A - Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Xuân Diệu (1916-1985) là một nghệ sĩ đa tài, một tài năng độc đáo của thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua nửa thế kỉ miệt mài sáng tạo, ông đã để lại trong kho tàng Văn học dân tộc một gia tài đồ sộ , gần năm mươI tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau : thơ văn, nghiên cứu, dịch thuật, phê bình. ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, gây được nhiều cảm tình trong lòng bạn đọc, bạn thơ văn và những người mến mộ tài năng của ông. Xuân Diệu mở đầu sự nghiệp và nổ i tiếng trên văn đàn từ những năm 1930 bằng hàng loạt các tác phẩm: Thơ thơ (1938) Gửi hương cho gió (1945) tập truyện ngắn Phấn thông vàng, Trường ca và một số tác phẩm lẻ sáng tác từ 1938 đến 1945.
Với tư cách là nhà Thơ Mới, Xuân Diệu là người đưa Thơ Mới lên đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật và ông là một hiện tượng tiêu biểu của phong trào. Sở dĩ ông được coi là một hiện tượng đ iển hình, là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới, là bởi ông không chỉ có đóng góp lớn về số lượng mà chính là những đóng góp mới về chất lượng và nội dung tác phẩm. Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy ở đó có một cái tôi thi sĩ luôn rạo rực say mê, luôn hối hả, gấp gáp với cuộc sống đang chảy trô i theo thời gian. Đó là cái tô i của một tấm lòng yêu đời, yêu con người, yêu cuộc sống đến tha thiết.
1.2 Bên cạnh một Xuân Diệu với tư cách là nhà thơ xuắt sắc của Thơ Mới, “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” ta còn thấy một Xuân Diệu - nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi, phê bình - tiểu luận đặc sắc. Thông qua những bài tiểu luận -phê bình này, người ta nhận thấy nổ i bật vai trò của một cây bút nhiệt huyết và mang tinh thần tiên phong trong xây dựng và đổi mới văn chương đương thời.
Phấn thông vàng và Trường ca của Xuân Diệu khi xuất hiện trên văn đàn đã được giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao , thể hiện m ột xu hướng sáng tạo mang vẻ đẹp riêng với tính chất độc đáo, đặc sắc của m ột kiểu m ô hình văn xuôi m ới . Điều này được Huy Cận đưa ra nhận xét như sau: “Phấn thông vàng đã gây xôn xao, một sự xôn xao thú vị trong giới văn học thời đó, xôn xao bởi vì đây là một sư sáng tạo: Truyện mà gần như không có truyện, không phải truyện đời mà là truyện tâm hồn, còn văn là những bài thơ văn xuô i dạt dào cảm xúc, cực kì gợi cảm” [2,442]
Song song với mảng văn xuô i trữ tình, ông còn viết nhiều bài phê bình - tiểu luận thể hiện rõ những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc văn.Đây cũng là một cách bộc bạch con người Xuân Diệu trong cuộc đối thoại với chính mình, với văn chương và thời đại. Những bài phê bình - tiểu luận đó chủ yếu được đăng báo Phong hoá, Ngày nay trong những năm 1937-
1939.
Có thể nói Xuân Diệu xứng đáng được xem là m ột tài năng đa dạng, m ột nghệ sĩ lớn, m ột nhà văn hoá lớn.
Xuân Diệu với tư cách là một nhà thơ đã được nghiên cứu nhiều và càng ngày người ta càng nhận ra những giá trị mới, những vẻ đẹp mới của thơ Xuân Diệu. Về văn xuô i Xuân Diệu, đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình khảo sát và phân tích giá trị của nó, nhưng có thể nói cho đến nay, mảng văn xuôi trữ tình của Xuân Diệu với vẻ đẹp của ý tưởng nghệ thuật riêng, mang đậm phong cách Xuân Diệu đã được phân tích khá nhiều tuy vẫn cần được tiếp tục có những nghiên cứu phân tích. Đồng thời mảng phê bình, tiểu luận của Xuân Diệu - một phương d iện rất đáng được chú ý trong hoạt động văn chương của người thi sĩ trẻ khi ấy còn ít được nghiên cứu. Một vài bài trong
số đó có vẻ như bị lãng quên, chúng không có mặt trong Tuyển tập Xuân Diệu
và ngay cả trong Toàn tập Xuân Diệu mới được xuất bản.
Chọn đề tài Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 , luận văn nhằm tới những mục đích như sau:
Một là, văn xuôi, phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu thể hiện một phần tư tưởng tài năng của ông, chứa trong đó những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. Có nhiều tư tưởng, quan niệm, cảm xúc của Xuân Diệu về nghệ thuật và cuộc đời được trình bày qua truyện ngắn, tuỳ bút, phê bình tiểu luận mở ra cho ta thấy nhiều khía cạnh, phương diện trong tư duy và cảm xúc của Xuân Diệu - người thi sĩ trẻ tuổi.
Hai là, thông qua việc nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu (truyện ngắn, bút kí) cũng như mảng văn tiểu luận - phê bình của nhà thơ, có thể hiểu thêm được thực trạng nhu cầu, khát vọng của văn chương đương thời và của Thơ Mới. Đặt tư tưởng, Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 trong mối tương quan với văn chương đương thời cũng để thấy rõ hơn phong cách riêng của Xuân Diệu, đồng thời thấy được những đóng góp của ông cho nền văn học hiện đại.
Ba là, tác gia Xuân Diệu được chọn giảng trong chương trình Đại học , Cao đẳng và các trường THPT như một tác giả văn học có một vị trí quan trọng. Trong nhà trường phổ thông, tác phẩm của ông không chỉ có thơ mà cả văn xuô i được giảng dạy với một số tiết tương đ ối lớn. Về thơ, Đây mùa thu tới, Thơ duyên, Vội vàng là ba tác phẩm được chọn giảng chính thức. Còn Nguyệt Cầm chọn đọc thêm. Về văn xuô i có bài đọc thêm Toả nhị Kiều. Như vậy cùng với thơ, văn xuôi Xuân Diệu mà Toả nhị Kiều là một trong những tác phẩm tiêu biểu cũng đã được khẳng định như những giá trị văn chương Xuân Diệu. Việc nghiên cứu mảng văn phê bình -tiểu luận của Xuân Diệu
cùng những quan niệm văn chương của ông sẽ góp phần làm rõ hơn những tác phẩm của ông được giảng dạy trong nhà trường.
Vì vậy, với đề tài Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, luận văn mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn xuô i, phê bình tiểu luận của Xuân Diệu một cách đầy đủ hơn. Đồng thời về mặt chuyên môn, luận văn cũng hi vọng góp phần thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy những sáng tác của Xuân Diệu ở trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Thời kì trước 1945.
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Xuân Diệu đã gây được sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học, đã lọt vào “mắt xanh” của những cây bút có tên tuổi và uy tín trong giới văn nghệ. Có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, khen có, chê có. Nhưng tựu trung lại, các bài viết đều thống nhất đánh giá cao đóng góp của Xuân Diệu ở cả hai thể loại thơ và văn xuôi. Ngay khi Xuân Diệu xuất hiện với những bài thơ đầu tiên, Thế Lữ đã hào hứng giới thiệu nhà thơ trẻ này với bài Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu trên báo Ngày nay Khi Thơ thơ- tập thơ đầu của Xuân Diệu được xuất bản (1937), Thế Lữ viết Lời tựa vớ i những tình cảm ưu ái và hào hứng đón chào nhà thơ mới. Người ta thường đánh giá bài viết này là "chiếu nhường ngôi " của nhà thi sĩ lãng mạn Thế Lữ nổ i tiếng nhất đương thời dành cho Xuân Diệu. Báo chí cũng đăng tải nhiều bài khen ngợi. Xuân Diệu được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh), hay “Một thi sĩ rất giàu lòng yêu dấu” (Vũ Ngọc Phan). Về văn xuôi Xuân Diệu, dư luận cũng đã chú ý nhiều đến phong cách viết độc đáo, đầy chất trữ tình trong văn ông. Ra đời sau tập
Thơ thơ một năm, tập văn xuô i Phấn thông vàng của Xuân Diệu được công chúng đón nhận nồng nhiệt và đánh giá cao ngay từ khi mới ta đời.
Là nhà văn viết văn xuô i, nên văn xuô i Xuân Diệu rất giàu chất thơ, ý vị thơ. Vũ Ngọc Phan, tác giả của Nhà văn hiện đại đã rất tinh tế khi phát hiện ra chất thơ chan chứa ở văn xuôi Xuân Diệu; “Xuân Diệu ở đâu cũng đem theo một hồn thơ bát ngát và mộng mơ. Trong quyển Phấnthông vàng mà Xuân Diệu gọ i là một tập tiểu thuyết ngắn, tôi chỉ thấy thơ là thơ. Không phải thơ bằng những câu có vần, có điệu, không phải thơ ở những lời gọt đẽo mà là thơ ở những lố i diễn tính tình cùng tư tưởng, ở những cảnh vật cỏn con mà tác giả vẽ nên nhưng nét tỉ mỉ , khi ảm đạm lúc xinh tươi tuỳ theo cái hứng sáng tạo của tác giả” [28,208]
Đồng thời, Vũ Ngọc Phan sau khi đọc Phấn thông vàng cũng đưa ra nhận xét về mố i quan hệ giữa ý và lời văn Xuân Diệu : “lời chẳng qua chỉ là những dấu hiệu để ghi những ý nghĩ và tình cảm, vậy cứ gì lời thanh, lời thô, lời nào phô diễn được hết tình ý đều có thể dùng được cả”. Như vậy, Vũ Ngọc Phan cho rằng văn xuô i Xuân Diệu rất chú trọng vào việc phô diễn ý nghĩ và tình cảm con người nên không qúa chú ý đến lời, bởi thế, bất luận là lời thanh hay lời thô ông đều không đắn đo khi sử dụng, miễn sao nói được hết ý nghĩ và tình cảm của mình: "“Có lẽ Xuân Diệu chú trọng về ý nghĩ về tình cảm thái quá nên không nghĩ đến sự lựa lời, dùng chữ. [28,209].
Huy Cận - người bạn thân thiết nhất của Xuân Diệu trong bài Phấn thông vàng và những truyện ngắn trữ tình của Xuân Diệu đưa ra nhận xét về một đặc trưng của văn xuôi Xuân Diệu: “Truyện mà gần như không có truyện, không phải là truyện đời mà là chuyện tâm hồn” và chính Xuân Diệu cũng cho rằng: Tâm hồn người có biết bao nhiêu là chuyện. Vấn đề tâm hồn mà Xuân Diệu muốn nói ở đây là vấn đề nhân bản chủ nghĩa, trong đó tác giả đầu tư cảm nghĩ của mình về cuộc sống, về con người, nhưng trong đó cũng đầy rẫy những nét, những tình tiết của cuộc đời “thiên hạ”. Rõ ràng là tác phẩm của một người có các thớ lòng đã gắn bó xoắn xưýt với đồng loại” [2,442]. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh trong nghiên cứu về lối viết văn xuôi của Xuân Diệu, khẳng định ngay rằng cái đ iều tưởng như “chơi vơi”, tưởng như “trẻ con học nói, hay người ngoại quốc võ vẽ tiếng Nam, câu văn tuồng bỡ ngỡ” lại chính là chỗ “Xuân Diệu hơn người”. Sở dĩ theo Hoài Thanh, đó là do “dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những điều sẵn có, ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn cũng phải lung lay” [32,116].
