Luận văn thạc sỹ Học viện ngoại giao. 110 trang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới được Mỹ - Nga ký kết ngày 8/4/2010 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Đây là một trong những hiệp ước song phương quan trọng nhất giữa hai cường quốc hạt nhân Mỹ - Nga trong lĩnh vực kiểm soát vũ trang và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân của nhân loại.
Trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh, nguy cơ phổ biến và rò rỉ kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và vũ khí hạt nhân từ các nhà máy, các phòng thí nghiệm hay thậm chí từ các kho vũ khí của các quốc gia hạt nhân ngày càng gia tăng. Chủ thể muốn tìm kiếm và sở hữu công nghệ hạt nhân không chỉ là các quốc gia đầy tham vọng, mà còn là các chủ thể phi nhà nước như các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, những thành phần khủng bố cực đoan Nguy cơ về một cuộc chiến hạt nhân toàn diện đã giảm bớt, song nhân loại phải đối mặt với nguy cơ về chiến tranh hạt nhân cục bộ, khủng bố hạt nhân. Mặt khác, sau chiến tranh lạnh, tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi của cộng đồng quốc tế. Các cơ chế đa phương vẫn chưa tìm được các chế tài đủ mạnh để đối phó với các thách thức mới. Thêm vào đó, quá trình đàm phán nhằm cắt giảm hai kho vũ khí lớn nhất thế giới là Mỹ - Nga không tạo ra những khuôn khổ pháp lý phù hợp, mà điển hình là sự thất bại trong việc ký kết hiệp ước START II, START III, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM Chính thực tế này đã khiến việc ra đời và thực thi hiệp ước START mới có ý nghĩa to lớn.
Những vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp ước START mới bắt đầu từ cuối năm 2006, song đều thất bại do chính quyền của Tổng thống V. Putin và chính quyền G. Bush không tìm được tiếng nói chung. Các cuộc đối thoại chỉ bắt đầu đạt hiệu quả và đem lại những tiến bộ tích cực khi Tổng thống Obama lên cầm quyền vào năm 2009, thể hiện và muốn hiện thực hóa mục tiêu hướng đến “một thế giới không vũ khí hạt nhân”. Quá trình đàm phán và ký kết hiệp ước START mới được coi là quá trình đấu tranh lợi ích giữa hai bên, đồng thời tác động lên nhiều mặt của tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ - Nga lại ký kết và phê chuẩn Hiệp ước START mới? mục đích của hai bên là gì? Hiệp ước START mới có tác động như thế nào đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân? Tương lai của Hiệp ước mới sẽ ra sao, liệu số phận của Hiệp ước mới có giống như START II năm 1993, hay Hiệp ước ABM?
Lĩnh vực nghiên cứu về vũ khí hạt nhân, phổ biến và chống phổ biến loại vũ khí có tính hủy diệt cao này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến hạt nhân lại chưa nhận được sự đầu tư, quan tâm thích đáng. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp ước START mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp, với hy vọng sẽ đóng góp vào công tác nghiên cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân giai đoạn sau chiến tranh lạnh.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ƯỚC START 8
1.1. Vũ khí hạt nhân và vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân . 8
1.1.1. Vũ khí hạt nhân . 8
1.1.2. Phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân . 13
1.2. Tổng quan về các Hiệp ước START 16
1.2.1. Hiệp ước START I 17
1.2.2. Hiệp ước START II 22
1.2.3. Định hình Khuôn khổ Hiệp ước START III 25
CHƯƠNG 2. HIỆP ƯỚC START MỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN 28
2.1. Cơ sở ký kết Hiệp ước START mới 28
2.1.1. Nguy cơ phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh . 28
2.1.2. Những hạn chế của quá trình cắt giảm VKHN 34
2.1.3. Chính sách chống phổ biến VKHN của Nga và Mỹ thời hậu Chiến tranh lạnh 38
2.1.4. Lợi ích của Nga và Mỹ trong START mới 42
2.2. Quá trình ký kết và nội dung Hiệp ước START mới 45
2.2.1. Quá trình ký kết 45
2.2.2. Nội dung Hiệp ước START mới 55
2.3. Những tác động ban đầu của Hiệp ước START mới 62
2.3.1. Thúc đẩy cải thiện quan hệ Mỹ - Nga . 63
2.3.2. Tăng cường tính ổn định hạt nhân chiến lược . 66
2.3.3. START mới và Quy chế chống phổ biến hạt nhân NPT trên thế giới 68
2.3.4. Thúc đẩy giải quyết một số vấn đề quốc tế và khu vực 70
2.3.5. Thúc đẩy ký kết, thực thi các văn kiện pháp lý khác . 73
CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC START MỚI 76
3.1. Những khó khăn trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước START mới 76
3.1.1. Về phía Mỹ . 76
3.1.2. Về phía Nga . 79
3.2. Tương lai của Hiệp ước START mới 81
3.2.1. Một số hạn chế của Hiệp ước START mới 81
3.2.2. Triển vọng hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước START mới và vấn đề chống phổ biến VKHN 87
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí chiến lược như START mới có thể được phát triển trở thành một hiệp ước đa phương với sự tham gia sâu rộng hơn của các cường quốc hạt nhân trên thế giới.
Tóm lại, đứng trước những thách thức mới trong quá trình phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh, buộc các quốc gia sở hữu VKHN phải tăng cường hợp tác. Phổ biến hạt nhân trở thành một trong những vấn đề toàn cầu, thách thức không nhỏ đến tính ổn định, hòa bình và phát triển của thế giới; cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh mỗi quốc gia. Những bài toán về cắt giảm VKHN, kiểm soát hạt nhân, chống rò rỉ nguyên vật liệu, kỹ thuật hạt nhân vào tay các phần tử khủng bố, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia… chỉ có một lời giải duy nhất: đó là sự hợp tác giữa các cường quốc hạt nhân, trong đó Mỹ - Nga đóng vai trò “đầu tầu” trong việc thúc đẩy tiến trình chống phổ biến VKHN trên thế giới.
Đã có những giai đoạn mối quan hệ giữa Mỹ - Nga khá căng thẳng, khiến cho quá trình chống phổ biến VKHN trên thế giới bị ngưng trệ, và không đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới ra đời, đã giúp khai thông mối quan hệ chiến lược này. Từ đó thúc đẩy Mỹ - Nga hợp tác giải quyết từ các vấn đề song phương như hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Châu Âu, đến các vấn đề đa phương liên quan đến an ninh thế giới như vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên, chủ nghĩa khủng bố quốc tế… Đồng thời, hiệp ước START mới là một “bước đệm” quan trọng cho chính quyền Tổng thống Obama có thể thuyết phục Thượng viện thông qua một số hiệp ước đa phương trước đây như Hiệp ước CTBT, FMCT… Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới cũng mở ra một “mô hình” pháp lý mới cho quá trình giải giáp VKHN, từ một văn bản song phương, có thể phát triển trở thành một văn bản đa phương, với sự hợp tác sâu rộng hơn của các cường quốc hạt nhân khác; bởi lẽ chống phổ biến VKHN không phải là nhiệm vụ của từng quốc gia riêng lẻ nào, mà đó là trách nhiệm của toàn cầu.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC START MỚI
3.1. Những khó khăn trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước START mới
Thỏa thuận với nội dung cắt giảm gần 1/3 kho VKHN của hai nước Mỹ - Nga đã được Tổng thống Barack Obama và Dmitry Medvedev ký kết tại Prague. Hiệp ước dự kiến cắt giảm khối lượng lớn đầu đạn hạt nhân và các phương tiện vận chuyển, đồng thời thay thế cho thỏa thuận đã hết hiệu lực vào cuối năm 2009 – START I. Để Hiệp ước mới có hiệu lực thực thi, Quốc hội hai nước sẽ phải đồng bộ phê chuẩn START mới. Tuy nhiên, đây là một quá trình khá khó khăn, khiến cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi: liệu số phận của START mới có giống như START II trước đó trong khi càng tiến gần đến thời điểm phê chuẩn, càng xuất hiện nhiều lời chỉ trích START mới?
