Luận văn Sự nghiệp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu

MỤC LỤC Mở Đầu Chương 1- Phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX và vị trí của Xuân Diệu trong nền phê bình văn học 1.1. Vài nét về phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX 1.2. Vị trí của Xuân Diệu trong nền phê bình văn họcViệt Nam thế kỷ XX 1.3. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ và phê bình thơ 1.3.1. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ 1.3.2. Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ Chương 2- Đóng góp của Xuân Diệu trong việc tôn vinh các giá trị thơ ca dân tộc 2.1. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển của dân tộc 2.1.1. Chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi trong thơ Nôm 2.1.2. Những phát hiện về chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 2.1.3. Giá trị đích thực và vẻ đẹp của thơ Nôm Hồ Xuân Hương 2.1.4. Nguyễn Khuyến- Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 2.2. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại. 2.2.1. Vẻ đẹp tâm hồn Bác trong tập thơ Nhật ký trong tù 2.2.2. Tố Hữu- Nhà thơ của tình thương mến 2.2.3. Nét đặc sắc của hồn thơ Huy Cận 2.2.4. Trần Đăng khoa- Một hồn thơ nhạy cảm, với những vần thơ “hồn nhiên như một bình minh ríu rít” Chương 3- Một số đặc điểm trong phong cách nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu 3.1. Tìm hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm bằng cách đi sâu khám phá hình thức nghệ thuật thơ 3.2. Kết hợp bình và giảng 3.3. Lối phê bình giàu tính trực cảm 3.4. Cách hành văn sôi nổi mãnh liệt 4.4. Một số hạn chế Kết luận Tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Xuân Diệu (1916- 1985) là một trong những tác gia lớn, một tài năng đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện đại, với một phong cách riêng đặc sắc. Hơn nửa thế kỷ cầm bút sáng tác, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm lớn, và có giá trị lâu dài ở nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, nghiên cứu phê bình, dịch thuật. Với nhà thơ tài năng này, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu, in đậm dấu ấn riêng.Trong sự nghiệp sáng tạo của Xuân Diệu, bên cạnh phần sáng tác thơ mà ông dành phần lớn bút lực của đời mình, còn một mảng sáng tác không kém phần quan trọng, đó là phê bình tiểu luận. Bằng vốn hiều biết phong phú cùng với dụng công tìm tòi nghiên cứu và sự tinh tế nhạy cảm của một nhà thơ tài năng, bằng lối viết tràn đầy nhiệt tình, tràn đầy cảm xúc, Xuân Diệu đã mang đến cho những trang phê bình tiểu luận của mình một giọng điệu riêng độc đáo.Ông có nhiều công trình nghiên cứu phê bình thơ Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại, bên cạnh đó ông còn phê bình giới thiệu thơ của nhiều tác giả nước ngoài. Gần hai chục tập tiểu luận phê bình và rải rác nhiều bài khác đăng trên các báo, tạp chí,khối lượng lớn những tác phẩm của ông trong lĩnh vực này đã phần nào khẳng định công phu lao động miệt mài của Xuân Diệu với tư cách một nhà nghiên cứu phê bình thơ. Từ trước đến nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu đã thu hút sự quan tâm của các cây bút nghiên cứu phê bình nhiều thế hệ. Đặc biệt số lượng bài viết về thơ Xuân Diệu rất phong phú. Điều đó đã nói lên rằng giới nghiên cứu phê bình văn học nước ta ngày càng nhận thấy giá trị lớn lao của Xuân Diệu trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Mặc dầu vậy phần đóng góp rất quan trọng của Xuân Diệu đối với phê bình văn chương chưa được nghiên cứu đánh giá một cách công phu và đầy đủ. Số lượng bài viết về lĩnh vực này còn rất ít ỏi. Vì vậy luận văn chọn đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu” hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu đánh giá vị trí vai trò và ý nghĩa của cây bút nghiên cứu phê bình thơ Xuân Diệu trong nền nghiên cứu phê bình thơ Việt Nam hiện đại, ghi nhận những thành tựu to lớn của ông, phát huy những tư tưởng và phong cách riêng độc đáo của ông. Xuân Diệu là một trong số các tác gia được chọn đưa vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông. Điều này đã nói lên vị trí của Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên để góp phần hiểu Xuân Diệu một cách đầy đủ hơn thì không thể không nghiên cứu mảng phê bình của ông. Bởi ở đây nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu bộc lộ những quan niệm, những suy nghĩ của bản thân về sáng tác thơ ca. Là người trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông chúng tôi thấy việc tìm hiểu Xuân Diệu ở phương diện nhà phê bình thơ là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ Xuân Diệu ở phương diện nhà thơ. Bởi Xuân Diệu viết phê bình với kinh nghiệm của “ người làm vườn vĩnh cửu”, kinh nghiệm của một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho nền thơ ca dân tộc.

pdf147 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3874 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự nghiệp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà. Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợn rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không gian. Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng; trông quanh: các lối đi trong làng hai bên tre mọc sầm uất, chạy ngoắt ngéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại; mọi người ra đồng làm, cho nên làng vắng teo. Thơ hay là thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu các điệu xanh…; ở những cử động….; ở những vần thơ . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề: Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch, đến Nguyễn khuyến đã thành ra: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Thật trong sáng nhẹ nhàng, như không có một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm cho được thế nào là sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ” [ 8, 504-505 ]. Đoạn văn trên kết hợp giữa bình với giảng, Xuân Diệu giảng nét đặc sắc của ao thu làng quê và vẻ đẹp của Thu điếu bằng cách sử dụng các thao tác đối chiếu miêu tả, phân tích . Lời bình về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến trong lịch sử thơ dân tộc và sự đắc đạo trong nghệ thuật, là lời bình vừa có sức khái quát về nội dung, vừa cô đọng về lời, vừa biểu lộ được thái độ của người bình. Ít có nhà phê bình nào có được cách bình giảng kỹ lưỡng như Xuân Diệu, sợ người đọc không hiểu hết thơ, không hiểu hết mình ông giảng giải đến kỳ cùng, dường như ông muốn “đào sâu tát cạn” để cho mọi thứ đều trở thành rõ nghĩa, đây là chỗ hay mà cũng là chỗ dở trong phong cách bình giảng của Xuân Diệu. Để làm được điều đó Xuân Diệu đã phải vật lộn với từng câu từng chữ một của câu thơ, đặc biệt là thơ cổ điển với nhiều chữ cổ và lối diễn đạt quá hàm súc. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là một tập thơ cổ nhất bằng tiếng mẹ đẻ của ta, đối với người đọc hiện đại chúng ta ngày nay, không dễ gì hiểu nội dung cũng như cảm được cái hay cái đẹp của tập thơ. Với khả năng bình giảng của mình, Xuân Diệu là một trong những người có công đưa thơ Nguyễn Trãi trở về gần gũi với chúng ta. Từ dắt tay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 trong câu thơ Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, sau khi đọc đi đọc lại tìm hiểu nhiều lần Xuân Diệu đã giảng như sau: “ Nhà thơ đi đủng đỉnh, nghĩa là thong thả mà vững vàng, cho nên không cần buông tay để “ đán xa” lấy đà mà bước, mà hai tay đút túi, gắt vào túi áo nếu là mặc áo bà ba. Nhưng thuở ấy có thứ áo cán có hai túi hay không? nếu không có thì đây là nhà thơ giắt hai tay vào cạp quần, vào thắt lương lụa hoặc vả một tư thế mà thủa nhỏ, tôi đã thấy các ông cụ vẫn làm như thế.” [ 11, 25 ].Giảng từ tiêu sái trong bài thơ thứ 10, chùm thơ Ngôn chí của Nguyễn Trãi: “Tiêu sái nghĩa là không bợn, thanh thoát, không “phải lợi danh vây”, từ Hán - Nôm này, tôi đã yêu cái âm thanh của nó từ 50 năm trước: “Đàn ai tiêu sái- khiến khách giang hồ tình ái ngại…”; Nguyễn Trãi đặt trước tính từ Hán- Nôm này hai chữ “ ít nhiều” thật là sinh động; niềm tiêu sái khó mà đo lường, cho nên nhà thơ đong đo nó, thì bèn dùng một chữ mơ hồ ít nhiều tiêu sái rất có duyên; bản thân cả bài thơ cũng thật là tiêu sái!” [11, 81]. Sự cảm thụ tác phẩm nông hay sâu, phong phú hay hạn hẹp xét đến cùng là do mỗi người đọc thơ có một trường liên tưởng thẩm mỹ khác nhau tạo nên bởi những trải nghiệm sâu sắc lưu lại trong tâm hồn anh ta những ấn tượng thẩm mỹ với một mật độ nhất định. Bình thơ giảng thơ xét đến cùng là phân tích và diễn tả những liên tưởng thẩm mỹ từ những yếu tố nào đấy của tác phẩm văn học với những ấn tượng vốn có trong trường liên tưởng thẩm mỹ với người đọc thơ. Trong bài Yêu thơ Bác, Xuân Diệu đã giảng rất hay bài thơ Nhập Tĩnh Tây huyện ngục của Hồ Chí Minh, bằng cách liên tưởng đến bài Độc toạ Kính Đình sơn của Lý Bạch, bài thơ đã gây ấn tượng sâu sắc cho ông từ tuổi thiếu niên. Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 Tương khan lưỡng bật yếu Uy hữu kinh Đình sơn. “Bài thơ Lý Bạch hai mươi chữ, lưa thưa bốn câu mấy nét , mà sao vượt được hơn một nghìn hai trăm năm để đễn với ta ngày nay….Như thế là bài thơ có một chất gì đó mà mọi người cảm thấy trong mười hai thế kỷ…Cái chất “như là chẳng có gì” mà “có rất nhiều” thật là kỳ lạ! Mây mưa mây tạnh bay đi hết Còn lại trong tù khách tự do Hai câu thơ Nhật ký trong tù có cái chất như bài Độc toạ Kính Đình sơn của Lý Bạch vậy, cũng nói theo lối ấy, cũng ung dung, mây mấy thứ bay đi hết, duy còn lại người tự do ở trong tù! Cái khí vị của bài thơ thật là kỳ thú: có lẽ trong tù chúng nó đã giam nhầm Kính Đình sơn hay núi Tản Viên! càng nghĩ càng thấy yêu quý bài thơ, càng kính sợ con người tự do ấy”[6,301]. Cách so sánh liên tưởng như trên vừa gợi được không khí văn học, vừa giàu mỹ cảm, để lại ấn tượng khó quên đối với người đọc. Trong trường liên tưởng thẩm mỹ của Xuân Diệu, cái vốn ấn tượng về văn hoá, văn học rất phong phú, uyên bác, hội đủ Đông Tây kim cổ. Nhưng đọc những bài nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu người ta không thấy có “mùi sách vở”, vì ông luôn liên hệ với kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời. Đọc Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Xuân Diệu đã giảng câu thơ Đòn gánh tre chín dạn hai vai bằng cảm nhận xương thịt của người bình dân cực khổ “gồng gánh kĩu kịt mãi suốt đời, còn tham gánh nặng, thì nát vai chín thịt, lại còn trở gánh nên chín cả hai vai” [ 11, 246 ]. Bình bài Sông lấp, Xuân Diệu đã dùng chất liệu đời sống, kỷ niệm của bản thân từ thuở ấu thơ để lắng nghe Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 “tiếng gọi đò”, khiến âm thanh ấy trở nên da diết hơn, thăm thẳm hơn: “Tôi còn nhớ trong xã hội trước, khi tôi còn nhỏ, nằm ngủ trong nhà của cha mẹ, trước mắt là khúc sông Gò Bồi. Khuya lạnh, co quắp trong chiếc chiếu dài, nửa nằm nửa đắp phủ kín cả đầu, trẻ con ngủ rất mê, mà lại vẵn cứ nghe tiếng rất to gọi đò văng vẳng bên ngoài, thành ra lẫn vào với giấc mộng. Sông vang tiếng, trời vang tiếng, đêm tối đen, tiếng gọi đò vời vợi làm sao” [8, 588-589 ]. Đọc văn phê bình của Xuân Diệu, chúng ta không chỉ khâm phục vốn kiến thức giàu có của ông, mà ta còn hết sức bất ngờ khi bắt gặp ở đó nhiều những chi tiết, hình ảnh của cuộc sống thực, Xuân Diệu đã vận nó vào mạch văn phân tích, giảng giải một cách linh hoạt tài tình. Bình câu thơ của Trần Đăng Khoa, nói về việc đi bắt ếch, lúc đi chẳng có gì, lúc trở về: Giỏ không thoắt đã đựng đầy tiếng kêu , Xuân Diệu lý giải: “Nếu là đi bắt chim trở về giỏ không thoắt đã đựng đầy tiếng chim, thì thơ chẳng có gì hay đáng kể. Phải là giỏ đựng ếch bụng nó rỗng đầy hơi, gặp cái giỏ rỗng, rồi tiếng nó kêu cũng ì ộp, rỗng, ba cái rỗng ấy bắt gặp nhau, cái rỗng này gặp đựng hai cái rỗng kia cho nên câu mới thật thú vị” [ 34, 501 ].Vậy là ngay cả cái chuyện trẻ con đi bắt ếch ở nông thôn, Xuân Diệu cũng biết tường tận tỉ mỉ. Chỗ mạnh nhất của Xuân Diệu khi bình giảng thơ là có thể huy động kinh nghiệm sáng tác phong phú của mình, kinh nghiệm cấu tứ, tạo hình, đặt câu dùng từ, phát huy âm điệu, thanh điệu giàu có của tiếng Việt “Người thi sỹ là con đẻ của ngôn ngữ dân tộc, là người phải cảm xúc sâu xa nhất cái hay, cái đẹp, cái kho tàng sâu kín của ngôn ngữ dân tộc mình nó chứa đựng tâm hồn dân tộc mình”. Nhưng đặc trưng rõ nhất ở Xuân Diệu- nhà thơ lớn của tình yêu- khi giảng thơ là luôn luôn liên hệ với chuyện tình yêu, với quy luật tình yêu. Ông nói : “Người hiểu thấp thơ cũng như người hiểu thấp tình yêu”. Dựng chân dung “các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, Xuân Diệu chú ý khai thác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 nhiều vẻ đẹp “con người” qua câu chuyện tình yêu và qua thái độ tình cảm của họ đối với tình yêu đôi lứa. Với những tác giả viết nhiều về tình yêu, có những khát khao yêu đương mãnh liệt như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà…Thì việc Xuân Diệu say mê, và khai thác khía cạnh đó cũng là điều tất nhiên. Nhưng ở những tác giả khác, việc đi vào khám phá chất tình tứ đắm say ở họ đã tạo nên những điều thú vị và độc đáo trong cách bình giảng của Xuân Diệu. Ông không chỉ ca ngợi Nguyễn Trãi ở phía vĩ nhân anh hùng, mà còn mến phục Ức Trai ở phương diện con người nhân bản, con người đa tình nữa. Đọc bài Cây chuối của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu bình giảng : “ Tâm hồn của bậc thi nhân này tinh tế thanh tao đến mức sợ làm bị thương cảnh vật, sợ không đủ trọng cảnh vật cho nên khi bảo ngọn gió xuân mở bức thư tình bằng lụa bạch của tàu lá chuối non cũng dặn gió: bức thư còn cuộn