MS: LVVH-VHVN069
SỐ TRANG: 253
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Đóng góp của luận văn
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp lịch sử
6.2 Phương pháp hệ thống
6.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Truyện thơ Nôm
1.1.1 Sự ra đời và phát triển
1.1.2 Phân loại
1.1.3. Nội dung
1.1.4 Hình thức
1.2. Thế giới tâm linh và cơ sở hình thành
1.2.1. Các khái niệm:
1.2.1.1. Văn hóa
1.2.1.2. Tâm linh
1.2.1.3. Thế giới tâm linh
1.2.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt và Truyện thơ Nôm
1.2.2.1. Cơ sở tư tưởng của Việt Nam
1.2.2.1.1. Từ triết lý âm dương
1.2.2.1.2. Từ tín ngưỡng dân gian
1.2.2.2. Cơ sở tư tưởng của Nho – Phật – Đạo
Chương 2: Những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong Truyện thơ Nôm
2.1. Tín ngưỡng thờ cúng và thế giới Trời , Phật, Thần, Tiên
2.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng
2.1.2. Trời, Phật, Thần, Tiên
2.2. Duyên kiếp, số mệnh, bói toán
2.2.1. Duyên kiếp, số mệnh
2.2.2. Bói toán
2.3. Hồn ma
2.4. Lời thề
2.5. Phép lạ
2.6. Chiêm bao, mộng mị
Chương 3: Yếu tố tâm linh và sức hấp dẫn của Truyện thơ Nôm
3.1. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực và trí tưởng tượng phong phú của con người
3.1.1. Thế giới thiên đình
3.1.2. Thế giới âm phủ
3.1.3. Thế giới dương gian
3.2. Yếu tố tâm linh và chức năng hoá giải những vấn đề xã hội
3.3. Yếu tố tâm linh kế thừa và tiếp nối
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
253 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2666 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng mới ngụ một thiên giãi bày.
Câu 1223 – 1224: Như lời thần mộng họa là,
Còn duyên chăng nữa cũng chờ lai sinh.
Câu 1355 – 1356: Tôi nay vâng đẹp duyên bình,
Xin tường quý tính đại danh được nhờ.
Câu 1389 – 1390: Nhân duyên may gặp được nhau,
Việc nhà xem đỡ ta sau sá gì.
Câu 1481 – 1482: Ngọc Thư cho kết duyên lành,
Họa là phú quý phụ vinh kíp ngày.
Câu 1519 – 1520: Lưới này như được cá đầu,
Duyên con thì định xuân sau kén ngày.
Câu 1551 – 1552: Giao cho đầy tớ đưa sang,
Mua làm tiểu thiếp toan đường ép duyên.
Câu 1963 – 1964: Sinh rằng: Nguyệt lão se tơ,
Nhân duyên đã định Trần gia những ngày.
Câu 2069 – 2070: Duyên này đã định tào khang,
Có đâu phụ nghĩa tham sang lẽ nào.
Câu 2253 – 2254: Phán rằng: Những chúng vô loài,
Thương con kén rể bức người ép duyên.
Câu 2283 – 2284: Ép duyên sai bắt thế nào?
Việc rành rành phải đem vào lời cung.
Câu 2389 – 2390: Vua Đường xem hết sự duyên,
Phán rằng: Tung Kỷ hại hiền bấy lâu.
Câu 2505 – 2506: Cầm tay cất lấy về liền,
Cười rằng cấm cách nhân duyên thế này.
Câu 2519 – 2520: Chứa ti phạn tiểu tầm thường,
Chẳng hay thượng hiến sao tường duyên do.
NỮ TÚ TÀI
(Lấy từ thuvien.net, từ trang 1 đến trang 27)
Câu 61 – 62: Cát đằng nhờ gió đưa duyên,
Song hai gã ấy tài hiền ngang nhau.
Câu 67 – 68: Chẳng hay duyên phận bởi trời,
Mượn cơ tạo hóa thay lời nhân gian.
Câu 131 – 132: May mà hương lửa bén duyên,
Cũng vì mấy chữ trúc tiên thơ đề.
Câu 153 – 154 Nàng buồn, than thở sự duyên
Rằng: Lòng chẳng rắp mà nên lạ lùng.
Câu 157 – 158: Lòng ta muốn kết duyên hài,
Song tên thì lại ở nơi tay người
Câu 335 – 336: Để mà ghi tấm lòng thơ,
Họa may kim cải duyên ưa cùng người!
Câu 359 – 360: Trọ bên tửu điếm gần kề,
Lòng tôi cũng muốn kết nghì hợp duyên.
Câu 365 – 366: Bây giờ đã đẹp duyên này,
Gọi hề lấy áo ông nay ra mừng.
Câu 371 – 372: Dạy tôi đem đến thưa hầu,
Nguyện xin quân tử hảo cầu kết duyên.
Câu 375 – 376: Tiếc thay nàng cũng một loài,
Trượng phu mà kết duyên hài, đẹp đôi!
Câu 383 – 384: Lửa gần hương muốn bén duyên,
Anh hùng nỡ phụ thuyền quyên rẫy ruồng.
Câu 389 – 390: Nguyên xưa nàng đã tỏ tường,
Mới đem duyên kết cùng chàng, không đâu!
Câu 403 – 404: Chưa nơi nào đẹp duyên hài,
Bằng lòng lấy nó chọn người hợp duyên.
Câu 425 – 426: Hiện còn chưa định nhân duyên,
Bèn toan một bước tạm quyền giả danh.
Câu 539 – 540: Lòng tôi ái sắc tham tài,
Hai anh cốt lấy một người kết duyên.
Câu 569 – 570: Duyên sâu sánh với tình dài,
Bỏ công đăng hỏa, dùi mài xưa nay.
Câu 571 – 572: Bỗng đâu giong rủi đến đây,
Tưởng rằng cố hữu, ai hay duyên hài.
Câu 584 - 585: Cùng nhau đã phỉ duyên hài,
Nàng bèn năn nỉ trình lời vân vân...
Câu 599 – 600: Con cảnh tướng quốc ở quan,
Thấy tôi muốn kết phượng loan duyên lành.
Câu 605 – 606: Gọi là lễ mọn xá chi,
Rắp ranh để kết duyên nghì đủ đôi.
Câu 649 – 650: Đành hay có chí thì nên,
Khôi nguyên mừng mới, nhân duyên phải thì.
Câu 671 – 672: Mừng con đã đẹp duyên hài,
Việc gì bởi phận tại trời xui ra.
Câu 729 – 730: Sắc tài ai kém ai đâu,
Rủi may là phận, ai hầu biết sao?
Câu 731 – 732: Sắc cầm duyên những ước ao,
Lượng công trình kể biết bao công trình.
Câu 779 – 780: Những mong than thở sự duyên,
Thành đô phủ ấy gần miền tới nơi.
Câu 795 – 796: Ngày xưa có gửi ngọc trang,
Vốn đem duyên kết cùng nàng tiểu thư.
Câu 811 – 812: Phiền người đưa đến cho nàng,
Nhận xem tự dạng mới tường sự duyên.
Câu 819 – 820: Quải người thay bấy ông tơ,
Se duyên chểnh mảng, thẫn thờ niềm đơn.
Câu 825 – 826: Rày chi những sự trái tai,
Thiên duyên chẳng lọ vật nài ép duyên!
Câu 859 – 860: Còn chàng Ngụy Soạn quốc tài,
Chưa nơi nào đẹp duyên hài xứng cân.
QUAN ÂM THỊ KÍNH
(Diệu Phương xuất bản từ trang 1 đến trang 60)
Câu 12 – 14: Trăng hoa tình ái ướm lời,
Dấu yêu nài ép duyên đời dài lâu.
Câu 83 – 84: So ra tốt đẹp nhân duyên,
Một bên gái sắc, một bên trai tài.
Câu 91 – 92: Tơ duyên đã khéo se rồi,
Ông bà vội viết thư hồi đáp luôn.
Câu 137 – 138: Đủ năm lễ thực hiện liền,
Trước là dạm mặt khởi duyên tác thành.
Câu 145 – 146: Duyên cầm sắt đẹp tuyệt vời,
Nàng lên xe rước về nơi nhà chồng.
Câu 207 – 208: Đầu đuôi mọi chuyện phân minh,
Con từ lúc kết duyên thành lứa đôi.
Câu 239 – 240: Xin nghe chuyện lạ vô vàn,
Vợ chồng duyên kiếp dở dang nào ngờ.
Câu 263 – 264: Làm tình nghĩa mất từ đây,
Nhân duyên dang dở tới ngày chia xa.
Câu 289 – 290: Kiếp này thôi đã lỡ làng,
Mong gì tác hợp cùng chàng kiếp sau.
Câu 297 – 298: Đang tay gây chuyện ly phân,
Khiến cho tan nát duyên phần lứa đôi.
Câu 301 – 302: Hối vì dự đã lỡ làng,
Duyên này mà đã dở dang lỡ thì.
Câu 311 – 312: Tiếc thay chia cách đôi đường,
Tương lai không biết ai nàng trao duyên.
Câu 363 – 364: Duyên trần đã lắm ngậm ngùi,
Vào tu cửa Phật tránh đời gian truân.
Câu 395 – 396: Tiếc thay cho gái má hồng,
Duyên không đằm thắm, phận không tốt lành.
Câu 471 – 472: Hay là con đã thất tình,
Hờn duyên tủi phận nên đành bỏ đi?
Câu 561 – 562: Có con gái tên Thị Mầu,
Tuổi vừa đôi tám khởi đầu tình duyên.
Câu 587 – 588: Dù duyên chồng vợ chẳng thành,
Lấy nhau không được cũng đành vậy thôi.
Câu 983 – 984: Trần duyên trừ sạch mọi đường,
Không còn quyến luyến vấn vương gì đời.
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Tân Việt, 1964 từ trang 1 đến trang 16)
Câu 3 – 4: Cơ duyên ngẫm lại mà suy,
Trời Nam nào có xa gì cõi Tây.
Câu 5 – 6: Tưởng duyên kỳ ngộ xưa nay,
Trước kia Lưu, Nguyễn sau này Bùi, Trương.
Câu 67 – 68: Đã người trong sách là duyên,
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm.
Câu 107 - 108: Nhân duyên ví chẳng tự trời,
Từ lang chưa dễ lạc vời non tiên.
Câu 133 – 134: Rằng: Đây lầm xuống mê tân,
Tiền duyên xin để kim thân tu đền.
Câu 135 – 136: Ba sinh cho vẹn mười nguyền,
Nhờ tay kim tướng, đưa duyên xích thằng.
Câu 141 – 142: Nước bèo dù có duyên sau,
Bên sông thử bắc nhịp cầu từ đây.
Câu 221 – 222: Chẳng thần nữ, cũng tiên phi,
Duyên xưa còn có chút gì hay không.
Câu 243 – 244: Gác xuân cách mấy dặm khơi,
Nhân duyên đành để gió trời thổi đưa.
Câu 245 – 246: Hà rằng: Hương lửa duyên ưa,
Có khi tình trước còn chờ hội sau.
Câu 273 – 274: Chạnh đâu nhớ chuyện bốc tiêm,
Tới đền Bạch Mã, giải niềm cầu duyên.
Câu 351 – 352: Ba sinh đã nặng vì duyên,
Đem thân liễu yếu kết nguyền đào thơ.
Câu 353 – 354: Nhân duyên đã định từ xưa,
Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân.
Câu 359 – 360: Đã rằng: Tác hợp duyên trời,
Làm chi cho bận lòng người lắm nao!
Câu 385 – 386: Trước xin từ biệt cùng nhau,
Chữ duyên này trở về sau còn dài.
Câu 423 – 424: Tài hoa quốc sắc khuynh thành,
Cầm, kỳ, thi, tửu, đủ vành trần duyên.
Câu 431 – 432: Duyên ai tính đã vuông tròn,
Nào hay nợ trước chút còn dở dang.
Câu 465 – 466: Nàng rằng: Duyên nợ bấy nay
Thương ôi nước đổ bốc đầy được đâu.
Câu 469 – 470: Sá chi nữa, cái hoa hèn,
Nghĩ làm chi nữa cái duyên cũ càng.
Câu 521 – 522: Dù tiên duyên đã mãn kỳ,
Chờ cho duyên hợp châu về mõn hơi!
Câu 531 – 532: Duyên xưa âu chẳng se lầm,
Bao giờ kéo hết tơ tằm mà hay!
Câu 539 – 540: Quyết tìm khắp nước non tiên,
Đem duyên giai lão đính nguyền lai sinh.
PHÙ DUNG TÂN TRUYỆN
(Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1964)
Câu 183 - 184: Trước là cho vẹn nhân luân,
Sao là khỏi hổ với thần giao duyên,
Câu 223 – 224: Rằng: Tôi bồ liễu phận hèn,
Rủi may cũng mặc dây duyên tơ hồng,
Câu 233 – 234: Khen rằng: “Việc ấy cũng nên,
Chẳng quên nghĩa trước, ắt bền duyên sau!”
Câu 329 – 330: Trần duyên quả kiếp nặng nề,
Chán bên tục lụy, lánh bề phồn hoa.
Câu 359 – 360: Xiết bao nuốt tủi, ngậm sầu,
Kiếp trần duyên ấy chắc đâu mà chờ?
Câu 373 – 374: Cam lồ rửa sạch trần duyên,
Triện hương ngày vắng, ngọn đèn đêm thanh.
Câu 389 – 390: Chạnh niềm nhớ nỗi trần duyên,
Tinh linh phảng phất ở bên trai phòng.
Câu 401 – 402: Trần duyên trót đã lỡ làng,
Đem thân phấn đại vui lòng cỏ cây.
Câu 417 – 418: Duyên ưa, vật lạ, cảnh thanh,
Ong xa xa liệng bướm quanh quanh dờn.
Câu 575 – 576: Vẫy vùng cá nước duyên tra
Mới hay bĩ thái là cơ chuyển vần.
Câu 855 – 856: Thù kia, oán nọ đã đành,
Duyên xưa còn vướng chút tình tào khang.
Câu 913 – 914: Sinh rằng: Từ buổi Chiết – giang
Lẻ loi phận bạc, lỡ làng tơ duyên.
Câu 961 – 962: Ông rằng: “Sự bởi tiền duyên,
Ai hay chẳng hẹn mà nên lạ lùng”.
Câu 1071 – 1072: Sư rằng: Tác hợp thiên duyên, Mà cơ báo ứng nhãn tiền không sai.
LÂM TUYỀN KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1964)
Câu 25 - 26: Tăng phòng chi để lụy trần duyên,
Lẩn quất am thanh náu gót tiên.
Câu 41 – 42: Rắp mảng cầu duyên tới cửa Già,
Trạnh niềm nên phải gắng công ra.
Câu 79 – 80: Vì duyên cho phải thăm tìm thú,
Vắng vẻ còn phen cảm đức Già.
Câu 89 – 90: Dưa rau đã trải mấy thu chầy,
Khuya sớm làm duyên bạn tớ thầy.
Câu 93 – 94: Bén duyên hay đã quy miền khác,
Vui thú cho nên lạt cảnh này.
Câu 167 – 168: Phỏng dạng chi không dường có ý,
Tìm duyên hay rắp đợi ai đây.
Câu 229 – 230: Đã mừng trướng gấm duyên đầm ấm,
Lại nghĩ hồng nhan phận bẽ bàng.
Câu 245 – 246: Vốn rắp cầu duyên chơi thú khác,
Hay là mến cảnh tới am này.
Câu 277 – 278: Rừng tối luống mong tìm quán khách,
Duyên may mừng lại gặp cung tiên.
Câu 281 – 282: Tiện thiếp từ tu ở cõi tiên,
Chưa hề bén lụy thói trần duyên.
Câu 285 – 286: Kim cải đã dành duyên mắc mối,
Gió trăng nào quản tiếng chê khen.
Câu 291 – 292: Gieo mận hiềm chưa cam sự ấy,
Vương tơ mừng được khép duyên này.
Câu 313 – 314: Duyên ưa quân tử với hồng nhan,
Ân ái thêm vui bạn phượng loan.
Câu 329 – 330: Bén duyên từ sánh nhị đào mai,
Giấc mộng hung bi lại báo thai.
Câu 363 – 364: Bỗng dưng khéo dẩy dun duyên dưới nguyệt,
Cho nên gặp gỡ chốn quê người.
Câu 387 – 388: Yêu nữ vốn đang cưu thói ấy,
Lương nhân đâu dám hóa duyên này.
Câu 397 – 398: Yêu tinh hơi bén đâu thời hẳn,
Thục nữ duyên ưa ắt lại càng.
Câu 431 – 432: Thương nhẽ duyên lành nên chếch mếch,
Trách ai nỡ để lụy Hằng Nga.
Câu 455 – 456: Dở điều đón tụ chiều sum họp,
Lần tưởng duyên do luống ngậm ngùi.
Câu 469 – 470: Liễu hoa cười gượng duyên deo dẳng,
Non nước buồn tênh phận hẩm hiu.
Câu 473 – 474: Nguồn cơn nghĩ lại sự nhân duyên,
Há trách lòng người khéo bạc đen.
Câu 477 – 478: Duyên ưa dầu nhẫn đành đôi chốn,
Phận thiếp thương ôi dễ mấy phen!
Câu 491 – 492: Gối phượng duyên ưa phai lại thắm,
Bạn loan nghĩa cũ lạt nên nồng.
