Trong giai đoạn từ nay đến năm 2000- 2010, Việt Nam sẽ có những bước chuyển biến mang tính chất đột phá trong lĩnh vực xuất khẩu để phục vụ cho mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay mặc dù Việt Nam có xuất phát điểm về kinh tế tương đối thấp so với các nước trong khu vực và thế giới nên những nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển và đạt những thành tịu kinh tế to lớn. Bằng các chính sách thương mại và các biện pháp hợp lý, tích cực nhằm thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ thực hiện thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình đó Việt Nam phải vượt qua sự cạnh tranh gay gắt, hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu để từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Luận văn đã tập trung phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Hy vọng cùng với thời gian và sự phát triển, Việt Nam sẽ ngày càng tích luỹ được nhiều hơn các kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Nhưng trong những giai đoạn đầu Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, giảm bớt tổn thất để tích luỹ những đồng vốn ít ỏi đầu tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc tế, các công ty xuyên quốc gia đa quốc gia. Do đó sự hỗ trợ từ phía Nhà nước là hết sức cần thiết và cấp bách để hoạt động thương mại đạt hiệu quả cao như mong muốn. Cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phải cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế, thị trường thế giới cho các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu thương mại, các trung tâm thông tin thương mại trong nước. Cơ quan thương vụ phải đóng vai trò cầu nối cho các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cũng như của nước ngoài tại Việt Nam. Cần phải bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ cho các cơ quan thương vụ.
3.2.4. Mở rộng các hoạt động tài trợ, tư vấn xuất khẩu:
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều bất lợi cho xuất khẩu của Việt Nam và hầu như các doanh nghiệp phải độc lập tác chiến trên thị trường nước ngoài, các hoạt động tài trợ tư vấn xuất khẩu đóng vai trò trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu và hạn chế rủi ro trong xuất khẩu. Hiện nay tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu, năng lực công nghệ vẫn thua thiệt so với nhiều nước nên nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước thì doanh nghiệp sẽ vẫn gặp rủi ro. Biện pháp đầu tiên là vẫn phải thành lập các quĩ quốc gia hỗ trợ xuất khẩu. Trong nhiều năm Việt Nam đã thực hiện phụ thu với nhiều mặt hàng xuất khẩu nhưng việc sử dụng các quĩ này vẫn hoạt động chưa hiệu quả, chưa thực sự giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn của mình.
Trong thời gian gần đây Bộ thương mại đã thành lập các quĩ khen thưởng xuất nhập khẩu dành cho những doanh nghiệp tìm được thị trường mới và mặt hàng mới nhưng ý nghĩa của việc làm này mới chỉ có tính chất động viên mà vẫn chưa có hiệu quả thiết thực. Quĩ thưởng này vẫn còn nhỏ so với các chi phí bỏ ra nên chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp thực sự quan tâm. Đa số các doanh nghiệp được thưởng chỉ là những doanh nghiệp nhỏ, qui mô lô hàng được thưởng không lớn, những lô hàng này có tính chất chào hàng nhiều hơn là mang mục đích thương mại. Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải dành nhiều ưu đãi tín dụng hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phải dành sự ưu đãi cho những ngành hàng cụ thể, tránh tình trạng tràn lan như hiện nay và doanh nghiệp mạnh ai nấy chạy, doanh nghiệp được ưu đãi chưa thực sự là doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu. Các ngân hàng thương mại nên chủ động hơn trong việc cấp vốn cho các lô hàng xuất khẩu. Ngoài ra cũng nên thành lập một quĩ bảo hiểm xuất khẩu, quĩ này có thể thu từ các thương vụ xuất khẩu có tính chất như một công ty Bảo hiểm xuất nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam thì tỷ lệ bảo hiểm xuất khẩu vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thực hiện xuất khẩu theo phương thức FOB nên phần bảo hiểm xuất khẩu hầu hết do các công ty nước ngoài thực hiện. Điều này làm cho các doanh nghiệp tưởng như có thể hạn chế được rủi ro nhưng thực chất doanh nghiệp không chủ động được khách hàng của mình và thụ động trong khâu tiêu thụ hàng.
Ngoài ra Chính phủ và các Bộ ngành cần chủ động tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thay đổi công nghệ chế biến, giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu để sử dụng vào chế biến các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cần chủ động đàm phán giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường một nước mà doanh nghiệp đó gặp khó khăn, không đủ tiềm năng tài chính cũng như quan hệ để thiết lập các hợp đồng xuất khẩu. Trong tương lai khi các hoạt động tài trợ xuất khẩu trở nên khó khăn do ràng buộc bởi các hiệp định thương mại song phương và đa phương thì tuỳ tình thế và từng giai đoạn khác nhau Nhà nước có thể thực hiện nhiều biện pháp tài trợ linh hoạt hơn. Công cụ tài trợ thì có nhiều không nhất thiết cứ phải bằng tiền bằng tín dụng mà có thể bằng những cách gián tiếp như giấy phép sử dụng tài nguyên với giá ưu đãi, giảm tiền sử dụng đất khi góp vốn liên doanh … Nhà nước có thể tài trợ để mở rộng sản xuất với các mặt hàng trong nước thực sự có nhu cầu, giúp các doanh nghiệp này có thể đổi mới công nghệ, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong nước.
3.2.5. Đổi mới chính sách thuế và duy trì tỷ giá hợp lý trên cơ sở khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu.
3.2.5.1. Thực hiện chính sách tỷ giá hợp lý khuyến khích xuất khẩu.
Việc thực hiện tỷ giá trong thời gian qua vẫn chưa có nhiều thành công. Do chính sách tỷ giá của Việt Nam không chỉ nhằm mục đích tăng trưởng xuất khẩu mà còn đóng vai trò chính trị, xã hội và ổn định tâm lý nhân dân nên khó có thể thay đổi linh hoạt như nhiều nước trên thế giới. Hầu hết người dân Việt Nam vẫn có thói quen cất trữ ngoại tệ phòng những cơn sốt tài chính nên những thay đổi tỷ giá nhanh chóng sẽ dễ làm nhân dân hoang mang, có xu hướng cất trữ tiền thay vào việc đầu tư về sản xuất. Mặt khác do đa số các nguyên liệu của ta đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên vai trò của việc thay đổi tỷ giá chưa chắc đã thực sự khuyến khích xuất khẩu. Nhưng mặt khác duy trì một chính sách tỷ giá cứng nhắc trong thời gian dài sẽ khó đẩy mạnh được xuất khẩu. Việc này làm cho giá cả của hàng Việt Nam đang trở nên cao mất dần các lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trước đây chúng ta vẫn coi nước ta là nước có giá nhân công rẻ nhưng do thời gian qua khi các nước khu vực gặp khủng hoảng tài chính, giá nhân công ở các nước này đã trở nên cân bằng, thậm chí thấp hơn giá của chúng ta. Vì vậy Nhà nước cần phải điều chỉnh dần tỷ giá USD đến mức hợp lý, phù hợp với giá thị trường thế giới, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá ngân hàng qui định thì lúc cần cũng có thể mua lại theo tỷ giá này, tránh thực hiện một chiều như thời gian qua làm nhiều doanh nghiệp gặp rủi ro không đáng có sau khi đã bán ngoại tệ cho ngân hàng, lúc cần mua lại thì gặp khó khăn và phải tốn thêm một chi phí không nhỏ.
