Trong chương trình liên kết đào tạo nghề theo kế hoạch dài hạn, các đơn vị liên kết đào tạo phải thường xuyên xây dựng một số chương trình đào tạo nghề có tính chiến lược và bền vững. Các đơn vị đào tạo, một mặt đẩy mạnh công tác dạy nghề, mặt khác nâng cao trình độ học vấn cho người lao động. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ xin thành lập Trường đào tạo Công nghiệp – Kỹ thuật phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật cho các KCN Hà Nội.
Đã có hiện tượng đình công của công nhân trong KCN, chẳng hạn như ở công ty Panasonic Communication Việt Nam tại KCN Thăng Long. Công nhân đình công yêu cầu Ban giám đốc tăng lương và chi trả trợ cấp. Để giải quyết vấn đề này Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động ở các doanh nghiệp FDI; Trong đó chú trọng phổ biến để người lao động nắm nắm được những quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động và quy trình, thủ tục đình công. Đồng thời Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần phải tăng cường công tác kiểm tra tình hình chấp hành luật lao động của các doanh nghiệp FDI để phát hiện và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động; Phối hợp với Thanh tra nhà nước về lao động để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật.
93 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thăng Long
6
Panasonic Home Appliance
23,267
Bắc Thăng Long
7
Denso Việt Nam
21,700
Bắc Thăng Long
8
Fujikin Việt Nam
20,000
Bắc Thăng Long
9
ABS Pre – Paired Steel Houses
26,500
Nội Bài
10
Deawoo – Hanel
52,000
Sài Đồng B
11
Sumi – Hanel
21,328
Sài Đồng B
12
Pentax Việt Nam
27,500
Sài Đồng B
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
2.3.2.3. Vốn bình quân 1 dự án FDI trong các KCN Hà Nội
Từ số liệu ở Bảng 2.10, có thể thấy QMBQ 1 dự án cao nhất vào năm 2001 là 17,58 triệu USD. QMBQ 1 dự án trong các KCN của Hà Nội có xu hướng tăng từ năm 2003 đến nay. QMBQ 1 dự án đạt 7,98 triệu USD/dự án, so với năm 2004 (5,42 triệu USD/dự án) tăng 47,2%.
Các dự án FDI đầu tư vào KCN Hà Nội chủ yếu là loại vừa, một số dự án FDI thuộc loại lớn như: Toto Việt Nam VĐT là 75 triệu USD, Dewooo – Hanel VĐT là 52 triệu USD, Sumitomo Bakelite Việt Nam VĐT là 46 triệu USD, Hoya Glass Diks Việt Nam VĐT là 45 triệu USD và Canon Việt Nam có VĐT cao nhất là 176,7 triệu USD (Bảng 2.12 các dự án FDI có số VĐT trên 20 triệu USD trong các KCN Hà Nội).
Như vậy, các KCN Hà Nội thu hút được các dự án có quy mô vừa và đã có dự án FDI có quy mô lớn. Những dự án này khi đầu tư vào các KCN Hà Nội mang công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động có trình độ tay nghề cao, điều này rất phù hợp với mục tiêu thu hút FDI vào các KCN của Hà Nội. Trong thời gian tới các KCN Hà Nội sẽ phải tiếp tục đưa ra những giải pháp nhằm thu hút những dự án có quy mô lớn, mang công nghệ nguồn và đảm bảo các điều kiện về môi trường.
2.4. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN HÀ NỘI
2.4.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư của các dự án FDI tại các KCN Hà Nội
2.4.1.1. Tình hình thực hiện VĐT phân theo hình thức đầu tư
Tính đến tháng 6 năm 2008, trong tổng số 990,954 triệu USD VĐK của các dự án FDI, thì VTH của các dự án FDI còn hiệu lực đạt khoảng 669,02 triệu USD. Số VĐK và VTH của các dự án FDI phân theo hình thức đầu tư được thể hiện trong Bảng 2.13. Nó cho thấy cơ cấu VTH của các dự án FDI không đều giữa các hình thức đầu tư.
Đối với hình thức DNLD, có số VTH đạt 181,64 triệu USD, chiếm 27,15% tổng số VTH trong các KCN của Hà Nội giai đoạn 2001 đến tháng 6 năm 2008; TLGN đạt 68,5%, cao hơn TLGN của cả nước (TLGN của Việt Nam đạt 58,3%). Điều này góp phần làm cho VTH của thành phố Hà Nội cao.
Đối với hình thức DN 100% vốn ĐTNN, có số dự án lớn, với 119 dự án, gấp 9,9 lần số dự án theo hình thức DNLD, TLGN cao đạt 68,5%. Do TLGN cao góp phần vào làm cho VTH của cả thành phố cao hơn so với TLGN của cả nước.
Bảng 2.13: Cơ cấu VTH phân theo hình thức đầu tư trong các KCN
Hà Nội, giai đoạn 2001 – T6/2008
Stt
Hình thức đầu tư
Số
dự án
VĐK
(tr.USD)
Vốn thực hiện
Số lượng
(tr.USD)
Tỷ trọng
(%)
TLGN
(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7=(5)/(4)
1
DNLD
12
278,449
181,64
27,15
65,0
2
DN 100% ĐTNN
119
711,505
487,38
72,85
68,5
Tổng
131
990,954
669,02
100
67,5
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Như vậy, các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn ĐTNN là các dự án có TLGN cao hơn so với các dự án đầu tư theo hình thức DNLD, do họ được tự chủ động trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, tiến độ triển khai dự án. Từ năm 2005 đến nay số VĐK của các dự án đầu tư theo hình thức DNLD giảm dần, hình thức doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN lại tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chủ đầu tư chuyển đổi hình thức đầu tư, do Ban quản lý các KCN và KCX cấp GCNĐT nhiều hơn cho hình thức này.
2.4.1.2. Tình hình thực hiện VĐT phân theo ngành sản phẩm
Trong tổng số 669,02 triệu USD VTH của các dự án FDI trong các KCN Hà Nội được thể hiện trong Bảng 2.14 thì TLGN của tất cả các ngành sản phẩm đều ở mức cao trên 65%.
Bảng 2.14: Cơ cấu VTH phân theo ngành sản phẩm trong các KCN
Hà Nội, giai đoạn 2001 – T6/2008
Stt
Ngành sản phẩm
Số
dự án
VĐK
(tr.USD)
VTH
(tr.USD)
TLGN
(%)
1
Điện tử
45
554,98
380,16
68,5
2
Cơ khí
22
269,44
175,14
65,0
3
May mặc, da giày
9
2,94
2,04
69,4
4
Chế biến thực phẩm
11
8,44
5,65
67,0
5
Vật liệu mới
6
77,88
51,01
65,5
6
Sản phẩm khác
38
78,26
52,9
67,6
Tổng số
131
990,95
669,02
67,5
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Có thể đưa ra một số nguyên nhân giải thích tại sao các ngành sản phẩm mô tả ở Bảng 2.14 lại có TLGN cao như vậy là: Các dự án trong ngành công nghiệp do đối tác nước ngoài là các TNCs và MNCs có uy tín và có tiếng trên thế giới như: Canon, Panasonic, Deawoo,…có tiềm năng tài chính, công nghệ nên phần lớn các dự án trong lĩnh vực công nghiệp điện tử nhanh chóng triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp GCNĐT trong một thời gian ngắn.
Từ sự phân tích trên cho thấy, các TNCs và MNCs có vai trò rất lớn trong việc nâng cao TLGN vốn FĐI vì họ có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm trong việc hình thành dự án, một yếu tố quyết định cho sự thành công trong quá trình TKTH.
2.4.1.3. Tình hình thực hiện VĐT phân theo KCN
Đến nay, các KCN tập trung của Hà Nội đều có dự án FDI triển khai thực hiện với TLGN cao. VTH là kết quả giải ngân của VĐK nên VTH tập trung ở các KCN có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Sài Đồng B và Nội Bài. TLGN cao như vậy là do do các yếu tố thuận lợi khách quan và có sự hỗ trợ của thành phố, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội. Sự hỗ trợ tập trung vào việc Thành phố và Ban quản lý các KCN và chế xuất cùng tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hệ thống đồng bộ trong KCN, thực hiện tốt cơ chế “Một cửa, tại chỗ” nên đã giải quyết nhanh gọn thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số KCN đang hoàn thiện về cơ sở hạ tầng như Hà Nội – Đài Tư do một thời gian ngừng thực hiện dự án và một số KCN thực hiện giai đoạn tiếp theo như KCN nam Thăng Long nên số dự án thu hút vào đây vẫn còn ít, tỷ lệ lấp đầy chưa cao bằng các KCN khác và vì vậy VTH cũng không nhiều. Điều này cho thấy trong thời gian tới Ban quản lý các KCN và chế xuất tiếp tục đẩy mạnh thu hút và hỗ trợ triển khai các dự án FDI tại các KCN này.
Bảng 2.15: Cơ cấu VTH phân theo KCN tập trung của Hà Nội,
giai đoạn 2001 – T6/2008
Stt
Khu công nghiệp
Số
dự án
VĐK
(tr.USD)
VTH
(tr.USD)
Tỷ trọng
(%)
TLGN
(%)
1
Sài Đồng B
28
289,587
195,47
29,21
67,5
2
Thăng Long
66
604,073
407,01
60,84
67,3
3
Nội Bài
32
90,824
62,31
9,31
68,6
4
Hà Nội-Đài Tư
5
6,470
4,23
0,64
65,4
Tổng cộng
131
990,954
669,02
100
67,5
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
2.4.2 Tình hình giải thể trước thời hạn của các dự án FDI tại các KCN Hà Nội
Tính đến tháng 6 năm 2008, các KCN trên địa bàn Hà Nội có 19 dự án bị giải thể trước thời hạn (các dự án này được cấp Giấy phép đầu tư, nay là GCNĐT từ năm 1983) với số VĐK là 30,02 triệu USD, chiếm khoảng 14,5% số dự án trong tổng số dự án của các KCN Hà Nội (minh họa trong hình 2.6). Như vậy, bình quân cứ 7 dự án FDI được cấp phép thì có 1 dự án bị giải thể, đây là tỷ lệ trung bình, cho thấy hoạt động thu hút FDI vào các KCN của Hà Nội trong thời gian qua là tốt hơn các địa phương khác. Số VTH của các dự án FDI bị giải thể chiếm khoảng 14% tổng VTH của cả KCN và khoảng 16% VTH của các dự án còn hiệu lực.
Số dự án và VĐK ở các KCN và chế xuất Hà Nội bị giải thể trước thời hạn có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây (từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008 chỉ có 3 dự án với số VĐK là 1,79 triệu USD - Nguồn: Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội). Việc giải thể và cấp mới dự án FDI là điều bình thường, nhưng tỷ lệ giải thể thấp như vậy là vì: Số dự án hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả và bị phá sản thấp chỉ có 1 dự án; Dự án không triển khai thấp, có 2 dự án còn lại là các dự án xin rút giấy phép; Môi trường kinh doanh thời gian qua ở Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Các dự án xin rút giấy phép là vì các nhà ĐTNN chuyển hướng kinh doanh sang các khu vực thị trường khác hoặc chuyển sang các địa phương khác trong nước như Hưng Yên, Hải Phòng và Vĩnh Phúc. Đến nay, cả hai hình thức đầu tư vào các KCN Hà Nội đã có dự án FDI bị giải thể trước thời hạn. Tuy nhiên, số dự án và VĐK bị giải thể trước thời hạn khác nhau giữa các hình thức đầu tư, nhưng tập trung nhiều vào hình thức DNLD.
2.4.2.1. Cơ cấu dự án FDI bị giải thể phân theo hình thức đầu tư
Đến nay, cả hai hình thức đầu tư vào các KCN Hà Nội đã có dự án FDI bị giải thể trước thời hạn. Tuy nhiên, số dự án và VĐK bị giải thể trước thời hạn khác nhau giữa các hình thức đầu tư, nhưng tập trung nhiều vào hình thức DNLD, với 11 dự án và 21,37 triệu USD, VĐK bị giải thể trước thời hạn, chiếm 58% tổng số dự án bị giải thể và 71% VĐK bị giải thể trước thời hạn của các KCN tập trung Hà Nội.
Nguyên nhân của hiện tượng này là các DNLD bị ràng buộc bởi nhiều quy định pháp lý, chịu sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý ngành, các cơ quan quản lý cấp trên của đối tác Việt Nam tham gia liên doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, giữa các bên tham gia liên doanh trong quá trình hoạt động đã phát sinh những bất đồng về hàng loạt vấn đề như, chiến lược kinh doanh, phương thức quản lý điều hành, vấn đề lao động…Từ đó dẫn đến tình trạng mâu thuẫn nội bộ trong DNLD, ảnh hưởng tới quá trình triển khai và vận hành dự án làm cho tỷ lệ giải thể trước thời hạn của hình thức này cao.
