Luận văn Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

1 - Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế của một tỉnh cũng như của quốc gia. Đầu tư có tác động to lớn đến hình thành và phát triển cũng như đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vốn đầu tư là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đặc biệt và việc đầu tư có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đến phân công lao động xã hội. Việc nghiên cứu quan hệ này để tìm ra những hệ số tương quan phục vụ cho công tác phân tích và dự báo kinh tếvĩ mô có ý ngjĩa quan trọng đối với các nàh hoạch định chính sách phát triển. 2 - Trong thời kỳ 2001 - 2005, việc đầu tư giữ vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tiến bộ và đem lại kết quả, hiệu quả khích lệ. Tỉnh Vĩnh Phúc nên coi trọng việc tăng cường đầu tư hơn nữa và đặc biệt phải coi trọng tính hiệu quả của việc đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát riển của tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn cho nên tỉnh cần có biện pháp huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. 3 - Việc đầu tư ở một tỉnh rất liên quan đến việc đầu tư của các tỉnh khác, nhất là của các tỉnh xung quanh, vì thế trong quá trình đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cần hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ với các tỉnh để tránh sự đầu tư chồng chéo, lãng phí.

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường; Tăng cường QLNN về giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Khuyến khích nông dân dồn ghép ruộng đất, dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo luật đất đai để tạo thành các khu sản xuất tập trung; kiện toàn hệ thống hợp tác xã; Thu hút cá nhân trong và ngoài nước đấu thầu sử dụng đất. Đưa cơ chế, chính sách mới trong nông nghiệp để tạo cho nông dân cơ hội phát triển như: Nông dân được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào dự án đầu tư; Miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân để khuyến khích phát triển cây trồng, hỗ trợ cho vay vốn tín dụng. 2.2. Các giải pháp phát triển Dịch vụ : Cần có giải pháp tích cực để sớm thu hút được nguồn vốn (Tỉnh và TW, doanh nghiệp, tư nhân….) đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch của tỉnh, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; Tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch và có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho du lịch và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu; Huy động các nguồn lực và xã hội hoá việc xây dựng hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng nhu cầu luân chuyển và tiêu thu hàng hóa. Đặc biệt quan tâm đến các điểm đô thị lớn như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Mê Linh, Thổ Tang, Yên Lạc...; hình thành và nâng cấp các chợ nông thôn miền núi, đặc biệt là chợ phiên. tạo điều kiện cho các huyện vùng núi trao đổi hàng hóa và nâng cao dân trí; Mở rộng các tuyến, các điểm xe buýt công cộng, tăng cường các tuyến xe vùng xa, vùng miền núi, phát triển hệ thông giao thông tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân; Phát triển mạng lưới dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, hỗ trợ nông dân tiêu thụ và chế biến sản phẩm trên cơ sở hình thành hệ thống dịch vụ thương mại tiêu thụ nông sản hàng hóa; xây dựng chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tại Thổ Tang Vĩnh Tường; Phấn đấu trở thành một vùng dịch vụ thực phẩm, đặc biệt là rau quả sạch, hoa + cây cảnh cung cấp cho tiêu dùng và chế biến của Hà Nội, các cơ sở công nghiệp khác của ĐBKTTĐ Bắc Bộ và xuất khẩu; 3. Điều chỉnh cơ cấu Đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá : Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc theo mục tiêu, định hướng đã được xác định, mức tăng vốn đầu tư phải cao hơn và mức điều chỉnh cơ cấu đầu tư phải mạnh hơn so với mức bình quân của cả nước. Một số các giải pháp đề ra để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện cụ thể của tỉnh Vĩnh Phúc là : - Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Từ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu Đầu tư, đặt ra chính sách khuyến khích đầu tư thích ứng với từng giai đoạn. - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư của từng ngành và dự án, tăng cường hàm lượng công nghệ và tri thức - Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với hệ thống biện pháp hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, nhân rộng các mô hình công nghiệp hoá, mở rộng ảnh hưởng của làng nghề. 4. Các giải pháp về Cơ chế, chính sách : Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý của nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở pháp luật hiện hành. Tập trung triển khai luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp, luật đất đai. Tiếp tục giải phóng năng lực sản xuất, thực hiện nhất quán chính sánh phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, động viên tối đa các nguồn lực trong huyện và tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. 4.1. Cơ chế khuyến khích các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước hết tập trung triển khai luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư trong nước; thực hiện miễn giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức Ưu đãi tối đa theo Luật định; Cấp tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn bình thường cho các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào các lĩnh vực ít hấp dẫn, lâu thu hồi vốn nhưng kinh tế tỉnh đang cần và các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành chủ lực của tỉnh như: cơ khí chế tạo các linh kiện, phụ tùng xe đạp xe máy phục vụ cho nội địa hóa các sản phẩm; chế biến nông sản xuất khẩu, dịch vụ thương thương mại, dịch vụ du lịch Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi sản xuất hàng xuất khẩu và có cơ chế khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; Có cơ chế thưởng phạt cụ thể đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp nhiều cho tỉnh, Tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm, mặt bằng, vốn tín dụng, chuyển giao công nghệ, tiếp thị,,, cho các doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất để thúc đẩy kinh doanh. 