MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những điểm nổi bật
6. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO1
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về rủi ro và phân loại rủi ro 1
1.1.1.1 Các khái niệm về rủi ro, tổn thất .1
1.1.1.2 Phân loại rủi ro 2
1.1.2 Khái niệm về bất định và các mức độ về bất định 3
1.1.2.1 Khái niệm về sự bất định (unstable): .3
1.1.2.2 Các mức độ về bất định: 4
1.1.3 Chi phí của rủi ro và bất định: 4
1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất; mối quan hệ giữa sự bất định, thông tin và truyền thông .6
1.1.5 Quản trị rủi ro 7
1.1.5.1 Khái niệm quản trị rủi ro 7
1.1.5.2 Các yếu tố cơ bản của quản trị rủi ro .7
1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ 11
1.2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế 11
1.2.1.1 Các lý thuyết về mậu dịch quốc tế .11
1.2.1.2 Các rào cản mậu dịch trong kinh doanh quốc tế 14
1.2.1.3 Môi trường kinh tế-chính trị .15
1.2.2 Rủi ro, tổn thất điển hình trong kinh doanh quốc tế 18
1.2.21 Rủi ro, tổn thất do sự biến đổi thất thường của cung, cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới 18
1.2.2.2 Rủi ro, tổn thất do biến động của tỷ giá hối đoái 18
1.2.2.3 Rủi ro, tổn thất trong thanh toán quốc tế 19
1.2.2.4 Rủi ro phá sản .19
1.2.2.5 Rủi ro do hạn chế trình độ chuyên môn nghiệp vụ .19
1.2.2.5 Rủi ro do tranh chấp, kiện tụng 20
1.2.2.6 Rủi ro pháp lý .20
1.3 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI 20
1.3.1 Giới thiệu về sàn giao dịch cà phê thế giới 20
1.3.1.1 Sàn giao dịch cà phê London 20
1.3.1.2 Sàn giao dịch cà phê New york .21
1.3.2 Các phương thức mua bán cà phê trên thị trường thế giới .22
1.3.2.1 Giao ngay (outright - giá cố định, thời gian giao hàng cố định) .22
1.3.2.2 Giao kỳ hạn- hợp đồng bán theo phương thức trừ lùi chốt giá sau (differential hay là price to be fixed) .23
1.3.2.3 Giao sau, quyền chọn .23
1.3.3 Nhà rang xay cà phê thế giới 24
1.3.4 Đầu cơ quốc tế 24
1.4 CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 24
1.4.1 Rủi ro do biến động giá .24
1.4.2 Rủi ro do thiên tai 25
1.4.3 Rủi do sâu bệnh 26
1.4.4 Rủi ro do công nghệ 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
2.1 VÀI NÉT VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG - CẦU CÀ PHÊ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2000- 2006 27
2.1.1 Tình hình sản xuất cà phê thế giới .27
2.1.1.1 Lịch sử phát triển cà phê trên thế giới .27
2.1.1.2 Các chủng loại cà phê chính trên thế giới 27
2.1.2 Nhu cầu cà phê thế giới .28
2.1.3 Sản lượng cà phê thế giới . 29
2.1.4 Nguồn cung cà phê thế giới 30
2.1.5 Biểu đồ minh họa cung- cầu và sản lượng cà phê thế giới từ vụ mùa 2000/2001 đến 2005/2006 31
2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2006 .32
2.2.1 Tình hình sản xuất .32
2.2.1.1 Lịch sử phát triển cà phê ở Việt Nam 32
2.2.1.2 Diện tích trồng cà phê 32
2.2.1.2 Sản lượng sản xuất cà phê .33
2.2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê .34
2.2.3 Biểu đồ minh họa mức độ dao động về diện tích, sản lượng sản xuất, sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006 .35
2.2.4 Đặc điểm cơ bản trong kinh doanh xuất khẩu cà phê của Việt Nam
2.3 NHẬN DẠNG RỦI RO 36
2.3.1 Môi trường tự nhiên .36
2.3.2 Môi trường xã hội 38
2.4 PHÂN TÍCH RỦI RO 43
2.4.1 Tổn thất trực tiếp .43
2.4.1.1 Đối với người sản xuất .43
2.4.1.2 Đối với người kinh doanh .43
2.4.2 Tổn thất gián tiếp 44
2.4.2.1 Đối với người sản xuất .44
2.4.2.2 Đối với người kinh doanh 44
2.5 ĐO LƯỜNG RỦI RO 45
2.5.1 Rủi ro do từ thiên tai .45
2.5.2 Rủi ro từ giá cả 46
2.5.3 Rủi ro thông tin. .47
2.5.4 Rủi ro tỷ giá hối đoái .49
2.5.5 Rủi ro chính trị 50
2.5.6 Rủi ro pháp lý 50
2.5.7 Rủi ro từ yếu tố điều chỉnh của giới đầu cơ quốc tế 51
2.5.8 Rủi ro do hạn chế trình độ chuyên môn nghiệp vụ .52
2.6 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .53
2.6.1 Đối với sản xuất cà phê .53
2.6.2 Đối với xuất khẩu cà phê 53
*KẾT LUẬN CHƯƠNG II
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
* CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP: 57
3.1 CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ 57
3.1.1 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO .57
3.1.1.1 Đối với sản xuất .57
3.1.1.2 Đối với kinh doanh xuất khẩu 61
3.1.2 TÀI TRỢ RỦI RO .65
3.1.2.1 Đối với sản xuất .65
3.1.2.2 Đối với kinh doanh xuất khẩu .67
3.2 CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ 70
3.2.1 Định hướng phát triển thị trường giao sau đối với mặt hàng cà phê, tiến tới việc nhanh chóng xây dựng và phát triển sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam .70
3.2.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường giao sau đối với mặt hàng cà phê .72
3.2.3 Định hướng về qui hoạch các vùng sản xuất cà phê .73
3.2.4 Phát huy vai trò hoạt động của các trung tâm khuyến nông trong lĩnh vực sản xuất cà phê .73
3.2.5 Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kỹ năng cơ bản về phòng tránh rủi ro đối với mặt hàng cà phê .74
3.2.6 Khuyến khích, hỗ trợ việc đầu tư nhằm hoàn chỉnh công nghệ sau thu hoạch và chế biến .74
3.2.7 Khuyến khích quản lý chất lượng ngay từ khâu sản xuất .76
3.2.8 Thiết lập các kênh thông tin và dự báo đối với mặt hàng cà phê 77
3.2.9 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực 78
3.2.10 Nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi
các cây trồng khác do vậy nguồn cung cà phê cũng bị ảnh hưởng theo.
Nhìn chung, rủi ro trong sản xuất cà phê rất lớn song từ trước đến nay vấn đề
quản trị rủi ro đối với sản xuất mặt hàng này chưa tốt nên chưa hạn chế được.
Chính vì điều đó, người sản xuất không có được định hướng chiến lược nên hiệu
quả sản xuất mang lại còn thấp.
2.6.2 Đối với xuất khẩu cà phê
Đối với các nhà kinh doanh của Việt Nam trong thời gian qua đã áp
dụng nhiều phương thức mua bán, sử dụng các công cụ phái sinh nhằm hạn chế rủi
ro trong kinh doanh cà phê. Song phần lớn đều chưa nắm vững về bản chất nên
trong quá trình vận hành còn yếu kém về mặt kỹ thuật, vận dụng sai mục đích dẫn
đến kết quả đạt được còn thấp, thậm chí nhiều thương nhân thua lỗ nặng. Chẳng hạn
như: trong hai năm tham gia các hợp đồng Future, Option trên thị trường LIFFE và
NYBOT từ năm 2005-2006, do chưa hiểu cơ chế vận hành và dự báo sai về xu
hướng biến động giá nên phần lớn những người tham gia các thị trường này đã trả
giá quá đắt. Gần đây nhất là vào thời điểm tháng 9 năm 2006 do nắm được thông tin
dự báo của USDA, ICO và một số tổ chức khác về sản lượng cà phê thế giới trong
vụ mùa 2006/2007 sẽ đạt ở mức cao nên phần lớn các nhà kinh doanh hợp đồng
Future, Option đều dự đoán giá sẽ giảm trong thời gian sắp tới. Từ suy nghĩ và nhận
thức như vậy mà phần lớn những người tham gia thị trường này đã thực hiện bán
khống (Selling short) và khi đó trạng thái kinh doanh của họ là Short Future. Trong
một thời gian ngắn do những nhà đầu cơ trên sàn của thị trường LIFFE và NYBOT
nắm rất rõ về tổng số lượng Short Future từ Việt Nam là con số tương đối lớn nên
đã thao túng đẩy giá trên LIFFE từ mức 1.300 USD/MT lên đến mức 2.063
USD/MT. Với mức biến động giá quá nhanh và quá lớn như vậy thì khả năng tài
chính không đáp ứng nổi để ký quỹ nhằm duy trì trạng thái nên hàng loạt lệnh chặn
- 56 -
lỗ liên tục xuất hiện để ngưng lỗ (Stoploss). Và như vậy, con số về vốn rất lớn và cứ
lớn dần lên của các nhà đầu tư Việt Nam chảy dần vào túi của giới đầu cơ quốc tế.
