý chứng từ. Bộ phận nhận và xác định tính chân thực Bộ phận mở L/C Bộ phận check chứng từ Bộ phận lập chứng từ XK Bộ phận thực hiện các giao dịch phụ trợ Bộ phận Customer Service Bộ phận kiểm soát (3) Bên cạnh đó, mỗi một Trung tâm xử lý còn có một Bộ phận chăm sóc khách hàng (Customer Service) chịu trách nhiệm tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng. (4) Một bộ phận quan trọng của trung tâm xử lý là Bộ phận kiểm soát. Bộ phận này có trách nhiệm kiểm soát lại mọi giao dịch của tất cả các bộ phận khác định kỳ: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm tùy thuộc vào tính chất của giao dịch. Phụ lục 3. So sánh về sản phẩm kinh doanh ngoại hối giữa các Ngân hàng Sản phẩm Agribank VCB Vietin-Bank BIDV Sacombank ACB HSBC TTQT (bao gồm cả TTBM) 27 28 27 27 27 28 29 Tài trợ ngoại thương 2 3 2 2 2 3 5 Kinh doanh ngoại tệ 8 9 8 10 8 8 9 Kiều hối 2 2 3 3 3 3 2 (Nguồn: Tổng hợp từ website và báo cáo thường niên của các ngân hàng) Phụ lục 4 - Cơ cấu sản phẩm TTQT đối với hàng XNK trong năm 2009 (Nguồn: báo cáo MIS tại NHNo&PTNT Việt nam) Phụ lục 5 - So sánh thị phần của các Ngân hàng Việt nam (Nguồn: Báo cáo của Moody’s – Triển vọng hệ thống ngân hàng Việt nam) Phụ lục 6 - So sánh thị phần TTQT của một số ngân hàng (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng) Phụ lục 7 - Doanh số TTQT tại NHNo (Từ năm 2006 – 2009) Đơn vị: tỷ USD (Nguồn: Tổng hợp số liệu trên IPCAS NHNo&PTNT Việt nam) Phụ lục 8 - Phí thu từ dịch vụ TTQT (Từ năm 2006 – 2009) Đơn vị: tỷ VNĐ (Nguồn: Tổng hợp từ IPCAS và báo cáo của NHNo&PTNT Việt nam) Phụ lục 9 - Thị trƣờng thanh toán XNK năm 2009 (Nguồn: Tổng hợp từ IPCAS NHNo&PTNT Việt nam) Phụ lục 11 – Trạng thái ngoại tệ tại ngân hàng năm 2009 (Đơn vị trạng thái: triệu USD; trạng thái và tỷ giá lấy vào thời điểm cuối tháng) Tháng Trạng thái USD toàn hệ thống Mã 9999 Trạng thái USD Sở giao dịch Mã 1000 Tỷ giá USD NHNo niêm yết Tỷ giá USD thị trƣờng không chính thức Chênh lệch tỷ giá không chính thức và tỷ giá NH 01 - 18 - 38 17484 17650 + 166 02 31 0 17480 17660 + 180 03 - 9 - 24 17802 17790 - 12 04 - 34 - 48 17784 18200 + 416 05 17 1 17785 18050 + 265 06 - 6 - 18 17801 18320 + 519 07 - 28 - 40 17815 18380 + 565 08 - 48 - 59 17823 18360 + 537 09 - 46 - 58 17841 18360 + 519 10 - 58 - 70 17862 18600 + 738 11 - 23 - 37 17495 18700 + 205 12 25 11 18479 18880 + 401 (Nguồn: Báo cáo từ NHNo&PTNT Việt nam năm 2009) Phụ lục 12 – Lƣợng USD mua từ NHNN Việt nam năm 2009 Đơn vị: triệu USD Tháng Mua bán với chi nhánh Mua bán với TCTD Mua bán với NHNN Mua Bán Mua Bán Mua Bán Tháng 1 183.63 188.98 20.09 57.82 0.25 0.25 Tháng 2 245.86 283.83 13.25 36.24 97.80 0.25 Tháng 3 175.55 272.40 38.35 64.63 129.55 30.60 Tháng 4 119.34 239.98 47.05 26.14 93.90 3.65 Tháng 5 94.88 132.33 46.11 5.33 64.35 0.30 Tháng 6 118.58 210.79 0.70 16.28 78.00 0.35 Tháng 7 121.21 239.07 4.02 20.39 108.91 0.40 Tháng 8 112.35 162.55 7.31 20.95 48.15 0.30 Tháng 