Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông

MS: LVVH-PPDH024 SỐ TRANG: 156 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Rèn luyện lập ý bằng việc cho dàn bài mẫu 2. 2. Rèn luyện lập ý có chú ý đến lí thuyết lập ý nói chung 2.3. Rèn luyện kỹ năng lập ý được chú ý nhưng chủ yếu ở loại bài nghị luận văn học 2.4. Rèn luyện kỹ năng lập ý ở loại bài NLXH 3. Nhiệm vụ và giới hạn đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp hệ thống 4.2 Phương pháp thực nghiệm khoa học 4.3 Các phương pháp khác Chương 1: THỰC TRẠNG DẠY – HỌC LẬP Ý Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 1.1. Nghiên cứu khả năng lập ý của học sinh 1.1.1. Mục đích – đối tượng – mẫu khảo sát và phạm vi khảo sát 1.1.2. Phép đo 1.1.3. Cách đánh giá kết quả 1.1.4. Thực nghiệm đo thực trạng lập ý của HS THPT 1.2. Kết luận về năng lực lập ý của học sinh và thực trạng dạy học lập ý ở trường THPT hiện nay 1.2.1. Về năng lực lập ý của HS 1.2.2. Về thực trạng lập ý của HS 1.2.3. Về thực trạng giảng dạy của GV 1.2.4. Về tầm quan trọng của việc lập dàn ý Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT XUNG QUANH KỸ NĂNG LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2.1. Khái quát về văn nghị luận và kiểu bài nghị luận xã hội 2.1.1. Khái niệm, vị trí 2.1.2. Các yếu tố tạo nên nội dung và cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 2.2. Lập dàn ý cho bài nghị luận xã hội 2.2.1. Lập ý là gì? 2.2.2. Các bước của việc lập ý 2.2.3. Qui trình lập ý bài văn nghị luận xã hội 2.3. Yêu cầu về mô hình ý và qui trình chung khi làm bài văn nghị luận xã hội đối với học sinh THPT 2.3.1. Yêu cầu về mô hình ý 2.3.2. Qui trình chung khi làm bài văn NLXH Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LẬP Ý TRONG VĂN NLXH VÀ NHỮNG THỬ NGHIỆM BƯỚC ĐẦU 3.1. Biện pháp rèn kỹ năng lập ý qua việc tích hợp với giờ đọc văn 3.2. Biện pháp rèn kỹ năng lập ý ở phân môn làm văn 3.2.1. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ lý thuyết làm văn 3.2.2. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ thực hành làm văn 3.2.3. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ trả bài làm văn 3.2.4. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà 3.3. Thử nghiệm giảng dạy 3.3.1. Mô tả thử nghiệm 3.3.2. Nội dung thử nghiệm 3.3.3. Địa điểm thử nghiệm 3.3.4. Cách thức tiến hành 3.3.5. Cách thức đánh giá 3.3.6. Kết quả thử nghiệm 3.3.7. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm KẾT LUẬN THƯ MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

pdf156 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11688 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn kỹ năng lập ý ở loại bài nghị luận xã hội cho học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác NL chính: bình luận (4) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Bước 2: Tìm ý - Tìm các luận điểm chính cho luận đề - Biểu hiện của tính ích kỷ và lòng vị tha trong thực tế (gia đình, nhà trường, xã hội) - Giải thích thế nào là tính ích kỷ và lòng vị tha - Nêu nhận thức của bản thân về tính hiện - Nhận định vấn đề đúng hay sai và giải thích vì sao đúng (bằng cách: nêu tác dụng), vì sao sai (bằng cách: nêu tác hại) - Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra. * Lưu ý: Tuỳ từng đề bài cụ thể mà ta quyết định có thực hiện tuần tự và thực hiện hết tất cả những bước nêu trên hay không. GV: Sau khi đã tìm được các luận điểm chính cho luận đề chúng ta tiến hành lập dàn ý theo các bước sau: (1) Mở bài: Xác định cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp…) (2) Thân bài - Sắp xếp các luận điểm (ý chính) theo một trình tự hợp lý - Xác định mức độ triển khai các luận điểm (3) Kết bài: Xác định cách kết bài (đóng, mở…) ích kỷ, lòng vị tha và rút ra bài học trong cuộc sống. - Nêu và phân tích nguyên nhân của tính ích kỷ - Tác hại của lối sống ích kỷ - Tác dụng của lòng vị tha Bước 3: Lập dàn ý (4) Mở bài: Trực tiếp - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tính ích kỷ và lòng vị tha trong cuộc sống - Chuyển ý (5) Thân bài - Giải thích thế nào là tính ích kỷ và lòng vị tha - Biểu hiện của tính ích kỷ và lòng vị tha trong thực tế (trong gia đình, nhà trường, xã hội…) - Khẳng định tính đúng đắn của lòng vị tha và nêu tác dụng của nó - Khẳng định sự sai lầm của tính ích kỷ và nêu tác hại của nó - Nêu và phân tích nguyên nhân của tính ích kỷ - Nêu nhận thức của bản thân về tính ích kỷ, lòng vị tha và rút ra bài học trong cuộc sống (6) Kết bài: Đóng - Khẳng định lại tính đúng đắn của lòng GV: Hãy cho biết, đề bài này là kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng- đạo lý hay về một sự việc hiện tượng trong đời sống? GV: Đây là dạng đề bài mở hay đóng? GV: Đề bài này yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? (nếu HS không trả lời được, GV gợi ý thêm: Đối với kiểu/dạng đề bài mở: Xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau: (1) Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, thuật ngữ...) trong đề bài, (2) Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ , chi tiết then chốt, (3) Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề.) GV: Tiếp theo, hãy xác định thao tác NL chính và phạm vi tư liệu NL? GV: Sau khi phân tích đề, chúng ta tiến hành tìm ý. Hãy dựa vào các vấn đề vị tha và sự sai lầm của tính ích kỷ. Đề bài 2: Nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. Bước 1: Phân tích đề (1) Xác định kiểu/dạng đề bài: Đề bài đóng, thuộc kiểu bài NLXH về một vấn đề tư tưởng – đạo đức – lối sống. (2) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người (3) Xác định thao tác NL chính: giải thích và bình luận. (4) Xác định phạm vi, tư liệu NL: Bước 2: Tìm ý Tìm các luận điểm chính cho luận đề - Giải thích khái niệm sách: Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người. - Nêu thái độ và bài học của bản thân đối với sách: Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách - Nêu biểu hiện cụ thể của việc “Sách mở rộng những chân trời mới” tức là nêu