1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăng
cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu, không
thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng là
một vấn đề được quan tâm nhất.
Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liên
quan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau. Vì vậy việc
tham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản. Trong đó nổi bật nhất
là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền và
nghĩa vụ gì?
Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoàn
chỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo
vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung,
thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo
vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng
Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất của
một quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơn
nữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Chính vì thế, về vấn đề này rất cần có
một sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống
Với suy nghĩ đó, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình .
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống
các quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng các quy
định này, để từ đó phát hiện những tính bất hợp lý và bất cập của các quy định
này. Qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật.
Với mục tiêu trên đề tài xác định nhiệm vụ là:
Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế.
Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định này, đồng thời có sự
so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện cũng như giữa các quy
định của Việt Nam với các nước về cùng một vấn đề. Từ đó phát hiện ra những
thiếu sót, bất cập trong các quy định của luật về vấn đề này.
Đề xuất phương hướng hoàn thiện, thu hẹp dần khoảng cách khác
biệt giữa pháp luật quốc gia với pháp luật các nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế không chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các nước khác như: Anh, Pháp,
Hoa Kỳ Và để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu cũng như có sự tập trung
hơn trong việc thể hiện đề tài, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập
đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo
pháp luật của Việt Nam .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thể hiện thông qua việc sử dụng một số phương thức sau:
phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh . Nhằm giải quyết và tìm hiểu những vấn
đề đặt ra trong tiểu luận. Để từ đó có được một cái nhìn đúng đắn về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luật
Việt Nam
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài mục lục, lời nói đầu, về kết cấu luận văn được thể hiện như sau:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc tế nói chung, quyền lợi của người mua nói riêng.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại nói chung sẽ xuất hiện hai vấn đề liên
quan đến việc áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất mà chúng ta cần lưu ý:
- Thứ nhất, nếu vi phạm hợp đồng là cố ý thì bên bán có quyền viện dẫn đến bên
mua không áp dụng những biện pháp hợp lý để hạn chế thiệt hại hay không. Nếu xem
xét kỹ sự thể hiện nguyên tắc trung thực, thiện chí trong việc ký kết và thực hiện hợp
đồng của pháp luật nhiều nước và Công ước Viên 1980 thì có thể thấy rằng, trong
trường hợp cố ý vi phạm hợp đồng thì bên bán không thể viện dẫn đến việc bên mua
đã không áp dụng các biện pháp ngăn chặn thiệt hại. Còn trong Bộ luật Dân sự và
Luật Thương mại Việt Nam 2005 thì vấn đề này khó có thể tìm được lời giải thích bởi
vì có rất ít quy định cho phép phân biệt được hậu quả pháp lý của hai lọai lỗi cố ý và
vô ý (Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005)
- Thứ hai, nếu bên bán đã áp dụng những biện pháp nhằm mục đích hạn chế
thiệt hại, nhưng không những thiệt hại không được hạn chế mà còn lớn hơn. Trong
trường hợp này thiệt hại phát sinh do bên đòi bồi thường áp dụng các biện pháp mà
theo họ, nhằm hạn chế tổn thất sẽ không được bồi thường, bởi vì những biện pháp
theo quy định của Điều 448.2 Bộ luật Dân sự, Điều 305 Luật Thương mại Việt Nam,
Điều 77 Công ước Viên 1980 không thể được coi là những biện pháp hợp lý.
Tóm lại, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của người mua là quyền không thể
thiếu khi bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng. Một mặt, nó là cơ sở để bên bán có
thể bù đắp được phần nào những tổn thất mà mình gây ra cho bên mua. Mặt khác, nó
còn là biện pháp pháp lý được áp dụng để ràng buộc bên bán phải có trách nhiệm khi
mình vi phạm hợp đồng và nó cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mua trước những
tổn thất, thiệt hại mà bên mua phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên
bán gây ra. Hay nói cách khác, bồi thường thiệt hại vừa là quyền của người mua vừa
là một biện pháp chế tài có vai trò quan trọng được người mua sử dụng trong lĩnh vực
hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.
Nhìn chung, trên cơ sở đã trình bày và phân tích, ta có thể kết luận rằng, người
mua khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì người mua có quyền
29 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 46
yêu cầu người bán thực hiện đúng như quy định trong hợp đồng. Nếu người bán có
hành vi vi phạm hợp đồng thì người mua có các quyền sau: Quyền yêu cầu người bán
thực hiện thực sự hợp đồng, quyền tuyên bố hủy hợp đồng với người bán và quyền
yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại. Tất cả các quyền đó của người mua tuy được
quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau nhưng nhìn chung đều thống nhất
mục đích là bảo vệ quyền lợi của người mua khi người mua tham gia ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Việc pháp luật quy định những quyền này cho người mua
có ý nghĩa pháp lý và thương mại vô cùng quan trọng. Nó giúp cho cả hai bên xác
định được quyền và nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng từ đó giúp cho việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên một cách đúng đắn nhất. Mặt khác, nó cũng chính
là động cơ thúc đẩy lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế nói chung, hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nói riêng được phát triển.
Bên cạnh đó để cho quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế được áp dụng một cách thống nhất và được phát huy hơn nữa thì pháp luật
cũng đã quy định nghĩa vụ của người bán đối với người mua khi người bán tham gia
ký kết. Việc pháp luật quy định nghĩa vụ của người bán song song quyền của người
mua không ngoài mục đích là hỗ trợ quyền của người mua được thực hiện đúng như
pháp luật quy định. Có như vậy thì quyền của người mua mới được bảo vệ một cách
tối đa. Và việc đó cũng có ý nghĩa góp phần làm cho nội dung hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế đa dạng và phong phú hơn. Vì nội dung của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế dựa trên sự xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia khi mà
quyền của bên này được áp dụng chính là nghĩa vụ của bên kia được thực hiện thì nó
sẽ tạo ra sự hỗ trợ giữa quyền của người này và nghĩa vụ của người kia. Điều đó đã
giúp cho nội dung của hợp đồng của hai bên chặt chẽ và phong phú hơn.
