MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài: .6
2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 8
4. Phương pháp nghiên cứu: 8
5. Bố cục đề tài: 9
CHƯƠNG 1 .11
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ TÀI SẢN, THU
NHẬP CẦN PHẢI CÔNG KHAI, MINH BẠCH 11
1.1. Khái niệm về cán bộ, công chức .11
1.1.1. Cán bộ 11
1.1.1.1 Khái niệm 11
1.1.1.2. Đặc điểm 12
1.1.2. Công chức 14
1.1.2.1. Khái niệm . 14
1.1.2.2. Đặc điểm 15
1.1.3. Cán bộ, công chức là đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
.18
1.2. Khái lược các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức 19
1.3. Đối tượng tài sản, thu nhập cần phải công khai, minh bạch .22
1.3.1. Tài sản, thu nhập phải kê khai 22
1.3.2. Công khai các loại tài sản, thu nhập đã kê khai 23
1.4. Mục đích của việc công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ công
chức .24
1.4.1. Phòng chống tham nhũng .24
1.4.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thanh liêm, trong sạch 27
1.5. Ý nghĩa của việc công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công
chức .28
1.5.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế .28
1.5.2. Ý nghĩa về mặt chính trị 30
1.5.3. Ý nghĩa về mặt xã hội 31
CHƯƠNG 2 .33
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG KHAI,
MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .33
2.1. Chủ thể tham gia vào việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập 33
2.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập 33
2.1.2 Chủ thể có có thẩm quyền yêu cầu và tiến hành xác minh tài sản, thu
nhập .35
2.2. Kê khai và xác minh tài sản, thu nhập cần phải công khai minh bạch 38
2.2.1. Kê khai tài sản, thu nhập .38
2.2.2. Xác minh tài sản, thu nhập 39
2.3. Công tác thực hiện việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ
công chức 41
2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức phải kê khai tài sản thu
nhập .41
2.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của người xác minh tài sản, thu nhập của
cán bộ, công chức 42
2.3.3. Trình tự, thủ tục kê khai và xác minh tài sản thu nhập 43
2.3.4. Công khai bản kê khai tài sản thu nhập 43
2.4. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức làm sai quy định về công
khai minh bạch tài sản, thu nhập 46
2.4.1. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức không trung thực trong kê
khai, tài sản, thu nhập .46
2.4.2. Trách nhiệm pháp lý của những người chỉ đạo việc kê khai và kiểm tra
giám sát việc minh bạch tài sản, thu nhập 48
2.5. Sự phối hợp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã và chính quyền
trong việc thực hiện công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ công
chức .49
2.5.1. Vai trò của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội với việc thực
hiện công khai minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 49
2.5.2. Sự phối hợp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các cơ
quan, ban ngành liên quan về việc công khai minh bạch tài sản thu nhập 50
CHƯƠNG 3 .55
THỰC TIỄN VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN,
THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT .55
3.1. Hiệu quả các quy định của pháp luật trong vấn đề công khai, minh bạch
tài sản, thu nhập .55
3.2. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh bạch
tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 58
3.2.1. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 58
3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện
công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức .62
3.3. Một số đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về công khai,
minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức 65
KẾT LUẬN 71
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với 24 trường hợp có yêu cầu
xác minh32.
29 Trang Thanh tra Chính phủ, Hà Tĩnh hoàn thành kế hoạch kê khai tài sản, thu nhập năm 2011,
[truy cập
ngày 16/04/2012].
30 Phạm Ánh Ngọc, Trang Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Hải Dương: Kết quả công tác kê khai
tài sản, thu nhập năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
[truy cập ngày 16/04/2012].
31 Trang điện tử Vĩnh Long: Công tác phòng, chống tham nhũng sáu tháng đầu năm 2011
32 Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng: Bản tin phòng chống tham nhũng, số 43
(tháng 7 năm 2011), tr.32.
Với những số liệu thống kê phần nào phản ảnh được sự nghiêm túc trong việc
công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức khi Nghị định
68/2011/NĐ-CP ban hành và có hiệu lực. Tuy nhiên do việc thực hiện công khai,
minh bạch chỉ mới thực hiện trong thời gian ngắn và phải áp dụng những quy định
mới cho nên cần phải có thêm thời gian nữa để công tác công khai, minh bạch tài
sản, thu nhập của cán bộ, công chức thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.
3.2. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh bạch tài
sản, thu nhập của cán bộ, công chức
3.2.1. Những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
Việc công khai, minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức đã mang lại
được những hiệu quả hết sức tích cực nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều những yếu
kém cần phải khắc phục thì mới có thể phát huy được tối đa hiệu quả của công khai,
minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đến công tác phòng, chống tham
nhũng.
Chậm trễ trong việc kê khai tài sản, thu nhập với một số đối tượng
Nguyên nhân của việc chậm trễ trong việc kê khai ở một số cơ quan trên cả
nước là do một số cá nhân đi công tác, học tập ở nước ngoài trong thời gian diễn ra
kê khai dẫn tới việc chậm thực hiện việc kê khai. Bên cạnh đó do phải thực hiện
việc kê khai theo mẫu mới ban hành theo Nghị định 68/2011/NĐ-CP nên dẫn tới
tình trạng nhiều cơ quan, đơn vị lúng túng trong việc áp dụng các quy định kê khai
mới này, trong đó việc áp dụng mẫu kê khai tài sản ban hành kèm theo Nghị định
68/2011/NĐ-CP khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn với mẫu ban hành theo Nghị
định 37/2007/NĐ-CP33. Kể cả những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cũng gặp
lúng túng khi chỉ đạo thực hiện việc kê khai.
Phạm vi công khai tài sản, thu nhập quá hẹp do vướng phải Luật Phòng,
chống tham nhũng và Nghị định 37/2007/NĐ-CP
33 Phạm Ánh Ngọc, Trang Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh Hải Dương: Kết quả công tác kê khai
tài sản, thu nhập năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
[truy cập ngày 16/04/2012].
Theo quy định của Nghị định 68/2011/NĐ-CP thì bản kê khai tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức sẽ được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi
thường xuyên làm việc. Hình thức công khai là công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết
bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức
đó công tác. Thời gian công khai tối thiểu 30 ngày.
Với quy định này thì người dân và giới truyền thông, báo chí rất khó tiếp cận
với nguồn thông tin về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức do theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng thì bản kê khai tài sản
phải được lưu cùng với hồ sơ cán bộ, mà hồ sơ cán bộ xưa nay được xếp vào diện bí
mật Nhà nước. Cũng theo Điều 12 Nghị định 37/2007/NĐ-CP cũng quy định ai
muốn khai thác, sử dụng bản kê tài sản, thu nhập của công chức sẽ “phải có giấy
giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu, trong đó ghi rõ họ tên, chức vụ,
mục đích sử dụng”. Những quy định có phần khắt khe và phiền hà như vậy đã phần
nào ngăn cản sự tiếp cận thông tin của những người dân, cơ quan truyền thông, báo
chí.