Tóm lại Hoài Thanh, Huy Cận, Vũ Ngọc Phan vừa là những nhà phê bình văn học, vừa là những người cùng thời với Xuân Diệu, đều đánh giá rất cao về những vấn đề nộ i dung, ý tưởng, phong cách trong sáng tác của văn xuôi trữ tình Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945.
Tuy vậy, hình như những bài phê bình - tiểu luận của ông ít được dư luận chú ý vì đây chỉ là những bài báo lẻ, không in thành sách. Tập Thanh niên với quốc văn được in trước Cách mạng tháng Tám vài tháng nên cũng chưa kịp được nhắc đến nhiều trên báo chí trong một hoàn cảnh đặc biệt của một không khí sôi sục trước Cách mạng.
2.2. Thời kì sau 1945.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chính Xuân Diệu đã tự kiểm điểm về các sáng tác thời kì lãng mạn của mình và tự ăn năn, hố i lỗ i: “Những tác phẩm của tôi, trong thời Pháp thuộc đã tuyên truyền cho một tình yêu mê muội, đắm đuối, một trò ích kỉ của cá nhân, cho một lòng thương ngậm ngùi, buồn tủi, cho sự hưởng lạc trong cảm xúc, sắc dục, cho sự bị động buông xuôi, tiêu cực. Đứng trên lập trường mà xét, tiểu thuyết đó hoàn toàn vô giá trị. Những thơ văn ấy đều đầu độc một số người thành thị nhất là thanh niên học sinh”.
Từ năm 1975 đến nay, sự nhìn nhận đánh giá của xã hộ i đối với Thơ Mới không còn khắt khe như trước nữa. Các tác phẩm của Xuân Diệu cũng được nhìn nhận một cách thoả đáng hơn, đúng đắn hơn đặc biệt đưa vào giảng
dạy ở nhà trường và được khẳng định bằng hàng loạt các bài nghiên cứu.
Mã G iang Lân trong bài “Sự đa dạng của Xuân Diệu” đánh giá cao văn xuôi Xuân Diệu: “Văn xuô i Xuân Diệu mang một hình thức toàn mĩ và thơ khẳng định ở anh sự mẫn cảm dồi dào”.
Lưu Khánh Thơ trong bài “Xuân Diệu một tài năng đa dạng” cũng đã đưa ra nhận xét về đặc điểm của văn xuô i Xuân Diệu : Đặc điểm nổi bật trong văn xuô i của Xuân Diệu thời kì này chính là tính trữ tình lãng mạn. Những trang văn thật đẹp, với những câu văn, những hình ảnh được trau chuốt, gọt giũa kĩ càng, câu văn giàu nhạc điệu, không sa vào b iền ngẫu song lại luôn tạo được âm hưởng riêng .Xuân Diệu đã giãi bày đầy đủ hơn, rõ ràng và đậm nét hơn những quan niệm về tình yêu con người và cuộc sống. Bao trùm lên những trang văn của Xuân Diệu là niềm khát khao gắn bó với cuộc đời và một tình yêu say đắm không giới hạn [34,13].
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về Xuân Diệu, trong bài “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”, đã điểm lại toàn bộ sáng tác của văn xuô i Xuân Diệu trước và sau cách mạng. Về văn xuôi Xuân Diệu trước cách mạng, ông đưa ra nhiều nhận xét ở nhiều góc độ nghệ thuật khác nhau. Ông cho rằng “ Phấn thông vàng và Trường ca là hai tác phẩm đều mang đậm một đặc tính chung: tính trữ tình, nộ i dung trữ tình khi thì sục sôi, mãnh liệt, khi thì tha thiết vỗ về như ru lòng người trong tình thương mến” [19,98]
Về sự giao hoà, bổ sung và hô ứng giữa thơ và văn xuôi Xuân Diệu, ông nhận xét: “có rất nhiều tứ thơ của Xuân Diệu đã được diễn đạt bằng cách của văn xuôi”. Đó là tứ “xuân không mùa, xuân vĩnh viễn”, “tình yêu lớn gặp người yêu nhỏ”.
Như vậy, văn xuôi của ông thật sự đã trở thành những câu chuyện tâm tình của cái tô i chủ quan, bộc lộ những quan niệm sâu xa, mới mẻ của ông về nghệ thuật và cuộc sống. Hơn nữa, ông còn đưa ra ý kiến “không muốn tách biệt văn với thơ” và đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng chuyển tải tư tưởng và cảm xúc của văn xuôi Xuân Diệu: “Văn vẫn có nhiều khả năng thuật tả chuyện đời cặn kẽ hơn thơ. Cho nên cái phần gắn bó với đời của Xuân Diệu được thể hiện đầy đủ hơn, đậm nét hơn trong văn xuô i”; "Về mặt giọng đ iệu, Xuân Diệu năm 1939 cũng là Xuân Diệu những năm về sau, tự nhiên, nhẹ nhàng mà không kém phần duyên dáng. Văn ông không sa vào biền ngẫu nhưng lại tạo được âm hưởng riêng. Câu văn như lời trò chuyện dung dị, thỉnh thoảng lại có cái đột ngột của một thứ đối thoại tâm tình. Đọc những bài viết ra từ năm 1939 này, người ta vẫn nhận ra nét bút riêng của con người sau này sẽ viết nên Tiếng thơ, Dao có mài mới sắc, Và cây đời mãi mãi xanh tươi ." [19,100].
Các quan điểm về văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nó i riêng đã được các nhà nghiên cứu chú ý. Trong bài Xuân Diệu và một quan niệm cởi mở về tính dân tộc của Vương Trí Nhàn { 33;257} đã sưu tầm giới thiệu bài Mở rộng văn chương của Xuân Diệu, trong đó nhấn mạnh đến tinh thần cới mở của nhà thơ về tính dân tộc. Ông viết : " Chúng ta sẽ gặp ở đây một cách hiểu khá rộng rãi của Xuân Diệu: ông không nghĩ tính dân tộc là một cái gì nhất thành bất b iến. Ngược lại, từ kinh nghiệm riêng của một người làm việc, ông bảo chúng ta phải mở cửa, phải biết tiếp nhận. Có những cách nói ban đầu khó nghe rồi dần dần sẽ quen. Chừng nào còn là người Việt, những cái chúng ta viết sẽ là văn chương Việt Nam. Không phải chỉ có một lối giản dị, "chân quê" mới là dân tộc như có người đã nghĩ !"
Lê Quang Hưng cũng là một nhà nghiên cứu có nhiều bài viết đề cập đến các vấn đề về lý tưởng thẩm mỹ, cái tô i trữ tình của Xuân Diệu. Trong bài Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu trước 1945, nhà nghiên cứu cho rằng: " Lịch sử phát triển nghệ thuật nhân loại phản ánh cố gắng của con người tìm cách khẳng định mạnh mẽ hơn bản lĩnh, in ấn sắc nét hơn bộ mặt cá nhân mình trong thế giới tác phẩm do mình tạo nên". Và ông đã làm rõ điều này thông qua việc phân tích cái tôi của Xuân Diệu trong mố i quan hệ với thế giới và con người (33;325).
Có thể kể thêm một số bài viết khác đề cập đến một số khía cạnh trong phong cách thơ và thế giới tư tưởng -thẩm mỹ của Xuân Diệu, trong đó ít nhiều cũng có đề cập đến văn xuô i Xuân Diệu như Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ Xuân Diệu của Lý Hoài Thu (33;295), Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu của Nguyễn Thị Hồng Nam (33;339) .
Tập trung nghiên cứu sự nghiệp phê bình của Xuân Diệu, công trình của tác giả Phan Ngọc Thu Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình văn học đã có sự phân tích đánh giá khá hệ thống về vấn đề này. Tác giả đã chú ý đến Quan niệm của Xuân Diệu về văn học và phê bình, Thành tựu của lý luận phê bình Xuân Diệu qua các thời kỳ và phong cách phê bình của Xuân Diệu. Như tên công trình, tác giả chú ý trước hết đến công việc lý luận phê bình của Xuân Diệu, đồng thời cũng đề cập đến một số quan niệm về văn chương của ông. Cuốn sách cũng đã nhìn lại một số tác phẩm phê bình của Xuân D iệu qua các thời kỳ, nhấn mạnh thành tựu phê bình của Xuân Diệu đối với di sản văn học cổ điển dân tộc cũng như một nét đặc sắc trong phong cách phê bình của ông - đó là "nhà thơ trong nhà phê bình" [35].
Gần đây, nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh cũng đã có một bài viết trực tiếp đề cập đến T ư tưởng về quốc văn và văn chương của Xuân Diệu thời trẻ (trước 1945) đăng trên Tạp chí Văn học số 2-2008. Nhà nghiên cứu đã chú ý phân tích mảng tiểu luận phê bình của Xuân Diệu để từ đó nhận ra những tư tưởng văn chương độc đáo và có tính tiên phong của nhà thơ trẻ này : nhiệt tình xây dựng nền quốc văn, chống những b iểu hiện nô lệ và xa rời dân tộc , bàn bạc về những vấn đề về thơ với nhiều ý kiến mới mẻ so với quan niệm thơ ca đương thời.
Những bài viết, công trình trên dù đề cập trực tiếp hay không trực tiếp đến đề tài luận văn cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945.
Nhìn chung, chúng tô i nhận thấy toàn bộ những ý kiến trên đều khá thống nhất trong việc khẳng đ ịnh giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn xuôi Xuân Diệu:
1. Tác phẩm văn xuôi của ông đều thấm đẫm chất trữ tình, rất gần với thơ, ở đó thế giới cảm xúc phong phú của chủ thể trữ tình được phơi bày đậm nét.
2. Tư tưởng và quan niệm về văn chương của Xuân Diệu khá phong phú. Nó được thể hiện trong cả những áng văn xuô i trữ tình như Phấn thông vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ ., đồng thời cũng được thể hiện một cách trực tiếp qua các bài phê bình - tiểu luận như Thơ của người, Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu, Tính cách An nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thanh niên với quốc văn .
Nhìn một cách tổng quát, ta thấy các sáng tác của Xuân Diệu đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu phê bình với các công trình nghiên cứu công phu, đa dạng và phong phú. Tuy vậy, hầu hết các công trình đều tập trung khẳng định những đóng góp và vị trí của Xuân Diệu trong phong trào Thơ Mới mà chưa tập trung nhiều vào vị trí của văn xuô i Xuân Diệu và nhất là phần tiểu luận phê bình còn hầu như ít được đề cập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
1. Về tiểu luận phê bình: các bài Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu, Công của thi sĩ Tản Đà, Đôi lời tự thuật Thơ Thơ, Thơ ngắn, Thơ khó, Thơ của người, Thơ ái tình. Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Đàn bà hay người yêu: ái tình và khuôn sáo, những bài này chủ yếu đăng trên báo Ngày nay trong khoảng 1937-1939. Ngoài ra còn có tập Thanh niên với Quốc văn (lấy tên bài nó i chuyện với S inh viên tại trường Đại học ngày 4 tháng 2 năm 1945) cùng một số bài khác như Hàng bia Văn Miếu, Công danh và sự nghiệp, Cái học quẩn quanh.
2. Hai tập Phấn thông vàng, Trường ca cùng một số tác phẩm lẻ in trong Tuyển tập Xuân Diệu tập II - NXB Văn học Hà Nộ i 1987, trong đó chú ý đặc biệt đến những truyện ngắn liên quan đến đề tài như Người lệ ngọc, Chú lái khờ, Phấn thông vàng .