2.2 Quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác lập dựa vào sự thoả thuận của
bên bán và bên mua để đi đến sự thống nhất về điều kiện, nội dung chung của hợp
đồng để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Cho nên, bên cạnh việc pháp luật quy định
quyền lợi của người mua thì pháp luật cũng có một số quy định về quyền của người
bán trong hợp đồng thương mại quốc tế. Bên bán, với tư cách là bên tham gia trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nên bên bán sẽ được pháp luật quy định một số
quyền cụ thể. Khác với bên mua, bên bán là bên cung cấp các loại hàng hoá trên thị
trường nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hoá cho bên mua. Và để cho bên bán có thể
hạn chế được những tổn thất trong việc giao hàng như người mua đã ký kết hợp đồng
nhưng không nhận hàng hay người mua không thanh toán số lượng hàng đó… Nếu
người bán gặp phải những trường hợp này thì người bán sẽ bị tổn thất rất nhiều. Cho
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 47
nên, để quyền lợi của người bán được bảo vệ và nhằm mục đích cho bên mua thực
hiện trách nhiệm nghĩa vụ của mình thì pháp luật đã quy định người bán sẽ có các
quyền sau đối với người mua: quyền yêu cầu người mua thực hiện trong quá trình
thực hiện hợp đồng (đây là quyền quy định người mua phải thực hiện một số nghĩa vụ
của mình đối với người bán như nghĩa vụ nhận hàng, nghĩa vụ thanh toán) và quyền
khi mà người mua có hành vi vi phạm hợp đồng ( người bán có quyền yêu cầu người
mua thực hiện đúng những gì mà người mua thoả thuận trong hợp đồng, quyền tuyên
bố huỷ hợp đồng khi người mua vi phạm và quyền yêu cầu người mua bồi thường
thiệt hại nếu có xảy ra).
2.2.1 Quyền của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Đây là quyền mà người bán có khi người bán tham gia thực hiện hợp đồng.
Theo như quy định của quyền này, thì người bán có quyền yêu cầu người mua nhận
hàng khi mà người mua đã thoả thuận là sẽ mua hàng của người bán đồng thời người
bán còn có quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng. Cả hai quyền này của
người bán sẽ được đảm bảo thực hiện thông qua nghĩa vụ của người mua. Và theo quy
định của pháp luật, người mua có nghĩa vụ đối với người bán như sau: nghĩa vụ nhận
hàng và nghĩa vụ thanh toán. Các nghĩa vụ này của người mua là sự hỗ trợ tương ứng
cho các quyền của người bán được thực hiện. Và sau đây, chúng ta hãy lần lượt đi sâu
vào quyền của người bán thông qua nghĩa vụ của người mua về hàng hoá sẽ được quy
định như thế nào?
2.2.1.1 Quyền yêu cầu người mua nhận hàng:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán có quyền yêu cầu người mua
phải có nghĩa vụ nhận hàng. Và nghĩa vụ nhận hàng của người mua được thể hiện ở
hai hành vi đó là sẵn sàng nhận hàng và tiếp nhận hàng.
Để thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng, người mua phải tiến hành chuẩn bị
mọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, kho bãi… nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho việc nhận hàng. Việc người mua phải thực hiện các hành vi sẵn sàng tiếp
nhận hàng không những tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thực hiện việc giao
hàng của mình mà còn thể hiện sự tận tâm, mẫn cán của người mua đối với nghĩa vụ
của mình. Và đây cũng là một trong những nội dung của nguyên tắc trung thực và
thiện chí trong việc ký kết hợp đồng của hai bên. Và khi người bán trao hàng tới địa
điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua, thì người mua phải thực
hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.
Hai hành vi sẵn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng của người mua nó vừa là
điều kiện cần thiết để cho người bán giao hàng mà còn thể hiện một trong những
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 48
nguyên tắc cơ bản trong việc ký kết hợp đồng: đó là nguyên tắc trung thực, thiện chí -
một nguyên tắc không thể thiếu trong bất cứ hợp đồng nào được giao kết.
Đồng thời, nghĩa vụ nhận hàng của người mua phải đúng theo thời hạn được quy
định trong hợp đồng, tức là phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện
giao hàng theo quy định của hợp đồng.
Như đã nói ở trên, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ
đến các hợp đồng thương mại quốc tế khác, đặc biệt là hợp đồng vận tải hàng hoá, vì
vậy việc người mua không tiếp nhận hay chậm tiếp nhận trong nhiều trường hợp gây
ra hậu quả pháp lý hết sức nghiêm trọng. Ví dụ, theo điều kiện giao hàng DAF
(Deliveded at Frontier), người bán có nghĩa vụ giao hàng tại biên giới và phải chịu
mọi rủi ro, phí tổn đến thời điểm hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người mua
nhưng người mua đã không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo thời hạn do hợp
đồng quy định. Việc chậm tiếp nhận hàng có thể đưa đến những hậu quả pháp lý sau:
a) Người bán phải trả tiền lưu tàu;
b) Hàng hoá có thể hư hỏng trong thời gian lưu tàu (trong trường hợp này thật
khó mà xác định hàng bị hỏng trên đường đi hay trong thời gian chờ tàu);
c) Trong thời gian chờ người mua nhận hàng có thể xảy ra trường hợp bất khả
kháng, ví dụ người mua gạo là thương nhân của Irag có nghĩa vụ phải tiếp nhận hàng
vào ngày 16-3-2003 thế nhưng họ đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và
ngày 18-3-2003 xảy ra chiến tranh.
Theo quy định của Điều 306 Bộ luật Dân sự Việt Nam, trong trường hợp này
người mua phải chịu mọi phí tổn liên quan đến việc chậm tiếp nhận hàng và mọi rủi
ro do hàng hoá mất mát hay hư hỏng trong kể từ thời điểm người mua phải thực hiện
nghĩa vụ nhận hàng của mình theo quy định của hợp đồng.30
Có như vậy, thì quyền của người bán trong việc nhận hàng sẽ được bảo vệ.
Người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng còn người mua không những có trách nhiệm
trong việc tiếp nhận hàng do người bán giao mà còn phải chịu trách nhiệm về sự hư
hỏng hay mất mát của hàng hoá khi hàng được chuyển từ người bán sang người mua.
2.2.1.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng:
Thanh toán tiền hàng là một trong những quyền của người bán đối với người
mua trong hợp đồng thương mại quốc tế nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế nói riêng. Nội dung của quyền này, cũng như quyền yêu cầu người mua nhận hàng
đã trình bày ở trên, nó cũng được thể hiện một cách rõ nét nhất qua sự thể hiện nghĩa
vụ của người mua trong việc thanh toán tiền hàng.
30 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 49
Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán theo thời hạn được hợp đồng
quy định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục được hợp đồng
hay luật pháp quy định để thực hiện thanh toán. Thông thường, các bên tự thoả thuận
tất cả các điều kiện của việc thanh toán như: phương thức thanh toán, phương tiện
thanh toán, địa điểm, thời hạn thanh toán, trong trường hợp không có sự thoả thuận
của các bên về điều kiện thanh toán trong hợp đồng thì sẽ áp dụng các quy phạm pháp
luật lựa chọn.
