Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO xác định là: “học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để chung sống”, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Như vậy mục tiêu giáo dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức mà còn phải hình thành cho người học những kĩ năng, thái độ để họ có thể sống và làm việc trong xã hội luôn thay đổi sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XXI. Cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đổi mới PPDH là một việc làm đã và đang được toàn ngành giáo dục hưởng ứng và đã có một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được hết nhu cầu tạo đạo con người theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Trong số các PPDH tích cực thì DHHT nhóm nhỏ đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm bởi đặc điểm của DHHT nhóm là thông qua hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, ngôn ngữ, khả năng hợp tác, làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức từ đó phát triển tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời lĩnh hội được kiến thức bài học và kiến thức xã hội. Đó chính là nền tảng cho việc hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng sống cho HS. Ở nước ta hiện nay, PPDH hợp tác nhóm nhỏ được sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông còn hạn chế, nếu có sử dụng thì chỉ mang tính hình thức. Chính vì lí do trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT”. 2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông 3. Đối tượng nghiên cứu PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học ở trường THPT, lớp 11 – chương trình nâng cao. 4. Mục đích nghiên cứu Sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ cho HS nhằm nâng cao kết quả trong dạy và học hóa học phần lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT. 5.1. Nghiên cứu tổng quan vấn đề. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận: - Đổi mới PPDH: định hướng, mục đích, đặc trưng của PPDH tích cực. - Cơ sở lí thuyết về DHHT nhóm nhỏ. 5.3. Nghiên cứu nội dung, chương trình hóa học 11 – nâng cao. 5.4. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy và học hóa học ở trường THPT. 5.5. Thiết kế hệ thống bài lên lớp có sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy và học hóa học 11 – chương trình nâng cao, ở trường THPT. 5.6. Thực nghiệm sư phạm. 6. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu chương trình hóa học 11 – nâng cao. Địa bàn thực nghiệm: một số trường THPT thuộc tỉnh Khánh Hòa. 7. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng tốt PPDH hợp tác nhóm nhỏ trong dạy và học hóa học ở trường THPT sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động học ở HS, giúp HS nâng cao khả năng tự học, phát triển năng lực tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề, góp phần rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết của con người trong thế kỉ XXI. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp hệ thống, khái quát hóa. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Trò chuyện. - Phát phiếu điều tra. - Phương pháp chuyên gia. 8.3. Phương pháp xử lí thông tin bằng thống kê toán học. 9. Điểm mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ sung về việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả các hình thức tổ chức hoạt động nhóm hợp tác trong dạy và học hóa học ở trường THPT.

pdf123 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dung dịch nào sau đây có pH > 7? A. NaHCO3. B. NaSO4. C. Al(NO3)3. D. KCl. Câu 8. Cho 10ml dd muối canxi tác dụng với dd Na2CO3 dư thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 0,28g chất rắn. Nồng độ mol/l của ion Ca2+ trong dd đầu là: A. 0,5M. B. 0,6M. C. 0,25M. D. 0,55M. Câu 9. Tìm phát biểu sai. A. Các dung dịch: NaHCO3, KHS, NaOH có pH >7. B. Các dung dịch: Na2SO4, H2CO3, Na2SO3 có pH= 7. C. Các dung dịch: NH4Cl , F eSO4, NaHSO4 có pH <7. D. Các dung dịch: KNO3, Na2SO4, K2SO4 đều trung bình. Câu 10. Phản ứng nào sau đây sai? A. 2Fe (OH)3 +3H2SO4 . B. CuSO4 + BaCl2 . C. BaCl2 + 2 NaOH . D. NaHCO3 + Ca(OH)2 dư. Phụ lục 7 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT –thực nghiệm thăm dò Môn Hóa 11 – nâng cao Câu 1: Biểu thức nào dưới đây sai khi nói về pH và pOH của dd? A. pH = -lg +H   . B. ` +H   = ` a10 thì pH = a. C. pOH = -lg -OH   . D. pH + pOH = 14. Câu 2: Muối axit là: A. muối có khả năng phản ứng với bazơ. B. muối vẫn còn có hyđro trong phân tử. C. muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh. D. muối vẫn còn hyđro có khả năng thay thế bởi kim loại. Câu 3: Dãy những chất nào sau đây gồm những chất điện li mạnh? A. NaOH; AgNO3; CuSO4; HClO4. B. K2SO4; HNO2; Cu(NO3)2; Ba(OH)2. C. HF; NaOH; AgNO3; Mg(NO3)2 D. CH3COONa; Mg(OH)2; NH4Cl. Câu 4: Một dd có ` + -6H = 5 . 10   . Môi trường của dd là A. Trung tính. B. Kiềm. C. Axit. D. Không xác định. Câu 5: Phản ứng tạo môi trường có pH = 7 là A. HCl và KOH. B. H2SO4 và NH3. C. HCl và Zn(OH)2. D. CH3COOH và NaOH. Câu 6: Để tách cation ` 2+Mg ra khỏi dd chứa các chất tan MgCl2 và KCl ta dùng dd nào dưới đây? A. NaOH. B. KOH. C. Na2CO3. D. KNO3. Câu 7: Đối với dd axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì nồng độ mol ion trong dd là A. +H = 0,10M   . B. + - 3H < CH COO       . C. + - 3H > CH COO       . D. +H < 0,10M   . Câu 8: Dãy các chất điện li mạnh gồm: A. KCl , Fe(NO3 )3 , CuS. B. KCl, Ba(OH)2, BaSO3 . C. Ba(OH)2 , Fe(NO3)3 , KCl. D. Fe(NO3)3 , BaSO3 , CuS. Câu 9: Theo thuyết proton dung dịch Na2CO3 là một bazo vì A. chứa ion CO3 2- có khả năng nhận proton. B. tác dụng được với muối. C. tác dụng được với axit. D. có pH < 7. Câu 10: Các chất hay ion có tính bazơ là : A. CO3 2- , CH3COO - . B. Cl- , CO3 2- , CH3COO - , HCO3 - . C. HSO4 - , HCO3 - , NH4 + . D. NH4 +, Na+ , ZnO, Al2O3 . Câu 11: Phản ứng nào sau đây chứng minh tính lưỡng tính của Al(OH)3 ? 1. Al(OH)3 + 3 HNO3 = Al(NO3)3 +3 H2O 2. Al(OH)3 + KOH = KAlO2 +2 H2O 3. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O A. 1, 2. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 12: Hiđôxit nào sau đây không phải là hiđrôxit lưỡng tính ? A. Pb(OH)2 . B. Al(OH)3. C. Ba(OH)2 . D. Zn(OH)2. Câu 13: Những cặp chất nào sau đây không thể xảy ra phản ứng hoá học trong dd? A. FeCl3 + NaOH. B. KCl + NaNO3. C. Na2S + HCl. D. HNO3 +K2CO3. Câu 14: Từ phản ứng CO3 2- +H2O  HCO3 - + OH- cho phép ta kết luận rằng dung dich Na2CO3 có A. môi trường bazơ . B. môi trường trung tính. C. không xác định. D. môi trường axit. Câu 15: Chọn những dãy ion có thể cùng tồn tại trong 1 dung dịch: A. H+ ; NO3 - ; Al3+ ; Ba2+ B. Al3+ ; Ca2+ ; SO3 2- ; Cl- C. Mg2+ ; CO3 2- ; K+ ; SO4 2- D. Pb2+ ; Cl- ; Ag+ ; NO3 - Câu 16: Dd một chất có pH=3 thì nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch là A. 10-3. B. 0,3. C. 103. D. 3.105. Câu 17: Dd một chất có pH=8 thì nồng độ mol/l của OH- trong dd là A. 108M. B. 10-6M. C. 106M. D. 10-8M. Câu 18: Các ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong 1 dung dịch? A. NH4 + ; CO3 2- ; HCO3 - ; OH- ; Al3+. B. Cu2+ ; Cl- ; Na+ ; OH- ; NO3 -. C. Fe2+ ; K+ ; NO3 - ; OH- ; NH4 +. D. Na+ ; Ca2+ ; Fe2+ ; NO3 - ; Cl-. Câu 19: Dung dịch X chứa a mol Mg2+, b mol Al3+ , 0,1 mol SO4 2- , 0,6 mol NO3 -. Cô cạn X thì thu được 54,6g chất rắn khan. Vậy a, b lần lượt là : A. 0,2 và 0,1. B. 0,1 và 0,2. C. 0,05 và 0,1. D. 0,2 và 0,05. Câu 20: Từ một dd có pH=6 muốn tạo thành dd có pH<6 thì phải cho vào dd đó A. một ít muối ăn. B. một ít nước. C. một ít bazo. D. một ít axit. Câu 21: Cho V lít dd X có pH=4. Muốn tạo dung dịch có pH=5 thì phải thêm lượng nước với thể tích là A. 3V. B. 1V. C. 10V. D. 9V. Câu 22: Muối nào sau đây không phải là muối axit A. NaHCO3. B. NaH2PO3. C. NaHSO4 . D. Na2HPO3. Câu 23: Theo thuyết proton dung dịch (NH4)2SO4 là một axit vì A. chứa ion NH4 + có khả năng cho prôton. B. tác dụng được với dung dịch kiềm. C. tác dụng được với dung dịch muối. D. có pH<7. Câu 24: Cho dd có chứa các ion : Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dd mà không đưa ion lạ vào dd trên thì ta có thể cho dd trên tác dụng với dd nào trong số các dd sau ? A. Na2CO3 vừa đủ. B. Na2SO4 vừa đủ. C. NaOH vừa đủ. D. K2CO3 vừa đủ. Câu 25: Cho 200g dd Na2CO3 a% tác dụng vừa đủ với 120g dd HCl, biết sau phản ứng dung dịch có nồng độ 20%. Giá trị của a% là A. 33,1%. B. 32,3%. C. 31,3%. D. kết quả khác. Câu 26: Cho 10ml dd muối Ca2+ tác dụng với dd Na2CO3 dư thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 0,28g chất rắn. Nồng độ mol/l của ion Ca2+ trong dung dịch đầu là A. 0,5M. B. 0,6M. C. 0,25M. D. 0,55M. Câu 27: Hóa chất để nhận biết các dd sau H2SO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, NaOH là A. Phenolphtalein. B. AgNO3. C. Quỳ tím. D. Al. Câu 28: Trộn 100 ml H2SO4 0,1M với 150 ml NaOH 0,2M. Dd tạo thành có pH là A. 14,6. B. 12,6. C. 11,5. D. 13,6. Câu 29: Có các dung dịch dưới đây, đựng riêng biệt trong các bình không có nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3. Nếu chỉ dùng thêm một hóa chất làm thuốc thử để nhận biết các chất trên thì có thể chọn chất nào sau đây ? A. Phenolphtalein. B. Quỳ tím. C. AgNO3. D. Ca(OH)2. Câu 30: Các ion nào không thể tồn tại cùng trong một dd ? A. Ba2+, Mg2+, NO3 -, Cl-. B. Ag+, Al3+, PO4 3-, CO3 2- . C. NH4 +, Na+, CO2-3, SO4 2- . D. K +, Zn2+, SO2-4, I - . Câu 31: Theo Bron-stêt thì các ion NH4 + (1); Zn2+ (2); HCO3 - (3) ; PO4 3- (4); Na+(5); HSO4 -(6) là : A. (1) ; (2) ; (6) là axit. B. (3); (4) ; (5) là ba zơ. C. (2); (5) là trung tính. D. (3); (5) là lưỡng tính. Câu 32: Phản ứng nào sau đây không xảy ra ? A. 2Fe (OH)3 +3H2SO4. B. CuSO4 + BaCl2. C. BaCl2 + 2 NaOH. D. NaHCO3 + Ca(OH)2 dư . Câu 33: Trộn 200ml dd H2SO4 0,05M với 300ml dd HCl 0,1 M được dd X. pH của dd X là A. 1,2. B. 1,3. C. 1,4. D. 1,5. Câu 34: Trộn 50ml dd HCl với 50ml dd NaOH có pH = 13 thu được dd X có pH = 2 Nồng độ mol của dd HCl là A. 0,12M. B. 0,13M. C. 0,15M. D. 0,14M. Câu 35: Thể tích dd Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml HCl có pH = 1 để dung dịch thu được có pH=2 là A. 0.14 lít. B. 0,16 lít. C. 0,18lít. D. 0,25lít. Câu 36: Dd CH3COOH 0,1M có độ điện li  là 1,32%. Hằng số phân li của axit là A. 1,78. 10-5. B. 1,75. 10-5. C. 1,74. 10-5. D. 1,77. 10-5. Câu 37: Biết Ka của CH3COOH là 1,8. 10 -5 . Nồng độ cân bằng của ion H3O + trong dung dịch CH3COOH 0,1M là (mol/ l) A. 1,34. 10-3. B. 1,34. 10-3. C. 1,24. 10-3. D. 1,44. 10-3. Câu 38: Trộn 150 mL dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 250 ml dd HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra (ở đktc) là A. 2,52 lít. B. 5,04 lít. C. 3,36 lít. D. 5,6 lít. Câu 39: Cho 150 ml dung dịch A là hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần để trung hòa vừa đủ dung dịch A là A. 600 ml. B. 90 ml. C. 450 ml. D. 180 ml. Câu 40: Cho pt: S2- + 2H+  H2S. Đây là pt ion thu gọn của phản ứng: A. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S. B. H2SO4 +Na2S  Na2SO4 + H2S. C. 2CH3COOH+K2S  2CH3COOK+H2S. D. BaS + H2SO4  BaSO4 + H2S. Phụ lục 8. ĐỀ KIỂM TRA BÀI “AMONIAC – MUỐI AMONI” – tiết 1 Câu 1. Trong phản ứng : 2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2O , NH3 có tính A.oxi hóa. B. tính bazơ. C. tính axit. D. tính khử. Câu 2. Dd nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với dd NH3 sau đó kết tủa lại tan: A. AlCl3. B. FeCl3 . C. MgSO4 . D. Cu(NO3)2. Câu 3. Phản ứng nào dưới đây cho thấy amoniac có tính khử? A. NH3 + H2O  NH4 + + OH-. B. 2NH3+ H2SO4  (NH4)2SO4. C. 8NH3 + 3Cl2  N2 + 6NH4Cl. D. Fe 2+ + 2NH3 + 2H2OFe(OH)2 + 2NH4 + . Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây KHÔNG đúng? A. Dd NH3 làm pp chuyển sang màu tím hồng và quỳ tím chuyển màu xanh. B. Thêm NH3 dư vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa xanh. C. Dẫn khí NH3 vào bình khí clo, amoniac bốc cháy tạo ngọn lửa có khói trắng. D. Thổi NH3 qua CuO màu đen, thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ. Câu 5. Đốt hoàn toàn hỗn hợp khí gồm có amoniac và oxi dư (khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ). Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng là: A. NH3, N2, H2O. B. NO, H2O,O2. C. O2, N2, H2O. D. N2, H2O. Câu 6. Cho phản ứng NH3 + HCl  NH4Cl. Vai trò của amoniac trong phản ứng là A. axit. B. bazơ. C. chất khử. D. chất oxi hóa. Câu 7. Chọn câu sai trong các câu sau. A. Dung dịch NH3 hoà tan Cu(OH)2 do tạo phức [Cu(NH3)4] 2+ . B. Dung dịch NH3 hoà tan Cu(OH)2 do Cu(OH)2 lưỡng tính. C. Dung dịch muối nitrat có tính OXH trong môi trường axit và môi trường kiềm. D. Dung dịch muối nitrat kém bền với nhiệt và có tính OXH ở nhiệt độ cao . Câu 8. DD amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do A. Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính. B. Zn(OH)2 là bazơ ít tan. C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan. D. Amoniac là hợp chất có cực và là bazo yếu. Câu 9. Dd NH3 có thể phản ứng được với các chất : A. BaCl2 ; Cl2 ; HNO3 ; AgNO3. B. CuCl2 ; Cl2 ; HNO3 ; AgNO3. C. CuCl2 ; Cl2 ; NaNO3 ; AgNO3. D. CuO ; Cl2 ; Na2S ; O2. Câu 10. Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) H=-92kJ. Biện pháp nào dưới đây làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3? A. Dùng nhiệt độ thấp (có xúc tác) và áp suất cao. B. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ. C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Dùng nhiệt độ thấp (có xúc tác) và áp suất thấp. Phụ lục 9 ĐỀ KIỂM TRA BÀI “CÔNG NGHIỆP SLICAT” Câu 1. Thủy tinh được sản xuất bằng cách nấu nóng chảy hỗn hợp gồm:…….…… ………………………………………….….. và………………………….………….. Câu 2. Thủy tinh có chứa nhiều oxit chì được gọi là thủy tinh………….……….. Câu 3. Để thủy tinh có màu khác nhau thì thêm vào ……………….……………… Câu 4. Vật liệu chủ yếu để sản xuất đồ gốm là:…………………….……………. Câu 5. Thành phần chính của ximang là:…………………………….…………… Câu 6. Quá trình đông cứng của ximang chủ yếu là do sự kết giữa các hợp chất trong ximang và……………tạo thành các…………. Câu 7. Một thủy tinh có chứa 13%Na2O ; 11,7%CaO và 75,3%SiO2 về khối lượng. Thành phần của loại thủy tinh này được biểu diễn dưới dạng a. 2Na2O.CaO.6SiO2. b. 2Na2O.6CaO.SiO2. c. Na2O.CaO.6SiO2. d. Na2O.6CaO.SiO2. Phụ lục 10 ĐỀ KIỂM TRA BÀI “PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ” Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,92g hợp chất hữu cơ A có chứa C, H, O, N, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g, bình 2 tăng 10,56g và có 0,448 lit khí N2 thoát ra. Vậy hàm lượng %H có trong hợp chất A là A. 0,2%. B. 23,8%. C. 9,9%. D. 4,07%. Câu 2: Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ X bằng oxi không khí, thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2; H2O, N2. Điều này chứng tỏ phân tử chất X A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, các nguyên tố có thể có O, N. B. chỉ có các nguyên tố C, H. C. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N. D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N. Câu 3: Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyOzNt , sản phẩm cháy thu được là hỗn hợp khí và hơi gồm CO2; H2O, N2 được lần lượt dẫn qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng KOH dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 9g, bình 2 tăng 22g vậy A. khối lượng N2 là 9g. B. khối lượng H2O là 9g và khối lượng CO2 là 22g. C. khối lượng O2 dư là 9g. D. khối lượng H2O là 22g và khối lượng CO2 là 9g. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,5g hợp chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyOzNt , thu được 8,8g CO2; 4,5g H2O và 1,12lit N2 (đkc). Vậy khối lượng H (mH) có trong hợp chất A là A. 4,5g. B. 0,25g. C. 0,5g. D. 1,4g. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,5g hợp chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyOzNt , thu được 8,8g CO2; 4,5g H2O và 1,12lit N2 (đkc). Vậy khối lượng C (mc) có trong hợp chất A là A. 2,4g. B. 1,4g. C. 0,5g. D. 8,8g. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,5g hợp chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyOzNt , thu được 8,8g CO2; 4,5g H2O và 1,12lit N2 (đkc). Vậy khối lượng N (mN) có trong hợp chất A là A. 1,2g. B. 0,7g. C. 1,12g. D. 1,4g. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 4,92g hợp chất hữu cơ A có chứa C, H, O, N, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g, bình 2 tăng 10,56g và có 0,448 lit khí N2 thoát ra. Vậy hàm lượng %C có trong hợp chất A là: A. 9,9%. B. 58,54%. C. 4,07%. D. 2,88%. Câu 8: Cho hợp chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyOzNt. Trong 15g A có 4,8g C; 1,0g H; 2,8g N (đkc), vậy khối lượng oxi (mO) có trong hợp chất A là A. 3,2g B. 12,8g. C. 6,4g D. 1,6g Câu 9: Trong hợp chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyOzNt , có 70,94% C; 6,40%H; 6,90% N . Vậy hàm lượng %O có trong hợp chất A là A. 15,76%. B. 31,52%. C. 70,67% D. không xác định. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,92g hợp chất hữu cơ A có chứa C, H, O, N, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g, bình 2 tăng 10,56g và có 0,448 lit khí N2 thoát ra. Vậy hàm lượng %N có trong hợp chất A là: A. 11,38%. B. 5,69%. C. 0,56%. D. 56%. Phụ lục 11 GIÁO ÁN BÀI LUYỆN TẬP AXIT, BAZO VÀ MUỐI 3. MỤC TIÊU 3.1. Kiến thức - Củng cố khái niệm axit – bazo theo thuyết Areniut và Bron-stet. - Củng cố các khái niệm vêc chất lưỡng tính, muối - Ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazo, tích số ion của nước. 3.2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tính pH của dd axit, bazo. - Vận dụng kiến thức thuyết Areniut và Bron-tet để xác định tính axit, bazo hay lưỡng tính. - Rèn kĩ năng trình bày, lắng nghe, đánh giá kiến thức của mỗi cá nhân. 3.3. Thái độ HS tích cực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm 4. CHUẨN BỊ 4.1. Giáo viên Chuẩn bị giáo án, phiếu học tập với nội dung câu hỏi định hướng bài học, đề kiểm tra lần 1, kiểm tra lần 2, phương án đánh giá kết quả học hợp tác của nhóm và hình dung các tình huống sẽ xảy ra trong giờ học. Hướng dẫn cho HS các bước tham gia hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad 4.2. Học sinh HS nắm rõ các bước hoạt động học tập ở tiết học tới và tiêu chí chấm điểm và thực hiện các yêu cầu của GV và chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK. 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG Bước 1: GV giới thiệu cách thức hoạt động học tập hợp tác theo cấu trúc Stad ở tiết sau. Bước 2: chia nhóm - Nên chia một nhóm có từ 4 -5 HS, có thể lấy 4 HS ngồi ở hai bàn trên dưới thành 1 nhóm. - GV chú ý chia đều số HS khá giỏi và HS yếu kém cho các nhóm, mỗi nhóm phải có ít nhất một HS khá giỏi để có thể giải đáp các thắc mắc cho các thành viên trong nhóm. Có thể cho nhóm HS yêu cầu đích danh một HS khá giỏi mà nhóm tín nhiệm tham gia vào nhóm đề giúp đỡ. Cử HS làm nhóm trưởng . Bước 3: giao nhiệm vụ - GV nêu mục tiêu của tiết học sau: vận dụng thuyết axit – bazo để xác định tính axit, bazo hay lưỡng tính của một chất, xác định môi trường muối, rèn kĩ năng tính pH – các HS đều nghiên cứu chung một nhiệm vụ. - GV thông báo các bước hoạt động trong tiết học sau và cách tính điểm cá nhân, điểm nhóm sau buổi học thông qua bài kiểm tra. 4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN Hoạt động 1: tổ chức các nhóm hợp tác cùng giúp nhau luyện tập dạng toán thiết lập CTPT lần 1 – 6 phút Hoạt động 2: tổ chức kiểm tra 10 phút lần 1 Hoạt động 3: tổ chức cho HS tham gia vào quá trình tự đánh giá bằng việc chấm chéo bài kiểm tra giữa các nhóm. Các nhóm tiếp tục hợp tác lần hai, HS khắc phục các phần kiến thức nắm chưa nắm tốt thông qua bài kiểm tra lần 1.(10phút) Hoạt động 4: tổ chức kiểm tra 10 phút lần 2. Hoạt động 5: tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 (4 phút) và tổng kết buổi học. 5. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 5.1. Hoạt động 1: tổ chức các nhóm hợp tác cùng giúp nhau luyện tập dạng toán thiết lập CTPT . GV phát phiếu học tập cho HS về nhà, HS có nhiệm vụ thực hiện việc tự học theo nội dung phiếu học tập và SGK. 5.1.1. Nhiệm vụ học tập – phiếu học tập. HS hoàn thành yêu cầu của GV theo phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP (HS về nhà ôn lại kiến thức trong chương với các nội dung chính sau) 1. Thế nào là chất điện li? Phân biệt chất điện li mạnh và chất điện li yếu ? 