9 110.65 184.55 43.68 20.72 66.15 0.35 Tháng 10 100.61 163.22 33.00 7.44 21.30 0.35 Tháng 11 70.06 125.50 24.86 29.09 93.19 0.30 Tháng 12 121.98 184.19 27.20 81.83 173.85 0.40 Tổng 1,574.69 2,387.39 305.62 386.86 975.40 37.50 (Nguồn: Báo cáo từ NHNo&PTNT Việt nam năm 2009) Phụ lục 13 - Bảng phân công trách nhiệm của từng bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro mới. Bộ phận nghiệp vụ thanh toán TDCT Bộ phận quản lý rủi ro Bộ phận kiểm toán nội bộ Thực hiện quá trình hậu kiểm, tự đánh giá rủi ro. Xây dựng và thực hiện quá trình quản lý rủi ro trong phương thức TDCT. Đánh giá rủi ro trong thanh toán TDCT và quá trình quản lý rủi ro trong thanh toán TDCT. Xây dựng, thực hiện quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán TDCT. Xây dựng, rà soát quy trình và hỗ trợ quá trình tự đánh giá rủi ro. Sử dụng kết quả quá trình tự đánh giá rủi ro, đánh giá phạm vi và mức độ, kiểm tra mẫu và chấm điểm ngầm. Xử lý hạng mục nằm trong hệ thống rà soát. Hỗ trợ quá trình tìm, theo dõi và phối hợp ký phê duyệt. Khuyến khích, đánh giá hoạt động xử lý trong hệ thống. Thực hiện sự kiểm tra xác đáng đối với các yêu cầu mới. Xây dựng và đề xuất chuẩn mực kiểm soát; hỗ trợ quá trình thực hiện. Đánh giá quá trình rà các yêu cầu mới. BIỂU PHÍ DỊCH VỤ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ST T DANH MỤC PHÍ DỊCH VỤ MỨC PHÍ (ĐÃ BAO GỒM THUẾ GTGT) 1. HÀNG XUẤT KHẨU Mức phí Tối thiểu Tối đa 1.1 Thông báo, hủy thƣ tín dụng. 01 Thông báo thư tín dụng qua một ngân hàng khác 22 USD/lần 02 Thông báo thư tín dụng trực tiếp đến khách hàng 16.5 USD/lần 03 NHNo là ngân hàng thông báo thứ 2 11 USD/lần + Phí NH thông báo thứ I thu (nếu có) 04 Thông báo sửa đổi 11 USD/lần + Phí NH thông báo thứ I thu (nếu có) 05 Hủy TTD theo yêu cầu của KH 22 USD/lần 1.2 Bộ chứng từ 01 Phí kiểm tra chứng từ nếu xuất trình tại NHNo Không thu phí 02 Phí kiểm tra chứng từ nếu xuất trình tại NH khác 22 – 44 USD 03 Thay thế/Bổ sung chứng từ sau lần gửi đầu tiên 11 USD/lần + Phí bưu điện 04 Phí thanh toán bộ chứng từ 0.15%/giá trị bộ chứng từ gửi đi 11USD 220 USD 05 Sửa đổi/Điều chỉnh thư đòi tiền theo yêu cầu 11 USD/lần 06 Lập hộ bộ chứng từ theo thư tín dụng cho khách hàng theo yêu cầu Theo thỏa thuận 07 Chiết khấu bộ chứng từ Thỏa thuận trên cơ sở khung lãi vay ngoại tệ 1.3 Chuyển nhƣợng thƣ tín dụng 01 Chuyển nhượng thư tín dụng XK 0.1% giá trị L/C chuyển nhượng 33 USD 550 USD 01 Sửa đổi tăng số tiền (Tính phí trên số tiền tăng thêm của giá trị thư tín dụng chuyển nhượng) 0.1% 22 USD 03 Sửa đổi khác 15USD/lần 04 Hủy TTD chuyển nhượng 22 USD/lần 1.4 Xác nhận thƣ tín dụng 01 Xác nhận L/C của NHĐL phát hành Theo thỏa thuận 2. HÀNG NHẬP KHẨU 2.1 Phát hành thƣ tín dụng (Tính phí trên giá trị L/C) 01 L/C ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C quy định chỉ phải trả tiền L/C NK sau khi nhận được tiền thanh toán của L/C XK) 0.25%/năm 44 USD 550 USD 02 L/C ký quỹ dưới 