Khi xem xét nghĩa vụ thanh toán của người mua theo hợp đồng mua bán hàng
hoá có thể nhận thấy rằng, luật Thương mại 2005 có một quy định hết sức mới, quy
định này được xây dựng trên cơ sở có sự tham khảo Công ước Viên 1980 (Khoản 3
Điều 58). Điều 55.2 quy định rằng, người mua không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
trước khi họ có thể kiểm tra hàng hoá, trừ trường hợp phương thức giao hàng hay
thanh toán do các bên thoả thuận không cho phép người mua kiểm tra hàng trước khi
thanh toán. Ví dụ hợp đồng mua bán với điều kiện giao hàng FOB cảng Sài Gòn có
quy định rằng: người bán giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho người mua (vận
đơn, các loại giấy chứng nhận chất lượng…) và có nghĩa vụ mời người mua kiểm tra
chất lượng trước khi hàng được xếp lên tàu. Tuy nhiên, người mua đã không thể kiểm
tra hàng hoá do lỗi của người bán. Như vậy, trong trường hợp này người mua có
quyền chưa thanh toán cho đến khi họ có thể kiểm tra được chất lượng của hàng tại
cảng đến.
Một trong những vấn đề mới được đưa vào Luật Thương mại 2005 đó là quyền
ngừng thanh toán tiền mua hàng. Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, nếu
trong hợp đồng không có sự thoả thuận khác thì người mua có quyền tạm ngưng việc
thanh toán trong những trường hợp: thứ nhất, bên mua có bằng chứng về việc bán lừa
dối (1); thứ hai, bên mua có bằng chứng về việc hàng hoá đang là đối tượng bị tranh
chấp và tranh chấp đó chưa được giải quyết xong (2); thứ ba, bên mua có bằng chứng
về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng và người bán chưa khắc
phục xong sự không phù hợp đó (3). Có thể nhận thấy rằng, các quy định nói trên
được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc thiện chí và trung thực trong việc ký kết và thực
hiện hợp đồng. Tuy nhiên một câu hỏi có thể được đặt ra khi xem xét quy định nói
trên của Luật Thương mại 2005, liệu quy định đó có giá trị pháp lý hay không khi các
bên trong hợp đồng áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 500.
Chúng tôi cho rằng, nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, khi các bên thoả
thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và thoả thuận áp dụng UCP 500
thì các quy định nói trên không có giá trị pháp lý, bởi vì việc các bên thoả thuận áp
dụng UCP 500 có thể hiểu rằng, giữa họ có sự thoả thuận ngầm sẽ không áp dụng quy
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 50
định của pháp luật. Trong trường hợp các bên vừa thoả thuận áp dụng UCP 500, vừa
thoả thuận các điều kiện tạm ngưng việc thanh toán thì rõ ràng các quy định của Điều
55 Luật Thương mại vẫn còn có giá trị pháp lý.
Một vấn đề có thể được đặt ra trong thực tiễn thương mại nói chung, thực tiễn
mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng đó là hậu quả pháp lý của những trường hợp, khi
những căn cứ, trên cơ sở chúng người bán thực hiện việc tạm ngừng thanh toán,
không có cơ sở xác thực. Có thể nói những người soạn thảo Luật thương mại 2005 đã
có sự dự liệu trước cách giải quyết trong những trường hợp đó. Điều 55.4 Luật
Thương mại 2005 quy định rằng, nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra khi tạm ngừng
thanh toán không xác thực, gây thiệt hại cho người bán thì bên mua phải bồi thường
thiệt hại và phải chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật. Quy định này buộc
người mua phải có sự cân nhắc, thận trọng khi thực hiện quyền tạm ngừng thanh toán.
Nói đến nghĩa vụ thanh toán của người mua không thể không nói đến những
trường hợp, khi trong hợp đồng các bên không thoả thuận giá cả hay cách thức xác
định giá của hàng hoá thì người mua phải thanh toán như thế nào. Để giải quyết
những trường hợp tương tự, Điều 52 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, trong
trường hợp không có thoả thuận về giá của hàng hoá hay không thoả thuận về phương
thức xác định giá và cũng không có bất kỳ sự chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng
hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức
thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá. Chúng tôi cho rằng quy định
này được xây dựng để thay thế cho việc luật quy định các điều kiện tối thiểu, trong đó
có điều kiện giá cả, để hợp đồng có giá trị pháp lý.31
Pháp luật của nhiều nước cũng như pháp luật của Việt Nam quy định rằng, trong
trường hợp không có sự thoả thuận khác thì việc thanh toán phải được thực hiện đồng
thời với việc giao hàng hay giao chứng từ liên quan đến hàng hoá (Điều 1651 Bộ luật
Dân sự Pháp, Điều 28 Luật bán hàng hoá của Anh năm 1979, Điều 2-310 Bộ luật
Thương mại Thống nhất Hoa kỳ, Điều 58 Công ước Viên 1980,Điều 50 Luật Thương
mại Việt Nam)…
Trong trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán, thì người mua
có nghĩa vụ thanh toán khi người bán đã đặt hàng hay chứng từ liên quan đến hàng
hoá dưới sự định đoạt của người mua theo quy định của hợp đồng. Ví dụ, mặc dù hợp
đồng không quy định thời hạn thanh toán nhưng người mua có nghĩa vụ phải thanh
toán khi người bán đã giao hàng cho người vận chuyển. Ngoài ra, theo quy định của
31 Xem thêm: Điều 50, Điều 81 Luật Thương mại 1997.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thiếu một trong các
nội dung cơ bản thì không có giá trị pháp lý.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 51
Điều 50.3 Luật Thương mại Việt Nam người mua có nghĩa vụ phải thanh toán trong
trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hỏng và sự mất mát, hư hỏng này xảy ra sau thời
điểm chuyển quyền sở hữu trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của người bán.
