Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa Thành Phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ kinh tế - Xã hội

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Tác động của quá trình đô thị hóa Thành Phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ kinh tế - xã hội" MS: LVDH-DLH029 SỐ TRANG: 195 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp nên quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ngày càng nhanh ở khắp các tỉnh thành. Quá trình này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của từng địa phương với những mức độ khác nhau. Đồng thời, nó thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Sự phát triển đô thị ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn thành phố mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến những huyện, tỉnh tiếp giáp, nằm gần. Với vai trò là trung tâm đa chức năng, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những ảnh hưởng to lớn đến các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm (đặc biệt là các khu vực vùng ven hoặc các tỉnh lân cận) trong đó có huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Đây là 2 huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Long An, phía Bắc và phía Đông tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh. Có thời kỳ Cần Giuộc, Cần Đước vốn là địa bàn của tỉnh Chợ Lớn. Về giao thông đường bộ, có quốc lộ 50 chạy từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Cần Giuộc, Cần Đước đến Tiền Giang và các tỉnh miền Tây; đường thủy có sông Cần Giuộc là đường vận chuyển hàng hóa của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lên Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Với vị trí quan trọng như thế, trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh là nhân tố tác động đến kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước sâu sắc. Việc chuyển nguồn vốn đầu tư từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Long An đã tạo nên mối liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Giuộc, Cần Đước trong việc khai thác tài nguyên, nguồn nhân lực, vốn, thị trường, cơ sở hạ tầng , góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội hai huyện này phát triển hơn. Xu hướng trên cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp - một phương tiện kiếm sống của người nông dân bị thu hẹp dần, môi trường sống bị ô nhiễm, Hiện nay, với sức ép gia tăng dân số cơ giới đã làm đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng lan rộng ra ngoại thành, tác động đến các tỉnh nằm gần thành phố. Trong thời gian tới, với việc quy hoạch, mở rộng vùng Thành phố Hồ Chí Minh về các hướng, trong đó có hướng về phía tỉnh Long An (Nam - Tây Nam) sẽ làm cho kinh tế - xã hội - môi trường ở huyện Cần Giuộc, Cần Đước càng bị tác động mạnh. Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai huyện dưới tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh ở một số mặt để từ đó có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước trong thời gian tới. Chính vì vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài “Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của huyện nhà. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Làm rõ tác động của quá trình đô thị hóa nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đến một số mặt kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An và ngược lại. Qua đó đề ra các định hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy những thế mạnh cũng như hạn chế những mặt tiêu cực từ quá trình đô thị hóa mang lại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước trong thời gian tới, đời sống người dân từng bước được cải thiện, Để đạt được mục đích này, đề tài đề ra các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến quá trình đô thị hóa, làm rõ các khái niệm, các tác động của quá trình đô thị hóa đến một số mặt kinh tế - xã hội. - Điều tra, khảo sát các số liệu cần thiết. - Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến một số mặt kinh tế - xã hội huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An, những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. - Xây dựng định hướng cũng như dự báo một số chỉ tiêu trong thời gian tới, đề ra những giải pháp mang tính khả thi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa trong mối liên hệ giữa không gian kinh tế mở Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Cần Giuộc, Cần Đước của tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu : Tập trung phân tích tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến một số mặt kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An. Về không gian: Huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước tỉnh Long An nằm trong mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Đề tài tập trung giai đoạn 2001 - 2007, 20081 . Riêng quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mở rộng thêm về quá khứ (từ năm 1975 đến 2007). 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề đô thị hóa từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Địa lý trên thế giới, nhưng ở Việt Nam quá trình nghiên cứu vấn đề này gần đây mới được chú ý đến. Theo GS. Đàm Trung Phường - nhà đô thị lão thành thuộc lớp kiến trúc sư đầu tiên tham gia quy hoạch xây dựng lại các đô thị miền Bắc bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp (1945 -1954) và nhiều thành phố công nghiệp mới của Việt Nam, cho rằng: “cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận có hệ thống”. Năm 1995 cuốn “Đô thị Việt Nam tập I, tập II ” của GS. Đàm Trung Phường ra đời và đã được tái bản lần thứ nhất vào năm 2005, tác giả tập trung giải quyết 2 vấn đề cơ bản là: + Đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu những định hướng phát triển trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thời kỳ đổi mới nước ta. + Mở rộng những khái niệm về đô thị học có quan hệ với những tiến bộ của thế giới, cập nhật những thông tin liên quan đến đô thị trong nước để tham khảo cho giáo trình giảng dạy sinh viên đại học và chủ yếu là sau đại học. Chính vì vậy mà chúng tôi coi cuốn sách “Đô thị Việt Nam tập I, tập II ” của GS. Đàm Trung Phường là một trong những công trình quan trọng để tiếp cận các vấn đề lý luận về đô thị nói chung cũng như đại cương về đô thị hóa ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, như chính tác giả của công trình thừa nhận “quyển đô thị Việt Nam chưa có điều kiện đi sâu vào từng đô thị mà chỉ mới dừng lại ở cấp vĩ mô (macro) và trung mô (mezo)”. [43, tr.5] Bên cạnh đó còn hàng loạt công trình đề cập đến đô thị hóa và những vấn đề liên quan đến nó như: “Dự án quy hoạch tổng thể vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam” của Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (1996); “Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Trần Văn Chữ, Trần Ngọc Hiên (Đồng chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998); “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020” của Bộ Xây dựng (1999); “Dân số học đô thị” của Trần Hùng (Nxb Xây dựng Hà Nội, 2001); “Những con đường về thành phố - Di dân đến Thành phố Hồ Chí Minh từ một vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Vũ Thị Hồng, Patrick Gubry, Lê Văn Thành (Nxb TP.HCM 2003); “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS. Võ Kim Cương (Nxb Xây dựng Hà Nội, 2004); “Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh” của Bộ Xây Dựng (2004); “Vùng đô thị Châu Á và TPHCM” của Nguyễn Minh Hòa ( Nxb Tổng hợp TPHCM 2005); “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn Tấn (Nxb Xây dựng Hà Nội, 2006); “Ngập lụt tại các đô thị Châu Á - kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh ” của Nguyễn Minh Hòa, Lê Thị Hồng Diệp, Trương Nguyễn Khải Huyền (Nxb Tổng hợp TPHCM 2006); Văn hóa ngoại thành TPHCM (từ góc nhìn thiết chế) của Nguyễn Minh Hòa (Nxb Tổng hợp TPHCM 2007); “Hiệp Phước trên đường tiến ra biển Đông” của Phan Chánh Dưỡng, Nguyễn Văn Kích, Tôn Sĩ Kinh (Nxb Tổng hợp TPHCM 2006); “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị” của Trần Trọng Hanh (Nxb Xây dựng 2008); “Địa lý đô thị”của Phạm Thị Xuân Thọ (Nxb Giáo dục 2008); vv . Ngoài các công trình kể trên còn có bài viết của một số tác giả được đăng trên các tạp chí hoặc báo cáo tại các hội thảo khoa học. Các công trình nghiên cứu cũng như các hội thảo trên đã đề cập rất nhiều vấn đề từ lý luận đến thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và trong cả nước, kể cả TP.HCM. Nhưng nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An. Chính vì vậy, luận văn này có thể được xem là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm 5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống của Địa lý học. Trong thực tế các sự vật hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Do đó, khi nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An phải tìm hiểu mối quan hệ bên trong lãnh thổ và mối quan hệ giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận. , đó chính là mối quan hệ không gian tương tác của đối tượng nghiên cứu. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi kinh tế - xã hội, môi trường sống. Vì vậy, các tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An cần được xem như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. TP. HCM là một yếu tố quan trọng trong hệ thống đô thị của quốc gia, tạo nên một cực phát triển trong hệ thống kinh tế - xã hội của các vùng xung quanh và cả nước. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Quan điểm này chú ý đến khía cạnh địa lý lịch sử. Các sự vật, hiện tượng không chỉ biến đổi trong không gian mà biến đổi cả theo thời gian. Do đó, việc nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai sẽ làm rõ bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. 5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Con người luôn chịu tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong quá trình phát triển đô thị, con người đã làm biến đổi tự nhiên, gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Cho nên, khi nghiên cứu cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên môi trường. 5.2.Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thống kê Trong luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê TP. HCM, Long An, Phòng Thống kê Cần Giuộc, Cần Đước .Các số liệu điều tra từ các cơ quan và người dân tại địa phương, Nhờ đó, chúng tôi đã có cơ sở để đánh giá mức độ tác động của quá trình đô thị hóa TP. HCM đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An. 5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ các tài liệu thu thập được, chúng tôi sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa đô thị hóa với kinh tế - xã hội. Qua đó, đánh giá tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Nhằm chứng minh, làm sáng tỏ sự biến đổi của các hiện tượng kinh tế - xã hội, sự tác động của các yếu tố với nhau, ngoài việc dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để chứng minh, chúng ta còn cụ thể hóa bằng các biểu đồ, bản đồ thích hợp. Bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý. Việc sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Một số bản đồ trong luận văn được xây dựng bằng phần mềm Mapinfo 7.5 dựa trên các dữ liệu đã thu thập và xử lý. 5.2.4. Phương pháp dự báo Chúng tôi sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 5.2.5. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định mức độ tin cậy của các tài liệu, số liệu đã thu thập được. Tác giả đã điều tra thực tế một số nơi trên địa bàn, trực tiếp quan sát những thay đổi về kinh tế - xã hội, môi trường dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa. Qua các thông tin và tìm hiểu thực địa, tác giả khẳng định lại mức độ tin cậy của số liệu và những nhận định đã có. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Sưu tầm, tổng hợp, phân tích và rút ra những tác động từ quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến Cần Giuộc, Cần Đước. Dựa trên thực trạng tác động từ quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực để kinh tế - xã hội Cần Giuộc, Cần Đước phát triển hơn nữa, rút ngắn khoảng cách so với các khu vực lân cận. Đóng góp một phần nhỏ vào việc quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2050, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu với diện tích 30.404 km2 , bán kính ảnh hưởng từ 150 - 200 km. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu gồm ba chương: Chương 1 : Đô thị hóa và một số vấn đề liên quan. Chương 2: Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Chương 3: Định hướng và giải pháp.

pdf195 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của quá trình đô thị hóa Thành Phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đối với các vùng xung quanh và cả nước............................................................................................56 2.4.2. Mối liên hệ không gian giữa Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Cần Giuộc, Cần Đước ....................................................................................59 2.4.3. Tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến một số mặt kinh tế - xã hội - môi trường huyện huyện Cần Giuộc, Cần Đước ....61 Chương 3 - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.....................................................100 3.1. Định hướng.......................................................................................................100 3.1.1.Những định hướng liên quan đến phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình đô thị hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2050...............................................................................................100 3.1.2. Những định hướng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An đến năm 2020 trong sự tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh..............................................112 3.2. Giải pháp ..........................................................................................................124 3.2.1. Giải pháp đối với việc phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................124 3.2.2. Giải pháp đối với việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần Đước trong sự tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................128 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................138 3.3.1. Đối với việc phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh..138 3.3.2. Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giuộc, Cần Đước trong sự tác động của quá trình đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh ......... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147 PHỤ LỤC PHỤ LỤC Phụ lục1 TỈNH UỶ LONG AN-THÀNH UỶ TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------- Long An, ngày 06 tháng 02 năm 2001 BIÊN BẢN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA TỈNH LONG AN VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *********** Hôm nay, ngày 06 tháng 02 năm 2001, tại thị xã Tân An, tỉnh Long An, lãnh đạo tỉnh Long An và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh gồm có: Tỉnh Long An: - Đồng chí Lê Thanh Tâm – Bí thư Tỉnh uỳ. - Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn – Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh. - Đồng chí Trương Văn Tiếp – Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh. - Đồng chí Đỗ Hữu Lâm - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh. - Đồng chí Nguyễn Thanh Nguyên - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh: - Đồng chí Võ Văn Cương - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ. - Đồng chí Lê Thanh Hải, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Nhân dân Thành phố. Đồng chí Lê Thanh Tâm và đồng chí Võ Văn Cương đồng chủ trì cuộc họp. Sau khi thảo luận, lãnh đạo hai địa phương thống nhất một số nội dung cần nghiên cứu, hợp tác trong thời gian tới như sau: I.- VỀ ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHƯƠNG CHÂM HỢP TÁC KINH TẾ: 1. Hợp tác kinh tế giữa hai địa phương phải lâu bền trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Trước tiên, tập trung vào những vấn đề bức thiết và trong khả năng của mỗi địa phương. 2. Việc hợp tác kinh tế cần quán triệt phương châm: dễ làm trước, khó làm sao; phải nghiên cứu cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc, tránh phô trương hình thức. II.- CÁC LĨNH VỰC VÀ NỘI DUNG HỢP TÁC: 1. Lĩnh vực giao thông: Phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu và từng bước đầu tư đồng bộ các trục giao thông nối liền hai địa phương nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, luân chuyển hàng hoá và đi lại của dân cư; các hướng ưu tiên gồm: Nâng cấp đường tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9; tuyến giao thông kết nối kết khu công nghiệp Hiệp Phước của Thành phố với huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. 2. Lĩnh vực cung cấp nước sạch: Nhu cầu về nước sạch của dân cư và các khu công nghiệp ở khu vực giáp ranh giữa hai địa phương rất lớn; do đó, hai bên cần có sự hợp tác để đáp ứng cho nhu cầu này, cụ thể: a) Trước tiên, Tỉnh Long An sẽ cho phép Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận xây dựng một nhà máy khai thác nước ngầm ở khu vực xã Long hậu, huyện Cần Giuộc để cung cấp nước cho khu công nghiệp Hiệp Phước (công suất ban đầu khoảng 1.000 m3/ngày). b) Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Long An sẽ nghiên cứu thêm việc sử dụng nguồn nước của kênh Thầy Cai để cung cấp cho dân cư và các khu công nghiệp ở vùng giáp ranh giữa hai địa phương. 3. Lĩnh vực công – nông nghiệp: a) Duy trì và phát triển tốt mối quan hệ giữa việc trồng đay ở Long An (khoảng 3.500 đến 4.000 ha) với việc tiêu thụ đay của hai nhà máy đay ở Thành phố để ổn định sản xuất bao đay. b) Tiếp tục và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn với các đơn vị thuộc Tỉnh Long An trong việc cung cấp các loại giống cây, giống con, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, … c) Trong tương lai, tôm sú ở Tỉnh Long An có khả năng phát triển tốt, Thành phố quan hệ lâu dài với tỉnh Long An trong việc cung cấp giống và dịch vụ thức ăn công nghiệp, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, có thể nghiên cứu hợp tác trong việc nuôi trồng một số loại cây, con khác (như giống cây thơm ngọt, các loại cá: Diêu Hồng, Sặc Rằn, Bống Tượng, cá Chép …) và sản xuất rau xanh. d) Nghiên cứu, đề xuất và ban hành các chính sách để các khu công nghiệp của Tỉnh Long An tiếp nhận các nhà máy sản xuất ở Thành phố sử dụng nhiều lao động. Hai địa phương xúc tiến chương trình giới thiệu đầu tư và kêu gọi đầu tư (kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng) vào các khu công nghiệp ở Tỉnh Long An. 4. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: a) Thời gian vừa qua, Thành phố và Tỉnh đã có sự phối hợp tốt trong việc phòng chống buôn lậu, tiếp tục hợp tác và đẩy mạnh hơn nữa công việc này trong thời gian tới. b) Tổ chức Thương mại của hai địa phương và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn có kế hoạch gắn kết thu mua hàng nông sản và cung ứng hàng công nghệ qua các cửa khẩu biên giới của Tỉnh Long An với Campuchia; các bên sẽ bàn bạc cụ thể và xem xét những vấn đề tồn tại để đề xuất hướng tháo gỡ cụ thể với lãnh đạo hai địa phương. c) Hàng nông sản của Tỉnh Long An khá phong phú, nhu cầu của Thành phố cũng khá lớn (kể cả cho xuất khẩu); phối hợp tốt hơn nữa trong tiêu thụ các sản phẩm, đặc biệt là gạo đặc sản, đậu phộng, tôm sú, dưa hấu, thanh long, heo, gia cầm, rau xanh, … d) Trước tiên, Tỉnh Long An hỗ trợ cho cho Sài Gòn Co-op khảo sát, nghiên cứu để xây dựng một siêu thị tại Thị xã Tân An. 5. Lĩnh vực giáo dục – đào tạo: a) Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố sẽ xem xét và phối hợp với Tỉnh Long An xây dựng một phân hiệu của trường Cao đẳng bán công và Quản trị doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý tại Tỉnh Long An để góp phần đào tạo đội ngũ lao động và cán bộ kỹ thuật cho Tỉnh. b) Lĩnh vực y tế, tuỳ theo khả năng và từng trường hợp cụ thể, Thành phố sẽ giao cho Sở Y tế có kế hoạch phối hợp với Tỉnh Long An để nâng cao khả năng khám và chữa bệnh cho nhân dân. 6. Lĩnh vực môi trường: Hai địa phương sẽ xem xét thận trọng trong bố trí đầu tư và bố trí dân cư nhằm đảm bảo môi trường trong lành, thực hiện đúng mục tiêu phát triển bền vững; đặc biệt chú ý đến các khu vực đầu nguồn nước, các khu dân cư tập trung, … 7. Lĩnh vực văn hoá – xã hội: Trong thời gian qua hai địa phương có nhiều nỗ lực hợp tác, nối kết trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể thao; hướng tới hai địa phương tiếp tục hợp tác và hỗ trợ nhau cùng phát triển. III.- PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Để triển khai hợp tác giữa hai địa phương được đồng bộ và có hiệu; mỗi Tỉnh, Thành phố cử một đồng chí trong Thường trực Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực tiếp chỉ đạo chương trình hợp tác với sự tham gia của một số cơ quan chuyên môn; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chung để tổng hợp báo cáo và đề xuất lãnh đạo địa phương. 2. Tuỳ theo yêu cầu, có thể hình thành các tổ nghiên cứu từng chuyên đề để xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể cho từng lĩnh vực. 3. Định kỳ tổ chức hợp luân phiên (6 tháng 1 lần) để kiểm điểm tình hình triển khai thực hiện, trao đổi các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và phương hướng phát triển hợp tác. 4. Sau khi ký kết biên bản, Uỷ ban Nhân dân của hai địa phương chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, các doanh nghiệp của địa phương mình khẩn trương có kế hoạch, biện pháp và tiến độ thực hiện cụ thể chương trình hợp tác. Cuộc họp kết thúc vào lúc 17 giờ cùng ngày. T/M TỈNH UỶ TỈNH LONG AN BÍ THƯ (Đã ký) Lê Thanh Tâm T/M THÀNH UỶ TP.HCM PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC (Đã ký) Võ Văn Cương Phụ lục 2 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ________ Số: 589/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 _____ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng. Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 31/TTr - BXD ngày 23 tháng 4 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau: 1. Mục tiêu phát triển: - Phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của vùng theo mô hình tập trung đa cực, với thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân và hướng tới là một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế. -Phát triển cấu trúc không gian toàn vùng, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của vùng thành phố Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngỏ giao thương quốc tế, là trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia và khu vực, kết nối các tỉnh, thành trong vùng với nhau, kết nối vùng thành phố với các vùng quốc gia và quốc tế. - Xây dựng và phát triển các trung tâm thương mại - tài chính, dịch vụ cao cấp tầm khu vực và quốc tế ở vùng trung tâm bán kính 30 km, các trung tâm dịch vụ cấp quốc gia và cấp vùng với bán kính phục vụ hợp lý. - Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị, đặc biệt là vùng đô thị trung tâm có bán kính 30 km. Hình thành các vùng đô thị đối trọng với các cực phát triển là các đô thị hạt nhân, kết nối với vùng đô thị trung tâm theo các trục hành lang kinh tế đô thị. - Phát triển các vùng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa. Hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong vùng phát triển nhanh và bền vững. - Hình thành hệ thống hạ tầng xã hội đa dạng và linh hoạt. - Phát triển các vùng du lịch, các trung tâm du lịch tầm quốc tế gắn với văn hóa đô thị và cảnh quan tự nhiên. - Phát triển cân bằng giữa đô thị - nông thôn. Hình thành khung cảnh quan môi trường sinh thái. - Định hướng phát triển hạ tầng giaothông, cấp điện, cấp thoát nước vệ sinh môi trường mangtính liên kết vùng, bảo đảm khai thác các lợi thế của từng khu vực cho sự phát triển nhanh và bền vững các không gian kinh tế và xã hội. - Hình thành các dự an chiến lược có tầm ảnh hưởng, có sức lan tỏa và thúc đẩy phát triển vùng. - Xây dựng cơ chế quản lý và kiểm soát phát triển không gian xây dựng toàn vùng có hiệu quả. 2. Tầm nhìn đến 2050: Vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững; là vùng kinh tế động lực hàng đầu của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực và Châu Á; là trung tâm thương mại tài chính, dịch vụ tầm cỡ quốc tế, trung tâm công nghiệp công nghệ cao với trình độ chuyên môn hóa cao; đồng thời là trung tâm văn hóa - đào tạo - y tế chất lượng cao, là vùng có cảnh quan và môi trường tốt. 3. Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi lập quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang với diện tích khoảng 30.404 km2, bán kính ảnh hưởng từ 150 - 200 km. 4. Dự báo dân số: - Dự kiến đến năm 2020: dân số trong vùng khoảng 20 - 22 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 16 - 17 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 77 - 80%. - Tầm nhìn đến năm 2050: dân số trong vùng khoảng 28 - 30 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 25 - 27 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 90%. 5. Quy hoạch sử dụng đất: - Hiện trạng: diện tích đất tự nhiên toàn vùng thành phố Hồ Chí Minh là 30.404 km2. - Dự kiến quy mô đất đai xây dựng đô thị: + Đến năm 2020: khoảng 180.000 - 210.000 ha. + Đến năm 2050: khoảng 250.000 - 270.000 ha. - Dự kiến quy mô đất đai công nghiệp tập trung: + Đến năm 2020: khoảng 30.000 - 40.000 ha. + Đến năm 2050: khoảng 50.000 - 70.000 ha. 6. Mô hình phát triển vùng: Mô hình phát triển vùng thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức tập trung - đa cực với vùng trung tâm bán kính 30 km và 5 cực phát triển. 7. Định hướng phát triển không gian vùng: a) Cấu trúc không gian vùng: - Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung: gồm vùng trung tâm bán kính 30 km với hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị vệ tinh trực thuộc từ đường vành đai 2 vào trung tâm; vùng phụ cận từ 30 đến 50 km dọc theo tuyến vành đai số 3, phát triển mật độ thấp gắn với vùng cảnh quan sinh thái. Các cực phát triển đối trọng gồm: + Cực phía Đông Nam hướng về phía Bà Rịa - Vũng Tàu với thành phố Vũng Tàu là đô thị hạt nhân vùng và đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Long Hải hỗ trợ tạo tạo thành vùng đô thị thành phố Vũng Tàu. + Cực phía Đông gồm các đô thị : Dầu Giây, Long Thành , Giá Ray, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu với đô thị Long Khánh là hạt nhân. + Cực phía Bắc gồm các đô thị: Mỹ Phước, Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, Hoa Lư; Đồng Xoài với Chơn Thành là hạt nhân. + Cực phía Tây Bắc gồm các đô thị: Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài, Tây Ninh, Xa Mát, trong đó các đô thị Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài, Tây Ninh là hạt nhân. + Cực phía Tây Nam gồm các đô thị: Bến Lức, Tân An, Tân Hiệp, Mỹ Tho; trong đó các đô thị thành phố Mỹ Tho, Tân An là hạt nhân. - Cấu trúc không gian vùng cảnh quan: gồm hệ thống sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Soài Rạp, sông Thị Vải, sông Lòng Tàu, cùng với các hồ Trị An, Dầu Tiếng và vùng biển Đông; các vùng cảnh quan tự nhiên như Bình Châu - Phước Bửu, Nam Cát Tiên, Vĩnh Cửu, Thác Mơ, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát , rừng tràm Đồng Tháp Mười và vùng sinh quyển Cần Giờ. b) Định hướng tổ chức phát triển không gian vùng đến năm 2020: - Phân vùng chức năng: + Vùng phát triển đô thị: Vùng đô thị trung tâm bán kính 30 km: gồm đô thị hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị vệ tinh độc lập (bao gồm các thành phố: Biên Hòa, Thủ Dầu Một), các đô thị vệ tinh phụ thuộc (bao gồm các đô thị mới: Nhơn Trạch, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Long Thành, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An - Thuận An) và các đô thị vùng phụ cận (bao gồm các đô thị loại 3 - 4 ở phía ngoài vành đai 3: Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Mỹ Phước, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Giuộc). Vùng đối trọng: vùng đô thị đối trọng phía Đông Nam (vùng đô thị Rịa - Vũng Tàu - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 51); vùng đô thị đối trọng phía Đông thành phố Hồ Chí Minh (vùng đô thị Đồng Nai - trục hành lang Quốc lộ 1A); vùng đô thị đối trọng phía Bắc (Bình Phước - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 13); vùng đô thị đối trọng phía Tây Bắc (Tây Ninh - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 22 Xuyên Á); vùng đô thị đối trọng phía Tây Nam (Long An, Tiền Giang - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 1A đi Cần Thơ). + Phân bố mạng lưới đô thị theo tính chất và chức năng: Chức năng đô thị tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, thành phố Mỹ Tho, thành phố Biên Hòa, thành phố Bà Rịa, thành phố Tân An, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tây Ninh, thành phố Đồng Xoài. Chức năng đô thị chuyên ngành: Đô thị thương mại, dịch vụ, khoa học: đô thị mới Tam Phước (đô thị loại 3). Đô thị cửa khẩu: Hoa Lư (đô thị loại 3), Mộc Bài (đô thị loại 3), Xa Mát (đô thị loại 3). Đô thị khoa học: Long Thành. Đô thị du lịch: thị xã Long Hải (đô thị loại 3), thị xã Thác Mơ, thị trấn Dương Minh Châu, thị trấn Vĩnh An. Đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng: đô thị Phú Mỹ, thành phố Nhơn Trạch, đô thị mới Hiệp Phước. + Vùng phát triển công nghiệp: Vùng công nghiệp trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh bố trí các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, cơ khí chính xác và công nghiệp phụ trợ. Vùng công nghiệp phía Bắc tại tỉnh Bình Dương bố trí các ngành khai thác, chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng. Vùng công nghiệp phía Đông tại tỉnh Đồng Nai bố trí các ngành công nghiệp đa ngành, chế biến nông lâm, chế tạo cơ khí và công nghiệp phụ trợ. Vùng công nghiệp Đông Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: bố trí công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp sử dụng cảng biển. Vùng công nghiệp Tây Nam tại tỉnh Long