Qua quá trình triển khai thực hiện đề tài "Thí nghiệm thực hành ảo- ứng dụng trong dạy nghề Điện ôtô", luận văn đã giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau:
1 . Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề, cụ thể: Phân tích rõ các khái niệm về TNTH, thuật ngữ ảo; TNTH ảo trên cơ sở đó đề xuất mối liên hệ giữa TNTH ảo với mô phỏng; làm rõ vai trò, các lợi thế, khả năng ứng dụng của TNTH ảo trong dạy nghề; phân tích thực trạng và lý giải tại sao trong đào tạo nghề cần xây dựng và sử dụng TNTH ảo.
2. Đề xuất qui trình xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề;
Phân tích một số bài TNTH ảo và xây dựng một bài giảng sử dụng thí nghiệm ảo đó hỗ trợ đào tạo nghề Điện ôtô. Cụ thể, tác giả đã đưa vào sử dụng một số bài TNTH ảo:
130 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong dạy nghề điện ôtô tại trường cao đẳng nghề KTCN Việt Nam- Hàn Quốc- Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nội dung chương trình đào tạo nghề Điện ô tô người ta thường sử dụng các sơ đồ (mạch điện, hệ thống điện, sơ đồ cấu tạo...). Hai đặc điểm nói trên của nội dung đào tạo nghề Điện ô tô cho thấy đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa cụ thể với trừu tượng; giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính; giữa cấu trúc với hình thức bên ngoài với nội dung; giữa nguyên lý, quá trình bên trong của mỗi đối tượng kỹ thuật. Ví dụ: Bài 1 Hệ thống đánh lửa điện tử nằm trong chương trình mô đun MĐ24. Hệ thống đánh lửa thì cái cụ thể (về cấu tạo biến áp đánh lửa) là dây quấn (mạch điện) và lõi thép (mạch từ) còn các đại lượng (dòng điện và điện áp) hoặc mối liên hệ giữa suất điện động ở cuộn dây sơ cấp với cuốn thứ cấp là cái trừu tượng (nguyên lý). Nguyên lý này (cái trừu tượng) đúng cho tất cả các loại biến áp khác nhau như biến áp tự ngẫu (cái cụ thể), là cơ sở để nghiên cứu biến áp nói chung. Có thể thấy, xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề Điện ô tô chính là một giải pháp cung cấp điều kiện và phương tiện của sự chuyển biến biện chứng từ trừu tượng sang cụ thể, nhằm nâng cao nhận thức của người học về những đối tượng nói trên.
b. Hàm lượng kiên thức phong phú, đa dạng và phức tạp
Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề công nghệ ô tô (xem phụ lục 1 và 2) gồm có 17 môn học (trong đó có 6 môn học chung) và 24 mô đun đào tạo (2 mô đun kỹ thuật cơ sở, 12 mô đun chuyên môn nghề và 10 mô đun đào tạo tự chọn). Mỗi MH/MĐ lại đề cập tới một nội dung chuyên sâu của chuyên ngành điện. Ví dụ mô đun MH7 Điện kỹ thuật trình bày các vấn đề liên quan tới thiết bị điện, máy biến áp gia dụng, động cơ điện gia dụng, các mạch điện cơ bản . . . còn các mô đun chuyên nghành liên quan tới hệ thống điện như: Động cơ,phun nhiên liệu điện tử.....
Ngày nay sự ảnh hưởng của các linh kiện và kỹ thuật điện tử đến những máy móc, thiết bị ngành Điện ngày càng nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Các mạch điều khiển động cơ, mạch bảo vệ máy móc thiết bị, mạch cảm biến nhiệt độ, mạch điều chỉnh điện áp, dòng điện. . . trong các thiết bị gia dụng và công nghiệp không thể thiếu các thiết bị điện tử. . . do đó mà trong nội dung chương trình khung nghề Điện ô tô có mô đun MH08 Đào tạo điện tử cơ bản nhằm bổ trợ các kiến thức cần thiết về lĩnh vực điện tử cho học sinh ngành điện; làm cơ sơ để tiếp thu các MH/MĐ khác như:
Phun xăng điện tử, Điều khiển điện trên ô tô... Bên cạnh đó, sự phát triển của kỹ thuật số và máy vi tính đã góp phần làm tăng hàm lượng tri thức tin học trong nội dung chuyên ngành Điện.
c Tính đa phương án
Tính đa phương án được thể hiện ở chỗ, mỗi sản phẩm, mỗi nhiệm vụ kỹ thuật được chế tạo hay giải quyết bằng nhiều phương án hay giải pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Ví dụ, với yêu cầu là xác định xung điện áp hệ thống đánh lửa, hệ thống điều khiển thiết bị điện ô tô, vận hành hệ thống khởi động... Đặc điểm này giúp cho giáo viên khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người học. Tuy vậy, để có thể giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật bằng nhiều phương án khác nhau thì trang thiết bị TNTH không những phải được cung cấp đầy đủ mà còn phong phú về chủng loại. Với thực tiễn hiện nay ở các CSDN rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu trang thiết bị như vậy. Trong khi đó TNTH ảo với khả năng cung cấp phong phú về các đối tượng kỹ thuật sẽ cho phép người học thiết kế và kiểm nghiệm các phương án kỹ thuật khác nhau nhàm giải quyết bài toán đặt ra một cách thuận lợi.
d. Có những kiến thức với nội dung ổn định, và những kiến thức khác thì lạt phát triển rất nhanh, thường xuyên đổi mới
Trong nguồn tri thức phong phú của nghề Điện ô tô chúng ta thường thấy có những tri thức mang tính ổn định cao như các môn học MH 13 An toàn lao động, mô đun MĐ20 Kỹ thuật chung về ôtô... có nội dung hầu như không thay đổi qua một thời gian dài. Nội dung MH/MĐ ổn định như vậy có những thuận lợi nhất định đối với giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy vì nó mang tính kế thừa cao những kinh nghiệm tích lũy được từ bất kỳ giáo viên nào đã từng dạy những MHIMĐ như thế. Người giáo viên thuận lợi hơn trong việc hình thành phương pháp và PTDH mang tính ổn định lâu dài. Những thành tựu về điện tử và CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa đã làm tri thức ngành Điện nói chung, nghề Điện ôtô nói riêng luôn cập nhật, đổi mới không ngừng. Từ những hệ thống điều khiển máy điện dùng nút ấn với những tiếp điểm đóng cắt có nhiều nhược điểm do sự phóng ra tia lửa điện khi đóng ngắt, được thay thế bằng hệ thống đóng ngắt không tiếp điểm do các linh kiện điện tử đảm nhận; từ kỹ thuật điều khiển tương tự (analog) đến kỹ thuật điều khiển số (digital). Đáp ứng nhu cầu nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống, các thiết bị điện cũng luôn luôn thay đổi về mẫu mã và đôi khi có cả sự thay đổi về nguyên lý hoạt động, cách điều khiển, kỹ thuật lắp ráp. . . Quan tâm đến sự đổi mới này trong dạy học thực hành là một điều hết sức quan trọng đối với những người dạy chuyên ngành Điện bởi kiến thức truyền đạt càng mang tính thực tiễn thì sau khi kết thúc chương trình đào tạo người học sẽ dễ dàng và nhanh chóng hòa nhập được vào công việc thực tiễn hơn. .
