I. LÝ do chọn đề tài
Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục đào tạo là một trong những trọng tâm quan trọng của sự phát triển. Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng ta đã chỉ rõ là: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên (GV) và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo độc lập suy nghĩ của học sinh, .”. Điều 28 Luật Giáo dục nước ta (2005) cũng nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng líp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thó học tập cho HS”.
Mét trong những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy đề cập đến định hướng đổi mới công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, từ hình thức đến công cụ, đặc biệt chú trọng tối đa khả năng tự kiểm tra, đánh giá của người học, bởi người học là một trung tâm quan trọng của hoạt động dạy và học ở nhà trường.
Trong vài năm gần đây, đồng thời với việc áp dụng chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, ở các trường phổ thông đã và đang thực hiện tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới cách thức, nội dung kiểm tra, đánh giá.
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm tra đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng líp học, . trong quá trình dạy học, và đã bước đầu khuyến khích HS tìm sách tham khảo tự củng cố kiến thức.
Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong các bài kiểm tra đánh giá. Trên thị trường sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không biết lùa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng thật là hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT cọ sát với hình thức thi trắc nghiệm qua các đợt thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển Đại học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao” – Phần Hoá học vô cơ.
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dùng bộ đề kiểm tra đáp ứng được mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đặc biệt là nêu được phương pháp cho HS sử dụng bộ đề nhằm tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng học tập môn Hóa học của HS THPT.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng môn Hóa học, các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng câu hỏi (TNKQ và TNTL) để xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng Hoá học.
2. Xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 nâng cao phần vô cơ.
3. Sử dụng bộ đề đối với các líp thực nghiệm, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với các líp đối chứng để đánh giá độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của bộ đề, kịp thời chỉnh sửa các câu hỏi chưa phù hợp, hoàn chỉnh bộ đề.
IV. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình kiểm tra kết quả dạy học Hoá học ở trường THPT líp 11 - Nâng cao (Phần Hóa học vô cơ chương 1, 2 và 3).
2. Đối tượng nghiên cứu: Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao (Phần Hoá học vô cơ).
V. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng Hoá học líp 11 – Nâng cao đảm bảo được yêu cầu của đề kiểm tra với chất lượng tốt, nếu GV và HS sử dụng một cách triệt để, thường xuyên và tự giác, sẽ góp phần tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
– Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: như các phương pháp kiểm tra, đánh giá, đi sâu về phương pháp kiểm tra TNKQ.
– Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng Hoá học, SGK, sách giáo viên (GV) Hoá học líp 11 – THPT cơ bản và nâng cao; đi sâu vào phần Hoá học vô cơ nâng cao.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Gồm nhóm các phương pháp: điều tra cơ bản; quan sát; thực nghiệm.
3. Phương pháp sử dụng Toán Thống kê
Áp dụng một số tham số đặc trưng trong Toán Thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
VII. Điểm mới của luận văn
1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phương pháp kiểm tra đánh giá và vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học líp 11 – nâng cao phần Hoá học vô cơ để HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học sau mỗi bài học, mỗi chương.
3. Tuyển chọn và xây dựng ngân hàng đề (đề nguồn).
VIII. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm Nội dung nghiên cứu với 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hệ thống bộ đề tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng môn Hoá học líp 11, nâng cao (phần Hoá học Vô cơ)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ năng hoá học lớp 11 nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Họ và tên học viên: PHẠM HỒNG BẮC
Cơ sở đào tạo: Khoa Hoá học Trường ĐHSP Hà Nội
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy Hoá học
Mã số chuyên ngành: 60.14.10
Tên đề tài:
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÙ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGBẰNG HỆ THỐNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC KĨ NĂNG HOÁ HỌC LÍP 11 NÂNG CAO
(Phần Hoá học vô cơ)
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Thị Oanh
Hà Nội, 2008
MỞ ĐẦU
I. LÝ do chọn đề tài
Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục đào tạo là một trong những trọng tâm quan trọng của sự phát triển. Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng ta đã chỉ rõ là: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngò giáo viên (GV) và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo độc lập suy nghĩ của học sinh,...”. Điều 28 Luật Giáo dục nước ta (2005) cũng nhấn mạnh: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng líp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thó học tập cho HS”.
Mét trong những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy đề cập đến định hướng đổi mới công việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, từ hình thức đến công cụ, đặc biệt chú trọng tối đa khả năng tự kiểm tra, đánh giá của người học, bởi người học là một trung tâm quan trọng của hoạt động dạy và học ở nhà trường.
Trong vài năm gần đây, đồng thời với việc áp dụng chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, ở các trường phổ thông đã và đang thực hiện tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới cách thức, nội dung kiểm tra, đánh giá.
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm tra đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng líp học,... trong quá trình dạy học, và đã bước đầu khuyến khích HS tìm sách tham khảo tự củng cố kiến thức.
Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong các bài kiểm tra đánh giá. Trên thị trường sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không biết lùa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng thật là hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT cọ sát với hình thức thi trắc nghiệm qua các đợt thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển Đại học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao” – Phần Hoá học vô cơ.
