MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TRƯỚC TÁC CỦA PHAN HUY CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CUỐI THẾ KỶ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1 Phan Huy Chú và ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến sự nghiệp trước tác của ông.
1.1.1 Vài nét về tác giả
1.1.2 Gia đình và dòng họ
1.2 Ảnh hưởng của xu hướng biến đổi quan niệm “văn sử triết bất phân” trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX tới quá trình biên soạn khảo cứu của Phan Huy Chú.
1.2.1 Trào lưu văn học
1.2.2 Trào lưu khảo chứng lịch sử
1.3 Lịch triều hiến chương loại chí bộ bách khoa toàn thư của dân tộc.
1.3.1 Tìm hiểu qua về thể loại chí
+ Nguồn gốc và đặc tính
+ Sự kế thừa và phát huy thể loại này của một số nhà soạn sử Việt Nam
1.3.2 Cấu tạo nội dung của lịch triều hiến chương loại chí
+ Cấu tạo và nội dung ( qua đó thể hiện sự đồ sộ của tác phẩm)
+ Đánh giá chung về tác phẩm LTHCLC (lịch triều hiến chương loại chí.)
CHƯƠNG II: BỘ PHẬN SƯU TẦM BIÊN KHẢO VĂN HỌC TRONG LỊC TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ
2.1 Nội dung và kết cấu văn tịch chí
2.1.1 Nội dung
2.1.2 Kết cấu văn tịch chí
2.2 Văn tịch chí thể hiện tư duy phân loại của nhà biên khảo sưu tầm sử học.
2.2.1 Cách phân loại trong văn tịch chí thể hiện tư duy khoa học logíc
2.2.2 Phân loại có hệ thống và trình tự
2.3 Giá trị tư liệu văn học
2.3.1 Văn học là bộ phận quan trọng trong trước tác.
2.3.2 Đính chính, sửa chữa những lỗi sai, thêm vào những tác phẩm còn thiếu.
2.3.3 Nhận xét đánh giá, phê bình một cách khách quan, chính xác.
CHƯƠNG III: SÁNG TÁC THƠ VĂN CỦA PHAN HUY CHÚ
3.1 Quan niệm văn chương của Phan Huy Chú được thể hiện qua sự phân biệt giữa trước thuật và sáng tác.
3.1.1 Một số quan niệm về thơ văn của những người đi trước và cùng thời với Phan Huy Chú.
3.1.2 Quan niệm thơ văn của Phan Huy Chú
3.2 Vài nét về tác phẩm thơ văn.
3.2.1 Vài ý kiến khác nhau xoay quanh các tác phẩm của Phan Huy Chú.
3.2.2 Những tác phẩm chính
3.3 Giá trị văn học trong sự nghiệp sáng tác của Phan Huy Chú
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét trong lịch sử phát triển nền văn hoá, văn học của dân tộc. Giai đoạn này không chỉ xuất nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, những nhà chính trị quân sự tài ba, những nhà bác học lớn, mà nó còn thể hiện một bước phát triển mới về tư duy khoa học.
Trong lĩnh vực văn học giai đoạn này đã đạt được những thành tựu quan trọng với nhiều những tác phẩm lớn như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và một số truyện nôm nổi tiếng như Sơ kính tân trang, Hoa tiên thể hiện một tư duy văn học mới. Đặc biệt là tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí tuy chưa đạt đến mức độ hoàn chỉnh của một tiểu thuyết chương hồi nhưng dù sao nó cũng đánh dấu cho sự phát triển của tư duy văn học khác với tư duy sử học.
Về mặt sử học cũng có rất nhiều biến đổi. Thời kỳ này xuất hiện một cách rầm rộ các tác phẩm khảo sử, không chỉ về chất lượng mà đặc biệt có những biểu hiện mới về phương pháp khảo cứu lẫn tư tưởng chi phối công việc biên khảo. Thêm nữa vấn đề văn sử triết tiếp tục bất phân nhưng đã có những bước tiến (so với các nhà khảo chứng trước đó.) Lịch triều hiến chương loại chí là một trong những tác phẩm được Phan Huy Chú biên khảo sưu tầm, có nội dung rộng lớn, bao quát nhiều mặt trong xã hội, đồng thời nó cũng thể hiện được một bước phát triển trong tư duy nghiên cứu khoa học.
Những bước tiến về tư duy ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Vì sao Phan Huy Chú lại có được những bước tiến ấy, Cái gì đã tác động đến ông? Đặc biệt với tư cách là nhà sử học nhà sưu tầm, biên khảo ông đã có những đóng góp như thế nào đối với nền văn học Việt Nam? Nghiên cứu đề tài này không chỉ giúp cho chúng ta tìm hiểu được một giai đoạn phát triển mới về tư duy khoa học mà còn cho chúng ta thấy được những giá trị văn học của dân tộc mà nhà trước thuật Phan Huy Chú đã làm được. Hơn nữa còn cung cấp cho người đọc một vốn tư liệu vô cùng phong phú, nhiều mặt đặc biệt là đối với những người nghiên cứu văn học trung đại cũng như những người yêu thích văn học cổ Việt Nam. Đó là một trong những lý do mà chính mà chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Mục đích ý nghĩa của đề tài
Phan Huy Chú là một trong những nhà sử học nhà nghiên cứu biên khảo sưu tầm. Nghiên cứu Phan Huy Chú cũng như tác phẩm lịch triều hiến chương loại chí Nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta không những tìm hiểu được giá trị đích thực của bộ sách về nhiều mặt như: tư tưởng, phương pháp tư duy khoa học của Phan Huy Chú, đặc biệt là với những người nghiên cứu văn học cổ thì đây là một trong những tài liệu vô cùng quý giá.
Nghiên cứu đề tài này giúp cho chúng ta có một cái nhìn bao quát, tổng thể về những giá trị văn chương đích thực của một nhà sử học làm được đối với nền văn học Việt Nam. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nền văn hoá văn hiến của dân tộc ta qua sự việc sưu tầm, biên khảo và đánh giá của nhà trước thuật Phan Huy Chú.
3. Lịch sử vấn đề
Phan Huy Chú không chỉ là nhà khoa học nhà nghiên cứu sưu tầm, biên khảo mà còn là một trong những hiện tượng nổi bật của thế kỷ XVIII - XIX, do vậy có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, tham luận với những đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau xoay quanh con người và tác phẩm của ông.
Ngay từ những năm 1961 nhà xuất bản sử học đã in bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí do tổ phiên dịch của viện sử học Việt Nam đã phiên dịch và chú giải toàn bộ tác phẩm này. Nó được chia làm 4 tập gồm 49 quyển). Có thể nói đây là một trong những văn bản có giá trị lớn mà những người trong tổ biên dịch lịch sử đã làm được.
Một số các nhà biên chép soạn sử như Trần Văn Giáp đã viết những cuốn sách như Lược chuyện các tác gia việt nam, Tìm hiểu kho sách hán nôm đã sử dụng một số tư liệu về tác phẩm của Phan Huy Chú và có những lời nhận xét về ông tuy nhiên những tác phẩm này mang tính khảo lược và khái quát nên chỉ điểm qua về tác giả và tác phẩm chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể.
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Phan Huy Chú, năm 1983 sở văn hoá thông tin Hà Sơn Bình đã xuất bản cuốn Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy. Đây là cuốn sách tập chung những bài viết của các giáo sư, các nhà nghiên cứu, của các cơ quan khoa học về nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh con người, gia đình dòng họ và những giá trị của tác phẩm. Cuốn sách tập hợp những bài viết, những bài tham luận ở nhiều mặt khác nhau do vậy nó chưa có tính thống nhất, đi sâu vào một vấn đề cụ thể.
Vũ Tiến Quỳnh trong tác phẩm phê bình và bình luận văn học của các nhà văn nhà nghiên cứu việt nam (Nhà xuất bản văn nghệ – TP. Hồ Chí Minh.1989) đã có bài viết về Phan Huy Chú, trong bài này tác giả đã khẳng định được giá trị của văn tịch chí đồng thời cũng đánh giá được những cái ông làm được so với người đi trước.
Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt nam văn học sử yếu đã có những nhận xét chung đánh giá về cuốn lịch triều hiến chương loại chí, ngoài ra ông còn giới thiệu những tác phẩm của Phan Huy Chú và trích lời tựa của lịch triều hiến chương loại chí . Nhìn chung thì ông đã khái quát qua những nét chính cơ bản về tác phẩm và tác giả song nó mang tính sơ luợc chứ chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể.
Trong cuốn Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học (nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2002) Phương Lựu đã trích dẫn những quan niệm viết văn, chép sử của nhiều tác gia từ trung đại đến hiện đại trong đó có trích dẫn những quan niệm về văn cũng như chép sử của Phan Huy Chú.
Cuốn Văn học việt nam dưới góc nhìn văn hoá của Trần Nho Thìn (xuất bản năm 2003) có bài viết: Một vài vấn đề đặt ra xung quanh việc phân loại thư tịch của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú. Tác giả đã phân tích đánh giá việc phân loại thư tịch của hai tác giả trên để đưa ra nhận xét về quan niệm văn của thời xưa cũng như tư duy phân loại. Bài viết chủ yếu nghiêng về nghiên cứu thể loại văn học nhiều hơn .