e. Tính ứng dụng thực tiễn
Tính thực tiễn là bản chất vốn có của kỹ thuật thực hành, vì đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của kỹ thuật là hoạt động của con người. Tri thức chuyên ngành Điện cũng là một kho tàng tích lũy những giá trị thực tiễn mà con người đã không ngừng nghiên cứu, phát hiện và phát triển qua bao nhiêu thế hệ cho nên nó mang tính thực tiễn rất cao. Trong quá trình giảng dạy các nội dung trong Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề công nghệ ôtô việc giúp cho người học thấy được giá trị thực tiễn của những tri thức mà họ sắp học sẽ luôn là động cơ thu hút sự chú ý của người học, là cơ sở giúp họ phát huy tính tự giác, tích cực học tập. Cũng có nghĩa là dạy cho họ không những để biết mà còn để làm, lý thuyết phải đi đôi với thực hành, bài học phải mang tính điển hình, khái quát, làm cơ sở để học sinh vận dụng lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Để làm được điều đó phải cung cấp cho người học công cụ học tập giúp làm sáng tỏ lý thuyết cũng như có được một môi trường rèn luyện, vận dụng kiến thức để củng cố thêm hiểu biết về lý thuyết cũng như áp dụng vào trong thực tế. Các bài TNTH ảo nghiên cứu trong luận văn này là một trong những công cụ học tập như thế.
2.3.1.3. Nội dung TNTH Điện ô tô
Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề Điện ô tô với 60 giờ học lý thuyết (chiếm 26%) và 240 giờ học thực hành (chiếm 74%) đảm bảo quy định của tổng cục dạy nghề Việt Nam. Mỗi MH/MĐ đào tạo đều quy định rõ thời gian dạy thực hành và thời gian dạy lý thuyết. Các MH/MĐ kỹ thuật cơ sở với tổng số 515 giờ, trong đó lý thuyết là 395 giờ (76%) và thực hành 120 giờ (chiếm 24%). Đặc biệt là nội dung Các MH/MĐ chuyên môn nghề với thời lượng 1705 giờ, trong đó lý thuyết chỉ có 405 giờ (24%) còn thực hành chiếm tới 76%. Qua đó có thể thấy, nội dung đào tạo nghề Công nghệ ôtô rất chú trọng vào nội dung thực 'hành nhằm giúp người học hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề.
2.3.2. Ví dụ về sử dụng thí nghiệm ảo “ Mạch điện đánh lửa điện tử và mạch báo nhiên liệu trên ôtô”
BÀI 1: MẠCH ĐIỆN ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ TRÊN ÔTÔ
1. Căn cứ lựa chọn bài thí nghiệm" mạch đánh lửa điện tử trên ôtô"
1.1. Căn cứ vào nội dung được lựa chọn để tiến hành TNTH ảo
Như đã trình bày ở trên lựa chọn nội dung cần tiến hành TNTH ảo là một bước vô cùng quan trọng vì không phải bất cứ nội dung nào cũng cần có thể xây dựng TNTH ảo .
Trong MĐ 24 Trang bị điện ôtô chương trình khung nghề công nghệ ôtô nội dung chương 3 là Hệ thống đánh lửa cần xây dựng TNTH ảo vì những lý do chính sau đây:
a) Vì đặc điểm nội dung
- Do ảnh hưởng của các thông số linh kiện điện cũng như điện tử thay đổi làm ảnh hưởng đến mạch điện
- Cho thấy sự thay đổi về tốc độ của động cơ thì năng lượng tia lửa thay đổi thể hiện qua máy hiện sóng.
b) Vì khó khăn trong thực tế
Tiến hành thí nghiệm thật sẽ gặp một số khó khăn là:
- Phải sử dụng nhiều thiết bị đắt tiền : Máy hiện sóng,các dụng cụ đo, và một số linh kiện khác
- Mất nhiều thời gian cũng như thao tác thí nghiệm
- Ngoài những khó khăn đó khi thực hiện thao tác thí nghiệm cũng khó thực hiện sự tương tác của thí nghiệm.
Chính vì vậy việc xây dựng bài thí nghiệm " Mạch điện đánh lửa trên ôtô là thỏa đáng"
1.2. Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu kỹ thuật của bài TNTH
Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm:
- Trình bày được vai trò của các tham số trong mạch điện
- Giải thích được việc hiện tượng cảm ứng điện từ khi xuất hiện một điện áp cao( Thể hiện qua máy hiện sóng)
- Giải thích được sự thay đổi tần số vòng quay thì điện áp cao áp sẽ thay đổi
Yêu cầu kỹ thuật
Nội dung của bài thí nghiệm Mạch đánh lửa điện tử trên ôtô mà bài TNTH phải đạt được
- Khi thay đổi giá trị một vài thông số của mạch điện thì hiện tượng của mạch sẽ thay đổi
- Thay đổi tần số của tín hiệu thì điện áp ra của biến áp thay đổi
2. Phân tích bài thí nghiệm
a. Về giao diện của bài thí nghiệm
Vïng 1
Vïng 2
5
4
Vïng 3
7
6
Hình 2.4 Giao diện bài thí nghiệm
Vùng 1: Phần thiết kế mạch điện
Vùng 2: Tên bài thí nghiệm
Vùng 3: Các loại đồng hồ hiện sóng
4: Thanh trình đơn chứa các menu chính
5: Hộp linh kiện
6: Danh sách các linh kiện đã sử dụng
7: Các biểu tượng chức năng từ các menu chính
Ngoài ra, chương trình còn cung cấp một số công cụ cho người sử dụng lựa chọn thay đổi hình dạng và thông số của các đối tượng của chương trình như:
Giống “thật” các linh kiện có hình dạng giống như thực tế hay dạng nguyên lý ( các linh kiện được quy uớc quốc tế)
b. Về thao tác thí nghiệm
(1) Vẽ mạch điện.
Để khảo sát bài thí nghiệm ta cần vẽ mạch điện ( Hình 2.5)
(2) Thao tác mạch điện
Hình 2.5: Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa điện tử
Các linh kiện và giá trị của chúng phải thực sự phù hợp với các yếu tố tích cực T1 và T2 do đó trong quá trình thiết kế mạch điện này phải tính toán được các giá trị điện áp hoặc dòng mở của T1 và T2, mặt khác để thể hiện được xung điện áp tạo ra tại biến áp cần chọn giá trị tụ điện để mạch điện tồn tại. Để đo giá trị điện áp hoặc dòng điện mở của T1 và T2 ta dùng đồng hồ kỹ thuật số thể hiện được dòng và điện áp khi điều chỉnh các tham số mạch điện. hình 2.6a và hình 2.6b
Hình 2.6a Hình 2.6b
Khi đóng khóa K bằng phím A trên bàn phím lúc này điện áp mở của T2 sẽ tồn tại, tín hiệu xung để mở T1 chính là cảm biến đánh lửa trên ôtô, tín hiệu này được thay đổi bằng tần số tượng trưng cho tần số quay của trục khuỷu động cơ ôtô hoặc nó có thể thay đổi giá trị điện áp của xung tùy thuộc vào sự lựa chọn kiểu tín hiệu.( hình 2.7 )
Hình 2.7. Bảng giá trị xung tín hiệu
Hình 2.8. bảng chọn cấu trúc nguồn Hình 2.9.Bảng chọn giá trị tụ điện
Hình 2.10. bảng chọn cấu trúc tranzito Hình 2.11.Bảng chọn cấu trúc điốt
Hình 2.12.Bảng chọn giá trị điện trở
Nhấp chuột vào hình tín hiệu sẽ cho ta bảng thông số giá trị của tín hiệu nguồn.
