TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong các thí nghiệm sinh học phân tử, người ta thường sử dụng mẫu máu, da,
cơ để ly trích DNA. Tuy nhiên, nhiều khi ta không thể có những loại mẫu đó, ví dụ
trong khoa học hình sự hay khi nghiên cứu về những loài tiệt chủng hay loài quý hiếm.
Ngoài ra, thu thập mẫu lông dễ dàng hơn thu thập các loại mẫu khác trên thú sống. Với
mục đích tìm một quy trình tối ưu cho ly trích DNA từ nhiều nguồn lông, đề tài được
tiến hành trên lông bò và lông heo. Kết quả ly trích được đánh giá dựa vào tỷ số OD
của mẫu DNA và hiệu suất thành công của PCR với đoạn mồi phân biệt giới tính và
đoạn mồi phát hiện gen halothane.
Kết quả đạt được như sau:
1. Dung dịch đệm ly trích chứa proteinase K và Ca2+ ở các nồng độ 2 mM, 6
mM và 10 mM cho DNA với tỷ số OD đạt khoảng 1,6 – 1,69. Trong đó, sản phẩm
PCR từ DNA của gốc lông bò khi ly trích với dung dịch đệm có 10 mM Ca2+ cho 1
băng dài 370 bp của gen giới tính.
2. DNA ly trích từ mẫu gốc lông heo và gốc lông bò không có sự khác biệt
nhau về tỷ số OD và hàm lượng .
3. DNA từ gốc lông bò (tỷ số OD trung bình 1,76) tinh sạch và có hàm
lượng cao hơn DNA từ ngọn lông (1,2).
4. DNA ly trích từ dung dịch đệm có DTT (tỷ số OD trung bình 1,84) tinh
sạch hơn DNA từ dung dịch đệm không có DTT (1,58).
5. Nồng độ CTAB trong quá trình ly trích có ảnh hưởng đến độ tinh sạch
của DNA. Không bổ sung CTAB cho tỷ số OD cao nhất (1,84 ); 0,06% CTAB cho
OD = 1,6; 0,2% CTAB cho OD = 1,3.
6. Sử dụng BSA cũng không có tác dụng trong việc cải thiện kết quả PCR
vì không nhân được đoạn DNA 655 bp của gen giới tính.
Nhìn chung, các hoá chất được bổ sung vào quy trình ly trích DNA và hỗn
hợp PCR chỉ cho đoạn sản phẩm PCR ngắn (370 bp) mà không có đoạn DNA dài
(655 bp) của gen giới tính. Đồng thời, các thí nghiệm đều không cho kết quả mong
muốn khi PCR phát hiện gen halothane trên 5 mẫu lông heo.
MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm ơn .1
Tóm tắt khóa luận .iv
Mục lục .vi
Danh sách các chữ viết tắt . viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình và biểu đồ x
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề .1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1
1.2.1. Mục tiêu .1
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
2.1. Cấu trúc tổng quan của lông .3
2.2. Cấu trúc của lông bò và lông heo .3
2.3. Cấu trúc của melanin 4
2.4. Cấu tạo của keratin .5
2.5. Những công trình tách chiết DNA từ lông .5
2.6. Nguyên tắc của PCR .7
2.7. Nguyên tắc xác định gen giới tính và gen halothane 9
2.7.1. Nguyên tắc xác định gen giới tính .9
2.7.2. Nguyên tắc xác định gen halothane .9
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1. Nội dung nghiên cứu 11
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 11
3.3. Vật liệu .11
3.3.1. Nguồn mẫu chiết xuất DNA 11
3.3.2. Đoạn mồi .11
3.3.2.1. Đoạn mồi của gen xác định giới tính 11
3.2.2.2. Đoạn mồi của gen halothane 12
3.4. PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .12
3.4.1. Lấy và trữ mẫu .12
3.4.2. Tách chiết DNA .12
3.4.3. Đánh giá độ tinh sạch và hàm lượng DNA ly trích .15
3.4.4. Thực hiện phản ứng PCR 15
3.4.4.1. Multiplex PCR xác định giới tính 15
3.4.4.2. PCR xác định gen halothane .16
3.4.5. Điện di và quan sát kết quả 17
3.4.5.1. Chuẩn bị gel agarose 17
3.4.5.2. Kết quả điện di PCR .17
3.5 Xử lý số liệu 17
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .18
4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ Ca2+ trong dung dịch đệm ly trích DNA 18
4.2. Thí nghiệm 2: So sánh DNA ly trích từ gốc và ngọn lông bò .19
4.3. Thí nghiệm 3: So sánh DNA ly trích từ lông heo và lông bò 20
4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tác dụng của DTT trong việc phân cắt keratin khi ly trích
DNA .21
4.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát tác dụng của CTAB trong việc loại bỏ melanin 23
4.6. Thí nghiệm 6: Sử dụng BSA trong phản ứng PCR 23
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 25
5.1. Kết luận .25
5.2. Đề nghị .25
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .26
PHỤ LỤC 28 .
Sử dụng số hóa chất cải thiện hiệu quả ly trích DNA từ lông
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng số hóa chất cải thiện hiệu quả ly trích DNA từ lông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và gen halothane ................................................ 9
2.7.1. Nguyên tắc xác định gen giới tính ..................................................................... 9
2.7.2. Nguyên tắc xác định gen halothane ................................................................... 9
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 11
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 11
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành.............................................................................. 11
3.3. Vật liệu ................................................................................................................... 11
3.3.1. Nguồn mẫu chiết xuất DNA ............................................................................ 11
3.3.2. Đoạn mồi ......................................................................................................... 11
3.3.2.1. Đoạn mồi của gen xác định giới tính ........................................................ 11
vii
3.2.2.2. Đoạn mồi của gen halothane .................................................................... 12
3.4. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ............................................................................. 12
3.4.1. Lấy và trữ mẫu ................................................................................................. 12
3.4.2. Tách chiết DNA ............................................................................................... 12
3.4.3. Đánh giá độ tinh sạch và hàm lƣợng DNA ly trích ......................................... 15
3.4.4. Thực hiện phản ứng PCR ................................................................................ 15
3.4.4.1. Multiplex PCR xác định giới tính ............................................................ 15
3.4.4.2. PCR xác định gen halothane..................................................................... 16
3.4.5. Điện di và quan sát kết quả .............................................................................. 17
3.4.5.1. Chuẩn bị gel agarose ................................................................................ 17
3.4.5.2. Kết quả điện di PCR ................................................................................. 17
3.5 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 17
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 18
4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ Ca2+ trong dung dịch đệm ly trích DNA ............ 18
4.2. Thí nghiệm 2: So sánh DNA ly trích từ gốc và ngọn lông bò ............................... 19
4.3. Thí nghiệm 3: So sánh DNA ly trích từ lông heo và lông bò ................................ 20
4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tác dụng của DTT trong việc phân cắt keratin khi ly trích
DNA ............................................................................................................................... 21
4.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát tác dụng của CTAB trong việc loại bỏ melanin .............. 23
4.6. Thí nghiệm 6: Sử dụng BSA trong phản ứng PCR ................................................ 23
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 25
5.1. Kết luận................................................................................................................... 25
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 25
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 26
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 28
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp base pair
ctv cộng tác viên
DNA deoxyribonucleic acid
NST nhiễm sắc thể
OD optical density
DTT Dithiothreitol
CTAB Cetyltrimetylamonium bromide
BSA bovine serum albumine
PCR polymerase chain reaction
Taq thermus aquaticus
Tỷ số OD tỷ số OD260 nm /OD280 nm
UI unit
UV ultra violet
W wave
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Trình tự các đoạn mồi của gen xác định giới tính ........................................ 12
Bảng 3.2 Thành phần hỗn hợp PCR xác định giới tính ................................................. 15
Bảng 3.3 Chu kỳ nhiệt trong PCR xác định giới tính ................................................... 16
Bảng 3.4 Thành phần hỗn hợp PCR xác định gen halothane ....................................... 16
Bảng 3.5 Chu kỳ nhiệt trong PCR xác định gen halothane .......................................... 17
Bảng 4.1 Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi tƣơng ứng với các nồng độ Ca2+ ...... 18
Bảng 4.2a Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ 2 vị trí lông bò ............................ 19
Bảng 4.2b Kết quả PCR từ 2 vị trí lông bò ................................................................... 19
Bảng 4.3 Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ 2 nguồn lông ................................ 21
Bảng 4.4 Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ việc sử dụng DTT ........................ 22
Bảng 4.5 Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ 3 mức CTAB ................................ 23
Bảng 4.6 Kết quả PCR tƣơng ứng với nồng độ BSA đƣợc bổ sung ............................. 24
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TRANG
Hình 2.1 Chu kỳ đầu tiên trong PCR .............................................................................. 7
Hình 2.2 Chu kỳ thứ hai trong phản ứng PCR .............................................................. 8
Hình 4.1 Kết quả PCR từ mẫu có 10 mM Ca2+ ............................................................. 19
Hình 4.2 Kết quả PCR từ ngọn lông và gốc lông bò ..................................................... 20
Hình 4.3 Kết quả PCR với DNA từ gốc lông heo và gốc lông bò ................................ 21
Hình 4.4 Kết quả PCR từ mẫu có DTT và không DTT ................................................. 22
Hình 4.6 Kết quả PCR từ mẫu sử dụng và không sử dụng BSA ................................... 24
Biểu đồ 4.1 Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA ly trích tƣơng ứng với các nồng độ Ca2+ .. 18
Biểu đồ 4.2 Tỷ số OD của DNA ly trích từ gốc lông và ngọn lông bò ......................... 19
Biểu đồ 4.3 Tỷ số OD của DNA ly trích từ mẫu gốc lông heo và lông bò ................... 21
Biểu đồ 4.4 So sánh DNA ly trích bởi dung dịch đệm có DTT và không có DTT ....... 22
Biểu đồ 4.5 Tỷ số OD của DNA ly trích bởi dung dịch đệm có và không có CTAB ... 23
1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công nghệ sinh học đang ngày càng thể hiện tầm quan trọng trong rất nhiều
ngành khoa học nhƣ chăn nuôi, thực vật, thực phẩm...Áp dụng kỹ thuật gen trong
nghiên cứu di truyền đã làm tăng cấp độ và hiệu quả của việc cải thiện cây trồng và
chăn nuôi. Một điều kiện tiên quyết để đạt ƣu điểm của những phƣơng pháp này là khả
năng tách chiết và tinh sạch DNA đạt yêu cầu số lƣợng và giữ nguyên cấu trúc.
Sự phát triển của những phƣơng pháp tinh sạch DNA hiệu quả từ nhiều nguồn
mẫu khác nhau là mối quan tâm đối với những phòng thí nghiệm mô hình mẫu. Công
việc này đang là thử thách đối với những vật liệu chứa một hàm lƣợng lớn
polysaccharide hay những chất thứ cấp nhƣ polyphenol, terpene, resin…
Tách chiết DNA từ máu, thịt rõ ràng không phức tạp và dễ thành công. Các
mẫu này thƣờng đƣợc dùng cho hầu hết các nghiên cứu. Tuy nhiên, các nguồn mẫu
khác nhƣ lông, da, xƣơng… cũng cần đƣợc quan tâm. Loại mẫu này thƣờng chứa
lƣợng DNA ít, nhiều protein và chất hữu cơ nên việc ly trích trở nên khó khăn khi
muốn tinh sạch và có đủ lƣợng DNA cho bất kỳ phân tích nào.
Lông có thể là nguồn DNA cho những nghiên cứu không ảnh hƣởng đến cơ
thể sống. Tuy nhiên, lông chứa một lƣợng rất nhỏ DNA, do đó tìm ra một phƣơng
pháp để tách chiết DNA từ lông là hết sức quan trọng. Vấn đề quan tâm nhất hiện nay
đối với mẫu lông là lƣợng nhỏ DNA, chứa nhiều protein ức chế và quy trình tách chiết
không đặc hiệu. Do đó hoàn thiện quy trình tách chiết DNA từ lông cho những thí
nghiệm xa hơn là cần thiết. Từ việc thử nghiệm những quy trình ly trích, một bộ kit có
thể đƣợc tạo sẽ giúp việc tách chiết đƣợc thực hiện nhanh, và có thể đƣợc thƣơng mại
hóa vì vấn đề này vẫn còn đang bỏ ngỏ.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Đánh giá ảnh hƣởng của một số hóa chất trong quy trình tách chiết DNA từ
lông, trên cơ sở hoàn thiện quy trình ly trích và tạo bộ kit ly trích lông sau này.
2
1.2.2. Yêu cầu
- Thay đổi quy trình tách chiết DNA từ lông heo, bò bằng cách bổ sung canxi,
DTT, CTAB trong dung dịch đệm ly trích, và bổ sung BSA trong hỗn hợp PCR.
- Kiểm tra hiệu quả quy trình tách chiết thông qua đo OD và phản ứng PCR với
gen mục tiêu là giới tính (trên bò) và halothane (trên heo).
3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cấu trúc tổng quát của lông
Theo Hairhandout (2005), lông có 3 vùng hình thái học: lớp cutin, vỏ, lõi.
- Lớp cutin: là 1 lớp mờ bên ngoài của thân lông chứa những vảy bao lấy
thân. Có 3 cấu trúc vảy cơ bản tạo lên lớp cutin – vòng hoa, cánh hoa, mái ngói.
- Lớp vỏ: là thân chính của lông chứa những tế bào thon dài và mảnh. Nó
chứa cortical fusi, hạt sắc tố, và / hoặc những cấu trúc có hình dạng từ bầu dục đến
hình tròn lớn gọi là thân hình trứng.
- Lõi: là trung tâm của những tế bào có thể hiện diện trong lông.
Thành phần cơ bản của lông là keratin (1 loại protein), melanin (1 loại sắc tố),
và 1 lƣợng rất nhỏ nguyên tố kim loại.
2.2. Cấu trúc của lông bò và lông heo
Theo Wagner và ctv (1996), lông không chỉ bao gồm thân lông chết nhìn thấy
bên ngoài da mà còn bao gồm phần gốc đang phát triển trong da. Phần gốc nằm trong
da đƣợc bao quanh bởi bao gốc lông, để lộ ra cấu trúc phức tạp và khác nhau. Cấu trúc
này thƣờng đƣợc tìm thấy trong tất cả động vật có vú.
Tại phần đế của lông có hình dạng nhƣ chuông (hành lông), bao quanh là một
nhú da nhỏ, hình dạng này phụ thuộc vào lớp biểu bì hình ngói của da. Chức năng của
hành lông là dinh dƣỡng cho những tế bào đang phát triển của lông. Những tế bào gần
nhú lông không khác nhau và là vùng tái sinh của lông, bao gồm cả bao gốc. Phụ thuộc
vào vị trí của chúng trong hành lông, những tế bào đƣợc tạo ra sau trong vùng này
khác nhau về những loại tế bào mà nó sẽ tạo ra lông và mô xung quanh nó. Mô này
chứa năm lớp đồng tâm khác nhau, ba lớp trong cùng hợp thành bao gốc trong cùng
(inner root sheath – IRS). Tiếp xúc trực tiếp với lớp cutin của lông là cutin của IRS
(IRS – cutin), tiếp theo là hai lớp, lớp Huxley và lớp Henle. Lớp kèm (companion
layer – CL) là lớp tiếp theo bên trong bao gốc. Lớp này cũng đƣợc gọi là lớp trong
cùng của bao gốc bên ngoài (outer root sheath – ORS) hay bao gốc giữa. Lớp ngoài
cùng của bao gốc là ORS, bao quanh bởi những lớp khác nhau và lông. Lớp ORS
4
không chỉ nằm trong phần nhú da của gốc lông, mà còn trong phần thân lông, thay đổi
bên trong lớp biểu bì tại điểm kết thúc của nó.
Những lớp của bao gốc
IRS chứa ba lớp tế bào khác nhau. Lớp trong cùng của nó là cutin (IRS –
cutin), những tế bào của nó là những tế bào nhỏ nhất của lông với bề dày dƣới 1 mm.
Chúng có hình dạng và cách xếp lớp giống vảy cá. Lớp cutin đƣợc theo sau bởi hai lớp
tế bào đơn từ những tế bào có cấu trúc tƣơng tự: lớp Huxley bên trong và Henle bên
ngoài. Những lớp này chứa những tế bào có hình dạng thon dài và hình ngọn giáo bao
quanh bề mặt nhẵn của lớp cutin – IRS.
Ba lớp IRS có sự keratin hóa xảy ra tại những thời điểm khác nhau. Tiến trình
này chịu trách nhiệm cho cấu trúc cứng giống da của ba lớp tế bào này. Ý nghĩa sinh
lý học của tiến trình này chƣa đƣợc biết. Lớp đầu tiên bị keratin hóa là lớp Henle. Lớp
tiếp theo là lớp cutin – IRS. Lớp Huxley giữa hai lớp này vẫn là cấu trúc sợi nhỏ của
mô ngắn, không bị keratin hóa.
Lớp CL bao quanh IRS. Nó có thể đƣợc thấy trong phần chiều dài gần lớp
Henle nhƣ là một lớp sáng hơn, mỏng hơn. Nó gồm một lớp những tế bào hình chữ
nhật, dát mỏng.
ORS là lớp ngoài cùng của gốc lông. Nó tiếp xúc trực tiếp với CL và xung
quanh chứa những tế bào hình khối.
2.3. Cấu trúc của melanin
Trong nghiên cứu của Rees (2003) tế bào melanin tạo những hạt melanin
chứa một enzyme gọi là tyrosinase. Enzyme này chứa Cu, tổng hợp sự chuyển đổi oxy
hóa của DOPA (tyrosine) thành một sắc tố gọi là melanin.