3.2.5.2. Thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu hợp lý:
Chính phủ đã ra chính sách hoàn thuế VAT đầu vào, vấn đề về thủ tục hải quan tránh rườm rà, phiền hà, mang nặng tính hình thức hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chính phủ qui định về những vấn đề mua bán biên giới (hiện có những nơi gọi là XNK biên giới, nơi gọi là tiểu ngạch) theo hướng:
Xuất khẩu chính ngạch phải có hợp đồng, phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, tại nơi có tổ chức hải quan.
Xuất khẩu biên giới:
+ Không yêu cầu có hợp đồng
+ Có thể đi qua nơi có Hải quan hoặc nơi không có hải quan.
Nơi có Hải quan thì hải quan làm thủ tục.
Nơi không có Hải quan thì biên phòng hoặc chính quyền địa phương quản lý.
+ Hàng xuất khẩu tiểu ngạch không được hoàn thuế VAT và thuế đầu vào khác. Việc Hải quan làm thủ tục cho xuất khẩu biên giới chỉ nhằm mục đích thống kê thương mại (vấn đề này Tổng cục Hải Quan và BTM đã thống nhất là cũng phù hợp với Bộ Tài chính tại văn bản 10216/TC-TCT ngày 26/10/2001).
Chính phủ có chính sách tiếp tục không thu lệ phí hải quan đối với hàng xuất khẩu.
Vấn đề xuất nhập khẩu tại chỗ: hiện đang là vấn đề nổi cộm về thủ tục. Bộ Tài chính qui định cho phép áp dụng việc chuyển nghĩa vụ về thuế từ người bán (Xuất khẩu tại chỗ) sang người mua (Nhập khẩu tại chỗ) để hải quan có thể bãi bỏ việc làm thủ tục hải quan cho hai doanh nghiệp ở nội địa này.
Bộ Kế hoặch và Đầu tư và Bộ Thương mại đã nghiên cứu bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu thuộc diện chịu thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để hải quan bãi bỏ việc theo dõi, trừ lùi gây khó khăn cho doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu khi xuất nhập khẩu (chỉ có 01 bản giấy phép để trừ lùi nhưng hàng hoá lại được xuất nhập khẩu ở nhiều nơi cùng một lúc).
Bộ Tài chính đã thống nhất với Tổng cục Hải quan việc dùng tờ khai hải quan đã được đăng ký làm Thông báo thuế để giảm giấy tờ và thủ tục (việc ra thông báo thuế hiện nay cũng hoàn toàn dựa trên nội dung tự khai, tự tính thuế của chủ hàng đã được thể hiện trên tờ khai hải quan).
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan đang chuẩn bị hoàn chỉnh biện pháp đăng ý tờ khai một lần đối với những mặt hàng xuất khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định nhằm giảm bớt các thủ tục hải quan và giấy tờ phải nộp giống nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần; Nghiên cứu để triển khai đề án áp dụng khai báo điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu.
3.2.6. Thực hiện cải cách qui trình thủ tục Hải quan để giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp:
Ngành Hải quan đã có nhiều biện pháp cải cách thủ tục hành chính giảm bớt phiền hà trong qui trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Ngay từ quí 1 năm 2000 Tổng Cục Hải Quan đã chỉ đạo các Cục Hải quan triển khai một số công việc cụ thể như phân luồng hàng theo 3 cửa: Luồng xanh (tiếp nhận hàng hoá xuất khẩu, hàng liên doanh đầu tư, hàng nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công, các loại linh kiện để lắp ráp, máy móc thiết bị phục vụ các công trình trọng điểm theo dự án ODA, hàng kinh doanh nhập khẩu cần có sự bảo quản đặc biệt, cần giải phóng nhanh. Luồng vàng gồm những hàng hoá cần phải tính thuế. Luồng đỏ ghi những hàng xuất nhập khẩu còn vướng mắc về chính sách mặt hàng, chưa có xác nhận của các Bộ, ngành liên quan như kiểm định thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá, văn hoá phẩm, y tế cần có sự hướng dẫn yêu cầu chủ hàng bổ sung thêm vào hồ sơ của Hải Quan)
Để thực hiện rút ngắn thời gian chờ đợi của chủ hàng, ngành Hải Quan, kiểm hoá, tính thuế, giám sát kho bãi... Từng bước tin học hoá từng khâu của qui trình nghiệp vụ Hải Quan...
3.3. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP:
3.3.1. Chủ động và tăng cường hơn nữa về Marketing xuất khẩu :
Công tác Marketing xuất khẩu là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Lâu nay doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thói quen chờ đối tác nước ngoài đến ký hợp đồng hơn là chủ động tìm kiếm bạn hàng tại các thị trường mới. Trong khi thương mại điện tử đang trở nên phổ biến trên toàn cầu thì đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn xa lạ với phương thức kinh doanh này. Hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam mở trang WEB trên mạng INTERNET, số các công ty có mở thì cũng ít cập nhật, có tính chất khuếch trương thành tích nhiều hơn là mục đích kinh doanh. Hơn nữa hệ thống pháp luật trong nước chưa có những điều luật cần thiết hỗ trợ kinh doanh trên mạng. Những năm gần đây khi sự cạnh tranh trên thị trường thế giới trở nên gay gắt và quyết liệt thì Marketing xuất khẩu được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp thâm nhập và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể nói Marketing xuất khẩu là một khâu yếu nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay. Những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu vừa qua một phần là do công tác Marketing xuất khẩu chưa được các doanh nghiệp chú trọng.
Vì vậy khi kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách công tác Marketing xuất khẩu. Bộ phận này cần bố trí những cán bộ năng động, thông thạo chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu mặt hàng mà mình kinh doanh, chủ động trong công tác tìm kiếm thị trường và trong các khâu đàm phán ký kết. Bộ phận này phải đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ:
Định hướng thị trường xuất khẩu:
Bộ phận này có nhiệm vụ xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của doanh nghiệp. Phải biết thâm nhập thị trường mới và chiếm lĩnh thị trường truyền thống. Phải biết tăng cường tiếp cận những thị trường mà nhà nước đã ký kết các hiệp định ưu đãi để hạn chế bớt rủi ro. Công tác tiêu thụ sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Phải xây dựng được những mặt hàng cụ thể cho từng thị trường cụ thể làm sao các thị trường có thể tương hỗ lẫn nhau khi một thị trường trở nên khó khăn. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, không phụ thuộc vào một thị trường cụ thể nào để hạn chế bớt rủi ro cho doanh nghiệp khi thị trường truyền thống có biến động.
