Luận văn Sli, lượn và lễ hội oóc pò của người Nùng Phàn Slình ở Hòa Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

sli, lượn và lễ hội oóc pò của người nùng phàn slình ở hòa bình - đồng hỷ - thái nguyên Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc, mỗi địa phương có những nét độc đáo riêng về văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất. Những nét riêng, nét độc đáo ấy tạo nên một vườn hoa muôn màu sắc, tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc đang là mục tiêu chung của toàn Đảng và nhân dân ta. Sưu tầm, nghiên cứu những sáng tác văn học dân gian đang được lưu truyền ở các địa phương cũng nằm trong mục tiêu đó. Làn điệu sli, lượn của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên phản ánh đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình ở nơi đây. Những lời ca dân gian ấy mang giá trị văn học to lớn nhưng chưa được nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc. Đã có một số công trình nghiên cứu nhưng mới chỉ tiếp cận ở khía cạnh văn hoá. Các ban ngành đã bước đầu quan tâm nhưng chưa hệ thống, bộ phận ngữ văn chưa nghiên cứu cụ thể. 1.2. Bản thân là một giáo viên Ngữ văn, đang theo học cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam, quá trình giảng dạy và học tập đã giúp người viết nhận thức được những giá trị văn hoá, văn học dân gian có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đời sống tinh thần của người dân. Việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, làn điệu sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng sẽ giúp cho người viết tích luỹ kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi tình cảm thẩm mĩ và rèn luyện nhân cách. Từ đó giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp về lòng yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức về việc giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. 1.3. Là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đồng Hỷ – Thái Nguyên, ngay từ khi còn học phổ thông, tôi đã được tiếp xúc, giao lưu và có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng dân tộc Nùng ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ. Từng tham dự các lễ hội, được nghe những làn điệu sli, lượn của đồng bào nơi đây, tôi sớm có tình cảm, sự đam mê văn hoá của họ. Đặc biệt trong đợt thực tế tìm hiểu, sưu tầm các làn điệu sli, lượn, và lễ hội Oóc Pò, lòng nhiệt tình, sự say mê của những người dân nơi đây đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này. Đồng Hỷ là một vùng đất giàu truyền thống văn hoá với sự đa dạng của các dân tộc anh em cùng chung sống. Trước sự vận động và phát triển của xã hội, những yếu tố của cuộc sống hiện đại tác động mạnh đến đời sống của mỗi người dân. Thực tế: “Thanh niên bây giờ không mấy quan tâm đến văn hoá của dân tộc mình, số người thuộc, biết hát những làn điệu sli, lượn ngày càng ít đi .” (Lời của Ông Toòng ở xóm Tân Đô xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ), cho thấy sự cần thiết trong việc bảo tồn nét văn hoá của dân tộc Nùng. Thực hiện đề tài này, tôi mong sẽ góp phần bảo tồn gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu đang có nguy cơ bị mất đi đó. Qua việc nghiên cứu làn điệu sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng ở Hoà Bình - Đồng Hỷ – Thái Nguyên, tôi mong sẽ đóng góp một phần vào việc gìn giữ những giá trị văn học dân gian của địa phương, cũng là góp phần vào việc gìn giữ những giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc. Chính vì những lẽ trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sli, lượn và lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”, với mong muốn đóng góp một phần vào việc nghiên cứu Văn học dân gian hiện nay. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Lời cảm ơn .2 Mục lục 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGưỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 1.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ .11 1.2. Người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 15 1.3. Khái lược về sli, lượn .24 Chương 2. SLI, LưỢN CỦA NGưỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 32 2.1. Những nội dung cơ bản của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 32 2.1.1. Tiếng hát ca ngợi con người 32 2.1.2. Tiếng hát tâm tình của đôi lứa .37 2.1.3. Bức tranh nông thôn miền núi .43 2.2. Một số yếu tố nghệ thuật của sli, lượn ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên .52 2.2.1. Ngôn ngữ .52 2.2.2. Kết cấu .59 2.2.3. Diễn xướng sli, lượn 63 Chương 3. LỄ HỘI OÓC PÒ VỚI SLI, LưỢN CỦA NGưỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 70 3.1. Các nghi thức và yếu tố tâm linh trong lễ hội Oóc Pò 70 3.2. Mối quan hệ giữa lễ hội Oóc Pò với các làn điệu sli, lượn .83 3.3. Bảo tồn, phát huy những giá trị của lễ hội Oóc Pò và các làn điệu sli lượn .93 KẾT LUẬN .99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC .116

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sli, lượn và lễ hội oóc pò của người Nùng Phàn Slình ở Hòa Bình, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ném thủng hồng tâm thì sẽ đƣợc thƣởng lớn, ai ném không trúng hồng tâm mà thủng vòng giấy cũng đƣợc thƣởng, nhƣng ít hơn. Trong phần lễ, quả Còn còn đƣợc treo dƣới mâm lễ vật dâng Thành Hoàng, điều này càng minh chứng rõ hơn rằng lễ hộ Oóc Pò tự bản thân nó đã mang trong mình những yếu tố phồn thực, cầu mong cho âm dƣơng giao hoà. Tháng giêng năm mới là tốt đẹp (Sli đối đáp) Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vƣờn mọi bông nở Hoa mận trong vƣờn đang nở sáng Cây cao cây thấp sáng một màu Cây cao cây thấp đều sáng rực… (Chiêng ngột) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Năm qua năm mùa xuân hoa lại nở Tháng hai mùa hoa ổi Tháng 3 mùa hoa man mác Tháng 4 hƣơng hoa cuốn theo gió Tháng 5 hoa trôi trên mặt nƣớc Tháng 6 hoa nở trên thung lũng Tháng 7 hoa nở sáng trên nƣơng Tháng 8 hoa của lúa dƣới đồng Tháng 9 hoa nở thắm trên đƣờng Không đƣợc rảnh đi hái Tự theo gió bay về. (Lƣợn: Doóc) Ngoài ra yếu tố phồn thực còn thể hiện qua những câu hát sli, hát lƣợn qua những câu hát đối đáp của nam nữ trong dịp đầu năm. Vào ngày hội, nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc nhất của lễ hội là phần hát sli, hát lƣợn giao duyên của thanh niên nam nữ. Họ hát những bài hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi quê hƣơng, tình yêu đằm thắm và công cuộc lao động, sản xuất xây dựng cuộc sống mới. Qua hình tƣợng hát đối đáp ấy, đồng bào quan niệm « làm gƣơng » cho cây trồng, quan hệ đó sẽ lan sang các cây trồng làm cho chúng có thể bắt chƣớc con ngƣời mà có đôi có lứa, sinh sôi phát triển. - Thật sự chúng mình đƣợc chung sống, Hạnh phúc ấm no thật tuyệt vời. (Sli đối đáp) - Anh đây thƣơng em thƣơng nhiều lắm Về mình nhà ở hát