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dùng bộ đề kiểm tra đáp ứng được mục đích, yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đặc biệt là nêu được phương pháp cho HS sử dụng bộ đề nhằm tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng học tập môn Hóa học của HS THPT.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng môn Hóa học, các yêu cầu về kĩ thuật xây dựng câu hỏi (TNKQ và TNTL) để xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng Hoá học.
2. Xây dùng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 nâng cao phần vô cơ.
3. Sử dụng bộ đề đối với các líp thực nghiệm, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với các líp đối chứng để đánh giá độ tin cậy, độ khó và độ phân biệt của bộ đề, kịp thời chỉnh sửa các câu hỏi chưa phù hợp, hoàn chỉnh bộ đề.
IV. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình kiểm tra kết quả dạy học Hoá học ở trường THPT líp 11 - Nâng cao (Phần Hóa học vô cơ chương 1, 2 và 3).
2. Đối tượng nghiên cứu: Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của HS THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 – Nâng cao (Phần Hoá học vô cơ).
V. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng Hoá học líp 11 – Nâng cao đảm bảo được yêu cầu của đề kiểm tra với chất lượng tốt, nếu GV và HS sử dụng một cách triệt để, thường xuyên và tự giác, sẽ góp phần tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách hiệu quả.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
– Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: như các phương pháp kiểm tra, đánh giá, đi sâu về phương pháp kiểm tra TNKQ.
– Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng Hoá học, SGK, sách giáo viên (GV) Hoá học líp 11 – THPT cơ bản và nâng cao; đi sâu vào phần Hoá học vô cơ nâng cao.
2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Gồm nhóm các phương pháp: điều tra cơ bản; quan sát; thực nghiệm.
3. Phương pháp sử dụng Toán Thống kê
Áp dụng một số tham số đặc trưng trong Toán Thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
VII. Điểm mới của luận văn
1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phương pháp kiểm tra đánh giá và vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học líp 11 – nâng cao phần Hoá học vô cơ để HS tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học sau mỗi bài học, mỗi chương.
3. Tuyển chọn và xây dựng ngân hàng đề (đề nguồn).
VIII. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm Nội dung nghiên cứu với 3 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hệ thống bộ đề tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng môn Hoá học líp 11, nâng cao (phần Hoá học Vô cơ)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
3. Những yêu cầu về khối lượng và chất lượng kiến thức, kĩ năng kĩ xảo cần kiểm tra, đánh giá môn Hoá học
4. Hình thức kiểm tra đánh giá
Bảng 1.2: Phân loại các kiểu test kiểm tra
Kiểm tra viết thường dùng hai loại câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ); câu hỏi trắc nghiệm tự luận (TNTL).
II. Cơ sở lí luận về việc xây dựng các câu hỏi TNKQ và TNTL
1. Câu hỏi TNKQ
1.1. Khái niệm
TNKQ là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ thống những câu hỏi trắc nghiệm mà hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào người chấm. Bài trắc nghiệm được chấm điểm bằng cách đếm số lần người làm trắc nghiệm đã chọn được những câu trả lời đúng trong số các câu trả lời đã được cung cấp.
1.2. Phân loại các phương pháp TNKQ
Hiện nay đa số các nhà giáo dục thống nhất chia các câu hỏi TNKQ làm 5 dạng chính: Dạng nhiều lùa chọn; Dạng câu đúng – sai; Dạng ghép đôi; Dạng câu điền khuyết hay trả lời ngắn; Câu hỏi bằng hình vẽ.
Trong tình hình thực tế hiện nay, việc kiểm tra và thi chủ yếu sử dụng hình thức TNKQ dạng nhiều lùa chọn, vì vậy trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu phân tích dạng câu hỏi TNKQ dạng nhiều lùa chọn.
1.2.1. Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm có nhiều câu để lùa chọn
Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Câu trắc nghiệm nhiều lùa chọn gồm 2 phần: phần đầu là phần dẫn (có thể là một câu hỏi hay một câu dẫn), phần sau là từ 3 đến 5, thường là 4 hoặc 5 phương án trả lời với kí hiệu là các chữ cái A, B, C, D, E. Trong các phương án đó chỉ có duy nhất một phương án là đúng nhất – gọi là đáp án. Các phương án khác gọi là phương án nhiễu.
1.2.2. Tác dụng, ưu điểm và hạn chế
– Khi làm bài, HS chỉ việc đánh dấu vào câu trả lời được chọn. Vì vậy có thể kiểm tra nhanh nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn; việc chấm bài cũng nhanh.
– Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi Ýt hơn so với các loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lùa chọn tăng lên, buộc HS phải xét đoán, phân biệt kĩ trước khi trả lời câu hỏi.
– Có tính giá trị tốt vì có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lí, định luật, tổng quát hoá của HS hiệu quả.
– Việc chấm bài thực sự khách quan. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm, chữ viết và khả năng diễn đạt của HS.
– GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau như: + Xác định mối tương quan nhân quả; + Nhận biết các điều sai lầm; + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau; + Định nghĩa các khái niệm; + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện; + Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật; + Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện; + Xác định thứ tù hay cách sắp đặt giữa nhiều vật; + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
Hạn chế của hình thức kiểm tra này:
– Đối với người soạn: Loại câu này khó soạn, tốn thời gian soạn đề, soạn câu hỏi và phải tìm được câu trả lời đúng nhất, còn các câu nhiễu thì cũng phải hợp lí. Đặc biệt, phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức nâng cao hơn mức độ biết, nhớ và hiểu.