Như vậy, hiện nay bản kê khai tài sản, thu nhập được quản lý theo chế độ
quản lý hồ sơ cán bộ và chỉ được khai thác, sử dụng trong một số trường hợp nhất
định. Quy định này chưa tạo được sự công khai, minh bạch thực sự trong kê khai;
chưa giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của
người có nghĩa vụ kê khai. Làm cho việc kê khai thiếu thực chất, còn biểu hiện của
tính hình thức trong kê khai tài sản, thu nhập.
Chính điều này đã phần nào làm hạn chế quyền được giám sát của công dân
đối với cán bộ, công chức nhà nước quy định tại Điều 8 của Hiến pháp năm 1992.
Hơn nữa, vô hình chung nó đã làm giảm hiệu quả của một biện phòng, chống tham
nhũng quan trọng. Bởi vì, chính người dân là người có thể nắm rõ được sự tăng,
giảm tài sản của cán bộ, công chức nơi họ đang sinh sống. Trong khi đó, trên thực tế
thời gian qua rất nhiều những vụ tham nhũng được phanh phui là nhờ sự phát giác
của công dân.
Bên cạnh đó hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập bằng cách niêm
yết bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị làm việc cũng là một vấn đề cần được
xem xét lại. Mỗi cán bộ, công chức nếu thực hiện kê khai theo mẫu kê khai định kỳ
hằng năm thì trung bình là ba đến bốn trang giấy A4, chưa kể đến phải kê khai bổ
sung nếu có biến động về tài sản. Như vậy nếu dán niêm yết bản kê khai của tất cả
mọi cán bộ, công chức trong cơ quan thì sẽ là một số lượng bản kê khai khổng lồ và
cũng không đủ chổ để dán hết tất cả những bản kê khai này. Bên cạnh đó tuổi thọ
của những tờ giấy cũng không đảm bảo được trong một thời gian tối thiểu là 30
ngày thì thông tin trên đó còn đầy đủ. Có thể nói với hình thức công khai như trên là
tương đối tốn kém mà chất lượng cũng không thật sự đảm bảo do chỉ có những
người làm việc trong cùng cơ quan có thể xem được, còn những người khác thì
không có cách để tiếp cận thông tin trên.
Cán bộ, công chức cố tình xé nhỏ tài sản, thu nhập cho vợ và con cái hoặc
gởi tiền ở Ngân hàng nước ngoài.
Do các quy định của pháp luật hiện tại chỉ yêu cầu cán bộ, công chức mới là
người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập cho nên những cán bộ, công chức có
dấu hiệu của tham nhũng hoặc không trung thực sẽ tìm cách xé nhỏ tài sản của mình
cho vợ, con cái đứng tên. Bên cạnh đó họ cũng có thể nhờ họ hàng đứng tên sở hữu
tài sản bằng một thỏa thuận ngầm nào đó. Như vậy sẽ rất khó cho việc xác định
được sự trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Với cách
làm này vừa hợp pháp được tài sản có được từ tham nhũng và cũng thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo đúng tinh thần của pháp luật đã quy định và
rất khó để phát hiện và xử lý.
Ngoài ra cán bộ, công chức còn gởi tiền tại các ngân hàng nước ngoài để tránh
việc phải kê khai toàn bộ tài sản của mình. Một số ngân hàng trên thế giới không
cung cấp thông tin khách hàng của họ. Chính vì thế rất khó để có thể phát hiện ra sự
gian lận nếu không có một cơ chế hiệu quả hơn nữa thì sẽ không thể nào giải quyết
dứt điểm được tình trạng gian lận như trên.
Tập quán lưu giữ tài sản của người Việt Nam
Một nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra tính xác thực của việc
kê khai tài sản, thu nhập đó là tập quán lưu giữ tài sản của người Việt Nam. Có thể
dễ dàng nhận thấy đó là việc mua và dự trữ vàng, bạc, trang sức, đá quý. Người Việt
Nam ta phần lớn không có thói quen gửi tiền ở ngân hàng mà thay vào đó là mua
vàng “để dành”. Hơn nữa do giá trị của vàng luôn tăng theo thời gian và không bị
mất giá lại dễ dàng mua bán, trao đổi nên người Việt Nam chúng ta ưa chuộng hình
thức sở hữu tài sản là vàng. Theo số liệu từ một cuộc điều tra thử nghiệm quy mô
nhỏ do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia thực hiện trên địa bàn Hà Nội cho thấy
gần một phần ba số hộ gia đình tham gia khảo sát có đầu tư và tích lũy bằng vàng,
trong đó 92% giải thích tích trữ vàng do thói quen và tâm lý phòng chống lạm phát.
Và theo thống kê cho thấy dự trữ vàng ở Việt Nam là 1.000 tấn theo dữ liệu của Hội
đồng Vàng thế giới và ít nhất là 460 tấn theo tính toán của của hãng nghiên cứu và
tư vấn về vàng Anh GFMS. Tương ứng với hai số liệu này, lượng vàng dự trữ ở
Việt Nam có giá trị dao động từ 21 đến 45 tỷ USD, tương đương 20-45% GDP Việt
Nam năm 201134. Và đặc biệt hơn là số lượng vàng này chủ yếu nằm trong dân.
Từ những số liệu thống kê thực tế trên có thể dễ dàng nhận thấy lượng vàng dự
trữ trong dân rất cao và không loại trừ gia đình của những cán bộ, công chức có dự
trữ một lượng vàng lớn. Cho nên vấn đề khó khăn bây giờ là làm sao chứng minh
được tính xác thực khối tài sản trên để tiến hành xác minh tài sản, thu nhập khi thói
quen lưu giữ tài sản bằng vàng đã có từ rất lâu và theo thời gian là một khối tài sản
kếch sù. Chính thói quen lưu giữ tài sản “làm của” đã phần nào gây ra những khó
khăn và trở ngại cho việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức hiện nay.
Cơ chế xác minh chỉ thực hiện khi có dấu hiệu tham nhũng hoặc có bằng
chứng cụ thể, có căn cứ xác minh về sự không trung thực trong kê khai của người
có nghĩa vụ kê khai.
Theo quy định của pháp luật hiện tại thì việc xác minh tài sản, thu nhập chỉ
được tiến hành khi có phát hiện hành vi tham nhũng hoặc có sự tố cáo về sự không
chính xác và trung thực trong bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức.
Đối với các tố cáo, phản ánh giấu tên, mạo tên thì không xem xét để ra yêu cầu xác
minh. Với quy định như vậy sẽ phần nào làm mất đi hiệu quả trong việc tố giác của
34 Song Linh: Dự trữ vàng tương đương một nữa GDP, trang tin nhanh Việt Nam:
[truy cập ngày
25/4/2012].
người dân hoặc những người biết được sai phạm trên vì họ lo lắng bị trả thù, bị trù
dập nếu tố cáo những thông tin nhạy cảm trên. Hơn nữa, việc chỉ tiến hành xác
minh trên đối tượng bị tố giác hoặc tham nhũng chứ không xác minh trên tất cả
những đối tượng kê khai sẽ bỏ lọt những hành vi gian lận như kê khai thiếu, kê khai
sai do cơ chế công khai chưa được phổ biến rộng rãi đến nhiều người.
