LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương Oxi - Lưu huỳnh (lớp 10 - ban nâng cao)"
MS: LVHH-PPDH004
SỐ TRANG: 153
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH HÓA HỌC
NĂM: 2008
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời đại mới đòi hỏi phải có những
người lao động tự chủ năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề
thường gặp, luôn luôn theo kịp được với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, có
đạo đức, biết giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc qua đó góp phần xây dựng
đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Muốn vậy, chúng ta cần vận
dụng tốt một trong những thành tựu xuất sắc của khoa sư phạm ở nhiều nước
trong thế kỷ XX về tâm lý học và lý luận dạy học là : cách tốt nhất để hình
thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt
họ vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực tự giác
tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và
hình thành quan điểm đạo đức.
Trước tình hình đó, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và làm tốt
hơn nữa nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại của đất nước chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong
dạy học hoá học - khi dạy chương oxi - lưu hùynh (lớp 10- Ban nâng cao) ”
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1 . Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
Việt Nam.
2.2 . Đối tượng nghiên cứu : Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh
trong dạy học hoá học - chương oxi – lưu huỳnh (lớp 10 - Ban nâng
cao).
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất 1 số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo
cho học sinh thông qua việc dạy học hoá học 10 ở trường THPT 4. Nhiệm vụ của đề tài
4.1. Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học hoá học, về
những biểu hiện của năng lực sáng tạo và biện pháp rèn luyện năng
lực đó cho học sinh.
4.2. Điều tra thực tiễn dạy và học môn hoá học 10 (Ban nâng cao), trong
việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh.
4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường năng lực sáng tạo cho
học sinh.
4.4. Kiểm tra tính giá trị và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu có biện pháp phù hợp và trình độ cần thiết của giáo viên thì có thể bồi
dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc dạy và học hoá học.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Tổng kết một số cơ sở lý luận về những biểu hiện của năng lực sáng
tạo cho học sinh THPT trong dạy và học hoá học.
6.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho học
sinh hoá 10.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu lý luận, tổng hợp
các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp điều tra để điều tra thực tiễn dạy và học hoá học
10 ở trường trung học phổ thông.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để tiến hành lên lớp theo hai
loại giáo án để so sánh.
8. Giới hạn của đề tài
Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy chương oxi – lưu huỳnh
- lớp 10 - Ban nâng cao.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Năng lực sáng tạo của học sinh, những biểu hiện của năng lực sáng tạo và cách kiểm tra đánh giá
1.2. Về phương pháp dạy học hóa học và tình hình dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay
1.3. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh
1.4. Phương pháp học tập hóa học của học sinh
1.5. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học
1.6. Thực trạng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong khi dạy học hóa học ở một số trường THPT tỉnh Tiền Giang
Chương 2 : BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH NĂNG LỰC SÁNG TẠO THÔNG QUA DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC 10 Ở TRƯỜNG THPT TỈNH TIỀN GIANG
2.1. Một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh
2.2. Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh khi truyền thụ kiến thức mới chương Oxi – lưu huỳnh
2.3. Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh khi hoàn thiện củng cố kiến
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.4. Kết quả và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm
3.5. Kết luận về thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10 MỚI
PHỤ LỤC 2 :NHỮNG NÉT LỚN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM OXI Ở LỚP 10
PHỤ LỤC 3 :PHIẾU XIN Ý KIẾN
PHỤ LỤC 4 :GIÁO ÁN BÀI OXI
PHỤ LỤC 5 :GIÁO ÁN BÀI LƯU HUỲNH
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
BẢNG PHÂN PHỐI T (STUDENT)
153 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 5366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương Oxi - Lưu huỳnh (lớp 10 - ban nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vấn đề thực tiễn.
- Tích cực tìm tòi và khai thác tài liệu trên sách báo, internet để tăng
thêm kiến thức về HH.
- HS rất thích thú khi được học bằng bài giảng violet.
Những kết quả đáng khích lệ ấy đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ của việc dạy – học môn HH ở trường THPT.
3.5.1.2. Đối với GV
- GV rất quan tâm và hứng thú với phương pháp dạy học rèn luyện
năng lực sáng tạo này, mặc dù một số phương tiện kỹ thuật hiện đại vẫn còn
thiếu, đặc biệt giáo viên cảm thấy rất thích thú khi lần đầu tiên được tiếp xúc
với bài giảng bằng phần mềm violet.
- Nhiều GV đã tìm thấy lợi ích thiết thực của các dạng bài tập trong
chương này và đề nghị xây dựng thêm nhiều câu hỏi , bài tập cho chương
khác để có được tư liệu nhiều hơn.
3.5.2. Nhận xét định lượng
Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm chúng tôi thấy :
- Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp
đối chứng.
- Hệ số biến thiên V ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn các lớp đối
chứng nghĩa là mức độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của
các lớp thực nghiệm là nhỏ hơn.
- Đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm luôn nằm ở bên phải và
phía dưới đường lũy tích của các lớp đối chứng nghĩa là các HS lớp thực
nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng.
- Hệ số kiểm định T > Tα, k Sự khác nhau giữa TNX và DCX là có ý
nghĩa với α = 0,05.
Các kết quả trên chứng tỏ HS được dạy theo hướng bồi dưỡng rèn
luyện năng lực sáng tạo giúp cho HS hòan thành bài kiểm tra tốt hơn, điều
này chứng minh được hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, đã trình bày về mục đích, phương pháp, kết quả và xử
lý số liệu thực nghiệm sư phạm. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 4
trường THPT thuộc 3 huyện và 1 thành phố với 2 bài dạy ở lớp 10 với 608
HS.
Kế hoạch thực nghiệm sư phạm đã được xác lập một cách khoa học và
được chuẩn bị chu đáo. Ngoài thực nghiệm sư phạm chúng tôi còn kết hợp
các phương pháp nghiên cứu khác để tăng tính khách quan của những kết luận
khoa học.
Kết quả thu được của thực nghiệm sư phạm và của các PP nghiên cứu
khác về mặt định lượng và định tính đã khẳng định tính khả thi của các biện
pháp bồi dưỡng, rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS mà đề tài đề xuất, đồng
thời cũng cho phép bước đầu khẳng định đúng đắn của giả thuyết đã nêu.
KẾT LUẬN CHUNG
Đối chiếu với mục đích và các nhiệm vụ của đề tài, căn cứ vào kết quả
nghiên cứu lí luận, thực tiễn và TNSP, chúng tôi tự thấy đã hoàn thành được
mục đích và các nhiệm vụ đề ra, cụ thể đã giải quyết được những vấn đề sau :
1. Về kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn :
- Nghiên cứu được những cơ sở lý luận về năng lực sáng tạo của HS,
những biểu hiện của năng lực sáng tạo và cách kiểm tra đánh giá.
- Tìm hiểu được lý luận về PPDH, tình hình DHHH ở trường THPT hiện
nay và một số xu hướng đổi mới PPDH ở nước ta trong những năm gần đây.
- Tìm hiểu về PP học tập hóa học của HS.
- Tìm hiểu về sử dụng các PTKT hiện đại trong DH.
- Điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS trong khi dạy
và học hóa học ở một số trường THPT Tỉnh Tiền Giang.
2. Hệ thống hóa và đề xuất được 8 biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo
cho HS. Đó là :
(1) Lựa chọn một logic nội dung thích hợp để chuyển thức khoa học
thành kiến thức HS.
(2) Tạo động cơ, hứng thú thông qua các tình huống có vấn đề nhằm
phát huy cao độ tính sáng tạo của HS.
(3) Rèn cho HS các PP tư duy hiệu quả.
(4) Sử dụng PPDH phức hợp để rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS.
(5) Sử dụng bài tập hóa học như một phương tiện hiệu quả để phát triển
năng lực sáng tạo của HS.
(6) Chia HS thành nhóm nhỏ cùng thảo luận.