– Đối với HS: Với những HS thông minh, có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án. Câu hỏi nhiều lùa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL.
– Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.
2. Câu hỏi TNTL
2.1. Khái niệm
– TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, bài tập; khi làm bài, HS phải tự trả lời bằng các hình thức lập luận (như suy luận, biện luận, lí giải, chứng minh) theo ngôn ngữ của chính mình dưới dạng bài viết trong một khoảng thời gian đã định trước.
– TNLT không những có thể kiểm tra được kết quả mà còn có thể kiểm tra được quá trình tư duy của HS để đi đến kết quả đó. Trong TNTL, HS có thể phát triển được tư duy theo hướng sáng tạo; GV rút ngắn được thời gian ra đề; câu hỏi khai thác được chiều sâu của kiến thức. Đây là cách kiểm tra đánh giá truyền thống trong quá trình dạy học.
2.2. Phân loại
a. Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng
b. Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn
3. So sánh TNKQ và TNTL
Hai hình thức đánh giá này đều có ưu và nhược điểm khác nhau trong quá trình kiểm tra, đánh giá HS. Trong quá trình dạy học, GV nên vận dụng cả hai hình thức kiểm tra này một cách linh hoạt, sao cho phát huy được tối đa ưu điểm của chúng.
III. Tự kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hoá học
1. Vai trò của tự kiểm tra, đánh giá
Tự kiểm tra, đánh giá là một khâu trong quá trình tự học của HS khi đọc và nghiên cứu tài liệu ở nhà. HS cần phải có thông tin về những gì đã thu nhận, lĩnh hội được sau khi đọc và nghiên cứu, vì vậy HS thường tự kiểm tra mình bằng cách trả lời những câu hỏi tóm tắt sau chương hoặc sau mỗi vấn đề. Trên cơ sở so sánh với chuẩn kiến thức, kĩ năng, HS có thể kiểm tra kiến thức mình đã lĩnh hội, tự giải đáp và giải đáp một cách chính xác các câu hái còn băn khoăn hoặc phát sinh trong quá trình học. Như vậy HS đã đạt được mục đích của việc tự học.
2. Thực trạng của tự kiểm tra, đánh giá
Hiện nay HS THPT khi học tập môn Hóa học Ýt có khả năng chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức; tuy việc giảng dạy và kiểm tra đã có những đổi mới, nhưng đổi mới và vận dụng có hiệu quả thì vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. HS chưa được thực sự khắc sâu kiến thức và chưa phát huy được tối đa khả năng để đạt kết quả cao nhất trong việc chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Từ thực trạng đó, cần phải có biện pháp để nâng cao quá trình đánh giá kiến thức kĩ năng cho HS, để từ đó không chỉ GV điều chỉnh quá trình dạy của mình, mà còn giúp HS xây dựng thãi quen tìm hiểu một vấn đề một cách sâu sắc, có hệ thống, có mục đích và tự đánh giá được kiến thức của mình. HS cần được tăng cường khả năng cho HS tự đặt câu hỏi trước những vấn đề được học, rồi tự trả lời, để từ đó HS hiểu được mình đã nắm được kiến thức đến đâu. Thực tiễn Êy làm xuất hiện một nhu cầu là rất cần một bộ đề trắc nghiệm (test) để giúp các em HS tự kiểm tra kiến thức, kĩ năng của bản thân và đánh giá lẫn nhau; đồng thời, gợi cho các em một nếp tự đặt câu hỏi cho mình để rồi tự trả lời những câu hỏi Êy. Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới đánh giá đang được sử dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Hoá học ở THPT
3.1. Định hướng chung
3.1.1. Về mục tiêu kiểm tra, đánh giá
Cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi líp, mỗi chương, phần để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của chương trình Hoá học THPT: mục tiêu giáo dục của môn Hoá học, mức độ nắm kiến thức kĩ năng hoá học ở mỗi bài, mỗi chương, học kì, năm học, cấp học,… và tuỳ loại đánh giá là tổng kết hay đánh giá quá trình.
3.1.2. Về nội dung đánh giá
a. Nội dung môn Hoá học không chỉ gồm những kiến thức về chất và những biến đổi của chúng, một số ứng dụng và phương pháp điều chế các chất mà còn bao gồm cả những kiến thức về phương pháp để chiếm lĩnh kiến thức đó.
b. Chó ý đánh giá theo tỉ lệ phù hợp 3 mức độ của nội dung: biết, hiểu, vận dụng.
c. Đánh giá cần tập trung vào nội dung thực hành của HS.
d. Chó ý đánh giá khả năng hoạt động nhóm trong quá trình học tập của HS.
3.1.3. Về hình thức đánh giá
Mỗi loại kiểm tra đều có điểm mạnh và hạn chế riêng, vì vậy GV nên kết hợp tốt nhất giữa hai hình thức kiểm tra bằng TNKQ và TNTL để phát huy tính tích cực tự học và có cách tự kiểm tra dưới hình thức đề kiểm tra sau mỗi bài, mỗi chương của HS.