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Hình 2.6: Cơ cấu FDI bị giải thể phân theo hình thức đầu tư,
giai đoạn 1993 – T6/2008
Hình thức DN 100% vốn ĐTNN có tỷ lệ giải thể trước thời hạn thấp hơn, chỉ có 8 dự án và hơn 8,65 triệu USD. Nguyên nhân là do nhiều DN 100% vốn ĐTNN là công ty con, hoặc chi nhánh của các tập đoàn lớn, nên họ có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường quốc tế.
2.4.2.2. Cơ cấu dự án FDI bị giải thể phân theo ngành sản phẩm
Các ngành công nghiệp như, ngành sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng và dịch vụ công nghiệp có số dự án bị giải thể trước thời hạn nhiều nhất là vì sản phẩm trong các ngành này chịu nhiều sự tác động của thị hiếu khách hàng, môi trường đầu tư quốc tế. Trong khi năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam còn hạn chế, do đó không tránh khỏi tình trạng hoạt động khó khăn và dẫn tới thua lỗ và dự án bị giải thể trước thời hạn. Như liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu dệt len Mùa đông vì hoạt động kém hiệu quả phía đối tác Hong Kong rút về nước, dự án bị giải thể trước thời hạn.
Bảng 2.16: Tổng số dự án FDI bị giải thể trong các KCN Hà Nội phân theo ngành sản phẩm, giai đoạn 2001 – 6/2008
Stt
Ngành sản phẩm
Số
dự án
VĐK
(USD)
1
Cơ khí
1
650.000
2
Dịch vụ công nghiệp
5
5.000.000
3
Mỹ nghệ - Vàng bạc
4
6.500.000
4
May mặc
1
750.000
5
Vui chơi giải trí
1
850.000
6
Tư vấn
1
450.000
7
Văn hóa – xã hội
1
400.000
8
Vật liệu xây dựng
5
15.420.000
Tổng số
19
30.020.000
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Hình 2.7: Cơ cấu FDI bị giải thể phân theo ngành sản phẩm,
giai đoạn 1993 – 6/2008
(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội)
Hình 2.8: Cơ cấu FDI bị giải thể phân theo đối tác đầu tư,
giai đoạn 1993 – 6/2008
2.4.2.3. Cơ cấu dự án FDI bị giải thể phân theo đối tác đầu tư
Phần lớn FDI vào các KCN Hà Nội trong thời gian qua từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực. Do sự tác động của sự cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ngày càng trở lên gay gắt nên số dự án bị giải thể trước thời hạn tập trung nhiều vào các đối tác Châu Á, như: Trung Quốc có 6 dự án, chiếm 31% tổng số dự án bị giải thể trước thời hạn, Hàn Quốc có 2 dự án, chiếm 11%...
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI VÀO CÁC KCN HÀ NỘI
2.5.1. Những ưu điểm trong thu hút và triển khai các dự án FDI vào các KCN Hà Nội
2.5.1.1. Trong thu hút các dự án FDI
a. Về kết quả thu hút
Hoạt động thu hút FDI vào các KCN Hà Nội đạt kết quả tốt hơn các dự án FDI ở bên ngoài KCN về tốc độ thu hút và QMBQ 1 dự án.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có và những chính sách ưu đãi nổi trội, cơ chế quản lý đặc biệt, thủ tục đầu tư đơn giản thuận tiện, sức thu hút FDI vào các KCN Hà Nội là khá lớn. Điển hình là KCN Thăng Long, tại đây đã áp dụng hệ thống quản lý môi trường KCN mới theo tiêu chuẩn ISO 14.001 là KCN tiêu biểu nhất của Thành phố. KCN này được công ty chứng nhận quốc tế Burean Veritas cấp chứng chỉ ISO 14.001.
Cơ cấu thu hút FDI vào các KCN Hà Nội ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thủ đô Hà Nội. Các dự án FDI tập trung vào những ngành đòi hỏi trình độ lao động tay nghề cao, trình độ công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp FDI trong các KCN Hà Nội chiếm vị thế rất quan trọng trong khu vực các doanh nghiệp FDI toàn Thành phố. Mặc dù số dự án trong các KCN Hà Nội chỉ chiếm 16% tổng số dự án FDI toàn thành phố, 18% tổng VĐK, song đã đóng góp 43% tổng doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng nộp ngân sách Nhà nước và chiếm tỷ trọng 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra; Góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Các dự án FDI thu hút vào các KCN Hà Nội phần lớn là trong ngành công nghiệp nhẹ, lắp ráp điện tử, công nghiệp thực phẩm và được đánh giá là có trang thiết bị và trình độ công nghệ ở mức tiên tiến so với trình độ chung của cả nước, góp phần nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm.
b. Về nội dung thu hút
Hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư vào các KCN của Thành phố và Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đang ngày càng hoàn thiện, bước đầu đáp ứng được nhu cầu thu hút FDI vào các KCN, đã làm tốt chức năng quản lý nhà nước theo cơ chế ủy quyền, cơ chế “Một cửa, tại chỗ”. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, để có được kết quả thu hút FDI vào các KCN Hà Nội như trên là do Chính phủ và Bộ kế hoạch và đầu tư đã nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư bằng cách hoàn thiện luật pháp, chính sách đối với hoạt động FDI, tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung vào những đối tác tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…; Định kỳ đã có các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp để cùng tiếp thu ý kiến đóng góp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, từ đó tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Đồng thời thành phố Hà Nội, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã thống nhất từ cấp lãnh đạo đến các bộ phận thực hiện, tiến hành triệt để cải cách hành chính theo hướng “Một cửa, tại chỗ” với phương châm hành động: Hướng về cơ sở, phấn đấu là chỗ dựa tin cậy của doanh nghiệp, điều này đã tạo tác động rất tích cực đến các nhà ĐTNN.