An và Tiền Giang: bố trí công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Vùng công nghiệp Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh và Long An: bố trí công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử... + Vùng sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng: Các vùng du lịch quốc gia, quốc tế: gồm thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trong vùng bán kính 30 km, vùng du lịch thành phố Vũng Tàu, vùng du lịch Côn Đảo, vùng du lịch thành phố Mỹ Tho, vùng du lịch hồ Trị An - rừng Nam Cát Tiên, vùng du lịch Tây Ninh. Các cụm du lịch cấp vùng: cụm du lịch Đồng Tháp Mười, cụm du lịch Bình Châu, cụm du lịch Thác Mơ, cụm du lịch Hoa Lư, cụm du lịch Mộc Bài, cụm du lịch Xa Mát. Các tuyến du lịch nội vùng: từ trung tâm vùng là thành phố Hồ Chí Minh đi: Vũng Tàu - Côn Đảo - Bình Châu, Tiền Giang, Đồng Tháp Mười, Mộc Bài - Tây Ninh - Xa Mát, Thác Mơ - Bù Gia Mập, Hoa Lư, hồ Trị An. Các tuyến du lịch quốc tế - quốc gia: thành phố Hồ Chí Minh thông qua cảng biển, cảng hàng không kết nối với các vùng trên thế giới; thành phố Hồ Chí Minh thông qua trục đường Xuyên Á tạo nên tuyến du lịch với Campuchia - Thái Lan - Lào thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các vùng du lịch Tây Nguyên, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu, Côn Đảo. + Vùng nông nghiệp, vùng bảo tồn thiên nhiên: Vùng nông nghiệp được bảo vệ và phát triển với công nghệ sinh học tiên tiến: chủ yếu thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang, một phần tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng bảo tồn thiên nhiên gồm: khu sinh quyển Cần Giờ, vùng biển Đông thành phố Vũng Tàu, bờ biển Long Hải - Bình Châu - Phước Bửu, vùng hồ Trị An - Rừng quốc gia Nam Cát Tiên, công viên rừng Vĩnh Cửu, vùng hồ Thác Mơ - khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, vùng hồ Dầu Tiếng - khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát, vùng sinh thái Đồng Tháp Mười. - Định hướng tổ chức không gian vùng: + Không gian xây dựng đô thị: Không gian xây dựng đô thị trong vành đai 2: bao gồm khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong vành đai 1, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, các huyện Thuận An, Dĩ An (Bình Dương), một phần huyện Long Thành (Đồng Nai), thành phố Nhơn Trạch, hình thành không gian đô thị khoa học và công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ với không gian trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Không gian xây dựng đô thị từ vành đai 2 đến vành đai 3: bao gồm các đô thị: Cảng Hiệp Phước, Bến Lức, Đức Hòa, Củ Chi, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Uyên Hưng, Trảng Bom, Tam Phước, đây là hệ thống đô thị vệ tinh cho đô thị hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh. Không gian xây dựng đô thị vùng phụ cận bán kính từ 30 km đến 50 km: đây là vùng các đô thị gắn kết với đường vành đai 3 và các trục hành lang kinh tế đô thị hướng tâm của vùng. Không gian xây dựng phát tán gắn với vùng sinh thái cảnh quan, vùng nông nghiệp, lâm nghiệp. + Không gian cảnh quan môi trường: Hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông, sông Nhà Bè – Soài Rạp, sông Thị Vải, sông Tiền là không gian cảnh quan chính của vùng hạt nhân. Các không gian cảnh quan khác trong vùng gồm: khu sinh quyển Cần Giờ, vùng biển Đông thành phố Vũng Tàu, bờ biển Long Hải - Bình Châu - Phước Bửu, vùng hồ Trị An - Rừng quốc gia Nam Cát Tiên, công viên rừng Vĩnh Cửu, vùng hồ Thác Mơ - khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, vùng hồ Dầu Tiếng - khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát, vùng sinh thái Đồng Tháp Mười. Kết hợp hệ thống sông trong vùng và không gian lâm nghiệp, không gian nông nghiệp, tạo nên không gian mở cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái trong toàn vùng. + Không gian công nghiệp - thương mại dịch vụ: Không gian vùng trung tâm bán kính 30 km bao gồm các khu công nghệ cao, công nghiệp sạch có hàm lượng kỹ thuật cao, các trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa, khoa học, nghệ thuật tầm quốc tế. Không gian nghiệp - dịch vụ các vùng đối trọng gắn với các đô thị hạt nhân, bao gồm các đô thị: Phú Mỹ, LongKhánh, Mỹ Phước, Trảng Bàng, Mỹ Tho, Tân An. Các không gian này phát triển linh hoạt, nhưng có sự kiểm soát tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. - Định hướng phát triển hạ tầng xã hội vùng: + Phân bố hệ thống đào tạo vùng: Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo các chương trình đại học, sau đại học theo hướng nghiên cứu cứu chất lượng cao, các ngành thuộc khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, những ngành kỹ thuật mũi nhọn kỹ thuật mới, các công nghệ hiện đại như thông tin tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, đào tạo các nhà quản lý kinh tế, quản lý xã hội các nhà hoạch định chính sách. Các trung tâm đào tạo khác trong vùng tập trung tại các đô thị: thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Mỹ Tho, VũngTàu. + Phân bố hệ thống y tế vùng: Hệ thống mạng lưới bệnh viện tuyến 1: bố trí tại các đô thị và trung tâm huyện lỵ (quy mô từ 50 - 200 giường bệnh). Hệ thống mạng lưới bệnh viện tuyến 2 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ở trung tâm tỉnh lỵ (quy mô từ 300 - 1.000 giường bệnh). Hệ thống bệnh viện tuyến 3 là mạng lưới bệnh viện Trung ương đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, bố trí tại thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa. + Phân bố hệ thống nhà ở: Vùng trung tâm trong vành đai 2: phát triển nhà ở thương mại tập trung mật độ cao. Vùng từ đường vành đai 2 đến đường vành đai 3: phát triển theo các đô thị mở rộng và trung tâm đô thị gắn với các khu công nghiệp và vùng sinh thái. Các vùng đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung: phát triển tập trung cao ở các đô thị trong vùng và phát triển mở rộng tại các vùng xung quanh, theo cơ chế chính sách linh hoạt, nhà giá rẻ gắn liền với mở rộng đất đai. + Phân bố hệ thống dịch vụ thương mại: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu là trung tâm dịch vụ - tài chính - thương mại quốc tế ; các đô thị Bà Rịa, Long Khánh, Tam Phước, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Chơn Thành, Trảng Bàng, Mỹ Tho sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cấp quốc gia, cấpvùng; các đô thị trung tâm các tiểu vùng du lịch, cửa khẩu, vùng sinh thái sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cấp vùng có bán kính phục vụ hợp lý. 8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: a)Giao thông: - Đường bộ: + Các đường hướng tâm đối ngoại: cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm hiện tại. Xây dựng các đường cao tốc: thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành- Dầu Giây - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh - Nhơn Trạch; cải tạo các tỉnh lộ hiện tại để hỗ trợ các quốc lộ hướng tâm, xây dựng tỉnh lộ 25C nối đô thị Nhơn Trạch với cảng hàng không quốc tế LongThành; kéo dài đường xuống cảng Phước An, làm cầu qua sông Thị Vải để nối tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với đường cao tốc liên vùng phía Nam; + Các đường vành đai liên vùng: xây dựng các tuyến vành đai liên vùng, đảm bảo kết nối thuận tiện các không gian đô thị hạt nhân, không gian chức năng khác trong vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. + Xây dựng các bến trung chuyển hàng hóa tại cửa ngõ ra vào nội đô thành phố Hồ Chí Minh và dọc vành đai 1; cải tạo và xây dựng các kho thông quan nội