(7) Cho HS làm các bài tập lớn, tập cho HS nghiên cứu khoa học.
(8) Kiểm tra đánh giá, động viên kịp thời và đánh giá cao những biểu
hiện sáng tạo dù nhỏ.
3. Đã sưu tầm và xây dựng 46 câu hỏi và bài tập thuộc chương oxi – lưu
huỳnh nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS. Trong đó có yêu cầu HS
nêu cách giải ngắn nhất, sáng tạo nhất.
4. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 8 lớp của 4 trường với 608 HS
lớp 10. Qua thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi của các đề
xuất của chúng tôi về các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS và
khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.
Lời kết :
Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều,
bản luận văn này chắc không tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết. Chúng tôi
xin chân thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô
giáo và đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cương (1999), PPDH và thí nghiệm hoá học, NXB GD.
2. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2005), Phương pháp dạy học hoá
học (tập 1), NXB ĐHSP.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội dại biểu toàn quốc lần thứ X
(2006), NXB chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2005), Rèn luyện năng lực chủ động sáng tạo cho
HS trong dạy học phần hóa học vô cơ ở trường THCS. Luận văn
thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Bá Hoành, Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực, đổi mới PPDH
trong các trường ĐH – CĐ, đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội tháng
08/2003.
6. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng
dạy và học tích cực trong môn hóa học, Dự án Việt Bỉ.
7. Trần Duy Hưng(1999), “Quá trình dạy học cho học sinh theo các nhóm
nhỏ”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 9.
8. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại : lí luận, biện pháp, kĩ thuật,
NXB ĐHQGHN.
9. Vương Cẩm Hương (2006), Rèn luyện năng lực chủ dộng sáng tạo cho
học sinh trong dạy học hóa học ở trường THCS. Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục. Hà Nội.
10. Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lí lụân giáo dục chuyên
nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội.
11. Nguyễn Kỳ, “ Dạy - Tự học, một phương pháp Việt Nam hiện đại ” số
38/2002.
12. Nguyễn Kỳ (chủ biên), (1996), mô hình dạy học tích cực lấy người học
làm trung tâm, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà
Nội.
13. Nguyễn Hiến Lê (1992), Tự học để thành công , NXB TPHCM.
14. Phan Ngọc Liên, “ Về đổi mới PPDH ở trường PT ”, Số 32 tháng
07/2000.
15. Lê Đức Ngọc, Dạy cách học - một trong những giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo, tài liệu tham khảo “ Giáo dục đại học ”, ĐHQGHN,
số 02/tháng 04/ 2003.
16. Đặng Thị Oanh (chủ biên), (2006), Thiết kế bài soạn hoá học 10 nâng cao
– các phương án dạy học, NXB GD.
17. Đặng Thị Oanh (chủ biên), (2006), Thiết kế bài soạn hoá học 10 – các
phương án cơ bản và nâng cao, NXB GD.
18. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học – tập 1, NXB Giáo
dục.
19. Lê Quán Tần, Vũ Anh Tuấn (2006), Giới thiệu giáo án hoá học 10 , NXB
HN.
20. Ngô Thị Bích Thảo, “Bài tập dạng mỡ góp phần rèn luyện năng lực sáng
tạo”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 4/2000.
21. Vũ Văn Tảo, “ Dạy cách học ”, đổi mới PPDH trong các trường ĐH – CĐ
đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội , tháng 08/2003.
22. Lê Hạnh Thông “ Một số quan niệm mới về phương pháp giáo dục và đào
tạo ”, 2001.
23. Lê Trọng Tín, Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá
học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ
thông, chu kì III, 2004-2007.
24. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng (2004), Học
và dạy cách học, NXB TPHCM.
25. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu Văn An (2004), Khơi dậy tiềm
năng sáng tạo, NXB GD.
26. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tương (1998), Quá
trình dạy- tự học, NXB GD.
27. Lê Xuân Trọng (chủ biên),(2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hoá học
10 ban nâng cao, Bộ giáo dục và đào tạo.
28. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), (2006), Hoá học 10 nâng
cao, NXB GD.
29. Lê Xuân Trọng (chủ biên) , Bài Tập hoá học 10 nâng cao, NXB GD.
30. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên kiêm chủ biên), (2006), Sách giáo viên hoá
hoc 10 nâng cao , NXB GD.
31. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương Pháp dạy học hoá học ở trường
phổ thông, NXB GD.
32. Nguyễn Xuân Trường, (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong
dạy học hoá học ở trưường PT , NXB ĐHSP.
33. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên), (2006), Hoá học 10,
NXB GD.
34. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), (2006), Bài tập hoá học 10, NXB GD.
35. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên kiêm chủ biên), (2006), Sách giáo
viên hoá học 10, NXB GD.
36. Nguyễn Xuân Trường(chủ biên), (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hoá
học 10 ban cơ bản, Bộ giáo dục và đào tạo.
37. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung
Ninh, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kỳ III
(2004 – 2007).
38. Thái Duy Tuyên, “Vấn đề tái hiện và sáng tạo trong dạy học ”, Tạp chí
giáo dục - Số 44 tháng 11 năm 2002.
39. Phạm Văn Tư, “ Dạy học bằng gráp nội dung góp phần bồi dưỡng phương
pháp suy nghĩ và tự học cho người học ”, Hội thảo tập huấn triển
khai chương trình giáo trình CĐSP, tháng 5/2006.
40. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học, Tự học, tự đào tạo – tư tưởng
chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam NXB GD 1998.
41. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, NXB GD.
PHỤ LỤC 1
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH
GIÁO KHOA HÓA HỌC 10 MỚI
Việc dạy học theo chương trình và SGK mới ở cấp THPT được bắt đầu
từ năm học 2006 - 2007. Vậy chương trình và SGK hóa học 10 mới có gì mới
so với chương trình và SGK cũ.
Sự khác nhau về cấu trúc của chương trình và SGK :
Chương trình và SGK hóa học 10 cũ có 5 chương :
* Chương 1 : Cấu tạo nguyên tử
Chương này nghiên cứu cấu tạo nguyên tử và nghiên cứu cả hệ thống
tuần hòan các nguyên tố hóa học.
* Chương 2 : Liên kết hóa học và định luật tuần hòan Menđêleep.
* Chương 3 : Phản ứng oxi hóa khử.
* Chương 4 : Phân nhóm chính nhóm VII - Nhóm halogen.
* Chương 5 : Oxi – lưu hùynh, lý thuyết về phản ứng hóa học.
Chương trình và SGk hóa học 10 mới cả SGK chuẩn dùng cho ban Cơ
bản và SGK nâng cao dùng cho ban Khoa học tự nhiên đều có 7 chương.
* Chương 1 : Nguyên tử
Khác với chương 1 của SGK cũ, chuơng 1 của SGK mới chỉ đi sâu
nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử và chuyển phần hệ thống tuần hòan các
nguyên tố hóa học sang chương 2. Như vậy việc nghiên cứu về cấu tạo
nguyên tử được tập trung hơn và kỹ hơn.
* Chương 2 : Bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học và định luật tuần
hòan.
Chương trình và SGK mới nghiên cứu bảng tuần hòan và định luật tuần
hòan trong một chương riêng. Như vậy bảng tuần hòan và định luật tuần hòan
cũng được nghiên cứu kỹ hơn, coi đó là kim chỉ nam cho việc học tập và
nghiên cứu hóa học sau này.
* Chương 3 : Liên kết hóa học
Khác với chương trình và SGK cũ, chương trình và SGK mới nghiên cứu
liên kết hóa học sau khi nghiên cứu bảng tuần hòan và định luật tuần hòan.
Trình tự này giúp cho việc hình thành các kiểu liên kết hóa học trên cơ sở cấu
trúc e của nguyên tử nên rõ tính quy luật hơn.
