MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc khóa luận 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG MỘT: PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG TRONG TỔNG THỂ LÀNG NGHỀ, PHỐ NGHỀ THĂNG LONG – HÀ NỘI 5
1. Khái niệm nghề truyền thống, làng nghề, phố nghề 6
1.1. Khái niệm nghề truyền thống 6
1.2. Khái niệm làng nghề 6
1.3. Khái niệm phố nghề 9
1.4. Điểm tương đồng và khác biệt giữa làng nghề và phố nghề 10
2. Lịch sử hình thành và vai trò của phố nghề Thăng Long – Hà Nội 11
2.1. Lịch sử hình thành của phố nghề Thăng Long – Hà Nội 11
2.2. Vai trò của phố nghề Thăng Long đối với sự phát triển của thủ đô 15
3. Khái quát về hai phố Hàng Mã, Hàng Trống 17
3.1. Phố Hàng Mã 17
3.2. Phố Hàng Trống 19
CHƯƠNG HAI: KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA SẢN XUẤT Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG 21
1. Hàng mã ở phố Hàng Mã 21
1.1. Hàng mã, quá trình phát triển, hiện trạng của việc sản xuất hàng mã 21
1.2. Kỹ thuật sản xuất 24
2. Tranh Hàng Trống ở phố Hàng Trống 27
2.1. Các thể loại tranh Hàng Trống 28
2.2. Đặc điểm kỹ thuật, nghệ thuật vẽ tranh Hàng Trống 38
2.3. Quá trình phát triển và hiện trạng của dòng tranh Hàng Trống 43
3. Tiểu kết 47
CHƯƠNG BA: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA KINH DOANH Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG 47
1. Phố Hàng Mã 47
1.1. Mặt hàng kinh doanh 47
1.2. Hình thức – phương thức kinh doanh 47
1.3. Mối quan hệ kinh doanh 47
2. Phố Hàng Trống 47
2.1. Các mặt hàng kinh doanh 47
2.2. Hình thức, phương thức kinh doanh 47
3. Tiểu kết 47'
KẾT LUẬN 47
THƯ MỤC THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự biến đổi các giá trị văn hóa thể hiện qua những mặt hàng kinh doanh trên phố Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Nam đó là một ác thần. Những con hổ đó được vẽ bằng những màu quái gở, có màu đỏ màu tím, màu trắng và cả màu xanh lá cây, với râu mép và vuốt bạc. Cạnh mỗi con hổ, nghệ sĩ còn vẽ một thanh kiếm đặt trên một cái gối đỏ, biểu tượng của sức mạnh. Sau thanh kiếm là một lá cờ hình tam giác, giống lá cờ các ông quan võ thường mang khi ra trận, trên có viết hai chữ Hán Ông Cọp. Nền phía sau vẽ những đám mây lớn bao quanh một mặt trăng đỏ như máu. Những loại tranh đó rất được người An Nam ưa thích. Và Ông Cọp có mặt trong nhiều nhà đặt trên một bàn thờ trong gian phòng khách. Đối với người bản xứ đây là một ác thần có thể gây nhiều tai họa, vì vậy phải van xin bằng những lời cầu khấn và cúng lễ…” [19;240].
Nhưng đối với người Việt Nam tranh Ngũ Hổ được thờ mang tính: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ được dân gian hình tượng hóa là ông Ngũ Hổ thời Trần Hưng Đạo. Người dân Việt dùng tranh này để trừ ma, trừ tà khi gia chủ cần được trấn yểm.
Trong dòng tranh Hàng Trống, tranh thờ có mặt sớm nhất và có thời gian tồn tại lâu đời nhất, còn phần lớn tranh truyện, tranh sinh hoạt đều ra đời vào khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỷ XX cho tới trước Cách mạng tháng Tám 1945. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cũng là lúc tranh Hàng Trống bước vào giai đoạn suy tàn.
Sự lụi tàn của nghề tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống, cái nghề riêng và cũng là thú chơi xuân thanh lịch của người dân đất Hà thành đã tồn tại hàng mấy trăm năm giờ gần như tuyệt tích.
Từng là một sản phẩm tinh thần của hầu hết nhân dân chốn kinh kỳ cũng như khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, ấy vậy mà những năm gần đây, tìm được một bức tranh Hàng Trống đích thực không phải là dễ. Ngay cả trên phố Hàng Trống, nơi sản sinh ra dòng tranh nổi tiếng này, nơi vẫn lộng lẫy những phòng tranh hiện đại nhưng cũng không thấy bóng dáng bất cứ bức tranh dân gian Hàng Trống nào, tựa hồ như dòng tranh này chưa bao giờ xuất hiện vậy. Có lẽ bởi vậy mà khi được hỏi, nhiều thanh niên Hà thành hiện nay không hề biết đến sự có mặt của dòng tranh nổi tiếng này. Em Đào Thu Trang (Học sinh lớp 10 trường THPT Cầu Giấy – Hà Nội) trả lời “Đây là một bức tranh Đông Hồ” khi tôi chỉ cho em xem bức Lý ngư vọng nguyệt nổi tiếng của dòng tranh Hàng Trống. Phải chăng, nét đẹp văn hóa này đã thật sự phai tàn trong trí nhớ cũng như trái tim của người Hà Nội!
Những người Hà Nội đam mê và còn nhớ về dòng tranh này giờ đây đều đã bước sang tuổi “cổ lai hy”. Những nhà nghiên cứu, người đam mê dòng tranh Hàng Trống giờ muốn tìm xem tranh, chỉ có thể thấy ở trong Bảo tàng Mỹ thuật. Nhưng cũng may thay, có một người vẫn còn tâm huyết với những nét tinh hoa của dòng tranh này, đó là nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống: ông Lê Đình Nghiên.
Ông Lê Đình Nghiên sinh ra trong một gia đình có 7 anh em và là một gia đình có truyền thống về nghề tranh ở làng Bình Vọng (Thường Tín, Hà Tây). Cụ và ông nội ông đã mang nghề vẽ tranh ra lập nghiệp tại phố Hàng Trống (Hà Nội) từ những năm cuối thế kỉ XIX. Hiện nay, trong gia đình ông cũng chỉ có một mình ông theo nghề.
Kể từ khi cụ Lê Đình Liệu - thân sinh của ông Lê Đình Nghiên - mất đi, ông thay cụ làm công việc phục chế tranh dân gian tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Công việc hàng ngày của nghệ nhân Lê Đình Nghiên tại Bảo tàng là vẽ, tu sửa, phục hồi dòng tranh dân gian Hàng Trống, và các loại tranh trên chất liệu giấy lụa, giấy dó. Chính vì vậy, nghiệp vẽ tranh dường như đã ăn sâu vào máu của ông.
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên đang hoàn
thiện bức tranh Tứ phủ
Xưởng vẽ của nghệ nhân Lê Đình Nghiên tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Theo ông Nghiên, gia tài lớn nhất đối với nghệ nhân tranh dân gian chính là những ván in được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn đối với dòng tranh Hàng Trống là hiện nay số lượng bản khắc gỗ còn lại cũng chỉ xấp xỉ 30 ván. Trong các bản khắc gỗ lưu lại, bản lớn nhất khổ 120cm x 100cm, bản nhỏ nhất khổ 45cm x 30cm. Giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của những bản khắc này là rất lớn. Bên cạnh đó, điều kiện bảo quản tranh Hàng Trống trong viện Bảo tàng cũng chưa thực sự tốt. Đó chính là nguyên nhân khiến cho việc bảo quản tranh gặp khó khăn.
Đối với nghệ nhân Lê Đình Nghiên, cùng với lòng đam mê là một sự lo âu, trăn trở khôn nguôi: liệu mai sau dòng trang Hàng Trống có bị mất đi? Bởi vậy, mỗi khi Tết đến, ông thường tổ chức các buổi giới thiệu tranh Hàng Trống với mong muốn những người Hà Nội trẻ hiện nay có thể hiểu được những nét bản sắc văn hóa của dòng tranh này. Khoảng bốn năm trở lại đây, anh Lê Hoàn, con trai út của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, đang học vẽ tranh Hàng Trống để tiếp nối nghiệp cha.
3. Tiểu kết
Mặc dù ở phố Hàng Mã, các sản phẩm vẫn còn, thậm chí ngày càng phong phú và đa dạng hơn so với thời kỳ trước nhưng có một điều đáng buồn là kỹ thuật sản xuất đã không còn.