3.1.1. Về phía Mỹ
Khó khăn trong phê chuẩn START mới là việc chính phủ Tổng thống Obama phải thuyết phục được các thượng nghị sỹ thông qua Hiệp ước. Tổng thống cần có ít nhất 67 trong tổng số 100 phiếu trong khi đảng Dân chủ, các nghị sỹ ủng hộ đường lối của Tổng thống Mỹ hiện tại chỉ giữ 59 ghế. Số còn lại là đảng viên Cộng hòa và các thượng nghị sỹ độc lập, do đó, chính phủ Obama cần thuyết phục họ về lợi ích START mới mang lại cho Mỹ. Các cuộc tranh luận tại Thượng viện Mỹ thường xoay quanh 3 vấn đề: 1/ sự phản đối của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; 2/ lo ngại của Nga về vũ khí tấn công thông thường tầm xa của Mỹ Đây là loại vũ khí được chuyển đổi từ các VKHN chiến lược thành các loại vũ khí mang đầu đạn thường.
; 3/ mối lo lắng của Mỹ về vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga [107; 71].
Các Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa muốn đảm bảo hiệp ước không can thiệp vào khả năng Mỹ phát triển và triển khai phòng thủ tên lửa. Cụ thể, các thượng nghị sỹ muốn loại bỏ một vài câu chữ trong lời nói đầu của hiệp ước về việc thừa nhận sự tồn tại mối quan hệ tương tác mơ hồ giữa hệ thống phòng thủ và tấn công. Tuy nhiên, tranh cãi về vấn đề này đã được giải quyết khi vào ngày 18/12/2010, Tổng thống Obama đã cam kết sẽ “triển khai đầy đủ tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn có, bao gồm những hệ thống chống lại ICBM” [81].
Ngoài ra, vấn đề lo ngại khác của các thượng nghị sỹ Cộng hòa đối với Hiệp ước START mới là thiếu các điều khoản liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật – một lĩnh vực mà Nga chiếm ưu thế hơn Mỹ về số lượng. Tuy nhiên, những điều khoản của START mới khó có thể bao gồm việc hạn chế số lượng vũ khí chiến thuật, nên việc kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ cần một kiểu hiệp định khác trong tương lai [100]. Dù vũ khí chiến thuật không bị điều chỉnh bởi Hiệp ước START mới hay bất kỳ văn kiện pháp lý nào trước đó thì việc thất bại trong phê chuẩn START mới sẽ khiến tương lai đàm phán về vũ khí chiến thuật sẽ khó khăn hơn.
Một trong những vấn đề liên quan đến START mới mà các thượng nghị sỹ chỉ trích là các quy tắc tính đầu đạn hạt nhân của hiệp ước. Câu hỏi đặt ra là tại sao START lại quy ước máy bay ném bom hạng nặng được tính là một đầu đạn, bởi loại máy bay này có khả năng mang nhiều đầu đạn. Mặt khác, START mới không quy định cụ thể số lượng cắt giảm của từng loại vũ khí. Cách tính này được kế thừa từ START I thực tế đã chứng tỏ mang lại lợi ích cho Nga khi họ vẫn có thể duy trì số lượng đầu đạn trong khi giảm số lượng bệ phóng. Trên giấy tờ, hiệp ước START mới yêu cầu mỗi bên cắt giảm 30% số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai. Hiệp ước hạn chế mỗi bên chỉ được triển khai 1550 đầu đạn, giảm khoảng gần 30% so với tổng số 2126 đầu đạn Mỹ hiện tại đang triển khai. Tuy nhiên, theo cách tính mới, số lượng đầu đạn hạt nhân Mỹ đang triển khai ít hơn 2126 đơn vị, khiến cho việc cắt giảm thực tế số đầu đạn hạt nhân đã triển khai ít hơn quy định, và không đạt được 30%. Quy tắc tính mới đã tạo thuận lợi cho Nga, họ có thể tìm cách giảm số lượng bệ phóng (máy bay ném bom hạng nặng), trong đó vẫn duy trì số lượng đầu đạn. Báo chí Nga vừa công bố theo Hiệp ước START mới, thực tế Nga sẽ giữ được 2100 đầu đạn hạt nhân – lớn hơn con số 1550 đầu đạn quy định trong START, mà vẫn cắt giảm theo đúng quy định [39]. Thêm vào đó, Hiệp ước mới đã bỏ giới hạn của START I về số lượng đầu đạn hạt nhân trên mỗi một tên lửa trong khi hạn chế số lượng bệ phóng. Điều này dường như khuyến khích Nga có thể phát triển tên lửa xuyên lục địa mang nhiều đầu đạn hạt nhân (MIRV ICBM).
Ngoài ra, Thượng viện Mỹ lo ngại Hiệp ước mới gây ra những hạn chế nhất định đối với khả năng triển khai vũ khí thông thường của Mỹ. Theo một bản báo cáo tháng 9/2009, hiệp ước START mới không nên hạn chế các chương trình phòng thủ của Mỹ hoặc hệ thống tiến công chớp nhoáng toàn cầu thông thường (CPGS) nếu muốn giành được sự ủng hộ của Thượng viện [94; 9]. Bởi Mỹ đang tiến hành đặt các đầu đạn thường vào tên lửa đạn đạo, ví dụ như Minuteman III hoặc Trident II. Dù START mới không cấm việc xây dựng hoặc triển khai các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thường, nhưng lại không có sự phân biệt giữa đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thường nên một đầu đạn thường trên ICBM vẫn được tính là đầu đạn hạt nhân và nằm trong giới hạn 1550 đầu đạn theo Hiệp ước. Các nghị sỹ Mỹ lo ngại vì không có sự phân biệt giữa hai loại đầu đạn này, nên khi phát triển kế hoạch CPGS, Mỹ sẽ phải cân nhắc việc giảm số lượng đầu đạn hạt nhân hơn nữa để bảo toàn số đầu đạn thường, phục vụ cho kế hoạch [100]. Họ muốn điều chỉnh lại những điều khoản liên quan đến vũ khí thông thường, song điều này sẽ khiến START mới khó được thực thi, vì việc điều chỉnh sẽ kéo theo những vòng đàm phán mới với Nga. Bên cạnh đó, Đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã sử dụng cuộc tranh luận về việc phê chuẩn hiệp ước START mới như một đòn bẩy để kêu gọi ngân sách tiến hành “hiện đại hóa” vũ khí hạt nhân. Chính phủ Obama phải cam kết chi thêm 85 tỷ USD trong vòng 10 năm tới để hiện đại hóa lực lượng VKHN [63].
Sau 7 tháng cân nhắc thận trọng về việc có nên thông qua Hiệp ước START mới hay không, bao gồm 18 lần điều trần và xấp xỉ 1000 câu hỏi đáp, dù có những ý kiến phản đối, hay lo ngại từ các Thượng nghị sỹ, cuối cùng bản Hiệp ước đã được thông qua với tỷ lệ 71 – 26 (71 phiếu ủng hộ và 26 phiếu chống) [63].