Chính vì điều đó mà sau sự kiện đó các nhà đầu tư Việt Nam đã thấm thía và thay
đổi tư duy khi đã nhận ra rằng mình đã lạm dụng các công cụ phái sinh để mưu sinh
thì giống hệt như tham gia vào trò chơi đánh bạc. Không ai có thể thống kê nổi con
số thiệt hại là bao nhiêu vì người thua lỗ thì có bao giờ dám nói ra sự thật song qua
thăm dò thì đây là sự mất mát tương đối lớn của giới kinh doanh Việt Nam và cũng
là một thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế. Trước tình hình đó, các cơ quan chức
năng và Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đã khuyến cáo các nhà đầu tư cần phải
cẩn thận khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này. Tuy những lời khuyến
cáo đó đưa ra muộn nhưng cũng đã góp phần cảnh tỉnh cho những người chưa
nghiên cứu kỹ lĩnh vực này mà vẫn muốn đầu tư theo lối phiêu lưu mạo hiểm.
Điều mà các nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam cần quan tâm là khi tham
gia mua bán cà phê trên thị trường thế giới để đạt được hiệu quả cao thì phải thường
xuyên nghiên cứu và vận dụng tốt kỹ thuật vận hành các công cụ phái sinh trên các
thị trường hiện đại. Đồng thời, nắm bắt và xử lý thông tin một cách chính xác, kịp
thời nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro. Thực tế cho thấy, các nhà kinh doanh
vừa làm, vừa nghiên cứu học cách làm thông qua các kênh thông tin nhưng chủ yếu
là các đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, kỹ thuật kinh
doanh chưa có tính chuyên nghiệp, tâm lý kinh doanh không ổn định nên nhiều
trường hợp giá tăng giữ hàng chờ tăng nữa buộc người mua phải tìm đến thị trường
nước khác để mua dẫn đến mất cơ hội bán hàng. Còn giá giảm thì lại sợ rủi ro vượt
quá sức chịu đựng nên tìm cách đưa hàng vào thị trường ồ ạt tạo đà cho nguồn cung
tăng một cách đột biến nên đã tác động làm cho giá càng giảm.
Riêng đối với việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro thì
trong thời gian qua có nhiều nhà kinh doanh đã lấy việc này làm một lĩnh vực đầu
tư mới nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên đã trả giá quá đắt, có nhiều trường hợp lâm
vào tình trạng phá sản. Ở Việt Nam, đã hơn hai năm nay người ta đã thực hiện giao
dịch thông qua các hợp đồng Future, option hàng hóa nhưng chủ yếu là mặt hàng cà
- 57 -
phê. Đối tượng tham gia giao dịch các loại hợp đồng rất rộng từ các nhà chuyên
kinh doanh cà phê, những người trồng cà phê đến những người chưa từng tham gia
thị trường cà phê và thậm chí cả những người chưa biết bất kỳ một thông tin gì mua
bán cà phê mà họ chỉ nghe giới thiệu từ đó nảy sinh ý định kiếm cơ hội đầu tư trên
các thị trường này. Năm 2006 là năm đã rộ lên một làn sóng mạnh về giao dịch
Future, Option tại các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên của Việt Nam, mọi người ở
đây quen gọi là mua bán “hàng giấy” (có mua hàng, bán hàng nhưng ở trên giấy) và
cũng là năm mà giới giao dịch trong lĩnh vực này trả cái giá quá đắt. Theo con số
điều tra không chính thứ thì mức thiệt hại có thể lên đến hàng ngàn tỉ VND, người
thua lỗ nhiều nhất cũng phải đến vài chục tỉ VND.
Tuy nhiên, bước đầu cũng đã có một số thương nhân vận dụng thành công
bằng cách dùng các công cụ phái sinh này để phòng hộ giá (Hedging) nhằm phòng
tránh rủi ro nhưng chưa được nhân rộng để mọi người học tập.
*KẾT LUẬN CHƯƠNG II:
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt
động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam, chúng ta có thể kết luận đây là
một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, song việc kinh doanh trong lĩnh vực này cũng
dễ tìm thấy mức lợi nhuận không phải là nhỏ. Điều quan trọng đòi hỏi chúng ta phải
cần có những giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan nhằm quản trị tốt
các rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất, kinh doanh. Điều đó trong giai
đoạn vừa qua chúng ta chưa làm được nên đòi hỏi trong giai đoạn sắp tới cần phải
quyết tâm cao thì mới thực hiện được nhằm để tồn tại và phát triển.
Việc nghiên cứu thực trạng về rủi ro và quản trị rủi ro để trên cơ sở đó đề ra
các giải pháp hữu hiệu với mục tiêu là: phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế các rủi
ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Mặt khác, tạo được vị thế và động
lực để ngành cà phê phát triển nhằm góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
- 58 -
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
* CÁC CĂN CỨ ĐỀ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP:
Để các giải pháp đề ra là thiết thực cho quản trị rủi ro đối với sản xuất và
xuất khẩu cà phê của Việt Nam thì cần phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt
Nam và xuất phát từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Định hướng phát triển Kinh tế- Xã hội của Việt Nam đến năm 2020.
- Chiến lược phát triển ngành cà phê Việt Nam.
- Chiến lược Phát triển xuất khẩu đến 2010.
Chúng ta có thể phân chia các giải pháp quản trị rủi ro thành hai nhóm là:
nhóm giải pháp vi mô và nhóm giải pháp vĩ mô. Cụ thể như sau:
3.1 CÁC GIẢI PHÁP VI MÔ
3.1.1 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO
3.1.1.1 Đối với sản xuất
- Giải pháp né tránh
+ Không trồng cây cà phê ở các vùng mà nhận thấy có khả năng phát sinh rủi
ro cao. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, loại bỏ những vườn cây có
hiệu quả kinh tế thấp sang trồng những loại cây khác. Bên cạnh đó, phát triển sản
xuất cần phải đi đôi với việc đa dạng hóa cây trồng, ngành nghề, sản phẩm. Với
diện tích và sản lượng cà phê như hiện nay đối với Việt Nam là một tỷ lệ khá lớn
trong cơ cấu cây trồng do đó không nên phát triển thêm diện tích trồng mới. Đây là
biện pháp tránh nguy cơ thừa hàng nhằm tránh tình trạng giá giảm quá mức như
thời kỳ đầu của giai đoạn này.
+ Tránh những nguyên nhân gây ra rủi ro đối với cây cà phê. Cụ thể là:
- 59 -
* Đối với phòng sâu bệnh thì cần phải kết hợp với các chuyên gia, kỹ sư, kỹ
thuật viên ngành nông nghiệp để thường xuyên theo dõi chặt chẽ nếu nhận thấy có
những biểu hiện lạ thì cần phải xử lý ngay từ đầu. Có cơ chế phòng bệnh nghiêm
ngặt nhằm tránh sự lây lan từ các nơi khác.
* Đối với thiên tai thì cần phải đề phòng trường hợp hạn hán có thể xảy ra
bằng các biện pháp chủ động nguồn nước tưới, hệ thống tưới tiêu đảm bảo nhằm
giữ độ ẩm bình thường nhằm đáp ứng cho quá trình sinh trưởng của cây cà phê.
Ngoài ra, còn phải chuẩn bị tốt công nghệ sau thu hoạch nhằm chế biến đảm bảo
chất lượng cà phê không bị giảm sút và phòng tránh rủi ro khi gặp thời tiết xấu như
hiện tượng mưa kéo dài.