Phân tích nguyên nhân mai một nghề sản xuất đồ mã: sự “chuyên môn hóa” cao: người sản xuất tập trung ở làng nghề, người kinh doanh lập và phát triển phố nghề.
Phân tích cái được và cái mất của sản xuất đồ mã tại phố Hàng Mã: tập trung kinh doanh hơn, hiệu quả, lợi nhuận tốt hơn (vì giá sản xuất ở làng nghề sẽ rẻ hơn); tuy nhiên, nếu khôi phục vài cơ sở sản xuất ở chính phố nghề sẽ thu hút được ngành dịch vụ du lịch,
Bên cạnh đó, phố nghề Hàng Trống xưa kia vốn nổi tiếng với rất nhiều nghề thủ công - trong đó tiêu biểu là nghề làm tranh dân gian Hàng Trống - thì đến nay tất cả các nghề gần như đã bị “xóa sổ”, kể cả trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm tranh Hàng Trống hiện nay không có mặt trên thị trường nhưng kỹ thuật, nghệ thuật của dòng tranh này vẫn còn được nhiều sách vở ghi chép lại. Dường như ấn tượng về một dòng tranh nổi tiếng đất Kinh Kỳ vẫn chưa phai mờ trong ký ức những người có tấm lòng yêu vẻ đẹp truyền thống. Phải chăng đây là một nghịch lý, một câu hỏi lớn mà chưa có lời giải đáp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lụi tàn của nghề tranh Hàng Trống, trong đó phải kể đến chiến tranh và sự biến động liên tục của lịch sử. Bên cạnh đó, thú chơi tranh của người Hà Nội thay đổi khiến cho thu nhập của nghề làm tranh bấp bênh. Vì mưu sinh, hầu hết các nhà làm tranh Hàng Trống đều bỏ nghề gia truyền, chuyển sang kinh doanh buôn bán, nhiều nhà còn đốt bỏ hết dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc. Nhiều bản khắc gỗ của những bức tranh nổi tiếng vì vậy mà mất vĩnh viễn và không thể phục hồi. Chỉ trong vòng 50 năm, những hình ảnh về một Hàng Trống phồn thịnh với nghề làm tranh dân gian giờ đây chỉ còn là hoài niệm trong ký ức của nhiều người.
Xoay quanh sự lụi tàn của dòng tranh Hàng Trống cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng, đây là một qui luật tất yếu của lịch sử, khi mà các loại hình nghệ thuật dân gian đã không còn phù hợp với xu thế mới của cuộc sống thì nên nhường chỗ cho loại hình nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, cũng có những người thật sự tiếc nuối cho sự ra đi của dòng tranh này, họ cho rằng đó là sự ra đi của bản sắc văn hóa dân gian đã từng phát triển phong phú và đa dạng theo năm tháng cùng với những thăng trầm trong lịch sử đất Thăng Long – Hà Nội.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người tâm huyết lo ngại về sự biến mất của dòng tranh Hàng Trống. Do vậy, họ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều buổi giới thiệu về dòng tranh này nhưng thực chất mới chỉ dừng lại ở khâu giới thiệu chứ chưa có chính sách hỗ trợ để khôi phục và phát triển nghề vẽ tranh này. Bản thân nghệ nhân Lê Đình Nghiên cũng từng nung nấu ước mơ: “Từ lâu, tôi đã có ý định mở một phòng tranh ngay tại phố Hàng Trống. Điều mong muốn duy nhất của tôi là gợi lại trong trí nhớ người Hà Nội một tài sản quý báu đang bị lãng quên. Nhưng điều này thật khó khăn khi tôi phải giải quyết một mình mà không có sự trợ giúp...”.
Sắp tới, thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức đại lễ kỉ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Sự góp mặt của loại hình nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống chắc chắn sẽ mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần to lớn vào việc giữ gìn và phát huy nét đẹp của các ngành nghề truyền thống đất Thăng Long. Chính vì vậy, cần có những kế hoạch cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát triển dòng tranh này.
Tóm lại, sự mai một của các phố nghề cùng với kỹ thuật sản xuất ở phố phường Hà Nội là một quy luật tất yếu khi đất nước chúng ta chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” một cách đồng loạt. Chỉ có điều, mối mâu thuẫn giữa nỗ lực phát triển kinh tế công nghiệp và việc gìn giữ bản sắc truyền thống chưa được chú trọng nghiên cứu đúng mức, và trong chừng mực nào đó, ở trường hợp này, Hà Nội đang dần mất đi nét đặc sắc của Thăng Long ngàn xưa.
CHƯƠNG BA
SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA KINH DOANH
Ở PHỐ NGHỀ HÀNG MÃ, HÀNG TRỐNG
Ở các phố nghề Thăng Long trước đây, hoạt động sản xuất luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, cho đến nay, truyền thống đó đã không còn, đa phần các phố nghề Hà Nội chỉ kinh doanh là chính, còn nguồn hàng lại được nhập từ nơi khác về. Chính điều này đã làm nên sự biến đổi của các giá trị văn hóa trên hai phố Hàng Mã và Hàng Trống.
1. Phố Hàng Mã
1.1. Mặt hàng kinh doanh
Những năm đầu thế kỉ XX, Hàng Mã chia làm hai đoạn được ngăn cách bởi dòng sông Tô Lịch, đoạn phía Đông trên đất thôn Vĩnh Hanh chuyên bán đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng giấy để trang trí (hoa giấy, đèn giấy với nhiều kiểu dáng) và đồ mã nhỏ để cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Công ông Táo, vàng giấy..). Những đồ mã lớn dùng cho tang lễ (minh tinh nhà táng) hoặc đám làm chay, làm lễ cầu mát thì người ta đặt làm ở phố Mã Mây (gần Hàng Bạc). Đoạn phía Tây trên đất thôn Yên Phú gần mấy phố Lò Rèn, Hàng Sắt, Hàng Khóa (Hàng Đồng hiện nay) thì lại tập trung nhiều cửa hàng đồ đồng chuyên bán các đồ dùng bằng đồng như: mâm, nồi, sành, siêu đun nước, đỉnh hạc, cây nến, lọ hoa, bát hương…
Sở dĩ trong giai đoạn này, các mặt hàng mã không phong phú bởi việc thờ cúng tương đối đơn giản, mỗi gia đình chỉ có một bát hương để thờ cúng gia tiên và các vị thần nên nhu cầu về các đồ vàng mã để thờ cũng không nhiều , tiêu biểu là một số đồ mã như: giấy, tiền âm phủ, lư hương, mũ, giầy, quần áo, ngựa giấy...
Từ năm 1930 cho đến những năm trước đổi mới, dòng sông Tô Lịch đã bị lấp đi, phố Hàng Mã được nối liền và có các hoạt động kinh doanh như sau: đoạn đầu phố Hàng Mã giáp với ngã tư Hàng Đường và chợ Đồng Xuân đến Hàng Lược chuyên bán đồ mã, hoa đăng; đoạn giữa từ Hàng Lược đến ngã năm Hàng Cót có các xưởng nhỏ chuyên làm và bán đồ cơ khí; đoạn cuối từ ngã năm Hàng Cót đến phố Phùng Hưng có một số cửa hàng bán đồ tạp vặt (do những người bán đồng nay đã chuyển xuống bán ở chợ Đồng Xuân và một số người di cư vào Nam). Trong giai đoạn này, mặc dù nghề làm hàng mã ở phố Mã Mây đi vào suy tàn và dần mất đi nhưng nghề làm đồ mã ở phố Hàng Mã cũng không khá hơn trước, các cửa hàng trong phố mạnh về bán các loại giấy màu, giấy trắng mộc và làm đèn giấy; đồ mã cúng lễ chỉ sản xuất theo tháng hay vào các dịp lễ như lễ cầu mát vào đầu mùa hè, lễ xá tội vong nhân ngày rằm tháng bảy, mũ ngựa giấy cúng ông Công, ông Táo vào tháng Chạp… Trong dịp Tết Trung thu còn có thêm đèn cá, đèn con thỏ, đèn tiến sĩ giấy, đèn xếp, đèn kéo quân… Như vậy, trong giai đoạn này, việc kinh doanh trên phố Hàng Mã đã có sự biến đổi về các mặt hàng kinh doanh. Riêng đồ mã cũng đoạn đã được bán nhiều hơn do nhiều hộ gia đình làm hàng mã chuyển từ phố Mã Mây về. Đây chính là cơ sở để phố Hàng Mã phát triển việc kinh doanh trong giai tiếp sau.