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp:
4.1 Phương pháp hệ thống
Nghiên cứu Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, chúng tôi xem xét cả những tác phẩm văn xuô i trữ tình cũng như mảng văn xuô i, phê bình tiểu luận như một hệ thống, có chú ý đến đặc điểm nộ i dung và nghệ thuật riêng. Đồng thời, các quan điểm về văn chương của Xuân Diệu được đặt trong toàn bộ hệ thống và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu để làm nổ i bật quan điểm, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông.
4.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Tiến hành khảo sát phân tích các tác phẩm, bài viết tiêu biểu, làm sáng tỏ khía cạnh nội dung nghệ thuật, đồng thời sử dụng phương pháp nghệ thuật tổng hợp hệ thống hoá để nhận ra những đặc điểm lớn, có tính đặc trưng.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình phân tích chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu sự tương giao giữa văn xuôi và thơ Xuân Diệu cũng như trong mố i tương quan với một số tác giả khác để thấy được nét đặc trưng trong cảm quan sáng tác cũng như phong cách phê bình - tiểu luận của Xuân Diệu so với các tác giả cùng thời như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Thạch Lam .
5 .Cấu trúc luận văn
I. Phần Mở đầu
II. Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Tư tưởng của Xuân Diệu về xây dựng nền Quốc văn mới
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca. Chương III: Một phong cách văn xuôi trữ tình và phê bình - tiểu luận độc đáo.
III. Phần Kết luận.
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Cấu trúc luận văn 13
B. Phần nội dung
Chương I: Tư tưởng của xuân diệu về xây dựng nền quốc văn mới 15
1.1. Sự xuất hiện của Xuân Diệu và những tác phẩm văn xuôi
trữ tình, phê bình - tiểu luận trong bối cảnh văn chương 15
đương thời.
1. 2. Thiết tha xây dựng một nền quốc văn, một nền văn
chương An Nam. 20
1.2.1. Đề cao tiếng mẹ đẻ, kêu gọi sáng tạo bằng quốc ngữ 20
để xây dựng nền quốc văn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa Tính cách An Nam trong văn 25
chương và vấn đề Mở rộng văn chương.
1.3. Vấn đề thanh niên với quốc văn. 28
1.4. Tư tưởng văn chương và quan niệm về thơ của Xuân Diệu 31
qua phê bình.
Chương II: Quan niệm của Xuân Diệu về văn chương và thi ca 38
2.1. Quan niệm về văn chương và người nghệ sĩ
2.1.1 Người nghệ sĩ phải có tâm hồn thành thật và một trái tim 38
đa cảm. 40
2.1.2. Người nghệ sĩ phải là kẻ hiến dâng. 44
2.2. Quan niệm về thi ca và nhà thơ. 49
2.2.1. Sự tinh chất của thơ-Thơ ngắn. 49
2.2.2. Tính trừu tượng và phức tạp của thơ - Thơ khó 51
2.2.3. Thơ phải hướng về con người - Thơ của người 54
2.2.4. Quan niệm về Ái tình và Thơ tình. 59
Chương III: Một phong cách văn Xuôi trữ tình và phê bình - tiểu
luận độc đáo 67
3.1. Tương quan giữa văn xuôi và thơ. 67
3.2. Cách diễn đạt giàu hình tượng. 70
3.3. Giọng điệu. 72
3.3.1. Giọng tâm tình chia sẻ 73
3.3.2. Giọng điệu nồng nàn, tha thiết. 75
3.4. Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn phê bình - tiểu 77
luận của Xuân Diệu. 77
3.4.1. Lối đặt tên bài, cách mở đầu mới mẻ tạo ấn tượng 78
3.4.2. Lối hành văn diễn đạt mới mẻ.
3.4.3. Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng , vừa 80
tạo nhạc điệu cho văn. 81
3.4.4. Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ 84
c. Kết luận 89
Tài liệu tham khảo
.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có một Người đàn bà mơ hồ nào hết, chỉ có một
Người yêu cụ thể, sát kề.
Có lẽ Xuân Diệu không hẳn đã đập tan thần tượng Người đàn bà.
Trong thơ ông, người ta thấy bao nhiêu tình cảm trân trọng dành cho phụ nữ.
Thi sĩ chỉ đập vỡ cái vỏ ngoài ước lệ đẹp đẽ nhưng xa cách, vô hồn của thần
tượng để hiện ra một người yêu, một người tình gần gũi. Đấy mới chính là đối
tượng của thơ ca. "Chỉ một động thái ấy mà bỗng đổi thay cả nhãn giới lẫn
cảm quan của thơ tình. Không nói đến những câu thơ về những "người tình
nhân không quen biết" đầy tính ước lệ của Tản Đà, ngay những câu thơ tuyệt
vời của Thế Lữ “Cô em đứng bên hồ – Nghiêng tựa mình cây dáng thẩn thơ”,
của Lưu Trọng Lư “Còn đâu ánh trăng vàng - Mơ trên làn tóc rối - Năm ấy
xuân vừa sang - Em tròn hai mười tuổi” bỗng thành xa xôi như của thời nào
trước cái nồng nàn riết róng cụ thể" ở những câu thơ tình Xuân Diệu:
Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài
Và hơn nữa:
Nên lúc đôi môi ta kề miệng thắm
Trời ơi anh muốn uống hồn em
Chỉ có lòng ta! Chỉ có tình yêu, chỉ có người mà ta yêu dấu! Đó là kết
luận của bài viết, là khúc nhạc hân hoan khởi nguồn của một nguồn thơ mới
trong chủ đề thơ tình. Hơn thế nữa, như một nốt nhấn bất ngờ - Xuân Diệu
viết: "Người yêu sẽ không ở riêng trong phái nào, yếu hay mạnh. Người yêu,
theo đúng nghĩa là những người mà lòng ta yêu".
Có thể thấy ở đây, một sự phơi bày tận cùng tâm hồn nhà thơ và cõi
tình của thi sĩ. Người ta nhớ đến bài Tình trai mà Xuân Diệu viết về đôi thi sĩ
- tình nhân Rimbô và Véclen với rất nhiều chia sẻ thắm thiết :
Quên ngó môi son với áo màu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
Thây kệ thiên đường và địa ngục!
Không kề mặc cả họ yêu nhau.
Trong bài cảo luận có ý nghĩa đặc biệt nói trên - bài Đàn bà hay người
yêu - Ái tình và khuôn sáo, thi sĩ trẻ Xuân Diệu đã nói về Tình yêu và Người
yêu. Cũng trên báo Ngày nay tháng 4 năm 1938, ông có bài cảo luận Thơ Ái
tình. Hai bài viết này đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau, càng làm cho ta thấy
rõ hơn đặc tính của hồn thơ Xuân Diệu và thơ tình Xuân Diệu.
Từ xưa đến nay, ai cũng hiểu rằng: tình yêu là tình yêu, dù có muôn
vàn sắc thái phong phú nhất. Nhà thơ như muốn phản bác lại điều đó : Nếu
tình yêu chỉ là tình yêu, thì tôi yêu làm gì? Có thể coi đây là một tuyên ngôn
nữa về Ái tình. Người thi sĩ say đắm nồng nàn này còn gửi gắm trông đợi ở
tình yêu nhiều hơn người ta tưởng. Không chỉ yêu như một tình nhân vồ vập ,
Xuân Diệu còn yêu như một triết nhân đặt vào chính tình yêu rất nghĩ ngợi.
Nhà thơ dùng một hình ảnh ấn tượng và hết sức táo bạo để nói cái ý ấy: “Và
chính bàn tay đã đàn trên phím thịt là bàn tay nâng lấy trán ưu tư”.
Thơ tình, theo Xuân Diệu, không thể là những lới tỏ tình êm ái, mượt
mà. Yêu không chỉ là yêu, mà tình yêu bao gồm trong nó bao nhiêu vui buồn
suy nghĩ của cuộc đời. Nó là kết quả của bao nhiêu đêm, bao nhiêu ngày dằn
vặt "bởi sự rối trí vì sự giao thiệp của hai thế giới giống nhau mà khác nhau,
gần gụi mà xa xôi của hai con người, hai sinh vật? ". Khái niệm "sinh vật" lần
đầu tiên được dùng để nói về con người trong tình yêu quả là mạnh bạo và
mới mẻ vào thời ấy.
Theo “triết lý” về Ái tình của nhà thơ, thì tình yêu rộng hơn, lớn hơn rất
nhiều so với những gì người ta thường nghĩ về nó : “Ta để trong Ái tình không
biết ngần nào là thơ với mộng, những mơ ước bao la, những khát khao vòi
vọi, đại dương của thương nhớ và sa mạc của cô đơn, những rừng rú của lo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
toan và cái đồng bằng của chán nản”. Câu văn chồng chất hình tượng nhưng
đây không phải là một cuộc phô diễn hình tượng đơn thuần. Tình yêu, như
Xuân Diệu nghĩ, không phải là chỉ là một thứ tình cảm trai gái đơn giản và
nông nổi, chính thông qua Ái tình mà con người có dịp thể hiện khát vọng
được bộc lộ hết bản chất người. Với cái ý này, Xuân Diệu là người rất sớm
chạm đến được cốt lõi nhân văn của tình yêu trai gái. Cùng tình yêu, người ta
có thể mở rộng cái nhỏ bé hữu hạn của sinh linh ra đến cõi vô cùng của tưởng
tượng và suy tư. Quả đúng như lời chào đón hào hứng “một nhà thi sĩ mới”
của Thế Lữ chỉ vài tháng trước đó: “Xuân Diệu là nhà thi sĩ biết yêu, theo
nghĩa rộng rãi nhất của tình yêu” (báo Ngày nay, mùa xuân 1937). Bởi thế,
khởi sự từ những đắm say, thơ tình Xuân Diệu là sự khao khát chiếm lĩnh cả
cuộc đời này, cả thế giới này. Để từ đấy mà có nhạc, có thơ.
Và nhạc phấn dưới chân mừng sánh bước
Và tơ giăng trong lời nhỏ khơi ngòi
Tà áo mới cũng say mùi gió nước
Rặng mi dài xao động ánh dương vui.
Để rồi, trong một tương giao kì diệu và bí ẩn, trời đất đêm thanh hương
hoa cũng thành nỗi nhớ, cũng tràn đầy tình ái:
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya
Xuân Diệu đã mở rộng, nâng cao thêm rất nhiều quan niệm về thơ tình.
Người thi sĩ trẻ đã đưa ra một định nghĩa mới, một tuyên ngôn mới về thơ
tình: “Thơ ái tình, ấy là sự dồi dào của tình yêu núi sông, chim cá; thơ ái tình,
ấy là nỗi khô cháy của một cửa hầu khát nước, cảnh đêm sao khi một lữ
khách lạc đường, ấy là chân trời mênh mông, thau biển đắng đót; ấy cũng là
miền huyền ảo của quá khứ, xứ bí mật của chiêm bao. Thơ ái tình, ấy là tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
riêng, ấy là tình chung, ấy là tình thâu gồm cả thế giới trong một người, ấy là
tất cả, ấy là thơ”. Trong mạch văn say sưa này, Xuân Diệu muốn nói đến một
thứ thơ tình có một chiều kích hiện hữu khác trong một hệ qui chiếu khác , ở
đây có vô vàn những sợi tơ giăng mắc với đời - “không gian như có giây tơ”.