cùng nhau Về mình hà ở hát cho vui… (Mùng chang) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 - Tháng giêng mùa xuân năm tới năm Phƣợng hoàng bay về bãi lâu niên - Hai đôi bay về đậu cổng làng Hai đôi bay về đậu cành hoa (Sli đối đáp) Lễ hội Oóc Pò là lễ hội của mùa xuân, lễ hội cầu mùa, cầu phúc của ngƣời dân ở Hoà Bình - Đồng Hỷ, đây là một lễ hội truyền thống mang những nét đặc trƣng của ngƣời Nùng Phàn Slình, với nghi thức tế Thành Hoàng, vị thần bảo trợ cho vùng đất, thần cây, thần đá và thần nông nghiệp, ngƣời dân nơi đây đã bảo lƣu đƣợc những tín ngƣỡng mang tính chất cổ xƣa của dân tộc mình. 3.2. Mối quan hệ giữa lễ hội Oóc Pò với làn điệu sli, lƣợn Trong quá trình tìm hiểu về văn học dân gian, việc phát hiện và chỉ ra những giá trị độc đáo, sự đóng góp của những sáng tác văn học dân gian đối với nền văn học nƣớc nhà là một việc làm công phu và bền bỉ. Song việc tìm ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống thực tế của con ngƣời và các hoạt động văn hóa khác của văn hoá dân gian là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa lớn trong việc lƣu giữ các sáng tác dân gian, cũng nhƣ tìm hiểu giá trị của chúng. 3.2.1. Mối quan hệ giữa folklore với thực tiễn Văn học dân gian là một bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. Nó đóng một vai trò quan trọng, là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển văn học viết. Văn học dân gian đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Và những công trình nghiên cứu văn học dân gian trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những khía cạnh nghiên cứu về văn học dân gian là nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học dân gian trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của các thể loại văn học dân gian, tiến hành sƣu tầm, phân loại, nhận diện các thể loại, phân tích, xem xét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 những giá trị về nội dung, nghệ thuật của nhƣng tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là tìm ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn nghệ dân gian và văn hoá dân gian, văn học và văn hoá học. Những nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã hết sức cố gắng trong việc giới thiệu các phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học dân gian nƣớc ngoài nhằm ứng dụng vào thực tế nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. Về cơ bản từ hơn nửa thế kỉ nay (từ nửa sau thế kỉ XX đến nay), chúng ta đã đƣợc học tập và tham khảo những tác phẩm lí luận, những phƣơng pháp nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và folklore nói chung của các học giả nƣớc ngoài, đặc biệt là các học giả Xô Viết. Hiện nay nhiều nƣớc trên thế giới dùng thuật ngữ folklore. Thuật ngữ folklore lần đầu tiên đƣợc nhà khoa học ngƣời Anh là Wiliiam J. Thóm sử sụng trên một tờ báo nhỏ xuất bản ở Luân Đôn năm 1846, dùng để chỉ những di tích của nền văn hoá vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hoá tinh thần của nhân dân có liên quan với phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao… Hiện nay có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về fonklore: - Theo từ điển Hachette của Pháp : Fonklore là: + Toàn bộ những nghệ thuật, phong tục và truyền thống dân gian. + Khoa học nghiên cứu nghệ thuật dân gian, phong tục và truyền thống dân gian. - Theo A. Povina : “Fonklore biểu thị tất cả lĩnh vực tri thức của dân gian, những quan điểm về khoa học, triết học, tôn giáo, nghệ thuật và đạo đức của nhân dân… Về phuơng diện thuật ngữ, cần cho rằng folklore học là khoa học chung nghiên cứu folklo trong toàn bộ khối lƣợng thành tố của nó...” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 - Theo tác giả Đinh Gia Khánh: “Văn hoá dân gian (folklore) đƣợc quan niệm rất khác nhau trong giới nghiên cứu văn hoá dân gian quốc tế. Theo chúng tôi, văn hoá dân gian bao gồm toàn bộ văn hoá tinh thần của nhân dân đƣợc tiếp cận dƣới góc độ thẩm mĩ. Nhƣ vậy văn hoá dân gian bao gồm chủ yếu là văn nghệ dân gian đƣợc nhận thức trong mối quan hệ hữu cơ và nguyên hợp với toàn bộ hoạt động thực tiễn của nhân dân và mặt khác lại bao gồm cả mọi hiện tƣợng trong hoạt động thực tiễn này mà còn chứ đựng cảm xúc thẩm mĩ.” Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhƣ vậy, nhƣng nhìn chung giới khoa học các nƣớc hiểu folklore theo hai hƣớng: thứ nhất hiểu folklore là tất cả các hiện tƣợng của nền văn hoá tinh thần, thứ hai muốn giới hạn nó lại coi folklore chỉ là những sáng tác ngôn từ truyền miệng (sáng tác văn học) của nhân dân. Ỏ Việt Nam hầu nhƣ toàn bộ phƣơng pháp nghiên cứu folklore học đều đƣợc đem áp dụng vào nghiên cứu văn học dân gian. Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn có ý thức tập thể. Vì thế giữa văn học dân gian với thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ ấy hiểu theo nghĩa hẹp thì nó là mối quan hệ trực tiếp giữa văn học dân gian và quá trình lao động của con ngƣời. Hiểu theo nghĩa rộng thì văn học dân gian gắn liền với mọi mặt của ngƣời dân lao động và tham gia vào sinh hoạt đó với tƣ cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của những sinh hoạt đó. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ta thấy rõ mối quan hệ giữa Folklore và thực tiễn thông qua những sáng tác dân gian truyền miệng thông qua một loại hình sinh hoạt văn nghệ độc đáo (hát sli, hát lƣợn), và thực tiễn lễ hội (lễ hội Oóc Pò). Mối quan hệ này biểu hiện thành mối quan hệ giữa văn học dân gian với hội hè, nghi lễ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Thông qua mối quan hệ này, chúng ta có thể tiến hành sƣu tầm đƣợc nhiều tƣ liệu Folklore trong đời sống thực tại. Tuy nhiên trong quá trình sƣu tầm chúng ta cần chú ý tới các yếu tố tâm linh, tín ngƣỡng của ngƣời dân. Thực tế Folklore vô cùng phức tạp và sinh động trong từng môi trƣờng khác nhau. Phần lời của những bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình do ngƣời viết sƣu tầm đƣợc là những tác phẩm văn học dân gian, còn lễ hội Oóc Pò là một là một bộ phận của văn hoá dân gian. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Bản thân những làn điệu sli, lƣợn là một sinh hoạt văn nghệ bởi ngoài mặt ngôn từ, các làn điệu này còn là những sáng tạo của dân gian về giai điệu, tiết tấu độc đáo, nhƣ vậy mỗi bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ngoài giá trị âm nhạc nó còn có giá trị văn học. Những tác phẩm ấy đƣợc “sinh ra” và “sống” trong môi trƣờng thực tế, trong đời sống lao động, trong lễ hội. Qua những tác phẩm văn học dân gian chúng ta mới hiểu hết giá trị tinh thần, văn hoá của lễ hội Oóc Pò, văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc của các đồng bào miền núi Việt Bắc. Thực tế nghiên cứu, chúng ta cũng nhận thấy, đời sống văn hoá dân gian và văn học dân gian luôn vận động, biến đổi. Việc nghiên cứu văn hoá dân gian và văn học dân gian luôn phải căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu trong đó việc điều tra, điền dã sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc thực tế đời sống của văn hoá dân gian. Lễ hội Oóc Pò là một lễ hội dân gian có một ý nghĩa tinh thần rất lớn trong đời sống văn hoá của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình. Một lễ hội ẩn chứa rất nhiều giá trị văn hoá nghệ thuật. Trong đó một phần quan trọng không thể thiếu, làm nên giá trị phong phú cũng nhƣ sự hấp dẫn của lễ hội Oóc Pò đó là sự có mặt của những bài hát sli, hát lƣợn. Lễ hội Oóc Pò cũng chính là môi trƣờng diễn xƣớng làm nảy sinh, duy trì và phát triển các làn điệu dân ca này. Nhƣ vậy sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò có một mối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Ở đây, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa lễ hội Oóc pò với các làn điệu sli, lƣợn là một cố gắng giúp chúng ta không chỉ dừng lại ở việc miêu tả lễ hội mà còn đi đến chỉ ra sự gắn bó của lễ hội với những sáng tác văn học dân gian. 3.2.2. Lễ hội Oóc Pò – Hoạt động văn hoá làm nảy sinh, phát triển sli, lượn Mùa xuân, mùa của lễ hội. Sau một năm làm việc vất vả sau một vụ mùa đã qua đi, ngƣời dân lại nô nức đến với những ngày hội mừng xuân mới, cầu một năm mới tốt tƣơi. Qua lễ hội Oóc pò, các cá nhân trong cộng đồng và xã hội đƣợc gắn kết chặt chẽ hơn, họ đến với Lễ hội không chỉ vui chơi mà còn để trao đổi kinh nghiệm làm ăn, để kết thân và đặc biệt đây cũng là dịp những thanh niên nam nữ làm quen, tỏ tình. Chính đó là những sợi dây liên kết xã hội bền vững. Trong dịp lễ hội, những chàng trai cô gái đã làm quen bằng câu sli, câu lƣợn bóng gió mà đầy ý tình. Có thể khẳng định lễ hội Oóc Pò chính là một hoạt động văn hoá, là môi trƣờng sinh hoạt của sli, lƣợn. Theo cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” do tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên: “Cuộc sống của văn học dân gian không phải là cuộc sống dƣới hình thức văn bản, cuộc sống của văn học dân gian phải là cuộc sống gắn liền với môi trƣờng sinh hoạt nhất định của văn học dân gian” [07 ;19]. Do đó cuộc sống của văn học dân gian đƣợc biểu hiện ra thành vô sô hình thức sinh hoạt, những hình thức sinh hoạt này cũng phong phú, đa dạng nhƣ bản thân những hình thức sinh hoạt trong đời sống của nhân dân Với sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, lễ hội Oóc pò chính là một môi trƣờng sống, nguồn nuôi dƣỡng để sli, lƣợn tồn tại và phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 - Tháng giêng mùa xuân mình đi chơi Tháng hai mùa xuân mình lang thang Bƣớc đi vài ngày thêm vài tháng Bƣớc đi vài ngày cả vài năm Cứ bƣớc nơi này qua nơi khác Cứ bƣớc bản này qua bản khác Đi nhiều đƣợc nhiều biết nhiều điều Dàu phồng Trong lễ hội “Oóc Pò”, những ngƣời đi chơi hội, nhất là những thanh niên trẻ tuổi thƣờng hát những câu sli, câu lƣợn làm quen, nhƣng lời ca chào hỏi, họ cùng ca ngợi mùa xuân, ca ngợi tháng giêng rồi cùng nhau đối đáp thi tài ứng đối. - Vẹ ơi bƣớc chân về qua làng Cùng nhau tâm sự bây giờ nhé - Mƣời hai tháng dồn vào làm ăn Dồn vào vui vẻ đi chơi hội. (Sli đối đáp) - Tháng giêng mùa xuân năm tới năm Phƣợng hoàng bay về bãi lâu niên - Hai đôi bay về đậu cổng làng Hai đôi bay về đậu cành hoa - Nhất sắc nhì sắc tam hoa đẹp Ý muốn nhà lầu dựng vạn năm (sli đối đáp) Qua những câu hát ấy những chàng trai, cô gái Nùng bƣớc vào những buổi hẹn hò đầy ý nghĩa. Không khí của lễ hội chính là điều kiện sáng tạo, động cơ kích thích sự sáng tạo, phƣơng thức sáng tạo, thủ pháp nghệ thuật trong quá trình làm nảy sinh những bài sli, bài lƣợn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Cũng nhƣ vậy tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận xét : “Môi trƣờng văn học dân gian không những tạo nên một thứ “Không khí” độc đáo cho việc tiếp thu các tác phẩm văn học dân gian, môi trƣờng sinh hoạt của văn học dân gian còn là nguyên nhân của một loạt những đặc điểm của quá trình sáng tác, diễn xƣớng và truyền bá văn học dân gian” [07;19] . Việc diễn xƣớng những bài sli, bài lƣợn trong dịp cầu mùa đầu năm của ngƣời Nùng Phàn Slình gắn liền với những thời gian nhất định diễn ra trong dịp Lễ hội, đặc biệt những bài hát này không chỉ đơn thuần có mục đích là thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của ngƣời hát mà còn mang những mục đích thuộc phạm vi sinh hoạt: Hát để cầu mong một năm mới may mắn, hát để làm quen, để thắt chặt mối quan hệ tình yêu… Những lời hát vang lên trang nhã, lịch thiệp trong hình tƣợng thơ sinh động, đẹp đẽ. - Xuân hạ thu đông anh yêu em Khi vắng em lòng anh buồn lắm Bao giờ ta mới chung một ngày lứa đôi Dù có bay cao khắp tứ phƣơng Giồng phƣợng bay qua bao sông biển Có biết hai ta tình vấn vƣơng. Sli mừng xuân Yêu em, anh vui lòng Yêu núi cao mây phủ Núi phủ mây phủ sƣơng Mây phủ núi phủ kín (Lƣợn Đệp) Những bài sli, câu lƣợn là một thể loại sáng tác văn học dân gian. Nó có nhiều biểu hiện sinh động, uyển chuyển trong thực tiễn sinh hoạt. Chính trên mảnh đất thực tiễn là lễ hội Oóc Pò, những bài sli, bài lƣợn đƣợc ra đời và nó chỉ thực sự sống khi đƣợc thể hiện trong môi trƣờng diễn xƣớng của nó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Dịp lễ hội là một dịp để ngƣời ta hát sli, hát lƣợn, ngƣời ta say sƣa với những lời ca trữ tình, là dịp để ngƣời ta đƣợc nghe, để thuộc và biết đến hát sli… Tính chất trữ tình độc đáo của các bài sli này đã đƣợc phong cảnh thiên nhiên làm phần nền, khiến những ai một lần đƣợc nghe thì khó có thể quên đƣợc. Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vƣờn mọi bông nở Hoa mận trong vƣờn đang nở sáng Cây cao cây thấp sáng một màu Cây cao cây thấp đều sáng rực (Chiêng ngột) Có thể nói lễ hội Oóc Pò chính là môi trƣờng làm nảy sinh, là môi trƣờng diễn xƣớng các làn điệu dân ca của ngƣời Nùng Phàn Slình. Gắn liền với hoạt động của lễ hội là sự hiện diện của các làn điệu dân ca và qua những ngày diễn ra lễ hội cũng nhƣ những mùa lễ hội Oóc Pò, những bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình tiếp tục đƣợc duy trì, bảo lƣu và phát triển. Lễ hội Oóc Pò nhƣ một mảnh đất màu mỡ để bên cạnh những bài sli, bài lƣợn cũ là những bài sli, câu lƣợn đƣợc gieo trồng và nảy những mầm cây mới. 3.2.3. Sli, lượn - Một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội Oóc Pò “Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân lao động và tham gia vào các sinh hoạt đó với tƣ cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của những sinh hoạt đó” [06 ;14] Sli, Lƣợn là một nhân tố góp phần cấu thành Lễ hội Oóc Pò. Trong lễ hội Oóc Pò sau phần lễ là phần hội. Nhƣ phần trƣớc chúng tôi đã trình bày, phần hội của lễ hội Oóc Pò diễn ra khá phong phú