Câu 513 – 514: Nghe tin thiếp cũng bội lòng mừng,
Song lệ duyên này biếng nói năng.
Câu 521 – 522: Thuyền nhẹ thênh thênh gác mé ngoài,
Duyên này thề vững bể sông dài.
Câu 573 – 574: Xót phận chưa cam bể khổ hạnh,
Vì duyên nên lụy thói trần hoàn.
Câu 579 – 580: Lòng nọ chưa nguôi phong cảnh ấy,
Duyên này nỡ phụ nước non xưa.
Câu 601 – 602: Vốn thiếp xưa nay cửa đế thiên,
Vì duyên cho phải lụy trần duyên.
Câu 609 – 610: Bây giờ trót đã bén nhân duyên,
Sao khách cung trăng bỗng chốc liền.
Câu 619 – 620: Cung quế đã dành yên phận thiếp,
Gõi trần dầu mặc đẹp duyên chàng.
Câu 644 – 645: Tần Tấn nỡ quên duyên mắc mối,
Việt Hồ luống để khách xa xôi.
Câu 649 – 650: Xưa vốn về qua chốn thạch tuyền
Gặp nàng lương thị kết lương duyên.
Câu 753 – 754: Lĩnh biết duyên do nỗi ái ân,
Trước sau từ tạ mới dời chân.
Câu 771 – 772: Nào ngờ Bạch thị duyên mây nước,
Chỉa thực quan nhân dạ sắt vàng.
Câu 827 – 828: Kết tóc độ dâu duyên gắn bó,
Vương tơ nên nỗi nghĩa riêng tây.
Câu 837 – 838: Lần lữa sáu thu duyên mắc mối,
Đèo bòng hai chút phận thơ ngây.
Câu 951 – 952: Một giải sông Ngân nên cách trở,
Hạnh nào lại được gặp nhân duyên.
Câu 955 – 956: Mong mỏi vì đâu nên nỗi ấy,
Nhớ trông về để những duyên đây.
Câu 967 – 968: Những ước lại tròn duyên chếch mếch,
Muôn trông bệ ngọc đức tài bồi.
Câu 979 – 980: Điện nguyệt những hiềm đau phận bạc,
Phòng hương mừng lại bén duyên nồng.
Câu 1009 – 1010: Mừng thấy duyên xưa lạt lại nồng,
Gần xa ai chẳng nức vui lòng.
Câu 1039 – 1040: Kính tin lòng này chư Phật độ,
Thiện duyên đã trước lại còn sau.
Câu 1107 – 1108: Vầy duyên hoa liễu say chiều dấu,
Tiệc mở sênh ca nổi chén mời.
Câu 1115 – 1116: Vì đâu gặp gỡ ưa duyên ấy,
Bỗng sảy sương siêu nỗi nghĩa này.
Câu 1119 – 1120: Sao xưa ly biệt nay sum họp,
Sự bởi duyên ai ngỏ được hay.
Câu 1127 – 1128: Hay đâu còn đoái ân tình nặng,
Vậy khến duyên này lại bén duyên.
Câu 1135 – 1136: Dan díu vì ai duyên thúc rối.
Mà khi lạt lẽo lại khi nồng.
Câu 1145 – 1146: Ân tình giãi hết sự duyên do,
Chiếu phượng phó ban trước mặt vua.
Câu 1157 – 1158: Cửa thu vừa đượm duyên hương lửa,
Lều cỏ thêm doanh nghĩa đứng ngồi.
Câu 1165 – 1166: Đội đức bể hồ lòng ấp yếm,
Phỉ duyên tơ chỉ nghĩa sân siu.
TRẦN MINH KHỐ CHUỐI
(Người soạn Nguyễn Văn Khỏe, Nhà in Phạm Văn Thình, Sài Gòn -1952)
Câu 15 – 16: Ông bà làm phúc làm duyên,
Mở lòng bố thí mấy thiên bạc vàng.
Câu 25 – 26: Cũng vì vô hậu truyền gia,
Ông bà tìm đến phật tòa cầu duyên,
Câu 143 – 144: Nhớ xưa trong lúc sanh tiền,
Cha con đã có ước nguyền lương duyên.
Câu 245 – 246: Hiềm vì không có con trai,
Mới tìm đến chốn Phật đài cầu duyên.
Câu 343 – 344: Nàng nghe cha hỏi phân miêng,
Thưa rằng: Duyên nợ hoàng thiên đinh phần.
Câu 843 – 844: Rõ ràng hào kiệt thuyền quyên,
Đông sàng nam giáng xứng duyên thay là.
PHỤ LỤC 10: CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “BÓI TOÁN”
TRUYỆN KIỀU
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội – 2001)
Câu 413 – 416:
Nhớ từ năm hãy thơ ngây
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời.
Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Câu 1693 - 1698:
Người ấy nặng kiếp oan gia
Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho
Mệnh cung đang mắc nạn to
Một năm nữa mới thăm dò được tin
Hai bên giáp mặt chiền chiền
Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn, lạ thay.
Câu 2403 – 2410:
Sư rằng: cũng chẳng bao lâu
Trong năm năm lại gặp nhau đó mà
Nhớ ngày hành cước phương xa
Gặp sư Tam Hợp vốn là tiên tri
Bảo cho hội ngộ chi kỳ
Năm nay là một, nữa thì năm năm
Mới hay tiền định chẳng lầm
Đã tin điều trước, ắt nhằm việc sau.
LỤC VÂN TIÊN
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội – 2001)
Câu 65 – 66: Số con hai chữ khoa kỳ,
Khôi tinh đã rạng Tử - vi thêm lòa.
Câu 1193 – 1194: Nên hư có số ở trời,
Bôn chôn sao khỏi đổi dời sao xong.
TRINH THỬ TÂN TRUYỆN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1281 đến 1310)
Câu 187 – 188: Số tử vi đã giãi bày,
Tham lang thụ nịnh ắt dày vượng thay.
Câu 207 – 208: Đã từng xem quẻ bói rùa,
Còn toan bói hạc xem cho mấy đành.
PHẠM CÔNG – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1337 đến 1508)
Câu 51 – 52: Xét trong cung số dân hèn,
Đã lo không của, lại phiền không con.
Câu 75 – 76: Đầu thai Dương thị ngày nay,
Để hòa nối dõi giữ rầy thần hôn!
Câu 415 – 416: Chiếu kính sự đã không rành,
Âu ta đi bói xem tình làm sao!
Câu 421 – 422: Thưa: Tôi xem quẻ lành yên,
Năm quan tiền đặt nâng lên rõ ràng.
Câu 423 – 424: Bói xem gia sự mọi đàng,
Bói xem bản mệnh an khang thế nào.
Câu 429 – 430: Thoắt thôi thầy mới giãi bày:
Cứ trong bản mệnh quẻ này bình yên.
Câu 441 – 442: Nội tà ma, ngoại không vong,
Quẻ này là quẻ phải lòng ai đây.
Câu 473 – 474: Sao con chẳng nói làm sao,
Để cha bói toán lao đao bấy chầy?
Câu 2559 – 2560: Vợ con xấu số đã rồi,
Bây giờ con lại băng vời tìm đi!
NỮ TÚ TÀI
(Lấy từ thuvien.net, từ trang 1 đến trang 27)
Câu 151 – 152: Lòng ta rắp lấy một người,
Bói tên thời lại lạc loài khác tên
PHỤ LỤC 11: CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “HỒN MA”
TRUYỆN KIỀU
(Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội – 1986)
Câu 115 – 120: Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách còn là tinh anh.
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ!
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
Câu 905 – 906: Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần!
Câu 2235 – 2236: Đoái trông muôn dặm tử phần,
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.
Câu 2389 – 2390: Máu rơi thịt nát tan tành,
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.
Câu 2711 – 2712: Mơ màng phách quế hồn mai,
Đạm Tiên thoắt đã thấy người ngày xưa.
LỤC VÂN TIÊN
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội – 2001)
Câu 1477 – 1478: Hiu hiu gió thổi ngọn cây,
Ấy là hồn trẻ về rày thăm cha.
Câu 1519 – 1520: Bóng trăng vừa khuất ngọn cây,
Nguyệt Nga hồn hãy chơi rày âm cung.
PHẠM TẢI – NGỌC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 11 đến trang 48)
Câu 556 – 557: Nàng vừa than thở một giây, Hồn mai phút đã tếch rày âm cung.
MÃ PHỤNG – XUÂN HƯƠNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000, từ trang 95 đến 312)
Câu 5 – 6: Anh em chẳng có một người,
Cha mẹ sớm cách hồn rời cõi Tây.
Câu 1768 – 1769: Ba hồn bảy vía rụng rời,
Tây đu miệng hát mấy lời còn ghi.
Câu 1856 – 1857: Xuân Hương tuổi đã lên mười,
Cha già sớm cách hồn rời cõi tây.
