MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ruộng đất - tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của cư dân nông nghiệp. Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng và quý giá. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, Nhà nước phong kiến luôn luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Các vương triều phong kiến Việt Nam đều coi vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt và luôn đề ra được những chính sách để nắm được ruộng đất. Thông qua việc nắm ruộng đất trong tay, Nhà nước phong kiến lấy đó làm nguồn thu thuế, làm bổng lộc, lương cho đội ngũ quan lại và binh lính, đồng thời giải quyết được một phần những đòi hỏi của nông dân - lực lượng chiếm đông đảo và quan trọng nhất của xã hội nhằm tạo ra sự bình ổn cho đất nước.
Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược và đặt ách cai trị lên đất nước ta. Dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của đế quốc Pháp cùng với việc bao chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến đã làm cho sở hữu ruộng đất của người nông dân ngày càng bị thu hẹp. Nông dân phần lớn rơi vào tình cảnh hoặc là có ít ruộng đất hoặc không có ruộng đất để canh tác, nên nguồn sống chính của họ phải đi lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê cho gia đình địa chủ. Bởi vậy, khát vọng có ruộng đất để làm ăn đi liền với độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết với nông dân.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đề ra nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để giành lại độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc. Với đường lối cách mạng đúng đắn như trên đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân và các tầng lớp xã hội khác, làm nên thắng lợi của cuộc cánh mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.
Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính phủ
ta rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất và từng bước có những chính sách nhằm đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Thông qua những chính sách ruộng đất tích cực đó của Đảng và Chính phủ có tác dụng bồi dưỡng sức dân, kích thích nông dân hăng hái đóng góp nhanh nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954).
Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra nhiều chính sách trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn. Đáng chú ý nhất là từ năm 1958 trở đi, Đảng chủ trương tiến hành tập thể hoá nông nghiệp. Theo đó, toàn bộ miền Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Với tư cách là đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã đứng ra quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là khâu quản lý và tổ chức sản xuất. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất và sản lượng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa cao, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được triệu tập tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Kể từ đó, nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói riêng có những bước chuyển biến mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm ngày càng tăng. Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua bắt nguồn từ chính sách đổi mới trong quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất.
Trước yêu cầu đổi mới và để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá VI) về Đổi mới quản lý nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) đã ra đời. Theo đó, ruộng đất vẫn thuộc sở
hữu tập thể nhưng người nông dân có quyền sử dụng ổn định, lâu dài tuỳ
theo loại cây canh tác. Người nông dân bên cạnh quyền chủ động sử dụng ruộng đất vào mục đích sản xuất kinh tế theo quy định của Nhà nước còn có quyền chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, thế chấp ruộng đất. Như thế, về thực chất ruộng đất đã chuyển từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ công hữu tư dụng (tức là sở hữu tư nhân hạn chế).
Thái Nguyên là một trong mười ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có vị trí rất quan trọng, là một trong những trung tâ m kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc Bắc Bộ, là vùng nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kể từ sau Khoán 10 (năm 1988), năng suất lúa ở Thái Nguyên đã tăng lên gần ba lần so với năm 1990, đưa sản lượng lúa thu được đạt 322 153 tấn (năm 2005) [34,119]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ sau Khoán 10 đến năm
2005 là bắt nguồn từ sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất. Chính sự thay đổi về diện tích, đặc biệt là sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên. Nhưng, hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên đã thay đổi như thế nào và nó có tác động gì đối với những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Khoán 10 (năm 1988) đến năm 2005 là một vấn đề lớn và rất quan trọng còn đang bỏ ngỏ. Nếu tìm hiểu được vấn đề này sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn và đề ra được những chính sách phù hợp để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đồng thời giúp nông dân Thái Nguyên sử dụng ruộng đất - thứ tài sản quý giá một cách hợp lý hơn để tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học hay một tài liệu chuyên khảo nào nghiên cứu một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 – 2005)” làm luận văn thạc sỹ.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU . 3
NỘI DUNG 10
Chương 1: TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI
NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1988 . .10
1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên .10
1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1988 18
1.3. Phương thức khai thác ruộng đất .46
Chương 2: SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN SAU KHOÁN 10 (1988 – 2005) .57
2.1. Những chuyển biến về sở hữu ruộng đất 57
2.2. Phương thức khai thác ruộng đất .85
2.3. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân 99
KẾT LUẬN .109
Tài liệu tham khảo .114
Phụ lục
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Số dân di cư đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938 .17
Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của người Pháp ở Thái Nguyên .20
Biểu 3: Các đồn điền của người Việt ở Thái Nguyên đến năm 1945 21
Biểu 4: Ruộng đất 7 đồn điền của Pháp và Việt gian phản động bỏ chạy
đem tạm cấp cho nông dân năm 1950 22
Biểu 5: Tỷ lệ số địa chủ phát canh thu tô và thuê mướn nhân công .24
Biểu 6: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và sự chuyển dịch ruộng đất trước cái cách ruộng đất 25
Biểu 7: Chiếm hữu ruộng đất của phú nông (năm 1945) .26
Biểu 8: Biến động ruộng đất của phú nông qua các thời kỳ 26
Biểu 9: Sở hữu ruộng đất của trung nông, bần nông và cố nông (năm
1945) .28
Biểu 10: Sở hữu ruộng đất của nông dân qua các thời kỳ 30
Biểu 11: Số ruộng đất chia cho nông dân 75 xã cải cách ruộng đất .32
Biểu 12: Diện tích ruộng đất công tại 75 xã trước cải cách ruộng đất 33
Biểu 13: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp ở Thái Nguyên qua các năm .40
Biểu 14 : Diện tích cây lương thực ở Thái Nguyên qua các năm .51
Biểu 15: Diện tích, năng suất và sản lượng chè ở Thái Nguyên qua một số
năm .52
Biểu 16: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp qua các năm .68
Biểu 17: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1996- 2005 78
Biểu 18: Các loại đất nông nghiệp ở Thái Nguyên năm 2005 .80
Biểu 19: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ 1990 đến
2005 82
Biểu 20: Bình quân lương thực trên đầu người trên năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cả nước và Thái Nguyên .84
Biểu 21: Diện tích đất lúa và lúa màu của huyện Đại Từ năm 2000 . 86
Biểu 22: Diện tích đất trồng lúa, lúa màu huyện Võ Nhai năm 2000 87
Biểu 23: Diện tích các loại cây trồng 90
Biểu 24: Diện tích cây lương thực có hạt ở Thái Nguyên từ 2000 - 2005 .91
Biểu 25: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lạc, đậu tương ở Thái
Nguyên qua các năm .92
Biểu 26: Diện tích và sản lượng chè ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 93
Biểu 27: Diện tích một số loại cây ăn quả ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 96
Biểu 28: Số trang trại phân theo huyện thành phố, thị xã 98
Biểu 29: Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005 121
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 - 2005), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trà, Lan Quý Phi, Chè đặc sản 5 sao, Trà Vu Quy, Chè túi lọc Queenli, hai
là dòng sản phẩm chè xanh, chè đen phục vụ xuất khẩu. Những sản phẩm trên
không những được tiêu thụ ở trong nước mà còn được xuất khẩu sang các
nước như: Trung Quốc, Pakistan, Srilanca, Afganistan, Nga, Cộng hoà Séc,
Đức, … [17, 1] Quá trình sản xuất của Công ty Tân Cương Hoàng Bình góp
phần thúc đẩy tính chất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là cây chè,
đồng thời, có tác dụng mở rộng diện tích chè, tạo thu nhập cho người dân.