Định hướng mặt hàng và mẫu hàng xuất khẩu:
Doanh nghiệp cần phải chủ động nguồn hàng của mình. Phải chủ động các yếu tố đầu vào như nhiên liệu, vận tải, nguyên liệu ... để tránh những hành động đơn phương lên giá, giảm tiến độ giao nhận và tiêu thụ và có thể dẫn đến mất khách hàng. Luôn theo dõi và rà soát lại các mặt hàng mà mình đang sản xuất, theo dõi tiến độ tiêu thụ từng mặt hàng mà mình đang sản xuất, theo dõi tiến độ tiêu thụ từng mặt hàng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp đối phó nhanh nhất khi có thay đổi về tốc độ bán hàng. Doanh nghiệp phải chú trọng công tác bao bì, chất lượng ... theo yêu cầu của từng thị trường tiêu thụ, đồng thời phù hợp với truyền thống dân tộc, tôn giáo của nước sở tại. Về lâu dài nên chuyên môn hoá một mặt hàng mà mình có lợi thế, nhưng cũng không nên không mở rộng các công tác sản xuất đa ngành khác khi có thời cơ và có cơ hội.
Doanh nghiệp phải chú trọng giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, sơ chế. Phải tăng cường đầu tư công nghệ, đổi mới sản phẩm, đầu tư thích đáng cho công tác bao bì đóng gói sản phẩm. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chế biến có hàm lượng công nghệ cao. Doanh nghiệp nên áp dụng các tiêu chuẩn ISO và ghi mã số mã vạch trên từng sản phẩm, phải có chính sách hậu mãi hợp lý với các sản phẩm của mình.
Về tiêu chuẩn mẫu mã sản phẩm, thực tế ở nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, trên cơ sở đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thời kỳ 2001-2005 và dự kiến đến năm 2010 của Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 132 ngày 24/11/2000 về các chính sách biện pháp khuyến khích xuất khẩu trong thời kỳ mới. Tuy nhiên việc thực hiện các chính sách về biện pháp trên còn chậm cả ở phía doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy kết quả đem lại trong năm 2001 còn hạn chế. Hình thức quan hệ hợp đồng xuất khẩu giữa các làng nghề thủ công mỹ nghệ với các doanh nghiệp xuất khẩu chưa được khai thác có hiệu quả và phổ biến; Chính phủ vẫn chưa có những sự hỗ trợ cụ thể đối với hình thức này. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 270 triệu USD năm 2002 và 1,5 tỷ USD vào năm 2010, thì các chính sách biện pháp được nêu trong quyết định 132 của Thủ tướng Chính phủ cần phải được các Bộ ngành và địa phương triển khai thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó, về thị trường xuất khẩu, một mặt cần khai thác mọi khả năng để xuất khẩu sang tất cả thị trường có nhu cầu, mặt khác cần tập trung xuất khẩu sang các thị trường có dung lượng và nhu cầu lớn theo định hướng sau:
Thị trường EU là khu vực thị trường rộng lớn. Trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ thì nhóm các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường này khá tốt, nhóm gốm sứ mỹ nghệ cũng đang được tiêu thụ mạnh. Các nhóm hàng như mây tre lá đan, các vật phẩm trang trí nội thất, bàn ghế bằng nguyên liệu song mây tre, hàng thêu ren, thảm len, thảm cói … cũng xuất khẩu được sang khu vực này với khối lượng đáng kể. Để duy trì phát triển xuất khẩu ổn định sang khu vực thị trường này, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần phải nhanh chóng đổi mới về mẫu mã và giá thành sản phẩm, đồng thời cần giữ uy tín và đảm bảo nguồn hàng ổn định.
Thị trường Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của ta. Nếu xét thị trường theo từng nước thì Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 1991 đến nay. Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về đồ gỗ, đồ gốm sứ, ngoài ra Nhật Bản còn nhập khẩu nhiều loại hàng như mây tre đan, các loại thảm, … Để mở rộng xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2002, ta cần giữ uy tín trong quan hệ bạn hàng, đồng thời thiết lập liên doanh, liên kết trực tiếp với các nhà phân phối hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản.
Thị trường Nga, các nước SNG và Đông Âu: Đây là khu vực thị trường rộng lớn, trước đây là thị trường tiêu thụ hầu hết hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam . Từ sau năm 1990 do biến động chính trị – xã hội ở khu vực này, nên xuất khẩu của ta nói chung và đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ bị giảm sút nghiêm trọng. Đến nay tuy vẫn chưa khôi phục lại, nhưng dần đã có biến chuyển tốt, nhất là đối với thị trường Nga. Để khôi phục lại thị trường này, cần khắc phục những vướng mắc trong khâu thanh toán, tìm ra cơ chế mới giải quyết được biện pháp kiểm soát, ngoại hối của Ngân hàng trung ương Liên Bang Nga. Sử dụng các kênh phân phối tại thị trường Nga do người Việt thực hiện để đưa hàng của ta tiếp cận sâu hơn với người tiêu dùng.
Thị trường Hoa Kỳ có dung lượng lớn đối với các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ … nhờ mức thuế nhập khẩu thấp. Để xuất khẩu với khối lượng lớn vào thị trường Hoa Kỳ, cần sự hỗ trợ của Chính Phủ và nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nghiên cứu hệ thống luật và quy định của Liên Bang, từng bang đối với việc lưu thông hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường này.
Định hướng kế hoặch kinh doanh xuất khẩu:
Doanh nghiệp nên theo dõi những biến động của hàng hoá cùng chủng loại trên thị trường quốc tế để đề ra giá bán hàng hợp lý. Cần phải tính toán để sao cho phía các đối tác cũng không gặp khó khăn trong khi tiêu thụ, trong thời gian đầu có thể chấp nhận giá bán thấp, lợi nhuận ít do đa số các sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh và vượt trội so với các khu vực. Doanh nghiệp cần phải có tỷ lệ hoa hồng hợp lý cho các đối tác giúp đàm phán ký kết các hợp đồng mới.
Tuỳ theo quy mô mở rộng ở thị trường nước ngoài, cũng như những chính sách khuyến khích của Nhà nước doanh nghiệp xem xét cần hoặc nên thiết lập văn phòng đại diện, thậm chí các kênh tiêu thụ ở các thị trường đó. Đây là biện pháp chiến lược, một khi xuất khẩu với khối lượng lớn, giá trị cao thì việc thiết lập các văn phòng đại diện là tất yếu.
Doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác quảng cáo, phải thiết lập và cập nhật thường xuyên các trang WEB trên mạng với chi phí khá thấp nhưng sẽ là hình thức kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay.
