MS: LVVH-PPDH030
SỐ TRANG: 89
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
CẤU TRÚC LUẬN VĂNMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiêu cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu luận văn
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KÍ VĂN HỌC
1.1. Khái quát chung về thể kí
1.1.1 Khái niệm
1.1.2. Vài nét về diện mạo thể kí ở Việt Nam
1.2 Đặc điểm kí văn học
1.2.1 Đặc điểm chung
1.2.2 Đặc điểm của kí trung đại
1.2.3 Đặc điểm của kí hiện đại
1.3 Đặc điểm của một số thể kí trong chương trình phổ thông
1.3.1 Kí sự
1.3.2 Tùy bút
1.3.3 Bút kí
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DẠY HỌC TÁC PHẨM KÍ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.1 Chương trình hiện hành
2.1.1 Tác phẩm kí trong chương trình trung học cơ sở
2.1.2 Tác phẩm kí trong chương trình trung học phổ thông
2.2 Tình hình dạy học tác phẩm kí ở trường phổ thông
2.2.1 Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về việc dạy học tác phẩm kí
2.2.2 Đánh giá tình hình
2.3 Phân tích nguyên nhân
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY TÁC PHẨM KÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1 Phương hướng giảng dạy tác phẩm kí
3.1.1 Nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh
3.1.2 Tổ chức giờ học theo phương pháp chủ động tích cực
3.2 Một số biện pháp cụ thể trong việc giảng dạy tác phẩm kí
3.2.1 Biện pháp đọc diễn cảm
3.2.2 Biện pháp so sánh trong phân tích văn học
3.2.3 Biện pháp nêu vấn đề
3.2.4 Biện pháp gợi mở
3.3 Thực nghiệm
3.3.1 Mục đích, yêu cầu và kế hoạch
3.3.2 Giáo án thực nghiệm
GIÁO ÁN 1: (02 tiết) - NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - Nguyễn Tuân
GIÁO ÁN 2: (02 tiết) - AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? - Hoàng Phủ Ngọc Tường
3.3.3 Xứ lý kết quả thực nghiệm
3.3.4 Kết luận chung về thực nghiệm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 : ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN (Về việc dạy tác phẩm kí trong nhà trường phổ thông – Lớp 11 và 12)
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh lớp 11)
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN (Dành cho học sinh lớp 12)
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quận Thủ Đức. Người viết chọn
hai trường trên là chọn thực nghiệm trên nhiều học sinh ở hai môi trường khác nhau. Đây là
những địa bàn mà học sinh có sự khác nhau về vốn sống, trình độ văn hóa, tâm lý nhận thức,
khả năng tư duy và điều kiện học tập …
Vì chọn thực nghiệm trên những đối tượng học sinh ở hai môi trường khác nhau nên
kết quả nhận thức, tiếp thu, giải quyết vấn đề của học sinh cũng khác nhau. Điều này tạo cơ
sở để đánh giá tính khả thi và cho phép rút ra được những kinh nghiệm, nhận xét khách quan.
Người viết chọn hai văn bản tùy bút nằm trong chương trình Ngữ văn của khối lớp 12
là văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Người lái đò sông
Đà của Nguyễn Tuân.
3.3.1.3 Kế hoạch thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào tháng 12 của năm học 2008 – 2009 ở hai
trường trung học phổ thông nói trên.
Người viết luận văn trực tiếp đứng lớp giảng dạy thực nghiệm văn bản đã chọn có dự
giờ góp ý của tổ trưởng bộ môn mỗi trường.
Ở mỗi trường trung học phổ thông tiến hành thực nghiệm trên hai lớp, như vậy tổng số
lớp sẽ là 4 lớp (đều thuộc ban cơ bản) với khoảng 180 học sinh.
Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, học sinh sẽ làm bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức của
lớp học trong khoảng thời gian 5 phút với 10 câu hỏi. Ngoài ra người viết cũng tiến hành làm
kiểm tra trắc nghiệm ở một số lớp không thực nghiệm để đạt được kết quả khách quan hơn.
Người viết sẽ thu thập, xử lý và đối chiếu kết quả để đánh giá.
Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở bài thu hoạch của học sinh và những ý
kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên trong tổ bộ môn của hai trường thực nghiệm.
3.3.2 Giáo án thực nghiệm
GIÁO ÁN 1: (02 tiết)
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
A-MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng rất dữ dội, khắc nghiệt của
sông Đà – Tây Bắc.
- Thấy được sự gan góc, thông minh của người lao động vật lộn với thiên nhiên, với
các thế lực thực dân phong kiến …
- Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân.
B-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK và SGV
- Các tài liệu tham khảo
C-PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Giáo viên gợi mở các vấn đề, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận.
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới.
- Tổ chức dạy học văn bản
Hoạt động của
Giáo viên
Yêu cầu cần đạt
- Hãy nêu hoàn cảnh
sáng tác và nét riêng
biệt của phong cách
Nguyễn Tuân?
- Nguyễn Tuân đã sử
dụng ngôn ngữ như thế
nào trong tác phẩm này?
- Tác giả miêu tả dòng
sông Đà hung bạo qua
những chi tiết, hình ảnh
nào?
I. Giới thiệu
1. Hoàn cảnh sáng tác
Được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc và sông
Đà để tìm hiểu những con người ở đây mà ông
gọi “Thứ vàng mười” của cách mạng của kháng
chiến.
Thiên tuỳ bút ấy đã kế thừa nét riêng biệt đặc sắc
về đề tài nguồn cảm hứng trong phong cách của
Nguyễn Tuân là cảm hứng trước cái dữ dội, tài
hoa
2. Ngôn ngữ:
Kì tài thể hiện ở việc dùng từ buộc sông Đà phải
sống dạy, phải hiện hình, phải gào thét trên những
hàng chữ viết
4. Tuỳ bút Người lái đò sông Đà đã cho thấy diện
mạo của một Nguyễn Tuân đã căn bản đổi thay để
trở thành một nhà văn mới trong thời đại mới
- Trước CM: Ông là bậc du tử tìm đến những “cơ
hội giang hồ” mong để khoả lấp nỗi sầu mênh
mông của cảm giác “thiếu quê hương”
- Sau CM: Ông không quản khó khăn cực nhọc,
lặn lội dọc ngang khắp miền Tây Bắc heo hút xa
xôi với mục đích “Đi tìm cái thứ vàng của màu
sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng
mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con
người ngày nay...”
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Dòng sông Đà hung dữ
- Sử dụng ngôn từ “kì tài” để miêu tả con sông Đà
hung bạo trên nhiều dạng vẻ
+ Lúc thể hiện trong phạm vi một lòng sông hẹp
- Khi tác giả ngồi trên
máy bay có quan sát,
dòng sông được hiện lên
như thế nào?