Tế bào melanin có nguồn gốc từ những tế bào thần kinh di chuyển vào biểu bì
trong tháng thứ 3 đầu tiên. Việc tạo melanin đi cùng với việc tạo 1 vài chất trung gian
độc và xảy ra chủ yếu trong hạt giống nhƣ lysosome (hạt melanin). Hạt melanin đƣợc
tiết ra trong những tế bào keratin qua cơ chế đƣợc mô tả khá ít. Cơ chế hóa học của
melanin là phức tạp và chƣa đƣợc hiểu nhiều do những đặc điểm của nó là 1 phức hợp
của nhiều polymer, những chất trung gian tự oxy hoá nhanh chóng và không ổn định,
phƣơng pháp hòa tan melanin làm thay đổi cấu trúc cơ bản của nó.
Sự tạo màu lông và màu biểu bì có cơ chế tƣơng tự nhau. Trong nang lông,
sắc tố đƣợc chuyển từ tế bào melanin sang tế bào keratin kề bên; trong lông, sắc tố
5
đƣợc thêm vào trong những tế bào keratin đang phát triển mà nó sẽ tạo thành thân
lông. Trong da tế bào melanin đƣợc tìm thấy trong ngăn biểu bì gần màng đế. Hạt
melanin đƣợc chuyển vào tế bào keratin thƣờng tạo mũ trên nhân, bảo vệ vật liệu di
truyền khỏi tia UV. Màu của lông là do tế bào melanin trong hành lông chuyển
melanin vào những tế bào kerarin khi lông kéo dài ra, và sau đó hóa sừng.
Melanin thƣờng đƣợc mô tả trong hai lớp chính: eumelanin màu nâu hay đen
và pheomelanin (do bởi sự hợp thành của cysteine) màu vàng hay đỏ. Sự phân loại hay
thể hiện tình trạng sắc tố liên quan đến hai yếu tố: số lƣợng melanin đƣợc tạo ra và số
lƣợng liên quan của eumelanin hay pheomelanin. Việc thiếu 1 hay cả hai loại melanin
liên quan đến tóc trắng. Eumelanin chiếm ƣu thế thì cho lông nâu hay đen và
pheomelanin chiếm ƣu thế thì cho lông vàng hay đỏ.
Cuối cùng, màu lông không chỉ đơn thuần là kết quả của thành phần hoá học
của nhiều polymer melanin. Sự phân tán ánh sáng cũng ảnh hƣởng tới màu lông.
2.4. Cấu tạo của keratin
Theo Eggling (2001, 2003), keratin thuộc nhóm protein cấu trúc, là những
protein dạng sợi. Keratin hình thành màng bảo vệ cho toàn bộ động vật có xƣơng
sống: da, lông, tóc, vuốt, móng, sừng, vảy, mỏ. Đơn vị cơ bản của lông là một sợi
protein dài hình thành trong cấu trúc alpha xoắn ốc bậc hai. Ba trong số những protein
xoắn alpha xoắn quanh một cái khác hình thành nên cấu trúc gọi là tiền fibrin. Trong
vòng xoắn, một sợi fibrin đƣợc tạo từ bảy tiền fibrin và đƣợc sắp xếp theo một kiểu
gồm chín tiền fibrin xoắn xung quanh hai tiền fibrin. Sau đó hàng trăm sợi fibrin gắn
vào một loại protein dạng keo để hình thành sợi fibrin lớn. Những sợi fibrin lớn này sẽ
đƣợc gắn vào trong thân của tế bào lông chết. Đƣờng kính một sợi lông điển hình có
khoảng 10 tế bào lông.
Những sợi protein trong lông và những keratin alpha khác liên kết chéo trong
một mức độ bởi những cầu nối 2 hóa trị giữa những phần cystein để hình thành những
cầu nối disulfide. Càng nhiều cầu nối disulfide giữa các sợi thì protein càng cứng.
Keratin alpha có thể phân loại thành mềm hay cứng phụ thuộc vào thành phần
chứa sulfur của nó (số lƣợng cystein trong sợi polypeptide). Keratin ít sulfur của da thì
mềm dẻo hơn keratin nhiều sulfur của móng, sừng, vuốt.
2.5. Những công trình tách chiết DNA từ lông
6
Thông thƣờng những công trình nghiên cứu sử dụng mẫu lông để thao tác
thƣờng liên quan đến những loài động vật quý hiếm, sắp tiệt chủng hay tìm nạn nhân
trong các vụ mất tích.
* Schnabel và ctv (2000) sử dụng mẫu máu và nang lông trong thí nghiệm
mô tả đặc điểm, tiêu chuẩn hoá, và cung cấp tính hợp lệ cho một tập hợp microsatellite
đa hình cao dùng cho việc kiểm tra nguồn gốc tổ tiên của bò bizon Bắc Mỹ và gia súc.
* James và ctv (2004) đã sử dụng mẫu máu, cơ, lông trong thí nghiệm ƣớc
định mức độ biến đổi di truyền và sự khác nhau về quần thể trong những quần thể bị
giam cầm của loài động vật hữu nhũ lớn đang bị đe dọa, heo vòi Baird (Tapirus bairdii).
* Maxime Galan và ctv thuộc Viện nghiên cứu Nông Nghiệp Pháp (2003)
phân biệt những loài hƣơu bằng DNA ly trích từ lông và phƣơng pháp PCR.
- Hƣơu đỏ và con hoẵng là hai trong số những động vật móng guốc ở
Châu Âu. Chúng đều phân bố trên một khu vực địa lý rộng lớn. Không có kỹ thuật
đáng tin cậy nào cho phép phân biệt chúng dựa vào nghiên cứu mẫu lông hay mẫu
phân do chúng phân bố chồng chéo nhau. Các nhà khoa học đã giới thiệu một phƣơng
pháp kiểm tra để phân biệt những mẫu lông của nai đỏ và hoẵng bằng sử dụng phƣơng
pháp PCR.
- Mẫu lông đƣợc lấy ở mông. Nhú lông đƣợc cắt khoảng 2 mm tính từ
điểm gốc của lông. Họ sử dụng đồng thời hai tiến trình ly trích, Dneasy Tissue Kit
dùng cho ly trích DNA từ móng và lông của QIAamp và phƣơng pháp dựa trên
Chelex -100 của Biorad.
- Trong giai đoạn kiểm tra sơ bộ, họ ly trích DNA từ những mẫu lông tƣơi
từ những con vật đã biết về loài. Họ so sánh mật độ khuếch đại bằng sử dụng mẫu da
và thấy rằng sản phẩm cũng tốt nhƣ đối với mẫu lông đƣợc ủ (2 – 3 năm). Mật độ của
sản phẩm PCR từ mẫu lông tƣơi thì nhiều hơn so với mẫu lông đƣợc ủ. DNA cũng có
chất lƣợng kém hơn vì thế mẫu không đƣợc khuếch đại.
- Trong thí nghiệm thứ hai, ngƣời ta thực hiện để đánh giá độ lặp lại của
việc khuếch đại DNA của một mẫu khi sử dụng mẫu lông đƣợc ủ. Họ ly trích và
khuếch đại DNA 2 lần từ 15 mẫu lông của từng cá thể của những loài chƣa biết. Đọc
trên gel đƣợc 5 mẫu trong 15 mẫu trong lần chạy PCR đầu tiên (33,3% thành công) và
8 trong 15 lần trong lần chạy PCR thứ 2. Bốn mẫu không ra trong lần thứ 1 đã ra trong
lần thứ 2, trong khi 1 mẫu ra trong lần thứ 2 đã không ra trong lần thứ 1. Đối với
7
những mẫu đã cho kết quả trong cả 2 lần chạy, theo dõi mẫu có băng giống nhau và
thấy rằng độ lặp lại đạt 100% trong việc xác định loài.
- Các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ khuếch đại thành công khá thấp chắc
chắn liên quan đến điều kiện ủ trong tube làm cho DNA thêm biến tính, cùng với số
lƣợng nhỏ lông của từng cá thể có khả năng dùng làm mẫu. Ngoài ra, DNA ty thể rất
dễ bị biến tính với DNAse vì kích thƣớc nhỏ của nó và nó nằm ngoài nhân. Có thể
những mẫu đƣợc ủ trong những điều kiện thích hợp, cụ thể trong chai khô và không bịt
kín (ví dụ đậy bằng giấy), và việc thu một số lƣợng lớn mẫu lông từ từng con có thể
làm tăng tỷ lệ thành công của việc khuếch đại. Và nồng độ DNA thấp có khả năng do
đã không lấy đƣợc DNA ty thể khi dùng pippet hút dung dịch trong từ tube phản ứng.