lại, còn e ấp, còn trinh tiết, phong còn kín, gió có mở thì phải gượng, nghĩa là phải khẽ mở, nhẹ mở” [ 11, 50 ]. Câu chuyện trêu cô bán chiếu rất có duyên, vẫn là việc “tán gái” từ cổ cho đến kim. Nguyễn Trãi còn đa tình hơn nữa ở bài Cây mía: Ăn nước kìa ai được thú Lần từng đốt mới hay mùi “Thông thường người ta ăn cái và uống nước, nhưng vì là cây mía, cho nên Ức Trai nói là ăn nước: đây là Ức Trai dạy chúng ta thái độ đi tìm chân lý: đừng tổng kết vội vàng, phải xuất phát từ từng phần của thực tại cái đã, ta sẽ bảo là chanh, có chua. ăn đoạn giữa thì mía mới ngọt; huống chi cũng có những đốt ở giữa hẳn hoi, mà không ngọt, phải lần từng đốt mới hay mùi. Và tôi có thể hiểu thêm một nghĩa ẩn phía sau: khi hưởng thụ người yêu, cũng phải lần từng đốt; một tâm trí, một trí tuệ cỡ Nguyễn Trãi, không loại trừ cái khả năng tác giả có bao hàm cả nghĩa thứ hai” [ 34, 154- 155 ]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 Thật quá bất ngờ, tưởng chừng như không thể nào liên tưởng đến chuyện tình yêu được, thế mà Xuân Diệu vẫn cứ tìm ra cách nói liên hệ với tình yêu một cách thú vị. Cũng theo khuynh hướng ấy, Xuân Diệu còn phát hiện ở tác giả Lục Vân Tiên, điều mà ít người nhận thấy: kinh nghiệm tình ái. Khi nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta thường chú ý đến tư tưởng đạo lý và lòng yêu nước của ông, nhưng Xuân Diệu lại nhấn mạnh đến những rung động tinh tế của nhà thơ đạo đức này đối với tình yêu. Tâm hồn của nhà thơ “văn dĩ tải đạo” này còn trẻ mãi với mối tình Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga, với bức tranh tình yêu và lòng thuỷ chung mãi mãi xanh tươi qua thời gian. Qua đoạn Nguyễn Đình Chiểu tả sắc đẹp của Kiều Nguyệt Nga và nói về bức “ chân dung hồi ký” của nàng, Xuân Diệu bình một cách hóm hỉnh: “Phải chăng thày Tú Chiểu khi còn thanh niên đã có kinh nghiệm được con gái thương mình trước cho nên mới tả tâm tình Nguyệt Nga được sâu sắc như vậy” [ 8, 659 ]. Và đây là một đoạn văn Xuân Diệu viết về bức tượng Vân Tiên, một điệp khúc trong tác phẩm: “Cái tình yêu muôn thủa của con người, khi thì nó hoá ra dệt gấm, chức cẩm hồi văn như nàng Tô Huệ, khi thì nó ẩn trong tiếng đàn như nàng Kiều, khi thì nó hoá thành những bài thơ như trong Tình sử như trong Sơ kính tân trang, khi thì nó hoá thành một bức chân dung hồi ức như là Nguyệt Nga” [ 8, 646 ]. Khi nói về tâm sự da diết của Tú Xương trong hai câu thơ : Lúc nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng Khi riêng riêng cả đến tình chung… Xuân Diệu cũng liên hệ tạt ngang sang chuyện “những anh con trai đang lớn lên, tưởng như mình đang yêu ai đó, thì rất dễ vận ngay hai câu thơ ấy vào mình” [ 8, 553 ] Nhà thơ của tình yêu ấy đã nhận biết sâu sắc hơn ai hết những rung động và biến thái dù là nhỏ nhất trong những dòng thơ trữ tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 của các nhà thơ cổ điển. Hay nói như Phan Ngọc Thu “ Một nỗi yêu” hình như bao giờ cũng thường trực trong tâm hồn Xuân Diệu, dường như đó là vùng thẩm mỹ” hấp dẫn nhất đối với ông khi đọc tác phẩm” [ 38, 159] Nếu như có người ví bình thơ cũng giống như đệm đàn cho người hát, phải làm sao cho tiếng đàn và tiếng hát hoà vào nhau, thì mỗi nhà phê bình đều có cách đệm đàn riêng, mỗi người mỗi vẻ. Hoài Thanh thường chỉ chọn đánh đàn đệm cho người hát hay, và tự nguyện đứng ở bình diện thứ hai, đứng sau làm nền cho người ca và tiếng hát bay bổng. Nguyễn Tuân cũng đệm đàn nhưng nhiều khi lại đứng trên bình diện thứ nhất, mượn lời hát để khoe tiếng đàn, tài đàn. Chế Lan Viên thì muốn gửi vào tiếng đàn của mình cho thật nhiều những âm thanh khác lạ của một người đệm đàn giàu trang sức. Còn cái tôi - phê bình của Xuân Diệu với khả năng bình và giảng, dường như vừa đánh đàn đệm, vừa muốn ca cùng người hát, vừa muốn làm môi giới cho người nghe, để họ thấu hiểu và thưởng thức cả lời ca lẫn tiếng đàn. 3.3 Lối phê bình giàu tính trực cảm Phê bình văn học là một sự tự ý thức, là sự nhận thức cả trong lý thuyết và tình cảm về mối quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và dân tộc, văn học và hiện thực, văn học và những vấn đề cơ bản của một nền văn nghệ. Nhà phê bình phải cắt nghĩa, lý giải các hiện tượng văn học, bàn đến những vấn đề về bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo, hoạt động tiếp nhận văn học… Có nghĩa là nhà phê bình phải nói bằng lý luận. Lý luận sẽ làm cho phê bình trở nên khô khan, không dễ đi vào lòng người. ý thức được điều này, Xuân Diệu muốn làm dịu mát đi chất khô khan của những khái niệm lý luận bằng một lối phê bình giàu tính trực cảm.Trực cảm là lối phê bình có từ lâu đời, trong truyền thống bình thơ Trung Quốc. Các học giả và các thi sỹ Việt Nam cũng rất quen với hình thức phê bình này. Vào những năm đầu thế kỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 XX nhiều phương pháp phê bình mới xuất hiện và ít nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam, như phê bình theo ngôn ngữ học, phê bình theo lối phân tâm học, phê bình ấn tượng…Nhưng còn mới mẻ vì thế chưa thịnh hành. Phê bình trực cảm là lối phê bình chủ quan, dùng năng lực trực quan mà tri giác, tưởng tượng, nhận biết để khám phá vẻ đẹp về ý nghĩa của thơ, mà không dùng một công cụ khoa học nào khác như: mô hình, con số thống kê, phân tích trừu tượng. Trực cảm là con đường tự nhiên đến với thơ. Chính lối phê bình này dấu ấn chủ quan của người viết, cá tính, giọng điệu của nhà phê bình thể hiện một cách rõ nét nhất đầy đủ nhất. Trong cuốn Lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đình Sử nhận xét: “ Phương pháp phê bình của Xuân Diệu thiên về chủ quan, trực cảm”[15, 748]. Bản thân Xuân Diệu cũng quan niệm, con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất, đến với người đọc là con đường đi thẳng từ trái tim đến trái tim; đôi khi có được cái linh cảm, cái trực giác mách bảo người ta sẽ bất ngờ chú ý đến những yếu tố không lường trước được và cũng không thể cãi nhau lý lẽ được, vì chẳng có lý lẽ gì cả mà chỉ có xúc cảm. Phê bình trực cảm là lối phê bình xuất phát từ trực giác, từ những cảm nhận chủ quan. Khi nói bình giảng của Xuân Diệu giàu tính trực cảm, chúng tôi đã tìm thấy ở ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan trực giác và lý thuyết khoa học, giữa trực giác nghệ thuật và tư duy lý luận. Biểu hiện chính của lối phê bình trực cảm là nhà phê bình phải phát huy khả năng tưởng tượng để khám phá vẻ đẹp của tác phẩm. Đọc văn phê bình của Xuân Diệu ta nhận thấy ông là một nhà phê bình có trí tưởng tượng kỳ diệu và cực kỳ phong phú, với khả năng ấy Xuân Diệu đã gọi dậy từ những dòng chữ lặng câm thế giới nghệ thuật của tác phẩm và đằng sau đó là chân dung tinh thần của nhà văn. Đúng như Trần Đình Sử nhận xét: “Xuân Diệu khôngchỉ phân tích, phê bình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 