được gợi ý ở đề bài 1, xác định các luận điểm chính cho luận đề. GV: Sau khi đã tìm được các luận điểm chính cho luận đề chúng ta tiến hành lập dàn ý theo các bước sau: (1) Mở bài: Xác định cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp…) (2) Thân bài - Sắp xếp các luận điểm (ý chính) theo một trình tự hợp lý - Xác định mức độ triển khai các luận điểm (3) Kết bài: Xác định cách kết bài (đóng, mở…) Vai trò và tác dụng của sách Bước 3: Lập dàn ý (1) Mở bài: Trực tiếp - Nêu vai trò và tác dụng của sách. - Dẫn ý kiến của nhà văn M. Go-rơ-ki - Chuyển ý (2) Thân bài: *Luận điểm 1: Giải thích khái niệm sách: Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người. *Luận điểm 2: Vai trò và tác dụng của sách: “Sách mở rộng những chân trời mới” *Luận điểm 3: Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách Kết bài: Đóng - Tóm tắt một cách khái quát, ngắn gọn về vai trò và tác dụng của sách. HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV: Nhắc lại một cách khái quát, ngắn gọn qui trình lập ý cho bài văn NL, chú ý nhấn mạnh những chi tiết quan trọng. HS nghe và cố gắng ghi nhớ GV: Dặn dò HS làm các bài tập sau: Bài 1: Bài tập rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích đề: Kiểu 1: Tìm hiểu và phân tích một số đề văn sau 1/ Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm “Học đi đôi với hành”. 2/ Suy nghĩ của anh chị về lời phát biểu của một nhạc sỹ: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm 30 tuổi, tôi nói “Mô-da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô- da”. 3/ Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh chị nghĩ gì về lời dạy trên? Kiểu 2: Hãy xem xét cách phân tích đề của bạn mình, anh (chị) có nhận xét gì về bài làm đó, có cần phải sửa chữa bổ sung gì không? Nếu có hãy sửa lại cho đúng và đầy đủ. 1/ Có ý kiến cho rằng: “Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo ra số phận”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó. Một HS phân tích đề như sau: (5) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài mở (6) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Tầm quan trọng của tính cách đối với số phận con người (7) Xác định thao tác NL chính: Phát biểu ý kiến (8) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội 2/ Có ý kiến cho rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích.”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó. (5) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài đóng (6) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Tình bạn (7) Xác định thao tác NL chính: Bình luận (8) Xác định phạm vi tư liệu NL: Trong văn học, thơ ca, tục ngữ, truyện ngắn 3/ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Anh chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng và lý tưởng riêng của mình. (5) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng-đạo lý, thuộc dạng đề bài mở (6) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Lý tưởng của con người (7) Xác định thao tác NL chính: Phát biểu cảm nghĩ (8) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Kiểu 3: Tìm hiểu những đề bài dưới đây, dựa vào những gợi ý về cách xác định luận đề đã được hướng dẫn ở bài học (Xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau: (1) Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, thuật ngữ...) trong đề bài, (2) Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ , chi tiết then chốt, (3) Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề.), hãy nêu rõ luận đề bằng một nhóm từ. 1/ Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” 2/ “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” 3/ Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi Bài 2: Bài tập rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý: - Kiểu 1: Anh chị hãy dựa vào các gợi ý hướng dẫn cách xác định các luận điểm chính cho luận đề đã được nêu ở phần bài học (Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng hay sai và giải thích vì sao đúng (bằng cách: nêu tác dụng), vì sao sai (bằng cách: nêu tác hại) Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra.) để lập dàn ý đại cương cho những đề dưới đây 1/ Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học 2/ Một số người hiền lành nhút nhát thường lấy câu tục ngữ “Một sự nhịn chín sự lành” làm phương châm xử thế. Theo anh chị thì chúng ta nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này thế nào cho đúng? 3/ Anh chị nghĩ thế nào về câu nói của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương” Kiểu 2: Anh chị hãy dựa vào các gợi ý hướng dẫn cách xác định các luận điểm chính cho luận đề đã được nêu ở phần bài học (Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng hay sai và giải thích vì sao đúng (bằng cách: nêu tác dụng), vì sao sai (bằng cách: nêu tác hại) Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu) - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra.) để: xem xét dàn ý đại cương của phần thân bài và nêu nhận xét về chúng (phần dàn ý đó có gì sai sót không? Sai sót như thế nào?), từ đó hãy sửa chữa, bổ sung cho hoàn thiện. 1/ Trong một lần nói chuyện với HS, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào? Một bạn xây dựng phần thân bài của dàn ý đại cương như sau: Luận điểm 1: Giải thích khái niệm tài và đức Luận điểm 2: Tại sao Bác Hồ lại nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng Luận điểm 3: Tại sao Bác Hồ lại nói: Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó 2/ Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đã thu nhận được bằng cách tự học”. Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên và con đường tự học của mình. Một HS xây dựng phần thân bài của dàn ý đại cương như sau: Luận điểm 1: Tự học mang đến thành công và giúp ta làm được những điều có ý nghĩa. Luận điểm 2: Con người phải biết tự học; phải là con người có ước mơ, hoài bão, có đóng góp cho cuộc sống. Luận điểm 3: Có hoài bão, ước mơ người ta mới kiên trì học tập, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Luận điểm 4: Muốn có kiến thức thật sự thì HS phải tự học từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 3/ Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về ý kiến : “Tuổi trẻ phải biết sống đẹp” Luận điểm 1: Thế nào là sống đẹp? Luận điểm 2: Sống có lý tưởng cao đẹp, đúng đắn với một tâm hồn nhân hậu, lành mạnh và một trí tuệ sáng suốt, luôn rộng mở Luận điểm 3: Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với những con người chỉ biết sống đồng nghĩa với tồn tại? Luận điểm 4: Tuổi trẻ là thời kì đẹp nhất và cho con người những điều kiện tốt nhất để thực hiện những gì mà con người mong muốn Luận điểm 5: Vì sao tuổi trẻ phải biết sống đẹp? Luận điểm 6: Những gì mà con người thành công hay thất bại thời tuổi trẻ sẽ để lại dấu ấn cho cả cuộc đời. Luận điểm 7: Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp? HS: ghi vào vở và thực hiện ở nhà. BÀI 2: TỰA TRÍCH DIỄM THI TẬP (Hoàng Đức Lương) I/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc, ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học dân tộc . - Có thái độ đúng đắn với di sản văn hoá của cha ông. - Nắm được cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm của bài tựa. - Trọng tâm bài học: Những khó khăn trong việc sưu tầm thơ văn xưa. - Những điểm cần lưu ý: Học sinh cần hiểu rõ các khái niệm tựa (tự), bạt tương đương với các khái niệm: Lời nói đầu, Lời giới thiệu, Lời cuối sách … ngày nay. II/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu1: Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh. Câu2: Một số biện pháp làm cho bài văn bản thuyết minh hấp dẫn. 3. Bài mới: Nước Việt ta có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là niền tự hào của mỗi con người VIỆT NAM. Cha ông ta từ xưa đã có ý thức bảo tồn những di sản văn hoá cho cháu con đời sau, điều ấy được thể hiện rất rõ qua lới tựa “ Trích diễm thi tập”của Hoàng Đức Lương. HOẠT ĐỘNG của GV và HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HĐ1: Tìm hiểu tiểu dẫn: HS đọc SGK GV nhấn mạnh những ý chính HĐ1: Đọc hiểu bài Tựa “Trích diễm thi tập” : HS đọc bài ? Theo Hoàng Đức Lương những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? ? Nghệ thuật Lập luận?  Trải qua bao cơn binh lửa: - Đời Trần 1371 quân Chiêm thành đánh phá Thăng Long  đốt phá, cướp nhiều sách vở - Quân Minh 1407 sang xâm lược nước ta được chỉ đạo của Minh Thanh to đốt phá di tích văn hoá văn học I . GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: (? –?) - Quê ở Hưng Yên, trú quán ở Gia Lâm,Hà Nội. - Đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1748) 2. Trích diễm thi tập : Tuyển tập những bài thơ hay cuả các nhà thơ đời Trần –Lê ( đến TK XV). II . ĐỌC HIỂU : 1. Nguyên nhân khiến cho thơ ca VN các thời đại trước TK XV không được lưu truyền - Thơ văn là một sản phẩm tinh thần rất có giá trị nhưng không phải ai cũng hiểu được cái hay cái đẹp của văn chương. - Các quan lớn nhỏ mỗi người một việc riêng bận rộn chưa có ai để ý đến việc biên tập. - Những người yêu thích thơ văn ngaị vì công việc nặng nề, tài năng kém cõi. - Thơ văn chưa được khắc vào ván để lưu truyền.  Thời gian, binh lửa chiến tranh  rách nát, tan tành.  Cách lập luận chặt chẽ, rõ ràng, khúc chiết những so sánh cụ thể  có sức thuyết phục. ? Tác giả làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân ? Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn đẻ biên soạn tuyển tập ? Em có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông. ? Trước Trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc Đọc ghi nhớ SGK 2. Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả: -Niềm tự hào: “Nước ta…vẫn có tiếng là nước văn hiến” -Tâm trạng lo lắng: “Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn…” - Ý thức trách nhiệm: “Một nước văn hiến……lắm sao” II. TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK tr. 23 4. Củng cố: Luyện tập: SGK 5. Dặn dò: Tiết sau đọc thêm : “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” . BÀI 3: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 7 I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Giúp học sinh “xem lại” bài làm của mình, đồng thời nhận ra được những mặt ưu – khuyết điểm của bài làm và của bản thân học sinh trong quá trình làm bài, từ đó tự rút ra được những kinh nghiệm quý giá phục vụ cho việc làm văn ở những bài tiếp theo đạt được kết quả tốt nhất. - Từ đề văn học sinh đã làm, giáo viên phải hướng dẫn và giúp học sinh thấy rõ những yêu cầu về nội dung và hình thức mà đề bài yêu cầu phải đạt được. Qua đó giáo viên chỉ ra và giúp học sinh nhận thấy được những ưu – khuyết điểm của bài làm (như: thiếu ý, thừa ý, lạc ý, trùng ý, ý lôn xộn... cùng với lỗi về bố cục, kết cấu của hệ thống ý trong bài viết); đồng thời chỉ ra và giúp học sinh cách thức, biện pháp để khắc phục chúng. - Là dịp để giáo viên nhắc, củng cố và kiểm tra lại, học sinh ôn lại và thực hành những lý thuyết về làm văn đã học trong đó có lý thuyết về lập ý. Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình: Đã đạt được những điểm nào? Còn tồn tại những điểm nào? Mắc phải những lỗi nào về lập ý cùng với phương hướng khắc phục. II/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP CỤ THỂ: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NÔI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU ĐỀ GV: Trước khi chính thức đặt bút viết thành bài văn hoàn chỉnh, chúng ta phải làm gì? HS: Lập ý GV: Khi lập ý, công việc đầu tiên phải làm là gì? HS: Tìm hiểu đề GV: Yêu cầu HS nhắc lại đề bài đã làm I/ TÌM HIỂU ĐỀ * Đề bài: Hãy nêu ý kiến của em về HS: Trả lời… GV: Chép đề bài lên bảng GV: Yêu cầu HS xác định kiểu/dạng đề bài, vấn đề cần NL (luận đề), thao tác NL chính, phạm vi tư liệu NL HS: Trả lời… phương châm “Học đi đôi với hành”. (5) Xác định kiểu/dạng đề bài: kiểu đề bài NLXH về một vấn đề tư tưởng- đạo lý, thuộc dạng đề bài mở (6) Xác định vấn đề cần NL (luận đề): Trong học tập lý thuyết và thực hành phải đi liền với