Bất cập trong mẫu kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm Nghị định
68/2011/NĐ-CP
Trong mẫu kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm Nghị định 68/2011/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản,
thu nhập đã bỏ sót nội dung kê khai nguồn gốc tài sản. Nếu đã minh bạch những
thông tin “nhạy cảm” về tài sản thì cũng nên minh bạch nguồn gốc mới đạt hiệu quả
công khai; giám sát; phòng, chống tham nhũng. Trong khi trước đó Nghị định
37/2007/NĐ-CP đã từng có quy định về nội dung này nhưng sau khi sửa đổi, bổ
sung, ban hành biểu mẫu mới lại bỏ lọt phần rất quan trọng đó. Việc kê khai, công
bố càng chi tiết, cụ thể sẽ càng tạo được đồng thuận cao trong toàn xã hội. Những
trường hợp có nhà, đất, tài sản rất lớn do được thừa kế hay tạo lập hợp pháp thì bản
thân cán bộ, công chức cũng muốn công khai rõ ràng nguồn gốc để tránh điều tiếng,
để đồng nghiệp hiểu rõ tường tận thì cũng không xảy ra ngờ vực, đàm tiếu gây mất
đoàn kết nội bộ, cán bộ quản lý cũng thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, xác minh.
Bên cạnh đó sẽ có người lợi dụng kẽ hở không kê khai nguồn gốc để hợp thức
hóa tài sản bất minh, thậm chí đó có thể là tài sản do tham nhũng. Việc trung thực
khai đúng, khai đủ, công khai tài sản không khó, khó là phải tạo cơ chế công bằng
giữa những người có tài sản “sạch” và những người giàu lên bất chính.
3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém trong công tác thực hiện
công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
Do quy định của pháp luật không thật sự đồng bộ
Nghị định 68/2011/NĐ-CP đã thể hiện được sự tiến bộ hơn những văn bản
pháp luật trước đó khi đã bước đầu công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức để mọi người có thể nắm bắt được và nâng cao tính giám sát trong
việc thực hiện kê khai. Tuy nhiên việc công khai, minh bạch lại vướng phải Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005 trong việc thực hiện công khai bản kê khai tài
sản, thu nhập do luật này quy định bản kê khai tài sản, thu nhập được lưu giữ cùng
với hồ sơ cán bộ mà hồ sơ cán bộ thì rất khó để xem. Trong khi đó Điều 12 Nghị
định 37/2007/NĐ-CP quy định “khi cần khai thác, sử dụng bản kê khai tài sản, thu
nhập, người thực hiện việc khai thác, sử dụng phải có giấy giới thiệu của cơ quan,
tổ chức, đơn vị có nhu cầu khai thác, sử dụng, trong đó ghi rõ họ, tên, chức vụ của
người đến khai thác, sử dụng và mục đích của việc khai thác, sử dụng”. Điều 14 của
Nghị định 37/2007/NĐ-CP quy định thêm rất rõ: “Người nào làm sai lệch nội dung,
làm mất mát, hư hỏng hoặc làm lộ bí mật nội dung bản kê khai tài sản, thu nhập,
cung cấp cho người không có thẩm quyền khai thác, sử dụng; người nào khai thác,
sử dụng trái pháp luật bản kê khai tài sản, thu nhập hoặc lợi dụng việc khai thác, sử
dụng để gây mất đoàn kết nội bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Với những quy định như vậy khiến cho
người muốn xem cũng thấy phiền phức vì thủ tục rườm rà và người lưu giữ, bảo
quản cũng sợ khi cho mượn xem vì sợ bị kỉ luật nếu xảy ra mất mát hoặc hư hại.
Do ý chí của cán bộ, công chức muốn giấu giếm tài sản, thu nhập
Việc công khai tài sản, thu nhập của mình cho mọi người biết đã là một việc
không mong muốn đối với nhiều người. Đối với những cán bộ, công chức tham
nhũng thì lại càng không mong muốn phải công khai, minh bạch tài sản vì nếu bị
phát hiện có dấu hiệu khác thường trong khối tài sản thì cơ quan xác minh sẽ vào
cuộc thì sớm hay muộn cũng bị phát hiện hành vi tham nhũng. Vì vậy những cán
bộ, công chức này sẽ tìm mọi cách để tẩu tán tài sản để hợp pháp hóa tài sản, thu
nhập có được từ nguồn lợi bất chính hoặc là tiêu xài hoang phí, xa xỉ tiền bạc có
được do tham nhũng của nhà nước, của nhân dân. Hiện nay pháp luật vẫn chưa có
những quy định cụ thể để bịt được những kẻ hở mà những cán bộ, công chức tha
hóa đã lợi dụng. Chính vì thế cần thiết phải có những biện pháp để ngăn chặn tình
trạng tẩu tán tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức để việc công khai, minh bạch
thật sự là phương pháp phòng chống hiệu quả tích cực nhất hiện nay.
Do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan tổ, chức có thẩm quyền
với người dân và truyền thông, báo chí.
Hiện nay việc thực hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ,
công chức chưa có được sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan, ban nghành liên quan
trong việc kê khai tài sản, thu nhập. Các cơ quan chủ yếu vẫn hoạt động một cách
độc lập và không tận dụng những thuận lợi có sẵn để kiểm tra giám sát cho dễ dàng
việc kê khai tài sản, thu nhập. Các cơ quan thanh tra nếu liên kết với cơ quan thuế
và cơ quan chủ quản nơi cán bộ, công chức làm việc thì sẽ nắm bắt thông tin một
cách thường xuyên sẽ đảm bảo được tính chính xác trong mỗi lần kê khai hằng năm
hoặc kê khai bổ sung về thu nhập của cán bộ, công chức. Bên cạnh cơ chế tham gia
giám sát của người dân và các cơ quan truyền thông báo chí còn quá hạn chế dẫn
đến việc nhiều đối tượng kê khai gian không bị phát hiện và chịu sự trừng trị của
pháp luật.
Do chưa có cơ sở xác minh nguồn gốc tất cả các loại tài sản, thu nhập có
trước khi các quy định về minh bạch tài sản ra đời
Đa số các nước trên thế giới đều đã áp dụng chính sách thuế tương đối hoàn
chỉnh từ lâu nên trong một thời gian dài, dường như mọi nguồn thu nhập của người
ta đều được phản ánh qua thuế. Dù vẫn có chuyện lách luật, nhưng nói chung việc
kê khai đó là chính xác. Còn quá trình phát triển của xã hội ta có đặc thù riêng nên
việc hình thành tài sản của mỗi người lại có “lịch sử” riêng. Chính vì vậy thật khó
để truy ra nguồn gốc khối tài sản ban đầu khi không có những cơ sở dữ liệu ban đầu
về nguồn gốc tài sản. Vụ quan “chức đánh cờ bạc tỉ” ở Sóc Trăng bị phát giác khiến
cơ quan chức năng vào cuộc điều tra khối tài sản khổng lồ mà những quan chức này
có được. Thật khó có thể tin những quan chức này với đồng lương “bèo” như vậy
mà lại có một gia sản khổng lồ đến mức chơi mỗi ván cờ 5 tỉ đồng mới thấy được sự
liều lĩnh và giàu có của những ông quan này35. Có hay không tham nhũng ở đây?