* Đưa sản phẩm ra thị trường với mức hợp lý, không đưa hàng ra một cách ồ
ạt để duy trì mức cung vừa phải nhằm giữ mức giá đảm bảo thu được lợi nhuận.
- Giải pháp ngăn ngừa
+ Khắc phục tình trạng phát triển sản xuất một cách tự phát bằng cách liên
kết các thành phần kinh tế với nhau nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư có hiệu
quả. Làm được điều đó sẽ khắc phục được tính manh mún trong sản xuất để có cơ
hội chuyên môn hóa sản xuất. Mặt khác, khi đã có sự tập trung sản xuất thì sản
phẩm cũng sẽ tập trung với số lượng lớn đảm bảo nguyên liệu cho chế biến, nắm
chắc chân hàng để xuất khẩu và quản lý tốt chất lượng.
+ Hạn chế liều lượng thuốc trừ sâu, các chất hóa học khác trong bối
cảnh các nhà chuyên môn đang báo động về dư lượng các chất hóa học và các
độc tố khác chứa trong sản phẩm đang đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Các giải pháp giảm thiểu rủi ro
+ Khi gặp thiên tai, hạn hán hoặc sâu bệnh dẫn đến mất mùa thì để giảm
thiểu rủi ro, người trồng cà phê phải có biện pháp nhằm tìm cách bán số sản phẩm
thu được với giá cao nhất để bù đắp một phần thiệt hại. Đồng thời, khắc phục hậu
quả bằng cách cải tạo và tăng cường chăm sóc vườn cây nhằm tăng năng suất cây
trồng để bù đắp lại mất mát của vụ cũ.
- 60 -
+ Khi gặp rủi ro về giá cả giảm mạnh thì để giảm thiểu rủi ro, người trồng cà
phê phải dự trữ sản phẩm nhằm giảm lượng hàng bán ra, tạo sự khan hiếm tạm thời
và từ đó sẽ hỗ trợ giá phục hồi.
- Quản trị thông tin
+ Người sản xuất cà phê cần có các thông tin về tình hình sản xuất, lượng tồn
kho và nhu cầu tiêu thụ cà phê không những trong nước mà còn cả trên thế giới.
Những nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ giúp họ điều tiết sản xuất nhằm giảm thiểu
rủi ro trong quá trình sản xuất.
+ Những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần có đối với nhà sản
xuất vì họ phải biết được sản phẩm của họ sản xuất ra có đảm bảo về tiêu chuẩn vệ
sinh và an toàn thực phẩm hay không. Chẳng hạn như dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật trong sản phẩm ở mức nào và gây hại cho sức khỏe ra làm sao, hoặc sản phẩm
có chứa các độc tố khác hay không, nguyên nhân từ đâu v.v.... Các thông tin đó sẽ
giúp cho người sản xuất điều chỉnh hành vi trong sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng của sản phẩm để từ đó sản phẩm tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị
trường.
+ Tăng cường thu thập và xử lý tốt những thông tin dự báo thời tiết như mưa
bão, hạn hán nhằm có kế hoạch phòng chống, tưới tiêu v.v... Trong những năm gần
đây, công tác dự báo thời tiết phát triển mạnh mẽ và rất đa dạng với nhiều kênh và ở
nhiều quốc gia khác nhau. Vấn đề quan trọng đòi hỏi các nhà sản xuất cần có bộ
phận theo dõi thường xuyên nhằm cập nhật và xử lý thông tin hiệu quả nhất, chi phí
tiết kiệm nhất.
- Chuyển giao kiểm soát rủi ro
+ Khi nhà sản xuất cà phê đối diện với rủi ro, họ có thể chuyển giao bằng
cách bán lại vườn cây của họ cho người khác để khỏi tiếp tục gánh vác trách nhiệm
khi mức độ tổn thất có thể lớn hơn. Những người nhận chuyển nhượng lại vườn cây
này sẵn sàng đương đầu với rủi ro và tất nhiên là họ sẽ có các giải pháp quản trị rủi
ro tốt hơn nhằm phòng tránh, giảm thiểu và hạn chế rủi ro.
- 61 -
+ Để tránh rủi ro khi giá giảm thì họ có thể bán sản phẩm trước thông qua
các hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn v.v...
- Giải pháp đa dạng hóa
Với giải pháp này, nhà sản xuất sẽ thâm canh nhiều chủng loại cây trồng để
khi loại cây này gặp rủi ro thì có thể có sự may mắn từ các loại cây khác bù đắp.
Trong vườn cà phê người ta có thể trồng các loại cây ăn quả khác, cây công nghiệp
khác như cây dó bầu để tạo trầm kỳ v.v... Khi cây cà phê mất mùa hoặc gặp rủi ro
do giảm giá đã có sản phẩm từ cây ăn trái, cây dó bầu hoặc các loại cây khác bù
đắp.
3.1.1.2 Đối với kinh doanh xuất khẩu
- Giải pháp né tránh
+ Tạm dừng kinh doanh mặt hàng cà phê bằng cách chuyển sang kinh doanh
những mặt hàng khác ít rủi ro hơn khi nhận thấy mặt hàng này chứa đựng nhiều rủi
ro nhằm tìm giải pháp để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
+ Thực hiện hình thức mua trước ( tức là giữ tồn kho) khi giá có xu thế tăng
lên; không để tồn kho thậm chí còn bán khống (bán khi chưa có hàng) khi giá có xu
thế giảm. Để các nghiệp vụ này thực hiện có hiệu quả cao thì đòi hỏi công tác thu
thập và xử lý thông tin phải tốt nhằm phục vụ cho công tác dự báo mang tính chính
xác cao.
+ Hạn chế đến mức tối đa việc bán hàng sang các khu vực thường gặp rủi ro
chính trị, pháp lý, chiến tranh, đình công v.v...
- Giải pháp ngăn ngừa
+ Có kế hoạch cung ứng với mức độ hàng hóa tung ra thị trường một cách
hợp lý nhằm tránh áp lực tăng cung quá mức để giữ ổn định giá.
+ Đầu tư đúng mức cho công tác dự đoán, dự báo nhằm tìm giải pháp tối ưu
trong kinh doanh.
- Các giải pháp giảm thiểu rủi ro
Có nhiều dạng rủi ro mà nhà xuất khẩu phải đối diện song có một số rủi ro
các nhà xuất khẩu Việt Nam thường gặp và các giải pháp giảm thiểu như:
- 62 -
+ Khi gặp rủi ro do giá giảm mạnh trong khi tồn kho lại rất cao thì cần phải
bán một phần số lượng tồn kho nhằm tránh gặp rủi ro lớn hơn. Vì nếu giá tiếp tục
giảm thì mức thiệt hại cũng đã giảm đi một phần. Nếu giá tăng lên thì có thể chờ
tăng nữa để tìm cơ hội bù đắp thiệt hại từ nửa số hàng còn lại.
+ Trong trường hợp nhà xuất khẩu đã bán khống một lượng hàng, chưa mua
vào được mà giá cứ tăng mãi thì cần tính toán và xác định kỹ điểm giá thị trường sẽ
điều chỉnh giảm để tiếp tục bán khống nhằm đưa mức giá bán khống bình quân đến
gần mức giá hiện tại và sẽ mua vào khi giá giảm trở lại. Còn nếu có thông tin giá sẽ
tiếp tục tăng chứ không giảm thì có thể tìm biện pháp mua hàng vào ngay và chịu lỗ
một phần tránh khi giá tăng cao sẽ lỗ nhiều hơn. Có nhiều cách nhận định về giá
như: căn cứ vào tình hình mùa vụ của các quốc gia; căn cứ vào nhu cầu thế giới; căn
cứ vào lượng tồn kho thế giới; căn cứ vào sự biến đổi của thiên nhiên; căn cứ vào
yếu tố kỹ thuật v.v...
Ví dụ: dựa vào yếu tố phân tích kỹ thuật: khi theo dõi sự biến động của giá
trong một giai đoạn, nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê nhận thấy mức giá thấp nhất
trên LIFFE là 1.493 USD/MT; mức giá cao nhất trên LIFFE là 1640 USD/MT; thị
trường sẽ điều chỉnh theo ba mức giá theo các tỷ lệ như sau: 38,2%; 50%; 61,8%.