3.1.2. Về phía Nga
Đuma Quốc gia Nga là cơ quan thông qua Hiệp ước START mới. Nga sẽ chỉ phê chuẩn Hiệp ước sau khi Thượng viện Mỹ thực hiện điều này. Ông Konstantin Kosachev, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Đuma Quốc gia Nga tuyên bố “Nếu tốc độ xem xét START mới tại Quốc hội Mỹ tiến triển chậm lại, thì Nga sẽ có những phản ứng hoàn toàn tương tự”. Có thể thấy, việc phê chuẩn Hiệp ước START mới phụ thuộc vào Mỹ khá nhiều. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà quá trình phê chuẩn START mới ở Nga gặp thuận lợi hơn, Hiệp ước này cũng đối mặt với nhiều chỉ trích từ phía Nga:
1/ Hiệp ước mới không giúp hạn chế số lượng VKHN của các đồng minh của Mỹ, tức là các thành viên NATO như Pháp, Anh vẫn còn xấp xỉ 460 đầu đạn hạt nhân. 2/ Hiệp ước mới tính một máy bay ném bom hạng nặng là một đầu đạn hạt nhân. Máy bay ném bom B-52H thường được sử dụng của Mỹ có thể chở được 20 tên lửa vượt đại dương với các đầu đạn gắn cùng. Do đó, việc duy trì 100 máy bay ném bom trong lực lượng hạt nhân, Hoa Kỳ có thể mang được tối đa 2000 đầu đạn hạt nhân và điều này không vi phạm giới hạn của Hiệp ước (vì tính mỗi máy bay ném bom hạng nặng là một đầu đạn hạt nhân nên số lượng đầu đạn tính theo Hiệp ước START nhỏ hơn rất nhiều). Trong trường hợp này, tổng số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược của Mỹ được vận chuyển trong một chuyến bay, có thể lên đến 3500 – nhiều gấp 2 lần so với lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga [52]. 3/ Hiệp ước không đặt giới hạn cho VKHN bị tháo gỡ. Để tuân thủ theo mức độ hạn chế của Hiệp ước, một bên có thể tháo gỡ số lượng đầu đạn hạn nhân từ các tên lửa. Sau đó, những đầu đạn bị tháo dỡ có thể được cất lại trong kho, thậm chí được đặt gần nơi có các phương tiện vận chuyển chúng. Vì vậy, số lượng đầu đạn hạt nhân của tên lửa Minuteman-3 và Trident III của Mỹ có thể đạt gần 4000 – nhiều gấp 2,5 lần so với giới hạn cho phép của Hiệp ước. 4/ START mới cũng không hạn chế việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Sự lo ngại của Nga về hệ thống này được ghi trong Hiệp ước là phần mở đầu, không có ràng buộc pháp lý đối với Mỹ. Điều này có nghĩa là Mỹ có thể tiếp tục triển khai chương trình phòng thủ tên lửa của mình. 5/ START mới không hạn chế số lượng tên lửa tầm xa phóng từ trên biển và không coi chúng là vũ khí chiến lược. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng số lượng loại tên lửa trên biển trong lực lượng hải quân của mình trong vòng 30 năm. Theo ước tính của các chuyên gia, khoảng từ 2800 đến 3600 tên lửa Tomahawk đã có mặt trên các con tàu và tàu ngầm của Mỹ. Cùng với các con tàu chở tên lửa Tomahawk, cuộc tấn công tiềm tàng của hải quân Mỹ có thể đạt tới 10 nghìn tên lửa đại dương, gấp 20 lân so với hải quân Nga đang ở hữu [52].
Ngay sau khi Thượng viện Mỹ phê chuẩn START mới, Tổng thống Medvedev rất hoan nghênh song cũng cảnh báo rằng các thành viên của Đuma Nga và Quốc hội Nga có thể trì hoãn thông qua Hiệp ước đến tận khi họ có thể kiểm tra xong bản phê chuẩn hiệp ước của Mỹ có thay đổi nào so với văn bản Hiệp ước hay không [56]. Để thông qua hiệp ước, thành viên Đuma quốc gia Nga phải qua 3 vòng bỏ phiếu. Cũng giống như Thượng viện Mỹ, thành viên Quốc hội Nga cũng bổ sung thêm vào văn kiện phê chuẩn trong vòng phê chuẩn thứ hai vào ngày 14/1/2011. Cụ thể, Nga sẽ bảo lưu quyền được rút khỏi Hiệp ước nếu Mỹ vi phạm Hiệp ước, và nếu Nga nhận thấy việc triển khai phòng thủ tên lửa của Mỹ tạo ra những nguy cơ chiến lược to lớn đối với an ninh Nga hoặc nếu Mỹ tiến hành vũ trang vũ khí thường chiến lược mà không có sự cho phép từ Uỷ ban tham vấn song phương [60].
Vào ngày 26/1/2011, với 350 phiếu thuận và 96 phiếu chống trong cuộc tranh luận lần thứ 3, Đuam Quốc gia Nga cuối cùng đã phê chuẩn START mới. Các nhà lập pháp Nga thông qua START mới sau khi đính kèm những sửa đổi tương tự như những điều khoản mà Thượng viện Mỹ đã thực hiện [101]. Như vậy, Hiệp ước START mới đã chính thức có hiệu lực từ ngày 5/2/2011, sau khi Hạ viện Nga và Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Giai đoạn khó khăn đầu tiên trong việc thực thi START mới đã được giải quyết. Tuy nhiên, do tồn tại những hạn chế trong Hiệp ước, câu hỏi về tương lai của Hiệp ước này sẽ như thế nào vẫn là một ẩn số.
3.2. Tương lai của Hiệp ước START mới
3.2.1. Một số hạn chế của Hiệp ước START mới
Hiệp ước START mới có một số điểm hạn chế nhất định và chính những hạn chế này đã tác động đến việc thực thi hiệp ước cũng như đến triển vọng chống phổ vũ khí hạt nhân sau START mới, bao gồm: vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa, vũ khí hạt nhân chiến thuật và vũ khí chiến lược thông thường.
Vấn đề về hệ thống tên lửa phòng thủ là vấn đề cốt lõi, quyết định đến sự tồn tại của Hiệp ước START mới hay không. Một mặt, thái độ của hai bên về hệ thống này đã được cải thiện và quan điểm có những điểm đồng sẽ giúp thúc đẩy giải quyết hai vấn đề về VKHN chiến thuật và vũ khí thường. Mặt khác, quá trình thảo luận về hệ thống phòng thủ tên lửa không đạt được kết quả sẽ kéo theo các cuộc đàm phán về hai loại vũ khí trên cũng như quá trình cắt giảm hơn nữa VKHN sẽ bị ngưng trệ.
* Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa
Hiệp ước START mới giữa Mỹ và Nga đã công nhận mối quan hệ tương tác giữa vũ khí phòng thủ và vũ khí tấn công. Mặc dù trong Lời mở đầu của Hiệp ước có ghi: “vũ khí phòng thủ chiến lược hiện nay không phá vỡ tính khả thi và hiệu quả của vũ khí tấn công chiến lược của hai bên”, nhưng đây vẫn là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ đối với việc thực thi, thậm chí là tác động tới số phận của hiệp ước.
Ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã luôn quan tâm đến chương trình phòng thủ tên lửa, thậm chí dẫn đến việc chính quyền Bush rút khỏi hiệp ước ABM năm 2002, để không bị ràng buộc trong việc xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa phòng vệ. Trong khi đó, Nga luôn coi việc xây dựng này là mối đe dọa hiện hữu đối với an ninh quốc gia và mất tính cân bằng hạt nhân chiến lược đối với Mỹ. Từ góc độ kỹ thuật, sự lo ngại của Nga hoàn toàn dễ hiểu. Bởi theo kế hoạch, đến năm 2020, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ có thể chặn đứng “những tên lửa tầm trung và cỡ trung bình cùng với mối đe dọa tiềm tàng từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong tương lai” [92]. Rõ ràng, nếu hệ thống này được triển khai thì việc đe dọa đến khả năng răn đe hạt nhân của Nga chỉ là vấn đề thời gian [37]. Để có thể ký kết và thông qua START mới, Mỹ và Nga đã tạm thời đồng ý giải pháp trước mắt là đưa lời “thừa nhận mối quan hệ tương tác giữa vũ khí phòng thủ và tấn công” vào phần mở đầu. Vì Hiệp ước mới không có phần phụ giải thích và nêu rõ cách hiểu chung về mối quan hệ này nên hai bên có cách tiếp cận khác nhau:
Về phía Mỹ, Tổng thống Obama đã gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các Thượng nghị sỹ thông qua START mới. Những tranh cãi xung quanh vấn đề này diễn ra mạnh mẽ và chính quyền Obama đã phải cam kết rằng Hiệp ước START mới sẽ không gây cản trở cho chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Lời mở đầu của Hiệp ước START mới được chính quyền Obama giải thích là không có tính ràng buộc pháp lý, dẫn đến việc không gây ảnh hưởng đến chiến lược phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên, Nga có cách hiểu khác về lời nói đầu trong hiệp ước. Với Nga, những câu chữ trong lời mở đầu vẫn có giá trị và Mỹ cần ghi nhận mối quan hệ tương tác giữa vũ khí phòng thủ và tấn công. Trong khi Nhà trắng nhấn mạnh “Hiệp ước mới không bao gồm bất kỳ điều khoản kiềm chế việc thử, phát triển và triển khai những kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện tại hay trong tương lai” [92]; thì Nga lại cho rằng “Liên bang Nga, để bảo vệ lãnh thổ quốc gia, sẽ có quyền rút ra khỏi Hiệp ước nếu việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa với số lượng và chất lượng ngày càng lớn của Mỹ, bắt đầu đe dọa đến khả năng hạt nhân chiến lược của mình. Nga sẽ độc lập quyết định mức độ ảnh hưởng của hệ thống phòng thủ tên lửa này”. Điều này có nghĩa Hiệp ước START mới có được thực thi hay không phụ thuộc khá nhiều vào mức độ ảnh hưởng của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đối với Nga. Mỹ đã nhiều lần khẳng định chương trình phòng thủ tên lửa không nhằm vào Nga, việc triển khai ở Châu Âu với mục tiêu ngăn chặn tất cả loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn, những ICBM tiềm tàng tấn công từ Iran. Nhưng Nga không tin và không đồng ý với quan điểm này. Vì Mỹ sẽ không dừng việc xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa hạt nhân nên khả năng START mới không được thực thi hoặc thậm chí gia tăng căng thẳng giữa Mỹ - Nga là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Một trong những phương án giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước là việc tăng cường tính minh bạch và củng cố lòng tin cho Nga về chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên, dường như Mỹ không muốn chia sẻ những thông tin hay diễn biến về chương trình này theo nội dung mà Nga yêu cầu. Vì vậy, Mỹ đã từng từ chối đề nghị của Thủ tướng Nga V. Putin khi muốn Mỹ cung cấp dữ kiện về phòng thủ tên lửa, đổi lại thông tin viễn trắc trong các cuộc thử tên lửa của Nga.
Một giải pháp khác được đưa ra là Nga sẽ cùng tham gia vào cấu trúc hệ thống tên lửa phòng thủ hiện tại mà Mỹ và NATO đang xây dựng tại châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng lại là một giải pháp mơ hồ, khó thực hiện. Vào 17/9/2009, Tổng thống Obama đã công bố “Các giai đoạn điều chỉnh thích ứng” Theo bản Các giai đoạn điều chỉnh thích cứng tại Châu Âu, các hệ thống phòng thủ gồm radar và tên lửa đánh chặn sẽ được đặt trên tàu Hải quân, bố trí tại các vùng biển ở Bắc Âu và Nam Âu, thay vì đặt tại Ba Lan và Cộng hòa Séc như thời kỳ G. Bush. Giai đoạn I, đến năm 2011 sẽ hoàn thành việc lắp đặt các radar và hệ thống đánh chặn, như các tàu được trang bị hệ thống Aegis và triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3 trên tàu thủy. Giai đoạn II (khoảng năm 2015) sẽ tập trung vào việc lập các hệ thống SM-3 đặt trên mặt đất. Giai đoạn III – khoảng năm 2018 sẽ triển khai hệ thống theo dõi không gian chính xác (PTSS) và những bộ cảm biến hồng ngoại trên không - cả hai hệ thống này thiết kế nhằm theo dõi các tên lửa đang di chuyển với mục tiêu có thể đồng thời theo dõi được hàng trăm tên lửa. Giai đoạn VI – khoảng năm 2020 sẽ lắp đặt những bộ cảm biến không gian.
đối với chương trình phòng thủ tên lửa tại Châu Âu. Trong đó, văn bản nêu ra những quy định tái cấu trúc hệ thống phòng thủ với cách tiếp cận phù hợp hơn với môi trường an ninh hiện tại và ít tốn kém hơn. Sự thay đổi này dẫn đến việc Mỹ hủy kế hoạch triển khai hệ thống radar tại Cộng hòa Séc và 10 hầm dưới mặt đất cho các tên lửa đánh chặn tại Ba Lan. Thay vào đó, bố trí tại các vùng biển ở Bắc Âu và Nam Âu để ngăn chặn tên lửa của Iran; các khu vực khác tại Alaska và California vẫn được triển khai, chủ yếu nhằm mục tiêu ngăn chặn mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Mỹ cũng mời Nga tham gia chương trình phòng thủ tên lửa tại Châu Âu. Sự tham gia của Nga sẽ giúp giảm căng thẳng giữa Mỹ, Nga xung quanh vấn đề tên lửa phòng thủ. Mặc dù các thành viên NATO cũng như Nga rất hoan nghênh kế hoạch của Mỹ, song kế hoạch này vẫn chưa được hoàn thành do những bất đồng giữa Nga và NATO, thậm chí là giữa Mỹ và các đồng minh NATO về vai trò của Nga trong hệ thống.
* Vũ khí hạt nhân chiến thuật
Một trong những vấn đề có thể ảnh hưởng đến triển vọng thực hiện START mới nói riêng và quá trình chống phổ biến VKHN nói chung là vấn đề vũ khí hạt nhân chiến thuật Vũ khí hạt nhân chiến thuật hay còn được gọi là vũ khí hạt nhân không chiến lược, được hiểu là việc sử dụng VKHN bởi lực lượng mặt đất, trên biển hoặc trên không để chống lại lực lượng đối lập, hỗ trợ các căn cứ hoặc cơ sở trong hoạt động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ trong một phạm vi giới hạn. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, VKHN chiến thuật không được sử dụng trong những nhiệm vụ chiến lược (như phá hủy các hệ thống nhà máy chính, nguồn nhiên liệu thô, hệ thống đường ống, điện, vận tải, thông tin liên lạc chủ chốt) bởi các vũ khí này không có đủ tầm ngắm tiến đến mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên Xô/ Mỹ. Vì chúng có tầm ngắm ngắn và nhỏ, nên phù hợp triển khai trong lực lượng quân đội trên chiến trường hoặc các căn cứ quân sự, phục vụ cho những mục tiêu quân sự hạn chế. Còn theo cách hiểu của các hiệp ước cắt giảm giữa Mỹ - Nga, VKHN chiến thuật là tất cả loại vũ khí không nằm trong danh mục bị hạn chế là ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng.
. Cả Mỹ và Nga đều duy trì những kho vũ khí chiến thuật lớn. Mặc dù loại vũ khí này không nằm trong danh mục cắt giảm của bất kỳ hiệp định nào trước kia, nhưng những sáng kiến đơn phương, hợp tác song phương giữa Tổng thống G. Bush và Mikhail Gorbachev vào năm 1991 mang tên “Những sáng kiến hạt nhân của các Tổng thống” đã dẫn đến sự cắt giảm đáng kể kho vũ khí chiến thuật giữa hai nước. Tuy nhiên, vì văn bản này không có tính ràng buộc pháp lý nên các bên tự nguyện cắt giảm mà không áp dụng bất kỳ biện pháp thanh sát, kiểm ra. Hiện tại, số lượng của kho vũ khí chiến thuật Mỹ khoảng 1100, trong khi của Nga từ 3000 – 8000 [71; 15].
Nếu như VKHN chiến lược được bố trí, triển khai gây đe dọa trực tiếp đến an ninh của Mỹ - Nga thì loại VKHN chiến thuật mang lại quan ngại khác, do chúng rất dễ bị các thành phần khủng bố cực đoan đánh cắp. Mặt khác, dù theo Học thuyết quân sự mới của Nga, được công bố ngày 5/2/2010, không có nhiều thông tin nêu rõ nhiệm vụ và vai trò của vũ khí chiến thuật, song nhiều chuyên gia cho rằng Nga đang tăng cường vai trò của loại vũ khí này bởi những lo ngại về khả năng vũ khí thông thường của Mỹ, và sự trỗi dậy của Trung Quốc với quá trình hiện đại hóa quân đội. Nga đang đặt trọng tâm nhiều hơn vào vũ khí chiến thuật như một công cụ bảo vệ nước Nga và cân bằng lực lượng với các nước khác [71; 16].