Nhìn chung còn rất nhiều những cuốn sách, những bài tham luận, nghiên cứu viết về những vấn đề khác nhau có liên quan đến tác giả tác phẩm hay nghiên cứu một mặt nào đó về giá trị, tư tưởng, chính trị xã hội hay lịch sử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Theo nội dung của đề tài đưa ra chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là văn bản Lịch triều hiến chương loại chí, cụ thể là phần Văn tịch chí trong trước tác của Phan Huy Chú.
Thứ hai là những tác phẩm khảo cứu biên soạn của những tác gia trước và sau Phan Huy Chú. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng những bài viết, bài tham luận, những bài nghiên cứu phê bình có liên quan đến đề tài của luận văn.
Luận văn này chủ yếu là nghiên cứu về bộ phận văn chương trong trước tác của Phan Huy Chú chứ không phải nghiên cứu toàn bộ trước tác của ông nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn trong phần văn tịch chí của Lịch triều hiến chương loại chí.
5. Phương pháp thực hiện
Luận văn chủ yếu thực hiện phương pháp mô tả, phân tích, đánh giá trước tác trên cơ sở dữ liệu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh văn bản học và các phương pháp thường dùng khác.
6. Những đóng góp của luận văn
Trước tiên với những vấn đề được đưa ra và giải quyết ở luận văn sẽ đưa đến cho người đọc một cách nhìn tổng thể về giá trị văn chương trong trước tác của Phan Huy Chú
Giúp người đọc có thêm những tư liệu liệu tổng hợp khi nghiên cứu hay tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh bộ phận văn chương trong trước tác của Phan Huy Chú.
Hơn nữa luận văn còn cho chúng ta thấy những đóng góp không chỉ về mặt tư liệu văn học mà cả về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học với một tư duy mới của nhà trước thuật cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I. Trước tác của Phan Huy Chú trong đời sống văn hóa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX.
Chương II. Bộ phận sưu tầm biên khảo văn học trong lịch triều hiến chương loại chí
Chương III. Sáng tác thơ văn của Phan Huy Chú
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sáng tác thơ văn của Phan Huy Chú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn được.”
Trong phần thi văn phải nói những lời bình của Phan Huy Chú thật “đắt” khiến cho người đọc cảm nhận được cái thần thái của từng nhà thơ, có thể gọi đó là “phong cách” riêng của từng người, không ai giống ai. Chỉ có người nào thực sự có tài mới cảm nhận được ý tứ sâu sắc chứa ẩn trong từng câu, từng chữ của các bậc tiền bối. Và cũng chỉ người nào có tài mới có thể viết ra được những lời bình ngắn gọn mà xúc tích đến vậy. Qua lời bình luận và những bài thơ, câu thơ trích dẫn giúp chúng ta cảm nhận một cách đầy đủ và thấu đáo hơn ý nghĩa của nó. Đồng thời cũng phần nào là cơ sở tư liệu quí báu cho thế hệ sau tìm hiểu nghiên cứu.
Phan Huy Chú luôn tôn trọng tính khách quan khi làm việc đặc biệt là tính chính xác của tư liệu khi đưa làm dẫn chứng, đối với ông sự thật là một trong những yêu cầu quan trọng và không thể thiếu đối với công việc trước tác của mình . Do vậy mà khi đưa ra những dẫn dụ ông luôn có chú dẫn để nói rõ nguồn gốc của nó. Nếu tham khảo hoặc dẫn dụ sách của Trung Quốc, hay trong nước ông cũng nói rõ. Trong mục phàm lệ ông có viết “ Các sách của Trung Quốc dẫn chứng vào thì có các bộ như Chu Lễ, Hai mươi mốt bộ sử, Văn hiến thông khảo, Đại hạ diễn nghĩa, Đại Thanh hình luật. Còn sự dẫn dụng sử sách của nước ta thì mục lục đã chép đủ ở văn tịch chí rồi không kể lại thêm thừa.” Thêm nữa ông muốn chính xác khi bình luận nên ông cũng chú trọng đến những ý kiến của những người đi trước, tìm hiểu thêm ở họ những kiến thức cũng như cách nhìn nhận, tư tưởng để sao cho có những lời nhận xét và bình luận một cách chuẩn xác mà không sai lệch, cũng trong mục phàm lệ ông khẳng định điều này” Sự biên chép ở sách này từ thượng cổ, xuống đến cuối thời Lê chứng dẫn đều có điển tích. Về các sử thần bàn luận có phát minh được điều gì đều chép vào để xem. Nếu có chỗ nào phải hay trái nên đính chính lại thì tôi lấy ý riêng để cân nhắc, biện luận ở dưới rồi nêu lên một chữ “án” lên đầu để phân biệt. Đó là vì đắn đo sự lý tìm đến lẽ phải, không dám chê bai xằng bậy “. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong cách làm việc của ông không đơn giản và đơn thuần chỉ là biên chép lại theo cách thông thường mà ở đây chính là một tư duy, một phương pháp làm việc nghiêm túc và khoa học.
Trở lại với những điều chúng ta vừa trình bầy ở trên Phan Huy Chú đã không chỉ để lại cho chúng ta những kiến thức quan trọng về văn chương mà với một số lượng hơn 200 đầu sách cùng những bài tựa, bài thơ, câu thơ được trích dẫn, và cả những lời đánh giá nhận xét Phan Huy Chú thực sự đã để lại cho chúng ta một khối lượng tư liệu lớn, một bản thư mục tương đối đầy đủ về thơ văn của các đời, trong khi tình hình văn bản đặc biêt là văn bản chữ hán bị thất lạc và nhiều dị bản thì với những gì ông làm được là một đóng góp vô cùng quan trọng. Đây là một trong những giá trị mà chúng ta không thể phủ nhận được. Điều ấy cho thấy được tài năng lẫn công phu của một nhà biên soạn lịch sử, đó là cả một quá trình làm việc, lao động vất vả kéo dài trong suốt một thập kỷ. Thành quả của cá nhân ông cũng chính là thành quả của cả một dân tộc trãi qua bao nhiêu năm đều được tích tụ và lưu giữ trong những áng văn chương. Phải nói rằng văn tịch chí thực sự là một bộ phận quan trọng trong tác phẩm. Nó là nguồn tư liệu vô cùng quý giá cho thế hệ chúng ta và cả thế hệ sau nữa. Có thể coi đó là một trong những cuốn sơ lược lịch sử văn hộ của dân tộc, trong đó đã bao quát được hầu hết những tác phẩm thơ văn, cũng như những tác phẩm sử học của nhiều thế hệ khác nhau, kéo dài trong nhiều thế kỷ.
Ở đây chúng ta cũng phải mở rộng và nói thêm đến một mặt khác, cũng trong cuốn lịch triều hiến chương loại chí thì có một chí mà không thể bỏ qua bởi nó cũng góp phần khẳng định thêm sự đa dạng và phong phú phần văn tịch chí đó là Nhân vật chí, một trong những chi tương đối quan trọng của tác phẩm. Chúng ta cũng có thể thấy Phan Huy Chú không chỉ cung cấp cho chúng ta về những nhân vật tài giỏ, những bậc danh thần nổi tiếng, những tài năng được lưu truyền trong sử sách mà hơn bao giờ hết cùng với việc biên chép và trích dẫn những tác phẩm của họ Phan Huy Chú đã cung cấp thêm cho người đọc một nguồn tư liệu văn học vô cùng quí giá đó là những đoạn trích dẫn văn thơ, hay của chính những nhân vật đó giới thiệu, hoặc liên quan đến nhân vật đó. Và các bài thơ hay đoạn văn này nội dung cũng rất đa dạng, phong phú và chứa chất nhiều tâm sự của các nhà nho đó có khi là những bài thơ nói tâm sự chí hướng như thơ của Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, có khi là những đoạn thơ văn thể hiện ý trí sáng suốt, dự đoán được cả hướng xoay chuyển của thời cục, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Huy Cẩn,có khi lại chép những vần thơ hay bài ca dao phê phán và ca ngợi , hay những vần thơ văn biểu dương đức hạnh sự nghiệp của các nhân vật…Qua những bài thơ văn trích dẫn còn cho chúng ta thấy được những nét văn hóa cũng như phong cảnh đẹp của những vùng đất khác nhau. Và một điều đặc biệt là Phan Huy Chú đã biên chép toàn vẹn một số tác phẩm nổi tiếng của những nhân vật có tài văn như bài phú chùa Phi Lai của Nguyễn Đăng, hay phú trách ma nghèo của Ngô Thì Sĩ …Bên cạnh việc biên chép thơ văn tác giả còn trích dẫn những bài sớ bài khải khuyên ngăn những bậc vua chúa, quan chức của những công thần có lòng trung trực kiên nghị như sớ Giáp Hải, Sớ Trần Văn Bảo, khải Lưu Bật Tứ, khải Lưu Đình Chất… Có thể nói trong điều kiện về ấn loát cũng như sự hạn chế về việc lưu truyền thì những tác phẩm được sưu tầm trong nhân vật chí này đã trở thành một trong những tài liệu quan trọng cho thế hệ sau chúng ta học hỏi và nghiên cứu. Và hơn nữa nó góp phần làm phong phú thêm, đa dạng thêm nguồn thư tịch văn sử học của dân tộc, cũng như toàn tác phẩm lịch triều hiến triều hiến chương loại chí xứng đáng là bộ bách khoa toàn thư của dân tộc Việt Nam.
