LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang"
MS: LVDL-DLH035
SỐ TRANG: 126
NGÀNH: Địa lý
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học
NĂM: 2010
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An Giang là tỉnh nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả
nước với nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Nhiều năm liền tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về
sản lượng lúa, thủy sản nước ngọt, Và ngành nông nghiệp An Giang luôn là ngành chiếm tỉ trọng
cao trong nền kinh tế của tỉnh. Là người con của An Giang, những điều đó đã cho tôi rất đỗi kiêu
hãnh và niềm tự hào để giới thiệu về quê hương mình mỗi khi có dịp trò chuyện với bạn bè. Đó là
những cánh đồng lúa bát ngát, vàng mơ những làng bè cứ nối nhau trên sông xa ngút. Và những
hình ảnh đó cũng gần như là một thương hiệu cho những ai coi mình là người con của quê hương
An Giang.
Với những tiềm năng to lớn cho phát triển nông nghiệp là thế, nhưng An Giang lại là tỉnh
có dân số rất đông, đứng đầu ĐBSCL và thứ sáu so với cả nước. Năm 2008, toàn tỉnh có khoảng
2,25 triệu người với hơn 460 ngàn hộ, trong đó có gần 80% dân số sống bằng nghề nông (tương
đương 318 ngàn hộ, với khoảng 1,67 triệu người). Diện tích đất hẹp người lại đông nên số hộ nông
dân có diện tích đất sản xuất dưới 1 hectare (ha) chiếm tỉ lệ cao trên 75,8%, trong đó số hộ có diện
tích dưới 0,5 ha chiếm tỉ lệ 47,1%. Tôi cảm nhận được rằng, đất nước mình đang đổi mới và giàu có
lên từng ngày. Song đó, tôi cảm thấy chạnh lòng và xót thương cho những người nông dân lam lũ
trên quê hương mình. Họ sinh sống ngay trên mãnh đất màu mỡ, họ sản xuất ra lương thực thực
phẩm để đảm bảo cuộc sống ấm no cho hàng triệu triệu đồng bào cả nước và là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Nhưng đại bộ phận nông dân lại sống trong cảnh nghèo
khó, nhất là mỗi khi trong nhà không còn hạt gạo để ăn trong những ngày giáp hạt. Cái nghèo khó,
túng thiếu thường kéo theo cái thất học, rồi cái thất học lại kéo tiếp cái nghèo khó, cái vòng luẩn
quẩn đó cứ đeo đuổi theo họ qua bao đời từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong những năm gần đây, ngoài việc sản xuất hai vụ chính trong năm là Đông Xuân
(ĐX) và Hè Thu (HT) thì bà con nông dân tại các địa phương có hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt
để đã phát huy và khai thác lợi thế tiềm năng của đất, tiến hành thâm canh tăng hệ số sử dụng đất
bằng cách tăng thêm một vụ nữa trong năm, là vụ Thu Đông (TĐ) mà thường được gọi là vụ ba.
Sản xuất vụ ba mà chủ yếu là độc canh cây lúa trong những năm đầu mới được đê bao
triệt để đã đạt hiệu quả kinh tế khả quan. Sản lượng lương thực của tỉnh tăng nhanh, góp phần giải
quyết công ăn việc làm, giảm bớt thất nghiệp nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Tuy
nhiên, việc sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã nảy sinh những hạn chế nhất định như: làm giảm độ phì nhiêu của đất, thoái hóa đất, chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng
cao nhưng năng suất lại có chiều hướng giảm, làm giảm nguồn thu của nông dân. Đặc biệt, sản xuất
3 vụ lúa liên tục trong năm còn gặp rất nhiều khó khăn khi giá lúa trong giai đoạn hiện nay thường
không ổn định. Từ thực trạng trên, đòi hỏi chúng ta cần phải xem xét, đánh giá đúng tầm hơn về vị
trí, vai trò và ý nghĩa của sản xuất vụ ba. Bởi lẽ, qua những lợi thế so sánh cho thấy rằng, việc sản
xuất vụ ba không những đơn thuần chỉ tận dụng được quỹ đất đai sẵn có để tăng thêm hệ số sử dụng
mà sản xuất vụ ba còn giữ vị trí tiên phong trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm
cải tạo và bảo vệ tài nguyên môi trường, làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên cùng một đơn vị
diện tích, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân và góp phần đảm bảo an ninh lương
thực, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, . Chính từ những lý do trên, nên tôi đã quyết định
chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp Cao học của mình là “Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông
nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Xét từ góc độ Địa lý kinh tế - xã hội)”. Và trong khuôn khổ đề
tài này tôi sẽ : (1) Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng
nghiên cứu; (2) Nêu lên hiện trạng sản xuất vụ ba và đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình sản xuất; (3) Đề ra định hướng và các giải pháp để khắc phục những khó khăn, hạn chế trước
mắt và lâu dài. Đồng thời, phát huy những lợi thế so sánh nhằm đưa sản xuất vụ ba nói riêng và nền
nông nghiệp tỉnh An Giang nói chung phát triển nhanh và bền vững.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp của
tỉnh và hiện trạng của sản xuất vụ ba, luận văn sẽ làm rõ vai trò và ý nghĩa của “sản xuất vụ ba đối
với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang”. Nhằm:
- Khai thác tối đa lợi thế sản xuất vụ ba, đề ra định hướng và các giải pháp cho sự
phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang.
- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông
và sinh viên khi tìm hiểu và nghiên cứu về Địa lí địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu về “sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Xét
từ góc độ Địa lý kinh tế - xã hội)” là nội dung cơ bản của đề tài. Trong đó, đề tài sẽ tập trung nghiên
cứu sâu về hiện trạng sản xuất vụ ba, ảnh hưởng của vụ ba đối với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ở mức độ nhất định đề tài sẽ đi tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp theo lãnh thổ. Tài liệu và các số liệu nghiên cứu sẽ tập trung vào giai đoạn 2003 –
2008. 4. Phương pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
đó có một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp khai thác thông tin: Tìm hiểu những nội dung cần thể hiện trong đề
tài, tiến hành sưu tập tài liệu có liên quan để tập hợp lại, phân tích và chọn lọc ra những thông tin
cần thiết cho bài viết.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê: Từ những số liệu thu thập được
từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cần phải có quá trình thống kê, xử lý, nhận xét và phân tích lại số
liệu để phục vụ đúng mục đích của bài, nhằm làm cho bài viết mang tính thuyết phục hơn.
- Phương pháp thực địa và phỏng vấn: Đi khảo sát thực tế những địa phương đang
sản xuất vụ ba và một số nơi có quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ
trong tỉnh. Gặp trực tiếp và phỏng vấn bà con nông dân tại các địa phương đó, trao đổi, thảo luận,
xin ý kiến từ đó đúc kết ra những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm trong sản xuất. Đồng thời trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đang công tác tại sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn (Nông Nghiệp & PTNN) để hiểu rõ hơn về thuật ngữ chuyên môn và hiện trạng ngành nông
nghiệp của tỉnh nhà trong những năm qua, nhằm phục vụ cho bài viết mang tính khoa học và thực tế
hơn.
- Phương pháp sử dụng các công cụ tin học: Khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ
nhằm giúp cho bài viết đảm bảo được tính trực quan và cập nhật được những thông tin mới nhất.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm lãnh thổ: Đối với đề tài nghiên cứu là “Sản xuất vụ ba với sự phát triển
nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang” thì việc sử dụng quan điểm lãnh thổ là rất quan trọng. Bởi vì,
trong một tỉnh không phải mỗi huyện hay mỗi vùng đều có những tiềm năng tự nhiên và kinh tế - xã
hội giống nhau. Vì vậy, dựa vào quan điểm lãnh thổ sẽ giúp ta xác định và phân biệt được các loại
địa hình, đất đai cũng như các yếu tố tự nhiên và xã hội, .Qua đó sẽ đúc kết được những ưu thế
riêng của từng vùng hay của từng huyện trong tỉnh mà đề ra hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp cho phù hợp.
