LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong Luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tất cả các tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn đầy đủ.
Mọi sự giúp đỡ đã được tác giả cảm ơn.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Muốn mở rộng phát triển bất kỳ ngành kinh tế nào cũng cần có vốn,
vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Để đáp ứng được nhu cầu
vốn cho tất cả các ngành, các khu vực kinh tế đặc biệt với ngành nông nghiệp
ở khu vực nông thôn miền núi nhiều khó khăn, Nhà nước cần có những chính
sách tín dụng hiệu quả thông qua các ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện Đại Từ, các tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội . cho
vay vốn bằng nhiều hình thức, phục vụ bằng nhiều phương thức để đáp ứng
nhu cầu cho người sản xuất và kinh doanh. Thời gian qua, cùng với việc đổi
mới chính sách kinh tế, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách tiền tệ nói chung
và chính sách tín dụng nói riêng đã có những đổi mới căn bản, thể hiện trên
nhiều mặt, như hình thành hệ thống ngân hàng quản lý nhà nước về lĩnh vực
tiền tệ; ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng
kinh doanh tiền tệ. Luật Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng đã được
Quốc hội thông qua làm cơ sở pháp lý cho quản lý tiền tệ và thực thi chính
sách tín dụng. Nhà nước đang rất quan tâm đến các chính sách tài chính tín
dụng, vì đã xác định được trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay vốn là
nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng sản xuất và
phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên,
nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả, cần có những đánh giá khách quan về
thực trạng của hoạt động tín dụng để từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất giải
pháp tích cực huy động và sử dụng nguồn vốn.
Đại Từ là một huyện miền núi, kinh tế chậm phát triển mặc dù trong
những năm gần đây đã có những bước tiến nhất định, song cơ cấu ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp và dịch
vụ, với phương thức sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, kinh tế kém phát triển
so với nhiều vùng trong tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung. Để từng
bước phát triển kinh tế, địa phương cần được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn
cho sản xuất. Bước đầu cho vay vốn cải thiện điều kiện sản xuất, mở rộng quy
mô theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Hiện nay, ngành sản xuất nông
nghiệp rất cần vốn sản xuất kinh doanh, việc ưu tiên cho ngành nông nghiệp ở
khu vực nông thôn miền núi còn hạn chế. Vì đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
khó thu hồi vốn, rủi ro cao và hiệu quả kinh tế rất thấp. Hơn nữa, người nông
dân quen với phương thức sản xuất cũ, với tâm lý tiểu nông không mạnh dạn
đầu tư sản xuất. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ cụ thể không chỉ vốn mà còn
khoa học công nghệ và kinh nghiệm, để nguồn vốn đầu tư cho địa phương
sớm đem lại hiệu quả.
Yêu cầu hiện nay là cần có đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động
tín dụng ở địa phương, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân từ đó
rút kinh nghiệm tiếp tục phát huy kết quả và hạn chế những tồn tại, đưa ra chính
sách thích hợp với thực tế và đem lại hiệu quả hơn. Vì những lý do đó chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài "Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát
triển Kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống, kinh tế,
xã hội, giảm nghèo của người dân trong khu vực nghiên cứu nói riêng và của
tỉnh Thái Nguyên nói chung thông qua việc tăng hiệu quả hoạt động tín dụng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về tín dụng và tín dụng
trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
- Đánh giá thực trạng về tín dụng và phát triển kinh tế nông nghiệp -
nông thôn tại huyện Đại Từ.
- Phân tích tác động hoạt động tín dụng đến phát triển kinh tế nông
nghiệp - nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Quy mô vốn vay,
hiệu quả sử dụng vốn của các hộ)
- Đề xuất một số giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm thúc đẩy kinh tế
nông nghiệp huyện Đại Từ nói riêng và các huyện có điều kiện tương tự nói
chung thông qua chính sách tín dụng và hoạt động tín dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những hộ nông dân có vay vốn của ngân hàng cho sản xuất kinh
doanh nông nghiệp của huyện Đại Từ.
- Hoạt động cung ứng tín dụng của ngân hàng cho hộ nông dân trong
hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ.
- Chính sách hỗ trợ cho vay vốn của địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu: Hoạt động cho vay tín dụng của Ngân hàng
Chính sách Xã hội và Ngân hàng NN&PTNT; tác động của tín dụng đến thu nhập
của hộ từ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số hoạt động khác.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2006-
2008. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2008.
3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng Chính
sách Xã hội huyện Đại Từ, Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ, và 3 xã
được lựa chọn nghiên cứu là: xã Cù Vân (35 hộ), Hùng Sơn (40 hộ), Minh
Tiến (30 hộ) huyện Đại Từ.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn.
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế của huyện
Đại Từ - Thái Nguyên nói riêng và các huyện khác có điều kiện tương tự. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng
của hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2006-2008, sự tác
động của tín dụng đến phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn tại địa
phương, để từ đó có các chính sách sử dụng tín dụng nông nghiệp một cách
có hiệu quả.
5. Bố cục của luận văn.
Bố cục luận văn gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu về tín dụng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại huyện Đại Từ.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
Kết luận và kiến nghị
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
3.2.2. Phạm vi thời gian
3.2.3. Phạm vi không gian
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn
5. Bố cục của luận văn
CHưƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TÍN DỤNG VÀ
CÁC PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức tín dụng
1.1.1.2. Lãi suất tín dụng
1.1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng
1.1.1.4. Hộ nông dân với tín dụng
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Hoạt động tín dụng Nông nghiệp - Nông thôn hiện nay ở một số
nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.2. Hệ thống các tổ chức tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế nông
nghiệp của Việt Nam
1.1.2.3. Tổng quan tài liệu đã nghiên cứu về tác động của tín dụng đến
phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam và chính sách tín dụng phát
triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn
1.2. Phương pháp nghiên cứu
34
37
41
1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 41
1.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 41
1.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp 41
1.2.1.3. Xử lý số liệu ban đầu 42
1.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 43
1.2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
1.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh 44
1.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất 45
CHưƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ
2.1. Đặc điểm điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội 46
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình 46
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 46
2.1.3. Đặc điểm Kinh tế - xã hội 47
2.1.2.1. Đặc điểm xã hội 47
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế 48
2.1.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện TN-KT-XH đến phát 52
triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng huyện Đại Từ 53
2.2.1. Tình hình cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế nông 53
nghiệp của Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ
2.2.1.1. Tình hình đầu tư vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp 54
của Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ
2.2.1.2. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ 60
2.2.2. Tình hình cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế
nông nghiệp của Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ
2.2.2.1. Tình hình đầu tư vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp
của Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ
61
62
2.2.2.2. Kết quả hoạt động của NN&PTNT huyện Đại Từ trong giai đoạn 65
2006-2008
2.3. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân 65
2.3.1. Đặc điểm của các hộ được điều tra 66
2.3.2. Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra 69
2.3.2.1. Số lượng hộ có nhu cầu vay vốn với các mức lãi suất 69
2.3.2.2. Nhu cầu về mức vốn vay 70
2.3.2.3. Nhu cầu thời gian vay vốn 71
2.3.3. Tình hình sử dụng vốn vay cho sản xuất KD của các hộ điều tra 71
2.4. Tác động của tín dụng tới thu nhập hộ nông dân 74
2.4.1. Tác động của tín dụng với thu nhập của hộ nông dân 74
2.4.2. Tác động của tín dụng đối với lao động việc làm và xoá đói giảm nghèo 75
2.4.2.1. Hộ vay vốn để mở rộng sản xuất 75
2.4.2.2. Hộ vay vốn để đầu tư ngành sản xuất mới 76
2.4.3. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ 77
CHưƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông thôn 82
3.2. Giải pháp về tăng hiệu quả sử dụng vốn của hộ 84
3.2.1. Giải pháp chung cho các nhóm hộ 87
3.2.2. Giải pháp cho nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình 84
3.2.3. Giải pháp cho nhóm hộ khá 86
3.3. Giải pháp về thị trường vốn tín dụng huyện Đại Từ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
Kết quản phân tích hàm Cobb-Douglas 95
Phiếu điều tra hộ 99
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản xuất
Một số hộ vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, vì hộ thấy có tiềm
năng phát triển, hộ có kinh nghiệm với quy mô nhỏ và dễ thành công hơn khi mở
rộng với quy mô lơn. So sánh quy mô sản xuất của một số hộ trước và sau khi sử
dụng vốn vay ở bảng 19 cho thấy, quy mô về diện tích gieo trồng trong ngành
trồng trọt, số đầu gia súc, gia cầm trong ngành chăn nuôi, và doanh thu từ những
ngành nghề dịch vụ khác đều tăng trên 200%. Khi hộ sản xuất thấy được cơ hội
phát triển của ngành hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô. Mở rộng
quy mô sản xuất tạo thêm cơ hội có việc làm cho lao động nông thôn. Với nhưng
hộ trung bình thì tạo việc làm thêm cho chính lao động của hộ. Với những hộ giàu
và hộ khá việc mở rộng sản xuất theo quy mô lớn hơn còn thu hút lao động nhàn
rỗi ở địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Bảng19. Mức độ tăng quy mô sản xuất của các ngành sau khi vay vốn
Ngành sản xuất Hộ khá (%) Hộ trung bình (%) Hộ nghèo (%)
Ngành trồng trọt 170 210 350
Ngành chăn nuôi 250 340 440
Ngành nghề 310 220 230
Dịch vụ 200 240 120
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua bảng thấy quy mô ngành sản xuất tăng khá nhanh, của nhóm hộ nghèo
và nhóm hộ trung bình tăng nhanh hơn nhóm hộ khá. Do quy mô sản xuất của
nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình trước khi vay vốn rất nhỏ, chủ yếu là sản
xuất tự cung tự cấp, không có vốn để đầu tư cho sản xuất, vì vậy khi vay vốn mở
rộng sản xuất quy mô tăng lên rõ rệt. Nhóm hộ khá đầu tư cho sản xuất có quy mô
lớn hơn, các ngân hàng cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp với lượng
vốn thấp nên quy mô sản xuất của các hộ khá sau khi vay vốn tăng không nhiều.
2.4.2.2. Hộ vay vốn để đầu tư ngành sản xuất mới
Nhóm hộ nghèo thường vay vốn để phát triển ngành sản xuất mới. Nhóm
hộ nghèo thường thiều vốn cho sản xuất nông nghiệp, thường chỉ trồng trọt dựa
trên những điều kiện sản xuất sẵn có của hộ như đất đai, giống, lao động… họ
không có vốn để đầu tư cho các ngành khác. Khi được vay vốn họ thường đầu tư
cho chăn nuôi lợn, gà vịt… có thời gian quay vòng vốn nhanh, đầu tư với quy mô
nhỏ thì không yêu cầu vốn nhiều. Nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu
từ những nguồn vốn đầu tư nhỏ ban đầu. Nguồn vốn tín dụng có tác động mạnh
mẽ nhất đối với việc tạo việc làm cho nhóm hộ nghèo. Khi chưa được vay vốn
nhóm hộ nghèo chỉ trông vào ngành trồng trọt với quy mô nhỏ, vì vậy thời gian
nông nhàn nhiều thu nhập rất thấp không đủ tiêu dùng cho hộ. Khi được vay vốn
hộ đầu tư cho những ngành sản xuất khác tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
2.4.3. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ
Để đánh giá mức ảnh hưởng của các biến độc lập đến thu nhập của hộ
chúng tôi sử dụng hàm Cobb-dauglass với các biến sau:
Mô hình chung: LogY = a0 + b1LogX1 + b2LogX2 + b3LogX3 + b4LogX4
- Y: Thu nhập từ sử dụng vốn vay
- X1: Kinh nghiệm của chủ hộ trong sản xuất (biến giả)
- X2: Diện tích đất sản xuất của hộ (m
2
)
- X3: Số vốn hộ vay phục vụ cho sản xuất
- X4: Số lao động tham gia sản xuất của hộ
Với biến kinh nghiệm:
X1 = 0 chủ hộ chưa có kinh nghiệm trong ngành đang sản xuất, kinh doanh.
X1 = 1 chủ hộ có kinh nghiệm trong ngành mình đang sản xuất kinh
doanh. Hộ đã trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh cùng loại cây, con, mặt hàng
trên hai năm và đã tích luỹ được kinh nghiệm.
Bảng 20. Kết quả phân tích mối tƣơng quan giữa các nhân tố với thu
nhập của tất cả các nhóm hộ
Chỉ tiêu Hệ số Giá trị kiểm định t Giá trị P-value
ao -1,644 -4,790 5,79E-06
Log X1 0,059 3,699 0,000353
Log X2 0,184 2,540 0,012624
Log X3 0,656 5,433 3,91E-07
Log X4 0,526 9,986 1,06E-16
Adjusted R square 0,866
Giá trị của F 169,143
Mức ý nghĩa của F 1,38E-43
LogY= -1,644 + 0,059LogX1 + 0,184LogX2 +0,656LogX3 + 0,526LogX4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Với kết quả thu được có thể đánh giá:
Hệ số xác định điều chỉnh R2 = 0,866 cho thấy 86,6% sự biến động của
thu nhập của hộ có thể được giải thích bằng mô hình, 13,4% sự biến động của
thu nhập do các yếu tố ngẫu nhiên không có trong mô hình.
Mức ý nghĩa F là kết quả so sánh số lượng biến đổi được giải thích với
sự biến đổi không được giải thích. Giá trị F càng lớn, thì sự biến đổi của biến
phụ thuộc liên qua tới các biến độc lập càng nhiều. Fkiểm định = 169,143, cho
thấy mô hình được chấp nhận về mặt thống kê.
Kết quả mô hình cho thấy, tất cả các biến giải thích (kinh nghiệm của
chủ hộ (KN); diện tích đất NN; lao động sử dụng; vốn vay) đều có ý nghĩa về
mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,01.
Với giả thiết tất cả các nhân tố khác không thay đổi thì:
- Nếu hộ tăng thêm 1% đầu tư vào diện tích đất NN thì thu nhập sẽ tăng
thêm 0,184%.
- Nếu hộ đầu tư thêm 1% vào lao động sử dụng cho sản xuất NN thì sẽ
làm tăng thu nhập thêm 0,656%
- Vốn vay có tác động đến thu nhập của hộ khi hộ được đầu tư thêm 1%
đồng vốn vay thì sẽ làm tăng 0,526% đồng thu nhập. Các hộ nông dân rất thiếu
vốn cho sản xuất, nếu được vay vốn đầu tư hộ sẽ có cơ hội tăng thu nhập.