Theo khảo sát của chúng tôi ở một số huyện của Thái Nguyên cho thấy,
hầu hết các hộ nông dân trồng chè trên đất đồi hoặc vườn của gia đình. Việc
chăm sóc, hái, sao chè đều do các thành viên trong gia đình đảm nhiệm. Công
đoạn sao chè được thực hiện bằng phương pháp thủ công, dùng chảo sắt hoặc
chảo hình bầu dục có gắn hệ thống quay bằng những bánh răng. Nguyên liệu
đốt để xao chè chủ yếu bằng củi hoặc bằng than.
Trong những năm gần đây, chủ trương mở rộng diện tích chè của tỉnh đã
phản ánh hướng đi đúng trong việc phát triển nền nông nghiệp của tỉnh. Bởi
vì, cây chè là loại cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nếu mở rộng diện tích trồng
chè không những khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai mà còn giải quyết được
công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, có tác dụng phủ
xanh đất trống đồi trọc, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần vào việc xoá đói
giảm nghèo ở nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Cũng như cây chè, các loại cây ăn quả ở đất vườn đồi cũng được mở
rộng về diện tích. Tập đoàn các loại cây ăn quả được bà con nông dân trồng
chủ yếu là: vải, nhãn, cam, bưởi, … Đây là những loại cây ăn quả phù hợp với
diện tích đất đồi, gò hoặc đất vườn nhà. Diện tích trồng các loại cây ăn quả
trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng. Điều này được phản ánh qua biểu
số liệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Biểu 27: Diện tích một số loại cây ăn quả ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005
[30, 67], [31, 63]
Đơn vị tính: ha
Năm Cam, quýt, bƣởi Dứa Nhãn, vải
1995 86 42 1 307
1996 163 58 1 661
1997 213 62 2 695
1998 252 65 4 305
1999 589 69 4 436
2000 380 81 6 034
2001 418 105 7 592
2002 754 144 8 532
2003 515 127 8 919
2004 432 136 8 587
2005 426 141 7 606
Biểu số liệu trên cho thấy, năm 1995 diện tích trồng một số loại cây ăn
quả chủ yếu ở Thái Nguyên không ngừng tăng lên. Trong số các loại cây ăn
quả, cây nhãn, vải chiếm diện tích khá lớn. Việc mở rộng diện tích trồng các
loại cây ăn quả của tỉnh Thái Nguyên là đúng hướng và mang tính chất chiến
lược góp phần khai thác tốt hơn diện tích đất vườn, đồi gò, có tác dụng phủ
xanh đất trống đồi trọc, tạo thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
cho tỉnh Thái Nguyên là phải tìm đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả. Bởi lẽ, mỗi
khi cây trái được mùa mà nông dân vẫn không vui do giá thấp. Bài toán “được
mùa mất giá” dường như là một bài toán khó giải không chỉ đối với nông dân
tỉnh Thái Nguyên mà cũng là đối với nông dân cả nước.
Một trong những phương thức khai thác tốt hơn tiềm năng đất sản xuất
nông nghiệp ngoài việc đẩy mạnh công tác làm thuỷ lợi còn phải biết ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong nhiều năm trở lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
đây, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp đã trở thành những biện pháp chủ yếu để khai thác, sử dụng tốt hơn
tiềm năng đất đai của tỉnh. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
được thực hiện ở hầu hết các khâu như: chọn lọc giống, làm đất, thu hoạch,…
cũng như bảo quản sản phẩm nông sản. Trong khâu chọn giống, các loại
giống mới có năng suất cao như: giống lúa khang dân, giống đậu tương DT80,
DT84… được nông dân Thái Nguyên đưa vào trồng rộng rãi. Trong khâu làm
đất, ngoài dựa vào sức kéo của gia súc là chủ yếu, nông dân còn sử dụng các
loại máy phay giúp cho việc làm đất nhanh hơn, nhuyễn hơn giải quyết được
khâu thời vụ cho nông dân. Một điểm rất mới trong khoảng gần chục năm trở
lại đây là việc nông dân Thái Nguyên đã biết sử dụng bạt nilon để che phủ
cho mạ xuân muộn tránh được rét đậm, rét hại, biết gieo mạ bằng khay để tiết
kiệm giống đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cũng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một trong những
điểm mới của tỉnh Thái Nguyên là sự hình thành các trang trại có quy mô vừa
và nhỏ. Những trang trại này hầu hết là của các hộ gia đình đã biết đến việc
tích tụ vốn, tích tụ ruộng đất ở mức độ khác nhau để sản xuất. Số lượng trang
trại ở Thái Nguyên ngày càng tăng và được thiết lập ở hầu hết các địa phương
trong toàn tỉnh. Để nắm được sơ bộ về điều này, chúng tôi xin đưa ra biểu số
liệu sau:
Biểu 28: Số trang trại phân theo huyện thành phố, thị xã [33, 119]
Đơn vị tính: Trang trại
Đơn vị hành chính Năm 2001 Năm 2003
Thành phố Thái Nguyên 110 193
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Thị xã Sông Công 17 24
Huyện Định Hoá 10 23
Huyện Võ Nhai 27 34
Huyện Phú Lương 13 31
Huyện Đồng Hỷ 62 102
Huyện Đại Từ 66 72
Huyện Phú Bình 21 98
Huyện Phổ Yên 66 82
Tổng số 388 659
Bảng số liệu trên cho thấy, số trang trại ở Thái Nguyên ngày càng tăng.
Năm 2001 toàn tỉnh có 388 trang trại, đến năm 2003 là 659 trang trại. Trong
đó, thành phố Thái Nguyên có số lượng trang trại lớn nhất tỉnh đạt 193 trang
trại (năm 2003). Việc thành lập trang trại phản ánh đúng xu thế phát triển của
nền kinh tế thị trường, đồng thời góp phần thúc đẩy tính chất hàng hoá trong
sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, các trang
trại được thành lập còn có thể khai thác tốt hơn tiềm năng các loại đất như:
diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích đồi gò để trồng chè, cây
ăn quả và trồng rừng… Cũng qua khảo sát cho thấy, các trang trại ở Thái
Nguyên có nhiều loại mô hình khác nhau như: kiểu trang trại kết hợp giữa
trồng chè và cây ăn quả; trang trại kết hợp giữa vườn rừng và chăn nuôi gia
súc; trang trại vườn hoa cây cảnh; … Nhìn chung, những hộ gia đình làm
trang trại đều có thu nhập kinh tế cao, đời sống không những ổn định mà còn
trở nên giàu có hơn.
Như vậy, từ năm 1988 đến năm 2005, phương thức khai thác và sử dụng
ruộng đất nông nghiệp ở Thái Nguyên đã có nhiều bước tiến quan trọng nhằm
khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông nghiệp của tỉnh, nâng cao năng suất và
sản lượng cây trồng. So với giai đoạn trước khi có Nghị quyết 10 (1988) của
Bộ chính trị, nhất là giai đoạn ruộng đất nông nghiệp được tập thể hoá dưới sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
quản lý của hợp tác xã nông nghiệp (1958- 1988) thì phương thức khai
thác và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1988- 2005 là có tiến bộ hơn.
Qua đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh dần đáp ứng với tính chất hàng hoá
ngày càng cao, góp phần đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh và mang
tính chất bền vững hơn.
