1. Lý do chọn đề tài
Trong các trường Phật học, ở nước ta, hiện nay, vừa có dạy Tâm lý học đại cương vừa có dạy
Duy thức học. Nhưng hai môn đó được dạy mà không có sự liên hệ và so sánh với nhau.
Nhiều vị tăng ni hiện nay được đào tạo trong các trường đại học thế tục lẫn các trường Phật
học, do đó, họ được học cả hai môn nói trên. Trong quá trình thuyết pháp ở các cơ sở Phật giáo, nhiều
nhà sư muốn vận dụng cả Tâm lý học lẫn Duy thức học, vì trong đồng bào Phật tử cũng có những
người hiểu biết ít nhiều về Tâm lý học, nên việc thuyết pháp như vậy sẽ càng thuyết phục hơn đối với
những phật tử đó.
Thực tế nêu trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này (So sánh một số khái niệm trong Tâm lý
học và Duy thức học) để nghiên cứu.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1/ Mục đích nghiên cứu
2.1.1/ Phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn Tâm lý học đại cương và môn Duy thức học
trong các trường Phật học của nước ta hiện nay.
2.2.2/ Phục vụ cho việc thuyết pháp của các nhà sư ở những cơ sở Phật giáo.
2.2.3/ Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Tâm
lý học và Duy thức học.
2.2/ Mục tiêu nghiên cứu
Nêu lên được sự giống nhau và sự khác nhau giữa một số khái niệm trong Tâm lý học và trong
Duy thức học liên quan tới nhận thức và ý thức về mặt giải phẫu, sinh lý, khái niệm (định nghĩa, phân
loại, cấu trúc, đặc điểm, thuộc tính, sự hình thành và phát triển, các cấp độ).
Từ đó, có thể kết luận rằng trong Duy thức học, ngoài những khái niệm thuần túy phục vụ cho
tín ngưỡng Phật giáo, còn có những khái niệm phản ánh hiện tượng tâm lý của con người đã được nêu
lên trong Tâm lý học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1/ Khách thể: tài liệu Tâm lý học và Duy thức học nói về những khái niệm liên quan tới nhận
thức và ý thức.
3.2/ Đối tượng nghiên cứu: Sự giống nhau và khác nhau trong một số khái niệm nói trên của Tâm lý học và Duy thức học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1/ Tìm hiểu các khái niệm về tâm lý vừa có trong Duy thức học vừa có trong Tâm lý học và
lựa chọn một số trong số đó để so sánh với nhau theo từng đôi một.
4.2/ Phân tích và so sánh các cặp khái niệm đã lựa chọn để thấy sự giống nhau và sự khác
nhau.
4.3/ Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia Tâm lý học và Phật học cũng như của một số
giảng viên Tâm lý học và Duy thức học trong các trường Phật học để hạn chế những sai sót và nâng
cao thêm chất lượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1/ Các phương pháp nghiên cứu tài liệu:
5.1.1/ Lựa chọn các tài liệu và các khái niệm để nghiên cứu
5.1.2/ Phân tích từng khái niệm.
5.1.3/ So sánh các cặp khái niệm.
5.1.4/ Tổng hợp sự phân tích và so sánh ở trên để thấy được sự giống nhau và sự khác nhau.
5.2/ Các phương pháp nghiên cứu với chuyên gia:
Tác giả đã phỏng vấn và trao đổi ý kiến với một số chuyên gia Tâm lý học và Duy thức học ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1/ Duy thức học là một hệ thống tư tưởng vừa về triết lý vừa về tâm lý của Phật giáo. Trong
luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học mà thôi,
không đề cập đến những quan niệm có tính chất tôn giáo – tín ngưỡng và triết học trong Duy thức học
của Phật giáo.
6.2/ Tâm lý học là khoa học và môn học đang được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường
đại học và cao đẳng v.v trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có Tâm lý học đại cương, Tâm lý
học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xã hội v.v ; riêng môn Tâm lý học đại cương cũng
đang được giảng dạy ở các trường Phật học. Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật ngữ, khái niệm của Tâm lý học tương ứng với một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học
mà thôi.
6.3/ Những khái niệm mà tác giả của luận văn này nghiên cứu để phân tích và so sánh chỉ là
tám cặp khái niệm tương ứng (mỗi cặp khái niệm gồm một khái niệm của Tâm lý học và một khái niệm
của Duy thức học) sau đây:
Những khái niệm Tâm lý học/ Những khái niệm Duy thức học
1 Thị giác/ Nhãn thức
2 Thính giác/ Nhĩ thức
3 Khứu giác/ Tỵ thức
4 Vị giác/ Thiệt thức
5 Mạc giác/ Thân thức
6 Ý thức/ Ý thức
7 Tự ý thức/ Mạt-na thức
8 Vô thức/ Tàng thức
6.4/ Trong luận văn này, tác giả chỉ so sánh một cách khách quan thuật ngữ và nội hàm của các
khái niệm, mà không đặt vấn đề phê phán đúng hay sai, nhất là về mặt triết học và tôn giáo – tín
ngưỡng.
6.5/ Trong luận văn này, những từ Tâm lý học đều có nghĩa chung là khoa học tâm lý học đang
được nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quản lý. Còn những từ Duy thức học, dù có thể hiểu là Tâm lý học Phật giáo, nhưng không
bao giờ được thay thế bằng từ Tâm lý học để người đọc khỏi hiểu lầm là khoa học tâm lý học đã nói ở
trên.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Vì Tâm lý học và Duy thức học đều có nội dung nói về tâm lý con người, nên có thể so sánh với nhau ngoài những cái riêng khác nhau, có thể có những cái chung gần gũi với nhau, thậm chí giống nhau trong một số khái niệm và quan niệm.
8. Cái mới của luận văn
-Trên cơ sở phân tích nội hàm của 8 khái niệm tương ứng với nhau giữa Tâm lý học và Duy
thức học, cái mới mà luận văn này đóng góp là sự so sánh 8 cặp khái niệm nói trên để thấy được những
gì là tương đối giống nhau và những gì là khác nhau giữa chúng trong từng cặp.
9. Cấu trúc của luận văn
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Giới hạn nghiên cứu
7. Giả thuyết nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu những vấn đề và cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài.
1.1/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.2/ Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Phân tích một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học.
2.1/ Phân tích tám khái niệm trong Tâm lý học.
2.2/ Phân tích tám khái niệm trong Duy thức học.
Chương ba: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học.
3.1/ So sánh “5 loại cảm giác – tri giác” trong Tâm lý học và “5 thức trước” trong Duy thức học.
3.2/ So sánh “ý thức” trong Tâm lý học và “ý thức” trong Duy thức học.
3.3/ So sánh “tự ý thức” trong Tâm lý học và “mạt-na thức” trong Duy thức học.
3.4/ So sánh “vô thức” trong Tâm lý học và “tàng thức” trong Duy thức học.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2795 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn So sánh một số khái niệm trong tâm lý học và duy thức học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tôi
có chức năng hòa giải, đề xuất và thương lượng về một giải pháp dung hòa sao cho cả cái ấy và cái
siêu tôi đều chấp nhận để thỏa mãn được nhu cầu bản năng và đáp ứng được các chuẩn mực xã hội.
Nếu hòa giải thành công thì cái tôi sẽ bình yên. Nếu hòa giải không thành công thì cái tôi sẽ bất an với
biểu hiện một trong hai thái cực là căng thẳng (do áp lực của cái ấy) hoặc cắn rứt (do áp lực của cái
siêu tôi).
Cái tôi cũng có hai phần là ý thức và vô thức, nhưng so với cái siêu tôi, thì phần ý thức của cái
tôi lớn hơn phần vô thức.
2.1.9/ Vô thức
2.1.9.1/ Khái niệm vô thức của Tâm lý học ngoài Freud
Tâm lý học ngoài Freud có đề cập đến những hiện tượng tâm lý vô thức tồn tại song song với
hai loại hiện tượng tâm lý khác là ý thức và tiềm thức. Hay nói cách khác, đối với Tâm lý học ngoài
Freud, tâm lý con người có ba tầng là ý thức, tiềm thức và vô thức, trong đó, có những hiện tượng ý
thức và tiềm thức thường xuyên chuyển hóa và hoán vị lẫn nhau.
Ý thức
Tiềm thức
Vô thức
Tiềm thức được hiểu là những hiện tượng tâm lý đã từng được con người ý thức và đã được
đưa vào chỗ tạm quên để sau đó nhớ lại, nghĩa là được ý thức lại. Theo hiểu theo góc độ này thì tiềm
thức sẽ được ý thức lại và chưa hoặc không bao giờ trở thành vô thức.
Vô thức được hiểu là những hiện tượng tâm lý và hành vi mà con người không ý thức được với
nguyên nhân chung là do những quy luật sinh lý học mang tính tự nhiên, bản năng, bẩm sinh, di truyền
từ đời nọ sang đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau
2.1.9.2/ Khái niệm vô thức trong Tâm lý học của Freud
a) Freud tuy không phản bác các quan niệm về vô thức đã có trước Freud, nhưng ông có quan
niệm vô thức của riêng mình.