- Kinh nghiệm của chủ hộ được đánh giá trên khả năng quản lý các
nguồn lực của hộ trong đầu tư sản xuất. Những chủ hộ có kinh nghiệm sẽ có
cơ hội có thu nhập cao hơn những chủ hộ chưa có kinh nghiệm. Kết quả từ
mô hình cho thấy khi chủ hộ có thêm 1% kinh nghiệm sẽ làm tăng thu nhập
thêm 0,059%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
* Nhóm hộ khá, trung bình, nghèo rất khác nhau về nguồn lực kinh
doanh cũng như kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Việc phân chia
từng nhóm hộ để tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ giúp đánh giá chuẩn xác hơn tác động của các nhân tố đến thu nhập.
Bảng 21. Kết quả phân tích mối tƣơng quan giữa các nhân tố với thu
nhập của nhóm hộ khá
Chỉ tiêu Hệ số Giá trị kiểm định t Giá trị P-value
ao -1,759 -2,926 0,007
Log X1
0,054 2,537 0,018
Log X2
0,343 2,359 0,026
Log X3
0,592 3,543 0,002
Log X4
0,333 2,886 0,008
Adjusted R square 0,822
Giá trị của F 34,588
Mức ý nghĩa của F 7,48E-10
LogY= -1,759 +0,054LogX1 + 0,343LogX2 +0,592LogX3 + 0,333LogX4
Kết quả phân tích cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê, 82,2% sự biến
đổi của thu nhập được giải thích bằng mô hình, 17,8% sự biến đổi của thu
nhập là do các yếu tố ngẫu nhiên ngoài mô hình mang lại. Nhóm hộ khá sử
dụng vốn vay có hiệu quả cao, trong điều kiện giả định tất cả các yếu tố khác
không đổi, khi được đầu tư thêm 1% vốn vay sẽ làm tăng thu nhập của hộ
thêm 0,333%. Hộ khá thường là những hộ có kinh nghiệm trong sản xuất kinh
doanh và mạnh dạn trong đầu tư mở rộng sản xuất. Những hộ này có nhu cầu
vay vốn khi đã có hướng đầu tư hợp lý sẽ đem lại thu nhập cao. Hộ thường
vay vốn đầu tư cho chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu hồi vốn tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Bảng 22. Kết quả phân tích mối tƣơng quan giữa các nhân tố với thu
nhập của nhóm hộ trung bình
Chỉ tiêu Hệ số Giá trị kiểm định t Giá trị P-value
ao -0,044 -0,201 0,842
Log X1 0,023 3,201 0,003
Log X2 0,086 2,194 0,034
Log X3 0,216 2,936 0,006
Log X4 0,499 9,878 3,62E-12
Adjusted R square 0,898
Giá trị của F 95,386
Mức ý nghĩa của F 1,36E-19
LogY= -0,044 +0,023LogX1 + 0,086logX2 +0,216LogX3 + 0,499LogX4
Từ kết quả phân tích mô hình chúng ta thấy, các yếu tố trong mô hình như lao
động được sử dụng; diện tích đất nông nghiệp; kinh nghiệm của chủ hộ; vốn vay đều
có ảnh hưởng đến thu nhập của nhóm hộ trung bình. Nhóm hộ trung bình sử dụng
vốn vay khá hiệu quả, Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tăng thêm 1%
vốn vay thì thu nhập của hộ trung bình tăng thêm 0,499% (bảng 22). Mặc dù nhóm
hộ trung bình ít có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi như nhưng hộ nghèo và cũng
ít có khả năng vay vốn với lượng vay lớn như những hộ khá, nhưng hộ sử dụng vốn
vay khá hiệu quả, khi được vay vốn hộ tập trung các nguồn lực cho sản xuất kinh
doanh. Ở địa phương chủ yếu các hộ tập trung ở nhóm hộ này, nhiều hộ vừa thoát hộ
nghèo vươn lên hộ trung bình. Vì vậy để các hộ này thoát nghèo bền vững thì việc
tạo điều kiện cho hộ vay vốn sản xuất tăng thu nhập cũng rất cần quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Bảng 23. Kết quả phân tích mối tƣơng qua giữa các nhân tố với thu nhập
của nhóm hộ Nghèo
Chỉ tiêu Hệ số Giá trị kiểm định t Giá trị P-value
ao -2,203 2,675 0,013
Log X1 0,141 4,965 3,69E-05
Log X2 0,309 2,135 0,042
Log X3 0,723 2,319 0,028
Log X4 0,491 4,039 0,0004
Adjusted R square 0,695
Giá trị của F 18,076
Mức ý nghĩa của F 3,27E-07
LogY= -2,203 +0,141LogX1 + 0,309LogX2 +0,723LogX3 + 0,491LogX4
Nhóm hộ nghèo khi được đầu tư thêm 1% vốn vay sẽ làm tăng 0,491% thu
nhập. Hộ nghèo thường rất thiếu vốn cho sản xuất, họ không có tích luỹ để đầu tư tái
sản xuất, trong khi nguồn lực khác đặc biệt là lao động lại dôi dư, sản xuất chủ yếu để
phục vụ nhu cầu của hộ nên không có cơ hội tích luỹ cho sản xuất. Khi được vốn vay
họ có cơ hội đầu tư sản xuất. Đa số các hộ nghèo được vay vốn đều có hướng sản
xuất hợp lý do có sự hỗ trợ của tổ tín dụng tại địa phương hoặc của các Hội, Đoàn thể
kết hợp với khuyến nông xã, từ đó thu hồi được vốn và có tích luỹ cho những vụ sản
xuất sau. Việc sử dụng đồng vốn khá hiệu quả ở nhóm hộ nghèo cho thấy, ở địa
phương hoạt động hỗ trợ vốn đi đôi với hỗ trợ lựa chọn phương thức sản xuất kinh
doanh, truyền đạt kinh nghiệm cho hộ nghèo đã có hiệu quả, hộ nghèo được vay vốn
dưới nhiều hình thức khác nhau để đem lại hiệu quả sử dụng vốn vay cao nhất.
Như vậy, qua phân tích cho thấy vốn vay ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của
tất cả các nhóm hộ. Đặc biệt là những hộ nghèo nhận được nguồn vốn vay ưu đãi.
Khi có vốn đâu tư cho sản xuất kinh doanh, các nhóm hộ sẽ có điều kiện tận dụng
mọi nguồn lực sẵn có của hộ như lao động, đất đai…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
3.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông thôn
Huyện Đại Từ là huyện miền núi nghèo, đa số các hộ có nguồn thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp. Nhưng vì điều kiện kinh tế còn nghèo, các hộ có nguồn thu
nhập thấp nên rất thiếu vốn cho sản xuất. Việc phát triển hoạt động tín dụng, đặc biệt
là tín dụng ưu đãi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn ở địa phương là rất
cần thiết. Cần có định hướng, mục tiêu cụ thể để việc đầu tư nguồn vốn tín dụng về
địa phương có hiệu quả nhất.
1. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của
các định chế tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; nhất là ngân
hàng NN&PTNT, Quĩ tín dụng nhân dân, ngân hàng CSXH. Cụ thể cần tăng
vốn điều lệ cho các định chế này, có các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo
điều kiện cho các định chế tài chính này có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới
cho vay ở các xã vùng sâu, vùng xa nhằm tăng cường tính bền vững trong
họat động của các định chế tài chính nông thôn. Đối với các tổ tín dụng cần
phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực xây dựng kế
hoạch kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
2. Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các định chế tài chính trong
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương:
Xác định mức lãi suất phù hợp: lãi suất cho vay thường được trợ cấp rất
nhiều (thấp hơn lãi suất phổ biến trên thị trường), và thường được ấn định ở
mức thấp hơn mức lạm phát, khiến cho lãi suất thực tế có giá trị âm. Sự chênh
lệch giữa giá áp đặt giả tạo và giá thực tạo ra động lực tiêu cực của cơ chế xin
cho. Do đó, tín dụng có thể sẽ không đến được đúng đối tượng cần phục vụ,
mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt, và những người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
này lại đem tín dụng giá rẻ cho vay lại với lãi suất cao hơn. Điều đó đã bóp
méo ý nghĩa của các nguồn tín dụng giá rẻ. Mặt khác, người được vay vốn giá
rẻ có xu hướng xem tín dụng là một hình thức trợ cấp nên dễ nảy sinh tâm lý
chây ì, không có trách nhiệm đối với việc hoàn trả vốn. Và nếu thực tế trên
xảy ra thì các chương trình tín dụng sẽ không thể tiếp tục hoạt động nếu
không được bơm thêm vốn từ ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp
không phải là chìa khóa cho thành công của tài chính ở cơ sở. Nhu cầu chính
của người nghèo, là dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn, và chi phí
giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền), chứ không
phải tín dụng giá rẻ. Do vậy, để bảo đảm khả năng phát triển bền vững về dài
hạn, một chương trình tín dụng cần phải áp dụng lãi suất đủ để trang trải chi
phí hoạt động cũng như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn.
Đa dạng hoá các đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng: Mặc dù nợ
quá hạn của nông dân thường dưới mức 5%, nhưng các định chế tài chính
chính thức không nhiệt tình lắm trong việc cho các nông hộ vay. Vì các nông
hộ thiếu những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản
xuất manh mún, như nuôi lợn, gà, trồng rau. Vì vậy các ngân hàng cần phải
thay đổi quan điểm “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của nông
dân dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công
bằng trong công tác tín dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm
đói nghèo ở nông thôn.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời
hạn, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng
giảm bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín
dụng dễ dàng, thuận tiện, để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao.
3. Có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức
tài chính vi mô trong nước và quốc tế mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo;
tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức: Việc thu hút
và mở rộng qui mô của các tổ chức tài chính vi mô, nhất là đối với các tổ
chức nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nguồn vốn cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Khu vực chính thức có nguồn vốn dồi dào hơn
và có thể cho vay với lãi suất thấp; còn khu vực phi chính thức (quan hệ vay
mượn gia đình, bạn bè, người thân, hội, hụi…) có cơ chế hoạt động linh hoạt,
nhanh nhạy. Nhiều chương trình tín dụng nông thôn trên thế giới đã thành
công nhờ biết phối hợp cả hai khu vực trong việc cung cấp dịch vụ tài chính
cho nông thôn.
4. Xác định hợp lý mức độ can thiệp của chính quyền địa phương trong
các hoạt động tín dụng nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả: Do thị trường tín
dụng nông thôn còn chưa phát triển, nên chính quyền địa phương vẫn có vai
trò can thiệp nhất định để hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong
những trường hợp đặc biệt như khắc phục hậu quả thiên tai, hay tiến hành các
chương trình ưu tiên phục vụ vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng dân tộc thiểu
số thì có thể can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, can thiệp không nhất thiết là phải
cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ mà có dưới nhiều hình thức
khác; ví dụ như cung cấp vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
thực hiện các chương trình thí điểm rồi từ đó nhân rộng ra, đào tạo cán bộ cho
các tổ chức tín dụng, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cho vay lưu động ở
vùng khó khăn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
5. Các giải pháp hỗ trợ khác, như: Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp
chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn,
như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình, hỗ trợ cho hoạt động
của các tổ cho vay lưu động của các ngân hàng. Các tổ chức tín dụng chính thức
ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng đồng
vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của
địa phương, giúp người dân xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và rủi ro
tránh việc để người dân vay được tiền nhưng không biết làm gì, mang bỏ ống
hoặc đi uống rượu như đã xảy ở một số vùng dân tộc thiểu số.
3.2. Giải pháp về tăng hiệu quả sử dụng vốn của hộ
3.2.1. Giải pháp chung cho các nhóm hộ
1. Hộ vay vốn nên đánh giá về tiềm lực của mình để tìm ra giải pháp
đầu tư vốn hiệu quả nhất. Tăng cường phát triển những ngành nghề phi nông
nghiệp, đặc biệt là những ngành nghề truyền thống tận dụng những nguồn lực
từ sản xuất nông nghiệp, lao động trong thời gian nông nhàn nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn vay. Đầu tư cho phát triển ngành nghề có thời gian quay
vòng vốn nhanh, rủi ro thấp.
2. Tăng cường đầu tư cho ngành chăn nuôi mở rộng quy mô. Không chỉ
đầu tư cho những loại gia súc, gia cầm truyền thống như: lợn, trâu bò, gà
vịt… có giá trị kinh tế không cao. Cán bộ khuyến nông cần tìm hiểu đặc thù
của địa phương để tìm ra những giống vật nuôi mới thích nghi với điều kiện
tự nhiên của địa phường để truyển giao công nghệ và kinh nghiệm nuôi những
giống con mới có giá trị kinh tế tương đối cao và có nhu cầu ngày càng tăng
trên thị trường. Một số hộ trong huyện đã nuôi thành công như: Nhím, kỳ đà,
thỏ,… Trong phát triển nông nghiệp, cần chú trọng phát triển ngành chăn
nuôi, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản lượng ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
nông nghiệp. Hơn nữa đầu tư cho chăn nuôi không cần đầu tư với số vốn quá
lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ ở địa phương.
3. Kết hợp với khuyến nông tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật,
trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao kỹ năng cho hộ.
Cung ứng vốn cho hộ là rất cần thiết khi hộ đang thiều vốn sản xuất, nhưng
với những hộ nghèo chưa có kinh nghiệm trong đầu tư vốn họ rất dễ gặp rủi
ro trong đầu tư nếu không được định hướng. Vì vậy các Hội, Đoàn thể các tổ
tín dụng bảo lãnh cần giúp họ cách đầu tư có hiệu quả.
4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát những hộ đã vay vốn thông
qua các kênh địa phương, các tổ tín dụng và các Hội bảo lãnh cho vay. Định
kỳ cần kiểm tra các hộ được vay vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
hộ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ có đúng như đã đăng ký hay không,
để kịp thời thu hồi vốn khi có sai phạm tránh thất thoát vốn của ngân hàng.
Việc kiểm tra cần được cán bộ tín dụng tiến hành ngay khi thẩm định dự án
cho vay và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay của hộ. Trước khi quyết định
cho vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra khả năng thu hồi vốn. Với nhưng hộ
nghèo cần có đảm bảo của chính quyền địa phương hoặc có bảo lãnh của
Đoàn, Hội, tổ tín dụng. các ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với các tổ chức
chính quyền địa phương, đoàn thể địa phương trong việc hướng dẫn kiểm tra,
sử dụng vốn vay của hộ.
3.2.2. Giải pháp cho nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình
1. Qua kết quả phân tích mối tương quan giữa thu nhập với các yếu tố
liên quan cho thấy vốn vay có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập của hộ. Nhóm
hộ nghèo và nhóm hộ trung bình rất thiếu vốn cho mở rộng sản xuất kinh
doanh. Việc cung ứng vay vốn với nhóm hộ này là rất cần thiết nhưng cần kết
hợp với hỗ trợ về kinh nghiệm và phương thức sản xuất. Vì những hộ này khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
năng quản lý vốn vay và sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, họ chưa có kinh
nghiệm trong đầu tư sản xuất. Các Hội, Đoàn thể của địa phương không chỉ
giữ vai trò bảo lãnh cho hộ vay vốn, mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ các hộ trong
việc sử dụng hiệu quả đồng vốn. Những thành viên trong hội phải là nhưng
người đã có kinh nghiệm, hoặc kết hợp với cán bộ khuyến nông địa phương
giúp hộ về kỹ thuật sản xuất để tránh thiệt hại trong quá trình đầu tư vốn cho
sản xuất nông nghiệp.
2. Lao động sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hộ ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập của hộ, với nhóm hộ nghèo số lao động trong hộ không
thiếu nhưng năng suất lao động chưa cao. Lao động trong hộ nghèo chưa đầu
tư nhiều thời gian cho sản xuất hoặc đầu tư thời gian chưa hiệu quả. Chủ hộ
cần học hỏi kinh nghiệm những hộ đã thành công trong vùng. Tham khảo
cách thức sắp xếp lao động hiệu quả, động viên các lao động trong gia đình
tích cực tham gia sản xuất. Tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông địa
phương để tìm ra phương thức đầu tư vốn vay hợp lý nhất phù hợp với lao
đông và các nguồn lực sẵn có khác của hộ.
3. Chủ hộ nên tích cực tham gia các lớp tập huấn của các tổ chức, các
Hội, Đoàn thể về các mô hình sản xuất mới, phổ biến phương pháp nuôi trồng
những giống cây con mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sản xuất
nông nghiệp của địa phương.
3.2.3. Giải pháp cho nhóm hộ khá
1. Khuyến khích đầu tư cho các hộ khá vay vốn sản xuất hàng hoá tập
trung mở rộng quy mô thu hút lao động của địa phương. Những hộ sản xuất
hàng hoá tập trung có khả năng quản lý vốn rất hiệu quả, hộ vay vốn mở rộng
sản xuất không chỉ giải quyết việc làm cho lao động của hộ mà còn thu hút
được lao động làm thuê của những hộ khác trong vùng, tạo việc làm và tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
thu nhập. Ngoài ra, những hộ này còn là mô hình cho những hộ trong vùng
học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất.
2. Hộ cần thường xuyên tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm của
mình để quyết định phương hướng sản xuất. Sản xuất hàng hoá theo hướng
chuyên môn hoá tập trung với quy mô lớn sẽ tận dụng được nguồn lực, tăng
giá trị kinh tế cho nông sản hàng hoá, tăng thu nhập của hộ
3. Thường xuyên tiếp cận với khoa học, kỹ thuật mới thông qua việc
học hỏi trao đổi kinh nghiệm của cán bộ khuyến nông và các hộ sản xuất giỏi
khác trong và ngoài vùng. Đầu tư các loại thiết bị sản xuất tiên tiến hiện nay
nhằm tăng năng xuất lao động, tiết kiệm nguồn lực nhưng giá trị sản phẩm
trên thị trường được nâng cao.
3.3. Giải pháp về thị trƣờng vốn tín dụng huyện Đại Từ
Từ đánh giá thực trạng của thị trường vốn tín dụng của địa phương với
hai đại diện đóng vai trò lớn nhất là Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân
hàng NN&PTNT có một số đề xuất về giải pháp nâng cao vai trò của thị
trường vốn tín dụng huyện Đại Từ. Để thúc đẩy thị trường tín dụng phát triển
cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp đồng thời thực hiện đồng
bộ các giải pháp sau đây:
1. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Chính sách Xã hội trên thị trường
vốn tín dụng, tăng cường nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho những vùng khó
khăn. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn. Số hộ
nghèo chiếm tỉ lệ cao trong tổng số hộ của địa phương. Kết hợp vai trò của
các ngân hàng thương mại trên thị trường, đặc biệt là các ngân hàng thương
mại Nhà nước, các ngân hàng TMCP quy mô lớn. Khuyến khích các ngân
hàng quan tâm và dành một nguồn vốn ưu đãi nhất định để tham gia trên thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
trường tín dụng nông thôn, đưa ra nhiều “sản phẩm” để đáp ứng nhu cầu về
vốn, đầu tư, phòng ngừa rủi ro của thị trường.
Ngân hàng Chính sách Xã hội không nên hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, mà cần có các biện pháp tăng cường thu hút
vốn tiết kiệm từ người dân. Không chỉ tăng nguồn vốn cho Ngân hàng mà còn
tăng cường tích luỹ trong tầng lớp nhân dân.
2. Đơn giản các thủ tục cho vay, những vẫn phải đảm bảo thu hồi vốn
vay của ngân hàng. Vì khách hàng của địa phương chủ yếu là nông dân có
trình độ văn hoá và hiểu biết thấp nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc
hoàn thiện thủ tục vay vốn với các ngân hàng.
3. Ngân hàng Chính sách Xã hội cần nâng cao hơn nữa vai trò của các
cộng tác viên trong các tổ chức liên kết với Ngân hàng như Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Hội Nông dân… Cần có các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác
cho các cộng tác viên, nâng cao vai trò và gắn trách nhiệm cho từng thành
viên và từng tổ tín dụng. Gắn quyền lợi với nghĩa vụ của họ để họ làm tốt
chức năng của mình. Trong nhưng năm qua vai trò của đội ngũ này đã được
phát huy nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do trình độ còn yếu kém. Các cấp
chính quyền địa phương cần quan tâm, giúp đỡ hoạt động của các tổ chức
đoàn thể quần chúng, coi đó là lực lượng nòng cốt để thực hiện các chương
trình kinh tế xã hội của địa phương.
4. Đa dạng hoá các phương thức cho vay. Các hình thức cho vay cần đa
dạng, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng Chính sách
Xã hội cho hộ nghèo và hộ chính sách vay không có thế chấp tài sản mà chỉ
dựa trên sự bảo lãnh của cơ quan chức năng hoặc các tổ chức Hội, Đoàn thể
của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để phục vụ cho các giao dịch trên
thị trường và thu thập xử lý thông tin của thị trường. Đào tạo cán bộ phục vụ
cho hoạt động của thị trường tín dụng. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi
về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp. Phần lớn đội ngũ cán
bộ tín dụng của địa phương còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không
được đào tạo chính quy về ngân hàng.
6. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Các nghiệp vụ của thị
trường tín dụng là các nghiệp vụ rất mới mẻ đối với người dân địa phương. Vì
vậy, các ngân hàng cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền,
quảng cáo để các khách hàng biết được những cách thức vay vốn và gửi tiết
kiệm của từng phương thức tín dụng. Tuyên truyền cho người dân hiểu được
những lợi ích mà thị trường tín dụng mang lại khi họ tham gia. Đối với các
ngân hàng thì việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ có trình độ về chuyên môn
để thực hiện kinh doanh trên thị trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả và thành
công của ngân hàng trên thị trường tín dụng.