100% hoặc đảm bảo bằng các hình thức khác 0.7%/năm 55 USD 550 USD 2.2 Phát hành thƣ tín dụng sơ bộ 01 Phát hành thư tín dụng sơ bộ 33 USD 2.3 Sửa đổi thƣ tín dụng 2.3.1 Sửa đổi tăng số tiền (Tính phí trên số tiền tăng thêm kể từ ngày phát hành sửa đổi đến ngày hết hạn) 01 L/C ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C quy định chỉ phải trả tiền L/C NK sau khi nhận 0.25%/năm 44 USD 550 USD được tiền thanh toán của L/C XK) 02 L/C ký quỹ dưới 100% hoặc đảm bảo bằng các hình thức khác 0.7%/năm 55 USD 550 USD 2.3.2 Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực (Tính phí trên giá trị thư tín dụng kể từ ngày hết hạn hiệu lực cũ đến ngày hiệu lực mới) 01 L/C ký quỹ 100%, hoặc L/C đối ứng (trong trường hợp L/C quy định chỉ phải trả tiền L/C NK sau khi nhận được tiền thanh toán của L/C XK) 0.25%/năm 44 USD 550 USD 02 L/C ký quỹ dưới 100% hoặc đảm bảo bằng các hình thức khác 0.7%/năm 55 USD 550 USD 2.3.3 Sửa đổi khác. 01 Sửa đổi khác 11 USD/lần 2.4 Hủy thƣ tín dụng 01 Huỷ thư tín dụng theo yêu cầu 22 USD + phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có) 2.5 Thanh toán thƣ tín dụng 01 Thanh toán một bộ chứng từ (Tính phí theo giá trị bộ chứng từ thanh toán) 0.2% 22 USD 550 USD 2.6 Chấp nhận thanh toán thƣ tín dụng trả chậm 01 Bộ chứng từ đã ký quỹ 100%: thu phí theo dõi và quản lý bộ chứng từ 33 USD/bộ chứng từ 02 Bộ chứng từ chưa ký quỹ hoặc ký quỹ dưới 100% hoặc đảm bảo bằng các hình thức khác (Thu phí từ ngày NHNo thông báo bộ chứng từ phù hợp cho khách hàng đến ngày đáo 1.2%/năm 33 USD hạn) 2.7 Bảo lãnh nhận hàng theo TTD 01 Phát hành bảo lãnh nhận hàng theo TTD 55 USD 02 Sửa đổi bảo lãnh nhận hàng 16.5 USD/lần 2.8 Ký hậu vận đơn 01 Ký hậu vận đơn theo L/C 5.5USD/vận đơn 02 Ký hậu vận đơn không theo L/C 16.5 USD 2.9 Rút vốn vay nƣớc ngoài 01 Ngân hàng trực tiếp ký đơn rút vốn 0.2%/số tiền rút 02 Ngân hàng đồng ý ký đơn rút vốn 0.2%/số tiền rút 2.10 Dịch vụ khác liên quan 01 Phí thực hiện hoàn trả theo thư tín dụng 27.5 USD/lần hoàn trả 02 Phí hoạt động tư vấn (mở thư tín dụng, bảo lãnh, khảo giá hàng hóa nhập khẩu…) theo yêu cầu Theo thỏa thuận Ghi chú: 1. Mức phí quy định đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. 2. Biểu phí trên áp dụng cho tất cả đối tượng khách hàng của NHNo. 3. Các giao dịch liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ tuân theo quy định Quản lý Ngoại hối hiện hành của Nhà nước. Đối với các giao dịch ngoại tệ thu bằng VNĐ, Chi nhánh thu theo tỷ giá quy đổi tại thời điểm thu phí (tỷ giá cơ bản). 4. NHNo không hoàn trả lại phí thanh toán đã thu trong trường hợp khách hàng yêu cầu hủy bỏ dịch vụ thanh toán hoặc dịch vụ thanh toán không thực hiện được vì sai sót, sự cố không phải do lỗi của NHNo gây ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_rui_ro_trong_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu_tai_ngan_hang_nnoampptnt_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan