Luận văn Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần Lý luận dạy học hóa học đại cương ở trường Cao đẳng sư phạm

Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần "Lý luận dạy học hóa học đại cương" ở trường CĐSP MS: LVHH-PPDH040 SỐ TRANG: 77 NGÀNH: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, một nền kinh tế mới đang được hình thành và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau như nền kinh tế học tập, nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này coi sự học tập suốt đời của mọi người trong xã hội là động lực, tri thức là lực lượng sản xuất - trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Cùng với sự hình thành nền kinh tế mới là sự hình thành quan điểm mới về giáo dục và đào tạo thể hiện qua triết lý giáo dục thế kỉ XXI: “Học suốt đời, xây dựng xã hội học tập”. Ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Ngành giáo dục phải đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Để học thường xuyên, học suốt đời thì phải biết cách học. Vì vậy, quan niệm về việc dạy và học đã thay đổi. Phải chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực. Học không chỉ để nắm lấy tri thức mà nắm cả phương pháp giành lấy tri thức. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy và học không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Đổi mới phương pháp cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực của hệ thống các PPDH đã quen thuộc, có sử dụng thêm các phương tiện, kĩ thuật phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học. Thuyết trình nhóm theo chủ đề là một PPDH quan trọng, có khả năng phát huy cao độ tính tích cực độc lập sáng tạo của người học, hình thành và rèn luyện cho họ năng lực hợp tác. Tuy nhiên, PPDH này ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm còn ít được sử dụng và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Từ thực tiễn đó chúng tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHÓM THEO CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “LÝ LUẬN DẠY HỌC HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG” Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM” với mong muốn nghiên cứu sâu và mở rộng phạm vi sử dụng của phương pháp này trong dạy học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần “Lý luận dạy học hoá học đại cương” nhằm phát huy tính tích cực, năng lực hợp tác của SV qua đó nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề ở trường Cao đẳng Sư phạm.  Điều tra thực trạng về phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề.  Thiết kế giáo án sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học môn PPDHHH ở trường Cao đẳng Sư phạm.  TN sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: việc sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần “Lý luận dạy học hoá học đại cương” ở trường Cao đẳng Sư phạm.  Khách thể nghiên cứu: quá trình đào tạo GV hoá học của trường Cao đẳng Sư phạm. 5. Phạm vi nghiên cứu  Phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề được nghiên cứu sử dụng trong phần “Lý luận dạy học hoá học đại cương” ở trường Cao đẳng Sư phạm.  Phần TN sư phạm được tiến hành với SV trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, SV hệ cao đẳng trường Đại học Sài Gòn. 6. Giả thuyết khoa học Kết quả học tập và năng lực hợp tác của SV sẽ cao hơn khi phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề được vận dụng, tổ chức một cách hợp lý hiệu quả. 7. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài.  Phương pháp điều tra: quan sát trực tiếp, trò chuyện và sử dụng phiếu câu hỏi.  TN sư phạm.  Phân tích và tổng hợp.  Dùng toán thống kê để xử lý số liệu TN.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần Lý luận dạy học hóa học đại cương ở trường Cao đẳng sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời a. Diễn giảng, đàm thoại khi ôn tập b. Làm việc với sách giáo khoa 2. Biểu diễn thí nghiệm và phương tiện trực quan 3. Thí nghiệm thực hành về hoá học III. Tiến trình dạy học Bước 1: Chuẩn bị - Chia bài học thành 3 phần, mỗi phần giao cho một nhóm. - Chia nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên: đếm số thứ tự 1,2,3 rồi lặp lại cho đến SV cuối cùng. Phân chia sẵn vị trí chỗ ngồi cho các nhóm. Các SV mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo cho đến nhóm 3. Mỗi nhóm sẽ bầu nhóm trưởng, thư kí. - GV giao chủ đề sẽ thuyết trình cho các nhóm. Nhóm 1: Diễn giảng, đàm thoại khi ôn tập, làm việc với sách giáo khoa. Nhóm 2: Biểu diễn thí nghiệm và phương tiện trực quan. Nhóm 3: Thí nghiệm thực hành về hoá học. Sau đó trong nhóm các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Lưu ý: GV nhớ dặn dò SV về qui định thời gian. Yêu cầu mỗi nhóm phải nộp cho GV một bản kế hoạch làm việc của nhóm trước khi thuyết trình. Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian hoàn thành - Giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo cho SV. + Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, PPDH hóa học tập 1, NXB Đại học Sư phạm. + Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. + Nguyễn Cương (2007), PPDH hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXBGD. + Sách giáo khoa lớp 8,9. + Sách GV lớp 8,9. + Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học hóa học đại cương tập 1, Trường CBQLGD, Hà Nội. + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III (2004-2007) tập 1,2, NXBGD. Bước 2: Các nhóm lần lượt lên trình bày Bước 3: Cả lớp tham gia thảo luận từng nội dung mà các nhóm báo cáo, GV cho nhận xét Câu hỏi thảo luận và bài tập cho các chủ đề của từng nhóm: Nhóm 1 Câu 1. Yêu cầu đối với GV khi sử dụng đàm thoại, diễn giảng trong ôn tập ? Câu 2. Thiết kế các hoạt động của GV và HS bài luyện tập chương 4: Hiđrocacbon- nhiên liệu (lớp 9). Nhóm 2 Câu 1. Có mấy hình thức thực hiện các thí nghiệm biểu diễn khi ôn tập, củng cố kiến thức ? Câu 2. Thiết kế các hoạt động của GV và HS bài luyện tập số 5: Tính chất hóa học của oxit và axit (lớp 9). Nhóm 3 Câu 1. Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành ? Câu 2. Thiết kế các hoạt động của GV và HS bài thực hành 5: Điều chế - thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro (lớp 8). Bước 4: GV tổng hợp các ý kiến, tóm tắt nội dung chính của bài. SV ghi những nội dung quan trọng của bài học Tóm tắt nội dung bài học: Hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức 1. Các phương pháp dùng lời a. Diễn giảng, đàm thoại khi ôn tập Trong dạy học hoá học, người ta ít dùng diễn giảng để ôn tập. Đàm thoại là PP thường được dùng ở THCS để ôn tập. b. Làm việc với sách giáo khoa 2. Biểu diễn thí nghiệm và phương tiện trực quan a. Thực hiện các thí nghiệm biểu diễn khi ôn tập, củng cố kiến thức - GV kể lại cho HS về thí nghiệm đã làm, đã được quan sát và những kết luận rút ra từ thí nghiệm đó. - GV trình bày thí nghiệm mới, hướng dẫn HS quan sát, phân tích và rút ra kết luận. - Trong lúc làm đàm thoại GV yêu cầu HS nhớ lại về tính chất hóa học, kể lại các thí nghiệm đã được quan sát để từ đó hoàn thiện kiến thức. GV làm một vài thí nghiệm thích hợp để HS quan sát và khắc sâu những kết luận rút ra được. - Lặp lại một số thí nghiệm biểu diễn một cách không đầy đủ. b. Trình bày thí nghiệm khi dạy HS vận dụng kiến thức Trước hết GV yêu cầu HS giải các bài tập bằng lí thuyết, sau đó làm các thí nghiệm hoá học. 3. Thí nghiệm thực hành về hoá học a. Những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm thực hành b. PP sử dụng thí nghiệm thực hành khi ôn tập - Thí nghiệm được thực hành vào cuối giờ học. - Thí nghiệm được thực hiện vào đầu giờ học. - Thí nghiệm được thực hiện khi kết thúc một chương hoặc một phần chương trình. c. PP giải các bài tập thí nghiệm - Nhận biết các chất. - Nhận biết ra một chất trong nhiều chất đã cho. - Xác định một chất thuộc loại chất gì. - Điều chế ra một chất. Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm 2.7. GIÁO ÁN BÀI: PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HOÁ HỌC I. Mục tiêu dạy học a. Về kiến thức - SV hiểu bản chất của các PPDH tích cực để sử dụng chúng trong dạy học hóa học. - Nắm vững được những PPDH tích cực cần được phát triển ở phổ thông. b. Về kĩ năng - Thiết kế bài lên lớp hoá học theo các PPDH tích cực. - Điều khiển hoạt động học tập, bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS. - Phân biệt giờ dạy tích cực và chưa tích cực. c. Về thái độ - Hình thành thái độ yêu mến hăng say học tập môn PPDH hoá học. - Tích cực nghiên cứu và vận dụng vào bài dạy cụ thể. - Áp dụng và vận dụng sáng tạo trong thực tế dạy học. II. Dàn ý nội dung bài học 1. Những xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDHHH nói riêng ở nước ta 2. PPDH tích cực a. Khái niệm b. Đặc trưng của PPDH tích cực 3. Những PPDH tích cực cần được phát triển ở trường đại học- cao đẳng và phổ thông 4. Những PPDH tích cực trong dạy học hoá học a. PP trực quan b. Bài tập hoá học c. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (PP này sẽ được nghiên cứu kĩ ở bài sau). d. PP grap dạy học e. Dạy học theo hoạt động f. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ III. Tiến trình dạy học Bước 1: Chuẩn bị - Chia bài học thành 5 phần, mỗi phần giao cho một nhóm. - Chia nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên: đếm số thứ tự 1,2,3,4,5 rồi lặp lại cho đến SV cuối cùng. Phân chia sẵn vị trí chỗ ngồi cho các nhóm. Các SV mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo cho đến nhóm 5. Mỗi nhóm sẽ bầu nhóm trưởng, thư kí. - GV giao chủ đề sẽ thuyết trình cho các nhóm. Nhóm 1: Những xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDHHH nói riêng ở nước ta. PPDH tích cực, những PPDH tích cực cần được phát triển ở trường đại học- cao đẳng và phổ thông. Nhóm 2: PP trực quan. Nhóm 3: Bài tập hoá học. Nhóm 4: PP grap dạy học, dạy học theo hoạt động. Nhóm 5: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Sau đó trong nhóm các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Lưu ý: GV nhớ dặn dò SV về qui định thời gian. Yêu cầu mỗi nhóm phải nộp cho GV một bản kế hoạch làm việc của nhóm trước khi thuyết trình. Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian hoàn thành - Giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo cho SV. + Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung, PPDH hóa học tập 1, NXB Đại học Sư phạm. + Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Hóa học THCS, NXBGD. + Sách giáo khoa lớp 8,9. + Sách GV lớp 8,9. + Lê Trọng Tín, Những PPDH tích cực trong dạy học hoá học, Tài liệu lưu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ III (2004-2007). + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III (2004-2007) tập 1,2, NXBGD. Bước 2: Các nhóm lần lượt lên trình bày Bước 3: Cả lớp tham gia thảo luận từng nội dung mà các nhóm báo cáo, GV cho nhận xét Câu hỏi thảo luận và bài tập cho các chủ đề của từng nhóm: Nhóm 1 Câu 1. Tại sao môn hoá học cũng theo 7 xu hướng chung về đổi mới PPDH nhưng trước mắt tập trung vào 2 hướng là: - PPDHHH phải đặt người học vào vị trí chủ thể của các hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tiếp thu tốt và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo. - PP nhận thức khoa học hoá học là TN cho nên PPDHHH phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hoá, giải thích, chứng minh các quá trình hoá học. Hai hướng này có nằm ngoài 7 xu hướng nói trên không ? Các em có bổ sung thêm xu hướng nào nữa không ? Câu 2. Dạy học tích cực là một PPDH cụ thể hay là một quan điểm dạy học ? Hãy giải thích ? Câu 3. Ở các trường THCS của địa phương em hiện nay cần và có thể sử dụng phối hợp các PPDH tích cực nào, vì sao ? PPDH tích cực nào đang được phổ biến hiện nay ? Nhóm 2 Câu 1. Có bao nhiêu loại bài thực hành thí nghiệm hóa học ? Có mấy mức độ tích cực của HS thể hiện qua bài thực thí nghiệm ? Câu 2. Thiết kế hoạt động của GV để dạy học tích cực bài 15 “Định luật bảo toàn khối lượng các chất (1,2)” hóa học lớp 8. Câu 3. Nêu một số phương tiện, thiết bị được sử dụng ở THCS, cách sử dụng thiết bị và hoạt động của GV, HS như thế nào là tích cực ? Câu 4. Sử dụng bản trong, đèn chiếu, sơ đồ, hình vẽ dạy bài “Độ tan” ở lớp 9. Nhóm 3 Câu 1. Tại sao bài tập hoá học cũng được xem là PPDH tích cực ? Câu 2. Vận dụng PP này ở cấp THCS như thế nào ? Câu 3. Thiết kế một ví dụ sử dụng bài tập hóa học giúp HS tìm tòi để hình thành khái niệm axit. Nhóm 4: Thiết kế các hoạt động của GV và HS bài “Nhôm” lớp 9. Nhóm 5 Câu 1: PP Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ thường được áp dụng khi nào ? Áp dụng ra sao trong dạy học hóa học ? Câu 2: Vận dụng PP này thiết kế các hoạt động dạy học bài: “Dãy hoạt động hóa học của kim loại” hóa học lớp 9. Bước 4: GV tổng hợp các ý kiến, tóm tắt nội dung chính của bài. SV ghi những nội dung quan trọng của bài học Tóm tắt nội dung bài học: 1. Những xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDHHH nói riêng ở nước ta: có 7 xu hướng. 2. PPDH tích cực a. Khái niệm: PPDH tích cực là khái niệm nói tới những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của người học. b. Đặc trưng của PPDH tích cực: 6 đặc trưng 3. Những PPDH tích cực cần được phát triển ở trường đại học- cao đẳng và phổ thông PP: thảo luận (xêmina), dự án, tập dượt nghiên cứu khoa học, dạy vi mô, đổi mới PP thuyết trình và bài diễn giảng, dạy học giải quyết vấn đề, đàm thoại phát hiện (hay vấn đáp tìm tòi), dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ (hay PP thảo luận nhóm ). 