2.3 MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
QUYỀN SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHO NÔNG DÂN
2.3.1 Thực trạng ruộng đất ở Thái Nguyên
Những thành tựu của kinh tế nông nghiệp ở Thái Nguyên trong gần hai
thập kỷ qua là một thực tế không thể phủ nhận do tác động của chính sách đổi
mới trong quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất mang lại. Tuy nhiên, thực
trạng ruộng đất cũng như tình hình nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên
trong những năm gần đây đang đặt ra những vấn đề cần được giải quyết thoả
đáng và kịp thời.
Một là, tình trạng phân tán và manh mún của ruộng đất. Đây là một
thực trạng về ruộng đất không chỉ riêng ở Thái Nguyên mà là hiện tượng phổ
biến của nhiều địa phương khác trên cả nước. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
tình trạng này là do chính sách giao khoán ruộng đất được thực hiện theo
nguyên tắc bình quân chủ nghĩa “có tốt, có xấu, có gần, có xa” dựa trên số
nhân khẩu hoặc lao động của mỗi gia đình nhận ruộng. Việc giao khoán ruộng
đất đến từng hộ gia đình nông dân theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính
trị có tác động phát huy tính tự lực, tự cường của nông dân, khắc phục được
tình trạng ruộng đất không có chủ cụ thể trong thời kỳ tập thể hoá nông
nghiệp, làm cho ruộng đất bị xé nhỏ và trở nên manh mún. Theo đó, mỗi gia
đình bình quân có khoảng trên dưới một mẫu ruộng và được chia làm nhiều
thửa ruộng. Mỗi thửa ruộng rộng khoảng trên dưới một sào Bắc Bộ (khoảng
360 m
2) và vị trí của mỗi thửa ruộng lại ở những xứ đồng khác nhau. Để thấy
rõ được điều này, chúng tôi xin lấy ví dụ gia đình ông Trần Văn Thành
(67tuổi) ở thôn Hoà Bình, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình có tổng số 8 sào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
ruộng nhưng có tới 13 thửa ruộng khác nhau. Theo ông, thửa ruộng
nhỏ nhất (còn gọi là đất trồng rau) rộng 5 thước (khoảng 105 m2), rộng nhất
chỉ khoảng 1 sào 1 thước. Vị trí 13 thửa ruộng nhà ông Trần Văn Thành nằm
ở 7 xứ đồng khác nhau. Hoặc trường hợp gia đình ông Ngô Quang Sơn thôn
Hạnh Phúc xã Xuân Phương, huyện Phú Bình có 8 sào 6 thước ruộng được
chia thành 8 thửa ruộng ở 4 xứ đồng khác nhau.
Tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của ruộng đất ở Thái Nguyên như trên sẽ
gây cản trở cho việc áp dụng những thiết bị máy móc trong sản xuất. Đây
cũng chính là điều lý giải tại sao từ bao đời nay hình ảnh “con trâu đi trước
cái cày theo sau” vẫn tồn tại một cách phổ biến ở Thái Nguyên. Ngược lại,
hình ảnh máy cày, máy kéo phục vụ làm đất, máy gặt phục vụ khâu thu hoạch
ở Thái Nguyên là rất hiếm hoi. Giả sử, nếu có được đầu tư máy móc đi chăng
nữa thì cũng rất khó thực hiện được bởi ruộng của mỗi gia đình không kề liền
mảnh mà thuộc nhiều xứ đồng khác nhau, cho nên rất khó áp dụng. Rõ ràng,
tình trạng manh mún ruộng đất như trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả của sản xuất và thực sự cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
trong nông nghiệp. Bởi vì, “ Một nền nông nghiệp phát triển trong điều kiện
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì không phải là nền nông
nghiệp phát triển theo kiểu phân tán, manh mún được. Do đó, việc tìm giải
pháp thích hợp để đẩy mạnh quá trình tập trung, tích tụ sản xuất, tạo tiền đề
cho việc ứng dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật là cần thiết,
nhưng vấn đề tạo ra động lực về quyền lợi kinh tế của nông dân, đảm bảo
quyền làm chủ của họ trong quá trình tái sản xuất thực sự đã trở thành một
yêu cầu cấp bách trong nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”[100, 83]
Hai là, tình trạng ruộng trồng cấy được một vụ trên một năm ở Thái
Nguyên chiếm tỷ lệ đáng kể dẫn đến làm lãng phí tiềm năng đất sản xuất nông
nghiệp. Thái Nguyên do đặc thù là một tỉnh bán sơn địa, địa hình phức tạp,
chỉ có các huyện phía Nam tỉnh như: Phú Bình, Phổ Yên là mang tính chất
đồng bằng, cho nên có diện tích đất gieo cấy lúa một vụ trên năm ở đây chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
một tỷ lệ không nhỏ. Để nắm được điều này, chúng tôi xin dẫn ra biểu
số liệu sau đây:
Biểu 29: Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005 [93, 19]
Đơn vị tính: ha
Loại đất Diện tích Tỷ lệ %
Đất ruộng lúa, lúa màu 43 240,19 100,00
- Ruộng ba vụ 4,373,55 10,11
- Ruộng hai vụ 25 190,89 58,09
- Ruộng một vụ 13 192,80 30,5
- Đất chuyên mạ 582 95 1,3
Từ biểu số liệu trên cho thấy diện tích đất lúa, lúa màu cấy 3 vụ trên
năm đạt 4 373,55 ha chiếm 10,11% là tương đối ít. Còn diện tích lúa, lúa màu
chỉ trồng cấy một vụ trên năm đạt 13 192,80 ha chiếm 30,5% là tương đối
nhiều. Lẽ ra, diện tích trồng cấy một vụ trên năm có nhiều khả năng để nâng
lên thành hai vụ, ba vụ trên một năm. Có một số địa phương diện tích đất lúa,
lúa màu trồng cấy một vụ trên năm chiếm tỷ lệ rất lớn như: huyện Võ Nhai có
1 989,22 ha diện tích chỉ cấy được một vụ trên năm chiếm 68,2%. [93, 95] và
cũng không có diện tích nào trồng cấy được ba vụ trên một năm, huyện Phú
Lương diện tích đất lúa, lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ đạt 1 856,88 ha
chiếm 45,22%... [93, 82] Theo Báo cáo Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh, Bổ
sung quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 thì đến năm
2005, Thái Nguyên vẫn có khoảng hơn 30% đất trồng cấy một vụ lúa, lúa màu
trên một năm. Từ thực tế này đã dẫn đến tình trạng để lãng phí tiềm năng đất
đai. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do địa hình ở Thái Nguyên phức
tạp, hệ thống giao thông thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông
nghiệp. Nhìn chung, các công trình thuỷ lợi của tỉnh được xây dựng từ những
thập niên 60, 70 và có tới 75% là công trình tạm. Qua thời gian dài sử dụng
do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người, đến nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
đa số các công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, diện tích tưới tiêu chỉ đạt
37 084 ha vụ mùa, 26 707 ha vụ chiêm, mới đáp ứng được 65,6% yêu cầu
tưới.[2, 26] Ba là, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều thế mạnh
để phát triển các loại cây trồng hàng năm, nhưng việc sử dụng nguồn đất này
chưa hợp lý dẫn đến tình trạng để lãng phí tiềm năng đất đai. Sở dĩ chúng tôi
coi đây là một thực trạng vì như phần trước đã đề cập Thái Nguyên là một
tỉnh có nguồn đất đai rất phong phú và đa dạng. Là tỉnh bán sơn địa nên diện
tích đất đồi, gò, đất vườn chiếm diện tích lớn, cho phép phát triển một số loại
cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như: Đậu tương, lạc, vừng.