Từ khi đổi mới đến nay, tình hình kinh doanh trên phố Hàng Mã có sự phân chia cụ thể như sau. Đoạn đầu từ số nhà 01 đến 31 bên dãy lẻ, từ số nhà 02 đến 32 bên dãy chẵn, bắt đầu từ ngã tư Hàng Đường – Đồng Xuân đến Hàng Lược. Đoạn này gồm 42 hộ kinh doanh trong đó có 32 hộ chuyên về bán các sản phẩm hàng mã như vàng mã, hương nến, giấy màu, đồ cúng lễ… Đoạn giữa từ số nhà 33 đến 79 bên dãy lẻ, từ số nhà 34 đến 80 bên dãy chẵn, bắt đầu từ phố Hàng Lược đến ngã năm Hàng Cót. Đoạn này gồm 56 hộ kinh doanh trong đó có 18 hộ chuyên bán vàng mã, giấy màu, hương nến… Trên đoạn này, mỗi dịp Tết đến là nơi bày bán các loại đồ cổ và đồ giả cổ. Trước đây, chỉ khoảng 5 hàng bán, hiện nay, số người bán đồ cổ, giả cổ lên tới khoảng 20 hàng. Những người bán đồ này chỉ tập trung vào khoảng thời gian duy nhất trong năm là từ giữa tháng Chạp đến gần Tết. Đoạn ba từ số nhà 81 đến 95 bên dãy lẻ, từ số nhà 82 đến 96 bên dãy chẵn, bắt đầu từ ngã năm Hàng Cót đến phố Phùng Hưng. Đoạn này có 39 hộ vừa kinh doanh vừa sinh sống nhưng chỉ có duy nhất một hộ ở số nhà 95B là có bán hàng mã tại nhà. Kết quả khảo sát cho thấy trong số 137 cửa hàng kinh doanh trên phố Hàng Mã hiện nay thì có đến 51 cửa hàng (chiếm 37,2 %) chuyên bán các loại hàng mã: giấy màu, đồ thờ cúng, tiền vàng, hương nến… Như vậy, có thể thấy rằng việc kinh doanh hàng mã trải qua các giai đoạn tuy có nhiều bước thăng trầm song cho đến nay nó ngày càng được mở rộng.
Đất nước đổi mới, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về mặt tinh thần của người dân cũng tăng theo. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của tất cả các khách hàng, phố Hàng Mã đã trở thành một trung tâm mua bán hàng mã ở Hà Nội, là nơi tập trung đa dạng các loại hàng mã với mẫu mã phong phú, có thể phân hàng mã ở đây làm ba loại chính là: mặt hàng bán quanh năm, loại bán theo thời vụ và loại hàng mã đặc biệt.
Đến phố Hàng Mã, bất cứ vào thời điểm nào bạn cũng có thể mua các mặt hàng mã như: tiền vàng đủ loại, hương nến, lá ngọc cành vàng, giấy màu, một số đồ mã nhỏ cho người cõi âm như: bộ quần áo, gương lược, điện thoại di động, thẻ ATM của Ngân hàng Âm phủ… trong đó, tiền Âm phủ có lẽ là mặt hàng được tiêu thụ với số lượng lớn nhất bởi tiền là thứ mà cả người sống và người chết đều rất cần. Làng Cót (Yên Hòa – Cầu Giấy) nơi được coi là một “Ngân hàng địa phủ” rất “nhạy bén” trong việc in và phát hành một lượng tiền khổng lồ cho người cõi âm, mỗi ngày ở đây sản xuất không dưới một tỷ đô la tiền âm phủ. Ở làng Cót hiện nay, việc sản xuất các loại tiền giấy, vàng bạc theo kiểu cổ điển đã giảm dần, thay vào đó là những loại tiền khác như đô la Mỹ, tiền Trung Quốc, Hàn Quốc với kiểu dáng và mẫu mã bắt mắt, mệnh giá từ cao xuống thấp để người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn. Đây chính là một nguồn hàng quan trọng để người kinh doanh ở phố Hàng Mã nhập các mặt hàng mã, mà chủ yếu là các loại tiền âm phủ.
Bên cạnh những mặt hàng mã bán quanh năm thì ở Hàng Mã còn có những mặt hàng bán theo thời vụ. Tùy từng dịp lễ tết khác nhau mà người bán hàng sẽ có những mặt hàng phù hợp. Thường thì trong nhà các hộ kinh doanh luôn có các đồ mã phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người cõi âm như nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, đài,… nhưng những mặt hàng này không được bày bán nhiều vào những ngày bình thường, ai muốn mua thì chỉ việc hỏi mua hàng mã vào việc gì, người bán hàng sẽ tư vấn và mang ra đủ loại mẫu mã cho khách hàng thoải mái lựa chọn; chỉ đến dịp lễ Tết, hay ngày rằm, mùng một, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn như rằm tháng bảy với lễ Xá tội vong nhân người bán hàng mới đem ra nhiều.
Bên cạnh ngày giỗ, Tết thì lễ Xá tội vong nhân vào rằm tháng bảy là dịp để cho con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ. Với quan niệm trần sao âm vậy nên họ cố gắng sắm sửa thật nhiều đồ mã giống như những đồ mà người thân mình khi sống thường dùng và thật nhiều tiền gửi xuống cõi âm để cho người thân của mình ở dưới suối vàng được đầy đủ. Chính vì thế, vào dịp rằm tháng bảy, ở Hàng Mã bên cạnh những mặt hàng bày bán quanh năm còn có rất nhiều đồ mã phục vụ cho việc cúng lễ như: voi ngựa, thuyền rồng, nhà cửa, ô tô, xe máy, mũ bảo hiểm, hình nhân…
Gần rằm tháng bảy là Tết trung thu, đây là tết dành cho thiếu nhi nên phố Hàng Mã lúc này lại nhộn nhịp hẳn lên với các thứ đồ chơi như: đèn ông sao, đèn kéo quân… và rất nhiều thứ đồ chơi của Trung Quốc mang sang như: đèn lồng đủ loại, mặt nạ đủ kiểu, đèn trang trí… Dịp Noen thì có các mặt hàng trang trí, cây thông noen, bóng bay, mũ áo ông già Noen, thiệp mừng, đèn trời…
Đến khoảng giữa tháng Chạp, phố Hàng Mã càng sầm uất hơn với la liệt các loại hàng như: Mũ ông Công, ông Táo, dây hoa trang trí, cành vàng lá ngọc, bóng bay, phong bao lì xì, thiệp mừng năm mới…Tuy nhiên, trừ mũ ông Công, ông Táo và các loại thiệp mừng được làm ở Việt Nam, đa phần các mặt hàng mã trong dịp này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo những người dân ở đây, trong khoảng 20 năm gần đây, hàng hóa Trung Quốc xâm lấn thị trường hàng mã của người bản địa. Hàng Trung Quốc bày bán trên phố Hàng Mã chủ yếu là đồ trang trí trong dịp Noen, dịp Tết và đồ chơi trẻ em. Với mẫu mã đa dạng, màu sắc sặc sỡ, chủng loại phong phú, giá cả lại không quá cao, hàng Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế. Trước tình trạng hàng mã Trung Quốc ngày càng lấn át hàng mã truyền thống của Việt Nam, cụ Trương Thị Trúc, 85 tuổi ở số nhà 50 phố Hàng Mã nói: “Tôi phản đối việc hàng mã Trung Quốc ngày càng nhiều, điều đó làm giảm đi các giá trị văn hóa truyền thống của nước ta…”. Việc để cho hàng hóa Trung Quốc xâm nhập vào thị trường nước ta ngay cả với những sản phẩm tinh thần khiến cho chúng ta cần phải suy ngẫm và cần phải đưa ra những biện pháp để khắc phục tình trạng này.