4.2. Cơ chế khuyến khích sản xuất nông - lâm - ngư Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên cơ sở liên kết hợp tác, tự nguyện giữa các hộ, trang trại dưới nhiều hình thức. Hợp tác xã phải tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tổ chức tốt các quy hoạch và hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học - công nghệ mới, liên kết với các doanh nghiệp để mua vật tư và tìm nơi tiêu thụ nông sản cho nông dân,.. Quan tâm đến việc quản lý đất đai, khuyến khích nông dân đổi điền đổi thửa tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để sản xuất hàng hóa; Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các hộ nông dân sử dụng các giống lúa mới, đưa các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng phổ biến trên địa bàn, đồng thời gắn với công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Mở rộng các biện pháp khuyến nông, khuyến ngư, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến. Áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Ứng dụng các công nghệ sinh học trong sản xuất ra quả sạch, cây ăn quả, nhân giống thủy sản và tạo đàn gia súc, gia cầm. 5. Mở rộng và tìm kiếm thị trường Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần quán triệt coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng KTTĐ Bắc Bộ; đồng thời quan tâm đặc biệt đến sức mua của thị trường nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, về mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng đối với từng khu vực nông thôn và thành thị. Củng cố mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn, Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hóa sản xuất; Mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau, nhằm tạo thị trường ổn định cho sản phẩm của nông dân trong tỉnh; 6. Các giải pháp Đầu tư phát triển khoa học, công nghệ : Tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý : - Thu hút ứng dụng, chuyển giao công nghệ từ các trung tâm nghiên cứu của Thủ đô Hà Nội, tạo năng lực công nghệ nội sinh của tỉnh, cơ cấu công nghệ hợp lý bao gồm công nghệ truyền thống, công nghệ thích hợp, công nghệ cao. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường.; - Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tính và đào tạo nhân viên máy tính cho các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội, các bộ phận đầu não quản lý của tỉnh. - Hiện đại hoá công nghệ làng nghề, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và ra đời sản phẩm mới, thúc đẩy hoạt động tư vấn và thị trường công nghệ. 7. Các giải pháp đầu tư phát triển con người, nâng cao phúc lợi và đảm bảo công bằng xã hội * Đánh giá những khó khăn còn tồn tại : Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Bởi vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách quan trọng nhất đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. So với vùng KTTĐ Bắc Bộ và so với cả nước, Vĩnh Phúc có tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp (22,64% trong tổng LLLĐ). Đây là một hạn chế lớn của tỉnh trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì từ nay đến năm 2005, tỉnh phải nâng tỷ trọng lao động qua đào tạo lên 28%, đến năm 2010 đạt 40-45% và 60-65% vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu này cần triển khai các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực sau đây: 7.1. Đào tạo nguồn nhân lực Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước. Có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mưu theo nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do các bộ ngành TW liên quan tổ chức, xin nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo... Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp... phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp hiện đại trong vùng, Để thực hiện yêu cầu này, tỉnh cần tận dụng tiềm năng của các doanh nghiệp TW và doanh nghiệp FDI trên địa bàn, kêu gọi họ hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như vi tính, công nghệ sinh học... để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 10-15 năm tới; 7.2. Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu vực sản xuất, cần phải tạo cơ sở cho việc thu hút một phần lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Từng bước hình thành một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành đã được định ra trong định hướng là: đến năm 2005 lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 73%, CN+XD 13,0% và dịch vụ 14%; đến năm 2010 tỷ lệ lao động tương ứng là 55%, 25% và 20% 7.3. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực và thu hút nhân tài Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có vai trò quyết định không những trong việc thực hiện thành sự nghiệp phát triển kinh tế của mình mà còn tạo cho mỗi cá nhân trong cộng đồng phát huy hết khả năng trí tuệ của mình đóng góp cho xã hội, qua đó có thu nhập cao hơn để nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Với quan điểm trên, tỉnh cần có những chính sách và cơ chế cụ thể để thu hút lao nguồn nhân lực. Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức - bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình trong công việc. Rà soát kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có sao cho hài hòa giữa các ngành, giữa giai đoạn trước mắt với giai đoạn dài hạn; Tổ chức tốt công tác mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động, giao dịch tìm hiểu và giới thiệu việc làm; Xây dựng cơ chế - chính sách cả về vật chất lẫn tinh thần để thu hút, trọng dụng nhân tài về xây dựng kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc; kết hợp với các trường đại học nuôi dưỡng những tài năng trẻ cho tỉnh KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 - Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế của một tỉnh cũng như của quốc gia. Đầu tư có tác động to lớn đến hình thành và phát triển cũng như đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vốn đầu tư là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đặc biệt và việc đầu tư có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đến phân công lao động xã hội. Việc nghiên cứu quan hệ này để tìm ra những hệ số tương quan phục vụ cho công tác phân tích và dự báo kinh tếvĩ mô có ý ngjĩa quan trọng đối với các nàh hoạch định chính sách phát triển. 