- Quan điểm tổng hợp: Các yếu tố tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nói riêng không thể tách rời nhau mà chúng luôn luôn có sự
hỗ trợ hoặc tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình chuyển dịch cơ cấu nhất định. Cũng như
khi tìm hiểu về sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang, ta không chỉ
xét riêng lẽ về hiện trạng của sản xuất vụ ba là đủ, mà ta cần phải đặt sản xuất vụ ba trong mối quan
hệ tác động qua lại, hỗ trợ và bổ sung cho nhau với các vụ sản xuất khác như Đông Xuân, Hè Thu và các yếu tố, tiềm năng ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp chung của tỉnh, .Từ đó phát
hiện ra những yếu tố trội, đặc trưng tích cực tác động đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong sản
xuất vụ ba nói riêng và nền nông nghiệp toàn tỉnh nói chung. Để có định hướng đầu tư phát triển
hợp lý nhằm làm cho nền nông nghiệp của tỉnh nhà phát triển theo hướng bền vững.
- Quan điểm viễn cảnh: Dựa vào quan điểm này để dự báo một số vấn đề nào đó.
Chẳng hạn như khi nghiên cứu về hiện trạng sản xuất vụ ba tỉnh An Giang trong giai đoạn 2003 –
2008, qua quá trình này sẽ giúp ta dự đoán được tình hình phát triển sau này của ngành nông nghiệp
tỉnh nhà, từ đó có thể đề ra mục tiêu và định hướng phát triển tiếp theo
CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT VỤ BA Ở TỈNH AN GIANG
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO SẢN XUẤT VỤ BA ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phần dinh dưỡng của đất. Sau đó là tính toán
và đo đạt nguồn thu (khoáng hóa, cố định,..), nguồn chi (cây sử dụng, thất thoát,..) để có biện pháp
sử dụng phân bón hiệu quả.
Bón phân là biện pháp bù đắp những nguyên tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất một
cách tích cực nhất, nhằm duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Sự vùi chất hữu cơ vào đất, đặc
biệt kết hợp với phân vô cơ, thường làm sự phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn nhờ hoạt động của vi
sinh vật được tạo thuận lợi.
Để duy trì độ phì nhiêu đất bằng cách bón phân phải chú ý đến những điều kiện sau:
+ Phân bón phải bù đắp cho đất những nguyên tố cây đã lấy đi từ đất.
+ Bón phân phải đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng cách.
+ Không được sử dụng đơn thuần một loại phân mà phải kết hợp nhiều loại phân bón với
nhau.
+ Không chỉ sử dụng hoàn toàn phân khoáng mà phải chú ý bù đắp chất hữu cơ cho đất.
- Tuân thủ lịch thời vụ:
Thời gian cắt vụ lúa trong năm phải đủ dài để đất “nghỉ”. Thời gian bỏ hoá đất sẽ giúp
cho đất tích luỹ lượng dưỡng chất hữu dụng được tạo ra từ sự khoáng hoá chất hữu cơ và sẽ tạo nên
sự gia tăng năng suất có ý nghĩa đối với cây trồng. Năng suất lúa đạt được từ độ phì của nguồn đạm
tự nhiên trong đất không thể thay thế bằng cách tăng lượng đạm của phân bón. Bên cạnh đó, cắt vụ
còn giúp giảm nguồn lưu tồn và áp lực của dịch hại.
Vài năm trở lại đây, biện pháp xuống giống tập trung, cùng với khuyến cáo kiểm soát rầy
nâu và bù lạch trong giai đoạn từ xuống giống đến đẻ nhánh tích cực đã phát huy hiệu quả trong
phòng ngừa vàng lùn, lùn xoắn lá trên đồng lúa An Giang. Tuy nhiên, khi có dịch bệnh nghiêm
trọng xảy ra phải kiên quyết bỏ vụ. Việc trồng các giống lúa cực ngắn ngày (như OMCS 2000,
OMCS1490,..) để rút ngắn thời gian có lúa trên ruộng cũng được xem là giải pháp khả thi. Nhưng,
chọn tạo được giống lúa vừa ngắn ngày, vừa cho năng suất và chất lượng cao vẫn đang là thách thức
đối với các nhà chọn giống hiện nay.
- Xử lý đất:
Cày xới tự nó không mang lại chất dinh dưỡng cho đất, nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi
để huy động được các dưỡng chất có sẵn trong đất, cho phép rễ cây có thể hút thu tốt các dưỡng
chất đã có. Mỗi loại cây có yêu cầu riêng về làm đất. Việc cày và phơi đất cung cấp những yếu tố
cần thiết cho sự khoáng hoá chất hữu cơ và diệt trừ một phần cỏ dại, sâu, bệnh hại lưu tồn từ vụ
trước. Cày xới cũng cải thiện chế độ khí của đất, làm cho đất có cấu trúc hợp lý, góp phần nâng cao
sức sản xuất của đất.
Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy, cày ải phơi đất trước gieo sạ 3 -4 tuần giúp cải thiện
năng suất lúa ba vụ có ý nghĩa. Và tiếp theo đó, kỹ thuật cày vùi rơm rạ có sử dụng vi sinh phân hủy
nhanh làm phân hữu cơ trả lại đồng ruộng và rút nước ruộng ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ
để giảm ngộ độc hữu cơ do cày vùi rơm rạ cần được áp dụng rộng rãi.
- Quản lý nước:
Nước nổi cần được tạo điều kiện để tràn lên đồng ruộng. Điều này sẽ giúp đất tăng độ phì
do lượng phù sa bồi đắp, giảm ô nhiễm đất, nước do thuốc trừ sâu bệnh và ngăn chặn dịch hại. Bên
cạnh đó, nước lên ruộng còn giúp cho thủy sinh động vật phát triển, bảo tồn và tăng đa dạng sinh
học trong vùng đê bao.
Để làm được điều này, hệ thống thủy lợi nội đồng (cụ thể là kênh mương, bờ bao, cống
bọng, bơm điện,..) phải được hoàn thiện ở từng vùng, tiểu vùng để chủ động điều tiết nước. Nông
dân nên tuân thủ canh tác “3 năm 8 vụ” và áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” theo khuyến cáo
của ngành nông nghiệp. Các ngành chức năng cần phối hợp xây dựng kế hoạch và kiên quyết thực
hiện biện pháp cho nước nổi tràn đồng luân phiên theo từng vùng, tiểu vùng thuộc thẩm quyền của
mình.
- Luân canh cây trồng hợp lý:
Nhu cầu về chất dinh dưỡng của các loại cây trồng trong luân canh khác nhau làm cho
chế độ dinh dưỡng trong đất không bị mất cân đối. Hệ rễ của các loại cây trồng cũng khác nhau, nên
chúng có thể hút được chất dinh dưỡng ở những độ sâu khác nhau, làm cho đất không bị nghèo kiệt
dinh dưỡng.
Cây họ đậu là nguồn quan trọng nâng cao lượng đạm trong đất. Nhờ vào sự cộng sinh
của vi khuẩn Rhizobium, các vi khuẩn này cố định đạm từ không khí vào trong nốt sần của rễ cây
họ đậu. Theo nghiên cứu của Chapman và Myers (1987), rễ của đậu xanh, đậu nành chứa lượng
đạm trung bình là 40 kg/ha. Nhiều tác giả cũng đã khẳng định trồng lúa sau vụ trồng cây họ đậu
thường cho năng suất cao hơn so với trồng lúa sau vụ trồng không phải là cây họ đậu.
Thí nghiệm gần đây về ảnh hưởng của hệ thống luân canh trên năng suất cây trồng cho
thấy năng suất của lúa luân canh với một số cây màu cho năng suất cao hơn so với độc canh lúa.
Đặc biệt là năng suất lúa cao nhất trên hệ thống luân canh lúa và khoai lang. Rễ khoai lang có sự kết
hợp với vi khuẩn cố định N Azospirillum brasilense, cộng với quá trình xáo trộn đất do lên líp khi
trồng và cuốc xới khi thu hoạch có thể đã làm tăng độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất
và do đó làm tăng năng suất lúa kế vụ khoai.
Ngoài ra, việc luân canh lúa nước với cây trồng cạn còn giúp hệ sinh vật đất hoạt động
tích cực. Phần lớn các hoạt động của sinh vật đất là có lợi do chúng phân huỷ chất hữu cơ để tạo
thành chất mùn và do đó tạo các đoàn lạp trong đất giúp đất có cấu trúc tốt. Một số sinh vật đất có
chức năng bảo vệ rễ cây trồng khỏi sự tấn công của nấm bệnh và ký sinh. Một số tạo ra kích thích tố
tăng trưởng thực vật (phytohormone) giúp cây mọc tốt. Các vi sinh vật đất còn đóng vai trò thiết
yếu trong chu trình đạm trong đất như amôn hoá, nitrat hoá, khử nitrat và cố định đạm.
