SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG FLAVONOID TRONG LÁ CỦA CÂY CHÙM NGÂY (Moringa oleifera Lam.) THEO CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
TRẦN QUANG VINH
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Lời mở đầu
Danh mục
Chương_ 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu -Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả
Chương_ 4: Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
MỤC LỤC
Trang
Danh mục ảnh
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục chữ viết tắc
MỞ ĐẦU
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM NGÂY
1.1.1. Giới thiệu chung
1.1.2. Vị trí phân loại
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây Chùm ngây
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY CHÙM NGÂY
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÙM NGÂY
1.3.1. Nghiên cứu về trồng trọt và thu háiuôi cấy in-vitro
1.3.2. Nghiên cứu về n
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂ
1.4.1. Công dụng trong thực phẩm
1.4.2. Công dụng trong xử lý nước
1.4.3. Công dụng trong y dược học
1.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT THỨ CẤP FLAVONOID
1.5.1. Giới thiệu chung về hợp chất thứ cấp
1.5.2. Hợp chất flavonoid và quercetin
1.5.3. Định tính và định lượng flavonoid
1.5.4. Quá trình sinh tổng hợp và chuyển hoá flavonoid trong thực vật
1.5.5. Sự phân bố flavonoid trong thực
vật
1.5.6. Tác dụng sinh học của flavonoid
Chương 2.VẬT LIỆU-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khảo sát thực vật học
2.2.1.1. Thu mẫu, mô tả đặc điểm hình
thái
2.2.1.2. Mô tả đặc điểm giải phẫu
2.2.1.3. Xác định tên khoa
học.
2.2.2. Khảo sát vài đặc tính sinh lý của lá cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn tăng
trưởng, ra hoa, có trái non
2.2.2.1. Khảo sát CĐQH của lá
2.2.2.2. Khảo sát trọng lượng khô/trọng lượng tươi
2.2.2.3. Khảo sát hoạt tính chất ĐHSTTV nội sinh
2.2.3. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật trong lá cây Chùm ngây
2.2.4. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá cây Chùm ngây
2.2.4.1. Khảo sát hàm lượng flavonoid theo vị trí lá
2.2.4.2. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá của cây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, có trái non
2.2.5. Nuôi cấy tạo mô sẹo
2.2.5.1. Thử nghiệm khử trùng mẫu
2.2.5.2. Tạo cây con in-vitro
2.2.5.3. Khảo sát khả năng tạo sẹo
2.2.5.4. Khảo sát đặc điểm hình thái cấu trúc mô sẹo theo thời gian
2.2.5.5. Khảo sát sự tăng trưởng của mô sẹo theo thời gian
2.2.5.6. Khảo sát hàm lượng flavonoid trong mô sẹo lá
2.2.6. Phân tích flavonoid
2.2.6.1. Xác định độ ẩm
2.2.6.2. Định tính flavonoid
2.2.6.3. Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp UV-Vis
2.2.7. Xử lý số liệu thống kê
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. KẾT QUẢ
3.1.1. Khảo sát thực vật học học
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái
3.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thực vật
3.1.1.3. Xác định tên khoa học cây Chùm ngây
3.1.2. Khảo sát vài đặc tính sinh lý của lá cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, có trái non
3.1.2.1. Xác định lá chức năng
3.1.2.2. Khảo sát cường độ quang hợp của lá cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, có trái non
3.1.2.3. Khảo sát trọng lượng khô/trọng lượng tươi
3.1.2.4. Khảo sát hoạt tính chất ĐHSTTV nội sinh
3.1.3. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật của lá Chùm ngây
3.1.4. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá cây Chùm ngây
3.1.4.1. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần theo từng vị trí của lá
3.1.4.2. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá của cây ở 3 giai đoạn phát triển
3.1.5. Nuôi cấy tạo mô sẹo
3.1.5.1. Thử nghiệm khử trùng mẫu
3.1.5.2. Tạo cây con in-vitro
3.1.5.3. Khảo sát sự tạo sẹo
3.1.5.4. Khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu mô sẹo
3.1.5.5. Khảo sát sự tăng trưởng của mô sẹo theo thời gian
3.1.5.6. Khảo sát hàm lượng flavonoid trong sẹo lá theo thời gian
3.2. THẢO LUẬN
3.2.1. Khảo sát thực vật học và xác định tên khoa học của cây Chùm ngây
3.2.2. Đặc tính sinh lý của lá cây Chùm ngây
3.2.3.Sơ bộ thành phần hoá thực vật của lá cây Chùm ngây
3.2.4. Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong từng vị trí trên lá cây Chùm ngây
3.2.5. Sự thay đổi hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, có trái non
3.2.6. Tạo mô sẹo, khảo sát hàm lượng flavonoid trong mô sẹo
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
4.2. ĐỀ NGHỊ
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3125 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong lá của cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) theo các giai đoạn phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 35 -
Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ
3.1.1. Khảo sát thực vật học
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái
Thân: Cây gỗ nhỏ, xốp, mọc đứng, tán rộng nhiều cành, tiết diện tròn, cao từ 8-
12 m.
Lá: mọc cách, kép lông chim 3 lần lẻ, có từ 5-7 cặp lá phụ bậc 1, 4-6 cặp lá phụ
bậc 2, 6 - 9 cặp lá phụ bậc 3, lá phụ bậc 3 hình elíp, mọc đối, cuống ngắn 1-2 mm, gân
lá hình lông chim, dài 1,5-2,5 cm; rộng 1,0-2,0 cm (Ảnh 3.2).
Cụm hoa: xim 2 ngã, mọc ở nách lá hay ngọn cành (Ảnh 3.2).
Hoa: màu trắng hơi ngả vàng, mùi thơm, cuống hoa dài 1-2cm; lá bắc hình sợi.
Hoa có 5 lá đài nhỏ màu xanh, hình tam giác, 5 cánh hoa màu trắng, gần bằng nhau,
lõm vào trong giống hình 1 cái muỗng, dài 1,5cm, rộng khoảng 0,5 cm. Bộ nhị: gồm 5
nhị thụ màu vàng xen với 5 nhị lép, nhị thụ nằm đối diện với cánh hoa, nhị lép nằm xen
kẽ cánh hoa; bao phấn 2 ô, hướng ngoài. Bộ nhuỵ: 3 lá noãn dính với nhau tạo thành 1
ô, đính phôi trắc mô; bầu noãn thượng (Ảnh 3.1), (Ảnh 3.2).
Quả: nang treo, có 3 cạnh, dài 25 - 30cm, màu xanh, hơi gồ lên ở chỗ có hạt,
khía có rãnh dọc. Hạt: màu đen, to bằng hạt đậu Hà Lan, tròn có 3 cạnh và 3 cánh màu
đà, dạng màng mỏng (Ảnh 3.2).