Cụ thể các mức điều chỉnh là:
• Mức 1: (1.640-1.493)USD/MT*38,2%+ 1.493USD/MT= 1.549 USD/MT
Nếu chạm mức 1 mà thị trường không tăng nữa, tức là không phá qua mức 1 thì thị
trường sẽ có khả năng điều chỉnh giảm trở lại, nếu mức giảm dưới mức 1.493
USD/T thì thị trường sẽ có khả năng không phải là điều chỉnh nữa mà là đi xuống,
lúc đó thị trường sẽ đảo chiều. Còn nếu thị trường đã chạm mức 1 mà vẫn tiếp tục
tăng nữa thì thị trường sẽ thử để đạt ở mức thứ 2.
• Mức 2: (1.640-1.493)USD/MT*50%+ 1.493USD/MT= 1.567 USD/MT
Khi đã chạm ở mức 2 sẽ có thể xảy ra một trong hai xu hướng hoặc quay trở lại
mức 1 hoặc nếu phá mức 2 thì thị trường sẽ thử ở mức 3.
•Mức 3: (1.640-1.493)USD/MT*38,2%+ 1.493USD/MT= 1.584 USD/MT
- 63 -
Khi thị trường chạm tới mức 3 thì cũng sẽ có thể xảy ra một trong hai xu hướng
như: hoặc điều chỉnh giảm và có thể quay lại mức 2 hoặc tăng vượt qua mức 3. Nếu
thị trường phá mức 3 thì các bước điều chỉnh xem như kết thúc, khi đó thị trường sẽ
đi lên và thị trường sẽ thiết lập các mức tăng mới.
- Quản trị thông tin
Thông tin đối với nhà kinh doanh xuất khẩu hết sức quan trọng nên đòi hỏi
các thông tin phải được cập nhật một cách thường xuyên, nhanh chóng và chính
xác, kịp thời. Một trong những thông tin đó là:
+ Thông tin về tình hình sản xuất cà phê thế giới (như: diện tích, sản lượng,
chất lượng sản phẩm v.v...) và nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới là hết sức cần
thiết để có cơ sở cân đối cung cầu và từ đó hạn chế được rủi ro.
+ Thông tin về lượng tồn kho thế giới, thông tin về các quĩ đầu cơ, thông tin
về tình hình tham gia thị trường của các nhà rang xay thế giới v.v...
* Đối với lượng tồn kho thế giới: nếu tồn kho giảm sẽ tác động điều chỉnh
khuynh hướng giá tăng; còn nếu tồn kho thế giới tăng sẽ tác động điều chỉnh
khuynh hướng giá giảm.
* Đối với các thông tin về quỹ đầu cơ: hiện nay trên thị trường cà phê thế
giới lực lượng thao túng chủ yếu và quyết định nhất vẫn là giới đầu cơ quốc tế. Đây
là những người tham gia lập nên các quỹ đầu cơ. Khi các quỹ đẩy mạnh mua vào sẽ
kích hoạt thị trường làm cho giá tăng do nhu cầu tăng. Khi các quỹ đầu cơ ồ ạt bán
ra thì áp lực cung tăng lên nên tác động mạnh vào thị trường làm cho giá sẽ giảm.
Thực chất của biến đổi cung, cầu trong những trường hợp này đã tác động tích cực
đến sự biến động của giá cả song xét về bản chất thì đây có lúc có thể là dấu hiệu ảo
nhưng nó cũng tác động mạnh vào thị trường hàng thật (physical).
* Đối với các thông tin về tình hình tham gia thị trường của các nhà rang xay
thế giới: đây cũng là lực lượng quan trọng và cũng có vai trò tác động rất lớn đến sự
biến động giá cả mặt hàng cà phê. Khi giới rang xay thực hiện mua vào đã tác động
đến thị trường làm cho giá cả tăng lên do cầu tăng. Đây là lực lượng quyết định của
thị trường hàng thật (physical).
- 64 -
- Chuyển giao kiểm soát rủi ro
+ Nhà kinh doanh muốn chuyển giao rủi ro do lo sợ gặp rủi ro và tổn thất khi
giá cả biến động như trường hợp đã mua hàng thì đồng thời họ cũng phải bán ngay
số hàng đó. Ví dụ: vào thời điểm tháng 5 nhà kinh doanh mua của nhà sản xuất 100
MT cà phê nhân giá 1.400 USD/MT; đồng thời họ cũng bán số hàng đó với mức giá
đảm bảo có lãi cho thương vụ của họ với các thương nhân khác hay các nhà rang
xay để tránh rủi ro và tổn thất trong trường hợp giá giảm.
+ Trong trường hợp nhà kinh doanh xuất khẩu ngại rủi ro có thể xảy ra trong
thanh toán thì họ đã lựa chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng thư (L/C). Khi
đó trách nhiệm thu tiền từ người mua hàng đã được chuyển về phía ngân hàng.
- Giải pháp đa dạng hóa
+ Nhà kinh doanh xuất khẩu đa dạng mặt hàng xuất khẩu để khi gặp rủi ro
trong kinh doanh cà phê sẽ có thể có lợi nhuận từ các mặt hàng khác bù đắp. Làm
như vậy thì nhà kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển được.
+ Trong kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng cần phải tìm kiếm nhiều khách
hàng để so sánh và lựa chọn mức giá, yêu cầu chất lượng nhằm để đạt được mức giá
cao hơn và giảm sự khắt khe trong việc yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cà phê.
+ Thị trường cà phê cũng rất đa dạng, tuy đưa ra các tiêu chuẩn gần như là
chung nhau nhưng vẫn có sự khác nhau ở mỗi khu vực. Có nơi thì đòi hỏi chất
lượng khắt khe hơn, giá cao hơn; còn có nơi vẫn chấp nhận tiêu chuẩn chất lượng
bình thường với giá vừa phải. Do mặt hàng cà phê khó có thể đạt được chất lượng
đồng nhất nên cũng cần phải đa dạng hóa thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh
doanh.
3.1.2 TÀI TRỢ RỦI RO
3.1.2.1 Đối với sản xuất
- Bảo hiểm về giá theo hình thức chốt giá cố định:
Các nhà sản xuất lựa chọn những nhà kinh doanh có uy tín hoặc thông qua
các sở giao dịch hàng hóa giao sau để bán hàng theo mức giá thỏa thuận và xác định
mức giá cố định trong hợp đồng. Khi đến thời hạn giao hàng (thông thường được
- 65 -
hai bên thỏa thuận sau khi thu hoạch) bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng, bên
mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo giá hợp đồng. Theo phương thức này, nếu
vào vụ gặp rủi ro giá giảm mạnh thì phần thiệt hại của người sản xuất đã được
người kinh doanh gánh chịu. Tất nhiên, trước khi quyết định ký kết hợp đồng thì
người ta cũng đã dự đoán xu thế giá ở thời điểm trong tương lai để có cơ sở xác
định mức giá ký kết ở thời điểm hiện tại. Đây là phương thức giành cho những nhà
sản xuất ngại đối diện với rủi ro.
- Phi bảo hiểm đối với giá cả
Các nhà sản xuất không ngại đối diện với rủi ro thường phiêu lưu với mong
muốn tìm kiếm cơ hội lợi nhuận tốt hơn. Theo đó, họ luôn tính toán nhằm dự báo
xu thế của thị trường trong tương lai để đề ra quyết định bán hàng. Có thể bán hàng
trước (bán khống) khi tính toán và dự báo giá sẽ có xu hướng giảm, hoặc chưa có
quyết định bán hàng (giữ tồn kho) khi cơ sở tính toán và dự báo của họ là mức giá
sẽ tăng trong tương lai. Nếu vào thời điểm thu hoạch giá không những không tăng
mà lại giảm thì họ phải chấp nhận rủi ro. Còn ngược lại, mức giá tăng như dự báo
thì họ thu lợi nhuận cao hơn.