Nhưng trên thực tế, việc phát triển các loại cây này ở Thái Nguyên chưa được
chú trọng đúng mức, diện tích không ổn định và phụ thuộc rất nhiều vào thị
trường nông sản. Do đó, việc sử dụng loại đất này chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế của tỉnh.
Bốn là, hiện tượng mua bán, tích tụ, tập trung ruộng đất một cách tự do
đang có xu hướng gia tăng. Đây là một thực trạng không phải chỉ có riêng ở
Thái Nguyên mà là hiện tượng phổ biến trên phạm vị cả nước. Mặc dù đây là
một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường hiện nay nhưng trên thực tế,
quá trình tích tụ ruộng đất đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp do quá
trình chuyển nhượng ruộng đất không thực hiện đúng như các quy định của
pháp luật. Không phải là toàn bộ nhưng phần lớn các hộ chuyển nhượng
ruộng đất theo phương thức mua bán trao tay mà không làm thủ tục tại các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Các gia đình bán ruộng đất phần lớn là các hộ
có con cái đi thoát li, ruộng đất không có lao động canh tác nên phải bán
ruộng hoặc cho thuê. Đối với những người có ruộng cho thuê, sau mỗi một vụ
thu hoạch, người đi thuê ruộng phải trả cho người có ruộng từ 40 đến 60 kg
thóc trên một sào Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện tượng trao đổi, mua bán này chỉ
diễn ra bằng phương thức trao tay giữa người mua và người bán chứ không hề
làm thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền. Sở dĩ họ có thể mua bán trao tay
được là do người mua và người bán đã quen biết nhau nên họ không nhất thiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
phải qua giấy tờ trước cơ quan có thẩm quyền. Việc cho thuê ruộng đất
cũng diễn ra tương tự như vậy. Để nắm được điều này chúng tôi xin lấy dẫn
chứng gia đình ông Trần Văn Thành ở thôn Hoà Bình, xã Xuân Phương,
huyện Phú Bình có tổng số 8 sào ruộng, do con cái ông thoát ly làm công
chức nên toàn bộ gia đình chuyển lên thành phố Thái Nguyên sinh sống. Tổng
số 8 sào ruộng của gia đình ông Thành cho 5 người thuê gồm: gia đình chị
Nguyễn Thị Thiết (2 sào), gia đình chị Dương Thị Tuyết (1,5 sào), gia đình
chị Dương Thị Quý (2 sào), gia đình chị Dương Thị Hải (1 sào), gia đình ông
Hoàng Văn Nhân (1,5 sào). Theo ông Thành, mỗi một sào thuê như vậy,
người đi thuê phải trả cho người có ruộng( cụ thể là ông Thành) là 2,5 nồi trên
một sào (mỗi nồi là 25 Kg), tức là một sào người thuê phải trả 62,5 kg. Tuy
nhiên, ông Thành phải đóng các khoản thuế ruộng, các loại phí khác cho uỷ
ban nhân dân xã Xuân Phương.
2.3.2 Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho
nông dân
Dưới tác động của chính sách giao khoán ruộng đất đến từng hộ nông
dân theo tinh thần Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị, ruộng đất đã bị manh mún,
nhỏ lẻ. Đây là tình trạng của nhiều địa phương trên cả nước, không phải chỉ
riêng ở Thái Nguyên. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tìm ra những giải pháp tối
ưu để khắc phục tình trạng này. Trong những năm trở lại đây, một số nơi trên
địa bàn tỉnh, nông dân đã thực hiện biện pháp dồn điền đổi thửa để ruộng nhà
mình vẫn giữ nguyên số lượng nhưng nó sẽ quy ruộng về một mối ở một xứ
đồng nhất định. Theo đó, số thửa ruộng sẽ ít đi nhưng tổng số sào vẫn giữ
nguyên. Tuy nhiên, phong trào dồn điền đổi thửa ở Thái Nguyên diễn ra còn
chậm do nhận thức của đa số người nông dân ngại bị xáo trộn, tâm lý “an
phận thủ thường” đã làm cản trở tiến trình dồn điền đổi thửa ở Thái Nguyên.
Hơn thế nữa, địa hình Thái Nguyên phức tạp, có xứ đồng ở những chân ruộng
cao, có những xứ đồng ở chân ruộng trũng nên nông dân không ai muốn lấy
toàn ruộng xấu. Ngoại trừ có nột số nông dân ở huyện Phú Bình, Phổ Yên đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
dồn ghép ruộng của mình lấy phần ruộng trũng để đào ao thả cá, trên bờ
làm trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp việc trồng một vụ lúa, một
vụ cá. Bằng biện pháp này, chủ trang trại đã tiến hành sản xuất nông nghiệp
theo hướng hàng hoá, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng đất, mở ra hướng
đi mới ở nông thôn, tạo thu nhập cho nông dân, thực hiện công tác xoá đói
giảm nghèo ở vùng nông thôn. Thiết nghĩ, nông dân Thái Nguyên cần phải
xem xét giải pháp dồn điền đổi thửa để áp dụng vào từng địa phương cho phù
hợp với đặc thù của địa phương đó. Bởi vì, một nền nông nghiệp phát triển
trong điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
không phải là một nền nông nghiệp phát triển theo kiểu phân tán, manh mún
như hiện tại. Để phát triển và kinh tế trong nông thôn ở Thái Nguyên theo
hướng hàng hoá, cần phải giải quyết một loạt các vấn đề về kinh tế, tổ chức,
kỹ thuật và chính sách, trong đó, vấn đề tích tụ tập trung ruộng đất là một
trong những vấn đề cần được quan tâm trước hết. Bởi vì, điều kiện Thái
Nguyên hiện nay, tích tụ và tập trung ruộng đất là một trong những điều kiện
quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.
Thái Nguyên là một tỉnh bán sơn địa, cho nên, việc dồn điền đổi thửa,
tích tụ tập trung ruộng đất để hình thành các trang trại theo mô hình V-A-C-
R(Vườn-Ao-Chuồng-Rừng) là rất hợp lý. Bởi vì, với mô hình này sẽ cho phép
nông dân có thể khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế vốn có của tỉnh,
góp phần tạo công ăn việc làm cho nông dân, xoá đói giảm nghèo ở vùng
nông thôn, có tác dụng thúc đẩy tinh chất hàng hoá trong nông nghiệp ngày
càng phát triển bền vững hơn. Do đó, nông dân Thái Nguyên cần phải nhanh
chóng chọn lựa những giải pháp thích hợp mà trước hết là giải pháp dồn điền
đổi thửa để ruộng liền ruộng, có điều kiện để phát triển nông nghiệp theo tính
chất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thái Nguyên là một tỉnh bán sơn địa, do đó, ở đây có tới 30,5% diện tích
đất trồng lúa và lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ trên một năm. Điều này
đã gây ra tình trạng lãng phí nguồn đất đai. Vấn đề đặt ra cho tỉnh Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
Nguyên là phải tìm ra những giải pháp để đưa diện tích đất trồng lúa
và lúa màu từ chỗ chỉ trồng, cấy được một vụ trên một năm đến chỗ có thể
trồng được hai vụ hoặc ba vụ trên một năm. Muốn làm được điều này, tỉnh
Thái Nguyên phải đẩy mạnh đầu tư để phát triển đồng bộ hệ thống giao thông
thuỷ lợi, tiến hành tu sửa lại những công trình thuỷ nông đã cũ, hiệu quả phục
vụ thấp để đưa vào sử dụng, tiến hành nạo vét và sửa chữa hệ thống kênh
mương nội đồng mà hướng chính là kiên cố hoá kênh mương để có thể tưới,
tiêu cho cây trồng. Mặt khác, tỉnh Thái Nguyên cần phải rà soát, thống kê một
cách cụ thể những diện tích đất lúa, lúa màu chỉ trồng cấy được một vụ trên
một năm. Trên cơ sở đó, nếu diện tích đất nào địa hình trũng khó tiêu nước thì
tốt nhất chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình trang trại. Ngược lại,
diện tích đất trồng lúa, lúa màu mà địa hình quá cao có thể chuyển sang trồng
các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương, vừng, … Đây là
những loại cây có khả năng chịu hạn, phù hợp với những diện tích đất cao.