2.6. Nguyên tắc của PCR
Theo Gerard Morel và ctv (1998), phƣơng pháp PCR sử dụng những trình tự
DNA ngắn nhƣ đoạn mồi (oligonucleotides), một enzyme tái tạo DNA, một DNA
polymerase chịu nhiệt (ví dụ Taq polymerase) (Sake và ctv, 1985; Haase và ctv, 1990),
và tri–photphat deoxyribonucleotides (dNTPs): dATP, dGTP, dTTP, dCTP. Sau bƣớc
tách hai mạch của trình tự đích (thông thƣờng do gia nhiệt ở 95oC trong 5 phút), đoạn
mồi bắt cặp hay lai với trình tự đích trong bƣớc thứ hai.
Hình 2.1: Chu kỳ đầu tiên trong PCR (Nguồn Dale và ctv, 2002)
8
Hình 2.2 Chu kỳ thứ hai trong phản ứng PCR (Nguồn Dale và ctv, 2002)
Nhiệt độ bắt cặp này đƣợc xác định bởi nhiệt độ nóng chảy (Tm) và trình tự
đoạn mồi sử dụng (thông thƣờng khoảng giữa 37oC và 60oC). Bƣớc này đƣợc theo sau
bởi sự kéo dài của đoạn mồi theo hƣớng 5' đến 3' bằng cách thêm triphotphat
deoxyribonucleotide vào nhóm 3'OH cuối của đoạn mồi bởi DNA polymerase. Mỗi
base đƣợc thêm vào bổ sung với base của sợi DNA mẫu. Sự kéo dài đƣợc thực hiện
trên hai sợi DNA khoảng thời gian từ 65 đến 75 giây. Sự biến tính, bắt cặp (hay lai) và
kéo dài đƣợc lặp lại 20 đến 30 lần để khuếch đại đoạn DNA đích theo cấp số nhân.
Trong pha lỏng của phản ứng PCR, với DNA sợi đôi, số bản copy tại điểm kết thúc
của phản ứng theo lý thuyết là 2n (n, số chu kỳ), nhƣng phản ứng không bao giờ đạt tối
ƣu nhất và sản phẩm thƣờng chỉ đạt khoảng 70%.
* Những thành phần tham gia vào phản ứng PCR (Lê thị Thu Phƣơng, 2004)
- Taq polymerase xúc tác tổng hợp DNA theo chiều 5' – 3' trong suốt quá
trình phản ứng dƣới sự hiện diện của Mg2+.
9
- Đoạn mồi là những đoạn oligonucleotide, có trình tự bổ sung với trình tự
base của hai đầu mạch khuôn để khởi đầu quá trình tổng hợp DNA.
- dNTPs làm thành nguyên liệu cho phản ứng DNA.
- Dung dịch đệm: quan trọng nhất là ion Mg2+. Mg2+ rất cần cho quá trình
liên kết các dNTPs, xúc tác cho enzyme Taq polymerase, làm tăng nhiệt độ nóng chảy
của DNA mạch kép. Dung dịch đệm tiêu chuẩn chứa 50 mM KCl và khuếch đại tốt
những đoạn DNA > 500 bp.
- Mẫu DNA làm khuôn mẫu trong phản ứng.
* Nguyên tắc của multiplex
- Theo Sambrook và ctv (2001), multiplex PCR là một thuật ngữ đƣợc sử
dụng khi có nhiều hơn một cặp đoạn mồi đƣợc dùng trong PCR. Mục đích của
multiplex PCR là khuếch đại nhiều đoạn trong DNA đích cùng một lúc và do đó bảo
tồn DNA mẫu, tiết kiệm thời gian, giảm phí tổn. Số lƣợng của mỗi phản ứng khuếch
đại đƣợc giảm tƣơng ứng với số lƣợng của đoạn mồi đƣợc sử dụng trong phản ứng.
- Multiplex PCR rất khó để thiết lập. Cần phải chú ý để bảo đảm tất cả
đoạn mồi trong phản ứng có nhiệt độ nóng chảy tƣơng đƣơng, để những đoạn mồi
không phản ứng với nhau, những sản phẩm khuếch đại có kích thƣớc gần nhau nhƣng
có thể phân biệt với nhau trên gel.
2.7. Nguyên tắc xác định giới tính và gen halothane
2.7.1. Nguyên tắc xác định giới tính
Theo trích dẫn từ Nguyễn Văn Út (2005), Schorder và ctv (1990) cho rằng
việc sử dụng đoạn mồi chuyên biệt nhiễm sắc thể (NST) Y trong phản ứng PCR giúp
khuếch đại trình tự DNA chuyên biệt đực. Sự hiện diện hay vắng mặt của sản phẩm
PCR cho phép xác định giới tính.
Thông thƣờng, kèm với sự khuếch đại trình tự chuyên biệt NST Y, ngƣời ta
nhân bản đồng thời một trình tự trên NST sinh dƣỡng (Chen và ctv, 2004) hoặc một
trình tự trên NST X (Alves và ctv, 2003) để làm yếu tố kiểm soát sự hiện diện của vật
liệu và các điều kiện phù hợp cho phản ứng nhân bản.
2.7.2. Nguyên tắc xác định gen halothane
Gen halothane có hai alen N và n hình thành 3 kiểu gen NN, Nn và nn. Bằng
việc so sánh trình tự nucleotide của gen này, MacLennan thấy rằng có sự đột biến C
(cytosin) thành T (thymin) ở vị trí base 1843 của chuỗi nucleotide. Fujii và ctv (1991)
10
đã đƣa ra phƣơng pháp phát hiện gen halothane bằng kỹ thuật PCR và enzyme cắt giới
hạn Hha I để phát hiện đột biến điểm trên bất kỳ loại tế bào nào có chứa DNA. Sau đó,
kỹ thuật này đƣợc Hughes và ctv (1992) cải tiến. Phƣơng pháp này phân biệt dễ dàng
các kiểu gen NN, Nn và nn (Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2004).
11
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Khảo sát nồng độ Ca2+ trong dung dịch đệm ly trích ảnh hƣởng đến chất
lƣợng DNA.
(2) So sánh khả năng ly trích DNA từ gốc và ngọn lông bò.
(3) So sánh DNA ly trích từ lông heo và lông bò.
(4) Khảo sát tác dụng của DTT trong việc phân cắt keratin khi ly trích DNA.
(5) Khảo sát tác dụng của CTAB trong việc loại bỏ melanin khi ly trích DNA.
(6) Sử dụng BSA ức chế melanin trong phản ứng PCR.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Tại Phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật – Trung Tâm Phân Tích Thí
Nghiệm – Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM, từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2006.
3.3. Vật liệu
3.3.1. Nguồn mẫu chiết xuất DNA
Mẫu lông bò, lông heo đƣợc lấy từ các cơ sở giết mổ ở Bình Dƣơng.
3.3.2. Đoạn mồi
3.3.2.1. Đoạn mồi của gen xác định giới tính
Theo Alves và ctv (2003), trên cánh dài của NST Y ở bò có trình tự chuyên
biệt cho giống đực dài 3213 bp. Trình tự này chứa đoạn lặp lại với sự tƣơng đồng rộng
rãi giữa các giống bò. Từ trình tự lặp lại đó, thiết kế ra đoạn mồi RIV và đoạn mồi
UIV nhằm khuếch đại đoạn DNA dài 655 bp qua PCR.
Ngoài ra, để kiểm chứng kết quả chính xác hay không, cần dựa vào trình tự
chuyên biệt cho gen thụ thể androgen liên kết NST X. Từ trình tự chuyên biệt này,
ngƣời ta thiết kế hai đoạn mồi BTANRP1 (BTA1) và BTANRP1 (BTA2) nhằm
khuếch đại đoạn DNA dài 370 bp. Đoạn DNA này phải hiện diện trên gel sau khi điện
di nhƣ là sản phẩm đặc trƣng chung cho cả bò đực lẫn bò cái.
Hai cặp mồi này đƣợc cung cấp bởi hãng IDT (Intergrated DNA
Technologies).
12
Bảng 3.1: Trình tự các đoạn mồi của gen xác định giới tính (Alves và ctv, 2003)
Đoạn mồi Trình tự
RIV
UIV
BTA1
BTA2
5' GTT TTA TTA TCC CAG CAA 3'
5' TAT TCC TTT GGG GAG CA 3'
5' CCA ACT TTC CCT TCT TTC CC 3'
5' ATG GCC CAA AAG AAC ATT CA 3'
3.2.2.2. Đoạn mồi của gen halothane
Trình tự mồi xuôi: 5' – CTT CCC ACC CTG GGT CTT – 3'
Trình tự mồi ngƣợc: 5' – AGG CAG AGC CAT GGA GAC – 3'
Phát hiện kiểu gen halothane bằng cách cắt bằng enzyme giới hạn Hha I.
Với alen N, Hha I cắt thành 2 đoạn 127bp và 459 bp. Do đó với kiểu gen NN
trên màn hình ta sẽ thấy băng 127 bp và 459 bp.