với những trò chơi dân gian nhƣ kéo co, đánh yến, bắn nỏ… và đặc biệt không thể thiếu là những làn điệu dân ca sli, lƣợn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Ngày hội cầu mùa nhƣng cũng là dịp để những chàng trai, cô gái Nùng bƣớc vào những buổi hẹn hò đầy ý nghĩa, những buổi hẹn hò ấy chẳng thể nào thiếu vắng đƣợc điệu sli quyến rũ, điệu lƣợn thiết tha. Trên những con đƣờng vào bản, trƣớc cửa những ngôi nhà sàn xinh xắn, ngƣời ta có thể bắt gặp một hình ảnh quen thuộc của những ngày hội đó là hình ảnh những tốp thanh niên nam nữ Nùng đang say sƣa hát sli, hát lƣợn, họ hát lên những bài ca ca ngợi cuộc sống, tình yêu, và khi lời ca đã quyện rồi thì họ có thể quên cả đƣờng về. Họ không chú ý đến thời gian, cũng chẳng lo lắng gì về không gian. Những hình ảnh này là những nét đẹp góp phần làm nên ý nghĩa cho ngày hội Oóc Pò. - Nam : Vẹ ơi bƣớc chân về qua làng Cùng nhau tâm sự bây giờ nhé - Nữ : Mƣời hai tháng dồn vào làm ăn Dồn vào vui vẻ đi chơi hội - Nam : Đôi ta đến gặp giữa ngang đƣờng Mở đƣờng thông suốt chợ Kì Lừa - Nữ : Giá nhƣ đƣờng lớn hai bên mở Vừa lựa ngày đẹp vừa bảo nhau. Nếu không có hát sli, hát lƣợn thì Lễ hội Oóc Pò sẽ mất đi sự thú vị, độc đáo của nó. Chính các làn điệu dân ca giao duyên cùng khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của con ngƣời đã “làm gƣơng” cho cây trồng, để cây cối, vật nuôi cũng có đôi, có lứa, cũng sinh sôi phát triển (Cũng nhƣ phần 2.1.2 chúng tôi đã nói đến). Điều này góp phần làm tăng giá trị, ý nghĩa nội dung của Lễ hội Oóc Pò. Xã hội học nghệ thuật là một phạm trù, phƣơng pháp nghiên cứu với mục đích khám phá xã hội biểu hiện qua văn học và ngƣợc lại. Nếu nhƣ phần trên đã nói nhờ có lễ hội mà những giá trị của sli, lƣợn sống lâu hơn trong đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 sống thực tiễn, thì mặt khác chúng ta cũng thấy những giá trị văn hoá độc đáo của lễ hội Oóc Pò lại đƣợc thể hiện một phần qua hình thức hát sli, lƣợn. Những biểu hiện của văn hoá tín ngƣỡng thờ cúng thần linh, văn hoá phồn thực cầu mong con ngƣời, cây trồng, vật nuôi sinh sôi, nảy nở, phát triển. Theo tác giả Đinh Gia Khánh: “Bất kì tác phẩm nào muốn trở thành tác phẩm văn học dân gian trƣớc hết cũng đều phải có hai điều kiện sau đây: một là tác phẩm đó phải phản ánh đƣợc đời sống của quần chúng nhân dân, trong những điều kiện lịch sử mà tác phẩm đó tồn tại, nói đƣợc những gì thiết thân nhất trong tƣ tƣởng và tình cảm của quần chúng nhân dân; hai là tác phẩm đó phải thông qua nghệ thuật biểu diễn, sống cuộc sống sinh động của nó trong một môi trƣờng sinh hoạt văn học dân gian nhất định, trở thành một nhân tố cấu thành, một bộ phận hữu cơ trong sinh hoạt xã hội của quần chúng nhân dân.” [07;37] Nhƣ trên, những bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình đáp ứng đủ những điều kiện để trở thành những tác phẩm văn học dân gian. Với hình thức diễn xƣớng có thể là hát đơn, có thể là hát đối đáp, những bài ca dân gian này vừa mang tính truyền miệng, vừa mang tính tập thể. Nội dung của những bài sli, bài lƣợn mà ngƣời Nùng Phàn Slình hát vào những dịp mùa xuân, dịp lễ hội một phần cũng do môi trƣờng, không khí lễ hội chi phối, nhất là trong hát đối đáp hình thức ứng tác là một biểu hiện đặc trƣng của văn học dân gian cũng đã đƣợc thể hiện, đây là một hình thức tích cực của sự sáng tạo nghệ thuật trong văn học dân gian mà những bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng hỷ - Thái Nguyên đã duy trì đƣợc. Rõ ràng với vai trò là một nhân tố cấu thành lễ hội Oóc pò, sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình là một hoạt động văn nghệ không thể thiếu của lễ hội, nó góp phần tạo nên những nét độc đáo, sự hấp dẫn, bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Nùng Phàn Slình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 - Hôm nay may mắn đƣợc gặp mình, Nên cùng tâm sự nhiều điều may. - Hôm nay ta đến quê hƣơng này Học hỏi kinh nghiệm đƣờng làm ăn. - Công việc làm ăn còn lâu dài, Hát sli, hát lƣợn một thời thôi. - Công việc làm ăn nuôi sống ngƣời, Hát sli, hát lƣợn bóng gió thôi. - Công việc làm ăn cả cuộc đời. Hát sli, hát lƣợn chỉ tuổi xuân. (Sli đối đáp) Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Sinh hoạt văn hoá và loại hình nghệ thuật văn hoá dân gian này đã cho chúng ta thấy rõ hơn sự phong phú, độc đáo trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho kho tàng văn hoá, văn học dân gian của dân tộc. 3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội Oóc Pò và làn điệu sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên Đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kì mở cửa và hội nhập, quá trình giao lƣu tiếp biến văn hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi lớn về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nói chung và của dân tộc Nùng Phàn Slình nói riêng. Thực trạng, lễ hội Oóc Pò và các bài sli, bài lƣợn đang có nhiều biến chuyển, có những yếu tố văn hóa đang theo chiều hƣớng tốt, nhƣng có một thực tế việc tổ chức lễ hội đúng quy mô nhƣ xƣa diễn ra không đều, vài năm mới tổ chức một lần lớn còn lại hàng năm chỉ tổ chức ở phạm vi phần Lễ và một số trò chơi thu hẹp ở phạm vi trong xóm. Điều này cũng phần nào ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 hƣởng đến việc duy trì các làn điệu sli, lƣợn, những giá trị văn hoá truyền thống theo đó mà đang bị mai một. Cứ đà này những nghi thức của các Lễ hội, những bài sli, bài lƣợn sẽ ra đi theo những ngƣời có tuổi. Vì vậy bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, của lễ hội Oóc Pò và các làn điệu sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên là việc làm hết sức cần thiết. Nhƣng đó cũng là một công việc cần có thời gian, có sự đóng góp công sức của nhiều ngƣời và đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền. Để góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá làm nên sự phong phú, giàu đẹp của văn hoá Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến liên quan tới việc giữ gìn những giá trị văn hoá của lễ hội dân gian - Oóc Pò và các làn điệu dân gian sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ nhƣ sau : Khi nói đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật của các lễ hội, các làn điệu dân gian… trƣớc hết cần chú ý đến việc gạn đục khơi trong, phải nhận thức đúng cái gì là giá trị mà ông cha để lại, gạt bỏ những nghi lễ, tập tục không phù hợp. Nhƣng trong quá trình tìm hiểu Lễ hội Oóc Pò và hát sli, hát lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở - Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy về Lễ hội không còn những thủ tục rƣờm rà, phiền phức hay những tục lệ mê tín nên không có gì cần phải gạt bỏ. Quan trọng và cần kíp là việc bảo lƣu, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ hội này. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật của lễ hội Oóc Pò và hát sli, hát lƣợn có nghĩa là biết làm cho những giá trị cổ truyền ấy tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời đại mới. Với lễ hội Oóc pò, cần ghi chép cụ thể các nghi thức tổ chức của lễ hội. Duy trì tổ chức đều đặn lễ hội vào ngày lễ truyền thống hàng năm. Giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 cho con cháu ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội đối với đời sống tinh thần của dân tộc mình. Kho tàng sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình khá phong phú, đó là những bài ca lao động, bài ca sinh hoạt, bài ca nghi lễ phong tục, không chỉ xuất hiện trong lễ hội Oóc Pò mà còn trong các sinh hoạt văn hoá khác của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình. Việc khôi phục và duy trì những làn điệu dân ca này có một ý nghĩa hết sức to lớn. Vừa là giữ lại những bài hát dân ca chứa đựng nền văn hoá của cộng đồng dân tộc đồng thời cũng là cơ hội để các thế hệ trẻ trau dồi, học tập và gìn giữ cả một kho tàng văn học cổ truyền phong phú đã đƣợc tích tụ từ bao đời. Bảo tồn và phát huy những giá trị của Lễ hội Oóc Pò một lễ hội cổ xƣa của ngƣời Nùng Phàn Slình và những làn điệu sli, lƣợn có một phần trong lễ hội Oóc Pò có thể tiến hành theo nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn : Sưu tầm, giới thiệu và phát huy vốn sli, lượn của dân tộc. Chúng ta đã xác định đƣợc đối tƣợng cần bảo tồn và phát huy, nhƣng bảo tồn và phát huy nhƣ thế nào tức là giải pháp bảo tồn nhƣ thế nào? Điều này đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền địa phƣơng không chỉ bằng lời nói, bằng văn bản mà phải bằng hành động cụ thể. Những sinh hoạt văn hoá tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân, cũng đã có những khai thác tƣ liệu, ghi hình, ghi âm đƣợc thực hiện ở xã Hoà Bình nhƣng chƣa đƣợc là bao và cũng chỉ mang tính chất bao quát. Vậy nên để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Nùng Phàn slình ở Hoà Bình nói riêng cũng nhƣ những dân tộc khác, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phƣơng cần phối hợp đồng bộ với các ngành văn hoá, các nhà nghiên cứu chuyên môn, các cán bộ bảo tàng và các nghệ nhân nghiên cứu một cách kĩ lƣỡng, Sƣu tầm, thu thập tất cả các lời sli, câu lƣợn trong đòi sống cộng đồng, ghi chép thành bài bản, đồng thời dịch sang ngôn ngữ phổ thông rồi trao lại cho đồng bào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Trong quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, văn học dân gian của các làn điệu dân ca cần bảo đảm tính nguyên vẹn trong môi trƣờng diễn xƣớng với đầy đủ tính nguyên hợp của nó. Đặt các làn điệu dân ca trong môi trƣờng diễn xƣớng của nó mới thấy hết đƣợc giá trị của làn điệu dân ca ấy. Vì vậy mà bên cạnh việc sƣu tầm các làn điệu dân ca cần phải khôi phục, duy trì có chọn lọc những hoạt động sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền nhƣ Lễ hội Oóc Pò, đám cƣới, tang ma, sinh nhật… Bên cạnh đó sƣu tầm những di sản văn hoá phi vật thể nhƣ những bài sli, lƣợn một cách hệ thống bằng cách ghi âm, quay phim lƣu giữ không những để bảo tồn mà thậm chí còn có thể hỗ trợ, cung cấp cho các cá nhân có tâm huyết và có năng khiếu có thể tự học và sáng tạo, bổ sung cho kho tàng văn hoá văn học của dân tộc. Đó cũng sẽ là nguồn tƣ liệu quý giá cho những cá nhân, tổ chức muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vốn văn hoá của các dân tộc tham khảo. Tổ chức Lễ hội và truyền dạy các làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ ngay tại địa phương. Đồng thời với việc sƣu tầm, bảo tồn các làn điệu sli, lƣợn nhƣ đã nêu ở trên, các cấp chính quyền địa phƣơng nên hỗ trợ kinh phí để tổ chức lễ hội Oóc Pò hàng năm với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của ngƣời dân trong xã mà cả những xã lân cận, tạo điều kiện giao lƣu văn hoá cho các cộng đồng dân tộc anh em góp phần bảo lƣu những giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc Nùng Phàn Slình. Các cấp chính quyền địa phƣơng kết hợp với những nghệ nhân tâm huyết xây dựng kế hoạch và hỗ trợ kinh phí để tổ chức các lớp học hát sli, hát lƣợn cho những cháu có khả năng âm nhạc ngay tại thôn bản, để các nghệ nhân hát sli, hát lƣợn giỏi có thể truyền lại những vốn dân ca cổ truyền cho thế hệ trẻ, đồng thời khơi dạy những tình cảm tốt đẹp của họ với những làn điệu dân ca của chính dân tộc mình, từ đó mở rộng vốn sli, lƣợn cho mọi ngƣời. Mục đích của việc làm này là để mỗi ngƣời dân nơi đây, đặc biệt là thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 hệ trẻ hiểu rõ về những phong tục tập quán của chính cha ông mình. Từ đó mọi ngƣời sẽ ý thức đƣợc việc cần thiết và cùng nhau giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hiện nay thông qua một nội dung trong phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành giáo dục đã bắt đầu quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết và tình yêu đối với các trò chơi dân gian và các làn điệu dân ca bằng việc tổ chức thi chơi các trò chơi giân gian và thi hát dân ca. Hoạt động này cần tiếp tục duy trì và mở rộng hơn để các em học sinh, thế hệ trẻ trực tiếp ý thức đƣợc những giá trị tinh thần quý giá của dân tộc mình, từ đó lƣu giữ và tuyên truyền cho không chỉ trong cộng đồng dân tộc ấy mà còn cho tất cả các dân tộc khác. Tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng văn hoá, làm giàu cho kho tàng văn hoá Việt Nam. Tiểu kết: Giống nhƣ rất nhiều các dân tộc anh em khác, ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cũng tổ chức lễ hội nông nghiệp, đó là Lễ hội Oóc Pò. Đây là một lễ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần của ngƣời Nùng Phàn Slình. Lễ hội gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Qua lễ hội ngƣời dân cầu mong một năm mới với nhiều sức khoẻ, nhiều may mắn cho con ngƣời, cầu mong những vụ mùa bội thu… Và đây cũng là dịp để họ gặp gỡ, giao lƣu, vui xuân sau một năm làm việc vất vả. Đặc biệt Lễ hội Oóc Pò còn là nơi, là dịp để thanh niên nam nữ gặp gỡ, làm quen và tìm ngƣời yêu. Đây là hoạt động có tính chất gắn kết cộng đồng, chứa đựng những yếu tố văn hoá phồn thực và yếu tố tâm linh trong văn hoá của ngƣời Nùng Phàn Slình. Đặc biệt lễ hội Oóc Pò có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với những việc hát sli, hát lƣợn. Hát sli, hát lƣợn là một hoạt động văn nghệ quan trọng không thể thiếu trong lễ hội Oóc Pò. Hát sli, hát lƣợn tạo nên sự phong phú, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 đặc sắc cho lễ hội Oóc Pò. Và ngƣợc lại lễ hội Oóc Pò lại chính là môi trƣờng làm nảy sinh, nuôi dƣỡng, phát triển các bài ca dân gian này. Hát sli, hát lƣợn và lễ hội Oóc Pò chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội tộc ngƣời Nùng Phàn Slình, ở