3.3.2. Chủ động khai thác và cập nhật thông tin:
Hiện nay tình trạng phổ biến là doanh nghiệp có mối quan hệ thì tìm cách moi thông tin từ các cơ quan chức năng, làm ăn chụp giựt. Còn các doanh nghiệp làm ăn chân chính thì luôn phải chịu nhiều rủi ro do thiếu thông tin. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức đến các thông tin kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp còn rất yếu khâu cập nhật thông tin, ngay cả với những thông tin công khai mà nhiều doanh nghiệp vẫn không biết. Vì vậy giải pháp hạn chế rủi ro là doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác thông tin, không nên phụ thuộc quá nhiều vào các thông tin chính thống của nhà nước. Doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước sở tại để có những thông tin cần thiết, cập nhật về các đối tác và thị trường trong khi doanh nghiệp chưa có điều kiện mở văn phòng đại diện. Còn với những thị trường lớn thì nên lập các văn phòng đại diện, có sự cập nhật nhanh chóng để có thể có thể đáp ứng nhanh nhất những thay đổi. Cần phải bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông thạo vi tính, thường xuyên cập nhật các thay đổi về giá cả trên mạng INTERNET và trên các thị trường lớn. Tăng cường công tác của bộ phận Marketing, theo dõi các báo kinh tế về sự thay đổi chính sách thuế, nên thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm thông tin, nên có cơ chế mua tin để chủ động hơn, coi chi phí cho thông tin là một chi phí của giá thành sản xuất.
3.3.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương ở cơ sở mình.
Tình trạng chung của đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại thương hiện nay là đa số còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công tác ngoạI thương chủ yếu là được đào tạo trong thời kỳ bao cấp nên thiếu rất nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế. Số cán bộ tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, thông thạo luật pháp quốc tế hiện nay không nhiều. Vì vậy để hạn chế rủi ro doanh nghiệp có thể gửi đi đào tạo những cán bộ như vậy ở các trường đại học và thậm chí có thể gửi đi đào tạo ở các trung tâm thương mại lớn ở nước ngoài, hiệu quả của việc đào tạo này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Phải chú ý nâng đỡ và có đãi ngộ xứng đáng với những sáng kiến, khuyến khích những cán bộ làm ăn giỏi và có hiệu quả.
3.3.4. Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinh tế giữa các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các hiệp hội và ngành hàng nhưng vai trò vẫn đang còn hạn chế. Ở nhiều nước trên thế giới, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp. Các hiệp hội là những liên kết của các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có chức năng hoà giải khi xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán, có tác dụng điều tiết thị trường. Hiệp hội đóng vai trò khuyến cáo, điều hành các doanh nghiệp kinh doanh, tránh tình trạng bán phá giá, bán đổ bán tháo làm cho những doanh nghiệp còn lại bị ép giá có thể dẫn đến thua thiệt không đáng có. Vì vậy doanh nghiệp nên chủ động tham gia các hiệp hội. Việc tham gia có thể đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua việc tham gia này doanh nghiệp có thể nắm bắt những thông tin cần thiết và tăng cường sức mạnh đoàn kết trong cùng ngành hàng của mình. Sau đó phải bãi bỏ tất cả những thủ tục phiền hà, làm sao để các hiệp hội qui tụ được tất cả các doanh nghiệp lớn, thống nhất tiếng nói chung, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay như các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hiệp hội hiện nay. Đa số các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội hiện nay. Đa số các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội như xuất khẩu gạo, cà phê ... chủ yếu là tìm quota, hạn ngạch hơn là đoàn kết nhau lại, bình ổn giá cả. Đa số chỉ nghĩ đến quyền lợi của doanh nghiệp mình mà ít chú trọng đến lợi nhuận chung. Tiếng nói của các hiệp hội tỏ ra thiếu trọng lượng và không có tiếng nói chung trong việc bình ổn giá cả xuất khẩu.
Đối với các ngành khác nói chung, khía cạnh dệt may nói riêng, tại Hội thảo đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may năm 2002, trước những đòi hỏi mới ngày càng khắt khe của khách hàng, thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho rằng: “Các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp tục hoạt động riêng lẻ. Hiệp hội Dệt may sẽ phải là nhà tổ chức hoạt động chung, tổ chức chương trình xúc tiến xuất khẩu; đóng vai trò là trạm thông tin về đầu tư, biến động trên thị trường; đồng thời tham gia chuẩn bị tốt phương án đàm phán các Hiệp định thương mại song phương với EU và Mỹ”
3.3.5. Tạo dựng mối liên kết tốt với ngân hàng và các tổ chức tài chính:
Hoạt động xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải sử dụng một số vốn lớn. Đây là một khó khăn lớn với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vì đa số các doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm năng tài chính có hạn. Hầu hết số vốn các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều là vốn vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Vì vậy nếu không chủ động về nguồn vốn thì khi thực hiện các hợp đồng lớn doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là số vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu, đổi mới trang thiết bị, chi phí vận tải, bảo hiểm .... Sự liên kết này giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn và ngân hàng cũng yên tâm hơn do tránh được những rủi ro mất khả năng thanh toán từ phía doanh nghiệp.
3.3.6. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu.
3.3.6.1. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình ký kết hợp đồng:
Đây là khâu có nhiều rủi ro nhất hiện nay. Khâu này luôn thể hiện ở trình độ non kém của cán bộ làm công tác ngoại thương. Vì vậy để hạn chế rủi ro doanh nghiệp cần phải chú trọng các khâu sau khi đàm phán ký kết hợp đồng:
Chào hàng: Đây là khâu đột phá trong toàn bộ hợp đồng xuất khẩu. Doanh nghiệp phải chú trọng chào hàng khi tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, nhất là với các sản phẩm mới và các đối tác mới. Doanh nghiệp phải chủ động hơn trong khâu chào hàng, tránh đưa ra những mẫu mã chào hàng quá cao so với năng lực của mình và cũng tránh đưa ra những mẫu quá thấp so với những mặt hàng của mình đang có thể sản xuất kinh doanh. Nếu khâu này chuẩn bị tốt thì hợp đồng xuất khẩu có thể được ký kết và doanh nghiệp sẽ tránh được những rủi ro về sau. Khi tiến hành chào hàng phải đảm bảo:
Đưa ra một giá cả cạnh tranh, một chế độ hậu mãi chu đáo.
Mặt hàng chào bán phải là mặt hàng phía đối tác có nhu cầu.
Ghi rõ thời hạn hiệu lực với lô hàng chào bán, tránh những biến động xấu về giá có thể làm thay đổi ý kiến của bạn hàng.
Sử dụng ngôn từ chào hàng dễ hiểu, tránh những câu chữa mập mờ gây thắc mắc cho bạn hàng dẫn đến những cách hiểu khác nhau.
Mẫu hàng chào bán phải đảm bảo là mẫu hàng doanh nghiệp có đầy đủ năng lực thực hiện sau khi ký kết.
Có thể dùng những logo, nhãn hiệu phù hợp với từng đối tác thuộc các nền văn hoá khác nhau.
Đàm phán:
Nếu dàm phán qua điện thoại cần chủ động các thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, khả năng thu gom, sản xuất, số hàng hiện có ... để giải thích rõ, đầy đủ cho khách hàng. Sau khi đàm phán qua điện thoại nhất thiết phải có thư xác nhận hay văn bản ghi nhớ vì chỉ có những thoả thuận bằng văn bản mới có giá trị pháp lý, tránh những tranh chấp và rủi ro phát sinh về sau trong quá trình giao dịch.