Hoa thức: *♀ K5 C5 A5 G(3)
Hoa Đồ: Hoa đồ của hoa Chùm ngây được thể hiện ở hình 3.1
- 36 -
Hình 3.1. Hoa đồ của hoa Chùm ngây
Ảnh 3.1. Các bộ phận trong Hoa Chùm ngây
50µm 0,2mm
Đài Cánh
Bộ nhị HoaBộ nhuỵ
Bầu noãnHạt phấn
- 37 -
Dạng sống Lá
Cụm hoa Hoa
Quả Hạt
Ảnh 3.2. Thân, lá, hoa, quả, hạt Chùm ngây
ngoài tự nhiên tại Đồng Nai
- 38 -
3.1.1.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu thực vật
¾ Thân:
Tiết diện tròn, từ ngoài vào trong gồm có: (Ảnh 3.3)
Lớp bần: gồm 2-4 lớp tế bào hình chữ nhật vách hóa bần, sắp xếp thành dãy
đồng tâm và xuyên tâm, rãi rác có những đám tế bào bị rách bong ra ngoài. Nhu mô
vỏ: gồm những tế bào có hình đa giác hay bầu dục, vách cellulose, bên trong có tinh
thể calci oxalate hình cầu gai. Sợi Trụ bì: hóa mô cứng thành từng đám. Libe I: gồm
những tế bào vách cellulose có màu hồng đậm, sắp xếp lộn xộn thành từng đám trên 1
vòng tròn. Libe II: phân bố đều trên 1 vòng, gồm những lớp tế bào hình chữ nhật vách
cellulose, trong tế bào chứa những tinh thể calci oxalate hình cầu gai. Gỗ II: phân bố
đều trên 1 vòng, gồm các mạch gỗ to hình cầu hay bán nguyệt, sắp xếp liên tục thành 1
dãy từ trong ra ngoài, nhu mô gỗ sắp xếp thành những vòng liên tục, xen kẽ có những
tia gỗ thẳng hàng. Gỗ I: sắp xếp thành từng cụm dưới gỗ II, gồm 2-3 mạch gỗ, xung
quanh có những đám tế bào nhu mô gỗ vách cellulose. Nhu mô tủy: ở trong cùng.
- 39 -
Ảnh 3.3. Cấu tạo giải phẫu của thân Chùm ngây.
A : Toàn bộ vi phẫu. B1, B2, B3 : Cấu tạo các mô từ ngoài vào trong
Chú Thích
1: Lớp bần
2: Mô cứng
3: Nhu mô vỏ
4: Sợi Trụ bì
5: Libe I
6: Libe II
7: Calci oxalate
8: Gỗ II
9: Gỗ I
10: Nhu mô tuỷ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
B1
B3 B2
- 40 -
¾ Lá cây
Phần gân giữa: Mặt trên phẳng, mặt dưới lồi. Biểu bì trên tế bào to hơn biểu bì
dưới, ở ngoài phủ một lớp cutin, có lông che chở đơn bào. Nhu mô: gồm những tế bào
hình đa giác, vách mỏng bằng cellulose, sắp xếp lộn xộn để hở những khoảng gian bào
nhỏ, trong tế bào có chứa tinh thể calci oxalate hình cầu gai. Bó dẫn xếp thành hình
cung, gỗ ở trên, libe ở dưới. Mô dày góc ở trên biểu bì dưới (Ảnh 3.4).
Phiến lá: Tế bào biểu bì trên có kích thước to hơn tế bào biểu bì dưới và có lông
che chở; biểu bì dưới có lỗ khí, không có lông che chở. Dưới biểu bì trên là nhu mô
hình giậu chứa những hạt lục lạp. Nhu mô khuyết: tế bào có hình bầu duc hay đa giác,
vách cellulose, sắp xếp lộn xộn chừa những khuyết to, trong tế bào có chứa calci
oxalate canxi hình cầu gai; rải rác có những bó libe–gỗ của gân phụ (Ảnh 3.4).
Ảnh 3.4. Cấu tạo giải phẫu của lá Chùm
ngây.
A : Toàn bộ vi phẫu lá
B1 : Cấu tạo các mô ở gân giữa
B2 : Cấu tạo các mô ở phiến lá
Chú Thích
1: Biểu bì trên
2: Nhu mô giậu
3: Calci oxalate
4: Gỗ
5: Libe
6: Mô dày
7: Biểu bì dưới
8: Nhu mô khuyết
A
1
2
3
4
5
6
7
1
2
8
B2
B1
- 41 -
¾ Rễ cây
Mặt cắt rễ gần tròn, từ ngoài vào trong có: (Ảnh 3.5)
Lớp bần: gồm những tế bào nhỏ, dẹt, xếp thành dãy đồng tâm và xuyên tâm,
phía ngoài có nhiều chỗ bị bong ra. Nhu mô vỏ: cấu tạo từ những tế bào hình đa giác,
vách mỏng, xếp lộn xộn, rải rác trong vùng này có những cụm mô cứng. Libe I: bị ép
dẹp khó xác định. Libe II: gồm những lớp tế bào hình chữ nhật vách bằng cellulose,
sắp xếp thành dãy xuyên tâm rõ. Gỗ II: chiếm tâm, mạch gỗ II ít, xếp rãi rác, nhu mô
gỗ vách cellulose, sắp xếp thành dãy xuyên tâm.
Ảnh 3.5. Cấu tạo giải phẫu
của rễ Chùm ngây
A : Toàn bộ vi phẫu rễ
B1, B2: Cấu tạo các mô từ
ngoài vào trong của rễ
Chú Thích
1: Lớp bần
2: Nhu mô vỏ
3: Cụm mô cứng
4: Tia libe
5: Libe I
6: Libe II
7: Mạch gỗ II
8: Nhu mô gỗ II
1
2
3
4
5
6
7
8
A
B1
B2
- 42 -
3.1.1.3. Xác định tên khoa học cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây nghiên cứu trồng tại Đồng Nai hay ở Thành Phố Hồ Chí Minh
có tên khoa học là “Moringa oleifera Lam.”.
3.1.2. Khảo sát vài đặc tính sinh lý của lá cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn tăng
trưởng, ra hoa, có trái non
3.1.2.1. Xác định lá chức năng
Kết quả đo cường độ quang hợp của lá cây Chùm ngây ngoài tự nhiên ở giai
đoạn tăng trưởng từ lá số 1 đến lá số 7 (Ảnh 3.6) được trình bày ở bảng 3.1.
Ảnh 3.6. Vị trí các lá trên cây Chùm ngây.