Phím F5 là phím chức năng Simulate, thể hiện trạng thái làm việc của mạch.
Tín hiệu xung điện cao áp được thấy theo dạng XSC1 dạng sau.
Hình 2.13. Xung tín hiệu cao áp
Khi điều chỉnh xung tín hiệu thì biên độ của xung cao áp sẽ thay đổi theo chứng tỏ tia lửa điện của động cơ ô tô một phần sẽ phụ thuộc vào tốc độ quay của trục khuỷu động cơ.
Nhận xét:
Bài thí nghiệm khảo sát trên đẫ đề cập tới các kiến thức về điện như hiện tượng cảm ứng điện từ,các phần tử mạch điện ghép nối. Giúp cho người học thấy rõ được chức năng về các linh kiện điện tử có thể sử dụng trên ôtô, nguyên lý tạo ra điện cao áp mà khi làm việc trên thực tế chung không thể trông thấy.
BÀI 2: MẠCH ĐIỆN BÁO NHIÊN LIỆU TRÊN ÔTÔ
1.Căn cứ lựa chọn và sử dụng bài thí nghiệm “ Mạch điện báo nhiên liệu trên ôtô”
1.1.Căn cứ vào nội dung được lựa chọn để tiến hành TNTH ảo
Trong chương trình môn học điện ôtô các mạch điện có thể mô phỏng theo một phương diện cố định khi thay đổi một trong các thông số của mạch điện đơn thuần không mang tính chất của các phần tử điều khiển thuận lợi cho việc dạy học không cần xây dựng mô phỏng học sinh có thể nắm bắt tốt, mạch điện này cần có các phần tử điều khiển mà khi thay đổi tính chất hoặc giá trị. Vì vậy cần phải xây dựng TNTH ảo cho mạch .
Vị trí của bài nằm trong MĐ 24 trang bị điện ôtô, học sau các môn Điện tử cơ bản, an toàn lao động. Việc lựa chọn nó vì những lý do sau:
a. Nội dung
Nội dung bài học đề cập tới sự thay đổi về mức nhiên liệu thay cho các giá trị điện trở thay đổi mà không nhìn thấy sự thay đổi đó .
b. Khó khăn trong thực tế
Để trực quan cho người học quan sát phải chế tạo được sản phẩm bao gồm mạch điện và các thiết bị đựng nhiên liệu và cắt phần thấy được, trong thực tế rất khó có thể chế tác được. Đối với bài thí nghiệm giáo viên chỉ cần thiết kế ra mạch điện xem các phần thay đổi là các giá trị của các biến trở mà trong thực tế là mức nhiên liệu trong thùng chứa.Mô tả được tình trạng nguy hiểm khi xe ôtô hết nhiên liệu bằng đèn chỉ thị.
1.2. Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu kỹ thuật của bài TNTH
Xác định mục tiêu của bài thí nghiệm:
Sau khi thực hiện xong bài thí nghiệm người học có thể trình bày và giải thích nguyên lý của mạch điện báo nhiên liệu
Yêu cầu kỹ thuật
Cho phép người học hình dung được mạch điện thực tế
Quan sát sự thay đổi các thông số mạch điện
Điều chỉnh được các thông số đmả bảo yêu cầu của mạch điện
2. Phân tích bài thí nghiệm
a. Giao diện của bài thí nghiệm giống giao diện bài 1
b. Thao tác thí nghiệm
Sơ đồ mạch điện
Hình 2.14. Sơ đồ mạch điện báo mức nhiên liệu
Phần thiết kế mạch điện báo nhiên liệu này tương tự bài thí nghiệm 1. Để khảo sát mạch điện báo nhiên liệu này tác giả sử dụng đồng hồ báo nhiên liệu và đèn báo nhiên liệu của một ôtô.
Cảm biến báo mức nhiên liệu của biến trở R9 được lắp trên nắp thùng nhiên liệu. Cần của cơ cấu phao có liên hệ động học với thanh biến trở . Các điện trở R9, R2, R5 tạo thành cầu điện trở đo. Các tranzito Q1 và Q2 mắc theo sơ đồ đối xứng làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu điện áp của đầu đo . R5 là điện trở Emitter chạy trong Q1 và Q2 làm nhiệm vụ ổn định điểm làm việc. Collector của Q2 được nối với bazer của Q3 nên khi nhiên liệu trong thùng giảm quả mức cho phép (lúc đó R9 nhỏ nhất) ,điện thế Ube của Q3 đạt trị số điện áp đánh thủng D1 nên Q3 ở trạng thái mở nên Q4 mở đèn báo bật sáng ( màu vàng). Biến trở R2 là cơ cấu chuẩn đồng hồ ở trạng thái thùng rỗng, R10 dùng để hiệu chuẩn ở trạng thái thùng đầy, R13 ở trạng thái trung gian. Cá trạng thái khi kiểm tra bằng đồng hồ KTS thể hiện sự thay đổi bằng điện áp hoặc dòng điện qua đồng hồ.
Hình 2.15.Đồng hồ báo nhiên liệu hết Hình 2.17.Đồng hồ báo nhiên liệu trung gian
Khi thay đổi mức giá trị của các biến trở tương ứng với mức nhiên liệu khác nhau thì giá trị am pe kế hoặc giá trị vôn kế sẽ được thay đổi.
Nhận xét: Qua hai thí nghiệm đơn giản trên người học có thể rút ra được những đặc điểm cơ bản của sự biến thiên từ trường để tạo ra dòng điện cảm ứng cũng như sự thay đổi các biến trở được dẫn động qua cơ cấu dẫn động từ phao xăng để báo được mức nhiên liệu cho động cơ ô tô.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong dạy nghề Điện ôtô là phù hợp
với mục tiêu, yêu cầu cũng như đặc điểm của một số nội dung trong Chương trình khung dạy nghề Công nghệ ôtô. Nó còn là phương pháp thể hiện tối ưu cho một số nội dung phức tạp, trừu tượng, nguy hiểm, đắt tiền. . . Việc xây dựng các bài TNTH ảo còn là một giải pháp cho sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, cải thiện thực trạng dạy và học một số nội dung trong chương trình dạy nghề Điện ôtô
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được vai trò của nó trong dạy học, các bài
TNTH ảo phải dựa trên những nguyên tắc nhất định và được xây dựng, sử dụng theo một quy trình hợp lý. Nó phải được nghiên cứu một cách đầy đủ về mọi phương diện như kỹ thuật tin học, ý đồ sư phạm. . .