* Chương 4 : SGK chuẩn tên là “Phản ứng oxi hóa – khử”. SGK nâng
cao tên là “Phản ứng hóa học”.
Sở dĩ có tên khác nhau là do ban Cơ bản chỉ nghiên cứu phản ứng oxi
hóa – khử, không nghiên cứu nhiệt phản ứng. Ban nâng cao ngòai việc nghiên
cứu phản ứng oxi hóa – khử còn nghiên cứu phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt phản
ứng và phương trình hóa học. SGK cũ, với phản ứng tỏa nhiệt thì ghi cộng Q
(+Q) và phản ứng thu nhiệt, ghi trừ Q (-Q).
Ví dụ : H2 + Cl2 2HCl + Q và 2HgO 2Hg + O2 – Q
Thói quen biểu diễn phương trình nhiệt hóa học như trên đã vi phạm các
quy luật của đại số học : Một đại lượng vật lý đựơc cộng thêm hay trừ đi vào
một công thức hóa học. Vì vậy để biểu diễn phương trình nhiệt hóa học, SGK
mới sử dụng một đại lượng nhiệt động, đó là biến thiên entanpi H của phản
ứng và khi đó dấu của nhiệt phản ứng được lấy theo dấu của nhiệt động học.
Giá trị H không chỉ phụ thuộc vào bản chất mà còn phụ thuộc vào trạng
thái của chất, vì vậy trong phương trình nhiệt hóa học cần ghi trạng thái của
các chất.
Ví dụ : I2(r) + H2(k) 2HI(khí) (1)
H = + 25,94 kj/mol
I2(k) + H2(k) 2HI(khí) (2)
H = - 36,49 kj/mol
Như vậy ở phản ứng (1) iot ở trạng thái rắn thì phản ứng là phản ứng thu
nhiệt, còn ở phản ứng (2), iot ở trạng thái hơi thì phản ứng lại là phản ứng tỏa
nhiệt.
Với HS ta chỉ cần giải thích nếu phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường xung
quanh, thì hệ phản ứng bị mất nhiệt nên giá trị của H lấy dấu âm (-), ngược
lại phản ứng thu nhiệt nghĩa là cần phải cung cấp nhiệt thì hệ phản ứng nhận
thêm nhiệt nên giá trị H lấy dấu dương (+).
* Chương 5 : Ở SGK chuẩn và SGK nâng cao đều có tên là “Nhóm
halogen”.
SGK chuẩn giải thích số oxi hóa của F, Cl, Br, I trong các hợp chất chỉ
dựa vào độ âm điện của chúng. Flo có số oxi hóa duy nhất -1, là do nguyên tử
F có độ âm điện lớn nhất và lớp e ngòai cùng đã có 7e. Các halogen còn lại
ngòai số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7 là do chúng có độ âm
điện nhỏ hơn độ âm điện của oxi nên trong các hợp chất chúng có số oxi hóa
dương.
SGK nâng cao giải thích Cl, Br, I có số oxi hóa +3, +5, +7 là do ở trạng
thái kích thích các e ghép đôi chuyển lên chuyển lên các obitan d trống tạo ra
3, 5 hoặc 7 e độc thân do đó có thể tạo ra 3, 5 hoặc 7 liên kết cộng hóa trị. Flo
không có các số oxi hóa dương là do nguyên tử F không có obitan d trống.
* Chương 6 : Ở SGK chuẩn tên là “Oxi – Lưu hùynh” còn ở SGK nâng
cao tên là “Nhóm oxi”. Ở hai sách có tên chương khác nhau do SGK chuẩn
chỉ nghiên cứu kỹ hai nguyên tố là oxi và lưu hùynh. SGK nâng cao nghiên
cứu tổng quát cả nhóm oxi trước khi nghiên cứu kỹ oxi và lưu hùynh.
SGK chuẩn và nâng cao đều nghiên cứu ozon, riêng SGK nâng cao còn
nghiên cứu cả hiđropeoxit.
* Chương 7 : Ở cả hai cuốn sách đều nghiên cứu tốc độ phản ứng và
cân bằng hóa học. Đây là cơ sở khoa học của các biện pháp điều khiển quá
trình sản xuất hóa học.
PHỤ LỤC 2
NHỮNG NÉT LỚN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NHÓM OXI Ở LỚP 10
PPDH nhóm oxi chủ yếu là hướng dẫn HS dựa vào kiến thức về cấu tạo
nguyên tử, bảng tuần hòan và định luật tuần hòan, liên kết hóa học, phản ứng
oxi hóa khử để xây dựng kiến thức mới về nhóm oxi trọng tâm là oxi và lưu
hùynh.
Trong chương này cần lưu ý các điểm sau :
1. Nhóm oxi :
a. Đơn chất : O2 S Se Te Po
Tính oxi hóa giảm dần
Theo chiều từ oxi đến Poloni bán kính nguyên tư giảm dần, độ âm điện
giảm dần, nên khả năng nhận e giảm dần nghĩa là tính oxi hóa giảm dần.
b. Hợp chất :
* Tính axit của dung dịch H2S tăng theo chiều tăng của điện tích hạt
nhân. Từ H2O đến H2Te tính axit tăng vì bán kính nguyên tử tăng, độ dài liên
kết tăng nên độ bền giảm, khả năng tách H+ tăng.
* Tính axit của H2RO4 giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Vì
độ phân cực của liên kết O – H trong phân tử H2SO4 lớn nhất do lực hút e của
nguyên tử S lớn hơn so với Se và Se lại lớn hơn so với Te.
2. Oxi :
Oxi lỏng hoặc rắn bị nam châm hút, điều đó có nghĩa là trong phân tử
O2 phải có 2 e độc thân ( theo độ nhiễm từ ).
Ở mức độ kiến thức phổ thông, coi 2 nguyên tử oxi góp chung 2 đôi e
để tạo liên kết đôi, nghĩa là có 2 liên kết cộng hóa trị theo quy tắc bát tử.
Vì sao số oxi hóa đặc trưng của oxi là -2, mặc dù oxi ở nóm VIA ?
Oxi có độ âm điện lớn (3,44) có năng lượng ion hóa cao, vì vậy dễ dàng
nhận thêm 2e để đạt cấu hình của khí hiếm do đó số oxi hóa đặc trưng là -2.
Nguyên tử oxi có cấu hình e đặc trưng như sau :
1s2 2s2 2p4 3s0
Việc chuyển e từ phân lớp 2p lên phân lớp 3s để tạo ra 4e độc thân
không thể thực hiện được vì cần một năng lượng khá lớn.
Oxi đã được học ở lớp 8, như vậy các phản ứng mà oxi tham gia không
mới đối với HS, cái mới là xem xét các phản ứng đó theo quan điểm oxi hóa
khử. Các phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử trong đó oxi
là chất oxi hóa. Không cần biểu diễn lại những thí nghiệm về tính chất hóa
học của oxi đã biểu diễn ở lớp 8.
3. Ozon :
Ozon là kiến thức mới đối với HS. Đưa ozon vào chương trình nhằm bổ sung
thêm sự hiểu biết của HS về các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học.
Mặt khác ozon là một chất oxi hóa mạnh có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, có thể oxi hóa sunfua thành sunfat,
amoniac thành nitrit và nitrat.
SGK đề cập phản ứng của ozon với dung dịch KI nhằm chứng minh O3
có tính oxi hóa mạnh hơn O2 và đó cũng là phản ứng dùng để nhận biết O3
trong phòng thí nghiệm.
Chương trình không đề cập đến phản ứng điều chế O3 trong phòng thí
nghiệm vì điều kiện kỹ thuật ở trường phổ thông chưa cho phép.
Do có tính oxi hóa mạnh, ozon có thể giết chết các vi khuẩn trong không
khí.
Vì vậy với một lựơng nhỏ ozon trong không khí sẽ làm cho không khí
trong lành.