Với Xuân Diệu thơ tình không còn chỉ có nghĩa là thơ của hai người, của
những tiếng anh anh em em “ đầy nhẫy trong các văn chương” - thứ thơ ấy
“cũng sẽ như bao nhiêu lời bướm ong mà trai gái hát qua hàng rào , và hết
mùa gió nồm là câu ca cũng mất”.
Nói về tình yêu, về sự thầm kín riêng tư, con người ta - và thơ ca cũng
thế thôi - vẫn thường phải dè giữ, không dám phơi bày đến tận cùng. Nhưng
Xuân Diệu không bằng lòng với một sự nửa vời như thế: “Hễ dè giữ là không
yêu, mà đã yêu là phải cho tất cả. Chính tình yêu là sự rốc cạn, thì ta tránh sao
được sự phô bày. Thà rằng không nói, chứ đã nói đến tình yêu mà không nói
cả tình yêu thì còn gì vô lí hơn?”. Với quan niệm ấy, thơ tình Xuân Diệu
mạnh mẽ, nồng nàn, phơi bày tận đáy tâm hồn mình - chính cái điểm này làm
nên cái chưa hề có vào thời ấy, làm nên cái mới và sức chinh phục của thơ
Xuân Diệu. Những câu thơ Xuân Diệu như cả một thế giới mới của tình yêu :
Uống xong lại khát là tình - Gặp rồi lại nhớ là mình với ta; Những cánh tay
hãy quấn riết đôi vai - Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt - Hãy khăng khít
những cặp môi gắn chặt...
Tưởng như đòi hỏi như thế là đã quá nhiều, quá “tham” đối với thơ.
Nhưng đúng như cái tạng của Xuân Diệu - “Gần hơn nữa thế vẫn còn xa
lắm”. Cho nên, thi nhân - tình nhân còn phải như một nhà khoa học, phải biết
quan sát, thí nghiệm mình, “kính hiển vi của con người là con mắt bên trong,
ngó vào cái thế giới lạ lùng của tình cảm, dao kéo của người dùng để phân
tích những hiện trạng của tâm lí, gồm bằng bao nhiêu sợi tơ tình vương vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
lấy nhau”. Nói cách khác, “người làm thơ vừa cảm xúc, vừa xem mình cảm
xúc, một cái tôi khi nào cũng đi bên cạnh cái tôi”.Sau cái nhìn "duy cảm" tràn
đầy về tình yêu, thì đây lại là một cái nhìn "duy lý" tỉnh táo về thơ tình: hãy
chiêm nghiệm và phân tích tình yêu như một tìm tòi, một khám phá con người
chứ không phải chỉ là ca tụng người tình. "Nếu đừng nghĩ người yêu là một
người đàn bà, nếu mở quan niệm rộng ra, và nâng trình độ cao lên, ái tình sẽ
giàu thêm muôn lần, mà thơ ái tình sẽ không phải là những câu ở đầu một
triệu ngòi bút".
Khó có thể phát biểu rõ hơn thế về bản chất cái Tôi Thơ Mới mới từng
làm nên một cuộc cách mạng trong thi caK, và bản chất cái Tôi trữ tình Xuân
Diệu trong thơ cũng như trong "đặc sản" thơ tình. Thơ tình Xuân Diệu, và cả
quan niệm về ái tình và thơ tình được trình bày trong hai bài viết đặc sắc này
một lần nữa làm trẻ hoá Thơ mới. Nó mở ra một cuộc dấn thân và phiêu lưu
vào thế giới Ái tình để viết nên những câu thơ tình say đắm để đời; “nó không
phải của riêng tôi hay của riêng một người nào, mà là của mọi người, qua thời
gian, qua không gian”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Chương III
Một phong cách văn xuôi trữ tình và phê bình - tiểu luận độc đáo
3.1. Tương quan giữa văn xuôi và thơ.
Lấy con người làm trung tâm và phương thức trữ tình là chủ đạo trong
văn xuôi Xuân Diệu, thế giới cảm xúc của ông mở ra hết sức phong phú, đa
dạng, được vang vọng, lắng lọc và kết tinh qua tâm hồn, cảm xúc, cảm giác
của nhà văn. Xuân Diệu đã gửi gắm những Quan niệm về nghệ thuật và cuộc
đời một cách sâu sắc trong những tuỳ áng văn phê bình - tiểu luận. ở bất kì đề
tài, chủ đề nào Xuân Diệu cũng thâm nhập vào đối tượng bằng tất cả sự say
mê, lòng nhiệt tình và hơn cả là một trái tim đắm say sự sống, một tâm hồn
giàu có, thành thực, hướng trọng tâm chủ đạo vào vẻ đẹp của con người, của
cuộc đời và nghệ thuật nhằm biểu hiện những cảm nghĩ , nhận thức, đánh giá
tác giả. Tất cả là những đóng góp có giá trị của Xuân Diệu cho văn xuôi trữ
tình nói riêng và nền Văn học hiện đại nói chung.
Phấn thông vàng và Trường ca là những áng văn đẹp giàu chất thơ.
Chất thơ này sẽ qui định cách cảm thụ lí giải về con người cá nhân ở chiều
sâu của nội tâm cảm xúc. Sự đậm đà chất trữ tình và kết hợp theo dòng cảm
xúc, kết hợp với giọng điệu trữ tình, cảm thương da diết, kín đáo nhưng sôi
sục mãnh liệt, say mê sôi nổi là yếu tố tạo nên chất thơ trong văn xuôi trữ tình
Xuân Diệu . Sự khéo léo trong cách sử dụng từ, sử dụng các biện pháp tu từ,
câu hỏi tu từ, các từ loại để tạo dựng hệ thống ngôn ngữ trong văn xuôi đã
chứng tỏ tài nghệ của một cây bút có lối viết riêng độc đáo.
Việc du nhập cách tổ chức cấu tứ thơ, kĩ thuật thơ, ngôn ngữ thơ vào
ngôn ngữ văn xuôi tất yếu đem lại những trang văn muợt mà, uyển chuyển,
tạo tính trữ tình, đưa lại những hoà âm sống động, truyền cảm. giàu dư vị cho
văn xuôi Xuân Diệu. Đây là một đoạn trong Phấn thông vàng: "Nhị vàng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
thông, ồ! Tình yêu của thông đó chăng? Gió hơi se, rừng thông rún rẩy, tiếng
ngân hữu ý, khí trời thành một sự đổi trao : muôn cây chắc đương khoái lạc vì
đương sống việc ái tình, đó là nhị thông thoát hoa đực, bay tìm hoa cái. Rừng
thông sung sướng, ái tình tản mạn ôm ấp không gian: ấy là rừng thông đang
yêu...".
Còn đây là một đoạn văn tả cảnh một cảnh xóm nghèo trong một buổi
chiều chạng vạng, ở đấy cảnh chỉ là những nét phác mơ hồ mà tình cảm, nỗi
buồn thì tràn ngập không gian: "Và buồn, buồn. Không ai đi trên đường này...
Mà giọng đưa em thì buồn bã như một giọng ru trẻ con, thấm bao nhiêu mênh
mông kinh hãi của cánh đồng, bao nhiêu u uất của đêm không đủ đèn sáng,
bao , bao nhiêu thương nhớ xa xôi của những linh hồn mộc mạc , buồn xa mà
không biết mình buồn"
Đúng là đọc văn Xuân Diệu, người ta "chỉ thấy những thơ là thơ " (Vũ
Ngọc V Phan).
Bằng tiếng nói nghệ thuật, văn xuôi trữ tình Xuân Diệu đã thể hiện một
nguyên tắc nhận thức và cảm thụ cuộc sống một cách độc đáo , riêng biệt,
đồng thời cũng kết tinh trong đó nhiều quan niệm nghệ thuật của nhà thi sĩ
trẻ. Đó là sự đan cài, hoà trộn giữa chất thực và thơ, giữa tính tự sự và cảm
hứng trữ tình, làm cho văn xuôi trữ tình Xuân Diệu trở nên nhẹ nhàng êm ái,
mềm mại, man mác như những bài thơ, có sức lay động và truyền cảm sâu xa.
Xuân Diệu có một văn phong phê bình cũng giàu chất thơ. Ông trình
bày những quan niệm lý luận, những tư tưởng quan niệm nhiều khi người ta
tưởng như trong một hình thức văn xuôi - thơ. Bên cạnh một cái tôi duy lý chỉ
đạo tư tưởng, dẫn dắt ngòi bút, luôn có một cái tôi trữ tình thi sĩ đi song song
và nhiều khi, chúng hòa nhập làm một để tạo nên những đoạn văn phê bình
độc đáo, riêng có của Xuân Diệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Chẳng hạn, để nói về một thứ thơ tinh chất, có sức tỏa hương, ông viết:
"Hương của người đi qua vật chất, gộp lại bằng hồn ẻo lả của muôn hoa; ánh
sáng, tiếng ca, cho đến muôn sắc nghìn màu đều chen chất trong giọt nước
xanh này - cũng như một giọt sương tinh mà gió đêm gieo trên đời, làm bằng
sự kết đọng của muôn thước khối bóng trăng..."
Phê bình văn học, nhất là phê bình thơ của Xuân Diệu là một lối phê
bình cảm nhận tinh tế và đồng điệu. Đó là một cách "đối diện đàm tâm" , lấy
hồn mình để hiểu hồn người; ở đấy, những câu văn phê bình cũng như sóng
đôi với lời thơ. Đây là cách Xuân Diệu bình thơ Huy Cận: "Sóng gợn tràng
giang, trăng phơi đầu bãi, hay dấu chân gió thốc, gánh xiếc đi qua: cũng vẫn
là một nỗi vắng vẻ ấy; ta thấy xa xa và rất xa, lòng người rộng rãi quá cho đến
nỗi làm một với đất trời; và trời đất, và lòng người là một cõi mông lung, một
khung mơ nó dịu dàng ru ta, nhưng vừa ru, vừa làm cho ta khóc".
Không phải chỉ trong phê bình thơ, người ta mới thấy chất thơ trong
văn Xuân Diệu. Ngay trong nhiều bài tiểu luận - một loại văn diễn ý hơn là
bộc lộ tình cảm, người ta vẫn có thể nhận ra cách viết đầy chất thơ. Đó là một
chất thơ tự nhiên của ngòi bút Xuân Diệu. Chẳng hạn, nói về tiếng Việt thân
thiết với mỗi con người Việt Nam, Xuân Diệu viết: "Tôi xin tóm tắt lại cùng
anh em bằng một tình cảnh. Này một đứa bé Việt Nam lọt lòng ra đời. Tiếng
mẹ ru bao bọc lấy nó, mơn trớn vuốt ve. Rồi ngày ngày được ẵm bồng trong
những câu ru Nam Việt. Tâm linh nó tự nhiên nhuần thấm tiếng mẹ đẻ; nghe
lời ru, nó hết khóc, nó mỉm cười. Nó nằm trong nôi, mà cũng là nằm trong
lòng mẹ, mà cũng là nằm trong tiếng nước nhà. Nằm trong tiếng nói yêu
thương - Nằm trong tiếng mẹ vấn vương một đời..." (Thanh niên với quốc
văn).