Theo ông, vô thức là những hiện tượng tâm lý không ý thức được chẳng những có nguyên nhân
là sinh lý, bản năng, di truyền mà còn có nguyên nhân là xã hội (do các chuẩn mực được giáo dục và do
các quan hệ ứng xử) tác động vào tâm lý của cá nhân và tạo ra ý thức của cá nhân về những mặc cảm
đau khổ, nhục nhã, tội lỗi hoặc những khao khát bị cấm kỵ. Ý thức này bị chủ thể dồn nén vào bên
trong, xuống dưới đáy của nội tâm đến mức chính chủ thể cũng không còn nhớ lại được và trở thành vô
thức.
Như vậy, theo Freud, vô thức là ý thức đã được vô thức hóa do bị dồn nén xuống tầng vô thức
đến mức không thể nhớ lại được (nghĩa là không ý thức được) nhưng nó vẫn tạo thành động lực thúc
đẩy chủ thể có những ý nghĩ, xúc cảm và hành vi sai lạc, không bình thường, thậm chí mang tính bệnh
lý (rối nhiễu tâm lý, bệnh tâm thần v.v…).
Tầng vô thức lớn hơn rất nhiều so với tầng ý thức. Phần tiếp giáp giữa hai phần này là tiền ý
thức, đó là phần vô thức đang được chuyển hóa thành ý thức, nó tuy không thuần túy là vô thức nhưng
cũng không hẳn là ý thức.
b) Phần vô thức – mà tiền thân của nó là ý thức bị dồn nén xuống vùng sâu của tâm lý – không
chịu nằm yên lại thường xuyên biểu lộ thành những hành vi sai lạc hoặc không bình thường và những
giấc mơ không lý giải được.
-Những hành vi sai lạc: nói, đọc và viết nhầm; những trường hợp làm sai; những trường hợp
quên lãng.
-Những hành vi bất bình thường: vân vê tà áo, vuốt tóc, gãi đầu, cắn móng tay, bứt lá cây,
v.v…
-Giấc mơ
2.1.9.3/ Phân loại:
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành mà người ta chia vô thức thành ba loại sau đây:
a) Vô thức sinh học: Vô thức có thể là những bản năng còn sót lại trong quá trình tiến hóa,
những bản năng bẩm sinh của mỗi chúng ta, hay có thể là kết quả của những quá trình được lập trình
hóa trong những giai đoạn phát triển của thai nhi.
b) Vô thức cá nhân: Đây là khái niệm mượn từ học thuyết của Jung, một khái niệm vô thức của
cái tôi. Khái niệm này bao gồm những thói quen đặc trưng mang tính tư chất cá nhân. Khi chúng ta học
hỏi và áp dụng những thói quen này quá nhuần nhuyễn đến một lúc nào đó chúng sẽ trở thành một thao
tác tự động.
c) Vô thức tập thể (vô thức xã hội):
-Vô thức tập thể (collective unconsicous) của Jung hiện nay được nhiều gọi là tâm thức di
truyền, vốn là một bể chứa rất lớn, cất giữ trong nó tất cả những kinh nghiệm chung của một chủng
loại, một dạng kiến thức mà mỗi chúng ta sau khi sinh ra đã được trang bị. Tuy nhiên, những kiến thức
này thường không hiện lên bên trên bề mặt ý thức. Những kiến thức từ vô thức tập thể luôn có ảnh
hưởng lên tất cả những hành vi của con người, nhất là nơi những người giàu cảm xúc. Chúng ta chỉ có
thể nhìn vào những kiến thức di truyền ấy một cách gián tiếp qua những ảnh hưởng của nó. Kinh
nghiệm cho thấy những ảnh hưởng của vô thức tập thể rất khác nhau. Một số mảng trong nó có ảnh
hưởng lớn hơn những mảng khác, chẳng hạn như vấn đề cái nhìn ban đầu (hoàn toàn do trực giác điều
khiển) – một trạng thái cảm xúc bất ngờ khi hai người gặp nhau lần đầu mà họ tin rằng đã được sắp xếp
như một cơ duyên tiền định. Theo Jung, đây là sự thức giấc của vô thức tập thể vốn được cài đặt sẵn
trong hệ thống tâm lý con người. Vô thức tập thể bắt gặp hầu hết các nền văn hóa khác nhau trên thế
giới một cách rất rõ. Ta có thể nhận ra chúng qua những hiện tượng kinh nghiệm thần linh, cảm hứng
của các nhạc sĩ và nghệ sĩ, những hiện tượng siêu nhiên, giác quan thứ sáu, những giấc mơ và điều báo,
truyện cổ tích và văn chương.
Đây là một khái niệm được Fromm sử dụng, tương đương với cái siêu tôi của Freud, đây là
lĩnh vực bao gồm ngôn ngữ, văn hóa, những giá trị truyền thống. Vai trò và ảnh hưởng của môi trường
xã hội mà chúng ta đã học tập và hấp thụ rất thực. Để rồi cuối cùng vô thức tập thể đã trở thành một
bản năng thứ hai, có những tác động lên những hành vi của chúng ta. Fromm nhấn mạnh rằng nhiều
người trong chúng ta cho rằng mình đang hành xử trên bình diện cá nhân, song đấy thật ra được điều
khiển bởi những mong đợi của xã hội một cách vô thức… Còn Rogers đã coi vô thức tập thể như quá
trình quy hàng khi ông đề cập đến những giá trị mà chúng ta thường dựa vào chúng như những điều
kiện có tính giá trị mà chúng ta đã nhập tâm.
2.2/ Phân tích tám khái niệm trong Duy thức học
Tám khái niệm Duy thức học được phân tích trong phần này để so sánh với Tâm lý học là:
nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và tàng thức. Tuy nhiên, trước
khi đi sâu vào phân tích, thiết nghĩ cần phải nói qua về khái niệm “thức” trong Duy thức học.
2.2.1/ Khái niệm “thức” trong Duy thức học
2.2.1.1/ Định nghĩa
Thức là một danh từ chỉ sự nhận thức về một đối tượng nào đó. Nội dung của thức là các hiện
tượng tâm lý và vật lý, vì theo Duy thức học, thức bao hàm cả chủ thể nhận thức và đối tượng nhận
thức. Nói cách khác, chúng (chủ thể và đối tượng) vừa là nội dung của thức vừa là bản thân của thức.
2.2.1.2/ Cấu trúc của thức
Theo Duy thức học, thức gồm có ba phần: phần chủ thể là phần chủ động nhận thức, phần đối
tượng là phần được nhận thức và cũng là một bộ phận không thể tách rời của thức, và phần tự thể là
phần mà chủ thể và đối tượng phát sinh trên đó.
Theo Duy thức học, thức luôn luôn bao hàm cả chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức.
2.2.1.3/ Chức năng của thức:
Theo Duy thức học, chức năng thứ nhất của thức là tàng, nghĩa là duy trì, là giữ gìn, bao trùm
và giữ trọn vạn vật chung lại với nhau; vì thế chức năng này được gọi là tàng thức (the storehouse
consciousness) hay còn gọi là thức thứ tám (the eighth-consciousness).
Chức năng thứ hai của thức là ôm ấp, ghì chặt, nắm giữ các hạt giống (chủng tử) trong tàng
thức để mặc nhiên nghĩ rằng có tồn tại cái tôi; vì thế chức năng này được gọi là mạt-na thức (defiling-
transmitter consciousness) hay còn gọi là thức thứ bảy (the seventh consciousness).
Chức năng thứ ba là nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và tâm lý. Đó chính là sáu thức trước
(nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).
2.2.2/ Các khái niệm về nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức
2.2.21./ Nhãn thức (eye-consciousness)
a) Nhãn căn (the eye): là con mắt, là một trong những cơ sở phát sinh nhãn thức. Về mặt giải
phẫu, nhãn căn gồm hai phần: phù trần căn (được cấu tạo bằng gân, thịt) và thắng nghĩa căn (tức thần
kinh thị giác).
b) Sắc trần (Forms/shapes): theo nghĩa rộng, là từ gọi chung tất cả vật chất tồn tại; còn theo
nghĩa hẹp thì sắc là chỉ những đối tượng mà mắt tiếp xúc.
c) Nhãn thức (eye-consciousness): là nhận thức nương vào căn để phân biệt sự vật hiện tượng.
Về mặt sinh lý, nhãn căn và nhãn thức hợp nhất với nhau rồi tiếp xúc với sắc trần mà thành ra ‘cái
thấy’.