Địa điểm thanh toán có ý nghĩa quan trọng bởi vì liên quan đến sự giám sát
ngoại tệ từ phía nhà nước.Theo quy định của pháp luật Pháp (Điều 1651) và Hoa Kỳ
(Điều 2-312 Bộ luật Thương mại Thống nhất), thanh toán phải thực hiện tại địa điểm
giao hàng, còn theo quy định của pháp luật Đức (Điều 270 Bộ luật Dân sự), Công ước
Viên 1980 (Khoản 1 Điều 57), thanh toán phải được thực hiện ở nơi có trụ sở thương
mại của người bán trong trường hợp không có sự thoả thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng không quy định địa điểm thanh toán thì
người mua phải thanh toán tại nơi có trụ sở thương mại của người bán, hoặc tại nơi
giao hàng hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền, giao hàng và chứng từ phải
được tiến hành đồng thời. Trong trường hợp này, nếu người bán thay đổi trụ sở
thương mại thì người bán phải chịu chi phí phát sinh liên quan đến việc thanh toán,
Luật Thương mại Việt Nam hiện nay (Điều 54) đã tìm thấy được sự tương thích với
pháp luật quốc tế về thương mại, chỉ khác nhau ở chỗ, Luật Thương mại Việt Nam
không quy định, ai phải chịu chi phí phát sinh trong trường hợp người bán thay đổi trụ
sở thương mại.32
Tóm lại, nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua được pháp luật quy định
cụ thể là thế không ngoài mục đích để bảo vệ quyền lợi của người bán, bảo vệ cho
người bán hạn chế được những thiệt hại hay tổn thất khi mà người mua không thực
hiện nghĩa vụ. Cho nên, nghĩa vụ này của người mua có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh
vực thương mại đồng thời nó cũng là một trong những cơ sở để xây dựng nguyên tắc
thiện chí và trung thực trong việc ký kết hợp đồng_ một nguyên tắc được thực hiện
dựa trên ý chí nguyện vọng của cả hai bên.
Ngoài hai nghĩa vụ nêu trên, người mua còn có một số nghĩa vụ khác như kiểm
tra chất lượng hàng hoá trước thời điểm giao hàng nếu trong hợp đồng có sự thoả
thuận của các bên (Điều 38 Công ước Viên 1980, Điều 44 Luật Thương mại 2005). Ở
đây có một số vấn đề mà chúng tôi cho là phải được lưu ý:
- Thứ nhất, theo quy định của Điều 44.4 và Luật Thương mại Việt Nam, người
bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua
đã biết hay không thể không biết trong quá trình kiểm tra nhưng không thông báo cho
người bán biết trong một thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Có thể nhận thấy
quy định nói trên thể hiện sự thống nhất với quy định của Điều 40.1 Luật Thương mại.
32 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 52
Hậu quả pháp lý của việc biết được khiếm khuyết của hàng hoá tại thời điểm giao kết
hợp đồng và trong quá trình kiểm tra mà không thông báo là như nhau.
- Thứ hai, Điều 44.5 Luật Thương mại quy định, mặc dù có sự kiểm tra của bên
mua nhưng bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá, nếu
người mua không thể phát hiện được những khiếm khuyết đó trong quá trình kiểm tra
bằng biện pháp thông thường và bên bán biết và không thể không biết về các khiếm
khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Theo quy định của điều luật này, bên
bán chỉ chịu trách nhiệm khi họ biết hay không thể không biết về những khiếm khuyết
của hàng hoá, và hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng,
họ không biết và không thể biết được về những khiếm khuyết đó. Chúng tôi cho rằng,
quy định này của Luật Thương mại là chưa đầy đủ.
- Thứ ba, theo quy định của Điều 47 Luật Thương mại 2005, nếu các bên có
thoả thuận thời hạn thông báo về sự không phù hợp của điều kiện của hợp đồng thì
người bán sẽ không chịu trách nhiệm nếu người mua không thông báo về sự không
phù hợp của hàng hoá trong thời hạn đã thoả thuận. Nghĩa vụ này của người mua cũng
được quy định tại Khoản 1 Điều 39 Công ước Viên 1980. Ngoài ra, khác với pháp luật
Việt Nam, Khoản 2 Điều 39 Công ước Viên 1980 còn có quy định trong trường hợp
các bên không thoả thuận về thời hạn thông báo thì thời hạn thông báo sẽ là hai năm
kể từ thời điểm hàng hoá đã thực sự được giao cho người mua.
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, trong
nhiều trường hợp sự không phù hợp của hàng hoá liên quan đến các yếu tố mà người
bán đã biết hoặc không thể không biết tại thời điểm giao hàng nhưng không thông báo
cho người mua biết. Ví dụ, khi cẩu container xếp hàng điện tử lên tàu, vì bất cẩn hay
vì một lý do nào đấy mà container bị rơi, ảnh hưởng đến chất lượng hàng điện tử bên
trong, tuy nhiên người bán đã không thông báo cho người mua biết về việc này. Trong
trường hợp này, nếu áp dụng quy định thời hạn thông báo đối với người mua như ở
trên thì rất không hợp lý. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam cũng không có một quy
định nào khác.
Công ước Viên 1980 đã có một quy định có thể nói là hết sức thoả đáng để giải
quyết trường hợp này. Theo Điều 40 Công ước Viên 1980, trong trường hợp này
người bán phải chịu trách nhiệm ngay cả khi người mua không tuân thủ quy định thời
hạn thông báo được nói ở trên. Quy định này của Công ước Viên 1980 được xây dựng
từ nguyên tắc trung thực, thiện chí trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế.
Như vậy, quyền này của người bán được thực hiện ngoài hai nghĩa vụ của người
mua là nghĩa vụ nhận hàng và nghĩa vụ thanh toán tiền hàng thì người mua còn có
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 53
nghĩa vụ phải kiểm tra chất lượng hàng hoá trước thời điểm giao hàng nếu trong hợp
đồng có sự thoả thuận của người mua và người bán. Tất cả những nghĩa vụ vừa nêu
tuy có thể được quy định khác nhau trong nhiều văn bản pháp luật nhưng đều thống
nhất nội dung là người mua phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên như: sẵn sàng tiếp
nhận hàng khi người bán giao hàng như thoả thuận trong hợp đồng, đồng thời người
mua phải tạo mọi điều kiện về phương tiện cũng như về mặt tinh thần để người bán
giao hàng thuận lợi. Mặt khác, người mua phải thanh toán tiền hàng cho người bán
theo như quy định cũng như sự thoả thuận trong hợp đồng. Có như vậy, người bán sẽ
không bị tổn thất về hàng hoá mà mình cung cấp đồng thời khi nghĩa vụ về hàng hoá
của người mua được thực hiện đúng đắn thì người bán sẽ thuận lợi hơn trong việc giao
hàng. Rõ ràng, tất cả những nghĩa vụ này của người mua cùng hướng tới một mục
đích là làm cho quyền này của người bán về hàng hoá được phát huy và quyền lợi của
người bán được bảo vệ theo khuôn khổ pháp luật quy định.