Lá số 4
Lá số 5
Lá số 6
Lá số 7
Lá số 1
Lá số 2
Lá số 3
- 43 -
Bảng 3.1. Cường độ quang hợp của lá cây Chùm ngây ở giai đoạn tăng trưởng
Vị trí lá
Cường độ quang hợp
(µmol CO2/m2.s)
1 40,54 ± 0,83b
2 45,72± 0,14c
3 62,56± 0,69d
4 88,84± 0,28f
5 64,46± 1,22d
6 37,87± 1,03a
7 36,45± 0,33a
Các số trung bình biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa (theo cột) ở độ tin cậy 95%
40,54
45,72
62,56
88,84
64,46
37,87 36,45
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3 4 5 6 7
Vị trí lá
Cư
ờ
ng
đ
ộ
qu
an
g
hợ
p
Hình 3.2. Cường độ quang hợp của lá cây Chùm ngây ở các vị trí khác nhau
Cường độ quang hợp của lá tăng dần từ lá số 1 đến lá số 4, từ lá thứ 5 trở đi
cường độ quang hợp giảm nhanh. Lá số 4 có cường độ quang hợp cao nhất (88,84 %).
Do đó lá số 4 là lá chức năng của cây.
(µmol
/m2/s)
- 44 -
3.1.2.2. Khảo sát cường độ quang hợp của lá cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn
tăng trưởng, ra hoa, có trái non
Lá số 4 của cây ở giai
đoạn tăng trưởng
Lá số 4 của cây ở giai đoạn
ra hoa
Lá số 4 của cây ở giai
đoạn có trái non
Ảnh 3.7. Lá số 4 của cây Chùm ngây ở các giai đoạn phát triển.
Lá chức năng (lá số 4) của cây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, có trái non
(Ảnh 3.7) được tiến hành đo cường độ quang hợp, kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Cường độ quang hợp lá chức năng của cây Chùm ngây
ở 3 giai đoạn phát triển.
Cây ở giai đoạn
Cường độ quang hợp
(µmol CO2/m2/s)
Tăng trưởng 88,84± 0,28d
Ra hoa 69,74± 0,37b
Có trái non 63,42± 0,18a
- 45 -
88,84
69,74
63,42
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3
Giai đoạn phát triển
C
ư
ờ
ng
đ
ộ
qu
an
g
hợ
p
Hình 3.3. Cường độ quang hợp của lá chức năng cây Chùm ngây
ở 3 giai đoạn phát triển.
1: Tăng trưởng 2: Ra hoa 3: Có trái non
3.1.2.3. Khảo sát trọng lượng khô/trọng lượng tươi
Lá chét của lá số 4 của cây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa và có trái non được
xác định trọng lượng khô/trọng lượng tươi. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ TLK/TLT của lá chét Chùm ngây ở 3 giai đoạn phát triển.
Các số trung bình biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa (theo cột) ở độ tin cậy 95%
TLT: Trọng lượng tươi, TLK: Trọng lượng khô
Lá chét của lá
chức năng ở cây
TL Tươi TB
(g)
TL Khô TB
(g)
Tỷ lệ TLK/TLT
(%)
Tăng trưởng
10,07 ± 0,02a 1,84 ± 0,02a 18,27 ± 0,02a
Ra hoa
10,03 ± 0,05a 2,25 ± 0,01b 22,43 ± 0,03b
Có trái non
10,05 ± 0,05a 2,43 ± 0,08c 24,18 ± 0,05c
(µmol
/m2/s)
- 46 -
18,27
22,43
24,18
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3
Giai đoạn phát triển
Tỷ
lệ
T
LK
/T
LT
(%
)
Hình 3.4. Sự thay đổi tỷ lệ TLK/TLT của lá chét Chùm ngây ở 3 giai
đoạn phát triển.
1: Tăng trưởng 2: ra hoa 3: Có trái non
Tỷ lệ TLK/TLT tăng theo từng giai đoạn phát triển, cao nhất ở giai đoạn cây có
trái non (24,18 %) và thấp nhất ở giai đoạn cây tăng trưởng (18,27 %).
3.1.2.4. Khảo sát hoạt tính chất ĐHSTTV nội sinh
Ly trích và đo hoạt tính hợp chất điều hoà sinh trưởng thực vật ở lá chức năng
của cây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, có trái non. Kết quả được thể hiện ở bảng
3.4.
Bảng 3.4. Hoạt tính hợp chất ĐHSTTV nội sinh trong lá chức năng
Chùm ngây ở 3 giai đoạn phát triển.
Hoạt tính chất ĐHSTTV (mg/l) Lá chức năng
của cây Auxin Cytokinin Giberelin AAB
Tăng trưởng 1,57± 0,14d 1,78± 0,22d 0,02±0,01a 0,18±0,07a
Ra hoa 0,74±0,23b 1,46± 0,17c 0,08±0,01a 0,45±0,12b
Có trái non 0,58±0,20a 0,65± 0,14a 0,04±0,01a 0,52±0,15b
Các số trung bình biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa (theo cột) ở độ tin cậy 95%
- 47 -
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
1,2
1,4
1,6
1,8
2
1 2 3
Giai đoạn phát triển
Ho
ạt
tí
nh
c
hấ
t Đ
H
ST
TV
(m
g/
l)
Auxin
Cytokinin
Giberelin
ABA
Hình 3.5. Hoạt tính chất ĐHSTTV trong lá chức năng của
cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn phát triển.
Theo từng giai đoạn phát triển hoạt tính auxin và cytokinin nội sinh cao ở giai
đoạn tăng trưởng, ra hoa và thấp ở giai đoạn có trái non. Hoạt tính giberelin không có
sự khác biệt giữa 3 giai đoạn, hoạt tính acid abcisic lại tăng theo giai đoạn phát triển.
3.1.3. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật của lá Chùm ngây
Phân tích sơ bộ thành phần hóa học trong lá cây Chùm ngây ở giai đoạn tăng
trưởng (3 tháng tuổi). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
- 48 -
Bảng 3.5. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học trong lá cây Chùm ngây ở giai
đoạn tăng trưởng
Thành phần Phản ứng định tính Kết quả
Tinh dầu - Mùi thơm nhẹ đặc trưng ++
Chất béo - Vết trong mờ +++
Carotenoid - Phản ứng Carr-Price ++
Triterpenoid - Phản ứng Liebermamn – Burchard +
Coumarin - Tăng cường độ huỳnh quang ++
Alkaloid
- TT Valse- Mayer
- TT Dragendrorff
+
Anthraquinon - Tăng màu trong dd NaOH 10% -
Flavonoid
- Tạo phức với AlCl3
- Tạo phức với FeCl3
- Phản ứng Cyanidin
+++
++++
++
Saponin - Phản ứng tạo bọt -
Các chất khử - TT Fehling ++
Các acid hữu cơ - Tinh thể Na2CO3 ++
Tanin - dung dịch FeCl3 +++
Ghi chú : (−) : không có (+) : có ít
(++) : có (+++) : có nhiều
(++++) : có rất nhiều
Kết quả cho thấy trong lá của cây Chùm ngây có các nhóm hợp chất sau: Chất
béo, tinh dầu, carotenoid, triterpenoid, coumarin, flavonoid, tanin, acid hữu cơ…
nhưng trong đó hợp chất: flavonoid, tanin, chất béo… có nhiều hơn.