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều website chứa các chương trình rất dễ sử
dụng phục vụ cho việc giảng dạy. Nhiệm vụ của giáo viên dạy nghề là khai thác và sử dụng có hiệu quả các chương trình đó nhằm nâng cao chất lượng bài dạy. Trong chương này, các nhiệm vụ cơ bản sau đã được giải quyết:
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở thực tiễn và lý luận của việc xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề;
2. Đề xuất được quy trình xây dựng TNTH ảo;
3. Vận dụng quy trình trên tiến hành xây dựng và sử dụng một số bài TNTH
cụ thể để áp dụng cho chương trình dạy nghề Điện ôtô.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM, ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1: MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM
3.1.1: Mục đích :
Thực hiện một số bài dạy có sử dụng TNTH ảo nhằm kiểm tra đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra
3.1.2: Nhiệm vụ :
- Xây dựng và tiến hành dạy một só bài trong mô đun trang bị điện ôtô có sử dụng TNTH ảo đã được xây dựng trong chương 2
Đánh giá tính khả thi của việc sử dụng TNTH ảo trong dạy học môn học điện ôtô ở trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam- Hàn Quốc tỉnh Nghệ An
- So sánh đối chiếu kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng TNTH ảo cho sinh viên
- Xử lý phân tích kết quả thực nghiệm , đối chiếu, so sánh đánh giá các kết quả để từ đó điều chỉnh và hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
3.1.3: Đối tượng thực nghiệm:
Công tác thực nghiệm sư phạm được triển khai ở hai lớp sinh viên cao đẳng Nghề công nghệ ô tô khoá 2 (2008- 2009) tại trường Cao đẳng Nghề KTCN Việt nam-Hàn quốc.
1. Lớp thực nghiệm : lớp CĐÔ2A : 31 sinh viên
2. Lớp đối chứng : lớp CĐÔ2B : 31 sinh viên
Cả hai lớp được chọn có những yếu tố cơ bản hoàn toàn giống nhau :
- Sĩ số sinh viên : bằng nhau và bằng 31 em.
Ngành nghề học : đều học ngành Công nghệ ô tô , cùng khoá, tiến độ
học tập như nhau.
- Các môn lý thuyết được học chung.
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm có đối chứng
- Phương pháp thống kê xử lý kết qủa thực nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
3.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM
3.2.1 : Công tác chuẩn bị:
- Chọn bài thực nghiệm: căn cứ chương trình của môn học, phần thực nghiệm Sư phạm được thực hiện trên bài sau: Mạch đánh lửa điện tử trên ôtô
- Soạn giáo án theo mô phỏng dạy học sẽ sử dụng trong quá trình thực nghiệm.
- Nội dung của bài dạy thực nghiệm
- Chuẩn bị phiếu kiểm tra trắc nghiệm phục vụ cho bài học, trong đó nội dung các phiếu trắc nghiệm cần làm rõ các thông tin cơ bản sau:
. Thể hiện nội dung cốt lõi của bài học
. Qua trả lời các câu hỏi phải đánh giá được mức độ hiểu biết của sinh viên
3.2.2 Tiến trình thực nghiệm
Cuối tháng 6 năm 2009, tác giả đã trực tiếp thực hiện bài giảng cho cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Ở cả hai đối tợng chúng tôi đều có mời một số GV có năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy môn học và có tâm huyết với nghề, với phong trào đổi mới phương tiện dạy học cùng một số GV có nghiệp vụ sư phạm đến dự giờ để đúc rút kinh nghiệm.
. Cuối mỗi buổi dạy, phát phiếu kiểm tra trắc nghiệm nhằm thu thập thông tin về mức độ tiếp thu bài học của SV.
. Sau đó tổ chức hội thảo với các GV được mời tham gia dự giờ, đánh giá, đóng góp ý kiến cho từng bài giảng theo cách mô phỏng đã sử dụng.
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Kết quả bài 1: Hệ thống đánh lửa điện tử
Bảng 3.1 : Kết quả kiểm tra bài 1( Số sinh viên đạt điểm Xi)
Lớp
N
4
5
6
7
8
9
10
TB
ĐC
31
1
3
14
8
4
1
0
6.45
TN
31
0
1
2
15
9
3
1
7.45
Bảng 3.2 : Bảng tần suất ( số phần trăm sinh viên đạt điểm Xi) bài 1
Lớp
4
5
6
7
8
9
10
ĐC
3.23
9.68
45.16
25.81
12.9
3.23
0
TN
0
3.23
6.45
48.39
29.03
9.68
3.23
Bảng 3.3 : Bảng tần suất hội tụ tiến bài 1 ( số phần trăm sinh viên đạt điểm Xi trở lên)
Lớp
4
5
6
7
8
9
10
ĐC
100
96.77
87.09
41.93
16.12
3.23
0
TN
100
96.77
90.32
41.93
12.9
3.23
- Tính các tham số đặc trưng
+ Trung bình cộng ( kỳ vọng): =
Tong đó: N là tổng số sinh viên
Xi :Là mức điểm đạt được của sinh viên
Fi : Số sinh viên đạt điểm Xi
Phương sai: 2 = 2Fi
Độ lệch chuẩn: =2Hệ số biến thiên: (%) = 100(%)
* Lớp đối chứng
= = = 6.45
Xi
Fi
(Xi - )
(Xi - )2
(Xi - )2Fi
4
1
-2.45
6.0025
6.0025
5
3
-1.45
2.1025
6.3075
6
14
-0.45
0.2025
2.835
7
8
0.55
0.3025
2.42
8
4
1.55
2.4025
9.61
9
1
2.55
6.5025
6.5025
31
33.6775
Bảng 3.4 Phương sai, độ lệch chuẩn,hệ số biến thiên cho lớp đối chứng
Phương sai: DC = 2Fi = 33.6775 = 1.1226
Độ lệch chuẩn = DC == 1.06
Hệ số biến thiên (%) = 100(%) = = 0.164
*Lớp thực nghiệm
= = = 7.45
Xi
Fi
(Xi - )
(Xi - )2
(Xi - )2Fi
4
0
-3.45
11.9025
0
5
1
-2.45
6.0025
6.0025
6
2
-1.45
2.1025
4.205
7
15
-0.45
0.2025
3.0375
8
9
0.55
0.3025
2.7225
9
3
1.55
2.4025
7.2075
10
1
2.55
6.5025
6.5025
29.6775
Bảng 3.5 Phương sai, độ lệch chuẩn,hệ số biến thiên cho lớp thực nghiệm
Phương sai: TN= 2Fi = 29.6775 = 0.99
Độ lệch chuẩn: = TN = = 0.995
Hệ sốbiến thiên : (%) = 100(%) = = 0.134
Lớp
N
ĐC
31
6.45
1.1226
1.06
0.164
TN
31
7.45
0.99
0.995
0.134
Bảng 3.6 So sánh các thông số thống kê
Kiểm tra sự sai khác giữa và
- Dùng quy tắc Studen
Hệ số Student
t = Vậy t = = 3.83
Chọn mức ý nghĩa .Tra bảng studen [20,Tr233] với bậc tự do k= NTN+ NDC -2 = 60 ta được tbảng= 2
So sánh t với tbảng ta thấy sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa thực chất chứ không phải là ngẫu nhiên
- Dùng quy tắc Fisher
Tính hệ số F: F= = = 0.88
Hệ số F<1 chứng tỏ điểm số các lớp thực nghiệm và đối chứng phân bổ ổn định xung quanh giá trị .