2.5.1.2. Trong triển khai các dự án FDI
Vốn đăng ký bổ sung của các dự án FDI đang hoạt động liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2008. Năm 2005 VĐK bổ sung tăng đột biến khi đạt mức cao hơn cả VĐK mới là 153,46 triệu USD (VĐK mới là 151,54 triệu USD), tăng 25% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ môi trường ĐTNN tại Hà Nội nói chung và các KCN của Thành phố nói riêng là ngày càng thuận lợi, thể hiện các dự án FDI bắt đầu kinh doanh có hiệu quả và tiếp tục mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình.
Số lượng các dự án FDI đi vào triển khai thực hiện ngày càng nhiều, VTH về cơ bản đều tăng qua các năm. Tất cả các KCN trên địa bàn Thành phố đều đã có dự án FDI triển khai thực hiện.
Tỷ lệ giải ngân so với VĐK mới ở các KCN Hà Nội luôn duy trì ở mức cao từ năm 2001 đến nay. VĐK bổ sung của các dự án FDI đang hoạt động liên tục tăng trong suốt giai đoạn này và luôn chiếm tỷ lệ cao so với VĐK mới.
Một số quốc gia có TLGN cao so với mức bình quân của Thành phố Hà Nội và cả nước như: Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Các đối tác này vừa có số VĐT lớn vừa là các quốc gia có TLGN cao và đều đạt trên mức 65%.
Các dự án FDI trong ngành sản phẩm điện tử, dịch vụ công nghiệp, cơ khí đều có TLGN cao đạt trên 67%. Rõ ràng TLGN của các ngành công nghiệp nhẹ, vui chơi giải trí là một tín hiệu tích cực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô.
Tóm lại, việc triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội trong thời gian qua về cơ bản đã đạt được kết quả tốt. Điều này được thể hiện qua việc đóng góp đáng kể vào các chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội, khai thác tối đa các nguồn lực như lao động, đất đai, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thủ đô và tạo dựng nên những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô Hà Nội.
2.5.2. Những mặt tồn tại trong thu hút và triển khai các dự án FDI vào các KCN Hà Nội
2.5.2.1. Về thu hút các dự án FDI
Cuộc cạnh tranh về thu hút FDI của các nước trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, các nước đã và đang sử dụng rất nhiều biện pháp làm hấp dẫn môi trường đầu tư của họ. Đồng thời các địa phương khác trong vùng cũng cạnh tranh nhằm thu hút FDI vào KCN của địa phương mình như, Hải Phòng, Hưng Yên và Hải Dương…
Môi trường đầu tư của Hà Nội chưa tạo được sức hấp dẫn cao đối với các nhà ĐTNN. Vẫn còn tồn tại chính sách giá thuê đất khác nhau, đặc biệt là KCN Hà Nội – Đài Tư làm cho nhà ĐTNN phải chuyển địa điểm đến thuê ở Hải Dương, Hưng Yên. Hệ thống cơ sở hạ tầng bên trong chưa được hiện đại hoàn chỉnh, hiện mới chỉ có KCN Thăng Long là tốt nhất. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ các công trình ngoài hàng rào KCN của các KCN Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức, một số KCN hệ thống đường dẫn ra các trục giao thông chính chưa hoàn thành hoặc quá tải vì mật độ giao thông lớn làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI gặp phải khó khăn.
Cơ cấu thu hút FDI vào các ngành còn bất hợp lý. Lượng VĐK đổ nhiều vào bất động sản, hạ tầng đô thị. Một số ngành sản phẩm sản xuất trong KCN còn hướng vào thị trường nội địa. Các dự án về dịch vụ tài chính, tư vấn kỹ thuật và công nghệ còn khiêm tốn.
Có sự mất cân đối trong thu hút FDI vào các KCN. Điều này được thể hiện qua số dự án và tỷ lệ lấp đầy các KCN tập trung của Hà Nội trong thời gian qua. Các KCN đã lấp đầy như: Sài Đồng B, bắc Thăng Long và Nội Bài là các KCN có vị trí thuận lợi và hạ tầng tốt. Tuy nhiên quỹ đất cho thuê của các KCN Hà Nội tính đến tháng 6 năm 2008 là không còn nhiều. Thực tế này sẽ làm giảm số lượng dự án đầu tư và VĐT và KCN nói riêng và Hà Nội nói chung.
2.5.2.2. Về triển khai các dự án FDI
Tỷ lệ giải ngân các dự án FDI vào các KCN Hà Nội hiện nay đạt khoảng 67,5% so với TLGN các dự án FDI của cả nước đạt khoảng 58,3% là cao nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu của Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đề ra là trên 70%.
Có nhiều dự án FDI không đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện, số dự án bị giải thể, phá sản và rút giấy phép từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2008 là 13 dự án, chiếm khoảng 25% tổng VĐK. Các dự án rút giấy phép là do kéo dài thời hạn quy định, không có khả năng thực hiện.
Cơ cấu giải ngân của các dự án FDI trong các KCN Hà Nội không cân đối giữa các ngành, giữa các hình thức đầu tư và giữa các đối tác đầu tư lớn. Điều này làm hạn chế tỷ lệ triển khai của các dự án FDI.
Số VĐK của các dự án FDI bị giải thể trước thời hạn chiểm khoảng 25% tổng VĐK vẫn còn cao.
2.5.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại
Các nguyên nhân từ phía môi trường đầu tư
Làn sóng sáp nhập và mua lại trên quy mô toàn thế giới đã ảnh hưởng đến các công ty con đang hoạt động tại Việt Nam. Sự phát triển chững lại của các nền kinh tế lớn, sự yếu kém của thị trường tài chính quốc tế và sự đi xuống của thị trường công nghệ thông tin toàn cầu đã và đang tác động đến đầu tư quốc tế.
Cạnh tranh giữa các địa phương có KCN trong vùng giáp ranh với Hà Nội như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên… ngày càng cao. Các địa phương này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà ĐTNN (ví dụ như giá cho thuê ở KCN).
Mặc dù công cuộc cải cách hành chính đã được đẩy mạnh nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế, tiến trình cải cách vẫn chậm chạm. Hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước mặc dù đã được bổ sung, điều chỉnh theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn chưa thống nhất, chưa ổn định, làm cho các nhà ĐTNN cảm thấy lo lắng, chưa có niềm tin. Chẳng hạn Nghị Định 164/2003/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2003 của Chính phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị Định 158/2003/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/12/2003 có hiệu lực từ 01/01/2004 đã làm giảm ưu đãi đầu tư, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong KCN và khu chế xuất.