3.1.4. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá cây Chùm ngây
3.1.4.1. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần theo vị trí lá
¾ Độ ẩm
- 49 -
Xác định độ ẩm trên 7 mẫu bột lá của cây Chùm ngây ở giai đoạn tăng trưởng,
kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Độ ẩm bột lá.
Vị trí lá 1 2 3 4 5 6 7
Độ ẩm (%) 6,52 6,83 7,23 6,34 7,65 6,48 7,23
¾ Định tính flavonoid
Dịch chiết lá số 4 của cây Chùm ngây ở giai đoạn tăng trưởng được định tính
flavonoid bằng SKLM với quercetin làm chất chuẩn. Hệ dung môi khai triển: n-
Butylacetat – nước – acid formic (15:5:5). Phát hiện bằng UV 254 nm, UV 365 nm,
hơi NH3.
UV 254 nm UV 365 nm hơi NH3 đậm
đặc
Hình 3.6. Sắc ký đồ quercetin chuẩn (Q) và dịch
chiết từ bột lá Chùm ngây (C)
Sắc ký đồ cho thấy dịch chiết của bột lá Chùm ngây có 2, 3 vết flavonoid (phát
quang ở bước sóng 365 nm, và 254 nm và có màu xanh đen khi tiếp xúc hơi NH3 đậm
- 50 -
đặc). Trong đó vết trùng với vết của quercetin chuẩn chiếm hàm lượng lớn nhất, do đó
được xem là chất chuẩn dùng để định lượng flavonoid toàn phần trong lá Chùm ngây.
¾ Hàm lượng flavonoid toàn phần theo vị trí của lá
- Kết quả đo độ hấp thu của quercetin chuẩn tại các nồng độ khác nhau ở bước
sóng 415 nm được trình bày ở bảng 3.7, từ kết quả đo độ hấp thu của từng nồng độ
quercetin ta dựng đường chuẩn quercetin được trình bày ở hình 3.7.
Bảng 3.7. Độ hấp thu của dung dịch quercetin chuẩn
trong MeOH.
Nồng độ Quercetin
(μg/ml)
Độ hấp thu
1 0,045
5 0,227
10 0,432
20 0,97
30 1,42
40 1,84
50 2,49
60 2,90
- 51 -
Biểu đồ tương quan giữa độ hấp
thu và nồng độ Quercetin
y = 20,438x + 0,6241
R2 = 0,998
0
10
20
30
40
50
60
70
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5
Độ hấp thu A
N
ồn
g
đ
ộ
Q
ue
rc
et
in
Hình 3.7. Đường chuẩn quercetin (y = 20,438x + 0,6241).
Đường chuẩn quercetin (y = ax + b) có hệ số a (20,438) lớn hơn nhiều so với hệ
số b (0,6241) và R2 = 0,998 gần bằng 1, điều đó chứng tỏ phương pháp chính xác ít có
sai số.
- Kết quả xác định hàm lượng flavonoid toàn phần theo vị trí của lá trên cây
Chùm ngây ở giai đoạn tăng trưởng (3 tháng tuổi) bằng phương pháp UV-Vis được thể
hiện ở bảng 3.8 và phụ lục 2.1.
Bảng 3.8. Hàm lượng flavonoid toàn phần theo vị trí của lá trên cây Chùm ngây.
Vị trí lá
Hàm lượng flavonoid toàn
phần (%)
1 1,17
2 1,51
3 2,16
4 2,38
5 1,13
6 0,63
7 0,44
(µg/ml)
- 52 -
1,17
1,51
2,16
2,38
1,13
0,63
0,44
0
0,5
1
1,5
2
2,5
1 2 3 4 5 6 7
Vị trí lá
H
àm
lư
ợ
ng
fl
av
on
oi
d
(%
)
Hình 3.8. Hàm lượng flavonoid toàn phần theo vị trí của lá trên cây Chùm ngây
3 tháng tuổi.
Trên cây Chùm ngây 3 tháng tuổi, hàm lượng (%) flavonoid toàn phần có sự
thay đổi theo từng vị trí của lá trên cây, tăng cao dần ở những lá non từ lá số 1 đến lá
số 4, giảm dần ở lá già từ lá số 5 trở đi. Hàm lượng flavonoid cao nhất ở lá số 4 (2,38
%), sau đó có sự giảm đáng kể ở lá số 7 (0,44 %).
3.1.4.2. Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá của cây ở 3 giai
đoạn phát triển
Lá số 1 đến lá số 5 của cây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa và có trái non được
dùng để xác định hàm lượng flavonoid toàn phần.
¾ Độ ẩm
Độ ẩm của bột lá của cây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa và có trái non được
trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Độ ẩm bột lá của cây ở 3 giai đoạn phát triển.
Bột lá ở cây Tăng trưởng Ra hoa Có trái non
Độ ẩm (%) 7,52 7,83 7,03
- 53 -
¾ Định tính flavonoid
Lá của cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn tăng trưởng, ra hoa và có trái non được
định tính flavonoid bằng SKLM với quercetin làm chất chuẩn. Hệ dung môi khai triển:
n-Butylacetat – nước – acid formic (15:5:5). Phát hiện bằng UV 254 nm, UV 365 nm.
Sắc ký đồ cho thấy có flavonoid trong dịch chiết của lá ở 3 giai đoạn phát triển.
Hình 3.9. Sắc ký đồ dịch chiết lá của cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn phát triển.
M1, M2, M3 : Dịch chiết lá tuần tự ở cây tăng trưởng, ra hoa và có trái non; Q:
Quercetin chuẩn
Sắc ký đồ cho thấy dịch chiết lá của cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn phát triển đều
có flavonoid vì trùng với vết của quercetin chuẩn.
¾ Hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá của cây Chùm ngây ở 3 giai
đoạn phát triển
Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong lá của cây Chùm ngây ở 3 giai
đoạn tăng trưởng, ra hoa và có trái non bằng phương pháp UV-Vis được trình bày ở
bảng 3.10.
UV 365 nm UV 254 nm
- 54 -
Bảng 3.10. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá Chùm ngây ở 3 giai đoạn
phát triển.
Cây ở giai đoạn
Hàm lượng flavonoid
toàn phần trong lá (%)
Tăng trưởng 1,67
Ra hoa 1,51
Có trái non 1,09
1,67
1,51
1,09
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
1,2
1,4
1,6
1,8
1 2 3
Giai đoạn phát triển của cây
H
àm
lư
ợ
ng
fl
av
on
oi
d
tr
on
g
lá
(%
)
Hình 3.10. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá của cây ở giai đoạn tăng trưởng
(1), ra hoa (2), có trái non (3).