nhau mới mang lại hiệu quả thiết thực. (7) Xác định thao tác NL chính: bình luận (8) Xác định phạm vi tư liệu NL: thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS TÌM Ý GV: Đối với kiểu đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng – đạo đức – lối sống, chúng ta xác định luận điểm chính bằng cách thực hiện những việc nào? HS: - Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủ đề...) - Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện - Nhận định vấn đề đúng-sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? - Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra. GV: Dựa vào các bước đã nêu, hãy tìm II/ TÌM Ý - Giải thích thế nào là học? Thế nào là hành? - Học và hành phải kết hợp với nhau, đi kèm song song với nhau. Dẫn chứng thực tế… - Học không chỉ dừng lại ở những vấn đề lý thuyết mà phải vận dụng lý thuyết đó vào trong những hành động cụ thể của cuộc sống. - Nếu học gắn liền với hành sẽ giúp chúng ta hạn chế được nhiều sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống - Hành đi đôi với học sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ và kiểm chứng và xác nhận lại những điều đã học là đúng luận điểm cho đề bài HS: Tiến hành tìm luận điểm GV: Nhận xét, bổ sung, và chép các luận điểm cần thiết lên bảng - Học sẽ là cơ sở lý thuyết và soi sáng cho hành, để việc thực hành không phải mò mẫm, tiết kiệm được thời gian, công sức - Học đóng vai trò chỉ đạo cho hành. Hành giúp con người củng cố, vận dụng, bổ sung và hoàn chỉnh lý thuyết vào thực tế. - Học mà không hành thì việc học trở nên vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy, năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp - Đây là phương pháp giáo dục cơ bản, thích ứng với mọi thời đại. Vừa học vừa hành, giúp nắm vững tri thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực tế. HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HS LẬP DÀN Ý GV: Sau khi đã tìm được các luận điểm chính cho luận đề chúng ta tiến hành lập dàn ý theo những bước nào? HS: Theo 3 bước (4) Mở bài: Xác định cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp…) (5) Thân bài - Sắp xếp các luận điểm (ý chính) theo một trình tự hợp lý - Xác định mức độ triển khai các luận điểm (6) Kết bài: Xác định cách kết bài (đóng, III/ LẬP DÀN Ý (7) Mở bài: Trực tiếp - Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về mối quan hệ qua lại mật thiết giữa lý thuyết với thực hành trong quá trình học tập. - Chuyển ý (8) Thân bài - Giải thích thế nào là học? Thế nào là hành? - Học và hành phải kết hợp với nhau, đi kèm song song với nhau. Dẫn chứng thực tế… mở…) GV: Từ những bước vừa nêu, hãy lập dàn ý cho đề bài nêu trên với các luận điểm mới tìm được. HS: Tiến hành lập dàn ý GV: Nhận xét, tổng kết và đưa ra một dàn bài hoàn chỉnh trên bảng - Học không chỉ dừng lại ở những vấn đề lý thuyết mà phải vận dụng lý thuyết đó vào trong những hành động cụ thể của cuộc sống. - Nếu học gắn liền với hành sẽ giúp chúng ta hạn chế được nhiều sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống - Hành đi đôi với học sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ và kiểm chứng và xác nhận lại những điều đã học là đúng - Học sẽ là cơ sở lý thuyết và soi sáng cho hành, để việc thực hành không phải mò mẫm, tiết kiệm được thời gian, công sức - Học đóng vai trò chỉ đạo cho hành. Hành giúp con người củng cố, vận dụng, bổ sung và hoàn chỉnh lý thuyết vào thực tế. - Học mà không hành thì việc học trở nên vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy, năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. - Đây là phương pháp giáo dục cơ bản, thích ứng với mọi thời đại. Vừa học vừa hành, giúp nắm vững tri thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực tế.Kết bài: Đóng (9) Kết bài: Đóng Khẳng định lại tính đúng đắn và cần thiết của phương châm “Học đi đôi với hành”. HOẠT ĐỘNG 4: SỬA CÁC LỖI SAI GV: Nêu các lỗi sai GV: Sửa các lỗi cụ thể HS: Nghe, rút kinh nghiệm và chép vào vở nếu thấy cần thiết - Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Lỗi thiếu ý - Lỗi trùng lặp ý - Lỗi lạc ý - Lỗi lôgic PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH (Về việc dạy – học làm văn nghị luận xã hội ở THPT) Các em học sinh thân mến, các em vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào một hoặc nhiều ô vuông mà các em cho là phù hợp. 1/ Trong 3 phân môn của bộ môn Ngữ Văn, em thấy phân môn nào là khó nhất? Làm văn Đọc văn (giảng văn) Tiếng việt 2/ Trong giờ Làm văn, em mong muốn ở giáo viên điều nào sau đây: Cung cấp thật nhiều kiến thức Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể Chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng lập ý của HS. Đồng thời hướng dẫn cụ thể cách vận dụng kiến thức và cách làm một bài làm văn 3/ Khi làm một bài văn nghị luận xã hội, em thấy khó nhất là khâu nào? (chỉ được trả lời 1 khâu) Lập dàn ý Viết phần mở bài Viết phần kết bài Viết phần chuyển ý 4/ Nếu phải chọn để bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng nhằm giúp cho bài làm văn của em tốt hơn, em sẽ chọn phân môn nào? Làm văn Đọc văn Tiếng việt 5/ Em có lập dàn ý trước khi viết một bài làm văn không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không Cảm ơn các em đã cho biết ý kiến PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN (Về việc dạy – học làm văn nghị luận xã hội ở THPT) Kính gởi: Thầy (cô):……………………………………………………………… Dạy lớp:….