4. Hyđro peoxit :
Giữa các phân tử H2O2 có liên kết hiđro khá bền nên ở điều kiện thường
H2O2 là chất lỏng (dạng sirô) có nhiệt độ sôi khá cao (152,10C). H2O2 tan
trong nước với bất cứ tỷ lệ nào do có liên kết hiđro với nước.
H2O2 tương đối bền khi rất tinh khiết. Nếu có lẫn tạp chất như kim lọai
nặng và ion của chúng hay khi đun nóng hoặc chiếu sáng nó phân hủy mạnh
và có thể gây nổ.
2H2O2 2H2O + O2 H =98,74kj/mol
Vì vậy cần bảo quản (cất giữ ) H2O2 ở chỗ tối và mát. Để bảo đảm an
tòan người ta cho thêm chất ức chế vào (axit photphoric hoặc sunfuric ).
Hyđro peoxit có những tính chất hóa học sau :
- Tính axit : Trong dung dịch nước, H2O2 là một axit rất yếu nhưng mạnh
hơn tính axit của nước.
H2O2 + H2O H3O+ + HO2-
Hyđro peoxit tác dụng với dung dịch kiềm mạnh :
H2O2 + Ba(OH)2 BaO2 + 2H2O
Và BaO2 + H2SO4 BaSO4 + H2O2
Các phản ứng trên chứng tỏ BaO2 là muối của axit H2O2.
- Tính oxi hóa : H2O2 có tính oxi hóa trong cả môi trường axit và môi
trường kiềm.
H2O2 + 2KI + H2SO4 I2 +K2SO4 + 2H2O
H2O2 + 2KI + H2SO4 I2 + 2KOH
- Tính khử : H2O2 thể hiện tíh khử khi tác dụng với các chất oxi hóa
mạnh như O3, KMnO4, Cl2, hypoclorit :
H2O2 + O3 H2O + 2O2
H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 K2SO4 + 2MnSO4 + 5 O2+ 8H2O
H2O2 + Cl2 2HCl + O2
H2O2 + NaClO NaCl + O2 + H2O
Muốn phân biệt H2O2 với O3 có thể dùng dung dịch KMnO4. H2O2 làm
mất màu dung dịch KMnO4.
Trong PTN có thể điều chế H2O2 bằng cách cho BaO2 tác dụng với
H2SO4 :
BaO2 + H2SO4 BaSO4 + H2O2
5. Hợp chất của lưu hùynh :
Độ tan của muối sunfua là một vấn đề phức tạp.
- Bị thủy phân hòan tòan như Al2S3.
- Tan tốt trong nước như Na2S, K2S, BaS.
- Không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit lõang như MnS,
FeS, NiS, ZnS,...
- Không tan trong nước và không tan trong dung dịch axit lõang như
CuS, Ag2S, CdS, HgS, SnS, PbS, As2S5...
Ion S2- chỉ tồn tại trong dung dịch rất kiềm vì trong dung dịch nước,
H2S là axit 2 nấc và rất yếu.
H2S H+ +HS- k1= 10-7
HS- H+ + S2- k2= 10-14
Do K2 rất nhỏ nên trong dung dịch H2S chủ yếu có mặt ion HS-. Ion HS-
chỉ tồn tại trong dung dịch rất kiềm vì :
HS- + OH- S2- + H2O
Để điều chế H2S trong PTN ngòai cách cho FeS hay ZnS tác dụng với
axit HCl hoặc H2SO4 lõang ( như SGK ) thì cách thuận tiện hơn là đun nóng
trên 7000C hỗn hợp gồm bột S, parafin, bột amiăng theo tỉ lệ tương ứng 3:5:2
về khối lượng. Khi để nguội phản ứng dừng lại, đun nóng phản ứng lại tiếp
diễn.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Để góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và nâng cao
chất lượng dạy học hoá học ở trường THPT, xin thầy cô vui lòng cho biết ý
kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống có
cùng ý kiến, quan điểm với mình:
I. Ý KIẾN CỦA THẦY CÔ VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC
1. Học sinh biết trả lời nhanh, chính xác những câu hỏi của giáo viên.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
2. Học sinh biết tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
3. Học sinh biết sử dụng các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh…để đưa ra kết luận chính
xác.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
4. Học sinh biết diễn đạt linh hoạt một vấn đề, nêu được nhiều phương án giải quyết một
vấn đề .
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
5. Học sinh biết vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề từ thực tế cuộc sống.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
6. Học sinh mạnh dạn đề xuất những cái mới, biết cách chỉ ra những hạn chế của cái cũ .
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
7. Học sinh biết sử dụng các phương tịên kĩ thuật hiện đại trong quá trình học tập.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng
8. Học sinh biết cách tự đánh giá công việc của bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
9. Học sinh biết thường xuyên liên tưởng – tưởng tượng nhằm tạo ra cái mới tốt hơn cái cũ.
Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý
II. Ý KIẾN CỦA THẦY CÔ VỀ TÌNH HÌNH RÈN LUỴÊN NĂNG LỰC SÁNG
TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC
Giáo viên có chú trọng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.
Thường xuyên Đôi khi Không bồi dưỡng
III. THẦY CÔ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở MỨC ĐỘ NHƯ THẾ NÀO TRONG CÁC CÁCH
SAU ĐÂY ?
1. Kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau như:viết, vấn đáp, thí nghiệm, trắc
nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.
Thường xuyên Không thường xuyên Không làm
2.Sử dụng câu hỏi suy luận, bài tập có yêu cầu tổng hợp, khái quát hoá, ứng dụng lý thuyết vào thực
tiễn.
Thường xuyên Không thường xuyên Không làm
3.Kiểm tra tính linh hoạt, tính tháo vát trong thực hành, thực nghiệm.
Thường xuyên Không thường xuyên Không làm
4.Kiểm tra việc thực hiện những bài tập mang tính sáng tạo, thực hiện cách giải ngắn nhất, hay nhất.
Thường xuyên Không thường xuyên Không làm
5.Đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo dù nhỏ.
Thường xuyên Không thường xuyên Không làm
IV. THẦY CÔ ĐÃ SỬ DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG
LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
V. Ý KIẾN CỦA THẦY CÔ VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC
CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC
1. Lựa chọn một logic nội dung thích hợp và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để
chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức của học sinh.
Khả thi Bình thường Không khả thi
2. Tạo động cơ hứng thú nhận thức cho học sinh sáng tạo, tạo tình huống có vấn đề, tạo
nhu cầu hứng thú nhằm phát huy cao độ sức lực trí tuệ của học sinh vào hoạt động sáng
tạo.
Khả thi Bình thường Không khả thi
3.Rèn cho học sinh các phương pháp tư duy hiệu quả.
Khả thi Bình thường Không khả thi
4. Sử dụng các phương pháp dạy học phức hợp để rèn năng lực sáng tạo cho học sinh.
Khả thi Bình thường Không khả thi
5. Sử dụng bài tập hóa học như là một phương tiện để phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh.
Khả thi Bình thường Không khả thi
6. Chia học sinh thành nhóm nhỏ cùng thảo luận.
Khả thi Bình thường Không khả khi
7. Cho học sinh làm các bài tập lớn, tập cho học sinh nghiên cứu khoa học.
Khả thi Bình thường Không khả thi
8. Kiểm tra đánh giá động viên kịp thời và đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo của học
sinh
Khả thi Bình thường Không khả thi
Xin Thầy Cô vui lòng cho biết một số thông tin Cá nhân (nếu được):
Họ và tên :
Nơi công tác :
Số năm công tác :
Cảm ơn những đóng góp quý báu của thầy cô!
PHỤ LỤC 4
GIÁO ÁN BÀI OXI
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. HỌC SINH BIẾT:
- Tính chất vật lý và tính chất hoá học của oxi.
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp.
- Ứng dụng và tầm quan trọng của oxi trong thực tiễn và sản xuất.