- Thông tin –tuyên truyền:
Thực tiễn cho thấy, bất kỳ giải pháp nào muốn được nhanh chóng triển khai phải trúng và
hợp lòng dân, nhưng quan trọng là nó phải đến được với người dân. Thông tin – tuyên truyền vừa là
cầu nối, vừa là công cụ giúp các ngành chức năng và nông dân tìm được tiếng nói chung. Ở đây,
mạng lưới khuyến nông mà đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên đóng vai trò hết sức quan trọng.
Đội ngũ này đã, đang và sẽ giúp nông dân tiếp cận và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời cập nhật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
phương thức sản xuất cho nông dân.
Thực tế sản xuất cho thấy, một số mô hình canh tác luân canh lúa – màu cho lợi nhuận và
hiệu quả theo quy mô cao hơn sản xuất độc canh cây lúa. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần phải
tính toán để đưa ra khuyến cáo phù hợp một khi tỉ trọng cây màu trong cơ cấu cây trồng gia tăng đột
biến. Bên cạnh đó, việc khuyến khích và hỗ trợ sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp
tốt (VietGap, Global Gap), xây dựng thương hiệu,.. cũng sẽ giúp nông dân tăng thêm thu nhập trên
cùng một đơn vị diện tích.
Theo PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ (Đại Học Cần Thơ), có 6 tiêu chí được đặt ra để chọn lựa
một hệ thống canh tác đưa vào sản xuất, đó là: Sức sản xuất cao, lời nhiều, ổn định, bền vững, công
bằng và tự chủ. Thực tế cho thấy, chọn một hệ thống canh tác thoả mãn cùng lúc 6 tiêu chí không
dễ. Tùy vào yêu cầu ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội mà một (hay một số) tiêu chí nào đó được
chọn làm chủ đạo. Nông dân là người trực tiếp thực hiện các biện pháp được đặt ra cho đồng đất của
mình, nên cần phải thấu đáo tất cả những giải pháp trên.
Hiện nay, một loạt các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường, an ninh lương thực, quan hệ cung – cầu trong kinh tế hội nhập,.. đã đặt ngành nông nghiệp
nước nhà đứng trước những thách thức mới, và An Giang cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Ở An
Giang, trồng lúa 3 vụ/năm trong đê bao có thể đạt năng suất trên 17 tấn/ha, tuy nhiên, các nghiên
cứu mang tính hệ thống về tác động của nó đến khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường còn rất hạn
chế. Các giải pháp tổng thể cho vùng canh tác này có thể sẽ đưa mối quan hệ “4 nhà” lên một tầm
cao mới, đòi hỏi mỗi “nhà” không ngừng nâng cấp vị thế của mình để thích ứng với môi trường
mới.
- Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trong sản
xuất nông - lâm nghiệp, giảm bớt sử dụng lao động thủ công trong quy trình canh tác, nâng cao chất
lượng nông sản:
+ Khâu làm đất: Hiện tại, lượng máy cày, máy xới trong tỉnh đủ năng lực đáp ứng yêu
cầu làm đất. Từ nay đến đến năm 2020, chỉ sửa chữa thay thế và hiện đại hóa. Vì vậy, Nhà nước cần
có chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn vay cho các thành phần kinh tế đầu tư thay thế và hiện đại hóa
máy móc khâu làm đất.
+ Khâu gieo sạ lúa: Khuyến khích các Hợp tác xã và nông dân sử dụng công cụ gieo
hàng để giảm lượng giống sạ bình quân 1 ha từ 100 -120 kg, tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu,
làm cỏ, bón phân nhằm giảm chi phí sản xuất đầu vào cho nông dân. Phấn đấu đạt 90% diện tích sạ
lúa theo hàng.
+ Khâu bơm tưới: Phấn đấu đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện kết hợp với tăng
cường hệ thống bơm dầu để chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác, góp phần ổn định sản
xuất và đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái.
+ Khâu thu hoạch (gặt đập): Đây là khâu có tỉ lệ cơ giới hóa đang ở mức thấp và thường
xảy ra tình trạng thiếu lao động trong thời điểm thu họach tập trung. Hầu hết các loại máy gặt đập
hiện có trên thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, năng suất và hiệu quả còn thấp, giá bán
cao, nên người dân chưa chấp nhận sử dụng. Vì vậy, đi đôi với việc cần xúc tiến nghiên cứu, chế tạo
các loại máy mới, cần tiếp tục cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành các loại máy hiện có, đồng thời có
chính sách khuyến khích trang trại và các Hợp tác xã sử dụng các máy gặt đập phục vụ tại chỗ và
làm dịch vụ cho các đối tượng khác. Phấn đấu đạt 30% -50% diện tích gieo trồng thu hoạch bằng
máy.
+ Khâu phơi, sấy lúa: Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Chương trình DANIDA và
các viện, trường, tỉnh An Giang đã tích cực thực hiện chương trình đầu tư máy sấy lúa với phương
thức cho vay với lãi suất 0% trả dần trong 3 năm nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Vì vậy, đi đôi
với khuyến khích người dân sử dụng sân phơi kết hợp lều nilon, chương trình máy sấy của tỉnh cần
tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
Các nhà sản xuất máy sấy cần tiếp tục hạ giá thành hệ thống quạt, cải tiến công nghệ
để nâng cao chất lượng sấy và cải tiến mẫu mã để người dân chấp nhận.
Khuyến khích các Hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư sân phơi, máy sấy các loại bằng
các nguốn vốn ngân sách, vốn tự có, vốn vay để hỗ trợ người dân trong vùng.
Tuyên truyền, tập huấn để người dân hiểu hơn về công nghệ và lợi ích của sấy lúa, từ
đó yên tâm đầu tư máy sấy. Đồng thời hỗ trợ vốn tín dụng với mức vay trên tài sản thế chấp cao hơn
hiện nay (4-5 triệu đồng/công) và thời gian vay thích hợp (tối thiểu trên 4 năm).
Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo năng lực sấy cho 40% sản lượng lúa cả năm.
Đối với diện tích trồng hoa màu:
- Giải pháp về tưới tiêu: Để đảm bảo bơm tưới và tiêu úng cho toàn diện tích rau màu cần
đầu tư mới và nâng cấp các trạm bơm đã có cũng như xây dựng đường dây trung, hạ thế để phục vụ
tưới tiêu.
- Giải pháp về giao thông nội đồng: Nạo vét kênh tưới tiêu, dùng đất để xây dựng các
tuyến đường cặp kênh để đi lại và vận chuyển vật tư: giống, phân bón,…và nguyên liệu ra điểm tập
kết.
- Giải pháp phục vụ kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản: Xây dựng các trạm, chợ thu
mua hoa màu, kho bảo quản và sơ chế, nguyên liệu sẽ được vận chuyển đến nhà máy chế biến, các
nơi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
* Tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư:
- Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông - lâm - ngư, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có hiệu quả cao. Đặc biệt,
đưa chương trình đào tạo nghề cho nông dân vào các trường và các trung tâm dạy nghề.
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm và chuyên
sâu, nhằm chuyển giao nhanh những kết quả nghiên cứu về giống, các mô hình sản xuất có hiệu quả
trên từng vùng sinh thái, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
của nông sản hàng hóa.
- Củng cố mạng lưới khuyến nông từ tỉnh xuống đến xã trên cơ sở tăng cường và nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cấp huyện, bố trí cán bộ chuyên trách nông nghiệp cho
xã, tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông và cộng tác viên cơ sở nhằm làm tốt vai trò hướng dẫn nông
dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
- Tăng cường kinh phí đầu tư từ ngân sách, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài
nước cũng như kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp vào công tác khuyến
nông.
- Phối hợp chặt chẽ với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, các đoàn thể, các cơ
quan thông tin đại chúng, trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, thực
hiện xã hội hóa công tác khuyến nông.
* Hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao
Tỉnh sớm quy hoạch, đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng khu nông nghiệp công nghệ
cao nhằm nghiên cứu, sản xuất thử, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến cho sản xuất
và chế biến các sản phẩm nông - lâm nghiệp.
3.3.3 Giải pháp về thị trường và hợp tác hóa trong sản xuất
Trong những năm gần đây, hàng nông sản của tỉnh nói chung ngày càng phong phú, đa
dạng về chủng loại và chất lượng cũng được nâng lên đáng kể so với những năm trước đây. Mặc dù
vậy, xung quanh việc tiêu thu nông sản hàng hóa vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra từ việc quy hoạch sản
xuất, chế biến và bảo quản sau thu hoạch cho đến vấn đề chất lượng hàng hóa. Các hoạt động liên
kết ngành hàng giữa các tổ chức doanh nghiệp với nông dân, vấn đề thông tin thị trường, vấn đề hỗ
trợ thu mua tạm trữ,… Những vấn đề này vẫn chưa được giải quyết căn bản nên giá trị hàng nông
sản vẫn còn thấp và sức cạnh tranh yếu vẫn sẽ tồn tại là điều tất yếu.