địa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong vùng. - Đường sắt: + Đường sắt quốc gia: Xây dựng, cải tạo mạng lưới đường sắt quốc gia và hệ thống ga, công trình phục vụ đường sắt trong vùng theo hướng hiện đại hóa, giảm tải áp lực ngày càng tăng đối với vận tải đường bộ; kết hợp với đường sắt đô thị, phục vụ phát triển giao thông công cộng của thành phố Hồ Chí Minh và toàn vùng. - Đường thủy: + Luồng tàu biển: cải tạo luồng tàu và lắp đặt hệ thống điều khiển giao thông hàng hải (VTS) trên sông Lòng Tàu và Soài Rạp để bảo đảm tiếp nhận tàu container với trọng tải tới 20.000 DWT tại cảng tổng hợp mới ở Hiệp Phước. + Luồng tàu sông: cải tạo, nâng cấp các tuyến luồng tàu sông đi liên tỉnh trong vùng đạt tiêu chuẩn sông cấp III. + Hệ thống cảng biển: xây dựng mạng lưới cảng biển trong vùng phù hợp với quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm số 5). + Hệ thống cảng sông: xây dựng mạng lưới cảng sông, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sông trong vùng và nhu cầu trung chuyển hàng hóa đường sông từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm cảng biển Hiệp Phước. - Hàng không: + Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2020 sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng cấp để đến năm 2010 đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, năm 2020 đạt công suất 20 triệu hành khách/năm. + Lập dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai để có thể triển khai xây dựng sau năm 2010. + Xây dựng sân bay ở Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu); + Nâng cấp sân bay Cỏ Ống Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). + Xây dựng sân bay trực thăng trong đô thị phục vụ cấp cứu khẩn cấp, về lâu dài sử dụng trong giao thông công cộng. b) Chuẩn bị kỹ thuật: - Công tác phòng chống chống lũ: + Đối với việc bảo vệ bờ sông: Để phòng, chống và giảm bớt các nguy cơ sạt lở bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như: Có kế hoạch và phương pháp khai thác cát, nạo vét lòng sông một cách khoa học kết hợp với việc điều tiết dòng chảy qua việc xả lũ của các hồ lớn trên thượng nguồn (hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng) để bảo đảm không bị ảnh hưởng tới lòng sông và không thay đổi hướng, vận tốc dòng chảy của sông. Có biện pháp gia cố bờ sông tại những vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao như kè bờ sông, trồng cây bảo vệ bờ... Có biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn chủ yếu trong phạm vi tỉnh Bình Phước, Tây Ninh để giữ nước, giảm tốc độ dòng chảy phòng chống lũ gây xói lở phá hủy mặt phủ tự nhiên. + Đối với các đô thị nằm trong vùng bị ảnh hưởng ngập úng cần có các biện pháp như sau: Xác định cụ thể cốt khống chế xây dựng cho từng đô thị, từng khu dân cư trên cơ sở cao trình mực nước cao nhất với tần xuất 1% theo quy phạm hiện hành. Tại các khu đô thị mới phải có các biện pháp chống ngập bằng cách tôn nền vượt lũ hoặc đê bao từng lưu vực nhỏ để chống lũ hoặc triều cường. Tại các khu đô thị hiện hữu thường bị ảnh hưởng ngập lụt cần có những giải pháp cải tạo đồng bộ như tôn nền cục bộ hoặc dùng đê bao kết hợp cống một chiều (ngăn triều) để ngăn nước từ bên ngoài tràn vào các khu vực xây dựng. Đối với các kinh rạch hiện hữu không có giao thông thủy cần được nạo vét, kè bờ tạo cảnh quan và xây dựng các đập ngăn triều để tạo thành các hồ điều hòa tự nhiên. Cải tạo hệ thống thoát nước kết hợp với hồ điều hòa và bơm cưỡng bức để thoát nước mưa trong mùa lũ hoặc khi triều cường. - Quy hoạch tiêu, thoát nước cho các đô thị: đối với các khu đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng và nước thải riêng. Đối với khu vực đô thị cũ, cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước chung và chọn giải pháp cống bao có hố tách dùng để thu gom nước thải dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị. c) Cấp nước: - Nguồn cấp nước: nguồn nước cấp trong vùng chủ yếu khai thác từ các sông Đồng Nai, Sài Gòn, sông Tiền và các hồ Trị An, Dầu Tiếng. Nguồn nước ngầm chỉ sử dụng cho các khu nhỏ, cách xa các nguồn nước mặt. - Dự báo tổng hợp các nhu cầu dùng nước: + Khu vực đô thị: tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 95% vào năm 2015 và 100% vào năm 2025. + Khu vực nông thôn: tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 90% vào năm 2015 và 100% vào năm 2025. + Tổng nhu cầu cấp nước khoảng 7,2 - 7,5 triệu m3/ngày; nước sinh hoạt khoảng 6,2 - 6,7 triệu m3/ngày, nước cấp cho các khu cng nghiệp 0,8 - 1 triệu m3/ngày. - Các giải pháp cấp nước: nghiên cứu phân vùng cấp nước thành các vùng - tuyến chính cấp nước; xây dựng các nhà máy nước cấp vùng cho các nhu cầu cấp nước toàn vùng; liên kết các mạng cấp nước các đô thị và các nhà máy nước cấp vùng, cân đối nguồn nước, nhu cầu dùng nước và được điều tiết trên cơ sở mạng chuyển tải và máy nước cấp vùng. d) Cấp điện: - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: nguồn điện được cấp từ các nhà máy điện Hiệp Phước, Thủ Đức và các trạm biến áp 500 kV, 220 kV. Với sự hình thành khu đô thị Cảng Hiệp Phước, dự kiến sẽ có thêm nhà máy điện và các trạm nguồn ở khu vực này. - Các tỉnh trong vùng thành phố Hồ Chí Minh: có Trung tâm nhiệt điện Nhơn Trạch tại thành phố Nhơn Trạch công suất 1.200 MW đang được xây dựng theo Quy hoạch điện VI. đ) Xử lý chất thải rắn: - Tổ chức thu gom và xử lý chất thải rắn: xây dựng 2 khu liên hợp xử lý rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp cho các đô thị lớn mang tính chất liên vùng, và 1 khu xử lý rác công nghiệp, y tế độc hại, có thể chọn 1 ô chôn rác độc hại trong khu liên hợp để quản lý chung. - Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn: + Xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp độc hại tại Tây Bắc - Bắc Củ Chi, quy mô khoảng 800 ha. + Xây dựng khu liên hợp xử lý rác tại Thủ Thừa (Long An) cho thành phố Hồ Chí Minh và Long An diện tích 1.760 ha. Đối với các bãi chôn lấp riêng hiện có trong vùng cần nâng cấp thành khu liên hợp riêng với công nghệ tổng hợp diện tích từ 100 - 200 ha. + Tại các huyện: quy hoạch vị trí và xác định quy mô khu xử lý rác có tính chất chức năng vùng huyện, cự ly vận chuyển < 10 km, quy mô 30 - 50 ha tại các huyện để thu gom và xử lý rác. e) Nghĩa trang, công nghệ táng: - Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các thành phố loại 1: xây dựng 2 - 3 khu nghĩa trang nhân dân, quy mô 200 - 300 ha; tại các đô thị độc lập, các huyện, thị khác cần quy hoạch 1 khu nghĩa trang nhân dân tập trung quy mô 20 - 50 ha. - Quy hoạch vị trí và xác định quy mô các khu hỏa táng và địa táng mang tính chất chức năng vùng tỉnh, với hình thức tổ chức hỗn hợp đa năng, nhiều loại hình trong một khu, có thể coi là công viên nghĩa trang, cự ly vận chuyển < 50 km, quy mô 200 - 300 ha. Dùng chung cho các khu vực: Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu: đặt tại Long Thành; Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước: đặt tại Bình Dương, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh: đặt tại Tây Ninh; Long An, Tiền Giang: xây dựng riêng cho mỗi tỉnh; trong đó ưu tiên phát triển ở phía Long Thành, Bà Rịa - VũngTàu, Long An và không ảnh hưởng tới nguồn nước. - Để tiết kiệm diện tích xây dựng nghĩa trang, khuyến khích xây dựng các lò hỏa táng tại các nghĩa trang của các tỉnh. Các nghĩa trang xây dựng theo hướng công viên nghĩa trang, không cho phép chia lô, xây dựng lăng mộ tự phát như hiện nay. g) Bảo vệ môi trường sinh thái: - Khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả đất đai và nguồn lực tự nhiên: + Khai thác sử dụng đất đai