Nếu đàm phán bằng thư từ phải đảm bảo yếu tố lịch sự, kiên nhẫn. Lời lẽ diễn đạt trong thư phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh dùng những từ hoa mỹ cầu kỳ bay bướm. Khi viết thư trả lời nên chú ý những điều kiện có thể thực hiện, tránh phô trương vì tất cả thư từ này có thể được lưu lại làm chứng cứ pháp lý giải quyết những tranh chấp phát sinh về sau.
Nếu đàm phán trực tiếp phải nghiên cứu kỹ đối tác trước khi đàm phán. Phải chủ động giải thích cặn kẽ, thông cảm lẫn nhau, tôn trọng lắng nghe ý kiến khách hàng. Người đàm phán phải có phản ứng nhanh nhạy, có đầu óc tỉnh táo suy xét, nhanh chóng nắm bắt ý đồ, chiến lược của đối tác và người đàm phán nên là người có đủ thẩm quyền xác định, giải quyết vấn đề ngay tại chỗ, tạo sự tin cậy cho khách hàng.
Phải xác định rõ mục đích cần đạt được trước khi đàm phán, phải có nhiều phương án chuẩn bị để đối phó với các tình huống có thể xảy ra.
Cần phải xem xét thái độ của đối tác và khi đã đạt được thoả thuận, nhất thiết phải ghi ngay lại bằng văn bản để theo dõi và làm tiền đề để khi điều kiện ký kết đã đạt được.
Soạn thảo, ký kết hợp đồng:
Đây không phải là công việc dễ dàng. Hầu như ngay cả những luật sư chuyên nghiệp cũng dễ mắc sai lầm khi soạn thảo và ký kết hợp đồng. Hợp đồng không phải là việc đơn thuần ghi lại những thoả thuận đã đạt được mà nó còn phải tuân theo các qui định của pháp luật, các công ước quốc tế và phong tục tập quán nước sở tại. Điều này nếu không nghiên cứu kỹ sẽ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp. Thông thường hợp đồng xuất khẩu được ký kết dưới một ngôn ngữ chung hoặc ghi làm hai ngôn ngữ, trong trường hợp này phải chú ý xem câu chữ đã dịch chuẩn xác chưa vì cả hai ngôn ngữ đều có giá trị pháp lý ngang nhau, trừ khi hai bên có thoả thuận khác. Người soạn thảo hợp đồng phải tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật nước sở tại và luật pháp quốc tế. Khâu soạn thảo là khâu quan trọng nhất để dẫn đến ký kết hợp đồng và doanh nghiệp có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp về sau. Sau khi soạn thảo và trước khi ký kết phải rà soát lại kỹ hình thức và nội dung của hợp đồng. Doanh nghiệp phải đối chiếu những điều khoản ghi trong hợp đồng với những điều khoản đã đạt được. Trước khi ký kết phải kiểm tra lại kỹ càng các phụ lục của hợp đồng (nếu có). Đây là khâu quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro với những hợp đồng xuất khẩu.
3.3.6.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong khâu chuẩn bị nguồn hàng:
Khâu chuẩn bị nguồn hàng là khâu quan trọng nhất sau khi đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu. Khi nguồn hàng được chuẩn bị tốt thì có thể tránh được những rủi ro ở khâu tiếp theo như vận chuyển, giao nhận, thanh toán. Ngay sau khi ký được hợp đồng doanh nghiệp cần phải :
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dự trữ cho sản xuất, nhất là có kế hoặch nhập khẩu với những nguyên liệu cần phải nhập khẩu. Tranh thủ vay ngân hàng mua gom khi giá nguyên liệu trên thị trường chưa lên cơn sốt. Phải chọn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu hợp đồng. Phải có kế hoăch bảo quản nguyên liệu để có thể sản xuất những loại hàng hoá theo đúng điều kiện hợp đồng giao nhận.
Có thể liên kết với các đối tác tin cậy có tiềm năng để thu mua, huy động thông qua các hình thức đại lý hay liên doanh liên kết.
Đảm bảo kho chứa đầy đủ, nhiệt độ đáp ứng yêu cầu, kho đủ rộng rãi. Tránh việc hàng hoá bị xuống cấp khi lưu kho lưu bãi. Có biện pháp tránh nấm, chuột, mốc làm giảm chất lượng hoặc hao hụt khi giao nhận.
Đóng gói đúng theo tiêu chuẩn, mẫu mã mà hợp đồng đã qui định. Doanh nghiệp phải chú ý đến tình trạng đóng gói sao cho hàng hoá ít hư hại xuống cấp nhất trong quá trình vận chuyển bằng đường biển. Doanh nghiệp chú ý lấy các chứng từ phù hợp với yêu cầu của phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng.
Xếp hàng gọn gàng, hợp lý sao cho quá trình giao nhận được nhanh chóng, không được để hư hỏng trong quá trình giao nhận. Trong thời đại hiện nay doanh nghiệp nên áp dụng tiêu chuẩn ISO với hàng hoá xuất khẩu, có sử dụng mã số, mã vạch gây lòng tin cậy với khách hàng
Có thể tiến hành kiểm định hoặc trưng cầu giám định theo những đòi hỏi qui định trong hợp đồng hay nước sở tại qui định.
3.3.6.3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển, giao nhận làm thủ tục hải quan:
Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển:
Hầu hết hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đều xuất theo hình thức FOB, Đây là hình thức xuất khẩu ít rủi ro nhất trong giai đoạn hiện nay, vì vậy khi xuất theo hình thức này doanh nghiệp chỉ cần chú ý:
Lựa chọn kiểu Container phù hợp với hàng hoá xuất khẩu. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của Container trước khi thuê, có chế độ chèn lót, sắp đặt hàng đúng kỹ thuật, tránh đổ vỡ khi giao nhận hàng. Đối với loại hàng xuất khẩu rời cần chú ý chọn nhữn tàu đảm bảo có mái che, tránh sóng biển hoặc mưa gió làm tràn vào làm hỏng hoặc giảm chất lượng hàng hoá.
Kiểm tra đầy đủ số lượng, chủng loại trước khi đóng gói, sắp xếp, tiến hành kiểm tra niêm phong kẹp trì theo dấu riêng hoặc niêm phong Hải Quan.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình giao nhận:
Theo thống kê hơn 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam là vận chuyển bằng đường biển, vì vậy để tránh rủi ro trong khâu này cần phải chú ý:
Tìm đại lý tin cậy có uy tín ký kết hợp đồng vận chuyển.
Liên hệ trước với cảng vụ để nắm rõ lịch trình của tàu thuê: ngày khởi hành, ngày đến, tuổi thọ con tàu …
Bố trí đầy đủ phương tiện để đảm bảo tiến độ bốc xếp.
Thực hiện đúng kỹ thuật giao hàng.
Lấy vận đơn, chú ý đáp ứng các phương thức thanh toán theo thông lệ quốc tế và các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng.
3.3.6.4. Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán, mua bảo hiểm:
Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm.
Thông thường mua bảo hiểm là nhằm hạn chế rủi ro với lô hàng xuất khẩu. Đây là điều kiện nhất thiết với các hợp đồng ngoại thương hiện nay. Nhiều chứng từ L/C ngày nay yêu cầu phải xuất trình chứng từ bảo hiểm. Vì vậy khi mua bảo hiểm doanh nghiệp chỉ cần chú ý:
Chọn công ty bảo hiểm tin cậy, có uy tín, có khả năng tài chính.