Bằng những biện pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng như trên, chúng ta có thể
khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông nghiệp, khắc phục được tình trạng để
lãng phí tiềm năng đất đai, tạo thu nhập cho nông dân, góp phần vào công
cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
Là một trong những tỉnh miền núi nên diện tích đất đồi, gò, đất vườn ở
tỉnh Thái Nguyên chiếm số lượng tương đối lớn. Loại đất này rất thích hợp
cho các loại cây công nghiệp hàng năm, nhất là cây đậu tương, lạc, vừng, …
Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, một
thực tế ở Thái Nguyên là diện tích trồng các loại cây này còn rất khiêm tốn,
lại không ổn định, phụ thuộc vào thị trường nông sản. Sự không ổn định về
diện tích của loại cây trồng này chúng tôi đã trình bày ở phần trước. Do đó,
vấn đề đặt ra là tỉnh Thái Nguyên phải tìm ra những giải pháp để khắc phục
tình trạng này. Theo chúng tôi, trước mắt tỉnh Thái Nguyên cần phải đẩy
mạnh xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi đồng bộ để đáp ứng được nhu
cầu tưới tiêu cho nông nghiệp, bên cạnh đó, tỉnh cũng phải phối hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, trường Đại học Nông- Lâm
Thái Nguyên để giúp bà con nghiên cứu ra những giống cây mới có năng suất
cao, phù hợp với thổ nhưỡng ở Thái Nguyên để khai thác tốt hơn tiềm năng
và lợi thế đất sản xuất nông nghiệp ở đây. Đặc biệt, tỉnh Thái Nguyên cũng
phải có những quy hoạch mang tính chất chiến lược, phải tính toán đầu ra cho
sản phẩm để tránh được tình trạng “được mùa mất giá”. Trong những năm
trở lại đây, huyện Võ Nhai, nông dân đang đẩy mạnh trồng cây công nghiệp
ngắn ngày, nhất là cây đậu tương. Trong đó, bà con nông dân đã mạnh dạn
đưa các loại giống đậu tương mới như: DT80, DT84 vào trồng đại trà và trên
thực tế giống đậu tương này đã cho năng suất cao. Do đó, để khai thác tốt hơn
tiềm năng và lợi thế của diện tích đất trồng các loại cây hàng năm của tỉnh,
hướng đẩy mạnh trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: đậu tương, lạc,
… chính là một trong những giải pháp tối ưu để đưa nền nông nghiệp của tỉnh
Thái Nguyên từng bước phát triển.
Cũng như nhiều tỉnh khác, trong những năm trở lại đây, do tác động của
cơ chế thị trường làm xuất hiện hiện tượng tập trung, tích tụ ruộng đất một
cách tự do đang có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, xu hướng này nó đã phản
ánh đúng xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quá
trình tập trung, tích tụ ruộng đất một cách tự do lại nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước mà trực tiếp là tỉnh Thái Nguyên phải có
những biện pháp cụ thể và kiên quyết hơn nhằm kiểm soát và chi phối chiều
hướng hoạt động của thị trường đất đai nói chung, ruộng đất nói riêng, tạo điều
kiện cho nền nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên phát triển lành mạnh và nhanh
chóng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
* Tiểu kết chƣơng 2
Từ những năm 80 của thế kỷ trước đến năm 2005, Đảng và Nhà nuớc ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng có tác động trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và Thái Nguyên nói
riêng, nhất là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về Đổi mới quản lý kinh tế nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
nghiệp, gọi tắt là “Khoán 10”, Luật đất đai năm 1988, Luật đất đai năm 2003
… Những chủ trương, chính sách trên của Đảng và Nhà nước không những
đáp ứng được nguyện vọng của nông dân mà còn phù hợp với đặc điểm sản
xuất nông nghiệp với trình độ của lực lượng sản xuất nông nghiệp hiện nay ở
nước ta. Được Nghị quyết 10 của Bộ chính trị soi sáng, tỉnh Thái Nguyên
cũng có nhiều Chỉ thỉ, Nghị quyết để triển khai theo đúng tinh thần của Bộ
chính trị. Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 08- NQ/BT Về một số biện
pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị “Đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp”.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp,
nông thôn như trên đã có tác động trực tiếp đến nền kinh tế nông nghiệp Thái
Nguyên, làm chuyển biến chế độ sở hữu và tình hình sử dụng ruộng đất… Từ
năm 1988 trở lại đây, chế độ sở hữu ruộng đất tập thể được thay thế bởi chế
độ sở hữu tư nhân hạn chế. Người nông dân từ chỗ là người làm công cho hợp
tác xã đến chỗ là người chủ sở hữu thực tế trên mảnh ruộng được giao. Do đó,
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người nông dân được phát huy một cách
cao độ, khắc phục được tình trạng ruộng đất “vô chủ” trong thời kỳ tập thể
hoá nông nghiệp.
Từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988), tình hình sản xuất
nông nghiệp ở phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã
có bước chuyển biến to lớn và đạt được những kết quả đáng kể. Ở Thái
Nguyên, từ năm 1888 đến năm 2005, diện tích, năng suất và sản lượng lúa
cũng như một số loại cây trồng khác được mở rộng và tăng lên, đời sống nhân
dân được ổn định. Đây chính là một thực tế chứng tỏ đường lối đổi mới của
Đảng ta trong lĩnh vực nông nghiệp là đúng đắn và phù hợp.