thưởng thức, mà thật sự góp phần sáng tạo lại các tác phẩm bằng trí tuệ uyên bác và sức tưởng tượng phong phú của mình”[ 31] Nguyễn Trãi có một câu thơ rất hay: Mai rụng hoa đeo bóng cách song, Xuân Diệu đã giảng bằng cách tưởng tượng để giải nghĩa câu chữ: “Xưa nay chưa ai thấy Mai rụng hoa đeo và viết ra trong thơ; những cánh trắng hoa mai lả tả rụng từ cành trên và vương đeo ở cành dưới, trông thấy qua song; có thể hiểu là hoa mai đến lúc rụng lại tạo ra một vẻ đẹp mới và không chịu rơi rụng xuống đất” [ 11, 75 ]. Hai câu thơ theo Xuân Diệu là điển hình cho sự thành công đặc biệt với “cách viết bẻ gãy” của Nguyễn Trãi: Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc; Nhà ngặt, đèn xanh, con mắt xanh. Lần đầu tiên giới thiệu thơ Nôm Nguyễn Trãi, vì muốn cho hai câu thơ trên đọc êm tai, Xuân Diệu đã chữa thành Tuổi già, tóc bạc, chòm râu bạc. Ngay sau đó Xuân Diệu đã gặp Ức Trai trong mộng và nghe người chỉ giáo: “Này đồng chí Xuân Diệu ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ, mà đồng chí bảo là tôi già. Đồng chí là một người cộng sản, mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à? Tôi nhiều tuổi, thì tuổi tôi nó chất lên, nó cao, chứ tuổi tôi không già…”…ôi nếu Nguyễn Trãi Tuổi già, tóc bạc, chòm râu bạc”, thì Nguyễn Trãi vừa khòm lưng bước, vừa vuốt râu một cách bùi ngùi an phận…Nguyễn Trãi không công nhận tuổi mình già mà chỉ cao thôi, và đáng lẽ câu thơ muốn đúng bằng trắc, phải là “ chòm râu bạc”, thì Nguyễn Trãi đáng tiếng bằng êm ả xuôi lơ, lại đặt tiếng trắc: cái râu bạc, tức là vừa vuốt râu, vừa hất hàm quắc mắt và lắc đầu: à nhà ngươi cứng đầu à, cái đầu ngang bướng chống lại chúng tao, chúng tao đưa ra chặt, và chặt đầu cả ba họ!- Ôi, văn chương gắn liền với tính mạng, cái râu bạc của Nguyễn Trãi hiên ngang biết chừng nào, mà lại hiên ngang từng sợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 một, can trường ngạo nghễ đến mức bọn gian thần phải quyết liệt phủ định! Sao lại đem một chòm râu bạc tội nghiệp, thảm hại, mà thay vào” [11, 78-79 ]. Trong trường hợp này, trí tưởng tượng bay bổng của Xuân Diệu đã giúp người đọc cảm nhận được hết ý nghĩa sâu sắc của từ ngữ dùng trong câu thơ trên. Câu thơ Nước chảy âu khôn xiết bóng non , theo sự đánh giá của Xuân Diệu đây là câu thơ “vào loại hay nhất của Nguyễn Trãi và của tiếng Việt Nam”, ông đã giảng câu thơ trên thật tỉ mỉ : “Núi in bóng xuống lòng sông, nước sông đã chảy, thì nó đẩy cho trôi đi tất cả, đẩy rác rưởi, đẩy bọt bèo. đâỷ những cành củi nhỏ đẩy những súc gỗ to, đẩy cả thuyền lớn nếu thuyền không được neo buộc. Nó đẩy cả bóng núi in xuống dòng sông nữa, cho trôi phăng đi, nhưng nước đẩy được chút nào thì bóng núi lại in xuống lòng sông ngay tức khắc”, đây là hình tượng hùng vĩ cương liên của núi, in bóng xuống lòng sông một li một tấc không chịu xê dịch [8, 76]. Vậy là từ một hình tượng thơ vốn rất trừu tượng không dễ gì hiểu hết được, với trí tưởng tượng của mình, Xuân Diệu đã giảng giải một cách cụ thể, khiến câu thơ trở nên đơn giản và dễ hiểu đối với người đọc. Cảm nhận mấy câu thơ của Tản Đà Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay Gió đưa người cũ lại về đây. Xuân Diệu thả hồn mình vào mạch liên tưởng so sánh: “Gió nhẹ, lá nhẹ, mà người cũng nhẹ, bởi tấm tình hoài man mác buâng khuâng; Bốn phương mây nước, người đôi ngả Hai chữ tương tư, một gánh sầu. Nội tâm của nhà thơ rất đầy, vì vậy mà hai câu thất ngôn trên đây, những chữ dùng thoạt nhìn như sáo mòn, mà khi bốn mảnh ghép vào nhau, tâm tình của tác giả xuyên suốt, cho nên đọc vẫn gợi cảm; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 đó không phải là thơ Tú Xương, thơ Nguyễn Khuyến, hoặc là Thơ mới.Về sau này, Thơ mới 1932- 1945 thì phải cao độ, xoắy thắt, run lên bần bật; đây là thơ Tản Đà chứ không ai khác, những hoa quả đầu mùa của chủ nghĩa lãng mạn, lâng lâng mà đậm, có thể nói hồn thì nhẹ mà tim thì nặng” [ 8,769 ]. Thật khó phân biệt đâu là bình đâu là giảng, Xuân Diệu đã thả hồn mình đắm say hoà quyện với xúc cảm man mác lâng lâng của thi sĩ Tản Đà. Nhà phê bình, đồng thời cũng là nhà thơ tình nổi tiếng này đã hồi hộp dõi theo mối tình Kim - Kiều, nào là đoạn Kim – Kiều gặp nhau, Kim – Kiều tương tư, Xuân Diệu đã hình dung ra bảy bước mối lái Kim – Kiều trong 283 câu thơ, từ lúc họ gặp nhau đến lúc họ thổ lộ với nhau lời yêu đầu tiên,đúng là tầng tầng, lớp lớp, hồi hộp đợi chờ, có tới có lui, có khấp khởi phập phồng đầy ắp tâm trạng [11, 177 - 181 ]. Cũng chỉ có Xuân Diệu mới có thể hình dung được dáng đi của anh chàng si tình Kim Trọng “ Cứ từng hai bước một anh : Xăm xăm- dè nẻo- Lam Kiều- lần sang, chăm chăm chúi chúi đi tìm lại cái bóng ảnh mộng mơ, nếu có đụng trán vào cây anh cũng không biết” [ 11, 165 ] Một yêu cầu mà các nhà phê bình nghiên cứu luôn khao khát vươn tới đó là sáng tạo lại các tác phẩm theo những bình diện mới, góc độ mới, đem đến cho bạn đọc những cách tiếp cận mới mẻ thú vị. Với trí tuệ uyên bác và trí tưởng tượng diệu kỳ của mình, Xuân Diệu không chỉ phê bình thưởng thức tác phẩm một cách thông thường ,mà ông đã góp phần sáng tạo lại các tác phẩm ấy. Chúng ta hãy lắng nghe đoạn văn Xuân Diệu sáng tạo lại thơ Xuân Hương bằng cách cảm hiểu của mình: “Xuân Hương bực bội có một nhu cầu cần xé, cần phá, xé phá xã hội chưa được, thì Xuân Hương làm cho cảnh nhọn lên , xiên ngang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 mặt đất rêu từng đám, đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Xuân Hương muốn một cái gì như thụi, như đánh, lắt lẻo cành thông cơn gió thốc , chứ không còn là gió thổi…Cái chân của Xuân Hương cũng muốn làm cho rách thêm cái động Hương Tích, người quen cõi phật chen chân xọc; con mắt của Xuân Hương như giương chống lên, có thể bóc trần tất cả: kẻ lạ bầu tiên ghé mắt dòm; cái tay của Xuân Hương không đụng vào cảnh vật một cách nông cạn; mà lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp, lách khe nước rỉ mó lam nham; đối với tai của Xuân Hương, các tiếng động chẳng lướt qua mà nó sống lên, có khối trong không khí, gió đập cành cây khua lắc cắc- sóng dồn mặt nước vỗ long bong…Xuân Hương nhìn sắc màu, thì những sắc màu đó phải kêu lên, phải xé ra, phải cao độ, phải là cửa son đỏ loét tùm hum nóc, hòn đá xanh rì lún phún rêu”. [ 11, 474 ]. Bằng khả năng thẩm thơ của mình, Xuân Diệu đã chủ động hoà vào người thơ, tác phẩm thơ của người xưa, như cùng “đồng sáng tạo”, cách sáng tạo đó giúp người đọc tiếp xúc, suy nghĩ , đánh giá tác phẩm một cách nguyên sơ như dạng vẻ ban đầu của nó. Với lối phê bình trực cảm, Xuân Diệu luôn đề cao năng lực cảm thụ lấy tình yêu say sưa đầy rẫy của mình, lấy trí tưởng tượng phong phú, lấy mắt xanh tri âm tri kỷ, cái gu tinh nhạy để khám phá được nhiều phương diện tinh tế của thơ, chinh phục được chân trời sáng tạo của các nhà thơ.Từ trái tim mình, Xuân Diệu đã đem đến trái tim bạn đọc cái đẹp, cái diệu kỳ của những áng thơ hay.Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng phê bình trực cảm tự bản thân nó cũng có giới hạn, nếu chỉ trực cảm người ta sẽ khó lòng đi sâu vào bản chất qui luật. Có lẽ chính bởi vậy bên cạnh lối phê bình giàu tính trực cảm, Xuân Diệu cũng cảm nhận thơ có lý luận ,ông dựa vào văn bản nghĩa chữ, vận dụng nhiều phương pháp phân tích so sánh, đối chiếu công phu mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 tính khoa học cao, khiến cho sự cảm thụ trực cảm chủ quan, nhưng không tuỳ tiện, mà vẫn sắc sảo vững vàng. 3.4. Cách hành văn sôi nổi mãnh liệt. Xuân Diệu là một trái tim dạt dào, sôi nổi, đắm say, ông rất sợ sự lạnh nhạt ngay từ hồi Thơ thơ mới ra đời, trong Lời đưa duyên Xuân Diệu đã nhắn gửi “Tôi rất sợ sự lạnh nhạt, sở dĩ tôi tha thiết như vậy, là muốn xứng đáng với lòng bạn thiết tha…hỡi không gian xin người đừng lạnh lẽo”. Xuân Diệu- thơ, Xuân Diệu – văn xuôi hay Xuân Diệu- nghiên cứu phê bình thì cũng vẫn là một Xuân Diệu ấy- con người của niềm khát khao giao cảm với đời . Viết phê bình cũng chính là cách để ông giao cảm với đời, với thơ, có lẽ chính bởi vậy mà hành văn phê bình của ông thường sôi nổi mãnh liệt, giàu tình cảm, cảm xúc. Một thứ văn yêu ghét cao độ, xúc cảm cao độ. Xuân Diệu viết rất tha thiết say sưa, viết bằng tất cả sự rung động của tâm hồn. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng: “Sở dĩ người ta nhớ và thích văn nghiên cứu của Xuân Diệu, cái chính là do tác giả đã mang vào đây tất cả tâm huyết của một người sống chết với văn học, yêu vô cùng tiếng mẹ đẻ, yêu sự nghiệp của cha ông. Nói theo chữ Xuân Diệu thường dùng, cái “ tình yêu đầy rẫy” đó đã thấm vào văn anh, làm nên mạch đập run rẩy trong mỗi dòng chữ, làm nên sức cuốn hút của từng trang viết” [ 35, 284]. Đặc biệt khi viết về các nhà thơ cổ điển của dân tộc, lời văn của Xuân Diệu như có cánh, bay bổng thăng hoa, tràn đầy chất trữ tình. Xuất phát từ quan niệm coi trọng sự cảm thông và thấu hiểu trong phê bình, cái tôi chính luận dào dạt chất trữ tình trong văn phê bình Xuân Diệu thiên về phía trò chuyện tâm sự. Ngay ở nhan đề nhiều bài viết của Xuân Diệu cũng nằm trong mạch tâm tình ấy : Trò chuyện quanh một bài thơ mưa, Tâm sự với các em về tiếng Việt, Một chút tâm sự về làm thơ chiến đấu, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 Câu chuyện nhỏ trước các bạn viết văn trẻ, Bàn thêm với bạn, Tâm tình cùng bạn… Khi tiếp xúc với 116 bài thơ của Nguyễn Trãi, Xuân Diệu có cảm giác tâm hồn mình sực nức lan xạ của thơ người, và ông hăm hở chia sẻ với bạn đọc một điều mà mình rất “khoái trá”, rất tâm đắc: “Khoái trá biết bao, mình là con cháu sáu trăm năm sau được vào đền thờ tổ tiên thuở trước, ôm từng cái cột, đếm từng chiếc kèo, ngửa mặt lên nhìn từ bên trong mỗi phiến ngói, nắm từng cánh cửa, trân trọng từng viên gạch…Suốt cái phần đời còn lại cho đến hơi thở cuối chót sẽ vẫn còn cái tâm đắc này”[ 8, 19]. Có lúc Xuân Diệu lại níu kéo trò chuyện với người nghe bằng một giọng kể xúc động say sưa, như gợi một niềm say mê: “Tôi còn nhớ khi mình còn nhỏ độ mười bốn, tình cờ tôi mở Kiều ra đọc; tôi chưa hề biết câu chuyện đầu đuôi ra sao, các nhân vật thế nào, tôi cứ lao vào giữa trang, và vốc từng vốc thơ, uống say sưa! Và tôi riêng chọn những câu nào tôi yêu mến nhất, trữ tình nhất, cất vào trong trí nhớ non trẻ”[ 11, 194]. Cũng có khi cái tôi chính luận lại tâm sự với chính mình như đau đáu một khát vọng khôn nguôi: “Ôi! bao giờ thơ mình cũng được người ta mua như mua một bao diêm, cùng với bao diêm; giá mà thơ cũng cần thiết cho sự sống đến như một bao diêm! được người ta rung đùi mà “đọc thơ Xương, ăn chuối ngự” thì chết cũng ngậm cười nơi chín suối” [ 8, 617]. Yêu mến, trân trọng thiết tha với nhà thơ Tản Đà, Xuân Diệu đã tâm sự chân thành: “Tôi sẽ là người bội bạc nếu tôi quên cả một thời tuổi nhỏ, thời tôi đã yêu, đã mê thơ của thi sĩ Tản Đà. Người ta có thể đổi thay, tuổi tráng niên không còn những cái thích của ngày thơ dại cũng như tấm lòng không ở mãi trong một tình yêu. Nhưng ta không quên, kỷ niệm còn đây để nhắc tôi cái hương xưa của những thơ mộng ban đầu”[34, 310 ]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 Xuân Diệu đã không giấu nổi nỗi xúc động của mình khi tìm thấy tập thơ quý giá Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: “Chao ôi hú vía! nghĩa là 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi rất có thể chúng ta nay không được đọc một tí gì! Nghĩa là cái mảng tình cảm tinh vi nhất của Nguyễn Trãi, chưa kể cái kho văn quốc ngữ cổ nhất do Nguyễn Trãi sáng tác, rất có thể chỉ còn lại tên sách mà thôi”[ 11, 55]. Văn phê bình của Xuân Diệu là loại văn thiên về trò chuyện giãy bày tâm sự, văn của ông cho ta có cảm giác như “đối diện đàm tâm” với chính tác giả của nó. Xuân Diệu hay sử dụng đại từ xưng hô ta, chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng người đọc không hề có cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt, thậm chí trong nhiều bài viết ta còn gặp cách Xuân Diệu gọi đối tượng mà mình hướng tới một cách trìu mến, thân mật như: “Các bạn viết văn trẻ ơi”, “Các bạn viết văn trẻ yêu quý” [7, 96- 98], “Các em thiếu nhi thân yêu” [6, 414]…Những cách xưng hô ấy đã góp phần tạo nên một không khí giao tiếp ấm áp , rất hoà hợp với độc giả, ta cảm giác có một Xuân Diệu bằng xương bằng thịt ở rất gần bên ta, sẵn sàng chia sẻ lắng nghe. Bằng cách ấy Xuân Diệu đưa cái đẹp cái hay của thơ, đi sâu vào thế giới tâm hồn của người đọc. Văn phê bình của Xuân Diệu là một thứ văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, với cách sử dụng từ ngữ thật đặc biệt, thật ấn tượng ,như găm vào trí nhớ người đọc, chúng lột tả đúng bản chất của sự vật và hiện tượng, thể hiện được tình cảm của người viết và tác động vào cảm giác của người đọc. Xuân Diệu không ngại sử dụng lớp từ đặc trưng cho văn nói, về điểm này Trần Thị Thanh Hà nhận xét: “Ông đã đưa vào văn phê bình (mà nhiều người coi là loại văn bác học”) một dáng dấp văn nói rất đẹp, rất đa dạng, rất thanh thoát tự nhiên” [ 17, 174] . Đó là những thán từ khẩu ngữ như: hú vía, ôi, chao ôi, trời đất ơi, khoái trá biết bao…; những tính từ thể hiện cách đáng giá tuyệt đối hoá như: xuất sáo, tót vời, đầy rẫy, say sưa … ; những động từ mạnh: phun, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 hộc, khạc, gãy lưng… Những từ ngữ này biểu lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi trữ tình Xuân Diệu, bổ trợ cho những nhận xét đánh giá của ông, đồng thời nó cũng lôi kéo được sự đồng cảm nơi người đọc. Mỗi lần đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, là Xuân Diệu không giấu nổi niềm say mê mãnh liệt. Khi nói về sức hấp dẫn của Truyện Kiều, Xuân Diệu diễn đạt rất hình ảnh: “Cô Kiều