2.2.2 Quyền của người bán khi người mua có hành vi vi phạm hợp đồng:
Cũng như người mua, người bán cũng có quyền này khi người mua có hành vi
vi phạm hợp đồng. Nghĩa là người bán cũng có quyền buộc người mua thực hiện đúng
hợp đồng mà bên mua thỏa thuận, có quyền tuyên bố sẽ hủy hợp đồng với bên mua
khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ hay vi phạm nội dung hợp đồng mà hai bên
giao kết, đồng thời bên bán còn có quyền yêu cầu bên mua phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nếu có tổn thất do bên mua gây ra. Và những quyền này của người
bán nói một cách chung nhất là nhằm bảo vệ quyền lợi của người bán khi mà người
bán bị thiệt hại trước hành vi vi phạm hợp đồng của người mua.
2.2.2.1 Quyền yêu cầu thực hiện thực sự (Thực hiện đúng những quy
định trong hợp đồng):
Quyền yêu cầu người mua thực hiện theo hợp đồng của người bán là quyền mà
người bán yêu cầu người mua thực hiện đúng theo những gì mà người mua đã thỏa
thuận khi giao kết hợp đồng. Theo quy định thì người bán sẽ có những quyền như sau:
- Nếu người mua không nhận hàng thì người bán có quyền yêu cầu người mua
phải nhận hàng nếu hàng hóa mà người bán cung cấp đúng là loại hàng mà bên mua
thỏa thuận trong hợp đồng và loại hàng hóa đó phù hợp với điều kiện của hợp đồng.
- Đồng thời người bán có quyền yêu cầu người mua trả tiền hàng khi người
mua đã chấp nhận số hàng mà người bán cung cấp hay nói cách khác người mua phải
biết mình có nghĩa vụ trả tiền hàng kể từ khi hợp đồng giữa hai bên có hiệu lực.
- Mặt khác, người bán còn có quyền yêu cầu người mua thực hiện một số nghĩa
vụ khác liên quan tới hợp đồng như: yêu cầu người mua phải kiểm tra hàng hóa trước
thời điểm giao hàng nhằm tránh các hậu quả có thể phát sinh như người bán giao thừa
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 54
hàng, hay tránh trường hợp người mua làm hư hại hàng hóa mà đổ lỗi cho người
bán…
Và để cho người mua thực hiện được nghĩa vụ của mình trong trường hợp
người mua tạm thời chưa thực hiện được thì người bán phải cho người mua một thời
hạn bổ sung để người mua thực hiện nghĩa vụ. Và trong thời gian gia hạn này, người
bán không được áp dụng một quyền nào khác trừ trường hợp người mua trực tiếp
tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên trong trường hợp này người bán không
mất quyền yêu cầu trả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đòi bồi thường
thiệt hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ.
Những nội dung vừa nêu trên đó chính là những quyền của người bán đối với
người mua, quyền yêu cầu người mua thực hiện đúng hợp đồng mà theo đó cả người
bán và người mua đều có sự thoả thuận. Đồng thời, để cho người mua có thể thực hiện
được những nghĩa vụ này người bán phải cho người mua một thời hạn bổ sung. Và
thời hạn này do người bán quy định sao cho phù hợp với điều kiện nhu cầu của người
mua để người mua có thể thực hiện được nghĩa vụ mà người bán mong muốn. Việc
làm này đã tạo điều kiện cho cả hai bên đều có lợi, người mua sẽ hoàn thành được
nghĩa vụ trách nhiệm về hợp đồng mà mình giao kết còn người bán sẽ đáp ứng nhu
cầu về hợp đồng của mình như: giao được hàng cho người mua và nhận được tiền
thanh toán từ người mua. Cho nên, quyền yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng là một
quyền không thể thiếu được đối với một trong các bên khi đã tham gia giao kết. Đồng
thời, nó còn có ý nghĩa buộc các bên phải thực hiện những gì mà mình đã thoả thuận
trong hợp đồng nhằm hoàn thiện nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói
riêng, hợp đồng thương mại quốc tế nói chung. Và đó cũng là mặt tích cực của quyền
này.
2.2.2.2. Quyền yêu cầu tuyên bố hủy hợp đồng:
Một hợp đồng sẽ bị tuyên bố huỷ khi một trong các bên đã không thực hiện
nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng. Và trong trường hợp này người bán
sẽ có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng với người mua như:
- Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của hợp
đồng, mà sự vi phạm này được coi là sự vi phạm chủ yếu nội dung cơ bản của hợp
đồng như: người mua đã không nhận hàng do người bán cung cấp mà không có một lý
do chính đáng nào hoặc người mua đã không thanh toán tiền hàng hay thanh toán
không đủ cho người bán…
- Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian mà người
bán cho gia hạn thêm để người mua thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán.
Ví dụ: vì người mua không có điều kiện để thanh toán tiền hàng một lần cho người
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 55
bán nên người bán đã cho người mua thêm một thời hạn để người mua có đủ điều kiện
thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian này, người mua không có thiện ý thanh toán
tiền hàng cho người bán hay người mua tuyên bố đã hết nghĩa vụ thanh toán đối với
người bán thì người bán có quyền huỷ hợp đồng đối với người mua.
Tất cả những trường hợp nêu trên, nếu người mua phạm phải thì người bán sẽ có
quyền yêu cầu huỷ hợp đồng đối với người mua. Tuy nhiên, trước khi người bán
tuyên bố huỷ hợp đồng thì người bán phải thông báo cho người mua biết về việc huỷ
hợp đồng của mình hay nói cách khác người bán chỉ được đơn phương huỷ hợp đồng
khi người mua đã nhận được thông báo huỷ hợp đồng từ phía người bán. Và một điều
cần phải lưu ý rằng trong trường hợp người bán chưa kịp thông báo nghĩa vụ do huỷ
hợp đồng cho người mua nhưng người mua đã thực hiện nghĩa vụ thì người bán sẽ
đương nhiên mất quyền đó. Ví dụ: người bán chưa kịp thông báo huỷ hợp đồng do
người mua chưa thanh toán tiền hàng nhưng người mua đã thanh toán tiền hàng cho
người bán, dù chậm, thì người bán cũng không có quyền huỷ hợp đồng với người
mua.
Hậu quả của việc người bán tuyên bố huỷ hợp đồng là bên bán không bị ràng
buộc bởi các quy định của hợp đồng còn bên mua phải chịu trách nhiệm đối với bên
bán trước những thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng của mình gây ra. Hay nói cách
khác, các bên sẽ được giải phóng những nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp
đồng (theo Điều 81 Công ước Viên 1980) .Và cũng theo điều này thì mỗi bên phải
hoàn trả cho nhau những gì mà họ đã có được khi tham gia giao kết hợp đồng.