Chọn mức có ý nghĩa và tra bảng [20,Tr235] ta được Fbảng= 2.38
Vậy Fbảng>F nghĩa là sự sai khác giữa TN và DC là chấp nhận được
Từ các số liệu tính toán, ta xây dựng được đường tần suất (fi) và đường tần suất hội tụ tiến( Fa) của các lớp đối chứng và thực nghiệm như hình vẽ:
Hình 3.1 Đường tần suất của các lớp đối chứng và thực nghiệm bài
Hình 3.2 Đường tần suất hội tụ tiến của các lớp thực nghiệm và đối chứng bài 1
NHẬN XÉT CHUNG
Căn cứ vào kết quả thực nghiệm và trao đổi trực tiếp với các giáo viên dự giờ ở cả hai lớp TN và ĐC chúng tôi rút được một số nhận xét sau đây:
* Tính tích cực nhận thức của sinh viên khối lớp thực nghiệm được khơi dậy và thể hiện rõ rệt. Giờ học sinh động, thoải mái cuốn hút được sự chú ý và tạo ra được sự tranh luận xây dựng bài nhờ sự mô phỏng của bài dạy.
* Chất lượng nắm vững, vận dụng kiến thức và năng lực hoạt động trí tuệ của sinh viên lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng , điều đó được thể hiện qua điểm trung bình của lớp thực nghiệm trong cả hai bài đều cao hơn lớp đối chứng.
* Khả năng lập luận, diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ mô phỏng và hiểu biết của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng .
* Các giáo viên trực tiếp tham gia dự giờ ở cả hai lớp đều cho răng , TNTH ảo đem lại hiệu quả cao và thực hiện rõ ràng các mô phỏng giống thực và có khả năng phát triển tốt tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc
3.4. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Để đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp đã lựa chọn cho học phần đang xét , ngoài việc tiến hành thực nghiệm sư phạm như trên , tác giả còn sử dụng một phương pháp nghiên cứu khác đó là phương pháp chuyên gia.
3.4.1. Nội dung và cách thức thực hiện.
Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua tổ chức phỏng vấn và phiếu xin ý kiến( Phụ lục) . Các chuyên gia chúng tôi xin ý kiến.
TT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
Đ.VỊ CÔNG TÁC
THÂM NIÊN
1
Hồ Văn Đàm
P. Hiệu trưởng
Trường CĐ nghề Việt Nam-Hàn Quốc
11năm
2
Lê Toàn Thắng
Trưởng khoa
Khoa công nghệ ôtô trường CĐ nghề Việt Nam-Hàn Quốc
8 năm
3
Hoàng Điệu
Trưởng khoa
Khoa điện công nghiệp trường CĐ nghề Việt Nam-Hàn Quốc
11 năm
4
Lê Hồng Minh
Giáo viên
Khoa công nghệ ôtô trường CĐ nghề Việt Nam-Hàn Quốc
5 năm
5
Nguyễn Văn Vỹ
Giáo viên
Khoa công nghệ ôtô trường CĐ nghề Việt Nam-Hàn Quốc
6 năm
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.2.1. Đánh giá định tính
Theo nội dung của phiếu điều tra ( phụ lục) và các ý kiến trao đổi trực tiếp với các chuyên gia , các ý kiến đánh giá có một số điểm chung sau:
- Việc sử dụng TNTH ảo mang lại hiệu quả nhiều mặt cho việc dạy học, góp phần tăng cường hứng thú cho sinh viên trong việc dạy học môn Trang bị điện ôtô
- Các bài soạn minh họa thể hiện việc sử dụng TNTH ảo đã được xây dựng đảm bảo các yêu cầu khoa học , sư phạm, thân thiện và đinh hướng gợi mở cho hoạt động dạy và học.
- Sinh viên chiếm lĩnh được kiến thức , tạo điều kiện cho việc học tập tư duy sáng tạo, đặc biệt ở nội dung mang tính trừu tượng và đòi hỏi tư duy kỹ thuật .
3.4.2.2. Đánh giá định lượng
Căn cứ vào kết quả thống kê của phiếu xin ý kiến chuyên gia ( phụ lục) ta có:
TT
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ
1
Sử dụng TNTH ảo để nâng cao chất lượng dạy học
Rất cần thiết
Cần thiết
Chưa cần thiết
7,5
75%
2.5
25%
0
0%
2
Các bài dạy có sử dụng TNTH ảo gây được hứng thú học tập của sinh viên , tạo điều kiện cho các em yêu thích môn học
Rất tốt
Tốt
Bình thường
7
70%
2
20%
1
10%
3
Các TNTH ảo đã được xây dựng có đảm bảo các yêu cầu : Sư phạm,khoa học,ứng dụng, thực tiễn
Hoàn toàn
Một phần
Không
7.5
75%
1.5
15%
1
10%
4
Tính khả thi và sử dụng TNTH ảo trong dạy học môn điện ôtô
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
5
50%
4
40%
1
10%
5
Cách dạy có sử dụng TNTH ảo khắc phục được phần lớn các hạn chế của dạy học truyền thống
Rất đúng
Đúng
Một phần
7
70%
2
20%
1
10%
6
Khả năng phát triển tư duy của người học
Rất tốt
Tốt
Bình thường
8
80%
2
20%
0
0%
GIÁO ÁN BÀI DẠY THỰC NGHIỆM ( giáo án tích hợp)
TÊN BÀI : Mạch điện đánh lửa điện tử trên ôtô
( Vị trí: Bài số 5 , môđun 24 Trang bị điện ôtô)
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Về kiến thức
- Mô tả được cấu tạo và nguyên lý của mạch điện , phân tích được nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của mạch.
Về kỹ năng
- Thiết kế được các loại mạch điện trên ôtô theo sơ đồ nguyên lý trên phần mềm ứng dụng
Về thái độ
- Ham thích tìm hiểu bản chất của mạch và những ứng dụng của chúng trong thực tế.
- Có ý thức học tập và tuân thủ quy trình thực hành, an toàn
ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng
- Nghiên cứu một số tài liệu liên quan, sơ đồ nguyên lý các mạch điện, phần mềm mô phỏng
- Máy tính, máy projector
- Bảng điện có các thiết bị của hệ thống gắn sẵn
Người học:
-Chuẩn bị vở ghi, phiếu bài tập
- Nghiên cứu sơ đồ mạch điện đã được photo phát tay.