2. HỌC SINH HIỂU:
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo
phân tử oxi.
- Tính chất hoá học: Oxi có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu
hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ).
3. HỌC SINH VẬN DỤNG:
- Giải thích hiện tượng cháy và sự phân huỷ của các chất trong tự
nhiên.
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của
oxi.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều
chế...
- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Phiếu học tập.
- Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Dụng cụ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
2/ Phương pháp dạy học:
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
III/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Cấu hình electron: I / CẤU TẠO PHÂN TỬ OXI
Hoạt động 1: Sử dụng phiếu học tập
số1:
a/ Viết cấu hình electron của nguyên tố
oxi? Xác định số e độc thân từ đó suy
ra liên kết của phân tử oxi và CTCT
của nó ?
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TRẠNG
THÁI TỰ NHIÊN CỦA OXI
Hoat động 2:
1. Tính chất vật lí
Oxi là một khí quen thuộc với con
người nhất. Hãy nêu một số tính chất
vật lý của oxi mà em biết?
Giáo viên đưa ra những số liệu cụ thể:
- Dưới áp suất khí quyển, oxi hoá
lỏng ở nhiệt độ -1830C.
- Khí oxi tan ít trong nước (100 ml
nước ở 200c, 1 atm hoà tan được 3,1 ml
oxi).
O: 1s22s22p4
Nguyên tử oxi có 6 e ngoài cùng,
trong đó có 2 e độc thân có khả
năng tạo liên kết, trong phân tử
oxi 2 nguyên tử tạo liên kết cộng
hóa trị không cực với nhau.
Cấu tạo của phân tử oxi:
O=O
- Oxi là chất khí không màu,
không mùi, không vị, hơi nặng
hơn không khí
dO2/KK =
32
29 1,1 > 1
2. Trạng thái tự nhiên
Phản ứng quang hợp:
ás
6CO2 + 6H2O C6H12O6 +
6O2
III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:
Hoạt động 3:
Giáo viên đưa ra phiếu học tập số 2:
* Dựa vào cấu hình e và độ âm điện của
O hãy so sánh với độ âm điện của các
nguyên tố khác? Từ đó rút ra tính chất
đặc trưng của O và mức độ tính chất đó?
- Dự đoán số oxi hoá của oxi trong các
phản ứng?
* Viết các PTPƯ minh hoạ cho tính
chất hoá học của oxi? Xác định số oxi
hoá của oxi và các nguyên tố khác
trong phản ứng để chứng minh tính
chất oxi hoá của oxi?
Bổ sung: - Ngoài ra oxi cũng tham gia
a/ Nguyên tử oxi dễ dàng nhận
thêm 2 e để đạt tới cấu hinh 2 e
bền vững của khí hiếm
Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn
(3,44),
chỉ kém F (3,98). Nên oxi có tính
oxi hóa mạnh, trong hợp chất oxi
thường có số oxi hóa là – 2.
*Oxi có tính oxi hóa mạnh nên
tác dụng với kim loại (trừ Au,
Pt…), phi kim (trừ halogen) và
nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ.
Các phương trình phản ứng
minh họa :
1. Tác dụng với kim loại :
0 0 t0 +1 -2
4Na + O2 2Na2O
0 0 t0 +2 -2 các phản ứng oxi hoá chậm ở điều
kiện thường như: quá trình thối rữa các
chất hữu cơ của sinh vật. Oxi cũng có
một số mức oxi hoá khác là: H2O2 (-1),
F2O (+2)
IV/ ỨNG DỤNG CỦA OXI:
Hoạt động 4:
- Cho học sinh quan sát biểu đồ ứng
dụng SGK và nêu ứng dụng của oxi
trong các lĩnh vực của đời sống và
sản xuất:
Bổ sung: - Mỗi ngày mỗi người cần
từ 20-30m3 không khí để thở. Con
người không thể nhịn thở vài chục
giây, trong khi có thể nhịn ăn từ 4-5
ngày, nhịn uống 2 ngày.
2Mg + O2 2MgO
2. Tác dụng với phi kim :
0 0 +4 -2
C + O2 CO2 ot
0 0 +4 -2
S + O2 SO2 ot
0 0 +5 -2
4P + 5O2 2P2O5 ot
3. Tác dụng với hợp chất :
2CO + O2 2CO2 ot
C2H5OH+3O2 2CO2 + H2O ot
- Biểu đồ thể hiện : Oxi rất cần
trong các ngành công nghiệp :
luyện thép, hóa chất, y khoa, hàn
cắt kim loại.
- Oxi có vai trò quyết định đối
với sự sống của con người và
động vật, thực vật.
- Hàng năm, các nước trên thế giới sản
xuất hàng chục triệu tấn oxi để đáp
ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp hoá chất VD: pư
oxi hoá SO2 thành SO3 để điều chế
H2SO4, pư oxh NH3 thành NO để điều
chế HNO3.
V/ ĐIỀU CHẾ OXI :
1/ Điều chế trong phòng thí nghiệm:
Hoạt động 5:
- Dựa vào những kiến thức đã học, có
thể điều chế oxi từ những hợp chất
nào? Từ đó cho biết nguyên tắc để điều
chế oxi trong PTN ?
Giáo viên làm thí nghiệm điều chế
oxi, sau đó yêu cầu học sinh viết
phương trình phản ứng minh họa ?
- Thu khí oxi bằng phương pháp nào?
và dựa vào tính chất nào của oxi ? Tại
sao không thu khí oxi bằng cách dời chỗ
không khí ?
2/ Điều chế trong công nghiệp :
Hoạt động 6:
- Yêu cầu học sinh nêu các phương pháp
điều chế oxi trong công nghiệp.
Bổ sung:
- Từ không khí: Không khí được làm
sạch (loại bỏ hơi nước, bụi, CO2), sau đó
hoá lỏng rồi chưng cất phân đoạn thu
- Có thể điều chế oxi trong
PTN bằng cách phân huỷ các
hợp chất giàu oxi: KClO3 (rắn),
KMnO4 (rắn).
PTHH :
2KMnO4 K2MnO4+MnO2+
O2
ot
- Thu oxi bằng phương pháp
đẩy nước, dựa vào tính chất vật
lý của oxi là ít tan trong nước.
- Điều chế oxi trong công nghiệp
từ không khí và từ nước.
được oxi ở nhiệt độ sôi là -1830C
- Từ nước: điện phân H2O (có hoà tan
một ít H2SO4, hoặc NaOH để tăng tính
dẫn điện của nước).
PT: đp
2 H2O 2 H2 + O2
Ngoài các phương pháp trên, oxi còn
được tạo ra trong tự nhiên nhờ sự quang
hợp của cây xanh, đây là phương pháp
sản xuất hiệu quả và rẻ tiền nhất.
Liên hệ với thực tiễn : diện tích rừng trên
thế giới và Việt Nam ngày càng bị thu
hẹp do bị phá hoại, cháy rừng, do đó cần
tích cực bảo vệ rừng trồng cây xanh để
bảo vệ môi trường.
Hoạt động 7: Củng cố - BTVN
1.Giải thích tại sao nói oxi là phi kim có
tính oxi hóa mạnh ? Viết các PTHH
minh họa.
2. Nêu các PP điều chế oxi ?
3. Làm các bài tập 3, 4, 5 trang 162
SGK.
Phản ứng quang hợp:
as
6CO2 + 6H2O C6H12O6 +
6O2
Đặc biệt GV sử dụng bài giảng điện tử hoặc bài giảng được soạn thảo bằng
phần mềm violet để tăng tính tích cực sáng tạo của HS :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi ? Xác định số e độc thân từ đó
suy ra liên kết trong phân tử oxi và CTCT của nó ?
Cấu hình e : ........................................ .........................................................
Số e độc thân : .............................................................................................
Liên kết trong phân tử oxi :..........................................................................