- Trung hòa rủi ro- phòng hộ giá (Hedging)
Các nhà sản xuất cà phê luôn lo sợ giá giảm mỗi khi sản phẩm của họ
được đưa ra thị trường. Thường thì sản phẩm của các nhà sản xuất có mặt trên thị
trường nhiều nhất là ngay sau khi thu hoạch. Trong những thời điểm này giá thường
thấp hơn các thời điểm khác do thói quen của các nhà sản xuất thường bán ra rất
mạnh ngay sau khi thu hoạch nên đã tạo nên áp lực lớn về cung (cung tăng mạnh
nên đã tạo áp lực lớn đẩy giá giảm một cách gần như tương ứng). Để giảm bớt rủi
ro do tác động của giá thì các nhà sản xuất cần phải áp dụng kỹ thuật phòng hộ giá
(Hedging). Thí dụ: cà phê Việt Nam thường thu hoạch vào tháng 10 và kết thúc vào
tháng 12 hàng năm, để đảm bảo tránh rủi ro về giá khi thu hoạch thì tại thời điểm
tháng 4 khi giá đang tốt, nhà sản xuất mở tài khoản ký quỹ đẻ giao dịch trên thị
trường LIFFE nhằm bán số hàng của mình sản xuất được bằng hợp đồng giao sau
(Future contract). Giả dụ tại thời điểm tháng 4 khi mức giá tháng 01 của năm sau
- 66 -
trên thị trường LIFFE là 1.650 USD/T, khi đó nhà sản xuất quyết định bán bằng
hợp đồng Future giá 1.650; nếu giá kỳ hạn (Differential) tại thời điểm này ở mức
trừ lùi 155 USD/T theo giá thị trường LIFFE tháng 01, nhà sản xuất quyết định bán
kỳ hạn; và nếu so sánh thử thì giá hàng thật (Physical) tại thời điểm này sẽ là 1.650
USD/MT-155 USD/MT= 1.495 USD/MT. Lúc này xem như nhà sản xuất đã bán số
sản phẩm có thể thu được bằng hợp đồng kỳ hạn và dùng công cụ phái sinh bằng
hợp đồng giao sau (Future contract) để phòng ngừa rủi ro (Hedging). Khi tới thời
điểm tháng 01 nếu giá trên LIFFE giảm xuống mức 1.250 USD/MT thì họ sẽ mua
cho hợp đồng giao sau (Future contract) và chốt giá (Fixed) hợp đồng kỳ hạn ở mức
1.250 USD/MT. Giá hàng thật là:
1.250 USD/MT-155 USD/MT= 1.095 USD/MT. Ta có kết quả:
+ Lãi trên hợp đồng giao sau (Future) là:
1.650USD/MT- 1.250 USD/MT = 400 USD/MT
+ Lỗ trên hàng thật (Physical) là:
1.095 USD/MT- 1.495 USD/MT= -400 USD/MT
Như vậy, cân đối chung với kết quả không lãi, không lỗ. Nghiệp vụ này nói
lên rằng người sản xuất sẽ không gặp rủi ro về giá cho dù giá giảm.
Đối với trường hợp người sản xuất không muốn gánh chịu rủi ro hối đoái từ
khoản tiền sẽ thu được vào thời điểm tháng 11 theo qui định của hợp đồng thì họ có
thể bán số ngoại tệ sẽ thu được bằng một hợp đồng giao sau (Future contract). Đến
thời điểm đó, khi nhận được tiền thanh toán bán hàng thì nhà sản xuất sẽ thực hiện
việc bán ngoại tệ thu được và sẽ mua lại hợp đồng giao sau (Future contract),
nghiệp vụ này cũng tiến hành tương tự như đã trình bày ở trên. Sự thiệt hại trong
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thật nếu có sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận của hợp
đồng giao sau (Future contract).
3.1.2.2 Đối với kinh doanh xuất khẩu
- Bảo hiểm giá cả và giá trị hàng hóa
+ Bảo hiểm mức giá cố định bằng các hợp đồng giao sau - hợp đồng tương
lai (Future contract): theo phương thức này thì nhà kinh doanh căn cứ vào nguồn
- 67 -
thông tin và đưa ra dự báo giá sẽ giảm trong tương lai nên họ bán khống hàng hóa
nhằm phòng ngừa rủi ro khi giá giảm. Nếu tại thời điểm giao hàng và thanh toán
cho dù giá có giảm bao nhiêu đi chăng nữa thì họ vẫn không bị thiệt hại vì phần
thiệt hại đã có người mua hàng gánh chịu rồi.
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa lưu kho và hàng hóa trong hành trình vận
chuyển: nhà kinh doanh sẽ lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín để mua bảo
hiểm cho hàng hóa nhằm chuyển giao rủi ro một khi nó có thể xảy ra cho công ty
bảo hiểm. Với phương thức này thì họ phải chịu hy sinh một khoản chi phí gọi là
phí bảo hiểm hàng hóa cho dù rủi ro có xảy ra hay không. Khi xảy ra rủi ro thì múc
độ tổn thất đã có công ty bảo hiểm gánh chịu bằng khoản bồi thường thiệt hại theo
quy định trong hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
- Phi bảo hiểm đối với giá cả
Trong trường hợp này, nhà kinh doanh sẽ tính toán để đưa ra dự báo về sự
biến động giá trong tương lai. Khi dự báo xu thế giá trong tương lai có thể tăng thì
họ sẽ quyết định mua khống. Còn khi dự báo xu thế giá trong tương lai sẽ giảm thì
họ sẽ quyết định bán khống. Tại thời điểm của dự báo, xác suất để xảy ra rủi ro và
cơ hội đem lại lợi nhuận là 50% và 50%. Đối với phương thức này thì nhà kinh
doanh với quyết tâm sẽ chấp nhận rủi ro nếu có thể xảy ra để có cơ hội tìm kiếm lợi
nhuận nếu họ không gặp rủi ro. Có nghĩa là lợi nhuận sẽ được mang lại một khi rủi
ro đã được bỏ qua, hay là lợi nhuận sẽ bị bỏ qua một khi rủi ro tìm đến với họ.
- Trung hòa rủi ro (phòng hộ giá - hedging)
Phòng hộ biến động giá cà phê:
Cà phê là mặt hàng mà mức độ biến động thất thường và có những thời điểm
mức độ dao động rất lớn. Do vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu
đòi hỏi nhà xuất khẩu phải kết hợp kỹ thuật phòng hộ rủi ro (hedging) nhằm phòng
tránh rủi ro. Sau đây là một thí dụ về các bước phòng tránh rủi ro mà nhà kinh
doanh xuất khẩu đã thực hiện:
+ Nhà kinh doanh xuất khẩu thực hiện mua bán kỳ hạn (Differential):
* Mua kỳ hạn giá tháng 5 trên LIFFE trừ lùi 155 USD/MT.
- 68 -
* Bán kỳ hạn giá tháng 5 trên LIFFE trừ lùi 135 USD/MT.
=> Lỗ: 20 USD/MT
+ Khi mức giá ở trên thị trường LIFFE là 1.520 USD/MT:
* Mua hàng thật (physical):( 1.520- 155) USD/MT = 1.365 USD/MT.
* Bán theo hợp đồng giao sau (Future contract) : 1.520 USD/MT.
+ Trường hợp 1: nếu mức giá trên thị trường LIFFE tăng lên đến mức
1.630 USD/T thì:
* Bán hàng thật (physical): (1.630- 135) USD/MT= 1.495 USD/MT.
* Mua theo hợp đồng giao sau (Future contract): 1.630 USD/MT.
=> Cân đối chung:
• Hàng thật (physical): (1.495- 1.365) USD/MT= 130 USD/MT.
• HĐ giao sau (Future): (1.520- 1630) USD/MT= -110 USD/MT.
Lợi nhuận thu được là:20 USD/MT.
+ Trường hợp 2: giá trên thị trường LIFFE không tăng lên đến mức 1.630
USD/T mà lại giảm xuống ở mức 1.455 USD/MT thì:
* Bán hàng thật (physical): (1.455-135) USD/MT= 1.320 USD/MT.
* Mua theo hợp đồng giao sau (Future contract): 1.455 USD/MT.
=> Cân đối chung:
• Hàng thật (physical): (1.320- 1365) USD/MT = -45 USD/MT
• HĐ giao sau (Future):(1520- 1.455)USD/MT= 65 USD/MT
Lợi nhuận thu được: 20 USD/MT.
Trong trường hợp thực hiện kỹ thuật trung hòa rủi ro (Hedging) nghĩa là chỉ
mua bán hàng thật (physical) thì:
+ Khi giá trên thị trường LIFFE tăng lên đến mức 1630 USD/MT thì:
(1.495- 1.365) USD/MT = 130 USD/MT => Lãi: 130 USD/MT.
+ Khi giá trên thị trường LIFFE giảm đến mức 1.455 USD/MT thì:
(1.320- 1.365) USD/MT = -45 USD/MT => Lỗ: 45 USD/MT.
Như vậy, thực hiện trung hòa rủi ro (Hedging) sẽ phòng tránh được rủi ro
trong trường hợp giá biến động khó dự báo.