- Trả lời bài trắc nghiệm của giáo viên sau buổi học(phụ lục)
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Kiểm tra sĩ số và môi trường học tập Thời gian: 2ph
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC:
TT
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1
Dẫn nhập
Chúng ta đã nghiên cứu các loại mạch điện đánh lửa trên ôtô nhưng đó chỉ mới là các mạch điện đơn giản. Ngày nay trên ôtô hiện đại thì không còn các loại mạch đánh lửa đó mà chỉ sử dụng hầu hết các mạch điện tử. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu và thực hiện mạch đánh lửa điện tử.
(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học ....)
Thuyết trình, giải thích nhược điểm của các loại mạch điện đánh lửa đã học và nêu ưu điểm của mạch đánh lửa điện tử.Giới thiệu sơ đồ mạch đã được phát tay cho sinh viên
Lắng nghe, nếu thắc mắc có thể đưa ra câu hỏi
10phút
2
Giới thiệu chủ đề
(Giới thiệu nội dung chủ đề cần giải quyết: yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng)
- Mạch điện có sử dụng phần mềm mô phỏng mạch
- Yêu cầu mạch hoạt động được
- Mô phỏng về sự thay đổi tốc độ của xe( Trên mạch thay đổi điện áp hoặc tần số xung điện áp tín hiệu)
Mô phỏng nguyên lý, đồng thời chỉ rõ sự thay đổi của các thông số trong quá trình làm việc. Giải thích sự thay đổi các xung điện áp tạo ra ở cuộn thứ cấp của biến áp đánh lửa
Chú ý các thao động tác của thầy khi thay đổi thông số và thấy được sự thay đổi đảm bảo yêu cầu KT
50phút
3
Giải quyết vấn đề
(Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của thầy)
Sau khi phân tích các bước thực hiện cả lý thuyết và thực hành phân nhóm để học sinh thực hiện thao tác trên máy tính
Mỗi nhóm học sinh tự thiết kế mạch điện theo các hãng xe khác nhau, kết quả thể hiện như yêu cầu
168phút
4
Kết thúc vấn đề
- Củng cố kiến thức
- Củng cố kỹ năng rèn luyện
(Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo)
- Xem tình hình thể hiện ở các nhóm đánh giá và nhận xét cho kết quả cho từng nhóm
- Các nhóm lưu ý khi thiết kế các mạch điện liên quan đến điện tử.
- Bài học tiếp theo Lắp mạch điện trên mô hình thật.
15 phút
5
Hướng dẫn tự học
5phút
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Căn cứ vào các kết quả đã thu được của thực nghiệm về định tính và định lượng, qua thống kê toán học, qua ý kiến nhận định của các chuyên gia, qua sử dụng phương pháp quan sát, điều tra thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh, ta thấy
Việc xây dựng TNTH ảo trong dạy học môn điện ôtô tạo ra các điều kiện thuận lợi tỷong việc tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên.
Sự kết hợp các phương pháp mới với TNTH ảo đã tạo ra được môi trường học tập hứng thú, tạo dựng được động cơ loi cuốn người học, giúp sinh viên chủ động sáng tạo, chiếm lĩnh kiến thức phát triển khả năng tư duy kỹ thuật.
Ý tưởng xây dựng TNTH ảo rất hay, qua công việc này giúp người giáo viên thực hiện có hiệu quả trong công tác giảng dạy, giúp sinh viên tiếp cận tri thức một cách hiệu quả trong những bài học cụ thể. Đặc biệt trong các bài học đòi hỏi mang tính tưởng tượng.
Đề tài góp phần thúc đẩy phong trào tự xây dựng TNTH ảo cho môn học Điện ôtô và các môn học khác.
Cuối cùng kết quả thu được từ thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đè tài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình triển khai thực hiện đề tài "Thí nghiệm thực hành ảo- ứng dụng trong dạy nghề Điện ôtô", luận văn đã giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản sau:
1 . Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề, cụ thể: Phân tích rõ các khái niệm về TNTH, thuật ngữ ảo; TNTH ảo trên cơ sở đó đề xuất mối liên hệ giữa TNTH ảo với mô phỏng; làm rõ vai trò, các lợi thế, khả năng ứng dụng của TNTH ảo trong dạy nghề; phân tích thực trạng và lý giải tại sao trong đào tạo nghề cần xây dựng và sử dụng TNTH ảo.
2. Đề xuất qui trình xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề;
Phân tích một số bài TNTH ảo và xây dựng một bài giảng sử dụng thí nghiệm ảo đó hỗ trợ đào tạo nghề Điện ôtô. Cụ thể, tác giả đã đưa vào sử dụng một số bài TNTH ảo:
Thí nghiệm khảo sát mạch điện đánh lửa điện tử trên ôtô và mạch báo nhiên liệu. Trong tương lai, đề tài sẽ được hoàn thiện theo hướng tiếp tục nghiên cứu xây dựng và sử dụng TNTH ảo cho một số nội dung còn lại trong Chương trình dạy nghề Điện ôtô.
Qua quá trình thực hiện luận văn, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:
Muốn thực thi định hướng ứng dụng CNTT trong đào tạo nghề đạt kết quả cao, cần có những đầu tư, chỉ đạo mang tính đồng bộ, cụ thể là:
Trang bị máy tính, phòng thực hành tin học, phòng học đa phương tiện cho các CSDN. Điều này không những giúp thực thi phương án sử dụng TNTH ảo trong đào tạo mà còn rất hữu ích cho việc triển khai các ứng dụng khác của CNTT trong dạy nghề (các bài giảng điện tử, sách điện tử, khai thác thông tin trên Intemet. . . )
Khuyến khích đầu tư bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho các giáo viên dạy nghề, đồng thời biên soạn các tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáo viên dạy nghề.
Hiện nay, các nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong đào tạo nghề- một vấn đề thời đại nhưng vẫn mang tính đơn lẻ, thiếu đồng bộ do đó hiệu quả thực té chưa cao. Nhà nước cần có những dự án đầu tư trọng điểm, nghiên cứu và triển khai một cách đồng bộ ứng dụng CNTT trong đào tạo nghề.
3. Với xu hướng phát triển công nghệ thực tại ảo trong GD- ĐT, hiện nay trên rất nhiều các trang web có chứa các bài TNTH ảo (miễn phí hoặc thương mại) mà khi truy cập vào đó chúng ta có thể tiến hành thao tác với bài TNTH hoặc có thể tải xuống máy tính cá nhân để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chấp hành TW khóa X(2006), Văn kiện đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bộ môn Vật lý, Tin học, Trung tâm tính toán hiệu quả nâng cao, Nhóm tin học ITIMS(2001), Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, Hà Nội.
Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi(2003), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, NXB Giáo dục.
Nguyễn Công Chính, Phạm Quang Huy( Tài liệu dịch)(1997), Thực tại ảo bước sang thế giới bên kia, NXB Thống kê.