Câu 1994 – 1995: Xuân Hương hồn phách rụng rời,
Xem lên trên trời thiên ám địa hôn.
Câu 2411 – 2412: Linh hồn thân phụ phụ thân,
Lai hâm lai hưởng cho đành dạ con.
Câu 2792 - 2793: Trời kia mà có hại tau,
Hồn về chín suối hồn sau báo thù.
Câu 2796 – 2797:Trăm năm trong dạ phỉ nguyền,
Hồn về cũng báo nhỡn tiền mày hay.
Câu 2908 – 2909: Tướng quan trên ngựa đương ngồi,
Bỗng đâu thất lạc vậy thời hồn hoa.
Câu 3627 – 3628: Khai ngay mới đặng toàn hồn,
Việc này thế ắt chẳng lành kinh thay!
Câu 4029 – 4030: Huống lão một đống xương tàn,
Đem mình đến nạp cho oan linh hồn.
Câu 4110 – 4111: Ngạnh rằng: Thằng bé tài hay,
Tam hồn thất phách chân tay rụng rời.
Câu 4260 – 4261: Lệnh truyền chiêu tế quỷ thần,
Làm chay tuyên cấp độ chưng âm hồn.
PHƯƠNG HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 315 đến trang 370)
Câu 245 – 246: Hãi hùng phách tán hồn kinh,
Thương cha thảm thiết, lo mình oan gia.
Câu 323 – 324: Thở than chưa kịp hết nhời,
Hồn hoa trót đã tếch vời tiên phương.
Câu 333 – 334: Mẹ già gần đất xa trời,
Nỡ nào nàng lại tếch vời âm cung.
Câu 763 – 764: Liễu thì phách lạc hồn bay,
Nàng thì ngồi đợi đêm chầy canh khuya.
Câu 785 – 786: Máu me quần áo chan chan,
Nàng nghe Đào nói hồn tan phách rời.
Câu 837 – 838: Nói thôi, giọt ngọc tuôn rào,
Hồn hoa gió đã lọt vào linh tiêu.
Câu 881 – 882: Sáng khắp địa giới thiên tào,
Linh hồn được thoát, tiêu dao mộ phần.
Câu 1099 – 1100: Một hòm vàng bạc biết bao,
Oan hồn con Liễu hiện vào kêu đây.
Câu 1103 – 1104: Hồ Nghi, Đào thị đến gần,
Hồn tan, phách lạc, tay chân rụng rời.
TỐNG TRÂN – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 551 đến 622)
Câu 695 – 696: Hồn chàng thác ở đâu đây,
Có thương đón thiếp đi rày mới nao!
Câu 963 – 964: Tam hồn thất phách Tống công
Khôn thiêng xin hưởng về cùng thiếp đây.
Câu 995 – 996: Tam hồn thất phách Tống công,
Khôn thiêng xin hiện về cùng thiếp nay.
BÀ CHÚA BA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 895 đến 956)
Câu 607 – 608: Bàng hoàng phách nguyệt hồn hoa,
Thấy Thanh y sứ đến mà hỏi han.
Câu 763 – 764: Chúa Ba hồn phách tỉnh ngay,
Vẫn còn ngọc thể như ngày giáng sinh.
Câu 887 – 888: Thiên đình đòi sổ tra xem,
Truyền bắt hồn phách xuống miền Âm ty.
Câu 913 – 914: Vua nghe giận con bất nghì,
Thêm sầu, thêm bệnh hồn mê mơ màng.
HOÀNG TRỪU
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 959 đến 1023)
Câu 15 – 16: Những là phách tinh hồn ma,
Tắc chừng thủy nguyệt mới hay nhâm thần.
Câu 367 – 368: Canh trường trống đã điểm hai,
Chúa đương giấc quế hồn mai mơ màng.
LÝ CÔNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1027 đến 1087)
Câu 185 – 186: Chớ còn lai vãng tới đây,
Mà vua chém giết oan thay linh hồn.
Câu 301 – 302: Có không bà thử nói coi,
Kẻo vua cha giết oan nơi hồn nầy.
Câu 845 – 846: Dù vua chẳng nghĩ gần xa,
Giết tôi hồn được theo hòa Lý Công.
Câu 997 – 998: Dù chàng hồn ở nơi đâu,
Cũng lên tạm hưởng cơm rau thiếp mời.
LƯU NỮ TƯỚNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1091 đến 1214)
Câu 175 – 176: Chúc rằng: Đất rộng trời cao, Hồn thiêng về dưới suối đào, biết chưa?
TRUYỆN CHÀNG CHUỐI
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1233 đến 1278)
Câu 1065 – 1066: Lại tìm các ngã ba sông,
Hô hồn thôi mới lại phong quan tài.
Câu 1127 – 1128: Lặn câu chẳng thấy khôn nài,
Hô hồn an táng ở nơi sau vườn.
Câu 1129 – 1130: Nói thôi ngần ngại đời cơn,
Hồn hoa phảng phất, đã hơn nửa giờ.
TRINH THỬ TÂN TRUYỆN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1281 đến 1310)
Câu 663 – 664: Hai bên hồn lạc phách xiêu, Trèo non nhảy núi xa chiều lao đao.
CHUYỆN CÁI TẤM – CÁI CÁM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1313 đến 1333)
Câu 327 – 328: Mặt hồ nước chảy hoa trôi,
Thất cờ hồn Tấm qua chơi hoàng tuyền.
Câu 335 – 336: Mưu mô xảo quyệt ai hay,
Oan hồn Tấm cũng hiện ngay cõi trần.
Câu 385 – 386: Thiên ma bách chiết sá gì,
Hồn thiên Tấm lại mất đi được nào.
Câu 537 – 538 Thất kinh vả lại bành hoành,
Hồn lìa khỏi xác suối vàng xa chơi.
PHẠM CÔNG – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1337 đến 1508)
Câu 163 – 164: Nói thôi thân thể rụng rời,
Tam hồn thất phách xa chơi non bồng.
Câu 973 – 974: Hồn cha phách mẹ có linh,
Giúp cho con trẻ bộ hành nàng dâu.
Câu 1219 – 1220: Mục đồng hết vía kinh hồn,
Vội vàng trình bẩm ôn tồn vân vân.
Câu 1307 – 1308: Lòng ngay thẳng nõ yêu ma,
Thổ công bắt hết gian tà ai ai.
Câu 1455 – 1456: Cúc Hoa phách lạc hồn bay,
Van rằng: Xin hãy chờ rầy chút nao!
Câu 1669 – 1672: Lạ lùng sự rõ hiển nhiên,
Cúc Hoa hiện đến vào bên động phòng
Rõ ràng đèn lửa sáng choang,
Cha con ông Trạng nằm trong trướng đào.
Câu 1729 – 1730: Cúc Hoa em hỡi có linh,
Nhời em dặn thế, lòng anh não nùng.
Câu 2001 – 2002: Mắt trông mả mẹ xót xa,
Anh em nước mắt nhỏ sa bùi ngùi.
Câu 2019 – 2020: Từ ngày mẹ thác ra ma,
Cha con cưới vợ về nhà đến nay.
Câu 2027 – 2028: Bấy giờ canh đã sang ba,
Đi kèm theo với Cúc Hoa hai người.
Câu 2067 – 2068: Con nghe quay mặt tức thì,
Cúc Hoa nàng đã biến đi nơi nào.
Câu 2073 – 2074:Anh rằng: Mẹ thực hồn ma,
Có đâu ở đặng cùng ta chốn này.
Câu 2425 – 2426: Nàng rằng: Anh ở đường xa,
Bay hồn về nhà ân ái cùng em.
Câu 2449 – 2450: Anh đi vắng bấy lâu nay,
Cỏ mọc làm vầy, chua xót hồn em.
Câu 3007 - 2008: Hồn ăn cơm nước chưa ra,
Chàng Ba lại bảo xuống tòa chàng Tư.
Câu 3537 – 3538: Trạng nguyên thấy nói thêm đau,
Tam hồn thất phách bỗng đâu rụng rời!
Câu 1715 – 1716: Trạng nguyên nằm mộng rõ ràng,
Càng nghe nàng nói lại càng thêm đau.
TRUYỆN TỪ THỨC
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1511 đến 1541)
Câu 283 - 284: Mộng hồn say giấc mây mưa, Đá Vu Sơn tạc tiếng dư Cao đường.
THOẠI KHANH – CHÂU TUẤN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1599 đến 1636)
Câu 124 - 125: Con đà mắc phải tai ba,
Có linh xin cứu mẹ già sống lâu.
Câu 451 – 452: Bắt hồn Tuấn mẫu mà giam,
Muốn mẹ nàng sống phải an một bề.