quả thật sắc sảo mặn mà, vẫn còn làm gãy lưng được nhiều nhà phê bình”, cách dùng từ độc đáo rất Xuân Diệu. Ông gọi Xuân Hương là một nghệ sỹ lớn “Biết phun tâm hồn mình vào cảnh vật, làm cho chúng sống lên ngồn ngộn…Xuân Hương như một nhà điêu khắc tạc cho đá sống và yêu, chính Xuân Hương là bà tạo hoá…Và một nữ thi sỹ, một nhà điêu khắc truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá, đến nỗi đá cũng ửng hồng lên như có máu chạy: đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó giãy ra, nó cọ mãi, nó già dặn tình xuân! ”[ 11, 478] . Có lẽ chưa có ai viết về Xuân Hương với tình cảm sôi nổi và niềm đam mê cháy bỏng như Xuân Diệu, người đọc sẽ còn nhớ mãi một Xuân Hương với tài năng sử dụng ngôn ngữ tuyệt vời, và một Xuân Diệu đầy “chất lửa” nhiệt tình trong văn phê bình. Còn đối với Tú Xương, Xuân Diệu nhận xét: “Một giọng nói trên đường đời rất mực tâm huyết, tôi thấy thơ Tú Xương như là trong tiếng chim quốc có máu…đó là một người đã làm thơ, đã nói thì muốn khạc cả tim phổi của mình vào văn” [8, 617].“Nhiều nhà thơ khác cũng trào phúng, nhưng chất lượng cười không sâu bằng Tú Xương, không phải như Tú Xương hộc ra tiếng cười[ 8, 566, 567]. “Thơ đả kích của Tú Xương thường làm theo lối chửi, mà chửi là đánh vào lời nói, mà lời nói thì dễ gió bay. Tú Xương không dành lòng thế, mà bám sát đối tượng: thơ Tú Xương như một thứ axít đổ vào nó, cắn cho nó nát ra, cháy đi” [ 8, 554]. Đó là những đoạn văn mà ở đó ta nhận thấy kỹ thuật diễn đạt giàu nội lực, đầy sức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 137 biến hoá, nhằm bộc lộ lí lẽ và cảm xúc. Nói về bất cứ nhà thơ nào con mắt xanh của Xuân Diệu “cũng tìm bằng được cái lửa, cái điện riêng của người đó. Mà tìm ở đâu? Tìm ngay ở những vang hưởng tác phẩm gợi lên trong lòng mình”. [35, 284], và diễn đạt bằng mạch văn sôi nổi, dạt dào, bằng những liên tưởng so sánh độc đáo theo cách riêng của mình, điều đó tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho mỗi trang viết. Qua những dòng chữ sôi nổi ấy, người ta thấy hiện lên rất rõ, rất đậm chân dung cái tôi Xuân Diệu: sôi sục, hăm hở hết mình với văn thơ, chữ nghĩa, hết mình với sự sống , với cuộc đời. Ông lao vào đống tư liệu lịch sử, văn hoá văn học, đau đớn vì chưa tìm được đích xác lai lịch của Hồ Xuân Hương: “Chúng ta ngày nay rất tức tối và đau đớn, đứng trước tình cảnh không biết ngày sinh tháng đẻ năm mất của một thi hào như Xuân Hương [ 11, 411]. Ông day dứt, trăn trở vì cảm thấy mình chưa phát hiện hết cái hay trong thơ Nôm Nguyễn Trãi: “Chao ôi, cho đễn khi viết tới dòng này, tôi vẫn chưa nói hết được cái hay trong thơ Nôm của Ức Trai”[ 11, 95]. Bực bội vì chưa hiểu rõ một chữ trong thơ Nguyễn Trãi. Ghét cay ghét đắng cái thằng Sở Khanh, cái con mụ Tú Bà, ông gọi Tú Bà là “Con hổ cái” và “Trời đất ơi! Mụ nói không đầy nửa phút mà bọt mép của mụ văng ra mãi đến ngàn năm ! tưởng như mụ đã xé xác người ta rồi…Tưởng như mụ nói, rách cả trang giấy Truyện Kiều” [ 11, 162-163]. Ông ghê sợ cho cái máu ghen Hoạn Thư: “Cái mưu mô của mụ sâu sắc quá.. khiến ta nghĩ đến, vẫn còn lè lưỡi, sởn gai, vẫn phải phục mụ “Khôn ngoan rất mực, nói năng phải lời” [ 11, 165]. Tức giận phẫn nộ với trời làm Tú Xương hỏng thi: “Mà chó thế! Lại cứ hỏng thi!” [ 8, 604], thích thú khi Tú Xương đưa món quà ngô lúa vào thơ [ 8, 612]. Nếu như “ngòi bút Nguyễn Du, tấm lòng Nguyễn Du cũng đi đi, về về với Kim, Kiều”, bởi “Nguyễn Du yêu mến hai người tài tử như đẻ họ ra từ trái tim, xoắt xuýt quanh họ không nỡ tiếc, không nỡ dời, toả hết những gì xinh đẹp, măng tơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 138 nhất, thanh tao và đằm thắm nhất” [ 11, 175- 176], thì Xuân Diệu- nhà thơ số một của tình yêu hiện đại ấy, đã bao lần đắm say rạo rực cùng với mối tình Kim – Kiều. Chúng ta cũng đã thấy nhà phê bình thơ ấy sung sướng, khoái trá đến thế nào khi thưởng thức những chữ nghĩa thần tình của Xuân Hương hay Nguyễn Khuyến Tú Xương…Chứng kiến tài năng thơ của cậu bé “thần đồng” Trần Đăng Khoa, Xuân Diệu không giấu được niềm sung sướng tự hào và niềm tin vào lớp con cháu hậu sinh. Ta hãy nghe một lời bình của ông về sự sáng tạo hình tượng trăng trong thơ Trần Đăng Khoa: “Một hình tượng mà xâu chuỗi được từ trời sang biển, từ biển đến trời, trăng là mắt của một con cá nào nhìn nghiêng kỳ diệu đến thế!... Tới hình tượng thứ ba, thì chỉ có một trẻ em mới, lần đầu tiên, nghĩ ra trong thơ: Trăng ơi từ đâu đến Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời Với giọng văn đầy hào sảng chan chứa niềm tự hào dân tộc Xuân Diệu khẳng định: “Cái cú sút này hẳn là của một em thiếu nhi Việt Nam, con cháu của một dân tộc anh hùng, mới đá được quả bóng sáng bay lên thành mặt trăng như vậy” [ 34, 502- 503]. Với cách hành văn sôi nổi mãnh liệt, với một cái tôi giàu khả năng giao cảm chân thành hết mình, Xuân Diệu đã đem đến cho nền lý luận phê bình của chúng ta một phong cách thơ hết sức đa dạng và độc đáo. 3.5. Một số hạn chế. Ở trên ta đã nói đến một đặc trưng trong phong cách nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu, đó là kết hợp bình và giảng. Đây là mặt mạnh, đồng thời người ta lại tìm thấy ở đó những hạn chế của ngòi bút Xuân Diệu. Không phải bao giờ Xuân Diệu bình và giảng cũng hay, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 trong một số trường hợp Xuân Diệu quá ham giải thích, cái gì cũng giải thích, cái gì cũng giải giải, giảng đến sơn cùng thuỷ tận, ông đã để lộ quá nhiều nhiệt tình của mình ra ngoài lời, và do đó mắc vào cái tật dài dòng, tham nói, trong khi cần một sự thâm trầm, ngắn gọn, hàm súc hơn. Vì tham nói, nói nhiều , nhiều lúc Xuân Diệu cũng không tránh khỏi lối suy diễn chủ quan. Không khó lắm để chỉ ra những chỗ “bất thập toàn” ấy trong văn phê bình của Xuân Diệu. Ví dụ trong Truyện Kiều có câu Trên yên sẵn có con dao, bản chữ Nôm ghi là yên, phiên âm là yên. Nhưng Xuân Diệu thích là án hơn và do quá say tưởng tượng, để dòng cảm xúc chủ quan cuốn đi, ông đã bình một cách suy diễn: “Trên án, sẵn có, hai dấu sắc ánh lên như ánh con dao sáng loáng, như ánh mắt nàng Kiều sáng quắc, quyết định nếu sau này nhục quá thì sẽ liều thân tự tử” [ 11, 371], Xuân Diệu chê nhà bình luận Tản Đà không thấy chỗ táo bạo ấy của Nguyễn Du nên chép thành Trên yên sẵn có con dao, hoá ra là bằng phẳng vô vị! Yên thế nào được! Đã vào sóng gió rồi không thể nào yên”[ 11,371]. Hay câu : Sẵn thây vô chủ bên sông, Đem vô để đó lộn sòng ai hay… Xuân Diệu xem đó là sự phản ánh hiện thực của một thời đại loạn ly cuối Lê đầu Nguyễn, ở đâu cũng gặp thây người vô chủ, ông bình: “Nguyễn Du chỉ dùng một chữ mà tố cáo cao độ cái xã hội phong kiến tàn ác…thì ra trong cái xã hội kia, xác chết vô thừa nhận bao giờ cũng sẵn, chỉ cần quờ tay ra là nhặt được!”