- Qua hình ảnh sông Đà,
em có nhận xét gì về bút
pháp nghệ thuật và tình
cảm của tác giả?
như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng (vách
đá: bờ sông dựng thành vách)
+ Khi thì hiện ra trong cảnh mênh mông hàng
cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè... (mặt
ghềnh: dài hàng cây số)
+ Khi thì dòng nước như hùm beo lồng lộn
+ Khi thì những hòn đá sông lập lờ cạm bẫy...
- Thêm vào rất nhiều nét tài hoa mà ông vốn có
như việc sử dụng kiến thức của các ngành: Quân
sự, điện ảnh,... để làm nên hàng loạt so sánh liên
tưởng rất kì lạ, bất ngờ như:
+ Đoạn tả cái hút nước ở quãng tà Mường Vát..
+ Việc sử dụng biện pháp nhân hoá như: Đá trên
thác sông Đà mai phục, chúng nhảy vồ lấy
thuyền...
+ Lúc thì ông đi ngược chiếc máy quay để quay
cái hút nước sông Đà “thành giếng xây bằng toàn
nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh...”
Nghệ thuật miêu tả với những hình ảnh sống
động, liên tưởng độc đáo, bất ngờ, ngôn ngữ giàu
chất tạo hình, ấn tượng mạnh mẽ đặc biệt cho
người đọc, gợi sức mạnh hoang dã của thiên
nhiên sông Đà hiện lên như một con quái vật
hung bạo, gây cảm giác hãi hùng về cuộc quyết
đấu giữa con người với thiên nhiên để dành sự
sống.
2. Dòng sông Đà trữ tình
- Tác giả viết ra những câu văn mang dáng dấp
mềm mại, yên ả trải dài như dòng nước:
+ Bằng những hình ảnh thơ mộng của áng tóc ẩn
hiện trong mây … sông Đà như một phụ nữ kiều
diễm “tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc,
chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở
hoa ban, hoa gạo tháng 2...”
+ Bằng âm điệu của những câu văn êm đềm cứ
tuôn dài tuôn dài như không thể dứt… “Mùa xuân
dòng xanh ngọc bích…mùa thu nước Sông Đà lừ
lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa…”
- Ông còn dụng công tạo ra một không khí mơ
màng qua biện pháp miêu tả khiến người đọc như
lạc vào thế giới kì ảo
+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp
lại
+ Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi
cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
+ Mũi thuyền thì lặng lẽ trôi trên dòng nước
lững lờ như thương như nhớ
+ Con hươu thơ ngộ nghĩnh trên áng cỏ sương
+ Đàn cá dầm xanh trông như những thoi bạc
trắng rơi rơi
+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ
tiền sử...
Nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo, biến
hóa thể hiện vẻ đẹp vừa lãng mạn nên thơ vừa
hoang dại cổ kính của sông Đà. Sông Đà đã trở
thành nỗi nhớ, tình yêu, thành niềm đam mê sáng
tạo nghệ thuật của tác giả. Cảnh vật thiên nhiên
được tác giả miêu tả rõ nét thể hiện tình cảm gắn
bó, sâu nặng của tác giả với cảnh vật Tây Bắc, với
quê hương đất nước.
3. Hình tượng người lái đò
- Người lái đò được tác
giả khắc hoạ như thế
nào?
- Em có nhận xét gì về
cuộc chiến vượt thác
của người lái đò với
thác nước?
- Theo em nguyên nhân
nào đã làm nên chiến
thắng của con người?
- Sau khi học xong đoạn
trích, em hãy nhận xét
... Là một người lao động bình thường, hiền
lành, âm thầm, giản dị, thân hình còn in hằn
những dấu vết khắc nghiệt của công việc chèo
thuyền gian nan, cực nhọc, hiểm nguy “Tay ông
lêu nghêu như một cái sào dài, chân ông lúc nào
cũng khuỳnh khuỳnh gò lại”
- Vẻ đẹp trí dũng
... Là người nắm rất chắc quy luật của dòng
nước sông Đà và nhờ đó làm chủ được nó, chinh
phục nó: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của
thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục
kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.
- Vẻ đẹp tài hoa
Ông lái đò như một viên tướng, dũng cảm tài ba
điêu luyện trong khi vượt thác “Ông đò vì cương
lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng
nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo
về phía cửa đá ấy”
→ Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp và chủ nghĩa
anh hùng thể hiện trong con người bình thường
làm công việc bình thường là chở đò trên sông.
- Là cuộc chiến đấu không cân sức vì: Một bên
là thiên nhiên lớn lao, dữ dội, hiểm độc, một bên
là con người bé nhỏ, phương tiện thô sơ (mái
chèo và chiếc đò đơn độc)
- Sự ngoan cường và ý chí quyết tâm
- Kinh nghiệm đò giang sông nước (trí tuệ tài hoa
của ông đò)
III. TỔNG KẾT
- Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là khúc
hùng ca ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi ý chí của con
khái quát về đoạn trích
cũng như về tác phẩm
“Người lái đò sông Đà”
người
- Ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người
tới thắng lợi huy hoàng trước sức mạnh tựa thánh
thần của dòng sông hung dữ.
- Ca ngợi tài năng, nghệ thuật và vẻ đẹp tâm hồn
của người nghệ sĩ cũng như sự lao động nghiêm
túc miệt mài của Nguyễn Tuân, qua đó thể hiện
tình yêu thiên nhiên và sự gắn bó với quê hương
đất nước của tác giả.
- Ghi nhớ SGK
CỦNG CỐ:
- Hình tượng con sông Đà được Nguyễn Tuân
miêu tả như thế nào? Bằng những biện pháp nghệ
thuật gì?
- Qua tác phẩm ta thấy cảm hứng chủ đạo của
ông là gì?
DẶN DÒ:
- Đọc thêm về Nguyễn Tuân
- Chuẩn bị bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị
luận
GIÁO ÁN 2: (02 tiết)
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
Hoàng Phủ Ngọc Tường
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh::
- Cảm nhận được những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương
- Phong cách viết của tác giả.
B-PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học
C-PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc hiểu, phát vấn, thảo luận.
-Tích hợp các kiến thức văn học, lịch sử, tư tưởng, làm văn
D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới.
- Tổ chức dạy học văn bản
Hoạt động của
Giáo viên
Yêu cầu cần đạt
- Trình bày vắn tắt vài
nét về tác giả Hoàng
Phủ Ngọc Tường và
đoạn trích “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?”
I. Giới thiệu
1.Tác giả: (SGK)
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh tại Huế, quê gốc
ở Quảng Trị.
- Ông từng dạy tại trường Quốc Học Huế từ
năm 1960 – 1966.