Câu 675 – 676: Phải mà tôi gặp chàng đây, Để chàng nuôi mẹ, thác rày cho xong
GƯƠNG SÁNG TRỜI NAM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1665 đến 1743)
Câu 277 – 278: Ấy là hồn nàng thành ả chợ
So nào tày cung rợ nước Chiêm.
Câu 315 – 316: Võ văn kiêm trọn mạnh khôn
Buông oai hùm sói, nộp hồn kình nghê.
THẠCH SANH
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1937 đến 2008)
Câu 4087 – 4088: Thạch ông thoát nợ trần duyên,
Hồn hoa sớm đã chơi tiên kia rồi.
Câu 4165 – 4166: Nói thôi hồn lạc, phách rời,
Thạch Sanh ôm mẹ một hồi khóc vang.
Câu 4367 – 4368: Nó dù hồn có khôn thiêng,
Thì con cúng giỗ cũng yên một bề.
Câu 4451 – 4452: Mẹ con Lý thị hồn bay,
Chắc rằng nó chết về đây trách mình.
Câu 4455 – 4456: Oan hồn xin hãy tạm đi,
Ngày mai xôi thịt ta thì cúng cho.
Câu 5671 – 5672: Thị tì chợt tỉnh hồn mai,
Vào chầu thưa hết mọi nhời quì tâu.
Câu 6299 – 6300: Mãng xà hồn cũng ghê thay!
Khốn cùng ăn những thuở nay ngô đồng.
Câu 6357 – 6358: Hai hồn khi ấy vào kho,
Cùng nhau lấy hết cả đồ kim ngân.
Câu 6627 - 6628: Bắt hồn Lý thị, lão bà,
Ngọc hoàng phán chỉ đem ra tức thì.
LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA – DIỄN ÂM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 2151 đến 2160)
Câu 39 – 40: Mồng ba tháng ba Dần thì, Hồn hoa phút biến âm ty chẳng còn.
NHỊ ĐỘ MAI
(Nhà xuất bản Văn học - 1994)
Câu 685 – 686: Mối tình buộc lấy khư khư,
Hồn bâng khuâng quế phách thờ thẫn mai.
Câu 995 – 998: Hồn mai tỉnh tỉnh say say,
Mới trong vài bữa xem tày mấy niên.
Trông xa khi thác rèm lên,
Vòng thành chất ngất tòa đền thoi loi.
Câu 1155 – 1158: Thiêng chăng thu lấy hồn oan,
Rộng cho chầu trực trước ban là nhờ.
Khấn rồi nghỉ lại miếu thờ,
Đêm trường cho tiện đợi chờ chiêm bao.
Câu 1483 – 1484: Được như số đoán là may,
Vong hồn cũng thỏa đền thầy nó xưa.
Câu 2457 – 2458: Suối trung liệt thác anh linh,
Suối vàng thơm phách mây xanh thỏa hồn.
QUAN ÂM THỊ KÍNH
(Diệu Phương xuất bản từ trang 1 đến trang 60)
Câu 1001 – 1002: Hóa thân để lại chốn này,
Hương hồn đã sẵn xe mây rước về.
Câu 1179 – 1180: Một dây lụa trắng bềnh bồng,
Giăng làm cầu tế độ vong hồn người.
Câu 1191 – 1192: Lời kinh cầu nguyện vang đi,
Đưa hồn người chết hướng về tây phương.
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Tân Việt, 1964 từ trang 1 đến trang 16)
Câu 159 – 160: Ngửa trông năm thức mây vần,
Hồn chưa đến chốn non thần đã mê.
Câu 461 – 462: Sinh đang vui chén la đà,
Vẩn vơ tính quỉ hồn ma biết gì.
Câu 513 – 514: Xác ve ngày một héo mòn,
Xác gan con vượn, mơ hồn cái quyên.
PHÙ DUNG TÂN TRUYỆN
(Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1964)
Câu 179 - 180: Hơi chăn còn ấm bên mình, Hồn kia văng vẳng dưới đoàn còn oan.
LÂM TUYỀN KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1964)
Câu 341 – 342: Tỉnh say bên gối hồn hồ vẩn,
Mong mỏi phương trời chiếc nhạn bay.
Câu 427 – 428: Gối phượng ngẩn ngơ say phách nguyệt,
Giấc loan trằn trọc bặt hồn hoa.
Câu 691 – 692: Hồn hoa vắng vẻ năm canh nguyệt,
Thuyền bách lênh đênh một khúc sông.
TRẦN MINH KHỐ CHUỐI
(Người soạn Nguyễn Văn Khỏe, Nhà in PhạmVăn Thình, Sài Gòn - 1952)
Câu 87 – 88: Lại lo làm phước làm doan,
Cầu linh hồn đến Tây phan thanh nhàn.
Câu 277 – 278: Ôm con than khóc trói trăn,
Mới vừa dứt tiếng hồn thăng phách dời.
Câu 287 – 288: Mẹ ôi hồn mẹ có hay,
Lòng con thảm não đắng cay muôn vàn.
Câu 295 – 296: Táng xong quì lạy vong linh,
Cầu cho hồn mẹ siêu sinh Thiên đàng.
Câu 1057 – 1058: Dứt lời thiêm thiếp hồn trung,
Gió đưa vùn vụt lạnh lùng thấu xương.
Câu 1239 – 1240: Vệ quan hồn đã lìa đời,
Vì chơn sét đánh thân thời nát tan.
PHỤ LỤC 12: CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “LỜI THỀ”
HOA TIÊN
(Nhà xuất bản Văn học – 1978)
Câu 1231 – 1232: Lời thề dù hãy chút lòng, Trên mồ một chén rượu trong cũng là.
SƠ KÍNH TÂN TRANG
(Nhà xuất bản Giáo dục – 1994)
Câu 19 – 20: Vườn đào chén cúc dang tay, Thề lòng ấy với cao dày, dưới trên.
TRUYỆN KIỀU
(Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội – 1986)
Câu 351 – 352: Đã lòng quân tử đa mang,
Một lời vàng bạc đá vàng thủy chung.
Câu 551 – 552: Cùng nhau trót đã nặng lời,
Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ!
Câu 55 – 556: Đã nguyền hai chữ đồng tâm,
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai!
Câu 727 – 728: Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Câu 1631 – 1632: Tóc thề đã chấm ngang vai,
Nào lời non nước nào lời sắt son.
Câu 2807 – 2808: Thề xưa giở đến kim hoàn,
Của xưa lại giở đến đàn với hương.
LỤC VÂN TIÊN
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội – 2001)
Câu 323 – 324: Xưa đà định chữ lương duyên,
Cùng quan hưu trí ở miền Hàn – giang.
Câu 371 – 372: Muốn cho Trực sáng cùng Tiên,
Lấy câu bình thủy hữu duyên làm đề.
Câu 1245 – 1248:Thiếp đà chẳng trọn lời thề,
Lỡ bề sửa trắp lỡ bề nưng khăn.
Tiếc thay dạ thỏ nằng nằng,
Đêm thu chờ đợi bóng trăng bấy chầy.
Câu 1323 – 1324: Nhớ khi thề thốt giữa đàng,
Chưa nguôi nỗi thảm lại vương lấy sầu.
Câu 1497 – 1498: Vân Tiên anh hỡi có hay?
Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.
MÃ PHỤNG – XUÂN HƯƠNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000, từ trang 95 đến 312)
Câu 343 – 344: Chồng tôi có chức có quyền,
Xưa tôi đã mặn lời nguyền chồng tôi.
Câu 347 – 348: Lời thề tại chốn loan phòng,
Non mòn núi lở mà lòng không sai.
Câu 2279 – 2280: Nay tham quý nữ thanh tân,
Lỗi trong nguyện ước quỷ thần ngày xưa.
Câu 2285 – 2286: Nay giờ âm đức tổ tiên,
Bảng vàng chiếm đặng lời nguyền dễ vong.
Câu 2366 – 2367: Cùng nhau nguyền ước say mê,
Vui vầy cá nước đẹp bề lửa hương.
Câu 2507 – 2508: Lời thề tại chốn lều tranh,
Ác vàng đã xế chênh chênh non đoài.
Câu 2629 – 2636: Trời xui mai trúc một cành,
Trời xui lan huệ yến anh kết nguyền.
Câu 3360 – 3361: Ví dầu ngọc đúc thành người,
Một thề một nguyện một hiền một trung.
Câu 3516 – 3517: Nhớ câu giá thú nguyền thề,
Vợ chồng biển cạn non thề với nhau.
PHƯƠNG HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 315 đến trang 370)
Câu 215 – 216: Nhẽ đâu trong nghĩa lan vàng,
Trót đà gả bán hợp hoan giao thề.
Câu 641 – 642: Trước đà chỉ núi thề non,
Trao duyên cùng chú sắt son ân cần.
PHAN TRẦN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 625 đến 672)
Câu 231 – 232: Dãi dầu kể mấy nắng mưa, Thề phai nguyền lạnh bây giờ biết đâu.