đó không chỉ có sự ứng xử của con ngƣời mà còn hàm chứa nhiều giá trị văn hoá tộc ngƣời. Theo thời gian, những sinh hoạt văn hoá chung của cộng đồng dân tộc trong đó có lễ hội Oóc Pò đang có sự biến đổi. Vì vậy cần thiết phải có những phƣơng án bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tích cực trong đời sống cộng đồng ngƣời Nùng ở xã Hoà Bình huyện đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên nói riêng và dân tộc Nùng nói chung. Bên cạnh việc khai thác, sƣu tầm và việc các nghệ nhân giảng dạy, truyền lại cho thế hệ trẻ sự hiểu biết về các bài ca dân gian và những giá trị tinh thần, tâm linh của lễ hội Oóc Pò, cần kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục trong nhà trƣờng ở các cấp học để thế hệ trẻ có thêm những hiểu biết về vốn văn hóa, văn học của dân tộc mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 KẾT LUẬN Hát sli, hát lƣợn là những làn điệu quen thuộc và phổ biến của dân tộc Nùng, giai điệu bổng trầm thiết tha, hai giọng hoà quyện nhƣ tiếng gió reo vui, nhƣ tiếng vọng của núi rừng hùng vĩ. Muôn đời dân ca tự nó vẫn vậy tha thiết, ngọt ngào, mang đến cho cuộc sống con ngƣời những hƣơng vị thơm ngát khó phai. Đến với xóm bản của ngƣời Nùng Phàn Slình vào những ngày đầu năm, vào dịp dân bản đang nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội Oóc Pò, giữa mùa của muôn hoa khoe sắc, đƣợc nghe những làn điệu trữ tình mƣợt mà của họ mới thấy hết sự hấp dẫn và phong phú trong kho văn hoá, văn học dân gian và đời sống tinh thần của họ. Qua quá trình sƣu tầm, khảo sát và phân tích sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng Phàn Slình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên sống tập trung chủ yếu ở xóm Tân Đô. Mặc dù không phải là ngƣời bản địa mà là một nhóm ngƣời Nùng Phàn Slình di cƣ từ Lạng Sơn xuống định cƣ tại đây từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhƣng cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình nơi đây đã bảo lƣu đƣợc những bản sắc văn hoá phong phú của dân tộc mình. Nền kinh tế của ngƣời Nùng Phàn Slình là nền kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi với quy mô nhỏ, đảm bảo tự cung tự cấp. Ngoài ra còn một số hoạt động khác nhƣ săn bắn, thu hái các loại rau rừng. Về văn hoá tinh thần, ngƣời Nùng Phàn Slình rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh. Ngoài ra họ còn dựng đình thờ thành Hoàng làng, hàng năm vào những dịp lễ tết, ngƣời dân trong xóm lại mang lễ vật hƣơng hoa ra đình để dâng lên các vị thần, cầu mong sức khoẻ bình an cho con ngƣời và vật nuôi, cây trồng. Đặc biệt vào dịp đầu xuân ngƣời Nùng Phàn Slình lại tổ chức lễ hôị Oóc Pò để cầu cho mùa màng tƣơi tốt, mọi ngƣời bình an. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Về văn hoá nghệ thuật, ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên có một kho tàng văn học dân gian phong phú, độc đáo, những bài ca dân gian nhƣ: sli, lƣợn, cổ lẩu trữ tình mƣợt mà. Những điệu múa dân gian nhƣ múa kì lân, múa xiêng tâng, múa cầu mùa vẫn đƣợc ngƣời dân nơi đây lƣu truyền. Tất cả những điều này đã cho thấy những nét văn hoá phong phú, đặc sắc, lâu đời của ngƣời Nùng Phàn Slình vẫn đƣợc lƣu giữ. 2. Tìm hiểu sli, lƣợn của ngƣời Nùng phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy nội dung phản ánh của làn điệu này rất phong phú, mang nét độc đáo và thể hiện đƣợc bản chất văn hoá miền núi một cách đặc sắc. Đến với các bài ca dân gian này, ngƣời nghe nhƣ bƣớc vào thế giới tâm hồn, tình cảm của con ngƣời. Đó là những bài ca ca ngợi con ngƣời, ca ngợi cuộc sống của con ngƣời với chiều sâu của thế giới tình cảm. Ở đó là những nét đẹp về cách ứng xử của con ngƣời trong các mối quan hệ gia đình, xã hội. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp của sự hiếu khách, tình nghĩa, hiếu thuận của con ngƣời. Những bài ca diễn tả khát vọng, mong ƣớc về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Những bài hát sli, hát lƣợn đã phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của ngƣời Nùng Phàn Slình trong quá trình xây dựng xóm bản, xây dựng cuộc sống. Cách thể hiện đậm chất miền núi, với văn hoá vƣờn đồi, nƣơng bãi. Những bức tranh thiên nhiên về cảnh sắc núi rừng hùng vĩ với những nét vẽ khoẻ khoắn, những hình ảnh mơn mởn, tƣơi non của những loài hoa đang đua hƣơng, khoe sắc…Bức tranh về một bản làng trù phú về sự phồn thịnh, no đủ của xóm bản…Tất cả đều hiện ra rõ nét trong những bài sli, bài lƣợn. Cũng nhƣ rất nhiều các dân tộc khác, tình yêu lứa đôi là đề tài muôn thuở đã đƣợc thể hiện trong sli, lƣợn. Một thế giới với bao cung bậc tình cảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 và khát vọng hạnh phúc lứa đôi đã tạo nên sức sống và sự hấp dẫn cho các làn điệu sli đối đáp, các bài lƣợn tỏ tình, ngợi ca. 3. Sức hấp dẫn, giá trị của những bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn bởi những nét đặc sắc về nghệ thuật. Về ngôn ngữ: ngôn ngữ trong lời thơ của sli, lƣợn là ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang tính hình tƣợng đậm chất dân tộc. Ngôn ngữ vừa giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, thể hiện nếp cảm, nếp nghĩ, lối tƣ duy của ngƣời miền núi. Phƣơng thức xây dựng hình tƣợng đậm chất miền núi ấy là việc vận dụng khéo léo, tài tình, hiệu quả các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ. Nhờ các biện pháp tu từ này, mọi tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời đều đƣợc thể hiện đầy ẩn ý, bóng gió… Chính các thủ pháp nghệ thuật này đã tạo nên cho làn điệu sli, lƣợn dồi dào về hình tƣợng, sinh động về màu sắc và ý nghĩa biểu đạt. Kết cấu của những bài ca sli, lƣợn là kết cấu đối đáp và kết cấu lặp cùng sự kết hợp của hai yếu tố tự sự và trữ tình đã làm nổi bật giá trị nội dung của mỗi bài ca, đồng thời tạo ra chất nhạc trong âm điệu nhịp nhàng, âm thanh trầm bổng cho lời thơ. Đây là một nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật của những bài sli, bài lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình. Hình thức diễn xƣớng là yếu tố không thể thiếu mỗi khi nhắc tới việc tìm hiểu các tác phẩm văn học dân gian. Tuỳ vào mỗi bài ca, gắn với mỗi loại hình sinh hoạt văn hoá, nghi lễ khác nhau lại có những hình thức diễn xƣớng cụ thể khác nhau. Đặt trong môi trƣờng diễn xƣớng cụ thể mới thấy hết đƣợc giá trị của những bài ca dân gian này. Những yếu tố nghệ thuật và một số đặc điểm về nội dung kể trên chính là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị riêng cho sli, lƣợn của ngƣời Nùng Phàn Slinh, tạo nên sức hút với thế hệ những ngƣời say mê hát sli, hát lƣợn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Khẳng định vị trí quan trọng của những làn điệu dân ca này trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc. 4. Lễ hội nông nghiệp là lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc sống trong khu vực có nền văn hoá nông nghiệp lúa nƣớc. Ngƣời Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ hàng năm cũng tổ chức lễ hội Oóc Pò, dâng lễ vật là những sản phẩm lao động nông nghiệp để cúng tế thần linh cầu mong một năm mƣa thuận gió hoà, vạn vật tốt tƣơi, đời sống dân bản ấm no, hạnh phúc. Đây là một lễ hội truyền thống mang những nét đặc trƣng của ngƣời Nùng Phàn Slình. Đến với lễ hội Oóc Pò không chỉ là đến với một lễ hội mà còn đến với những nét đẹp trong văn hoá ứng xử của ngƣời Nùng Phàn Slình. Lễ hội bản thân nó đã mang những yếu tố tâm linh với tín ngƣỡng thờ cúng và yếu tố phồn thực, cầu mong cho âm dƣơng giao hoà, tạo sự sinh sôi phát triển. Lễ hội cũng là dịp để mọi ngƣời nghỉ ngơi, vui chơi trong những ngày xuân. Trong lễ hội, phần hội thu hút sự tham gia đông đảo của mọi ngƣời. Đây cũng là dịp để nam nữ thanh niên Nùng Phàn Slình gặp gỡ, hẹn hò, yêu thƣơng. Họ hát những bài sli, bài lƣợn để thử tài đối đáp và qua những bài ca ấy, những tâm hồn đồng điệu đã tìm đến với nhau, họ kết thân và sau này tính chuyện trăm năm. Ngƣời Nùng rất yêu thích hát sli, hát lƣợn, những tiếng hát ấy là một phần không thể thiếu trong ngày hội Oóc Pò, nó làm nên sự phong phú, hấp dẫn của lễ hội. Giữa lễ hội Oóc Pò và các bài sli, bài lƣợn hát trong lễ hội có một mối quan hệ gắn bó, khó có thể tách rời, bởi lễ hội chính là hoạt động sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, là môi trƣờng diễn xƣớng của sli, lƣợn, là yếu tố tác động đến sự nảy sinh và phát triển của những bài ca dân gian này. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của các cộng đồng là phƣơng hƣớng đúng đắn đồng thời là nhiệm vụ của văn hoá nghệ thuật ở nƣớc ta hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Đó là công việc đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và nhân dân. Việc làm đó góp phần quan trọng vào việc duy trì, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của văn hoá dân gian các dân tộc Việt Nam. 5. Thực hiện đề tài này, mặc dù ngƣời viết đã có nhiều cố gắng và đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân dân tộc, nhƣng do điều kiện và khả năng còn hạn chế, đặc biệt là khó khăn do không thạo tiếng Nùng…cho nên luận văn có thể chƣa giải quyết thoả mãn những yêu cầu cần tìm hiểu về sli, lƣợn và lễ hội Oóc Pò của ngƣời Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, và không tránh khỏi những sai sót chủ quan. Nhƣng đây là một cơ hội để bản thân ngƣời viết có thể tìm hiểu về một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, góp phần làm giàu vốn hiểu biết của mình về kho tàng văn hoá dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bắc Kạn thế và lực trong thế kỉ XXI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. 2. Bùi Mạnh Nhị, Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao - dân ca trữ tình – Tạp chí văn học số 1/1997. 3. Bùi Mạnh Nhị (2000), chủ biên, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu. 4. Bƣớc đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc, Sở VHTT khu tự trị Việt Bắc. 5. Đặng Văn Lung (1997) Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc. 6. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB giáo dục. 7. Đinh Gia Khánh (2002), chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam, NXB giáo dục. 8. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1998), Phong cách học tiếng Việt – NXB Giáo dục. 9. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao – NXB Giáo dục. 10. Hoàng Tiến Tựu (1998), Văn học dân gian Việt Nam – NXB Giáo dục 11. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2002), chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia. 13. Lê Chí Quế (2001), chủ biên, Văn học dân gian Việt Nam – NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Mông Ky Slay, Lê Chí Quế, Hoàng Huy Phách (1992), Dân ca Nùng, NXB Văn hoá dân tộc Hà Nội. 15. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam – NXB Khoa học xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 16. Nhiều tác giả (1992), Văn hoá dân gian – những phương pháp nghiên cứu – NXB Khoa học xã hội 17. Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngƣỡng dân gian Tày Nùng – NXB Khoa học xã hội. 18. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học- NXB Khoa học xã hội. 19. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao – NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 20. Phan Thị Đào(2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam – NXB Thuận Hoá. 21. Phim tài liệu: Đám cưới người nùng và câu chuyện về chiếc túi nải - Sở văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên. 22. Phƣơng Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học – NXB Đại học Sƣ phạm. 23. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học – NXB giáo dục. 24. Tuyển tập bài viết của các tác giả trong và ngoài Bảo tàng từ năm 1960 – 2005 (Thái Nguyên 2005), 45 năm Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam. 25. Vi Hồng (1979), chủ biên, Sli, lượn, dân ca trữ tình tày - nùng – NXB văn hoá. 26. Vi Hồng (2001), sƣu tầm, biên soạn, Thì thầm dân ca nghi lễ, NXB Văn hoá dân tộc. 27. Viện khoa học xã hội – Viện văn học (1992), Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam 28. Võ Quang Nhơn (1983), chủ biên, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. 29. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam – NXB văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 PHỤ LỤC 1 LỜI CA MỘT SỐ LÀN ĐIỆU SLI, LƢỢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HOÀ BÌNH - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN (Tài liệu do người viết sưu tầm, người dịch: Ông Hoàng Văn Toòng, Ông Hoàng Văn Bạn ở Tân Đô - Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) I. SLI BÀI 1: ĐỐI ĐÁP PHIÊN ÂM - Nhòi ơi cầm tin mà quà vì Slà căn khảy chỉ tắc hòi hớ - Mạy dển tình xá tùng sùm sùm Cu tằm sằm mùng cu slung dà - Pù nảy cầm tin mà quà bản Sồ và pù slơ tắc hòi hớ - Sloong làu chay qua lòng coóc mạy Bồ đảy kin ăn sằm chều va - Thế păn lòng mà cừn tang coóc Pù nảy lọp căn nhòi ơi dà - Tồ xày slể slƣ khảu thin téc Cào thin mìn phéc nhằng sì slƣ. DỊCH NGHĨA - Rồng phƣợng bay qua bao sông biển Có biết hai ta tình vấn vƣơng - Một năm mƣời hai tháng trôi qua Ong bƣớm cùng giao hoà vui sƣớng - Anh yêu em qua năm những nămtháng Nhƣ chim rừng uống nƣớc suối tiên - Em thƣơng anh qua những năm tháng Nhƣ chim rừng uống nƣớc suối ngàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 - Trông nàng vừa đẹp lại vừa xinh Quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ mãi - Rừng xanh xuất hiện đôi măng trúc Ruộng tốt xuất hiện bong lúa vàng. B ÀI 2 ĐỐI ĐÁP PHIÊN ÂM - Sắc cát chang slôn sắc cát ón Mì cừn khảu thon bồ xằng hớ - Sắc