- Ông tham gia cách mạng từ năm 1965 – 1975
- Sau 1975, ông hoạt động viết văn và làm báo.
- Ông được nhà nước tặng thưởng Huân chương
Độc lập hạng ba.
- Ông sáng tác nhiều thể loại và thành công ở cả
thơ lẫn văn xuôi nhưng đạt được thành tựu lớn là
ở thể kí.
2.Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”:
- Viết tại Huế tháng 01/1981, rút từ tập kí cùng
Nhân vật chính trong tác
phẩm là ai? Sông
Hương đầu nguồn được
miêu tả như thế nào?
Những hình ảnh, chi
tiết, những liên tưởng &
thủ pháp nghệ thuật nào
cho thấy nét riêng trong
lối viết kí của tác giả?
tên.
- Bài “Ai đặt tên cho dòng sông?” là một trong
những bài bút kí đặc sắc của HPNT, bài bút kí có
ba phần:
+ Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của
sông Hương.
+ Phần hai và ba là phương diện lịch sử và văn
hóa của sông Hương.
3. Đoạn trích:
Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết
của toàn tác phẩm. Tuy nhiên đoạn trích không
chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương
xứ Huế mà còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và
văn hóa của cố đô Huế. Nó tiêu biểu cho văn
phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
II . Đọc hiểu văn bản:
1. Những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông
Hương :
a. Vẻ đẹp được phát hiện từ cảnh sắc thiên nhiên
* Sông Hương ở đầu nguồn:
+ Với sức sống mãnh liệt (từ đầu …chân núi
Kim Phụng), có mối quan hệ sâu sắc với dãy
Trường Sơn với nhiều tiết tấu hùng tráng dữ dội,
khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, khi “cuộn
xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu Vẻ
đẹp phóng khoáng và man dại ...
+ Sông Hương “dịu dàng và say đắm giữa
những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên
rừng” khi trở thành “người mẹ phù sa”.
- Bằng biện pháp nhân hoá, sông Hương hiện ra
tựa “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”,
Đoạn tả sông Hương ở
đồng bằng bộc lộ những
phẩm chất nào trong
ngòi bút của tác giả?
Sông Hương qua tác
với “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong
sáng”
- Nếu chỉ mãi nhìn ngắm dòng sông mà không tìm
hiểu từ nguồn cội khó hiểu hết vẻ đẹp tâm hồn
sâu thẳm mà chính nó không muốn bộc lộ.
Sông Hương vùng thượng lưu toát lên vẻ đẹp
của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá
tính
* Sông Hương ở đồng bằng trong mối quan hệ
với kinh thành Huế.
- Đoạn này đã bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa
trong lối hành văn của tác giả qua hàng loạt động
từ diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa
danh khác nhau của xứ Huế.
- Hiểu biết về địa lý giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ về
sông Hương với hình ảnh “chuyển dòng một cách
liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình
theo những đường cong thật mềm”
- Sông Hương đã thay đổi về tính cách, vừa mạnh
mẽ vừa dịu dàng, có lúc “mềm như tấm lụa”, khi
ánh lên “những phản quang nhiều màu sắc sớm
xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sông Hương mang
“vẻ đẹp trầm mặc” khi qua bao lăng tẩm đền đài,
tươi tắn trẻ trung khi nghe “tiếng chuông chùa
Thiên Mụ ngân nga”
- Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần
nhuyễnvà tài hoa đã làm nổi bật một sông Hương
tươi đẹp.
* Sông Hương qua thành phố: nhà văn như thổi
hồn vào cảnh vật qua cách biểu đạt tài hoa, sông
Hương được cảm nhận ở nhiều góc độ:
phẩm được cảm nhận ở
những góc độ nào?
- Nêu những phát hiện
của tác giả về sông
Hương nhìn từ góc độ
văn hoá?
+ Nhìn bằng con mắt hội hoạ: những đường nét
của sông Hương thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ
kính của cố đô:
+ Qua cách cảm nhận âm nhạc: sông Hương
đẹp như điệu slow chậm rãi, sâu lắng trữ tình.
+ Qua lăng kính tình yêu: sông Hương là người
tình dịu dàng chung thuỷ.
- Dường như sông Hương không muốn xa thành
phố “rồi như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói,
nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông
tây để gặp lại thành phố”, nó trở lại “để nói một
lời thề trước khi về biển cả”
b. Vẻ đẹp từ góc độ văn hoá
+ Gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế
“Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh
đàn lúc đêm khuya … toàn bộ nền âm nhạc cổ
điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của
dòng sông này”
+ Gắn với đại thi hào Nguyễn Du và truyện
Kiều qua ngòi bút tài hoa và sự rung cảm mạnh
mẽ “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên
quãng sông này, với một phiến trăng sầu”. Để từ
đó, những bản đàn đã đi suốt cuộc đời Kiều
“trong như tiếng hạc bay qua / Đục như nước
suối mới sa nửa vời”
+ Sông Hương là “dòng sông trắng - lá cây
xanh” trong thơ Tản Đà .
+ Là vẻ đẹp hùng tráng “như kiếm dựng trời
xanh” trong thơ Cao Bá Quát “Trường giang
như kiếm lập thanh thiên”
+ Là nỗi hoài cảm trong thơ Bà Huyện Thanh
- Tác giả đã tô đậm
những phẩm chất gì của
sông Hương trong lịch
sử?
Quan.
+ Là sức mạnh hồi sinh trong tâm hồn thơ Tố
Hữu.
c. Vẻ đẹp từ góc độ lịch sử :
* Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca
ghi dấu những thế kỷ vinh quang :
+ Từ thuở nó còn mang tên Linh Giang (dòng
sông thiêng) trong sách Dư địa chí của Nguyễn
Trãi
+ Từng là dòng sông bảo vệ biên thuỳ tổ quốc
thời Đại Việt
+ Từng soi bóng kinh thành Phú Xuân (tên cũ
của thành phố Huế) của Nguyễn Huệ thế kỉ XVIII
+ Nó đọng lại đến bầm da tím máu “nó sống hết
lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”
+ Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám
bằng những chiến công rung chuyển.
+ Nó chứng kiến cuộc nổi dậy của chiến dịch
Mậu Thân 1968. Sông Hương đã gắn liền với lịch
sử của Huế, của dân tộc.
* Sông Hương không chỉ là bản hùng ca mà còn
là một nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua
những thăng trầm của cuộc đời để làm nên vẻ đẹp
giản dị mà khác thường.
d. Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng đầy tài hoa
của tác giả qua hình ảnh so sánh độc đáo cùng
các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, văn viết giàu hình
ảnh: sông Hương như → một cô gái Huế → một
cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại → một
thiếu nữ tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc đa tình mà
kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình ,khéo
- Nhận xét về phong
cách viết kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
trang sức mà không loè loẹt
→ như cô dâu Huế ngày cưới trong sắc áo điều
lục .
→ Đấy cũng chính là màu của sương khói trên
sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự
nhiên, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòng
sông .
- Bài tuỳ bút kết thúc bằng cách lý giải tên dòng
sông: sông Hương, sông thơm qua một huyền
thoại trả lời cho câu hỏi: Ai đã đặt tên cho
dòng sông ? mục đích:
- Lưu ý người đọc về một cái tên đẹp của dòng
sông.
- Niềm biết ơn những người đã khai phá vùng
đất ấy
2. Nghệ thuật
- Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích
là tình yêu say đắm với dòng sông được thể hiện
bằng một cây bút giàu trí tuệ, tổng hợp từ vốn
hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lý và
văn chương với một văn phong tao nhã, hướng
nội, tinh tế và tài hoa.
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ
cảm xúc, sử dụng nhiểu biện pháp tu từ như so
sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
III. Ghi nhớ (SGK)
CỦNG CỐ:
- Em có nhận xét gì về văn phong của tác giả
trong đoạn trích này?
- Qua tìm hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?”, em rút ra được điều gì trong việc phân
tích tác phẩm kí?
3.3.3 Xứ lý kết quả thực nghiệm
Bảng 1: Kết quả kiểm tra bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân (Lớp thực
nghiệm)
KẾT QUẢ TRẢ LỜI
Số TT
câu
Trường THPT Nguyễn Hiền Trường THPT Hiệp Bình
Lớp 12A3 (44 bài) Lớp 12A1 (47 bài)
Đúng Sai Đúng Sai
SL % SL % SL % SL %
Câu 1 41 93,2 3 6,8 41 87,2 6 13,8
Câu 2 40 90,9 4 9,1 43 91,5 4 8,5
Câu 3 41 93,2 3 6,8 44 93,6 3 6,4
Câu 4 42 95,5 2 4,5 43 91,5 4 8,5
Câu 5 41 93,2 3 6,8 42 89,4 5 10,6
Câu 6 40 90,9 4 9,1 44 93,6 3 6,4
Câu 7 41 93,2 3 6,8 44 93,6 3 6,4
Câu 8 40 90,9 4 9,1 43 91,5 4 8,5
Câu 9 40 90,9 4 9,1 45 95,7 2 4,3
Câu 10 41 93,2 3 6,8 44 93,6 3 6,4
Bảng 2: Kết quả kiểm tra bài Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc
Tường (Lớp thực nghiệm)
KẾT QUẢ TRẢ LỜI
Số TT Trường THPT Nguyễn Hiền Trường THPT Hiệp Bình
câu Lớp 12A3 (45 bài) Lớp 12A1 (43 bài)
Đúng Sai Đúng Sai
SL % SL % SL % SL %
Câu 1 41 91,1 4 8,9 42 97,7 1 2,3
Câu 2 40 88,9 5 11,1 37 86 6 14
Câu 3 42 93,3 3 6,7 36 83,7 7 16,3
Câu 4 42 93,3 3 6,7 39 90,7 4 9,3
Câu 5 41 91,1 4 8,9 38 88,4 5 11,6
Câu 6 40 88,9 5 11,1 38 88,4 5 11,6
Câu 7 41 91,1 4 8,9 40 93 5 7,0
Câu 8 41 91,1 4 8,9 40 93 3 7,0
Câu 9 42 93,3 3 6,7 41 95,3 2 4,6
Câu 10 41 91,1 4 6,7 39 90,7 4 9,3
Bảng 3: Kết quả kiểm tra bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân (Lớp đối
chứng)
KẾT QUẢ TRẢ LỜI
Số TT
câu
Trường THPT Nguyễn Hiền Trường THPT Hiệp Bình
Lớp 12A5 (44 bài) Lớp 12A4 (46 bài)
Đúng Sai Đúng Sai
SL % SL % SL % SL %
Câu 1 40 90,9 4 9,1 38 82,6 8 17,4
Câu 2 40 90,9 4 9,1 40 87 6 13
Câu 3 40 90,0 4 9,1 41 89,1 5 10,9
Câu 4 39 88,6 5 11,4 40 87 6 13
Câu 5 39 88,6 5 11,4 40 87 6 13
Câu 6 40 90,9 4 9,1 41 89,1 5 10,9
Câu 7 40 90,9 4 9,1 41 89,1 5 10,9
Câu 8 38 86,4 6 13,6 39 84,8 7 15,2
Câu 9 39 88,6 5 11,4 40 87 6 13
Câu 10 39 88,6 5 11,4 40 87 6 13
Bảng 4: Kết quả kiểm tra bài Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc
Tường (Lớp đối chứng)
KẾT QUẢ TRẢ LỜI
Số TT
câu
Trường THPT Nguyễn Hiền Trường THPT Hiệp Bình
Lớp 12A6 (43bài) Lớp 12A5 (44 bài)
Đúng Sai Đúng Sai
SL % SL % SL % SL %
Câu 1 40 93 3 7 39 88,6 5 11,4
Câu 2 37 86 6 14 38 86,4 6 13,6
Câu 3 36 83,7 7 16,3 38 86,4 6 13,6
Câu 4 39 90,7 4 9,3 38 86,4 6 13,6
Câu 5 38 88,4 5 11,6 37 84,1 7 15,9
Câu 6 38 88,4 5 11,6 37 84,1 7 15,9
Câu 7 40 93 3 7 38 86,4 6 13,6
Câu 8 40 93 3 7 37 84,1 7 15,9
Câu 9 41 95,3 2 4,7 37 84,1 7 15,9
Câu 10 39 90,7 4 9,3 38 86,4 6 13,6
Bảng 5: Tổng hợp và so sánh kết quả kiểm tra của lớp dạy thực nghiệm và đối
chứng bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân
KẾT QUẢ TRẢ LỜI
Số TT
câu
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Tổng số bài: 91 Tổng số bài: 90
Đúng Sai Đúng Sai
SL % SL % SL % SL %
Câu 1 88 96,7 3 3,3 78 86,7 12 13,3
Câu 2 87 95,6 4 4,4 80 88,9 10 11,1
Câu 3 88 96,7 3 3,3 81 90 9 10
Câu 4 89 97,8 2 2,2 79 87,8 11 12,2
Câu 5 88 96,7 3 3,3 79 87,8 11 12,2
Câu 6 87 95,6 4 4,4 81 90 9 10
Câu 7 88 96,7 3 3,3 81 90 9 10
Câu 8 87 95,6 4 4,4 77 85,6 13 14,4
Câu 9 87 95,6 4 4,4 79 87,8 11 12,2
Câu 10 88 96,7 3 3,3 79 87,8 11 12,2
Bảng 6: Tổng hợp và so sánh kết quả kiểm tra của lớp dạy thực nghiệm và đối
chứng bài Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
KẾT QUẢ TRẢ LỜI
Số TT
câu
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Tổng số bài: 91 Tổng số bài: 90