Và đây là môt đoạn "lý luận" đầy tính trữ tình khác: "Người thi sĩ là
một kẻ dại khờ, mang một khối lòng cũng to như quả đất, và bạ ai cũng cho,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
gặp ai cũng xin, và phung phí kho tàng của hồn mình, như một kẻ triệu phú
không biết giữ vàng. Người đời sẽ vỗ tay và kêu lên "a! thằng điên", nhưng
muôn nghìn khát khao vẫn cứ mải mê uống nơi suối lòng không cạn" (Thơ
của người).
3.2 Cách diễn đạt giàu hình tượng.
Với tư cách là một cây bút trữ tình văn xuôi, mỗi truyện ngắn, tản văn
của Xuân Diệu là cả một thế giới hình tượng đan dệt, mở rộng, giao hòa với
nhau. Nhưng đặc điểm này cũng tồn tại trong văn phê bình tiểu luận của Xuân
Diệu. Là một nhà thơ viết phê bình tiểu luận, Xuân Diệu cũng giống như
nhiều nhà thơ khác viết phê bình - Chế Lan Viên hoặc Thế Lữ chẳng hạn, đã
có một cách nhìn và cảm riêng với tác phẩm đi liền với một phong cách riêng.
Đó là sự gắn kết tự nhiên giữa tư duy luận lý và tư duy hình tượng. Nói cách
khác, tư tưởng được diễn đạt, được hiện thực hóa thông qua những hình tượng
sinh động và biến ảo. Tuy vậy, ở Xuân Diệu điều này lại càng nổi bật như một
dấu hiệu của phong cách phê bình tiểu luận, một yếu tố quan trọng tạo nên cái
riêng của những bài văn Xuân Diệu. Nếu như văn phê bình tiểu luận của Hoài
Thanh khúc chiết, mạch lạc và giàu sức khái quát, của Thế Lữ sáng sủa,
duyên dáng pha chút hóm hỉnh, của Chế Lan Viên luôn bộc lộ những ý tưởng
mạnh mẽ lắm khi đến cực đoan thì trong văn phê bình tiểu luận của Xuân
Diệu, người đọc luôn gặp một cách nói giàu chất thơ và đầy hình tượng; hình
tượng đan kết, liên hoàn, dẫn người đọc hứng thú đi vào ý tưởng.
Viết về yêu cầu thơ cần ngắn, không nên dài dòng nhạt nhẽo, ít người
có cách diễn đạt hình tượng như Xuân Diệu: "Nhà thi sĩ không bán những
thùng nước loãng chỉ tốt để tưới đường cho vạn chân đi; người chỉ tặng một
hai giọt thơm, đựng trong những bình thủy tinh sáng loáng."( Thơ ngắn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Đây là cách nhà thơ nói về tình trạng chữ quốc ngữ bị coi rẻ và đối xử
bạc bẽo: " Có lẽ các bạn tôi cho quốc ngữ là một thứ chữ hoang. Mà chữ
hoang thật mà! Nào có ai bắt phải học, nó cũng như cỏ hoang mọc bừa bãi
ngoài đồng. Nó là thứ cây không có trái, hay là có trái mà trái ấy không
nuôi các bạn tôi được, nên thật chẳng cần phải vun trồng " (Sinh viên với
quốc văn).
Xuân Diệu xót xa vì thế hệ sau của đất nước sẽ không tìm thấy vốn
liếng tinh thần gì trong văn chương nước nhà. Người ta có thể diễn đạt cái ý
ấy một cách đơn giản như một ý tưởng lý luận, nhưng những câu văn của
Xuân Diệu nói ý này một cách thống thiết và thông qua những hình tượng ám
ảnh đến xót xa: "Chúng nó mà không có văn Việt Nam nuôi nấng, chúng nó
sẽ đi thất thểu lang thang, sờ soạng để tìm ra một linh hồn. Ta sẽ thấy con
cháu ta rải rác trên các con đường, xin xỏ ở văn học ngoài những thức cần
thiết" (Sinh viên với quốc văn).
Cứ như thế, trong văn xuôi Xuân Diệu, cả trong văn trữ tình cũng như
văn phê bình, người đọc sống trong cả một thế giới hình tượng phong phú vô
tận:
" ...Người tình nhân không tiền khoáng hậu", đi tới đâu là được mê tới
đó, kéo muôn trái tim ở sau chân, hái muôn cành hoa ở trong tay, người
tình nhân dành chiếm lấy tình yêu của muôn người..."
" Người yêu, theo đúng nghĩa, là người mà lòng ta yêu. Vị thần ấy sẽ
thu nhận cả hương hoa của muôn trái tim, và sẽ đứng nguy nga trên cái
đài cao như mây, ngó xem ngã ba, ngã tư, ngã muôn, ngã triệu của
những con đường mà nhân loại theo đi để kiếm ái tình" (Đàn bà hay người
yêu...)
"Người Á đông giấu trong lòng một ngọn lửa thần, như than lấp
dưới tro; ta phải làm cho ngọn lửa ấy biểu lộ " (Mở rộng văn chương)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
" Xem suốt tập Lửa thiêng, cái cảm giác trỗi nhất của ta là một cảm
giác không gian: ta nghe xa vắng quanh mình; ta đứng trên thiên văn đài
của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô".
" Thơ! Cái tiếng "thơ" thực thi vị quá. Chẳng trách người ta cởi trần
truồng hay đeo áo mũ, làm duyên làm dáng đến buồn cười". (Thơ của
người).
3.3. Giọng điệu.
Giọng điêụ là một trong những yếu tố quan trọng của tác phẩm văn
học, thể hiện tài năng, phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Giọng điệu
thường hiểu một cách bao quát như là chất giọng riêng độc đáo, khó lẫn của
một nhà văn, vì vậy nó mang đầy đủ bản sắc, dấu ấn của cá tính sáng tạo. Nhà
văn chỉ có thể khẳng định vị trí và đóng góp của mình khi họ có cách nói
riêng, giọng điệu riêng không lẫn với người khác. Giọng điệu là “ thái độ , tình
cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hịên tượng được miêu
tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu
tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
châm biếm".
Như vậy giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị
hiếu của tác giả. Giọng điệu góp phần liên kết hình thức , thể hiện thái độ của
người kể đối với người nghe. Giọng điệu của lời kể biểu hiện phức tạp , tương
ứng mỗi trạng thái tâm lý con người là một sắc thái giọng điệu khác nhau. Có
khi người kể bộc lộ thái độ tình cảm, trân trọng bằng cảm xúc, sự chiêm
nghiệm sâu xa về cuộc đời.
Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng. Ngay trong văn trữ tình, ta có thể
nhận ra Nguyễn Tuân giọng ngông nghênh, kiêu bạc, Thạch Lam giọng tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
tình thủ thỉ, Hồ Dzếnh giọng xót xa bùi ngùi nỗi nhớ quê và niềm tha hương.
Trong văn phê bình, người ta cũng thấy rõ giọng điệu riêng của Xuân Diệu so
với các nhà phê bình đương thời: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Thế Lữ...
Nét chủ đạo trong giọng điệu Xuân Diệu là giọng điệu tâm tình, chia sẻ
và giọng nồng nàn, sôi nổi. Bên cạnh đó, là những sắc thái đa dạng của giọng:
khi thì khao khát mơ mộng, khi buồn bã thất vọng, khi mỉa mai giễu cợt...Có
thể nói, những giọng điệu phối hợp, chuyển hóa nhau trong văn Xuân Diệu
cũng tạo nên một sức lôi cuốn riêng.
3.3.1. Giọng tâm tình chia sẻ.
Giọng tâm tình chia sẻ được Xuân Diệu sử dụng trong nhiều sáng tác
về thiên nhiên, tình yêu. ở đó gam chủ trong giọng điệu của ông là sự sôi sục ,
mãnh liệt, say mê sôi nổi, bộc lộ niềm thiết tha với cuộc sống, thiết tha với tạo
vật. Ý thức được quy luật sinh tồn, ông luôn sợ mọi thứ tuột khỏi tầm tay nên
ông vội vàng, cuống quýt giục giã mọi người hãy hưởng gấp những gì cuộc
đời ban tặng, đừng để phí hoài, bằng giọng nửa như dỗ dành, nửa như thuyết
phục, mà không kém phần thiết tha:
“Gấp đi em, mau đi em, hoa ở tuổi em mới thật là hoa, để nâng niu hôn
hít, thêm dăm tuổi nữa hoa chỉ trồng cho đẹp nhà. Gấp đi em, mau đi em, gấp
đi trò truyện cùng tạo hoá, mau đi em vơ vẩn cho nhiều.” (Giã từ tuổi thơ).
Hay một giọng khao khát: “Tiếc cho những môi nhỏ xinh xinh tô màu
cánh sen, nói ra những tiếng uốn éo thanh tao, tiếc cho những môi xưa chết đi
mà chưa được dùng. Ta muốn có một đạo bùa phục sinh những đoá môi xưa,
sống lại đây với mầu môi sắc ướt vẻ ngọt, mùi thơm, cho con trai đời xúm lại
mà hôn, rồi bây giờ cũng tan tành, như thế cho khỏi ân hận.” (Trong vườn
mơn trớn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Trong nhiều trang văn của mình, Xuân Diệu lại hiện ra như một con
người vừa say mê bồng bột vừa tinh tế kín đáo. Ông tâm sự với người đọc về
nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong những truyện ngắn trữ tình của mình,
ông viết về chuyện đời, chuyện văn chương không bằng những lời chua chát,
đao to búa lớn mà bằng lời tâm tình thủ thỉ của một người trẻ tuổi mà đã từng
chiêm nghiệm, suy nghĩ để thấu hiểu cuộc đời.
ở truyện ngắn Phấn thông vàng, nơi gửi gắm những quan niệm sống
và văn chương kể chuyện một chàng hoạ sĩ , vô duyên trong tình yêu đến nỗi
phát sợ đành tắt lửa lòng, nhà văn không mỉa mai, giễu cợt, mà thể hiện thái
độ đồng cảm xót xa Chính giọng điệu kể đầy chia sẻ cảm thông của nhà văn
như đã đem tình yêu thiên nhiên bù đắp, sưởi ấm tấm lòng đã nguội lạnh vì
yêu cho chàng, giúp chàng lấy lại vẻ yêu đời, hồn nhiên để tiếp tục đi tìm tình
yêu mới. Những câu hỏi dồn dập, thúc bách và tha thiết cùng với sự lặp từ và
tăng cấp tạo một hơi văn dồn dập, đầy thuyết phục chia sẻ: “Chàng thất bại ba
lần, lần thứ tư sao lại chẳng là một lần thẳng cuộc? Sao chàng không thử
mười lần, một trăm lần nữa? Mười phen yêu ít nữa cũng hai phen gặp, một
trăm phen yêu đã cho ta hai mươi phen gặp rồi và vẫn còn đủ một trăm tình
yêu”.
Trong văn phê bình tiểu luận bộc lộ những quan niệm về văn chương
và quốc văn, nơi mà cách trình bày khách quan những quan điểm của mình
thường dễ tạo giọng điệu lạnh lùng, trung tính thì Xuân Diệu vẫn chọn một
chất giọng cho riêng ông. Với giọng tâm tình, chia sẻ, ông như mở một cuộc
trò chuyện giữa những nhà văn, những người tuổi trẻ, một cuộc đối thoại với
chính văn chương. Ông mong mỏi làm phong phú thêm tiếng Việt, và ông
chia sẻ cái mong muốn ấy bằng giọng tâm tình: "Ta phải nhận rằng xưa kia
các cụ có mấy khi chịu dùng tiếng An nam! Chúng ta phải tạo thêm, phải bày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
đặt những cách dùng mới mà xưa kia các cụ không chịu tìm, và lại chúng ta ở
thế kỷ hai mươi, chúng ta có cái phức tạp mà các cụ không có". Nói về một
thứ thơ hướng về con người, giọng ông trữ tình thấm thía: "Ai có thấy cô gái
quê kia, mình mặc áo nâu, vai mang gánh nặng, thế mà khi dừng chân dưới
bóng cây, uống bát nước chè, cô không quên liếc mắt vào trong nước để tự
ngó hình dung. Loài người ưa soi gương; hãy cho lòng người đến soi gương ở
suối lòng của người, hỡi người thi sĩ!".