2 - Trong thời kỳ 2001 - 2005, việc đầu tư giữ vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tiến bộ và đem lại kết quả, hiệu quả khích lệ. Tỉnh Vĩnh Phúc nên coi trọng việc tăng cường đầu tư hơn nữa và đặc biệt phải coi trọng tính hiệu quả của việc đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát riển của tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn cho nên tỉnh cần có biện pháp huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. 3 - Việc đầu tư ở một tỉnh rất liên quan đến việc đầu tư của các tỉnh khác, nhất là của các tỉnh xung quanh, vì thế trong quá trình đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cần hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ với các tỉnh để tránh sự đầu tư chồng chéo, lãng phí. 4 - Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề phức tạp, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng sinh viên cũng thấy còn nhiều hạn chế; sinh viên rất muốn sau khi tốt nghiệp ra trường được tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, sinh viên rất mong muốn tiếp tục nhận được nhiều sự giúp đỡ của các quý Thày, Cô và của các nhà khoa học trong các cơ quan nghiên cứu. PH ẦN PHỤ LỤC Bảng 1 : Gía trị sản xuất Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản (giá so sánh năm 1994 ) Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 1548.5 1652.7 1790.8 1942.0 2077.3 2176.3 Nông nghiệp 1465.2 1566.5 1692.8 1840.5 1950.9 2040.1 - Trồng trọt 1028.6 1070.6 1148.4 1190.6 1275.0 1232.4 - Chăn nuôi 380.5 420.5 452.1 550.8 581.7 702.2 - Dịch vụ sản xuất NN 56.2 75.4 92.3 99.0 94.2 105.4 Lâm nghiệp 43.5 41.7 43.4 38.7 37.2 38.3 Thuỷ sản 39.7 44.5 54.59 62.8 89.2 97.9 Bảng 2 : Gía trị sản xuất Ngành Công nghiệp - Xây dựng Đơn vị : tỷ đ ( Gía so sánh năm 1994 ) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 5804.1 6619.5 8338.8 10872.2 13502.6 16725.7 Công nghiệp 5410.5 6221.9 7828.8 10259.2 12696.0 15913.4 - Công nghiệp khai thác 10.21 13.2 26.42 29.31 21.29 27.05 - Công nghiệp chế biến 5396.02 6203.96 7797.09 10222.87 12664.37 15875.21 - Công nghiệp sản xuất và phân phối nước 4.27 4.74 5.29 7.02 10.34 11.14 Xây dựng 393.7 397.6 509.96 612.99 806.54 812.3 Bảng 3: Gía trị sản xuất Ngành Dịch vụ ( gía so sánh năm 1994) Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 277.32 295.96 318.62 335.58 362.43 393.24 Thương mại 157.98 166.18 184.37 193.74 212.18 232.76 Du lịch, khách sạn và Nhà hàng 112.98 120.25 126.22 133.35 139.41 145.13 Phục vụ cá nhân, công cộng 6.36 9.53 8.03 8.49 10.84 15.34 Bảng 4 : Thu - Chi ngân sách Địa phương Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng thu ngân sách 687.08 841.86 1650.9 1813.9 2087.7 2392.1 Thu trợ cấp từ trung ương 314.13 581.2 498.5 441.9 428.2 414.9 Tổng chi ngân sách 590.3 638.2 832.6 1230.8 1501.3 1831.2 Bảng 5: Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP ( Gía so sánh năm 1994 ) Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 3033.83 3395.77 3834.5 4581.72 5294.0 6241.7 Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản 1007.83 1063.15 1144.98 1225.62 1310.5 1367.3 Công nghiệp _ xây dựng 1174.83 1366.48 1614.76 2074.48 2571.0 3253.9 Dịch vụ 851.18 966.14 1074.76 1281.61 1412.5 1620.5 Bảng 6 : Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP ( giá thực tế) Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 3920.9 4431.07 5249.5 6498.13 7839.4 9565.3 N - LN - TS 1224.06 1324.99 1501.76 1638.83 1872.3 2027.4 CN & XD 1527.91 1772.58 2236.98 3015.75 3851.4 4998.4 DV 1168.93 1333.60 1510.75 1843.55 2115.7 2539.5 Bảng 7 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn phân theo ngành kinh tế Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 846.5 1118.85 1509.7 1878 2272 2726 CN & XD 477.7 621.36 861.74 991.58 1163.3 1417.52 NLN - TS 48.76 107.53 114.87 142.73 168.13 196.27 Dịch vụ 320 389.94 533.12 743.69 940.61 1112.21 Bảng 8 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo huyện, thị Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 846.5 1118.85 1509.7 1878 2272 2726 1. Thị xã Vĩnh Yên 171.9 166 539.7 492.3 542.6 600.54 2. Thị xã Phúc Yên 157.6 145.3 244.7 411.7 262.8 169.01 3. Huyện Lập Thạch 58.5 62.3 105.2 104.6 124.4 147.2 4. Huyện Tam Đảo 8.97 16.6 20.02 34.01 97.1 278.05 5. Huyện Tam Dương 20.63 38.2 46.1 78.2 45.3 24.53 6. Huyện Bình Xuyên 240.7 503.8 234.8 175.1 94.6 49.07 7. Huyện Vĩnh Tường 37.7 44.8 63.7 127.1 119.3 111.8 8. Huyện Yên Lạc 21.3 22.9 54.9 118.6 160.9 220.8 9. Huyện Mê Linh 129.15 118.95 200.61 336.4 825 1120.4 Bảng 9 : Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo nguồn vốn Đơn vị : tỷ đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 846.5 1118.85 1509.7 1878 2272 2726 1. Ngân sách Nhà nước 246.7 332.7 557.9 753.2 1395.2 1651.2 2. Vốn tín dụng 14.1 16.93 150.13 140.9 181.7 192.6 3. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp 154.54 159.1 145.7 143.3 195.7 198.2 4. Vốn của dân và tư nhân 250.01 169.9 230.3 273.9 43.7 59.8 5. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài 164.68 434.04 404.8 546.3 422.4 603.5 6. Vốn khác 16.42 6.18 20.9 20.4 33.3 20.7 Bảng 10 : Lao động làm việc trong các ngành Kinh tế Đơn vị : 1000 người Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 587.3 606.3 625.3 634.8 645.2 650.0 NLN - TS 507.6 518.96 506.25 505.45 454.8 388.0 CN & XD 37.1 41.82 53.64 59.91 88.3 113.0 DV 42.6 45.47 65.42 69.44 102.0 149.0 Biểu 11 : Quy mô và tốc độ tăng Vốn đầu tư Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bình quân 00-05 Tổng VĐT Thực hiện ( tỷ đ) 846.5 118.85 1509.7 1878 2272 2726 26.35 Tốc độ tăng VĐT qua các năm (%) 30.01 32.18 34.9 24.4 20.9 19.9 Biểu 12 : . Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện, thị năm 2005 Chỉ tiêu Số xã Số phường, thị trấn Diện tích tự nhiên ( km2) Dân số trung bình (1000 người ) Mật độ dân số ( người / km2) Tổng số 135 17 1371.4 1160.9 847 1. Thị xã Vĩnh Yên 3 6 50.09 86.2 1694 2. Thị xã Phúc Yên 4 5 120.33 91.6 761 3. Huyện Lập Thạch 35 1 323.07 229.2 709 4. Huyện Tam Dương 12 1 107.04 101.9 952 5. Huyện Tam Đảo 8 1 235.9 72.5 307 6. Huyện Bình Xuyên 12 1 145.59 114.01 783 7. Huyện Mê Linh 17 - 140.95 196.7 1396 8. Huyện Yên Lạc 16 1 106.72 158.2 1482 9. Huyện Vĩnh Tường 28 1 141.82 110.59 780 Nguồn: Niên giám nh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 Tên dự án Thời gian hoàn thành A HOÀN THIỆN CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2001-2005 I. Nông - lâm - thuỷ sản và thuỷ lợi 1. Các dự án về đầu tư phát triển cải tạo giống cây trồng vật nuôi và thuỷ sản 2. Các dự án về chuyển dịch cơ cấu NN 3. Dự án nuôi trồng thuỷ sản Đầm Cả, Hồ Bản Long, đầm Sáu Vó 4. Các dự án phát triển rau an toàn 5. Các dự án về phát triển nông lâm thuỷ lợi ở các xã nghèo miền núi 6. Dự án cải tạo và phát triển trồng mới cây ăn quả Vĩnh Phúc 7. Các dự án về ứng dụng Công nghệ cao trong lĩnh vực NLTS 8. Các DA phát triển bò thịt bò sữa theo quy mô trang trại 9. DA phát triển rừng trồng VP phục vụ nguyên liệu giấy và trồng rừng sản xuất 10 Các dự án về cải tạo vùng trũng sang nuôi thuỷ sản 11. Các DA đầu tư phát triển hoa phục vụ xuất khẩu 12. Các DA về chế biến Nông lâm thuỷ sản 13. Nâng cấp sửa chữa các hồ lớn như Đại Lải,,, II Dịch vụ - thương mại 1 Xây dựng hạ tầng khu du lịch Tam Đảo 1, Đại Lải và Tây Thiên III Các dự án thuộc lĩnh vực CSHT 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp 3. Xây dựng trạm 110 Lập Thạch – Vĩnh Tường và cải tạo nâng cấp xây dựng mới trạm 110 khu công nghiệp Quang Minh - Tiền Phong 4. XD hạ tầng cụm công nghiệp tập trung làng nghề các huyện thị 5. Nâng cấp hệ thống điện nông thôn 6. XD đường quanh hồ Đầm Vạc 7. XD tuyến xe buýt Hà Nội-Đại Lải, Hà Nội-Vĩnh Yên, Tam Đảo 8. Dự án cấp nước cụm CN Quang Minh và dự án mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên, 9 Mở rộng hệ thống cấp nước Mê Linh, IV Dự án khác 1 Dư án đầu tư khu xử lý rác thải rắn Vĩnh Phúc 2 XD trung tâm văn hóa huyện (4 huyện) 3 Xây dựng truờ ng cao đẳng - kỹ thuật - Công nghệ Vĩnh Phúc 4. Xây dựng cung văn hóa thiếu nhi thị xã Vĩnh Yên B GIAI ĐOẠN 2006-2010 2006-2010 I. Nông-lâm-ngư nghiệp 2006-2010 1. Các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2006-2010 2. Dự án hồ Bản Long 2006-2010 3. Dự án Hồ Làng Hà II 2006-2010 4. Dự án kênh tiêu Bến Tre 2006-2010 5. Dự án nâng cấp cải tạo trạm bơm Bạch Hạc 2006-2010 6. Dự án cải tạo nâng cấp đập đầu mối Liễn Sơn 2006-2010 7. Dự án chợ đầu mối Thổ Tang-Vĩnh Tường 2006-2010 8. Dự án cải tạo vùng trũng 2006-2010 9. Dự án cải tạo hồ Đại Lải 2006-2010 II Công nghiệp 2006-2010 1 Xây dựng Trung tâm Công nghệ cao 2006-2010 2 Xây dựng nhà máy điện tư công nghiệp và các cơ sở sản xuất vệ tinh 2006-2010 3 Mở rộng và đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất VLXD hiện có 2006-2010 4 Hiện đại hóa công ty may Hương canh 2006-2010 5 Xây dựng mới và đầu tư chiều sâu một số cơ sở ươm tơ, dệt lụa. 2006-2010 6 Xây dựng xí nghiệp phân bón vi sinh ở Tam Dương 2006-2010 7. Xây dựng 2-3 cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản 2006-2010 I. Dịch vụ - thương mại 1 Xây dựng khu du lịch Đầm Vạc, Đầm Và, Tam Đảo II 2006-2010 2 Đầu tư khu di tích chùa Hà và đền Hai Bà Trưng 2006-2010 3 XD khu liên hợp thể thao Vĩnh Phúc 2006-2010 4 XD trung tâm thương mại - siêu thị Vĩnh Yên 2006-2010 II, Các dự án thuộc lĩnh vực CSHT + xây dựng 1 Xây dựng và hoàn thiện các trục giao thông chính trên địa bàn 2006-2010 2. Kéo dài các ĐT 304,305,306,314,317 (53km) 2006-2010 3 Nâng cấp các tuyến TL 302,306m307,308,309,311,312,319,315, 316 2006-2010 Cải tạo QL 23 (18km) thành đường cấp III đồng bằng 2006-2010 4. Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến đường nội thị Vĩnh yên, Phúc Yên đạt tiêu chuẩn đường phố với đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông 2006-2010 5 Dự án xây dựng và hoàn thiện các bến xe khách và các điểm đỗ xe trong tỉnh 2006-2010 1. Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên và nhà máy nước Mê Linh giai đoạn II 2006-2010 2. Xây dựng đường cao tốc hướng tâm (70km) 2006-2010 3. Xây dựng cầu Vĩnh Thịnh 2006-2010 4. XD cảng Vĩnh Thịnh 2006-2010 5. Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên Xuân Hoà 2006-2010 6. Hoàn thiện đường bao phía Bắc Vĩnh Yên 2006-2010 7. Xây dựng đường cụm công nghiệp Bình Xuyên (phía bắc Hương Canh), 2006-2010 8. Cải tạo QL2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì thành đường cấp II đồng bằng 2006-2010 9. Cải tạo QL 2C (43km) thành đường cấp III đồng bằng 2006-2010 10 Cải tạo đường đi Xuân Hoà - Đèo Nhe (25km) thành đường cấp III đồng bằng 2006-2010 11 Xây dựng đường du lịch Đại Lải - Thanh Lanh - Xạ Hương - Tây Thiên - Lập Thạch (40km) 2006-2010 12 Xây dựng hồ Làng Hà II 2006-2010 13 Xây dựng hồ Bản Long; 2006-2010 III Các dự án khác 1 XD trường đại học mở 2006-2010 2. Xử lý rác thải sinh hoạt Vĩnh Yên 2006-2010 3. XD TT giáo dục LĐXH 2006-2010 4. Đầu tư xây dựng khu xử lý chất rắn Vĩnh Phúc Địa điểm : Xã Tân Phong, Bình Xuyên Nội dung: Xây dựng khu xử lý rác thải rắn công suất 200T/ngày Vốn đầu tư: 20 triệu USD Nguồn vốn: ODA Hàn Quốc 2006-2010 5. Đầu tư xây dựng Trung Tâm đào tạo Công nhân-kỹ thuật Vĩnh Phúc Địa điểm: Phường Hợp Hội, Thị xã Vĩnh Yên Nội dung: Xây dựng 1 trường đào tạo nghề hiện đại phục vụ cho các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ Vốn đầu tư: 20 triệu USD Nguồn vốn: ODA Đức 2006-2015 TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt_ TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư _ Bộ môn Kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản thống kê _ HN 2004 PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia . PGS.TS.Ngô Doãn Vịnh, Bàn về phát triển Kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang ) - nhà xuất bản chính trị quốc gia Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004, Nhà xuất bản Thống kê – HN 2004 Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, Nhà xuất bản Thống k ê – HN 2005 Báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2005 Nâng cao hiệu quả Đầu tư cho khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế, luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ ), Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô - Hà Nội năm 1998 Mở đầu Đối với cả nền kinh tế quốc dân cũng như đối với một tỉnh, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu đầu tư đúng sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo tiền đề quan trọng, cần thiết để tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững. Ngược lại, nếu đầu tư sai sẽ dẫn đến làm méo mó cơ cấu kinh tế và làm cho nền kinh tế phát triển không như mong muốn và không đem lại hiệu quả cao. Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố trực thuộc TW, sự phát triển của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề đầu tư và tác động của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh cụ thế góp phần làm rõ những vấn cơ bản về đề lý luận và thực tiễn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh , thành phố trực thuộc TW ở nước ta là vấn đề lý thú và có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ thực tiễn đó , em chọn đề tài “ Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề được kết cấu thành hai phần: Phần I: Hiện trạng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Phần II: Một số giải pháp tăng cường sự tác động có hiệu quả của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. PHẦN I : HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC I. Những đặc điểm Tự nhiên, kinh tế, xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động Đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Đặc điểm Tự nhiên: 1.1. Vị trí địa lý 1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn 1.3. Tài nguyên thiên nhiên 2. Đặc điểm xã hội, nhân văn 2.1. Dân số 2.2. Lao động 3. Đặc điểm Kinh tế : Sau 8 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo cho tỉnh một vị thế mới đối cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, xe đạp) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Vùng; Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước; Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia và dành cho đầu tư phát triển; Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng; Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế to lớn, tỉnh đã được Chính Phủ đưa vào một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế động lực phía Bắc - Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ. II. Thực trạng Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Thực trạng đầu tư thời k ỳ 2000 – 2005 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc : 1.1.Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư : Biểu 1: Quy mô, tốc độ tăng vốn đầu tư và cơ cấu các nguồn vốn Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân năm 1. Tổng số ( tỷ đ) 846.5 1118.85 1509.7 1878 2272 2726 1725.2 2. Tốc độ tăng vốn đầu tư 30 32.2 34.9 24.4 21 20 27.1 3. Cơ cấu các nguồn vốn ( % ): 100 100 100 100 100 100 100 - Ngân sách nhà nước 29.1 29.7 36.9 17 61.4 60.6 51 - Vốn tín dụng 1.7 1.5 9.9 7.5 7.9 7.1 5.9 - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp 18.3 14.2 9.7 30.2 8.6 7.3 14.7 - Vốn của dân và tư nhân 29.5 15.2 15.3 28 1.9 2.2 13 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19.5 38.8 26.8 19.3 18.6 22.1 30 - Vốn khác 1.9 0.5 1.4 1.1 1.5 0.8 1.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 1: trong 5 năm 2000 - 2005, tổng vốn đầu tư đã thực hiện trên lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 10, 4 ngìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 2,1 ngàn tỷ đồng; đạt tốc độ tăng vốn khoảng 26,35 %/năm. Hai năm 2004, 2005 mức vốn đầu tư tăng tuy không nhanh như các năm trước nhưng về quy mô cũng tăng bằng khoảng 1/2 quy mô vốn đầu tư của năm 2000. Tuy không giảm nhiều nhưng hai năm 2004 và 2005 tốc độ đầu tư có phần chậm lại. Có điều đó là do những năm trước khi mới tách tỉnh đầu tư ít và ba năm 2001, 2002, 2003 khi đầu tư nước ngoài vào nhiều làm cho vốn đầutư trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. 1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN : 1.2.1.. Cơ cấu các nguồn vốn : Theo biểu 1 : để đáp ứng yêu cầu đầu tư của địa phương các nguồn vốn đã được quan tâm huy động: - Trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 51 %, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30 %, nguồn vốn của dân chỉ chiếm khoảng 13 % (riêng hai năm 2004, 2005 vốn của dân chỉ chiếm khoảng 2%). Điều này nói rằng, vốn trong dân của tỉnh Vĩnh Phúc đang còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư của tỉnh đang chủ yếu dựa vào vốn ngân sách và vốn nước ngoài. - Riêng vốn từ trong dân và doanh nghiệp đã chiếm tới trên 9% ( năm 2005) tổng vốn đầu tư thực hiện (chưa bóc tách được phần doanh nghiệp nội tỉnh và doanh nghiệp từ ngoài tỉnh đầu tư vào). - Nhìn chung, các nguồn vốn đầu tư huy động tăng đều qua các năm (trừ nguồn tín dụng thương mại), đặc biệt nguồn ngân sách tỉnh. Điều đó cho thấy, nền kinh tế tỉnh Động thái rõ rệt nhất là vốn khu vực doanh nghiệp và trong dân tăng lên nhanh hơn tương đối so với khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một xu hướng hết sức tích cực, phản ánh sự phát huy nội lực ngày càng có hiệu quả hơn của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên đối với Vĩnh Phúc, trong tổng vốn doanh nghiệp, vốn từ tỉnh ngoài đóng vai trò khá quan trọng. Vốn đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu là khu vực FDI, bên cạnh đó có sự đóng góp tích cực của vốn ODA và NGO. Vốn ODA trong năm chủ yếu là thực hiện chuyển tiếp các dự án cấp nước ở Mê Linh và Vĩnh Yên 1.2.2. Đánh giá tình hình phân bổ vốn đầu tư: - Vốn đầu tư ngân sách:Thực tế, trong tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn ngân sách tăng khá nhanh, tuy nhiên so với mức tăng thu ngân sách thì mức đóng góp này cần phải nâng cao hơn nữa. Về lĩnh vực đầu tư, vốn ngân sách đã tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng trình mục tiêu.Chi cho các vấn đề xã hội cũng tập trung vào các vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, kết hợp ngân sách TW, ngân sách địa phương và các nguồn vốn đối ứng trong các chương - Vốn đầu tư doanh nghiệp: trong những năm qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ vận tải 1.3. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế: vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước và nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cơ bản trong suốt thời kỳ 2000 - 2005 ( khoảng 63%), trong khi vốn đầu tư vào kinh tế tập thể và tư nhân, cá thẻ chỉ chiếm khoảng 37%, do đó cần có các biện pháp để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn của khu vực tư nhân, cá thể. 1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành: Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo ngành theo chiều hướng ngày một tiến bộ. Vốn Đầu tư cho công nghiệp chiếm khoảng 55 - 56% là điều tốt. Vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 7 - 8 % trong khi nông dân chiếm đa số và người dân còn sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp cho thấy mức đầu tư còn thấp. Đầu tư cho khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng chiếm khoảng 34 - 35% là mức chưa cao 1.5. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: * Theo huyện thị : * Theo 3 tiểu vùng : căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có thể chia ước lệ lãnh thổ thành 3 tiểu vùng kinh tế: - Tiểu vùng 1: Tiểu vùng Trung du - miền núi phía bắc: bao gồm các huyện Tam Dương - Tiểu vùng 2: gồm 2 TX Vĩnh Yên và Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh - Tiểu vùng 3: gồm huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Nam Bình Xuyên và Nam huyện Mê Linh Đầu tư phát triển của Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu vào Tiểu vùng 2. xu thế đầu tư giữa ba tiểu vùng có biểu hiện chuyển dịch từ chỗ t ập trung cao độ cho Tiểu vùng 2 sang ti ểu vùng 1 và 3 * Theo thành thị, nông thôn : 2. Hiện trạng chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế : 2.1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: * Xét theo GDP: Biểu 2: Cơ cấu ngành kinh tế xét theo GDP Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân thời kỳ 00 -05(%) GDP 100 100 100 100 100 100 1. CN & XD 38.7 40.2 42.1 45.3 48.9 52.7 22 2. NLN - TS 33.2 31.3 29.9 26.7 24.1 21.3 6.85 3. DV 28.1 28.4 28.02 27.9 26.2 24.5 11.65 4. Phi NN ( CN + DV ) 66.8 68.6 70.12 73.2 75.1 77.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê - Thứ nhất, cơ cấu ba khối ngành nông - công nghiệp dịch vụ ( cơ cấu ngành chung) chuyển dịch rõ theo hướng tiến bộ và có hiệu quả hơn trên cơ sở thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hà nội và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. - Thứ hai, hai khối ngành nông nghiệp và phi nông có sự chuyển hoá nhanh theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng của khối ngành nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh giảm từ 55,7% xuống còn 21,3% , tức là giảm 34,4% và như thế là mỗi năm giảm khoảng 6,8 điểm %. Tương ứng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP tăng 6,8 điểm %. Đây là mức chuyển dịch nhanh và nhanh hơn nhiều so với mức chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của cả nước. - Thứ ba, hai khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất ( gồm công nghiệp, xây dựng, nông lâm thuỷ sản) và sản xuất sản phẩm dịch vụ cũng có sự chuyển dịch nhưng chưa đáng kể và chưa tạo ra sự phát triển hài hoà cần thiết giữa hai khu vực này * Xét theo lao động: Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm được 26,4 điểm phần trăm và tương ứng tỷ lệ lao động của các ngành phi nông nghiệp tăng 26,4 điểm phần trăm. Chính sự thay đổi này đã tạo tiền đề để cơ cấu kinh tế chuyển dịch tốt hơn 2.2. Chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế trong nội bộ ngành : - Ngành Nông nghiệp:Tỷ trọng các ngành trồng trọt giảm từ 71,3% năm 2000 xuống còn 56% vào năm 2005, tương ứng tỷ trọng các ngành chăn nuôi tăng từ 25,2% năm 2000 lên 39,9% vào năm 2005, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong nông nghiệp tuy tăng không lớn nhưng cũng tăng từ 3,4% lên 4,2% cùng kỳ. Tỷ lệ ngành thuỷ sản cũng tăng khá, từ mức 2,6% tăng lên khoảng 5,2%. - Ngành Công nghiệp:các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất hàng điện tử dân dụng phát riển rất mạnh không những tạo ra gía trị lớn mà còn tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước và thu hút được nhiều lao động vào làm việc rong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. - Ngành Thương mại - Dịch vụ: trong khi tỷ trọng của ngành thương mại tăng từ 56,9% năm 2000 lên 59,2% năm 2005 thì tỷ trọng của ngành du lịch lại giảm từ 40,7% năm 2000 xuống còn 36,9% năm 2005 mà chính ngành du lịch là ngành có tiềm năng lớn cua tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế : - Thứ nhất, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trên địa bàn tỉnh chiểm trung bình khoảng 70% / năm ( chiếm 70.8% năm 2000 giảm xuống còn 64.6% năm 2005). Như vậy xu hướng giảm dần trong 5 năm vừa qua là phù hợp với xu thế phát triển và mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển kinh tế. - Thứ hai, kinh tế nhà nước trong những năm vừa qua chưa có sự thay đổi đáng kể: tỷ trọng GDP năm 200 là 20.7 % xuống 20.4% năm 2005. - Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong GDP của tỉnh : từ mức 1.7% năm 2000 đã lên tới 11.9% năm 2005. Đây là xu thế tốt cần phát huy. 2.4.