2.2.2.2/ Nhĩ thức (Ear-consciousness)
a) Nhĩ căn (the ear): là lỗ tai, là một trong những cơ sở phát sinh nhĩ thức, có tác dụng thu lấy
âm thanh.
b) Thanh trần (sounds): là âm thanh, là đối tượng của tai.
c) Nhĩ thức (ear-consciousness): là nhận thức dựa trên cơ quan phân tích thính giác để phân
biệt âm thanh.
2.2.2.3/ Tỵ thức (nose-consciousness)
a) Tỵ căn (the nose): là lỗ mũi, là một trong những cơ sở để phát sinh tỵ thức.
b) Hương trần (the smells/odours): là mùi hương, là đối tượng nhận thức của tỵ thức. Các loại
hương của sự vật gồm những thứ mùi thơm, mùi hôi, v.v… đều là hương trần.
c) Tỵ thức (nose-consciousness): là nhận thức về mùi hương dựa trên các cơ quan phân tích
khứu giác.
2.2.2.4/ Thiệt thức (tongue-consciousness)
a) Thiệt căn (the tongue): là cái lưỡi, là một trong những cơ sở để phát sinh ra thiệt thức.
b) Vị trần (tastes/flavours): là các vị đắng, chua, ngọt, cay, mặn, lạt v.v… của sự vật.
c) Thiệt thức: là nhận thức về các vị dựa vào cơ quan phân tích vị giác.
2.2.2.5/ Thân thức (body-consciousness)
a) Thân căn (the body): là hệ thần kinh ngoại biên chứ không phải nói về phù trần căn của cơ
thể, là một trong những cơ sở phát sinh thân thức.
b) Xúc trần (Contact): là sự vật được cơ thể tiếp xúc, gồm: đất, nước, lửa, gió, trơn, rít, nặng,
nhẹ, lạnh, đói, khát; cứng, mềm, ướt, lạnh...
c) Thân thức (body-consciousness): là nhận thức về các thuộc tính của các sự vật hiện tượng
thông qua sự tiếp xúc.
*Một số điểm chung của năm thức trước:
Năm thức trước phát sinh từ ý thức (thức thứ sáu), liên quan trực tiếp, mật thiết và có mối liên
hệ biện chứng với ý thức. Trong mối tương quan với ý thức, chúng có khi hoạt động cùng lúc, có khi
hoạt động độc lập. Năm thức này có hai cơ sở tự nhiên là phù trần căn (cơ quan nhận cảm như con mắt,
lỗ tai v.v…) và tịnh sắc căn (não, hệ thần kinh); chúng không có cơ sở xã hội, vì không có đánh giá,
phân biệt, bình luận, đó là công việc của ý thức (thức thứ sáu). Chúng có thể hoạt động riêng hoặc
chung với nhau, ví dụ: mải nhìn không nghe (hoạt động riêng), coi tivi thì vừa nhìn vừa nghe (hoạt
động chung).
2.2.3/ Ý thức (the sixth-consciousness, mind-consciousness)
2.2.3.1/ Định nghĩa
a) Ý căn (the mind faculty, the mind sense) là các hoạt động tâm lý như tư duy, tưởng tượng,
phân tích, tổng hợp v.v…1 Trong sáu căn thì đối tượng nhận thức của năm căn trước thuộc về vật lý
(sắc pháp), còn đối tượng nhận thức của ý căn thì thuộc về tâm lý (tâm pháp).
b) Pháp trần (the mental objects) theo nghĩa hẹp là bụi pháp, còn theo nghĩa rộng thì pháp trần
là các khái niệm, quan niệm, quan điểm, ngôn ngữ, tư tưởng, ý thức hệ v.v…
c) Ý thức là thức được tạo ra bởi ý căn tiếp xúc với pháp trần. Mặt khác, tất cả hoạt động phân
tích, tổng hợp nội dung của kinh nghiệm cũng được gọi là ý thức.
Theo Duy thức học, năm thức trước (thức mắt, thức tai, thức mũi, thức lưỡi, thức thân) tương
tác với năm đối tượng là sắc, thanh, hương, vị, xúc nhưng chỉ ở mức độ cảm tính; chỉ có ý thức mới đạt
đến mức độ lý tính, có phân biệt, phân tích, v.v… tất cả sự vật trong thế giới hiện tượng, cho nên ý
thức còn được gọi là ‘phân biệt sự thức’.
Ngoài ra, khi ý thức làm cơ sở cho năm thức trước thì được gọi là ‘ý địa’. Năm thức trước phải
hoạt động cùng một lúc với ý thức thì mới có thể phân biệt rõ đối tượng. Nói một cách cụ thể hơn, mỗi
một thức trong năm thức trước chỉ có thể tương tác với mỗi đối tượng tương ứng với nó (ví dụ: nhãn
thức chỉ tương tác với nhãn cảnh sắc), còn ý thức thì có thể tương tác với tất cả các đối tượng dù cho
đối tượng là tâm lý hay vật lý, vô hình hay hữu hình đều có thể tương tác; hoặc ba đời quá khứ, hiện
tại, vị lai, ý thức cũng đều có thể đến được, có tác dụng so sánh, suy lường.
2.2.3.2/ Phân loại:
1 Ý căn tương đương với nhận thức lý tính của Tâm lý học.
Căn cứ vào trạng thái kết hợp hay độc lập với năm thức trước mà Duy thức học chia ý thức
thành: ngũ câu ý thức và bất câu ý thức.
a) Ngũ câu ý thức: là trạng thái ý thức cùng hoạt động với năm thức trước để phân biệt rõ ràng
đối tượng, vì thế cũng gọi là ‘minh liễu ý thức’. Trong trường hợp này, ý thức lại được chia ra:
-Ngũ đồng duyên ý thức: là trạng thái ý thức cùng hoạt động với năm thức trước và nhận thức
cùng một đối tượng.
-Bất đồng duyên ý thức: là trạng thái ý thức tuy cùng hoạt động với năm thức trước nhưng nhận
thức nhiều đối tượng khác nhau.
b) Bất câu ý thức: là trạng thái mà ý thức không cùng hoạt động với năm thức trước để hoạt
động độc lập, cũng được chia làm hai:
-Ngũ hậu ý thức: là trạng thái mà ý thức tuy không cùng hoạt động nhưng cũng không tách rời
năm thức trước, và bản thân nó hoạt động liên tục.
-Độc đầu ý thức: là trạng thái mà ý thức vừa hoạt động độc lập vừa tách rời năm thức trước, và
bản thân nó hoạt động không liên tục. Ý thức này có ba trạng thái khác nhau là: định trung, độc tán và
mộng trung.
+Định trung ý thức (cũng gọi là định trung độc đầu ý thức): là trạng thái ý thức cùng hoạt động
với tất cả tâm lý trong thiền định, hay trạng thái ý thức hoạt động trong thiền định.
+Độc tán ý thức (cũng gọi là tán vị độc đầu ý thức): là trạng thái ý thức tách rời năm thức trước
để hoạt động độc lập, nhớ lại quá khứ, dự đoán vị lai, hoặc phân biệt, nhận thức…
+Mộng trung ý thức (cũng gọi là mộng trung độc đầu ý thức): là trạng thái ý thức hoạt động
một cách vô định trong giấc mộng.
2.2.3.3/ Các thuộc tính cơ bản của ý thức (hay các đặc điểm của ý thức)
Tính chất luân lý của ý thức là có thể là thiện, có thể là ác, có thể là vô ký. Ý thức được xem là
gốc rễ của hành động và lời nói. Ý thức có thẩm mà không hằng; thẩm tức là suy tính, đo lường, nhận
thức; ‘không hằng’ nghĩa là không hoạt động liên tục, có khi ngừng nghỉ: lúc ngủ say, bất tỉnh, trong
hai (2) định vô tưởng định và diệt tận định.
*Tạm kết về sáu thức trước:
-Nhận thức cảm tính là cơ sở của năm thức trước. Nhận thức lý tính là cơ sở của ý thức.
-Trong Duy thức học, sáu thức trước được ghép chung, vận hành theo một cơ chế giống nhau
và ăn khớp với nhau, để nhận thức cảnh vật của thế giới “bên ngoài”, rồi biến những cảm nhận này
thành cái biết ở bên trong. Thế nhưng ý thức (thức thứ sáu) khác với năm thức còn lại ở chỗ, nó lấy
thức mạt-na làm cơ sở để thẩm định những ấn tượng từ bên ngoài vào. Thức thứ sáu lấy ngã chấp (cái
tôi) của mạt-na để phân biệt, đánh giá, yêu ghét, chấp nhận hay từ chối một ấn tượng, một cảm nhận,
một biến cố nhất định.
2.2.4/ Mạt-na thức (the seventh consciousness, defiling-transmitter consciousness)
2.2.4.1/ Chủ thể mạt-na thức
“Mạt-na thức là một tác dụng tâm lý phân biệt ngã (tôi) với phi ngã (không phải tôi), nhận
thức trực tiếp về sự hiện hữu của ngã”1. Trong khi tàng thức chỉ biến hiện một cách thụ động thành
thân tâm và thế giới vật lý, thì thức mạt-na chủ động thẩm định chúng và cho rằng đây là Tôi, nọ là vật
khách quan bên ngoài. Theo Duy thức học, thức mạt-na chính là tác giả của sự chấp thủ một cái tôi
thường trực (ngã chấp), cũng tức là nguồn gốc của sự nhầm lẫn về một cái tôi tồn tại trong mỗi cá
nhân.
Mạt-na thức còn gọi là truyền tống thức (defiling-transmitter consciousness), bởi vì một mặt nó
đưa các thông tin ở bên ngoài vào (truyền) chất chứa ở đó và làm ô nhiễm tàng thức bằng cách liên tục
cung cấp cho tàng thức một sự nhầm lẫn về cái tôi (ngã tưởng), mặt khác, nó đưa những thông tin đó ra
làm cho ô nhiễm sáu thức trước (tống), để rồi sáu thức trước hoạt động trên cơ sở sự nhầm lẫn về cái
tôi đó.
Căn cứ vào tính chất nhầm lẫn của mạt-na mà các nhà Duy thức học chia mạt-na ra làm bốn
loại: ngã si (quan niệm sai lầm về ngã), ngã kiến (cái thấy sai lạc về ngã), ngã ái (yêu bản thân), ngã
mạn (thái độ tự cho mình hơn người).
Tóm lại, mạt-na thức là ý thức nhầm lẫn về cái tôi. Nhầm lẫn ở đây là nhầm lẫn tính chất “thật”
của cái tôi, chứ không phải nhầm lẫn sự tồn tại của cái tôi. Khi nói mạt-na thức là ý thức về cái tôi, thì
điều đó cũng có nghĩa mạt-na thức là cơ sở tâm lý của cái tôi trong khi tàng thức là cơ sở xã hội lẫn tự
nhiên của cái tôi. Nếu mạt-na thức là ý thức của con người về cái tôi, thì ý thức (thức thứ sáu) là ý thức
của con người về thế giới xung quanh. Vì có ý thức về “cái tôi” (chấp ngã) cho nên mới có ý thức về
“của tôi” (chấp ngã sở), mà theo Duy thức học cả hai ý thức nhầm lẫn này (hai cái chấp này) đều đem
đến sự vướng bận, không giải thoát của con người.
1 II.5, 160, 161.
Trong nguyên văn tiếng Phạn, thức thứ sáu và thức thứ bảy đều được gọi chung là ý thức, tuy
nhiên, để phân biệt cho rõ ràng, các nhà Duy thức học gọi thức thứ sáu là ý thức, còn thức thứ bảy là
mạt-na thức (theo âm tiếng Phạn), mà mạt-na thức và cái tôi là chung một thể. Cho nên có thể thấy có
một điểm rất lý thú là khi ý thức tự nhận thức lấy chính mình thì ý thức đó trở thành cái tôi (và đương
nhiên là trở thành tự ý thức).
2.2.4.2/ Đối tượng của mạt-na thức là ngã chấp (cái tôi)
Trong Duy thức học, cái được gọi là thức thì phải bao gồm cả chủ thể nhận thức và đối tượng
nhận thức, nhận thức mà không có đối tượng thì không thể gọi là nhận thức. Mạt-na thức lấy một bộ
phận của tàng thức tạo ra một đối tượng và cho đó là cái tôi (hay còn gọi là ngã, tự ngã, tự tướng, hoặc
ngã tướng đới chất, ngã tướng (image of itself)). Đối tượng này - dĩ nhiên là căn cứ trên tàng thức để
phát sinh - là sự giao thoa giữa mạt-na thức và tàng thức. Như vậy, khi nhận thức, mạt-na thức lấy phần
giao thoa đó làm đối tượng nhận thức (trong khi mạt-na thức và tàng thức là một thể thống nhất). Đối
tượng nhận thức này – tức cái tôi – không phải là bản thân của thực tại mà là ảo ảnh của thực tại1.
Như vậy, cái tôi rõ ràng là đối tượng nhận thức của mạt-na, và theo Duy thức học, cái tôi là
một ảo ảnh giao thoa giữa mạt-na thức và tàng thức. Có lẽ chính tại điểm này mà các nhà Duy thức học
đi đến một trong hai kết luận cho học thuyết của mình là “nhân vô ngã” (nghĩa là con người là vô ngã,
không có cái gì thực sự là tôi, là mình; có chăng là cái tôi tồn tại trong tương đối được tạo nên bởi
những ảo ảnh từ tàng thức, tức là từ nghiệp).2
2.2.5/ Tàng thức (the eighth-consciousness, the storehouse consciousness)
2.2.5.1/ Chủ thể tàng thức
a) Định nghĩa:
“Tàng” từ gốc tiếng Phạn là “alaya”, người Trung Hoa dịch âm là a-lại-da, dịch nghĩa là tàng
(hay tạng), có nghĩa là chứa đựng tất cả các chủng tử.
Tàng thức còn được gọi là vô một thức (thức nắm giữ các sự vật hiện tượng mà không mê mất
tâm tính), đệ bát thức (thức thứ tám), bản thức (thức làm căn bản của các sự vật hiện tượng), thức chủ
1 II.5, 162
2 Quan điểm còn lại của Duy thức học là “pháp vô ngã” (tức các sự vật hiện tượng đều không có thực thể, chỉ do vô số điều kiện mà
hình thành (trùng trùng duyên khởi)).
(thức chủ đạo trong tám thức), chủng tử thức (thức chứa đựng các hạt giống và sinh trưởng muôn vật),
sơ sát-na thức (thức ở tích tắc đầu tiên, khi muôn vật trong vũ trụ sinh thành), sơ năng biến (sự biến
hiện đầu tiên ra các sự vật hiện tượng), đệ nhất thức (thức đầu tiên).
Tàng thức là một trong ba chức năng của thức, đó là chức năng giữ gìn hay duy trì năng lượng
và biểu hiện ra ba thứ: cơ thể, tâm lý (bảy thức trước) và thế giới (tự nhiên lẫn xã hội).
Tàng thức là thức chứa đựng tất cả các hạt giống (khả năng trình hiện) của mọi sự vật hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tâm lý. Theo đó, tàng thức là thức sâu xa nhất, cơ bản nhất, là nguồn
cội của các thức còn lại; được ví như là nhà kho chứa tất cả hạt giống của một “dòng tâm thức”. Hạt
giống là những nhận thức, tâm lý, kinh nghiệm đã được gieo trồng từ xa xưa, chúng có khả năng biến
thành Nghiệp lực khi có đầy đủ điều kiện sinh thành. Do tàng thức trình hiện ra các sự vật, hiện tượng,
nên các nhà Duy thức học chủ trương tất cả sự vật, hiện tượng đều bắt nguồn từ tàng thức.
b) Phân loại:
*Căn cứ vào chức năng chứa đựng mà các nhà Duy thức học chia tàng thức ra làm ba loại:
năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng.
-Năng tàng: khả năng bảo tồn và duy trì sự hiện hữu của các sự vật hiện tượng hoặc trong trạng
thái phát hiện hoặc trong trạng thái tiềm ẩn.
-Sở tàng: đó là nội dung của tất cả những gì được bảo tồn và duy trì.
-Chấp tàng: tàng thức thường bị mạt-na thức nhầm lẫn là thật có cái tôi và thật có các sự vật
hiện tượng.
*Căn cứ vào mức độ chung-riêng mà tàng thức được chia thành tàng thức cá nhân và tàng thức
cộng đồng.
-Tàng thức cá nhân chính là nghiệp riêng.
-Tàng thức cộng đồng chính là nghiệp chung.
Qua đó, có thể nói (một trong những biểu hiện của) tàng thức chính là nghiệp.
c) Đặc điểm:
-Hằng chuyển như bộc lưu: Tàng thức vừa biến chuyển vừa liên tục. Tàng thức gồm có trong
tự thân nó chủ thể (năng tàng) và đối tượng (sở tàng): hai phần này luôn luôn biến chuyển linh động.
Nó được ví dụ như dòng sông, nước trong sông thay đổi luôn nhưng con sông vẫn liên tục.
-Tàng thức không có hình thái, không có dung tích. Trong thế giới hiện tượng, mỗi sinh vật có
tàng thức của mình, trí tuệ và kiến thức không thể chuyển đổi từ tàng thức này sang tàng thức khác
được. Nghiệp báo cũng vậy, không thể gánh đổi cho nhau được. Tàng thức không chỉ là khả năng bảo
trì hạt giống tâm lý mà còn bảo trì sinh mạng của các loài vật và thế giới vật lý trong đó các loài vật tồn
tại.
-Sau khi chết, thức này dẫn nghiệp tái sinh, trình hiện ra cho cá nhân một thế giới mới, một
hoàn cảnh mới tùy theo nghiệp riêng và nghiệp chung.