Các cửa hàng trên phố Hàng Mã còn là nơi bán các loại hàng mã “đặc biệt”. Gọi là hàng “đặc biệt” bởi vì hàng không bán quanh năm mà cũng không làm vào các dịp lễ mà chỉ làm theo đơn đặt hàng, những thứ đồ mà khách hàng yêu cầu. Cùng là nhà lầu xe hơi nhưng khách hàng có thể đặt nhà hàng làm theo kiểu dáng, kích thước, màu sắc mà mình muốn như: nhà tầng có trang thiết bị hiện đại, có người giúp việc, có cả chó bec-giê gác cửa, những chiếc mô tô đời mới phân khối lớn hình dáng kích cỡ như thật đi kèm với mũ bảo hiểm, hình nhân là những cô gái xinh đẹp có kích cỡ như thật... Những mặt hàng này thường có giá cao hơn tùy theo kích thước và độ phức tạp của sản phẩm.
Ngoài ra, ở phố Hàng Mã hiện nay cũng chuyên bán một số mặt hàng phục vụ đám cưới hỏi như: các hình trang trí, thiệp cưới, hoa giấy, chữ lồng, đèn lồng, ruy băng, cắt xốp trang trí...
Như vậy, dạo qua thị trường hàng mã trên phố Hàng Mã, ta cảm nhận được sự nhộn nhịp và rực rỡ đặc trưng của con phố này. Hiện nay, các mặt hàng kinh doanh trên phố Hàng Mã ngày một phong phú hơn, bên cạnh những mặt hàng truyền thống là các loại hàng mã, phố Hàng Mã cũng mở rộng các mặt hàng kinh doanh khác như: văn phòng phẩm (16 cửa hàng, chiếm 11,6 %); thời trang làm đẹp (9 cửa hàng, chiếm 6,6 %); ăn uống (6 cửa hàng, chiếm 4,4 %); đồ chơi trẻ em (4 cửa hàng, chiếm 2,9 %),… bên cạnh đó, còn có thêm một số ngân hàng, nhà thuốc tư nhân, công ty du lịch, cửa hàng in, dịch vụ cầm đồ… mới được mở ra. Việc xuất hiện đa dạng các mặt hàng kinh doanh trên phố Hàng Mã cũng nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người dân Hà thành.
Tuy nhiên, mặt hàng kinh doanh nổi bật tạo nên đặc trưng của phố Hàng Mã vẫn là các loại hàng mã. Đồ mã ngày càng phong phú và đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy việc kinh doanh hàng mã phát triển. Bên cạnh sự phát triển của mặt hàng mã thì còn tồn tại một nguy cơ, đó là sự “Trung Quốc hóa” các mặt hàng phục vụ nhu cầu tâm linh.
1.2. Hình thức – phương thức kinh doanh
Hình thức kinh doanh là “bề mặt ngoài của hoạt động kinh doanh, là những đặc điểm chứa đựng hoặc biểu hiện việc trao đổi, buôn bán hàng hóa” [27;442].
Phương thức kinh doanh là cách thức, phương pháp tổ chức kinh doanh buôn bán hàng hóa một cách tốt nhất nhằm tạo sự lưu thông hàng hóa trên thị trường một cách nhanh chóng và đem lại lợi nhuận tốt nhất cho người kinh doanh.
Theo khảo sát đối với 20 hộ kinh doanh hàng mã trên phố Hàng Mã, những cửa hàng này thì từ xưa đến nay vẫn tồn tại hai hình thức kinh doanh chính là bán buôn và bán lẻ đối với tất cả các mặt hàng. Tuy ở Hàng Mã hiện nay các gia đình không tự sản xuất hàng mã nữa nhưng họ vẫn có những nguồn nhập hàng tương đối lớn đó là: Làng Cót (Cầu Giấy - Hà Nội), làng Đông Hồ (Thuận Thành – Bắc Ninh), và hàng nhập từ Trung Quốc. Trong đó, làng Cót chuyên cung cấp các loại tiền, vàng, đôla âm phủ, làng Đông Hồ cung cấp quần áo, xe hơi, đồ dùng sinh hoạt cho người cõi âm, còn hàng Trung Quốc chủ yếu là đồ chơi, đồ điện tử cho trẻ em, đèn lồng và đồ trang trí.
Hàng ngày, ở phố Hàng Mã có nhiều xe thồ nhỏ đến mua buôn hàng mã về bán ở khắp các tỉnh. Những người này thường mua buôn về bán lẻ, đặt mối ở các cửa hàng nhỏ gần nơi họ sinh sống. Ưu điểm của hình thức bán buôn đó là bán được cùng lúc một số lượng hàng lớn, bán hàng theo lô. Nhưng mặt khác, bán buôn hàng thường là bán cho các mối quen nên đôi khi người mua hàng chỉ đặt cọc một số tiền nhất định để lấy hàng. Giá bán buôn cũng thấp hơn giá bán lẻ, lợi nhuận của việc bán buôn tính theo số lượng của từng lô hàng hóa. Bên cạnh việc bán buôn cho những người chủ yếu ở ngoại tỉnh thì các cửa hàng bán hàng mã đa phần bán lẻ cho khách hàng trong thành phố Hà Nội. Giá bán lẻ của các cửa hàng gần như tương đương nhau, chênh lệch trên dưới 1000 đồng/ sản phẩm. Hình thức bán lẻ có ưu điểm là người bán có thể nâng giá của mặt hàng lên cao tùy thuộc vào đối tượng mua hàng, lợi nhuận tính theo từng mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, bán lẻ có nhược điểm là chậm thu lãi, hàng bán mang tính thời vụ. Chính vì vậy, việc kết hợp hai hình thức bán buôn và bán lẻ giúp người kinh doanh thu được lợi nhuận tối đa.
Về giá cả các mặt hàng, các hộ kinh doanh trên phố Hàng Mã thường nhập hàng ở các mối quen với số lượng lớn, giá thành rẻ. Đối với mỗi mặt hàng mã bán lẻ trên thị trường, họ được lãi ít nhấp là gấp ba lần, chẳng hạn như giá nhập một bộ quần áo cho người cõi âm là 3000 đồng/bộ, một cây rừng cho người nặng căn kiếp giá 12.000 đồng/cây, hình nhân cho những nam thanh nữ tú còn vướng tiền duyên giá 4.000 đồng/hình nhân…Những hàng này khi về tới Hàng Mã bán lẻ có giá như sau: bộ quần áo có giá từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/bộ, cây rừng giá 100.000 đến 200.000 đồng/ cây và một hình nhân giá 80.000 đồng. Tuy nhiên, cũng tùy đối tượng khách mua mà chủ cửa hàng có thể nói tăng lên hoặc bớt đi giá thành của mặt hàng. Đối với khách quen, giá có giảm đi một chút.
Riêng đối với các loại hàng mã đặc biệt, làm theo yêu cầu của khách hàng thì giá cả tùy thuộc vào sự đơn giản hay phức tạp trong cách làm mà món hàng đó có giá cao hay thấp. Ví như một chiếc xe máy Dream II kích cỡ như thật có giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng, một nhà lầu trệt giá trên một triệu, một biệt thự từ 2 đến 2,5 triệu đồng, một hình nhân kích cỡ như người thật có giá 400.000 đồng…
Về phương thức kinh doanh, mỗi cửa hàng lại có những phương thức riêng để thu hút sức mua khách hàng. Tùy từng thời điểm mà phương thức kinh doanh có thể linh hoạt thay đổi. Thời bao cấp, khi mà mọi thứ đều được phân phối bằng tem phiếu, cuộc sống của người dân còn vất vả, phải lo từng bữa cơm thì những nhu cầu về mặt tinh thần của người dân chưa nhiều. Bên cạnh đó, chính sách bài trừ mê tín dị đoan của Đảng và Nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của mặt hàng mã.
Hiện nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, phương thức kinh doanh ngày càng có vai trò to lớn, giúp cho người kinh doanh bán được nhiều hàng hóa hơn, lợi nhuận thu về nhiều hơn cũng như quyết định việc đặt mối quan hệ lâu dài với khách. Chính vì vậy, mỗi cửa hàng đều chọn cho mình một phương thức kinh doanh riêng biệt.
