Luận văn Sầm Sơn (Thanh Hóa): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch

1. Về nâng cao chất lượng phục vụ: Để du lịch Sầm Sơn có điều kiện phát triển nhanh chóng trong giai đoạn tiếp theo, trước hết phải thay đổi nhận thức về du lịch, xem du lịch là hoạt động phục vụ có tính chuyên nghiệp cao. Từ đó thay đổi trong tư duy kinh doanh du lịch: xoá bỏ dần lối kinh doanh “thời vụ ngắn hạn”, cục bộ, vì mục tiêu trước mắt, bỏ lợi ích lâu dài. Vấn đề đặc biệt cấp thiết hiện nay không phải là xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mà là xây dựng văn hoá du lịch, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, xây dựng Web site Sầm Sơn có nội dung phong phú hơn đế quảng bá du lịch. Kết hợp giữa việc tạo dựng hình ảnh du lịch Sầm Sơn thân thiện, hiếu khách với mục tiêu lâu dài là thu hút vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng tính cạnh tranh của Sầm Sơn với các điểm du lịch khác. 2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất: Trước hết, Sầm Sơn cần đặt vấn đề quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng lên hàng đầu. Một mặt phải điều chỉnh, tháo gỡ, khắc phục những hậu quả do tính chắp vá về quy hoạch do thời kỳ trước để lại, mặt khác phải đặt quy hoạch phát triển du lịch Sầm Sơn trong quy hoạch mở rộng không gian đô thị đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đồng thời xem xét tính gắn kết với quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận. Việc xây dựng các công trình lưu trú và công trình văn hoá phải được thiết kế hài hoà, vừa mang tính tiện ích vừa thể hiện được vẻ đẹp đặc trưng của một đô thị du lịch biển miền Trung, toát lên tâm hồn và nếp sống gần gũi thiên nhiên của cư dân Sầm Sơn. Cùng với việc khuyến khích xây mới các cơ sở lưu trú, đầu tư xây dựng theo chiều sâu ở các khách sạn, nhà nghỉ, mua sắm trang thiết bị nội thất cao cấp, Sầm Sơn cần kết hợp xây dựng xen kẽ các công trình văn hoá như: thư viện, công viên, khu vui chơi giải trí để phục vụ nhân dân và du khách. 3. Về quản lý du lịch và cơ chế chính sách: Sầm Sơn cần quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Ngành du lịch Sầm Sơn phải thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng lao động trực tiếp, mở các lớp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và thái độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, đội ngũ bán hàng và ý thức bảo vệ môi trường, thái độ văn minh lịch sự trong giao tiếp với khách du lịch. Mặt khác, tỉnh Thanh Hoá nên sớm ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch Sầm Sơn và ban hành cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch Sầm Sơn, hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu vực núi Trường Lệ và Nam Sầm Sơn để tạo ra sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào khai thác du lịch trên địa bàn. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác quản óy và đội ngũ lao động nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực du lịch.

doc152 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6025 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sầm Sơn (Thanh Hóa): tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẽ như Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Huế), Mũi Né (Phan Thiết)...Muốn tồn tại và phát triển, Sầm Sơn không có cách nào khác là phải tự làm mới mình, hoàn thiện mình để tạo dựng một thương hiệu du lịch đứng vững trong lòng du khách. Có nhiều khái niệm về thương hiệu du lịch, song theo chúng tôi, thương hiệu du lịch là danh tiếng đảm bảo chất lượng, tạo nên sự khác biệt, sự đặc sắc của một địa điểm du lịch. Trong khi du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi cho mình là khai thác thế mạnh của dải bờ biển tuyệt đẹp để tạo nét khác biệt của Viêt Nam so với các nước, thì đây cũng là một điều kiện thuận lợi để Sầm Sơn vươn lên, không những thu hút khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế. Vậy muốn xây dựng thương hiệu du lịch biển, Sầm Sơn phải dựa vào những biện pháp gì? Trước tiên, Sầm Sơn có lợi thế bãi biển rộng, đẹp và bằng phẳng, lại có dải Trường Lệ nằm gối đầu trên một vùng bờ biển tạo nên phong cảnh biển núi hữu tình. Bởi vậy, khi quảng bá du lịch Sầm Sơn cần nhấn mạnh việc kết hợp, đan xen của nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: tắm biển, leo núi, tham quan di tích lịch sử, thăm viếng đền chùa, tham dự những lễ hội chỉ ở Sầm Sơn mới có như: lễ hội Bánh Chưng - Bánh Dày, lễ hội đền bà Triệu, các hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, xe đạp dạo biển...Nếu được chú trọng quảng bá, tuyên truyền du lịch cho du khách trong và ngoài nước, chắc chắn sẽ tạo được sức hấp dẫn về một thương hiệu du lịch biển đặc sắc. Để tạo cảnh quan cho bãi biển và tạo nét đặc sắc cho Sầm Sơn, bên cạnh những cây quen thuộc ở biển (phi lao, dừa...) thị xã có thể lựa chọn trồng phổ biến một loại cây, hoặc hoa đặc trưng cho đô thị biển mà những nơi khác chưa từng trồng: Ví dụ trồng bằng lăng, các loại hoa leo: hoa giấy, hoa bìm bìm, tigôn (hoa mọc hoang dã rất nhiều trên núi Trường Lệ)... vừa dễ sống, dễ chăm sóc, hoa nở đẹp trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thưởng thức ẩm thực Sầm Sơn là một phần không thể thiếu tạo nên ấn tượng của du khách trong hành trình du lịch biển ở vùng đất này. Để tạo sự khác biệt so với ẩm thức các vùng biển khác, ngoài những loại hải sản quý như tôm, cua, cá, mực,... ẩm thực Sầm Sơn có thể đưa thêm vào thực đơn những món ăn phổ biến của vùng nhưng lại lạ đối với du khách như gỏi cá nhệch, canh cá khoai, bánh đa moi, chải hấp, xèt hµu, gái søa, sam hấp... Một biện pháp nữa mà hiện nay các tour du lịch đã bắt đầu quan tâm đến là đưa du khách đi tham quan các làng nghề như: làng làm lưới và các dụng cụ đi biển, làng sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ... Thông qua các tour du lịch, khách tham quan có thể hiểu thêm về đời sống ngư dân, đồng thời có thể mua các sản phẩm thủ công mü nghÖ lưu niệm. Tuy vậy, tất cả những biện pháp trên sẽ không có ý nghĩa nếu du khách có thái độ thiếu thiện cảm với con người Sầm Sơn. Vì vậy, thị xã phải có những hoạt động tăng cường giáo dục hơn nữa để thay đổi nhận thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường sạch đẹp, nâng cao văn hoá du lịch, khiến cho du khách đến với Sầm Sơn không chỉ ấn tượng với cảnh sắc biển trời tươi đẹp mà còn hài lòng với thái độ phục vụ và sự hiếu khách của người dân. Mỗi việc làm dù rất nhỏ cũng có thể góp phần tạo nên nét đẹp đặc trưng cho Sầm Sơn, làm lưu luyến bước chân lữ khách khi phải rời xa. 3.3.7. Giải pháp tăng cường biện pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch Để những hình ảnh đẹp của Sầm Sơn trở nên quen thuộc trong lòng du khách, công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Cụ thể, thị xã Sầm Sơn cần làm tốt những vấn đề cơ bản sau: Xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá vừa rộng khắp vừa có chiều sâu thông qua nhiều hình thức, nhiều kênh tuyên truyền khác nhau như: qua các chương trình truyền hình (chương trình quảng cáo, chương trình giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con người..), sách, báo, tạp chí (đặc biệt là tạp chí du lịch), qua hội chợ, hội thảo, họp báo trong và ngoài nước, qua website Sầm Sơn giới thiệu một cách đầy đủ tất cả các thông tin cơ bản của Sầm Sơn cho du khách. Ngành du lịch Sầm Sơn cần phối kết hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan trong tỉnh và Trung ương về văn hoá - thể thao - du lịch, các báo đài, các hãng, các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch lớn trong và ngoài nước để tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Sầm Sơn. Ngành du lịch Sầm Sơn cũng cần có chiến lược nghiên cứu thị hiếu, tập quán, thói quen sinh hoạt, tiêu dùng, sở thích, nhu cầu, lứa tuổi, giới tính, giai cấp, dân tộc, tôn giáo..của các du khách trong và ngoài nước, nhằm quảng cáo những sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường. Các đơn vị hoạt động về văn hoá – tư tưởng của thị xã phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá du lịch theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng phục hồi sức kháe, các nhà hàng và toàn thể các tầng lớp nhân dân thị xã tham gia tích cực, thường xuyên trong tuyên truyền, quảng bá du lịch Sầm Sơn. Đặc biệt, thị xã cần tăng cường tuyên truyền khơi dậy lòng tự hào về cảnh đẹp và truyền thống lịch sử của quê hương mình trong các thế hệ người dân Sầm Sơn. Từ đó giúp cho người dân có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp ở nơi đây. 3.3.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững Như đã nói ở phần cơ sở lý luận, du lịch là ngành có tính chất liên ngành cao, quy hoạch du lịch luôn luôn phải phù hợp với quy hoạch chung về kinh tế – xã hội của vùng. Trước tình trạng báo động của những nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, vấn đề khai thác du lịch gắn với phát triển bền vững đang là xu thế tất yếu của nhân loại. Như vậy, làm thế nào để vừa vươn lên là một đô thị du lịch biển hiện đại, đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế vừa bảo vệ được những giá trị tự nhiên từ ngàn xưa để lại đang trở thành vấn đề cần phải được du lịch Sầm Sơn quan tâm. Trong phần lớn các bản quy hoạch, các đề án, luận án nghiên cứu phát triển Sầm Sơn đều đề cập song song hai vấn đề: không ngừng hiện đại hoá cơ sở vật chất du lịch bằng cách tăng cường thu hút vốn đầu tư, đồng thời chú trọng bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Các công trình đều nhận định một hạn chế của du lịch Sầm Sơn là còn yếu về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đó là tình trạng có thật ở Sầm Sơn, tuy nhiên điều đó không dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều đối với Thanh Hoá - một tỉnh còn nghèo, chính sách và tư duy kinh tế chưa thông thoáng, vẫn mang nặng tính cục bộ địa phương. Vì vậy, công trình nghiên cứu này bên cạnh đề ra giải pháp thu hút vốn đầu tư như ở trên còn muốn nêu lên giải pháp phát triển du lịch bền vững trên chính điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn hiện nay. Chúng ta biết rằng hiện nay có hai dòng du lịch trái chiều: du khách ở các quốc gia phát triển, đời sống vật chất cao thường muốn thay đổi không khí, tìm đến những vùng miền mới lại, còn ít sự can thiệp của bàn tay con người, ngược lại du khách ở những địa phương kém phát triển hơn lại háo hức tới những nơi hiện đại. Đối với du lịch biển cũng vậy, du khách nội địa muốn được nghỉ trong khách sạn sang trọng, tiện nghi, còn khách quốc tế lại tìm những tour sinh thái, gần gũi tự nhiên. Nắm bắt được đặc điểm tâm lý này, du lịch Sầm Sơn một mặt chăm lo hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tiến tới các tiêu chuẩn quy định, mặt khác cần đẩy mạnh khai thác mô hình du lịch sinh thái: không chỉ là xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái cần vốn đầu tư lớn mà có thể xây dựng thí điểm hình thức sinh thái ngay tại khu dân cư, trong các gia đình vạn chài. Du khách vừa được tắm biển, tham quan di tích, tham quan làng nghề, vừa tìm hiểu được lối sống, phong tục tập quán địa phương, biến du khách từ khách thể trở thành chủ thể trong vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch. Để làm được điều này, quan trọng nhất là phải đề ra được các điểm cụ thể trong tour du lịch, phối kết hợp giao nhiệm vụ cho các hộ gia đình, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người dân địa phương. Bên cạnh vấn đề bền vững trong bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bền vững đối với các tài nguyên nhân văn cũng hết sức quan trọng. Vì sao trong nhiều năm qua, Sầm Sơn luôn bị phản ánh về tình trạng thiếu văn minh trong thái độ phục vụ, vì sao một điểm du lịch ít nổi tiếng hơn nằm lân cận Sầm Sơn là Cửa Lò lại được ca ngợi về thái độ du lịch trong khi cơ sơ vật chất cũng ở tình trạng tương tự Sầm Sơn? Câu trả lời ở đây chính là ở chỗ hoạt động du lịch ở Cửa Lò đã xác định được mục tiêu phát triển bền vững không chỉ về thiên nhiên mà cả về giá trị tinh thần, bền vững trong lòng du khách. Nếu du lịch Sầm Sơn thay đổi trước tiên là thái độ phục vụ du lịch ân cần chu đáo, tận tình thì ngay cả trong điều kiện vật chất còn hạn chế vẫn có thể thu hút và giữ chân một lượng khách không nhỏ. Tiểu kết: Tóm lại, định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn trong những năm tới là chú trọng cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có tại các phường Trường Sơn, Bắc Sơn và Trung Sơn theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển các loại hình, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong xã hội phát triển. Cùng với vấn đề hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Sầm Sơn là việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa du lịch tại đây. Để định hướng phát triển đó trở thành hiện thực, thị xã Sầm Sơn cần lưu ý các biện pháp nêu trên, trong đó công tác xây dựng văn hoá du lịch, phát triển du lịch bền vững và tuyên truyền quảng bá là những biện pháp cần được đặc biệt chú ý. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn, có thể rút ra một số kết luận: 1. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch nhưng điểm chung nhất hầu hết các quan điểm đều cho rằng du lịch là hoạt động của con người diễn ra ngoài nơi cư trú của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao hiểu biết mà không nhằm mục đích kinh tế. Xét về bản chất của du lịch từ góc độ du khách thì du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con người. Tóm lại, bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao. Để phục vụ cho nhu cầu của du khách, ngành du lịch tập trung đầu tư khai thác, bảo vệ tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên (gồm tất cả các thành phần tự nhiên, các quá trình tự nhiên có thể phục vụ gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự phát triển du lịch) và tài nguyên du lịch nhân văn (nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra như: Các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống...). Bên cạnh lợi ích về kinh tế, du lịch còn được coi là “ngành công nghiệp không khói” trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá có tính toàn cầu cũng như tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường. Điều này đòi hỏi ở du lịch một sự phát triển bền vững. Vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách và là xu hướng tất yếu của ngành du lịch trên toàn thế giới. Trên cơ sở những quan điểm về du lịch, bản chất du lịch, các loại tài nguyên du lịch và xu thế phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, chúng ta có thể áp dụng cụ thể vào việc nghiên cứu du lịch Sầm Sơn. 2. Sầm Sơn là một địa danh du lịch được hình thành sớm và đóng vai trò quan trọng nhất đối với du lịch Thanh Hoá. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn của Sầm Sơn rất phong phú và đa dạng, có thể khai thác được nhiều loại hình du lịch. Dựa vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: bờ biển dài tới 9km, bãi cát rộng thoai thoải, vùng đầm hồ Quảng Cư và nhiều bãi tắm còn hoang sơ nằm rải rác dưới chân quần thể núi Trường Lệ, cùng với nguồn hải sản dồi dào, Sầm Sơn có tiềm năng du lịch tự nhiên không thua kém một bờ biển nào ở Việt Nam. Với tiềm năng đó, du lịch Sầm Sơn có khả năng tổ chức đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch tắm biển, nghỉ mát và dưỡng sức, tham quan, vãn cảnh danh thắng, di tích, làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo, trại sáng tác, thể thao... Kết hợp với khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên là tài nguyên du lịch nhân văn. Sầm Sơn với bề dày lịch sử phát triển cùng với bản sắc văn hoá đặc trưng của vùng biển Bắc Trung Bộ và hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá tập trung khá nhiều là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhân văn. Bên cạnh việc vãn cảnh, tắm biển, du khách còn có thể tìm hiểu cuộc sống lao động, tâm hồn người vùng biển và những nét văn hoá đặc sắc của họ thông qua thăm quan các di tích: đền Độc Cước, hòn Trống – Mái, chùa Cô Tiên, đền Bà Triều, đền thờ Tô Hiến Thành, thăm quan những làng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ các loại hải sản, tham gia những lễ hội truyền thống (lễ hội Bánh chưng – bánh dày, lễ hội rước bóng bà Triều....). 3. Trong giai đoạn từ 2000 - 2008, du lịch Sầm Sơn có bước phát triển nhanh chóng, đặc biệt là năm 2007 - kỷ niệm 100 năm du lịch Sầm Sơn. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông được tiến hành cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Năm 2007, tỉnh Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn đã đầu tư gần 100 tỷ đồng nâng cấp các tuyến đường 47, Nguyễn Du, Thanh Niên...Công ty nước sạch Thanh Hoá cũng đầu tư hệ thống ống dẫn nước đến từng khu vực, phường, xã thôn, xóm...Tính đến năm 2008, mật độ điện thoại đạt 9,8 máy/100 dân, toàn thị xã có 28 điểm truy cập Internet công cộng. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Hệ thống cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng, làng du lịch...phát triển tương đối nhanh, đa dạng về loại hình và quy mô, phù hợp với quy luật cung cầu: Tính đến năm 2005, Sầm Sơn có 301 cơ sở lưu trú với 5937 phòng bằng 87,8% số cơ sở lưu trú toàn tỉnh Thanh Hoá. Tính đến thời điểm 2008, số cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn gấp 2,2 lần so với Cửa Lò - Nghệ An. Trong đó, 14 khách sạn được xếp sao (từ 1- 2 sao) và 132 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Nét mới trong quản lý cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn so với giai đoạn trước chính là việc các cơ sở lưu trú thuộc cơ quan Trung Ương, bộ, ngành đang từng bước chuyển sang kinh doanh. Bên cạnh đó, thị xã Sầm Sơn cũng tích cực huy động các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch, vì vậy các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch đã có nhiều cơ hội phát triển. Sản phẩm du lịch: Sầm Sơn có các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú nên có điều kiện phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như: du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - thể thao và lễ hội, du lịch tham quan vãn cảnh, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo. Hiện nay ở Sầm Sơn đang phát triển nhất là loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng nhưng trong tương lai, thị xã cố gắng phát triển đa dạng và cân bằng các loại hình du lịch còn lại để tạo sự hấp dẫn và kéo dài thời gian lưu trú của khách. Lao động phục vụ du lịch: Lao động du lịch ở Sầm Sơn trong giai đoạn 2000 – 2008 không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 2000 mới chỉ có 1.385 lao động làm việc trong ngành du lịch Sầm Sơn thì đến 2005 đã có 2.608 lao động (chiếm 60% lao động du lịch toàn tỉnh Thanh Hoá). Tuy vậy, về cơ bản lao động trong ngành du lịch Sầm Sơn phần lớn chưa được đào tạo, năm 2005 ở Sầm Sơn mới có 33,4% lao động được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, còn lại 66,6% chưa qua đào tạo. Con số đó phản ánh chất lượng phục vụ du lịch ở đây còn thấp. Khách du lịch đến Sầm Sơn: Lượng khách du lịch đến sầm Sơn năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,3% năm, thời gian lưu trú bình quân 2,1 ngày với mức chi tiêu bình quân từ 130 – 180 nghìn/người/ngày đối với khách nội địa, 60 USD/người/ngày. Tính đến năm 2005, thị xã Sầm Sơn đón được 649.040 lượt khách. Riêng năm 2007 đón tới 1.300.000 lượt khách, doanh thu du lịch năm 2007 đạt tới 310 tỉ đồng gấp 1,3 lần so với năm 2006 và gấp gần 7 lần so với cách đó 10 năm (1997). Năm 2008 có phần chững lại với 1.400.000 lượt khách tới Sầm Sơn gấp 1,01 lần so với năm 2007. Khách du lịch đến Thanh Hoá chủ yếu vẫn là khách nội địa (chiếm 90%), khách quốc tế chỉ chiếm 1%. Doanh thu du lịch: Là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, vì vậy doanh thu du lịch của Sầm Sơn tính đến năm 2008 chiếm tới 70% tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh Thanh Hoá. Trong giai đoạn 2000 – 2008, năm có doanh thu tăng nhanh nhất là 2007 thu được 310 tỷ đồng, tăng 66 tỷ đồng so với năm 2006 (234 tỷ). Tuy vậy, cơ cấu doanh thu du lịch ở Sầm Sơn còn khá đơn giản, chủ yếu mới chỉ tập trung vào hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống. 