3.2. Thiết kế bộ đề kiểm tra, đánh giá môn Hoá học theo định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá
3.2.1. Yêu cầu chung về Bộ đề kiểm tra, đánh giá kiến thức kĩ năng Hóa học
– Bé đề kiểm tra cần bảo đảm thực hiện được mục tiêu đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng: nội dung chính xác khoa học, đảm bảo tính phân hoá, có đáp án và hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác, có độ tin cậy cao, khách quan.
– Bé đề kiểm tra cần mang tính khả thi theo hướng phát triển của thế giới về nội dung, hình thức đánh giá, đa dạng hoá nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập, có khả năng áp dụng có hiệu quả đối với tất cả HS, khả thi về xử lí kết quả đánh giá.
3.2.2. Quy trình thiết kế đề kiểm tra hóa học
– Xác định mục tiêu kiểm tra, các tiêu chí nội dung cần kiểm tra, mức độ nội dung và điểm trọng số mỗi nội dung, mỗi mức độ, sử dụng loại TNKQ và TNTL... trong ma trận đề:
+ Thiết lập bảng gồm 2 phần chính: Các tiêu chí nội dung theo hàng ngang và mức độ biết, hiểu, vận dụng theo cột dọc.
+ Cột mức độ: Tương ứng với mỗi mức độ chia thành 2 loại câu hỏi TNKQ và TNTL.
+ Cột nội dung: Xác định đầy đủ các mảng nội dung chính của chương.
– Viết câu hỏi theo ma trận: Dùa vào ma trận cụ thể đã thiết lập, xác định khung đề kiểm tra như sau:
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ A hoặc B, C, D đứng trước phương án lùa chọn.
Câu 1: Câu 2: …
Phần II. Câu hỏi tự luận (4 điểm)
Câu 1: Câu 2: …
– Thiết kế đáp án và biểu điểm.
3.2.3. Mục đích xây dựng bộ đề kiểm tra, đánh giá môn Hoá học
Bộ đề kiểm tra, đánh giá này sử dụng cho HS tự kiểm tra kiến thức kĩ năng Hoá học nhằm nâng cao tính tự giác học tập và rèn luyện khả năng tư duy, khả năng đọc sách cho HS.
3.2.4. Phương pháp sử dụng bộ đề
3.2.4.1. Đối với GV:
GV thường xuyên sử dụng các đề kiểm tra 15 phót để củng cố bài học cuối giê hoặc kiểm tra bài cũ. Trước khi kiểm tra chương, GV còng cho ôn tập với các đề kiểm tra 45 phót và bộ đề nguồn. Có thể kết hợp hình thức học nhóm, cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau. Khuyến khích HS nêu câu hỏi và trả lời, tìm tòi kiến thức mới.
3.2.4.2. Đối với HS:
– Sau mỗi bài học, HS tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách làm các đề 15 phót do GV cung cấp. Việc này đòi hỏi HS phải có ý thức tự học cao, cầu tiến, tự giác. HS có thể đọc trước nội dung bài mới và tù đặt ra các câu hỏi có liên quan đến kiến thức mới. Sau mỗi chương, HS tự làm ở nhà bài 45 phót trong bộ đề, so sánh đáp án để chấm.
– Có thể kết hợp hình thức học nhóm cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau.
Chương 2: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC KĨ NĂNG HOÁ HỌC LÍP 11 – NÂNG CAO
PHẦN HOÁ HỌC VÔ CƠ
1. Mục tiêu – Cấu trúc nội dung
1.1. Mục tiêu cơ bản của chương trình Hoá học lớp 11 phần Hoá học vô cơ nâng cao
1.1.1. Về kiến thức
1.1.2. Về kĩ năng
1.1.3. Về thái độ
1.2. Cấu trúc nội dung chương trình Hoá học vô cơ lớp 11
Theo SGK, chương trình Hoá học líp 11 nâng cao phần Hoá học vô cơ có nội dung cấu trúc như sau: gồm 3 chương với tổng số 24 bài (chương 1: 8 bài, chương 2: 10 bài, chương 3: 6 bài).
1.2.1. Hệ thống lí thuyết chủ đạo
1.2.2. Các nhóm nguyên tố hoá học: Nhóm Nitơ, Nhóm Cacbon.
1.3. Đặc điểm nội dung kiến thức phần Hoá học vô cơ lớp 11
1.4. Ma trận hai chiều về kiến thức trong chương trình líp 11 – nâng cao – môn Hoá học phần Hoá học vô cơ
Việc tuyển chọn xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hóa học líp 11 – Nâng cao (Phần Hoá học vô cơ) được tiến hành theo nghiên cứu cơ sở lí luận ở trên. Dưới đây chúng tôi trình bày 1 ví dụ minh họa:
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1: Sự điện li Đề số 03
1. MỤC TIÊU
Đánh giá kiến thức, kĩ năng theo 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng:
– Các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
– Cơ chế của quá trình điện li.
– Khái niệm về axit – bazơ theo A–re–ni–ut và Bron–stet.
– Sự điện li của nước, tích số ion của nước.
– Đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch dùa vào nồng độ ion H+ và dùa vào pH của dung dịch.
– Phản ứng trong dung dịch chất điện li.
– Kiến thức về kĩ năng thực hành trong phòng thí nghiệm.