Đúng Sai Đúng Sai
SL % SL % SL % SL %
Câu 1 83 94,3 5 5,7 81 93,1 6 6,9
Câu 2 77 87,5 11 12,5 75 86,2 12 13,8
Câu 3 78 88,6 10 11,4 74 85,1 13 14,9
Câu 4 81 92 7 8 77 88,5 10 11,5
Câu 5 79 89,8 9 10,2 75 86,2 12 13,8
Câu 6 78 88,6 10 11,4 75 86,2 12 13,8
Câu 7 81 92 7 8 78 89,7 9 10,3
Câu 8 81 92 7 8 77 88,5 10 11,5
Câu 9 83 94,3 5 5,7 78 89,7 9 10,3
Câu 10 80 90,9 8 9,1 77 88,5 10 11,5
3.3.4 Kết luận chung về thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng dụng của đề tài.
Do đó, việc thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm là rất quan trọng. Để đánh giá tính
khả thi của đề tài, chúng tôi dựa vào việc nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra của học sinh
và việc nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm của giáo viên về giờ dạy thực nghiệm.
Thực nghiệm chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, số lượng có hạn, … cho nên kết
luận chưa thể phản ánh hết những đặc điểm , tính chất, nội dugn của việc dạy học văn hiện
nay.
Chúng tôi không coi trọng thực nghiệm là cơ sở duy nhất để khẳng định tính ưu việt,
khả thi của giáo án thực nghiệm nhưng là cơ sở để tham khảo.
Giáo án này sẽ còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm của giáo viên cũng như đối tượng
học sinh và các phương tiện, môi trường dạy học cụ thể …
Nhìn chung, nhìn vào các bảng so sánh kết quả kiểm tra của học sinh lớp dạy thực
nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy kết quả bài thực nghiệm hơn hẳn bài đối chứng. Tỉ lệ bài
các em trả lời đúng cao hơn và tỉ lệ trả lời sai thấp hơn. Với kết quả này, phần nào chứng tỏ
giờ dạy học văn có sử dụng các biện pháp cụ thể cho việc dạy tác phẩm kí đã cho kết quả
khả quan hơn, góp phần làm cho giờ dạy đạt hiệu quả, chất lượng.
KẾT LUẬN
Phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy hoc văn nói riêng là một trong
những thành tố quan trọng của qúa trình dạy học. Nếu không có phương pháp hoạt động
phù hợp thì sẽ không thể thực hiện mục đích, nhiệm vụ của việc dạy và học, học sinh không
thể nắm được nội dung tài liệu học tập đã đưa ra.
Bản chất của một giờ dạy học văn thành công có thể nói đó chính là việc quá trình dạy
học ấy sẽ giúp học sinh biết cảm thụ tác phẩm đã học, tức là tự mình ngẫm nghĩ, khám phá
để thấm thía cái hay cái đẹp của tác phẩm. Thông qua giờ dạy tác phẩm văn học, giáo viên
phải định hướng cho học sinh biết cách rèn luyện tư duy, phương pháp suy nghĩ, phát hiện
những cái hay cái đẹp của tác phẩm trong quá trình học. Bởi nhìn một cách tổng quát, việc
đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là hướng tới phát huy vai trò chủ
động tích cực của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, khắc phục lối dạy truyền
thống truyền thụ một chiều các kiến thức có sẵn. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp
tác giữa thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học. Nếu rèn luyện cho người
học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học sẽ tạo cho người học lòng ham
học, say mê đọc sách, tìm kiếm kiến thức để làm giàu trí tuệ và tâm hồn. Những hoạt động
cơ bản này được thực hiện gắn liền với việc vận dụng phương pháp, biện pháp dạy học cụ
thể với từng thể loại tác phẩm.
Từ yêu cầu đặc trưng của môn Ngữ văn, từ thực tế đổi mới chương trình và sách giáo
khoa môn Ngữ văn và việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, chúng tôi mong muốn
tìm ra được phương pháp dạy học tác phẩm kí hiệu quả nhất thông qua nghiên cứu đề tài
luận văn Thể loại kí và việc giảng dạy tác phẩm kí ở trong nhà trường phổ thông.
Ngoài những vấn đề lí luận về thể kí nói chung và phương pháp giảng dạy tác phẩm kí
nói riêng, luận văn đã cố gắng đưa ra những phương hướng, biện pháp giảng dạy tác phẩm kí
theo đặc trưng loại thể và đặc biệt chú trọng đến tính thực hành với những bước đi cụ thể cho
giáo viên và học sinh về:
- Thiết kế giáo án và cách tổ chức những hoạt động dạy – học theo hướng kết hợp
những ưu điểm của phương pháp giảng văn truyền thống với các phương pháp dạy học mới
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học.
- Thiết kế câu hỏi kiểm tra cuối mỗi bài thực nghiệm và phiếu thăm dò ý kiến cho quá
trình dạy và học tác phẩm kí theo tinh thần đổi mới trong việc dạy – học văn hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, bằng kinh nghiệm của một người đã từng
đi dạy học và lí luận dạy học, chúng tôi muốn đóng góp những hiểu biết và tâm huyết của
mình vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm kí. Tuy nhiên, do những hạn chế về
năng lực và chuyên môn nên luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót, đôi chỗ chưa hoàn chỉnh, chưa
đáp ứng hết các yêu cầu… Vì thế, chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của quý thầy, cô và các anh chị đồng nghiệp để chúng tôi rút kinh nghiệm và khắc phục, bổ
sung cho những công trình nghiên cứu, học tập, giảng dạy về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An (1995), Giáo trình lý luận dạy học, Đại học Sư phạm.
2. Vũ Quốc Anh – Hà Bình Trị (1990), Dạy và học văn 12, Trung tâm bồi dưỡng giáo viên
và thông tin giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nguyễn Đức Ân (1997), Dạy học giảng văn ở phổ thông, NXB Tổng Hợp, Đồng Tháp
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 12 THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ
thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Carl Roger (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Ngô Cẩn (1972), Một cách đặt câu hỏi trong giờ giảng văn, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
8. Nguyễn Huệ Chi (1964), Mấy suy nghĩ về thơ văn Lê Hữu Trác, Tạp chí văn học số 9
9. Nguyễn Huệ Chi (1970), Lê Hữu Trác và con đường của một người trí thức trong cơn
phong ba dữ dội nửa cuối thế kỉ XVIII, Tạp chí văn học số 6
10. Nguyễn Viết Chữ (1995), Sức mạnh câu hỏi trong giờ giảng văn, Kỉ yếu hội thảo khoa
học “Đổi mới phương pháp dạy học văn trung học phổ thông”, Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
12. Nguyễn Hữu Chương (1965), Nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa Học Xã
Hội.