4. Văn hóa du lịch ở Sầm Sơn có sự chuyển biến tích cực, Sầm Sơn đã có nhiều biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững, những hành vi ảnh hưởng tới mỹ quan của đô thị du lịch đang dần đần bị xoá bỏ. 5. Sự phát triển ở Sầm Sơn còn có những tồn tại dưới đây: * Về mặt kinh tế, tốc độ tăng trưởng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế du lịch hiện có. Trong những năm 2000 – 2007, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng lưu lượng khách đến Sầm Sơn vẫn chủ yếu là khách nội địa. Khách quốc tế đến Sầm Sơn còn ít, chỉ chiếm 1% trong tổng lượng khách. Những bãi biển đẹp và nổi tiếng của Sầm Sơn chưa tạo được cho mình thương hiệu và sức hấp dẫn để thu hút du khách từ những miền xa tới. Kinh doanh du lịch còn mang năng tính thời vụ, mùa hè lượng khách tăng đột biến gây nên tình trạng quá tải tạm thời, trong khi mùa đông và mùa xuân, lượng khách lại ít ỏi. Vì vậy, hệ số sử dụng buồng, giường và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh lữ hành còn yếu, thiếu các tour - tuyến du lịch hấp dẫn đối với du khách, chưa tạo được sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động văn hoá, thể thao nhằm thu hút du khách. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ, manh mún. Đầu tư cơ sở hạ tầng còn quá ít so với yêu cầu, phần lớn còn giàn trải và chưa đồng bộ, chưa dứt điểm nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, cơ sở vật chất còn lạc hậu, quy mô nhỏ và phân bố không hợp lý. * Về mặt văn hoá - xã hội, quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế, một số tài nguyên du lịch quan trọng, chưa được quan tâm đầu tư khai thác. Một số di tích, danh thắng chậm đầu tư, tôn tạo nên nhanh xuống cấp. Lao động trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch qua đào tạo còn thấp, trình độ nghiệp vụ và kiến thức ngoại ngữ còn yếu. Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách tại các địa điểm du lịch vẫn tồn tại. Để thay đổi thực tế này, thị xã phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ văn hoá giao tiếp ứng xử mới đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Mặc dù công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đã được chú trọng, đặc biệt là trong dịp 100 năm du lịch Sầm Sơn, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Việc giáo dục nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm về tài nguyên môi trường du lịch của một số cơ sở kinh doanh và cộng đồng dân cư trên địa bàn chưa tiến hành thường xuyên. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế. Trong một số lĩnh vực chưa tập trung chỉ đạo và điều hành thực hiện quản lý theo pháp luật, vẫn còn tư tưởng cục bộ địa phương trong quản lý du lịch mà chưa thấy được lợi ích lâu dài của thị xã - một trung tâm du lịch của tỉnh, một đô thị du lịch của cả nước. * Về mặt môi trường, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị du lịch. Thị xã chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, mới chỉ có hệ thống thoát nước cục bộ, rác thải chung của thị xã chưa qua xử lý làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch Sầm Sơn. Trong những năm qua nhờ công tác phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm nên trên địa bàn thị xã không xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thức ăn, tuy nhiên tình trạng chưa sử dụng nước sạch (nước máy) trong kinh doanh vẫn còn phổ biến. 6. Nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở trên và thúc đẩy tốc độ phát triển, định hướng của du lịch Sầm Sơn trong những năm tới là chú trọng cải tạo, nâng cấp các cơ sở lưu trú hiện có tại các phường Trường Sơn, Bắc Sơn và Trung Sơn theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển các loại hình, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong xã hội phát triển. Cùng với vấn đề hoàn thiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Sầm Sơn là việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa du lịch tại đây. Để định hướng phát triển đó trở thành hiện thực, thị xã Sầm Sơn phải kết hợp đồng bộ các biện pháp: quy hoạch phát triển du lịch, phát triển kinh tế du lịch theo hướng chuyên nghiệp, giải quyết vấn đề mùa du lịch, giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng thương hiệu du lịch cho Sầm Sơn, phát triển du lịch bền vững. Trong đó, Sầm Sơn cần đặc biệt chú ý tới vấn đề quy hoạch phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, xây dựng văn hoá du lịch, tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và luôn đặt vấn đề phát triển du lịch trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường. KIẾN NGHỊ 1. Về nâng cao chất lượng phục vụ: Để du lịch Sầm Sơn có điều kiện phát triển nhanh chóng trong giai đoạn tiếp theo, trước hết phải thay đổi nhận thức về du lịch, xem du lịch là hoạt động phục vụ có tính chuyên nghiệp cao. Từ đó thay đổi trong tư duy kinh doanh du lịch: xoá bỏ dần lối kinh doanh “thời vụ ngắn hạn”, cục bộ, vì mục tiêu trước mắt, bỏ lợi ích lâu dài. Vấn đề đặc biệt cấp thiết hiện nay không phải là xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mà là xây dựng văn hoá du lịch, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, xây dựng Web site Sầm Sơn có nội dung phong phú hơn đế quảng bá du lịch. Kết hợp giữa việc tạo dựng hình ảnh du lịch Sầm Sơn thân thiện, hiếu khách với mục tiêu lâu dài là thu hút vốn đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng tính cạnh tranh của Sầm Sơn với các điểm du lịch khác. 2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất: Trước hết, Sầm Sơn cần đặt vấn đề quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng lên hàng đầu. Một mặt phải điều chỉnh, tháo gỡ, khắc phục những hậu quả do tính chắp vá về quy hoạch do thời kỳ trước để lại, mặt khác phải đặt quy hoạch phát triển du lịch Sầm Sơn trong quy hoạch mở rộng không gian đô thị đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đồng thời xem xét tính gắn kết với quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận. Việc xây dựng các công trình lưu trú và công trình văn hoá phải được thiết kế hài hoà, vừa mang tính tiện ích vừa thể hiện được vẻ đẹp đặc trưng của một đô thị du lịch biển miền Trung, toát lên tâm hồn và nếp sống gần gũi thiên nhiên của cư dân Sầm Sơn. Cùng với việc khuyến khích xây mới các cơ sở lưu trú, đầu tư xây dựng theo chiều sâu ở các khách sạn, nhà nghỉ, mua sắm trang thiết bị nội thất cao cấp, Sầm Sơn cần kết hợp xây dựng xen kẽ các công trình văn hoá như: thư viện, công viên, khu vui chơi giải trí để phục vụ nhân dân và du khách. 