phải thực hiện đúng mục đích, quy mô và tuân thủ chặt chẽ tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã quy định trong các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ trên địa bàn tỉnh, thành phố và trên toàn vùng. + Khai thác các nguồn lực tự nhiên phải thực hiện đồng bộ, tập trung đúng theo quy hoạch phát triển chuyên ngành, tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp bảo vệ môi trường. - Bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn và thảm thực vật phòng hộ: + Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên và thảm xanh hiện hữu: trên phần diện tích các tỉnh, thành phố trong vùng quy hoạch, khoanh vùng khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên. Duy trì và ổn định vùng trồng cây công nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh. + Khoanh vùng đất bảo vệ khu vực dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn: phát triển thảm thực vật tại các khu vực dọc theo sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để phòng hộ và bảo vệ nguồn nước ngọt, nước ngầm. Nghiêm cấm xây dựng các loại hình công nghiệp độc hại như dệt nhuộm, giấy, thuộc da, công nghiệp nặng như sắt thép, công nghiệp sản xuất xe gắn máy, xe ô tô, xi mạ... trong vùng nước ngọt của 2 con sông này. Các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp cần có khoảng cách ly xây dựng để kiểm soát nước thải và dễ xử lý. - Khai thác và sử dụng nguồn nước: + Nguồn nước mặt: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé, sử dụng phải đúng mục đích , tuân thủ chặt chẽ đúng theo quy hoạch cân bằng nguồn nước; khai thác phải tuân thủ quy trình kỹ thuật. Nghiêm cấm xây dựng các nhà máy công nghiệp xả nước thải độc hại trong vùngbảo vệ nguồn nước. + Nguồn nước hồ: các hồ Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ ở Bình Dương, Bình Phước; sông Ray, suối Cả,…ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các đô thị, do đó nghiêm cấm việc nuôi cá bè, lập trang trại chăn nuôi trong khu vực lòng hồ cũng như vùng thượng lưu, nghiêm cấm sản xuất kinh doanh xả nước thải xuống lòng hồ... cần phải có khoảng cách ly quanh các hồ, cấm xây dựng các nhà máy công nghiệp, khu dân cư phía thượng lưu. + Nguồn nước ngầm: cần đánh giá trữ lượng, có quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật... phân bổ hợp lý, không khai thác quá tập trung trên từng khu vực, không khai thác với thời gian liên tục quá mức, có thể dẫn đến cạn kiệt, hạ thấp mực nước ngầm làm suy giảm trữ lượng và kéo theo các tác động khác không kiểm sóat được làm suy giảm chất lượng môi trường. - Kiểm soát hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản: + Quy hoạch và kiên toàn hệ thống các trung tâm, các trạm bảo vệ thực vật bảo đảm khả năng kiểm soát đầu vào và đầu ra trong hoạt động sử dụng phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật. + Thành lập hệ thống bảo vệ thủy hải sản bên cạnh hệ thống thú y, hệ thống bảo vệ gia súc, gia cầm, thủy cầm đảm bảo khả năng kiểm soát chất lượng nước đầu vào, đầu ra, các loại vacxin và các loại thuốc chữa bệnh. 9. Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và dự báo nguồn lực: a) Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: - Các chương trình kết cấu hạ tầng: + Phát triển các tuyến đường vành đai liên vùng. + Phát triển mạng lưới giao thông công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt nội đô và liên kết vùng. + Phát triển hệ thống cảng biển. + Phát triển các tuyến đường quốc lộ hướng tâm và các tuyến đường cao tốc liên kết vùng. + Xây dựng sân bay Long Thành. + Xây dựng mạng lưới cung cấp năng lượng toàn vùng. + Phát triển hệ thống cấp nước toàn vùng. - Các chương trình nâng cao chất lượng sống bảo vệ môi trường: + Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm (bên trong vành đai 2). + Phát triển các chương trình dịch vụ công cộng cấp quốc tế, quốc gia và vùng. + Các chương trình kiểm soát bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn nước. + Các chương trình phát triển các vùng du lịch nghỉ dưỡng. + Chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp và các khu công nghiệp tập trung. b) Dự báo nguồn lực thực hiện: - Vốn ngân sách. - Vốn vay ODA. - Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Khai thác tiềm năng của giá trị đất để phát triển. 10. Tổ chức thực hiện: - Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu chính sách, cơ chế và chiến lược phát triển đô thị toàn vùng tầm nhìn lâu dài, phối hợp việc điều chỉnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng. - Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh những đồ đồ án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư được phê duyệt nhưng không còn phù hợp , bao gồm: quy hoạch chung, các thành phố trung tâm tỉnh lỵ, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung. - Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trương phối hợp với Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng lập quy hoạch giao thông vận tải vùng thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng trong vùng hiện đại, hợp lý nhằm giảm thiểu ùn tắt giao thông của thành phố Hồ Chí Minh , trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng báo. Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - VũngTàu, Tiền Giang và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nơi nhận: (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng - Ban Bí thư Trung ương Đảng. - Thủ tướng Chính phủ. - Các Phó Thủ tướng Chính phủ. - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - UBND các tỉnh, TP: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - VũngTàu, Tiền Giang. - Sở QHKT Thành phố Hồ Chí Minh. - Sở xây dựng 07 tỉnh trong vùng thành phố Hồ Chí Minh. - VPCP: BTCN, các PCN. Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, thông báo. - Lưu: Văn thư, KTN (8b). M Phụ lục 3 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Số: 15/2008/CT-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2008 CHỈ THỊ Về tổ chức, thực hiện Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện tốt quy hoạch xây dựng vùng sẽ góp phần tạo điều kiện để thành phố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp, đô thị, sinh thái có giá trị gia tăng lớn; trở thành trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước, tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển ổn định và bền vững; là hạt nhân Vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau: 1. Thủ trưởng sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức quán triệt những nội dung cơ bản của Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị, nhất là cán bộ làm công tác hoạch định chính sách, tham mưu xây dựng quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố. Nội dung trọng tâm là nắm rõ những mục tiêu phát triển, phạm vi quy hoạch, mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian vùng, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, nguồn lực và biện pháp tổ chức thực hiện. 2. Giao Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan, căn cứ nội dung Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ sau: 2.1. Sở Giao thông vận tải chủ động làm việc với các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải để lập quy hoạch giao thông vận tải vùng thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông vận tải, bao gồm đường bộ (kể cả các tuyến đường vành đai, đường trục xuyên tâm…), đường sông, đường hàng không, đường sắt; hệ thống vận tải hành khách công cộng trong vùng hiện đại, hợp lý nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông của thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở - ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ nội dung quy hoạch vùng, tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh những đồ án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng không còn phù hợp, bao gồm quy hoạch chung các quận - huyện, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung và quy hoạch chung thành phố đến năm 2025. 