Chứng từ bảo hiểm phải là loại mà tín dụng thư qui định và do chính công ty bảo hiểm cấp.
Loại tiền bảo hiểm, số tiền và điều kiện bảo hiểm ghi theo đúng yêu cầu của tín dụng thư.
Bảo hiểm phải đúng ngày của chứng từ vận tải hoặc ngày mà trong hợp đồng qui định nếu có.
Các biện pháp để thực hiện sự phòng ngừa này sẽ giảm mức rủi ro tiền tệ mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa rủi ro:
Bảo hiểm kỳ hạn. Đó là sự thoả thuận về việc chuyển đổi hai đơn vị tiền tệ vào một ngày qui định trong tương lai theo tỷ giá hối đoái được xác định khi hai bên ký hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng kỳ hạn được biết đến như là các hợp đồng thích hợp được sử dụng để giảm các rủi ro trong knh doanh. Tuy nhiên các hợp đồng kỳ hạn thường bó hẹp trong thời gian 06 tháng và không có sự lựa chọn khác.
Bảo hiểm kỳ hạn có lựa chọn. Hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn có lựa chọn mềm dẻo hơn các hợp đồng kỳ hạn đôi chút vì nó trao quyền tiến hành một giao dịch hối đoái cụ thể vào bất cứ thời điểm nào trong một khoảng thời gian đã được qui định. Nhà xuất khẩu được bảo vệ nếu tỷ giá hối đoái thay đổi bất lợi và nếu có lợi nếu tỷ giá thay đổi theo chiều hướng tốt cho nhà xuất khẩu.
Vay tiền theo lãi xuất linh hoạt. Việc vay tiền linh hoạt hơn các hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn, đặc biệt là đối với các hợp đồng nhỏ. Điều đó có thể thực hiện trong các thời hạn linh hoạt hơn với lãi suất có thể thay đổi thay vì áp dụng lãi suất cố định. Các điều kiện gia hạn cũng có thiên hướng mềm dẻo hơn so với các hợp đồng kỳ hạn.
Tạo thêm tài sản bằng ngoại tệ không có lãi suất cố định. Một cách tạo thêm tài sản là tham gia giao dịch kỳ hạn về tài chính hay tiền tệ. Một hợp đồng kỳ hạn về tiền tệ là dịch vụ bán hoặc mua một số tiền với mức giá cố định theo tỷ giá định trước. Giao dịch kỳ hạn được tiến hành bằng các đơn vị tiền tệ chuẩn. Ngày đáo hạn cũng có xu hướng được tiêu chuẩn hoá và không thay đổi.
Đổi tiền. Trong một giao dịch đổi tiền thuộc loại đơn giản nhất, một loại tiền được mua trên thị trường giao ngay và được bán đồng thời trên thị trường kỳ hạn. Ngược lại, loại tiền đó có thể được bán trên thị trường giao ngay và mua trên thị trường kỳ hạn.
Cân đối bằng các vay nợ. Mục đích của biện pháp kỹ thuật này là nhằm đạt được cân bằng thu, chi tiền tệ để giảm rủi ro kinh doanh bằng cách vay cùng một loại tiền theo số lượng tương đương với tài sản của nhà xuất khẩu. Do vậy nếu giá trị của các tài sản tính bằng đô la giảm , thì số nợ tính bằng đô la của nhà xuất khẩu cũng giảm theo và do đó duy trì được bảng cân đối tài sản ở mức hiện thời.
Chiết khấu hoá đơn. Nếu việc thanh toán tiền hàng bằng cách ghi sổ, tức là không có hối phiếu để chiết khấu, thì các hoá đơn có thể được xuất trình cho một thương nhân trung gian để thương nhân này thanh toán cho nhà xuất khẩu đúng hạn hay trước thời hạn với mức giá có chiết khấu. Do đó mà nhà xuất khẩu thu được tiền ngay, tuy bị chiết khấu, nhưng không lo lắng về biến động tiền tệ có thể xảy ra sau này.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán.
Việc thanh toán quốc tế được thực hiện bằng nhiều phương pháp và những phương tiện khác nhau nên các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cũng khác nhau. Doanh nghiệp chủ yếu phòng ngừa bằng cách khi nhận phải kiểm tra kỹ nội dung vì đối tác có thể thêm bớt, học sửa đổi nội dung khiến các qui định của phương tiện thanh toán không còn hiệu lực với những thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Khi đó phải xem kỹ thư tín dụng thư có đúng là loại mà ngân hàng yêu cầu hay không và xem kỹ ngày mở tín dụng thư phải là ngày hợp lý, tránh trường hợp quá dài hạc quá ngăn khiến doanh nghiệp không đủ thời gian làm chứng từ thanh toán nợ ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2000- 2010, Việt Nam sẽ có những bước chuyển biến mang tính chất đột phá trong lĩnh vực xuất khẩu để phục vụ cho mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay mặc dù Việt Nam có xuất phát điểm về kinh tế tương đối thấp so với các nước trong khu vực và thế giới nên những nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam rút ngắn con đường phát triển và đạt những thành tịu kinh tế to lớn. Bằng các chính sách thương mại và các biện pháp hợp lý, tích cực nhằm thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ thực hiện thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong quá trình đó Việt Nam phải vượt qua sự cạnh tranh gay gắt, hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu để từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Luận văn đã tập trung phân tích tác động của rủi ro đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Hy vọng cùng với thời gian và sự phát triển, Việt Nam sẽ ngày càng tích luỹ được nhiều hơn các kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Nhưng trong những giai đoạn đầu Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, giảm bớt tổn thất để tích luỹ những đồng vốn ít ỏi đầu tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
[1] An Dung, Tái Bảo hiểm, chia sẻ rủi ro, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 16/03/2001
[2] T. Hợp, Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt kế hoặch đề ra cho năm 2000, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29/11/2000.
[3] Bắc Hải, Làm gì để hội nhập? Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 20/04/2001.
[4] Quý Hào, Chiến lược xuất khẩu quốc gia, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 23/01/2001.
[5] Quý Hào, Đề án thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 12/03/2001.
[6] Minh Khánh, xuất cửa trước, nhập cửa sau, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 10/11/2001.
[7] Hà Linh, Doanh nghiệp Việt Nam ngoài quốc doanh hướng tới xuất khẩu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 25/09/2000.
[8] Dương Ngọc, Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 02/04/2001.
[9] Niên giám Hải quan năm 1998 và 1999.
[10] Niên giám thống kê 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, NXB Thống kê.
[11] Nguyễn Đình Phùng, Khi thương nhân được phép trực tiếp xuất nhập khẩu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 24/07/2000.
[12] Hồng Quang, Cùng tìm kiếm thị trường, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 24/07/2000.
[13] Anh Quân, Giám đốc vô can, phiên dịch vào tù, Báo Đầu tư ngày 12/11/1998.