Công thức cấu tạo : ......................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
a. Dựa vào cấu hình e và độ âm điện của oxi, hãy so sánh với độ âm điện
của nguyên tố khác? Từ đó rút ra tính chất hoá học đặc trưng của oxi và
mức độ tính chất đó ?
Độ âm điện : ................................................................................................
Tính chất hoá học đặc trưng : .....................................................................
b. Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của oxi ? Xác định số
oxi hóa của oxi và của các nguyên tố khác để chứng minh tính oxi hoá của
oxi?
Tác dụng kim loại : ......................................................................................
Tác dụng phi kim : ......................................................................................
Tác dụng hợp chất :......................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
a. Nêu nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghịêm.Viết PTHH
minhhọa.
Nguyên tắc:
Phương trình hoá học:
b. Phương pháp tiến hành điều chế oxi trong công nghiệp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Tìm 1 số hình ảnh trên mạng về :
a. Ứng dụng của oxi
b. Oxi trong tự nhiên với nạn chặt phá rừng, khai thác rừng.
c. Lượng oxi trong không khí duy trì sự sống của trái đất bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi những yếu tố nào ? ( tìm hình ảnh minh họa ).
PHỤ LỤC 5
GIÁO ÁN BÀI LƯU HUỲNH
I - MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Học sinh biết
- Lưu huỳnh trong tự nhiên tồn tại ở hai dạng Sα ,Sβ và cấu tạo tinh thể của
chúng.
- Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.
2. Học sinh hiểu
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của
lưu huỳnh.
- Mối quan hệ giữa cấu hình electron và tính chất hoá học của lưu huỳnh.
3. Học sinh vận dụng
- Viết được phương trình phản ứng và làm bài tập có liên quan.
- Giải thích một số hiện tượng liên quan tới lưu huỳnh.
II - CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học
- Hoá chất : Lưu huỳnh, Khí oxi, đồng.
- Dụng cụ : ống nghiệm, lọ dụng khí, đèn cồn.
- Tranh ảnh mô tả cấu trúc tinh thể hai dạng tồn tại của lưu huỳnh(Sα ,Sβ).
- Sơ đồ mô tả sự biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ.
- Phần mềm biểu diễn trên máy vi tính các hình ảnh và sơ đồ trên (nếu có
thể).
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề, thảo luận nhóm nhỏ.
III - TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1:
Ổn định lớp.Kiểm tra bài cũ (2 HS).
GV sử dụng phiếu học tập số 1 và chiếu nội
dung lên màn hình :
1. a/ Dạng thù hình là gì? Oxi có mấy dạng
thù hình? Chúng khác và giống nhau ở điểm
nào?
b/ So sánh tính chất hoá học của hai dạng thù
hình của oxi. Viết PTHH để minh hoạ.
2. Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ
khối so với hiđro bằng 18.Tính phần trăm về
thể tích của hỗn hợp.
Hoạt động 2: Vào bài :
Ở bài trước chúng ta đã nghiên cứu về oxi,
hợp chất của oxi, bài học hôm nay chúng ta
tiếp tục nghiên cứu nguyên tố thứ hai trong
nhóm đó là lưu hùynh. Vậy lưu hùynh có cấu
tạo, tính chất vật lí, hóa học như thế nào, có
gì giống và khác với oxi ?
I -Tính chất vật lí
1. Hai dạnh thù hình của lưu huỳnh
Hoạt động 3:
- GV: giới thiệu S có hai dạng thù hình là lưu
huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
Chúng khác và giống nhau ở điểm nào?
I -Tính chất vật lí
1. Hai dạnh thù hình của
lưu huỳnh
- Quan sát bảng: cấu tạo tinh thể & tính chất
vật lí của hai dạng thù hình.
Có nhận xét gì về khối lượng riêng, nhiệt
độ nóng chảy và tính bền về hai dạng thù hình
của S?
- GV nói thêm : Các tinh thể lưu huỳnh tà
phương và đơn tà đều được cấu tạo từ các
vòng S8.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo
phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh.
Hoạt động 4:
- HS quan sát thí nghiệm về ảnh hưởng của
nhiệt độ đối với tính chất vật lí và cấu tạo
phân tử của lưu huỳnh. Tóm tắt lại thí nghiệm
bằng : Bảng biến đổi cấu trúc & tính chất vật
lí theo nhiệt độ.
NX : - Sα bền hơn Sβ.
- Sα có KLR lớn
hơn Sβ.
- Sα nóng chảy ở
t0 nhỏ hơn Sβ.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
đối với cấu tạo phân tử và
tính chất vật lí của lưu
huỳnh.
KL: Ghi trong bảng sau:
Nhiệt độ Trạng
thái
Màu sắc Cấu tạo phân
tử
<1130C Rắn Vàng S8 dạng vòng
1190C Lỏng Vàng S8 dạng vòng
>1870C Quánh,
nhớt
Nâu đỏ S8 vòngS8
chuỗiSn
>4450C Hơi Da cam S6; S4; S2; S
tuỳ
theo t0.
Chú ý: Để đơn giản trong các phản ứng hoá
học
người ta dùng kí hiệu S mà không dùng công
thức phân tử S8.
II -Tính chất hoá học của lưu huỳnh.
Hoạt động 5:
+ Viết cấu hình e của nguyên tử S ? Dựa vào
cấu hình e ở lớp ngòai cùng và độ âm điện
của S hãy dự đóan tính chất hóa học tính của
S ?
+ Sự khác biệt về cấu hình e của S và O?
Từ đó cho biết S có thể có tính chất gì khác
với oxi?
GV : kđ từ sự khác biệt đó nên khi bị kích
thích các e đã ghép đôi ở phân lớp 3s và 3p có
II -Tính chất hoá học của
lưu huỳnh.
Cấu hình e của S :
1s22s22p43s23p4.
χS=2.6 phi kim hoạt động
có khả năng nhận 2e thể
hiện tính oxh. Ở S có phân
lớp 3d còn ở O thì không.
+ Trong các hợp chất của S
với các nguyên tố khác có
độ âm điện ( ĐÂĐ ) nhỏ
hơn như KL, hiđro…thì S
có số OXH -2.
thể chuyển lên phân lớp 3d . Yêu cầu HS viết
sự phân bố e ở TTKT 1 và TTKT 2? ( sự
phân bố e vào các ô lượng tử ).
+ TTKT 1:có 4 e độc thân:
1s22s22p43s23p33d1
+ TTKT 2: có 6 e độc thân:
1s22s22p43s13p33d2
NX:
+ Trong các hợp chất CHT của S với các
nguyên tố khác có độ âm điện (ĐÂĐ )nhỏ
hơn như : KL,hiđrô….thì S có số OXH -2
+ Trong các hợp chất CHT của S với các
nguyên tố khác có ĐÂĐ lớn hơn như
O,F…thì S có số OXH + 4,+ 6.
KL: Đơn chất S có số OXH =0 là số oxh
trung gian giữa -2 và +6, nên khi tham gia
pưhh S thể hiện 2 tính chất:
+ Tính OXH
+ Tính khử
1. Lưu hùynh tác dụng với kim lọai và
hiđro
Biểu diễn TN (hoặc chiếu phim) phản ứng
của S với Al, H2.
Al + S
H2 + S
- HS quan sát, nhận xét hiện tượng và viết
PTHH. Kết luận về tính oxi hóa khử của S ?
- Trong các phản ứng trên :
+ Trong các hợp chất
của S với các nguyên tố
khác có độ âm điện ( ĐÂĐ )
lớn hơn như O, F…thì S có
số OXH +4, +6.
Kết luận : Khi tham gia
pưhh S thể hiện 2 tính chất :
+ Tính OXH
+ Tính khử
1. Lưu hùynh tác dụng với
kim lọai và hiđro
Ptpư :
Al0 + S 0 Al2+2S3-2 ot
H02 + S0 H+12S-2 ot
Hg0 + S0 Hg+2S-2
Số oxi hoá của S giảm từ 0 xuống -2 tức
là thể hiện tính OXH. Trong phản ứng với
KL và Hiđrô , S thể hiện tính OXH.