Với tiêu chí khách hàng là thượng đế, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, lấy số lượng để tăng lợi nhuận, các cửa hàng kinh doanh luôn cố gắng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách, đây chính là phương thức kinh doanh lấy chữ tín làm đầu. Qua cuộc khảo sát thị trường hàng mã những ngày giáp Tết 2009 tại phố Hàng Mã, người viết nhận thấy những khách hàng sống ở tại phố Hàng Mã và khu vực xung quanh phố Hàng Mã đều rất thích mua hàng ở số nhà 21. Tại đây, đơn cử như bộ sản phẩm quần áo mũ ông Công, ông Táo cỡ trung và cỡ lớn loại đẹp có giá 70.000 đồng/bộ, cỡ nhỏ loại đẹp giá 45.000 đến 50.000 đồng/bộ, trong khi giá bán ở các cửa hàng khác cũng tương đương như vậy mà mẫu mã lại không đẹp bằng. Khi được hỏi nguyên do vì sao lại chọn mua hàng mã ở số nhà 21, cô Nguyễn Thị Quý (Số nhà 82 Hàng Mã) cho hay: “Mỗi năm chỉ có một lần nên tôi muốn chọn mua loại đẹp nhất. Tôi cũng giới thiệu cửa hàng này cho bạn bè nữa”. Chị Oanh, chủ của hàng cho biết: “Cửa hàng tôi lấy uy tín làm đầu nên chúng tôi luôn đặt những hàng tốt nhất mà giá bán các mặt hàng này lại tương đương so với các cửa hàng khác”. Như vậy, nhà chị Oanh đã sử dụng phương thức kinh doanh với tiêu chí lấy chất lượng tốt, giá thành hợp lý để thu hút khách hàng. Đối với mỗi sản phẩm bán ra, lãi có thể không nhiều như các cửa hàng khác, nhưng với số lượng hàng bán ra nhiều hơn gấp đôi những của hàng trong cùng khu phố thì đây chính là phương thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho hộ kinh doanh.
Gia đình chị Oanh cũng là hộ duy nhất trên phố Hàng Mã còn kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh hàng mã. Việc kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh của gia đình có một số mặt thuận lợi: Trước hết, việc làm này giúp bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống của nghề làm hàng mã (mặc dù hiện nay hoạt động sản xuất của gia đình đã có sự kết hợp giữa sản xuất thủ công và máy móc); tiếp nữa, việc tự sản xuất sẽ giúp cho cửa hàng có những sản phẩm mang đặc trưng riêng biệt, không giống với đa phần hàng hóa bán trên thị trường; mặt khác, cửa hàng có thể trở thành nguồn cung cấp hàng cho chính các hộ kinh doanh trên cùng phố nghề. Tuy nhiên, việc kết hợp sản xuất và kinh doanh cũng có một số hạn chế, cơ sở sản xuất và kinh doanh xa nhau, do vậy cần phải chi thêm một khoản tiền chi phí cho việc đi lại; thêm nữa cần thuê nhân công, những thợ thủ công lành nghề phục vụ cho việc sản xuất; nguồn nguyên liệu cũng phải được cung cấp thường xuyên và đầy đủ để duy trì việc sản xuất. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù việc kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh hiện nay khiến cho chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh phải quản lý thêm nhiều khâu nhưng họ cũng thu lại được nhiều lợi nhuận hơn.
Bên cạnh phương thức kinh doanh lấy uy tín chất lượng làm đầu, cũng có một số cửa hàng sử dụng các phương thức kinh doanh khác như: Phương thức kinh doanh “chụp giật”, coi lợi nhuận là trên hết, mua rẻ bán đắt, lợi dụng niềm tin tâm linh của khách hàng để bán những mặt hàng có chất lượng kém, và vì là mặt hàng phục vụ tâm linh nên dễ rơi vào tình trạng “buôn thần, bán thánh”... Phương thức kinh doanh “chụp giật” này thường áp dụng với những khách chỉ mua một lần. Với phương thức này, chủ cửa hàng có thể thu được lợi nhuận cao hơn gấp 5, 6 thậm chí mười lần so với giá nhập hàng. Tuy nhiên, việc “buôn gian bán lận” này chỉ giúp cho chủ hàng thu được lợi nhuận một lần từ khách mua hàng. Mặt khác, chủ hàng cũng không thể dùng phương thức này làm phương thức kinh doanh chính cho cửa hàng được bởi khách hàng sẽ không bao giờ quay lại lần thứ hai.
Đối với những hàng chất lượng kém, giá rẻ, việc tiêu thụ ở thành phố tương đối khó khăn, chủ hàng có thể xuất đi các tỉnh, nơi có yêu cầu về chất lượng cũng như mẫu mã chưa cao để bán hàng, với hình thức kinh doanh này, chủ hàng vẫn thu được nguồn lợi nhuận nhất định.
Mặc dù hiện nay, phương thức kinh doanh ngày càng phong phú, nhưng các hộ gia đình kinh doanh hàng mã trên phố Hàng Mã không sử dụng duy nhất một phương thức kinh doanh nào. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà họ có những phương thức kinh doanh riêng: đối với khách hàng quen thì phương thức chủ yếu vẫn là lấy uy tín, chất lượng làm đầu; đối với khách mua một lần, phương thức chính là “chụp giật”. Tuy nhiên, tất cả các phương thức kinh doanh này đều hướng vào mục đích thu lợi nhuận cao nhất cho người bán hàng.
1.3. Mối quan hệ kinh doanh
Quan hệ kinh doanh là mối quan hệ giữa những người cùng buôn bán với nhau và quan hệ giữa người buôn bán với khách hàng.
Về mối quan hệ giữa những người buôn bán cùng một mặt hàng, trước đây, những người buôn bán trên phố Hàng Mã cũng giống như bao phố nghề Hà Nội khác thường truyền tụng nhau câu “buôn có bạn, bán có phường”. Đây chính là mối quan hệ kinh doanh theo kiểu phường hội rất phổ biến ở các phố nghề Hà Nội. Những người trong cùng phường nghề chủ yếu là người cùng làng, thậm chí là cùng họ hàng ở quê. Khi ra kinh đô, họ mang theo những bí quyết, kinh nghiệm nghề nghiệp để sản xuất, bán hàng, mở phố. Họ cùng thờ ông tổ nghề và có quan hệ giúp đỡ nhau về kĩ thuật sản xuất, mẫu mã; giá thành sản phẩm cũng thường có sự thống nhất. Đây chính là đặc trưng quan trọng của mối quan hệ kinh doanh theo kiểu phường hội.
Những năm gần đây, nền kinh tế thị trường kéo theo sự biến đổi của các mối quan hệ kinh doanh. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, có những người vẫn kinh doanh nghề cũ trên phố cũ, có người đã đổi nghề và chuyển sang sống ở phố khác. Trong số 50 hộ kinh doanh hàng mã trên phố Hàng Mã hiện nay, cũng chỉ có 4 hộ kinh doanh là nối tiếp nghề của cha ông để lại, còn phần lớn hoặc là người nơi khác chuyển tới hoặc là người ở cùng phố Hàng Mã nhưng mới chuyển sang buôn bán hàng mã vì đây là nghề truyền thống của phố và mang lại thu nhập khá cho người kinh doanh. Chính sự phức tạp về thành phần các hộ kinh doanh như vậy nên đã dẫn đến thực trạng hiện nay những hộ kinh doanh trên phố Hàng Mã thay vì mối quan hệ phường hội thân thiết là mối quan hệ cạnh tranh để cùng phát triển.
Xu thế mới của xã hội không những làm thay đổi mối quan hệ giữa những người bán hàng với nhau mà còn làm thay đổi mối quan hệ giữa người mua và người bán. Trước hết, ta hãy tìm hiểu sự thay đổi tâm lý mua hàng mã hiện nay của người Hà Nội.
Đốt vàng mã từ lâu đã trở thành thói quen của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng. Trong bất cứ dịp lễ tết cổ truyền nào từ ngày rằm, mùng một hàng tháng đến ngày Tết, ngày hóa vàng, ngày giỗ của ông bà tổ tiên hay chuyển nhà, giải hạn, lập bàn thờ, bốc bát hương, thậm chí cả việc cưới hỏi, đầy cữ cho con cháu… mọi nhà đều sắm sửa vài bó tiền vàng, hương nến để đốt như một sự gửi gắm, chăm lo cho những người đã khuất có một cuộc sống sung túc không kém ai ở thế giới bên kia hoặc báo cáo cho ông bà tổ tiên biết những việc đang diễn ra trên cõi trần gian.