Kết quả cho thấy hàm lượng % flavonoid toàn phần trong lá của cây ở giai đoạn
tăng trưởng (3 tháng tuổi) là cao nhất (1,67 %), và giảm dần ở giai đoạn ra hoa (1,51
%), có trái non (1,09 %) là thấp nhất..
3.1.5. Nuôi cấy tạo mô sẹo
3.1.5.1. Thử nghiệm khử trùng mẫu
Các hạt Chùm ngây sau khi khử trùng ở tỷ lệ javel/nước và thời gian khác nhau.
Nuôi cấy trong môi trường MS0. Kết quả thế hiện ở bảng 3.11.
- 55 -
Bảng 3.11. Tỷ lệ mẫu sống và không nhiễm sau 2 tuần
nuôi cấy trên môi trường MS0
Ảnh 3.8. Hạt tạo cây mầm sau 1, 2 tuần
nuôi cấy trong môi trường MS0
Tỷ lệ mẫu không nhiễm khi khử trùng bằng Javel/nước cất (1: 2) trong thời gian
15 phút là 96 % là tốt nhất.
3.1.5.2. Tạo cây con in-vitro
Sau 3 tuần nuôi cấy hạt trong môi trường MS có bổ sung GA3 ở các nồng độ
khác nhau, hạt nảy mầm tạo rễ và tạo cây con (Bảng 3.12).
Tỷ lệ (Javel: nước cất) Thời gian khử trùng
(phút) 1:2 1:3
10 80% 70%
15 96% 90%
- 56 -
Bảng 3.12. Tỷ lệ tạo rễ và hình thành cây con sau 3 tuần nuôi cấy
trên các môi trường bổ sung GA3 ở nồng độ khác nhau
Môi trường Tỉ lệ tạo rễ Tỷ lệ tạo cây con
MS 100% 80%
MS + GA3 0,2 mg/l 100% 100%
MS + GA3 0,5 mg/l 100% 80%
MS + GA3 1,0 mg/l 100% 60%
Sau 3 tuần nuôi cấy tất cả các môi trường đều tạo rễ 100% nhưng chỉ có môi
trường MS + GA3 0,2 mg/l cho ta kết quả tốt nhất (100% tạo rễ và cây con), cây con
hình thành phát triển tốt về chiều cao , có 2 lá non ở ngọn (Ảnh 3.9).
Ảnh 3.9. Cây con in-vitro sau 3 tuần nuôi cấy
trong môi trường MS + GA3 0,2 mg/l
3.1.5.3. Khảo sát sự tạo sẹo
Lá chét cây con in-vitro 3 tuần tuổi được cấy trên môi trường kích thích tạo sẹo
có tỷ lệ NAA và BA thay đổi. Kết quả cho thấy lá non cây Chùm ngây in-vitro rất dễ
dàng tạo sẹo trên các môi trường đã khảo sát sau 1 tuần nuôi cấy, nhưng trên môi
trường MS + NAA 1mg/l, sẹo tạo thành nhanh chóng phân hóa tạo rễ, chỉ một ít tiếp
- 57 -
tục nhân sẹo. Nhưng trên môi trường MS + NAA 1mg/l + BA 0,2 mg/l, sẹo tạo thành
rất sớm và nhân lên rất nhanh (Ảnh 3.10).
Ảnh 3.10: Hình thái mô sẹo lá sau 3 tuần nuôi cấy trên các môi trường
3.1.5.4. Khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu mô sẹo
Mô sẹo trên môi trường MS + NAA 1 mg/l + BA 0,2 mg/l sau 2 tuần tuổi được
cấy sang môi trường MS + NAA 1 mg/l + BA 0,2 mg/l. Quan sát mô tả hình thái của
mô sẹo theo thời gian. Mô sẹo thu được chủ yếu là sẹo xốp, tuần 1 mô sẹo có màu xanh
lá chuối non, tuần 2, 3 mô sẹo chuyển sang màu trắng đục và tiếp tục phát triển, sang
tuần 4 sẹo phát triển chậm, có màu nâu (Bảng 3.13).
MS + NAA 1 mg/l MS + NAA 1 mg/l +
BA 0,2 mg/l
Rễ non
- 58 -
Bảng 3.13. Đặc điểm hình thái mô sẹo và ảnh minh họa.
Thời gian Đặc điểm hình thái Ảnh minh họa
Tuần 1
Tế bào bắt đầu phân chia, tạo
sẹo từ màu xanh lá chuối non
chuyển sang màu trắng đục.
Tuần 2
Sẹo vẫn phát triển mạnh,
chuyển dần sang màu trắng
đục và vàng nhạt.
Tuần 3
Sẹo tiếp tục phát triển, hình
thái giống giai đoạn tuần 2.
Tuần 4
Sẹo phát triển chậm, có
màu nâu.
- 59 -
Ảnh 3.11. Cấu trúc giải phẫu của lá và mô sẹo lá 1, 2 tuần tuổi.
Mô sẹo được hình thành chủ yếu là do sự phản phân hoá lớp tế bào ở vùng nhu
mô và vùng tượng tầng giữa bó gỗ và bó libe. Sự phản phân hoá xảy ra ở tuần 1, sang
tuần thứ 2 thì có sự phân chia mạnh.
3.1.5.5. Khảo sát sự tăng trọng của mô sẹo theo thời gian
Mô sẹo sau 2 tuần tuổi nuôi cấy được cấy sang môi trường MS + NAA 1 mg/l
+ BA 0,2 mg/l, khảo sát sự tăng trưởng của mô sẹo theo thời gian. Trọng lượng cấy
ban đầu là 1,0 g tươi. Kết quả sự tăng trưởng của mô sẹo được trình bày ở hình 3.11 và
bảng 3.14.
Bảng 3.14. Trọng lượng của mô sẹo lá Chùm ngây theo thời gian trên môi
trường MS + NAA 1 mg/l + BA 0,2 mg/l.
Thời gian
(tuần)
Trọng lượng tươi
(g)
Trọng lượng khô
(g)
0 1,00± 0,06a 0,05± 0,02a
1 2,84 ± 0,13c 0,14 ± 0,06b
2 4,81 ± 1,14f 0,29 ± 0,13d
3 5,67 ± 0,57fg 0,34 ± 0,05df
4 6,08 ± 0,32g 0,34 ± 0,01df
Các số trung bình biểu diễn mức độ sai biệt có ý nghĩa (theo cột) ở độ tin cậy 95%
Lá ban đầu Mô sẹo lá 1 tuần Mô sẹo lá 2 tuần
Bó gỗ
Nhu
mô
Nhu mô
phân chia
Nhu mô
phân chia
mạnh
- 60 -
0
0,5
1
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
Kh
ớ
i l
ư
ợ
ng
(g
)
Trọng lượng tươi
Trọng lượng khô
Hình 3.11. Sự tăng trưởng của mô sẹo lá Chùm ngây
theo thời gian trên môi trường MS + NAA 1 mg/l + BA 0,2 mg/l
Đường cong tăng trưởng của mô sẹo có dạng hình chữ S. Tuần 1 đến tuần 2
mô sẹo tăng trọng nhanh, đến tuần thứ 3 mô sẹo tăng trọng chậm lại và có dấu hiệu
ngưng tăng trọng ở tuần thứ 4.