……Trường:……………………………………………... Xin thầy (Cô) vui lòng trả lời giúp chúng tôi các câu hỏi dưới đây: - Đối với câu hỏi đã có sẵn câu trả lời, thầy (cô) hãy đánh dấu x vào một hoặc nhiều ô vuông mà thầy (cô) cho là phù hợp. - Đối với câu hỏi chưa có câu trả lời, thầy (cô) hãy viết ngắn gọn ý kiến của mình vào phần để trống sau câu hỏi. CÂU HỎI 1/ Theo thầy (cô), dạy làm văn NLXH so với dạy đọc văn (giảng văn) và dạy tiếng việt khó hơn hay dễ hơn? Vì sao? Khó Dễ Vì:……………………………………………………………………………… 2/ Theo thầy (cô), khả năng lập ý trong làm văn nghị luận xã hội của HS hiện nay là: Tốt Khá Trung bình Yếu 3/ Dạy học làm văn nghị luận xã hội, thầy (cô) còn gặp khó khăn gì? Việc đào tạo, tổ chức bồi dưỡng GV về kỹ năng dạy học làm văn chưa thiết thực và hiệu quả Ít tư liệu mang tính ứng dụng, thực hành cao HS không chăm, thiếu kĩ năng tự học, bị hổng kiến thức từ cấp dưới Thời lượng phân phối cho phân môn làm văn và cho từng tiết dạy quá ít Chương trình SGK còn nhiều kiến thức hàn lâm đối với học sinh, khó áp dụng vào thực tiễn, chưa mang tính thực hành cao, còn thiếu đồng nhất Những khó khăn khác:……………………………………………………………… 4/ Bản thân các thầy cô còn cảm thấy lúng túng ở những việc nào khi dạy HS lập ý cho bài NLXH? Việc đưa ra một qui trình lập ý mang tính ứng dụng, thực hành cao đồng thời với việc hướng dẫn học sinh vận dụng hiệu quả qui trình ấy vào thực tế học tập Việc hướng dẫn học sinh áp dụng các kiến thức lý thuyết ở SGK để thực hành lập ý Việc thiết kế một giáo án dạy lập ý hiệu quả Việc đưa ra các biện pháp để học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật tốt Việc đưa ra các biện pháp và hệ thống bài tập giúp học sinh luyện tập thêm hiệu quả ở nhà Những việc khác:………………………………………………………………… 5/ Theo thầy(cô), để dạy kỹ năng lập ý trong bài làm văn NLXH tốt, cần có những yêu cầu gì? Trang bị đầy đủ cho GV SGK, SGV, tài liệu tham khảo có khả năng áp dụng, thực hành cao Thay đổi cách đánh giá họat động dạy học của giáo viên HS được trang bị hệ thống các kỹ năng làm văn một cách bài bản từ cấp dưới, chuẩn bị bài chu đáo Tăng thời lượng dạy làm văn trên lớp Không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ yếu dạy cho HS cách học, cách suy nghĩ, kỹ năng giải quyết vấn đề 6/ Theo thầy (cô) cần rút kinh nghiệm về vấn đề nào cho họat động dạy học Làm văn Chương trình SGK cần biên soạn có hệ thống, gần gũi với HS, mang tính ứng dụng-thực hành cao và tinh giản hơn Thay đổi cách đánh giá-kiểm tra, thi cử của HS Tăng thời lượng dạy học làm văn trên lớp Dạy cho HS phương pháp, cách thức làm văn và phương pháp, cách thức vận dụng kiến thức đọc văn, tiếng việt để làm văn 7/ Trong thực tế dạy học môn làm văn hiện nay, theo thây cô, vẫn còn tồn tại hiện tượng nào sau đây? Và tồn tại ở mức độ nào? * GV bỏ, không thực hiện các tiết dành riêng để dạy lí thuyết và kĩ năng làm văn Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * GV tích hợp dạy lí thuyết và kĩ năng làm văn trong giờ trả bài Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * GV dạy các tiết lí thuyết, kĩ năng một cách hào hứng Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * GV dạy tiết trả bài một cách hào hứng Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * GV dạy các giờ lí thuyết, kĩ năng làm văn một cách đơn điệu, chiếu lệ Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * GV dạy tiết trả bài một cách nhàm chán, chiếu lệ Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * GV thật sự lúng túng, không biết bằng cách nào để rèn kĩ năng lập ý cho HS Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có * Tiết trả bài chủ yếu trở thành tiết sửa câu sai, từ sai, chữ sai Có nhiều Có rất nhiều Có ít Không có 8/ Xin thầy cô cho biết một số nguyên nhân của tình trạng dạy làm văn nêu ở câu 7 (chỉ cần nêu dưới hình thức “gạch đầu dòng”) - ………………………………………………………………………………… - ………………………………………………………………………………… - ………………………………………………………………………………… - ………………………………………………………………………………… 9/ Theo thầy cô tỉ lệ giữa việc dạy học văn nghị luận xã hội và việc dạy văn nghi luận văn học ở trường THPT hiện nay có cân đối, hợp lý không? (không /có/tạm được) Không Có Tạm được Xin trân trọng cám ơn thầy cô PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ ĐỀ BÀI LÀM VĂN THAM KHẢO 1. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009) 2. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.(Đề thi đại học năm 2009-khối D) 3. Suy nghĩ của anh (chị) về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống. (Đề thi học sinh giỏi quốc gia khối 10-2009) 4. Có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất đã tát tôi”. Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một dòng lên một phiến đá: “Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu tôi”. Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi: “Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?”. Người kia mỉm cười đáp: “Khi một người bạn đã làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỷ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xóa đi được!”. Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? (Đề thi học sinh giỏi Olympic khối 10 năm 2009) 5. Các dấu chấm câu: Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ sự phức tạp, cố tìm những câu đơn giản. Đằng sau những cái đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. anh ta thờ ơ với mọi chuyện. kế đó anh ta đánh mất dấu hỏi và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự kiện bất kỳ xảy ra ở đâu, dù trên vũ trụ, trên mặt đất hay ngay trong nhà cũng không làm anh ta quan tâm. Một vài năm sau anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích hành vi của mình nữa. Cuối đời, anh ta chỉ còn lại có dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn toàn. Cứ như vậy anh ta đi cho tới dấu chấm hết. (Theo báo Hà Nội Mới, Chủ nhật 15 – 3 – 1993). Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên. (Đề thi học sinh giỏi Olympic khối 11 năm 2009) 6. Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”. (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90)” có thế đưa ra luận đề: Vai trò quyết định của lòng tự tin trong cuộc sống. 7. Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.” [SGK lớp 10 tập 2-Ban cơ bản-năm 2006] 8. Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi!Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”[SGK lớp 12 tập 1-Ban cơ bản-năm 2007]. 