-Khi giác ngộ, thức này chuyển thành Đại viên cảnh trí (Great perfect mirror wisdom)
2.2.5.2/ Đối tượng tàng thức
Đối tượng của tàng thức tánh cảnh. Nói cách khác, đối tượng nhận thức của tàng thức là chính
nó. Khi tàng thức tự nhận thức lại chính mình, thì đối tượng của nó (tức là chính nó) lập tức biến thành
thế giới ngoại cảnh, trở thành cái mà ta gọi là thực tại vật lý. Khi có một đối tượng khách quan thì phải
có một chủ thể để nhận thức cái khách quan đó. Điều đó có nghĩa là, từ tàng thức, thế giới và thân tâm
được hình thành, do thức “biến hiện” ra. Tính cách của thế giới lẫn thân tâm của dòng tâm thức đó phù
hợp với các chủng tử đang hiện hành trong tàng thức, đúng với nghiệp lực đang tác dụng.
Chương ba: So sánh tám cặp khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
3.1/ So sánh 5 loại cảm giác-tri giác trong Tâm lý học với 5 thức trước trong Duy thức học
3.1.1/ Sự giống nhau
a) Về mặt giải phẫu
Cả Tâm lý học lẫn Duy thức học đều thừa nhận rằng năm giác quan về mặt giải phẫu đều được
cấu tạo bởi vật chất.
b) Về mặt sinh lý
Cả Tâm lý học và Duy thức học đều thừa nhận một số điều kiện để hình thành năm loại cảm
giác-tri giác và năm thức trước như: căn, đối tượng.
c) Về mặt khái niệm
Năm loại cảm giác-tri giác và năm thức trước đều là nhận thức cảm tính về thế giới thông qua
các cơ quan phân tích của các giác quan.
3.1.2/ Sự khác nhau
a) Về mặt giải phẫu
-Tâm lý học nói rõ cấu tạo của mắt mà cụ thể là cấu tạo của cầu mắt và cấu tạo của màng lưới.
Trong khi đó chưa có tài liệu nào của Duy thức học nói rõ cấu tạo của mắt, mà chỉ nói sơ lược rằng:
mắt được cấu tạo bằng gân, thịt, hay là cấu tạo bởi yếu tố đất trong tứ đại. Như vậy, Duy thức học phát
biểu rằng mắt được hình thành từ vật chất. Tuy nhiên, đây có thể được xem là một phát biểu từ góc độ
triết học hơn là từ góc độ khoa học.
-Tâm lý học chia cấu tạo của tai ra làm ba phần rõ rệt (tai ngoài, tai giữa và tai trong). Ở tai
trong có màng cơ sở mà trên đó có cơ quan coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác. Thùy thái dương
là đóng vai trò quan trọng trong giải phẫu tai. Còn Duy thức học chỉ phát biểu một cách đơn giản rằng
lỗ tai là chỗ thu lấy âm thanh.
-Theo Tâm lý học, thùy trán, mũi, xoang mũi, xương mũi và các tế bào thần kinh trên xoang
mũi… là mặt giải phẫu của khứu giác. Trong khi đó, Duy thức học chưa thấy nói rõ về cấu tạo của mũi.
-Theo Tâm lý học, lưỡi, gai lưỡi, các tế bào thần kinh, khu vị giác ở thùy thái dương v.v… là
mặt giải phẫu của vị giác. Chưa thấy tài liệu nào của Duy thức học nói rõ về cấu tạo của lưỡi.
-Theo Tâm lý học, việc tiếp nhận các kích thích đụng chạm, cọ xát, hoặc áp lực v.v… là của
các tế bào thần kinh. Còn trong Duy thức học thì coi việc tiếp nhận các kích thích đụng chạm, cọ xát,
hoặc áp lực v.v… là của toàn thân.
b) Về mặt sinh lý
-Theo nghiên cứu của Tâm lý học thì hình ảnh trên màng lưới là hình ảnh lộn ngược so với sự
vật ở bên ngoài. Thùy chẩm là nơi chuyên xử lý các thông tin được mã hóa từ hai mắt truyền tới. Bên
trái của thùy chẩm xuất hiện hình ảnh của vật thể ở bên phải của chủ thể và ngược lại. Trong khi đó,
chưa thấy tài liệu nào của Duy thức học nói về cơ chế sinh lý tạo ra cái thấy (nhận thức của mắt) từ góc
độ sinh lý thần kinh cấp cao mà chỉ thấy nói về cái thấy từ góc độ triết học.
-Theo Tâm lý học, sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, qua một loạt các cơ quan khác để làm
hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở coocti thành các xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở
thùy thái dương cho ta nhận biết âm thanh đã phát ra. Ngoài ra, theo Tâm lý học, tai trong còn phụ
trách thăng bằng, chuyên tiếp nhận những thông tin về vị trí cơ thể và sự chuyển động trong không
gian; đây là điểm khác biệt rất rõ rệt khi so sánh với Duy thức học. Trong khi đó, chưa thấy tài liệu nào
của Duy thức học nói rõ ràng về cơ chế sinh lý nhận thức âm thanh.
-Theo Tâm lý học, mùi (dưới dạng những phân tử hóa học) tương tác với thụ thể protein trên
màng của các tế bào lông rung ở mũi thành các xung động thần kinh truyền thông tin mùi đến hành
khứu nằm trên các thụ thể và dưới thùy trán của vỏ não làm cho ta nhận thức về mùi. Trong khi đó,
chưa thấy tài liệu nào của Duy thức học đề cập đến cơ chế phát sinh tỵ thức theo sinh lý thần kinh cấp
cao; ngay cả về mặt triết học cũng chưa thấy đề cập đến cơ chế phát sinh tỵ thức.
-Theo Tâm lý học, các phân tử hóa học của các chất trong thức ăn, thức uống tác động lên các
tế bào thần kinh ở gai lưỡi, từ đó tạo ra các xung thần kinh trong tế bào và truyền tín hiệu tới khu vị
giác của thùy thái dương để nảy sinh ở đó cảm giác nếm. Chưa thấy tài liệu nào của Duy thức học nói
rõ cơ chế phát sinh tỵ thức theo sinh lý thần kinh cấp cao.
-Trong da có chứa các tế bào thần kinh tạo ra những cảm giác về áp lực, ấm hoặc lạnh, cảm
giác-tri giác mạc giác nẩy sinh trên thùy đỉnh của vỏ não. Chưa thấy tài liệu nào của Duy thức học nói
rõ cơ chế sinh lý thân thức.
c) Về mặt khái niệm
-Theo Tâm lý học, thị giác nhận thức thuộc tính của sự vật thông qua tia sáng vào mắt. Còn
khái niệm “nhãn thức” được đặt ra trên cơ sở con mắt. Nhãn thức là nhận thức của mắt được nảy sinh
từ sự kết hợp giữa cơ quan phân tích thị giác và các đối tượng của mắt. Trong đó, nhãn thức nhận thức
trực tiếp sự vật, chứ không đề cập đến tia sáng, mà chỉ coi ánh sáng như là một trong những điều kiện
chứ không coi như là tia tới của ánh sáng mang thông tin về sự vật vào mắt của chủ thể nhận thức.
-Thính giác nhận thức thuộc tính của sự vật thông qua âm thanh phát ra từ sự vật chứ không
phải nhận thức âm thanh, còn nhĩ thức ở Duy thức học thì nhận thức âm thanh như là một sự vật.
-Tâm lý học cho rằng cảm giác nếm được tạo nên do tác động của các thuộc tính hóa học của
các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, họng và vòm khẩu, cơ sở giải phẫu
– sinh lý của cảm giác nếm là bộ máy phân tích vị giác. Còn Duy thức học thì cho rằng lưỡi cơ quan
phát sinh vị giác.
- Tâm lý học cho rằng nhận thức cảm tính của da là do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác
động lên da tạo nên. Cơ sở giải phẫu – sinh lý của cảm giác da là các tế bào thần kinh dưới da và thùy
đỉnh của vỏ não. Duy thức học coi hệ thần kinh bên trong thân thể là cơ quan sinh ra cảm giác xúc
chạm.
Nhận xét chung:
1) Tâm lý học nói rõ vai trò của não đối với sự xuất hiện của các cảm giác – tri giác, đặc biệt là
về mặt giải phẫu: xác định các vùng thị giác (thuỳ chẩm), thính giác (thuỳ thái dương), khứu giác (thuỳ
trán), vị giác (thuỳ thái dương), mạc giác (thuỳ đỉnh). Còn Duy thức học, khi phân tích năm thức trước,
tuy có đề cập đến tịnh sắc căn nhưng không cụ thể như Tâm lý học .
2) Tâm lý học phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác cũng như sự chuyển hoá từ cảm
giác lên tri giác, còn Duy thức học thì không đề cập tới những điều này.