Nhưng kết quả điều tra xác minh không tìm thấy dấu hiệu của tham nhũng một phần
là do nguồn gốc các khối tài sản không thể xác định do không có cơ chế xác định
thật rõ ràng khối tài sản được hình thành từ nguồn nào do thời gian có tài sản đó quá
lâu so với việc mới thực hiện kiểm tra kê khai tài sản, thu nhập vài năm trở lại đây.
35 Báo Tuổi trẻ, Khởi tố hai quan đánh cờ bạc tỉ,
hai-%E2%80%9Cquan%E2%80%9D-danh-co-bac-ti.html [truy cập ngày 16/4/2012]
Do vậy cần thiết phải có những thay đổi sao cho phù hợp với thực tế đang diễn ra
thì mới có thể phát hiện được và xử lý những hành vi gian lận này.
3.3. Một số đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về công khai, minh
bạch tài sản thu nhập của cán bộ, công chức
Một là, công khai hơn nữa bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức:
Hiện tại do bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ công chức chưa được
công khai một cách rộng rãi nên người dân chưa thực hiện được quyền kiểm tra,
giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập. Cho nên cần thiết phải thực hiện việc sửa đổi
các quy định pháp luật chồng chéo về vấn đề thực hiện công khai bản kê khai tài
sản, thu nhập để thông tin có thể đến được với người dân các cơ quan báo chí,
truyền thông. Cụ thể là việc sửa đổi quy định về việc tiếp cận bản kê khai tài sản,
thu nhập được dễ dàng hơn đối với người muốn xem thông tin trên. Nếu xét về hiệu
quả việc xác thực thông tin kê khai tài sản, thu nhập thì người dân mới thực sự là
đối tượng nắm rõ được nhiều thông tin về về việc cán bộ, công chức này có bao
nhiêu tài sản hay cán bộ, công chức kia có tham nhũng hay không. Vụ án tham
nhũng đất đai tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng bị phát giá là một minh chứng
cho thấy nhiệm vụ của Ủy ban phòng, chống tham nhũng là quá mờ nhạt so với vai
trò của quần chúng nhân dân và các cơ quan báo chí, truyền thông. Trên thực tế
nhiều vụ án tham nhũng cũng như các sai phạm của các cá nhân, tổ chức đều được
người dân phát giác. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc đưa thông tin
kê khai tới được với người dân là một việc làm hiệu quả trong công tác công khai
tài sản, thu nhập hiện nay.
Hai là, bổ sung thêm hình thức công khai tài sản thu nhập của cán bộ, công
chức:
Hình thức công khai tại cuộc họp hoặc niêm yết tại cơ quan là chưa hoàn toàn
phát huy được tác dụng của công khai tài sản, thu nhập vì phạm vi công khai quá
hẹp trong phạm vi nội bộ cơ quan nên người dân chưa thể cùng tham gia giám sát.
Do đó cần thiết phải xây dựng thêm một phương thức công khai khác để người dân,
truyền thông và báo chí cùng tham gia giám sát.
Kinh nghiệm của cộng đồng quốc tế cho thấy, chỉ có công khai, minh bạch thì
người dân mới có cơ hội giám sát những cán bộ do mình trực tiếp hay gián tiếp bầu
ra. Chẳng hạn, chỉ cần một cú nhấp chuột trên mạng Internet, những ai quan tâm
đều có thể biết ngay tiền lương và các khoản thu nhập của Tổng thống Mỹ. Tại Nhật
Bản, tài sản của các quan chức cùng gia đình trong chính quyền của Thủ tướng cũng
đã được công khai trước bàn dân thiên hạ. Còn tại Indonesia, trước sự chứng kiến
của Ủy ban Tiệt trừ tham nhũng, Tổng thống và Phó Tổng thống nước này cũng đã
công khai tài sản của mình36. Từ thực tế một số nước cho ta thấy cần thiết thực hiện
công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức được nâng lên ở phạm
vi rộng hơn đó là đưa thông tin lên mạng Internet để người dân được biết. Tuy vấn
đề này có thể xâm hại đến quyền nhân thân và bí mật đời tư của công dân. Nhưng
theo người viết thì khi đã trở thành cán bộ, công chức thì nghĩa là họ là “người con”
của nhân dân Việt Nam thì không có lý do gì giấu giếm hay phiền hà khi đưa thông
tin cá nhân lên mạng. Hiện nay phong trào học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch
Hồ Chí Minh đang được thực hiện một cách rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân.
Cho nên cán bộ, công chức là người đi đầu, là tấm gương của nhân dân noi theo thì
việc thực hiện công khai tài sản, thu nhập của họ trên mạng Internet cho mọi người
dân cùng biết không phải là không thực hiện được. Vì vậy nếu thực hiện công khai,
minh bạch tài sản, thu nhập qua mạng Internet thì cần thiết phải xây dựng những
quy chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công chức và xử lý hành vi cố tình
lợi dụng thông tin công khai để gây tổn hại đến cuộc sống đời tư của người công
khai. Vì đây là một đề xuất thực hiện có phần nhạy cảm vì khi đưa lên mạng thì
thông tin là của toàn thế giới sẽ không tránh khỏi những phản ứng của những người
liên quan. Cho nên cần thiết phải có một kế hoạch chi tiết, cụ thể lấy ý kiến đóng
góp của nhiều tầng lớp trong nhân dân và cả những cán bộ, công chức để từ đó có
nên xây dựng thêm hình thức công khai này hay không.
Ba là, cần xử lý tài sản kê khai không trung thực:
Cán bộ, công chức có nghĩa vụ giải trình và chứng minh nguồn gốc tài sản
36 An Trân, Báo Hà Nội mới: Minh bạch tài sản, thu nhập: Công khai thế nào cho vừa?,
vua.htm, [truy cập ngày 17/4/2012].
thu nhập của mình là chính đáng, có nguồn gốc. Đối với tài sản không giải trình
được phải có biện pháp xử lý cho thỏa đáng. Việt Nam đã ký Công ước của Liên
hiệp quốc về phòng chống tham nhũng, trong công ước quy định “tài sản không giải
trình được, bất minh là phải tịch thu”. Trong khi đó, luật pháp nước ta mới chỉ quy
định nếu kê khai không trung thực thì xử lý từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
giáng chức, cách chức nhưng chưa có quy định xử lý thế nào đối với số tài sản kê
khai không trung thực, cũng chưa có quy định nào về kiểm tra nguồn gốc tài sản. Vì
vậy cần thiết phải bổ sung những hình thức xử lý tài sản kê khai không trung thực
theo hướng công ước quốc tế đã quy định nói trên.