Với alen n, Hha I không cắt. Do đó với kiểu gen nn ta chỉ thấy 1 băng 586 bp.
Với gen Nn sẽ xuất hiện 3 băng: 127 bp, 459 bp, 586 bp.
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.1. Lấy và trữ mẫu
Lấy 10 – 15 lông đuôi. Quấn lông trong tay để kéo ra và kéo nhẹ nhƣng đủ lực
để kéo cả gốc lông. Cắt khoảng 5 cm thân lông để dùng làm mẫu thân lông. Nếu lấy
mẫu gốc lông thì cắt bỏ thân lông và lấy khoảng 4 – 5 cm lông kể cả đoạn cuối của gốc
lông. Trữ mẫu trong bao nylon dán kín và bảo quản ở nhiệt độ -70oC.
3.4.2. Tách chiết DNA
Trƣớc khi ly trích, mẫu lông đƣợc xử lý. Cân 0,3 g lông cho vào cối sành vô
trùng. Đổ N2 lỏng vào cối, dùng chày sành vô trùng nghiền lông thành dạng bột.
Chuyển nhanh chóng bột lông từ cối vào eppendorf 1,5 ml. Đặt eppendorf chứa bột
lông trong N2 lỏng hoặc trữ ở tủ -70
oC ngay sau đó.
DNA từ lông đƣợc ly trích theo quy trình của Sauer và ctv (2000). Mỗi
eppendorf chứa bột lông đƣợc cho thêm 60 µl dung dịch đệm (50 mM Tris – HCl,
20 mM NaCl, 1 mM EDTA và 1% SDS, pH = 8). Thêm 3 µl proteinase K (20 mg/ml)
vào hỗn hợp trên rồi ủ hỗn hợp ở 55oC trong 1 giờ.
13
- Tinh sạch DNA: thêm 375 µl sodium acetate 0,2 M vào hỗn hợp trên;
vortex trong 10 giây. Cho vào 200 µl hỗn hợp phenol: chloroform: isoamy alcohol
(25:24:1); vortex nhẹ; ly tâm 12000 vòng/phút trong 2 phút ở 10oC.
- Thu hồi DNA: lấy phần dịch nổi và chuyển vào tube 1,5 ml khác; cho thêm
1 ml ethanol tuyệt đối lạnh, trộn đều; ủ ở -20oC trong 2 giờ. Ly tâm 12000 vòng/phút
trong 2 phút ở 10oC, lấy cặn, làm ráo. Cho vào 180 µl TE 1X, vortex; ủ ở 55oC trong
15 phút. Thêm 20 µl sodium acetate 2 M, trộn đều; tiếp tục cho vào 500 µl ethanol
tuyệt đối lạnh, trộn đều; ủ ở -20oC trong 15 phút. Ly tâm 12000 vòng/phút trong 2 phút
ở 10oC, lấy cặn. Rửa cặn bằng 1 ml ethanol 70%, ly tâm 12000 vòng trong 2 phút ở
10
oC, lấy cặn. Làm khô cặn trong tủ ấm ở 55oC. Hòa tan cặn bằng 100 µl TE 1X, ủ
55
oC qua đêm; vortex cho tan cặn.
Quy trình ly trích cơ bản trên đây đƣợc đặt tên là quy trình 1. Từ đó tiến
hành 5 thí nghiệm (thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 5) để cải thiện chất lƣợng mẫu DNA
ly trích.
* Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ Ca2+ trong dung dịch đệm ly trích
Theo Sambrook và ctv (2001), proteinase K hoạt động tối ƣu nhất trong
dung dịch đệm có 10 mM Ca2+ và 50 mM Tris – HCl. Tác giả cho rằng EDTA có khả
năng bắt giữ những ion hoá trị hai. Do đó, dung dịch đệm ly trích đƣợc sử dụng không
chứa EDTA. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Khảo
sát nồng độ Ca2+ ở 2 mM, 6 mM, 10 mM với mẫu là đoạn gốc lông dài khoảng 5 cm
đƣợc nghiền trong N2 lỏng. Số mẫu theo dõi là 5 mẫu cho mỗi nồng độ Ca
2+
. Chỉ tiêu
quan sát là tỷ số OD, nồng độ DNA và phản ứng PCR với gen giới tính trên bò và gen
halothane trên heo.
* Thí nghiệm 2: So sánh DNA ly trích từ gốc và ngọn lông bò
Trong nhiều trƣờng hợp khó lấy đƣợc phần gốc lông ở thú hung dữ hay thú bị
stress. Do đó ly trích DNA từ phần ngọn lông là vấn đề thiết yếu. Thí nghiệm đƣợc bố
trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Mẫu gốc lông đƣợc cắt dài khoảng 5cm
tính từ phần gốc, còn mẫu ngọn đƣợc cắt dài khoảng 5cm ở phần giữa của nang lông.
Các mẫu đều đƣợc nghiền trong N2 lỏng, sử dụng dung dịch đệm ly trích chứa
proteinase K không có EDTA và Ca2+. Nồng độ Ca2+ nào trong thí nghiệm 1 cho tỷ số
OD cao nhất đƣợc sử dụng trong thí nghiệm 2. Số mẫu lông gốc theo dõi là 5 mẫu và
lông ngọn là 6 mẫu. Chỉ tiêu theo dõi là tỷ số OD, hàm lƣợng DNA và sản phẩm PCR
14
của gen xác định giới tính.
* Thí nghiệm 3: So sánh DNA ly trích từ lông heo và lông bò
Với mục đích đánh giá quy trình ly trích trên nhiều mẫu lông khác nhau
chúng tôi sử dụng mẫu lông heo và lông bò. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên một yếu tố để so sánh chất lƣợng DNA từ 2 nguồn. Các mẫu đều đƣợc
nghiền trong N2 lỏng, sử dụng dung dịch đệm ly trích không có EDTA chứa proteinase
K và Ca2+. Nồng độ Ca2+ nào trong thí nghiệm 1 cho tỷ số OD cao nhất đƣợc sử dụng
trong thí nghiệm 3. Số mẫu theo dõi là 5 mẫu cho mỗi loại. Mẫu là gốc lông đƣợc cắt
dài khoảng 5 cm tính từ gốc. Chỉ tiêu theo dõi là tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi.
Một số mẫu có tỷ số OD cao đƣợc sử dụng trong phản ứng PCR để xác định giới tính
với DNA ly trích từ lông bò và xác định gen halothane với DNA ly trích từ lông heo.
* Thí nghiệm 4: Khảo sát tác dụng của DTT trong việc phân cắt keratin
Ngoài proteinase K có khả năng cắt phân tử keratin thì DTT cũng phân cắt
keratin tốt. Theo Manual của Biorad (2005), DTT có khả năng cắt đứt nối S – S trong
phân tử cystein của keratin. Thí nghiệm 4 đƣợc bố trí để so sánh 2 quy trình ly trích:
quy trình ly trích không sử dụng DTT (quy trình 1 với proteinase K đƣợc trữ trong
nƣớc) và quy trình có sử dụng DTT. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên một yếu tố. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Chỉ tiêu quan sát là tỷ số OD, nồng độ DNA và sản phẩm PCR xác định gen giới tính
trên lông bò và gen halothane trên lông heo. Số mẫu đƣợc theo dõi là 5 mẫu cho mỗi
quy trình. Mẫu đƣợc cắt từ những gốc lông dài khoảng 5 – 7 cm tính từ phần gốc. Quy
trình ly trích có sử dụng DTT đƣợc tiến hành theo Nozawa và ctv (1999) nhƣ sau:
- Xử lý mẫu: những mẫu lông đƣợc bứt và rửa trong nƣớc vô trùng, sau đó rửa
qua cồn tuyệt đối, không nghiền lông trong N2 lỏng.
- Cho 100 µl dung dịch đệm ly trích (10 mM Tris – HCl; pH 8,0; 10 mM
EDTA; 100 mM NaCl; 2% SDS; 70 mM DTT và 0,4 mg/ml proteinase K)
- Ủ 45oC qua đêm.
DNA sau khi tách chiết đƣợc tinh sạch và thu hồi theo quy trình 1.
* Thí nghiệm 5 :Khảo sát tác dụng của CTAB trong việc loại bỏ melanin
DTT chỉ phân cắt keratin mà không ảnh hƣởng đến melanin. Giambernardi và ctv
(1998) xác định rằng 2 µg melanin tổng hợp có thể ức chế PCR trong 25 µl thể tích
phản ứng. CTAB có thể loại bỏ melanin ra khỏi DNA ly trích (Nozawa và ctv, 1999).