3.2/ So sánh “ý thức” trong Tâm lý học và “ý thức” trong Duy thức học
3.2.1/ Sự giống nhau
a) Định nghĩa
Khi định nghĩa về ý thức, cả hai môn học đều coi trọng tính chất lý tính của ý thức, coi ý thức
vượt qua khỏi nhận thức cảm tính. Duy thức học cho rằng năm thức trước chỉ tương tác với thế giới vật
lý bên ngoài (nhận thức cảm tính), chứ không phân biệt được bản chất sự vật (nhận thức lý tính). Phân
biệt được sự vật hay nhận thức lý tính là chức năng của ý thức (cho nên thức thứ sáu còn gọi là ‘phân
biệt sự thức’). Tương tự, Tâm lý học cho rằng năm giác quan chỉ đạt đến cảm giác và tri giác là nhận
thức cảm tính mà thôi, còn tư duy và tưởng tượng là hoạt động của ý thức là nhận thức lý tính.
Ngoài ra, cả hai môn học đều chú ý đến và phân tích sâu sắc mối liên hệ giữa năm giác quan và
ý thức, nhưng lại khác nhau ở phương pháp tìm ra mối liên hệ đó. Tâm lý học dùng phương pháp sinh
lý thần kinh cấp cao để tìm ra mối liên hệ giữa chúng với nhau, còn Duy thức học dùng phương pháp
thiền định, quan sát, phân tích và kể cả kinh nghiệm để tìm ra mối liên hệ này.
b) Phân loại
Hai môn học đều căn cứ vào trạng thái ý thức để phân loại ý thức. Khi căn cứ vào trạng thái
hoạt động độc lập của ý thức, hai môn học này đã cùng phân loại ra một số trạng thái như: trạng thái
chú ý (tập trung hay thiền định), trạng thái mơ mộng, trạng thái giấc mơ.
3.2.2/ Sự khác nhau
a) Định nghĩa
Tâm lý học nhấn mạnh hình thức (phản ánh), còn Duy thức học nhấn mạnh cấu trúc (gồm căn
và cảnh). Trong khi Tâm lý học coi ngôn ngữ là phương tiện để ý thức thì Duy thức học coi ngôn ngữ
nói riêng và pháp trần nói chung là bộ phận cấu tạo thành ý thức.
Ngoài ra, người ta còn thấy ý thức trong Duy thức học hoạt động với phạm vi rộng hơn: chẳng
những ở thế giới ‘hữu hình’ mà còn cả ở thể giới ‘vô hình’, chẳng những có thể hoạt động trong hiện
tại mà còn có thể hoạt động trong cả quá khứ và vị lai; quá khứ ở đây không chỉ đơn giản là những việc
đã qua mà ngay cả kiếp trước; vị lai ở đây không chỉ đơn giản là những sự việc sẽ xảy ra trong tương
lai của một đời người mà cả những việc sẽ xảy ra trong kiếp sau.
b) Phân loại:
Trong khi Tâm lý học phân loại ý thức trên cơ sở các trạng thái khác nhau của nó, thì Duy thức
học lại phân loại ý thức trên cơ sở kết hợp với năm thức trước. Nói cách khác, tuy có cùng cơ sở phân
loại trạng thái ý thức, nhưng Tâm lý học căn cứ vào nhiều trạng thái khác nhau của bản thân ý thức,
còn Duy thức học căn cứ vào một trạng thái ý thức là trạng thái kết hợp với năm thức trước. Thực ra,
đó là do hai môn học có sự nhấn mạnh khác nhau: sự nhấn mạnh của Duy thức học là các trạng thái kết
hợp ý thức với năm thức trước, còn sự nhấn mạnh của Tâm lý học là các trạng thái khác nhau của
chính ý thức.
c) Các thuộc tính cơ bản
Trong khi Tâm lý học xem xét các thuộc tính cơ bản của ý thức về mặt hoạt động (năng lực
nhận thức cao nhất; năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi; thái độ; tự ý thức) thì Duy thức học lại
xem xét các thuộc tính cơ bản về mặt tính chất (tính không liên tục, ba tính chất là thiện-ác-không thiện
không ác).
d) Sự hình thành và phát triển
Tâm lý học coi ý thức là trình độ cao của tâm lý nên ý thức được hình thành và phát triển trên
cơ sở sự phát triển chung của tâm lý. Ý thức nói riêng và tâm lý nói chung có cơ sở tự nhiên và cơ sở
xã hội. Trong khi đó, Duy thức học chẳng những chấp nhận tự nhiên và xã hội là cơ sở của ý thức, mà
còn coi mạt-na thức là cơ sở tâm lý của ý thức.
Khi nghiên cứu về ý thức, do mục đích khác nhau nên Tâm lý học và Duy thức học quan tâm
đến sự hình thành và phát triển của ý thức theo phương pháp luận của riêng mình. Nói một cách cụ thể,
do nghiên cứu sự hình thành và phát triển ý thức dựa trên cơ sở nhân sinh quan và thế giới quan “hữu
ngã”, cộng với mục đích là hoàn thiện nhân cách nên Tâm lý học xem ý thức là trình độ cao của tâm
lý. Còn trong Duy thức học, do nghiên cứu sự hình thành và phát triển ý thức dựa trên cơ sở nhân sinh
quan và thế giới quan “vô ngã”, cộng với mục đích là giác ngộ nên ý thức vừa được xem là một thuận
lợi thoát ra khỏi si mê vừa là một trở ngại cho sự giác ngộ1. Trong trường hợp tạo ra tội lỗi thì ý thức là
“thủ phạm”. Trong trường hợp giác ngộ, thì ý thức là “công thần” và chuyển thành Diệu quan sát trí
(“Wondrous Observing Wisdom” hay “Wisdom of unerring cognition”, tức là loại trí tuệ nhìn thấy
được thực tướng vô ngã của sự vật, hiện tượng). Tóm lại, giống như Tâm lý học, Duy thức học cũng
coi ý thức là trình độ cao của con người nhưng khác biệt là ở chỗ ý thức phát triển thành trí tuệ sau khi
giác ngộ.
Ngoài ra, vai trò của lao động và giao tiếp có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển
ý thức được Tâm lý học nghiên cứu và đạt đến trình độ lý luận sâu sắc, trong khi Duy thức học chỉ đề
cập các vấn đề này ở mức độ kinh nghiệm mà thôi.
e) Các cấp độ của ý thức
Trong khi Tâm lý học đề cập đến ba cấp độ của ý thức thì chưa thấy tài liệu nào của Duy thức
học đề cập đến.
3.3/ So sánh “tự ý thức” và “mạt-na thức”
3.3.1/ Sự giống nhau:
Về mặt định nghĩa, tự ý thức và mạt-na thức giống nhau ở chỗ được hai môn học nhấn mạnh
đến sự ý thức về bản thân, về cái tôi của mình; chỉ khác nhau ở tính chất “nhầm lẫn” mà Duy thức học
đã đề cập.
Chúng ta không ngạc nhiên khi trong tiếng Phạn thức thứ sáu và thức thứ bảy được gọi chung
là ý thức (tức là ý thức và tự ý thức đều được gọi chung là ý thức). Đây là điểm tương đồng rất thú vị
về mặt ngôn ngữ và thậm chí là về mặt nhận thức. Điều thú vị này lý giải rằng người thời xưa và thời
nay, phương Đông và phưong Tây coi tự ý thức và mạt-na thức căn bản giống nhau về mặt cấu trúc
(gồm có: ý thức và cái tôi). Dù được gọi là tự ý thức hay mạt-na thức đi chăng nữa thì thành phần cấu
tạo nên nó là ý thức và cái tôi, hay ý thức về cái tôi.
Còn một điểm giống nhau nữa, đó là nếu Tâm lý học xem hoạt động là yếu tố quyết định sự
khác nhau giữa các cái tôi thì Duy thức học cho rằng do nghiệp2 mà có sự khác nhau giữa các cái tôi.
1 “Công vi thủ, tội vi khôi” nghĩa là: công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu.
2 Tuy có nhiều nghĩa, nhưng trong trường hợp này, nghiệp được hiểu là hành động và hoạt động.
3.3.2/ Sự khác nhau
a) Định nghĩa
Điểm khác biệt thứ nhất là tính chất “nhầm lẫn”. Tâm lý học định nghĩa tự ý thức là ý thức của
chủ thể về bản thân, về cái tôi của chủ thể. Duy thức học cũng định nghĩa tự ý thức (chủ thể mạt-na
thức) là ý thức về bản thân, về cái tôi nhưng lại là ý thức nhầm lẫn nghiêm trọng trong mối liên hệ
không thể tách rời với cái tôi (đối tượng của mạt-na thức).
Điểm khác biệt thứ hai là tính quyết định. Tâm lý học coi tự ý thức là một tâm lý thuộc về cái
tôi, trong khi Duy thức học coi tự ý thức và cái tôi là hai thành phần khác nhau để tạo nên cái gọi là
mạt-na thức. Như vậy, Tâm lý học cho rằng ý thức sinh ra tự ý thức, còn Duy thức học cho rằng tự ý
thức sinh ra ý thức.