Nói tóm lại với văn tịch chí, nhà bác học Phan Huy Chú đã có một cống hiến vô cùng to lớn trong lĩnh vực nghiên cứư văn sử học mà đặc biệt là văn học cổ cho đương thời và thế hệ sau, cả về mặt phương pháp, tư duy nghiên cứu khoa học cũng như về nội dung tư tưởng và hàm lượng thông tin khoa học . Ông không chỉ dừng lại ở việc miêu tả liệt kê theo cách thông thường như những người khác mà quan trọng hơn đó là những lời nhận xét đánh giá, hay đính chính, sửa chữa những lỗi sai tất cả đó chính là những suy nghĩ, tài năng của một con người uyên bác, có tâm huyết, có trách nhiệm với ngòi bút của mình trước lịch sử. Chúng tôi cho rằng với những gì Phan Huy Chú làm được trong văn tịch chí là tài liệu quí với những người nghiên cứu học tập văn học nói chung và nó cũng rất bổ ích, có tác dụng tham khảo đối với mọi người quan tâm đến văn học sử nước nhà.
CHƯƠNG III: SÁNG TÁC THƠ VĂN CỦA PHAN HUY CHÚ
III.1 Quan niệm văn chương của Phan Huy Chú được thể hiện qua sự phân biệt giữa trước thuật và sáng tác.
1.1 Vài nét quan niệm về thơ văn của những người đi trước và cùng thời với Phan Huy Chú.
Trên thực tế nếu để bàn về quan niệm văn chương một cách rõ ràng và cụ thể là một vấn đề rất khó và nó cũng có nhiều vấn đề phải bàn như chúng ta biết mọi sự vật hiện tượng đều có sự vận động, nó không cố định mà luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Bởi cùng một quan niệm nào đó được coi là chuẩn mực cho mọi người trong một giai đoạn nhất định nhưng đối với mỗi người khác nhau thi họ nhìn nhận quan niệm đó theo một hướng tiếp cận riêng của bản thân mình, mặc dù vẫn trên cơ sở chung của quan niệm đó. Do vậy mà mỗi thời khác nhau thì ảnh hưởng của quan niệm ấy sẽ khác nhau.
Như chúng ta đã biết quan niệm về thơ văn đã được hình thành cách chúng ta từ rất lâu, ngay từ thời Khổng Tử đã xuất hiện và ảnh hưởng sâu đậm đến các nhà nho không chỉ ở Trung Quốc mà ngay cả những nhà nho Việt Nam. Văn có nghĩa rất rộng nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh học, sử học, luân lý, triết học… Hơn nữa đối với các nhà nho thì văn luôn là một công cụ dùng để giáo hóa, và nó gắn liền với đạo lý, “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” là hai mệnh đề chủ đạo để các họ sáng tác văn chương, và quan niệm này đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong các nhà nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Một số quan niệm của những người đã từng viết thành tuyển tập thơ văn như Phan Phu Tiên khi viết tựa cho Việt âm thi tập cho rằng: “ Trong lòng có chí hướng gì ắt thể hiện ra lời nói, cho nên thơ là để nói lên cái chí của mình . Lời xướng họa giữa vua tôi đời Đường – Ngu và câu ca dao dân gian thời Liệt quốc, mặc dù trong đó dấu vết thời thịnh trị và loạn lạc không giống nhau, nhưng xúc cảm phát ra từ trong lòng thì là một”. (Phạm Trọng Điềm – Vân Trình dịch: Tổng tập văn học Việt nam, tập IV, Nxb. Khoa học xã hội xã hội, H, 2000; tr.810) . Như vậy với quan niệm trên thì thơ không nằm ngoài phạm trù thi dĩ ngôn chí, tức thơ là để nói lên chí hướng của thi nhân, mà nó lại được phát ra bởi cảm xúc ở trong lòng. Còn Nguyễn Bĩnh Khiêm trong lời tựa Bạch vân am thi tập thì có viết :” Ôi nói tâm là nói tới cái chỗ chí đạt tới vậy, mà thơ là để nói chí. Còn Phùng Khắc Khoan đã dùng hai chữ Ngôn chí để đặt tên cho tập thơ của mình. Hoàng Đức Lương trong lời tựa Trích diễm thi tập” có viết: “Đối với thơ ca người xưa thường ví với nem chả, hoặc ví với gấm vóc. Nem chả là vị rất ngon ở đời. Phàm những người có miệng có mắt ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Có điều là: sắc đẹp của thơ lại ở ngoài mọi sắc đẹp, mắt thường không thấy được; cũng vậy vị ngon của thơ lại ở ngoài mọi vị ngon, miệng thường không nếm thấy. Chỉ có thi nhân mới có thể nếm thấy được sắc đẹp đó, nếm được vị ngon đó”. (Phạm Trọng Điềm – Vân Trình dịch: Tổng tập văn học Việt nam, tập IV, Nxb. Khoa học xã hội xã hội, H, 2000; tr.810) Như vậy thì với ông thơ là sắc đẹp mà sắc đẹp này không giống với những vẻ đẹp bình thường khác, hơn nữa không phải người nào cũng thưởng thức và cảm thụ được cái đẹp đó, mà chỉ có một loại người đặc biệt mới “thấy” và “nếm” được đó là “thi nhân”. Bậc thi nhân vừa là người sáng tác lại cũng là người thưởng thức vẻ đẹp của thơ.
Nói tóm lại theo suốt dọc mấy thế kỷ quan niệm thi dĩ ngôn chí vẫn như một dòng nối gắn liền với quan niệm của các nhà thơ nhà văn .Cho đến Phan Huy Chú thì quan niệm này cũng không tách ra khỏi tư tưởng của ông. Ông cũng đã từng coi ( những sáng tác thơ văn ) là lời ký thác tâm sự của các bậc tao nhân cơ khách. Song có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó là ông đã có bước tiến so với những người đi trước đó là tư duy khoa học trong việc phân biệt giữa trước thuật (biên khảo sưu tầm )và sáng tác văn chương. Sự phân biệt này được thể hiện trong bài tựa Quế đường thi tập mới được tìm thấy gần đây. ( điều này chúng tôi sẽ trình bày kỹ ở phần sau). Như vậy có thể thấy rằng trước Phan Huy Chú một số những tác giả của các tuyển tập văn vẫn còn giữ những quan niệm về văn mang tính truyền thống, bởi các tác phẩm này mang tính chức năng nhiều hơn. Nhưng đến Phan Huy Chú thì quan niệm văn chương mặc dù vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều của quan niệm văn học truyền thống nhưng về cơ bản đã có những nét mới khác biệt và mang chiều hướng tiến bộ. Đó là ông đã phân biệt rõ ràng giữa thế nào là văn sáng tác và thế nào là trước thuật. Điều này khẳng định tư tưởng cũng như tư duy phân loại của Phan Huy Chú .
1.2 Quan niệm thơ văn của Phan Huy Chú
Có thể nói trong thời kỳ trung đại tư duy lý thuyết chưa thực sự phát triển, những luận điểm lý luận cũng chưa thực sự phát triển, do vậy những luận điểm lý luận thường được bộc lộ qua việc phê bình cụ thể, điều đó giải thích tại sao để tìm hiểu quan niệm văn học của một cá nhân nào đó trong giai đoạn này chúng ta phải quan tâm và tìm hiểu đến những bài tựa, bài bạt, bài dẫn, hay những lời phát biểu được xen kẻ trong các tác phẩm của họ.Do vậy để hiểu thêm về quan niệm văn chương của Phan Huy Chú chúng tôi cũng không loại trừ yếu tố này.
Như chúng ta đã biết, theo dọc mấy thế kỷ quan niệm “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo”, vẫn như một dòng nối gắn liền với quan niệm sáng tác của các các nhà thơ, nhà văn. Cho đến Phan Huy chú thì quan niệm này vẫn không tách ra khỏi tư tưởng của ông, ông đã từng coi ngâm vịnh ( những sáng tác thơ văn) là lời ký thức tâm sự của các bậc tao nhân cơ khách. Song có điều ông là nhà sử học đồng thời lại chịu ảnh hưởng của xu hướng biến đổi của thời đại nên quan niệm của ông về sáng tác văn thơ (ngâm vịnh) đã có sự phân biệt rạch ròi với việc trước tác ( công việc của người biên khảo sưu tầm). Chính trong trong Quế đường thi tập Phan Huy Chú đã viết lời tựa. Và lời tựa này đã thể hiện rõ nét về tư duy phân loại của ông.” Văn chương cổ nhân thường chia làm hai lối mà người ta vẫn lo ít ai có tài kiêm được cả hai, người có cái học chuyên về trước thuật thì phần lớn kém ở lời văn hoa mỹ, trái lại người có tài ngâm vịnh thì nói chung lại thiếu sự uyên bác. Có tài kiêm được cả hai phương diện ấy thật khó lắm thay.
Bởi vì các nhà trước thuật muốn bắt nguồn từ thể Kinh Thư Xuân thu mà ra, cô đọng sâu suốt bao quát xa rộng cốt ở tính chất mực thước và hệ thống, mà chỉ với cảm hứng nhẹ nhàng bay bổng không thôi dường như không đủ. Còn các nhà ca vịnh thì lại bắt nguồn từ thể Tỷ và hứng ở kinh thi, ở mỗi xúc cảm, tiếng than thở của Ly Tao diễn đạt tình cảm đến tuột mức và thu lượm mọi cảnh hay vật lạ, thông thường đấy là lời ký thác tâm sự của những bậc tao nhân cơ khách, sống trong cảnh đất khách quê người mà nhà học giả điển chương không thể rỗi đâu để tâm đến cũng không có tài làm ra”.