Tuy nhiên, trong từng thời kỳ thì nhu cầu về hàng mã không giống nhau. Trước năm 1954, khi nền kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với chiến tranh thì nhu cầu về mặt hàng mã này là rất ít, những mặt hàng mã như: tiền vàng, hoa giấy phục vụ cho phần đông các tầng lớp nhân dân, chỉ một bộ phận những người giàu có mới có nhu cầu với những hàng mã lớn như: voi, ngựa. hình nhân…
Sau năm 1954, chính phủ ra sắc lệnh bài trừ mê tín dị đoan. Do vậy, hàng mã cũng không có cơ hội để phát triển. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho văn hóa sản xuất hàng mã ở phố Hàng Mã không còn giữ lại được đến ngày nay.
Từ sau công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về các sản phẩm tâm linh ngày càng lớn. Do vậy, trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, hàng mã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, kiểu dáng và đa dạng về chủng loại để người tiêu dùng có thể tùy ý lựa chọn.
Về đối tượng khách hàng cũng có sự phân hóa rõ rệt. Theo kết quả khảo sát đối với 30 khách hàng mua hàng mã trên địa bàn thành phố Hà Nội được kết quả như sau: về độ tuổi, 12 người ở độ tuổi từ 20 đến 45 (chiếm 40 %), 16 người ở độ tuổi từ 45 đến 65 (chiếm 53,3 %), 2 người ở độ tuổi trên 65 (chiếm 6,7 %) như vậy đa số những người mua hàng thuộc nhóm đối tượng trung niên; về giới tính: 100 % người mua hàng là nữ. Trong số 30 khách hàng có 21 người (chiếm 70 %) coi việc mua hàng mã là việc làm thể hiện sự thành tâm; 3 người (chiếm 10 %) mua hàng mã theo thói quen; 2 người (chiếm 6,7 %) chọn ý kiến thấy mọi người mua mình cũng mua. Do vậy, những người này vẫn mua hàng mã để thắp hương ngày rằm, mùng một, ngày giỗ Tết, khao vọng nhưng đồ họ mua chỉ đơn giản là tiền vàng, hương nến, quần áo cho các cụ và số tiền mỗi năm họ chi vào mua vàng mã từ 350.000 đồng đến 500.000 đồng. Đối với những người thuộc nhóm đối tượng này, họ không có yêu cầu đặc biệt về sự thay đổi mẫu mã cũng như kiểu dáng của hàng mã, bởi họ tin rằng chỉ cần có lòng thành tâm, dù lễ vật không nhiều nhưng các cụ ở cõi âm linh thiêng nhất định sẽ chứng giám.
Trong số 30 khách hàng trả lời phiếu phỏng vấn, có 4 người (chiếm 13,3 %) có niềm tin đặc biệt vào thế giới bên kia. Chính vì vậy, vào mỗi dịp lễ, Tết, khao vọng… họ đặt mua những loại hàng mã đặc biệt như: nhà lầu, xe hơi, hình nhân… Những người thuộc nhóm đối tượng này có yêu cầu rất cao về mặt hàng mã: về mẫu mã phải thật to, thật đẹp, phải giống như hàng thật. Đối với họ, giá cả các mặt hàng không quan trọng, họ tin rằng nếu lễ vật càng lớn thì càng thể hiện sự thành tâm, như vậy thần thánh sẽ ban lộc cho họ càng nhiều. Chính tâm lý này nên họ đã không tiếc tiền đặt làm những món hàng mã đặc biệt có khi lên tới 4 – 5 triệu thậm chí hàng chục triệu đồng để rồi đốt đi. Đây quả là việc làm thể hiện sự mê tín dị đoan hết mức. Chính việc làm này đã khiến cho những tập tục truyền thống tốt đẹp mất dần ý nghĩa.
Nắm bắt được tâm lý của từng đối tượng khách hàng như vậy nên những người kinh doanh luôn đổi mới mặt hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng. Hàng mã trên phố Hàng Mã được người tiêu dùng trong nội thành đánh giá là có mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý. Người kinh doanh hàng mã ngoài việc bán hàng còn làm chức năng giúp khách hàng lựa chọn những món đồ phù hợp nhất với điều kiện kinh tế cũng như đối với dịp lễ lạt, cúng giỗ.
Còn đối với khách hàng, đa số họ khi đi mua những món đồ phục vụ tâm linh này thường không mặc cả, kỳ kèo như đối với những mặt hàng khác. Họ chỉ lựa chọn những món đồ phù hợp với nhu cầu, với kinh tế và mẫu mã tương đối đẹp. Chính điều này tạo nên tâm lý thoải mái đối với cả người bán và người mua hàng.
Như vậy, về mối quan hệ giữa chủ kinh doanh và khách mua hàng mã tồn tại một mối quan hệ đặc biệt không giống như quan hệ mua bán các mặt hàng thông thường.Trong kinh doanh hàng mã, chủ cửa hàng cũng giống như một người trung gian tư vấn cho người mua những mặt hàng tâm linh. Trước thái độ nhiệt tình của người bán, người mua cảm thấy như được “củng cố thêm niềm tin” khi mua hàng mã. Do vậy, người mua đôi khi không tỉnh táo sẽ bị lợi dụng theo kiểu chặc lưỡi “có thờ có thiêng” dẫn đến việc mua thêm nhiều đồ mã không thật sự cần thiết theo tư vấn của người bán hàng.
Sống trên đời, đức tin là rất cần thiết để con người sống tốt, sống đẹp hơn. Tuy nhiên, đừng biến đức tin thành sự mê tín để từ đó dẫn đến việc tiêu tốn quá mức vào những việc không thực sự cần thiết.
2. Phố Hàng Trống
2.1. Các mặt hàng kinh doanh
Phố Hàng Trống không dài nhưng vào khoảng đầu thế kỉ XX, đây lại là nơi quy tụ rất nhiều nghề thủ công: nghề làm trống, nghề làm lọng, nghề làm tranh và nghề thêu… Trong đó, tranh dân gian Hàng Trống là một trong những mặt hàng có giá trị to lớn về nghệ thuật, là sản phẩm không thể thiếu trong gia đình mỗi người dân đất Hà thành.
Tranh Hàng Trống có hai loại: tranh thờ và tranh trang trí được bày bán quanh năm; tranh Tết được bán vào dịp cuối năm cùng với tranh Đông Hồ… Những nghệ nhân thường làm và bán sản phẩm của mình ngay tại cửa hàng, đối tượng phục vụ là tầng lớp thị dân.
Hiện nay, do nhu cầu của thị trường đã có nhiều thay đổi nên trên phố Hàng Trống không còn giữ lại được nghề thủ công nào. Phố Hàng Trống hiện nay là một phố giàu với 9 nhà hàng, khách sạn lớn, đối tượng phục vụ chính là khách nước ngoài. Trên phố vẫn có 15 phòng tranh, gallery nhưng đây chủ yếu là trưng bày và bán tranh hiện đại, không hề thấy bóng dáng của tranh Hàng Trống; 23 cửa hàng chuyên quần áo thời trang, may mặc và các sản phẩm làm đẹp; 13 cửa hàng đồ lưu niệm các loại, trong đó có rất nhiều sản phẩm thêu ren mẫu mã phong phú; 9 công ty cổ phần...
Có thể thấy được rằng, cuộc sống hiện đại đang dần xâm nhập, dần thay thế những nét đẹp truyền thống một thời trên con phố này. Trước đây, Hàng Trống cũng là phố chuyên cung cấp các đồ dùng cho việc thờ cúng tâm linh như: võng, lọng, tranh dân gian Hàng Trống… Nhưng hiện nay, những nghề cũ đã không còn đủ sức cạnh tranh với nhu cầu thị trường nên đành nhường chỗ cho các mặt hàng kinh doanh mới.
2.2. Hình thức, phương thức kinh doanh
Đầu thế kỉ XX, phố Hàng Trống tồn tại hai hình thức kinh doanh là bán buôn và bán lẻ tranh Hàng Trống. Những người mua buôn không nhiều, chủ yếu là dân buôn bán các loại măng, hàng khô từ miền núi về Hà Nội và đặt mua tranh với số lượng lớn (chủ yếu là tranh thờ) để về bán lẻ cho những điện, đền chùa mà một số người mua khác ở các tỉnh miền núi.
Tuy nhiên, đối với loại hàng hóa này, hình thức bán lẻ vẫn chiếm ưu thế hơn cả. Cũng như tranh Đông Hồ, thợ tranh Hàng Trống vào những ngày áp Tết làm không kể ngày đêm để có tranh bán Tết. Những ngày giáp Tết, các cửa hàng tranh bày la liệt tranh trong cửa hàng, trên hè phố, tường nhà tạo nên khung cảnh rực rỡ của phố xá. Các nghệ nhân thường làm và bán tranh của mình ngay tại cửa hàng. Vào dịp Tết, những người nhà làm tranh còn mang sản phẩm của mình tới phố Hàng Mã và các chợ ở Hà Nội để bày bán.