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa tốt, hiệu lực và trách nhiệm của công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án FDI sau GCNĐT chưa cao.
Chất lượng lao động ở Việt Nam rất thấp, một mặt làm tăng chi phí đầu tư, mặt khác làm chậm tiến độ triển khai thực hiện do phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại.
Các rào cản do quy hoạch trong một số ngành vẫn chưa được tháo gỡ để tạo điều kiện thu hút và triển khai dự án FDI vào các lĩnh vực này. Việc phân cấp cho các địa phương chưa được rộng rãi, quy mô các dự án phân cấp cấp GCNĐT còn hạn chế. Công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch liên quan đến FDI còn chậm, chất lượng chưa cao và thiếu cụ thể dẫn đến nhiều dự án FDI được cấp GCNĐT nhưng không triển khai thực hiện, hoặc kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến phá sản.
Các nguyên nhân từ phía thành phố Hà Nội
Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” chưa đi vào thực chất do Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội chưa thể hiện được vai trò, vị trí tập trung, là đầu mối giải quyết các hoạt động diễn ra trong KCN. Hiện tại, trong các KCN khi xảy ra các vi phạm trong quản lý xây dựng và quy hoạch thì Ban quản lý chỉ là cơ quan phát hiện và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. Do đó việc xử lý vi phạm trong quy hoạch, xây dựng thiếu kịp thời, tính thực quyền chịu trách nhiệm của Ban quản lý rất mờ nhat. Cho đến nay Ban quản lý vẫn chưa được Bộ tài nguyên và môi trường ủy quyền trong công tác quản lý môi trường đối với các KCN. Đây là một vấn đề cấp bách cần được sự chỉ đạo, giải quyết kịp thời của Thành phố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trực tiếp là thành phố Hà Nội.
Nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà ĐTNN đến nay chưa muốn chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao vào Hà Nội là do khả năng tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp ở Thành phố còn thấp, thiếu đội ngũ cán bộ nghiên cứu và quản lý có năng lực, thếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng.
Việc triển khai các dự án FDI trong các KCN Hà Nội còn gặp nhiều trở ngại, mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý, quy hoạch KCN.
Về hạ tầng kỹ thuật của các KCN Hà Nội, hiện tại chỉ có KCN Thăng Long là có hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào là tương đối hoàn chỉnh, các KCN còn lại hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Thực tế này làm cho các KCN có nơi chưa cung cấp đủ nước sạch cho doanh nghiệp sản xuất, hệ thống giao thông ngoài hàng rào không thuận tiện, điện không ổn định…Nguyên nhân chủ yếu là do việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào luôn chậm hơn so với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, có trường hợp chủ đầu tư xây dựng hạ tầng theo cách “cuốn chiếu”.
Các nguyên nhân từ phía Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội
Chưa làm tốt công tác tuyên truyền xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục hành chính để quản lý có hiệu qủa đối với công tác đầu tư và các doanh nghiệp trong KCN nói chung và các doanh nghiệp FDI riêng.
Còn có những cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, công việc giải quyết chủ yếu vẫn mang tính sự vụ, không dứt điểm, chưa khoa học, chưa thật đồng bộ trong chỉ đạo và thực thi nhiệm vụ.
Các nguyên nhân từ phía các nhà đầu tư
Một số nhà ĐTNN thiếu năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án FDI. Phần lớn các dự án FDI bị đổ bể là do thiếu vốn, không có khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất tối ưu…Ví dụ như trường hợp công ty Liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu dệt len Mùa đông được cấp GCNĐT từ năm 2002, do hoạt động kém hiệu quả Bên nước ngoài là đối tác Hong Kong đã về nước.
Một số nhà ĐTNN chưa chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác lập dự án hoặc các dự báo về sự biến động thị trường chưa tốt. Vì thế, có dự án hoạt động kém hiệu quả không có lợi nhuận nhiều năm nên đã chấm dứt hoạt động. Ví dụ như công ty TNHH De Lorenzon Việt Nam 100% vốn ĐTNN, được cấp GCNĐT từ năm 2004 của nhà đầu tư Italia.
Trong các dự án liên doanh với nước ngoài, tỷ lệ góp vốn thực hiện của các đối tác Việt Nam là thấp nên tiến độ triển khai dự án FDI phần lớn phụ thuộc vào nhà ĐTNN. Trong trường hợp họ rút lui, dự án rất khó tiếp tục triển khai.
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn tới những tồn tại trong hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI vào các KCN Hà Nội. Thành phố và Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại, phát huy những ưu điểm từ đó mà tăng cường các hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội.
Tóm lại, chương này luận văn đã đi vào phân tích công việc cơ bản trong thu hút FDI vào các KCN Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích kết quả thu hút FDI và đánh giá hoạt động này thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ lệ lấp đầy, số lượng dự án, vốn đầu tư và vốn bình quân 1 dự án FDI. Đồng thời, luận văn đã phân tích được thực trạng triển khai các dự án FDI tại các KCN Hà Nội. Tuy có nhiều biến động khác nhau nhưng nhìn chung tình hình thực hiện vốn đầu tư của các dự án đã được cấp GCNĐT là tốt, điều này thể hiện qua TLGN cao ở những ngành sản phẩm quan trọng và một số đối tác lớn. Luận văn cũng đã chỉ ra được những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI VÀO CÁC KCN HÀ NỘI
Xuất phát từ những tồn tại và nguyên nhân của những mặt tồn tại trong hoạt động thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội, chương 3 luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010: Thành phố phải chủ động, sáng tạo phát huy tiềm năng, nguồn lực, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững.
Quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, năng động, sáng tạo hơn, tập trung mọi nguồn lực, phát huy lợi thế Thủ đô, tranh thủ sự chỉ đạo của Trung ương, sự hỗ trợ, hợp tác của các tỉnh thành trong cả nước, sự hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng cao, hiệu quả, theo hướng bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội thủ đô gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế Thủ đô, phát triển kinh tế tri thức.
Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển đến năm 2010:
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm: 11 – 12%
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp hàng năm: 12 – 12,5%
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ hàng năm: 10,5 – 11,5%
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp hàng năm: 1,5 – 2%
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm: 15 – 17%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 55 – 65%
Tầm nhìn Thủ đô năm 2020: Hà Nội phải trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn khu vực; Phát huy tốt vai trò là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, kinh ttế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trên địa bàn, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được thiết lập và vận hành thông suốt; Hình thành rõ nét các yếu tố của kinh tế tri thức; Đô thị được cải tạo và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dịch vụ chất lượng cao và trình độ cao đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế thủ đô. Hình thành mạng lưới công nghiệp áp dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. GDP bình quân đầu người dự kiến trên 6.000 USD. Hà Nội phấn đấu đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Định hướng thu hút và triển khai dự án FDI vào Hà Nội nói chung và các KCN Hà Nội nói riêng:
Theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thủ đô đến năm 2010 và quy hoạch chung thủ đô năm 2020, chỉ tiêu GDP/người/năm của Hà Nội dự kiến đạt 3.555 USD vào năm 2010 và 11.504 USD vào năm 2020. Để phát triển kinh tế thủ đô theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và thực hiện các chỉ tiêu trên, theo tính toán, vốn đầu tư cần tới 25 tỷ USD, trong đó giai đoạn từ năm 2001đến năm 2010 cần khoảng 15 tỷ USD. Tổng VĐT dự tính từ các nguồn tài chính trong nước có thể huy động cho đầu tư phát triển ở Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu trên, phần còn lại (khoảng 50% nhu cầu vốn đầu tư) phải huy động từ các nguồn vốn nước ngoài, trong đó chủ yếu là nguồn vốn FDI. Như vậy vốn ĐTNN nói chung, vốn FDI nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo VĐT phát triển của thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI VÀO CÁC KCN HÀ NỘI
Từ thực trạng thu hút và triển khai các dự án FDI vào các KCN trên địa bàn Hà Nội, xem xét kỹ những ưu điểm, tồn tại, làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại, trên cơ sở các kế hoạch và chiến lược phát triển của thành phố Hà Nội, để tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố Hà Nội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cần xem xét, thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để tận dụng những cơ hội do nỗ lực cải thiện môi trường vĩ mô của nhà nước, do xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mang lại. Để tăng cường thu hút và triển khai các dự án FDI vào các KCN Hà Nội, luận văn xin đề cập hệ thống giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp đối với thành phố Hà Nội
3.2.1.1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ”
Về thẩm tra cấp GCNĐT: Tiếp tục thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, tạo điều kiện cho cơ quan này thực hiện triệt để cơ chế “Một cửa, tại chỗ” trong thẩm tra và cấp GCNĐT đối với các dự án FDI, giúp giải quyết công việc cho các nhà ĐTNN một cách nhanh chóng, kịp thời.
Đối với năm KCN có vốn FDI thì các dự án đầu tư vào đây phải được hưởng chế độ ưu đãi như nhau. Phải có động thái chuyển cơ chế định giá kinh doanh cứng nhắc của chủ đầu tư KCN sang cơ chế định giá mềm hơn. Giá kinh doanh cho thuê mặt bằng của các KCN cần có sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý, nhằm giảm thiểu sự tùy tiện về cơ cấu định giá kinh doanh. Tuy nhiên, phải đứng trên lợi ích của doanh nghiệp sau đó mới đến sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Hiện tại, cơ cấu giá kinh doanh của năm KCN khác nhau, giá cho thuê hạ tầng và giá quản lý còn chênh nhau rất xa giữa các KCN. Điều này làm khó khăn cho các nhà ĐTNN trong việc lựa chọn phương án đầu tư vào KCN.
UBND Thành phố Hà Nội và Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần thí điểm và nhân rộng mô hình “Cổng giao tiếp điện tử” để các nhà ĐTNN có thể truy cập dễ dàng nhằm tìm hiểu các thủ tục hành chính cũng như nộp hồ sơ xin cấp GCNĐT qua cổng này.
3.2.1.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN
Trước hết Thành phố cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách toàn diện hướng vào những đối tác truyền thống như: Đài Loan, Nhật Bản, Singapore…Đồng thời thúc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư hướng vào các nước có tiềm lực kinh tế lớn, thị trường lớn và công nghệ cao như: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản…Cụ thể Thành phố phải thực hiện những biện pháp sau:
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương như Đài phát thanh và truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam của Bộ kế hoạch và đầu tư…để giới thiệu kết quả thu hút, chính sách thu hút đầu tư và môi trường đầu tư của Hà Nội nói chung và các KCN tập trung của Hà Nội nói riêng. Việc này nên được tiến hành đều đặn, cập nhật và chọn thời điểm, dung lượng thích hợp để đăng tải, quảng bá.
Thành phố cần tổ chức những đoàn đi tìm hiểu các đối tác nước ngoài, gặp gỡ quảng bá cơ hội đầu tư ở Hà Nội và tìm hiểu về tình hình tài chính, công nghệ của các đối tác, đảm bảo các dự án sau khi được cấp GCNĐT có đủ vốn để đi vào triển khai, hoạt động đồng thời tìm hiểu thu hút được những dự án có VĐT lớn, có công nghệ hiện đại làm gia tăng những tác động tích cực của các dự án FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
In nhiều tờ rơi giới thiệu về các KCN, cụm công nghiệp như: KCN nam Thăng Long, KCN Hà Nội – Đài Tư, KCN tập trung vừa và nhỏ Vĩnh Tuy, Từ Liêm…các tài liệu, bản đồ, sách giới thiệu tiềm năng đầu tư Hà Nội để gửi đến các hội chợ, các cuộc hội thảo đầu tư, các cuộc tiếp xúc nhằm quảng bá môi trường đầu tư của Thành phố.
Hiện nay đã có đĩa CD giới thiệu về các KCN của Thành phố, những đĩa hình này phải được cập nhật liên tục các nội dung cần chi tiết hơn, thiết thực hơn để giải đáp nhiều hơn những thắc mắc của nhà ĐTNN. Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm, tuyên truyền đầu tư vào các KCN. Cần đưa những thông tin cập nhật về các KCN của Hà Nội lên trang Web của thành phố.
Thành phố cần bố trí ngân sách phục vụ cho hoạt động vận động xúc tiến đầu tư. Thành phố cần dành kinh phí thỏa đáng cho công tác này, không nên chỉ trông vào sự nỗ lực của doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
Nâng cao hơn nữa năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến ĐTNN vào các KCN Hà Nội cả về trình độ chuyên môn kỹ, kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ.
3.2.1.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại
Về cơ sở hạ tầng bên trong hàng rào KCN
Mỗi KCN cần đầu tư xây dựng một nhà máy phát điện riêng và trạm biến thế hòa mạng điện lưới quốc gia để đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.