Qua lời tựa này chúng ta có thể thấy rõ quan niệm văn chương của Phan Huy Chú. Với ông sáng tác văn chương ( ngâm vịnh ) và nghiên cứu biên soạn ( trước thuật ) là hai phương diện khác nhau. Khi làm công việc trước thuật thì điều quan trọng đầu tiên đó là cô đọng, sâu suốt, bao quát, xa rộng , cốt ở tính mực thước và hệ thống, điều này đã được thể hiện rõ trong công việc khảo cứu sưu tầm và biện soạn của ông.” Khảo xét dấu tích đời xưa mà không dám nói, thêm tên phân tích mọi việc bằng lý để để tìm ra lẽ phải, có thể tường tận mà không đến nổi rườm, có chỗ sơ lược mà nắm được cốt yếu, khiến cho công việc chế tác các đời được rõ rệt đủ làm bằng chứng đều ở trong sách này.” Hơn nữa trong cách biên soạn, đánh giá từng loại cũng rất rõ ràng, ghi chép sự việc đầy đủ hay thiếu sót, chính xác hay bịa đặt, đánh giá đúng hay sai … Tất cả được ông thể rõ nét trong quá trình “trước tác” của mình.
Còn đối với loại ngâm vịnh hay nói đúng hơn là văn chương cảm hứng của các nhà văn nhà thơ thì lại chú trọng đến cảm xúc, tiếng than thở và những lời tâm sự của bậc tao nhân cơ khách. Trong thực tế sáng tác của mình hầu như những tác phẩm mà Phan Huy Chú làm nhất là những tập thơ ông làm chủ yếu là những vần thơ mang những dòng cảm xúc trong những cuộc hành trình ông đã qua, đó có thể là những cảm nhận về cảnh vật, con người, sự kiện mà ông bắt gặp trên đường đi, hay những suy tư, tình cảm trước những kỷ niệm, di bút của người thân để lại… Hầu hết những tác phẩm thơ văn của ông đều được làm trong quá trình đi sứ, và những lần đi công cán nơi xa. Nó là sự ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe, những vần thơ của ông mang nặng tâm tư nổi niềm nhưng cũng không kém phần sinh động của cuộc sống. Điều này như càng khẳng định thêm cho quan niệm thơ văn của ông, Đó là sự xúc cảm của con tim của một nhà thơ chứ không phải trong con mắt của người làm sử với những số liệu và dữ kiện chính xác.
Như vậy với Phan Huy Chú thì sáng tác thơ văn và công việc biên soạn lịch sử là hai lĩnh vực mà không phải người nào cũng có tài kiêm cả hai. Bởi đây là hai lĩnh vực khác nhau, một cái là xuất phát từ tình cảm, cảm xúc trong lòng còn một cái thì lại xuất phát từ những dữ liệu thực tế, từ sự phân biết đúng sai…Do vậy khi sáng tác thơ văn Phan Huy Chú đứng ở góc độ của một thi nhân, còn khi biên khảo sưu tầm ông đứng ở góc độ của người làm sử. Từ sự phân biệt này chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt trong trong quá trình trước thuật và quá trình sáng tác của ông . Điều này chúng tôi đã trình bày tương đối rõ ràng ở phần trên, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm một phần nữa đó là phần sáng tác thơ văn của Phan Huy Chú nhằm làm sáng tỏ thêm quan niệm sáng tác cũng như giá trị văn học của ông.
III.2 Vài nét về tác phẩm thơ văn.
Có thể nói Phan Huy Chú nổi lên là nhà biên khảo, nhà nghiên cứu lịch sử hơn là nhà thơ nhà văn về tác phẩm của ông thì ngoài cuốn lịch triều hiến chương loại chí ra ông còn một số những tác phẩm về dư địa chí, tạp ngâm, hay những tập thơ. Trên thực tế thì cũng có rất nhiều những ý kiến khác nhau xoay quanh những tác phẩm của ông.
Theo Trần Văn Giáp trong lược truyện các tác gia việt nam (tập 1) ông cho rằng Phan Huy Chú có các tác phẩm như : Lịch triều hiến chương loại chí; Hoàng việt dư địa chí , Hoa thiều ngâm lục; Lịch đại điển yếu thông luận; Hoa thiều tục ngâm; Mai Phong du tây thành dư lục; Hải trình chí lược. Như vậy là ông có 7 tác phẩm cả trước thuật lẫn sáng tác, tuy nhiên cách xác định về những tác phẩm này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, không hoàn toàn đồng ý với sự xác định đó. Theo như Tạ Ngọc Liễn trong Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy lại cho rằng: “Lịch đại thông luận và Mai Phong tây du thành dư lục là không phải của Phan Huy Chú, ông giải thích rằng: Lịch đại điển yếu thông luận là sách do Phan Huy Quýnh – anh trai của Phan Huy Chú làm, nội dung sao trích những sự kiện, điển tích nói trong sử sách Trung Quốc, Phan Huy chú có bài tựa cho sách này. Đồng thời Tạ Ngọc Liễn cũng khẳng định Trần Văn Giáp đã nhầm lẫn khi xếp tác phẩm này là của Phan Huy Chú. Còn tác phẩm Mai Phong du tây thành dư lục thì ông cho rằng Mai Phong là hiệu của Phan Huy Chú, nhưng ở đầu sách thấy đề “ Hoàng đế thiệu trị vạn vạn niên năm thứ tư, là năm 1844 mà Phan Huy chú mất năm 1840 trước đó 4 năm. Nội dung của sách là một cuốn tạp ký, ví dụ có bài biểu tạ ơn triều Lê (Tạ Lê triều biểu) có lẽ là của Ngô Trọng Khuê cuối thế kỷ thứ XVIII. Do vậy ông khẳng định sách này không phải của Phan Huy Chú. Chữ Mai Phong hoặc là trùng với tên niên hiệu của người khác hoặc là có sự ngộ nhận.” Rất có thể có những nhận xét khách quan hơn bởi ông đã căn cứ vào số liệu như ngày tháng năm, để khẳng định tác phẩm. Cũng trong bài viết này Tạ Ngọc Liễn còn cho rằng Phan Huy Chú có thêm một tác phẩm là Tiến ngọc phả biểu (biểu dâng ngọc phả). Bài biểu này Phan Huy Chú dâng lên Minh Mệnh khi ông và một người nữa làm xong, nội dung viết về dòng họ vua Nguyễn. Đó là nhận định của các nhà nghhiên cứu, các nhà sử học., Ở đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm một vài cơ sở được coi là đương đối hợp lý và có phần khách quan hơn đó là những cuốn gia phả của dòng họ Phan:
Trong Phan công gia phả có chép rằng tác phẩm của Phan Huy Chú bao gồm:
Bình định quy trạng
Hoa thiều ngâm lục
Hoa thiều tục ngâm
Dương trình ký kiến
Lịch triều hiến chương loại chí.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải xét đến tính hiện thực khách quan như trên thực tế chứng minh thì không phải gia phả nào cũng chép đúng y nguyên sự thật bởi trong quá trình sao chép và lưu giữ có nhiều biến cố xảy ra, cũng có thể là do sao chép có sự nhầm lẫn cũng có thể là do quá trình bảo quản bị mất mát một phần nào đó…Riêng dòng họ Phan đã có tới 4 bản gia phả khác nhau do vậy mà nội dung của từng bản tuy có những nét tương đồng nhưng vẫn không trãnh khỏi những điểm khác nhau. Đó là một điều đương nhiên mà chúng ta khi nghiên cứu phải thừa nhận và có sự phân tích sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Trên đây chỉ là một vài ý kiến đưa ra xoay quanh tác phẩm của ông còn trong thực tế nghiên cứu thì còn rất nhiều những nhận xét đánh giá khác nhau về những tác phẩm của ông. Tuy nhiên ở đay chúng ta chỉ đưa ra một vài dẫn dụ nhằm xác định tác phẩm của nhà khoa học taid năng này.
Như vậy qua một số ý kiến trên rất có thể Phan Huy Chú còn những tác phẩm khác nữa, song về cơ bản thì rất có thể văn bản bị thất truyền, nguồn tư liệu không còn nên ta cũng không thể khẳng định được một cách chính xác. Nhưng về cơ bản thì nhiều người nghiên cứu cho rằng ngoài Lịch triều hiến chương loại chí ra Phan Huy Chú còn có những tác phẩm sau:
- Hoàng việt dư địa chí: là cuốn sách viết về địa lý nước ta thời Nguyễn. Năm Minh Mệnh thứ 14(1833)
- Hoa thiều ngâm lục - tập thơ Phan Huy Chú làm khi đi sứ lần thứ nhất năm 1825, có hai quyển: quyển thượng gồm có một bài tựa của tác giả và 3 bài phú; quyển hạ gồm 114 bài thơ, một bài phú và 8 bài từ.
- Hoa trình lục ngâm: là tập thơ làm lần đi sứ thứ hai (1831)gồm 127 bài.
- Dương trình ký kiến - ghi thấy những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc hành trình trên biển.
- Nam trình tạp ngâm, qua bài tựa của tác phẩm cho thấy Phan Huy Chú làm tập thơ này khi vào Huế nhận chức :” Tôi chỉ là một gã thư sinh, đội ơn có chiếu chỉ nhà vua gọi không dám lấy cớ là một kẻ quê mùa, đau yếu để từ chối. Vào cuối tháng đầu năm (tháng giêng) Tôi từ biệt núi cũ vào kinh, trên đường đi ngắm phong cảnh, sông ngòi, đồng ruộng núi biển mênh mông, xúc cảm trơớc cảnh vật đều có thơ ngâm vịnh …Nhân sắp xếp số thơ đó lại được 36 bài đặt tên là nam trình tạp ngâm. Năm Tân Tị tiết thanh minh, hàn lâm viện Mai Phong chủ nhân viết ở quán trọ bên sông Hương. [ PHC và dòng văn Phan Huy trang 32] trên thực tế thì các bài thơ trong tập này đã thất truyền. Ngoài các tác phẩm trên thì Phan Huy Chú còn có tác phẩm trước tác.