Cho nên để khắc phục được chuỗi những khó khăn, bất cập trên, nhằm đẩy nhanh tốc độ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, năng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho
nông dân, tiến đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững tạo tiền đề, cơ sở cho quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh thì vấn đề liên kết hóa trong sản xuất để tìm thị trường đầu ra cho
sản phẩm được coi là có vai trò quan trọng và then chốt nhất. Trong đó, sẽ tập trung giải quyết một
số vấn đề căn cơ sau:
- Liên kết giữa nông dân với nông dân: Trong thực tế nông dân có khối lượng sản xuất rất
lớn nhưng quy mô sản xuất còn quá nhỏ lẻ và manh mún. Bản thân nông dân thì lại phi bảo hộ, vốn
sản xuất rất ít. Vì vậy, khi có sản phẩm thì họ cứ bán tháo đi để chi trả cho các khoảng chi phí vật tư
mà họ đã mua thiếu hoặc vay mượn trước đó nên giá cả thường thấp. Mặt khác, đa phần nông dân
không có định hướng quy hoạch hoặc chạy theo phong trào mà thiếu thông tin thị trường nên
thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro khi cung vượt quá cầu. Cho nên cần phải triển khai thực
hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, đề án phát triển kinh tế trang trại đến năm 2020, được
UBND tỉnh phê duyệt nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển
rộng khắp, hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa có quy mô vừa và lớn cùng các tổ
chức kinh tế hợp tác khác chuyển dịch mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục củng cố, nâng chất những tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ nông
dân, hiệp hội ngành nghề hiện có để đi vào hoạt động thiết thực phục vụ tốt cho sản xuất nông
nghiệp và lợi ích của nông dân; đồng thời vận động nông dân tham gia vào các loại hình kinh tế hợp
tác phù hợp. Trong đó phát triển mạnh mô hình tổ hợp tác theo ngành nghề, lĩnh vực sản xuất và
hiệp hội ngành nghề trên tinh thần tự nguyện, tự giác, đảm bảo trên vùng nguyên liệu có hầu hết
nông dân tham gia; mỗi xã có từ 2 - 3 câu lạc bộ nông dân giỏi đã thông qua đào tạo là lực lượng
nồng cốt ở nông thôn. Hoạt động của hợp tác xã trong thời gian tới phải được đổi mới toàn diện;
ngoài việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, cần chú trọng mở mang ngành nghề, dịch vụ phù hợp
khả năng quản lý và nhu cầu của thị trường (tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, cung ứng điện, nước sạch,
vệ sinh môi trường, vận chuyển,….) và không chỉ làm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp mà còn tổ chức
hoạt động thương mại khác nhằm tăng thu nhập cho nông dân, tăng tích lũy cho đơn vị, thực sự là
chỗ dựa vững chắc cho nông dân.
- Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân: Bên cạnh hình thức liên kết ngang trong nông
dân thì liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến thông qua các hợp đồng để chủ động
nguồn hàng, ổn định chất lượng sản phẩm và bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, làm
gia tăng phần lợi ích của nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; đặc biệt là đối
với các mặt hàng xuất khẩu là sự sống còn cho cả doanh nghiệp và nông dân trong bối cảnh kinh tế
thị trường hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến trong
nước và xuất khẩu với nông dân còn quá lỏng lẻo. Phần lớn các hợp đồng hiện nay đều chưa có tính
chất pháp lý và các chế tài để xử lý dẫn đến tình trạng nông dân cứ sản xuất theo phong trào còn
doanh nghiệp thì không xây dựng được vùng nguyên liệu để có nguồn lực nhất định cho mình. Và
kết quả là giá trị hàng nông sản của ta thường xuyên bị ép cấp, ép giá dẫn đến nhiều bất lợi và thua
thiệt mà người thua thiệt chủ yếu là nông dân. Mới đây nhất câu chuyện về dưa hấu ở cửa khẩu
Lạng Sơn là một ví dụ. Năm 2009, khi nghe nói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc qua
đường tiểu ngạch có giá cao, nông dân nhiều địa phương trong cả nước không cần điều tra thiệt hư
về nhu cầu thị trường, không có điều kiện hợp đồng giữa người bán và người mua. Kết quả là lượng
dưa hấu dư thừa quá nhiều dẫn đến bị ép cấp ép giá, người kinh doanh dưa hấu bị lỗ vốn nặng còn
nông dân cũng không tiêu thụ được sản phẩm. Đối với mặt hàng lúa gạo, theo số liệu của viện chính
sách và chiến lược phát triển nông thôn. Năm 2008, nước ta đã xuất khẩu được 4,7 triệu tấn gạo đạt
giá trị hơn 2,8 triệu USD, đến năm 2009 xuất khẩu gần 6 triệu tấn gạo nhưng giá trị chỉ đạt hơn 2,6
triệu USD. Ngoài yếu tố giá cả thị trường thì nguyên nhân chủ yếu là do sức cạnh tranh yếu. Và với
cây màu An Giang như cây hành, cây ớt,…cũng không thoát khỏi số phận trên.
Cho nên cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức hội
ngành nghề, nhất là các doanh nghiệp nhà nước trong việc thu mua và chế biến nông sản, kinh
doanh vật tư nông nghiệp, cung cấp tín dụng,… thông qua các hình thức hợp đồng với nông dân để
chủ động cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ nông sản, nhất là ở khu vực sản xuất tập trung,
các chợ đầu mối và các cụm dân cư theo tinh thần QĐ 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khuyến khích và ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản
hàng hóa theo QĐ số 522/2002/QĐ-UB ngày 07/03/2002 của UBND tỉnh An Giang. Tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh hợp tác liên doanh, liên kết với các
doanh nghiệp trong khu vực ĐBSCL, ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Khai thác
tối đa kinh tế biên giới và mở rộng hợp tác thương mại với Campuchia, đặc biệt là các sản phẩm từ
cây màu. Có được như thế thì nông dân mới an tâm chuyển đổi sản xuất.
- Liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: Thực tế hiện nay cho thấy, vai trò của
các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề chưa thật sự phát huy được tính chuyên nghiệp trong
chuỗi sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Điều này được thể hiện:
Các doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm thị trường, còn ỷ lại quá nhiều vào các gối
hợp đồng xuất khẩu lớn từ Nhà nước: Nếu như trước kia ngoài hai quốc gia có sản lượng gạo xuất
khẩu lớn là Thái Lan và Hoa Kỳ, trong những năm gần đây lại xuất hiện nhiều quốc gia xuất khẩu
gạo mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Myanma,… đã làm cho thị trường lúa gạo thế giới
ngày càng cạnh tranh gây gắt, giá cả thiếu ổn định, rủi ro cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đầu
tư sản xuất cũng như thu nhập của nông dân. Và với An Giang là tỉnh có hơn 92,6% diện tích đất
nông nghiệp được gieo trồng là cây lúa và gần 80% dân số toàn tỉnh là nông dân thì mối lo ngại trên
càng nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, nếu so sánh các quốc gia nhập khẩu gạo lớn như: Philippin,
Indonesia, Negieria, Iran,…thì thị phần gạo nhập khẩu từ nước ta tại các quốc gia này luôn cao hơn
Thái Lan, nhưng trong khi đó Thái Lan lại là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với số lượng
hơn ta rất nhiều. Và điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo nước ta còn lệ thuộc quá nhiều vào các thị
trường lớn hiện nay.
Các doanh nghiệp thường xuyên cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua nông
sản trong nước cũng như việc vượt rào phá giá trong xuất khẩu. Và điều này đã làm cho nông sản
trong nước bị khủng hoảng thiếu giả tạo và giá trị nông sản xuất khẩu của ta thường bị ép giá hơn so
với các mặt hàng nông sản của các nước trong khu vực. Trong thời gian qua số phận của hạt gạo,
cây mía,…là ví dụ điển hình.
Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải nêu cao vai trò và trách nhiệm trong việc liên kết
ngang giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề với nhau, cũng như liên kết dọc với nông
dân. Để mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung và tỉnh nhà nói riêng ngày càng nâng cao sức cạnh
tranh, chủ động hơn trong tiêu thụ và điều tiết giá cả thị trường.