14. Trưỡng Dĩnh (1963), Một số kinh nghiệm giảng dạy văn học ở phổ thông, NXB Giáo
Dục, Hà Nội.
15. Đức Dũng (1996), Các thể kí báo chí, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
16. Trần Thanh Đạm (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, NXB Giáo
Dục, Hà Nội.
17. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục.
18. Hà Minh Đức (1980), Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội,
NXB Quân Đội Nhân dân.
19. Hà Minh Đức ( ? ), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
21. Hoàng Ngọc Hiến (1971), Những ngả đường vào văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo Dục Hà Nội.
23. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương, NXB Giáo Dục Hà Nội.
24. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Đọc – hiểu văn bản trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo
dục, số 56.
25. Tô Hoài (1966), Bước phát triển mới của thể kí, Tạp chí văn học số 8.
26. Đỗ Kim Hồi (1997), Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB Giáo Dục.
27. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại
học Quốc Gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo Dục.
29. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Đặng Thành Hưng (2005), Tương tác hoạt động thầy – trò trên lớp, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
31. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.
32. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, NXB Giáo Dục.
33. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả giờ dạy văn, NXB Giáo Dục.
34. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ
thông, NXB Giáo Dục.
35. Phan Trọng Luận (2002), Văn học – bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2003), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc Gia,
Hà Nội.
37. Phan Trọng Luận (2006), Văn học giào dục thế kỉ XXI, NXB Quốc Gia, Hà Nội.
38. Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh (2004), Phương pháp dạy học văn, tập 1, NXB Đại học
Sư phạm.
39. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (1986), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục.
40. Hoàng Như Mai – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2000), Văn học 12, tập 1 (Phần Văn
học Việt Nam), NXB Giáo dục.
41. Hoàng Như Mai – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2000),Văn học 12, Sách giáo viên –
Phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục.
42. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB
Giáo dục Hà Nội.
43. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách,
NXB Văn học.
44. Nguyễn Đăng Mạnh (2004), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12, NXB Giáo dục.
45. Nam Mộc (1967), Thể kí và vấn đề viết về người thật, việc thật, Tạp chí văn học số 6.
46. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, tập 2 – Kí, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
47. Vương Trí Nhàn (1997), Nguyễn Tuân và thể tùy bút, Tạp chí văn học số 6.
48. Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.
49. Phạm Phú Phong (1986), Đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nghĩ về chặng đường sáng
tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí sông Hương số 3.
50. Vũ Đức Phúc (1966), Bàn về các thể kí trong văn học từ cách mạng tháng Tám đến nay,
Tạp chí văn học số 8.
51. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lí luận dạy học đại cương, Tập 1 – 2, Trường Cán bộ quản
lí Trung Ương.
52. Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy – học
văn trong nhà trường, NXB Giáo Dục.
53. Vũ Dương Quý (1999), Nguyễn Tuân, NXB Giáo dục, Hà Nội.
54. Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo (2003), Tác phẩm văn chương trong trường phổ thông – Những
con đường khám phá (tập 3), NXB Giáo dục.
55. Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 – 12 (2008), NXB Giáo Dục.
56. Trần Đình Sử (1987), “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Bút kí sử thi của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Báo văn nghệ số 7
57. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, TPHCM
58. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo
dục Hà Nội.
59. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn – học văn, NXB Giáo dục Hà Nội.
60. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục.
61. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình lí luận văn học – tập 2, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
62. Trần Đình Sử (chủ biên) (2008), Lí luận văn học – tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
63. Trần Hữu Tá (2003), Nhà văn trong nhà trường – Nguyễn Tuân, NXB Giáo Dục.
64. Nguyễn Thành Thi (2006), Dạy học tác giả - tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại (1930
– 1945) ở trường Đại học Sư phạm và THPT, (Đề tài Khoa học cấp Bộ), Trường Đại học Sư
phạm TPHCM.
65. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, NXB
Giáo dục.
66. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm Hà
Nội.
67. V. A. Nhikonxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông, NXB
Giáo dục Hà Nội.
68. Viện Văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà
Nội.
69. Trịnh Xuân Vũ (1995), Văn chương và phương pháp giảng dạy văn chương, ĐH Sư
phạm TPHCM.
70. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (2001), NXB Giáo Dục.
71. Lê Trí Viễn, Lê Thu Yến, Đoàn Thị Thu Vân … (1997), Văn học trung đại Việt Nam,
Giáo trình lưu hành nội bộ, ĐHSP. TPCHM
72. Lê Thu Yến, Đoàn Thị Thu Vân, Lê Văn Lực … (2000), Văn học Việt Nam – Văn học
trung đại: Những công trình nghiên cứu, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
73. Z. Ia Rez (1983), Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục.
74. Tạp chí và báo:
+ Giáo dục và thời đại
+ Nghiên cứu văn học
+ Tạp chí văn học
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH
(Sau khi học xong đoạn trích Người lái đò sông Đà ; Thời gian làm bài 5 phút)
Câu 1: Chi tiết nghệ thuật nào diễn tả thật chính xác và rất sắc sảo lòng dũng cảm của
ông lái đò sông Đà?
a. Hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa.
b. Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lại.
c. Thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.
d. Nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá.
Câu 2: Khi khắc họa hình tượng sông Đà và người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân xây
dựng nhân vật theo quan điểm thẩm mĩ nào?
a. Cái đẹp phải gắn liền với cái thật và cái tài
b. Cái đẹp không thể mờ nhạt, không thể không gây ấn tượng gì.
c. Cái đẹp phải đập mạnh vào giác quan người nghệ sĩ
d. Cái đẹp phải thực sự làm rung động tâm hồn người đọc.
Câu 3: Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân muốn khẳng định:
a. Sông nước Việt Nam đẹp và nên thơ, con người Việt Nam cũng rất nghệ sĩ.
b. Thiên nhiên là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, lao động là một nghệ thuật vô giá
c. Sông nước Việt Nam là công trình thiên tạo, con người lao động là một nghệ sĩ.
d. Sông nước là một bài thơ trữ tình, con người lao động là một anh hùng.