[14] Mạnh Quân, Sai một ly đi ... hàng tỷ đồng, Báo Đầu tư, ngày 29/10/1998.
[15] Bùi Ngọc Sơn, Chế tài hợp đồng ngoại thương, Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 15/02/2001.
[16] Anh Thi, Bảo hiểm hàng hải Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 19/02/2001.
[17] Hồ Khánh Thiện, Chật vật nông sản xuất khẩu, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 06/04/1999.
[18] Hồ Khánh Thiện, Ai nắm thanh toán biên mậu, Thời báo Kinh tế ngày 23/10/2000.
[19] Đức Vượng, Hoạt động của Trung tâm thông tin doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 20/09/2000.
[20] Hoàng Hải Vân, Ngoại thương năm 2000 có gì mới, Thanh niên ngày 07/01/2000.
[21] An Yên, Rất nên phát triển Bảo hiểm nông sản khuyến khích nông dân chi tiền mua bảo hiểm, Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 19/03/2001.
[22] An Yên, Tổng thu phí bảo hiểm trên thị trường Việt Nam 2947 tỷ đồng, Thời báo Kinh tếViệt Nam ngày 27/12/2000.
[23] Bộ Thương mại, Cục diện Kinh tế Thế giới 2000 và Dự báo Thương mại năm 2001, 12/2000.
[24] Bộ Thương mại, Cục diện Kinh tế Thế giới 2001 và Dự báo Thương mại năm 2002, 2003.
PHỤ LỤC 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG NHẬT BẢN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
16.559
1.7
25.011
1.55
37.921
2.6
24.496
1.37
20.946
0.8
Cao su
8.510
0.9
5.661
0.35
2.624
0.18
2.968
0.17
5.669
0.22
Hải sản
319.339
34
360.413
22.32
347.103
23.43
412.378
23.09
488.021
18.61
Than đá
42.960
4.5
46.859
2.9
46.777
3.16
41.686
2.33
34.759
1.33
Hạt điều
5186
0.55
773
0.05
1.148
0.08
1.468
0.08
4.282
0.16
Gạo
3.665
0.39
1.135
0.07
11.232
0.76
4.997
0.28
2.541
0.10
Chè
502
0.05
-
-
-
-
1.633
0.09
2.945
0.11
Hàng rau quả
5.759
0.61
8.483
0.53
6.570
0.44
9.365
0.52
11.729
0.45
Dầu thô
158.396
17
416.469
25.79
294.035
19.85
358.891
20.09
502.387
19.16
Hàng dệt may
248.131
26
325.048
20.13
320.923
21.66
417.127
23.35
619.580
23.63
Hàng hoá khác
138.076
15
424.772
26.31
413.015
27.88
511.243
28.62
928.799
35.43
Tổng cộng
947.083
100
1.614.624
100
1.481.348
100
1.786.252
100
2.621.658
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG SINGAPORE TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
84.129
4.45
89.343
7.72
73.898
6.84
61.193
7.44
41.692
4.71
Cao su
18.908
1.00
31.543
2.73
10.745
0.99
30.399
3.70
16.544
1.87
Hải sản
54.097
2.86
35.621
3.08
23.168
2.15
28.050
3.41
7.536
0.85
Than đá
113
0.01
1.023
0.09
-
-
104
0.01
-
-
Hạt điều
7.820
0.41
1.729
0.15
355
0.03
1.44
0.02
326
0.04
Dầu thô
909.895
48.16
707.328
61.12
310.573
28.75
279.791
34.03
497.452
56.16
Quế
-
-
-
-
-
-
63
-
67
0.01
Chè
388
0.02
-
-
-
-
1.590
0.19
-
-
Lạc nhân
-
-
-
-
-
-
6.129
0.75
6.640
0.75
Gạo
122.487
6.48
72.433
6.26
108.623
10.06
145.670
17.52
38.583
4.36
Hàng rau quả
17.048
0.9
2.098
0.18
2.322
0.21
1.226
0.14
Giầy dép các loại
4.183
0.39
9.334
1.14
38.583
4.36
Hàng dệt may
18.477
0.98
55.796
4.82
32.966
3.05
48.256
5.87
25.322
2.86
Hàng hoá khác
655.983
34.72
160.365
13.86
613.250
47.52
211.375
25.71
211.762
23.91
Tổng cộng
1.889.350
100
1.157.282
100
1.080.088
100
822.098
100
885.733
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
1.097
0.2
668
0.09
2.860
0.43
864
0.13
1.332
0.18
Cao su
10.945
2.03
11.113
1.42
7.534
1.13
7.400
1.08
8.611
1.14
Hải sản
48.394
8.96
57.212
7.33
47.975
7.20
55.171
8.09
68.237
9.02
Than đá
3.661
0.68
1.640
0.21
2.835
0.43
2.585
0.38
1.577
0.21
Hạt điều
1.887
0.35
582
0.07
706
0.11
1.286
0.19
877
0.12
Giày dép các loại
87.537
13.14
46.702
6.85
20.941
2.77
Gạo
5.848
1.08
15.898
2.04
939
0.14
1.731
0.25
35
Chè
1.838
0.34
10.667
1.56
11.737
1.55
Hàng rau quả
12.062
2.23
11.595
1.49
6.055
0.91
11.895
1.74
20.840
2.76
Dầu thô
14.603
2.14
35.276
4.67
Hàng dệt may
136.740
25.33
197.529
25.31
217.968
32.73
238.464
34.95
264.084
34.93
Hàng hoá khác
317.432
58.79
484.288
62.05
291.559
43.78
290.841
42.63
322.572
42.66
Tổng cộng
539.909
100
780.529
100
665.972
100
628.220
100
756.119
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ĐỨC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
17.009
7.46
35.735
9.03
56.619
9.63
55.810
8.53
52.078
7.13
Cao su
11.219
4.92
13.331
3.37
7.790
1.33
9.083
1.39
8.981
1.23
Hải sản
3.752
1.65
4.785
1.21
10.034
1.71
10.840
1.66
13.424
1.84
Chè
869
0.13
1.223
0.17
Hạt điều
103
0.03
2.544
0.43
210
0.03
2.154
0.30
Hạt tiêu
2.302
0.35
5.258
0.72
Gạo
6.700
2.94
9.203
2.33
83
0.01
17
20
Quế
29
88
0.01
Hàng rau quả
514
0.23
771
0.19
1.565
0.26
1.283
0.2
1.844
0.25
Giày dép các loại
112.424
19.12
192.302
29.39
208.190
28.52
Hàng dệt may
117.766
51.65
164.585
41.59
236.288
40.19
236.087
36.08
257.825
35.31
Hàng hoá khác
71.043
31.16
167.216
42.25
160.529
27.31
145.486
22.23
178.997
24.52
Tổng cộng
228.007
100
395.731
100
587.876
100
654.318
100
730.082
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ÚC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếmtỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
2.794
4.31
559
0.28
1.775
0.38
4.959
0.61
4.987
0.39
Cao su
42
0.06
278
0.06
141
0.01
Hải sản
11.659
18
10.923
5.54
15.166
3.23
17.016
2.09
21.114
1.66
Dầu thô