[11,143 -144], thực ra từ sẵn thây nằm trong quy tắc tổ chức truyện của nhà văn chứ không phải chi tiết phản ánh hiện thực, Xuân Diệu đã để chủ quan lấn át ý nghĩa khách quan của văn bản ngôn từ. Trong bài phê bình tập thơ Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Xuân Diệu đã nhắc đi nhắc lại rằng ông luôn luôn tự nhủ mình “đừng hẹp hòi; vượt qua cái mà mình không thích thú lắm để hưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 140 lấy những ưu tú của một thi sỹ”.[10,229]. Đó là một quan niệm đúng đắn, người sáng tác phê bình không thể đem cái phong cách riêng, cái khẩu vị riêng của mình mà bắt mọi người khác phải theo. Tuy nhiên đọc một số bài phê bình của Xuân Diệu còn thấy ông chưa vượt ra khỏi sự phê bình thiên kiến, chủ quan, áp đặt, chưa vượt ra khỏi cái “tạng” và khẩu vị của mình. Mỗi con người là một vũ trụ thu nhỏ, ở đấy còn lắm điều bí mật, còn lắm điều hay. Càng đi sâu nghiên cứu chúng ta càng thấy được bản lĩnh, tài năng, và vẻ đẹp riêng của phong cách phê bình thơ của Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà nghiên cứu phê bình thơ có phong cách độc đáo khác các nhà phê bình cùng thời. Trong hoạt động phê bình thơ, Xuân Diệu luôn đề cao nội dung tư tưởng thông qua nghệ thuật thơ, đó là thiên hướng nghiên cứu bình luận về hình thức nghệ thuật, đi sâu khám phá vẻ đẹp tinh tế đa đạng, các giá trị thẩm mỹ của từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu thơ…Từ câu chữ mà khám phá cái đẹp của nội dung tư tưởng. Trong văn phê bình của Xuân Diệu Bình và giảng là hai thao tác quen thuộc, bình kết hợp với giảng, vừa bình vừa giảng một cách công phu tỉ mỉ, ít nhà phê bình nào có được khả năng bình giảng như Xuân Diệu. Nét riêng trong nghệ thuật bình giảng của Xuân Diệu vừa thể hiện được vốn kiến thức uyên bác, vừa gắn liền với những kinh nghiệm đời trải nghiệm sống của bản thân, đặc biệt điểm thú vị trong cách bình giảng của Xuân Diệu là luôn liên hệ với chuyện tình yêu , với quy luật của tình yêu. Xuân Diệu có lối phê bình giàu tính trực cảm, lối phê bình này cho ông khả năng tưởng tượng phong phú đề thổi hồn vào các văn bản nghệ thuật, đánh thức vẻ đẹp, gọi dậy giá trị của những tác phẩm thơ dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 141 Xuân Diệu có hành văn sôi nổi mãnh liệt, ẩn chứa bên trong một cái tôi chân thành, nhiệt tình đến hết mình. Văn ông giàu hình ảnh giàu cảm xúc với cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo sáng tạo, kỹ thuật viết văn giàu nội lực, đầy sức biến hoá. Với những đặc điểm này, lối phê bình của Xuân Diệu khác hẳn Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, ông đã mở một lối đi riêng để thơ đến với trái tim người đọc. KẾT LUẬN 1. Để làm nên một Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại, không chỉ có gia tài thơ đồ sộ, mà còn có phê bình tiểu luận. Ông đến với phê bình thơ với tư cách là một nhà thơ chuyên nghiệp, chứ không phải là một nhà phê bình chuyên nghiệp.Tuy không phải là người thuộc thế hệ mở đường cho phê bình văn học Việt Nam, nhưng Xuân Diệu là một nhà phê bình xuất sắc, một trong số những cây bút phê bình có uy tín và tạo được sự đón đợi nơi người đọc. Do đó tư cách nhà phê bình văn học phải là một tư cách cần được xem xét và khẳng định mạnh mẽ trong sự nghiệp văn thơ của ông. 2. Là một nhà thơ và nhà phê bình thơ, Xuân Diệu đã xây dựng một quan niệm đầy đủ đúng đắn và khoa học về thơ về phê bình thơ. Đồng thời với việc sáng tạo thơ ca, làm ra những bài thơ cụ thể, Xuân Diệu qua phê bình muốn trình bày thêm những suy nghĩ của mình về thơ như là một sự bổ sung cho thơ mình và thơ của người khác.Ở đó là những quan niệm về thơ, về phê bình, về cái được và cái chưa được của bản thân cũng như của các nhà thơ khác. Không phải nhà thơ nào cũng làm được cái công việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 142 “nhìn lại chính mình” và “nhìn lại người khác” như Xuân Diệu. Cả một đời lao động nghệ thuật miệt mài đã giúp ông có bản lĩnh vững vành để làm cái việc bình giá “khen chê”, mà ít người nghệ sỹ có được. Nhìn lại lịch sử văn học và lịch sử phê bình văn học chúng ta có thể đếm trên đầu ngón tay những người vừa sáng tác vừa viết phê bình, ở họ nếu làm được, phải là những người thực sự tài năng, giàu kinh nghiệm và đam mê với nghiệp văn chương. Đối với Xuân Diệu Thơ là trước tiên là hiện thực, là cuộc đời , thơ là sự sống đã trở thành xúc cảm, tình cảm, nội tâm, nó là sản phẩm của tâm hồn trí tuệ. Thơ là tinh chất của cuộc đời. Thơ mang cá tính sáng tạo của tác giả như hương sắc riêng của các loài hoa…Quan niệm về thơ của Xuân Diệu không những là kim chỉ nam cho ông sáng tác mà còn là cơ sở cho hoạt động phê bình của ông. Phê bình thơ đối với Xuân Diệu là hoạt động nhằm mục đích làm cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và người đọc, định hướng thẩm mỹ, giúp công chúng ngày càng nâng cao trình độ thưởng thức, đánh giá thơ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng của thơ. Nhiệm vụ quan trọng của phê bình thơ là đưa cái đúng cái tốt cái hay của thơ vào trong công chúng, giúp các bạn yêu thơ hiểu một thời đại , một nền thơ, một nhà thơ. Ý thức được điều đó, Xuân Diệu đặc biệt quan tâm đến khoa học phê bình, nghệ thuật phê bình, phương pháp phê bình thơ. Nhà phê bình phải coi trọng vai trò của công chúng, lấy công chúng làm đối tượng phục vụ. Nhà phê bình phải có ý thức về mục đích nhiệm vụ phê bình. Làm công việc phê bình cũng rất cần đến một khát vọng cảm thông, thấu hiểu, và con mắt xanh biết thẩm bình tinh tế ở mỗi nhà phê bình. 3. Bất kỳ ở thời đại nào cũng rất cần sự tôn vinh. Sự tôn vinh đúng mực, sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sáng tạo của con người, dù là người lao động làm ra của cải vật chất hay người sản sinh ra các giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 143 tinh thần. Xuân Diệu đã có nhiều thành tựu lớn, đóng góp lớn trong việc tôn vinh các giá trị thơ ca dân tộc. Với trí tuệ uyên bác của mình Xuân Diệu đã phát hiện lại, phát hiện mới những giá trị thơ ca truyền thống và hiện đại, đánh giá đúng vị trí của các nhà thơ lớn của dân tộc. Ông giúp chúng ta chiêm ngưỡng bức chân dung tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi - một bậc vĩ nhân nhưng vẫn là “con người nhất thế giữa trần gian”. Ông có những khám phá bất ngờ thú vị về chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều. Tôn vinh Hồ Xuân Hương là Bà chúa thơ Nôm, Xuân Diệu khẳng định vẻ đẹp đích thực và giá trị của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nguyễn Khuyến, được trân trọng gọi là nhà thơ đặc sắc của quê hương làng cảnh Việt Nam, và là nhà thơ cổ điển “ hầu như duy nhất” của mùa thu Việt Nam . Những trang viết về thơ Bác là một sự xúc động chân thành trước vẻ đẹp tâm hồn của một nghệ sỹ tài hoa phong nhã tỏa ra từ những câu thơ giản dị. Những nhận định táo bạo, có tính