7. Với cơ quan quản lý, tiếp tục đổi mới chính sách và khuyến khích
các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh đối với khu vực
nông nghiệp, nông thôn; tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác, bao gồm cả tín dụng quy mô nhỏ, theo hướng khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính ở trong
và ngoài nước mở rộng tín dụng đối với những khu vực này. Các tổ chức tín
dụng cũng sẽ mở rộng và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý theo chính sách
khách hàng của mình; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tiếp tục cho vay mới đáp
ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, hộ
sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong giai đoạn 2006 - 2008, mặc dù thị trường tín dụng nông thôn của
huyện Đại Từ đã được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư như: Vốn Ngân sách
nhà nước; vốn Tín dụng nhà nước lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án nông
nghiệp; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính
sách… Tuy nhiên, đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác nào về
thực trạng và nhu cầu vốn đầu tư cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Để có thể đạt được chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn đến năm 2020 của huyện
đề ra, thì điều quan trọng nhất là xác định rõ tổng nguồn vốn đầu tư, phân ra
từng loại nhu cầu, chia theo thời gian. Nếu không xác định rõ nhu cầu vốn của
địa phương trong giai đoạn tới thì không thể đáp ứng được nguồn vốn, vì thực
trạng hiện nay việc huy động nguồn vốn cho khu vực nông thôn gặp rất nhiều
khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nông thôn khó tiếp cận các
nguồn tài chính. Đa số các hộ nông dân trên địa bàn huyện kinh tế còn nhiều
khó khăn, hoạt động sản xuất nông nghiệp manh mún do nhiều hạn chế, trong
đó đặc biệt do thiếu vốn. Những hộ nông dân có mức thu nhập trung bình và
thấp chỉ có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp và
thời gian vay dài để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, rất ít hộ có khả năng
tiếp cận với các nguồn vốn vay đại trà với yêu cầu có tài sản thế chấp và lãi
suất cao. Vốn vay tạo điều kiện cho các hộ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
lực sẵn có đặc biệt là Lao động và đất nông nghiệp. Hộ được vay vốn có thể
đầu tư cho chăn nuôi, ngành nghề hoặc kinh doanh dịch vụ từ đó làm chuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
dịch cơ cấu các ngành trong khu vực nông thôn theo hướng tích cực. Tạo việc
làm, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.
2. Kiến nghị
2.1 Với các cơ quan quản lý
Để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo và thực hiện Công nghiệp
hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới các cơ quan
quản lý của huyện Đại Từ nên quan tâm thu hút vốn đầu tư cho huyện. Tạo
nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của huyện. Tạo môi trường hấp dẫn kêu gọi
các ngân hàng thương mại giành nguồn vốn ưu đãi cho nông nghiệp nông
thôn. Giúp người dân được tiếp cận với nhiều nguồn vốn.
Chú trọng thu hút vốn đầu tư cho các xã thuần nông, xã vùng sâu vùng
xa, xã nghèo. Cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu biết hơn về
nguồn vốn cho vay tín dụng để người dân mạnh dạn tham gia.
2.2 Với các hộ vay vốn tín dụng
Các hộ được vay vốn cần đầu tư đúng mục đích vay không dùng vốn
vay vào các mục đích tiêu dùng và không có khả năng hoàn vốn khi đến hạn.
Để các hộ vay vốn tín dụng hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu
tăng thu nhập cho hộ và bảo toàn được nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Các hộ được vay vốn nên tích cực tham khảo kinh nghiệm sản xuất của những
hộ đã thành công để lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với hộ
nhất để đầu tư, hộ cần học hỏi kỹ thuật công nghệ từ cán bộ khuyến nông. Khi
đã quyết định đầu tư hộ cần trao đổi kinh trong các Hội, Đoàn thể hoặc nhóm
nghề nghiệp để luôn cập nhật kiến thức và thông tin phục vụ cho công việc
của mình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Kim Thị Dung (1999), Thị trường tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín
dụng của hộ nông dân huyện Gia Lâm - Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Trường
ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, Hà Nội.
2. Hoàng Minh Đạo (2007), "Thực trạng và tác động của hệ thống tín dụng
nông thôn với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông thôn huyện Định
Hoá tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Lê Xuân Đình (2008), "Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số
vấn đề đặt ra", chuyên mục Phát triển Nông thôn, Hà Nội
4. Võ Đình Hảo, Thị trường vốn cơ chế hoạt động và sự hình thành ở Việt
Nam, Viện Khoa học Tài chính Bộ Tài chính, Hà Nội
5. Đinh Thị Khánh (2007), "Đánh giá tình hình huy động và sử dụng các
nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn tại
huyện Phú Lương Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ, trường ĐH Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
6. Nguyễn Linh (2006), "Hiện trạng và những giải pháp sử dụng vốn tín dụng
nông thôn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ,
trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
7. Lê Văn Tề (2007), "Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại", nhà xuất bản
Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Đức Tú (2006) "Đánh giá thực trạng vay và sử dụng vốn vay từ
nguồn tín dụng chính thức của các hộ nông dân huyện chợ Mới tỉnh Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Kạn", Luận văn thạc sỹ, trường ĐH Kinh tế Và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên, Thái Nguyên.
9. Trần Đình Tuấn (2008), Đánh giá tình hình huy động và sử dụng các
nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú
Lương - Thái Nguyên. Báo cáo kết quả nghiên cứu KHCN cấp bộ, Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
10. Hồng Vân (2009), "Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung
Quốc"
11. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đại Từ, Báo cáo tổng kết hoạt động
năm 2008 phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
12. Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ, Báo cáo tổng kết hoạt động năm
2008 phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
13. Phòng Thống kê huyện Đại Từ, Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám
thống kê huyện Đại từ năm 2008.
14. John Maynard Keynes (1948), "Lý thuyết tổng quát về lãi suất và tiền tệ",
Website
1. (Ngân hàng chính sách XH)
2. (NH NN&PTNT)
3.
&id=30&Itemid=68 tổ chức tín dụng
4.
5.