Về phương thức khai thác ruộng đất ở Thái Nguyên trong giai đoạn này
có những chuyển biến tích cực nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông
nghiệp của tỉnh. Phương thức khai thác ruộng đất ở Thái Nguyên trong nhiều
năm trở lại đây là việc đẩy mạnh thâm canh, mạnh dạn đầu tư những tiến bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chú trọng công tác thuỷ lợi, ra sức
phát triển một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích
trồng cây ăn quả nhằm tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp tỉnh Thái
Nguyên phát triển toàn diện và mang tính chất bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
KẾT LUẬN
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng. Đây là một tỉnh có một vị trí địa lý rất quan trọng cả về kinh
tế lẫn quân sự, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nhân dân các dân tộc
tỉnh Thái Nguyên lao động cần cù, sáng tạo. Do đó, Thái Nguyên có nhiều
tiềm năng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Dưới chế độ phong kiến, tuyệt đại đa số nông dân các dân tộc tỉnh Thái
Nguyên chịu nhiều khổ cực. Bởi vì, họ không có hoặc có quá ít ruộng đất để
làm ăn, do đó, nguồn sống chính của họ là phải đi lĩnh canh ruộng đất hay đi
làm thuê, làm mướn cho địa chủ. Không phải tất cả nhưng có lẽ phần lớn
nông dân suốt đời và truyền đời chịu cảnh tô cao sưu nặng.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách cai trị lên
đất nước ta, biến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Khi đến
cai trị và khai thác xứ Thái Nguyên, tư bản Pháp đã thẳng tay chiếm đoạt
ruộng đất của nông dân Thái Nguyên để lập ra hệ thống đồn điền, triệt để khai
thác nguồn lợi về đất đai, lao động để thu lợi nhuận bằng cách sử dụng các
hình thức bóc lột phong kiến. Đồng thời, thực dân Pháp còn nâng đỡ, che chở,
dung dưỡng cho giai cấp địa chủ phong kiến để chúng thả sức tước đoạt ruộng
đất của nông dân. Sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến nhằm chiếm đoạt
ruộng đất và việc duy trì các hình thức bóc lột cổ truyền đã làm cho nông dân
Thái Nguyên ngày càng bị bần cùng hoá cao độ. Do đó, vấn đề ruộng đất gắn
liền với vấn đề độc lập dân tộc cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên là
vấn đề cấp bách.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2/1930), Đảng ta đã sớm
nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất và mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân. Do đó, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và chống phong kiến để giành lại độc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Theo quan điểm của Đảng ta là:
dân tộc giành lại độc lập thì dân cày sẽ có ruộng đất. Với đường lối đúng đắn,
sáng tạo đó của Đảng ta đã tập hợp được đông đảo nhân dân cùng các lực
lượng yêu nước khác làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mở
ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta.
Về mặt sở hữu ruộng đất, trước năm 1945, ở Thái Nguyên còn tồn tại
chế độ chiếm hữu và phương thức khai thác, bóc lột phong kiến về ruộng đất.
Giai cấp địa chủ là người chiếm nhiều ruộng đất, bóc lột bằng hình thức thuê
mướn nhân công. Ngược lại, giai cấp nông dân nhất là bần, cố nông là những
người không có hoặc có ít ruộng đất phải đi lĩnh canh ruộng đất của địa chủ
và làm thuê. Khi thực dân Pháp tiến hành cai trị xứ Thái Nguyên, chúng đã
thiết lập ở Thái Nguyên một hệ thống đồn điền đa canh và chuyên canh để
khai thác triệt để tiềm năng đất nông nghiệp của tỉnh. Mặt khác, thực dân
Pháp đã duy trì phương thức sản xuất phong kiến đối với ruộng đất. Hậu quả
của chính sách khai thác, bóc lột theo kiểu kết hợp giữa tư bản và phong kiến
đã đẩy nông dân vào con đường phá sản không lối thoát, trở thành nguồn
nhân công rẻ mạt phục vụ cho công cuộc khai thác của chúng, kìm hãm nền
nông nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên vào vòng lạc hậu
Từ sau ngày cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính
phủ ta luôn coi trọng và rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất, nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc Đảng ta đã thực hiện
cuộc Cải cách ruộng đất (1953 – 1956) để đem lại ruộng đất cho dân cày, thực
hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Kết quả do cuộc cải cách ruộng đất
đem lại đã biến “giấc mơ” ngàn đời của nông dân miền Bắc nước ta thành
hiện thực.
Từ năm 1958 đến đầu những năm 80, toàn miền Bắc nước ta (trong đó
có tỉnh Thái Nguyên), hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều
được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Theo đó, hợp tác xã
đứng ra quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì thế, về mặt sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
hữu ruộng đất có sự thay đổi. Trong đó, chế độ sở hữu tập thể về ruộng
đất hoàn toàn chiếm ưu thế và ngày càng được củng cố. Với hình thức sở hữu
tập thể về ruộng đất có mặt tích cực là chúng ta có thể làm nhanh và tốt hơn
các khâu thuỷ lợi, quy hoạch đồng ruộng. Tuy nhiên, với hình thức sở hữu tập
thể về ruộng đất lại tồn tại nhiều mặt hạn chế trong quản lý và sử dụng đất
đai. Một thực tế là trong thời kỳ tập thể hoá nông nghiệp, đất sản xuất nông
nghiệp lại rơi vào tình trạng lãng phí, nông dân không thiết tha với ruộng đất,
do đó không tạo ra động lực vật chất để thúc đẩy người nông dân tích cực sản
xuất. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp ở
Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này không chỉ có riêng ở Thái
Nguyên mà là tình trạng chung trên phạm vi cả nước.
Từ những tồn tại của tình hình ruộng đất trong thời kỳ tập thể hoá khiến
Đảng ta đã dần dần nhận thấy rằng, cần phải khắc phục những hạn chế của
mô hình hợp tác xã kiểu cũ, tìm tòi các bước đi và hình thức thích hợp để
từng bước đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển đi lên. Trên cơ sở đó, Đảng
ta đề ra những chủ trương đúng đắn để khắc phục. Đáng chú ý nhất là Nghị
quyết 10 của Bộ chính trị ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, có tác
dụng khuyến khích hàng triệu nông dân mạnh dạn bỏ công sức, tiền của để
phát triển sản xuất, tạo nên bước chuyển biến tích cực trong nông nghiệp,
nông thôn. Có thể khẳng định Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị là mốc đánh
dấu bước chuyển biến mang tính chất đột phá trong nông nghiệp và nông thôn
ở nước ta. Tuy nhiên, Nghị quyết 10 chưa khắc phục được tình trạng ruộng
đất manh mún, phân tán, khó tập trung theo hướng tích cực và cũng chưa thúc
đẩy phân công lao động, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu ở nông
thôn.
Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị soi sáng, tỉnh Thái Nguyên
tiến hành khoán gọn ruộng đất đến từng hộ nông dân. Điều này đã khắc phục
được tình trạng ruộng đất “vô chủ” như thời kỳ tập thể hoá nông nghiệp, có
tác dụng kích thích tính tự lực, tự cường, sự sáng tạo và có trách nhiệm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
nông dân, làm cho nông dân thêm gắn bó với đồng ruộng. Trên cơ sở
đó làm cho diện tích, năng suất và sản lượng nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
ngày càng được mở rộng và tăng nhanh.
Dưới tác động của chính sách khoán 10 làm cho tình hình sở hữu ruộng
đất ở tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển biến. Trong đó, sở hữu ruộng đất tập
thể đã được thay thế bởi hình thức sở hữu tư nhân hạn chế, người nông dân
chính là người chủ sở hữu thực tế trên mảnh ruộng được giao khoán. Chính sự
chuyển biến về hình thức sở hữu ruộng đất đã làm cho nông dân rất yên tâm
sản xuất, mạnh dạn đầu tư tiền của, công sức để khai thác ruộng đất, tạo ra
nhiều sản phẩm để làm giàu cho chính bản thân mình, làm giàu cho xã hội. So
với thời kỳ tập thể hoá nông nghiệp (1958 - 1988), phương thức khai thác
ruộng đất ở Thái Nguyên trong thời kỳ từ năm 1988 đến năm 2005 có những
bước tiến bộ hơn mà chủ yếu là khai thác theo hướng đẩy mạnh thâm canh, áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng, phát triển công tác
thuỷ lợi.