3.1.5.6. Khảo sát hàm lượng flavonoid trong sẹo lá theo thời gian
¾ Độ ẩm mô sẹo
Xác định độ ẩm trên 4 mẫu mô sẹo, kết quả được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Độ ẩm mô sẹo lá theo thời gian
Mẫu 0 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần
Độ ẩm (%) 6,37 5,62 6,03 6,23 6,34
¾ Định tính flavonoid trong mô sẹo lá bằng SKLM
Định tính flavonoid trong lá cây con in-vitro ban đầu và mô sẹo lá sau 1, 2, 3, 4
tuần tuổi bằng phương pháp SKLM với quercetin (Q) làm chất chuẩn.. Hệ dung môi
- 61 -
khai triển: n Butylacetate acetat – nước – acid formic (15:5:5). Phát hiện bằng thuốc
thử FeCl3 5 %.
Hình 3.12. Sắc ký đồ dịch chiết lá cây con in-vitro ban đầu (0) và mô sẹo của nó ở 1,
2, 3, 4 tuần tuổi (1, 2, 3, 4) so với quercetin chuẩn (Q).
Sắc ký đồ cho thấy có sự hiện diện của flavonoid (queretin) trong lá cây con in-
vitro ban đầu và trong mô sẹo của nó ở 1, 2, 3, 4 tuần tuổi.
¾ Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần trong mô sẹo theo thời gian
Kết quả hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá cây in-vitro ban đầu và mô sẹo
lá 1, 2, 3, 4 tuần tuổi được trình bày ở bảng 3.16.
Phun TT FeCl3 5%
- 62 -
Bảng 3.16. Hàm lượng flavonoid toàn phần trong mô sẹo lá
theo thời gian.
Tuổi mô sẹo
(tuần)
Hàm lượng flavonoid toàn phần
trong mô sẹo lá (%)
0 0,67
1 0,87
2 0,99
3 0,92
4 0,92
0,67
0,87
0,99
0,92 0,92
0
0,2
0,4
0,6
0,8
1
1,2
1 2 3 4 5
Thời gian tăng trưởng sẹo (tuần)
Hà
m
lư
ợ
ng
fl
av
on
oi
d
to
àn
p
hầ
n
(%
)
Hình 3.13. Hàm lượng % flavonoid toàn phần trong mô sẹo lá theo thời gian
Hàm lượng flavonoid toàn phần trong mô sẹo tăng dần theo thời gian nuôi cấy,
cao nhất ở mô sẹo 2 tuần tuổi, sao đó giảm ở mô sẹo 3, 4 tuần tuổi.
0 1 2 3 4
- 63 -
3.2. THẢO LUẬN
3.2.1. Khảo sát thực vật học và xác định tên khoa học của cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây khảo sát lấy từ cây trồng ở Thành phố Hồ Chí Minh và
Đồng Nai có tên khoa học là Moringa oleifera. Đặc điểm hình thái của cây giống như
những mô tả về cây Chùm ngây trong các tài liệu [2], [3], [5], [50]. Theo Phạm Hoàng
Hộ (2006) [7], Võ Văn Chi (1999) [3] ở Việt Nam chỉ có 1 loài Chùm ngây là Moringa
oleifera Lam. Các đặc điểm về hình thái và giải phẫu của cây đã mô tả trong bài giúp
tránh nhầm lẫn khi thu hái cây này làm dược liệu.
3.2.2. Đặc tính sinh lý của lá cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây có lá mọc cách, kép lông chim 3 lần lẻ, có từ 5-7 cặp lá phụ
bậc 1, 4-6 cặp lá phụ bậc 2, 6 - 9 cặp lá phụ bậc 3, lá phụ bậc 3 hình elíp. Về cấu tạo
giải phẫu thì lá chét có nhu mô giậu tập trung dưới biểu bì trên ở 2 bên phiến lá (Ảnh
3.4).
Quang hợp là một quá trình cơ bản trong hoạt động sống của cơ thể thực vật
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (nội sinh) và bên ngoài môi trường (ngoại
sinh). Theo Bùi Trang Việt (2002) các yếu tố nội sinh như loài thực vật, đặc tính hình
thái và cấu trúc của lá: diện tích bề mặt lá, số lượng và độ mở khí khẩu, bề dày lớp
cutin... đều ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của lá, hay tình trạng sinh lý của lá: lá
trưởng thành quang hợp mạnh, lá non hay lá già có quang hợp kém hơn.
Phân tích cường độ quang hợp của lá cây Chùm ngây cho thấy, CĐQH tăng dần
từ lá số 1 đến lá số 4 (CĐQH lá số 4 cao nhất 88,84 µmol CO2/m2/s), từ lá thứ 5 trở đi
cường độ quang hợp giảm dần (Bảng 3.1). Các lá 1, 2, 3 là lá non nên cường độ quang
hợp thấp. Lá số 4 có cường độ quang hợp cao nhất, đây là lá trưởng thành và là lá chức
năng của cây Chùm ngây đang tăng trưởng. Từ lá số 5 đến lá số 7 cường độ quang hợp
giảm, chứng tỏ các lá này già nên CĐQH thấp
So sánh cường độ quang hợp lá số 4 của cây Chùm ngây ở 3 giai đoạn: tăng
trưởng, ra hoa và có trái non thì thấy lá số 4 của cây ở giai đoạn tăng trưởng có cường
- 64 -
độ quang hợp cao nhất (Bảng 3.1), điều này có thể giải thích khi cây ở giai đoạn ra hoa
hay giai đoạn có trái non lá số 4 có thể là lá già, không còn là lá chức năng của cây. Có
sự thay đổi tỷ lệ TLK/TLT của lá theo từng giai đoạn phát triển (Bảng 3.3), tỷ lệ
TLK/TLT của lá số 4 cao nhất ở giai đoạn cây có trái non (24,18 %) và thấp nhất ở giai
đoạn cây tăng trưởng (18,27 %). Điều này cho thấy cùng vị trí lá số 4 nhưng trạng thái
sinh lý của chúng khác nhau ở các cây Chùm ngây có giai đoạn phát triển khác nhau, ở
cây đang tăng trưởng, lá số 4 là lá chức năng nên có cường độ quang hợp cao nhất,
nhưng không phải là lá già nên tỷ lệ TLK/TLT thấp hơn so với các lá số 4 ở các cây
trong giai đoạn ra hoa và giai đoạn có trái non. Như vậy về mặt trạng thái sinh lý thì lá
số 4 của cây ở giai đoạn có trái non là già nhất trong 3 giai cây khảo sát.