– Kĩ năng viết phương trình ion (đầy đủ, rút gọn) của các phản ứng xảy ra trong dung dịch.
– Dùa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ ion H+, OH– trong dung dịch.
2. MA TRẬN ĐỀ Tỉ lệ TNKQ là 60%, TNTL là 40%.
Nội dung
Mức độ kiến thức, kĩ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dông
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Sự điện li, phân loại chất điện li
2
(0,8)
3
(0,24)
5
(2)
2. Axit, bazơ và muối
1
(0,4)
4
(1,6)
1
(1)
1
(0,4)
7
(3,4)
3. pH
1
(0,4)
1
(0,4)
1
(1)
3
(1,8)
4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
1
(0,4)
1
(1)
1
(0,4)
1
(1)
4
(2,8)
Tổng
3
(1,2)
9
(3,6)
2
(2)
3
(1,2)
2
(2)
19
(10)
Để tiện cho việc theo dõi, đáp án được gạch chân, đi kèm cuối mỗi câu là mức độ nhận thức tương ứng.
I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái A, B, C, D cho câu trả lời.
Câu 1: Sự điện li là quá trình
A. hoà tan một chất trong nước tạo thành dung dịch.
B. phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. phân li của các chất trong nước (hoặc ở trạng thái nóng chảy) ra ion.
D. oxi hoá ─ khử. (Biết)
Câu 2: Trong các chất sau, chất không điện li là:
A. HCl B. NaCl C. Rượu etylic D. NaOH (Hiểu)
Câu 3: Nhận định sai là: (Hiểu)
A. Muối ăn là chất điện li. B. Axit axetic là chất điện li.
C. Canxi hiđroxit là chất không điện li. D. Rượu etylic là chất không điện li.
Câu 4: Nhóm các chất điện li mạnh là:
A. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2. B. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4.
C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3. D. H2SO4, KCl, H2O, CaCl2. (Hiểu)
Câu 5: 0,1 mol nhôm sunfat điện li hoàn toàn tạo ra: (Hiểu)
A. 0,1 mol Al3+, 0,1 mol B. 0,2 mol Al3+, 0,3 mol
C. 0,1 mol Al3+, 0,3 mol D. 0,2 mol Al3+, 0,1 mol
Câu 6: Khi thay đổi nồng độ của một dd chất điện li yếu (nhiệt độ không đổi),
A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
C. độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi.
D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi. (Biết)
Câu 7: Cho các ion sau: Theo Bron–stet, nhận định đúng là: (Hiểu)
A. là bazơ. B. là lưỡng tính.
C. là trung tính. D. là axit.
Câu 8: Theo định nghĩa axit─bazơ của Bron-stờt, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là lưỡng tính ? (Hiểu)
A. , CH3COO─ B. Zn(OH)2, Al2O3,
C. , , CH3COO─ D. Al(OH)3, ZnO, , H2O.
Câu 9: Phương trình điện li của CH3COOH là
CH3COOH CH3COO– + H+ K
A. K = B. K =
C. K = D. K = (Biết)
Câu 10: Biết hằng số điện li của axit HCN là 7.10–10. Độ điện li của HCN trong dung dịch 0,05M là:
A. 0,081% B. 0,0118% C. 0,028% D. 0,09% (Vận dụng)
Câu 11: Thang pH thường dùng từ 0 đến 14 là vì:
A. Để tránh ghi [H+] với số mũ âm.
B. pH dùng để đo dung dịch có [H+] nhỏ.
C. Tích số ion của nước [OH–][H+] = 10–14 ở 250C.
D. Cả A, B và C. (Hiểu)
Câu 12: Nồng độ ion H+ của dung dịch HCl ở pH = 3 là: (Vận dụng)
A. 0,001M B. 0,003M C. 3M D. 0,3M
Câu 13: Trong các dung dịch dưới đây : K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 (Hiểu)
Câu 14: Có tối đa bao nhiêu dung dịch tạo thành từ những ion Ba2+, Na+, Zn2+, ?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5. (Hiểu)
Câu 15: a. Cho hằng số axit của CH3COOH bằng 1,8.10–5. Dung dịch CH3COOH 0,4M có pH là:
A. 0,4 B. 2,57 C. 4,0 D. 3,64. (Hiểu)
b. Để trung hoà 300ml dung dịch CH3COOH 0,4M trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,02M?
A. 40ml B. 6l C. 60ml D. 4l. (Vận dụng)
II. Câu hỏi tự luận (4 điểm)
1. Chỉ dùng một thuốc thử, hóy nờu cỏch phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 loãng. (Đáp án: BaCO3) (Hiểu)
2. Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol . Hãy tìm biểu thức liên hệ số mol trong dung dịch X. (Đáp án: a + 2b = c + 2d) (Hiểu)
3. Pha loãng 200ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3l nước được dd X có pH = 12.
a. Tính nồng độ mol/lớt của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu? (Biết độ điện li của Ba(OH)2 bằng 1). (Vận dụng)
b. Cần bao nhiêu ml dung dịch gồm HCl 0,02M và H2SO4 0,015M cần dùng để trung hòa dung dịch X? (Đáp án: a. 0,0375M b. V = 150ml) (Vận dụng)
2. Xây dùng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học líp 11 - nâng cao - phần Hoá học vô cơ
Ví dụ đề kiểm tra 15 phút:
Bài 4. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ
1. Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được: Sự điện li của nước, tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm.