145.277
73.67
376.722
80.28
702.345
86.22
1.108.894
87.19
Hạt điều
16.473
25.43
9.530
4.83
18.048
3.85
14.409
1.77
22.143
1.74
Gạo
11.215
17.31
7.116
3.61
5.148
1.10
51
0.01
3.632
0.29
Hàng rau quả
884
1.36
1.961
0.99
237
.05
563
0.07
1.368
0.11
Giày dép các loại
14.422
3.07
16.600
2.04
19.174
1.51
Hàng dệt may
13.280
20.50
16.719
8.48
9.644
2.06
20.111
2.47
25.098
1.97
Hàng hoá khác
8.428
13.01
5.121
2.6
27.832
5.93
38.543
4.73
65.366
5.14
Tổng cộng
64.780
100
197.206
100
469.272
100
814.597
100
1.271.776
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG MỸ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
32.508
15.92
73.233
26.80
86.311
18.42
59.211
11.75
69.932
9.55
Cao su
127
0.06
696
0.25
670
0.14
1.611
0.32
1.563
0.21
Hải sản
28.526
13.97
42.551
15.55
81.551
17.40
125.594
24.92
87.793
11.99
Hạt điều
14.652
5.36
16.734
3.57
21.178
4.20
44.703
6.10
Dầu thô
79.216
16.90
99.603
19.76
91.370
12.47
Gạo
100.242
49.09
63.500
23.23
39.030
8.33
4.950
0.98
10.656
1.45
Hàng rau quả
5.303
1.94
2.559
0.55
3.209
0.64
2.178
0.30
Giày dép các loại
99.313
21.19
102.691
20.37
Hàng dệt may
8.714
4.27
23.040
8.43
26.343
5.62
34.707
6.89
304.359
41.55
Hàng hoá khác
34.049
16.67
50.321
18.41
36.898
7.87
40.759
8.09
111.917
15.28
Tổng cộng
204.218
100
273.301
100
468.629
100
504.038
100
732.440
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 7: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
27.313
8.03
3.552
0.68
2.028
0.42
3.689
0.43
3.060
0.2
Cao su
60.109
17.67
92.389
17.72
64.828
13.29
51.836
6.04
66.392
4.33
Hải sản
9.571
2.81
32.814
6.29
51.543
10.56
51.657
6.01
222.972
14.53
Than đá
28.693
8.43
19.115
3.67
5.227
1.07
3.618
0.42
7.865
0.51
Hạt điều
1.134
0.33
87.216
16.73
58.607
12.01
54.474
6.34
53.292
3.47
Dầu thô
16.679
4.90
87.770
16.83
86.719
17.77
331.665
38.62
749.021
48.83
Chè
19
0.01
104
0.01
315
0.02
Gạo
24.057
7.07
3.177
0.61
332
0.07
5.517
0.64
499
0.03
Hàng rau quả
5.097
1.50
24.847
4.77
10.454
2.14
35.686
4.16
120.351
7.85
Hàng dệt may
126
0.04
2.599
0.50
639
0.13
578
0.07
2.619
0.17
Hàng hoá khác
167.386
49.20
167.899
32.20
198.547
40.69
320.044
37.26
307.653
20.06
Tổng cộng
340.189
100
521.384
100
478.930
100
858.868
100
1.534.039
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 8: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG PHILIPIN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
108
0.08
401
0.19
583
0.15
931
0.24
1.189
0.25
Than đá
2.021
1.53
5.885
2.79
5.564
1.42
4.751
1.21
6.275
1.31
Hạt điều
1.277
0.97
-
-
13
-
134
0.03
191
0.04
Gạo
-
-
72.600
34.43
142.212
36.22
126.858
32.25
93.177
19.50
Lạc nhân
-
-
-
-
-
-
5.698
1.45
4.940
1.03
Hàng rau quả
1.043
0.79
315
0.15
427
0.11
119
0.03
18
Hàng dệt may
967
0.46
166
0.04
628
0.16
255
0.05
Hàng hoá khác
19.496
14.76
130.724
61.99
243.685
62.06
254.199
11.64
371.664
77.80
Tổng cộng
132.043
100
210.892
100
392.650
100
393.318
100
477.709
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 9: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ANH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
16.665
13.32
41.258
16.13
44.399
13.32
41.529
9.86
37.939
7.92
Cao su
498
0.40
1.944
0.76
980
0.29
1.434
0.34
1.581
0.33
Chè
281
0.22
-
-
-
-
1.525
0.36
473
0.10
Hải sản
7.235
5.78
7.586
2.97
14.086
4.22
9.527
2.26
11.315
2.36
Gạo
3.411
2.73
23.093
9.03
14.691
4.41
20.339
4.83
12.649
2.64
Than đá
-
-
1.145
0.45
3.200
0.96
7.381
1.75
3.832
0.80
Hạt điều
1.984
1.59
137
0.05
1.091
0.33
2.066
0.49
9.052
1.89
Hàng rau quả
330
0.26
173
0.07
429
0.13
685
0.16
750
0.16
Giày dép các loại
-
-
-
-
140.999
42.29
194.485
46.18
220.863
46.08
Hàng dệt may
14.273
11.41
32.230
12.60
47.152
14.14
55.261
13.12
68.197
14.23
Hàng hoá khác
80.465
64.30
148.235
57.95
66.409
19.92
74.445
17.68
100.558
20.98
Tổng cộng
125.145
100
255.805
100
333.440
100
421.183
100
479.277
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
PHỤ LỤC 10: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG HỒNG KÔNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tên hàng
Năm 1997
Chiếm tỷ lệ %
Năm 1998
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 1999
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2000
Chiếm tỷ lệ %
NĂM 2001
Chiếm tỷ lệ %
Cà phê
1.562
0.5
491
0.1
300
0.09
-
-
2.034
0.64
Cao su
2.901
0.93
2.323
0.49
538
0.17
4.409
1.87
5.451
1.73
Chè
887
0.29
-
-
-
-
1.235
052
785
0.25
Hải sản
82.310
26.45
85.198
18.02
85.970
27.10
65.439
27.75
70.183
22.26
Gạo
24.872
7.99
23.702
5.01
31.577
9.95
11.807
5.01
45.620
14.47
Than đá
294
0.09
71
0.02
1.571
0.50
604
0.26
400
0.13
Hạt điều
4.007
1.29
4.168
0.88
4.860
1.53
1.130
0.48
2.261
0.72
Hàng rau quả
5.636
1.81
1.787
0.38
5.094
1.61
3.222
1.37
3.315
1.05
Giày dép các loại
-
-
-
-
23.622
7.45
11.304
4.79
7.500
2.38
Hàng dệt may
17.447
5.61
26.629
5.63
14.618
4.61
8.513
3.61
9.833
3.12
Hàng hoá khác
171.306
55.04
328.379
69.46
149.087
47
128.116
54.34
167.974
53.26
Tổng cộng
311.222
100
472.748
100
317.237
100
235.779
100
315.356
100
(Nguồn: Cục công nghệ thông tin và Hải quan - Tổng cục Hải quan)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37098.doc