GS.TS Nguyễn Công Hiền,TS. Nguyễn Phạm Thục Anh (2006). Mô hình hóa hệ thống và mô phỏng, NXB KHKT
TS. Lê Huy Hoàng (2004), Thí nghiệm- thực hành ảo - ứng dụng trong dạy học kỹ thuật công nghiệp lớp 12 THPT, Luận án tiến sĩ Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thế Hùng (2002), Multimedia và ứng dụng, NXB Thống kê.
Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc các trường ĐHSP và CĐSP (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu hóa học, ĐHSP HN.
GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Xuân Lạc (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học- công nghệ, Bài giảng cho lớp Cao học chuyên nghành Sư phạm kỹ thuật.
GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Xuân Lạc (2007) , Giới thiệu công nghệ dạy học hiện đại, Bài giảng cho lớp Cao học chuyên nghành Sư phạm kỹ thuật.
Lê Thanh Nhu (2002), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học kỹ thuật công nghiệp, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học Giáo dục.
Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lý tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB ĐHSP.
Vũ Trọng Rỹ (2005), Các yêu cầu cơ bản đối với thí nghiệm ảo – Sản phẩm Multimedia , Tạp chí Giáo dục,(107) Tr.20-22
Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHQG HN.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2008), Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong dạy nghề điện công nghiệp, Luận Văn Thạc sỹ khoa học SPKT
Triết học Mác –Lê Nin ,Tập 1 NXBGD 1995
Website
17.
18.
19.
20.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chương trình đào tạo
Nguồn: Trường CĐN KTCN Việt Nam - Hàn Quốc - Nghệ An
Mã
Tên môn học, mô đun
Số giờ
LT
TH
Bố trí trong học kỳ
MH, MĐ
I
II
III
IV
V
VI
I
Các môn học chung
450
450
0
195
90
90
0
75
0
MH 01
Chính trị
90
90
90
MH 02
Pháp luật
30
30
30
MH 03
Giáo dục thể chất
60
60
60
MH 04
Giáo dục quốc phũng
75
75
75
MH 05
Tin học
75
75
75
MH 06
Ngoại ngữ
120
120
60
60
II
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
2655
915
1740
265
495
545
630
475
245
II.1
Các mụn học, modul kỹ thuật cơ sở
555
435
120
265
260
0
0
0
30
MH 07
Điện kỹ thuật
45
45
45
MH 08
Điện tử cơ bản
45
45
45
MH 09
Cơ kỹ thuật
60
60
60
MH 10
Vật liệu cơ khí
30
30
30
MH 11
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
30
30
30
Mã
MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Số giờ
LT
TH
Bố trí trong học kỳ
I
II
III
IV
V
VI
MH 12
Vẽ kỹ thuật
60
60
60
MH 13
An toàn lao động
15
15
15
MĐ14
Thực hành nguội cơ bản
80
80
80
MĐ15
Thực hành hàn cơ bản
40
40
40
MH 16
Công nghệ khí nén - thuỷ lực ứng dụng
30
30
30
MH 17
Nhiệt kỹ thuật
45
45
45
MH 18
Vẽ AutoCAD
45
45
45
MH 19
Tổ chức quản lý sản suất
30
30
30
II.2
Các mụn học, modul chuyên môn nghề
2100
480
1620
0
235
545
630
475
215
MĐ 20
Kỹ thuật chung về ô tô
70
30
40
70
MH 21
Động cơ ô tô
105
105
105
MH 22
Thực hành sửa chữa động cơ ô tô
440
440
320
120
MĐ 23
Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
190
30
160
190
MH 24
Trang bị điện ô tô
60
60
60
MH 25
Thực hành sửa chữa trang bị điện ô tô
240
240
120
120
MH 26
Khung gầm bệ ô tô
105
105
105
MH 27
Thực hành sửa chữa khung gầm bệ ô tô
400
400
200
200
MĐ 28
Chẩn đoán ôtô
105
45
60
105
MĐ 29
Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử
165
45
120
165
MĐ 30
Sửa chữa, bảo dưỡng bơm cao áp điều khiển bằng điện tử
110
30
80
110
MĐ 31
Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô
110
30
80
110
III
Các môn học, modul tự chọn
645
255
390
135
40
0
0
110
360
MĐ 32
Thực hành mạch điện tử cơ bản
40
40
40
MĐ 33
Thực hành ứng dụng tại doanh nghiệp
80
80
80
MĐ 34
Toán cao cấp
75
75
75
MĐ 35
Kiểm tra và sửa chữa PAN ô tô
70
30
40
70
MĐ 36
Kỹ thuật kiểm định ô tô
110
30
80
110
MĐ 37
Vật lý đại cương
60
60
60
MĐ 38
Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phanh ABS
110
30
80
110
Mã
MH, MĐ
Tên môn học, mô đun
Số giờ
LT
TH
Bố trí trong học kỳ
I
II
III
IV
V
VI
MĐ 39
Sửa chữa, bảo dưỡng hộp số tự động ô tô
100
30
70
100
IV
Tổng I +II + III
3750
1620
2130
595
625
635
630
660
605
1
Lý thuyết
1620
555
465
195
30
105
165
2
Thực hành
2130
40
160
440
600
555
410
3
Ôn kt, thi (số ngày)
4
Số tiết/tuần
Phụ lục 2: Phiếu điều tra thực trạng sử dụng TNTH ảo trong môn học điện ôtô
Tại các trường cao đẳng,trung cấp nghề
( Dành cho giáo viên dạy môn điện ôtô)
Để nâng cao chất lượng dạy học môn điện ôtô tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề Thầy cô xin cho biết ý kiến riêng của mình.
1. Thầy cô sử dụng TNTH ảo trong dạy học môn điện ôtô ở mức độ nào sau đây?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
2. Thầy cô sử dụng TNTH ảo trong các loại bài học nào?
Bài học lý thuyết
Bài học thực hành
Cả lý thuyết và thực hành
3. Khi xây dựng bài giảng có sử dụng TNTH ảo thầy cô gặp phải khó khăn gì?
----------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------
4. Trong nội dung môn học thầy cô có sử dụng TNTH ảo không?
Có
Không
5. Các thầy cô cho nhận xét về việc sử dụng TNTH ảo trong môn học điện ôtô
Học sinh hứng thú hơn so với giờ học khác
Bình thường
Không hứng thú
6. Không khí của học sinh trong giờ học có sử dụng TNTH ảo .
Sôi nổi hơn
Bình thường
Trầm
8. Các thầy cô có đề xuất biện pháp gì với lãnh đạo trường để góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TNTH ảo trong dạy học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 3: Phiếu xin ý kiến chuyên gia
Họ và tên giáo viên:------------------------------------------------
Trình độ chuyên môn:---------------------------------------------
Thâm niên công tác:-----------------------------------------------
Chức vụ:-------------------------------------------------------------
Để đánh giá việc sử dụng TNTH ảo có tính khả thi phù hợp với thực tế hay không xin quý thầy( cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:( Đánh dấu"x" vào chỗ trống )
1. Việc xây dựng TNTH ảo trong quá trình dạy môn điện ôtô là:
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Vì:
Kích thích được tính tích cự nhận thức của sinh viên
Nâng cao hiệu quả bài học
Hiệu quả dạy học không cao
Mất nhiều thời gian chuẩn bị tiết dạy,bài dạy
Không có yêu cầu quy định rõ ràng
2. TNTH ảo có phù hợp với nội dung môn học thực hành điện ôtô hay không?
Có
Không
3. TNTH ảo đã xây dựng có kích thích sự hứng thú học tập của sinh viên , tạo điều kiện cho các em thích môn học như thế nào?