3. Về quản lý du lịch và cơ chế chính sách: Sầm Sơn cần quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Ngành du lịch Sầm Sơn phải thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng lao động trực tiếp, mở các lớp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và thái độ phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, đội ngũ bán hàng và ý thức bảo vệ môi trường, thái độ văn minh lịch sự trong giao tiếp với khách du lịch. Mặt khác, tỉnh Thanh Hoá nên sớm ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch Sầm Sơn và ban hành cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch Sầm Sơn, hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu vực núi Trường Lệ và Nam Sầm Sơn để tạo ra sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào khai thác du lịch trên địa bàn. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác quản óy và đội ngũ lao động nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, các vấn đề như: thi công và hoàn thành Đại lộ phía Nam sông Mã, mở rộng không gian đô thị, dự án thông dòng sông Đơ, nâng cấp đường 47 và làm đường vào khu du lịch Nam Sầm Sơn tạo điều kiện cho các tour du lịch tới Sầm Sơn nhanh chóng, thuận lợi cũng rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Lê Anh (2005), “Môi trường xã hội – nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (3), (tr.20 – 21), (4), [tr.10 – 11] 2. Trần Xuân Ánh (2006), Thị trường du lịch ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 3. Ban Kinh tế tỉnh ủy Thanh Hoá, Sở Du lịch Thanh Hoá (1995), Kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch Thanh Hoá. 4. Ban NC và BSLS Thanh Hoá (1994), Lịch sử Thanh Hoá, Nxb KHXH, Hà Nội 5. Ban NC và BSLS Thanh Hoá (2005), Địa chí Thanh Hoá, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 6. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá (2007), Sầm Sơn xanh vẫy gọi, Nxb Thanh Hoá. 7. GS. TSKH Lê Huy Bá (chủ biên), Th.s Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Hà Nội . 8. Đặng Bật (2007), Ninh Bình một vùng đất sơn thuỷ hữu tình – Nxb trẻ, Hà Nội. 9. Nguyễn Thái Bình (2003), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), (tr. 64). 10. Vũ Tuấn Cảnh - Đặng Duy Lợi – Lê Thông (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam,Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 11.Nguyễn Mạnh Cầm (2002), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2. 12. Quốc Chấn (2007), Những thắng tích của xứ Thanh, Nxb Thanh Hoá. 13. Công ty cổ phần hợp tác truyền thông Việt Nam (2005), Lào Cai vận hội mới, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí MInh, Hà Nội. 14. Công ty cổ phần truyền thống kinh tế đối ngoại (2005), Việt Nam thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia. 15. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, Thanh Hoá thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia. 16. GS Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 17. Nguyễn Văn Đính (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2. 18. Lữ Giang (1995), Đường về Sầm Son, NXb Văn Hóa, Hà Nội. 19. Nguyễn Thị Kim Hoa (2006), Du lịch Khánh Hoà từ cuối thế kỷ XIX đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ Kinh tế, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 22. Le Breton – Tỉnh Thanh Hoá, Bản dịch thư viện tỉnh Thanh Hoá. 23. Luật du lịch Việt Nam 2005. 24. Mai Duy Lục (1998), Đánh giá một số yếu tố khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Sầm Sơn, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lý, Đại học sư phạm Hà Nội. 25. Mai Duy Lục (1999), Luận án thạc sĩ địa lý: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá), Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 26. Lê Kim Lữ (1998), Đền Độc Cước, Nxb Thanh Hoá. 27. Lê Kim Lữ (1998), Hòn Trống Mái, Nxb Thanh Hoá. 28. PGS. TS Phạm Trung Lương (2005), “Thực trạng và những vấn đề phát triển du lịch bền vững”, Tạp chí du lịch Việt Nam (1), tr.48 – 50. 29. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam.  30. Nguyễn Thị Thuý Minh (2001), Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, LVCN-1442 chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 31. Lê Đình Nam (chủ biên) (1997), Điều chỉnh quy hoạch Sầm Sơn giai đoạn 1997- 2010, Sở xây dựng Thanh Hoá. 32. Vũ Nam và Phạm Hồng Long (2005), "Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước", Tạp chí quản lý Nhà nước, (2), tr. 15-19. 33. Bích Ngọc (2004), Sầm Sơn ngày nay, báo Dân tộc và thời đại, (68), tr.26 – 32. 34. Bùi Khắc Nguyên sưu tầm và biên soạn (1986), Hòn Trống Mái: truyện cổ dan gian vùng Sầm Sơn, Nxb Thanh Hoá. 35. Hoàng Anh Nhân (2006), Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh, Nxb Văn hoá dân tộc. 36. Hoàng Anh Nhân – Lê Huy Trâm (1993), Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999). 38. Hoàng Tuấn Phổ (1983), Thắng cảnh Sầm Sơn (Biên khảo), NXb Thanh Hoá. 39. Phạm Văn Phương (1996), Đánh giá khả năng khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý - địa chất, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 40. Vũ Đình Quế (2008), Kinh tế du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 41. R.Lanquar, R.Hollie (1992), Marketing du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 42. Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn (2005), Lạng Sơn nơi địa đầu Tổ quốc, Nxb Văn hoá Sài Gòn. 43. Lê Bá Thảo (2008), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Tạp chí xưa và nay (2007), Đất và người Tây Nguyên, Nxb Văn Hoá Sài Gòn. 45. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Quý Thao, Bùi Xuân Đính, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Phí Công Việt, Nguyễn Đức Vũ, Việt Nam đất nước con người, NXB Giáo dục, Hà Nội. 46. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quỹ phát triển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án: xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam 47. Doãn Quang Thiện (1993), Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 48. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. 49. Vũ Đình Thuý (1996), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 50. Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI “Chương trình kinh tế thứ 5 về chiến lược phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2000 – 2010” 51. Anh Tuấn (2008), “ Để trở thành khách du lịch thân thiện với môi trường”, Tạp chí du lịch Việt Nam (6), tr.22 – 23. 52. Hoàng Trung Tuyên (2004), “Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (11), tr.26. 53. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Phát triền du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. UBND tỉnh Thanh Hoá (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1995- 2010. 55. UBND tỉnh Thanh Hoá (2000), Đề án đổi mới phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2000 – 2010. 