- Liên kết giữa Nhà nước với nhà doanh nghiệp và nhà nông:
Trong việc hỗ trợ của chính phủ đối với nông nghiệp và nông dân hiện nay còn quá
chung chung, cào bằng trong nông dân. Cần phải xem xét đánh giá lại là nông dân đã được hưởng
lợi ở mức nào từ nguồn hỗ trợ của chính phủ. Cho nên chính phủ và Nhà nước cần phải hỗ trợ mang
tính định hướng, trọng tâm, đúng đối tượng hơn mới đem lại lợi ích từ chính sách hỗ trợ. Ví dụ: cần
phải đẩy mạnh hỗ trợ cho nông dân trong vùng đã được quy hoạch chuyển đổi cụ thể, những đối
tượng tổ chức, hộ nông dân nào làm tốt mới có thể tiếp cận được với gối hỗ trợ để nâng cao chất
lượng và giá trị sản phẩm.
Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp có quá nhiều bất cập, chưa phù hợp
với điều kiện thực tiễn. Nhà nước cần phải tạo ra một luật chơi bình đẳng để các doanh nghiệp tham
gia thu mua xuất khẩu, tiêu thụ phải có trách nhiệm với nông dân. Vì thực tế là nhiều doanh nghiệp
không đủ năng lực tài chính, không đủ năng lực thu mua, xuất khẩu nông sản vẫn cứ lao vào tham
gia tranh thủ lợi dụng hỗ trợ từ Nhà nước gây rối loạn giá cả và thị trường. Mặt khác, những sản
phẩm tốt do nông dân thực hiện theo các quy trình an toàn chất lượng và những sản phẩm kém chất
lượng do những người lạc hậu lâu nay vẫn được đánh đồng lẫn lộn, khó lòng giữ vững để giúp nông
dân sản xuất hàng hóa một cách bài bản.
Nhà nước cần phải nâng cao vai trò chủ đạo hơn nữa trong việc quản lý, xử lý các hợp
đồng kí kết giữa doanh nghiệp với nông dân.
Tóm lại, từ trước đến nay trong sản xuất nông nghiệp ta vẫn áp dụng theo phương thức
cũ, làm ra sản phẩm rồi sau đó mới loay hoay tìm thị trường hoặc chạy theo lợi nhuận phong trào
mà ít chú ý đến đầu ra cho nông sản. Chính vì thế mà cái vòng luẩn quẩn, điệp khúc “được mùa lại
mất giá” cứ lặp đi lặp lại, nông dân lên líp trồng màu khi cây màu được giá, rồi nông dân lại sang líp
trồng lúa lại khi lúa có giá cao mà nguyên nhân mấu chốt là do quá trình liên kết giữa “4 nhà” còn
quá nhiều lỏng lẻo và bất cập. Vì vậy, để đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển theo hướng sản
xuất hàng hóa, quy mô lớn, ổn định và bền vững mà trước mắt là trong sản xuất vụ ba đòi hỏi ta cần
phải khắc phục những tồn tại hạn chế từ phương thức sản xuất cũ, nhanh chóng chuyển sang
phương thức sản xuất mới. Khi đó, thị trường đầu ra được đặt lên hàng đầu, vai trò của Nhà nước là
tiên phong và quan trọng nhất trong chuỗi liên kết “4 nhà”. Làm cho mối liên kết này ngày càng
chặt chẽ hơn, dung hòa lợi ích hơn. Trong đó:
- Dự báo thị trường: là nhiệm vụ chung của Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Trong đó Nhà nước và nhà doanh nghiệp sẽ giữ vai trò chủ đạo.
- Chọn đối tượng chuyển đổi sản xuất: Một khi đã dự báo được thị trường và đã có được
thị trường rồi thì dựa vào đặc điểm của từng tiểu vùng đã được quy hoạch mà chọn đối tượng sản
xuất cho phù hợp. Lúc này, nhà khoa học (khuyến nông), Nhà nước sẽ hướng dẫn, cung cấp giống,
các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ trong canh tác để nông dân áp dụng sản xuất, hỗ trợ vốn
vay ưu đãi cho doanh nghiệp và nông dân, giám sát quá trình sản xuất,….
- Đầu ra cho sản phẩm: đây là khâu cuối cùng của chuỗi sản xuất. Thông qua các hợp
đồng kí kết giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu, khi đó các nông
sản của nông dân sẽ được bao tiêu đầu ra và nông dân sẽ hưởng lợi nhuận từ bằng đến cao hơn mức
lợi nhuận đã thỏa thuận trong hợp đồng và các nhà doanh nghiệp chế biến khi đó sẽ có đủ nguồn lực
nhất định để giao hàng cho đối tác thông qua các hợp đồng đã được kí kết.
3.3.4 Tích lũy ruộng đất đi đôi với chuyển đổi tư liệu sản xuất
Nhằm đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và đạt được
những mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế “dịch vụ - thương mại,
công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp” cho hợp lý, theo hướng chuyển dịch tăng nhanh tỷ trọng khu
vực II và khu vực III; từng bước chuyển dịch dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, theo hướng giảm lao động khu vực nông nghiệp từ 66,75% (2008)
còn 59% (2010) đến năm 2020 là 50%, tăng lao động các ngành công nghiệp - xây dựng tương ứng
là 11,5% - 14% - 20%, tăng lao động các ngành dịch vụ tương ứng là 21,75% - 25% - 30% để giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động đang dôi dư trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Để
thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ như: đạo tạo, dạy nghề nâng
cao trình độ, năng lực cho dân cư nông thôn, đưa lao động nông thôn đi làm việc ngoài huyện, ngoài
tỉnh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,...mà
trong đó xây dựng các dự án và kêu gọi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư cơ
sở sản xuất, công nghiệp chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện liên quan đến các mặt hàng nông
sản chủ lực của tỉnh, đặc biệt là thủy sản, rau màu để thu hút lao động giải quyết việc làm tại chổ
được coi là tối ưu nhất.
Một khi có được cơ cấu lao động hợp lý, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày
càng giảm là điều kiện quan trọng để thực hiện việc tích tụ ruộng đất. Đây là mục tiêu cao nhất để
tiến đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Bởi vì, để thực hiện Công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chính sách
tích tụ ruộng đất sẽ tạo ra các trang trại sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn, hợp thành vùng sản
xuất tập trung chuyên môn hơn, gắn kết với công nghiệp chế biến và mạng lưới phân phối tiêu thụ,
thông qua hình thức “sản xuất theo hợp đồng” và chính sách giáo dục - đào tạo, khuyến nông để
hình thành một đội ngũ nông dân trẻ có học thức. Khi đó, một số doanh nghiệp chế biến nông sản,
để có nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng, cũng đã áp dụng hình thức tổ chức trang trại dự
phần. Doanh nghiệp thuê đất của các hộ nông dân, đầu tư giống, phân bón, khuyến nông và khoán
lại cho các hộ nông dân thực hiện quá trình sản xuất, tạo ra nông phẩm cung cấp cho nhà máy. Đó
cũng là một hình thức thuê đất để tích tụ ruộng đất tới qui mô đủ lớn và sản xuất theo hợp đồng.
Hoặc ruộng đất sẽ không còn xé nhỏ, manh mún nữa nếu những nông hộ sở hữu ruộng đất nhiều có
điều kiện sản xuất tốt hơn sẽ mua hoặc thuê đất từ những hộ có diện tích sản xuất ít, kém hiệu quả
để lập ra các trang trại sản xuất với quy mô lớn và tất nhiên là hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Còn
những nông hộ đã nhường đất thì cũng không phải sợ thất nghiệp vì họ có thể làm “công nhân nông
nghiệp” ngay trên mãnh ruộng trước kia của mình hay trở thành công nhân làm việc trong các xí
nghiệp, nhà máy. Kết quả là thu nhập của cư dân nông thôn sẽ tăng cao, đời sống người dân được
cải thiện nhanh chóng, tốc độ của quá trình đô thị hóa nông thôn sẽ nhanh và hợp lý. Điều này hoàn
toàn phù hợp với “chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” về Phát triển nông nghiệp và nông thôn
theo hướng bền vững. [8], [17], [23], [24]
KẾT LUẬN
Tóm lại, với diện tích đất canh tác gần phân nửa quỹ đất nông nghiệp gieo trồng cây hàng
năm toàn tỉnh, chiếm khoảng 20% sản lượng lương thực cả năm, trong đó sản lượng hoa màu thực
phẩm chiếm khoảng 40% sản lượng hoa màu thực phẩm cả năm của tỉnh cộng với những lợi thế so
sánh vô cùng thuận lợi. Vụ ba đã trở thành một trong ba vụ sản xuất chính trong năm. Và trong chủ
trương, đường lối phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng đã xác định, vụ ba là vụ đóng vai trò tiên
phong, có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Đang mở ra bước
ngoặt, hướng đi mới cho nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển ngày càng bền vững hơn. Từ thực tế
sản xuất vụ ba trong những năm qua cũng đã chứng minh được rằng:
- Sản xuất vụ ba đã phát huy được lợi thế tiềm năng đất đai, sản xuất theo hướng thâm
canh tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh lên gần 2,5 lần trong năm.
- Quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, quy mô lớn kết hợp với việc
phát triển ngành công nghiệp chế biến đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ngày
càng hợp lý hơn, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Và những thành
công bước đầu trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp đầu tư
theo chiều sâu các nông sản hàng hóa có lợi thế cao với đa dạng hóa các nông sản hàng hóa có giá
trị kinh tế, phục vụ cho xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp trên cùng một đơn
vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân đã khẳng định là hướng đi đúng, cần được tiếp tục
phát huy và đẩy nhanh hơn nữa trong những năm tới.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải gắn
liền với việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ
sinh học, công nghệ sau thu hoạch để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành nông sản hàng
hóa; tăng cường khả năng liên kết “4 nhà” ngày càng chặt chẽ hơn cũng như phát triển mạnh công
nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, mở rộng ổn định thị trường tiêu thụ, tăng cường kết cấu
hạ tầng và xây dựng nông thôn mới. Đó là những giải pháp quan trọng để góp phần đưa nông
nghiệp – nông dân – nông thôn An Giang chuyển sang giai đoạn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Tòng Anh (2005), Quyết định của nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên
địa bàn tỉnh An Giang, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Võ Tòng Anh, Dương Văn Nhã và CTV (2002), Nghiên cứu mối quan hệ lũ lụt, phù sa, dinh
dưỡng đất và năng suất lúa, Dự án Bắc Vàm Nao II.
3. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Cục Thống kê An Giang (2008), Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2008.
5. Nguyễn Minh Đông (2006), Hiệu quả luân canh lúa ba vụ với cây trồng cạn trong cải thiện khả
năng cung cấp đạm liên quan đến thành phần chất hữu cơ trong đất tại huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học đất, Đại học Cần Thơ.
6. Ngô Đình Giao (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc
dân, NXB Chính trị quốc gia.
7. TS. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. PGS. TS Vũ Trọng Khải (2008), “ Tích tụ ruộng đất – Trang trại và nông dân”, Báo Nông
Nghiệp, Đọc từ:
9. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành mũi nhọn ở Việt
Nam, NXB Khoa học Xã hội.
10. Huỳnh Đào Nguyên (2008), Hiện trạng canh tác và biện pháp cải thiện độ phì nhiêu đất, năng
suất lúa canh tác 3 vụ trong đê bao tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ khoa
nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
11. Dương Văn Nhã (2006), Nghiên cứu tác động của đê bao đến đời sống KT – XH và môi trường
tại một số khu vực có đê bao tại An Giang, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan.
12. PGS.TS Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục.
13. TS. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ
21, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
14. Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh An Giang (2007), Đánh giá môi trường tại các vùng đê bao
khép kín trên địa bàn tỉnh An Giang.
15. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh An Giang (2008), Báo cáo chính thức về diện
tích, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm; vụ Thu Đông từ 2003 – 2008.
16. Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh An Giang, Báo cáo kết quả hoạt động ngành
nông nghiệp từ năm 2003 đến 2008.
17. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh An Giang (2006), Điều chỉnh quy hoạch nông -
lâm nghiệp tỉnh An Giang năm 2010, Dự đoán đến năm 2020.
18. Bùi Tất Thắng, Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.
19. Trần Thị Mai Thi (2005), Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên Hợp Tác Xã
nông nghiệp Hòa Thuận, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Phát triển nông thôn, Đại học An Giang.
20. Lê Thông (2001), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
21. Trần Thị Xuân Thùy (2006), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang trong
thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm địa lý,
Đại học Cần Thơ.
22. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê 2008, NXN Thống kê.
23. Cổ Hoài Tới (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình canh tác 3 vụ lúa so với 2
vụ lúa – 1 vụ màu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát
triển nông thôn, Đại học An Giang
24. Phạm Danh Tướng (2009), “Cải thiện độ phì đất lúa 3 vụ trong đê bao An Giang”, Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh An Giang, Đọc từ:
25. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang (2008), Đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh An
Giang đến năm 2020.
26. VTV2 online (2010), Định hướng thị trường nông sản Việt Nam.
PHỤ LỤC
1. Các chỉ tiêu phân tích:
* Lợi nhuận: (RAVC: Return Above Variable Cost) thu nhập trên biến phí
RAVC = GR – TVC
Trong đó: GR = Sản lượng x Đơn giá; (GR: Gross Revenue)
TVC = Phí vật tư + Phí lao động; (TVC: Total Variable Cost)
Mục đích: tính lợi nhuận của các mô hình sản xuất tiên tiến, đánh giá được các mô hình này
có lợi nhuận cao hơn hay thấp hơn so với các mô hình phổ biến.
* Hiệu quả đồng vốn: (TVCE: Total Variable Cost Efficiency)
TVCE = RAVC/TVC
Mục đích: tính được một đồng vốn biến phí mang lại bao nhiêu đồng lãi.
* Lợi tức/nhân tố đầu tư:
GR - TVC
FACTOR….A
Trong đó: nhân tố A (Factor A) là lao động hoặc vật tư.
Mục đích: đánh giá mức sử dụng đồng vốn và công lao động so với lợi nhuận thu được từ các
mô hình sản xuất.
* Tỷ số lợi nhuận mô hình sản xuất tiên tiến/phổ biến
RACV2
RB = (RB: Rate of Benefit)
RAVC1
Trong đó:
RACV2: lợi nhuận mô hình sản xuất tiên tiến
RACV1: lợi nhuận mô hình sản xuất phổ biến
* Tỷ số lợi tức/chi phí biên: (Marginal Benefit Cost Rate) là tỷ số giữa lợi nhuận tăng
thêm và chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích 1 ha.
RACV2 - RACV1
MRR =
TVC2 – TVC1
Trong đó:
RACV2 : lợi nhuận mô hình sản xuất tiên tiến
RACV1: lợi nhuận mô hình sản xuất phổ biến
TVC2: tổng chi phí mô hình sản xuất tiên tiến
TVC1: tổng chi phí mô hình sản xuất phổ biến
Mục đích: tính được lợi nhuận tăng thêm khi chi phí gia tăng của các mô hình tiên tiến so với
mô hình phổ biến.
* Tỷ doanh thu/chi phí biên: (MRCR: Marginal Revenue Cost Rate): là tỷ số giữa mức
thu tăng thêm và mức chi tăng thêm trên một đơn vị diện tích 1 ha của mô hình tiên tiến so với mô
hình phổ biến.
GR2 – GR1
MRCR =
TVC2 – TVC1
Trong đó:
GR2: tổng thu mô hình sản xuất tiên tiến
GR1: tổng thu mô hình sản xuất phổ biến
TVC2: tổng chi phí mô hình sản xuất tiên tiến
TVC1: tổng chi phí mô hình sản xuất phổ biến
Mục đích: so sánh doanh thu tăng thêm giữa các mô hình sản xuất tiên tiến với mô hình sản
xuất phổ biến:
Nếu MRCR > 1 thì doanh thu mô hình sản xuất tiên tiến hiệu quả hơn mô hình sản
xuất phổ biến.
Nếu MRCR = 1 thì hiệu quả đầu tư không thay đổi.
Nếu MRCR < 1 thì doanh thu mô hình sản xuất tiên tiến không hiệu quả bằng mô
hình sản xuất phổ biến.
- Các tỷ số RAVC, TVCE, lợi tức/nhân tố đầu tư: phản ánh hiệu quả kinh tế của bản thân mô
hình đó.
- Các tỷ số RB, MRCR, MRR: dùng để so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình tiên tiến so với
mô hình phổ biến. Khi các tỷ lệ này bằng nhau thì tiếp tục xét đến các tỷ số RAVC, TVCE, lợi
tức/nhân tố đầu tư để xác định mô hình nào hiệu quả hơn.
2. Ảnh hưởng tiêu cực của việc sản xuất liên tục ba vụ lúa trong năm
qua nhiều năm.