Ở tỉnh Thái Nguyên từ 1988 đến 2005 đã đạt được nhiều thành tựu nổi
bật về năng suất và sản lượng lương thực. Thành tựu này đều được bắt nguồn
và là hệ quả trực tiếp từ những thay đổi trong quan hệ sở hữu, sử dụng ruộng
đất và phương thức quản lý nông nghiệp theo đường hướng đổi mới của Đảng
và Nhà nước ta từ những năm 80. Tuy nhiên, thực trạng ruộng đất ở Thái
Nguyên đang đặt ra nhiều vấn đề mới và phức tạp, cần được xem xét và giải
quyết kịp thời. Trước hết là tình trạng ruộng đất bị manh mún do chính sách
giao khoán ruộng đất theo nguyên tắc “có tốt, có xấu, có xa, có gần” tạo nên.
Thực trạng này làm cản trở việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
đồng ruộng, làm hạn chế tính chất hàng hoá trong nền nông nghiệp. Bên cạnh
đó, việc khai thác và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới
còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Đáng chú ý nhất là tình trạng để lãng phí tiềm
năng đất đai, nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm trở lại đây, ở
Thái Nguyên còn xuất hiện hiện tượng mua bán, tập trung, tích tụ ruộng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
diễn ra một cách tự do không thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, hiện tượng lợi dụng chiếm đất công, tình trạng tranh chấp đất đai. Tất
cả thực trạng trên đã và đang trở thành vấn đề bức xúc của tỉnh Thái Nguyên
nhưng vẫn còn bỏ ngỏ. Tất nhiên, lời giải cho những bài toán này không phải
là các nhà nông học hay các hộ nông dân, mà trước hết thuộc về trách nhiệm
của các cơ quan xây dựng chính sách và những người thực thi chính sách
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên phạm vi cả nước nói
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá,
Huế.
[2]. Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất
đai tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên.
[3] Báo cáo sơ kết công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao
động, người lao động trong sản xuất nông nghiệp, Hồ sơ 104, Phông
số 02, Mục lục 4, Lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[4]. Báo cáo về vấn đề tạm cấp ruộng đất trong tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 3,
cặp 40, Lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[5]. Báo cáo tình hình giảm tô, giảm tức tỉnh Thái Nguyên, Đơn vị bảo quản
298, Cặp số 22, Lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[6]. Báo cáo tổng kết cải cách ruộng đất tỉnh Thái Nguyên, Đơn vị bảo quản
298, Cặp số 22, Lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[7]. Báo cáo của Bộ Canh nông về việc tạm cấp ruộng đất năm 1950, Hồ sơ
1311, Trung tâm lưu trữ quốc gia III.
[8]. Báo cáo tình hình địa chủ, dân số, dân tộc, thành phần tôn giáo năm
1951 của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ
01, Phông Bộ Nội vụ, Trung tân lưu trữ quốc gia III.
[9]. Báo cáo số 10/BC-TP về Kiểm kê tình hình triển khai công tác khoán
sản phẩm và những chủ trương biện pháp thực hiện cải tiến
khoán sản phẩm nhằm củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất và
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp trong hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp, Hồ sơ 044, Phông số 02, Mục lục số 05, Lưu trữ Văn
phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
[10] Báo cáo đánh giá thực hiện cơ chế khoán sản phẩm năm 1988,
Hồ sơ 271, Phông số 01, Mục lục số 01, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái
Nguyên.
[11] Báo cáo tình hình tranh chấp ruộng đất ở tỉnh Bắc Thái, Hồ sơ 108,
phông số 02, Mục lục 05, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[12] Báo cáo về tình trạng tranh chấp đất đai ở huyện Định Hoá, Hồ sơ
171, Phông số 02, Mục lục 06, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[13] Báo cáo số 76-BC/HU về kết quả thực hiện chương trình kiên cố
hoá kênh mương huyện Đại Từ từ năm 1999 đến ngày 30/6/2003,
Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[14] Báo cáo kiểm điểm việc lãnh đạo kinh tế xã hội từ Đại hội VI đến
nay của tỉnh Bắc Thái, Hồ sơ 044, phông số 02, Mục lục số 05, Văn
phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[15]. Báo cáo sơ kết tình hình nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 48, Phông
Bộ nội vụ, Trung tâm lưu trữ quốc gia III
[16]. Báo cáo tổng quát về doanh nghiệp chè Tân Cương Hoàng Bình,
Lưu trữ Văn phòng Công ty chè Tân Cương Hoàng Bình.
[17].Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mang
tên thương hiệu, Lưu trữ Văn phòng Công ty chè Tân Cương
Hoàng Bình.
[18]. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999), Thái Nguyên Lịch sử đấu
tranh cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1941- 1954).
[19]. Chỉ thị về việc sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 05 của Ban thường
vụ tỉnh uỷ và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế nông nghiệp, Hồ sơ 109, Phông số 02, Mục lục 05, Văn
phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[20]. Chỉ thị về việc tích cực khẩn trương tập trung sửa chữa sai sót trong
khoán sản phẩm và cải tiến công tác khoán để thực hiện tốt chỉ thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hồ sơ 017, Phông số 02,
Mục lục số 03, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[21]. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác mở rộng khoán sản
phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp, Hồ sơ 016, Phông số 02, Mục lục 03,
Lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[22]. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tập trung chỉ đạo sản xuất, thu
mua lương thực, nông sản quyết tâm giành vụ mùa 1984 thắng lợi
toàn diện, vượt bậc, Lưu trữ Tỉnh uỷ Thái Nguyên. Hồ sơ 026, Phông
số 02, Mục lục 03, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[23]. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Nxb, Sự
thật, Hà Nội.
[24]. Nguyễn Sinh Cúc (1997), Thực trạng nông nghiệp nông thôn và nông
dân Việt Nam từ 1976 đến 1995, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
[25]. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam từ 1945 đến 1995, Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
[26]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Thái
Nguyên 1955-1970.
[27]. Cục thống kê tỉnh Bắc Thái, Số liệu thống kê kinh tế xã hội tỉnh Bắc
Thái 1976-1985.
[28]. Cục thống tỉnh Bắc Thái, Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Bắc Thái 1986-
1990.
[29]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (1997), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 1990- 1996 tỉnh Thái Nguyên, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
[30]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2000), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 1996- 1999, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
[31]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2004), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 2003, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
[32]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 2004, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
[33]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê
tỉnh Thái Nguyên năm 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[34]. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[35]. Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác mở rộng khoán sản
phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp, Hồ sơ 106, Phông số 02, Mục lục
04, Văn Phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[36]. Chỉ thị về việc sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 05 của Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế nông nghiệp, Hồ sơ 074, Phông số 02, Mục lục 05, Văn
phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[37]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập II. 1930,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[38]. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Hà Nội.
[39]. Nguyễn Điền (1998), Một số vấn đề ruộng đất trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
238, Tháng 3.
[40]. Nguyễn Xuân Minh (2000) Lịch sử Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[41]. Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
[42]. Echinard, Tiểu chí tỉnh Thái Nguyên, Hồ sơ 10, cặp 44, Lưu trữ Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[43]. Echinard, Lịch sử chính trị và quân sự tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm
1934, Hồ sơ 3, cặp 24, Lưu trữ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[44]. Nguyễn Kiến Giang (1959), Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống
nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
[45]. Đại Nam Nhất Thống Chí (1971), Nxb, Khoa Học Xã Hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
[46]. Đất Bắc Thái, Uỷ ban nông nghiệp Bắc Thái, xuất bản năm
1975.
[47]. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (1998), Đại cương lịch sử
Việt Nam, tập III (1945- 1995), Nxb, Giáo Dục, Hà Nội.