2. So sánh điểm giống và khác nhau của thuyết Areniut và Bront-stet. 3. Ý nghĩa của giá trị pH là gì ? Bài 1: Xác định tính axit, bazo, lưỡng tính hay trung tính cảu các chất sau: Na+; Cl-; CO3 2-; SO4 2-; NH4 +; S2-; CH3COO -; Cu2+; Al(OH)3; Zn(OH)2... Bài 2: viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: KOH, HNO3, H3PO4, MgSO4, KHSO4, NaHCO3, CuCl2, H2S, CH3COOH, HClO, H2CO3,Ba(OH)2 . Bài 3: Tính pH của các dd sau: a. Dd hỗn hợp HCl 0,004M; H2SO4 0,003M b. Dd hỗn hợp NaOH 0,08M và Ba(OH)2 0,01M c. Dd CH3COOH 0,1M có Ka=1,75.10 -5. Bài 4: Tính nồng độ của các ion trong dd pH của các dd thu được sau khi trộn: (coi V dd không thay đổi) a. 400ml dd HCl 0,15M với 100ml dd Ba(OH)2 0,05M. b. 30ml dd (HCl 0,2M; H2SO4 0,1M) với 20ml dd Ba(OH)2 0,175M; 5.1.2. Hoạt động học tập – hoạt động nhóm hợp tác HS trao đổi với nhau trong nhóm, cùng giúp đỡ nhau ôn lại kiến thức theo phiếu học tập. GV nên khuyến khích các HS yếu nêu các thắc mắc để các thành viên khác trong nhóm giải đáp. 5.2. Hoạt động 2: tổ chức kiểm tra 10 phút lần 1 KIỂM TRA 10 PHÚT – LẦN 1 Bài 1: Dùng thuyết Bron-stet giải thích tính chất của các chất: S2-:………………………………………………………………………. NH4 +:……………………………………………………………………. CO3 2-……………………………………………………………………. Bài 2: Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: KOH……………………………………………………………………….. H2S ………………………………………………………………………… Ba(OH)2 ……………………………………………………………………. Bài 3: Tính pH của dd Ba(OH)2 0,05M ………………………………… …… Bài 4: Trộn 50 ml dd NaOH 0,1M với 50ml dd HCl 2,2M, pH của dd thu được là...… 5.3. Hoạt động 3: tổ chức cho HS tham gia vào quá trình tự đánh giá Bước 1: GV tổ chức cho HS chấm bài chéo nhau, đề nghị HS chấm bài ghi tên người chấm dưới bài đã chấm để nêu cao tính nghiêm túc . Bước 2: Qua kết quả bài KT, HS khắc phục phần kiến thức nắm chưa nắm tốt bằng cách hỏi các TV trong nhóm. 5.4. Hoạt động 4 : tổ chức kiểm tra cá nhân lần 2 – 10 phút KIỂM TRA 15 PHÚT – LẦN 2 Câu 1. Hãy chỉ ra câu trả lời sai về pH. A: pH = -lg[H+] . B: [H+]= 10a thì pH = a. C. pH + pOH = 14. D. [H+].[OH-] = 10-14. Câu 2. Theo Bron-stet thì ion có tính axit là A. CO3 2- . B. Cl - . C. NH4 +. D. SO4 2-. Câu 3. Theo Bron-stet thì ion có tính bazơ là A. CO3 2-. B. Cl-. C. NH4 +. D. SO4 2-. Câu 4. Dãy chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính? A. HCO3 - ; Cu(OH)2. B. Al(OH)3, Ca(OH)2, NaOH. C. KOH, Pb(OH)2, Zn(OH)2. D. Zn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3. Câu 5. Một dung dịch có + -6H = 5 . 10   . Môi trường của dd là A. Trung tính . B. Kiềm. C. Axit. D. Không xác định. Câu 6. Dd Ba(OH)2 có pH = 12, nồng độ của dd Ba(OH)2 là A. 0, 0001M. B. 0,005M. C. 0,0005M. D. 0,00005M. Câu 7. Đối với dd axit mạnh H2SO4 0,002M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì A. [H+] = 0,004M. B. [H+] 0,004M. D. [H+]< [SO4 -]. Câu 8. Cho 50ml dd HCl 0,12M vào 50ml dd NaOH 0,1M, pH của dd sau phản ứng là A. 2. B. 7. C. 1. D. 10. Câu 9. Trộn 100 ml dd Ba(OH)2 0,5M với 100ml ddKOH 0,5M được dd A. Nồng độ mol/l của ion OH - trong dd A là A. 0,65M. B. 0,55M. C. 0,75M. D.1,5M. Câu 10. Để đánh giá độ mạnh, yếu của axit, bazơ người ta dựa vào: A. Độ điện li. B. Khả năng điện li ra ion H+, OH- C. Giá trị pH. D. Hằng số điện li axit, bazơ ( Ka. Kb) 5.5. Hoạt động 5: tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 Bước 1: GV tổ chức cho HS chấm chéo bài nhau như ở lần kiểm tra 1. Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm trưởng ghi chép vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm để đánh giá được mức độ nắm bài của mỗi cá nhân và mức độ hợp tác với nhau trong nhóm của các thành viên. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM ……… HỌ TÊN ĐIỂM KT LẦN 1 ĐIỂM KT LẦN 2 CHỈ SỐ CỐ GẮNG = ĐiểmKT2 – Điểm KT1 1. 2. 3. 4. Tiêu chí đánh giá giờ học  Điểm cá nhân = điểm kiểm tra lần 1  Điểm tích lũy cá nhân(chỉ số cố gắng) = điểm KT lần 2 – điểm KT lần 1.  Điểm tích lũy nhóm = điểm tích lũy trung bình cộng của các TV trong nhóm. Phụ lục 12 GIÁO ÁN BÀI PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI 2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 2.1. Kiến thức HS hiểu : Bản chất và điều kiện phản ứng trao đổi ion trong dd chất điện li. Phản ứng thủy phân của muối. 2.2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng. - Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để biết phản ứng có xảy ra hay không. - Rèn luyện kĩ năng tự học, biết lắng nghe, đặt câu hỏi, rèn luyện khả năng diễn đạt và biết cách giúp đỡ nhau trong hoạt động nhóm 2.3. Thái độ - HS hứng thú với môn học, có ý thức tự học và tìm hiểu bài trước khi đến lớp, có tinh thần hợp tác với các thành viên khác trong nhóm 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên - Chuẩn bị giáo án, các phiếu học tập với nội dung câu hỏi định hướng bài học, các phương án đánh giá kết quả học hợp tác của nhóm . - Tổ chức hướng dẫn cho HS các bước tham gia hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad và Jigsaw. 3.2. Học sinh - HS nắm rõ các bước hoạt động học tập ở tiết học tới và tiêu chí chấm điểm. - HS thực hiện các yêu cầu của GV và chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK. Tiết 1 – ĐIỀU KIỆN XẢY RA PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI 3. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện phản ứng xảy ra trong dd chất điện li Tổ chức các nhóm hợp tác cùng giúp nhau thảo luận, nắm vững kiến thức về điện kiện phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li – 10 phút GV phát phiếu học tập cho HS về nhà, HS có nhiệm vụ thực hiện việc tự học theo nội dung phiếu học tập và SGK. 3.1.1. Nhiệm vụ học tập – phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa a. Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau (1) BaCl2 và Na2SO4 ; Ba(OH)2 và H2SO4 ; Ba(NO3)2 và (NH4)2SO4 b. Viết các phương trình (1) dưới dạng ion (2) c. Từ (2) viết phương trình rút gọn (gọi là phương trình ion thu gọn) d. Từ các phương trình ion thu gọn trên, rút ra nhận xét gì? 2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu a. Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau (3) NaOH và H2SO4 ; Ba(OH)2 và NH4Cl ; CH3COONa và HCl b. Viết phương trình (3) dưới dạng ion (4) c. Từ (4) viết phương trình rút gọn (gọi là phương trình ion thu gọn) d. Từ các phương trình ion thu gọn trên, rút ra nhận xét gì? 3. Phản ứng tạo thành chất dễ bay hơi a. Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau (5) HCl và Na2CO3; CaSO3 và HCl; Na2S và H2SO4 b. Viết phương trình (5) dưới dạng ion (6) c. Từ (6) viết phương trình rút gọn (gọi là phương trình ion thu gọn) d. Từ các phương trình ion thu gọn trên, rút ra nhận xét gì? 3.1.2. Hoạt động học tập HS trao đổi với nhau trong nhóm, cùng giúp đỡ nhau nắm rõ kiến thức về điện kiện phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li theo phiếu học tập. GV nên khuyến khích các HS yếu nêu các thắc mắc để các thành viên khác trong nhóm giải đáp. 3.2. Hoạt động 2: tổ chức kiểm tra 7 phút lần 1 KIỂM TRA 7 PHÚT – LẦN 1. 