cát chang slôn sắc cạt mạy Mì cƣn kin đảy nhòi ơi dà - Phấn tóc long mà, óc bồ pằn Coòng noòng mà chăn vài tề nà - Chang dênh pò sài bồ tóc thàn Chều tàn hét chai đăƣ thú lờ - Cu doóc pét slên khửn choòng hải Lòm pặt tề vài pay bởng hớ - Chêu khảu đong pay khắm mạy cồ Khắm tề dà lồ lồ dà xá - Pèn dờng mạy long tẳng thú hàng Khắm long dà quảng mọi vằn hớ - Mạy phéo mạy mời khửn choòng phạ Tắp nà ben pay kỷ tòng nà DỊCH NGHĨA - Rau cải trong vƣờn rau cải non Đã có ngƣời nào định hái chƣa - Rau cải trong vƣờn rau cải cây Ngƣời nào ăn đƣợc thì sẽ ăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 - Nếu khi chúng mình quyết tâm cao Không ai có thể ngăn cản đƣợc - Lời nói nam giới nhiều văn vẻ Cứ tin nhƣ vậy biết bao giờ - Bông hồng lơ lửng giữa biển khơi Gió thổi chiều nào theo chiều đó - Trông nàng râm nhƣ bóng cây to Liệu mình có đƣợc hƣởng hay không - Chúng mình nhƣ cây mọc gần chợ Nên cả cuộc đời mãi mãi vui - Cây tre, cây mai có ngƣời trồng Phụ nữ chỉ là một đám mây. BÀI 3: CONG HÔ PHIÊN ÂM: Công hỉ đăƣ lờn công hỉ lai Công hỉ đăƣ lờn tài phát sài Cong hỉ đăƣ lờn tài lình lì Pi nảy oóc pay nhung nền lai. Pi nảy oóc pay nhung nền tại Pao hử đăƣ lờn sleng lục slài Pao hử đăƣ lờn sleng lục bào Pay khảo nà mình pèn eng tài Pay khảo nà mình pèn cừn giỏi Chét chu Thái Nguyên đảy nhờ lai. DỊCH NGHĨA: PHÙ HỘ - (NGÀY THÁNG GIÊNG) Ông chủ gia đình hiều niềm vui Ông chủ gia đình đại giàu có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 Ông chủ trong nhà nhiều may mắn Năm nay trở đi sung sƣớng nhiều. Năm nay làm ăn đều nhƣ ý Phù hộ trong nhà sinh con trai Phù hộ trong nhà sinh trai trƣởng Lớn lên đi học thành ngƣời tài Sau này đ ixa thành ngƣời giỏi Bảy phía Thái Nguyên đƣợc nhờ nhiều B ÀI 4 : XA SLUNG PHIÊN ÂM Xá slung xá tằm xá cách xá Xếp hằm khắm lòng đổi tu pa Xếp hằm khắp lòng đổi tu slinh Tằng đéch lền kè lòng to ma Tằng đéch lền kè lòng to hử Só sình sồi ngàu khảu tỳ mà Só sình sồi ngàu mà khảu tỳ Đảy pay 4 coóc đổi tào va. DỊCH NGHĨA - NÚI CAO Núi cao núi thấp núi cách núi Buổi chiều mặt trời râm đến cửa Buổi chiều mặt trời râm đến vƣờn Cả già lẫn trẻ dẫn nhau về Cả già lẫn trẻ cùng che nhau Bạn ơi xuất hiện vào làng này Bạn ơi xuất hiện tại nhà này Đi bốn phƣơng trời mình gặp nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 BÀI 5: CHIÊNG NGỘT PHIÊN ÂM Chêng ngột sấn slì doóc mặn đay Doóc mặn chang slôn mọi cu kháy Doóc mặn chang slôn mọi cu lùng Cu lung cu tằm lùng vền xày Cu slung cu tằm lùng vền tù Nhì ngột căm phứ pùn nhả tháy Nhì ngột căm phứ pùm tháy phả Slam ngột slíp hả lòng chả sày Slam ngột slíp hả lòng chả lẹo Sli ngột căm phứ pùm phả tháy Sli ngột căm phứ pùm tháy phả Hả ngột slíp hả đăm vền xày Hả ngột slíp hả đăm vền lẹo Lọc ngột căm tạu pay giai cóc Lọc ngột căm tạu pay giai lạc Chét ngột hòi mà mọi cu đay Chét ngột hòi mà mọi cu òn Pét ngọt mà hắn mà lẹo xày Pét ngọt mà hắn màn vền lẹo Cảu ngột mà hắn oóc lẹo xày Cảu ngột mà hắn oóc vền lẹo Slíp ngột mà hắn tan lẹo xày Slíp ngột mà hắn tan vền lẹo Ong nâng pay tong ong pay slay Ét ngột căm xằng pay lịp khảu Lê hắn pầng dạu bồ đảy nai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Lê hắn pầng dạu bồ đảy slằng Phan thòi mà lờn tề hét chai Hét chai hét chên vàn thến Số nhì quà hòng đăƣ noọc cai./. DỊCH NGHĨA THÁNG GIÊNG Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vƣờn mọi bông nở Hoa mận trong vƣờn đang nở sáng Cây cao cây thấp sáng một màu Cây cao cây thấp đều sáng rực Tháng hai dùng bừa để bừa vỡ Tháng hai cầm bừa để vỡ bừa Tháng 3 mƣời năm xuống reo mạ Tháng 3 mƣời năm reo mạ hết Tháng tƣ cầm bừa đi bừa vỡ Tháng tƣ cầm bừa đi vỡ bừa Tháng năm 15 cùng cấy lúa Tháng 5 mƣời năm cấy lúa xong Tháng 6 cầm gậy đi xới gốc Tháng 6 cầm gậy đi xới rễ Tháng bảy quay lại mọi cây tốt Tháng bảy quay lại mọi cây non Tháng 8 đến thấy lúa tốt đều Tháng 8 đến thấy lúa lên đòng Tháng 9 đến thấy lúa tốt dòng Tháng 9 đến thấy đòng đã hết Tháng 10 đến thấy đã gặt lúa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 Tháng 10 đến thấy lúa gặt xong Ngƣời thì đi đông ngƣời đi tây Tháng 11 cầm cân thu thóc Nhìn thấy ông bạn không kịp chào Nhìn thấy ngƣời bạn không kịp hỏi Quay về nhà để làm lễ cơm mới Nhờ ngƣời đến hộ làm cơm mới Mùng hai hoả hồng ngƣời làm cơm BÀI 6: KHẨN KINH PHIÊN ÂM Keng slung kinh tằm khẩn mạy tặp Keng skung kinh tằm khẩn mạy diển Mà làu căm chạ tè pay slắp Mù làu căm chạ tè pay phát Lụp lụp au mà lọm slôn sắc Lụp lụp nu mà tọm slôn ỏi Già hử mu long lòng sào sẻ Dắp ỷ pèn thú bò pòn pác Dắp ỷ pèn pác bò pèn shêu. DỊCH NGHĨA ĂN LÊN, LÀM RA Khắp núi rừng mọc cây gỗ quý Khắp núi rừng mọc cây gỗ nghiến Để mình cầm dao đến mình chặt Để mình mang dao đến mình phát Vừa ôm vừa bê về rào rau Vừa ôm vừa bê về rào mía Đừng để lợn to vào phá rau Đừng để lợn to vào phá mía Để vƣờn tốt đƣợc ra vƣờn tốt Để bãi mía ngon ra mía ngon. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 II. LƢỢN BÀI 1: ĐỆP PHIÊN ÂM Đẹp noọng pì slim hốn, Đếp xá slung móc kẻo, Xá kẻo mọc kẻo nài, Mọc kkẻo xá kẻo sẳm Nử pì đay dƣờng sắc Nử slao đay dƣờng kiềng Hái 15 lùng viền, Hái bơn chiêng pì mâƣ./. DỊCH NGHĨA YÊU TH ƢƠNG Yêu em, anh vui lòng Yêu núi cao mây phủ Núi phủ mây phủ sƣơng Mây phủ núi phủ kín Thịt béo hơn rau xanh Da thịt nàng đẹp hơn Trăng rằm sáng mọi nơi Trăng tháng giêng năm mới./ BÀI 2: PHÓN TÓC PHIÊN ÂM Phón tóc mì lai lò, Nặm tà mỳ lai ven, Sloong slam ven khẩn đảy. Khẩn pay khẩn tỳ đai. Già pay khẩm nghe phái, Nghe phái mỳ mèo ngƣợc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 Mèo ngƣớc mỳ cần slay, Cần slay mìn lụ kẻo, Lụ kẻo pèng lòng pay, Xếp mỉnh khoắn bò khẩn./. DỊCH NGHĨA Mƣa rơi có một chiều Nƣớc sông có vực xoáy Đôi ta vực lên đƣợc Bơi qua sang chỗ khác Chớ bơi vào vực xoáy Nơi ấy có thuồng luồng Có phụ trợ của thầy Nó nhiều mƣu lắm mẹo Lôi hai ta xuồng đấy Gọi hồn vía chẳng lên./ BÀI 3: LÀY LUỘC PHIÊN ÂM Lày luộc pay sao nà. Khẩn xá pay sào lày, Sao lày đảy sloong đon Sào nà đảy sloong lầƣ, Lầƣ tẩƣ đăm khảu nu Lầƣ nủ đăm khảu mồn Khảu mồn màlộng hàn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 DỊCH NGHĨA BÃI RẬM Bãi rậm nên làm ruộng Lên núi làm nƣơng rãy Phát nƣơng đƣợc hai bãi Phá ruộng đƣợc hai đám Đám dƣới cấy lúa nếp Đám trên cấy lúa tẻ Lúa tẻ ruộng độc nƣớc B ÀI 4: KHÁY PÁC PHIÊN ÂM Sớ kháy pác vàm thín Sớ kháy pác vàm lèm Kháy pác noọc pò slài Giàng khá lòng nặm kít Viét thín lòng nặm thiều Chiều hắn bản đay lôông Chiều hắn mƣơng đay quảng Sớ chính dàng khảu mà Au lằng khảo tào va hằm nảy./. DỊCH NGHĨA Mở miệng bằng âm gió Tiếng hát giọng đàn ông Bƣớc chân vào vực xoáy (thắm thiết) Ném đá xuống sóng nƣớc Trông nhìn ra nhiều hƣớng Nhìn thấy làng rộng lớn Nhìn thấy nƣơng ruộng tốt Mình mới bƣớc đến đây Lấy lời hát ca cùng tâm sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_HoangThuyNga.pdf
Tài liệu liên quan