chất tiên phong về những vấn đề có ý nghĩa học thuật đối với thơ Tố Hữu- Nhà thơ của tình thương mến. Còn đối với Huy Cận, người bạn thơ từ thủa hoa niên, Xuân Diệu đã dành một sự ưu ái đặc biệt để cảm nhận những nét tinh hoa của thơ Huy cận phát sáng từ ngọn Lửa thiêng. Cậu bé thi sĩ Trần Đăng Khoa cũng có mặt trong những trang phê bình của Xuân Diệu với một tâm hồn bé thơ sớm nhạy cảm, cùng với những vần thơ giàu sức sáng tạo, mang cái duyên tinh sương của một buổi sớm của đời người, mang cái hồn nhiên như một bình minh ríu rít. Những đóng góp của Xuân Diệu rất nhiều mà trong khuôn khổ của luận văn không cho phép trình bày kỹ hết, song chừng ấy đóng góp đã xác nhận tầm cỡ Xuân Diệu là một nhà phê bình lớn có tác động tích cực vào tiến trình thơ Việt Nam. 4. Xuân Diệu là nhà phê bình có phong cách độc đáo, có thiên hướng tìm hiểu nội dung bằng cách khám phá hình thức nghệ thuật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 144 Nghệ thuật bình và giảng đặc sắc thể hiện vốn kiến thức uyên bác và kinh nghiệm sống giàu có. Với lối phê bình giàu tính trực cảm, với con mắt xanh, cái Gu tinh nhạy, và sức tưởng tượng phong phú, Xuân Diệu đã gọi dậy vẻ đẹp của thơ.Trực cảm chủ quan nhưng đó không phải là chủ quan cảm tính, “ấn tượng chủ nghĩa” mà ông luôn bám sát vào văn bản, chữ nghĩa, đối chiếu so sánh một cách công phu, đầy tính khoa học. Ông còn là một nhà phê bình có cách hành văn sôi nổi mãnh liệt, thể hiện một cái tôi chân thành say mê, có khả năng giao cảm đặc biệt với người đọc. Văn phê bình của ông giàu hình tượng, giàu cảm xúc, cách dùng chữ có “thần” như đóng đinh vào trí nhớ người đọc. 5. Cũng như sự nghiệp thơ ca, sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu không phải không có những hạn chế nhất định. Nhưng di sản mà ông để lại là vô giá. Ông đã để lại cho nền lý luận phê bình văn học Việt Nam nhiều bài học có giá trị. Đó là những quan niệm về thơ, về phê bình thơ. Đó là tinh thần thái độ trong phê bình không vì riêng tư cá nhân. Đó là sự đóng góp của một phong cách phê bình nghệ sỹ riêng, không trùng lặp. THƢ MỤC NGHIÊN CỨU VÀ THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân, (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 2. Huy Cận(1995), “ Lời tựa tập thơ Lửa Thiêng”, Huy Cận Lửa Thiêng, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội. 3. Xuân Diệu (2001), Toàn tập1, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Xuân Diệu (2001), Toàn tập2, Nxb Văn Học, Hà Nội. 5. Xuân Diệu (2001), Toàn tập3, Nxb Văn Học, Hà Nội. 6. Xuân Diệu (2001), Toàn tập 4, Nxb Văn Học, Hà Nội. 7. Xuân Diệu (2001), Toàn tập 5, Nxb Văn Học, Hà Nội. 8. Xuân Diệu (2001), Toàn tập 6, Nxb Văn Học, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 145 9. Xuân Diệu (1986), “Lời giới thiệu”, Tuyển tập Huy Cận, Tập 1, Nxb Văn Học, Hà Nội, 15- 104. 10. Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc, Nxb Văn Học, Hà Nội. 11. Xuân Diệu (2001), Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh Niên, Hà nội. 12. Xuân Diệu (1987), “Lời đưa duyên”, Thơ thơ- Gửi hương cho gió, Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình, 9- 10. 13. Trương Đăng Dung, Nguyễn Cương (1990), Các vấn đề của Khoa học văn học, Nxb KHXH, Hà Nội. 14. Phan Cự Đệ (1995), “Tập thơ Riêng chung của Xuân Diệu”,Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Phan Cự Đệ, (2004), “ Lí luận, phê bình Văn học Việt Nam thế kỷ XX”,Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Bích Hà (2006), Xuân Diệu một cái tôi khao khát nồng nàn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 17. Trần Thị Thanh Hà, (2002), Xuân Diệu- Nhà nghiên cứu, phê bình thơ, Luận án Tiến sỹ, Đại học sư phạm Hà Nội. 18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Nguyễn Hoành Khung (1973), “Thơ mới”, Lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, Tập 1, Nxb Giáo dục. Hà Nội. 20. Trần Đăng Khoa, (1998), “Xuân Diệu”, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh Niên, 26- 55. 21. Thanh Lãng (1995), Mười ba năm tranh luận văn học , Tập 3, Nxb Văn học, Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học thành phố Hồ cHí Minh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 146 22. Mã Giang Lân (1984), “ Xuân Diệu”, Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 23. Mai Quốc Liên (1996), “Xuân Diệu qua thi hào dân tộc Nguyễn Du”, Xuân Diệu- tình đời và sự nghiệp, Nxb Hội Nhà Văn, 116- 122. 24. Nguyễn Văn Long (1998), Cuộc thảo luận về tập thơ Từ ấy , Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội. 25. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), “ Vài suy nghĩ về phê bình văn học”,Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb KHXH, Hà Nội. 26. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), “Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với đời”, Xuân Diệu- thơ và đời, Nxb Văn học, 180- 190. 27. Nguyễn Đăng Mạnh, (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại Chân dung và phong cách, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. 28. Vương trí Nhàn (1982), “Xuân Diệu và việc tìm hiểu gia tài văn học của ông cha”, Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học, “ Xuân Diệu”- “Thơ thơ”- “Riêng chung”, Nxb Thế giới,2101,1691,1499 30. Hồ Đình Quỳnh, (2005), Chế Lan Viên Phê bình văn học , Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Vinh. 31. Trần Đình Sử (1995), “Một hồn thơ còn vọng mãi”, Báo Văn Nghệ (50). 32. Hoài Thanh (1996), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Lưu Khánh Thơ (biên soạn) (1999), Xuân Diệu tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Lưu Khánh Thơ (biên soạn)(1998), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147 36. Nguyễn Ngọc Thiện(chủ biên) (1997), Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam(1900- 1945), tập 1, Nxb Văn Học, Hà Nội. 37. Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên) (1997), Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam (1900- 1945), tập 4, Nxb Văn Học, Hà Nội. 38. Phan Ngọc Thu (2003), Xuân Diệu nhà nghiên cứu phê bình văn học,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Trần Thị Việt Trung (1999), Lịch Sử phê bình văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 40. Nguyễn Tuân (2003), Tuyển tập nguyễn Tuân, Tập 4, Nxb Văn Học, Hà Nội. 41. Nguyễn Tuân (2003), Tuyển tập nguyễn Tuân, Tập 5, Nxb Văn Học, Hà Nội. 42. Nguyễn Tuân (1999), Bàn về văn học nghệ thuật , Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 43. Chế Lan Viên (1962), “ Đọc Những bước đường tư tưởng của tôi”, Phê bình văn học (1956- 1961), Nxb Văn Học, Hà Nội. 44. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn Học, Hà Nội. 45. Chàng Văn (Chế Lan Viên)(1962), Vào nghề, Nxb Văn Học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_VH_DDTTH.pdf