9. Tục ngữ có câu “Có chí thì nên”. Vận dụng tư liệu từ lịch sử, từ đời sống thực tế và từ văn học nghệ thuật, hãy bình luận về vai trò, ý chí, nghị lực trong cuộc sống? 10. Suy nghĩ của anh chị về lời phát biểu của một nhạc sỹ: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm 30 tuổi, tôi nói “Mô-da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”. [Lê Huy-Ngô Thanh Tùng (2007), Những bài văn mẫu 11 (chương trình chuẩn), NXB ĐHQG TP. HCM]. 11. Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh chị nghĩ gì về lời dạy trên? 12. Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi. 13. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vận dụng tư liệu từ lịch sử, từ đời sống thực tế và từ văn học nghệ thuật, anh(chị) hãy chứng minh vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người. 14. Tục ngữ có câu “Có chí thì nên”. Vận dụng tư liệu từ lịch sử, từ đời sống thực tế và từ văn học nghệ thuật, hãy bình luận về vai trò, ý chí, nghị lực trong cuộc sống? 15. Từ 2 câu thơ: “Ai chiến thắng mà không hề thất bại – Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”(Tố Hữu – Dậy mà đi), hãy viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống. 16. Bàn về đức tính trung thực. 17. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay. 18. “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” (Hồ Chí Minh). 19. “Trước đây trong kháng chiến chống xâm lược, những người có nhiều chiến công xuất sắc là những người đáng yêu nhất. Ngày nay trong lao động hòa bình, những người đáng yêu nhất là những người nhiệt tình lao động, có trí sáng tạo, say mê phát minh sáng chế làm cho đất nước giàu mạnh” (Phạm Văn Đồng). Hãy bình luận lời phát biểu trên. 20. Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. 21. Anh/chị suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện karaoke và internet trong giới trẻ hiện nay? 22. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 23. Bàn về việc hút thuốc lá 24. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn 25. Bàn về đạo lý uống nước nhớ nguồn 26. Bàn về vấn đề sai hẹn 27. Bàn về thói ăn chơi đua đòi 28. Hãy trình bày quan niệm của anh/chị về việc đỗ - trượt trong thi cử và tầm quan trọng của vấn đề đối với sự thành đạt của một con người. 29. Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về được và mất trong cuộc sống. 30. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. 31. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của cá nhân và tập thể trong cuộc sống. 32. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày quan niệm của anh/chị về câu cách ngôn “Thất bại là mẹ của thành công”. 33. Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vị tha và ích kỷ. 34. Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về tự phụ và tự ti. 35. Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về lòng đố kị trong cuộc sống. 36. Hãy viết một bài văn nghị luận bàn về bàn về sự nôn nóng. 37. Nêu quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người. 38. Phải chăng “Một điều nhịn, chín điều lành”? Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị). [SGK lớp 10 tập 2-Bam cơ bản-năm 2006]. 39. Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống ngày hôm nay. 40. Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết một bài văn bàn về danh và thực trong cuộc sống hiện nay. 41. Từ các bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới, Thơ duyên (Xuân Diệu), Tràng Giang (Huy Cận), Chiều Xuân (Anh Thơ),… Hãy viết bài văn trình bày quan niệm của anh (chị) về lòng yêu nước. 42. Trình bày quan điểm của anh (chị) về quan niệm chọn nghề nghiệp trong tương lai: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích? 43. Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp? 44. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. 45. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay. 46. Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? 47. “Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học” – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ cần kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều”. (Theo Phrít-men, thế giới phẳng – Friedman, NXB Trẻ, 2005). Nghĩ về lời khuyên của Phrit-men về vai trò của “học phương pháp học” đối với mỗi con người trong thế giới hiện đai. (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 48. Phê phán thái độ thờ ơ, ghê lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ngợi ca lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 49. Bàn về tình trạng ô nhiễm môi trường sống và trách nhiệm của mỗi người dân. 50. Bàn về vai trò của tin học đối với thanh niên ngày nay. 51. Bàn về vai trò của ngoại ngữ đối với thanh niên ngày nay. 52. Từ trích đoạn vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, hãy trình bày suy nghĩa của anh chị về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người. 53. Bàn về tiền tài và hạnh phúc 54. “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ”. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó. 55. Bàn về lợi ích và hướng thú của việc tự học. 56. Theo anh/chị làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp? 57. Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. [Lê Huy-Ngô Thanh Tùng (2007), Những bài văn mẫu 11 (chương trình chuẩn), NXB ĐHQG TP. HCM]. 58. Hãy trình bày quan điểm của anh (chị) về ý kiến : “Tuổi trẻ phải biết sống đẹp”. 59. Bàn về tính hai mặt của hiện tượng “ngôi sao” trong họat động văn hóa – nghệ thuật ở nước ta hiện nay. 60. Bàn về tác hại của chủ nghĩa trung bình trong học tập. 61. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ ngay từ khi còn rất trẻ từng viết: “Đã mang tiếng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núi sông”. Ý kiến của anh chị về danh – thực, danh – giả? 62. Có ý kiến cho rằng: Lòng tin là chất xi-măng kết dính con người trong khuôn khổ đời sống xã hội, tạo ra động lực thôi thúc con người tìm đến nhau và dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Ý kiến của bạn về vấn đề hệ trọng này? Có ý kiến cho rằng: “Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo ra số phận”. Quan niệm của anh chị về ý kiến đó. 63. Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích. 64. Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi? (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 65. “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. 66. Anh chị nghĩ thế nào về câu nói của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi không có tình thương”. [Lê Huy- NgôThanh Tùng (2007), Những bài văn mẫu 11 (chương trình chuẩn), NXB ĐHQG TP. HCM]. 67. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó như thế nào? 68. Có người cho rằng “Cái khó bó cái khôn” lại cũng có người nói rằng “Cái khó ló cái khôn”. Anh chị hiểu và vận dụng 2 câu tục ngữ này như thế nào? 69. “Một con người thì làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là công việc của tư duy mà là công việc của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình”. Em hiểu và suy nghĩ gì về ý kiến trên. (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 70. Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Anh chị nghĩ như thế nào về ý kiến đó? 71. Sách là người bạn lớn của con người. 72. Hãy nêu ý kiến của anh chị về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. 73. Anh chị suy nghĩ gì về câu nói của Tuân Tử (313 – 235 TCN): “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. 74. Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với người bạn thông minh. 75. Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể. 76. Trong một bài báo có câu “Đằng sau tất cả những người đàn ông thành đạt có một người phụ nữ dám hi sinh”. Hãy viết bài văn bình luận ý kiến đó. 77. Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ quỹ “vì người nghèo”. 78. Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 – 264 TCN) nói với một người bẻm mép: “Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩ câu nói trên. 79. Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời. 80. Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”. 81. Nhà thơ Anh Brao-ninh: “Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ trở thành nấm mồ”. 82. Con người không thể thiếu bạn. 83. Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất và thiêng liêng nhất. 84. Bình luận câu nói của Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì ngại núi e sông”. (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 85. Nhà văn Pháp Đi-đơ-rô khẳng định: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”. Hãy bình luận ý kiến trên. 86. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: “Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn rụi của tâm hồn” (Ra-bơ-le). 87. Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đã thu nhận được bằng cách tự học”. Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên. 88. “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên tất cả” (Hê-ri-ô). Suy nghĩ của anh chị về câu nói trên. 89. “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền” (La Rốt-sơ-phu-côn). Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. 90. Một nhà triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thưở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi tạo ra”. Hãy bình luận câu nói trên. 91. Nhà văn Đức Sile có nói: “Tình yêu là niềm say mê làm cho ngưởi khác được hạnh phúc”. Anh chị nghĩ gì về ý kiến đó? 92. Tục ngữ Pháp có câu: “Tiền bạc là người tớ tốt và là người chủ xấu”. Anh/chị hiểu câu tục ngữ ấy như thế nào? 93. Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Đọc sách là tìm đến một thế giới khác. 94. Phải chăng “Đời là một cuộc thám hiểm bất tận, hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi người luôn luôn phải là một đôi mắt mới” (Phan Đình Diệu)? 95. Xưa nay, người ta thường lấy sự nghiệp lớn của vĩ nhân để giáo dục thanh niên. Anh/chị có suy nghĩ gì về cách dạy ấy? 96. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê-ken đơ Mông-te-nhơ (1533 – 1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa”. 97. “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” (Hồ Chí Minh). (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 98. Phải chăng chỉ ở các thành phố lớn môi trường mới bị ô nhiễm nặng nề? (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 99. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 100. Hãy thể hiện quan điểm của bản thân với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. 101. Anh/chị suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện karaoke và internet trong giới trẻ hiện nay? 102. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay. 103. Viết một bài văn với chủ đề “Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ” 104. Viết một bài văn với tiêu đề: “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”. 105. Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người ngại hỏi. Hãy lấy Hỏi làm chủ đề và viết một bài văn khoảng 800 chữ. 106. Lấy đôi vai làm chủ đề và viết một bài văn 800 chữ. 107. “Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ”. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài văn không dưới 800 chữ với chủ đề này, có thể viết một mặt cũng có thể viết về cả hai mặt. 108. Hãy lấy chủ đề “Bước đi và dừng lại” để viết một bài viết 600 chữ. 109. “Lỗ Tấn nói, trước kia thế giới vốn không có đường, người đi nhiều nên đã tạo ra đường. Cũng có người nói, thế giới vốn ngay từ đầu đã có đường, người đi nhiều nên đường bị mất đi. Lấy chủ đề “Con người và con đường” để viết một bài dài khoảng 800 chữ. 110. Có một câu chuyện ngụ ngôn Trung Quốc như sau: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa thành hình, dần dần, đầu, vai đã lộ ra, cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên sứ xinh đẹp. Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có giấu thiên sứ? Nhà điêu khắc nói: trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm trí để tạc. Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài 800 chữ. 111. Có một câu chuyện ngụ ngôn Trung Quốc như sau: Có con chim yến nọ sau khi ấp trứng trở nên rất béo, không thể bay được cao. Mẹ của chim yến khuyên nó nên tăng cường tập luyện để giảm béo, như thế mới có thể bay được cao. Lấy “Chim yến giảm béo” làm chủ đề, tự đặt tiêu đề và viết một bài 800 chữ. 112. Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người đều thấy sao trời lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm. Từ câu chuyện ngụ ngôn này em cảm ngộ được điều gì? Lấy đó làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ. 113. Nếu không có sách nhân loại sẽ như thế nào? (Ngữ văn THPT – bộ nâng cao) 114. Anh/chị nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá? (Ngữ văn THPT – bộ nâng cao) 115. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của rừng trong cuộc sống. 116. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian. 117. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtoi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh(chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người. (Ngữ văn 12 – bộ cơ bản) 118. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương. 119. Người xưa thường nói: “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm.” Anh/chị suy nghĩ như thế nào về lời khuyên ấy. (Ngữ văn THPT – bộ nâng cao) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCGD : Cải cách giáo dục THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa HS : Học sinh GV : Giáo viên NLXH : Nghị luận xã hội NLVH : Nghị luận văn học NL : Nghị luận ĐHSP : Đại học sư phạm GD : Giáo dục MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 Chương 1: THỰC TRẠNG DẠY – HỌC LẬP Ý Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 1.1. Nghiên cứu khả năng lập ý của học sinh .........................................................15 1.1.1. Mục đích – đối tượng – mẫu khảo sát và phạm vi khảo sát .................15 1.1.2. Phép đo .................................................................................................15 1.1.3. Cách đánh giá kết quả ...........................................................................16 1.1.4. Thực nghiệm đo thực trạng lập ý của HS THPT ..................................17 1.2. Kết luận về năng lực lập ý của học sinh và thực trạng dạy học lập ý ở trường THPT hiện nay .....................................................................................29 1.2.1. Về năng lực lập ý của HS ......................................................................29 1.2.2. Về thực trạng lập ý của HS ....................................................................29 1.2.3. Về thực trạng giảng dạy của GV ...........................................................30 1.2.4. Về tầm quan trọng của việc lập dàn ý ....................................................32 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT XUNG QUANH KỸ NĂNG LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2.1. Khái quát về văn nghị luận và kiểu bài nghị luận xã hội ...................................33 2.1.1. Khái niệm, vị trí .....................................................................................33 2.1.2. Các yếu tố tạo nên nội dung và cấu trúc bài văn nghị luận xã hội ........34 2.2. Lập dàn ý cho bài nghị luận xã hội ...................................................................39 2.2.1. Lập ý là gì? ............................................................................................39 2.2.2. Các bước của việc lập ý .........................................................................40 2.2.3. Qui trình lập ý bài văn nghị luận xã hội ................................................41 2.3. Yêu cầu về mô hình ý và qui trình chung khi làm bài văn nghị luận xã hội đối với học sinh THPT.................................................................................53 2.3.1. Yêu cầu về mô hình ý ...........................................................................53 2.3.2. Qui trình chung khi làm bài văn NLXH ..............................................58 Chương 3: BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LẬP Ý TRONG VĂN NLXH VÀ NHỮNG THỬ NGHIỆM BƯỚC ĐẦU 3.1. Biện pháp rèn kỹ năng lập ý qua việc tích hợp với giờ đọc văn ......................59 3.2. Biện pháp rèn kỹ năng lập ý ở phân môn làm văn ...........................................61 3.2.1. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ lý thuyết làm văn ......................61 3.2.2. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ thực hành làm văn ....................66 3.2.3. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ trả bài làm văn ..........................66 3.2.4. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý thông qua các bài tập ở nhà .....................68 3.3. Thử nghiệm giảng dạy ......................................................................................95 3.3.1. Mô tả thử nghiệm .................................................................................95 3.3.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................96 3.3.3. Địa điểm thử nghiệm ............................................................................97 3.3.4. Cách thức tiến hành ..............................................................................97 3.3.5. Cách thức đánh giá ...............................................................................98 3.3.6. Kết quả thử nghiệm ..............................................................................99 3.3.7. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm ..............................................104 KẾT LUẬN ...........................................................................................................107 THƯ MỤC THAM KHẢO ..................................................................................111 PHỤ LỤC ..............................................................................................................118

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH024.pdf
Tài liệu liên quan