Lịch triều hiến chương loại chí là tác phẩm nổi tiếng nhất, cũng là công trình lớn nhất của ông. Nó là thành quả của một quá trình làm việc nổ lực, sáng tạo trong suốt 10 năm (1809 – 1819 ) nghiên cứu tìm tòi, biên khảo thành một bộ bách khoa toàn thư về các mặt của đời sống xã hội. Để có thành công này không phải ai cũng dể đạt được, nếu không có một kiến thức uyên bác cùng với niềm say mê thì thật là khó. Trong lời tựa tập sách này ông có viết: “Tôi từ nhỏ ham học thường có chí ấy, may nhờ mấy đời trữ tích, lại được trong nhà dậy bảo, nên về các điển chương cũng được ít nhiều manh mối chỉ hiềm nổi sách vở tản mát, chưa có lúc rãnh mà biên chép. Từ khi vào núi đến giờ mới đóng cửa ngồi nhà hết sức thâu thái, hễ rãnh việc đọc sách, lại theo từng loại mà khảo đính gián hĩu nghỉ ngợi được gì thì bàn bạc thêm vào, nhật tích nguyệt lũy đã được mười năm rồi…”
Đó cũng chỉ là ý kiến của chúng tôi qua những gì mà chúng tôi tìm tòi và xác định trên một số cơ sở về nguồn tài liệu còn lại, thực ra rất có thể tác phẩm của Phan Huy Chú không chỉ dừng lại ở đó mà còn những tác phâm khác nữa nhưng do điều kiện thời gain và tư liệu hạn hẹp nên chúng tôi mạo phạm đưa ra ý kiến như vậy nếu có nhà nghiên cứu cung như những người có niềm đam mê và hứng thú với vấn đề này và tìm ra được nyưũng atác phẩm còn lại của ông thì chúng sẽ đính chính sau. Dù sao đi nữa chúng ta cũng phải khanửg định một điều với những agì phaâ Huy Chu làm được và đr lại cho chúng ta ngày này là một giá trị vô cùng to lớn không chỉ về mặt tư duy, tư tưởng, văn hóa, văn học mà đó còn là những giá trị tinh thần vô cùng quan trong đối với dân tộc ta. Như vậy có thể thấy rằng Phan Huy Chú là người thực sự có trách nhiệm với nền văn hiến của dân tộc, ông đã không quản ngại mọi gian khó trong việc tìm tòi tư liệu : biết rằng sách vở điển chương của dân tộc một là mất mát, hai là ghi chép thì không đầy đủ, thiếu sót sai lầm, trước những thực tế ấy, ông đã khẳng định trách nhiệm của một nhà biên chép lịch sử : phân biệt những điều mắt thấy tai nghe, phân biệt các loại thành ra các loại mục, để sớm soạn một bộ sách chép thành điển chương, chẳng phải là việc cần thiết của nhà cổ học du? Đó vừa là niềm đam mê cũng vừa là trách nhiệm của một người con đất Viết trước vốn văn hóa của dân tộc, ông muốn gìn giữ lại cho muôn đời sau cùng biết đến.
Khi bộ sách lịch triều hiến chương loại chí được hoàn thành Phan Huy Chú nhân dịp được trọng dụng ông đã dâng lên vua Minh Mệnh và thành quả suốt mười miệt mài nghiên cứu tìm tòi đó là ông được thưởng 30 lạng bạc, một chiếc áo sa, 30 cái bút và 30 thỏi mực. Đó có thể chỉ là giá trị vật chất nhưng giá trị cao hơn mà ông giành được đó là giá trị về tinh thần. Bộ sách thực sự là bộ bách khoa toàn thư của dân tộc ta, bởi nó đã phản ánh được tất cả các mặt của đời sống xã hội Việt Nam từ thời Lê đến thế kỷ XVIII. Đồng thời cũng khẳng định được giá trị tư liệu cũng như giá trị văn hiến, văn hoá của dân tộc Việt Nam qua các đời. Qua bộ sách này chúng ta thấy được rất nhiều những những lĩnh vực khác nhau đwocja trình bầy tương đối đầy đủ và rõ nét, nó là một trong nhưũng nguồn tài liệu vô cùng qíu gái mà hầu như nghững nhà nghien cứu hay những người muốn quan tâm đến một số lĩnh vưc về văn hóa xã hội không thể không dùng đến nguồn tư liệu này. Với nhứng gì Phan Huy chú để lại cho đời thì ông thực sự nổi lên và được coi là một hiện tượng trong nền văn hoá văn học nước nhà.
III.3 Giá trị văn học trong sự nghiệp sáng tác của Phan Huy Chú.
Trong phần này chúng ta không chỉ tìm hiểu một mình giá trị văn học trong tác phẩm lịch triều hiến chương loại chí mà chúng ta còn tìm hiểu đến cả những sáng tác văn chương của ông. Bởi vì tìm hiểu những sáng tác văn thơ này càng làm rõ thêm tài năng cũng như quan niệm nghệ thuật và cách ứng dụng của chúng trong sáng tác nghệ thuật và trong công việc trước thuật của mình. Có thể nói Phan Huy Chú không chỉ là nhà sử học mà ông còn mang danh nhà thơ. Đối với ông công việc trước thuật và sáng tác thơ văn không đối nghịch nhau mà ngược lại nó còn bổ xung cho nhau. Như đã nói ở trên ngoài tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí ông còn có những tác phẩm khác, tiêu biểu là hai tập thơ Hoa thiều ngâm lục và Hoa thiều tục ngâm gồm có khoảng trên 400 bài thơ. Đây là hai tập thơ ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt bởi đó là kết quả của hai chuyến đi sứ của ông ( chuyến thứ nhất từ 1824 đến 1826 ), (chuyến thứ hai từ 1830 đến 1832) Rất có thể ngoài hai tác phẩm này ra Phan Huy Chú còn có những bài thơ nữa nhưng do thời gian và nhiều yếu tố lưu giữ khác
Khi nói đến sáng tác văn chương của Phan Huy Chú, chúng ta cùng trở lại với mối dây liên hệ của gia đình mà nhất là người cha của ông để tìm thấy sự tiếp nối của truyền thống cũng như sự ảnh hưởng của người cha đến người con như thế nào. Trong bài tựa Dụ am ngâm Phan Huy Ích đã từng viết “…Bác sĩ quân tử lúc nhàn rỗi miêu tả tâm tình, ghi lại hành trạng bình thươn hình thành ra thiên chương truyền lại cho người sau dùng làm niên phả để lại cho dài lâu. Đó thực là kho báu trong nhà đâu chỉ để phô bày ý tứ văn vẻ, phẩm bình phong vật mà thôi…”Thơ của Phan Huy Ích mang tính ký sự nhiều hơn, dường như mỗi bài thơ của ông đều gắn với một sự kiện nào đó hay một sự vật nào đó đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với ông. Chúng ta có thể thấy những bài thơ của ông làm thường có những chú thích như: “ Mùa thu năm Quý Tỵ được thăng chức tả mạo sứ Sơn Nam, khi lên đường nhậm chức làm bài thơ này “; hay “mùa xuân năm Ất Mùi, nghe tin quân nhà vua tiến đánh lấy được thành Phú Xuân làm bài thơ này”. Hay khi nghe tin Phan Huy Chú ở kinh thành lên đậu đã khỏi ông đã rất vui mừng làm thơ, bài thơ này còn có kèm thêm lời chú. “ Mùa đông năm Nhâm Dần (1782) sinh Chú, mùa xuân năm nay lên đậu đã khỏi. Khi ấy tôi ở trấn Thanh Hoa, ở nơi xa xôi gửi tin mừng để an ủi lòng “… Như vậy là với ông thơ đã trở thành nơi để ông giải bày tâm sự, là nơi chứa đựng những cảm xúc, ghi lại những tâm sự của ông trước cuộc sống.
Phan Huy chú đã kế thừa đầy đủ truyền thống gia đình và phát huy cao độ tài trí của bản thân mình. Trong tập thơ Hoa thiều ngâm lục ông có viết: “Người xưa nói không đọc muôn quyển sách thì nên đi muôn dặm đường … Tôi hơn mười năm qua, đọc sách nằm mà du lịch trong tưởng tượng. Nay được đến tận nơi, tầm mắt mở rộng, tinh thần sảng khoái bất giác nảy ra thơ ca miêu tả những điều mắt thấy cũng chỉ cốt gửi gắm tình hoài, ngợi ca cảnh trí chưa từng dùng sức vào câu chữ âm điệu làm gì.” Ở đây chúng ta có thể hiểu rằng với Phan Huy Chú trước nhất là ông ghi lại những điều mắt thấy tai nghe bằng cảm xúc của chính mình mà không bị gò bó vào câu chữ hay, và cũng không phải gắng sức nặn nọt, gọt rũa ra những vần thơ, mà là tình cảm thực được xuất phát từ trong lòng của thi nhân.