Ảnh hưởng đến năng suất
Nghiên cứu của Olk và Cassman (2002), năng suất ban đầu của lúa đạt đến tiềm năng tối
đa, sau đó giảm khoảng 35% khi canh tác hai, ba vụ liên tục 20 - 30 năm. Kết quả thí nghiệm trên
đất lúa ba vụ ở Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế Philippines, năng suất lúa giảm khi canh tác liên tục 24
năm khoảng 3 tấn/ha (mùa khô) tương ứng 38% và 2 tấn/ha vào mùa mưa tương ứng giảm 50% so
với năng suất ban đầu (Cassman et al., 1995). Năng suất hạt có liên quan đến lượng N hữu dụng
trong đất và khả năng hấp thu N của cây trồng (Cassman et al., 1997). Giảm dần khả năng cung cấp
N của đất, hiệu quả hấp thu N và sử dụng phân N chưa hiệu quả có thể là nguyên nhân làm giảm
năng suất (Cassman et al., 1995; Dawe et al., 2000; Dobermann et al., 2000).
Ở 30 thí nghiệm dài hạn vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới của Châu Á, với hệ thống độc
canh cây lúa nước cho thấy tất cả năng suất đều giảm, tuy nhiên năng suất vào mùa khô có thuận lợi
hơn (Dawe et al., 2000).
Trong thí nghiệm dài hạn của Ladha et al. (2003) có 22% trường hợp năng suất lúa giảm,
là do sự suy giảm C tổng số, N, Zn và P hữu dụng trong đất làm giảm sự phát triển của cây trồng,
giảm bức xạ mặt trời và tăng nhiệt độ tối thiểu là những tiềm năng làm cho năng suất lúa giảm.
Theo Schmidt-Rohr et al. (2004), tăng vụ lúa nước trong thời gian dài dẫn đến giảm năng
suất một cách ý nghĩa, là do giảm sự hữu dụng của nitrogen trong đất, mà phần lớn bị giữ ở chất
hữu cơ trong đất. Qua phân tích lượng tăng trong đất canh tác ba vụ lúa, nitrogen amide có cấu trúc
vòng thơm trong thành phần acid humic ở đất lúa ba vụ ngập liên tục, vì nitrogen liên kết trong hợp
chất hữu cơ không hữu dụng cho cây trồng, điều này có thể giải thích làm cho năng suất giảm.
Nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của giảm năng suất lúa trong điều kiện canh tác ba vụ
liên tục cho thấy do cây trồng giảm sự hấp thu lượng đạm hữu cơ trong đất, do giảm sự khoáng hóa
đạm trong suốt mùa vụ (Cassman et al., 1995; Dobermann et al., 2000). Theo Olk et al. (2006) là do
sự thiếu N, làm giảm sự hấp thu N từ đất vào giữa vụ, ức chế sự khoáng hóa N liên quan đến sự tích
lũy N xãy ra đồng thời với sự tích lũy phenol trong đất. Nghiên cứu ở Philippines cho thấy canh tác
lúa nước liên tục trong thời gian dài năng suất giảm là do cây trồng giảm sự hấp thu nitrogen
khoáng hóa từ chất hữu cơ trong đất. Kết quả phân tích đất cho thấy có sự tích lũy hợp chất phenolic
lignin trong chất hữu cơ. Qua phân tích nuclear magnetic resonance spectroscopy về lượng lignin -
liên quan đến nitrogen được tìm thấy ở đất lúa ba vụ trong các thí nghiệm dài hạn ở Philippines.
Phân hũy yếm khí của tồn dư thực vật là điểm đặc trưng của cây trồng trong điều kiện yếm khí thúc
đẩy sự tích lũy hợp chất phenolic lignin và kết hợp với N trong đất (Olk et al., 2006).
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), trên đất phù sa không phèn, yếu tố giới hạn
năng suất chính là chất dinh dưỡng và bón phân sẽ làm gia tăng năng suất cây trồng rõ rệt. Trong
điều kiện trồng lúa ba vụ nhiều năm, tầng đế cày sẽ dày lên theo thời gian là yếu tố giới hạn bộ rễ
phát triển, làm ảnh hưởng đến khả năng hút dinh dưỡng của đất (Dương Văn Nhã, 2006). Trồng ba
vụ lúa liên tục trong năm sẽ dẫn đến kết quả là: đạm tổng số, chất hữu cơ, lân tổng số có khuynh
hướng giảm dần theo thời gian (Trần Quang Tuyến, 1997).
Với việc độc canh cây lúa, sản xuất hai hay ba vụ lúa trong năm thì cả lượng phân bón sử
dụng, thời gian đất ngập nước và tổng lượng chất hữu cơ để lại từ rễ lúa và gốc rạ đều tăng. Do đó
dưới điều kiện yếm khí, hoạt động của vi sinh vật giảm, tồn dư của cây trồng tích lũy dần trong chất
hữu cơ của đất lúa. Duy trì độ phì nhiêu của đất dưới điều kiện tăng vụ là vấn đề được đặt ra, cây
trồng canh tác liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân làm thay đổi đặc tính đất (Cassman et al.,
1995).
Theo Cassman et al. (1995, 1997), canh tác lúa liên tục sau 10 năm năng suất giảm được
xác định do các nguyên nhân: (1) giảm đặc tính di truyền của giống lúa, (2) do thay đổi khí hậu, (3)
thời gian dài làm thay đổi hóa tính của đất ngập nước ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng
của đất, (4) thay đổi chất lượng chất hữu cơ của đất làm giảm khả năng cung cấp N của đất, (5) vi
sinh vật trong đất ngập nước thay đổi, (6) thiếu N hoặc ngộ độc do các dinh dưỡng khác như Zn, B,
(7) giảm sự hấp thu N từ rễ, (8) giảm số lượng, mật số rễ, (9) canh tác liên tục làm tăng áp lực sâu
bệnh hại. Thí nghiệm dài hạn của Cassman và Pingali (1995b), cây lúa được trồng liên tục dưới điều
kiện ngập nước, dịch hại được quản lý tốt nhưng năng suất giảm, cho thấy chất lượng đất bị giảm.
Ảnh hưởng khả năng cung cấp đạm hữu dụng ở đất lúa
Đất bị ngập nước làm thay đổi lý, hoá, sinh học ảnh hưởng lớn đến động thái của độ phì
nhiêu đất và sự phát triển của cây lúa nước (Sahrawat, 2004). Đạm là yếu tố giới hạn năng suất chủ
yếu trên đa số loại đất và cây trồng ở ĐBSCL, ở đất phù sa có hàm lượng đạm từ trung bình đến
khá. Cây lúa hấp thu 2/3 tổng lượng N từ đất, còn lại 1/3 từ phân vô cơ (Koyama, 1975; Patrick và
Reddy, 1976). Sự mất N từ phân vô cơ và hiệu quả sử dụng phân kém, vì vậy nguồn N cung cấp từ
đất quan trọng cho sự phát triển của lúa (Vo Thi Guong et al., 1994). Nghiên cứu của Olk et al.
(2007), một lượng lớn nitrogen trong đất sẽ phóng thích từ từ dưới dạng hữu dụng cho cây trồng. Ở
Châu Á nhiệt đới, năng suất hạt và cây trồng hấp thu lượng N phóng thích giảm dài hạn đối với
canh tác lúa nước hai – ba vụ trong năm. Khả năng cung cấp N của đất cao cũng có liên quan đến
chứa nhiều C hữu cơ và sự khử Fe (Sahrawat và Narteh, 2003).
Sự tăng vụ có liên quan đến tình trạng đất ngập liên tục. Trong một số thí nghiệm, canh
tác lúa liên tục 20 – 30 năm sự sinh trưởng của cây giảm, cây thiếu N vào giai đoạn từ giữa đến cuối
chu kỳ sinh trưởng, do lượng N hữu dụng trong đất giảm, lượng N tổng số trong đất thì không thay
đổi, thậm chí còn tăng (Cassman et al., 1995).
Trong thời gian dài, cây trồng hấp thu đạm từ nguồn chất hữu cơ của đất giảm dưới điều
kiện sản suất lúa nước (Oryza sativa L.) liên tục. Giảm sự hữu dụng thì có liên quan đến sự tích lũy
hợp chất phenolic lignin trong chất hữu cơ của đất, hợp chất này sẽ kiềm giữ đạm. Có giả thuyết cho
rằng giảm lượng N hữu dụng nguyên nhân chủ yếu từ phân hũy yếm khí của tồn dư cây trồng trong
đất, phân 15N- đánh dấu được sử dụng ba lần trong một vụ để so sánh phân hũy yếm khí với phân
hũy háo khí đối với mô hình lúa – lúa và lúa – bắp. Kết quả cho thấy có sự ức chế N khoáng hóa đối
với mô hình lúa – lúa khi tồn dư thực vật được phân hũy yếm khí, cả N15 và N tổng số đều bị cố
định từ giữa giai đoạn sinh trưởng của cây (Olk et al., 2007).