Hiệp ước START không thể bao gồm những điều khoản hạn chế vũ khí hạt nhân chiến thuật giữa Mỹ - Nga. Điều này buộc Mỹ phải tính đến một hiệp ước mới dành cho loại vũ khí này. Tuy nhiên, với cách nhìn nhận tăng cường vai trò của vũ khí chiến thuật của Nga, cùng với sự mất cân bằng số lượng khá lớn trong kho vũ khí chiến thuật của hai nước sẽ khiến cho việc đàm phán cắt giảm và hạn chế loại vũ khí này gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiện tại có khoảng hơn 200 bom chiến thuật của Mỹ được cất giữ tại 5 nước thành viên NATO. Những vũ khí này không có vai trò quân sự trong việc bảo vệ đồng minh của Mỹ [64]. Tuy nhiên, các nước NATO vẫn muốn duy trì vũ khí chiến thuật tại Châu Âu – rõ ràng điều này khiến Nga không muốn đàm phán để giảm kho vũ khí của mình. Do đó, nỗ lực chống phổ biến VKHN trong tương lai của nhân loại nói chung, và của Mỹ - Nga nói riêng hậu START mới sẽ gặp khá nhiều thách thức.
* Vũ khí chiến lược thông thường
Trong quá trình ký kết và phê chuẩn hiệp ước START mới, nếu như Mỹ tỏ ra lo ngại với kho vũ khí chiến thuật ngày càng tăng của Nga, thì Nga ngược lại, bày tỏ mối quan tâm đến loại vũ khí chiến lược thông thường được chuyển đổi của Mỹ, mặc dù Hiệp ước START mới đã có những điều khoản về vũ khí chiến lược thông thường (Xem thêm tại mục 2.2.2.5).
Dù cả hai phía Mỹ - Nga đều đạt được thỏa thuận trong lĩnh vực này, song vấn đề vũ khí chiến lược thông thường có thể gây cản trở cho quá trình thực hiện hiệp ước START mới, do cách hiểu khác nhau giữa hai bên. Khi xem xét Hiệp ước START, chính quyền Obama chắc chắn rằng Hiệp ước không chứa bất kỳ quy định cấm thử nghiệm, phát triển và triển khai hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu. Vì vậy, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng cấp hơn nữa hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu, dựa trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, trở thành hệ thống vũ khí thông thường có tốc độ siêu thanh và không có quỹ đạo bay đường đạn. Theo quan điểm của Mỹ, loại vũ khí này sẽ không bị tính vào phạm vi kiểm soát của Hiệp ước START mới – bởi giới hạn START mới chỉ áp dụng đối với các tên lửa có quỹ đạo bay đường đạn [33]. Nói cách khác, Mỹ cho rằng đây không phải là loại vũ khí tấn công chiến lược mới. Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cũng có cách hiểu tương tự và vì vậy, Hiệp ước START mới đã được phê chuẩn [37].
Trong khi đó, Nga lại theo một cách giải thích khác về loại vũ khí này. Luật liên bang về phê chuẩn hiệp ước START mới cho rằng tất cả các loại vũ khí tấn công chiến lược, bao gồm những loại mới có tầm chiến lược đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước. Câu hỏi đặt ra việc áp dụng những quy định của START đối với loại vũ khí chiến lược thông thường mới sẽ được giải quyết như thế nào trong khuôn khổ của Ủy ban tư vấn song phương trước khi Mỹ triển khai loại vũ khí mới này. Nếu cả hai bên đều thể hiện thiện chí và sẵn sàng xây dựng lòng tin thì khác biệt trong cách hiểu sẽ được giải quyết. Đặc biệt, tính minh bạch trong chương trình phát triển các vũ khí thông thường chiến lược của Mỹ và việc hạn chế triển khai loại vũ khí này sẽ giúp giảm bớt mối lo ngại của Nga. Ngược lại, nếu vấn đề phát triển vũ khí mới không được giải quyết thấu đáo, sẽ dẫn đến những bước tiến chậm chạp trong việc thực hiện START mới, thậm chí gây bất đồng trong quan hệ Nga – Mỹ và có thể ảnh hưởng đến số phận của hiệp ước START nếu một bên rút lui khỏi Hiệp ước.
Có thể thấy vấn đề về phòng thủ tên lửa, vũ khí chiến lược thông thường và vũ khí tấn công chiến thuật vừa là những hạn chế chính mà hiệp ước START mới chưa giải quyết được hoặc phương cách giải quyết chưa đầy đủ; vừa là ba vấn đề chủ yếu thách thức quá trình thực thi Hiệp ước START mới. Dù Hiệp ước START mới đã bắt đầu có hiệu lực, song giữa các bên liên quan (Mỹ, Nga, NATO…) vẫn còn nhiều tồn tại, nên việc thực thi hiệp ước vẫn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
3.2.2. Triển vọng hợp tác trong khuôn khổ Hiệp ước START mới và vấn đề chống phổ biến VKHN
Hiệp ước START mới là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ Mỹ - Nga nói riêng và đối với quá trình chống phổ biến VKHN nói chung. Hiệp ước mở ra cơ hội đàm phán cắt giảm hơn nữa VKHN của hai nước. Nga đã chứng tỏ họ sẵn sàng đàm phán trong khi Tổng thống Obama đang từng bước thực hiện mục tiêu “thế giới không VKHN” của mình.
Hiệp ước START mới dù gặp nhiều khó khăn thách thức trong quá trình thực hiện song một sự cắt giảm hơn nữa VKHN là có thể, do kho vũ khí của hai nước vẫn còn lớn. Hiện tại số lượng vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ và Nga đã giảm đáng kể so với thời kỳ trong chiến tranh lạnh, và khoảng cách về số lượng vũ khí giữa Mỹ, Nga và các quốc gia hạt nhân khác cũng được rút ngắn. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng chiến lược, chắc chắn hai siêu cường sẽ cố gắng lôi kéo các cường quốc hạt nhân khác trên thế giới vào những hiệp định cắt giảm chiến lược chung. Tổng thống Obama đã từng tuyên bố “sẽ không giải giáp vũ khí một cách đơn phương” [37].
Để có thể thực hiện START mới hiệu quả và mở đường cho những hiệp ước cắt giảm khác trong tương lai, hai cường quốc hạt nhân cần phải giải quyết các vấn đề cốt lõi như vũ khí chiến thuật, phòng thủ tên lửa, hay các loại vũ khí thông thường được chuyển đổi từ VKHN. Không còn cách nào khác ngoài việc Mỹ và Nga cần thẳng thắn, cởi mở và thiện chí hợp tác trong các vòng đàm phán trong thời gian sắp tới nhằm tháo gỡ các nút thắt. Đồng thời, các quốc gia cần có trách nhiệm lớn hơn nữa đối với tiến trình cắt giảm và chống phổ biến VKHN, tuân thủ nghiêm túc theo đúng Quy chế Không phổ biến.
Hay nói cách khác, để đạt được những tiến bộ thực sự trong quá trình chống phổ biến VKHN, Mỹ - Nga và các cường quốc hạt nhân khác trên thế giới cần thay đổi cách tư duy về vai trò của VKHN trong nền chính trị quốc tế. Sở dĩ hiệp ước START mới nói riêng và tiến trình chống phổ biến VKHN trong thời gian vừa qua chưa đạt được nhiều thành tựu là do các bên vẫn muốn duy trì một số lượng vũ khí nhất định để đảm bảo sự hủy diệt lẫn nhau – tiến hành răn đe hạt nhân lẫn nhau. Trong một chừng mực nhất định, Hiệp ước START mới không phải là một khuôn khổ pháp lý có đủ khả năng thúc đẩy các quốc gia tiến đến giải giáp hoàn toàn vũ khí và không phổ biến VKHN.