Thơ của Phan Huy Chú cũng rất đa dạng và phong phú về nội dung, mỗi bước đi của ông đều mang lại dấu ấn trong thơ. Với ông thơ không chỉ là những lời bộc lộ cảm xúc ở trong lòng mà thơ còn là những dòng ký sự ghi chép về những sự việc con người, cảnh vật những nơi ông từng đi qua, nhìn thấy trên đường đi. Đó là cả một hành trình dài khi đi đường bộ, lúc đi đường thủy, khi qua con sông Hoàng Hà. Khi lại tìm đến địa danh nổi tiếng lầu Hoàng Hạc, hay là những cảm xúc trước những dấu tích của người xưa. tất cả đều được ông gửi gắm vào trong thơ. Và một điều đặc biệt là mỗi bài đều có những lời tiểu dẫn rất thú vị khiến cho người đọc có thể hiểu rõ hơn hoàn cảnh ra đời củ nó. Tất nhiên không phải bài thơ nào của ông cũng đạt đươcj những thành công, đôi khi có những bài chỉ là sự miêu tả, hay thuật lại một cảnh vật, hoặc một sự việc nào đó, bởi những bài thơ trong các tập này cũng chính là kết quả của quá trình trên dọc đường đi sứ cho nên ít nhiều nó mang trong mình những yếu tố của ký sự. Tuy nhiên là không phải không có những bài thơ hay mà những bài ấy thường nằm trong dòng cảm xúc mà ông muốn gửi gắm cái tình của mình trong đó. Với bài “Vọng phu sơn” ( Núi vọng phu ):
Vóc đá vững kiên trinh
Mặt sương trông thùy mị
Đăm đăm quên tháng ngày
Chinh phu đâu đó nhỉ
Bài thơ ẩn chứa nhiều ẩn ý trong đó, hình ảnh thơ gợi cảm, khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ kiên nhẫn đợi chồng mặc cho thời gian sương gió vẫn đứng vững kiên trinh…và “câu thơ chinh phu đâu đó nhỉ” vừa như hỏi lại vừa như là niềm cảm thông, sự chia sẽ chân tình của một thi nhân trước những nổi vất vả sự chịu đựng cũng như lòng trung thủ đợi chờ của người phụ nữ. Hay lúc đi sứ sang đất khách quê người gặp lại dấu tích của người thân để lại, ông không khỏi bồi hồi xúc động mà gửi tấm tình qua những dòng thơ mang nhiều suy tư: đó là khi bước vào một ngôi chùa gặp được bút tích của cậu mình đã làm bài thơ tự bích kiến cữu thị cựu đề túc cảm ( Cảm hoài khi thấy rên vách chùa có bài thơ của cậu đề khi trước). Và ông có đề tựa “ vách chùa trên tầng núi sau cây tháp, trông thấy nét chữ đã mờ, theo bậc leo lên thì mới biết đấy là thơ đề của cậu tôi là Lễ Khê hầu. Những câu phía trên không còn rõ nữa, chỉ có câu kết đọc được: “ Đâu bờ đâu bến mà lường biết - tháp báu cao vời, ngất cổ kim “. Dòng lạc khoản đề:” Tháng ba năm Kỷ Tị - sứ giả Việt Nam Ngô Thì Vị đề”. Mười ba chữ đó nét mực còn như mới. Từ Kỷ Tị đến nay đã hai mươi ba năm, cậu tôi đã đi vĩnh viễn, không trở lại nữa, còn tên tôi thì đã hai lần đến đây mà hôm nay mới nhận ra tên tuổi dấu tích của cậu giữa chốn chùa chiền. Trước cảnh này cảm khái, ngẫm chuyện xưa nay, ngẫu hứng làm một bài thơ ghi lại.” Bài thơ đó như sau:
Sông nhuệ bè tiên đã mịt mờ
Núi Tương còn rõ chữ đề thơ
Nhà chùa quang cảnh không kim cổ
Cõi tục vinh hoa thoắt đón đưa
Vách phấn tên hay còn thấy rõ
Rêu xanh, nét mực đã che mờ
Tiêu Tương cháu cũng lên làm khách
Ngoảnh Vị Dương nhìn muôn mối tơ
Như chúng ta đã biết Ngô Thì Vị là em của bà Ngô thị Thục ( mẹ của Phan Huy Chú) tức là cậu ruột của Phan Huy Chú. Do vậy mà bài thơ mang nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau lúc thì ngậm ngùi xúc động trước cảnh cũ rêu phong mà người đã xa cách, lúc thì thoảng buồn bởi sự đời thuắt đến thoắt đi, quang cảnh u tịch ngôi chùa càng tăng thêm nổi niềm trong lòng của tác giả, cả sự đổi thay của thế tục như đối lập lại sự vĩnh cửu của đạo Thiền nơi cửa Phật.
Phan Huy Chú lúc này không chỉ mang trên mình trọng trách lớn lao là một nhà ngoại giao sang công cán với triều Thanh, tức là ông đang làm nhiệm vụ của một bề tôi với đất nước, trách nhiệm là phải làm cho trọn đạo tthôi chứ trong lòng ông thì trĩu nặng với những tâm tư khó nói thành lời. Càng thế ông lại càng phải có trách nhiệm với chính nhịp đập con tim mình, đó là nổi lòng trĩu nặng những ưu tư trước nhân tình thế thái. Như chúng ta đã biết các nhà thơ thường lấy cảnh để tả tình và với Phan Huy Chú thì một chút ngoại cảnh thôi như một tiếng chuông, một dòng sông hay như cơn mưa trong đêm lạnh cũng khiến ông xao lòng, nổi cô đơn của một con người nơi xứ trở nên khắc khoải không nguôi, và rồi hồn thơ như từ đó cũng dâng lên, khiến trào ra và sự bộc bạch nổi lòng ẩn chứa trong sâu thẳm trái tim được mở dần theo nhịp thơ. Hơn tất thảy những cơn mưa khác trận mưa đêm ở Thuận Đức đã trở thành cái nền cho ông thể hiện tài năng cũng như trái tim cô đơn của mình. Trong lời tiểu dẫn bài thơ ông viết :” Buổi chiều sau ngày rằm, tôi trú ngụ ở thành Thuận Đức, Mưa rào chợt đến, cả đêm không tạnh. Tôi một mình ngồi ở nhà trọ, bối dối không ngủ được, cửa trống đèn lạnh, nổi niềm hiu hắt, viết thành câu thơ. Nửa đêm trước đèn, mười năm sự việc một lúc tràn đến tâm tư. Mưa đất khách trêu người. Xưa nay trong tình huống này ai chẳng có tâm tư?” Và cái tâm tư ấy được giải bày:
Bên thành Thuận Đức ngày thu muộn
Gió tây nổi lên mưa trút xuống
Nước mưa tràn khắp, bụi đầy đường
Róc rách cây cành tiếng mưa rộn
Hơi thu vi vút thêm lạnh lùng
Vào đêm hiu hắt tiếng chưa ngừng
Có khách choàng khăn chưa ngủ được
Đốt ngọn đèn xanh, quán trống không
Sự việc mười năm chẳng nói ra
Cuối thu xa cách buồn lòng ta
đồng ướt loanh quanh ruổi vó ngựa
Thư nhà vắng bặt phương trời xa
Giường trọ chăn đơn sương lạnh tênh
Đêm nay giờ nọ há vô tình?
Núi sông Việt Sở bồi hồi mộng
Yên Triệu ca xoang nghe lặng thinh
Muôn dặm móng hồng lưu dấu tích
Vi vu Ký Bắc từng du lịch
đường liễu cát bay đường đã kinh
Lại rét thâu đêm mưa rả rích
Thấm bao cảm xúc, một mình thôi
Nỗi khách lòng quê những rối bời
Một khúc ngâm vang ai biết nhỉ?
Dế giun rỉ rả khắp nơi nơi.
Có lẽ chúng ta không cần phân tích nhiều chỉ cần đọc bài thơ lên với những âm thanh ấy cũng khiến cho người đọc một cảm giác buồn đến nao lòng, và dường như cảm thấy mình như đang đứng trước cơn mưa ấy. Trong bài thơ cái nền của phong cảnh nổi lên là một ngày thu muộn, nói đến mùa thu là nói đến một vẻ đẹp nhưng là vẻ đẹp mang hơi hướng của nổi buồn man mát mà thi nhân bao đời đã từng viết thành thơ, nhưng ở đây cái buồn này không còn là nổi buồn man mát ấy nữa mà trở thành một nổi buồn ra riết, nổi buồn sâu thẳm từ trong tâm can của thi nhân, bởi nó không phải là một chiều hoàng hôn hay là một buổi sáng se se lạnh mà nó là một đêm mưa, trong cái đêm mưa vắng lạnh ấy lại có một người khách không ngủ được” quán trống không” một mình đối mặt với “ngọn đèn xanh” và những tiếng mưa rơi, với tiếng những con côn trùng kêu lạc trong đêm, khiến cho tâm hồn nhà thơ lắng lại, trở thêm những nổi niềm ưu tư của cuộc sống trở về, “Sự việc mười năm chăng nói ra” Dù chẳng nói ra, và chúng ta cũng không thể lý giải được tất cả nhưng chúng ta có thể hiểu rằng trong mười năm đó cái vui ít hơn cái buồn, cái vất vả mệt nhọc nhiều hơn cái thanh nhàn, thư thái…Thêm vào những cảm xúc của kẻ xa quê một mình ruổi vó ngựa nhưng không phương hướng chỉ là “loanh quanh” cho đỡ buồn thôi. Nhưng nổi buồn càng buồn thêm, càng những lúc như thế này khi mà mọi chuyện ngoại giao tạm gác lại thì nổi nhớ nhà nhớ quê hương càng mạnh mẽ hơn, ông đã không nhận được tin tức gì ở cái nơi xa xôi ấy” Thư nhà vắng bặt phương trời xa” càng khiến cho tâm hồn ông thêm giá lạnh. Tất cả trìm ngập trong bóng đêm với mưa, gió và những tiếng Dế giun kêu rỉ rả khắp nơi nơi. Nghe mà cảm thấu được nổi bi thương cùng nổi cô đơn đang trãi khắp người thi nhân. Một cảm giác tê lạnh, khiến người đọc có sự cảm thông sâu sắc.Và điều đặc biệt hơn hết đó là bằng tài thơ của mình Phan Huy Chú đã truyền cho người đọc cảm giác cô đơn buồn lặng bằng những từ ngữ đầy gợi cảm.