- 69 -
Phòng hộ trong trường hợp biến động tỷ giá hối đoái: khi lo sợ sự biến động
của tỷ giá hối đoái mà có thể chiều hướng xấu (bất lợi) có thể xảy ra, nhà kinh
doanh cũng có thể bán bằng hợp đồng giao sau (Future contract) đối với số ngoại tệ
sẽ thu được vào thời điểm được thanh toán. Khi nhận được tiền, họ sẽ thực hiện bán
số ngoại tệ đó và mua lại hợp đồng giao sau (Future contract). Như vậy, cho dù tỷ
giá hối đoái dù có biến động theo chiều hướng xấu bao nhiêu đi nữa thì nhà sản xuất
vẫn giữ được ổn định về giá trị thanh toán vì sự mất mát trong việc bán số ngoại tệ
thu được đã có khoản bù đắp từ việc mua, bán hợp đồng giao sau (Future contract).
3.2 CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ
3.2.1 Định hướng phát triển thị trường giao sau đối với mặt hàng cà phê, tiến
tới việc nhanh chóng xây dựng và phát triển sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam
Vừa qua Chính phủ đã phê duyệt phương án đầu tư xây dựng sàn giao
dịch cà phê tại T.P Buôn Ma Thuột- tỉnh Dak Lak. Về mặt cơ sở vật chất như văn
phòng giao dịch đã xây dựng xong nhưng máy móc thiết bị chưa trang bị, cơ chế
họat động, nội dung họat động chưa có hướng cụ thể và nhân sự làm việc của sàn
giao dịch chưa sắp xếp được. Cho nên, vấn đề định hướng cần phải mang tính chiến
lược, các bước chuẩn bị phải kỹ càng và đồng bộ.
Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau
Brazin, nhưng nếu tính riêng chủng loại cà phê Robusta thì lại đứng đầu thế giới.
Do vậy, việc xây dựng và phát triển sàn giao dịch cà phê là phù hợp với yêu cầu
thực tế khách quan đang đặt ra. Việc hình thành và phát triển sàn giao dịch tại Việt
Nam vừa tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, vừa tạo điều kiện cho các nhà kinh
doanh hoạt động có hiệu quả và vừa nâng cao vị thế cà phê của mình trên thị trường
thế giới. Có nghĩa là tham gia một cách tích cực trong quá trình xây dựng thương
hiệu cà phê Việt Nam. Đối với các nhà sản xuất và kinh doanh thì khi có sàn giao
dịch tại chỗ họ có thể chủ động phòng tránh được rủi ro thông qua việc sử dụng
công cụ phái sinh trong nghiệp vụ trung hào rủi ro (Hedging).
Địa điểm đặt sàn giao dịch là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất cà phê, doanh
nghiệp kinh doanh cà phê, các chuyên gia, viện nghiên cứu và các trường đại học.
- 70 -
Như vậy, ở Việt Nam có thể thành lập ba trung tâm giao dịch và thiết lập hệ thống
kết nối các trung tâm này với nhau tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
thành phố Buôn Ma Thuột- Dak Lak. Có được hệ thống như vậy sẽ thuận lợi trong
việc thu hút sự tham gia của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh, các nhà trí thức,
các nhà quản lý Nhà nước và những người khác có sự quan tâm đến lĩnh vực này
không những trong nước mà cả ngoài nước nữa.
Lực lượng tham gia quản lý điều hành sàn giao dịch phải là những
người vững về nghiệp vụ, có kinh nghiệm quản lý và có khả năng hướng dẫn
nghiệp vụ để những người tham gia nhanh chóng tiếp cận các quy định, các cách
thức vận hành v.v... Về bộ máy hoạt động thì bao gồm nhiều bộ phận nhưng các bộ
phận chính có thể bao gồm các bộ phận như sau:
- Ban giám đốc: là những người có trình độ, nghiệp vụ, năng lực đáp ứng với
yêu cầu công việc của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Trung tâm giao dịch: hướng dẫn nghiệp vụ, nhận lệnh đặt mua bán, phát
hành thông báo v.v...
- Trung tâm thanh toán bù trừ: thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh
toán trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- trung tâm giao nhận hàng hóa: lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho
các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
3.2.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường giao sau đối với mặt hàng cà phê
Trong mục 3 chương II của luật thương mại nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2005 được Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14 tháng 6 năm 2005, đã có qui định về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hóa và giao cho chính phủ quy định chi tiết về hoạt động này. Ngày 28 tháng 12
năm 2006 Chính phủ đã có nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật
thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Tuy có phần
chậm trễ nhưng việc quy định rất chi tiết, rõ ràng và chặt chẽ đã tạo được niềm tin
cho các nhà đầu tư, các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh mà đặc biệt là các nhà
xuất khẩu.
- 71 -
Đối với ngành cà phê thì cần đề xuất xây dựng hệ thống luật pháp, các chế
tài riêng cho thị trường hàng hóa giao sau đối với mặt hàng cà phê nhằm điều chỉnh
hành vi mua bán có tính pháp lý vững vàng và mang tính cụ thể hơn. Có như vậy thì
thị trường hàng hóa giao sau đối với mặt hàng cà phê ở Việt Nam mới phát triển
mang tính bền vững và những người kinh doanh trên thị trường này mới hạn chế
được rủi ro trong quá trình hoạt động và mới thu được hiệu quả cao. Điểm cần quan
tâm là qui định pháp luật phải đồng bộ nghĩa là giữa luật và văn bản dưới luật phải
thống nhất, không có sự mâu thuẫn với nhau.
Đối với cơ chế và nội dung hoạt động thì Chính phủ phải có định hướng
nhằm xây dựng nhanh chóng, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và luật pháp cũng
như thông lệ quốc tế. Để hoàn thiện và thực thi trong quá trình vận hành sau này thì
ở thời điểm chuẩn bị này cũng cần phải nghiên cứu, tham khảo cơ chế và nội dung
hoạt động của các sở giao dịch hàng hóa như: London, New York và các sở giao
dịch của các nước tiên tiến khác trên thế giới. Điều quan trọng là tránh sự rập
khuôn, máy móc để mô hình hoạt động sau này phù hợp với cơ chế thị trường và
hoàn cảnh của Việt Nam.
3.2.3 Định hướng về qui hoạch các vùng sản xuất cà phê
Cần phải có định hướng mang tính chiến lược trong việc quy hoạch các vùng
trồng cà phê của Việt Nam. Theo đó, cần quy hoạch rõ từng vùng đất trồng từng
loại cây cụ thể nhằm tránh chuyển đổi bừa bãi gây thiệt hại không những cho các
nhà sản xuất và kinh doanh mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế. Khuyến cáo các
nhà sản xuất nên thâm canh nhiều loại cây trồng nhằm đa dạng hóa sản xuất để
giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Có thể thành lập mô hình liên minh hợp tác xã
hoặc liên kết sản xuất nhằm tránh sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tự phát.
3.2.4 Phát huy vai trò hoạt động của các trung tâm khuyến nông trong lĩnh vực
sản xuất cà phê
Các Trung tâm khuyến nông cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong
việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho các nhà sản xuất cà phê. Đội ngũ này cần phải
đáp ứng về mặt chuyên môn, đáp ứng về mặt nhân sự để đáp ứng được yêu cầu
- 72 -
công việc. Người làm công tác khuyến nông phải thường xuyên giám sát các vườn
cây để theo dõi sát tình hình diễn biến của các tác nhân gây hại và sự tăng trưởng
của cây. Làm tốt khâu này là góp phần rất lớn trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi
ro đối với sản xuất cà phê.
3.2.5 Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kỹ năng cơ bản về phòng tránh rủi ro
đối với mặt hàng cà phê
Đây là một công tác hết sức quan trọng vì khi các nhà sản xuất và các nhà
kinh doanh nắm vững các kỹ thuật phòng tránh rủi ro thì việc tiêu thụ sản phẩm của
họ không phải chờ đợi đến lúc nắm được hàng hóa trong tay mới có thể đề ra được
quyết định. Bởi lẽ đó, họ có có thể mua bán khống số hàng sau một thời gian nữa
mới sở hữu nó mà vẫn đảm bảo có lợi nhuận. Những động thái này mặc nhiên sẽ
khắc phục được tình trạng trước đây là mỗi khi đến mùa thu hoạch thì giá lại giảm,
giáp vụ giá lại tăng. Khi được trang bị các kiến thức cơ bản có nghĩa là họ đã được
làm quen với các nghiệp vụ sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro
(Hedging). Đây là một trong những yêu cầu tối cần thiết trong sản xuất, kinh doanh
hiện nay.