Phân tích hợp chất ĐHSTTV nội sinh trong lá số 4 của cây Chùm ngây ở 3 giai
đoạn tăng trưởng, ra hoa và có trái non thì thấy hoạt tính auxin và cytokinin nội sinh
cao ở giai đoạn tăng trưởng và ra hoa, thấp ở giai đoạn có trái non (Bảng 3.4). Điều
này có thể giải thích lá số 4 của cây ở giai đoạn tăng trưởng đang còn chức năng tổng
hợp chất điều hoà sinh trưởng thực vật giúp cây phát triển hơn, còn hoạt tính giberelin
thì không có sự khác biệt có ý nghĩa trong 3 giai đoạn phát triển. nhưng acid abcisic lại
tăng dần theo giai đoạn phát triển.
3.2.3. Sơ bộ thành phần hoá thực vật của lá cây Chùm ngây
Qua khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật chúng tôi nhận thấy trong lá của cây
Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có các nhóm hợp chất như: Chất béo, tinh dầu,
carotenoid, triterpenoid, coumarin, flavonoid, tannin, acid hữu cơ….trong đó hợp chất:
flavonoid, tanin, chất béo… có nhiều hơn (Bảng 3.5). Điều này giúp định hướng cho
nghiên cứu về sau tốt hơn (Ngô Vân Thu 1998) [11], và từ đó chúng tôi chọn hợp chất
flavonoid để khảo nghiên cứu.
3.2.4. Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong từng vị trí trên lá cây Chùm
ngây
Hàm lượng flavonoid khác nhau trong thực vật có rất nhiều nguyên nhân như
đất đai, vùng sinh sống, thời tiết…hay hàm lượng flavonoid cũng có thể thay đổi theo
- 65 -
mùa trong năm, theo độ tuổi của cây [37], hàm lượng flavonoid cũng khác nhau trong
các cơ quan khác nhau trong các cơ quan của cùng 1 cây [29].
Theo nghiên cứu của Harborne and Williams, 2000 [31] về hàm lượng
flavonoid trên thực vật thì lá non ở thực vật có hàm lượng flavonoid cao hơn so với lá
già. Thực vậy thực vật tổng hợp flavonoid cho chính bản thân chúng và dự trữ trong tế
bào biểu bì của lá, nhằm chống lại sự có hại của tia UV (Kozaki and Takeba, 1996)
[17], [43].
Nghiên cứu trên cây Chùm ngây cho thấy hàm lượng (%) flavonoid toàn phần
có sự thay đổi theo từng vị trí của lá trên cây (Bảng 3.8), Hàm lượng flavonoid cao ở lá
non (lá 1, 2, 3, 4) và giảm đáng kể ở lá già (lá 5, 6, 7). Sự thay đổi hàm lượng
flavonoid toàn phần trong lá Chùm ngây là phù hợp với những báo cáo của K.
KARLOVÁ, K. PETŘÍKOV, (2005) về khảo sát hàm lượng flavonoid trong lá cây
Achillea collina, rằng lá cây non có hàm lượng flavonoid toàn phần cao hơn so với lá
cây già [33].
Rodrigo Lois, (1994) [40] dựa vào những đột biến ở Arabidopsis đã chứng minh
rằng tia UV là nguyên nhân trong việc gia tăng hàm lượng flavonoid. Kết quả báo cáo
rằng vai trò sinh lý của flavonoid là được sinh ra nhằm bảo vệ thực vật chống lại sự
ảnh hưởng của tia UV.
3.2.5. Sự thay đổi hàm lượng flavonoid toàn phần trong lá ở 3 giai đoạn
tăng trưởng, ra hoa, có trái non
Flavonoid có vai trò rất lớn góp phần trong màu sắc của hoa và trái, trong thực
vật, nhân tố ảnh hưởng đến màu sắc của hoa, trái là do gen chi phối, thêm vào đó cũng
do yếu tố môi trường như dinh dưỡng, điều kiện nhiệt độ, ánh sáng cũng ảnh hưởng
đến nó. Nhân tố quyết định chính cho màu sắc cuối cùng của hoa và trái là flavonoid
anthocyanin (Koes et al. 1994).
Nghiên cứu trên cây Chùm ngây cho thấy hàm lượng flavonoid toàn phần trong
lá Chùm ngây ở giai đoạn tăng trưởng là cao nhất 1,67 %, giảm ở giai đoạn ra hoa 1,51
% và thấp nhất là giai đoạn có trái non 1,09 % (Bảng 3.9). Điều này được lý giải là có
- 66 -
sự sinh tổng hợp sắc tố anthocyanin nhiều ở chồi và di chuyển đến hoa và trái đế tạo
màu sắc cho hoa và trái Koes et al. (1994), (Brenda, 2001) [16].
Brenda, (2001) đã chứng minh quá trình sinh tổng hợp flavonoids và điều hoà
biến dưỡng flavonoid có liên quan đến màu sắc của hoa và trái. Ở trạng thái bình
thường trong giai sinh trưởng và phát triển thực vật tổng hợp flavonoid ở dạng flavonol
như: qercetin, kaempferol, myrcetine dự trữ trong lá, bảo vệ lá chống lại tác hại của tia
UV, nhưng đến giai đoạn ra hoa và trái thực vật tổng hợp nhiều sắc tố anthocyanidin
(sắc tố tạo màu sắc cho hoa) và muốn tổng hợp anthocyanidin thì phải có sự
hydroxyl hóa flavonol (qercetin, kaempferol) tạo nên sắc tố anthocyanidin,
anthocyanidin được thay đổi bằng cách gắn thêm đường (Glucose) hoặc các nhóm
thơm khác tạo nên những màu sắc của hoa. Chính vì vậy ở giai đoạn ra hoa và có
trái hàm lượng flavonoid dạng flavonol giảm.
Gabor Lazar* and Howard M. Goodman, (2006) [28] nghiên cứu quá trình điều
hoà biến dưỡng trong con đường sinh tổng hợp flavonoid ở Arabidopsis đã chứng minh
bình thường trong chồi ngọn, chồi bên sớm có những gen mã hoá cho enzyme khởi đầu
quá trình sinh tổng hợp flavonoid và những gen mã hoá cho những enzme xúc tác
Dihydro kaempferol và Dihydro quercetin tạo thành kaempferol và quercetin. Còn gen
mã hoá tạo nên sắc tố anthocyanin xuất hiện trễ hơn. Điều này chứng tỏ quercetin,
kaempferol được sinh ra sớm ở lá non nhằm giúp cho chúng chống tác hại của tia VU
của mặt trời, còn khi cây đã trưởng thành và ra hoa thì cần sắc tố anthocyanin nhiều
cho màu sắc của hoa thì bây giờ có sự xuất hiện enzyme xúc tác Dihydro kaempferol
và Dihydro quercetin tạo thành sắc tố anthocyanin vì vậy hàm lượng kaempferol và
quercetin bây giờ bị giảm lại ở trong lá.