nang.html
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
PHỤ LỤC
Kết quả phân tích mối tương qua giữa các nhân tố với thu nhập của tất cả các nhóm hộ
Regression
Statistics
Multiple R 0.933396
R Square 0.871229
Adjusted R
Square 0.866078
Standard Error 0.069366
Observations 105
ANOVA
df SS MS F
Significance
F
Regression 4 3.255391 0.813848 169.1431 1.38E-43
Residual 100 0.481159 0.004812
Total 104 3.73655
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95%
Upper
95%
Intercept -1.64356 0.343117 -4.79009 5.79E-06 -2.3243 -0.96283
Kinh nghiệm
của chủ hộ 0.059518 0.016086 3.699914 0.000353 0.027603 0.091433
Diện tích đất
nông nghiệp
(m2) 0.183801 0.072362 2.540023 0.012624 0.040237 0.327365
Lao động đã
dùng (công) 0.656064 0.120753 5.433105 3.91E-07 0.416494 0.895635
Vốn vay
(tr.đồng) 0.526599 0.052733 9.986105 1.06E-16 0.421978 0.63122
Kinh nghiệm
của chủ hộ
Diện tích đất
nông nghiệp (m2)
Lao động đã
dùng (công)
Vốn vay
(người)
Kinh nghiệm của chủ hộ 1
Diện tích đất nông nghiệp
(m2) 0.231239017 1
Lao động đã dùng (công) 0.286513132 0.531628477 1
Vốn vay (người) 0.269351982 0.689768951 0.683537547 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Kết quả phân tích mối tương qua giữa các nhân tố với thu nhập của nhóm hộ khá
Regression
Statistics
Multiple R 0.920303184
R Square 0.846957951
Adjusted R
Square 0.822471223
Standard Error 0.031678616
Observations 30
ANOVA
df SS MS F
Significance
F
Regression 4 0.138842838 0.034710709 34.58844945 7.48E-10
Residual 25 0.025088368 0.001003535
Total 29 0.163931205
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%
Intercept
-
1.759556215 0.60124909
-
2.926501252 0.007199233 -2.99785 -0.52126
Kinh nghiệm
của chủ hộ 0.054092054 0.021322313 2.536875496 0.01780175 0.010178 0.098006
Diện tích đất
nông nghiệp
(m2) 0.343023832 0.145383255 2.359445263 0.026420318 0.043601 0.642446
Lao động đã
dùng (công) 0.592257103 0.167138534 3.543510223 0.001582744 0.248029 0.936485
Vốn vay
(tr.đồng) 0.333050731 0.11538007 2.886553388 0.007916454 0.095421 0.57068
Kinh nghiệm
của chủ hộ
Diện tích đất
nông nghiệp
(m2)
Lao động đã
dùng (công)
Vốn vay
(người)
Kinh nghiệm của chủ hộ 1
Diện tích đất nông nghiệp
(m2) -0.188041577 1
Lao động đã dùng (công) 0.169140838 0.358484861 1
Vốn vay (người) 0.393023177 0.501251144 0.66265546 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Kết quả phân tích mối tương qua giữa các nhân tố với thu nhập của nhóm hộ trung bình
Regression
Statistics
Multiple R 0.952503617
R Square 0.907263141
Adjusted R
Square 0.897751668
Standard
Error 0.019770397
Observations 44
ANOVA
df SS MS F
Significance
F df
Regression 4 0.14913387 0.037283468 95.38618945 1.36E-19 4
Residual 39 0.015243876 0.000390869 39
Total 43 0.164377746 43
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95% Coefficients
Intercept
-
0.044083676 0.219182384
-
0.201127825 0.841643941 -0.48742
-
0.044083676
Kinh
nghiệm của
chủ hộ 0.022696278 0.007090452 3.200963381 0.002723669 0.008354 0.022696278
Diện tích
đất nông
nghiệp (m2) 0.086072382 0.039234008 2.193820798 0.034273393 0.006714 0.086072382
Lao động đã
dùng (công) 0.216298699 0.073660498 2.936427315 0.005544995 0.067306 0.216298699
Vốn vay
(tr.đồng) 0.499492409 0.050565474 9.878131628 3.61714E-12 0.397214 0.499492409
Kinh nghiệm
của chủ hộ
Diện tích đất
nông nghiệp
(m2)
Lao động đã
dùng (công)
Vốn vay
(người)
Kinh nghiệm của chủ hộ 1
Diện tích đất nông nghiệp
(m2) 0.280024936 1
Lao động đã dùng (công) 0.040613587 0.147335475 1
Vốn vay (người) 0.232472647 0.399494834 0.655665669 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Kết quả phân tích mối tương qua giữa các nhân tố với thu nhập của nhóm hộ nghèo
Regression
Statistics
Multiple R 0.857622152
R Square 0.735515755
Adjusted R
Square 0.694825872
Standard
Error 0.075121179
Observations 31
ANOVA
df SS MS F
Significance
F
Regression 4 0.40802833 0.102007083 18.07613311 3.27E-07
Residual 26 0.146722982 0.005643192
Total 30 0.554751312
Coefficients
Standard
Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%
Intercept
-
2.203105739 0.823572546
-
2.675059714 0.012750881 -3.89598 -0.51023
Kinh
nghiệm của
chủ hộ 0.141404924 0.028482192 4.964678399 3.68874E-05 0.082859 0.199951
Diện tích
đất nông
nghiệp (m2) 0.308850588 0.144658895 2.135026602 0.042349675 0.0115 0.606201
Lao động đã
dùng (công) 0.722707898 0.311680307 2.318747385 0.028533984 0.08204 1.363376
Vốn vay
(tr.đồng) 0.491357622 0.121655393 4.038930045 0.000422345 0.241291 0.741424
Kinh nghiệm
của chủ hộ
Diện tích đất
nông nghiệp
(m2)
Lao động đã
dùng (công)
Vốn vay
(người)
Kinh nghiệm của chủ hộ 1
Diện tích đất nông nghiệp
(m2) 0.03468389 1
Lao động đã dùng (công) 0.21428195 0.200047227 1
Vốn vay (người) -0.02232714 0.146408498 0.300599301 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Phiếu điều tra hộ nông dân về tình hình sử dụng vốn tín dụng
Tên chủ hộ: ......................................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:…………….….……………………………….………………………………….………………Huyện Đại Từ - TN
I. Một số thông tin về chủ hộ
Câu 1:
- Tuổi:
- Giới tính: Nam 1 Nữ 2
- Trình độ văn hoá:
Không biết chữ: 1 Cấp 3 4
Cấp 1 2 Trung cấp 5
Cấp 2 3 Cao đẳng, Đại học 6
Trình độ chuyên môn khác: ......................................................................................
Câu 2
Số nhân khẩu:……………..Người (1); Số lao động:……………..(2)
Câu 3: Nghề nghiệp chính của hộ:
Thuần nông 1 Nông nghiệp kiêm ngành nghề 2
Buôn bán 3 Tiểu thủ công nghiệp 4
Nghề khác:...............................................................................................................
Câu 4: Tài sản của hộ:
Loại tài sản Đơn vị Số lƣợng Giá trị (1000đ)
1. Tài sản sinh hoạt:
1. Xe đạp Chiếc
2. xe máy Chiếc
3. Tivi Chiếc
4. Tủ lạnh Chiếc
5. Điện thoại Chiếc
6. Quạt điện Chiếc
7. Đài Chiếc
8. Tài sản khác
2. Tài sản công cụ sản xuất:
1. Ô tô tải Chiếc
2. Xe công nông Chiếc
3. Máy bơm Chiếc
4. Máy cày, bừa Chiếc
5. Máy tuốt lúa Chiếc
6. Máy xay xát Chiếc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
7 Máy khác Chiếc
3. Vốn tự có
1. Tiền mặt hiện có Đồng
2. Tiền gửi ngân hàng Đồng
3. Tiền khác Đồng
Câu 5: Thu nhập bình quân hàng năm của hộ
Nguồn thu Số lƣợng (kg)
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
Ghi chú
1.Trồng trọt
- Lúa
- Hoa màu
- Chè
- Cây ăn quả
- Cây khác
2. Từ chăn nuôi
- Trâu bò
- Lợn
- Gà, vịt
- Con khác
3. Từ thuỷ sản
4. Lâm nghiệp
5. Tiền công làm thuê
6.Tiểu thủ công nghiệp
7. Thu khác
Tổng
Câu 6: Chi phí sản xuất bình quân hàng năm
Đơn vị: 1000đ
Loại chi Giống
Phân bón,
thức ăn
Chăn nuôi
Thuốc
BVTV,
thuốc thú y
Công
cụ
Thuê
lao
động
Dịch vụ
mua
ngoài
Trả lãi
vay
1. Lúa
2. Hoa mầu
3. Chè
4. Cây ăn quả
5. Cây khác
6. Trâu bò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
7. Lợn
8. Gà, vịt
9. Con khác
10. Từ thuỷ sản
11. Buôn bán
12.Tiểu thủ CN
13. Chi khác
Tông cộng
Câu 7: số vốn hộ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong năm
Loại chi Tổng số Vốn gia đình Vốn vay
1. Cho trồng trọt
2. Cho chăn nuôi
3. Lâm nghiệp
4. Cho ngành nghề
5. Cho dịch vụ
Tổng
Câu 8: Tình hình sử dụng đất đai của hộ hiện nay:
Loại đất Số mảnh Diện tích (m2)
1. Đất trồng trọt
- Đất ruộng, màu
- Đất vườn
- Đất cây ăn quả
- Đất cây CN dài ngày
2. Đất chăn nuôi
3. Đất thuỷ sản
4. Đất lâm nghiệp
5. Đất khác
Tổng diện tích đất các loại hộ đang sử dụng:………….…..m2. Theo ông (bà) diện tích đó
là:
Quá hẹp 1 Vừa 2 Rộng 3
Phần II: Tình hình vay và cho vay vốn của hộ
Câu 9: Gia đình có vay vốn để phát triển sản xuất NN không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
có 1 Không 2
Nếu có xin cho biết:
Vay ở đâu
Trực
tiếp
Gián
tiếp
Số tiền
vay
(1000đ)
Thời
gian
(tháng)
LS
vay
(%)
Mục đích vay
Phát triển
NN
Ngành nghề
phi NN
Tiêu
dùng
1. NH công thương
2. NH ĐT&PT
3. NHNN& PTNT
4. NH CSXH
5. Quỹ TDND
6 Quỹ hỗ trợ ND
Nếu vay qua tín chấp thì thông qua tổ chức nào?