15
Do đó, thí nghiệm 5 đƣợc bố trí để so sánh lƣợng DNA đƣợc tinh sạch giữa quy trình
DTT có sử dụng CTAB và quy trình DTT không sử dụng CTAB. CTAB đƣợc thêm
vào quy trình sau khi đã ủ lông với dung dịch có DTT. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Thí nghiệm đƣợc chia làm 3 nghiệm thức: 0%,
0,06% và 0,2% CTAB. Số mẫu đƣợc kiểm tra là 5 cho mỗi nghiệm thức. Mẫu là
những gốc lông đƣợc cắt dài khoảng 5 cm tính từ gốc. Chỉ tiêu quan sát là tỷ số OD và
hàm lƣợng DNA thu hồi, sản phẩm PCR của gen giới tính và gen halothane.
3.4.3. Đánh giá độ tinh sạch và hàm lƣợng DNA ly trích
Đo độ tinh sạch và hàm lƣợng DNA sau khi ly trích đƣợc xác định bằng
quang phổ kế ở bƣớc sóng 260 nm và 280 nm. Độ tinh sạch của DNA đƣợc tính bằng
tỷ số OD260nm/OD280nm. DNA đƣợc xem là sạch nếu tỷ số khoảng 1,8 – 2. Hàm lƣợng
DNA đƣợc tính bằng công thức: DNA (ng/µl) = (62,9*OD260nm – 36*OD280nm)* độ pha
loãng. Mẫu đƣợc pha loãng 10 lần theo tỷ lệ 10 µl DNA gốc: 90 µl H2O khi đo OD.
3.4.4. Thực hiện phản ứng PCR
3.4.4.1. Multiplex PCR xác định giới tính
Thực hiện phản ứng PCR với hỗn hợp phản ứng đƣợc trình bày trong
Bảng 3.2 và chu kỳ nhiệt ở Bảng 3.3. PCR xác định giới tính đƣợc dùng để khẳng định
hiệu quả ly trích DNA từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 5.
Bảng 3.2. Thành phần hỗn hợp PCR xác định giới tính
Thành phần Nồng độ đầu Nồng độ cuối
Đệm PCR 10 X 1 X
MgCl2 25 mM 1,5 mM
RIV/UIV 100 µM 0,5 µM
BTA1/ BTA2 100 µM 0,5 µM
dNTP 10 mM 200 µM/ mỗi loại
Taq polymerase 5 UI/µl 1,5 UI
DNA 5 ng/µl
H2O cất vừa đủ 30 µl
(Nguồn: Nguyễn Văn Út, 2005)
16
Bảng 3.3. Chu kỳ nhiệt trong PCR xác định giới tính
(Nguồn: Nguyễn Văn Út, 2005)
* Thí nghiệm 6: Sử dụng BSA (bovine serum albumine) ức chế melanin
trong phản ứng PCR
Ngoài CTAB có khả năng loại melanin khỏi dịch DNA ly trích thì BSA cũng
có khả năng ức chế melanin trong phản ứng PCR. Ferri và ctv (2001) thấy rằng BSA
có thể khắc phục đƣợc sự ức chế của melanin. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Sử dụng BSA ở 5 nồng độ 0 µg/µl; 0,0005 µg/µl; 0,01
µg/µl; 0,1 µg/µl và 0,5 µg/µl. DNA đƣợc ly trích bởi dung dịch đệm không EDTA nhƣng có proteinase K
và Ca2+. Nồng độ Ca2+ nào trong thí nghiệm 1 cho tỷ số OD cao nhất đƣợc sử dụng trong thí nghiệm 6.
Mỗi nồng độ BSA đƣợc thêm vào trong từng hỗn hợp PCR để có thể tích cuối cùng đạt 30 µl. Sản phẩm
PCR theo dõi là gen giới tính trên lông bò và gen halothane trên lông heo.
3.4.4.2. PCR xác định gen halothane
Bảng 3.4. Thành phần hỗn hợp PCR xác định gen halothane
Thành phần Nồng độ đầu Nồng độ cuối
PCR buffer 10 X 1 X
MgCl2 25 mM 2 mM
F/ R primer 100 µM 0,5 µM
dNTP 10 mM 200 µM/ mỗi loại
Taq polymerase 5 UI/µl 1 UI
DNA 5 ng/µl
H2O cất vừa đủ 30 µl
(Nguồn: Lê Thị Thu Phƣơng, 2004)
Tên giai đoạn Nhiệt độ (oC) Thời gian (phút)
Biến tính hoàn toàn 94 5
35 chu kỳ
Biến tính
Bắt cặp
Kéo dài
94
54
72
1
1
1
Kéo dài cuối cùng 72 7
Trữ 4
17
Thực hiện phản ứng PCR với hỗn hợp phản ứng đƣợc trình bày trong Bảng 3.4 ở
trên. PCR xác định gen halothane cũng đƣợc thực hiện với DNA ở 5 thí nghiệm.
Bảng 3.5. Chu kỳ nhiệt trong PCR xác định gen halothane
(Nguồn: Lê Thị Thu Phƣơng, 2004)
3.4.5. Điện di và quan sát kết quả
3.4.5.1. Chuẩn bị gel agarose
Nồng độ agarose dùng cho điện di sản phẩm PCR xác định giới tính là 1,5%;
2% đối với sản phẩm PCR xác định gen halothane. Ví dụ để chuẩn bị 1,5% ta làm nhƣ
sau: cân 0,225 g agarose hoà tan trong 15 ml TBE 0,5 X lắc đều. Đun agarose trong lò
viba ở 650 w trong 2 phút. Để gel nguội đến khoảng 50oC, đổ vào khuôn có gắn lƣợc.
Chờ gel đông và rút lƣợc ra.
3.4.5.2. Kết quả điện di PCR
Dùng 7,5 µl sản phẩm PCR trộn với 1,5 µl loading dye 6 X. Điện di 30 phút
trong TBE 0,5 X với dòng điện 100 V, 250 mA. Vớt gel ra khỏi buồng diện di và cho
vào thùng nhuộm ethidium bromide 0,1% trong 30 phút. Đặt gel lên bàn chụp UV,
quan sát kết quả.
3.5. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu với các hàm thống kê trong Excel và phần mềm Statgraphics 7.0.
Tên giai đoạn Nhiệt độ (oC) Thời gian
Biến tính hoàn toàn 94 3 phút
35 chu kỳ
Biến tính
Bắt cặp
Kéo dài
94
54
72
45 giây
90 giây
90 giây
Kéo dài cuối cùng 72 5 phút
Trữ 4
18
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ Ca2+ trong dung dịch đệm ly trích DNA
DNA lông bò đƣợc ly trích từ các nồng độ Ca2+, kết quả đo OD và hàm lƣợng
DNA đƣợc trình bày ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA tƣơng ứng với các nồng độ Ca2+
Chỉ tiêu
Nồng độ Ca2+
P
2 mM 6 mM 10 mM
Tỷ số OD (
X
± SD) 1,6 0,08 1,62 0,12 1,69 0,15 0,49
Hàm lƣợng DNA
(
X
± SD) (µg/µl)
0,51 0,22 0,24 0,13 0,3 0,3 0,19
Số mẫu 5 5 5
1.6 1.62 1.69
0.51
0.24 0.3
0
0.5
1
1.5
2
2 mM 6 mM 10 mM
Tỷ số OD
Hàm lượng DNA
(µg/µl)
Biểu đồ 4.1: Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA ly trích tƣơng ứng với các nồng độ Ca2+
Sự khác biệt về tỷ số OD và nồng độ DNA không nhiều (P > 0,05). Trong thí
nghiệm của McNevin và ctv (2005), ông ta đã đề nghị một dung dịch đệm ly trích có
sử dụng Proteinase K và bổ sung 40 mM Ca2+. Do đó, có thể bố trí thêm nhiều thí
nghiệm ở các nồng độ Ca2+ từ 10 mM đến 40 mM để xác định nồng độ Ca2+ nào cho
hiệu quả tối ƣu nhất. Trong các kết quả ly trích trên, dung dịch đệm ly trích chứa
10 mM Ca
2+
có tỷ số OD cao nhất nên lấy DNA để chạy PCR. Phản ứng PCR từ lông
bò chỉ khuếch đại đƣợc 1 băng dài 370 bp nên không đạt yêu cầu. Kết quả PCR xác
định gen halothane cũng âm tính trên 2 mẫu.
La Ca Ca Ca Ca ĐC
655 bp
370 bp
19
Hình 4.1: Kết quả PCR từ mẫu có 10 mM Ca2+
La: ladder, Ca: 10mM Ca
2+
, ĐC: đối chứng là sản phẩm PCR với DNA ly trích
từ cơ vân
4.2. Thí nghiệm 2: So sánh DNA ly trích từ gốc và ngọn lông bò
DNA đƣợc ly trích từ mẫu gốc lông dài khoảng 5 cm tính từ gốc và mẫu ngọn
lông dài khoảng 5 cm ở phần đuôi của thân lông. Kết quả đo OD và hàm lƣợng DNA
đƣợc trình bày trong bảng 4.2a.