Trong khi cả Mỹ và Nga đều hi vọng hướng tới một thế giới không có VKHN, thì VKHN lại luôn chiếm một vị trí có ý nghĩa trong các học thuyết quân sự của họ mặc dù mới đây cả hai nước đều thông báo giảm. Học thuyết mới về quân sự của Nga không đưa ra những sự thay đổi căn bản về việc sử dụng VKHN. Răn đe hạt nhân vẫn là ý tưởng chủ đạo nhằm đối phó với các nguy cơ an ninh. VKHN dù chỉ được sử dụng trong các cuộc xung đột khu vực và toàn cầu; được coi là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa các cuộc xung đột tái diễn; việc sử dụng VKHN chỉ được diễn ra nếu tình hình nước Nga bị đe dọa; thì rõ ràng vai trò của VKHN không hoàn toàn bị loại trừ. Sự hiện diện của VKHN trong lực lượng quốc phòng vẫn là điều cần thiết, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Trong khi chính sách của Nga luôn nhất quán, thể hiện ý muốn cắt giảm và tiến tới loại trừ VKHN thì Nga vẫn duy trì các vũ khí này như một con át chủ bài trong chính sách răn đe của mình.
Cũng giống như Nga, Mỹ đang tiến hành hiện đại hóa kho VKHN để có được những công nghệ hiệu quả hơn. Ngân sách năm 2011 của Mỹ tăng 10% dành cho kho VKHN. Trong khi chính quyền Obama muốn sử dụng hiệp ước START mới như điểm xuất phát cho quá trình giải giáp và chống phổ biến VKHN toàn cầu thì Ngoại trưởng Hilary Clinton lại đang thúc ép các nước trong khối NATO duy trì một sự răn đe hạt nhân mang tính chiến thuật ở châu Âu, mà không phải khuyến khích một sự cắt giảm đơn phương các VKHN như Đức đã yêu cầu [79].
Có thể thấy, nếu việc sử dụng VKHN là một điều cấm kỵ trong quan hệ quốc tế thì trái lại, việc sở hữu VKHN vẫn được coi là sự đảm bảo tuyệt vời nhất cho nền an ninh của các nước. VKHN đóng một vai trò không nhỏ trong nền an ninh và trong nhận thức tập thể. Do đó, để thực hiện START mới trong thời gian tới, cũng như thực hiện những mục tiêu dài hơi hơn trong tiến trình chống phổ biến VKHN, rất cần các quốc gia phải thay đổi tư duy, đặc biệt Mỹ và Nga cần nhìn xa hơn, vượt qua những tính toán lợi ích trước mắt để đáp ứng được các mục tiêu lớn hơn trong an ninh quốc tế.
KẾT LUẬN
Khép lại bài luận văn, người viết hy vọng đã mang đến cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về quá trình ký kết, nội dung chính của Hiệp ước START mới và những tác động của hiệp ước đến đời sống quốc tế nói chung và quan hệ Mỹ - Nga nói riêng. Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu, người viết muốn chuyển tải đến độc giả những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, vũ khí hạt nhân là một trong các loại vũ khí giết người hàng loạt, có sức mạnh và tính hủy diệt cao, do đó, sự ra đời của loại vũ khí này đã tác động đến mạnh đến nền chính trị quốc tế. VKHN gắn với vai trò răn đe trong quan hệ giữa các quốc gia, là biểu tượng sức mạnh của nước lớn. Điều này thôi thúc các quốc gia tìm kiếm, chế tạo và sản xuất vũ VKHN để trở thành công cụ phục vụ mục tiêu răn đe đối phương, kìm chế các hoạt động được coi là ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của mình. Tuy nhiên, từ sau chiến tranh lạnh, không chỉ có các quốc gia muốn sở hữu công nghệ hạt nhân, mà thậm chí các chủ thể phi nhà nước như các tổ chức khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia cũng muốn biến VKHN trở thành công cụ thực hiện ý đồ chính trị, tạo ảnh hưởng trong nền chính trị quốc tế. Do đó, nguy cơ phổ biến hạt nhân sau chiến tranh lạnh ngày càng gia tăng và khó kiểm soát bởi số lượng chủ thể đa dạng, hình thức phổ biến VKHN phức tạp hơn, trong khi các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân chưa thực sự hiệu quả.
Thứ hai, đứng trước những nguy cơ hạt nhân sau chiến tranh lạnh, các nước lớn như Mỹ, Nga không thể không “hành động” bởi phổ biến VKHN là một trong những vấn đề toàn cầu khó giải quyết, tác động mạnh đến an ninh của từng quốc gia trên thế giới nói riêng cũng như an ninh quốc tế nói chung, đặc biệt trong thời kỳ khủng bố quốc tế phát triển như hiện nay. Tình trạng lan tràn, rò rỉ VKHN buộc các quốc gia phải hợp tác với nhau, trong đó Mỹ - Nga cần đóng vai trò lãnh đạo, tiên phong trong việc cắt giảm kho vũ khí của mình. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START như một minh chứng cho những nỗ lực của hai nước Mỹ - Nga đối với tiến trình chống phổ biến VKHN.
Hiệp ước START mới ra đời trong bối cảnh các cơ chế chống phổ biến VKHN trên thế giới đang bị chỉ trích là kém hiệu quả, và dường như không đạt được nhiều tiến bộ kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. START mới ký kết giữa Nga và Mỹ được xem như là một xung lực mới cho quá trình chống phổ biến cũng như quy chế Không phổ biến mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến. Việc Mỹ và Nga thực thi START mới không chỉ giúp nâng cao uy tín, vai trò và tiếng nói trên trường quốc tế, mà còn tạo động lực thúc đẩy các quốc gia sở hữu hạt nhân khác như Pháp, Anh, Trung Quốc… bàn thảo một hiệp định cắt giảm VKHN đa phương. Đồng thời START mới cũng giúp Tổng thống Obama và Tổng thống Medvedev có thể hợp tác hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế khác như chương trình hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên… Bên cạnh đó, phải ghi nhận việc đàm phán và ký kết START mới đã đánh dấu mốc hợp tác mới giữa Mỹ - Nga, góp phần tăng cường lòng tin, đưa hợp tác Mỹ - Nga sang một trang mới, kết thúc thời kỳ “căng thẳng kéo dài” trong quan hệ hai nước.
Tuy nhiên, Hiệp ước START mới cũng có những hạn chế và thách thức nhất định. Hiệp ước mới chưa xử lý được các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hạt nhân giữa hai nước, như vấn đề phòng thủ tên lửa tại Châu Âu, vấn đề phát triển vũ khí thông thường của Mỹ cũng như vấn đề vũ khí chiến thuật của Nga. Những vấn đề này đòi hỏi hai quốc gia phải thẳng thắn, cởi mở để đàm phán, tháo gỡ, tránh căng thẳng leo thang. Nếu không thể xử lý thấu đáo những vấn đề trên, tương lai của hiệp ước START mới có thể sẽ như hiệp ước ABM. Thậm chí, nếu để căng thẳng lên cao, có nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa hai nước trong thế kỷ 21.
Song theo tác giả, một trong những yếu tố tiên quyết để tạo ra những bước ngoặt lớn cho tiến trình chống phổ biến VKHN trên thế giới là việc các quốc gia cần thay đổi tư duy về vai trò, vị trí của VKHN đối với an ninh quốc gia. Các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Nga nên hành động thực sự để từ bỏ loại vũ khí này, thay vì chính sách hai mặt: vừa cắt giảm, vừa hiện đại hóa vũ khí và quân đội. Chừng nào tư duy về răn đe hạt nhân vẫn hiện hữu trong chính sách an ninh của các nước, VKHN vẫn đóng vai trò lớn trong lực lượng chiến lược thì triển vọng về một thế giới phi hạt nhân vẫn còn là một mục tiêu xa vời.
Nga và Mỹ nên gạt bỏ những tư duy kiểu cũ trong thời “chiến tranh lạnh” để thực sự lãnh đạo thế giới trở thành một nơi an toàn hơn, và không còn vũ khí hạt nhân.