Mỗi KCN cần xây dựng một trạm cấp nước có bể lọc cho toàn khu hoặc nối với đường cung cấp nước của nhà máy nước với công suất cấp nước phù hợp với nhu cầu thực tế và dự báo phát triển để đảm bảo cấp đủ nước với áp lực ổn định và chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
Đường trong KCN phải đủ rộng và chịu được xe tải, xe container có tải trọng lớn và đảm bảo việc lưu thông nội bộ được thuận tiện. Đường phải được xây theo tiêu chuẩn quốc gia về các tiêu chí xây dựng và đảm bảo khoảng cách cháy nổ, cháy lan…phải tính đến việc có lối đi thoát hiểm khi có hỏa hoạn hoặc báo động xảy ra vì với số lượng người làm việc rất đông trong các KCN rất dễ gây ùn tắc khi có sự cố nguy hiểm.
Việc thu hút FDI vào các KCN cần được tiến hành theo hướng ưu tiên các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường theo hướng thân thiện với môi trường. Những dự án có cùng nhóm ngành nghề và gây ô nhiễm môi trường cao nên bố trí vào một KCN để thuận tiện cho việc xử lý chất thải tập trung. Hệ thống cống thoát nước của các KCN cần được xây dựng hoàn chỉnh, tách biệt giữa thoát nước thải sinh hoạt và thoát nước thải công nghiệp được thải ra từ các nhà máy. Các KCN ở Hà Nội cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải với quy mô và chất lượng xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN
Hà Nội có lợi thế về giao thông, bến cảng và sân bay, nên khi mở rộng và phát triển thêm các KCN so với 5 KCN hiện nay cần phải tính toán đến các yếu tố này để xây dựng các KCN chuyên ngành sao cho phù hợp với phương thức vận chuyển của từng nhóm ngành hàng.
Các dự án FDI trong các KCN khi hoạt động cần một lượng lớn các yếu tố đầu vào. Vì vậy, Hà Nội cần phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, có thể hình thành các cụm công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN tập trung.
Thành phố phải xây dựng hệ thống dịch vụ như kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ, kê khai, làm thủ tục hải quan, dịch vụ tư vấn...; Đồng thời phải xây dựng hệ thống trường học, nhà trẻ, bệnh viện, chợ…đồng bộ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động làm việc trong KCN.
3.2.1.4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực
Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các KCN Hà Nội (hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng) thì Hà Nội phải thực hiện các giải pháp sau đây:
Thành lập các cơ sở đào tạp nghề tại những nơi phát triển KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho những người lao động nông nghiệp và con em những người dân có đất được chuyển đổi sang làm KCN, kinh phí sẽ được trích ra từ một phần nguồn đền bù của chủ đầu tư hạ tầng KCN. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho những doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này.
Thành phố cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách tăng cường năng lực đào tạo của các trung tâm giáo dục thường xuyên, khuyến khích vận động đội ngũ lao động học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao kỹ năng quản lý nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhà ĐTNN.
Thành phố cần khuyên khích huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế vào việc đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề cho những người thợ kỹ thuật; Cung ứng lao động, đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng lao động tại chỗ và ở các địa phương có nguồn lao động dồi dào, đào tạo và huấn luyện để cung cấp cho các doanh nghiệp trong KCN.
3.2.2. Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội
Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần phải tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN nói riêng và về xây dựng và phát triển các KCN, khu công nghệ cao nói chung. Trên cơ sở đó chủ động đề xuất với lãnh đạo Thành phố về quản lý Nhà nước, trong đó có chủ trương về tiến độ quy hoạch và xây dựng các KCN mới; Xây dựng cơ chế chọn lọc và thu hút đầu tư; đầu tư có hiệu quả về thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính…
Các giải pháp đối với Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội trong thời gian tới là phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập, tập dụng được các lợi thế tự nhiên, kinh tế và chính trị để đẩy nhanh hoạt động thu hút và triển khai FDI vào các KCN là:
3.2.2.1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ”
Hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng cường cơ chế “Một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN; Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn với cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương nhằm tăng cường thống nhất giữa quản lý KCN theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho KCN; Tiếp tục đổi mới các mặt công tác quản lý nhà nước về KCN, khu chế xuất, đặc biệt là công tác quản lý và hỗ trợ triển khai dự án sau cấp GCNĐT với việc hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến KCN để tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN.
Thực hiện việc rà soát, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị chuyên môn thuộc Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, sắp xếp cán bộ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; Đẩy mạnh cải cách hành chính; Tăng cường các hoạt động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thành phố, thực hiện tốt cơ chế “Một cửa, tại chỗ” song song với việc bồi dưỡng, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn sâu, đạo đức tốt; Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chuyên môn; Tạo môi trường pháp lý ổn định để các nhà ĐTNN an tâm.
Ban quản lý các KCN và chế xuất cần tăng cường đối thoại gặp gỡ các nhà ĐTNN, tổ chức hội nghị giao ban để lắng nghe và giải quyết những vướng mắc, kịp thời hỗ trợ những khó khăn phát sinh mới tại doanh nghiệp.
3.2.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư của Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội
Bên cạnh việc tích cực phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương trong công tác vận động xúc tiến đầu tư trong các KCN thì Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội phải đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công của hoạt động này.
Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần phối hơp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động xúc tiến đầu tư và các KCN. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội nên thành lập một bộ phận chuyên môn có trình độ nghiệp vụ cao làm công tác vận động xúc tiến đầu tư. Bộ phận này có trách nhiệm nghiên cứu nội dung và cách thức tiến hành vận động đầu tư; Chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, từng KCN và đối tác cụ thể, chú trọng thu hút FDI của các TNCs và MNCs; Cung cấp miễn phí, nhanh chóng, kịp thời thông tin cần thiết cho các nhà ĐTNN đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Hiện nay, chỉ có KCN như: Thăng Long, Nội Bài là có trang Web còn các KCN khác là chưa có trang Web. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần thúc đẩy các KCN này hoàn thành việc xây dựng trang Web để đưa vào sử dụng; Đồng thời phải xây dựng trang Web chung nhằm giới thiệu về mục tiêu, định hướng phát triển của KCN, cung cấp thông tin chính xác về tình hình hoạt động và các thông tin về các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong KCN giúp các chủ đầu tư có đủ thông tin cần thiết để ra quyết định đầu tư.