Giọng tâm tình chia sẻ này dương như là giọng chủ đạo của những bài
như Công danh với sự nghiệp, Cái học quẩn quanh, và nhất là bài Sinh viên
với quốc văn. Nhà thơ kể về mình những năm đi học, nhà thơ nói về hiện
trạng học hành như ông đã quan sát như một cuộc trò chuyện thân tình để
cuối cùng, lôi cuốn người nghe, người đọc vào một mục đích cao cả là xây
dựng quốc văn: "Làm sao cho cái lâu đài văn học Việt Nam có xây lên, thì
anh em cũng là những kẻ đã góp phần. Chứ một ngày kia, lâu đài ấy có rạng
rỡ, chẳng lẽ anh em tưởng rằng nó tự trên trời rơi xuống hay sao? Anh em sẽ
giận mình biết bao, nếu trong khi người ta lo khuân gạch, vác cây, mà anh em
cũng chẳng có tiếng "hò khoan", gọi là góp câu thúc giục".
3.3.2.Giọng điệu nồng nàn, tha thiết.
Nồng nàn, bộc lộ cho hết lòng yêu của mình với cuộc sống, con người
và văn chương là cái "tạng" riêng của Xuân Diệu. Ông phải nói lên điều đó
như người yêu phải thể hiện hết mình trong bài Phải nói: "Yêu tha thiết thế
vẫn còn chưa đủ - Phải nói yêu trăm bận đến ngàn lần". Chính cái nhiệt tình
sôi nổi trong sự bộc lộ đã tạo ra cho văn Xuân Diệu sự nồng nàn tha thiết đặc
biệt. Có những lúc sự nồng nàn ấy trở thành giọng hô hào, kêu gọi:
"Anh em ơi! Sống chết là ở lúc này; vứt ngay cái công danh đi, nghĩ
đến cái sự nghiệp. Anh em ơi! Thời bây giờ là thời ném bút! " (Công danh
với sự nghiệp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
"Sinh viên với quốc văn! Sinh viên với quốc văn Việt Nam "! Biết
bao nhiêu điều các bạn có thể tự tình kể lể với cái hồn của nước ta đọng
trong quốc ngữ!" (Sinh viên với quốc văn).
Và cũng có những lúc, tình cảm nồng nàn tha thiết bộc lộ qua những
câu hỏi bức xúc, riết róng đối với đối tượng: " Nhưng ta tạm giả sử là tâm
hồn người An nam chỉ có thể thầm kín, vừa phải. Thế thì sao? Thế thì người
viết văn cứ vừa phải mà thôi ư? Thế thì ta cứ giam hãm trong sự mờ nhạt,
sự nhác lười ư? Ta cứ nói đi nói lại ngần ấy chuyện ư? (Thơ của ngườiT).
Nhiều khi, tình cảm nồng nàn tha thiết của nhà văn biến thành những
than đau đớn:
" Thế là ở giai đoạn ấy, tiếng Việt Nam bỗng dưng như một người mẹ
không đủ sữa để mà nuôi con. Thật là đớn đau, thật là tủi hổ cho lòng
mẹ!"( Sinh viên với quốc văn)
những niềm đau ứa lệ:
" Mảnh tình viết đến cuối bài, vẫn còn " cái cơn muốn khóc. "
Người đọc còn có thể gặp nhiều giọng điệu khác: giọng giễu cợt, giọng
mỉa mai bóng gió, giọng phẫn nộ bực tức... Xét đến cùng, vẫn là tấm lòng
nồng nàn của Xuân Diệu trước hiện trạng của văn chương và niềm khao khát
thay đổi nó, làm phong phú cho nó. Chẳng hạn: " Xưa kia, ta sẵn lòng nói đến
bến Tiền đường, đến tuyết, đến bức Tràng thành, đến những cảnh Tàu đặc. Ta
đã dùng điển tích một cách yên tâm quá, cho đến nỗi - than ôi!- ta đã dám viết
những câu nửa tàu nửa ta, đem cả cái cú pháp tàu trong văn ta: Phù con dại
cái mang hay là mặc thế gian chi mai mỉa..." hoặc: " Học mà khảo cứu thì
cũng được đi. Nhưng không! Học để bói bằng cỏ thi và mu rùa! Cỏ thi là cỏ
gì ta chẳng có biết! Thì ta cứ vơ một nắm đũa hay một bó tăm mà gọi là cỏ thi
cũng được!"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Còn đây là giọng mỉa mai những nhà Tây học sùng bái văn Tây : "Và
thưa các bậc kỳ tài làm văn, làm thơ tây, nãy giờ tôi chưa nói mất lòng các
ngài, nhưng chắc các ngài cũng khá thông minh để hiểu rằng sở dĩ tôi cãi kịch
liệt về Tuy Lý Vương, là cốt ý cho các ngài cũng tự ngắm các ngài một chút".
Với những sắc thái giọng điệu khác nhau, Xuân Diệu đã tạo được dấu ấn cho
giọng điệu văn xuôi của mình. Đó là lời thúc giục nồng nàn của tuổi trẻ, khát
sống, thèm yêu. Đó cũng là lời thủ thỉ tâm tình đượm một nỗi buồn thương.
Đó là sự bày tỏ nồng nàn tha thiết những mong mỏi và khát vọng của ông về
người nghệ sĩ, về văn chương. Qua giọng văn của ông, ta hình dung một con
người đang từ tốn nói về mình, nói cho mình và cho người khác về những ấn
tượng, những trải nghiệm trong cuộc sống cũng như những tư tưởng hoặc đã
được nghiền ngẫm kỹ lưỡng, hoặc như bột phát phải lên tiếng trước những
vấn đề của văn chương. Bản chất của văn ông là chia sẻ, tha thiết, do vậy mà
văn Xuân Diệu luôn thấm thía, luôn thân mật tự nhiên, lôi cuốn và thuyết
phục người nghe. Mỗi chữ, mỗi câu văn của ông như một giọt của tâm hồn và
tư tưởng chắt lọc qua ngòi bút của một con người luôn khao khát giao cảm
với con người và tạo vật, vô cùng thiết tha với quốc văn, tiếng mẹ đẻ và văn
chương nước nhà.
3.4.Cách tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn phê bình - tiểu luận của
Xuân Diệu.
3.4.1. Lối đặt tên bài, cách mở đầu tạo ấn tượng.
Đặt tên bài viết và cách mở đầu bài viết để tạo sự hấp dẫn "ngay từ cái
nhìn đầu tiên" - đó là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của văn báo chí và
văn chương nói chung.
Đọc tên bài " Tuy Lý Vương - thi sĩ Tàu ", có lẽ không ai không ngạc
nhiên để đọc tiếp nội dung bài báo với rất nhiều thắc mắc: Tại sao một nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
thơ hoàng tộc nổi tiếng, được vua Tự Đức rất khen ngợi lại là một thi sĩ Tàu?
Và toàn bộ lập luận của Xuân Diệu đã làm sáng tỏ cái tên bài 'giật gân' ấy.
Có khi Xuân Diệu đặt tên bài và kèm theo đó một mệnh đề - chúng nhiều
khi có ý nghĩa, vai trò như một luận đề cơ bản mà tác giả sẽ trình bày. Chẳng
hạn như hai bài viết về thơ tình và ái tình. Bài thứ nhất có tên"" Đàn bà hay
người yêu?- Aí tình và khuôn sáo" và bài thứ hai: "Thơ ái tình " với một
luận đề kèm theo : Nếu tình yêu chỉ là tình yêu thì tôi yêu làm gì? Toàn bộ
nội dung của bài viết sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi và những luận đề ấy.
Tên bài Công danh với sự nghiệp ghép song đôi hai cặp phạm trù đối lập
để tác giả lập luận phê phán công danh, đề cao sự nghiệp. Và bài viết cũng
mở đầu bằng một câu ấn tượng:" Nước Việt Nam ta lụn bại vì công danh".
Mở đầu bài Đàn bà hay người yêu? Aí tình và khuôn sáo là một lời kêu
gọi, một hình tượng đẹp của tuổi trẻ: "Hỡi chàng trai trẻ đi trên đường kia,
đẹp như một cây thông và mạnh như một chiếc tàu, ngừng lại đây và cho tôi
dặn..."
Còn đây là cách mở đầu bài Thơ của người: "Thoát ra ngoài cuộc đời, ồ!
Mộng tưởng cao quý; nhưng cứ ở trong cuộc đời, sự cao quý lại càng cao
hơn!".
Đặt tên bài và câu mở đầu bài viết của Xuân Diệu luôn tạo ấn tượng bởi
tính sắc sảo và tính trực tiếp của vấn đề - chúng đủ sức tạo không khí tiếp
nhận và cuốn người đọc vào những dòng văn.
3.4.2. Lối hành văn, diễn đạt mới mẻ.
Xuân Diệu sử dụng nhiều câu mệnh lệnh thức, nhiều thán từ, câu hỏi
nghi vấn. Có thể khẳng định không một cây bút phê bình tiểu luận nào đương
thời sử dụng nhiều câu văn với nhiều dấu hỏi (?)và vấu chấm than (!)như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
một dấu hiệu phong cách như Xuân Diệu. Chúng xuất hiện liên tục với một
tần suất dầy đặcn, tạo ra không khí một cuộc đối thoại, tranh luận sôi nổi:
" Thì ra cái lối nhắm mắt mặc chuyện đời của Lý Bạch vốn ăn sâu
trong máu của ta rồi! Đời bây giờ mà ta lại hát khúc Cổ Bồn của Trang Tử!
Đốt! Đốt hết! Đập! Đập cả! Hãy nghêu ngao trong cái thú "hy di"! Thật là cái
khẩu khí của bọn anh hùng rơm!"
"Nhưng khi thiên hạ tọc mạch nhìn xem thì , hỡi ôi! Những vật liệu họ
dùng đều trong cuộc đời cả".
Những câu mệnh lệnh thức cũng thường được dùng để kêu gọi, nhắc
nhở:
"Hãy thổi ngọn gió thơ của ta qua những sinh vật đáng yêu đáng
thương kia, để thơ ta đẫm vị nước mắt, vị mồ hôi".
"Hãy nói giùm những điều thiên hạ cảm thấy mà không nói được; hãy
đem đến những bầy người khổ sở, cau có những bông hoa thơm mát của sự
hiền lành. Hãy làm trái tim của anh bằng đường, và hãy tưởng trái tim
của anh là một chiếc bánh mênh mông".
Còn đây là lối đặt câu lạ, mới về ngữ pháp - đôi khi gây không ít sự ngỡ
ngàng cho người đọc nhưng không thể không thấy nó đã gây một ấn tượng và
hiệu quả thẩm mỹ nhất định:
"Cầm ngọn giáo mà đâm chém giữa không trung, người anh hùng ấy
chỉ có không khí sợ "
"Anh nên xét cho kỹ để chỉ nghe sự thành thực quả nhiên là thành
thực của lòng anh".