Bốn là, cần có biện pháp để xác minh việc tự kê khai tài sản của cán bộ, công
chức trung thực đến đâu:
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 68/2011/NĐ-CP phải có hai điều kiện
để xác minh tài sản, thu nhập. Thứ nhất, có đơn tố cáo rõ ràng, có chứng cứ và
không được nặc danh liên quan đến việc kê khai tài sản không trung thực. Thứ hai,
có kết luận của cơ quan chức năng như thanh tra, điều tra, kiểm toán kết luận về
người có nghĩa vụ kê khai liên quan đến hành vi tham nhũng37. Trong khi đó, hồ sơ
kê khai của nhiều cán bộ công chức một số chỉ kê khai nhà ở, còn tài sản khác có
hay không thì không thể biết được. Do vậy, vẫn có thể đặt dấu hỏi liệu những cán
bộ này không có tài sản từ 50 triệu đồng trở lên có đúng không? Thực tế cũng tùy
thuộc từng người, có người kê khai 1-2 căn nhà, ôtô, nhưng có người có mà không
kê khai. Từ trước đến nay, chỉ những trường hợp cán bộ có vấn đề phải tiến hành
xác minh mới biết và xử lý được chuyện kê khai không trung thực. Như vậy, cần
nghiên cứu để có thêm biện pháp xác minh việc tự kê khai tài sản, thu nhập của cán
bộ, công chức ngoài hai điều kiện đã quy định tại Nghị định 68/2011/NĐ-CP nói
trên để tăng cường hơn nữa tính trung thực trong việc kê khai tài sản của cán bộ,
công chức.
Năm là, kiểm soát tài sản ở nước ngoài:
37 Xem Khoản 4 Điều 1 Nghị định 68/2011/NĐ-CP sửa đổi Điều 16 Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch
tài sản, thu nhập.
Thời gian qua có một số ý kiến lo ngại về việc khó kiểm soát tài khoản của cán
bộ, công chức tại ngân hàng nước ngoài, bởi việc quản lý tài sản ở nước ngoài còn
liên quan đến luật pháp nước sở tại, nhất là pháp luật về ngân hàng. Trong khi đó,
kê khai và báo cáo tài sản tại nước ngoài, nếu có, là một trong chín nội dung bắt
buộc, bất kể số dư tài khoản là bao nhiêu. Đây là yếu tố cần được kiểm soát. Vì là
vấn đề mới mẽ nên chúng ta chưa nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này nhưng các
nước trên thế giới làm được thì chúng ta cũng sẽ kiểm soát được. Cho nên cần phải
hợp tác với các nước về lĩnh vực này và thực tế là các nước cũng muốn có sự hợp
tác với chúng ta để họ có thể nắm bắt được thông tin tài sản của công dân nước họ.
Việc kiểm soát dựa trên quan hệ hợp tác với các nước, theo nguyên tắc có đi có lại,
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau. Thực hiện những nguyên tắc như thế ta sẽ kiểm soát được tài khoản
của cán bộ, công chức tại nước ngoài. Hiện nay do hành vi trốn thuế của nhiều tỉ
phú giàu có nên Chính phủ nhiều nước trên thế giới gây sức ép buộc nhiều ngân
hàng lớn trên thế giới phải cung cấp thông tin về tài sản khách hàng là công dân các
nước có yêu cầu cung cấp thông tin. Trước đây Thụy Sỹ là “thiên đường tài chính”
với những Ngân hàng đảm bảo bí mật tuyệt đối thông tin của khách hàng nhưng với
sức ép từ nhiều phía thì cũng phải cung cấp thông tin để cho nhà nước dễ dàng điều
tra về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức khi cần thiết38. Cho nên nếu Chính
phủ chịu lên tiếng yêu cầu nhận được sự hợp tác giúp đở của các Ngân hàng nước
ngoài thì chắc chắn sẽ thu lại được những kết quả tích cực.
Sáu là, đồng bộ việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân và kê khai thuế:
Cách làm này sẽ giúp cho việc nắm bắt thông tin về tài sản, thu nhập của cá
nhân đạt được hiệu quả tích cực nhất do quá trình cá nhân nộp thuế trên các hoạt
động mua bán hoặc nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ có cơ sở dữ liệu quan trọng để cơ
quan thuế và cơ quan, đơn vị xác minh dùng làm căn cứ để xác minh tính chính xác
trong việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Cho nên cần thiết phải
xây dựng một cơ quan chuyên làm nhiệm vụ thống kê dựa trên cơ sở dữ liệu đã có
sẵn để đối chiếu so sánh phục vụ cho công tác xác minh.
38 Trang Dân trí: Không khó phát hiện quan chức có tiền gửi ở nước ngoài,
508936/khong-kho-phat-hien-quan-chuc-co-tien-gui-o-nuoc-ngoai.htm, [truy cập ngày 15/4/2012].
Bảy là, nâng cao vai trò giám sát của Đảng với Mặt trận tổ quốc và các cơ
quan ban nghành, đoàn thể
Theo quy định của Nghị định 68/2011/NĐ-CP thì vai trò giám sát của Mặt
trận tổ quốc và các tổ chức thành viên đã được nâng lên một cách cụ thể và rõ rệt.
Tuy nhiên để Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên có thể thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình thì nhất thiết cần có một chính sách cụ thể để ra phương hướng hoạt
động kiểm tra giám sát thì mới có thể phát huy được tối đa hiệu quả của việc giám
sát kê khai. Bên cạnh đó sự phối hợp của Đảng với các cơ quan ban nghành, các tổ
chức chính trị- xã hội cũng là tiền đề quan trọng để công tác công khai, minh bạch
tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đạt được hiệu quả hơn nữa góp phần quan
trọng vào cơ chế giám sát, kiểm tra việc công khai tài sản, thu nhập hiện nay.
Tám là, có chế độ khen thưởng và bảo vệ người tố cáo hành vi vi phạm của
cán bộ, công chức
Vấn đề phản ánh và tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công
chức trên thực tế đã có nhiều tiến triển đặc điểm là vấn đề tố cáo tham nhũng. Cụ
thể theo thống kê từ năm 2007-2011 có 5180 vụ việc tố cáo tham nhũng và phát
hiện 466 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và có 727 người có hành vi tham nhũng39.
Với số liệu trên có thể thấy được vai trò của người dân đối với việc tố cáo hành vi
tham nhũng là quan trọng tới mức nào. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một
thống kê cụ thể nào cho thấy việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về công khai,
minh bạch tài sản, thu nhập là bao nhiêu. Nguyên nhân của việc không gặp nhiều
trường hợp tố cáo hành vi vi phạm trên thì có nhiều như vì không biết, vì nể nang.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là lo sợ bị trả thù, bị trù dập đến bản thân và cả
người thân. Chính vì điều này mà việc tố cáo hành vi gian lận trong kê khai tài sản,
thu nhập còn quá ít và chưa đáp ứng được sự kỳ vọng mà quy định pháp luật về
minh bạch tài sản, thu nhập mang lại. Cho nên cần thiết phải có cơ sở pháp lý về
việc hỗ trợ khen thưởng những người tố cáo, đồng thời phải có chính sách bảo vệ họ
trước những hăm dọa hoặc trả thù của người bị tố cáo. Chỉ có làm như vậy thì người
39 Đàm Văn Lợi: Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, Bản tin Phòng chống tham
nhũng số 51- tháng 3 năm 2012.
tố cáo mới an tâm và hợp tác với cơ quan điều tra, xác minh và cung cấp thông tin
trung thực nhất đúng với những gì mà họ biết.