3.2.6 Khuyến khích, hỗ trợ việc đầu tư nhằm hoàn chỉnh công nghệ sau thu
hoạch và chế biến
Công nghệ sau thu hoạch là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong việc đảm
bảo cho chất lượng cà phê không bị giảm sút trong quá trình sơ chế và chế biến.
Hiện tại công nghệ sau thu hoạch đối với ngành cà phê của Việt Nam vừa thiếu lại
vừa lạc hậu nên sản phẩm sau khi sơ chế thường bị giảm sút về chất lượng. Để khắc
phục tình hình yếu kém về công nghệ của các khâu thuộc lĩnh vực sau thu hoạch thì
đòi hỏi phải có những đột phá trong đầu tư nhằm đổi mới công nghệ. Vấn đề đầu tư
được tiến hành từ việc thu hái, phơi sấy, xay xát, phân loại, chế biến, đóng gói, bảo
quản, giao hàng v.v... Đây là một khâu cần lượng vốn đầu tư rất lớn nên cần phải có
sự hỗ trợ vốn từ chính phủ thì mới có khả năng thực hiện được. Các khâu cần đầu tư
như sau:
- 73 -
- Đối với khâu thu hái cần có những máy móc phân loại màu sắc,trọng
lượng, kích cỡ nhằm để khi đưa vào sơ chế sau này có sự đồng nhất.
- Khâu phơi, sấy:
+ Phơi: khâu phơi là một trong những khâu có chi phí thấp hơn so với sấy rất
nhiều nên giá thành hạ nhất và có thể sử dụng được mọi tầng lớp lao động trong xã
hội và vốn đầu tư lại thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu
tố thời tiết nên mang tính bị động cao. Việc xây dựng hệ thống sân phơi cần phải
vừa đảm bảo vệ sinh, vừa đảm bảo rút ngắn thời gian phơi. Nghĩa là sân phơi cần có
vị trí sạch sẽ, thoáng đãng, đảm bảo thu nhận ánh nắng với mức tối đa ( không bị
che chắn)
+ Sấy: sấy là khâu bảo đảm giữ được chất lượng cà phê hơn phơi và chủ
động hoạt động trong các tình huống biến động của thời tiết. Để đảm bảo chất
lượng cà phê không bị giảm sút thì cần phải đầu tư phương tiện sấy hiện đại, tránh
được sự cố cháy hạt hoặc gây ra sự cố hạt cà phê sau khi sấy có mùi lạ, đảm bảo
công suất nhằm tránh khê đọng hàng hóa gây ra mốc hoặc lên men hay đen, xanh
mực, thối v.v...
- Khâu xay xát: đảm bảo bóc vỏ tránh được hiện tượng tróc vỏ lụa trong hạt
cà phê, tránh dập vỡ hay biến dạng ở hạt nhưng cũng cần bóc vỏ với tỷ lệ bóc hạt
cao nhất. Đối với loại máy xay xát bóc quả tươi trong trường hợp chế biến ướt thì
cần phải tránh xát vỡ vỏ thóc vì lớp vỏ này giữ cho nhân đảm bảo được màu sắc tự
nhiên và bảo đảm chất lượng tốt hơn.
- Phân loại: hệ thống máy phân loại phải lắp đặt liên hoàn từ sàng phân loại
theo kích cỡ, sàng phân loại theo trọng lượng, máy phân loại theo màu sắc, máy
đánh bóng, máy đảo trộn, máy phân chia số lượng vào bao bì, bao gói v.v... phải
đồng bộ nhằm đảm bảo tính khép kín, đảm bảo quy cách phẩm chất và tính năng
suất cao.
- Đóng gói: việc đóng gói cần phải cải tiến hành theo hướng công nghiệp và
tự động hóa nhằm rút ngắn thời gian gia công chế biến và đảm bảo
tính đồng nhất về trọng lượng.
- 74 -
- Bảo quản: do mặt hàng cà phê dễ hút ẩm nhưng cũng nhanh thoát hơi nước
nên nếu để môi trường tự nhiên tác động quá mức thì chất lượng cà phê sẽ bị giảm
sút nhanh chóng. Chính vì vậy, kho bảo quản cần xây dựng thoáng mát, tránh được
môi trường có độ ẩm cao, song cũng tránh được sự nắng nóng, phòng tránh cháy, nổ
v.v...
- Giao hàng: việc giao hàng cũng cần sắp xếp theo trình tự để thời gian lưu
kho giữa các lô hàng gần như nhau tránh tình trạng tồn kho quá lâu. Nghĩa là nhập
trước thì cần phải có kế hoạch xuất trước, nhập sau sẽ xuất sau trừ những lô ưu tiên.
Phương tiện chuyên chở hoặc trung chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn nhằm bảo vệ
bao bì, bao gói, số lượng, chất lượng và đáp ứng được thời gian của hành trình.
3.2.7 Khuyến khích quản lý chất lượng ngay từ khâu sản xuất
Đây là một việc làm hết sức quan trọng để nâng cao thương hiệu cà phê của
Việt Nam, song là một lĩnh vực rất rộng nên đòi hỏi phải có chính sách mang tính
quốc gia thì mới có hiệu quả cao. Để có cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc có
chất lượng cao thì ngay từ khi chọn giống, ươm cây, gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch cho đến việc bảo quản và giao hàng thì cần có hệ thống quản lý chất lượng
mang tính liên hoàn và khép kín. Cụ thể như sau:
- Đối với khâu nhân giống, chọn giống phải tính đến yếu tố về khả năng chịu
đựng thời tiết khí hậu và đất đai thổ nhưỡng tại các vùng trồng. Ngoài ra cũng cần
phải tính đến yếu tố đề kháng cao với dịch bệnh nữa.
- Đối với các khâu ươm giống và gieo trồng cần phải đảm bảo chế độ chăm
sóc để cây tăng trưởng tốt ngay từ đầu. Đây là khâu có ý nghĩa quan
trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của cây sau này.
- Đối với khâu chăm sóc thì cần phải đảm bảo cho cây tăng trưởng bình
thường song cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề muốn đề cập ở
đây là việc chăm bón phải tính đến kết quả thu hồi sản phẩm cà phê sạch. Nghĩa là
không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các độc tố khác. Hiện nay, yêu cầu
thị trường luôn đòi hỏi chất lượng cà phê ngày càng cao, và với tiêu chuẩn là phải
- 75 -
đáp ứng cà phê sạch nên công tác chăm sóc cần phải đảm bảo mặt này thì mới bán
được sản phẩm.
- Giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch phải đảm bảo công nghệ nhằm đáp
ứng yêu cầu sơ chế và chế biến sao cho chất lượng cà phê không bị giảm sút. Để
làm được việc đó, cần phải đầu tư các công nghệ mà hệ thống máy móc phải tiên
tiến và hiện đại. Bên cạnh đó, cần tăng cường và mở rộng khâu chế biến ướt vì đây
là một phương pháp đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Đầu tư đúng mức cho khâu bảo quản đi dôi với việc nâng cao chất lượng hệ
thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển v.v... Đặc biệt chú ý yếu tố bao bì
đóng gói phải chắc chắn, hạn chế được các tác động từ mô trường bên ngoài.
- Đi đôi với các công tác trên cũng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường
vì các chất thải từ việc sơ chế, chế biến cà phê thường là khói, bụi, nước thải có mùi
hôi, thối v.v... gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.2.8 Thiết lập các kênh thông tin và dự báo đối với mặt hàng cà phê
Các kênh thông tin này đòi hỏi vừa đảm bảo tính đa dạng, nhanh chóng,
chính xác và kịp thời. Nghĩa là các thông tin đòi hỏi phải đáp ứng việc phản ảnh
tình hình ở những lĩnh vực liên quan, có tác động đến hoạt động sản xuất và xuất
khẩ cà phê. Chẳng hạn như: tình hình biến động về diện tích trồng cà phê thế giới;
sản lượng cà phê thế giới; tồn kho cà phê thế giới; nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới;
các thông tin về kỹ thuật mua bán cà phê trên thế giới; thông tin về các giới đầu cơ
v.v...