Bảng 4.2a. Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ 2 vị trí lông bò
Chỉ tiêu Gốc lông Thân lông P
Tỷ số OD 1,76 0,09 1,2 0,07 0,0001
Hàm lƣợng DNA (µg/µl) 0,34 0,28 0,07 0,03 0,04
Số mẫu 5 6
Biểu đồ 4.2: Tỷ số OD của DNA ly trích từ gốc lông và ngọn lông bò
655 bp
370 bp
1.76
1.2
0.34
0.07
0
0.5
1
1.5
2
Gốc lông Thân lông
Tỷ số OD
Hàm lượng DNA
(µg/µl)
20
Bảng 4.2b. Kết quả PCR từ 2 vị trí lông bò
Mẫu
Số mẫu tiến
hành
Số mẫu có sản
phẩm PCR
Tỷ lệ mẫu có
sản phẩm PCR
P
Gốc lông 5 5 100% 0,0414
Ngọn lông 6 0 0%
Có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ số OD và hàm lƣợng DNA của mẫu gốc và
thân lông bò (P < 0,05). Càng xa phần gốc thì lông càng bị keratin hoá và ít tế bào
sống (Wagner và ctv, 1996). Do đó, DNA ly trích từ phần thân lông sẽ ít và lẫn tạp
chất nhiều hơn so với phần gốc lông. Theo Sambrook và ctv (2001), độ tinh sạch của
DNA ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả PCR. DNA có tỷ số OD từ 1,8 – 2,0 đƣợc xem là
sạch. Ở đây, mẫu ngọn lông có tỷ số OD trung bình là 1,2. Tỷ số này thấp chứng tỏ
lƣợng protein trong dịch DNA còn nhiều. Điều này là rõ ràng bởi vì càng xa gốc thì
lông càng bị keratin hóa mạnh. Do đó, sản phẩm PCR của mẫu ngọn lông không đƣợc
tạo thành. Tuy nhiên, sản phẩm PCR chỉ có 1 băng 370 bp khi dùng DNA ly trích từ
gốc lông, nhƣ thế sản phẩm PCR vẫn chƣa đạt yêu cầu.
Hình 4.2: Kết quả PCR từ ngọn lông và gốc lông bò
N: ngọn, G: gốc, ĐC: đối chứng là sản phẩm PCR với DNA ly trích từ cơ vân
4.3. Thí nghiệm 3: So sánh DNA ly trích từ lông heo và lông bò
Các mẫu đƣợc ly trích từ gốc lông, tỷ số OD và hàm lƣợng DNA đƣợc trình
bày trong Bảng 4.3.
N N N N G G G G G ĐC
655 bp
370 bp
21
Bảng 4.3. Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ 2 nguồn lông
Chỉ tiêu Lông bò Lông heo P
Tỷ số OD 1,82 0,08 1,69 0,11 0,07
Hàm lƣợng DNA (µg/ µl) 0,31 0,3 0,09 0,05 0,14
Số mẫu 5 5
Biểu đồ 4.3: Tỷ số OD của DNA ly trích từ mẫu gốc lông heo và lông bò
Tỷ số OD giữa DNA gốc lông của heo và bò không có sự khác biệt nhiều
(P > 0,05). Sản phẩm PCR của DNA ly trích từ lông heo không cho băng nào. Có thể
trong DNA ly trích từ lông heo vẫn còn tạp chất hoặc vì lý do khác, cần làm thêm vài
thí nghiệm để giải thích rõ.
Hình 4.3: Kết quả PCR với DNA từ gốc lông heo và gốc lông bò
H: heo, B: bò
4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tác dụng của DTT trong việc phân cắt keratin khi ly
trích DNA
H H H H H B B B B B
370 bp
1.82
1.69
0.31
0.09
0
0.5
1
1.5
2
Lông bò Lông heo
Tỷ số OD
Hàm lượng DNA
(µg/µl)
22
Bảng 4.4. Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ việc sử dụng DTT
Chỉ tiêu Không DTT DTT P
Tỷ số OD 1,58 0,14 1,84 0,09 0,008
Hàm lƣợng DNA (µg/µl) 0,3 0,18 0,21 0,13 0,44
Số mẫu 5 5
Biểu đồ 4.4: So sánh DNA ly trích từ dung dịch đệm có DTT và không có DTT
Có sự khác biệt về tỷ số OD giữa việc sử dụng DTT và không sử dụng DTT
(P < 0,05). Tỷ số OD của dung dịch đệm ly trích theo DTT đạt khoảng tinh sạch
(1,8 – 2). Gen giới tính (2 mẫu) từ lông bò và gen halothane từ lông heo có bổ sung
DTT không có dấu hiệu phản ứng. Kalbe và ctv (1988) chứng tỏ rằng sự hiện diện của
DTT trong dung dịch đệm ly trích làm giảm rõ rệt lƣợng DNA ly trích, và điều này có
thể làm giảm việc gắn kết giữa các deoxyribose nucleotides trong DNA và làm chúng
không thể đƣợc nhận biết bởi Taq polymerase (McNevin và ctv, 2005). Đó có thể là một
giả định để giải thích tại sao sản phẩm PCR không đƣợc thấy. Kết quả PCR xác định gen halothane âm
tính trên 1 mẫu.
.
Hình 4.4: Kết quả PCR từ mẫu có DTT và không DTT
370 bp
1 1 2 2
1.58
1.84
0.3 0.21
0
0.5
1
1.5
2
Không DTT DTT
Tỷ số OD
Hàm lượng DNA
(µg/µl)
1: DTT
2:Không DTT
23
4.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát tác dụng của CTAB trong việc loại bỏ melanin
Bảng 4.5. Tỷ số OD và hàm lƣợng DNA thu hồi từ 3 mẫu CTAB
Chỉ tiêu
CTAB
P
0,0% 0,06% 0,2%
Tỷ số OD 1,84 0,09 1,6 0,04 1,3 0,03 0,001
Hàm lƣợng DNA (µg/µl) 0,17 0,04 0,16 0,06 0,1 0,02 0,46
Số mẫu 5 5 5
Biểu đồ 4.5: Tỷ số OD của DNA ly trích bởi dung dịch đệm có và không có CTAB
Có sự sai biệt giữa tỷ số OD và hàm lƣợng DNA từ quy trình ly trích DTT
không sử dụng CTAB và quy trình có CTAB. Sử dụng CTAB ở nồng độ càng cao thì
độ tinh sạch của DNA càng giảm. Theo Sambrook và ctv (2001), CTAB đƣợc loại ra
khỏi dung dịch kết tủa DNA bằng hỗn hợp phenol. Tuy nhiên có lẽ hỗn hợp phenol
chƣa thể loại hết đƣợc CTAB ra khỏi dung dịch kết tủa DNA, do đó cần phải tìm thêm
chất nào đó để có khả năng loại bỏ CTAB hiệu quả hơn. DNA từ dung dịch đệm có bổ
xung CTAB 0,06% chạy PCR đối với gen giới tính và halothane đều không có dấu hiệu phản ứng.
4.6. Thí nghiệm 6: Sử dụng BSA trong phản ứng PCR
Bảng 4.6. Kết quả PCR tƣơng ứng với nồng độ BSA đƣợc bổ sung
Nồng độ BSA (µg/µl) Số mẫu tiến hành Kết quả PCR *
0 4 Băng 370 bp
0,0005 1 Băng 370 bp
0,01 1 Băng 370 bp
0,1 1 Không dấu hiệu
0,5 1 Không dấu hiệu
1.84
1.6
1.3
0.17 0.16 0.1
0
0.5
1
1.5
2
CTAB 0,0% CTAB 0,06% CTAB 0,2%
Tỷ số OD
Hàm lượng DNA
(µg/µl)
24
* Chỉ phát hiện băng ngắn của gen giới tính, không có sản phẩm PCR của gen
halothane.
Sản phẩm PCR từ DNA ly trích từ lông bò chỉ cho 1 băng dài 370 bp. Số mẫu
có sản phẩm PCR là các mẫu có BSA ở các nồng độ 0,0005 µg/µl; 0,01 µg/µl; còn
những mẫu dùng BSA ở các nồng độ 0,1 µg/µl; 0,5 µg/µl không cho sản phẩm PCR.
Một mẫu DNA ly trích từ lông heo có bổ sung BSA ở 0,1 µg/µl; 0,5 µg/µl cho sản
phẩm âm tính.
Nồng độ BSA càng nhỏ thì băng điện di càng sáng. Điều đó có thể cho thấy
rằng lƣợng BSA thêm nhiều trong phản ứng PCR sẽ trở thành chất ức chế phản ứng.