Giai đoạn từ sau năm 1945, trước tình hình hàng hóa phương Tây, hàng Trung Quốc nhập khẩu tràn lan, kể cả văn hóa phẩm đã làm cho cuộc vận động dùng hàng hóa nội, chấn hưng công nghệ dân tộc trở nên sôi nổi hình thành nên cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường nước nhà. Chính thời điểm này, nhiều phường thợ thủ công không đủ sức cạnh tranh đã bị tan rã. Dòng tranh dân gian Hàng Trống cũng bị chi phối bởi quy luật kinh tế, xã hội ấy. Tuy nhiên, nghề tranh vẫn tồn tại, một số hiệu tranh Hàng Trống nổi tiếng thời kỳ này là: Thanh An hiệu, Vạn Mỹ Xuân hiệu… với một số họa sĩ nổi tiếng như: Trọng Đan, Văn Nguyên… và người viết chữ trên tranh nổi tiếng như: Ngô Khảo…
Vào những năm 1970, ở phố Hàng Trống đã không còn một gia đình nào bán tranh Hàng Trống. Đây là hậu quả của chiến tranh, loạn lạc, nhiều người bỏ nghề, đốt ván in. Vào thời điểm này, ở Hà Nội chỉ còn duy nhất gia đình ông Lê Đình Liệu (lúc đó ở phố Hàng Hòm) còn giữ được nghề. Tết đến, những người trong gia đình mang tranh Hàng Trống ra phố Hàng Mã để bán. Một bức tranh Hàng Trống bán dịp Tết thường có giá từ hai đến hai đồng rưỡi (trong khi giá gạo là 4 đồng/ yến, lương công nhân viên chức trung bình cũng chỉ khoảng 50 đồng). Việc bán tranh Tết của gia đình ông Liệu không chỉ để tăng thêm thu nhập vào dịp Tết mà chính là chuyện nhớ nghề, nhớ nếp cũ của người làm nghề, đó là tục lệ bán tranh ngày Tết. Đây chính là nét văn hóa đẹp của dân tộc.
Cho đến nay, trên phố Hàng Trống không còn cửa hàng nào bán tranh Hàng Trống nữa. Người “chơi tranh” bây giờ muốn tìm mua một bức tranh Hàng Trống bây giờ chỉ còn một cách duy nhất là đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hoặc đến số nhà 22 phố Cửa Đông tìm gặp nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống: ông Lê Đình Nghiên. Hiện nay, ông Nghiên không sản xuất tranh theo kiểu hàng loạt để bán như xưa mà chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách. Đây chính là một yếu tố kinh doanh tranh Hàng Trống nhưng nó không còn tồn tại trên phố Hàng Trống. Như vậy, hình thức kinh doanh tranh Hàng Trống trên phố Hàng Trống đã hoàn toàn biến mất.
Về phương thức kinh doanh trên phố nghề Hàng Trống cũng đã có nhiều thay đổi. Đầu thế kỷ XX, việc sản xuất và kinh doanh luôn được tiến hành đồng thời. Thời kỳ này, phương thức kinh doanh chủ yếu là mang tính chất cha truyền con nối, kinh doanh theo kiểu phường hội. Các hộ kinh doanh tranh Hàng Trống đã không ngừng cải tiến, đổi mới kỹ thuật sản xuất cũng như đề tài tranh để thu hút khách hàng. Thanh An hiệu là hiệu tranh nổi tiếng nhất phố Hàng Trống thời bấy giờ có nhiều sáng tạo nhiều đề tài mới, đặc biệt là mảng đề tài về tranh sinh hoạt (Bức Canh nông chi đồ, chợ quê, múa rồng múa lân…), tranh truyện (Bộ Sơn hậu, Nhị độ Mai, Kim Vân Kiều…) đã thổi luồng sinh khí mới vào nghệ thuật tranh Hàng Trống.
Sau năm 1954, với phong trào thi đua vào hợp tác xã, các hiệu tranh đều phải bỏ tên cửa hàng của mình và hoạt động dưới hình thức kinh doanh hợp tác xã.
Hiện nay, việc kinh doanh tranh Hàng Trống của gia đình ông Nghiên vẫn duy trì phương thức cha truyền con nối, bởi nghề tranh Hàng Trống có thể coi là một nghề “gia truyền”. Muốn vẽ được tranh Hàng Trống trước hết cần các bản khắc gỗ được truyền từ đời này sang đời khác. Một người có hoa tay, tài khéo đến đâu nhưng thiếu những bản khắc gỗ gia truyền cũng khó có thể học làm tranh Hàng Trống được.
Bên cạnh đó, phương thức kinh doanh đặc biệt của dòng tranh Hàng Trống hiện nay là kinh doanh theo thương hiệu bởi cứ nhắc đến tranh Hàng Trống là người ta nhớ ngay đến nghệ nhân Lê Đình Nghiên và tìm đến ông để đặt hàng, và cũng bởi ông là người “giữ lửa” cho nghệ thuật tranh Hàng Trống. Phương thức kinh doanh theo thương hiệu này rất thuận tiện cho việc mua, bán cũng như giới thiệu quảng bá về dòng tranh dân gian Hàng Trống, theo đó người bán tranh cần phải làm tỉ mỉ hơn để khẳng định thương hiệu, người mua cũng yên tâm với chất lượng hàng hóa mà mình mua.
Nhớ lại những năm trước đây, việc mua tranh Hàng Trống về treo ngày Tết giống như một thói quen không thể thiếu của người dân Hà thành. Bức tranh trang trí cho căn nhà thêm sinh động, mới mẻ, đánh dấu một thời khắc đã qua, và đón tiếp một năm mới với niềm hi vọng gặp nhiều may mắn, hạnh phúc. Sau Tết, bức tranh thường bị bỏ đi. Và mỗi năm họ lại mua một bức tranh mới. Do đó, người làm tranh thường không chú ý đến độ bền và nét vẽ, tô mầu cũng không cần phải chau chuốt lắm vì thời gian thúc bách của mấy ngày Tết (tất nhiên tranh thờ được làm cẩn thận hơn).
Bây giờ, thị hiếu của người dân đã thay đổi, chẳng ai còn có thói quen mua tranh Hàng Trống về treo Tết. Người nào còn nhớ đến tranh dân gian, tìm mua chúng thường là những người “chơi tranh”. Họ coi bức tranh như là một tác phẩm nghệ thuật dân gian. Vì thế, tranh Hàng Trống bây giờ được làm tỉ mỉ, cẩn thận hơn. Giấy bồi, giấy viền tranh thường là loại cao cấp nhất được làm kĩ. Tùy vào đối tượng mua tranh mà giá bán tranh có sự khác nhau. Một bộ tranh Tứ quý Xuân, Hạ, Thu, Đông đã hoàn tất và đóng cả khung có giá 1,6 triệu đồng. Ông Nghiên cũng cho biết hiện nay, việc chơi tranh thờ cũng có sự thay đổi, nếu như trước đây các bức tranh thờ thường chỉ treo ở các đền thờ thì nay được mua về treo ở nhà riêng để trấn yểm, cầu phúc, cầu lộc. Chính vì vậy, ngoài những bức tranh chơi, một số người vẫn đặt làm tranh thờ. Có người chơi tranh còn đặt làm bức tranh thờ có giát vàng để tăng thêm tính linh thiêng và giá trị cho bức tranh.
Như vậy, qua việc khảo sát sự biến đổi văn hóa kinh doanh ở Hàng Trống, có thể thấy được rằng, chỉ trong khoảng thời gian gần một thế kỷ mà hoạt động kinh doanh ở phố nghề đã có sự bến đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Sự biến đổi đó được thể hiện qua sự thay đổi về các mặt hàng kinh doanh, hình thức, phương thức kinh doanh. Nhưng đó chỉ là yếu tố bề ngoài, về mặt bản chất, sự biến đổi văn hóa đó chính là sự biến đổi trong thói quen, nhu cầu và thị hiếu của người dân Hà thành mà bối cảnh xã hội, thời đại chính là nguyên nhân sâu xa để làm nên sự biến đổi đó.