56. UBND tỉnh Thanh Hoá (2005), Đề án phát triển du lịch Thanh Hoá thành trọng điểm du lịch quốc gia. 57. UBND tỉnh Thanh Hoá (2000), Tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động du lịch từ 2000 – 2005, định hướng phát triển du lịch đến 2010. 58. UBND thị xã Sầm Sơn (2006), Quy hoach kinh tế – xã hội thị xã Sầm Sơn đến 2015. 59. UBND thị xã Sầm Sơn (2007), Đổi mới tổ chức và quản lý dịch vụ du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2007 – 2010. 60. UBND thị xã Sầm Sơn (1996 – 2007), Các báo cáo tổng kết công tác phát triển du lịch Sầm Sơn. 61. UBND thị xã Sầm Sơn (1996 – 2007), Các báo cáo kinh tế – xã hội của thị xã Sầm Sơn. 62. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1994), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010 (bản tóm tắt). 63. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (1997), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hoá từ 1997-2010. 64. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005), Dự báo xu hướng phát triển du lịch đến 2010 và Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái – văn hoá núi Trường Lệ. 65. Ths. Nguyễn Quang Vinh (2008), “Quy trình xây dựng sản phẩm văn hoá thành sản phẩm du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam (5), tr.38 – 39. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SẦM SƠN (THANH HÓA) NĂM 2008 Họ và tên: Giới tính: Độ tuổi: Nghề nghiệp: Ngày điều tra: 20/6/2008 Số lượng người được điều tra: 100 du khách. (Xin điền dấu X vào ý kiến anh (chị) cho là đúng). Câu 1: Anh (chị) vui lòng cho biết cảm nhận của mình về bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hoá)? A. Nước biển xanh trong, bãi cát thoai thoải, dài và đẹp. B. Bãi cát hẹp, nước biển ô nhiễm do rác thải. C. Bãi cát dốc, nước biển đục D. Nước biển trong, bãi cát dài, đẹp nhưng còn nhiều rác thải. Câu 2: Anh (chị) đánh giá như thế nào về các di tích lịch sử – văn hoá ở khu du lịch Sầm Sơn? Di tích Di tích tham quan yêu thích nhất Di tích có ý nghĩa độc đáo nhât Đánh giá về vấn đề bảo vệ, tôn tạo di tích Đền Độc Cước Hòn Trống Mái Chùa Cô Tiên Đền thờ Tô Hiến Thành Đền thờ Hoàng Minh Giám Đền Bà Triều Lầu Nghinh Phong Câu 3: Xin anh (chị) cho biết nhận xét của mình về các cơ sở lưu trú nơi anh chị ở lại trong thời gian du lịch tại Sầm Sơn. Cơ sở lưu trú (Nhà nghỉ, khách sạn, nhà điều dưỡng..) hiện đại, tiện nghi, thái độ phục vụ tốt. Cơ sở lưu trú ở mức độ bình dân. Cơ sở lưu trú nghèo nàn, lạc hậu. Cơ sở lưu trú chưa tiện nghi nhưng thái độ phục vụ nhiệt tình. Câu 4: Anh (chị) thường tham gia những loại hình du lịch nào khi tới Sầm Sơn? (Loại hình du lịch tham gia nhiều nhất xin đánh XX) Leo núi Thăm quan làng nghề Tắm biển Du lịch sinh thái đầm hồ Quảng Cư Thể thao mạo hiểm Các loại hình du lịch khác Câu 5: Anh (chị) đánh giá như thế nào về môi trường sinh thái của khu du lịch Sầm Sơn trong những năm gần đây (2000 -2008)? Môi trường trong lành, sạch đẹp, tốt cho sức khoẻ. Môi trường trong lành, tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi. Môi trường ô nhiễm, rác thải bừa bãi Câu 6: Anh (chị) có nhận xét gì về thái độ phục vụ của nhân viên các cơ sở lưu trú và đội ngũ bán hàng ở Sầm Sơn? Nhân viên Thái độ Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm điều dưỡng Đội ngũ bán hàng Phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, ân cần, chu đáo. Một bộ phận chưa có tính chuyên nghiệp. Chưa chuyên nghiệp, chưa tận tình, chu đáo. Câu 7: Anh (chị) thường mua quà gì cho người thân và bạn bè sau khi kết thúc chuyến du lịch Sầm Sơn? Đồ thủ công mỹ nghệ chế tác từ vỏ các loại hải sản. Hải sản khô (tôm, cua, cá, mực, hải sâm, rong biển...) Quần áo Đồ thủ công mỹ nghệ và hải sản khô. Câu 8: Đối với giá cả sinh hoạt ở Sầm Sơn, anh chị có nhận xét như thế nào? Giá cả rất đắt đỏ Phù hợp với giá cả chung của thị trường. Một số mặt hàng rẻ hơn so với thị trường (hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ...) Còn tồn tại hiện tượng “chém giá” (nâng giá quá cao so với giá thực). Câu 9: Anh (chị) thấy nét độc đáo của Sầm Sơn so với các khu du lịch biển khác (Bãi Cháy, Đồ Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu...) thể hiện ở điểm nào? Bãi biển hoang sơ, chưa có bàn tay can thiệp của con người. Bờ biển đẹp, cơ sở lưu trú hiện đại, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của tài nguyên thiên nhiên và vẻ đẹp của các giá trị nhân văn (di tích lịch sử, văn hoá, thái độ thân thiện, hiếu khách...) Ý kiến khác: Câu 10: *Sau khi kết thúc chuyến du lịch tại Sầm Sơn, anh (chị) có ý định quay trở lại đây thêm những lần khác và kéo dài thời gian lưu trú không? Có Không Tôi sẽ suy nghĩ về ý định này. *Xin anh (chị) vui lòng góp ý kiến để Sầm Sơn ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa? .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn ! Người điều tra Lưu Thị Ngọc Diệp Danh sách một số khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở điều dưỡng ở Sầm Sơn (2008) I. Danh sách khách sạn ở Sầm Sơn STT TÊN CƠ SỞ LƯU TRÚ ĐỊA CHỈ SỐ PHÒNG 1 Khách sạn Năng Lượng Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 52 2 Khách sạn Mai Hà Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 30 3 Khách sạn Sơn Quy Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 15 4 Khách sạn Bình Minh Đường Thanh Niên - Phường Bắc Sơn 18 5 Khách sạn Tùng Mai Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 32 6 Khách sạn Binh đoàn Quyết Thắng Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 47 7 Khách sạn Bưu điện Sầm Sơn Đường Nguyễn Du – Phường Trường Sơn 28 8 Khách sạn Ngành Thép Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn 64 9 Khách sạn Hàng Không Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn 40 10 Khách sạn Đường Sắt Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn 93 11 Khách sạn Công đoàn GTVT Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn 64 12 Nhà nghỉ Du lịch Sầm Sơn Đường Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn 55 13 Khách sạn Công đoàn Thanh Hoá Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 100 14 Khách sạn Đồng Khánh Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 30 15 Khách sạn Đức Hạnh Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 30 16 Khách sạn Minh Đức Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 17 17 Khách sạn Quang Vinh Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 30 18 Khách sạn Ngọc Lan Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 23 19 Khách sạn Tùng Lâm Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 17 20 Khách sạn Vân Thành Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 33 21 Khách sạn Hà Nội Đường Bà Triệu – Phường Bắc Sơn 34 22 Khách sạn Thuỳ Dương I Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 38 23 Khách sạn Thanh Lan Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 18 24 Khách sạn Giầy Vải Thượng