Và có một điểm chúng ta cần lưu ý rằng, khi xem xét quyền tuyên bố huỷ hợp
đồng của người bán đối với người mua, chúng ta cần phải phân biệt với quyền người
bán yêu cầu đình chỉ thực hiện hợp đồng.Về hình thức, hai quyền này có nhiều điểm
giống nhau như: căn cứ áp dụng, nghĩa vụ thông báo,… Có thể nói rằng sự khác nhau
cơ bản giữa hai loại quyền này thể hiện ở hậu quả pháp lý của chúng: khi áp dụng
quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của hợp đồng chấm dứt tại thời điểm
một bên nhận được thông báo đình chỉ, còn khi áp dụng quyền huỷ hợp đồng thì hợp
đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết vì vậy mỗi bên đều có quyền đòi lại lợi
ích do việc đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình.33
2.2.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Cũng giống như người mua, người bán cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Theo quy định về quyền này, người mua có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
người bán khi người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp
33 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 56
đồng dẫn đến bên bán phải chịu tất cả những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng
của người mua gây ra. Thì trong trường hợp này, người bán có quyền yêu cầu người
mua bồi thường thiệt hại. Thiệt hại này chính là tổng số các tổn thất bao gồm giá trị
tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp mà người bán phải chịu do hậu quả của
việc vi phạm hợp đồng mà người mua gây ra. Tuy nhiên, những tổn thất này không
vượt quá tổn thất mà người mua đã dự đoán hoặc buộc phải dự đoán được khi ký kết
hợp đồng (theo Điều 74 Công ước Viên 1980). Quy định này của Công ước được đặt
ra là căn cứ để người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời để hạn chế tổn
thất cho người bán. Vì nếu sự tổn thất vượt ngoài dự đoán và khả năng của người mua
điều này sẽ là cho người bán chịu hậu qủa rất lớn vì người mua không có đủ điều kiện
và khả năng để bồi thường thiệt hại cho người bán trong trường hợp này. Cho nên,
quy định này của Công ước nhằm bảo vệ quyền lợi của người bán giúp người bán có
thể hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất mà người mua gây ra. Và để thực hiện
được như thế, thì Điều 77 Công ước này cũng có quy định là bên bán phải áp dụng
các biện pháp thích hợp để hạn chế tổn thất khi mà hợp đồng mà hai bên ký kết bị vi
phạm và bên mua đã gây tổn thất cho bên bán. Có như vậy, việc bồi thường thiệt hại
của người mua có thể được giảm bớt và được hạn chế. Và đó cũng chính là sự hỗ trợ
của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm nhằm giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên
khi quyền này được đem ra áp dụng.
Tóm lại, tất cả những quyền vừa nêu trên của người bán và người mua là một
trong những nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nó quy định bên này
có quyền lợi gì đối với bên kia khi hai bên cùng tham gia giao kết hợp đồng. Như
quyền của người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán có quyền yêu cầu
người mua nhận hàng do mình cung cấp hay nói cách khác, người bán có quyền yêu
cầu người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho mình. Song song với quyền
lợi của người bán, thì người mua cũng có các quyền liên quan đến việc giao hàng như:
yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm và thời gian được quy định trong hợp
đồng, giao đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa, giao giấy tờ chứng từ liên quan
tới hàng hóa… Nhìn chung các quyền này của người bán và người mua đều rất quan
trọng và cần thiết đối với hai bên. Mặt khác, để các quyền này được đảm bảo thực
hiện một cách nghiêm chỉnh thì pháp luật còn quy định thêm các bên sẽ có các quyền
sau khi mà một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng: quyền buộc bên kia thực
hiện đúng theo quy định của hợp đồng, quyền tuyên bố hủy hợp đồng đối với bên kia
khi bên này không thực hiện nghĩa vụ của mình hay quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại khi có thiệt hại xảy ra… Có thể nói, những quyền này được pháp luật quy định
không ngoài mục đích ràng buộc các bên phải thực hiện đúng đắn nghĩa vụ của mình
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 57
được quy định trong hợp đồng, đảm bảo quyền lợi của các bên sẽ được bảo vệ khi
tham gia giao kết hợp đồng.
Cho nên, có thể khẳng định rằng, dù pháp luật có quy định về quyền lợi của các
bên trong hợp đồng ra sao thì các quyền nêu trên đều được các bên quan tâm và lưu ý
nhất. Và nó cũng đã thể hiện cơ bản một phần nào về nội dung của hàng hóa quốc tế_
một phần rất quan trọng trong hợp đồng. Đồng thời, để nội dung của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế được hoàn chỉnh thì pháp luật quy định tương ứng quyền của
bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, ví dụ như: tương ứng với quyền yêu cầu
bên bán giao hàng đúng địa điểm là nghĩa vụ của bên bán, bên bán có nghĩa vụ giao
hàng cho bên mua đúng địa điểm được quy định trong hợp đồng… Hay nói cách khác
quyền của bên này được quy định là nghĩa vụ của bên kia_ đó là một sự hỗ trợ hoàn
thiện, nó là cơ sở là căn cứ làm cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đảm bảo
được quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện và bảo vệ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 58
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế nói chung,
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng trên cơ sở những điều đã trình bày và
phân tích ở trên chúng ta thấy rằng vấn đề này được nhiều văn bản pháp luật ở các
nước khác nhau quy định không giống nhau. Theo đó, khi các chủ thể tham gia ký kết
hợp đồng, thì quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật quy định rất chung
chung, chưa có sự thống nhất với các hệ thống pháp luật khác, điều này có thể dẫn đến
quyền lợi của các bên chưa được pháp luật bao quát hết. Cho nên, để nhằm hoàn thiện
hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói
chung và đồng thời để bảo vệ quyền của Việt Nam khi mà Việt Nam tham gia ký kết
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với các quốc gia khác nói riêng, theo quan điểm
của người viết, tôi đề xuất các kiến nghị sau và tôi hy vọng các kiến nghị này sẽ góp
phần nào đó trong việc hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
* Kiến nghị đối với các chủ thể của Việt Nam khi tham gia ký kết hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế:
- Kiến nghị thứ nhất là các chủ thể Việt Nam cần nghiên cứu một cách nghiêm
chỉnh để nắm rõ được tinh thần và nội dung chủ yếu của CISG:
Kiến nghị này theo tôi là một kiến nghị rất cần thiết trong việc giải quyết tranh
chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giữa các chủ thể Việt Nam và các đối tác
nước ngoài. Các tranh chấp này sẽ được giải quyết bằng CISG bởi các Toà án Việt
Nam, Toà án nước ngoài và đặc biệt là các trọng tài quốc tế. Theo đó, tuy Việt Nam
chưa tham gia Công ước nhưng các tranh chấp trong mua bán hàng hoá quốc tế của
các chủ thể Việt Nam rất có thể sẽ được xét xử theo Công ước này. Vì vậy, việc cấp
bách nhất là ta phổ biến và tạo điều kiện cho các chủ thể hiểu rõ, tiếp cận có thể nắm
được tinh thần và nội dung Công ước này. Có như vậy, thì các chủ thể tham gia ký kết
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng, sẽ tự bảo vệ
quyền lợi của mình trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nếu có tranh chấp xảy
ra.