3.3. Hoạt động 3: tổ chức cho HS tham gia vào quá trình tự đánh giá – 15 phút Bước 1 : GV tổ chức cho các nhóm HS chấm bài chéo nhau. Bước 2 : Sau đó HS tiếp tục khắc phục các phần kiến thức nắm chưa nắm tốt thông qua kết quả bài kiểm tra bằng cách hợp tác với TV trong nhóm tìm ra điểm sai 3.4. Hoạt động 4: tổ chức kiểm tra cá nhân lần 2 – 10 phút KIỂM TRA 10 PHÚT – LẦN 2 3.5. Hoạt động 5: tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 Bước 1: GV tổ chức cho HS chấm chéo bài nhau như ở lần kiểm tra 1. Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm trưởng ghi chép vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm để đánh giá được mức độ hiểu bài và mức độ hợp tác các TV trong nhóm . PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM ……… HỌ TÊN ĐIỂM KT LẦN 1 ĐIỂM KT LẦN 2 CHỈ SỐ CỐ GẮNG = ĐiểmKT2 – Điểm KT1 1. 2. 3. 4. Tiêu chí đánh giá giờ học  Điểm cá nhân = điểm kiểm tra lần 1  Điểm tích lũy cá nhân(chỉ số cố gắng) = điểm KT lần 2 – điểm KT lần 1.  Điểm tích lũy nhóm = điểm tích lũy trung bình cộng của các thành viên trong nhóm. Tiết 2 – PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CỦA MUỐI 4. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 4.1. Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm sự thủy phân của muối – GV sử dụng PPDH thuyết trình. 4.2. Hoạt động 2: tìm hiểu phản ứng thủy phân – bằng PPDH hợp tác theo cấu trúc Jigsaw GV phát phiếu học tập, một nhóm hợp tác gồm 3 - 4 HS, mỗi HS tìm hiểu một phiếu học tập có nội dung là một phần trong bài – bước hoạt động này GV có thể giao cho HS tìm hiểu trước ở nhà. 4.2.1. Nội dung học tập - ba phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1 – Thành viên số 1 1. Cho các dd K2S; K2CO3; NaI 2. Viết phương trình phân li các muối K2S ; K2CO3; NaI trong dung dịch 3. Viết phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong các dd trên. 4. Nếu cho quì tím vào các dd muối trên thì quì đổi màu như thế nào? Vì sao? 5. Nêu nhận xét về khoảng giá trị pH của các dd trên. 6. Nhận xét điểm giống nhau giữa các muối trên và rút ra kết luận về môi trường của các dd muối trên. PHIẾU HỌC TẬP 2– Thành viên số 2 1. Cho dd NH4Cl; Fe(NO3)3; FeBr2 2. Viết phương trình phân li NH4Cl ; Fe(NO3)3; FeBr2 trong dung dịch. 3. Viết phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong dd. 4. Nếu cho quì tím vào dd muối trên thì quì đổi màu như thế nào? Vì sao? 5. Nêu kết luận về khoảng giá trị pH của dd. 6. Nhận xét điểm giống nhau giữa các muối trên và rút ra kết luận về môi trường của các dd muối trên. PHIẾU HỌC TẬP 3– Thành viên số 3 1. Cho dd Na2SO4; KCl; 2. Viết phương trình phân li Na2SO4 ; KCl trong dung dịch. 3. Viết phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong dd. 4. Nếu cho quì tím vào dd muối trên thì quì đổi màu như thế nào? Vì sao? 5. Nêu kết luận về khoảng giá trị pH của dd. 6. Nhận xét điểm giống nhau giữa các muối trên và rút ra kết luận về môi trường của các dd muối trên. 4.2.2. Hoạt động học tập – học hợp tác Bước 1: cá nhân tự nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập, phần việc này có thể giao cho HS về nhà thực hiện ở tiết trước. Bước 2: tổ chức các nhóm chuyên gia thảo luận – 7 phút Các thành viên số 1 về thảo luận ở vị trí bàn CHUYÊN GIA 1 Các thành viên số 2 về thảo luận ở vị trí bàn CHUYÊN GIA 2. Các thành viên số 3 về thảo luận ở vị trí bàn CHUYÊN GIA 3 Lưu ý:  Nên tổ chức 6 hay 9 nhóm chuyên gia với 3 nội dung như trên.  GV nhắc lại nhiệm vụ: mỗi TV nắm chắc phần kiến thức mình được giao, nếu chưa hiểu thì hỏi các TV trong nhóm chuyên gia  GV quan sát, đôn đốc và trả lời câu hỏi thắc mắc của các nhóm chuyên gia. Bước 3: tổ chức các nhóm hợp tác thảo luận và làm bài tập - 20 phút - Các TV trở lại NHÓM HỢP TÁC thảo luận với nhau trong vòng 20 phút - GV nhắc lại nhiệm vụ: mỗi TV có nhiệm vụ “giảng” nội dung phần CHUYÊN GIA của mình cho các TV còn lại trong nhóm hiểu và nắm vững - Các TV giảng theo thứ tự: chuyên gia 1; chuyên gia 2; chuyên gia 3. - Sau khi giảng xong, cả nhóm cùng giải quyết 1 bài tập. Lưu ý: Có thể gợi ý cho HS hướng dẫn theo dàn ý đó dưới hình thức như “phiếu trình bày kiến thức của HS” PHIẾU TRÌNH BÀY (các TV lần lượt trình bày phần kiến thức do mình đảm nhận) 1. Khái niệm sự thủy phân của muối 2. Phản ứng thủy phân của muối a. Muối tạo bởi cation của bazo mạnh và anion của axit yếu – TV1 hướng dẫn các TV còn lại theo trình tự .  Lấy VD muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu……………………………….  Viết phương trình phân li muối đó....................................................................  Viết phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong dd....................................  Nhận xét về khoảng giá trị pH của dd...............................................................  Kết luận môi trường của dd muối tạo bởi bazo mạnh và axit yếu.................... b. Muối tạo bởi cation của bazo yếu và anion của axit mạnh – TV2 hướng dẫn các TV còn lại theo trình tự  Lấy VD muối tạo bởi bazo yếu và axit mạnh ……………………………….  Viết phương trình phân li muối đó....................................................................  Viết phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong dd....................................  Nhận xét về khoảng giá trị pH của dd............................................................... Kết luận môi trường của dd muối tạo bởi bazo yếu và axit mạnh.................... c. Muối tạo bởi cation của bazo mạnh và anion của axit mạnh– TV3 hướng dẫn các TV còn lại theo trình tự  Lấy VD muối tạo bởi bazo mạnh và axit mạnh …………………………….  Viết phương trình phân li muối đó....................................................................  Viết phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong dd....................................  