" Thơ đâu phải là sự buông thõng hai tay, xuôi theo dòng nước mơ
màng "...
Văn của Xuân Diệu ào ạt, biến hóa các kiểu diễn đạt. Tổ chức diễn ngôn của
Xuân Diệu vừa chặt chẽ, vừa đa dạng. Nhà thơ luôn sử dụng các hình thức so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
sánh, ví von - một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ, nhiều khi rất độc
đáo. Ông nói về hồn thơ Huy Cận:
"Tâm hồn ông là một cô gái xưa rón rén, ung dung, trông nết na dè
dặt, kì thực hay liếc trộm và rất ưa viết thư tình”
Ông so sánh ví von để tự hình tượng nói về các loại thơ- thứ thơ mặn
mòi của cuộc sống: " Cũng như cơn gió mặn thấm muối của biển nước, thơ
ta hãy thấm muối của biển người" và cả thứ thơ tình dễ dãi, sẽ chỉ như những
lời bướm ong dễ dàng bay đi với thời gian: “Thơ ấy cũng sẽ như bao nhiêu
lời bướm ong mà trai gái hát qua hàng rào, và hết mùa gió nồm là câu ca
cũng mất”.
Người ta còn có thể nhiều kiểu cấu trúc câu, sử dụng từ độc đáo khác -
cấu trúc câu với các vế đối lập : "nhưng cô đơn ở giữa rừng người, còn ấm
áp hơn ở trên núi biếc "; "cảnh chờn vờn một cách nặng nề"; và cả kiểu câu
văn với các ý đối chọi được sắp xếp sao cho gây ấn tượng nhất : " miệng cười
như khóc, méo một cái méo hãi hùng"...
3.4.3. Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng , vừa tạo nhạc
điệu cho văn.
Lối lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu là một cách tổ chức diễn ngôn trong
văn xuôi Xuân Diệu. Nó tạo ra một tiết tấu riêng, những nốt nhấn để dẫn đến
sự lôi cuốn đặc biệt: mỗi đoạn văn là một dòng chảy mạnh mẽ, ồ ạt của chữ
nghĩa và ý tưởng.
Xin dẫn ra đây một số trong rất nhiều câu văn lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu
trong văn Xuân Diệu:
"Mà Thê lương của sự chết cũng chỉ là một phần của Thê lương lớn,
của Thê lương chung..."
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
" Chúng tôi cũng bơ vơ; mỗi hồn người là một cõi bơ vơ trong đất trời
là một khung bơ vơ; chúng ta đồng một bơ vơ với nhau, vậy thì người cũng
bớt bơ vơ một chút ".
" Và nghe thơ Huy Cận, lòng ta lây cái cảm thương không cùng của
thi sĩ và trước nhất, ta cảm thương người thi sĩ rất nhiều cảm thương "
" Anh em có thể làm ngay chiều nay hay sáng mai được. Anh em giở
ngay sách quốc văn ra mà đọc. Sách hay, anh em đọc, sách dở, anh em
cũng cứ đọc".
"Và trong khi ca tụng đàn bà, người ta lại vu oan cho họ quá đáng. Đàn
bà, lòng dạ đổi thay! Đàn bà, ân tình trơ tráo!".
" Chỉ có tình yêu, chỉ có người yêu!... Chỉ có lòng ta, chỉ có lòng ta
thôi!"
"Đây là cái điên tươi thắm của một bà mẹ, cái điên cần phải có trong
mọi công việc cao xa"
"Mà đi bằng cách nào. Và đi vào đâu. Lên cung tiên. Vào thiên
đường. Xuống địa phủ. Những người bảo thế chỉ nói chơi đấy thôi. Họ đùa
đấy".
"Thơ là hoa, là mộng. Thơ cũng là cơm ".
"Tôi qua trong sự mơ màng nó chẳng mơ màng. Tôi nghĩ cảnh, tôi nghĩ
tôi, tôi nghĩ tất cả"
Có thể thấy rõ hiệu quả của lối cấu trúc lặp này của câu văn Xuân Diệu
. Nó đập mạnh vào tư tưởng, nó gây ấn tượng về một cuộc trò chuyện sinh
động và biến hóa của những ý tưởng. Và người ta cũng cảm nghe trong đó cái
nhạc tính của câu văn.
3.4.4. Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Xét riêng ở phương diện sử dụng từ ngữ trong văn xuôi, người ta đã có
thể nhận ra rất nhiều cái mới trong văn Xuân Diệu. Và có lẽ đây cũng tạo một
ấn tượng là văn Xuân Diệu "Tây quá". Những cách tân mạnh bạo của nhà thơ
trong việc sử dụng từ ngữ nằm chung trong quan niệm làm phong phú quốc
văn và tiếng Việt. Những đổi mới ấy không phải tùy hứng, tự phát. Nó nằm
trong một tư tưởng bao quát về mở rộng văn chương, làm giàu thêm Tính
cách An nam trong văn chương bằng cách tạo cho nó những khả năng mới.
Nhà thơ ý thức sâu sắc rằng tiếng Việt từ xưa ít được sử dụng trong văn
chương và " một thứ tiếng để lâu quá, ít dùng quá thì cố nhiên ít được khéo
léo". Bởi vậy, phải tạo thêm, phải bày đặt ra những cách dùng mới mà xưa kia
các cụ không chịu làm" (Tính cách An nam trong văn chương). Xuân Diệu
còn nói cụ thể hơn: "Thỉnh thoảng chúng ta cũng phải dùng những chữ bởi,
của, trong...- những tiếng đưa đẩy mà trước đây các cụ rất ít dùng; và ta lại
dùng theo những cách có hơi lạ". Và quả thật, Xuân Diệu đã sử dụng từ ngữ,
và sáng tạo từ ngữ nữa, theo cách của ông.
Trước hết, có thể thấy ngay rằng trong văn Xuân Diệu, luôn gặp những
từ lạ, những từ ghép mới mẻ. Người đọc có thể vừa ngạc nhiên vừa thú vị với
lối tạo từ này:
"Một bầu say sưa, một trời tưởng nhớ "
"Ta dàn trải làm gì"? Ta hãy đọng lại nơi vài dòng châu sáng "
"Tiếng ảo não, hơi phồng, như trong ấy có sự gắng sức, tiếng rậm, và
nhiều, và thê lương như sự chết..."
"Những linh hồn mộc mạc, buồn xa mà không biết mình buồn "
Và không thiếu những từ ngữ còn lạ hơn nữa: "cái điên tươi
thắm","chụm nhà lụp xụp"...
Vẫn trong xu hướng mạnh dạn sáng tạo, "dùng theo những cách có hơi
lạ, Xuân Diệu đã có lối dùng từ, chơi chữ táo bạo, có khi đến "táo tợn".Ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
ghép tên thi bá với một hình tượng tầm thường nhất: Tuy Lý Vương - thi sĩ
"củ khoai".
Ông có thể diễn đạt ý bằng những từ ngữ mạnh và bạo đến mức có thể
làm ngỡ ngàng người đọc của hôm nay: " Và bàn tay đã đàn trên phím thịt
cũng là bàn tay nâng lấy trán ưu tư".
Xuân Diệu cũng có cách chơi chữ hóm hỉnh, đầy giễu cợt khi ông nói
về các sĩ tử theo đuổi công danh thời xưa "khéo nấu nướng những món văn
sách, kinh nghĩa, nấu giả Đường, giả Tống cũng như người ta nấu giả cầy và
dọn lên cho các quan trường thưởng thức”, cũng như khi nói về bầu không
khí của thơ tình đương thời: "Người ta đã nhả vào trong ấy không biết bao
nhiêu là lười biếng, nhầm lẫn, a dua...".
Từ ngữ quen dùng với ý nghĩa thông thường, qua cách diễn đạt và sử
dụng của ông bỗng có khi mang một sắc thái khác , một hàm nghĩa khác :
"Dường như văn thơ của chúng ta đã ngủ một giấc thật ngon lành. Vì lòng
của chúng ta đã ngủ".
Có thể dẫn ra rất nhiều những dẫn chứng tương tự về cách tạo từ và sử
dụng từ của Xuân Diệu:
"hãy thổi ngọn gió thơ của ta qua những sinh vật đáng thương"
"cô đơn ở giữa rừng người"
"những lâu đài vu vơ bằng mù sương"
"cái cơn muốn khóc"
"cái cảm giác trỗi nhất"
"thiên văn đài của linh hồn"
"linh hồn chàng giãn nở"
Xuân Diệu là người sử dụng khá nhiều những giới từ nối liền câu văn
và từ ngữ, những chữ của, bởi... - kiểu câu của văn Pháp. Nhà phê bình Hoài
Thanh đã từng lên tiếng phê bình lối đặt câu quá Tây này. Nhưng Xuân Diệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
đã có lời "nói lại" với nhà phê bình và trình bày rõ ý định đặt câu theo lối đó :
"Tôi xin lỗi ông Hoài Thanh vì tôi đã nói: "đại dương của thương nhớ, sa mạc
của cô đơn". Tôi nhận rằng chữ "của" ngô nghê thực. Song le nếu nói: "nỗi
thương nhớ mênh mông như đại dương. Câu dưới là một sự so sánh (une
comparaison, câu trên có chữ của là một sự chung hợp, một sự lẫn lộn (une
métaphore). Ý tôi là phải dùng métaphore mới tả được; thì tôi phải dùng chữ
"của" dầu cái ấy nghe không quen tai".
Một ý thức rõ rệt và những cách thể nghiệm có ý thức trong câu văn và
lối dùng từ của Xuân Diệu. Hoài Thanh nói về sự ngô nghê như người mới
học nói tiếng ta, nhưng cũng lại cho đấy là chỗ hơn người của Xuân Diệu.
Với Xuân Diệu, ông không quan tâm đến thắng thua trong tranh luận, bởi như
ông nói, trong mọi đổi mới ngôn ngữ trong văn chương, "chỉ một điều mà ta
nên nghĩ, dầu ta phải hay trái, là tiếng Việt Nam mà ta yêu...".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Kết luận
1.Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Xuân Diệu xuất hiện trong
phong trào Thơ Mới “như một ngôi sao sáng chói” (Tế Hanh). Ta biết đến
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, nhưng Xuân Diệu cũng là một cây bút văn
xuôi đặc sắc. Ông đã có những truyện ngắn, bút ký giàu ý vị và đầy chất thơ
(in trong hai tập Phấn thông vàng và Trường ca), góp phần xây dựng và
khơi mở dòng văn xuôi trữ tình trước 1945.
Bên cạnh đó, ông còn viết nhiều bài phê bình - tiểu luận có giá trị chung
quanh nhiều vấn đề của văn học đương thời, đặc biệt là về yêu cầu xây dựng
nền quốc văn, cùng những vấn đề chung quanh công việc sáng tác thi ca như
Thơ của người, Tính cách An nam trong văn chương, Công của thi sĩ Tản Đà,
Công danh và sự nghiệp, Thơ ngắn,, Thơ khó, Thơ ái tình... Đó là những tác
phẩm độc đáo mang giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật riêng của
Xuân Diệu, góp phần làm nên một nét đa dạng, phong phú của văn chương
Việt Nam đương thời. Những bài phê bình tiểu luận đã thể hiện được những
tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc văn. Đó cũng là những khao
khát của Thơ Mới, của văn chương đương thời và nó cũng là một cách bộc
bạch con người Xuân Diệu trong cuộc đối thoại với chính mình, với văn
chương và thời đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
2. Xuân Diệu là một nhà thơ mẫn cảm với những vấn đề văn chương của
thời đại mình. Là một cá tính sáng tạo bộc bạch, sôi nổi, lại đang ở tuổi hai
mươi đầy nhiệt huyết và khát khao sáng tạo, Xuân Diệu đã nhập mình vào
dòng chảy văn chương đương thời, cảm nhận tinh tế những vấn đề đang đặt ra
cho sự phát triển của nó.