Đình Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 24 25 Khách sạn Hồng Hà Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 24 26 Khách sạn Biển Đợi Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 62 27 Khách sạn Thuỳ Dương II Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 22 28 Khách sạn Mai Trang Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 50 29 Khách sạn Hồng Nhung Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 22 30 Khách sạn Thắng Lợi Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 38 31 Khách sạn Hồ Gươm Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 36 32 Khách sạn Duy Hoàng Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 18 33 Khách sạn Hoa Hồng I Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 58 34 Khách sạn Lam Sơn Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 33 35 Khách sạn Sông Mã Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 40 36 Khách sạn Hương Biển (cũ) Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 42 37 Khách sạn Hương Biển (mới) Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 70 38 Khách sạn Bộ Xây Dựng Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 125 39 Khách sạn Dệt Lụa Đường Tây Sơn – Phường Trường Sơn 24 40 Khách sạn Bộ Công Nghiệp Đường Tây Sơn – Phường Trường Sơn 54 41 Khách sạn Hải Yến Thôn Lập - Phường Bắc Sơn 35 42 Khách sạn Việt Anh Thôn Hà - Phường Bắc Sơn 15 43 Vạn Chài Resorts Thôn Hồng Thắng – Xã Quảng Cư 30 44 Khách sạn Trường Giang Đường Lê Lai – Phường Bắc Sơn 26 45 Khách sạn Đông Á Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 16 46 Khách sạn Đức Lợi Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn 22 47 Khách sạn Ánh Nguyệt Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn 26 48 Khách sạn Nam Phong Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 21 49 Khách sạn Hữu Nghị Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn 26 50 Khách sạn Minh Vân Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn 20 51 Khách sạn Đức Châu Khu phố Minh Hải – Phường Bắc Sơn 18 52 Khách sạn Minh Hoàng Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 31 53 Khách sạn Hương Trầm Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 18 54 Khách sạn Thăng Long Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 28 55 Khách sạn Đức Toàn Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 18 56 Khách sạn Minh Hằng Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 17 57 Khách sạn Quỳnh Nhiệm Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 17 58 Khách sạn Nam Dương Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 17 59 Khách sạn Thế Anh Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 30 60 Khách sạn Trung Đông Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 28 61 Khách sạn Hoàng Lâm Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 18 62 Khách sạn Bạch Dương Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 20 63 Khách sạn Tĩnh Thái Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 19 64 Khách sạn Hoa Mai Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 17 65 Khách sạn Hoa Sữa Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 32 66 Khách sạn Hùng Vương Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 32 67 Khách sạn K2 Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 23 68 Khách sạn Mai Liên Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 19 69 Khách sạn Nam Phương Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 25 70 Khách sạn Hà Thành Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 21 71 Khách sạn Thuỳ Linh Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 17 72 Khách sạn Linh Trang Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 20 73 Khách sạn Huy Hoàng Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 20 74 Khách sạn Thành Trung Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 29 75 Khách sạn Bình Dương Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 32 76 Khách sạn Hà Nội Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 28 77 Khách sạn Nội Hoa Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 18 78 Khách sạn Mường Thanh Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 20 79 Khách sạn Đức Anh Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 30 80 Khách sạn Hải Thuận Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 30 81 Khách sạn Bông Hồng Đường Lê Hoàn – Phường Bắc Sơn 32 82 Khách sạn Lê Lợi Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 93 83 Khách sạn Sầm Sơn Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 84 Khách sạn Hương Lý Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 18 85 Khách sạn Sơn Hà Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 27 86 Khách sạn Hải Hà Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 18 87 Khách sạn Chiến Thắng Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 18 88 Khách sạn Rạng Đông Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 27 89 Khách sạn Tân Tiến Đường Lê Văn Hưu – Phường Bắc Sơn 22 90 Khách sạn Thăng Long (mới) Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 55 91 Khách sạn Đông Á (mới) Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 40 92 Khách sạn Hậu Hợp Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 16 93 Khách sạn Đông Nam Khác Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 10 94 Khách sạn Thái Bình Đường Lê Hoàn – Phường Trường Sơn 13 95 Khách sạn Văn Hường Đường Lê Hoàn – Phường Trường Sơn 10 96 Khách sạn Khánh Hưng Đường Lê Hoàn – Phường Trường Sơn 27 97 Khách sạn Minh Sơn Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 20 98 Khách sạn Hưng Thịnh Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 15 99 Khách sạn Bình Thuận Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 12 100 Khách sạn Quang Sáng II Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 16 101 Khách sạn Thanh Mau Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 16 102 Khách sạn Như Ý Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 13 103 Khách sạn Thái Bình Dương Đường Lê Lai – Phường Bắc Sơn 84 104 Khách sạn Bông Sen Đường Tây Sơn – Phường Trường Sơn 40 105 Khách sạn Đồng Vinh Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 12 106 Khách sạn Bảo An 110 Nguyễn Du – Phường Bắc Sơn 12 107 Khách sạn Vân Hải Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 10 108 Khách sạn Minh Trang Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 16 109 Khách sạn TCP Đường Lê Lợi – Phường Trường Sơn 16 110 Khách sạn Đỉnh Vàng Phường Trung Sơn 20 II. Danh sách khối nhà nghỉ và điều dưỡng STT TÊN NHÀ NGHỈ ĐỊA CHỈ SỐ PHÒNG 1 Nhà nghỉ Đoàn 205 Đường Thanh Niên – Phường Bắc Sơn 25 2 Nhà nghỉ Hoan Long Đường Thanh Niên – Phường Trường Sơn 12 3 Nhà nghỉ Minh Có Đường Thanh