- GV lưu ý HS phản ứng Hg với S xảy ra ở
nhiệt độ thường để rút ra ứng dụng thực tế :
Thu hồi lại Hg rơi vãi.
- Từ đặc điểm CTPT của lưu huỳnh hãy giải
thích tại sao trong hầu hết các phản ứng của S
lại cần nhiệt độ ?
2. Lưu hùynh tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thích hợp S tác dụng được với
một số phi kim như: O,F,Cl…
HS quan sát TN (phim TN) S với O2.Yêu cầu
HS viết ptpu của S với Clo, Flo, Oxi ? Xác
định số oxh của các nguyên tố trong pư ?
trong các pư trên số OXH của S tăng từ 0
lên +4 hoặc +6S thể hiện tính khử.
III - Ứng dụng của lưu huỳnh.
Hoạt động 6:
Cho HS đọc SGK kết hợp với thực tiễn đời
sống, nêu ứng dụng của S?
Cho HS quan sát hình ảnh về một số ứng
dụng của S.
Lưu huỳnh thể hiện tính
oxi hoá vì : S0 + 2e S-2
2. Lưu hùynh tác dụng với
phi kim
S0 + O20 S+4O2-2
S 0+ 3F20 S+6F6-1
Lưu huỳnh thể hiện tính
khử
Vì : S0 S+4 + 4e
S0 S+6 + 6e
III - Ứng dụng của lưu
huỳnh.
+ 90% S được dùng để sx
axit sunfuric
+ 10% dùng để : lưu hóa
cao su, sx nhựa ebonit, chế
tạo diêm, dược phẩm, thuốc
trừ sâu…
GV: nêu thêm
+90% S được dùng để sx axit sunfuric
+10% còn lại dược dùng để :
- Lưu hoá cao su
- Sx nhựa ebônit
- Chế tạo diêm
- Dựơc phẩm
- Thuốc trừ sâu
…………...
+Một ứng dụng rất quan trọng là để khử độc
thuỷ ngân.
IV - Sản xuất lưu huỳnh
Hoạt động 7:
( chủ yếu GV giới thiệu )
Lưu hùynh trong tự nhiên tồn tại ở 2 dạng :
đơn chất và hợp chất . Do đó có 2 PP để sản
xuất lưu hùynh.
1. Khai thác lưu hùynh ( PP vật lí )
+ Để khai thác lưu hùynh tự do, người ta
làm như thế nào ? (HS đọc SGK)
IV - Sản xuất lưu huỳnh
1. Khai thác lưu hùynh
Để khai thác lưu huỳnh
trong mỏ lưu huỳnh, người
ta dùng thiết bị đặc biệt để
nén nước siêu nóng (1700C)
vào mỏ làm lưu hùynh nóng
chảy và đẩy lên mặt đất.
+ HS xem mô phỏng.
+ Giới thiệu đây là phương pháp chủ yếu
để sx S trên thế giới.
2. Sản xuất lưu hùynh từ hợp chất (PP hoá
học)
Nhận xét về trạng thái oxh của S trong H2S và
SO2? Từ đó nêu nguyên tắc đ/c S từ các hợp
chất trên ?
Từ các sản phẩm phụ của công nghiệp luyện
kim (SO2), khí tự nhiên (H2S) Viết các
PTHH điều chế S?
+ PP1:
Đốt hiđrôsunfua với đkiện thiếu oxi :
2H2S + O2 2S + 2H2O
+ PP2:
Dùng hiđrôsunfua khử sunfua đioxít :
2H2S + SO2 3S + 2H2O
Phản ứng trên ngòai tác dụng điều chế lưu
2. Sản xuất lưu hùynh từ
hợp chất
Nguyên tắc điều chế S
+Oxh S2- thành S
+ KhửS+4, S+6 thành S
a) Đốt H2S với đkiện thiếu
oxi :
2H2S + O2 2S + 2H2O
b) Dùng H2S khử SO2 :
2H2S + SO2 3S + 2H2O
Phương pháp này cho phép
thu hồi trên 90% lượng lưu
hùynh có trong các khí thải
độc hại SO2 và H2S.
hùynh còn có tác dụng gì ?
PP này vừa để điều chế S , vừa có ý nghĩa bảo
vệ môi trường.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, công
nghiệp cần chú ý điều gì để bảo vệ môi
trường ?
Hoạt động 8: Củng cố bài học
Bài 1 : a/ Nêu sự giống nhau và khác nhau
giữa oxi và lưu huỳnh về tính chất hoá học ?
Giải thích ?
b/ Dựa vào cấu hình e của nguyên tố
lưu huỳnh hãy giải thích vì sao lưu huỳnh có
các số oxi hoá : - 2, +4, +6 trong hợp chất ?
Bài 2 : Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo phân
tử lưu huỳnh. Viết CTCT của lưu huỳnh ở
các nhiệt độ sau :
a) 1800C (Sn ) b) 1190C (S 8 )
c) 14000C (Sn ) d) 17000C (S)
Bài 3 : Bằng phương trình phản ứng chứng
minh tính oxi hoá của oxi mạnh hơn lưu
huỳnh.
H2S + O2 2S + 2H2O
Bài tập về nhà :
3, 4 SGK, trang 172.
2, 3 sách BT.
Đặc biệt GV sử dụng bài giảng điện tử hoặc bài giảng được soạn thảo bằng
phần mềm violet để tăng tính tích cực sáng tạo của HS :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Có mấy dạng thù hình của lưu hùynh ? Chúng có điểm gì giống
nhau và khác nhau ?
2. Quan sát bảng cấu tạo tinh thể và tính chất vật lý của hai dạng thù
hình của lưu hùynh (SGK/tr.168), có nhận xét gì về khối lựơng
riêng, nhiệt độ nóng chảy, tính bền của chúng.
3. Lập bảng tóm tắt về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử
và tính chất vật lí của lưu hùynh theo bảng sau :
Nhiệt độ Trạng thái Màu sắc Đặc điểm cấu tạo
<1130C
1190C
1870C
4450C
14000C
17000C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Viết cấu hình e của S. Dựa vào đặc điểm e lớp ngoài cùng của lưu
huỳnh, hãy dự đoán tính chất hoá học của lưu huỳnh.
2. Sự khác biệt về cấu hình e của O và S? Từ đó cho biết S có tính chất
gì khác với O ?
3. Hãy viết sự phân bố e ngòai cùng của S vào các ô lượng tử ở trạng
thái cơ bản và trạng thái kích thích thứ nhất, thứ hai ?
4. a. Hãy dự đóan hiện tượng xảy ra và viết PTHH cho các TN sau :
Tên
TN
Cách làm Hiện tượng Giải thích
Cho 1 thìa bột Fe và 3
thìa bột S đã trộn đều vào
ống nghiệm. Đun trên
ngọn lửa đèn cồn
S +Fe
S + H2 Đun nóng ống nghiệm để
lưu huỳnh dính vào đáy
ống nghiệm. Úp ngược
ống nghiệm, cho H2 vào
ống nghiệm. Đậy ống
nghiệm bằng giấy có tẩm
dung dịch chì nitrat.Lật
ngược ống nghiệm, tiếp
tục đun S cho đến sôi
S + O2 Đốt S trong không khí rồi
đưa vào bình đựng khí oxi
b. Hòan thành các PTHH sau :
Hg+ S
F2 + O2
c. Xác định số oxi hóa của lưu hùynh trước và sau phản ứng trong các
phản ứng trên.
Kết luận về tính chất hoá học của lưu hỳnh :... ...........................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP 3
a. Lưu hùynh tồn tại trong tự nhiên ở những dạng nào ?
b. Từ đó có mấy phương pháp để sản xuất lưu hùynh ? Phương pháp nào được
sử dụng phổ biến ?
c. Từ các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp luyện kim (SO2), khí tự
nhiên (H2S). Nêu nguyên tắc điều chế S từ những chất trên ? Viết PTHH
minh họa.