- Kiến nghị thứ hai là các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế nên chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 59
Như đã biết, việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng luôn là một vấn đề quan
trọng và khó khăn đối với các nhà đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của
Việt Nam. Họ có thể lựa chọn giữa luật Việt Nam, luật quốc gia của đối tác, luật quốc
gia của nước thứ ba, Điều ước quốc tế như CISG hay tập quán thương mại quốc tế ….
Cho nên, hiện tại tuy Việt Nam chưa gia nhập CISG nhưng theo quan điểm người
viết, tôi đề xuất kiến nghị lựa CISG làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế vì ba lý do sau:
+ Thứ nhất, tránh được những khó khăn khi phải đàm phán lựa chọn luật quốc
gia làm luật áp dụng cho hợp đồng vì trên thực tế, việc lựa chọn luật quốc gia thường
gặp phải những khó khăn.Các khó khăn thường gặp đó là:
Nếu như các nhà đàm phán nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn luật quốc
gia của mình thì điều này lại không hoàn toàn đúng cho các nhà đàm phán Việt Nam.
Theo họ, thì việc dẫn chiếu đến luật Việt Nam đôi khi không phải là giải pháp tối ưu,
vì pháp luật về hợp đồng nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói
riêng của Việt Nam còn hàm chứa nhiều quy định chưa phù hợp với điều kiện quốc tế,
với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và như vậy quyền lợi của các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả
Mặt khác, các chủ thể Việt Nam có thể bị những rủi ro pháp lý trong việc lựa
chọn luật quốc gia của nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về luật đó
+ Thứ hai, vì CISG là nguồn luật phổ biến nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế. Hiện nay CISG đã có 66 quốc gia tham gia và được phê chuẩn,
trong đó có rất nhiều quốc gia là đối tác lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ,
Italia, Liên Bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Australia, Trung Quốc…. Các công ty,
doanh nghiệp của các nước này đã áp dụng và đã quen áp dụng CISG cho các hợp
đồng mua bán hàng hoá với các đối tác nước ngoài. Vì vậy, nếu Việt Nam đề xuất
việc áp dụng CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng thì sẽ dễ dàng có được sự chấp nhận
của các đối tác. Điều này dẫn đến việc mua bán hàng hoá quốc tế của Việt Nam sẽ
được mở rộng .
+ Thứ ba, nếu chọn CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế sẽ có được sự an toàn về mặt pháp lý.
Qua việc tìm hiểu các quy định của CISG cũng như qua việc phân tích các án
lệ liên quan đến CISG trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế, ta thấy rằng các qui định của CISG là phù hợp với thực tiễn thương
mại quốc tế, thường được các doanh nghiệp và công ty lựa chọn áp dụng cũng như
được các Toà án, đặc biệt là các trọng tài quốc tế dẫn chiếu đến khi giải quyết tranh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 60
chấp. Hơn nữa, CISG với tư cách là một văn bản thực chất nhằm giải quyết các xung
đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong Công ước coi là rất hợp lý, đã thống
nhất được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, tạo
được sự bình đẳng giữa người bán và người mua trong quan hệ hợp đồng, giúp các
bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế
* Kiến nghị đối với việc Việt Nam tham gia Công ước:
Như đã biết, hiện nay Công ước đã có hơn 66 quốc gia tham gia ký kết và là
thành viên của Công ước này, có thể nói nó là Công ước được áp dụng rộng rãi nhất
trong số các Điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hoá quốc tế. Cho nên, để
bảo vệ quyền lợi của nước ta nói chung, bảo vệ quyền lợi của các bên nói riêng trong
lĩnh vực ký kết hợp đồng, thì theo tôi cách tốt nhất là nước ta nên phấn đấu trở thành
một thành viên của Công ước. Việc cùng trở thành thành viên của Công ước giúp cho
nước ta với các nước khác trong quan hệ mua bán xích lại gần nhau hơn, giúp cho
việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được
nhanh chóng và thuận lợi hơn. Và đây cũng là giải pháp để góp phần mở rộng quan hệ
thương mại với các nước khác. Việc khuyến nghị Việt Nam tham gia và trở thành một
thành viên của Công ước có ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động ngoại thương nói
chung và hoạt động mua bán (xuất nhập khẩu) nói riêng của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như là hiện nay. Vì đây là Công ước về mua
bán hàng hóa quốc tế đã được nhiều nước tham gia, phê chuẩn, đóng vai trò quan
trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc
đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên đường hội nhập một cách chủ
động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hợp tác song phương và đa
phương, do đó, việc các văn bản luật quốc gia chưa phù hợp với pháp luật quốc tế sẽ
gây cho chúng ta nhiều khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những xung đột pháp luật với
các nước khác và khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Luật Thương mại Việt
Nam 1997 (và ngay cả Luật Thương mại Việt Nam 2005) liên quan đến hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế và còn chứa đựng những điều
khoản chưa phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi các nhà kinh doanh quốc tế. Điều này đòi
hỏi chúng ta phải nhanh chóng có các giải pháp tiến tới gia nhập CISG trong thời gian
sớm nhất để thống nhất nguồn luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế giữa các
doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Khi đó các doanh nghiệp Việt
Nam và nước ngoài sẽ cùng chung “tiếng nói”, cùng chung quan điểm và nhờ đó, các
mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt hơn, lâu bền hơn và
rộng mở hơn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 61
Đó là những kiến nghị của riêng tôi, có thể nói những kiến nghị này xét ở một
góc độ nào đó, chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các nước nói
chung, của Việt Nam nói riêng. Nhưng tôi mong rằng, các quốc gia khi tham gia ký
kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói chung, của Việt Nam nói riêng sẽ xem xét
các kiến nghị này và thực hiện chúng trong thời gian sớm nhất để chúng có thể trở
thành những giải pháp có ích góp một phần nào đó trong việc bảo vệ quyền và nghĩa
vụ của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Có như
vậy, thì quyền lợi của các bên khi tham gia quan hệ mua bán nói chung, quan hệ mua
bán hàng hoá quốc tế nói riêng sẽ được hoàn thiện và được bảo vệ chặt chẽ hơn. Và
đó chính là căn cứ để góp phần đẩy mạnh và mở rộng quan hệ thương mại với các
nước khác, là động lực thúc đẩy lĩnh vực thương mại quốc tế ngày càng phát triển.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 62
KẾT LUẬN
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng hợp đồng luôn luôn gắn liền
với yếu tố nước ngoài nên các bên tham gia ký kết hợp đồng có quốc tịch và trụ sở
thương mại khác nhau. Khi các bên cùng thực hiện hợp đồng thì sẽ phát sinh một số
quyền và nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được các hệ thống pháp luật khác nhau trên Thế giới quy định không giống
nhau. Tuy nhiên dù được quy định ra sao thì các hệ thống pháp luật này cùng chung
quan điểm là bên bán khi tham gia thực hiện hợp đồng phải có nghĩa vụ giao hàng cho
bên mua. Việc giao hàng của bên bán tùy theo sự thỏa thuận của hai bên trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng đúng
thời gian và địa điểm được quy định trong hợp đồng, giao hàng đúng số lượng và chất
lượng; mặt khác, nếu trong hợp đồng quy định bên bán giao chứng từ liên quan tới
hàng hóa hay phải bảo đảm quyền sở hữu của hàng hóa thì bên bán phải có nghĩa vụ
thực hiện đúng những gì được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh pháp luật quy
định nghĩa vụ của bên bán thì pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của bên mua khi bên
mua tham gia vào quan hệ hợp đồng. Bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng do bên bán
cung cấp đồng thời bên mua phải thanh toán tiền hàng. Đó là các quyền và nghĩa vụ
của các bên được pháp luật quy định trong quá trình các bên cùng thực hiện hợp đồng.