Có lẽ đi đến đây chúng ta càng cảm nhận một cách sâu sắc hơn cái quan niệm về thơ của ông thật đúng với những gì ông viết: sáng tác chính là “Lời ký thác tâm sự của những bậc tao nhân cơ khách, sống trong cảnh đất khách quê người”. Bài thơ là sự gửi gắm những tâm sự của ông - một con người mang nhiều nổi ưu tư, trầm lắng. Qua đó càng làm cho chúng ta thấu hiểu hơn nổi lòng của tác giả cũng tâm tư tình cảm của một thi nhân trước hoàn cảnh xa nhà.
Tìm hiểu qua vài nét về tác phẩm thơ văn cũng như một vài bài thơ câu thơ mà Phan Huy Chú sáng tác giúp cho chúng ta thấy một cách đầy đủ hơn quan niệm về sáng tác văn chương và trước thuật của ông. Hơn nữa cũng cho chúng tahấy rằng Phan Huy Chú không chỉ là người có tàởitong công việc biên soạn trước thuật mà ông còn có tài trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Như ông đã từng nói làm được cả hai điều này không phải là ai cũng có cái tài đó. Những lời khen ngợi ông luôn giành cho bậc tiền bối, mà không nhĩ rằng mình cũng là một trong những nhà nho tài năng, hiếm có. Có lẽ để khẳng định và nhận ra điều này thì thế hệ sau ông mới là những người nhận ra một cách rõ ràng và đầy đủ nhất. Bởi những gì mà ông để lại cho chúng ta bây giờ là vô giá. Nó không chỉ là những giá trị vật chất đơn thuần mà mà nó là những giá trị tinh thần của dân tộc được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau được biết đến và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc của mình. Còn đối với những người nghiên cứu làm khoa học hay những người yêu thích văn chương cổ thì khỏi cần phải giải thích nhiều với phần văn chương mà ông làm trong tác phẩm thực sự một bản thư mục tương đối đầy đủ về thơ văn các đời, chúng ta có thể nói rằng đó là một cuốn sơ lược lịch sử văn học thu nhỏ trong gần mười thế kỷ qua. Là một trong nhưng tài liệu quan trọng trong nền văn học nước nhà. Những điều Phan Huy Chú làm được vượt xa so với những mong ước ban đầu của ông.
PHẦN KẾT LUẬN
Phan Huy Chú là một trong những nhân vật nổi tiếng của thế kỷ thứ XIX với tác phẩm lịch triều hiến chương loại chí được coi là bộ bách khoa toàn thư của dân tộc Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh có nhiều biến cố của lịch sử đã tác động không ít đến tư tưởng của ông. Hơn nữa ông là sự kết nối và hun đúc bởi dòng dõi của hai dòng họ tiếng tăm lẫy lừng đã tạo nên một Phan Huy Chú tài năng. Cái tài ấy lại được thể hiện và bộc lộ qua những thành công trên con đường nghệ thuật hơn là con đường quan trường. Một điều mà chúng ta không thể không thừa nhận đó là khả năng tư duy cũng như phương pháp làm việc khoa học của ông. Điều này đã phân biệt giữa ông với những nhà trước thuật khác và cũng tạo nên một tác phẩm mang tên ông trên văn đàn. Hơn nữa với những gì Phan Huy chú làm được trong lịch triều hiến chương loại chí không chỉ là một pho bách khoa về tư liệu mà cao hơn đó là những giá trị vô cùng quan trọng, nó là sự kết tinh của tinh tài năng của những con người Việt Nam ở các đời được hội tụ trong tác phẩm, và đó cũng chính là tinh hoa văn hóa của dân tộc được bộ óc của một cá nhân hoạt động hết công suất trong suốt mười năm làm nên. Điều này thật là một điều kỳ diệu, hiếm có trong lịch sử văn học nước nhà.
Có thể khẳng định rằng với những gì Phan Huy Chú làm được trong lịch triều hiến chương loại chí mà đặc biệt là trong văn tịch chí là những đóng góp vô cùng lớn cho nền văn hóa nói chung và văn học nói riêng . Với những gì chúng tôi trình bày ở trên đã phần nào khái quát được những nét chung nhất về tác phẩm cũng như về phần văn chương trong trước tác của ông. Qua đó đã phần nào giúp cho chúng ta thấy được những đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú đối với nền văn học dân tộc, không chỉ về tư duy, phương pháp khoa học mà còn cho chúng ta một số tư liệu quí báu về văn học cũng như mặt sử học. Có lẽ đối với những nhà nghiên cứu văn học cũng như sử học cổ thì hầu như ít ai mà không sử dụng đến những tư liệu trong tác phẩm này. Nó là một trong những bản thư mục lớn và có giá trị cao trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong nghiên cứu khoa học.
Nói tóm lại luận văn này sẽ đưa đến cho người đọc một cách nhìn tổng quát nhất về bộ phận văn chương trong trước tác của Phan Huy Chú, đồng thời qua việc tổng kết, đánh giá, phân tích những tư liệu nghiên cứu nhiều mặt khác nhau của các nhà nghiên cứu, các học giả, luận văn này phần nào cũng giúp cho chúng ta có cách nhìn bao quát và đánh giá đúng những giá trị mà Phan Huy Chú đã làm được. Do vậy nó không chỉ cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu phong phú, nhiều mặt về xã hội, văn sử học mà hơn nữa nó còn thể hiện những tinh hoa của dân tộc do nhà biên soạn trước thuật họ Phan đã dày công biên chép sưu tầm.
Tuy nhiên luận văn này chúng tôi cũng mới chỉ khái quát được một phần nhỏ trong trước tác của Phan Huy Chú, ma toàn bộ trước tác của phan Huy Chú là một pho bách khoa về kiến thức do vậy với nhữgn gì chúng tôi làm được chỉ là một phần rất nhỏ trong biển cả mênh mông của kiến thức do vậy mà với Phan Huy Chú và tác phẩm của ông vẫn còn là một thế giới tư liệu rộng mở cho rất nhiều người muốn tìm hiểu nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau. Ở đây để thay cho những gì cần nói chúng tôi xin trích nguyên lời của Nguyễn Đổng Chi đã viết trong tác phẩm thư tịch cổ và nhiệm vụ mới : “Nói đến truyền thống, nói đến di sản văn hóa của dân tộc, không thể không nói đến cái gia tài thư tịch hán nôm của chúng ta … Hiện nay chúng ta tuy đã quan tâm thống kê, nhưng thực ra chưa thống kê thu thập được bao nhiêu. Chưa một ai dù giỏi đến đâu dám tự cho rằng mình đã biết được những gì cha ông để lại trong cái gia tài thư tịch ấy. Ngay như một vài tác giả nổi tiếng và rất quen thuộc vào một thời kỳ không xa lắm như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Ngô Thì Nhậm chẳng hạn, chúng ta nào đã nắm được chắc chắn những gì họ viết ra, nào đã đọc được hết những gì họ để lại đâu”.[thư tịch cổ và nhiệm vụ mới nxbkhoahọc . Hà nội 1979.] Đấy cũng là những lời mà chúng tôi tâm đắc, và để góp một phần nho nhỏ vào cái vốn thư tịch cổ của dân tộc mà cha ông chúng ta để lại chúng tôi cũng cố gắng hết sức khám khá một khía cạnh nhằm làm sáng tỏ thêm những tư liệu qúi báu cảu cha ông để lại cho thế hệ của chúng ta và cũng như thế hệ mai sau.
Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này chúng tôi biết vẫn còn có những chỗ thiếu sót, vậy kính xin các thầy cô cùng độc giả góp ý kiến cho luận văn được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm.
MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
Đào Duy Anh ( 1998)- Việt Nam văn hóa sử cương. Nhà xuất bản Đồng Tháp.
Lại Nguyên Ân chủ biên 1997. Tự điển văn học Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
Bùi Huy Bích (1957) - Hoàng việt thi văn tuyển. (tập1) Nhà xuất bản văn hoá Hà nội
Bùi Huy Bích (1958) - Hoàng việt thi văn tuyển (tập2). Nhà xuất bản văn hoá Hà nội.
Trần Bá Đệ chủ biên (2002) Một số chuyên đề văn học lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Quý Đôn (1961) - Vân đài loại ngữ (tập1). Nhà xuất bản văn hoá Hà Nội
Lê Quý Đôn (1962) - Vân đài loại ngữ (tập2). Nhà xuất bản văn hoá Hà nội
Lê Quý Đôn (1962) - Kiến văn tiểu lục. Nhà xuất bản sử học Hà nội
Lê Quý Đôn (1973) - Đại việt thông sử (bản dịch của Lê Mạnh Liêu) Bộ văn hóa giáo dục và thanh niên.