Tuy Hiệp ước START mới không liên quan trực tiếp đến những lợi ích hiện tại của Việt Nam, song Hiệp ước cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Bởi lẽ đây là hiệp ước được ký kết giữa Mỹ - Nga, hai đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tương lai hiệp ước sẽ có tác động nhất định đến mối quan hệ chiến lược giữa Mỹ - Nga. Nếu quan hệ Mỹ - Nga căng thẳng, thì Việt Nam sẽ khó giữ được chính sách cân bằng trong tam giác quan hệ Mỹ - Nga - Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ Mỹ - Nga tốt đẹp, Việt Nam có thể tận dụng bầu không khí hợp tác, hữu nghị giữa hai nước để giải quyết một số vấn đề đa phương, cũng như tăng cường tiếng nói của mình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, Việt Nam cùng với ASEAN đang nỗ lực xây dựng khu vực Đông Nam Á trở thành một khu vực phi hạt nhân, trong đó các nước cam kết không sản xuất, không cố gắng thử nghiệm hoặc tàng trữ các loại vũ khí hạt nhân. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cũng như các quốc gia trong ASEAN sẽ cần sự chia sẻ kinh nghiệm từ quá trình giải giáp và chống phổ biến VKHN của Mỹ và Nga./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 619, tr. 625
Phạm Thị Kim Chi (2009), Chính sách phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử của Mỹ, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 16, mã Thư viện: LV (CH) 0249
Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân Việt Nam (2010), Sơ lược về vũ khí hạt nhân,
Nguyễn Thị Hương (2008), Chính sách chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ sau sự kiện 11.9.2001, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 49, mã Thư viện: LV (CH) 224.
Lại Thanh Mai (2008), Thỏa thuận hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn Độ và những tác động, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 78, mã Thư viện: LV (CH) 0232.
Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 185 và tr. 188.
TS. Đặng Xuân Thanh (2008), “Chiều cạnh hạt nhân trong quan hệ quốc tế và trò chơi chiến lược Mỹ - Iran”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 3 (143), tr. 3
Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Vận động ngầm với Hiệp ước START mới”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 11/7/2010
Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Sau Bắc Triều Tiên, Iran, Mianma sẽ là nước nào?”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 31/7/2010.
Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Các khu vực phi vũ khí hạt nhân với vai trò như một sự răn đe mới”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 31/5/2010.
Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Xung quanh vấn đề thực hiện Hiệp ước NPT”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 31/5/2010.
Thông tấn xã Việt Nam (2011), “Sự thay đổi và bất biến trong chiến lược hạt nhân của Mỹ”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 27/2/2011.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), “Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 67, tr. 95.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), Hoa Kỳ với quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991), Luận án tiến sỹ lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr. 135
Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ môi trường thuộc Bộ Quốc phòng (2002), “Vì sao Mỹ rút khỏi Hiệp định chống tên lửa đạn đạo (ABM)”, Tài liệu tham khảo: Một số điều chỉnh mới về an ninh, quốc phòng của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001, Hà Nội, tr. 87
Phạm Ngọc Uyển (2005), Phải chăng đang xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang mới? Nghiên cứu quốc tế, số 2 (61) T6, tr. 100
II. Tiếng Anh
Arms Control Association (2008), A Fresh Start? Interview with Sergey Kislyak, Russian Ambassador to the United States,
Arms Control Association (2010), “Case for New START Builds”, Skeptics Miss the Mark, Vol 1, No (45).
Arthur Max (2009), Russia Wants US Assurances on Missile Defense, Campaign for the Accountability of American Bases,
Max Bergmann, Samuel Charap, Peter Juul (2010), New START to Rein in Iran’s Ambitions, Center for American Progress,
Harry C. Blaney (2010), One Modest Step for Mankind, One Major Step for America from the Recent Past Policies: Building a Safer World, Center for International Policy, Washington DC.
Wade Boese (2008), US, Russia at Odds on Key Arms Issues, Arms Control Today,
Wade Boese (2008), Bush, Putin Leave Arms Disputes Unsettled, Arms Control Today, truy cập ngày 2/2/2011
Center for Arms Control and Non Proliferation (April, 2010), New START Nuclear Reductions Treaty Briefing Book:
Center for Strategic and International Studies (2009), Verification, Stupid!,
Commission on The Prevention of Weapons of Mass Destruction Proliferation and Terrorism (2010), Prevention of WMD Proliferation and Terrorism Report Card: An Assessment of the US Government’s Progress in Protecting the United States from Weapons of Mass Destruction Proliferation and Terrorism, January 2010.
Stephen J. Cimbala (2009), SORT-ing Out START: Options for US – Russian Strategic Arms Reductions, JFQ, issue 55, 4th quarter 2009, tr. 47 – 58
Chairman of the Joint Chiefs of Staff (2006), National Military Strategy to Combat Weapons of Mass Destruction, Washington DC 20318.
Christopher F. Chyba (2008), “Time for a Systematic Analysis: US Nuclear Weapons and Nuclear Proliferation”, Arms Control Today, December 2008
Christopher F. Chyba & J. D. Crouch (2009), “Understanding the US Nuclear Weapons Policy Debate”, The Washington Quarterly, Center for Strategic and International Studies, tr. 21 – 36.
Volha Charnysh (2010), Benefits of US – Russian Missle Defense Cooperation, Nukes of Hazard – A Project of the Center for Arms Control & Non-proliferation,
Hillary Clinton (2010), Remarks on Nuclear Nonproliferation at the University of Louisville as Part of the McConell Center’s Spring Lecture Series,
Tom Z. Collina (2011), US Alters Non-Nuclear Prompt-Strike Plan, Arms Control Today, ngày 25/3/2010
Gordon Corera (2006), Shopping for Bombs: nuclear proliferation, global insecurity, and the rise and fall of the A.Q. Khan network, Oxford University press, tr. 5
CSCAP WMD Study Group (2005), Chairmen’s Report of the First Meeting of the CSCAP Study Group on Countering the Proliferation of WMD in the Asia Pacific, Singapore.
Department of Energy (2010), FY 2012 Congressional Budget Request: Budget Highlights, USA.
Anatoly Diakov, Eugene Miasnikov và Timur Kadyshev (2011), Nuclear Reductions after New START: Obstacles and Opportunities, Arms Control Today,
“Disputes Hinder START Talks, Report Says” (2009), Global Security Newswire,
"Don't START," National Review Online (2010),
Federation of American Scientists, Strategic Arms Reduction Treaty,
Jozef Goldblat (2007), “Successes and Failures of Arms Control”, Politique étrangère, 4/2006, tr. 823 – 835
Rose Gottemoeller (2002), Testimony before the Senate Foreign Relations Committee on the Treaty of Moscow, Carnegie Moscow Center,
Pierre Goldschmidt (2008), US – Russia Strategic Partnership against Nuclear Proliferation: From Declaration to Action, Center for Strategic & International Studies, Washington DC.
Cole Harvey (2010), “Major Proposals to Strengthen the Nuclear Nonproliferation Treaty: A Resource Guide for the 2010 Review Conference”, Arms Control Association, March 2010.
International Campaign to abolish nuclear weapons, A brief history of nuclear, ngày 30/12/2010, weapons:
Sharad Joshi (2007), Nuclear Proliferation and South Asia: Recent trends, Monterey Institute of International Studies, USA.
Shannon N. Kile, Vitaly Fedchenko, Hans M. Kristensen (2009), World Nulear Forces, SIPRI Yearbook 2009: Armaments, Disarmament and International Security, p. 346
Shannon N. Kile (2010), Making a new START in Russian – US Nuclear Arms Control, Stockholm International Peace Research Institute:
Lyle J. Goldstein and Andrew S. Erickson (2005), China’s Nuclear Force Modernization, Naval War College, USA, tr. 1-5
Daryl G. Kimball (2009), Change US Nuclear Policy? Yes, we can, truy cập ngày 29/3/2011
Daryl G. Kimball (2011) After New START, What’s Next? Remarks at 3rd Annual “Nuclear Deterrence Summit”, truy cập ngày 22/2/2011
Paul Koshik (2011), “Russia – US Relations and the New START”, Foreign Policy Journal,
David Krieger (2010), Nuclear Non-Proliferation and Disarmament: Shifting the Mindset – A Briefing Booklet for the 2010 Non-Proliferation Treaty Review Conference, Nuclear Age Peace Foundation.