Những tư tưởng của ông về công việc xây dựng nền quốc văn mới là một
đóng góp thực sự trong việc góp phần đẩy lùi những ảnh hưởng nô lệ của văn
Tàu cũng như văn Tây để thực sự xây dựng nên một nền quốc văn mang đậm
bản sắc Việt. Câu hỏi " Làm thế nào để xây dựng một nền quốc văn" được đặt
ra và được phân tích với nhiều ý kiến cụ thểN: sự trân trọng tiếng Việt mẹ đẻ,
chống lại sự học đòi nước ngoài và nỗ lực sáng tạo bằng tất cả khả năng của
mình, chống cách khảo cứu dễ dãi và giả dối...Nhiệm vụ gây dựng quốc học
trước hết đặt lên vai những trí thức trẻ, bởi họ chính là tương lai, là những
người thợ thông minh và cần mẫn xây đắp ngôi nhà quốc văn. Xây dựng một
nền quốc văn đậm đà bản sắc Việt Nam - yêu cầu chính đáng và đúng đắn đó
cũng cần đi liền với một cái nhìn cởi mở và một tầm nghĩ rộng rãi để có thể
mở rộng văn chương, đưa văn chương nước nhà hòa đồng cùng văn chương
nhân loại.
Bên cạnh những ý tưởng mới mẻ và một quan điềm khách quan, khoa học,
người ta đọc thấy trên mỗi trang văn phê bình tiểu luận của Xuân Diệu về chủ
đề này một tấm lòng tha thiết yêu mến tiếng Việt và nền văn chương nước
nhà.
3. Là một nhà thơ có vị trí hàng đầu trong nền Thơ mới đương thời, cộng
với một tinh thần mẫn cảm thường trực với cái mới cùng mối quan tâm đến sự
phát triển của Thơ, Xuân Diệu đã lên tiếng về nhiều vấn đề của văn chương
và thơ ca. Trong nhiều bài phê bình tiểu luận, nhà thơ trẻ như tự giãi bày
những suy nghĩ của mình, những quan niệm dẫn dắt mình trong sáng tác. Ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
cũng đề cập đến nhiều khía cạnh của việc sáng tác thơ ca trong mong muốn
Thơ mới ngày càng phong phú và giàu có hơn: thơ cần phải hướng về con
người chứ không thể thoát ly vào thế giới khác, dù đó là thế giới Bồng lai; thơ
cần tinh chất mà không dàn trải; thơ cần thám hiểm cõi không cùng, bí ẩn của
tâm hồn con người...
Aí tình và thơ tình là một chủ điểm độc đáo trong những phát ngôn của
nhà thơ tình tiêu biểu của Thơ mới. Một cái nhìn thành thật và táo bạo về Aí
tình, một cảm quan mang đậm tính thời đại trong quan niệm về Aí tình đã
được nhà văn phơi trải. Qua đó, người đọc có thể hiểu hơn về cõi tình rộng
lớn của nhà thơ, và chính nó cũng góp phần làm cho thơ tình yêu trong Thơ
mới thêm đậm đà, phong phú và giàu chất nhân văn.
4. Là một nhà thơ trẻ có một trái tim sôi nổi, đồng thời cũng là một cây bút
phê bình tiểu luận có phong cách riêng và rõ nét, văn trữ tình cũng như văn
phê bình của Xuân Diệu tạo một dấu ấn khá đặc sắc cho văn phong phê bình
đương thời. Có một sự đan cài, giao hòa giữa văn xuôi và thơ- ngay trong
nhiều bài tiểu luận, người đọc cũng thấp thoáng đọc ra chất thơ trong đó. Văn
phê bình Xuân Diệu tràn đầy những hình tượng sinh động và quyến rũ, nó
làm nên một vẻ duyên dáng và có sức lay động tình cảm con người, nhất là
khi nó được cất lên thông qua một giọng điệu riêng của nhà thơ: luôn tràn đầy
sự sôi nổi, nhiệt tình, sẻ chia cùng người đọc.
Người ta cũng có thể nhận ra các sắc thái giọng điệu luân chuyển nhau, khi
tha thiết kêu gọi, khi luận chiến sắc sảo, khi mỉa mai giễu cợt trong văn Xuân
Diệu. Đồng thời, đó cũng là thứ văn phong đầy cá tính xét trong tương quan
với ngôn ngữ phê bình đương thời, nhất là khả năng tổ chức ngôn ngữ uyển
chuyển và lối dùng từ ngữ luôn mới mẻ, táo bạo - thứ ngôn ngữ mà nhiều nhà
phê bình thời đó nhận xét là "Tây quá", và đi kèm với nhận xét này là một
khẳng định: đấy là chỗ "hơn người" của Xuân Diệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Những đặc sắc trong ý tưởng cũng như văn phong làm nên giá trị của văn
phê bình tiểu luận Xuân Diệu, càng tôn cao thêm những quan niệm về văn
chương mà tác giả đã gửi gắm trên trang viết. Dù không phải tất cả, thì vẫn có
thể nói nhiều quan niệm văn chương của người thi sĩ trẻ cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước năm 1945 là một đề tài rộng.
Việc đánh giá một cách toàn diện những vấn đề về tư tưởng và quan niệm văn
chương của một nghệ sĩ lớn và giải quyết thấu đáo, trọn vẹn đề tài này thực sự
vẫn còn là một yêu cầu cao đối với năng lực và điều kiện thời gian eo hẹp của
một luận văn Cao học. Đây là một mảng đề tài thú vị và dù đã có nhiều cố
gắng cùng với sự say mê đề tài đã lựa chọn, người viết còn nhận thấy đề tài
này cần có sự tiếp tục đi sâu.
Với đề tài Vuan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, luận án sẽ
góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Xuân
Diệu nói chung, đồng thời qua sự tiếp cận sẽ phần nào giúp người đọc hiểu rõ
hơn ý tưởng và quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu . Chúng tôi hy vọng sẽ
có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa những suy nghĩ
bước đầu đã trình bày trong luận văn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Tuấn Anh –Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm
định. NXB Khoa học – Xã hội, Hà Nội 2001.
2. Huy Cận – “Phấn thông vàng” – Tập truyện ngắn trữ tình độc đáo
của Xuân Diệu - Tuyển tập Huy Cận (Tập 2) NXB Văn học Hà Nội
1986.
3. Xuân Diệu–Toàn tập T (Tập 2) NXB Văn học Hà Nội 1987.
4. Xuân Diệu - Phấn thông vàng, NXB Thanh niên, Hà Nội 1989.
5. Xuân Diệu –Những bước đường tư tưởng của tôi. NXB Văn học,
Hà Nội 1958.
6. Xuân Diệu - Dao có mài mới sắc. NXB Văn học 1963.
7. Phan Cự Đệ –Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Tập I, II) NXB Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, 1978.
8. Phan Cự Đệ – Hà Minh Đức–Nhà văn Việt Nam N (2 tập). NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1983.
9. Hà Minh Đức “Những chặng đường thơ Xuân Diệu”. Xuân Diệu
về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục tái bản năm 2001.
10. Hà Minh Đức –Thơ và mấy vần đề trong thơ Việt Nam hiện đại .
NXB Hà Nội 1998.
11. Lê Quang Hưng –Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Luận án Phó tiến sĩ khoa học
Ngữ văn ĐHQG Hà Nội 1996.
12. Lê Quang Hưng –Cảm xúc thời gian trong thơ Xuân Diệu . Tạp
chí Văn học số 1 – 1997.
13. Lê Quang Hưng –Cái Tôi độc đáo, tích cực của Xuân Diệu trong
phong trào Thơ Mới . Tạp chí Văn học số 5-1990.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) Từ điển
Thuật ngữ Văn học. NXB ĐHQG Hà Nội 1998.
15. Nguyễn Hoành Khung “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Xuân Diệu con người và tác phẩm. NXB Tác phẩm mới Hà Nội
1987.
16. Lê Đình Kỵ – Thơ Mới –Những bước thăng trầm . NXB TP HCM
tái bản 1993.
17. Nguyễn Đăng Mạnh - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn. NXB Giáo dục 1991.
18. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà văn tư tưởng và phong cách. NXB Tác
phẩm Hà Nội mới 1991.
19. Nguyễn Đăng Mạnh “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu . Xuân
Diệu về Tácm gia và Tác phẩm. NXB Giáo dục tái bản 2001.
20. Nguyễn Đăng Mạnh “ Những bài giảng về tác giả văn học trong
tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, Tập 2. NXB ĐHQG Hà Nội
1999.
21. Lê Hữu Nguyên–Xuân Diệu thơ và đờiX NXB Văn học Hà Nội
1998.
22. Vương Trí Nhàn - Sổ tay truyện ngắn. NXB Tác phẩm mới, Hà nội
1980.
23. Xuân Diệu –Từ điển văn học (viết chung). NXB Khoa học xã hội
1984.
24. Nguyễn Văn Long –Văn học Việt Nam trong thời đại mới. NXB
Giáo dục 2002.
25. Thế Lữ- Tựa tập Thơ Thơ. Xuân Diệu về Tác gia và Tác phẩm.
NXB Giáo dục, tái bản 2001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
26. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà - Phong cách học Tiếng Việt.
NXB GD 1995.
27. Mã Giang Lân - Sự đa dạng của Xuân Diệu, Xuân Diệu tác gia và
Tác phẩm. NXB GD tái bản 2001.
28. Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại (2 tập). NXB KH Hà Nội 1989.
29. Vũ Đức Phúc - “Sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn tư sản
ởViệt Nam và phong trào Thơ Mới” Tạp chí văn học số 5-1969.
30. Trần Đình Sử (Tuyển chọn)- Giảng văn chọn lọc văn học Việt
Nam. NXB HN 1999.
31. Trần Đình Sử - Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. BGD & ĐT -
Vụ giáo viên HN 1998.
32. Hoài Thanh - Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học HN,
tái bản 2000.
33. Lưu Khánh Thơ- Xuân Diệu về Tác gia và Tác phẩm. NXB GD tái
bản 2001.
34. Lưu Khánh Thơ- Xuân Diệu một tài năng đa dạng” Xuân Diệu về
Tác gia vàTác phẩm . NXB GD tái bản 2001.
35. Phan Ngọc Thu - Xuân Diệu nhà nghiên cứu phê bình văn học.
NXB Giáo dục 2003.
36. Phan Trọng Thưởng - “Cuối thế kỉ nhìn lại việc nghiên cứu, đánh
giá văn chương Tự lực văn đoàn. Tạp chí văn học số 2 năm 2000.
37. M. KHRAPCHENCÔ- Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển văn học. NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1978.
38. M. KHRAPCHENC¤- S¸ng t¹o nghÖ thuËt hiÖn thùc, con ng•êi
(2 tËp). NXB KHXH Hµ Néi 1984.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_PTThuw.pdf