3. Tiểu kết
Việc khảo sát hoạt động kinh doanh trên hai phố Hàng Mã và Hàng Trống hiện nay cho ta thấy, sự phát đạt trong kinh doanh hàng mã ở phố Hàng Mã trái ngược hẳn với cảnh đìu hiu, tàn lụi của các nghề thủ công cổ truyền ở phố nghề Hàng Trống. Hàng mã vốn là một mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tâm linh, gắn với niềm tin tâm linh của con người. Khi cuộc sống của con người ngày càng phức tạp, con người cảm thấy khó khăn, bế tắc trong cuộc sống thì niềm tin vào thế giới siêu hình của họ sẽ ngày càng được củng cố, từ niềm tin dẫn đến “mê tín” là một khoảng cách không xa. Trong khi đó, tranh Hàng Trống lại mang tính nghệ thuật nhiều hơn, phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của người dân Hà thành trong một giai đoạn nhất định, mà thị hiếu của con người lại luôn thay đổi không ngừng, những giá trị nghệ thuật truyền thống không còn phù hợp với người hiện đại nữa. Ngoài việc gắn với nghệ thuật, tranh Hàng Trống còn gắn với một phong tục truyền thống (tục treo tranh Tết), nhưng phong tục truyền thống ấy không đủ sức hấp dẫn con người hiện đại thực dụng nữa. Chính vì thế, phong tục truyền thống này đã mai một đi cùng với rất nhiều phong lâu đời khác của dân tộc Việt Nam.
Hình thức và phương thức kinh doanh của hai loại hàng hóa đặc biệt này cũng không giống với hình thức, phương thức kinh doanh của các hàng tiêu dùng khác. Đối với mặt hàng mã, người kinh doanh cũng đồng thời là người tư vấn cho khách hàng. Trước nhu cầu về hàng mã của người dân ngày một nâng cao, người kinh doanh sử dụng mọi hình thức để thu về lợi nhuận tối đa, do vậy, việc kinh doanh trên phố Hàng Mã ngày một phát triển. Trái lại, sự lụi tàn của các nghề thủ công đã kéo theo sự biến mất của các hình thức kinh doanh trên phố Hàng Trống. Tuy nhiên, dòng tranh Hàng Trống hiện nay vẫn còn giữ một yếu tố kinh doanh cha truyền con nối dựa vào thương hiệu (dù còn ở hình thức nhỏ lẻ).
Hiện nay, vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta vừa phát triển kinh tế ở các phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống theo hướng mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mà vẫn giữ lại được những vẻ đẹp truyền thống của phố nghề. Để làm được điều này, trước hết, Ban quản lý phố cổ cùng với Ban quy hoạch đô thị cần có những chính sách khai thác, phát triển các phố nghề cần gắn với hoạt động du lịch. Khách du lịch thường bị hấp dẫn bởi các làng nghề, họ bị thu hút bởi sản phẩm, bởi kỹ thuật sản xuất, bởi phố nghề cũng phản ánh một phần cuộc sống của nhân dân làm nghề cũng như sự phát triển của vùng đó nói chung.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách đầu tư để đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tài khéo của nghệ nhân, đội ngũ thợ trẻ cần được chuyên môn hóa. Tuy nhiên, cũng cần có người kế thừa những kỹ thuật, kỹ xảo truyền thống từ các nghệ nhân truyền lại để giúp cho những giá trị văn hóa truyền thống của phố nghề có thể được bảo tồn.
Hơn thế nữa, nghề tranh Hàng Trống muốn tồn tại thì cần phải có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, cần có sự quảng bá rộng rãi vì đây chính là việc quảng bá nét đẹp văn hóa đất kinh kỳ.
KẾT LUẬN
Các phố nghề Thăng Long – Hà Nội đã trải qua bao bước thăng trầm cùng với những biến thiên của lịch sử và trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, phố nghề đã mang đến cho Thăng Long – Hà Nội những nét độc đáo riêng.
Đề tài nghiên cứu “Sự biến đổi văn hóa phố nghề ở Hàng Mã, Hàng Trống (Hà Nội)” giúp cho người viết tiếp cận với những tài liệu về các làng nghề, phố nghề Hà Nội nói chung và các tài liệu về phố nghề Hàng Mã, Hàng Trống nói riêng. Từ đó, người viết có căn cứ để tiến hành khảo sát thực tiễn hiện trạng sản xuất và kinh doanh những mặt hàng truyền thống ở hai phố này.
Bằng việc xác định khái niệm làng nghề, phố nghề, những thông tin về cơ sở hình thành các phố nghề cùng với sự biến đổi các giá trị văn hóa của hai phố nghề tiêu biểu chuyên cung cấp các mặt hàng phục vụ nhu cầu tâm linh, tinh thần cho người dân Hà Nội (đồ mã và tranh dân gian Hàng Trống), người viết cố gắng tìm những biến đổi đó thể hiện qua hai mặt chính là văn hóa sản xuất và văn hóa kinh doanh.
Đề tài cũng đã phần nào khắc họa hiện trạng phát triển (trong sản xuất và kinh doanh) của hai phố nghề, để thấy sự biến mất của kỹ thuật sản xuất đồ mã ở Hàng Mã và các mặt hàng cũng như hình thức – phương thức kinh doanh tranh dân gian Hàng Trống ở Hàng Trống.
Việc nghiên cứu đề tài cũng là bước khởi đầu để người viết có thể mở ra một số hướng khai thác như đi sâu vào tìm hiểu văn hóa kinh doanh hàng mã và nhu cầu tâm linh của con người qua các giai đoạn hoặc nghệ thuật kinh doanh một số mặt hàng thủ công ở trên phố Hàng Trống, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về văn hóa phố nghề.
Nghiên cứu về Hà Nội, về sự sống của văn hóa truyền thống trong một thời hiện đại năng động, hội nhập là một con đường nghiên cứu dài và khó khăn, người viết mong muốn nhận được những góp ý và chia sẻ của những người quan tâm đến đề tài này.
THƯ MỤC THAM KHẢO
Lý Khắc Cung, Chân dung Thăng Long – Hà Nội, NXB Hà Nội, 2004
Lê Văn Hương, Một số vấn đề của làng nghề thủ công hiện nay, Tạp chí khoa học, số 2, 2006.
Nguyễn Hoài, Nguyễn Loan, Nguyễn Tuệ, Từ điển đường phố Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hà, Vũ Văn Phúc (chủ biên), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, 2003.
Nguyễn Thừa Hỷ, Thăng Long - Hà Nội thế kỉ 17, 18, 19, NXB Hội sử học Việt Nam, 1993.
Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, NXB Sử học, 1960.
Nguyễn Nam, Lê Minh, Tào Thanh (biên soạn), Hà Nội xưa và nay, NXB Văn hóa thông tin, 1969.
Dương Bá Phương, Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội, 2001.
Giang Quân, Hà Nội xưa và nay, NXB Văn hóa thông tin, 1994.
Giang Quân, Hà Nội phố phường, NXB Hà Nội, 1999.
Băng Sơn, Nghìn năm còn lại, NXB Hà Nội, 1996.
Băng Sơn, 360 phố phường Thăng Long, NXB Văn hóa thông tin, 2007.
Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 2004.
Hoàng Đạo Thúy, Phố phường Hà Nội xưa, NXB Sở văn hóa thông tin Hà Nội, 1974.
Mai Thục, Tinh hoa Hà Nội, NXB Hà Nội, 1998
Thúy Toàn (dịch), Hà Nội trong con mắt bạn bè, NXB Hà Nội, 1981
Vũ Từ Trang, Nghề cổ đất Việt (khảo cứu), NXB Văn hóa thông tin, 2007.
Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1998.
Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo, Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, 2000.
Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, NXB Văn hóa dân tộc, 1996.
Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc, Lê Văn Lan (chủ biên), Tìm hiểu di sản văn hóa dân gian Hà Nội, NXB Hà Nội, 1994.
Lưu Tuyết Vân, Một số vấn đề về làng nghề ở nước ta hiện nay, Nghiên cứu lịch sử, số 5, 1999.
Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ, Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa, 1984.
Nguyễn Văn Uẩn, Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX (3 tập), NXB Hà Nội, 1995.
Trần Minh Yến, Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, 2004.
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, NXB Sở văn hóa thông tin, 1991.
Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Trung tâm từ điển học, 2004.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan noi dung.doc