Hội phụ nữ 1 Hội nông dân 2 Hội thanh niên 3
Hội cựu chiến binh 4 Hội làm vườn 5
Hội khác: .................................................................................................................
Câu 10: Gia đình có cho vay vốn hay gửi tiết kiệm không?
Có 1 Không 2
Nếu có, xin cho biết:
Cho ai vai Số tiền bao nhiêu (nghìn đồng) Lãi suất (% tháng)
1. Gửi tiết kiệm ngân hàng
2. Gửi quỹ tín dụng ND
3. Mua trái phiếu, kỳ phiếu
4. Cho tư nhân vay
5. Góp hụi, họ
6. Mua lúa non
7. Cho vay khác
Phần III: Nhu cầu về vay vốn và nhận thức về tín dụng
Câu11: Gia đình có muốn vay tín dụng không?
Có 1 Không 2
Nếu có, xin cho biết:
Số tiền cần vay :………………………………đồng
Lãi suất chấp nhận:……………………..…% tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Câu 12: Gia đình vay vốn để làm gì?
- Phát triển nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Lúa 1 Hoa mầu 2 Cây ăn quà 3 Hoa cây cảnh 4
Cây khác: .................................................................................................................
+ Chăn nuôi: Lợn nái 1 Lợn thịt 2 Lợn sữa 3 Trâu, bò thịt 4
Trâu, bò sữa 5 Gà, vịt 6 Cá, tôm 7
Con khác (ghi rõ): ....................................................................................................
- Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp:
Buôn bán 1 Tiểu thủ công nghiệp 2
- Tiêu dùng: Sinh hoạt hàng ngày 1 Xây dựng nhà cửa 2
Trả nợ 3 Ma chay, cƣới xin 4
Tiêu dùng khác (ghi rõ): ........................................................................................
Câu 13: Theo ông (bà) vay vốn để phát triển nông nghiệp, ngành nghề khác
- Lúc nào tiện nhất?
Đầu năm 1 Cuối năm 2 Vào mùa vụ 3 Phù hợp ngành nghề 4
- Thời gian bao lâu?
3 tháng 1 6 tháng 2 1 năm 3 Theo chu kỳ sản xuất 4
Câu 14: Ông (bà) cho biết những tổ chức tín dụng nào dƣới đây mà ông (bà) biết?
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 1
- Ngân hàng chính sách xã hội 2
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 3
- Ngân hàng công thương 4
- Quỹ tín dụng nhân dân 5
- Quỹ hỗ trợ nông dân 6
- Khác: ............................................................................................................................................................................................
Ông (bà) muốn vay vốn:
- Ở tổ chức nào trên đây: ...................................................................................................................................................
- Vay của tư nhân: ...................................................................................................................................................................
Vì sao ông (bà) muốn vay vốn ở đó?
Lãi suất thấp 1 Thuận tiện hơn trong thủ tục 4
Vay được số lượng lớn 2 Thời gian vay dài 5
Đảm bảo hơn 3
- ý kiến khác (ghi rõ): ...................................................... ………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
Câu 15: Nếu ông (bà) không muốn vay vốn, xin hãy nêu rõ lý do:
Không thiếu vốn 1 Thiếu lao động 2
Không biết sử dụng vốn vào việc gì 3 Sợ rủi ro 4
Không hiểu biết kỹ thuật 5
Câu 16: Ông (bà) có nhận xét gì về việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng:
- Về số lượng tiền vay: Quá ít 1 Vừa 2 Nhiều 3
- Về thời gian vay: Phù hợp 1 Quá ngắn 2 Quá dài 3
- ý kiến khác (ghi rõ):...............................................................................................
- Về lãi suất: Cao 1 Vừa phải 2 Thấp 3
- Nên ở mức nào (ghi rõ): .........................................................................................
- Về thủ tục:Rất thuận tiện 1 Tương đối thuận tiện 2 Rườm rà 3
- Về cán bộ tín dụng: Nhiệt tình 1 Bình thường 2 Không nhiệt tình 3
ý kiến của ông (bà) về cách thức thu nợ phù hợp nhất:
.................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
Câu 17: Tình hình trả nợ ngân hàng của hộ
Đúng hạn 1 Quá hạn 2
Lý do quá hạn: ...........................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
Câu 18: Trƣớc khi vay vốn, gia đình ông (bà) có sản xuất sản phẩm để bán không?
Có 1 Không 2
Nếu có, xin hãy cho biết những thông tin sau:
- Số lao động sử dụng: ..........................................................................................................................................
- Diện tích (cây trồng) ...........................................................................................................................................
- Số con (chăn nuôi) ................................................................................................................................................
- Diện tích ao (nuôi cá, tôm) ............................................................................................................................
- Số sản phẩm (nghề tiểu thủ công nghiệp) ........................................................................................
- Thu nhập bình quân của hộ/năm ............................................................................... trước khi vay vốn.
Câu 19: Sau khi vay vốn, gia đình mở rộng đƣợc sản xuất và tăng thu nhập không?
Có 1 Không 2
- Số lao động sử dụng: ..........................................................................................................................................
- Diện tích (cây trồng) ...........................................................................................................................................
- Số con (chăn nuôi) ................................................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
- Diện tích ao (nuôi cá, tôm) ............................................................................................................................
- Số sản phẩm (nghề tiểu thủ công nghiệp) ........................................................................................
- Thu nhập bình quân của hộ/năm ............................................................................... trước khi vay vốn.
Câu 20: Xin cho biết ý kiến của mình về vấn đề sau:
Để phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp tốt, cùng với việc cung ứng
vốn tín dụng cần phải làm gì? (ghi rõ):
- Về phía hộ gia đình:
.................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
- Về phía ngân hàng:
.................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
- Về phía Nhà nước (chính quyền xã, huyện)
.................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................
Chủ hộ điều tra Ngƣời điều tra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4LV_09_KTampQTKD_KTNN_DINH THI THUY DUONG.pdf