Biết được: Chất chỉ thị axit – bazơ: quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.
Kĩ năng: Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị.
2. Câu hỏi TNKQ (15 phút):
Câu 1: Cho các chất sau: H3PO4 (Ka = 7,6.10–3), HClO (Ka = 5,0.10–8), CH3COOH (Ka = 1,8.10–5), H2O (Ka = 1,0.10–14), (Ka = 1,0.10–2).
Độ mạnh theo thứ tự tăng dần của các axit là:
A. CH3COOH, H2O, , HClO, H3PO4.
B. H2O, HClO, CH3COOH, H3PO4, .
C. H3PO4, CH3COOH, HClO, H2O.
D. H2O, CH3COOH, HClO, H3PO4, .
Câu 2: Chọn cõu đỳng.
A. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào nồng độ.
C. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào áp suất.
D. Đối với một chất điện li xác định, hằng số điện li chỉ phụ thuộc vào nồng độ và áp suất.
Câu 3: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch :
KOH, HCl, H2SO4 loãng ?
A. giấy quỳ tím. B. Zn. C. Al. D. BaCO3.
Câu 4: Hoà tan 22,4 ml HCl (đktc) vào nước được 100 ml dung dịch X có giá trị pH bằng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Hoà tan 0,171g Ba(OH)2 vào 200ml nước được dung dịch có nồng độ OH– và pH tương ứng là:
A. 0,01M và 2. B. 0,01M và 12. C. 2M và 0,01. D. 0,005M và 2,3
Câu 6: Một dung dịch có [H+] = 10─12M. Dung dịch đó có môi trường
A. axit. B. bazơ. C. trung tính. D. không xác định.
Câu 7: Chọn câu trả lời sai trong cỏc cõu sau :
A. Giá trị [H+] tăng thì giá trị pH tăng.
B. Dung dịch mà giá trị pH > 7 có môi trường bazơ.
C. Dung dịch mà giá trị pH < 7 có môi trường axit.
D. Dung dịch mà giá trị pH = 7 có môi trường trung tính.
Câu 8: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M (coi HNO3 phân li hoàn toàn), đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. pH = 13, làm đỏ quỳ tím. B. pH = 1, làm hồng phenolphtalein.
C. [H+] < . D. pH = 1, làm đỏ quỳ tím.
Câu 9: Trong các dung dịch dưới đây: K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S có bao nhiêu dung dịch có pH > 7 ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Trộn 20,0ml dung dịch HCl 0,05M với 20,0ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi thể tích khi trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dung dịch thu được sau khi trộn là giá trị nào dưới đây ?
A. 1,0. B. 1,5. C. 2,0. D. 3,0.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Đánh giá chất lượng của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học – lớp 11 nâng cao, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bộ đề kiểm tra nhằm góp phần tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập Hoá học của HS.
2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
(1) Tính độ tin cậy, tính độ khó, độ phân biệt của hệ thống câu TNKQ và TNTL của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 nâng cao. Trên cơ sở đó chỉnh lí, loại bỏ những câu không phù hợp với mục đích, yêu cầu.
(2) Đánh giá hiệu quả của việc tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học của HS thông qua việc sử dụng bộ đề 15 phút và đề 45 phút.
3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm vào học kì I năm học 2008 – 2009.
1) Trường THPT Nhân Chính, Hà Nội do cô Nguyễn Thị Thiên Nga dạy
Lớp 11A8 thực nghiệm (TN); Lớp 11A11 đối chứng (ĐC)
2) Trường THPT Liên Hà – Đông Anh, Hà Nội do cô Trần Hải Châu dạy
Lớp 11A1 (TN); Lớp 11A4 (ĐC)
3.2. Lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm
* Đối với các lớp thực nghiệm: GV sẽ sử dụng bộ đề kiểm tra đánh giá với nội dung đề kiểm tra và bảng điểm chấm ở chương 2 phần II của luận văn trong các kiểu bài hoàn thiện kiến thức là các đề 15 phút và kiểm tra, đánh giá bằng các đề 45 phút ở tiết 13 chương 1, tiết 27 chương 2.
* Đối với các lớp đối chứng: GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, không sử dụng bộ đề. Nhưng khi kiểm tra 45 phỳt thỡ cho HS lớp đối chứng làm cùng đề với lớp thực nghiệm và thang điểm cho từng bài như nhau.
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Tiến hành thực nghiệm sử dụng bộ đề
* Đối với GV:
– GV thường xuyên sử dụng các đề kiểm tra 15 phút để củng cố bài học cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ. Trước khi kiểm tra chương, GV cũng cho ôn tập với đề kiểm tra 45 phút. Phát cho HS hệ thống bộ đề kiểm tra 15 phút, đề 45 phút để HS tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng khi kết thúc bài mới hoặc kết thúc chương (Các đề này được lấy phần lớn từ đề nguồn). HS tự chấm điểm hoặc chấm chéo, hoặc GV chấm, sau đó cho HS đối chiếu kết quả với đáp án. GV phải thông báo các điểm này chỉ để khảo sát, không lấy điểm chính thức.