Lê Quý Đôn toàn tập (1978) tập 3 - Đại việt thông sử. Nhà xuất bản khoa học xã hội.
Phan Huy Chú ( 1961) - Lịch triều hiến chương loại chí (tập1) bản dịch nhà xuất bản sử học Hà nội
Phan Huy Chú ( 1961) - Lịch triều hiến chương loại chí (tập 2) (bản dịch). Nhà xuất bản sử học.
Phan Huy Chú (1961) - Lịch triều hiến chương loại chí tập 3 (bản dịch) .Nhà xuất bản sử học 1961
Phan Huy Chú (1961) - Lịch triều hiến chương loại chí tập 4(bản dịch) Nhà xuất bản sử học 1961
Trần Văn Giáp (1971) - Lược chuyện các tác gia Việt Nam tập 1.Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà nội (in lần thứ 2).
Trần Văn Giáp(1972) - Lược truyện các tác gia Việt nam (tập2). Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội.
Trần Văn Giáp (1990)- Tìm hiểu kho sách Hán nôm việt nam (tập2). Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà nội.
Nhiều tác giả (1983) - Phan Huy Chú và dòng văn Phan Huy. Sở văn hoá thông tin Hà Sơn Bình.
Dương Quãng Hàm ( 2002) Việt Nam văn học sử yếu. Nhà xuất bản hội nhà văn ( tái bản theo đúng bản in ban đầu năm 1943.
Phạm Đình Hổ (2003) Vũ trung tùy bút. Nhà xuất bản khoa học xã hội.
Nguyễn Phạm Hùng ( 2001) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ thứ XX. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
Đỗ Văn Hỷ ( 1993) Người xưa bàn về văn chương. Nhà xuất bản khoa học xã hội.
Nguyễn Lộc chủ biên (1976) Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỷ 18 nữa đầu thế kỷ thứ 19 tập 1. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp.
Nguyễn Lộc chủ biên (1993) Tổng tập văn học Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học xã hội – Hà Nội.
Nguyễn Lộc chủ biên (1976) Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18 nửa đầu thế kỷ 19. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp- Hà Nội .
Phương Lựu (2002) Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học. Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
Phương Lựu (1983) Tìm hiểu nguyên lý văn chương, một vài phương diện lịch sử và lý thuyết về tính dân tộc. Nhà xuất bản khoa học xã hội.
G.P.Murasêva (1973) Quan hệ Việt Nam trung quốc thế kỷ thứ XVII- XIX. Nhà xuất bản khoa học Maxcova.
Nguyễn Phong Nam chủ biên (1977) Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn. Nhà xuất bản giáo dục.
Phạm Thế Ngũ (1996) văn học sử yếu giản ước tân biên tập 1. Nhà xuất bản Đồng Tháp.
Trần Nghĩa chủ biên (1993) Di sản hán nôm việt nam: Thư mục đề yếu. nhà xuất bản khoa học xã hội.
Nguyễn Ngọc Nhuận (1996) Nghiên cứu và đánh giá văn bản thơ văn bang giao của Phan Huy Ích { luận án tiến sĩ}.
Vũ Tiễn Quỳnh (1998) Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình và bình luận văn học cảu các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Đình Sử (1999) Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi (1960) Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [ Giai đoạn nửa đầu thế kỉ 19] Nhà xuất bản sử học Hà Nội.
Văn Toàn, Hoài Thanh, Nguyễn Đổng Chi (1995) Sơ thảo văn học Việt Nam thế kỉ thứ 18 quuyển 4. Nhà xuất bản văn sử địa Hà Nội.
Trần Nho Thìn (2003) Văn Học Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa. Nhà xuất bản giáo dục.
Đinh Công Vĩ (1994) Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn. Nhà xuất bản khoa học xã hội.
Trần Ngọc Vương (1999) Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tài liệu tạp chí.
Lại Nguyên Ân - Các thể tài chức năng trong văn học trung đại Việt Nam.Tạp chí văn học số 1 năm 1997.
Nguyễn Huệ Chi - Nắm bắt những vấn đề phong phú của văn học thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19 Tạp chí văn học số 4 năm 2000.
Vu Tại Chiếu “ Thơ bang giao” chữ Hán Việt trong sự giao lưư văn hóa Việt Nam và Trung Quốc trên lịch sử trung đại. Nghiên cứu văn học số 12 năm 2006.
Nguyễn Đình Chú - Hiện tượng văn- sử - triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại. Tạp chí văn học số 5 năm 2005.
Nguyễn Huệ Chi - Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX. Tạp chí văn học số 5 năm 2003.
Vũ Thanh Hà – Hoàng Lê Nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu vanư học số 4 năm 2005.
Nguyễn Kim Hưng - Học giả và thi nhân, tạp chí văn học số 2 năm1977.
Nguyễn Văn Hoàn - Tình hình biên soạn lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay - Tạp chí văn học số 8 năm 1968.
Tạ Ngọc Liễn - Tìm hiểu thể loại đại chí. Tạp chí văn học số 6 năm 1968.
Trần Thanh Mại – Vài nét trong quan điểm văn học của Lê Quý Đôn. tạp chí văn học số 4 năm 1960.
Trần Nghĩa – Góp phần tìm hiểu quan niệm văn dỉ tải đạo trong văn học cổ Việt Nam, tạp chí văn học số 2 năm 1970.
Bùi Duy Tân - Thơ vịnh sử - một thể loại đặc trưng trong văn học trung đại. Nghiên cứu văn học số 6 năm 2005.
Phạm Hồng Toàn - Phải chăng thư mục Việt Nam có từ thế kỉ thứ XVI. Nghiên cứu lịch sử năm 1994.
Nguyễn Đình Thi - Về tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nghiên cứư văn học số ^ năm 2005.
Đinh Minh Hằng – Thêm một hướng tiếp cận di sản văn học của Lê Quý Đôn. Tạp chí văn học số 4 năm 1994.
Nguyễn Đức Vân - Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam tạp chí văn học số 12 năm 1963.
Nguyễn Kim Sơn - Tư liệu thư tịch cuối thế kỷ thứ 17- thế kỷ thứ 18 và khuynh hướng khảo chứng học. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1995.
Nguyễn Ngọc Nhuận - Họ Phan và gia phả họ Phan ở Thạch Châu – Hà Tỉnh. Tạp chí hán nôm số 5 năm 2006.
Đinh Công Vĩ - Tìm hiểu phương pháp trình bày phân loại sách vở trong” Nghệ văn chí” của Lê Quý Đôn. Tạp chí hán nôm, 1- 1992
Tạ Ngọc Liễn - So sánh giữa thể tài trong chính sử Việt Nam với chính sử Trung Quốc tạp chí hán nôm số 3 năm 1999.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TRƯỚC TÁC CỦA PHAN HUY CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CUỐI THẾ KỶ XVIII NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1.1 Phan Huy Chú và ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến sự nghiệp trước tác của ông.
1.1.1 Vài nét về tác giả
1.1.2 Gia đình và dòng họ
1.2 Ảnh hưởng của xu hướng biến đổi quan niệm “văn sử triết bất phân” trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX tới quá trình biên soạn khảo cứu của Phan Huy Chú.
1.2.1 Trào lưu văn học
1.2.2 Trào lưu khảo chứng lịch sử
1.3 Lịch triều hiến chương loại chí bộ bách khoa toàn thư của dân tộc.
1.3.1 Tìm hiểu qua về thể loại chí
+ Nguồn gốc và đặc tính
+ Sự kế thừa và phát huy thể loại này của một số nhà soạn sử Việt Nam
1.3.2 Cấu tạo nội dung của lịch triều hiến chương loại chí
+ Cấu tạo và nội dung ( qua đó thể hiện sự đồ sộ của tác phẩm)
+ Đánh giá chung về tác phẩm LTHCLC (lịch triều hiến chương loại chí.)
CHƯƠNG II: BỘ PHẬN SƯU TẦM BIÊN KHẢO VĂN HỌC TRONG LỊC TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ
2.1 Nội dung và kết cấu văn tịch chí
2.1.1 Nội dung
2.1.2 Kết cấu văn tịch chí
2.2 Văn tịch chí thể hiện tư duy phân loại của nhà biên khảo sưu tầm sử học.
2.2.1 Cách phân loại trong văn tịch chí thể hiện tư duy khoa học logíc
2.2.2 Phân loại có hệ thống và trình tự
2.3 Giá trị tư liệu văn học
2.3.1 Văn học là bộ phận quan trọng trong trước tác.
2.3.2 Đính chính, sửa chữa những lỗi sai, thêm vào những tác phẩm còn thiếu.
2.3.3 Nhận xét đánh giá, phê bình một cách khách quan, chính xác.
CHƯƠNG III: SÁNG TÁC THƠ VĂN CỦA PHAN HUY CHÚ
3.1 Quan niệm văn chương của Phan Huy Chú được thể hiện qua sự phân biệt giữa trước thuật và sáng tác.
3.1.1 Một số quan niệm về thơ văn của những người đi trước và cùng thời với Phan Huy Chú.
3.1.2 Quan niệm thơ văn của Phan Huy Chú
3.2 Vài nét về tác phẩm thơ văn.
3.2.1 Vài ý kiến khác nhau xoay quanh các tác phẩm của Phan Huy Chú.
3.2.2 Những tác phẩm chính..
3.3 Giá trị văn học trong sự nghiệp sáng tác của Phan Huy Chú
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc10.doc