4. Những PPDH tích cực trong dạy học hoá học a. PP trực quan - Sử dụng thí nghiệm trong DHHH được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để HS khai thác, tìm kiếm kiếm thức hoặc dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lí thuyết, hình thành khái niệm. - Phương tiện dạy học hóa học gồm: tranh ảnh, đĩa hình, mô hình, máy vi tính, bản trong và đèn chiếu....Các phương tiện này được được sử dụng hầu hết ở các loại bài hóa học. b. Bài tập hoá học Bản thân BT hóa học là PPDHHH tích cực song tính tích cực của PP này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức. c. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (PP này sẽ được nghiên cứu kĩ ở bài sau). d. PP grap dạy học cần nắm: định nghĩa, cách xây dựng grap nội dung dạy học và biết vận dụng trong dạy học hóa học. e. Dạy học theo hoạt động cần nắm: khái niệm, ý nghĩa, hạn chế và biết vận dụng trong dạy học hóa học. f. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ cần nắm: khái niệm, ý nghĩa, hạn chế và biết vận dụng trong dạy học hóa học. Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm 2.8. GIÁO ÁN BÀI: ÁP DỤNG DẠY HỌC ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC I. Mục tiêu dạy học a. Về kiến thức SV hiểu bản chất dạy học đặt và giải quyết vấn đề để sử dụng chúng trong dạy học. b. Về kĩ năng - Áp dụng dạy học đặt và giải quyết nêu vấn trong dạy học hoá học. - Điều khiển hoạt động học tập, bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS. c. Về thái độ - Hình thành thái độ yêu mến hăng say học tập môn PPDH hoá học. - Tích cực áp dụng PP đặt và giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho HS tích cực xây dựng kiến thức hóa học mới. II. Dàn ý nội dung bài học 1. Khái niệm 2. Bản chất của dạy đặt và giải quyết vấn đề 3. Xây dựng tình huống có vấn đề 4. Dạy HS giải quyết vấn đề III. Tiến trình dạy học Bước 1: Chuẩn bị - Chia bài học thành 3 phần, mỗi phần giao cho một nhóm. - Chia nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên: đếm số thứ tự 1,2,3, rồi lặp lại cho đến SV cuối cùng. Phân chia sẵn vị trí chỗ ngồi cho các nhóm. Các SV mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo cho đến nhóm 3. Mỗi nhóm sẽ bầu nhóm trưởng, thư kí. - GV giao chủ đề sẽ thuyết trình cho các nhóm. Nhóm 1: Khái niệm, bản chất của dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Nhóm 2: Xây dựng tình huống có vấn đề. Nhóm 3: Dạy HS giải quyết vấn đề. Sau đó trong nhóm các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Lưu ý: GV nhớ dặn dò SV về qui định thời gian. Yêu cầu mỗi nhóm phải nộp cho GV một bản kế hoạch làm việc của nhóm trước khi thuyết trình. Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian hoàn thành - Giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo cho SV. + Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, PPDH hóa học tập 1, NXB Đại học Sư phạm. + Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. + Nguyễn Cương (2007), PPDH hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXBGD. + Sách giáo khoa lớp 8,9. + Sách GV lớp 8,9. + Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học hóa học đại cương tập 1, Trường CBQLGD, Hà Nội. + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III (2004-2007) tập 1,2, NXBGD. Bước 2: Các nhóm lần lượt lên trình bày Bước 3: Cả lớp tham gia thảo luận từng nội dung mà các nhóm báo cáo, GV cho nhận xét Câu hỏi thảo luận và bài tập cho các chủ đề của từng nhóm Nhóm 1: Bạn hiểu thế nào về dạy học đặt và giải quyết vấn đề ? Nhóm 2: Lấy ví dụ về một số tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học lớp 8, 9. Nhóm 3: Hãy thiết kế hoạt động của GV và HS khi áp dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề ở các nội dung sau: - Tính chất của oxi; tính chất, ứng dụng của hiđro (lớp 8). - Tính chất hóa học của bazơ; tính chất hóa học của muối; cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (lớp 9). Bước 4: GV tổng hợp các ý kiến, tóm tắt nội dung chính của bài. SV ghi những nội dung quan trọng của bài học Tóm tắt nội dung bài học: 1. Khái niệm Dạy học đặt và giải quyết vấn đề không phải là một PPDH riêng biệt mà là một tập hợp nhiều PPDH liên kết chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó PP xây dựng tình huống có vấn đề và dạy HS giải quyết vấn đề giữ vai trò trung tâm, gắn bó các PPDH khác trong tập hợp. Dạy học đặt và giải quyết vấn đề có khả năng thâm nhập vào hầu hết các PPDH khác và làm cho tính chất của chúng trở nên tích cực hơn. 2. Bản chất của dạy học đặt và giải quyết vấn đề - Bản chất của dạy học đặt và giải quyết vấn đề là GV đặt ra trước HS các vấn đề của khoa học (các bài toán nhận thức) và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề đó. - Dạy học đặt và giải quyết vấn đề có ba đặc trưng cơ bản. 3. Xây dựng tình huống có vấn đề - Định nghĩa. - Ba yếu tố của tình huống có vấn đề. - Ba cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học. - Câu hỏi có tính chất nêu vấn đề có ba đặc điểm. 4. Dạy HS giải quyết vấn đề - Tầm quan trọng của giai đoạn giải quyết vấn đề. - Cơ chế chủ yếu của việc đi tìm điều chưa biết trong tình huống có vấn đề. - Tám bước của quá trình dạy học sinh giải quyết một vấn đề học tập. - Bốn mức độ của việc áp dụng dạy học giải quyết vấn đề. Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm 2.9. GIÁO ÁN BÀI: CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ VỀ HOÁ HỌC I. Mục tiêu dạy học a. Về kiến thức - HS hiểu nhiệm vụ cơ bản – nguyên tắc hoạt động ngoại khoá hoá học. - Biết các hình thức tổ chức ngoại khoá hoá học cơ bản. b. Về kĩ năng Thiết kế, tổ chức được các hoạt động ngoại khoá hoá học. c. Về thái độ Hình thành thái độ yêu mến môn hoá học. II. Dàn ý nội dung bài học 1. Khái niệm 2. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khoá hoá học 3. Nguyên tắc hoạt động ngoại khoá hoá học 4. Các hình thức tổ chức cơ bản 5. Tổ chức một hoạt động ngoại khóa III. Tiến trình dạy học Bước 1: Chuẩn bị - Chia bài học thành 2 phần, mỗi phần giao cho một nhóm. - Chia nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên: đếm số thứ tự 1,2, rồi lặp lại cho đến SV cuối cùng. Phân chia sẵn vị trí chỗ ngồi cho các nhóm. Các SV mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo cho đến nhóm 2. Mỗi nhóm sẽ bầu nhóm trưởng, thư kí. - GV giao chủ đề sẽ thuyết trình cho các nhóm. Nhóm 1: Hoạt động ngoại khóa. Nhóm 2: Tổ chức một hoạt động ngoại khóa. Sau đó trong nhóm các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên. Lưu ý: GV nhớ dặn dò SV về qui định thời gian. Yêu cầu mỗi nhóm phải nộp cho GV một bản kế hoạch làm việc của nhóm trước khi thuyết trình. Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian hoàn thành - Giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo cho SV. + Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung, PPDH hóa học tập 1, NXB Đại học Sư phạm. + Sách giáo khoa lớp 8,9. + Sách GV lớp 8,9. + Nguyễn Cương (2007), PPDH hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXBGD. Bước 2: Các nhóm lần lượt lên trình bày Bước 3: Cả lớp tham gia thảo luận từng nội dung mà các nhóm báo cáo, GV cho nhận xét Câu hỏi thảo luận và bài tập cho các chủ đề của từng nhóm Nhóm 1: Lên kế hoạch, soạn giáo án một tiết hoạt động ngoại khóa. Nhóm 2: Tổ chức một cuộc thi hóa học vui ở lớp 8 (chủ đề tự chọn). Bước 4: GV tổng hợp các ý kiến, tóm tắt nội dung chính của bài. SV ghi những nội dung quan trọng của bài học Tóm tắt nội dung bài học: 1. Khái niệm: hoạt động ngoại khoá là những hoạt động học tập, giáo dục HS được tổ chức ngoài chương trình bắt buộc và tự chọn, do GV điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn thể xã hội. 2. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khoá hoá học: sáu nhiệm vụ. 3. Nguyên tắc hoạt động ngoại khoá hoá học: sáu nguyên tắc. 4. Bốn hình thức tổ chức cơ bản: Câu lạc bộ hoá học; Dạ hội hoá học; Tổ ngoại khoá; Thi HS giỏi hoá học. 5. Tổ chức một hoạt động ngoại khóa. Tổ chức hoạt động ngoại khóa theo các bước sau: - Dự thảo kế hoạch tổ chức. - Chuẩn bị. - Tổ chức thực hiện. - Tổng kết: đánh giá, rút kinh nghiệm. Hướng dẫn thiết kế giáo án hoạt động ngoại khóa - Chủ đề ngoại khóa. - Hình thức tổ chức. I. Mục tiêu a. Về tri thức b. Về rèn luyện kĩ năng phát triển tư duy c.Về giáo dục tư tưởng II. Chuẩn bị chương trình - Thời gian, địa điểm, thời lượng tiến hành. - Đối tượng tham gia. - Ban tổ chức. - Cơ sở vật chất. III. Tiến trình thực hiện - Danh mục các khâu trong quá trình, nêu cụ thể các khâu của tiến trình thực hiện. - Nội dung, phương pháp tiến hành, phương tiện hoạt động. - Thời gian cho từng nội dung: dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc cho từng phần. - Trao giải thưởng cho các đội đoạt giải. - Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức. Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Nhằm phát huy tối đa những ưu điểm của PP thuyết trình nhóm theo chủ đề trong học phần “Lý luận dạy học hóa học đại cương” ở trường CĐSP chúng tôi đã nghiên cứu thiết kế giáo án sao cho phù hợp với đặc trưng, yêu cầu của PP.  Để định hướng cho việc thiết kế giáo án chúng tôi đã đưa ra 7 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1. Giáo án phải hướng đến việc thực hiện các mục tiêu dạy học. - Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính vừa sức với đối tượng. - Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính khả thi. - Nguyên tắc 5. Thời gian thực hiện các hoạt động cần được phân chia một cách hợp lý. - Nguyên tắc 6. Đảm bảo tính hệ thống. - Nguyên tắc 7. Đảm bảo tính hiệu quả.  Khi thiết kế giáo án dạy học sử dụng “PP thuyết trình nhóm theo chủ đề” chúng tôi theo quy trình 8 bước như sau: - Bước 1. Lựa chọn bài. - Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học. - Bước 3. Tìm tài liệu tham khảo. - Bước 4. Phân chia nội dung bài học thành các phần, lập dàn ý nội dung. - Bước 5. Thiết kế các hoạt động của bài học. - Bước 6. Xác định PP và phương tiện dạy học cho mỗi phần. - Bước 7. Xây dựng phương án đánh giá. - Bước 8. Kiểm tra lại toàn bộ và chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý.  Từ hệ thống các nguyên tắc và quy trình ở trên chúng tôi tiến hành xây dựng cấu trúc các giáo án sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề gồm 3 phần: I. Mục tiêu dạy học - Về kiến thức - Về kĩ năng - Về thái độ II. Dàn ý nội dung bài học III. Tiến trình dạy học - Bước 1: Chuẩn bị. - Bước 2: Các nhóm lần lượt lên trình bày. - Bước 3: Cả lớp tham gia thảo luận từng nội dung mà các nhóm báo cáo, GV cho nhận xét. - Bước 4: GV tổng hợp các ý kiến, tóm tắt nội dung chính của bài. Cho SV ghi những nội dung quan trọng của bài học. - Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.  Sau khi xây dựng nguyên tắc, quy trình và cấu trúc giáo án chúng tôi đã thiết kế được 6 giáo án có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM Xác định tính khả thi và hiệu quả của PP thuyết trình nhóm theo chủ đề đã được thiết kế trong các bài lên lớp môn PPDHHH 1 ở trường CĐSP. Tính khả thi: khả năng sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong điều kiện thực tế. Tính hiệu quả Tính hiệu quả của các bài lên lớp có sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề được thể hiện qua: - Kết quả học tập của SV được nâng lên (đánh giá qua số điểm bài kiểm tra). - SV hiểu sâu sắc kiến thức (đánh giá qua số điểm bài kiểm tra, phiếu thăm dò ý kiến SV). -Nâng cao năng lực hợp tác, phát huy các kĩ năng hoạt động của SV (đánh giá qua các bài báo cáo của nhóm và phiếu thăm dò ý kiến SV). - SV hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn (đánh giá qua ý kiến GV TN, phiếu thăm dò ý kiến SV). 3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM - Chúng tôi có liên hệ xin TN với 4 trường: Đại học Sài Gòn, CĐSP: Long An, Kon Tum, Bình Phước. Nhưng do 2 trường CĐSP: Long An và Kon Tum năm nay không đào tạo SV Sư phạm ngành Hóa học nên chúng tôi chỉ TN được ở trường CĐSP Bình Phước, Đại học Sài Gòn. - Đối tượng TN: SV trường CĐSP Bình Phước, SV hệ Cao đẳng trường Đại học Sài Gòn. - Tổng số SV + 3 lớp TN: 121 SV. + 3 lớp ĐC: 84 SV. - Lớp TN và lớp ĐC để so sánh trong mỗi vòng TN được chọn có trình độ tương đương, thuộc cùng một loại hình đào tạo và học cùng giáo trình. Bảng 3.1. Các lớp TN-ĐC. Stt Trường Lớp TN- ĐC Lớp thực tế GV Số SV 1 CĐSP Bình Phước TN 1 K11Hóa-Sinh A Đoàn Thị Son 29 ĐC 1 K11Hóa-Sinh B 18 2 CĐSP Bình Phước TN 2 K12 Hóa Hoàng Thị Ngọc Hường 42 ĐC 2 K13 Hóa 35 3 Đại học Sài Gòn TN 3 CHO 1091+1092 Vũ Hoài Nam 50 ĐC 3 CHO 1081 31 3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM - Chúng tôi đã trao đổi, thảo luận với các GV về nội dung và phương pháp TN như sau: + Đối với lớp TN: GV dạy theo giáo án TN, có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề. + Đối với lớp ĐC: GV dạy theo giáo án không có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề. - Thời gian thực nghiệm: + Trường Đại học Sài Gòn: từ ngày 9→ 16/4/2010. + Trường CĐSP Bình Phước: từ ngày 5/3 đến 18/6 năm 2010 chia làm 3 đợt. Đợt 1: 5→ 12/3/2010. Đợt 2: 7/5/2010. Đợt 3: 18/6/2010. - Để đánh giá kết quả học tập của SV chúng tôi đã phân tích điểm bài kiểm tra cuối kỳ của SV (có nhiều câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học mà chúng tôi chọn TN) để so sánh, phân tích. - Khi dạy TN xong chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến SV sau đó tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả TN về mặt định tính. - Sau khi tiến hành cho các lớp TN - ĐC kiểm tra, chúng tôi chấm bài và xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo các bước sau: 1- Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích 2- Vẽ đồ thị các đường lũy tích 3- Lập các bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập 4- Tính các tham số thống kê đặc trưng a. Trung bình cộng         k 1 1 2 2 k k i i 1 2 k i 1 n x n x ... n x 1x n x n n ... n n ni: tần số của các giá trị xi n: số HS tham gia thực nghiệm b. Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ, số liệu càng ít phân tán. S2 = 2 ii(x x) n n 1    và S = 2 i in (x x) n 1    c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau. V = S *100% x d. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m m = S n e. Đại lượng kiểm định Student t = TN DC 2 2 TN DC n(x x ) (S S )   (n là số HS của nhóm thực nghiệm) - Chọn xác suất  (từ 0,01  0,05). Tra bảng phân phối Student [22, tr.114], tìm giá trị t,k với độ lệch tự do k = 2n  2. - Nếu t ≥ t, k thì sự khác nhau giữa TNx và DCx là có ý nghĩa với mức ý nghĩa . - Nếu t < t, k thì sự khác nhau giữa TNx và DCx là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa . 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.4.1. Kết quả đánh giá về mặt định tính 3.4.1.1. Ý kiến của GV tiến hành TN Sau khi tiến hành TN, chúng tôi đã xin ý kiến nhận xét của GV dạy lớp TN về một số nội dung liên quan đến “giáo án TN có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề ở trường Cao đẳng Sư phạm”. a. Ý kiến của GV về cách thức tổ chức PP  Cô Đoàn Thị Son trường CĐSP Bình Phước. - Cách thức tổ chức phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. - Phân công công việc các nhóm phù hợp với khả năng SV.  Cô Vũ Hoài Nam trường Đại học Sài Gòn. - Cách thức tổ chức phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. - Công việc được giao phù hợp với năng lực của SV. Tuy nhiên do các em không có phương tiện hỗ trợ học tập ở nhà đồng đều nên đôi khi có ảnh hưởng đến chất lượng bài thuyết trình của các em. b. Ý kiến của GV về cách thức đánh giá kết quả hoạt động  Cô Đoàn Thị Son trường CĐSP Bình Phước. - Cách thức đánh giá kết quả hoạt động hợp lý hạn chế được sự ăn theo, ỷ lại của một số cá nhân không hoạt động.  Cô Vũ Hoài Nam trường Đại học Sài Gòn. - Cách thức đánh giá kết quả từng cá nhân chặt chẽ, hạn chế được sự ăn theo. - Nên suy nghĩ để tìm cách đánh giá cần ít thời gian hơn nữa. c. Ý kiến của GV về hiệu quả của phương pháp PP thuyết trình nhóm theo chủ đề có những ưu điểm sau:  Cô Đoàn Thị Son trường CĐSP Bình Phước. - Tạo điều kiện cho SV hoạt động tích cực hơn. - Phát triển năng lực tự học của SV. - Phát hiện ra những SV có năng khiếu. - Tăng thêm sự tự tin, bình tĩnh phát biểu trước đám đông.  Cô Vũ Hoài Nam trường Đại học Sài Gòn. - Tăng khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm. - Phát huy tính sáng tạo. - Phát triển năng lực tự học của SV. - Làm cho SV hoạt động tích cực. - Giảm bớt được thời gian cho GV, xoáy sâu được kiến thức trọng tâm. d. Ý kiến của GV về không khí lớp học  Cô Đoàn Thị Son trường CĐSP Bình Phước. - Không khí lớp học sôi nổi. - SV trong lớp hòa đồng với nhau nhiều hơn sau mỗi buổi học.  Cô Vũ Hoài Nam trường Đại học Sài Gòn. - Không khí lớp học vui vẻ, SV tham gia thảo luận sôi nổi. - Khoảng cách giữa GV và HS cũng được rút ngắn. Kết luận: Ý kiến của các GV khi tiến hành TN: PP thuyết trình nhóm theo chủ đề có khả năng phát huy cao độ tính tích cực độc lập sáng tạo của người học, hình thành và rèn luyện cho họ năng lực hợp tác. 3.4.1.2. Ý kiến của SV Bảng 3.2. Cảm nghĩ của SV sau khi học các bài theo PP thuyết trình nhóm theo chủ đề Rất thích Thích Bình thường Không thích Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % 8 6.61 105 86.78 8 6.61 0 0 Bảng 3.3. Tác dụng của PP thuyết trình nhóm theo chủ đề Tác dụng Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý Không có ý kiến Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % 1. Làm cho SV hoạt động, tích cực 110 90.91 10 8.26 0 0 1 0.83 2. Phát huy tính sáng tạo 115 95.04 4 3.31 1 0.83 1 0.83 3. Rèn luyện các kĩ 79 65.29 40 33.06 1 0.83 1 0.83 năng dạy học (thuyết trình, diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ, đặt câu hỏi….) 4. Phát huy năng lực sở trường của bản thân 80 66.12 40 33.06 1 0.83 0 0 5. Tăng thêm khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm 120 99.17 1 0.83 0 0 0 0 6. Phát triển năng lực tổ chức 74 61.16 42 34.71 2 1.65 3 2.48 7. Phát triển năng lực tự học 90 74.38 28 23.14 3 2.48 0 0 8. Tạo động cơ học tập 86 71.07 32 26.45 0 0 3 2.48 9. Tăng thêm sự tự tin, bình tĩnh trước đám đông 93 76.86 25 20.66 1 0.83 2 1.65 10. Phát triển năng lực nhận xét, đánh giá 80 66.12 40 33.06 1 1.65 0 0 Bảng 3.4. Biểu hiện của SV trong bài học có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề Chăm chú nghe giảng Tích cực phát biểu Tích cực làm các bài tập Tích cực tham gia thảo luận nhóm Chỉ nghe giảng, ít phát biểu Chán, không tập trung Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % 117 96.69 115 95.04 110 90.91 121 100 8 6.61 3 2.48 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của PP thuyết trình nhóm theo chủ đề đến SV Tham gia hoạt động nhiều hơn vào bài học Hiểu bài nhanh và sâu sắc hơn Tăng khả năng hợp tác Bình thường Chán,khóhiểu Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % Số SV % 110 90.91 115 95.04 120 99.17 29 16.53 2 1.65 Bảng 3.6. Nhận xét về sự tích cực của SV khi sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề Tích cực hơn Bình thường Không tích cực bằng Số SV % Số SV % Số SV % 119 98.35 1 0.83 1 0.83 6. Theo ý em nên làm thế nào để phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề có hiệu quả cao hơn ? - Chủ đề GV đưa phải dễ tìm tài liệu, dễ hiểu (97%). - Các bạn trong nhóm phải tích cực hơn nữa với công việc được giao (90%). - Nên học 2-3 tiết liền để có nhiều thời gian báo cáo, thảo luận (98%). 3.4.2. Kết quả đánh giá về mặt định lượng Sau khi thực nghiệm, chúng tôi thu được các kết quả như sau: Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra Lớp Số SV Điểm Xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 29 0 0 0 0 2 6 6 9 4 2 0 6.45 ĐC1 18 0 0 0 1 5 7 2 2 1 0 0 5.11 TN2 42 0 0 0 0 2 3 4 12 14 7 0 7.29 ĐC2 35 0 0 0 2 3 5 8 8 7 2 0 6.31 TN3 50 0 0 0 0 0 3 7 25 7 8 0 7.20 ĐC3 31 0 0 0 0 2 6 13 6 2 2 0 6.19 Bảng 3.8. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của lớp TN1 - ĐC1 Điểm Xi Số SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi trở xuống TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 TN1 ĐC1 0 0 0 - - - - 1 0 0 - - - - 2 0 0 - - - - 3 0 1 - 5.56 - 5.56 4 2 5 6.90 27.78 6.90 33.33 5 6 7 20.69 38.89 27.59 72.22 6 6 2 20.69 11.11 48.28 83.33 7 9 2 31.03 11.11 79.31 94.44 8 4 1 13.79 5.56 93.10 100.00 9 2 0 6.90 - 100.00 10 0 0 - -  29 18 100.000 100.000 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 ĐC1 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 – ĐC1 Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của lớp TN2 - ĐC2 Điểm Xi Số SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi trở xuống TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 TN2 ĐC2 0 0 0 - - - - 1 0 0 - - - - 2 0 0 - - - - 3 0 2 - 5.71 - 5.71 4 2 3 4.76 8.57 4.76 14.29 5 3 5 7.14 14.29 11.90 28.57 6 4 8 9.52 22.86 21.43 51.43 7 12 8 28.57 22.86 50.00 74.29 8 14 7 33.33 20.00 83.33 94.29 9 7 2 16.67 5.71 100.00 100.00 10 0 0 - - - -  42 35 100.000 100.000 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN2 ĐC2 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2– ĐC2 Bảng 3.10. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích của lớp TN3 - ĐC3 Điểm Xi Số SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi trở xuống TN3 ĐC3 TN3 ĐC3 TN3 ĐC3 0 0 0 - - - - 1 0 0 - - - - 2 0 0 - - - - 3 0 0 - - - - 4 0 2 - 6.45 - 6.45 5 3 6 6.00 19.35 6.00 25.81 6 7 13 14.00 41.94 20.00 67.74 7 25 6 50.00 19.35 70.00 87.10 8 7 2 14.00 6.45 84.00 93.55 9 8 2 16.00 6.45 100.00 100.00 10 0 0 - -  50 31 100.000 100.000 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN3 ĐC3 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN3– ĐC3 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích các lớp TN-ĐC Điểm Xi Số SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi % SV đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 - - - - 1 0 0 - - - - 2 0 0 - - - - 3 0 3 - 3.57 - 3.57 4 4 10 3.31 11.90 3.31 15.48 5 12 18 9.92 21.43 13.22 36.90 6 17 23 14.05 27.38 27.27 64.29 7 46 16 38.03 19.05 65.29 83.33 8 25 10 20.66 11.90 85.95 95.24 9 17 4 14.05 4.76 100.00 100.00 10 0 0 - -  121 84 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích các lớp TN-ĐC Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập các lớp TN-ĐC Cặp TN % Yếu - Kém % Trung bình % Khá - Giỏi TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 6.90 33.33 41.38 50.00 51.72 16.67 2 4.76 14.29 16.67 37.14 78.57 48.57 3 0 6.45 20.00 61.29 80.00 32.26  3.31 15.48 23.97 48.81 72.73 35.71 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Y-K TB K-G TN DC Hình 3.5. Đồ thị tổng hợp kết quả học tập các lớp TN-ĐC Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN-ĐC Cặp TN x m  S V % TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 6.45 0.25 5.11 0.3 1.35 1.28 20.97 25.01 2 7.29 0.20 6.31 0.26 1.33 1.59 18.26 25.12 3 7.20 0.15 6.19 0.22 1.07 1.22 14.85 19.74  7.05 0.12 6.012 0.16 1.27 1.46 18.02 24.29 Nhận xét về kết quả các tham số đặc trưng ở bảng 3.13. - XTBTN > XTBĐC: điểm trung bình cộng của tất cả các lớp TN đều cao hơn lớp ĐC. Như vậy kết quả kiểm tra lớp TN tốt hơn lớp ĐC. - Hệ số biến thiên VTN < VĐC: nghĩa là mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của các lớp TN nhỏ hơn, chứng tỏ trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. - Kiểm tra kết quả TN bằng phép thử student với xác suất sai lầm  = 0.01: Bảng 3.14. Các tham số thống kê Cặp TN n k t , kt  1 29 56 3.87 2.66 2 42 82 3.04 2.64 3 50 98 4.38 2.63  121 240 5.89 2.60 Nhận xét về kết quả các tham số thống kê ở bảng 3.14: Ta thấy, ở các cặp TN đều có t > , kt  vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa các nhóm TN và ĐC do tác động của phương án TN là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa  = 0.01). 3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình TN chúng tôi có một số bài học kinh nghiệm sau đây: 1) Lựa chọn chủ đề để thuyết trình Nên chọn các chủ đề: thiết thực, vừa sức, dễ hiểu, có thể tìm tài liệu. 2) Chia nhóm - Nên áp dụng phương pháp chia ngẫu nhiên: đếm số thứ tự 1,2,3…n rồi lặp lại cho đến SV cuối cùng (n là số nhóm cần chia). Các SV mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1), tiếp theo cho đến nhóm n. Cách chia nhóm này rèn luyện cho SV khả năng làm quen, hợp tác …. Phân chia sẵn vị trí chỗ ngồi cho các nhóm. - Số lượng thành viên trong mỗi nhóm từ 4- 6 thành viên là có hiệu quả nhất. Xây dựng nhóm, yêu cầu trách nhiệm từng thành viên có tính luân phiên. - Một nhóm gắn kết với nhau trong khoảng thời gian xác định vì khi tồn tại lâu sẽ sinh ra tình trạng trì trệ, thiếu năng động, dựa dẫm vào nhau. - Số lượng các thành viên trong nhóm mang tính đa dạng hội đủ các năng lực giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, môi trường sống. 3) Giao nhiệm vụ cho nhóm Nhiệm vụ giao cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của nhóm mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu. 4) Thảo luận ở nhóm - Nên kê bàn học quay vào nhau, đảm bảo khi mỗi thành viên phát biểu thì cả nhóm đều nghe rõ. - Trong nhóm phải biết phối hợp tốt với nhau, chọn người có cách giới thiệu ấn tượng để mở đầu. - GV nên đi đến các nhóm để theo dõi hoạt động, quan tâm hơn đến các nhóm có khó khăn, phát hiện kịp thời những bế tắc, những lỗ hổng kiến thức, những điều SV còn băn khoăn để làm rõ. 5) Các nhóm trình bày trước lớp - Nên hướng dẫn trước cho SV cách thức trình bày một bài báo cáo. Nội dung trình bày nên có 3 phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung chính nên có lý luận, thực tiễn và đề xuất ý kiến mới. - Yêu cầu phải có sự phân công đều nhiệm vụ cho từng người khi nhóm lên thuyết trình. - Để tất cả các bạn trong lớp dễ theo dõi đầy đủ các nội dung bài báo cáo, các nhóm trình bày nên photo phần thuyết trình của nhóm mình phát cho các bạn. 6) Tổ chức, hướng dẫn thảo luận ở nhóm, ở lớp - GV nên đưa ra hệ thống các câu hỏi định hướng cho SV để thảo luận đúng vấn đề trọng tâm.. - Để mọi người đều hoạt động, yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm lên trình bày. - GV chú ý theo dõi phần trình bày của SV, phần chất vấn của các nhóm bạn và phần giảng giải của nhóm đang thuyết trình, nếu các em gặp vướng mắc hoặc lỗ hổng kiến thức phải tháo gỡ ngay. 7) Khắc phục tình trạng thiếu tập trung của SV - Để mọi người chú ý vào việc thuyết trình, nên yêu cầu mỗi cá nhân viết phiếu nhận xét có ghi họ tên hoặc khi các nhóm thuyết trình xong GV yêu cầu các nhóm còn lại đánh giá về phần báo cáo của nhóm bạn. - Đặt câu hỏi và chỉ định SV trả lời. - Có thể cho làm bài kiểm tra ngắn. 8) Quản lý thời gian - Định trước thời gian đích thực cho các nhóm - Nếu có nhóm SV trình bày dài dòng, xa chủ đề cần khéo léo điều chỉnh ngay. 9) Thi đua giữa các nhóm và cá nhân - Bỏ phiếu bình chọn cho cá nhân và nhóm trình bày tốt, dựa vào số phiếu cao thấp để xếp hạng 1,2,3…… - Thưởng quà cho cá nhân, tập thể được giải. Có phần thưởng nhỏ cho nhóm trình bày tốt nhất thì không khí sẽ vui hơn. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Sau khi liên hệ với trường Đại học Sài Gòn và CĐSP Bình Phước để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tuần tự thực hiện các công việc như sau: 1. Soạn thảo kế hoạch thực nghiệm - Lập danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng, kèm theo tên của GV bộ môn và sĩ số SV ở mỗi lớp. - Xác định PP thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm. - Xây dựng qui trình thực nghiệm chung. - Xây dựng qui trình tham khảo ý kiến GV về PP. - Lập kế hoạch lên lớp để GV thực hiện. - Soạn đề kiểm cuối môn học. 2. Tiến hành thực nghiệm Chúng tôi đã trao đổi, thảo luận với các GV về nội dung và phương pháp TN như sau: - Đối với lớp TN: GV dạy theo giáo án TN, có sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề. - Đối với lớp ĐC: GV dạy theo giáo án không có sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề. - Thống nhất với GV về những nội dung trong kế hoạch giảng dạy ở các lớp: TN, ĐC. - Tổ chức cho kiểm tra 90 phút sau khi kết thúc môn học. - Thu hồi các phiếu thăm dò ý kiến. 3. Kết quả thực nghiệm Thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt các bước của quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu thập số liệu và tiến hành xử lý toán học thống kê điểm kiểm tra cuối kỳ ở 6 lớp (gồm 3 lớp TN và 3 lớp ĐC). Kết quả như sau: - Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra của lớp TN luôn luôn cao hơn lớp đối chứng. - Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của TN đều cao hơn lớp ĐC. Như vậy, PP thuyết trình nhóm theo chủ đề đã đạt được thành công trong việc góp phần nâng cao kết quả học tập và năng lực hợp tác của SV Mặt khác, sau khi tổng hợp ý kiến từ các GV và SV tham gia thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy PP thuyết trình nhóm theo chủ đề đã đạt được những điểm số cao rất khích lệ. PP đã được phần lớn GV và HS đón nhận và đánh giá cao ở nhiều mặt. KẾT LUẬN 1. Kết luận Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã thu được các kết quả khoa học như sau: 1.1. Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 1.2. Nghiên cứu về hoạt động nhóm và PP thuyết trình nhóm theo chủ đề. Luận văn đã góp phần:  Xây dựng lý luận về dạy học theo nhóm. - Khái niệm: nhóm, hoạt động nhóm và dạy học nhóm. - Mục đích và công dụng, nhược điểm của dạy học nhóm. - Tìm hiểu các tiêu chí thành lập nhóm, tiến trình tổ chức dạy học nhóm. - Những chỉ dẫn đối với GV để tổ chức dạy học nhóm có hiệu quả.  Xây dựng lý luận về PP thuyết trình nhóm theo chủ đề. - Khái niệm. - Các bước tiến hành thuyết trình nhóm theo chủ đề. - Vai trò của người hướng dẫn và học viên. - Tác dụng của phương pháp. 1.3. Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH - Cơ sở của việc dạy học: PPDH, tư tưởng dạy học hướng vào người học và các xu hướng đổi mới PPDH. - Các hướng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp: dạy học bằng hoạt động của người học, dạy học bằng sự đa dạng PP và các PPDH tích cực. 1.4. Tìm hiểu thực trạng sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề trong bộ môn “PPDHHH” ở trường Cao đẳng Sư phạm. Qua tìm hiểu ý kiến của đồng nghiệp chúng tôi thấy rằng hiện nay PPDH nhóm trong bộ môn PPDHHH được sử dụng rất rộng rãi ở các trường Cao đẳng. Nhưng “Phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề” thì chưa một trường Cao đẳng nào tổ chức và áp dụng. Nghiên cứu và xây dựng:  Bảy nguyên tắc thiết kế giáo án các bài học có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề.  Quy trình 8 bước thiết kế giáo án và cấu trúc giáo án các bài học có sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề.  Thiết kế được 6 giáo án có sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề. Tiến hành TN tại 6 lớp thuộc 2 trường: Đại học Sài Gòn (SV thuộc hệ Cao đẳng) từ ngày 9→16/4/2010 và CĐSP Bình Phước từ ngày 5/3/2010→ 18/6/2010 với tổng số 205 SV. Kết quả TN sư phạm đã chứng tỏ, khi sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học phần “Lý luận dạy học hóa học đại cương” ở trường CĐSP thì chất lượng của hoạt động dạy học được nâng cao. Cụ thể:  Thông qua việc khảo sát 121 SV bằng phiếu thăm dò kết quả cho thấy: đa phần các em thích phương pháp này (86.78%), phương pháp này có rất nhiều tác dụng: làm cho SV hoạt động, tích cực (90.91%), phát huy tính sáng tạo (95.04%), tăng thêm khả năng hợp tác làm việc theo nhóm (99.17%)….  Khi sử dụng PP này SV: tích cực phát biểu (95.04%), tích cực làm các bài tập (90.91%), tích cực tham gia thảo luận nhóm (100%), tham gia hoạt động nhiều hơn vào bài học (90.91%), hiểu bài nhanh và sâu sắc hơn (95.04%)…  Điểm trung bình lớp TN cao hơn điểm trung bình lớp ĐC. Từ những kết quả thu được sau khi thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy “Phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề” không chỉ áp dụng riêng cho môn PPDHHH mà còn có thể áp rộng rãi đến các bộ môn khác trong ngành Hóa học. 2. Đề xuất Qua quá trình nghiên cứu và từ những kết quả thu được của đề tài, chúng tôi có một số đề xuất như sau: 2.1. Với các trường Đại học và Cao đẳng - Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề về PPDHHH mới. - Tổ chức tập huấn trực tiếp cho GV trường CĐSP tiếp cận với PPDHHH mới. - Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện để GV thực hiện đổi mới PPDH. - Nhà trường cần tăng cường trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy và học nói chung và phòng bộ môn, phòng Thí nghiệm hóa học nói riêng, xếp thời khóa biểu hợp lý nhằm giúp GV sử dụng PP thuyết trình nhóm theo chủ đề thuận lợi và có hiệu quả. 2.2. Với GV - GV cần mạnh dạn đổi mới PPDH phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại ngày nay. - Khi sử dụng phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề trong dạy học GV cần kiên trì, sáng tạo trong cách tổ chức phương pháp. 2.3. Với SV - Tích cực, sáng tạo trong học tập, tham gia xây dựng bài học mới. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phương pháp thuyết trình nhóm theo chủ đề là PPDH có khả năng phát huy cao độ tính tích cực độc lập sáng tạo của người học, hình thành và rèn luyện cho họ năng lực hợp tác. Phương pháp này có thể nghiên cứu để áp dụng ở khoa Tự nhiên (ngành Hóa) các trường CĐSP trong cả nước tùy theo tình hình cụ thể của từng trường, từng địa phương. Do hạn chế về khả năng của bản thân cũng như về các điều kiện thực tế khách quan khác nên thiếu sót là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng rằng những đóng góp của luận văn, trong chừng mực nào đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở các trường CĐSP. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đoàn Ngọc Anh (2007), Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp công nghệ thông tin, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 2. Trịnh Văn Biều (2002), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học hóa học cho SV trường Đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Trịnh Văn Biều (2003), Các PPDH hiệu quả, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 4. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 5. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 6. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 7. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông môn hoá học - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. 8. Trịnh Văn Biều (7/2008), Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo (khoa hóa) về nâng cao hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học. 9. Trịnh Văn Biều (8/2010), Phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004 -2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III – tập 1, NXB Giáo dục. 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004 -2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III – tập 2, NXB Giáo dục. 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Hóa học, NXB Giáo dục. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Cao đẳng Sư phạm đào tạo GV Trung học cơ sở ngành hóa học (chuyên môn 1), Hà Nội. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch đào tạo ngành Hóa học, Dự án đào tạo giáo viên THCS – LOAN No 1718- VIE (SF) (9/2007), NXB Đại học Sư Phạm. 15. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động – Xã hội. 16. N.A.Burâykô (1979), Những vấn đề triết học của hóa học, NXB Giáo dục. 17. Nguyễn Cương (chủ biên)- Nguyễn Mạnh Dung (2006), PPDH hóa học tập 1, NXB Đại học Sư phạm. 18. Nguyễn Cương (2007), PPDH hóa học ở trường phổ thông và đại học- một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục. 19. Nguyễn Cương (chủ biên)- Nguyễn Mạnh Dung- Nguyễn Thị Sửu (2000), PPDH hóa học tập I, NXB Giáo dục Hà Nội. 20. Nguyễn Cương (chủ biên)- Nguyễn Mạnh Dung (2006), PPDH hóa học tập II, NXB Đại học Sư phạm. 21. Nguyễn Thị Khánh Chi (2007), Thử nghiệm phương pháp hợp tác nhóm nhỏ và phương pháp đóng vai trong dạy học hóa học lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của HS, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 22. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 23. Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh Niên. 24. Lê Văn Hảo (2006), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Trường Đại học Nha Trang. 25. Bùi Văn Huệ, Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Hoàng Thị Xuân Hoa (2004), Nghệ thuật ứng xử sư phạm, NXB Đại học Sư phạm. 26. Nguyễn Thành Kỉnh, Quy trình dạy học theo hướng học tập hợp tác nhóm ở cấp THCS, Tạp chí giáo dục số 226(kì 2- 11/2009). 27. Hỉ A Mổi (2009), Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy và học môn hóa học ở trường THPT – phần hóa 10 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 28. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2005), Hội thảo tập huấn- phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo- dự án đào tạo GV THCS. 29. Philippe Meirieu (3-2000), Tài liệu dịch “Dạy học theo nhóm”, Dự án Việt- Bỉ hỗ trợ học từ xa - Hà Nội. 30. Hội Hóa Học Việt Nam - Phân hội giảng dạy Hóa Học (2008), Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc gia “Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hóa học ở các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội. 31. Đặng Thị Oanh (chủ biên), Trần Trung Ninh, Đặng Xuân Thư, Nguyễn Phú Tuấn (2005), Thiết kế bài soạn hóa học 8 - các phương án cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục. 32. Đặng Thị Oanh (chủ biên), Trần Trung Ninh, Đặng Xuân Thư, Nguyễn Phú Tuấn (2005), Thiết kế bài soạn hóa học 9 - các phương án cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục. 33. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Tài liệu giảng dạy cao học “PPDH các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông (học phần PPDH 2)”, Đại học Sư phạm Hà Nội. 34. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thomes, Anh Quốc. 35. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy học hóa học - tập 1, NXB Giáo dục - Hà Nội. 36. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1, NXBGD. 37. Nguyễn Thị Sửu (2008), Tài liệu giảng dạy cao học “tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông”, Đại học Sư phạm Hà Nội. 38. Nguyễn Trọng Sửu, Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực - Group studying - an active teaching method, Tạp chí giáo dục số 171 (kì 1- 9/2007). 39. Lê Trọng Tín (2001), PPDH môn hóa học, NXB Giáo dục. 40. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Khoa học- Xã hội. 41. Phan Đồng Châu Thủy (2008), Dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức cho HS lớp 10 nâng cao qua chương nhóm oxi, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Huế. 42. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXBGD. 43. Trường Đại học Cần Thơ (1999), Tài liệu bồi dưỡng lý luận dạy học, Cần Thơ. 44. Nguyễn Xuân Trường (1998), Hóa học vui, NXB KHKT, Hà Nội. 45. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Cương (chủ biên), Ngô Ngọc An, Đỗ Tất Hiển, Hóa học lớp 8, NXB Giáo dục. 46. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ, Hóa học lớp 9, NXB Giáo dục. 47. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Cương (chủ biên), Đỗ Tất Hiển, Nguyễn Phú Tuấn, Sách giáo viên hóa học lớp 8, NXB Giáo dục. 48. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Ngô Văn Vụ, Sách giáo viên hóa học lớp 9, NXB Giáo dục. Tiếng Anh 49. Johnson, D.Johnson, R&Holubec, E.(1998), Cooperation in the classrom, Boston: Ally and Bacon. 50. Johnson, D.Johnson, R.(1999), Learning together and alone: cooperative, competitive, and individualistic learning, Boston: Ally and Bacon. 51. Mae, Ira Freeman (1994), Fun with Chemistry, New York – USA. 52. Lanford (1995), Using Chemistry,USA. Websites 53. (Wikipedia- Bách khoa toàn thư mở) 54. ?p=59288#post59288 55. www.ctu.edu.vn/colleges/tech/daotao/2006/thamkhao/PPGD%20moi.pdf. (Đại học Cần Thơ) 56. 57. (Intergrating New Technologies Into the Methods of Education)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH040.pdf
Tài liệu liên quan