LƯU NỮ TƯỚNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1091 đến 1214)
Câu 1559 – 1560: Bút thần đã nặng lời nguyền Há rằng trăng gió tạm nguyền hay sao?
TRUYỆN CHÀNG CHUỐI
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1233 đến 1278)
Câu 45 – 46: Hay là hiềm nỗi thốt thề,
Khôn ngoan chẳng đến vụng về chẳng thông.
Câu 303 – 304: Nghìn năm hương lửa bén duyên,
Đã thề non thẳm lại nguyền giời cao.
Câu 857 – 858: Rằng: Hai ta bởi tạo đoan,
Ước nguyền nay đã phỉ nguyền phòng hương.
TRINH THỬ TÂN TRUYỆN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1281 đến 1310)
Câu 107 – 108: Vu qui núi chỉ non thề,
Tấc lòng đá tạc vàng ghi dám rời.
Câu 243 – 244: Nọ là núi chỉ non thề,
Bất kỳ nên nghĩa tương cờ mới hay.
PHẠM CÔNG – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1337 đến 1508)
Câu 553 – 554: Đã nguyền kết nghĩa giao thông,
Hay còn nghi ngại, nói ông nghe chừng!
Câu 1529 – 1530: Chồng đâu vợ đó cho liền,
Trước sau cho trọn lời nguyền cùng nhau.
Câu 1731 – 1732: Anh thề có bóng trăng trong,
Quyết niềm ở vậy cho xong một đời.
Câu 1815 - 1816: Vái cùng hậu thổ, hoàng thiên:
Ai ở chẳng hiền, thiên địa chứng tri.
Câu 1903 – 1904: Say sưa cùng đứa Mỹ Hiền,
Hai người từ đó kết nguyền cùng nhau.
TRUYỆN TỪ THỨC
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1511 đến 1541)
Câu 103 - 104: Để cùng nguyện trước cửa không,
Tạc ghi hai chữ: tâm đồng nên chăng?
Câu 107 – 108: Lọ là thề trọng nguyền sâu,
Thiếp vâng minh khắc, dám đâu quên lòng.
Câu 339 – 340: Lời thề chưa cạn chén son
Đào chưa phai thắm, lan còn quyến hương.
Câu 593 – 594: Tiếc vì đôi lứa thiếu niên
Tơ Tần chỉ Tấn vẹn nguyền duyên xưa.
THOẠI KHANH – CHÂU TUẤN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1599 đến 1636)
Câu 458 – 459: Lời nguyền thấu đến Ngọc Hoàng, Cầm dao khoét mắt để bàn dưng lên.
GƯƠNG SÁNG TRỜI NAM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1665 đến 1743)
Câu 471 – 472: Anh hùng nằm gối phập phù,
Thề lòng tìm chúa rửa thù đặt yên.
Câu 865 – 866: Thề sương thốt tuyết vật vờ,
Dạ đưa chốn mới, mặt ngừa chốn quen.
LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA – DIỄN ÂM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 2151 đến 2160)
Câu 182 – 183: Thiếp nay người thượng giới tiên, Thương chàng sẽ nhớ nhời nguyền ngày xưa.
NHỊ ĐỘ MAI
(Nhà xuất bản Văn học - 1994)
Câu 2085 – 2086: Thề không dung kẻ lộng quyền, Vì dân trừ hại mới nên anh tài.
QUAN ÂM THỊ KÍNH
(Diệu Phương xuất bản từ trang 1 đến trang 60)
Câu 153 - 154: Lời thề như đá khắc sâu,
Như là đem thiếp vàng đâu thác gì.
Câu 285 – 286: Dám đâu phụ nghĩa phu thê,
Quỷ thần chứng giám lời thề thiết thân.
Câu 493 – 494: Muốn tìm cửa Phật nương thân
Tu hành rốt ráo, thành tâm nguyện thề.
Câu 741 – 742: Quá yêu nên trót thốt lời,
Nguyện thề chung sống trọn đời ái ân.
Câu 1153 – 1154: Nhớ xưa chỉ núi thề sông,
Lời nguyền thắm thiết vợ chồng yêu thương.
Câu 1165 – 1166: Chàng thề: Xin được chết đi,
Họa may có dịp cận kề nhau ngay.
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Tân Việt, 1964 từ trang 1 đến trang 16)
Câu 57 – 58: Thề xưa đã nặng với lòng,
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi.
Câu 135 – 136: Ba sinh cho vẹn mười nguyền,
Nhờ tay kim tướng, đưa duyên xích thằng.
Câu 527 – 528: Rằng: Xưa trót đã nặng nguyền,
Phải đem vàng đá mà đền mới xuôi.
Câu 641 – 642: Dang tay cỡi hạc cả cười,
Nhủ Chân Nhi lại nối lời thề xưa
PHÙ DUNG TÂN TRUYỆN
(Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1964)
Câu 219 - 220: Nguyền xưa chút chửa vẹn nguyền, Thời xin khi xuống cửu tuyền gặp nhau.
LÂM TUYỀN KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1964)
Câu 317 - 318: Thề sông chỉ núi nguyền muôn kiếp,
Tựa ngọc nương vàng hợp một đoàn.
Câu 333 – 334: Thêu hoa phận ấy đà nên một,
Chắt chỉ nguyền xưa hẳn vẹn mười.
Câu 411 – 412: Đoái lời thề thốt còn đành lảnh,
Tưởng nỗi sinh ly chỉn ngại ngùng.
Câu 475 – 476: Thề sông chỉ núi nỡ nào quên,
Duyên tra dầu nhẫn đành đôi chốn.
Câu 603 – 604: No ngày lại mới lên chầu chực,
Vâng mệnh cho nên lỗi ước nguyền.
Câu 615 – 616: Ân ái nguyền xưa xin chớ phụ,
Vàng phai đá nát nghĩa còn bền.
Câu 641 – 642: Nguyền xưa bỗng chốc thắm nên phai,
Xiết nỗi nguồn cơn vẹn vũng dồi.
Câu 841 – 842: Từ về qua tới chốn thạch tuyền,
Sảy gặp Hằng Nga mới kết nguyền.
Câu 991 – 992: Nhủ nhẽ trăm năm nguyền được vẹn,
Kíp chày lại tới chốn thiên đình.
Câu 1037 – 1038: Ba thân hương lửa lòng nguyền ước,
Đôi chữ bình an miệng khẩn cầu.
Câu 1081 – 1082: Thề lòng vàng đá vốn khăng khăng,
Mây gió khen ai khéo dãi dằng.
Câu 1087 – 1088: Nguyện ước trót để lời gắn bó,
Làm chi uốn éo thói hoa trăng.
Câu 1123 – 1124: Ơn nàng hay đến lòng dung dãi,
Kết tóc xây nên nghĩa ước nguyền.
Câu 1131 – 1132: Phòng động đã nguyền người một gối,
Sông Ngân chi để nước đôi dòng.
TRẦN MINH KHỐ CHUỐI
(Người soạn Nguyễn Văn Khỏe, Nhà in Phạm Văn Thình, Sài Gòn - 1952)
Câu 131 – 132: Con nguyền đền đáp chút công,
Sanh thành dưỡng dục non sông ơn dày.
Câu 143 – 144: Nhớ xưa trong lúc sanh tiền,
Cha con đã có ước nguyền lương duyên.
Câu 151 – 152: Chắc người cũng nhớ lời nguyền,
Lẽ nào đoạn nghĩa quên giềng nhơn luân.
Câu 169 – 170: Con nguyền nấu táo dâng lê,
Miễn vui dạ mẹ chẳng hề than van.
Câu 317 – 318: Nhắc qua Thị vệ đoạn này,
Quên lời nguyền trước đổi thay tấc tình.
Câu 325 – 326: Ông bèn phân rõ âm hao,
Từ khi đến chốn non cao ước nguyền.
Câu 857 – 858: Em xin giữ vẹn lời nguyền,
Đặng mà chuộc lỗi thung uyên tại đàng.
Câu 1069 – 1070: Nếu chàng thác xuống âm ty,
Thiếp nguyền theo với sống chi lẽ bày.
Câu 1081 – 1082: Cùng nhau ước đến bạc đầu,
Thương nhau còn hỡi ngại nhau cho đành.
PHỤ LỤC 13: CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “PHÉP LẠ”
TRUYỆN KIỀU
(Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội – 1986)
Câu 2884 – 2985: Thật tin nghe đã bấy lâu, Pháp sư dạy thế sự đâu lạ dường!
LỤC VÂN TIÊN
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội – 2001)
Câu 761 – 762: Đồng rằng: Nghe tiếng thầy đây, Trừ ma yếm quỷ phép thần rất hay.