Qua đó có thể thấy rằng, Tâm lý học quan tâm đến cái tôi hơn tự ý thức, còn Duy thức học lại
đặc biệt quan tâm đến tự ý thức (mạt-na thức). Bởi vì, theo Duy thức học, mạt-na thức mới là yếu tố
cùng với tàng thức tái sinh ở nhiều kiếp sống khác và do đó nỗi đau khổ sẽ kéo dài vô tận, còn ngã
chấp thường bị xem là một trong những nguyên nhân gây ra mê lầm, đau khổ trong hiện tại.
Ngoài ra, như đã đề cập trong phần so sánh khái niệm ý thức, Tâm lý học coi tự nhiên và xã hội
là hai cơ sở của ý thức nói riêng và tâm lý nói chung, Duy thức học chẳng những đồng ý mà còn thêm
cơ sở tâm lý của ý thức là mạt-na thức.
b) Phân loại
Do phân loại tự ý thức và cái tôi theo phân loại nhân cách nên Tâm lý học cho rằng có nhiều
loại nhân cách. Trong khi đó, Duy thức học không phân loại mạt-na thức mà chỉ căn cứ vào tính chất
mê chấp để chia ngã chấp ra làm bốn loại (ngã si, ngã kiến, ngã ái, ngã mạn).
3.4/ So sánh “vô thức” và “tàng thức”
3.4.1/ Sự giống nhau
a) Định nghĩa
Điểm giống nhau thứ nhất là tính chất hạt giống. Khi Tâm lý học phát biểu vô thức là “ý thức đã
được vô thức hoá do bị dồn nén” thì Duy thức học cho rằng các hoạt động tâm lý được đưa trở về trạng
thái “hạt giống”, tức trạng thái tiềm tàng, tiềm năng.
Điểm giống nhau thứ hai là tính chất chứa đựng. Vô thức được xem là tầng, tàng thức được xem
là kho. Tầng và kho đều là nơi chứa đựng, giữ gìn mà không phản ứng, không phán xét dù tốt hay xấu.
Một điểm nữa là trong khi vô thức được Tâm lý học xem là một tảng băng ngầm chưa được
khám phá và chưa được hiểu hết, thì tàng thức được Duy thức học xem là bất khả tư nghì và chỉ hiểu
biết về nó một cách có giới hạn mà không thể biết một cách rốt ráo. “Tảng băng ngầm” vô thức chi
phối đời sống của con người như: bản năng, di truyền, thói quen, phong tục, tập quán v.v… Còn tàng
thức của Duy thức học là cái nghiệp mà con người mang theo để tái sinh qua nhiều kiếp sống, trình
hiện ra cho cá nhân một thế giới mới, một hoàn cảnh mới. Như vậy, trong quá trình định nghĩa, cả hai
môn học đều nhận thấy rằng, vô thức và tàng thức chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh
thần của con người.
b) Phân loại
Trong quá trình phân loại, có sự giống nhau nhất định, đó là cả hai đều đề cập tới cá nhân và
cộng động. Do mục đích của hai môn học khác nhau nên dĩ nhiên việc phân loại cũng không tránh khỏi
những khác biệt sẽ được đề cập sau.
3.4.2/ Sự khác nhau
a) Định nghĩa
Vô thức trong Tâm lý học được nghiên cứu như là một trạng thái tâm lý mà nội dung chứa
đựng trong nó là những ẩn ức bị dồn nén và những bản năng bẩm sinh, di truyền. Còn đối với Duy thức
học thì tàng thức chẳng những chứa đựng nội dung trạng thái tâm lý vừa nói trên mà còn chứa đựng cả
các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Như vậy, thông qua quan niệm tàng thức của Duy thức học thì tâm lý
và ngoại cảnh là một thực thể không thể phân chia, trong khi đó, đối với Tâm lý học, tâm lý (vô thức)
và ngoại cảnh không thể là một thực thể thống nhất vì tâm lý không phải là hiện thực khách quan mà là
sự phản ánh của hiện thực khách quan vào trong não.
b) Phân loại
Tâm lý học ngoài việc phân loại vô thức theo cá nhân và cộng đồng, còn nhắc đến một cơ sở
nữa để phân loại, đó là vô thức sinh học.
Cũng vậy, ngoài việc phân loại vô thức theo cá nhân và cộng đồng, Duy thức học còn căn cứ
vào tính chất chứa đựng để làm cơ sở phân chia khái niệm thành: năng tàng, sở tàng và chấp tàng.
Do mục đích của hai môn học khác nhau nên sự phân loại cũng khác nhau. Mục đích của Duy
thức học là giác ngộ nên phải phân loại làm sao cho các thiền sinh buông bỏ cái chấp (chấp ngã và
chấp pháp). Còn Tâm lý học vì muốn hiểu biết nên tổng hợp và phân loại dựa trên các công trình
nghiên cứu khoa học khác.
I. Kết luận
1/ Phương pháp luận
1.1/ Tâm lý học coi tất cả các hiện tượng được gọi bằng khái niệm thị giác, thính giác, khứu
giác, vị giác, mạc giác, ý thức, tự ý thức, vô thức là những hiện tượng tâm lý hiểu theo nghĩa là sự phản
ánh của hiện thực khách quan vào trong não người chứ không phải hiện thực khách quan. Còn Duy
thức học thì coi các hiện tượng được gọi bằng các khái niệm nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức,
thân thức, ý thức, mạt-na thức, tàng thức là thức được hiểu không chỉ là hiện tượng tâm lý mà còn là
hiện tượng vật lý trong hiện thức khách quan nữa.
1.2/ Trong khi Tâm lý học nghiên cứu về cái tôi với xuất phát điểm là ‘hữu ngã’ thì Duy thức
học là ‘vô ngã’. Trong khi Tâm lý học coi ‘cái tôi’ là cái có thực thì Duy thức học coi cái tôi là cái ảo,
là sự nhầm lẫn nghiêm trọng của con người.
1.3/ Tâm lý học nghiên cứu tâm lý người theo chiều dọc lịch sử tiến hoá từ loài vật lên loài
người và sự tiến hoá của bản thân loài người. Còn Duy thức học nghiên cứu tâm lý người nhưng là con
người muôn thuở, con người trừu tượng.
2/ Phương pháp
Phương pháp của Tâm lý học là quan sát, đàm thoại, điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm v.v…
Còn phương pháp của Duy thức học là phân tích, trải nghiệm và thiền định1 trên cơ sở những tiền đề:
vô thường, vô ngã, khổ, nghiệp, tái sinh, niết-bàn. Với hai hệ phương pháp khác nhau nhưng Duy thức
học và Tâm lý học nói riêng và khoa học nói chung có những cái nhìn rất tương đồng.
Qua đây, có thể khẳng định lại một điều mà khoa học đã khẳng định từ lâu: cùng một đối tượng
nghiên cứu nhưng do phương pháp luận khác nhau, mục đích khác nhau nên kết quả khác nhau; sự
khác nhau đó chưa hẳn là đối lập lẫn nhau mà trong rất nhiều trường hợp lại là sự bổ sung cho nhau.
Nói một cách cụ thể hơn, thông qua sự so sánh này, có thể nói Phật học và khoa học có thể bổ khuyết
cho nhau.
3/ Mục đích
Trong khi Tâm lý học muốn nhân cách của mỗi con người được phát triển và trở nên hoàn
thiện bằng cách khẳng định có cái tôi riêng của mỗi con người, thì Duy thức học khẳng định sự vô ngã
và cho rằng cái ngã, cái tôi, sự vật, hiện tượng là ảo tưởng, là mê lầm, là mê chấp nghiêm trọng nhất
1 Tên gọi đầu tiên của Duy thức học là Du-già tông (Yogacara). Trong đó có chữ Du-già được dịch từ “Yoga”, tức là thiền định.
của con người, là nguyên nhân si của mọi thứ tham, sân, và do đó, để đạt đến giác ngộ mỗi con ngưòi
cần phải đoạn tuyệt với chấp ngã (cho rằng cái tôi là thật) và chấp pháp (cho rằng sự vật, hiện tượng
ngoài thức mà có).
4/ Giác quan
Tâm lý học nghiên cứu rất sâu sắc về năm giác quan và về mối liên quan giữa 5 giác quan với
hệ thần kinh, nhất là với vỏ não; còn Duy thức học thì rất hạn chế về mặt này. Giải thích về sự hạn chế
này của Duy thức học có thể là ba nguyên nhân sau: 1) do trình độ khoa học thời bấy giờ chưa phát
triển (khoa học thời bấy giờ chưa có những hiểu biết về 5 giác quan như khoa học ngày nay), 2) do Duy
thức học coi năm giác quan là cái ngọn nên không phát triển, chỉ chú ý và phát triển cái gốc là “thức”,
3) mục đích của Duy thức học là giác ngộ, tức là một mục đích có tính tôn giáo, tín ngưỡng cho nên
những thành tựu của khoa học về 5 giác quan, về não mà khoa học có được từ thời bấy giờ đến nay
cũng không giúp gì, không thay đổi gì cho Duy thức học vì nội dung của Duy thức học từ đó đến nay là
đã đủ cho việc thực hiện mục đích giác ngộ của mình.