Stefan Meister (2011), “Russian – EU Security Policy? The Weimar Triangle, Russia and the EU’s Eastern Neighbourhood”, Genshagener Papiere, No. 7.
Jonathan Medalia (2011), “Dirty Bombs: Technical Background, Attack Prevention and Response, Issues for Congress”, Congressional Research Service, June 24, 2011, tr. 3
Medvedev Lauds US Passage of New START, Global Security Newswire, December 23, 2010,
Daniel Mockli (2010), “Obama’s Nuclear Policy: Limited change”, CSS Analysis in Security Policy No. 74, May, Center for Security Studies, ETH Zurich, tr. 2
Clark A. Murdock (2008), The Department of Defense and the Nuclear Mission in the 21st Century, Center for Strategic & International Studies.
Otfried Nassauer (2005), “Nuclear Energy and Proliferation”, Nuclear Issues Paper No. 4, Heinrich Bull Foundation.
New START Clears Second Russian Vote, Global Security Newswire, January 14, 2011, ngày 20/4/2010
Alexander Nicoll (2010), “New START provides for significant arms cuts”, IISS Strategic Comments, Vol. 16, The International Institute for Strategic Studies.
Nuclear Age Peace Foundation (2010), Nuclear Deterrence, Missile defenses and global instability,
Sam Nunn (2010), Playing Politics with New START Harms US Security, The Atlanta Journal – Constitution,
Old Think on New START Implementation, Volume 2, Issue 5, May 26, 2011, Arms Control Association, ngày 22/4/2010
Reid Pauly (2010), The Bigger Picture: New START and Iran, The Prague project,
Stewart M. Patrick (2010), The Global Nuclear Nonproliferation Regime, Council on Foreign Relations,
Steven Pifer (2010), New START: Good News for Arms Control, truy cập ngày 28/5/2010
Pavel Podvig (2007), Why START is important, Bulletin of the Atomic Scientists, truy cập ngày 28/5/2010
Barry R. Posen (1997), “US. Security Policy in a Nuclear – Armed World or: What if Iraq had had nuclear weapons?”, Security Studies, Vol.6, No. 3
Steven Pifer, Joseph Cirincione, Clifford Gaddy (2010), “Resetting US – Russian Leadership on Nuclear Arms Reductions and Non-proliferation”, Foreign Policy at Brookings, tr. 1
Steven Pifer (2009), “Beyond START: Negotiationg the Next Step in US and Russian Strategic Nuclear Arms Reductions”, Foreign Policy at Brookings, Policy Paper No.15, tr. 18
Nick Ritchie (2009), US Nuclear Weapons Policy after the Cold War, Routledge, New York, tr. 38 - 39.
Russia to Deploy Missile To Counter US Missile Shield Next Year, London Daily Telegraph (2008), truy cập ngày 26/5/2010
Scott D. Sagan (2010), “Why do States Build Nuclear Weapons? Three Models in Search of a Bomb”, International Security, Vol. 21, No. 3, tr. 54 - 86
Scott D. Sagan (2007), “Why do states build nuclear weapons? Three models in search of a bomb”, International Security, Vol. 21, No. 3, The MIT Press, tr. 57
Christian Schaller (2006), “Combating the Proliferation of Nuclear Weapons: A Stronger Role for the UN Security Council?”, AICGS Issue Brief, The Johns Hopkins University.
John Simpson (2004), The Nuclear Non-proliferation Regime: Back to the future? Disarmament Forum.
Vladimir U. Sizov (2010), Changes in Russia – US Relations and New START, Russian National Strategy and ROK - Russian Strategic Partnership in the 21st Century, Jung – Ho Bae and Alexander N. Fedorovskiy, Editors, Korea Institute for National Unification, tr. 27 – 28, tr. 43-46.
Manpreet Sethi (2011), New START Just a Start, The Diplomat, ngày 25/4/2010
Nikolai Sokov (2010), The New 2010 Russian Military Doctrine: The Nuclear Angle, ngày 22/5/2010
Nikolai Sokov and Miles A. Pomper (2010), New START Ratification: A Bittersweet Success, Monterey Institute of International Studies, ngày 3/3/2011
Baker Spring and Michaela Bendikova (2011), “Congress Must Demand Details of New START Implementation”, The Heritage Foundation, No. 3230.
Sharon Squassoni (2004), “Iran’s Nuclear Program: Recent Developments”, CRS Report for Congress, tr. 1
Sharon Squassoni (2010), New START is key to thwarting nuclear terrorism, ngày 2/3/2011
Dmitry V. Suslov (2010), US – Russia relations after the New START treaty, ngày 21/4/2010
Nina Tannenwald (2007), The Nuclear Taboo: The United States and the Non-Use of Nuclear Weapons since 1945, Cambridge University Press, UK.
The Department of Defense (2010), Dictionary of Military and Associated Terms (as amended through 15th May 2011), US Government Printing Office, Washington D.C
The White House, The Joint Understanding (2009), ngày 2/3/2011
The Stanley Foundation (2006), Nuclear Weapons, Energy and Nonproliferation: Pressures on the Global Community, USA, Arizona.
Dmitri Trenin (2005), Russia’s Nuclear Policy in the 21st Century Environment, IFRI Security Studies Department, tr. 19
The White House (2009), Office of the Press Secretary, Joint Statement by President Dmitry Medvedev of the Russian Federation and President Barack Obama of the United States of America, ngày 3/4/2011
The White House: Office of the Press Secretary, Fact Sheet on US Missile Defense Policy a “Phased, Adaptive Approach” for Missile Defense in Europe 2009, ngày 22/4/2010
The White House (2010), Advancing our Interests: Actions in Support of the President’s National Security Strategy, ngày 1/2/2011
John Thune và Matt Zabel (2009), START Follow-on Dos & Don’ts, US Senate Republican Policy Committee, tr. 9 – 11
US. Department of State, Text of the Strategic Arms Reduction Treaty truy cập ngày 30/5/2011.
US Arms Control and Disarmament Agency Archives (1990), START Data Base, exchanged ngày 2/1/2011
US – Russia Joint Statement on Expiration of the START Treaty (2009), The US Department of State: ngày 3/2/2011
Robert Golan-Vilella, Michelle Marchesano, Sarah Williams (2011), The 2010 Nuclear Security Summit: A Status Update, An Arms Control Association and Partnership for Global Security Report.
Lydia Walker and Siddarth Ramana (2010), “US, Russia & the New START: Implications for Nuclear Arms Reduction”, CBRN South Asia Brief, No. 21, December 2010.
Sophie Walker (2010), Senate Consideration of New START: The Battle for Ratification, James Martin Center for Nonproliferation Studies, Monterey Institute for International Studies, truy cập ngày 3/4/2011
Fred Weir (2011), With Russian ratification of New START, what’s next for US – Russia relations?, The Christian Science Monitor, ngày 21/4/2010
Amy F. Woolf (2010), Arms Control and Nonprolifearation: A Catalog of Treaties and Agreements, Congressional Research Service.
Amy F. Woolf (2010), Strategic Arms Control After START: Issues and Options, Congressional Research Service, tr. 3.
Amy F. Woolf (2000), START II Debate in the Russian Duma: Issues and Prospects, CRS Report for Congress, tr. 3.
Amy F. Woolf, START I and START II Arms Control Treaties: Background and Issues, CRS Report for Congress, tr. 10
Amy F. Woolf (2001), Arms Control after START II: Next Steps on the US – Russian Agenda, CRS Report for Congress, tr. 12 - 13
Elizabeth Zolotukhina (2011), “New START: The Contentious Road to Ratification”, Journal of Strategic Security, Volume IV Issue 1, tr. 71 – 72
III. Trang web bổ sung
Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam:
Trang web của Học viện Ngoại giao:
Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ:
Trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ:
Trang web của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế:
Trang web của Bộ Năng lượng Mỹ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van thac si ngoai giao00000.doc