3.2.6. Tạo mô sẹo và hàm lượng flavonoid trong mô sẹo
Sau 3 tuần nuôi cấy ta thấy hạt trong môi trường MS + GA3 0,2 mg/l nảy mầm
tạo rễ và tạo cây con tốt nhất (100%). Điều đó chứng tỏ GA3 giúp hạt nảy mầm tốt hơn,
khơi dạy chồi ngủ trong hạt, nhưng với nồng độ cao thì lại cản sự nảy mầm.
¾ Tạo mô sẹo:
- 67 -
Mô sẹo là đám tế bào không phân hoá, có đặc tính phân chia mạnh, thường
được tạo ra do những xáo trộn trong quá trình tạo cơ quan, để tạo mô sẹo cần chú ý đến
tuổi (tình trạng sinh lý của mô cấy). Auxin thường được sử dụng để kích thích tạo sẹo,
đồng thời có thể phối hợp với cytokinin (Bùi Trang Việt, 2000). Tất cả các bộ phận
của thực vật (thân, lá, rễ) đều có thể cảm ứng tạo mô sẹo, khi nơi đó có vết cắt và đặt
chúng trong điều kiện nuôi cấy thích hợp [1].
Tiến hành tạo sẹo trên lá chét cây con in-vitro Chùm ngây 3 tuần tuổi, cho thấy
trên môi trường MS + NAA 1,0 mg/l + BA 0,2 mg/l lá chét cây Chùm ngây in-vitro rất
dễ dàng tạo sẹo sau 1 tuần nuôi cấy, sẹo tạo thành rất sớm và nhân lên rất nhanh nhưng
trên môi trường MS + NAA 1mg/l, sẹo tạo thành nhanh chóng phân hóa tạo rễ. Sự bổ
sung BA ở nồng độ 0,2 mg/l kết hợp NAA 1 mg/l đã giúp cho sự tăng sinh mô sẹo.
Việc sử dụng cytokinin riêng lẻ hay kết hợp với auxin ngoại sinh ở điều kiện thích hợp
có thể cảm ứng tạo mô sẹo (Profumo et al, 1985) [1].
¾ Sự tăng trọng của mô sẹo và cấu tạo giải phẫu của mô sẹo theo thời
gian:
Mô sẹo lá Chùm ngây in-vitro được cấy trên môi trường MS + NAA 1 mg/l +
BA 0,2 mg/l dùng cho quan sát sự tăng trọng và đặc điểm hình thái theo thời gian nuôi
cấy. Mô sẹo thu được chủ yếu là sẹo xốp, tuần 1 mô sẹo có màu xanh lá chuối non,
tuần 2, tuần 3 mô sẹo chuyển sang màu trắng đục và tiếp tục phát triển, sang tuần 4 sẹo
phát triển chậm, có màu nâu.
Sự tăng trọng của mô sẹo theo thời gian được biểu hiện qua trọng lượng tươi và
trọng lượng khô của mô sẹo, đồ thị này có dạng là đường cong tăng trưởng hình chữ S
(Hình 3.11) và chia làm 2 pha:
+ Pha lag (pha luỹ thừa): trọng lượng tươi và trọng lượng khô của mô
sẹo tăng nhanh ở tuần thứ 2 sau đó dạt cực đại ở tuần thứ 3.
+ Pha tĩnh: sự tăng trưởng tế bào mô sẹo chậm dần, trọng lượng tươi và
trọng lượng khô ngưng ở tuần thứ 4. Sự tăng trưởng tế bào chậm dần hoặc
- 68 -
ngừng tăng trưởng là do các yếu tố dinh dưỡng cần thiết trong môi trường cạn
kiệt hoặc môi trường trở nên độc đối với tế bào (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001).
Lát cắt ngang mẫu lá chét Chùm ngây sau 1, 2 tuần nuôi cấy trên môi trường
MS + NAA 1 mg/l + BA 0,2 mg/l. Quan sát cấu trúc giải phẫu của mô sẹo cho thấy sự
tạo mô sẹo được hình thành chủ yếu là do sự phản phân hoá lớp tế bào ở vùng nhu mô
và vùng tượng tầng giữa bó gỗ và bó libe. Sự phản phân hoá xảy ra ở tuần 1, sang tuần
thứ 2 thì có sự phân chia mạnh của tế bào. Theo Bùi Trang Việt (2000), sự tạo mô sẹo
ở thực vật trong nuôi cấy in-vitro, nhờ auxin, thuộc về 1 trong 3 quá trình:
+ Sự phản phân hoá của tế bào nhu mô.
+ Sự phân chia của tế bào tượng tầng.
+ Sự xáo trộn của mô phân sinh sơ khởi.
¾ Khả năng thu flavonoid trong mô sẹo:
Các cơ quan thực vật khác nhau hay các mô đã bị biệt hoá có thể bị khử biệt hoá
tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy, các tế bào khử biệt hoá có thể tiếp tục
tăng trưởng như 1 khối mô không phân hoá được gọi là mô sẹo, hoặc tái biệt thành các
cơ quan chuyên biệt biểu hiện qua những thay đổi về hình thái và chức năng sinh lý
khác nhau (Bùi Trang Việt 2000). Những khối mô sẹo này hay những cơ quan biệt hoá
này có thể có chứa những sản phẩm thứ cấp tương tự như cơ quan bình thường (Di
Cosmo F., Misawa M., 1995) [22].
Khi định tính flavonoid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng các mẫu mô sẹo thu
nhận được, cho thấy mẫu mô sẹo lá các tuần tuổi đều có các vết flavonoid (Hình 3.12).
Qua đó, cho thấy được tính toàn năng của tế bào (Schwann và Schleiden, 1983) [23].
Khi định lượng flavonoid toàn phần trong mô sẹo bằng phương pháp UV-Vis
(Bảng 3.13), cho thấy có sự gia tăng hàm lượng flavonoid trong mô sẹo ở tuần thứ
2(0,99%) nhưng hơi giảm ở tuần thứ 3, 4 (0,92%). Như vậy trong mô sẹo cũng có
flavonoid. Tuy nhiên so với lá cây nguyên ở ngoài tự nhiên thì hàm lượng flavonoid ở
mô sẹo thấp hơn 2,5 lần. Điều này có thể là do môi trường ngoài tự lá cây chịu tác
động trực tiếp của mặt trời nên flavonoid tạo ra nhiều nhằm giúp cây chống lại tác hại
- 69 -
của tia UV, trong khi đó mô sẹo chỉ được nuôi cấy dưới ánh sáng huỳnh quang nê hàm
lượng flavonoid thấp [45].