II/ Kiến nghị
Để Duy thức học trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn, cần phải hiện đại hóa Duy thức học – “khoa
học hóa” Duy thức học – và do đó phải gắn kết với Tâm lý học; đặc biệt là về mặt thuật ngữ, Duy thức
học rất cần những thuật ngữ, những khái niệm của Tâm lý học để hiện đại hóa và dân gian hóa. Do đó,
tác giả luận văn xin kiến nghị ba điểm như sau:
1/ Duy thức học nên bổ sung thêm vào nội hàm của năm thức trước bằng những kiến thức giải
phẫu và sinh lý thần kinh cấp cao của Tâm lý học.
2/ Duy thức học nên bổ sung vào nội hàm ý thức bằng một số khía cạnh thuộc về định nghĩa,
đặc điểm, tính chất, thuộc tính v.v… của ý thức trong Tâm lý học.
3/ Duy thức học nên xem thuật ngữ ngã chấp tương đương với thuật ngữ cái tôi của Tâm lý
học.
Kiến nghị thứ nhất và thứ hai sẽ giúp Duy thức học khắc phục được mặt hạn chế của mình là
chưa nghiên cứu tâm lý về phương diện cá nhân mà chỉ nghiên cứu về phương diện loài. Kiến nghị thứ
ba nếu được thực hiện thì sẽ là một trong những cách tốt nhất, về mặt thuật ngữ, mở đường cho Duy
thức học đến gần hơn với những ai quan tâm và muốn nghiên cứu môn học này. Sự tiếp thu nói trên
chẳng những không làm ảnh hưởng gì đến nội dung của Duy thức học mà còn làm nổi bật tính chất vô
ngã của sáu thức trước và cái tôi. Để từ đó, Duy thức học sẽ được củng cố thêm luận điểm “các hoạt
động tâm lý thường hay bị gán “của ta”, thật ra là diễn biến của nghiệp mà không có ai đứng phía sau
dòng nghiệp đó cả”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ TÂM LÝ HỌC
1. Minh Đức – Hồ Kim Chung (biên dịch), Tâm lý học căn bản, NXB VHTT,TPHCM,
2004.
2. Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, HN, 2008.
3. Vũ Dũng, Tâm lý học xã hội, NXB KHXH, HN, 2000.
4. Nguyễn Đình Giậu (chủ biên), Sinh lý học người và động vật, NXBĐHQGTPHCM,
2000.
5. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2005.
6. Nguyễn Xuân Hiến (dịch), Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQGHN, 2002.
7. Trần Đức Hiển, Tâm lý học (nguyên lý và ứng dụng) (dịch), NXBLĐ-XH, 2007.
8. Đặng Phương Kiệt, Cơ sở Tâm lý học ứng dụng, NXB ĐHQGHN, 2001.
9. Phạm Minh Lăng, S. Freud và Tâm phân học, NXB VHTT, HN, 2000.
10. Nguyễn Thơ Sinh, Các học thuyết Tâm lý nhân cách, NXB Lao động, 2008.
11. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXBĐHSP, 2006.
12. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXBĐHQGHN, 2008.
13. Stafford - Clark D, Freud đã thực sự nói gì? (Lê Văn Luyện và Huyền Giang dịch), NXB
Thế giới, Hà Nội, 1998.
14. Stephen Worchel – Wayne Shebilsue, Psychology: Principles and Applications, Prentice
Hall, 1994.
II/ DUY THỨC HỌC
1. Nguyễn Tường Bách, Lưới trời ai dệt, NXB Trẻ, 2005.
2. Thích Minh Cảnh (chủ biên), Từ điển Phật học Huệ Quang, NXBTHTPHCM, 2004.
3. Thiều Chửu, Hán Việt từ điển, NXB Tổng hợp TPHCM, 2008.
4. Sa môn Thích Quảng Độ (dịch), Phật quang Đại Từ điển, 2000.
5. Nhất Hạnh, Giảng luận Duy biểu học, NXB Lá Bối, 1996.
6. Nhất Hạnh, Vấn đề nhận thức trong Duy thức học, NXB Lá Bối.
7. Phân viện Nghiên cứu Phật học, Từ điển Phật học Hán Việt, NXB KHXH, HN, 1998.
8. Trần Phương Lan, Buddhism through English reading, NXB TPHCM, 2001.
9. Thích Tâm Thiện, Tâm lý học Phật giáo, NXB TPHCM, 1998.
10. Trần Nguyên Trung, Từ điển Phật học Việt – Anh, NXB Tôn giáo, 2008.
11. Lê Mạnh Thát, Triết học Thế Thân, NXB Tổng hợp TPHCM, 2005.
12. Wei, Tat, Ch`eng Wei-shih Lun Publication,1973.
13. Chinese – English Dictionary, Foreign Language Teaching and Research Press, 2003.
14. Swati Ganguly, Treatise in Thirty Verses on Mere-Consciousness, Montial Banarsidass
Publisher, Private Limited, Delhi, 1992.
PHỤ LỤC
Các thuật ngữ Duy thức học trong luận văn và các từ Anh ngữ tương ứng
Ảo ảnh: illusion, delusion
Bình đẳng tánh trí: even handedness, immediate cognition of equality
Cảm ứng: response to appeal or need
Chấp thủ: impressions, ideas grasped and held
Chủng tử: seeds of mind
Chứa: storing
Diệt tận định: the freedom, or supernatural power of the wisdom attained in Nirvàna
Diệu quan sát trí (“Wondrous Observing Wisdom” hay “Wisdom of unerring cognition”
Duy biểu: manifestion-only, appearance-only, representation-only
Duy thức: nothing but consciousness
Duy thức học: the theory of mere-consciouness
Đại viên cảnh trí: great perfect mirror wisdom, great mirror cognition
Độc ảnh cảnh: the realm of mere images
Đới chất cảnh: the realm of representations
Giác ngộ: to awake, become enlightenment.
Hằng: always, permanent
Hương trần: the smells/odours
Mạt-na thức: the seventh-consciousness, defiling-transmitter consicousness
Ngã: self
Ngã ái: self-love
Ngã kiến: self-belief
Ngã mạn: self-pride
Ngã si: self ignorance
Ngã sở: mine, possessions.
Ngã tưởng: image of itself
Nghiệp báo: karma reward
Nghiệp cảm: the influence of karma; caused by karma
Nghiệp chung: deeds of the community, collective karma.
Nghiệp lực: the power of karma
Nghiệp riêng: differentiated karma (the cause of different resultant conditions)
Nhãn căn: the eye
Nhãn thức: the eye-consciousness
Nhĩ căn: the ear
Nhĩ thức: the ear-consciousness
Ô nhiễm: soiled, defiled, polluted
Pháp trần: the mental objects
Pháp vô ngã: non-substantiality of things
Phần chủ thể: the subject, perceiver portion
Phần đối tượng: the object, perceived portion
Phần tự thể: the self-existence
Phù trần căn: the organs of sensation
Sắc pháp: rùpa-dharmas,
Sắc trần: the forms/shapes
Tác dụng: function, activity
Tái sinh: rebirth, born-into
Tánh cảnh: the realm of things in themselves
Tàng thức: the eighth-consciousness, the storehouse consciousness, the warehouse
consciousness, the repository consciousness.
Tâm bất tương ưng hành pháp: conditions disassociated from mind
Tâm pháp: mental dharmas
Tâm sở hữu pháp: mental functions, mental associates
Thanh trần: the sounds
Thắng nghĩa căn: the surpassing organ
Thẩm: reflecting
Thân căn: the body
Thân thức: the body-consciousness
Thiệt thức: the tongue-consciousness
Thiệt căn: the nose
Thức: consciousness, cognitive-representation
Tiền kiếp: former existence, previous life
Trí: wisdom, direct knowing, direct cognition
Trình hiện: appearance
Tư lượng: mentation, cogitation
Tỵ căn: the nose
Tỵ thức: the nose-consciousness
Vị lai: the future
Vị trần: the taste/flavours
Vô ký: neither good nor bad, non-defined
Vô minh: ignorance
Vô ngã: no ego, no individual independent existence.
Vô phú: non-defiled
Vô thường: impermanent
Vô tưởng định: the concentration in which all thinking ceases in the desire to enter Vô tưởng
thiên
Vô vi pháp: unconditioned dharmas
Xúc trần: the contact
Ý địa: the stage of intellectual consciousness
Ý căn: the mind faculty, the mind sense
Ý thức (trong Duy thức học): the sixth-consciousness, the mind-consciousness, the sense-
centre consciousness.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH022.pdf