[48]. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo
sát một số làng xã), Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[49]. Luật đất đai năm 2003, Đơn vị bảo quản 295, Lưu trữ tỉnh uỷ Thái
Nguyên.
[50]. Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê
sơ, Nxb Văn- Sử - Địa, Hà Nội.
[51]. Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ, Đảng bộ Đại Từ, xuất bản năm 1991.
[52]. Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Thái
Nguyên, Đảng bộ Đồng Hỷ, xuất bản năm 1996.
[53]. Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên, Đảng bộ Phổ Yên, xuất bản năm 1990.
[54]. Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình, Đảng bộ Phú Bình, xuất bản năm
2005.
[55]. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Bắc
Thái, xuất bản năm 1980.
[56]. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập I (1936- 1965), xuất bản năm
2005.
[57]. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập II (1965 - 2000), xuất bản năm
2005.
[58]. Phạm Xuân Nam (2001), Nhìn lại những bước thăng trầm của nông
nghiệp, nông thôn nước ta trước và trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí
nghiên cứu lịch sử, số 5 (318). 2001.
[59]. Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp), Vấn đề
dân cày, Đức Cường, Xuất bản năm 1937.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
[60]. Những đồn điền của Pháp và Việt gian ở Thái Nguyên, Hồ sơ 4,
Cặp 24, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[61]. Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá IV kỳ họp thứ 4 và
phương hướng nhiệm vụ kinh tế nhiệm vụ năm 1984, Hồ sơ 114,
Phông số 02, Mục lục 04, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[62]. Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái họp từ ngày 15-
20 tháng 12 năm 1980 về “Nắm vững quan điểm của Đảng, tăng
cường tổ chức quản lý hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất nông lâm
nghiệp đưa phong trào hợp tác xã tiến lên vững chắc”, Hồ sơ 016,
Phông số 02, Mục lục 03, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[63]. Nghị quyết Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 14 về phương hướng công tác
nhiệm vụ năm 1990, Hồ sơ 045, Phông số 02, Mục lục 05, Văn phòng
Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[64]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc
Thái (khoá V) về tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế xã hội năm 1989, Hồ
sơ 020, Phông số 02, Mục lục 05, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[65]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc
Thái về nhiệm vụ công tác năm 1991, Hồ sơ 118, Phông số 02, Mục
lục 05, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[66]. Nghị quyết về hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông
nghiệp, Hồ sơ 044, Phông số 02, Mục lục 05, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái
Nguyên.
[67]. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI diễn ra từ ngày 10 đến
ngày 18/3/1961, Hồ sơ 006, Phông số 01, Mục lục 01, Văn phòng
Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[68]. Nghị quyết của Ban chấp hành Thường vụ Tỉnh uỷ về hoàn thiện cơ chế
khoán sản phẩm trong hợp tác xã nông nghiệp, Hồ sơ 054, Phông số
02, Mục lục 05, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
[69]. Nghị quyết về việc thực hiện xây dựng kiên cố hoá kênh mương ở
huyện Võ Nhai năm 2000, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[70]. Nghị quyết về một số biện pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết Bộ chính
trị “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, Hồ sơ 044, Phông số 02,
Mục lục 05, Văn phòng Tỉnh uỷ Thái Nguyên.
[71]. Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục cải tiến đổi mới công tác
quản lý và hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm trong các hợp tác xã
nông nghiệp, Hồ sơ 227, phông số 02, Mục lục 04, Văn phòng Tỉnh
uỷ Thái Nguyên.
[72]. Phùng Hữu Phú (1990), Mấy suy nghĩ về việc giải quyết vấn đề ruộng
đất- nông dân- nông nghiệp hiện nay- nhìn từ góc độ lịch sử, Tạp chí
Thông tin lý luận số 10.
[73]. Vũ Huy Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX, Nxb, Khoa Học xã hội.
[74]. Trần Phương (chủ biên), Hoàng Ước- Lê Đức Bình (1968), Cách mạng
ruộng đất ở Việt Nam, Nxb, Khoa Học Xã Hội.
[75]. Dương Kinh Quốc (1982), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 – 1945,
Tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[76]. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-
XVII, Nxb, Khoa Học Xã Hội, Tập I, Hà Nội.
[77]. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-
XVII, Nxb, Khoa Học Xã Hội, Tập II, Hà Nội.
[78]. Trương Hữu Quýnh (1993), “Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ từ góc độ sở hữu”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4.
[79]. Minh Tranh (1961), Một số ý kiến về nông dân Việt Nam, Nxb Sự Thật,
Hà Nội.
[80]. Nguyễn Trãi (1960), Dư Địa Chí, Nxb Sử Học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
[81]. Nguyễn Duy Tiến (2002), Quá trình thực hiện quyền sử dụng ruộng
đất cho nông dân ở Thái Nguyên (1945- 1957), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[82]. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ cấu quản lý kinh tế nông nghiệp ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[83]. Trương Thị Tiến (1995), “Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề
ruộng đất trong nông nghiệp”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 1.
[84]. Bùi Quang Toản (1976), Quy hoạch sử dụng ruộng đất, Nxb nông
nghiệp, Hà Nội.
[85]. Lê Đình Thắng (chủ biên) (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[86]. Tổng cục thống kê (2004), Niên giám thống kê 2003, Nxb Thống Kê, Hà
Nội.
[87]. Tài liệu về việc quản lý công điền công thổ ở các huyện Đại Từ, Định
Hoá, Phổ Yên, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (năm 1949- 1951), Hồ sơ
1208, cặp 128, Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
[88]. Tạ Thị Thuý (1996), Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ 1884 đến
năm 1918, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
[89]. Thống kê tổng hợp kết quả chia ruộng đất qua các đợt Cải cách ruộng
đất tỉnh Thái Nguyên, Phông số 1, Mục lục 12, Đơn vị bảo quản 1290,
Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
[90]. Tài liệu về quản lý công điền công thổ ở các huyện Đại Từ, Định Hoá,
Phổ Yên, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (năm 1949-1951), Hồ sơ 1208,
Cặp 128, lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
[91]. Thống kê tổng hợp kết quả chia ruộng đất qua các đợt Cải cách ruộng
đất tỉnh Thái Nguyên, Phông số 01,Mục lục 12, Đơn vị bảo quản
1290, Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
[92]. Sở địa chính, Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
[93]. Sở tài nguyên và môi truờng, kết quả kiểm kê đất đai năm 2005
tỉnh Thái Nguyên.
[94]. Bạch Hồng Việt (1996), “Mấy vấn đề phát triển kinh tế xã hội nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 216,
Tháng 5.
[95]. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1990), Viện thông tin khoa học xã
hội, Nông nghiệp- Nông dân- Nông thôn trên thế giới, Hà Nội.
[96]. Viện nghiên cứu Hán Nôm, Tên làng xã Việt Nam.
[97]. Việt Nam con số và sự kiện 1945- 1989 (1990) , Nxb Sự Thật, Hà Nội.
[98]. Viện sử học (1990), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời Cận đại,
Tập I, Nxb Khoa Học Xã Hội.
[99]. Viện sử học (1992), Nông dân và nông thôn Việt Nam thời Cận đại,
Tập II, Nxb Khoa Học Xã Hội.
[100]. Hoàng Việt (Chủ biên) (1999), Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
Mô hình trang trại ở huyện Võ Nhai
Cơ giới hoá nông nghiệp ở huyện Phổ Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
Canh tác chè đặc sản Tân Cƣơng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1.pdf