– Kết quả kiểm tra đánh giá của GV và bài tự kiểm tra của HS được dùng để phân tích đánh giá độ khó, độ phân biệt của từng các câu hỏi trong bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hoá học và đề nguồn. Trên cơ sở đó GV soạn ra đề 45 phút để kiểm tra trên cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng lấy điểm thực tế. Điểm này là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng bộ đề.
* Đối với HS:
Sau mỗi bài học, HS tự kiểm tra kiến thức bằng các đề 15 phút do GV cung cấp. HS có thể đọc trước nội dung bài mới và tự đặt ra các câu hỏi có liên quan đến kiến thức mới. Sau mỗi chương, HS tự làm ở nhà bài 45 phút trong bộ đề, so sánh đáp án để chấm. Có thể kết hợp hình thức học nhóm cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau.
3.3.2. Xác định hiệu quả sử dụng bộ đề
– Kết thúc mỗi chương, GV tiến hành kiểm tra 45 phỳt. Cỏc đề kiểm tra này không nằm trong bộ đề đã cho HS làm thường xuyên mà GV tự xây dựng đề theo yêu cầu, mục tiêu của chuẩn kiến thức kĩ năng của chương, sử dụng để kiểm tra ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trên cơ sở xây dựng đề mới nhưng đã rút kinh nghiệm. Có thể sử dụng từ đề nguồn các câu hỏi HS chưa được cung cấp trước đó.
– Chấm bài kiểm tra 45 phút theo thang điểm 10, thống kê điểm số.
– Áp dụng Toán Thống kê xử lí phân tích kết quả để đánh giá độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của bộ đề và xác định hiệu quả của việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hoá học cho các lớp thực nghiệm và đối chứng.
4. Kết quả thực nghiệm sư phạm, phân tích, đánh giá
4.1. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
4.1.1. Các số liệu về điểm số bài kiểm tra 45 phút của các lớp TN và ĐC là cơ sở để xác định độ khó, độ phân biệt, độ giá trị.
4.1.2. Tớnh cỏc tham số đặc trưng
– Trung bình cộng : =
– Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S): S = ; S 2 =
– Hệ số biến thiên (V): V =.100%
– Độ tin cậy của bài kiểm tra: r =
– Tính độ khó k của câu hỏi: k =
–Tính độ phân biệt P của câu hỏi: P = ; ( –1 P 1)
4.2. Lập bảng, biểu và vẽ đồ thị đường lũy tích
Bảng 1: Bảng điểm kiểm tra của học sinh
Đề số
Trường
Lớp
Sĩ số
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Nhân Chính
TN
46
0
0
0
1
2
7
10
8
8
6
4
ĐC
46
0
0
2
4
2
9
14
8
4
3
0
Liên Hà
TN
32
0
0
0
0
0
1
3
9
9
6
4
ĐC
32
0
0
0
0
0
8
7
7
5
3
2
2
Nhân Chính
TN
46
0
0
0
2
1
6
7
11
9
6
4
ĐC
46
0
0
2
3
2
12
11
8
7
1
0
Liên Hà
TN
32
0
0
0
0
0
3
6
4
6
7
6
ĐC
32
0
0
0
0
2
5
8
6
4
5
2
Bảng 4: Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Bài kiểm tra
Lớp
Số HS
S2
S
V(%)
Nhân Chính
Đề 1
TN
46
6,96
3,00
1,76
25,28
ĐC
46
5,83
2,99
1,73
29,67
Đề 2
TN
32
7,07
3,00
1,75
24,75
ĐC
32
5,83
2,66
1,63
27,96
Liên Hà
Đề 1
TN
46
7,88
1,66
1,29
15,99
ĐC
46
6,82
2,34
1,53
22,43
Đề 2
TN
32
7,81
2,72
1,65
21,12
ĐC
32
6,86
2,82
1,68
24,49
Bảng 5: Bảng tính độ tin cậy
Đề số 1
Đề số 2
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Độ tin cậy
0,815
0,835
0,820
0,870
Đánh giá độ tin cậy của đề
cao
cao
cao
cao
Bảng 6: Bảng tính giá trị độ khó
Đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Đ
25
15
24
23
18
29
13
34
31
38
S
21
31
22
23
28
27
33
12
15
8
k
0,54
0,33
0,52
0,50
0,39
0,63
0,28
0,74
0,67
0,83
Đánh giá
TB
khó
TB
TB
khó
Dễ
khó
Dễ
Dễ
Rất Dễ
2
Đ
23
25
18
25
17
23
15
26
12
11
S
9
7
14
7
15
9
17
6
20
21
k
0,72
0,78
0,56
0,78
0,53
0,72
0,47
0,81
0,38
0,34
Đánh giá
Dễ
Dễ
TB
Dễ
TB
Dễ
TB
Dễ
Khó
Khó
Bảng 7: Bảng tính độ phân biệt
Đề
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Nhóm điểm cao (15HS)
10
8
10
15
9
13
14
12
11
13
Nhóm điểm thấp (15HS)
5
3
4
8
2
5
5
4
2
3
Độ phân biệt
P
0,33
0,33
0,4
0,46
0,46
0,53
0,6
0,53
0,6
0,67
Khá tốt
Khá tốt
Khá tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
2
Nhóm điểm cao (10HS)
7
10
9
9
8
9
10
8
10
7
Nhóm điểm thấp (10HS)
2
4
6
5
4
3
3
2
4
4
Độ phân biệt
P
0,5
0,6
0,3
0,4
0,4
0,6
0,7
0,6
0,6
0,3
Rất tốt
Rất tốt
Tạm được
Khá tốt
Khá tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Rất tốt
Tạm được
Đồ thị 5: Đồ thị so sánh kết quả kiểm tra
Đề số 1 trường THPT Nhân Chính Đề số 1 trường THPT Liên Hà
Đề số 2 trường THPT Nhân Chính Đề số 2 trường THPT Liên Hà
5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Từ kết quả thực nghiệm trên cho thấy, chất lượng học tập của HS cỏc nhúm TN cao hơn cỏc nhúm ĐC:
+ Điểm trung bình của HS cỏc nhúm TN luôn cao hơn cỏc nhúm ĐC ().
+ Tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở cỏc nhúm TN luôn cao hơn ở cỏc nhúm ĐC.
+ Đồ thị các đường lũy tích của nhóm TN luôn nằm về bên phải đồ thị các đường lũy tích của nhóm ĐC.
+ Hệ số biến thiên V của cỏc nhúm TN bao giờ cũng nhỏ hơn cỏc nhúm ĐC, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của cỏc nhúm TN nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của cỏc nhúm TN đồng đều hơn so với cỏc nhúm ĐC.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành những công việc sau đây:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Cơ sở lí luận về việc xây dựng câu hỏi TNKQ và TNTL. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá mụn Hoỏ học ở THPT; các yêu cầu chung của bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học.
1.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu cần kiểm tra đánh giá, từ đó thiết lập bảng ma trận đề kiểm tra 45 phỳt. Trờn cơ sở đó để xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 nâng cao phần hoá học vô cơ và xây dựng ngân hàng đề nguồn.
1.3. Lựa chọn xây dựng được 24 đề kiểm tra 15 phút, mỗi đề gồm 10 câu hỏi TNKQ; 3 đề kiểm tra 45 phút với mỗi đề gồm 15 câu hỏi TNKQ và 2 câu hỏi TNTL. Xây dựng được 287 câu hỏi TNKQ và 58 câu hỏi TNTL (trong đề nguồn) thuộc 3 chương Chương 1: Sự điện li ; Chương 2: Nhóm nitơ ; Chương 3: Nhóm cacbon của lớp 11 nâng cao.
1.4. Đã đề xuất phương pháp sử dụng bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học.
1.4.1. Đối với GV:
GV thường xuyên sử dụng các đề kiểm tra 15 phót để củng cố bài học cuối giê hoặc kiểm tra bài cũ. Trước khi kiểm tra chương, GV còng cho ôn tập với các đề kiểm tra 45 phót và bộ đề nguồn. Có thể kết hợp hình thức học nhóm, cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau. Khuyến khích HS nêu câu hỏi và trả lời, tìm tòi kiến thức mới.
1.4.2. Đối với HS:
Sau mỗi bài học, HS tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách làm các đề 15 phót do GV cung cấp. HS có thể đọc trước nội dung bài mới và tù đặt ra các câu hỏi có liên quan đến kiến thức mới. Sau mỗi chương, HS tự làm ở nhà bài 45 phót trong bộ đề, so sánh đáp án để chấm. Có thể kết hợp hình thức học nhóm cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau.
1.5. Đã thực hiện thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT Nhân Chính và THPT Liên Hà.
Tiến hành thực nghiệm đề 15 phút. Đã cung cấp bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng cho 158 lượt HS của 2 lớp thực nghiệm để HS có thể sử dụng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đã xử lí được 10 bài kiểm tra 15 phút và 2 bài 45 phút để đánh giá độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi trong đề. Ngoài ra chúng tôi đã kiểm tra được với các câu hỏi nguồn phần dành cho HS và GV. Đã chấm được 316 bài kiểm tra.
Qua phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy: Việc sử dụng bộ đề tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng đó giỳp HS tự học tốt, tự tin hơn trước các bài kiểm tra cũng như trong quá trình lĩnh hội kiến thức, gây được hứng thú cho HS với mụn Hoỏ học. Các GV dạy thực nghiệm đều có ý kiến thống nhất rằng: Hệ thống câu hỏi khá rõ ràng, phong phú đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của việc thiết kế các bài soạn, các bài kiểm tra phần hữu cơ hoá học lớp 11- Nâng cao.
Như vậy, xây dựng hệ thống bộ đề trên có chất lượng sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng hoá học cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
Từ kết quả bước đầu của việc sử dụng bộ đề kiểm tra và căn cứ vào triển vọng của việc sử dụng, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và sử dụng phương pháp xây dựng bộ đề và áp dụng vào quá trình dạy học, giúp HS cú cỏch học và kiểm tra tốt hơn.
3. Hướng phát triển của đề tài
3.1. Tiếp tục xây dựng, tuyển chọn các câu hỏi nguồn để xây dựng các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút cho bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 12.
3.2. Vận dụng vào quá trình dạy học mụn Hoỏ học ở trường THPT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- m tat lv cua bac.doc