Qua những phân tích như trên có thể thấy bên cạnh những hiệu quả tích cực
mà biện pháp công khai, minh bạch tài sản, thu nhập mang lại cho công tác phòng,
chống tham nhũng thì cũng có những hạn chế, kẻ hở nhất định mà các đối tượng
tham nhũng có thể tận dụng để qua mắt pháp luật. Cho nên việc làm cần thiết hiện
nay là xây dựng một bộ khung những quy định pháp luật chặt chẽ hơn nữa để bịt lại
những kẻ hở của pháp luật. Quan trọng nhất là phải có sự liên kết cùng nhau của
tất cả những cơ quan, tổ chức với người dân để cùng nhau chung tay thực hiện việc
kiểm tra, giám sát thì mới mong mang lại hiệu quả tích cực nhất trong công tác kê
khai tài sản, thu nhập hiện nay.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài người viết đúc kết lại rằng: Quá trình thực
hiện công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức hiện nay đã có
một bước tiến quan trọng và rõ rệt hơn. Cụ thể là phương pháp vận dụng các quy
định của pháp luật vào thực tiễn đã được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả
hơn, đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện nay. Với cơ chế kê khai và thực hiện công
khai để phát hiện các hành vi gian lận trong kê khai, hành vi tham nhũng là một
công cụ hiệu quả nhất đánh một “đòn mạnh” vào nạn tham nhũng đang diễn biến
hết sức phức tạp hiện nay. Với phương pháp này góp phần thanh lọc những “hạt
sạn” đang tồn tại trong bộ máy quyền lực công giúp làm trong sạch hơn nữa bộ máy
hành chính nhà nước nói chung, nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức nói
riêng. Đây là điều mà những văn bản trước đây không thực hiện được do chưa có
một cơ chế rõ ràng, cụ thể và quyết liệt dẫn tới những kết quả đạt được hết sức hạn
chế so với tiêu chí đã đề ra. Điều này cũng giống như việc đề xuất được một ý
tưởng hay nhưng phương pháp thực hiện không đúng dẫn tới kết quả không như
mong muốn.
Bên cạnh đó việc chưa đồng bộ được các quy định pháp luật với nhau dẫn tới
sự chồng chéo và vô tình làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện công khai, minh
bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đến công tác phòng, chống tham
nhũng. Cho nên việc cần làm hiện nay là tập trung xây dựng được một bộ khung
pháp lý thống nhất và chặt chẽ hơn nữa để vừa đảm bảo được tính bí mật cần thiết
của thể chế chính trị nhưng vẫn đảm bảo được sự công khai, minh bạch cần thiết để
lấy đó làm căn cứ đánh giá đúng bản chất đạo đức nghề nghiệp của những cán bộ,
công chức làm việc trong bộ máy hành chính công có trong sạch hay không. Chỉ có
như vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân làm bàn đạp để phát triển kinh tế và
duy trì sự ổn định của xã hội.
Ngoài ra cần phải nâng cao vai trò giám sát của mọi tầng lớp nhân dân về vấn
đề thực hiện kê khai tài sản, thu nhập để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác
công khai, minh bạch hiện nay. Và cũng để cho người dân thực hiện quyền được
cung cấp thông tin về các vấn đề họ quan tâm cũng như quyền giám sát cán bộ,
công chức mà pháp luật đã cho họ40.
Thách thức lớn nhất hiện nay mà công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của
công chức gặp phải vẫn là vấn đề ý thức của bản thân người có nghĩa vụ kê khai. Vì
lý do đụng chạm tới vấn đề nhạy cảm là sở hữu bao nhiêu tài sản. Đối với người
thanh liêm, trong sạch thì họ cũng không ngại gì khi “có bao nhiêu, kê khai bấy
nhiêu”. Nhưng đối với người có hành vi tham nhũng và đang sở hữu một khối tài
sản lớn, bất minh thì họ sẽ tìm mọi cách để hợp pháp hóa nguồn gốc khối tài sản
này. Cho nên cần thiết phải xây dựng một cơ sở dữ liệu quản lý chi tiết về vấn đề tài
sản, thu nhập qua các thời kỳ, giai đoạn để lấy đó làm cơ sở đối chiếu so sánh, từ đó
rút ra được những kết luận có tính xác thực nhất, không bỏ lọt tội phạm hay hàm
oan bất kỳ đối tượng nào.
Cũng qua nghiên cứu đề tài này người viết nhận thấy được tiềm năng và hiệu
quả của việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đối với
công cuộc phòng chống tham nhũng và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong
sạch vững mạnh vẫn còn rất lớn. Nếu biết khai thác tận dụng những lợi thế đang có
và sự quyết liệt hơn nữa trong cách vận dụng pháp luật thì trong tương lai không xa
vấn đề công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức sẽ phương
thuốc phòng và trị nạn tham nhũng hiệu quả nhất từ trước đến nay.
Qua đề tài “Quy định của pháp luật Việt Nam về công khai, minh bạch tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức” với những đề xuất nhằm bổ sung và sửa đổi thì
người viết hi vọng sẽ “công khai hơn nữa” tài sản, thu nhập của cán bộ công chức
vì hiện nay cơ chế công khai chỉ dừng lại ở mức “nội bộ” và chưa được phổ biến
một cách rộng rãi. Đây chính là vấn đề mà người viết quan tâm nhất, vì nó chính là
nguyên nhân trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới việc không phát huy được tối đa tiềm
năng mà bản thân công việc này mang lại. Chỉ có “công khai” hơn nữa mới chính
là nhân tố thúc đẩy hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng mà Đảng, nhà nước và
nhân dân đang cùng nhau tiến hành hiện nay.
40 Điều 8 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày
25/11/2001.
PHỤ LỤC
MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính
phủ)
1. Mẫu số 01: Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập áp dụng cho kê khai tài sản, thu nhập lần
đầu.
2. Mẫu số 02: Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung áp dụng cho kê khai tài sản, thu
nhập từ lần thứ hai trở đi.