Niên – Phường Trường Sơn 10 4 Nhà nghỉ UBND tỉnh Thanh Hoá Đường Thanh Niên - Phường Trường Sơn 20 5 Nhà nghỉ Long Giang II Đường Thanh Niên - Phường Bắc Sơn 15 6 Nhà nghỉ Đức Tâm Đường Thanh Niên - Phường Trường Sơn 18 7 Nhà nghỉ Tỉnh đội Thanh Hoá Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn 20 8 Nhà nghỉ Công ty phát hành sách Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn 12 9 Nhà nghỉ công an Ninh Bình Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 14 10 Nhà nghỉ Kiểm Lâm Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn 14 11 Nhà nghỉ Đài tiếng nói Việt Nam Đường Nguyễn Du - Phường Trường Sơn 25 12 Nhà nghỉ E480 – Giao thông Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 19 13 Nhà nghỉ Viện Kiểm sát Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 16 14 Trung tâm điều dưỡng GTVT Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 17 15 Đoàn an dưỡng 296 Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 180 16 Viện điều dưỡng Bộ Y tế Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 80 17 Trung tâm điều dưỡng NCC Đường Bà Triệu - Phường Bắc Sơn 50 18 Nhà nghỉ Cây tre Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 33 19 Nhà nghỉ Long Hoan Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 16 20 Nhà nghỉ Hồ Văn Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 15 21 Nhà nghỉ Văn Hải Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 13 22 Nhà nghỉ Hà Giang Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 10 23 Nhà nghỉ Hà Phương Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 14 24 Nhà nghỉ Linh Dương II Đường Tô Hiến Thành - Phường Trường Sơn 38 25 Nhà nghỉ Hải Quan Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 37 26 Nhà nghỉ Điện Lực I Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 56 27 Nhà nghỉ Hương Định Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 12 28 Nhà nghỉ Ngân Hoa Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 29 Nhà nghỉ ngành Kế hoạch Đường Tây Sơn - Phường Trường Sơn 31 30 Nhà nghỉ Z111 Đường Tây Sơn - Phường Trường Sơn 10 31 Nhà nghỉ Thanh Bình Đường Tây Sơn - Phường Bắc Sơn 25 32 Trung tâm BDDT nội trú Đường Lê Văn Hưu - Phường Bắc Sơn 60 33 Nhà nghỉ giao thông 8 Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bắc Sơn 46 34 Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 30 35 Nhà nghỉ Tùng Linh Đường Tống Duy Tân - Phường Bắc Sơn 16 36 Nhà nghỉ Ngọc Lan Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn 16 37 Nhà nghỉ Trung Lan Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn 13 38 Nhà nghỉ Hùng Hường Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn 11 39 Nhà nghỉ Thông Thuỷ Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn 10 40 Nhà nghỉ Ngọc Sơn Đường Lê Hoàn - Phường Trường Sơn 17 41 Nhà nghỉ Thanh Hương Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn 61 42 Nhà nghỉ ngân hàng Nhà nước Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn 18 43 Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Thống Kê Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn 15 44 Nhà nghỉ Thanh Lam Đường Lê Lợi - Phường Trường Sơn 61 45 Nhà nghỉ Cỏ May Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 19 46 Nhà nghỉ Đức Lợi Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 13 47 Nhà nghỉ Hoa Mai Đường Lê Thánh Tông - Phường Bắc Sơn 12 48 Nhà nghỉ Bộ thương binh Đường Nguyễn Du - Phường Bắc Sơn 20 49 Nhà nghỉ Trắc địa Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 15 50 Nhà nghỉ Biên phòng Đường Hồ Xuân Hương - Phường Trường Sơn 15 51 Nhà nghỉ Công đoàn Bộ Ngoại Giao Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 52 Nhà nghỉ Bộ Tài Chính Đường Tây Sơn - Phường Bắc Sơn 66 53 Nhà nghỉ Ban cơ yếu chính phủ Đường Hồ Xuân Hương - Phường Bắc Sơn 15 54 Khối nhà nghỉ dưới 10 phòng Hiện có 148 cơ sở 1.323 CHI TIẾT TOUR DU LỊCH HÀ NỘI - SẦM SƠN Ngày thứ nhất: Xuất phát từ Hà Nội đi Sầm Sơn 8h30: Đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Sầm Sơn, trên đường quý khách ghé thăm đền Bà Triệu - người có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248. 11h30: Đến Sầm Sơn, nhận phòng khách sạn, ăn trưa, nghỉ ngơi. Buổi chiều: quý khách tự do tắm biển. Sau đó ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn. Ngày thứ 2: Thăm quan Sầm Sơn, trở về Hà Nội. Sau bữa sáng, xe đón quý khách tham quan Sầm Sơn: Du khách đi thăm thăm hòn Trống – Mái - một sự sắp đặt của tạo hoá gắn liền với truyền thuyết về một tình yêu chung thuỷ. Thăm và lễ tại đền Độc Cước – di tích gắn liền với huyền thoại về vị thần xẻ đôi thân mình để cứu dân làng thoát khỏi tai họa. Thăm chùa Cô Tiên trên đỉnh đầu Voi thuộc dãy núi Trường Lệ, đứng ở đây quý khách có thể bao quát cả một vùng biển Sầm Sơn lộng gió và thị xã Sầm Sơn trải dài theo bờ biển. 11h: Quý khách dùng cơm trưa, sau đó chuẩn bị hành lý, trả phòng về Hà Nội. 13h: Xe đưa quý khách khời hành về Hà Nội, kết thúc chuyến đi. Đơn giá cho một quý khách ghép đoàn: Bao gồm: + Khách sạn: Phòng điều hoà, tivi, nóng lạnh, gần biển, 2 – 3 khách/phòng. + Các bữa ăn theo chương trình (5 bữa chính, 2 bữa phụ - 80.000đ/ngày/khách). + Hướng dẫn viên suốt tuyến, vé thăm quan thắng cảnh. + Bảo hiểm du lịch với mức đền bù tối đa: 10.000.000 Không bao gồm: đồ uống, chi tiêu cá nhân, hoá đơn VAT 10%... Lưu ý: Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí, từ 5 – 11 tuổi thu 1/2 chi phí, trên 11 tuổi thu như người lớn. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẦM SƠN Ảnh 3. Ngư dân đánh bắt hải sản phục vụ du lịch Ảnh 2. Bình minh trên biển Sầm Sơn Ảnh 5. Lầu Nghinh Phong Ảnh 4. Đền Độc Cước Ảnh 7. Thuyền cứu hộ bảo đảm an toàn cho du khách Ảnh 6. Bãi biển Sầm Sơn lúc cao điểm Ảnh 9. Mùa đông trên đỉnh núi Cổ Giải Ảnh 8. Hòn Trống – Mái Ảnh 11. Khách sạn Champa Ảnh 10. Khách sạn Bộ công nghiệp Ảnh 13. Khách sạn Biển Đợi Ảnh 12. Khách sạn Binh đoàn Quyết thắng Ảnh 15. Xe điện phục vụ khách du lịch Ảnh 14. Ngựa phục vụ khách du lịch Ảnh 16 & 17. Khai mạc lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn Ảnh 18 & 19. Khu du lịch sinh thái Quảng Cư Ảnh 20. Tuyến đường Hồ Xuân Hương Ảnh 21. Lễ khai mạc hội chợ thương mại Sầm Sơn 2007 Ảnh 23. Đốt lửa trại, vui chơi trên biển Ảnh 22. Du khách đá bóng trên bãi biển Ảnh 24. Thả diều trên biển – trò chơi thú vị của du khách Ảnh 25. Xe đạp đôi – phương tiện dạo biển ưa thích của giới trẻ Ảnh 27. Tượng Phật bà Quan Âm dựng không phép trên núi Cổ Giải Ảnh 26. Trung đường đền Độc Cước bị tu sửa không đúng bản gốc Ảnh 29. Rác thải trên bãi biển Ảnh 28. Hiện tượng bán hàng rong trên bãi biển Ảnh 30. Rác thải theo dòng đổ ra biển ở bãi tắm D Ảnh 31. Kim tiêm rải rác trên bờ biển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26121.doc
Tài liệu liên quan