PHẠM TẢI – NGỌC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 11 đến trang 48)
Câu 870 – 879: Vợ chồng bái tạ bước ra,
Bèn quỳ bái tạ chương tòa Diêm Vương.
Hai bên đứng dãy hai hàng,
Bèn sai quỷ sứ dọn đường đưa lên.
Nghe tiếng mõ ở hai bên,
Sấm vang chớp giật dưới trên đùng đùng.
Gió bay, lăng vỡ, thông tung,
Một giờ mưa tạnh như không, vẹn tuyền.
Vợ chồng lại hợp nhân duyên, Lên dương gian lại phỉ nguyền như xưa.
MÃ PHỤNG – XUÂN HƯƠNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000, từ trang 95 đến 312)
Câu 2888 – 2889: Con đã có phép huyền cơ,
Bách ban võ nghệ mật thưa am tường.
Câu 2892 – 2893: Dù con nay có tài cao,
Diệu pháp thế nào thử nghiệm cha coi.
Câu 2898 – 2899: Nay con mà hóa phép ra,
Dâu mà đánh với ông gia thế đồn.
Câu 2906 – 2907: Nguyện cùng trời đất ông bà,
Hồ lô khi ấy hóa ra trong trời.
Câu 2912 – 2913: Phép hay dị quái linh tiêu,
Cánh bèn bó cánh tay đều bó tay.
Câu 2914 – 2915: Ước chừng đặng nửa canh chầy,
Xuân Hương hóa phép mở ngay tức thì.
Câu 2940 – 2941: Xuân Hương nghe nói động lòng,
Hóa ra linh dược phép dùng cứu cha.
Câu 2950 – 2951: Những việc xuất trận phép binh,
Phải dò lợi hại lượng tình hơn thua.
Câu 2964 – 2965: Ra để đánh thử ai thua,
Phép đánh theo phép tài thua theo tài.
Câu 2994 – 2995: Đánh lên lửa dậy khói bay,
Xuân Hương hóa phép bắt ngay tức thời.
Câu 3138 – 3139: Cho rồi lại dặn một điều,
Phép này để trợ những khi hiểm nghèo.
Câu 3246 – 3247: Con ngươi cho học phép tiên,
Dạy cho các phép tinh chuyên đủ nghề.
Câu 3259 – 3260: Mã Điểu đi học phép tiên,
Đến nay tính đặng bảy niên trời thời.
Câu 3829 – 3830: Chiếu kính thực đã như lời,
Khen con học phép vậy thời đã tinh.
Câu 3835 – 3848: Ngọc hoành vốn thực phép thần,
Chiếu lên trăm họ muôn dân phục hầu.
Kim chi liễu diệp phép mầu,
Chiếu lên thời giặc khấu đầu bó tay.
Phép này hay đã quá hay,
Chiếu lên lửa dậy khói bay những là.
Dầu sai quỷ quái tinh ma,
Dầu sai mãnh hổ độc xà phải theo.
Chiếu kính phép ấy trợ nhiều,
Dầu xa ngàn dặm thời chiêu cũng gần.
Phép nầy giá vũ đằng vân,
Biến nhiều thành ít biến gần thành xa.
Cho con bốn phép vậy mà,
Con về khôi phục quốc gia Nam trào.
Câu 3893 – 3894: Thầy dạy đã hết trước sau,
Diệu phương nhuần thục phép màu tri thông.
Câu 4058 – 4063: Đánh lên lửa dậy khói bay,
Hùng Sư hóa phép bắt ngay nịnh thần.
Hóa ra lửa đốt rần rần,
Lại hóa đại vũ lửa liền tan ngay.
Hùng Sư nịnh tặc tài hay,
Lại hóa lưới sắt phép rày bủa quanh.
Câu 4070 – 4071: Tôi xin siêu hải bạt hà,
Thử coi phép quỷ phép ma thế nào?
Câu 4104 – 4105: Mã Điểu đứng giữa thanh không,
Bèn mới chiếu kính lửa hồng biến tan.
Câu 4108 – 4121: Mã Điểu bèn hóa phép mầu,
Tay cầm liễu diệp bèn khâu lưới rày.
TỐNG TRÂN – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 551 đến 622)
Câu 739 – 740: Tạ từ mảnh hổ dời chân,
Tự nhiên biến hóa vô vàn Sơn Tinh.
Câu 743 – 744: Biến ra mười người khác thường,
Áo xiêm mũ đội sẵn sàng uy nghi.
BÀ CHÚA BA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 895 đến 956)
Câu 521 – 524: Rồng thì tuôn nước đến kề,
Hùm thì hái củi, chim thì nhặt rau.
Thổ địa thì quét trước sau,
Lục đinh thần tướng đứng hầu thiên hương.
Câu 527 – 528: Phép trời giúp chúa nhiệm mầu,
Trăm việc một khắc ai hầu biết ra.
Câu 545 – 548: Tự nhiên chuyển động dời dời,
Sấm ran, mưa xuống khắp nơi chùa chiền.
Gió êm lửa tắt được liền,
Ai cũng khen chúa phép Tiên lạ lùng.
Câu 593 – 594: Tối tăm trời đất mịt mùng,
Hào quang sáng khắp cả trong trường hình.
Câu 817 – 817: Tu hành đã được chín niên,
Bao nhiêu phép Phật, phép Tiên vào lòng.
Câu 983 – 984: Ai ngờ phép thuật thông huyền,
Chúa Ba biết trước, Ngài liền hóa thân.
Câu 1335 – 1336: Ấy là phép Phật lạ lùng,
Giả làm chước ấy để phòng cứu cha.
Câu 1373 – 1374: Phép Ngài, kể nhiệm mầu thay.
Dỗ được người ác đến loài quỷ tinh.
TRUYỆN CHÀNG CHUỐI
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1233 đến 1278)
Câu 222 – 223: Làm nên một trận phong ba,
Sấm ran, chớp giật mưa sa sóng cồn.
Câu 309 – 314: Hư không hóa phép thần thông,
Ào ào gió thổi, đùng đùng mưa sa.
Tiến lên nước chảy chan hòa,
Xem trong phép tắc chỉn đà uy linh.
Câu 347 – 350: Mở con sách ước thần thông,
Tự nhiên nước bỗng cạn không bốn bề.
Câu 771 – 776: Thần thông phép Chuối ghê thay!
Mang cầm quả bí một tay xách về.
Mở xem thấy các đồ lề,
Chứa chan tiền bạc khê lê ngọc ngà.
Trâu bò đến cả vịt gà,
Chật sân võng giá đầy nhà quan quân.
Câu 1081 - 1082: Bây giờ cải tử hoàn sinh,
Nàng liền bái tạ điện đình quì tâu.
Câu 1161 – 1162: Lại thêm Thượng đế ra hình,
Sai Thiên lôi đã tan tành thịt xương.
CHUYỆN CÁI TẤM – CÁI CÁM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1313 đến 1333)
Câu 235 – 236: Đàn chim có phép lắm thay,
Lựa xong nó bảo nhau bay tức thì.
Câu 247 – 248: Phật rằng: Con hãy tạm nguôi,
Ta cho phép lạ tức thời có ngay.
Câu 361 – 362: Lạ thay vừa được mấy hôm,
Đóng lông chim bỗng hóa luôn xoan đào.
Câu 413 – 418: Bà vừa ra khỏi một giây,
Tấm liền trút lốt ra ngay cửa buồng.
Dung nhan chẳng khác ngày thường,
Phong tư nết cũ đoan trang dấu nhà.
Câu 483 – 484: Phép tiên giúp chị hay sao,
Em mong chị ngỏ thấp cao em tường.
PHẠM CÔNG – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1337 đến 1508)
Câu 1191 – 1192: Phép công chiếu án luận mau, Bắt Trạng nguyên bỏ vạc dầu không tha.
THẠCH SANH
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1937 đến 2008)
Câu 4205 – 4207: Bao nhiêu các phép tiên ban,
Dạy cho họ Thạch chu toàn tinh thông.
Câu 4419 – 4420: Tiên ông đem phép bí tàng,
Dạy cho họ Thạch tỏ tường thần thông.
Câu 4427 – 4432: Ai ngờ rắn có phép tiên,
Hóa ra lửa cháy bốn bên đỏ ngòm!
Thạch Sanh hóa phép mưa tuôn:
Tự nhiên lửa tắt kinh hồn Xà tinh.
Câu 4498 – 4499: Thấy Xà tinh muốn ra oai,
Tôi liền giở hết phép tài của tôi.
Câu 5505 – 5506: Trăn tinh nó lắm phép kỳ,
Bấy lâu ai dám làm gì nó đâu!
Câu 5521 – 5522: Huống chi nó sống phép mầu,
Thần thông biến hóa ai nào dám đương!
Câu 5959 – 5960: Hoàng nghe Sanh tỏ sự duyên,
Khen rằng: Anh có phép tiên đại tài.