Nhận xét về khoảng giá trị pH của dd............................................................... Kết luận môi trường của dd muối tạo bởi bazo mạnh và axit mạnh................... BÀI TẬP NHÓM Xác định môi trường của các dung dịch muối sau: K2CO3; Cu(NO3)2; KCl. Viết các phương trình phản ứng thủy phân xảy ra trong 3 dung dịch muối. 4.3. Hoạt động 3: GV tổ chức cho HS tự đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm. - 8 phút - HS làm bài kiểm tra với nội dung kiến thức toàn bài, GV chuẩn bị 4 mã đề ứng với số lượng HS trong nhóm, bảo đảm tính nghiêm túc trong khi kiểm tra. - Thu bài và hướng dẫn các nhóm HS chấm chéo bài nhau. - Nhóm trưởng có nhiệm vụ tổng kết điểm vào phiếu sau khi cả nhóm theo mẫu. Tiêu chí đánh giá: Điểm cá nhân = điểm bài kiểm tra Điểm tích lũy = số câu đúng – số câu sai ( trong nội dung TV đảm nhận). Điểm tích lũy của nhóm = điểm tích lũy trung bình cộng của các cá nhân PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỢP TÁC NHÓM ………. Tên thành viên Số câu sai phần a. Số câu sai phần b Số câu sai phần c ĐHT ĐTL Chuyên gia 1: Tên: Chuyên gia 2: Tên: Chuyên gia 3: Tên: Điểm tích lũy của nhóm: ………….. Điểm hợp tác (ĐHT) = 6 - tổng số câu các TV khác sai (phần kiến thức cá nhân đảm nhiệm – tính theo hàng dọc) Cách tính điểm tích lũy(ĐTL): Lưu ý: Phần tổ chức kiểm tra đánh giá, nếu không đủ thời gian thì chỉ cần cho HS tiến hành kiểm tra, phần còn lại có thể tiến hành ở tiết sau. Phụ lục 13 GIÁO ÁN BÀI PHÂN BÓN HÓA HỌC 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức HS biết : - Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. - Thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng. - Bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học thường dùng. 1.2. Kĩ năng - Có khả năng phân biệt một số loại phân bón hóa học, có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học. - Rèn kĩ năng tự học, lắng nghe, đặt câu hỏi và khả năng diễn đạt. 1.3. Thái độ - HS hứng thú với môn học, có ý thức tự học và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. Có tinh thần hợp tác với các thành viên khác trong nhóm 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên - Chuẩn bị giáo án, bốn phiếu học tập với nội dung câu hỏi định hướng bài học, các phương án đánh giá kết quả học hợp tác của nhóm . - Hướng dẫn cho HS các bước tham gia hoạt động nhóm theo cấu trúc jigsaw. 2.2. Học sinh - HS nắm rõ các bước hoạt động học tập ở tiết học tới và tiêu chí chấm điểm. - HS thực hiện các yêu cầu của GV và chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK. 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG. Bước 1: GV giới thiệu cho HS cách thức hoạt động học tập theo cấu trúc Jigsaw Bước 2: GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, gồm 4 HS ngồi bàn trên và bàn dưới, nhóm này được gọi là NHÓM HỢP TÁC - sẽ có 2 HS tìm hiểu chung một nội dung được coi là khó hơn hay trọng tâm hơn. Cử một HS khá làm nhóm trưởng. Bước 3: giao nhiệm vụ, mỗi HS một nội dung tìm hiểu khác nhau. Ở đây chúng tôi chủ động giao phần việc tìm hiểu về phân đạm (phiếu học tập số 1) cho 1- 2 TV. Yêu cầu HS tìm hiểu để nắm vững kiến thức của phần cá nhân mình đảm nhận. Bước 4: GV thông báo cách tính điểm cá nhân và điểm nhóm sau buổi học thông qua bài kiểm tra. 4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN Hoạt động 1: tìm hiểu các loại phân bón hóa học – bằng PPDH hợp tác theo cấu trúc Jigsaw ( 30 phút). Hoạt động 2: HS kiểm tra trắc nghiệm(15 phút) 5. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 5.1. Hoạt động 1: tìm hiểu các loại phân bón hóa học – bằng PPDH hợp tác theo cấu trúc Jigsaw GV phát phiếu học tập, một nhóm hợp tác gồm 3 – 4 HS, mỗi HS tìm hiểu một phiếu học tập có nội dung là một phần trong bài . 5.1.1. Nội dung học tập - ba phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1 TÌM HIỂU VỀ PHÂN ĐẠM (THÀNH VIÊN SỐ 1) 1. Phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây? Dưới dạng ion nào? Tác dụng? 2. Tìm hiểu về các loại phân đạm Đạm amoni Đạm nitrat Đạm ure Thành phần Phương pháp điều chế Dạng ion/hợp chất mà cây đồng hóa Chú ý sử dụng 3. Dựa vào đâu để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân đạm? cho ví dụ? Bài tập áp dụng: 1. Nhận biết các mẫu phân đạm sau: amoni sunfat; amoni clorua; natri nitrat? Viết các pt hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Phân đạm amoni (NH4 +) thích hợp bón cho loại đất nào? Vì sao? Viết pt minh họa. 3. Tính hàm lượng dinh dưỡng của từng loại phân đạm : NH4Cl ;NaNO3; (NH2)2CO . PHIẾU HỌC TẬP 2 TÌM HIỂU VỀ PHÂN LÂN (THÀNH VIÊN SỐ 2) 1. Phân lân cung cấp nguyên tố nào cho cây? Dưới dạng ion gì? 2. Tìm hiểu về các loại phân lân: Superphotphat Đơn Kép Phân lân nung chảy Thành phần Phương pháp sản xuất Đặc điểm và cách sử dụng 3. Dựa vào đâu để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân lân? Cho ví dụ? Bài tập áp dụng 1. Superphotphat đơn và superphotphat kép giống và khác nhau như thế nào? 2. Tính hàm lượng dinh dưỡng của phân superphotphat đơn và superphotphat kép. 3. Vì sao không trộn superphotphat (Ca(H2PO4)2) với vôi để bón cho đất? Giải thích và viết phương trình phản ứng. PHIẾU HỌC TẬP 3 TÌM HIỂU VỀ PHÂN KALI – CÁC LOẠI PHÂN KHÁC (THÀNH VIÊN SỐ 3) 1. Phân kali cung cấp nguyên tố nào cho cây? Dưới dạng ion nào? 2. Những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali? 3. Dựa vào đâu để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân kali? cho ví dụ? 4. Phân hỗn hợp và phân phức hợp giống và khác nhau như thế nào? 5. Thành phần của phân amophot? Phương pháp điều chế phân amophot, viết pt pư? 6. Phân vi lượng là gì? Vì sao phải bón phân vi lượng? Bài tập áp dụng 1. Tính hàm lượng dinh dưỡng của từng loại phân : KCl ;K2SO4. 2. Tính khối lượng phân amophot thu được khi cho khí NH3 tác dụng vừa đủ với 1,96 tấn axit H3PO4 khan theo tỉ lệ mol 3:2. 5.1.2. Hoạt động học tập – học hợp tác Bước 1: cá nhân tự nghiên cứu và hoàn thành phiếu học tập trước giờ học. Bước 2: tổ chức các nhóm chuyên gia thảo luận – 7 phút - Các TV số 1 về thảo luận ở vị trí bàn CHUYÊN GIA 1 - Các TV số 2 về thảo luận ở vị trí bàn CHUYÊN GIA 2. - Các TV số 3 về thảo luận ở vị trí bàn CHUYÊN GIA 3 Lưu ý:  Nên tổ chức 6 nhóm chuyên gia với 3 nội dung như trên.  GV nhắc lại nhiệm vụ: mỗi TV nắm chắc phần kiến thức mình được giao, nếu chưa hiểu thì hỏi các TV trong nhóm chuyên gia  GV quan sát, đôn đốc và trả lời câu hỏi thắc mắc của các nhóm chuyên gia Bước 3: tổ chức các nhóm hợp tác thảo luận và làm bài tập - 20 phút - Các TV trở lại NHÓM HỢP TÁC thảo luận với nhau trong vòng 20 phút - GV nhắc lại nhiệm vụ: mỗi TV có nhiệm vụ “giảng” nội dung phần CHUYÊN GIA của mình cho các TV còn lại trong nhóm hiểu và nắm vững - Các thành viên giảng theo thứ tự: chuyên gia 1; chuyên gia 2; chuyên gia 3; - Sau khi giảng xong, cả nhóm cùng giải quyết 1 bài tập. PHIẾU TRÌNH BÀY KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH (Các TV lần lượt trình bày kiến thức theo thứ tự) I. PHÂN ĐẠM 1. Phân đạm cung cấp nguyên tố ……... dưới dạng ion………………………. 2. Tác dụng…………………………………………………………………… Các loại phân đạm chủ yếu: a. Đạm amoni Vd:................................................................................................ Phương pháp điều chế:.................................................................................................. Vd: ................................................................................................................................. Ion cây đồng hóa được từ phân đạm amoni là:............................................................ b. Đạm nitrat Vd: ............................................................................................... Phương pháp điều chế:.................................................................................................. Vd: ................................................................................................................................. Ion cây đồng hóa được từ phân đạm nitrat là:............................................................. c. Đạm ure Vd: .................................................................................................... Phương pháp điều chế:.................................................................................................. Vd: ................................................................................................................................. Ion cây đồng hóa được từ phân đạm ure là:................................................................. 3. Nhận biết các loại phân đạm:NH4Cl; (NH4)2SO4; NaNO3 4. Tính hàm lượng dinh dưỡng của phân đạm NH4Cl; NaNO3? 5. lưu ý: II. PHÂN LÂN 1. Phân lân cung cấp nguyên tố …. dưới dạng ion…………………………. 2. Tác dụng………………………………………………………………… Các loại phân lân chủ yếu: a. Superphotphat đơn b. Superphotphat Kép Thành phần ................................................................................................................... Phương pháp điều chế:.................................................................................................. ........................................................................................................................................ Lưu ý sử dụng................................................................................................................ c. Phân Lân Nóng Chảy Thành phần ................................................................................................................... Phương pháp điều chế:.................................................................................................. ........................................................................................................................................ Lưu ý sử dụng................................................................................................................ 3. Tính hàm lượng dinh dưỡng của phân Superphotphat Kép. III. PHÂN KALI 1. Phân kali cung cấp nguyên tố …….. dưới dạng ion……………………. 2. Các muối thường sử dụng làm phân kali: ................................................................ 3. Tính hàm lượng dinh dưỡng của phân KCl? IV. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN KHÁC 1. Phân hỗn hợp là 2. Phân phức hợp là gì? 3. Phân vi lượng là gì? 4. Phân amophot là loại phân gi? 5. Thành phần của phân amophot? BÀI TẬP NHÓM Bài 1: Ghép cột 1 và cột 2 sao cho hợp lí Cột 1 Cột 2 1. (NH2)2CO A. Phân đạm amoni 2. Ca(H2PO4)2 B. Phân đạm nitrat 3. NaNO3 C. Phân đạm ure 4. K2CO3 D. Phân superphotphat đơn 5. Ca(H2PO4)2 + CaSO4 E. Phân superphotphat kép 6. NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4 F. Phân amophot 7. (NH4)2SO4 G. Phân kali 1………….;2……….;3………..;4…….…..;5………...; 6…………;7…… Bài 2: Hãy chọn công thức thích hợp để điền vào chỗ trống và lập phương trình hóa học điều chế 1 số phân bón sau, cho biết tên phân bón được điều chế? 1. …………….+ HNO3 NH4NO3 +………………. 2. Na2CO3 + …………..  NaNO3 +……………. 3. ………….+ NH3  pt o , (NH2)2CO + …………… 4. ………....+ H2SO4 đặc  Ca(H2PO4)2 + CaSO4 5. Ca3(PO4)2 + H3PO4 ……………. 6. NH3 + ……………. NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4. Bài 3: Tính hàm lượng dinh dưỡng của các loại phân sau: NH4Cl; KCl; superphotphat kép Ca(H2PO4)2. 5.2. Hoạt động 2: HS tự đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm.( 15 phút) - HS làm bài kiểm tra với nội dung kiến thức toàn bài, GV chuẩn bị 4 mã đề ứng với số lượng HS trong nhóm, bảo đảm tính nghiêm túc trong khi kiểm tra. - Thu bài và GV hướng dẫn các nhóm HS chấm chéo bài nhau. - Nhóm trưởng có nhiệm vụ tổng kết điểm vào phiếu sau khi cả nhóm theo mẫu. Tiêu chí đánh giá: Điểm cá nhân = điểm bài kiểm tra Điểm tích lũy = số câu đúng – số câu sai ( trong nội dung TV đảm nhận). Điểm tích lũy của nhóm = điểm tích lũy trung bình cộng của các cá nhân. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỢP TÁC NHÓM ………. Tên thành viên Số câu sai phần I. (Phân đạm) Số câu sai phần II. (Phân lân) Số câu sai phần III. (phân kali- phân khác) Điểm hợp tác (ĐHT) Điểm tích lũy (ĐTL) Chuyên gia 1: Tên: Chuyên gia 2: Tên: Chuyên gia 3: Tên: Chuyên gia….: Tên: Điểm hợp tác (ĐHT) = 6 - tổng số câu sai Cách tính điểm tích lũy(ĐTL): Nếu ĐHT :5 - 6 thì ĐTL : +1 Nếu ĐHT : 4 thì ĐTL : +0,5 Nếu ĐHT : 3 thì ĐTL : 0 Nếu ĐHT : 2 thì ĐTL : -0,5 Nếu ĐHT : 0-1 thì ĐTL : - Phụ lục 14 GIÁO ÁN BÀI ANKIN 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức Biết được :  Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.  Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Hiểu được :  Tính chất hoá học tương tự anken : Phản ứng cộng H2, Br2, HX, phản ứng oxi hoá.  Tính chất hoá học khác anken : Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank1in ; 1.2. Kĩ năng  Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất.  Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.  Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.  Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.  Biết cách phân biệt ank1in với anken, ank1in với ankađien bằng phương pháp hoá học.  Rèn kĩ năng trao đổi, khả năng trình bày, biết cách lắng nghe, góp ý và nhận xét ý kiến của người khác.  Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm. 1.3. Thái độ  HS hứng thú với môn học, có ý thức tự học, có tinh thần hợp tác với bạn học. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên - 6 Bộ dụng cụ: điều chế và thu khí axetilen. - 6 khay hóa chất: dd Brom, dd KMnO4, CaC2, nước. - GV chia lớp thành 6 nhóm lớn, mỗi nhóm có 4 cặp HS (8 HS), hướng dẫn HS học nhóm treo hình thức nhóm “rì rầm” và “xây dựng kim tự tháp”. 2.2. Học sinh HS học bài cũ và coi trước bài ankin. 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG Bước 1: Chia cặp HS để hoạt động nhóm, 4 cặp HS tạo thành một nhóm lớn. Bước 2: GV hướng dẫn HS cách thức hoạt động nhóm theo hình thức nhóm “rì rầm” và theo mô hình “xây kim tự tháp”. Bước 3: Thông báo tiêu chí chấm điểm hoạt động nhóm là điểm tích lũy cuối kì. 4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN Hoạt động 1 (7 phút): Tìm hiểu khái niệm đồng đẳng, đồng phân và danh pháp – hoạt động nhóm theo hình thức nhóm “suy nghĩ – chia xẻ”. Hoạt động 2 (6 phút): Tìm hiểu phần tính chất vật lí và cấu trúc – hoạt động nhóm theo hình thức nhóm “rì rầm”. Hoạt động 3 (5 phút): Điều chế khí axetilen – PP nghiên cứu, PP trực quan. Hoạt động 4 (12 phút): Tìm hiểu phản ứng cộng của ankin – hoạt động nhóm theo hình thức “xây kim tự tháp”. Hoạt động 5 (10 phút): Tìm hiểu phản ứng thế của ankin – PP trực qua, đàm thoại gởi mở. Hoạt động 6 (2 phút): Ứng dụng – tự nghiên cứu. Hoạt động 7 (3 phút): Củng cố bài học – dùng kĩ thuật “ Trình bày một phút”. 5. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 5.1. Hoạt động 1 (7 phút): Tìm hiểu khái niệm đồng đẳng, đồng phân và danh pháp – hoạt động theo hình thức nhóm “suy nghĩ – chia xẻ” 5.1.1. Nội dung học tập GV giao nhiệm vụ cho từng cặp HS và các cặp trao đổi, thảo luận hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP 1 1. Dựa vào SGK mục I.1, tìm hiểu khái niệm ankin, so sánh điểm giống và khác nhau giữa các chất ankin và ankadien. 2. Làm bài tập 1 (SGK/178). 3. Làm bài tập 2 (SGK/178). 5.1.2. Hoạt động học tập – hoạt động nhóm theo hình thức nhóm “rì rầm” Bước 1: HS làm việc cá nhân nghiên cứu SGK phần I.1, đưa ra nhận định riêng cho mình về khái niệm dãy đồng đẳng ankin. Bước 2: Hai HS ngồi gần nhau thành 1 cặp sẽ trao đổi để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1. Bước 3: GV gọi ngẫu nhiêu 2 HS ở 2 cặp khác nhau báo cáo kết quả thảo luận câu 1 và 2. GV gọi 2 HS lên bảng viết CTCT C5H8 theo đồng phân ankin và đồng phân ankadien. 5.2. Hoạt động 2 (6 phút): Tìm hiểu phần tính chất vật lí và cấu trúc – sử dụng phương pháp đàm thoại gởi mở. 5.2.1. Nội dung học tập GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 6.2, nhận xét nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của một số ankin. GV cho HS xem mô hình, hình ảnh cấu trúc phân tử axetilen. GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 2 PHIẾU HỌC TẬP 2 - Trạng thái lai hóa của nguyên tử C trong phân tử axetilen? - Hãy mô tả sự hình thành liên kết giữa 2 C ở phân tử axetilen bằng hình vẽ? 5.2.2. Hoạt đông học tập Bước 1: HS dựa vào mô hình và hình ảnh phân tử axetilen đã coi đưa ra ý kiến cá nhân. Bước 2: Hai HS ngồi gần nhau sẽ chia xẻ suy nghĩ và cùng thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2. 5.2.3. Kết luận GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 cặp khác nhau để trình bày kết quả hoạt động nhóm. GV chuẩn xác lại kiến thức: - Mỗi nguyên tử C còn 2 obitan p, vậy C trong axetilen ở trang thái lai hóa sp. - Hai obitan lai hóa xen phủ trục tạo thành liên kết σ. Hai obitan p nằm trên mặt phẳng trang giấy xen phủ bên tạo thành liên kết tạo thành liên kết π1, hai obitan còn lại xen phủ bên tạo thành liên kết π2. Hai mặt phẳng π1 và π2 liên kết vuông góc với nhau. 5.3. Hoạt động 3 (5 phút): Điều chế khí axetilen – PP nghiên cứu, PP trực quan. GV đặt vấn đề: dựa vào tính chất vật lí của axetilen, người ta thu khí axetilen trong phòng thí nghiệm theo phương pháp nào? HS trả lời, GV chuẩn lại kiến thức: khí axetilen được thu bằng cách dời chỗ của nước. GV cho HS xem phim thí nghiệm điều chế khí axetilen, yêu cầu HS quan sát thao tác thí nghiệm để thực hiện lại. GV giới thiệu thêm cách điều chế axetilen từ khí metan. 5.4. Hoạt động 4 (12 phút): Tìm hiểu phản ứng cộng của ankin – hoạt động nhóm theo hình thức “xây kim tự tháp”. 5.4.1. Nội dung học tập – phiếu học tập 3 GV chuyển các khay hóa chất thí nghiệm cho các nhóm. GV phát phiếu học tập 3 cho mỗi cặp. PHIẾU HỌC TẬP 3 1. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của ankin, hãy dự đoán tính chất của axetilen. 2. Dùng phản ứng nào để chứng minh tính chất của axetilen? 3. Từ hóa chất đã cho, hãy lựa chọn thí nghiệm để chứng minh tính chất của axetilen. 5.4.2. Hoạt động học tập - hình thức “xây kim tự tháp” Bước 1 : Làm việc theo cặp, mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bản thân, thảo luận với bạn cùng cặp để hoàn thành câu 1 của phiếu học tập số 3. Bước 2 : Hai cặp (4HS) kết hợp lại so sánh kết quả câu 1, thống nhất kết luận câu 1 và tiếp tục thảo luận câu 2. Bước 3 : Bốn cặp (8 HS) kết hợp lại, thống nhất đáp án câu 1, câu 2 và tìm phương án giải quyết nội dung câu 3. Lưu ý :  HS chủ động về thời gian hoạt động.  GV theo dõi các bước hoạt động của nhóm và nhắc thời gian.  Nhóm có kết quả trước thời gian quy định thì báo cho GV biết. 5.4.3. Kết luận GV gọi ngẫu nhiên 2 HS trong 2 nhóm khác nhau báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. GV nêu kết luận phiếu học tập 2: 3. Phân tử axetilen có 2 liên kết π, do đó ankin có phản ứng cộng. 4. Dùng các hóa chất: dd Brom, dd KMnO4, CaC2, H2O thử phản ứng cộng của axetillen. Dựa vào kết quả phiếu học tập 2, các nhóm HS tiến hành làm thí nghiệm điều chế khí axetilen và kiểm chứng tính chất của axetilen. 5. Yêu cầu HS viết phương trình giữa axetilen và dd Broom; H2 ; HCl ; nước ; C2H2. 6. GV giới thiệu thêm sự ảnh hưởng của chất xúc tác và nhiệt độ đến sản phẩm của phản ứng cộng. 5.4.4. Tiêu chí chấm điểm. - 2 nhóm hoàn thành nhanh nhất và đúng điểm tích lũy +2. - Nhóm hoàn thành nhanh và đúng kế tiếp thứ 3 có điểm tích lũy là +1,5đ. - Nhóm hoàn thành nhanh và đúng thứ 4 có điểm tích lũy là +1đ. - 2 nhóm đúng còn lại có điểm tích lũy là +0,5đ. - Nếu nhóm có kết luận không đúng thì không có điểm. 5.5. Hoạt động 5 (10 phút): Tìm hiểu phản ứng thế của ankin – sử dụng PP trực qua, đàm thoại gởi mở. GV đặt vấn đề axetilen có phản ứng với dd AgNO3 trong môi trường NH3 hay không ? Nếu có hiện tượng phản ứng là gì ? GV biểu diễn thí nghiệm giữa axetilen và dd AgNO3 trong môi trường NH3. HS quan sát và nhận xét. GV đàm thoại gởi mở:  Khi cho dd NH3 vào dd AgNO3 thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?  GV viết phương trình phản ứng giữa C2H2 và phức bạc, yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của phản ứng. HS dựa vào kiến thức bài dd NH3 để trả lời câu 1, dựa vào kiến thức phân loại phản ứng để trả lời câu 2. GV chuẩn xác lại kiến thức :  Khi cho từ từ dd NH3 vào dd AgNO3 sẽ tạo ra phức bạc.  Phản ứng giữa axetilen và phức bạc là phản ứng thế giữa nguyên tử H và Ag. GV đặt vấn đề : cho but – 1 – in và but – 2 – in tác dụng với dd dd AgNO3 trong môi trường NH3 có phản ứng xảy ra hay không? HS phân tích phản ứng giữa axetilen và dd AgNO3 trong môi trường NH3 để kết luận. GV kết luận : các ankin có liên kết ba đầu mạch thì có phản ứng thế ion kim loại. phản ứng dùng để nhận biết các ankin có liên kết ba đầu mạch. 5.6. Hoạt động 6 (2 phút) : Ứng dung. HS nghiên cứu SGK và rút ra nhận xét. 5.7. Hoạt động 7 (3 phút): Dùng kĩ thuật “ Trình bày một phút”. GV đặt câu hỏi : điều quan trọng nhất các em học được trong tiết học này là gì ? HS suy nghĩ và trả lời ngắn gọn trong vòng 1 phút. GV gọi 3 – 4 HS trả lời để củng cố kiến thức toàn bài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90599LVHHPPDH059.pdf
Tài liệu liên quan