PHIẾU HỌC TẬP 4
Bài 1 :
a. Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa oxi và lưu huỳnh về tính chất hóa
học. Giải thích.
b. Dựa vào cấu hình e của nguyên tử lưu huỳnh để giải thích vì sao lưu
huỳnh có các số oxi hoá -2, +4, +6 trong các hợp chất.
Bài 2: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo của S. Viết CTCT của lưu huỳnh ở
các nhiệt độ sau :
a) 1800C b) 1190C
c) 14000C d) 17000C
Bài 3 : Bằng một PTHH chứng minh tính oxi hóa của oxi mạnh hơn lưu
hùynh.
PHỤ LỤC 6
Trường THPT Đề KT ……………….
Họ và tên HS: Khối : ………………….
(MÃ ĐỀ 004)
Câu 1 : Một bình cầu chứa bột Mg được nút kín bằng nút cao su có ống dẫn khí qua
và có khóa (hình bên dưới)
Cân bình để xác định khối lượng. Đun nóng bình một thời gian, để nguội
nhưng mở khóa rồi mới cân lại. Hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào so
với khối lượng bình trước khi nung ?
A. Tăng B.
Bột
Mg
C. Không đổi D. Giảm Không xác
định
Câu 2 : Trong công nghiệp, ngoài phương pháp hoá lỏng và chưng cất phân đoạn
không khí, oxi còn được điều chế bằng phương pháp điện phân nước. Khi đó
người ta thu được :
A. khí oxi ở catôt B. khí hiđro ở catôt và khí oxi ở anôt
C. khí hiđro ở anôt và khí oxi ở catôt D. khí hiđro ở anôt
Câu 3 : Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml
axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được
khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Mg = 24, S = 32,
Fe = 56, Zn = 65)
A. 6,81 gam B. 3,81 gam C. 4,81 gam D. 5,81 gam
Câu 4 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi?
A. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử
B. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim
C. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp
D. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại
Câu 5 : Nung 2,10g bột sắt trong bình chứa oxi, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 2,90g một oxit. Công thức phân tử của oxit sắt là công thức nào sau
đây:
A. B. C. D. Fe3O4 Fe2O3 FeO
.
Không xác
định
Câu nào dưới đây không đúng? Câu 6 :
Oxi hoá lỏng ở - 1380C A. B. O2 lỏng bị nam châm hút.
C. D.Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị. O2 lỏng không màu.
Câu 7 : Để thu được 6,72 lít oxi (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam
tinh thể KClO3.5H2O (khi có MnO2 xúc tác)?
A. 42,50 gam B. 63,75 gam C. 21,25 gam D. 85,00 gam
Câu 8 : Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng phân huỷ H2O2(xúc
tácMnO2), khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí
oxi bằng cách dẫn khí đi qua các ống sứ chứa chất nào dưới đây?
A. Na B. C. D. CuSO4.5H2O Bột CaO Bột S
Câu 9 : Đốt nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp KClO3, MnO2 theo tỉ lệ 4 : 1 về khối
lượng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa tàn đóm còn hồng vào miệng ống
nghiệm thì:
A. tàn đóm tắt ngay B. tàn đóm bùng cháy
C. D. không thấy hiện tượng gì có tiếng nổ lách tách
Câu10: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào dưới đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí
lỏng.
B. Điện phân dung dịch NaOH.
C. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác
MnO2
D. Điện phân nước.
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu
10
A B A B A D A C B C
Trường THPT Đề KT ……………….
Họ và tên HS : Khối : ………………….
(MÃ ĐỀ 001)
Câu 1 : Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư
thoát ra 0,672 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu
được sẽ là:
A. 5,88g B. 3,92g C. 3,52g D. 1,96g
Câu 2 : Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây về lưu huỳnh
A. S không tan trong các dung môi
hữu cơ
B. S không tan trong nước
C. S là chất rắn màu vàng. D. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
Câu 3 : Điều kiện để bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh cho sunfua sắt là:
A. B.Để hỗn hợp trong không khí ẩm. Đốt cháy hỗn hợp.
C. Để hỗn hợp ngoài nắng. D. Phải có xúc tác.
Câu 4 : Hoà tan hoàn tàn 9,6g kim loại R trong H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ thu được
dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc). R là kim loại nào sau đây:
A. Fe B. Al C. Ca D. Cu
Câu 5 : Phản ứng của lưu huỳnh và đồng ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất gì?
A. B. C.Sunfat Sunfit Sunfua D. Không xác
định
Câu 6 : Cho các chất Cu2S, CuS, CuO, Cu2O. Hai chất có phần trăm khối lượng của
Cu bằng nhau là :
A. Cu2S và CuO B. CuS và CuO C. Không có cặp
nào.
D. Cu2S và Cu2O
Câu 7 : Trong các oxit sau của lưu hùynh, oxit nào có lượng lưu hùynh chiếm 50% về
khối lượng
A. S2O3 B. SO2 C. S2O7 D. SO3
Câu 8 : Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?
A. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hoá.
B. Hg phản ứng với S ngay nhiệt độ thường.
C. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hoá.
D. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 9 : Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng S dư. Sản phẩm của phản
ứng được hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, toàn bộ khí sinh ra
được dẫn vào dung dịch CuSO4 10% (d = 1,2 gam/ml). Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Thể tích tối thiểu của dung dịch CuSO4 cần để hấp thụ hết khí
sinh ra là:
A. 500 ml B. 600 ml C. 800 ml D. 700 ml
Câu
10 :
Người ta đốt lưu huỳnh trong 2 lít oxi (sự cháy là hoàn toàn (đktc)). Tính khối
lượng lưu huỳnh đioxit được tạo thành
A. 7,15 g B. 4,45 g C. 5,71 g D. 7,41 g
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu
10
B A B D C A B A C C
PHỤ LỤC 7
BẢNG PHÂN PHỐI T (STUDENT)
Kiểm
định 2
phía
f
0.1 0.05 0.02 0.01 0.002
5
6
7
8
9
10
11
10
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
2.01
1.94
1.89
1086
1083
1081
1.80
1.78
1.77
1.76
1.75
1.75
1.74
1.73
1.73
1.73
1.72
1.72
1.71
1.71
1.71
1.71
2.57
2.45
2.36
2.31
2.26
2.23
2.20
2.18
2.16
2.14
2.13
2.12
2.11
2.10
2.09
2.09
2.08
2.07
2.07
2.06
2.06
2.06
3.37
3.14
3.00
2.90
2.82
2.76
5.89 4.03
5.21 3.71
4.75 3.5
4.5 3.36
4.3 3.25
4.14 3.17
4.05 3.11 2.72
3.93 3.05 2.68
3.85 3.01 2.65
3.79 2.98 2.62
3.73 2.95 2.60
3.03 2.92 2.58
3.65 2.90 2.57
3.61 2.88 2.55
3.58 2.86 2.54
3.55 2.85 2.53
3.53 2.83 2.52
3.51 2.82 2.51
2.81 2.50 3.49
2.80 2.49 3.47
2.79 2.49 3.45
2.78 2.48 3.44
27
28
29
30
40
60
120
> 120
1.71
1.70
1.70
1.70
1.68
1.67
1.66
1.64
2.05
2.05
2.04
2.04
2.02
2.00
1.98
1.96
2.47
2.47
2.46
2.46
2.42
2.39
2.36
2.33
2.77
2.76
2.76
2.75
2.70
2.66
2.62
2.58
3.42
3.41
3.40
3.39
3.34
3.23
3.17
3.09
Kiểm
định một
phía
f
0.05 0.25 0.01 0.005 0.001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90094-LVHH-PPDH004.pdf