3. Mẫu số 03: Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập áp dụng cho kê khai tài sản, thu nhập phục
vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân; bầu,
phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Mẫu số 01
MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
ÁP DỤNG CHO KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP LẦN ĐẦU
(Bao gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên người kê khai tài sản, thu nhập:
- Chức vụ/chức danh công tác:
- Cơ quan/đơn vị công tác:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên:
- Chức vụ/chức danh công tác:
- Cơ quan/đơn vị công tác:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
3. Con chưa thành niên của người kê khai tài sản, thu nhập
a) Con thứ nhất:
- Họ và tên:
- Tuổi:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
b) Con thứ hai (trở lên): (kê khai như con thứ nhất)
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
STT THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN, THU NHẬP
1. Nhà ở, công trình xây dựng
a) Nhà ở Có Không
Loại nhà Cấp 1
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
Cấp 2
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Cấp 3
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Cấp 4
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
b) Công trình xây dựng41 Có Không
Tên công
trình
Nhà hàng
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
Khách sạn, nhà
nghỉ
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Khu nghỉ dưỡng,
sinh thái
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Nhà xưởng, nhà
kho
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
c) Công trình xây dựng khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
d) Ghi chú Tài sản nào chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, lý do:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Quyền sử dụng đất Có Không
a) Phân
nhóm đất
Đất ở
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất trồng cây
hằng năm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất trồng cây lâu
năm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất lâm nghiệp
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất nuôi trồng
thủy sản, làm
muối
Số lượng:
Đất nông nghiệp
khác
Số lượng:
Đất sản xuất,
kinh doanh phi
nông nghiệp
khác
Số lượng:
Đất phi nông
nghiệp khác
Số lượng:
41 Công trình có công năng tổng hợp thì ghi theo công năng chính
Địa chỉ:
Diện tích:
Địa chỉ:
Diện tích:
Địa chỉ:
Diện tích:
Địa chỉ:
Diện tích:
b) Phân nhóm đất khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c) Ghi chú Thửa đất nào chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lý do:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Tài sản ở nước ngoài Có Không
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
4. Tài khoản ở nước ngoài Có Không
Ngân hàng thứ nhất
Tên ngân hàng:
Địa chỉ:
Số dư TK:
Ngân hàng thứ hai
Tên ngân hàng:
Địa chỉ:
Số dư TK:
Ngân hàng thứ ….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Thu nhập
Tổng lương, các khoản phụ cấp theo
lương, thu nhập khác/năm
………………………….. đồng
6. Mô tô, ô tô, tàu thuyền mà giá trị
của mỗi loại từ 50 triệu đồng trở
lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Mô tô Ô tô Tàu Thuyền
Số lượng: Số lượng: Số lượng: Số lượng:
Giá trị: Giá trị: Giá trị: Giá trị:
Tài sản khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kim khí quý, đá quý có giá trị từ
50 triệu đồng trở lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Loại khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8. Tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái
phiếu, séc, các công cụ chuyển
nhượng khác có giá trị từ 50 triệu
đồng trở lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Tiền mặt
Tổng giá trị:
Tiền gửi tại ngân
hàng trong nước
Tổng giá trị:
Cổ phiếu
Số lượng:
Trái phiếu
Tổng giá trị:
Công cụ chuyển nhượng khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu
đồng trở lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Đồ cổ
Tổng giá trị:
Tranh quý
Tổng giá trị:
Cây cảnh
Tổng giá trị:
Tài sản khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
10. Nợ phải trả (quy đổi ra VN đồng Có Không
tại thời điểm kê khai)
a) Nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng Có Không
Tên ngân hàng, tổ chức tín dụng thứ
nhất
Địa chỉ:
Tên ngân hàng, tổ chức tín dụng thứ
hai
Địa chỉ:
Số dư nợ: Số dư nợ:
b) Nợ cá nhân, tổ chức khác Có Không
Cá nhân, tổ chức thứ nhất
Tên:
Địa chỉ:
Số dư nợ:
Cá nhân, tổ chức thứ hai
Tên:
Địa chỉ:
Số dư nợ:
c) Khoản nợ phải trả khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…, ngày … tháng … năm ....
Người kê khai tài sản, thu nhập
(Ký, ghi rõ họ tên trên từng trang của bản kê khai)
Mẫu số 02
MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP BỔ SUNG
ÁP DỤNG CHO KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP TỪ LẦN THỨ HAI TRỞ ĐI
(Bao gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên người kê khai tài sản, thu nhập:
- Chức vụ/chức danh công tác:
- Cơ quan/đơn vị công tác:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên:
- Chức vụ/chức danh công tác:
- Cơ quan/đơn vị công tác:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
3. Con chưa thành niên của người kê khai tài sản, thu nhập
a) Con thứ nhất:
- Họ và tên:
- Tuổi:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
b) Con thứ hai (trở lên): (kê khai như con thứ nhất)
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
STT THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN, THU NHẬP
1. Nhà ở, công trình xây dựng
a) Biến động về nhà ở Có Không
Loại nhà Cấp 1
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
Cấp 2
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Cấp 3
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
Cấp 4
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
b) Biến động về công trình xây dựng42 Có Không
Tên công
trình
Nhà hàng
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
Khách sạn, nhà
nghỉ
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Khu nghỉ dưỡng,
sinh thái
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Nhà xưởng, nhà
kho
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Biến động công trình xây dựng khác:
42 Công trình có công năng tổng hợp thì ghi theo công năng chính
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Biến động về quyền sử dụng đất Có Không
a) Phân
nhóm đất
Đất ở
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất trồng cây
hằng năm
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất trồng cây lâu
năm
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất lâm nghiệp
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất nuôi trồng
thủy sản, làm
muối
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất nông nghiệp
khác
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất sản xuất,
kinh doanh phi
nông nghiệp
khác
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất phi nông
nghiệp khác
Tăng
Giảm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
b) Biến động đối với phân nhóm đất khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Biến động về tài sản ở nước ngoài Có Không
Tên: Tên: Tên: Tên:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
4. Biến động về tài khoản ở nước
ngoài
Có Không
Ngân hàng thứ nhất
Tên ngân hàng:
Địa chỉ:
Tăng
Giảm
Số dư TK:
Ngân hàng thứ hai
Tên ngân hàng:
Địa chỉ:
Tăng
Giảm
Số dư TK:
Ngân hàng thứ ….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Biến động về thu nhập từ 50 triệu
đồng trở lên
Có Không
Tăng ………………………….. đồng
Giảm ………………………….. đồng
6. Biến động về mô tô, ô tô, tàu
thuyền mà giá trị của mỗi loại từ
50 triệu đồng trở lên
Có Không
Giá trị tài sản biến động ước tính: Tăng: ……………………………
đồng
Giảm: ……………………………
đồng
Mô tô
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Ô tô
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tàu
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Thuyền
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Biến động tài sản khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Biến động về kim khí quý, đá quý
có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
Có Không
Giá trị tài sản biến động ước tính: Tăng: ……………………… đồng
Giảm: ……………………… đồng
Tên:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Tăng
Giảm
Số lượng:
Giá trị:
Biến động khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8. Biến động về tiền, sổ tiết kiệm, cổ
phiếu, trái phiếu, séc, các công cụ
chuyển nhượng khác có giá trị từ
50 triệu đồng trở lên
Có Không
Giá trị tài sản biến động ước tính: Tăng: ……………………… đồng
Giảm: ……………………… đồng
Tiền mặt
Tăng
Giảm
Tổng giá trị:
Tiền gửi tại ngân
hàng trong nước
Tăng
Giảm
Tổng giá trị:
Cổ phiếu
Tăng
Giảm
Số lượng:
Trái phiếu
Tăng
Giảm
Tổng giá trị:
Biến động đối với công cụ chuyển nhượng khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9. Biến động về tài sản khác có giá trị
từ 50 triệu đồng trở lên
Có Không
Giá trị tài sản biến động ước tính: Tăng: ……………………… đồng
Giảm: ……………………… đồng
Đồ cổ
Tăng
Giảm
Tổng giá trị:
Tranh quý
Tăng
Giảm
Tổng giá trị:
Cây cảnh
Tăng
Giảm
Tổng giá trị:
Biến động tài sản khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
10. Biến động đối với nợ phải trả (quy
đổi ra VN đồng tại thời điểm kê
khai)
Có Không
a) Biến động đối với các khoản nợ ngân
hàng, tổ chức tín dụng
Có Không
Tên ngân hàng, tổ chức tín dụng thứ
nhất
Địa chỉ:
Tăng
Giảm
Tên ngân hàng, tổ chức tín dụng thứ
hai
Địa chỉ:
Tăng
Giảm
Số dư nợ: Số dư nợ:
b) Biến động đối với nợ cá nhân, tổ
chức khác
Có Không
Cá nhân, tổ chức thứ nhất
Tên:
Địa chỉ:
Tăng
Giảm
Số dư nợ:
Cá nhân, tổ chức thứ hai
Tên:
Địa chỉ:
Tăng
Giảm
Số dư nợ:
c) Biến động đối với khoản nợ phải trả khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…, ngày … tháng … năm ....