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 3 tiểu vùng: 3. Tác động của Đầu tư tới Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế : 3.1. Nhận định tổng quan: Biểu 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu về cơ cấu GDP, cơ cấu đầu tư và tăng trưởng GDP Đơn vị : % Năm Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP Tỷ trọng đầu tư cho các ngành phi Nông nghiệp và Kết cấu hạ tầng Tốc độ tăng GDP 2000 66.78 94.24 24.9 2001 68.69 90.38 11.9 2002 70.14 92.39 12.92 2003 73.3 92.4 19.49 2004 75.05 92.6 14.68 2005 77.3 92.8 14.67 Trung bình năm 71.9 92.5 16.4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê - Tỷ lệ đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp ở mức trên 90% và hệ quả tương ứng là tỷ trọng các ngành phi Nông nghiệp trong GDP đạt mức khoảng trên 70% khiến cho nền kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 16%. Điều đó cho thấy rằng, trong những năm sắp tới nếu muốn nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và đạt mức 15 - 16% thì tỷ lệ đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp và kết cấu hạ tầng phải đạt mức thấp nhất là 90% trong tổng đầu tư xã hội . 3.2. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Nông nghiệp :Tỷ trọng vốn đầu tư cho NLN - TS có xu hướng giảm dần : từ 7.61% ( năm 2001 ) giảm xuống còn 7.2% ( năm 2005) ( đạt mức cao nhất vào năm 2001: 9.6% . Chính nguyên nhân này khiến cho tỷ trọng NLN -TS trong GDP giảm dần : từ 29.8 % ( năm 2002 ) xuống còn 23.3% ( năm 2005) và tốc độ tăng trưởng GDP NLN - TS cũng giảm dần : từ 7.7% ( năm 2002) xuống 6.93% ( năm 2005) 3.3. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Công nghiệp :Trong thời kỳ 2000 - 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành CN + XD vẫn chiếm cao và chủ yếu. Mặc dù tỷ trọng tương đối có giảm : từ 56.4% ( năm 2000) xuống 52%( năm 2005), kéo theo tốc độ tăng vốn đầu tư cho CN + XD giảm nhưng do chiếm tỷ trọng lớn và đầu tư vào những ngành chủ lực có lợi thế cạnh tranh nên vẫn tạo ra tiền đề để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng tiến bộ 3.4. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Dịch vụ :Trong giai đoạn 2000 - 2005, vốn đầu tư vào ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng tăng dần : từ 37.8% ( năm 2000) lên 40.8% ( năm 2005) ( tăng 3%), tuy nhiên tỷ trọng đóng ghóp của ngành Dịch vụ trong GDP lại giảm 3.5. Tác động của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh: Vốn đầu tư vào khu vực kinh tế nhà nước chưa thực sự có hiệu quả.Tác động của Đầu tư tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư vào hai khu vực tập thể, tư nhân và cá thể đã có sự chuyển biến rõ rệt mặc dầu hiệu quả không cao so với hai khu vực trên. 3.6. Tác động của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Nhìn chung, trong 5 năm vừa qua việc dàn Đầu tư ra tiểu vùng 1 và 3, không tiếp tục đầu tư cho tiểu vùng 2 đã làm cho nền kinh tế của tỉnh phát triển không có đột phá. Như vậy, nếu cố định các yếu tố khác thì đây là xu thế Đầu tư không đúng, không phù hợp với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong điều kiện vốn có hạn. 3.7. Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP : Trong vòng 5 năm ( 2000 - 2005 ) tốc độ tăng của GDP từ 10.7 % lên 14.7% ( tăng 4 %); tốc độ tăng vốn đầu tư từ 20.37%( năm 2000) lên 26.35%( năm 2005). - Tốc độ phát triển các ngành trong GDP : + Ngành Nông lâm nghiệp : tốc độ phát triển giảm từ 12% ( năm 2000) xuống còn 6.85% ( năm 2005) + Ngành CN & XD : Tốc độ phát triển tăng từ 14.7%( năm 2000) lên 22 % ( năm 2005) +Ngành DV : cũng có xu hướng tăng cao : từ 10.07%( năm 2000) lên 11.65%( năm 2005) 3.8. Xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2005 : Biểu 4: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu ĐT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 5,76 9,6 7,61 7,6 7,4 7,2 Phi nông nghiệp 94,24 90,38 92,39 92,4 92,6 92,8 Cơ cấu KT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 33,2 31,3 29,9 26,7 24,9 23,3 Phi nông nghiệp 66,8 68,7 70,1 73,3 75,1 77,3 ĐTPT Sản xuất 75,5 77,1 77 74,3 73,1 73,5 ĐT vào KCHT 24,5 22,9 23 25,7 26,9 26,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Xem xét xu hướng đầu tư theo ngành cho thấy, trong giai đoạn 1996 -2000, quy mô đầu tư cho các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm, kể cả đầu tư công nghiệp, dịch vụ (vận tải, tài chính, tín dụng, nhà hàng. Ba năm gần đây, đầu tư có xu thế phục hồi, tăng mạnh trở lại, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (đạt tốc độ tăng vốn đầu tư gần 50%). Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, đầu tư công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh so với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa đóng góp nhiều cho gia tăng thu nhập của phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn tham gia chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp và dịch vụ. 3.9. Một số tác động khác của đầu tư đến kết quả kinh tế, xã hội của tỉnh : Kết quả và hiệu quả của đầu tư tuy chưa bóc tách riêng ra được nhưng nếu quan sát các chỉ tiêu tổng hợp cũng phần nào thấy được điều mà chúng ta muốn nói tới: (1) - Tốc độ tăng GDP cao và có chiều hướng tăng liên tục trong 5 năm vừa qua. Do đó GDP/người cũng tăng lên. (2) - Trong 5 năm 2001 - 2005, năng suất lao động tăng lên, gấp khoảng 1,8 lần, từ khoảng 5,2 triệu đồng/ lao động lên 8,9 triệu đồng/lao động. (3) - Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 7,1% năm 2000 xuống còn khoảng 6% vào năm 2005. 4. Đánh giá những thuận lợi và những hạn chế, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh : 4.1. Thuận lợi: - Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng - Địa hình bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú - Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí - Trên địa bàn đã hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp và hệ thống đô thị khá phát triển trải đều khắp - Tỉnh có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông - Việc Vĩnh Phúc trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước - Cuối cùng, yếu tố nhân văn là một yếu tố cơ bản nhất, quyết định khả năng biến những tiềm năng và lợi thế của tỉnh có thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội 4.2. Hạn chế và thách thức: - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, phát triển công nghiệp nhanh song thiếu bền vững. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. - Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, song chất lượng thấp kém, đang xuống cấp và quá tải vẫn - Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít - Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại; - Chất lượng nguồn lao động thấp; Áp lực về giải quyết việc làm đô thị cũng như nông thôn còn lớn. - Xuất phát kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người năm 2004 bằng 83,3% so với bình quân cả nước - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý mỏng, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi KẾT LUẬN PHẦN I: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như sự tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể thấy: Nhờ có nhiều tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nên đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt KTXH của tỉnh: các nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể, từng bước nâng cao sức mạnh nội lực; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá; tác động của đầu tư tới cơ cấu kinh tế theo hướng thuận và tích cực; nâng cao trình độ nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ đói nghèo;Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa có khả năng khai thác đầy đủ các thế mạn trong tỉnh. PHẦN II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC I. Định hướng Đầu tư phát triển Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 - 2010 1. Mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 : Phấn đấu đến năm 2010, nền kinh tế Vĩnh Phúc có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, các ngành phi nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu và bộ mặt kinh tế, xã hội có sự tiến bộ vượt bậc; Vĩnh Phúc trở thành một trong số các tỉnh dẫn đầu về phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ; 2. Định hướng chủ yếu về Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đối với một số ngành, lĩnh vực chủ yếu : 2.1. Ngành Nông - Lâm Nghiệp - Thủy sản 2.2. Công nghiệp và Xây dựng 2.3. Dịch vụ II. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tác động có hiệu quả của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu Kinh tế : 1. Giải pháp huy động Vốn đầu tư : 1.1. Đánh giá tiềm năng tích luỹ của tỉnh : 1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư so với tiềm năng tích luỹ: 1.3. Giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư so với tiềm năng tích luỹ : 1.3.1. Đối với nguồn thu tại chỗ : cần huy động từ các nguồn: vốn doanh nghiệp; Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình; Vốn từ ngân sách nhà nước; Vốn từ các nguồn thu khác. 1.3.2. Đối với nguồn vốn ngoài tỉnh 1.3.3 Đối với nguồn vốn nước ngoài: nguồn FDI, ODA và NGO. 2. Các giải pháp tăng cường đầu tư đối với từng ngành : 2.1. Các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp - thuỷ sản: 2.2. Các giải pháp phát triển Dịch vụ : 3. Điều chỉnh cơ cấu Đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá : 4. Các giải pháp về Cơ chế, chính sách : 4.1. Cơ chế khuyến khích các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 4.2.. Cơ chế khuyến khích sản xuất nông - lâm - ngư 5. Mở rộng và tìm kiếm thị trường 6. Các giải pháp Đầu tư phát triển khoa học, công nghệ : . Các giải pháp đầu tư phát triển con người, nâng cao phúc lợi và đảm bảo công bằng xã hội : * Đánh giá những khó khăn còn tồn tại : 7.1. Đào tạo nguồn nhân lực 7.2. Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực 7.3. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực và thu hút nhân tài KẾT LUẬN PHẦN II: Từ việc tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao sự tác động có hiệu quả của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể nhận thấy Tỉnh Vĩnh Phúc có đủ điểu kiện và lợi thế để phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mang ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn tới, với định hướng chiến lược phát triển đã xác định, cần nhận thức rõ những mục tiêu cụ thể của từng ngành, từng khu vực,... để đưa ra các giải pháp đúng đắn, phù hợp với thực tế phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Kết luận 1 - Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế của một tỉnh cũng như của quốc gia. Đầu tư có tác động to lớn đến hình thành và phát triển cũng như đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vốn đầu tư là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đặc biệt và việc đầu tư có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đến phân công lao động xã hội. Việc nghiên cứu quan hệ này để tìm ra những hệ số tương quan phục vụ cho công tác phân tích và dự báo kinh tếvĩ mô có ý ngjĩa quan trọng đối với các nàh hoạch định chính sách phát triển. 2 - Trong thời kỳ 2001 - 2005, việc đầu tư giữ vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tiến bộ và đem lại kết quả, hiệu quả khích lệ. Tỉnh Vĩnh Phúc nên coi trọng việc tăng cường đầu tư hơn nữa và đặc biệt phải coi trọng tính hiệu quả của việc đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát riển của tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn cho nên tỉnh cần có biện pháp huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. 3 - Việc đầu tư ở một tỉnh rất liên quan đến việc đầu tư của các tỉnh khác, nhất là của các tỉnh xung quanh, vì thế trong quá trình đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cần hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ với các tỉnh để tránh sự đầu tư chồng chéo, lãng phí. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận được sự dạy dỗ và chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế lao động và dân số, em đã tiếp thu được những kiến thức quý báu thật sự có ích cho bài luận văn này và cho ngành nghề trong tương lai của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Kinh tế lao động và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Vĩnh Giang đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình từ khi chọn đề tài cho đến khi hoàn thành Luận văn. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ công chức viên chức tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội đã tạo điều kiện trong việc cung cấp những tài liệu liên quan và đóng góp ý kiến để bài luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36431.doc
Tài liệu liên quan