2.3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập quy hoạch địa điểm xây dựng trường trung học nghề, cao đẳng, đại học, hệ thống bệnh viện trên địa bàn thành phố gắn với quy hoạch vùng. 2.4. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thành phố chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng tham mưu đề xuất những giải pháp kỹ thuật phục vụ cho công tác phòng chống lũ, quy hoạch tiêu thoát nước đô thị của thành phố có liên quan đến những giải pháp chung của toàn vùng. 2.5. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng định hướng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, đầu tư phát triển hệ thống nhà máy cung cấp nước, phát triển mạng cung cấp nước của thành phố gắn với các địa phương trong vùng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. 2.6. Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp Công ty Điện lực II, Công ty Điện lực thành phố xây dựng định hướng phát triển mạng lưới, cung cấp điện trên địa bàn thành phố theo quy hoạch chung của ngành. 2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp tham mưu định hướng phát triển hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn; quy hoạch nghĩa trang nhân dân, công nghệ táng; định hướng khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, đất đai, vấn đề xử lý bảo vệ môi trường của thành phố trong mối quan hệ vùng và các nguồn lực tự nhiên khác. 2.8. Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trình Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 3. Các nội dung trên cần khẩn trương chuẩn bị chu đáo, cụ thể để khi Bộ - ngành Trung ương có yêu cầu, thành phố có thể cung cấp tư liệu, cơ sở thực tiễn, đề xuất giải pháp khả thi nhằm xây dựng các loại quy hoạch kiến trúc, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, đáp ứng được yêu cầu phát triển thành phố mang tính ổn định và bền vững; bảo đảm tính định hướng phát triển lâu dài đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050. 4. Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc cơ quan thường trực triển khai thực hiện Chỉ thị này, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của các sở - ngành có liên quan, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xử lý các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh, những vấn đề phát sinh trong công tác phối hợp với Bộ - ngành Trung ương, các tỉnh có liên quan./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân Phụ lục 4 KHU CÔNG NGHIỆP BẮC TÂN TẬP Diện tích: 1.000 ha, giai đoạn 1 là 100 ha. - Vị trí: xã Tân Tập và Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An + Giáp sông Kênh Hàng và sông Soài Rạp là một trong những đầu mối của hệ thống đường thủy nội địa nối Long An với TP.HCM, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam bộ., đồng thời thông thương với đường biển quốc tế. + Có cảng biển riêng tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 tấn-30.000 tấn. + Cách trung tâm TP.HCM 30 km + Cách sân bay Tân Sơn Nhất 30 km. - Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: các ngành công nghiệp tạo nguyên liệu, cần nhiều đất và có mức độ ô nhiễm trung bình, công nghiệp nặng và kho bãi. KHU CÔNG NGHIỆP NAM TÂN TẬP Diện tích: 266 ha. - Vị trí: xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. + Cạnh và xuôi dòng sông Soài Rạp ra biển Đông khoảng 24 km, ra cửa sông Vàm Cỏ khoảng 7 km. Cả hai con sông này là những điểm đầu mối của hệ thống đường thủy nội địa nối Long An với TP. HCM, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. + Cạnh cảng biển Long An, gần cảng container Hiệp Phước, cách cảng Sài Gòn khoảng 23 km và cảng Cát Lái 36 km theo đường thủy. + Cách trung tâm TP.HCM 24 km và cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 30 km. - Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp chế biến nông, thủy hải sản, kho đông lạnh, kho hàng khô, hàng may mặc, giày da, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp ô tô, điện tử, công nghiệp nhựa, sản xuất thép, nhà máy đóng tàu,... KHU CÔNG NGHIỆP TÂN KIM - Vị trí: xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. + Giáp ranh TP. HCM, cạnh Quốc lộ 50 và giáp sông Cần Giuộc là hai tuyến giao thông thủy bộ chính trong khu vực đến các trung tâm kinh tế khác trong và ngoài nước. + Cách trung tâm TP.HCM 20 km và cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 25 km. + Cách Cảng Sài gòn 20 km và cách các cảng biển trong tương lai như cảng Hiệp Phước 12 km theo đường bộ và cảng Long An, cảng Hiệp Phước 20 km theo đường thủy. - Diện tích : 167, 7 ha gồm 116,7 ha giai đoạn và 51 ha giai đoạn mở rộng - Ngành nghề thu hút đầu tư: + Công nghiệp chế biến nông, hải sản + Công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và bánh kẹo. + Công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị, chế tạo ô tô, xe máy, phương tiện vận tải và linh kiện, phụ tùng, dầu nhờn. + Công nghiệp may mặc, da giày; công nghiệp phục vụ nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí và thể dục thể thao. + Công nghiệp chế bản, thiết kế mẫu, lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất phần mềm máy tính. KHU CÔNG NGHIỆP LONG HẬU - Vị trí: ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. - Diện tích: 141.85 ha. Diện tích đất cho thuê: 90.70 ha. - Hạ tầng: + Giao thông: Đường nối liền Long Hậu - Hiệp Phước. Cách đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7-TP.HCM) 11 km và cách trung tâm Quận1(TP.HCM)15 km. Tuyến đường thủy: Sài Gòn -Nhà Bè - Soài Rạp - ra Biển Đông. + Cấp điện: sử dụng hệ thống điện lưới Quốc gia. + Cấp nước: hệ thống cấp nước hoàn chỉnh với nguồn nước sạch dẫn từ nhà máy cấp nước Long Hậu cách khu công nghiệp 3 km. + Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại với các dịch vụ điện thoại, ADSL, DDN truyền số liệu, thuê kênh riêng, ... + Xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp với công suất 5.400 m3/ngày. - Ngành nghề thu hút đầu tư: . Công nghiệp chế biến thực phẩm: chế biến rau quả, chế biến các sản phẩm từ sửa, gia súc, gia cầm,.... . Công nghiệp nhựa, nhôm gia dụng, sản xuất hàng công nghệ phẩm, dệt, may mặc, da, giả da, sản xuất giấy, bìa, bao bì, đồ chơi trẻ em. . Công nghiệp cơ khí: chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các dụng cụ, chi tiết máy, thiết bị thay thế; lắp ráp các loại máy đặc chủng, nông ngư cơ,xe gắn máy. . Công nghiệp điện tử: lắp ráp và chế tạo các sản phẩm điện tử. . Công nghiệp vật liệu xây dựng: sản xuất các loại vật liệu xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông. KHU CÔNG NGHIỆP CẦU TRÀM - Vị trí: xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Cặp đường tỉnh 826 nối liền với Quốc lộ 1A và Quốc lộ 50, cách trung tâm TP.HCM 24 km, cách trung tâm Chợ Lớn 20 km. Cách cảng Sài Gòn 30 km, cảng Nhà Bè 28 km, cảng Bourbon 11 km. Cách sân bay Tân Sơn Nhất 25 km. Nằm giữa 3 khu dân cư lớn là Thị trấn Bến Lức, Thị trấn Cần Đước (Long An) và Thị trấn Bình Chánh (TP.Hồ Chí Minh). - Diện tích: 84 ha - Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp ít ô nhiễm sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH029.pdf
Tài liệu liên quan