Người kê khai tài sản, thu nhập
(Ký, ghi rõ họ tên trên từng trang của bản kê khai)
Mẫu số 03
MẪU BẢN KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP
ÁP DỤNG CHO KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP PHỤC VỤ BỔ NHIỆM, MIỄN
NHIỆM, CÁCH CHỨC; ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN; BẦU, PHÊ CHUẨN TẠI QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
(Bao gồm tài sản của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên người kê khai tài sản, thu nhập:
- Chức vụ/chức danh công tác:
- Cơ quan/đơn vị công tác:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập
- Họ và tên:
- Chức vụ/chức danh công tác:
- Cơ quan/đơn vị công tác:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
3. Con chưa thành niên của người kê khai tài sản, thu nhập
a) Con thứ nhất:
- Họ và tên:
- Tuổi:
- Hộ khẩu thường trú:
- Chỗ ở hiện tại:
b) Con thứ hai (trở lên): (kê khai như con thứ nhất)
II. THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN
STT THÔNG TIN MÔ TẢ VỀ TÀI SẢN, THU NHẬP
1. Nhà ở, công trình xây dựng
a) Nhà ở Có Không
Loại nhà Cấp 1
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
Cấp 2
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Cấp 3
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn
xây dựng:
Cấp 4
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích sàn xây
dựng:
b) Công trình xây dựng43 Có Không
Tên công
trình
Nhà hàng
Số lượng:
Địa chỉ:
Khách sạn, nhà
nghỉ
Số lượng:
Địa chỉ:
Khu nghỉ dưỡng,
sinh thái
Số lượng:
Địa chỉ:
Nhà xưởng, nhà
kho
Số lượng:
Địa chỉ:
43 Công trình có công năng tổng hợp thì ghi theo công năng chính
Diện tích sàn xây
dựng:
Diện tích sàn
xây dựng:
Diện tích: Diện tích:
c) Công trình xây dựng khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
d) Ghi chú Tài sản nào chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, lý do:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Quyền sử dụng đất Có Không
a) Phân
nhóm đất
Đất ở
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất trồng cây
hằng năm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất trồng cây lâu
năm
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất lâm nghiệp
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất nuôi trồng
thủy sản, làm
muối
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất nông nghiệp
khác
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất sản xuất,
kinh doanh phi
nông nghiệp
khác
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
Đất phi nông
nghiệp khác
Số lượng:
Địa chỉ:
Diện tích:
b) Phân nhóm đất khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
c) Ghi chú Thửa đất nào chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lý do:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Tài sản ở nước ngoài Có Không
Tên:
Số lượng:
Tên:
Số lượng:
Tên:
Số lượng:
Tên:
Số lượng:
Giá trị: Giá trị: Giá trị: Giá trị:
4. Tài khoản ở nước ngoài Có Không
Ngân hàng thứ nhất
Tên ngân hàng:
Địa chỉ:
Số dư TK:
Ngân hàng thứ hai
Tên ngân hàng:
Địa chỉ:
Số dư TK:
Ngân hàng thứ ….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Thu nhập
Tổng lương, các khoản phụ cấp theo
lương, thu nhập khác/năm
………………………….. đồng
6. Mô tô, ô tô, tàu thuyền mà giá trị
của mỗi loại từ 50 triệu đồng trở
lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Mô tô Ô tô Tàu Thuyền
Số lượng:
Giá trị:
Số lượng:
Giá trị:
Số lượng:
Giá trị:
Số lượng:
Giá trị:
Tài sản khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kim khí quý, đá quý có giá trị từ
50 triệu đồng trở lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Tên:
Số lượng:
Giá trị:
Loại khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8. Tiền, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái
phiếu, séc, các công cụ chuyển
nhượng khác có giá trị từ 50 triệu
đồng trở lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Tiền mặt
Tổng giá trị:
Tiền gửi tại ngân
hàng trong nước
Tổng giá trị:
Cổ phiếu
Số lượng
Trái phiếu
Tổng giá trị
Công cụ chuyển nhượng khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
9. Tài sản khác có giá trị từ 50 triệu
đồng trở lên
Có Không
Tổng giá trị ước tính: …………………………… đồng
Đồ cổ
Tổng giá trị:
Tranh quý
Tổng giá trị:
Cây cảnh
Tổng giá trị:
Tài sản khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
10. Nợ phải trả (quy đổi ra VN đồng
tại thời điểm kê khai)
Có Không
a) Nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng Có Không
Tên ngân hàng, tổ chức tín dụng thứ
nhất
Địa chỉ:
Tên ngân hàng, tổ chức tín dụng thứ
hai
Địa chỉ:
Số dư nợ: Số dư nợ:
b) Nợ cá nhân, tổ chức khác Có Không
Cá nhân, tổ chức thứ nhất
Tên:
Địa chỉ:
Số dư nợ:
Cá nhân, tổ chức thứ hai
Tên:
Địa chỉ:
Số dư nợ:
c) Khoản nợ phải trả khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…, ngày … tháng … năm .....
Người kê khai tài sản, thu nhập
(Ký, ghi rõ họ tên trên từng trang của bản kê khai)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy 2737883nh c7911a phamp225p lu7853t Vi7879t Nam v7873 camp244ng khai minh .pdf