3.2.2.3. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề cho các KCN
Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần phải thực hiện các cuộc khảo sát về cơ cấu lao động, quá trình đào tạo lao động ở một số doanh nghiệp FDI để có thể đưa ra tiêu chí đào tạo, tuyển dụng lao động phù hợp.
Liên kết đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Nghề và các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố đào tạo theo địa chỉ và phù hợp với các tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp FDI đặt ra như: Kỹ sư cơ khí, điện tử, kỹ sư về công nghệ thông tin, kỹ thuật viên vi tính…nhằm đào tạo đội ngũ học viên có tay nghề đáp ứng nhu cầu các KCN Hà Nội.
Trong chương trình liên kết đào tạo nghề theo kế hoạch dài hạn, các đơn vị liên kết đào tạo phải thường xuyên xây dựng một số chương trình đào tạo nghề có tính chiến lược và bền vững. Các đơn vị đào tạo, một mặt đẩy mạnh công tác dạy nghề, mặt khác nâng cao trình độ học vấn cho người lao động. Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ xin thành lập Trường đào tạo Công nghiệp – Kỹ thuật phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật cho các KCN Hà Nội.
Đã có hiện tượng đình công của công nhân trong KCN, chẳng hạn như ở công ty Panasonic Communication Việt Nam tại KCN Thăng Long. Công nhân đình công yêu cầu Ban giám đốc tăng lương và chi trả trợ cấp. Để giải quyết vấn đề này Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động ở các doanh nghiệp FDI; Trong đó chú trọng phổ biến để người lao động nắm nắm được những quy định của pháp luật về tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động và quy trình, thủ tục đình công. Đồng thời Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần phải tăng cường công tác kiểm tra tình hình chấp hành luật lao động của các doanh nghiệp FDI để phát hiện và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động; Phối hợp với Thanh tra nhà nước về lao động để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật.
3.2.3. Kiến nghị với Chính phủ
Các thủ tục hành chính như: Đăng ký con dấu, khắc con dấu, đăng kỹ mã số hải quan…để tiết kiệm thời gian đi lại cho các nhà ĐTNN cho phép tiến hành các thủ tục bằng cách gửi thư đến các địa chỉ cần thiết mà không cần trực tiếp đến các cơ quan để đăng ký. Các cơ quan quản lý Nhà nước nên chuẩn bị sẵn các mẫu đơn để các nhà ĐTNN chỉ cần điền vào mẫu là xong.
Nhà nước cần đẩy nhanh thí điểm chuyển đổi doanh nghiệp FDI sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và công ty quản lý vốn như đã áp dụng cho tập đoàn Matsushita. Nên bãi bỏ việc áp đặt hình thức đầu tư trong một số ngành, chẳng hạn như chỉ được thực hiện hình thức liên doanh trong ngành may mặc. Điều này hạn chế rất nhiều đến việc chuyển đổi hình thức đầu tư khi dự án gặp khó khăn.
Cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường giám sát hoạt động triển khai của các dự án FDI, nhất là khâu xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo đúng tiến độ của dự án, đúng thiết kế, kiến trúc công trình nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm sau khi công trình đã xây dựng xong mới giải quyết hậu quả gây nhiều tốn kếm về thời gian và tiền bạc.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở cần công khai danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các dự án đã đầu tư trong từng lĩnh vực, để các nhà ĐTNN có cơ sở lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn. Tăng cường định hướng thu hút các dự án FDI chất lượng cao, tập trung vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, các ngành dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao và giá trị gia tăng cao như: Tài chính, ngân hàng, giáo dục, đào tạo, phân phối…Thu hút các dự án từ các TNCs và MNCs, tập trung vào một số nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu và các nước công nghiệp mới.
Nhà nước có chính sách phân luồng đào tạo liên thông để tạo ra cơ cấu hợp lý giữa đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Nghề. Nhà nước cần hình thành hệ thống đào tạo thực hành, Cao đẳng nghề, trung cấp nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của các KCN, trong đó chú trọng phát triển nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật; Đa dạng hóa các hình thức và chương trình đào tạo. Nhà nước có chủ trương khuyến khích các nhà ĐTNN có kinh nghiệm, tiềm lực và trình độ tiên tiến thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn ĐTNN hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN nói riêng và KCN Hà Nội nói chung.
Tóm lại, chương này luận văn đã nêu ra được một số định hướng về thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội từ nay đến năm 2010. Trong đó nhấn mạnh ưu tiên thu hút các dự án FDI vào các nghành sản phẩm, các đối tác có tỷ lệ giải ngân cao. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội. Cụ thể phải hướng vào những vấn đề về cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, xúc tiến đầu tư và giải pháp về phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
KẾT LUẬN
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Hà Nội đã chủ động xây dựng các khu công nghiệp thực sự có sức hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội có tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình động công nghệ, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian qua.
Với đề tài “Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội”, luận văn đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau đây:
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp, thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp.
Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội, từ đó làm rõ những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân về phía thành phố Hà Nội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hường (2002), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, tập I, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hường (2002), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, tập II, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Anh Minh (2001), Bài giảng chuyên đề sau đại học – Lý thuyết thương mại và đầu tư quốc tế, Hà Nội.
5. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đầu tư, số 59/2005/QH11.
6. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số 09/2003/QH11.
7. Chính phủ, Nghị định 108/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
8. Chính phủ, Nghị định 24/2007/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Bộ kế hoạch và đầu tư, Quyết định 1088/2006/QĐ – BKH về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.
10. Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội.
12. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển thủ đô Hà Nội – một số định hướng cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (2005), Kỷ yếu 10 năm xây dựng các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Hà Nội.
15. Báo cáo của VCCI về đánh giá các tỉnh, thành phố về chất lượng cạnh tranh (2006), Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Martinus Nijhff (1990), Foreight Direct Investment in the 90,s.
17. UNCTAD (2003), World, Investment Report, New York and Geneve.
18. World Bank – IFC – MPI (2004), Viet Nam Business Forum (6), Ha Noi.
Website
19. www.moi.gov.vn
20. www.mpi.gov.vn
21. www.hapi.gov.vn
22. www.vneconomy.com.vn
23. www.luatvietnam.com.vn
24. www.haiphong.gov.vn
25. www.hochiminhcity.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25024.doc