Câu 4: Miêu tả tính cách hung bạo của sông àĐ , Nguyễn Tuân đã phát huy tối đa năng
lực liên tưởng, so sánh, tưởng tượng và lấy cảm giác của nghệ sĩ để thệ hiện. dẫn chứng nà
o dưới đây nói lên nhận xét trên?
a. Tiếng trống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng lửa rừng tre nứa nổ
lửa, đang phá tuông rừng lửa,…
b. Tiếng àđ n trâu da cháy bùng bùng hoà âm điệu cùng với rừng lửa gầm thét, với tiếng nổ
của tre vầu và nứa,…
c. Tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên, nghe như oán trách gì, nghe như là van xin,
nghe như là khiêu khích,…
d. Tiếng trống của một ngàn con trâu mộng cùng với tiếng thác nước nghe như là van xin,
nghe như là khiêu khích,….
Câu 5: Câu văn nào của Nguyễn Tuân dưới đây gợi tả nổi bật nhất một trong những nét
hung bạo của con sông àĐ để nó như một nhân vật sống động, có cá tính, có tính cách?
a. Đám tảng áđ m hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông òđ i ăn chất cái thuyển, một c
ái thuyền đơn độc.
b. Mặt hòn áđ nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt
nước chỗ này”
c. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi tr
ước khi giao chiến”
d. Phối hợp với áđ , nước thác reo hò thành viện cho áđ , những hòn áđ bệ vệ oai phong lẫm
liệt.
Câu 6: Cảm hứng hoài cựu vốn hay có trong văn nguyễn Tuân. Câu văn nào trích dưới đ
ây thể hiện cảm hứng ấy?
a. “Con sông như đang lắng nghe giọng nói êm êm của người xuôi…”
b. “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy là ngô non đầu mùa…”
c. “Hình như từ đời lí đời Trần đời Lê, quạnưg sông này cũng lặng tờ đến như thế mà
thôi…”
d. “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bùng trắng như bạc rơi thoi..”
Câu 7: Miêu tả sự hung ác của sóng nước sông àĐ , Nguyễn Tuân so sánh nó khi thì “như
thế quân liều mạng”, khi thì “như đô vật”, “lúc thì như dòng thác hùm beo”, “ bọn thuỷ
quân cửa ải”… nhằm nói lên điều gì?
a. Sự vất vả khi vượt thác ghềnh sông àĐ của ông lái òđ .
b. Sự nguy hiểm khi vượt thác ghềnh sông àĐ của ông lái òđ .
c. Sự dũng cảm khi vượt thác ghềnh sông àĐ của ông lái òđ .
d. Sự khó khăn khi vượt thác ghềnh sông àĐ của ông lái òđ .
Câu 8: “ Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con
sông đang trôi những con òđ mình nở chạy buồm vải, nó khác hẳn những con òđ đuôi én
thăt minh dây cổ điển trên dòng trên.” Đoạn văn gợi ra cảnh tuởng gì trên sông àĐ ?
a. Thuyền bè tấp nập, nhộn nhịp ngược xuôi trên sông
b. Thuyền buồm vải và thuyền đuôi én đang trôi trên sông
c. Thuyền buồm vải và thuyền đuôi én đang ngược trên sông
d. Người xuôi cùng với miền ngược đang xây dựng cuộc sống mới.
Câu 9: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng Nguyễn Tuân là nhà văn chơi ngông và
theo ông, “ngông” có nghĩa là:
a. Tài hoa và uyên bác
b. Tài hoa và nhân cách
c. Tài hoa và nghệ sĩ
d. Tài hoa và tài tử
Câu 10: Nguyễn Tuân gọi vết “bầm lên như một khoanh nâu” trên bả vai của người lái đò
là:
a. Huy chương lao động
b. Huân chương lao động siêu hạng
c. Huy chương lao động siêu hạng
d. Huân chương siêu hạng
--------------- Hết ---------------
PHỤ LỤC 2
Trường: ...............................................................................................................................
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
(Về việc dạy tác phẩm kí trong nhà trường phổ thông – Lớp 11 và 12)
Câu 1: Khi giảng dạy những tác phẩm kí, với phân phối chương trình như hiện nay, theo anh
(chị) là đủ, nhiều hay ít?
Nhiều Đủ Ít
Câu 2: Nếu như cần bổ sung thêm những tác phẩm kí khác để học sinh tìm hiểu và học tập, thì
theo anh (chị) cần bổ sung thêm những tác phẩm nào?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3: Trong quá trình dạy đọc hiểu tác phẩm kí anh (chị) có gặp khó khăn không?
Có Không
Câu 4: Anh (chị) thường gặp phải những khó khăn nào dưới đây khi dạy đọc hiểu tác phẩm kí?
Không đủ thời gian dạy trên lớp HS học yếu, chậm tiếp thu, chưa có kỹ năng sống
Còn lúng túng về phương pháp Tư liệu về tác giả, tác phẩm kí còn ít
Câu 5: Anh (chị) có quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp dạy học tác phẩm kí trong nhà
trường không?
Có Không
Câu 6: Anh (chị) thường sử dụng phương pháp nào trong số những phương pháp sau đây khi tổ
chức hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm kí?
Phương pháp đọc diễn cảm
Phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp thuyết giảng
Phương pháp trực quan
Phương pháp khác .........................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 7: Để có một giờ dạy đạt kết quả cao, anh (chị) thường yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì
khi học tác phẩm kí?
Đọc tác phẩm trước ở nhà Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài
Tóm tắt tác phẩm Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi
Những yêu cẩu khác ......................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 8: Khi dạy tác phẩm kí, anh (chị) có yêu cầu học sinh đọc tác phẩm trên lớp không? Vì sao?
Có. Vì .......................................................................................................................................
Không. Vì .................................................................................................................................
Câu 9: Theo anh (chị), để dạy tốt tác phẩm kí theo nguyên tắc chủ động tích cực, cần có những
yêu cầu gì?
Trang bị cho giáo viên đầy đủ SGK, SGV, tài liệu tham khảo
Thay đổi cách đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên
HS có kĩ năng đọc, chuẩn bị bài chu đáo
Tăng thời lượng dạy đọc văn trên lớp
Không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ yếu dạy cho HS cách học, cách suy nghĩ, cách giải
quyết vấn đề.
Câu 10: Ý kiến của anh (chị) về sách giáo viên (phần tác phẩm kí):
Định hướng kiến thức và phương pháp rõ ràng, đầy đủ
Định hướng kiến thức và phương pháp chưa rõ, chưa đầy đủ
Câu 11: Phần “tiểu dẫn” trước mỗi bài học về tác phẩm kí, theo anh (chị) là:
Cần thiết và đã cung cấp đủ thông tin
Cần thiết nhưng chưa cung cấp đủ thông tin
Câu 12: Theo anh (chị), phần hướng dẫn học bài của SGK sau mỗi bài học về tác phẩm kí có
khoa học và phù hợp không?