Ở mô hình lúa – lúa, số lượng hợp chất phenolic chiếm 35% với điều kiện phân huỷ yếm
khí cũng như phân huỷ háo khí. Sự tích luỹ hợp chất phenol làm ức chế sự khoáng hoá N ở mô hình
lúa – lúa với sự phân huỷ yếm khí của tồn dư thực vật, giả thiết cho rằng hợp chất phenolic lignin
kết hợp với N hữu cơ khi canh tác lúa liên tục, canh tác ba vụ lúa trong thời gian dài (Schmidt -
Rohr et al., 2004).
Đất ngập nước thường xuyên thuận lợi cho sự tích lũy các hợp chất lignin trong đất và sự
phân hũy mùn ở đất ngập nước xãy ra với tốc độ chậm hơn đất không ngập nước (Nguyễn Xuân Cự,
2005). Khi ngập nước thường xuyên, thiếu oxy làm hạn chế hoạt động của vi sinh vật đất, là nguyên
nhân chính làm trì hoãn sự phân hũy lignin, dẫn đến tích lũy các nhóm phenolic, có nguồn gốc từ
lignin vào thành phần mùn của đất (Olk và Cassman, 2002). Sự tích lũy của tồn dư lignin phenolic
làm giữ chặt lượng N trong đất (Olk et al., 1998; 2006).
Canh tác lúa hai vụ lúa trong năm trong thời gian dài ở vùng nhiệt đới làm giảm N hữu
dụng trong đất và năng suất hạt, trong đất tích lũy phenols. Trong suốt 4 năm, điều kiện phân hũy
yếm khí dẫn đến làm giàu hợp chất phenolic và giảm sự khoáng hóa N từ chất hữu cơ (22 kg N/ha)
so với phân hũy thoáng khí. Sự ức chế khoáng hóa N có liên quan đến giàu hợp chất phenol vào
giữa đến cuối vụ, sinh khối của chất thải thực vật đạt cao nhất. Phân hũy yếm khí của chất thải thực
vật ức chế sự khoáng hóa N trong suốt giai đoạn sinh trưởng và làm tích lũy hợp chất phenol, trong
thời gian dài giảm năng suất hạt (Olk và Cassman, 2002). Phân huỷ yếm khí của tồn dư thực vật
thường xãy ra khi canh tác lúa nước ở Châu Á, là nguyên nhân làm giảm sự hấp thu N từ đất của
cây trồng xãy ra khi canh tác lúa liên tục, không chỉ đơn thuần là số lượng N khoáng hoá mà còn
liên quan đến thời gian khoáng hoá N, liên quan đến nhu cầu N của cây trồng (De Datta, 1981).
N hữu dụng bị kiềm giữ ở đất lúa ngập nước thì cao hơn so với trong đất thoáng khí
(Ponnamperuma, 1976; Dobermann và Fairhurst, 2000). Sự khoáng hoá chất hữu cơ và sự bất động
nitrogen ở đất ngập nước ít hơn đất thoáng khí (Borthakur và Mazunda, 1968).
Ở vùng thâm canh lúa ba vụ trong năm, độ phì nhiêu đất thấp, đất bị nén dẽ, vì thế yếu tố
vật lý đất có ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của bộ rễ và giảm tiến trình sinh học trong đất:
giảm sự khoáng hoá và sự cung cấp N trong đất thông qua sự khoáng hoá N hữu cơ (Trần Bá Linh
và ctv, 2002).
Phân 15N được sử dụng cho lúa để so sánh rơm rạ phân huỷ trong điều kiện yếm khí và
háo khí. Kết quả cho thấy sự phóng thích 15N dưới dạng hữu dụng khi rơm rạ phân huỷ trong điều
kiện háo khí nhiều hơn là phân huỷ ở điều kiện ngập nước (Olk et al., 2007).
Ảnh hưởng đến tình trạng khử của đất
Đất ngập nước làm thay đổi hàng loạt tính chất lý – hoá – sinh học đất và các chất dinh
dưỡng quan trọng của cây lúa. Khi ngập nước, rễ chịu ảnh hưởng điển hình bởi sự thiếu oxy và hàng
loạt những thay đổi do tình trạng khử, giữa đất và không khí cản trở (Ponmamperuma, 1981). Ở lúa
ngập nước, gần chóp rễ tiềm thế oxy hoá khử tăng đáng kể. Sự khử ở vùng rễ xảy ra khác nhau,
mạnh nhất ở 1 mm trở lại, đất khử đến 4 mm, sự khử yếu dần. Tiến trình oxy hoá xãy ra ở vùng rễ
phụ thuộc vào lượng oxygen cung cấp đến rễ (Flessa và Fischer, 1992).
Tiềm thế oxy hóa khử (redox potential: Eh) chỉ tình trạng oxy hoá hay tình trạng khử
trong đất, là một trong nhiều tiêu chuẩn chất lượng khó của đất đặc biệt trên đất lúa (Tanji et al.,
2003). Cây trồng cạn sẽ không phát triển bình thường trong điều kiện khử kéo dài. Cây lúa thì
ngược lại, phát triển bình thường trong điều kiện ngập nước vì có một hệ thống chuyển vận oxy từ
thân lá đến rễ (Đặng Thị Thanh Loan, 2007). Tình trạng khử ở đất lúa ngập nước được đo bằng tiêu
chuẩn, quá trình oxy hóa khử ở đất lúa xảy ra nhanh và thay đổi lớn ở điều kiện ngập yếm khí (De
Laune et al., 1981). Trong đất lúa giàu chất hữu cơ ngập nước, đất khử cao, bộ rễ có triệu chứng
phát triển rất kém có liên quan đến các hợp chất giảm sự tăng trưởng được sinh ra trong tiến trình
khử (acid hữu cơ, sulfide, CO2). Trong đất lúa bị ngập lâu ngày, điều kiện khử mạnh, các chất khử:
Mn2+, Fe2+, H2S có thể tích luỹ cao đến mức gây độc cho sự phát triển của lúa (Đặng Thị Thanh
Loan, 2007; Nguyen Bao Ve et al., 2002). Và sự thay đổi nhanh xảy ra ở đất lúa là do sự phân huỷ
chất hữu cơ bao gồm rơm rạ (Tanji et al., 2003).
Ảnh hưởng đến chất hữu cơ trong đất
Chất hữu cơ đóng vai trò chủ yếu ở đất ngập nước. Chất hữu cơ trong đất là nguồn cung
cấp N ở đất lúa nước (Ponnamperuma, 1984) và là chỉ số của N hữu dụng ở đất lúa nước. Mối quan
hệ giữa chất hữu cơ và sự khoáng hóa N là điều kiện để xác định nhu cầu N ở đất lúa nước. Cả số
lượng và chất lượng chất hữu cơ ảnh hưởng đến sự khoáng hóa N ở đất lúa nước (Sahrawat, 2006).
Sự thay đổi khí hậu và cách sử dụng đất có ảnh hưởng ý nghĩa đến động thái chất hữu cơ trong đất,
đặc biệt quan tâm đến tỉ lệ vòng quay của đất (Rustad et al., 2001; West và Marland 2002). Tính
hoá học tự nhiên của chất hữu cơ trong đất trở nên kém mùn hơn với sự tăng canh tác lúa nước và
đất bị ngập nước (Olk et al., 1996; 1998).
Theo Howeler và Bouldin (1971), ở đất ngập nước tỉ lệ phân hũy chất hữu cơ thấp do
thiếu oxygen . Ở đất lúa, sự phân huỷ chất hữu cơ thường giới hạn nên dẫn đến tích luỹ chất hữu cơ
ở điều kiện ngập, làm tăng nồng độ phosphorus và làm giảm potassium (Chen-Ming et al., 1994).
Với các sản phẩm phân huỷ, chất hữu cơ được chia làm 2 dạng: (1) dạng hữu dụng chiếm 10 – 20%
tổng số chất hữu cơ trong đất, (2) dạng khó phân huỷ có cấu trúc đa phân tử, đây là thành phần
chính liên kết với các khoáng sét tạo nên đất hữu cơ (Brady và Well, 1996).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH035.pdf