Hình 4.6: Kết quả PCR từ mẫu sử dụng BSA và không sử dụng BSA
Qua 6 thí nghiệm, PCR xác định gen giới tính chỉ có 1 băng 370 bp; PCR xác
định gen halothane không cho băng nào. Trong thí nghiệm về đánh giá sự ly trích từ
lông rụng tự nhiên, Vigilant (1999) thấy rằng DNA ty thể có thể khuếch đại những
đoạn lên tới 300 bp với tỷ lệ thành công là 80%, giảm xuống 60% đối với những đoạn
400 bp và 15% cho những đoạn 500 bp (McNevin và ctv, 2005). Cũng theo McNevin
và ctv (2005), ngƣời ta nghĩ rằng DNA ty thể dễ dàng ly trích từ lông hơn vì nó hiện
diện với số lƣợng lớn. Allen và ctv (1998) tìm thấy rằng sự khác nhau trong số lƣợng
DNA đòi hỏi cho sự khuếch đại PCR thành công là sự phù hợp với số lƣợng copy của
mỗi tế bào, DNA nhân (1 copy 1 tế bào) và DNA ty thể (103 – 104 mỗi tế bào). Do đó,
chúng tôi nghĩ rằng quy trình ly trích lông chƣa đƣợc tối ƣu hoá nên không thể kéo dài
băng 655 bp đối với gen giới tính và 586 bp đối với gen halothane.
1 2 3 4 ĐC ĐC 5 6
655 bp
370 bp
1,2: Không BSA
3: 0,0005 ng/µl BSA
4: 0,01 ng/µl BSA
5: 0,1 µg/µl BSA
6: 0,5 µg/µl BSA
25
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Dung dịch đệm ly trích chứa proteinase K và Ca2+ ở các nồng độ 2 mM, 6 mM,
10 mM cho DNA với tỷ số OD khoảng 1,6 – 1,69. Trong đó, sản phẩm PCR từ DNA
của gốc lông bò ly trích bởi dung dịch đệm 10 mM Ca2+ cho 1 băng dài 370 bp.
- DNA từ gốc lông bò (tỷ số OD trung bình 1,76) có độ tinh sạch và hàm lƣợng cao
hơn DNA từ ngọn lông ( OD = 1,2).
- Mẫu gốc lông heo và gốc lông bò không khác nhau về tỷ số OD và hàm lƣợng
DNA ly trích.
- DNA ly trích từ dung dịch đệm có DTT (tỷ số OD trung bình 1,84) tinh sạch hơn
DNA từ dung dịch đệm không có DTT (1,58).
- Nồng độ CTAB trong quá trình ly trích ảnh hƣởng đến độ tinh sạch của DNA.
- Sử dụng nồng độ BSA từ 0,0005 µg/µl đến 0,5 µg/µl trong phản ứng PCR vẫn
không cải thiện đƣợc hiệu quả PCR khi dùng DNA từ mẫu lông.
- Quy trình ly trích với dung dịch đệm chứa proteinase K và Ca2+ hiệu quả trong ly
trích DNA với những đoạn khuếch đại dƣới 400 bp.
Tóm lại, Ca2+ trong dung dịch đệm ly trích đã cải thiện tỷ số OD nhƣng chỉ cho
sản phẩm PCR ngắn (370 bp) của gen giới tính và không có sản phẩm PCR của gen
halothane.
5.2. Đề nghị
- Làm thêm thí nghiệm với nồng độ Ca2+ từ 10 – 40 mM để xác định nồng độ nào
cho hiệu quả tối ƣu nhất.
- Cần tìm chất có khả năng loại CTAB khỏi quy trình ly trích.
26
PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Thị Thu Phƣơng, 2004. Phát hiện gen halothane, gen thụ thể estrogen và mối
liên quan giữa hai gen này đến năng suất sinh sản của heo nái. Luận văn thạc
sỹ khoa học nông nghiệp, Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
2. Nguyễn Văn Út, 2005. Xác định giới tính bằng kỹ thuật Multiplex PCR trên 3
giống bò. Luận văn tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
*Tài liệu Tiếng Anh
3. Biorad, 2005. 2 - D electrophoresis for proteomics: A method and product
manual.
4. Dale J. W., Schantz M. V., 2002. From genes to genomes: Concepts and
applications of DNA technology. From genes to genomes. Copy right John
Wiley Sons, Ltd.
5. Eggling S., 2001 - 2003. Structual protein. Clackamas Community College, Hal
Bender. - 08/structural proteins.htm.
6. Galan M., Baltzinger C., Hewison A. J. M., Cosson J., 2003. Deer species
identification using DNA extracted from hair samples and the polymerase
chain reaction (PCR) method. Trends in Ecology and Evolution. 12:
223 – 227.
7. Haase A., Retzel E. F., Stakus K. A., 1990. Amplification arid detection of
lentiviral DNA inside cells. Proc Natl Acad SC! USA . 87,4971 – 4975.
8. Hair handout, 2005. CHEM 107. http:// www.fbi.gov
9. James N. J., Mary V. A., 2004. Genetic variability and population differentiation
in Captive Baird’s Tapirs (Tapirus bairdii). Zoo Biology. 23:521– 531.
27
10. McNevin D., Wilson - Wilde L., Robertson J., Kyd J., Lennard C., 2005. Short
tandem repeat (STD) genotyping of keratinised hair. Forensic Science
International.153 : 237 – 259.
11. Morel G., Berger M., Ronsin B., Recher S., Richard- Blum S., Mertani H.C.
, Lobie P. E., 1998. In situ reverse transcription - polymerase chain reaction.
Applications for light and electron microscopy. Biology of the Cell. 90: 137 -
154.
12. Nozawa H.D., Yanamoto T., Uchihi R., Yoshimoto T., Tamoaki K., Hayash S.,
Ozawa T., KatsumataY., 1999. Purification of nuclear DNA from single hair
shafts for DNA analysis in forensic sciences. Legal Med. 1: 61 – 67.
13. Rees J. L., 2003. Genetics of hair and skin colour. Annu. Rev. Genet. 37:
67 – 90.
14. Sake R. K., Scharf S., Faloona F., Mullis K. B., Horn Mullis K.B., Horn G.,
Erlich H.A., Amheim N., 1985. Enzymatic amplification of globin genomic
sequences and restriction site.analysis for diagnosis of sickle cell anemia.
Science. 230,1350 – 1355.
15. Sauer S., Lechner D., Berlin K., Plancon C., Heuermann A., Lehrach H., and Gut
G. I., 2000. Ful flexibility genotyping of single nucleotide polymorphisms by
the good assay. Nucleic Acids Research. 28: 23.
16. Schnabel R. D., Ward T. J., Derr J. N., 2000. Validation of 15 microsatellites for
parentage testing in North American bison, Bison bison and domestic cattle.
Animal Genetics. 31: 360 – 366.
17. Vigilant L., 1999. An evaluation of techniques for the extraction and
amplification of DNA from naturally shed hairs. Bio. Chem. 390 : 1329 –
1321.
18. Wagner M, Bailey D.G.,1993. Structure of bovine and hair root-A scanning
electron microscope investigation. Superior systems service. 13: 61 – 78.
28
PHỤ LỤC
* Hoá chất dùng trong đề tài
- Hoá chất ly trích DNA
KCl 500 mM
NaCl 20 mM
Tris HCl pH 8 50 mM, 100 mM
SDS 1%
+ Proteinase K 0,5 mg/ml
+ Phenol: chloroform: isoamy alcohol 25:24:1
+ TE buffer 1X
Tris HCl 100 mM
EDTA( pH 8) 1 mM
+ Ethanol 70%; 95%
+ Tris base (pH 8) 2 M
+ Sodium acetate 0,2 M; 2 M
+ DTT 70 mM
+ CTAB 0,06%, 0,2%
- Hoá chất phản ứng PCR
PCR buffer 1 X
MgCl2 2 mM
Mỗi dNTP 200 µM
Mồi xuôi 0,5 µM
Mồi ngƣợc 0,5 µM
Taq DNA polymerase 1 UI
- Hoá chất chạy điện di sản phẩm PCR
+ Agarose 1,5%
+ TBE (Tris Borate EDTA) (pH = 8,3) 1 X
Tris base 89 mM
Acid boric 89 mM
Na2EDTA 2,5 mM
29
+ Loading dye
Bromophenol blue 0,3%
Sucrose 40%
TE 1X vừa đủ 100%
+ Ethidium bromide 10 mg/ml
* Dụng cụ dùng trong đề tài
- Pipetman loại 100 – 1000 µl; 10 – 100 µl; 0,5 – 10 µl
- Đầu tip tƣơng ứng với các loại pipet man
- Eppendorf loại 0,2 ml và 1,5 ml
- Các chai lọ đựng hoá chất, vật mẫu
- Dụng cụ kéo, kẹp, chày, cối
* Thiết bị dùng trong đề tài
- Máy Vortex
- Máy ly tâm
- Máy PCR
- Bộ điện di
- Máy chụp gel
- Tủ ấm
- Tủ trữ mẫu
- Tủ trữ hoá chất
- Microwave
- Cân
- Tủ sấy
- Máy cất H2O, khử ion
- Autoclave
- Máy đo OD
- Bình N2 lỏng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BUI THI NGOC BICH - 02126136.pdf