Có Không
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 13: Theo anh (chị), việc dạy và học tác phẩm kí ít được giáo viên và học sinh quan tâm,
hứng thú khi học là vì:
Giáo viên dạy cho qua, không chú trọng đến thể loại này
Những tác phẩm kí thường không nằm trong những bài trọng tâm để đi thi
Kí là thể văn thứ yếu, không có giá trị bằng truyện
Lý do khác .....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 14: Đối với việc dạy đọc hiểu tác phẩm kí, anh (chị) có sử dụng phương tiện dạy học nào
không?
Có Không
Đó là:
Tranh ảnh minh họa
Băng, đĩa ghi hình, ghi âm
Phiếu học tập
Những phương tiện khác ...............................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 15: Theo đánh giá riêng của anh (chị), mức độ hiểu của HS sau khi học tác phẩm kí là:
100% 75% 50% 25% 0%
--------------- XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ! ----------------
Trường ........................................................................ Lớp ................ Ban .......................
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh lớp 11)
Phần I: Tìm hiểu về quá trình chuẩn bị và nghe giảng, tiến hành học tập trên lớp.
Câu 1: Trước khi vào giờ học văn, thầy (cô) có yêu cầu các em phải chuẩn bị bài ở nhà trước
không?
Có Không
Câu 2: Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở nhà, Thầy (cô) có cung cấp thêm cho em tài liệu
tham khảo về bài học không?
Có Không
Câu 3: Thầy (cô) yêu cầu em chuẩn bị những gì trước khi học các tác phẩm kí?
Đọc văn bản trước ở nhà
Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài
Tóm tắt văn bản trong sách giáo khoa
Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi
Những chuẩn bị khác .....................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 4: Theo em, trong giờ học một tác phẩm kí có nên tổ chức thảo luận nhóm không?
Có Không
Câu 5: Trong quá trình dạy tác phẩm kí thầy (cô) có đặt câu hỏi để các em tìm hiểu về bài học
hay không?
Có Không
Câu 6: Theo em, những câu hỏi thầy (cô) đã đặt ra có tiêu biểu để tìm hiểu về bài học không?
Có Không
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 7: Khi dạy học tác phẩm kí, thầy cô có cho các em đọc diễn cảm tác phẩm ở trên lớp không?
Có Không
Câu 8: Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) tổ chức những hoạt động nào để phát huy tính tích
cực của các em tham gia vào bài học?(HS có thể có nhiều lựa chọn)
Qua câu trả lời của HS, thầy (cô) tổ chức thảo luận, trao đổi giữa HS về bài học
Đặt câu hỏi cần thiết, có tính chất mấu chốt để gợi cho HS suy nghĩ
Cho HS đọc văn bản để tạo cảm xúc, thầy (cô) chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả
lời cho HS.
Thầy (cô) không tổ chức các hoạt động trên trong giờ dạy học văn.
Câu 9: Qua giờ học tác phẩm kí, với cách thức thầy (cô) đặt vấn đề và yêu cầu các em giải quyết
vấn đề, em thấy giờ học văn có khó khăn và nặng nề không?
Có Không
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 10: Sau khi học xong giờ đọc văn về tác phẩm kí, mức độ hiểu văn bản của em là:
100% 75% 50% 25% 0%
Câu 11: Trong giờ học văn, em mong muốn ở thầy (cô) điều nào sau đây?
Đọc và giảng truyền cảm
Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể
Cho học sinh được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
Chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của học sinh
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 12: Để đạt điểm cao đối với môn văn, em thường sử dụng cách học nào sau đây?
Đọc và học tập bài phân tích của sách tham khảo
Học thuộc lòng bài mà giáo viên đã cho chép
Hiểu tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài
Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo
--------------- Hết ---------------
CÁM ƠN CÁC EM ĐÃ CHO BIẾT Ý KIẾN!
Trường ........................................................................ Lớp ................ Ban .......................
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh lớp 12)
Phần I: Tìm hiểu về quá trình chuẩn bị và nghe giảng, tiến hành học tập trên lớp.
Câu 1: Trước khi vào giờ học văn, thầy (cô) có yêu cầu các em phải chuẩn bị bài ở nhà trước
không?
Có Không
Câu 2: Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở nhà, Thầy (cô) có cung cấp thêm cho em tài liệu
tham khảo về bài học không?
Có Không
Câu 3: Thầy (cô) yêu cầu em chuẩn bị những gì trước khi học các tác phẩm kí?
Đọc văn bản trước ở nhà
Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài
Tóm tắt văn bản trong sách giáo khoa
Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi
Những chuẩn bị khác .....................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 4: Theo em, trong giờ học một tác phẩm kí có nên tổ chức thảo luận nhóm không?
Có Không
Câu 5: Trong quá trình dạy tác phẩm kí thầy (cô) có đặt câu hỏi để các em tìm hiểu về bài học
hay không?
Có Không
Câu 6: Theo em, những câu hỏi thầy (cô) đã đặt ra có tiêu biểu để tìm hiểu về bài học không?
Có Không
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 7: Khi dạy học tác phẩm kí, thầy cô có cho các em đọc diễn cảm tác phẩm ở trên lớp không?
Có Không
Câu 8: Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) tổ chức những hoạt động nào để phát huy tính tích
cực của các em tham gia vào bài học?(HS có thể có nhiều lựa chọn)
Qua câu trả lời của HS, thầy (cô) tổ chức thảo luận, trao đổi giữa HS về bài học
Đặt câu hỏi cần thiết, có tính chất mấu chốt để gợi cho HS suy nghĩ
Cho HS đọc văn bản để tạo cảm xúc, thầy (cô) chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả
lời cho HS.
Thầy (cô) không tổ chức các hoạt động trên trong giờ dạy học văn.
Câu 9: Qua giờ học tác phẩm kí, với cách thức thầy (cô) đặt vấn đề và yêu cầu các em giải quyết
vấn đề, em thấy giờ học văn có khó khăn và nặng nề không?
Có Không
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 10: Sau khi học xong giờ đọc văn về tác phẩm kí, mức độ hiểu văn bản của em là:
100% 75% 50% 25% 0%
Câu 11: Trong giờ học văn, em mong muốn ở thầy (cô) điều nào sau đây?
Đọc và giảng truyền cảm
Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể
Cho học sinh được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
Chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của học sinh
Ý kiến khác ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 12: Để đạt điểm cao đối với môn văn, em thường sử dụng cách học nào sau đây?
Đọc và học tập bài phân tích của sách tham khảo
Học thuộc lòng bài mà giáo viên đã cho chép
Hiểu tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài
Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo
--------------- Hết ---------------
CÁM ƠN CÁC EM ĐÃ CHO BIẾT Ý KIẾN!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH030.pdf