Câu 6159 – 6162: Vội vàng hóa phép hiển linh,
Hỏa hào đốt cháy yêu tinh bấy giờ.
Hồ tinh biết trước liền che,
Dập ngay lửa tắt bấy giờ mới xong.
Câu 6225 – 6226: Lại về chốn cũ như y,
Đêm ngày tập luyện tinh vi phép thần.
Câu 6319 – 6320: Phép mầu nó thực không hai,
Vậy nên tôi phải lạc loài đến đây.
LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA – DIỄN ÂM
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 2151 đến 2160)
Câu 154 – 155: Thoắt thôi thôi biến tự nhiên, Đôi hàng đũa ngọc nằm bên chan hòa.
NHỊ ĐỘ MAI
(Nhà xuất bản Văn học - 1994)
Câu 1281 – 1284: Hòa Phiên khi đến nước ngoài,
Miếu thần ứng mộng nhạn nhai gieo mình.
Phép thiêng cải tử hoàn sinh,
Ở hiền gặp mai lại gặp lành đến đây.
NỮ TÚ TÀI
(Lấy từ thuvien.net, từ trang 1 đến trang 27)
Câu 271 – 272:
Khấn rằng: Thái thượng lão quân,
Cỡi trâu hóa phép phong vân chớ chầy.
PHÙ DUNG TÂN TRUYỆN
(Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964)
Câu 983 - 984: Sắc, không cậy có phép màu,
Thân này ai có chắc đâu hội này
PHỤ LỤC 14: CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “CHIÊM BAO – MỘNG MỊ”
HOA TIÊN
(Nhà xuất bản Văn học – 1978)
Câu 815 – 816: Chập chờn xem bẵng chiêm bao,
Làm chi một giấc lá hươu khó lòng.
Câu 1209 – 1210: Tưởng bây giờ là bao giờ,
Song song đôi mắt còn ngờ chiêm bao.
TRUYỆN KIỀU
(Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Hà Nội – 1986)
Câu 213 – 214: Gió đâu xịch bức mành mành,
Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao.
Câu 235 – 236: Dạy rằng: Mộng huyễn chắc đâu,
Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao!
Câu 249 – 250: Mây Tần khóa kín song the,
Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao.
Câu 443 – 444: Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rỗi nữa chẳng là chiêm bao?
Câu 2621 – 2622: Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây.
LỤC VÂN TIÊN
(Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội – 2001)
Câu 705 – 706: Ngang rằng: Nằm thấy khi đêm,
Tiên sư mách bảo một điềm chiêm bao.
Câu 1667 – 1668: Nửa đêm nằm thấy ông tiên,
Đem cho chén thuốc mắt liền sáng ra.
PHẠM TẢI – NGỌC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 11 đến trang 48)
Câu 103 – 108: Có đêm giấc quế hồn mai
Thấy chàng quân tử xa chơi động đào.
Càng trông càng lắm chiêm bao,
Rõ chàng quân tử đã vào phòng hương.
Có hôm nghiêm phụ thừa lương
Hướng vui dạo mát tìm đường thăm con.
Câu 584 – 585: Năm canh rắp tưởng nằm mơ,
Trách duyên tủi phận cay chua ngậm ngùi...
MÃ PHỤNG – XUÂN HƯƠNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000, từ trang 95 đến 312)
Câu 1764 – 1765: Bà liền mở miệng tỏ bày, Chẳng qua mộng mị đêm nay lạ lùng.
PHƯƠNG HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 315 đến trang 370)
Câu 1125 – 1126: Kẻo mà có sứ thiên tào, Đêm qua trẫm thấy chiêm bao nhỡn tiền.
TỐNG TRÂN – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 551 đến 622)
Câu 1509 – 1510: Trạng về vừa được nửa đông,
Chiêm bao mơ tưởng ở trong giường nằm.
Câu 1511 – 1512: Đêm ngày mơ tưởng âm thầm,
Mặt phai nét ngọc, da dầm màu sương.
PHAN TRẦN
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 625 đến 672)
Câu 399 – 400: Ba sinh ước nguyện mười nguyền, Chiêm bao lẩn quất ở bên giảng đình.
BÀ CHÚA BA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 895 đến 956)
Câu 603 – 604: Hổ tha vào tới rừng hoang,
Đức chúa mơ màng như lúc chiêm bao.
Câu 1015 – 1020: Thổ thần mộng báo cho hay:
Rằng: Em còn sống ở rày Hương Sơn.
Nay mai trở lại dương gian,
Trước độ thánh hoàng, sau độ hai ngươi.
Chiêm bao rõ biết mọi lời,
Hai người từ ấy ăn chay tu hành.
LÝ CÔNG
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1027 đến 1087)
Câu 1043 – 1044: Nói cùng văn võ trong thuyền, Đêm nay nằm thấy một điềm chiêm bao.
TRUYỆN CHÀNG CHUỐI
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1233 đến 1278)
Câu 1143 – 1144: Tưởng vì đông liễu tây đào, Thủy chung tiên hợp chiêm bao mơ màng.
PHẠM CÔNG – CÚC HOA
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1337 đến 1508)
Câu 389 – 390: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Biếng bên thi phú, trễ nghề cửi canh.
Câu 1715 – 1716: Trạng nguyên nằm mộng rõ ràng,
Càng nghe nàng nói lại càng thêm đau.
TRUYỆN TỪ THỨC
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1511 đến 1541)
Câu 125 - 126: Giấc nào là chẳng chiêm bao, Bữa nào là chẳng khát khao âm thầm.
THẠCH SANH
(Kho tàng Truyện Nôm Khuyết danh Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Văn học 2000,
từ trang 1937 đến 2008)
Câu 4069 – 4072: Đoạn này họ Thạch mỏi mê,
Chiêm bao thấy có rồng kề một bên.
Tiêu thiều nhã nhạc vang rền,
Tỉnh ra chồng vợ muôn nghìn vui tươi.
Câu 5649 – 5650: Canh chầy mơ giấc hoàn lương,
Tỉnh ra lại thấy muôn dường như không.
NHỊ ĐỘ MAI
(Nhà xuất bản Văn học - 1994)
Câu 1157 – 1158: Khấn rồi nghỉ lại miếu thờ,
Đêm trường cho tiện đợi chờ chiêm bao.
Câu 1179 – 1180: Gió đầu lọt cánh cửa ngoài,
Tỉnh ra còn nhớ mấy lời chiêm bao.
Câu 1281 – 1284: Hòa Phiên khi đến nước ngoài,
Miếu thần ứng mộng nhạn nhai gieo mình.
Phép thiêng cải tử hoàn sinh,
Ở hiền may lại gặp lành đến đây.
Câu 2573 – 2574: Thảm chồng thôi lại mừng con,
Thức cười nước mắt ngủ hồn chiêm bao.
Câu 2755 – 2756: Bèn đem tâm sự tâu qua,
Lại xin ở đấy đợi chờ chiêm bao.
QUAN ÂM THỊ KÍNH
(Diệu Phương xuất bản từ trang 1 đến trang 60)
Câu 433 – 434 Chập chờn giấc mộng bao ngày,
Tình quê đành gửi đám mây cuối trời.
Câu 503 – 504: Như sương tan khi nắng lên,
Như chiêm bao lúc nửa đêm chập chờn.
Câu 593 – 594: Nàng chờ đợi nàng mơ màng,
Sầu riêng một khối ôm trong tâm hồn.
BÍCH CÂU KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Tân Việt, 1964 từ trang 1 đến trang 16)
Câu 277 – 280: Bóng trăng vừa xế cành ngô,
Giấc hòe dìu dịu, chăn cù êm êm.
Thấy người cao mũ rộng xiêm,
Tay cầm thiết bảng, trang nghiêm khác vời.
Câu 285 – 286: Vội vàng chợt tỉnh giấc hoa,
Sao vừa nhàn nhạt, trời vừa eo eo.
Câu 317 – 318: Từ phen giáp mặt đến giờ,
Những là ngày tưởng đêm mơ đã chồn.
PHÙ DUNG TÂN TRUYỆN
(Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964)
Câu 937 - 938: Nàng nghe chuyển động tâm bào, Bâng khuâng như giấc chiêm bao mơ màng.
LÂM TUYỀN KỲ NGỘ
(Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964)
Câu 377 - 378: Canh khuya vừa thuở giấc mơ màng,
Thoắt có chiêm bao thấy một nàng.
Câu 385 – 386: Đêm qua giấc mộng lạ lùng thay,
Gẫm biết âm linh giống chẳng ngay.
TRẦN MINH KHỐ CHUỐI
(Người soạn Nguyễn Văn Khỏe, Nhà in Phạm Văn Thình, Sài Gòn - 1952)
Câu 847 – 848: Trần Minh ngỡ giấc mộng đào,
Tưởng thầm mình đã lạc vào Đào Nguyên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN069.pdf