Từ việc nắm bắt các thông tin thì cần có các trung tâm tư vấn, nhận định và
dự báo để các nhà sản xuất và xuất khẩu có thể tham khảo và từ đó đưa ra quyết
định của mình mang tính khách quan nhưng vẫn có tính phán đoán riêng của mình.
3.2.9 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực:
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực
trong các lĩnh vực sau:
- 76 -
- Nguồn nhân lực phục vụ công tác kỹ thuật sản xuất: đào tạo đội ngũ kỹ
thuật viên, kỹ sư nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ cho khâu trồng,
chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà phê.
- Nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản trị rủi ro: lực lượng này đòi hỏi
phải đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu nắm bắt, xử lý thông tin nhanh
chóng và có khả năng phục vụ cho công tác dự báo.
- Nguồn nhân lực phục vụ các sở giao dịch hàng hóa: tăng cường công tác
đào tạo theo phương châm đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ cho
các hoạt động của sở giao dịch hàng hóa.
3.2.10 Nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cần phải nghiên cứu cách thức
nhằm liên kết tốt các hội viên của mình hơn, đồng thời cũng cần vận động các thành
phần ngoài hiệp hội để cùng nhau lập lại trật tự trong sản xuất và kinh doanh mà
đặc biệt là trong kinh doanh xuất khẩu. Cần có một sự thống nhất nhằm tránh cạnh
tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán gây
ra thiệt hại cho các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh và cho cả nền kinh tế.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) từ năm 1991 và là một
quốc gia có sản lượng cà phê đứng thứ 2 thế giới ( đứng đầu thế giới về cà phê
Robusta) nên có điều kiện rất thuận lợi trong hoạt động tại tổ chức này. Điều quan
trọng là hiệp hội cà phê ca cao cần phải tận dụng tốt các cơ hội này nhằm tạo quan
hệ tốt và vận động các hội viên khác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để cùng có lợi.
Trước hết là tạo quan hệ tốt trong vấn đề thường xuyên trao đổi thông tin, trao đổi
kinh nghiệm, trao đổi về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực cà
phê.
- 77 -
KẾT LUẬN CHƯƠNG III:
Các giải pháp nhằm quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất và xuất khẩu cà
phê của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mà tác giả đã đề cập tại chương III của
luận văn này được xây dựng trên cơ căn cứ vào thực trạng về rủi ro và quản trị rủi
ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua mà nhất là
trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006.Từ quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm
của bản thân trong hoạt động thực tế, cộng với công tác thăm dò tại các đơn vị sản
xuất và xuất khẩu cà phê, đồng thời căn cứ và định hướng chiến lược phát triển kinh
tế xã hội, chiến lược phát triển ngành cà phê với hy vọng xây dựng các giải pháp có
ích trong việc hạn chế tối đa các rủi ro. Tuy phân chia thành hai nhóm giải pháp
một là ở giác độ doanh nghiệp, một là phía nhà nước nhưng cái cốt lõi của vấn đề là
thực hiện một cách đồng bộ nhằm hạn chế rủi ro cho các nhà sản xuất, nhà kinh
doanh và cho nền kinh tế.
- 78 -
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã vượt qua Indonesia, Colombia để
trở một nước có sản lượng cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazin.
Sản lượng bình quân hàng năm tính từ vụ mùa 2000/2001 đến vụ mùa 2005/2006
khoảng 790.000 tấn cà phê nhân/ 1 vụ mùa (1 năm), chiếm tỷ trọng trên 11,3%
trong tổng sản lượng cà phê của thế giới. Còn đối với nền kinh tế của Việt Nam thì
mặt hàng cà phê đóng góp một phần rất đáng kể thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu
hiện nay khoảng 1 tỷ USD trong 39,6 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006,
chiếm tỷ trọng gần 2,5%.
Tuy có lợi thế về mặt số lượng nhưng chất lượng cà phê chưa cao nên
thương hiệu cà phê của Việt Nam chưa nổi tiếng trên thế giới. Hơn nữa, môi trường
kinh doanh đối với mặt hàng cà phê ở Việt Nam còn nhiều rủi ro. Căn nguyên của
vấn đề này chủ yếu là do công tác quản trị rủi ro của Việt Nam trong sản xuất và
xuất khẩu cà phê trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng
yếu kém trong thời gian qua nhằm xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam trở nên
nổi tiếng để ngành cà phê ngày càng đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế thì các
giải pháp nêu ra cần có sự kết hợp để thực hiện một cách đồng bộ. Các giải pháp
quản trị rủi ro mà tác giả nêu ra trong đề tài này có đề cập đến từng lĩnh vực hoạt
động như các giải pháp vi mô của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh và các giải
pháp vĩ mô thuộc phạm vi của Nhà nước nhằm xác định rõ trách nhiệm của các
thành viên trong xã hội song tựu chung lại vẫn là sự cộng đồng trách nhiệm, tính
nhất quáng trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện. Điều đó thể hiện qua việc
xây dựng các chính sách, các chiến lược phát triển kinh tế, phát triển ngành cà phê
của Nhà nước phải phù hợp với thực tế khách quan, đồng thời người thực hiện các
chính sách, các chiến lược đó phải triển khai một cách có hiệu quả cao nhất.
Dẫu biết rằng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản nói chung và lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh cà phê nói riêng là một môi trường đầy rủi ro mà khả
- 79 -
năng của các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh khó có thể nhận dạng, phân tích
và đo lường hết hết được. Chính vì vậy, các giải pháp nêu ra với hy vọng sẽ góp
phần hạn chế được rủi ro trong sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam. Tuy
nhiên, các giải pháp này vẫn không thể tránh khỏi sự khiếm khuyết và cũng chỉ phù
hợp trong một thời gian nhất định vì công tác sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đổi
mới và trong tình trạng vận động đi lên. Cho nên các biến tác động cũng biến thiên
theo hướng ngày càng đa dạng và phức tạp do đó công tác quản trị rủi ro đòi hỏi
phải thay đổi cho phù hợp./.
- 80 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Luật gia Hoàng Anh (2005), Tìm hiểu luật Thương mại Việt Nam năm (2005),
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bộ Thương mại (2000), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010.
3. Chính phủ (2006), Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng
12 năm 2006 Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua
sở giao dịch hàng hóa.
4. Cục Thống kê Dak Lak (2005), “Báo cáo phân tích tình hình sản xuất Nông Lâm
nghiệp 12 tháng năm 2005”.
5. Cục Thống kê Dak Lak (2006), “Báo cáo phân tích tình hình sản xuất Nông Lâm
nghiệp 12 tháng năm 2006”.
6. John D. Daniesl- Lee H. Radebaugh, Kinh doanh quốc tế- môi trường và hoạt
động, NXB Thống kê (nhóm dịch thuật: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần
Thị Tường Như- năm 1995)
7. Đặng Quang Gia (2001), Từ điển thị trường chứng khoán, NXB Thống kê.
8. TS. Ngô Quang Huân (2007), “Đề cương bài giảng môn Quản trị tài chính”, Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
9. Ngô Quang Huân- Võ Thị Quý- Nguyễn Quang Thu (1998), Quản trị rủi ro, NXB
Giáo dục.
10. TS. Ngô Thị Ngọc Huyền- Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu- TS. Lê Tấn Bửu- Ths.
Bùi Thanh Hùng (2001), Rủi ro trong kinh doanh, NXB Thống kê.
11. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (2005), Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro
về giá cả, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Ngân hàng Kỹ thương (2006), “các sản phẩm hàng hóa phái sinh”.
13. Ths. Đoàn Tiệu Nhạn- TS. Hoàng Thanh Tiệm- TS. Phan Quốc Sủng (1999),
Cây cà phê ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
- 81 -
14. Nguyễn Hùng Phong (2006), “Đề cương bài giảng môn Quản trị kinh doanh
quốc tế”, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
15. TS. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương,
NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
16. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê.
17. TS. Trần Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê.
18. Các website :
- www.mot.gov.vn (Bộ Thương mại).
- www.online-vis.net (Công ty TNHH VIS).
- www.vicofa.org.vn (Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam).
TIẾNG ANH:
19. John C. Hull (2006), Options Futures and other derivatives, Pearson-Prentice
Hall.
20. VOLCAFE (2006), “Supply & Demand/ Production Outlook/ Price Outlook”.
21. Các website:
- www.usda.org (Bộ Nông nghiệp Mỹ).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 464861.pdf