Song song bên cạnh đó, nhằm bảo vệ cho quyền lợi các bên khi mà một bên không
thực hiện hợp đồng hay có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến bên còn lại chịu thiệt
hại thì pháp luật cũng quy định một số quyền cho các bên khi bên này bị thiệt hại
trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia: quyền yêu cầu thực hiện thực sự, quyền
tuyên bố hủy hợp đồng và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Các quyền này không
ngoài mục đích là hỗ trợ, bảo vệ cho quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện
hợp đồng được thực hiện đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể nói việc pháp
luật quy định các quyền và nghĩa vụ này của các bên có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan
trọng. Nó giúp cho các bên đảm bảo được quyền lợi mà mình có khi giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên mua có quyền yêu cầu về số hàng mà bên bán
cung cấp cho mình, còn bên bán đảm bảo được quyền yêu cầu bên mua nhận hàng và
thanh toán tiền hàng cho mình. Hay nói cách khác, nó là cơ sở pháplý để ràng buộc
các bên phải thực hiện đúng những gì đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Cho nên, nó có ý nghĩa về mặt pháp lý là thế. Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết từ các quốc gia khác nhau nên về mặt thương
mại nó cũng có ý nghĩa. Việc các quốc gia cùng tham gia ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có ý nghĩa giúp cho các quốc gia có thể mở rộng quan hệ hợp tác với
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 63
nước ngoài, thúc đẩy quan hệ mua bán phát triển, điều này sẽ góp phần đáng kể trong
việc phát triển lĩnh vực thương mại nói chung, thương mại quốc tế nói riêng. Nên nó
có ý nghĩa rất lớn đối với các quốc gia tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế là vậy.
Và Việt Nam hiện nay đứng trước thềm hội nhập kinh tế thế giới và đang là
một thành viên của WTO nên việc trao đổi mua bán hàng hóa với các quốc gia khác
trên thế giới là một nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy, việc kiến nghị Việt Nam tham gia
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc rất cần thiết và quan trọng. Nó giúp
cho Việt Nam có thể mở rộng quan hệ mua bán, hợp tác với các quốc gia khác, có thể
hòa nhập một cách chủ động vào kinh tế thế giới, mặt khác, nó chính là cơ sở là động
lực thúc đẩy lĩnh vực thương mại của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát
triển.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 64
LỜI TRI ÂN
------
Vì đây là một đề tài hoàn toàn mới và tương đối rộng nên việc thực hiện đề tài
còn gặp một số khó khăn như về tài liệu nghiên cứu còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu
đề tài tương đối ngắn không thể bao quát hết được vấn đề nghiên cứu… Nhưng trong
thời gian thực hiện đề tài, nhờ có sự hướng dẫn của thầy Diệp Ngọc Dũng, thầy đã
truyền đạt kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm giảng dạy cũng như sự hướng dẫn một
cách tận tình, chu đáo của thầy nên em mới có thể hoàn thành được đề tài của mình.
Thông qua đây, em kính gởi lời cám ơn sâu sắc, chân thành nhất và lời chúc sức khỏe
đến thầy.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Diệp Ngọc Dũng
SVTH: Dương Bảo Trân Trang 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật Dân sự 2005, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia – Hà Nội, năm 2006
2.Bộ Nguyên tắc UNIDOIRT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế 2004, Nhà
xuất bản Tư pháp – Hà Nội, năm 2005
3.Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế
4.Luật Thương mại 1997
5.Luật Thương mại 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội, năm
2005
6.Diệp Ngọc Dũng, Tâp bài giảng Luật Thương mại Quốc tế, trường Đại học
Cần Thơ – Khoa Luật, Nhà xuất bản trường Đại học Cần Thơ, năm 2002
7.Dương Kim Thế Nguyên, Tập bài giảng về hoạt đông xuất nhập khẩu, Khoa
Luật – Trường Đại học Cần Thơ, năm 2003.
8.Đoàn Năng, Một số vấn đề cơ bản về Tư pháp Quốc tế, Nhà xuất bản Chính
trị Quóc gia – Hà Nội, năm 2001
9.Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại Quốc tế, Trường Đại học Quốc gia
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006
10.Ts Nông Quốc Bình, Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, trường Đại học
Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp – Hà Nội, năm 2006
11.Ts Trần Thị Hòa Bình_Ts Trần Văn Nam, Giáo trình Luật Thương mại
Quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Khoa Luật Kinh tế, Nhà xuất bản Lao
động Xã hội – Hà Nội, năm 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QUY7872N Vamp192 NGH296A V7908 C7910A Camp193C Bamp202N TRONG H7906P 272amp7890.PDF