Rất tốt
Tốt
Bình thường
4. TNTH ảo đã được xây dựng có đảm bảo yêu cầu về kinh tế, sư phạm,thẩm mý,khoa học .
Hoàn toàn
Một phần
Không
5. Tính khả thi của việc xây dựng vàg sử dụng TNTH ảo cho môn học điện ôtô là:
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
6. TNTH ảo đã xây dựng đã khắc phục được một số hạn chế của viịec dạy học truyền thống
Rất đúng
Đúng
Một phần
Phụ lục 4: Phiếu điều tra thực trạng tự xây dựng TNTH ảo trong môn điện ôtô
Để việc xây dựng TNTH ảo theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên trong giờ học trên lớp có cơ sở và góp phần vận dụng hiệu kquả , chất lượng . Xin thầy(cô)vui lòng cho biêts một số ý kiến sau:
Trong quá trình dạy học các thầy,cô có tự xây dựng TNTH ảo .
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Theo thầy,cô dựa vào yêu cầu nào để tiến hành xây dựng TNTH ảo
Đặc điểm , khả năng nhận thức của học sinh
Đặc điểm nội dung kiến thức, mục đích bài dạy
Do ý muốn sở thích của giáo viên
Theo ý kiến thầy, cô việc xây dựng TNTH ảo rong quá trình dạy học là:
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Các điều kiện khách quan khác
Sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường
Chưa có tài liệu cụ thể hướng dẫn các phần mềm thiết kế
Không có đủ thoiừ gian để tiến hành
Ý kiến riêng của thầy cô về vấn đề tự xây xựng TNTH ảo trong môn học điện ôtô
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Ý kiến riêng của thầy cô
------------------------------------------------------------------------------------------------------ -------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phụ lục 5: Phiếu điều tra sau buổi học
(Dùng cho học sinh , sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp nghề)
Họ và tên:……………………………………Nam. Nữ………..
Trường:……………………………………………Lớp……….
Thành phố(Tỉnh): ………………………………………………
Bài học:………………………………………………………….
Ngày…………Tháng………Năm…………..
Để giúp việc tìm hiểu sự hứng thú học tập của người học đối với bài học, anh chị hãy đọc và suy nghĩ xem những ý kiến dưới đây , ý nào phù hợp với quan điểm của mình và đánh dấu(x) vào ô trống
Sau khi học xong bài hôm nay anh chị cảm thấy
Rất thích
Không thích
Bình thường
Thích
Nguyên nhân nào trong các lý do trước đây
Không thích môn học này
Thích học môn này
Bài học không mang lại lợi ích thiết thực
Được ý kiến tham gia trong giờ học
Giáo viên dạy hay, có sự lôi cuốn
Không khí lớp học sôi nổi
Không khí lớp học buồn tẻ
Bản thân hiểu biết được nhiều trong giờ học
Ý kiến riên của anh chị:
------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để giúp cho giờ học sôi nổi , hứng thú, có kết quả cao anh chị có những đề nghị gì:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của anh chị
Phụ lục 6: Bài trắc nghiệm của bài dạy thực nghiệm
Bài: Mạch điện đánh lửa điện tử trên ôtô
Lớp: CĐ2ÔB và CĐ2ÔA
Thời gian làm bài: 10 phút
Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau( đánh dấu “x” vào câu bạn cho là đúng)
Tụ điện dùng trong hệ thống đánh lửa điện tử để
a. Bảo vệ tranzito
b. Tăng dòng điện sơ cấp
c. Giảm dòng điện sơ cấp
d. Tăng điện áp thứ cấp
Thay đổi điện áp tín hiệu mở Tranzito là
a. Tốc độ quay trục khuỷu
b. Lượng hỗn hợp nhiên liệu vào xi lanh
c. Dòng điện thứ cấp
d. Dòng điện sơ cấp
Trong hệ thống đánh lửa điện tử, việc điều khiển sự xuất hiện tia lửa điện được thực hiện nhờ:
a. Tụ điện
b. Tranzito
c. Đi ốt
d. Cả 3 trường hợp trên
Ở hệ thống đánh lửa điện tử mạch sơ cấp có dòng điện khi
a. Tranzito mở
b. Tranzito đóng
c. Cả hai đều đúng
d. Cả hai đều sai
Ở hệ thống đánh lửa điện tử điện áp thứu cấp phụ thuộc
a. Tốc độ mở Tranzito
b. Sức điện động trong cuộn sơ cấp nhỏ
c. Cả hai đều đúng
d. Cả hai đều sai
Biến áp đánh lửa cần được nối mát tốt vì
a. Một đầu cuộn sơ cấp nối vỏ
b. Một đầu cuộn sơ cấp nối mát
c. Cả hai đều đúng
d. Cả hai đều sai
Ưu điểm của hệ thống đánh lửa điện tử so với hệ thống đánh lửa bán dãn có tiếp điểm là:
a. Tăng tuổi thọ
b. Điện áp thứ cấp cao hơn
c. Dòng thứ cấp ít phụ thuộc vào tốc độ vòng quay
d. Cả 3 đều đúng
TÓM TẮT
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục ở nước ta đang dược phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực dạy nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề chất lượng cao để củng cố và xây dựng đất nước. Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển, ngành giáo dục đang cố gắng thay đổi để đáp ứng nhu cầu này. Chính vì vậy chúng ta cần phải thay đổi và cập nhật nội dung, trang thiết bị, PTDH mà còn phải thay đổi phương pháp dạy học, nhất là thời đại mà ngành công nghiệp ôtô chiếm đa số thị phần.
Đó là lý do tại sao tác giả chọn đề tài: “Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong dạy nghề điện ôtô”
Luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng thí nghiệm thực hành ảo trong đào tạo nghề
Chương này tác giả trình bày về tình hình nghiên cứu và ứng dụng TNTH ảo trên thế giới và Việt Nam hiện nay, trình bày cơ sở lý luận về TNTH ảo trong đó có phân tích các khái niệm: Mô phỏng, TNTH ảo,mỗi liên hệ của chúng; khả năng xây dựng và sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng một số bài thí nghiệm thực hành ảo trong chương trình dạy nghề Điện ôtô trình độ cao đẳng nghề
Chương này vận dụng kết quả nghiên cứu trong chương 1 đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng TNTH ảo; Nghiên cứu và đưa vào sử dụng 02 bài TNTH ảo cho 2 chương điển hình trong chương trình dạy nghề Điện ôtô trình độ cao đẳng nghề.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu
Nội dung của chương này trình bày nhiệm vụ và đối tượng thực nghiệm,nội dung tiến trình thực nghiệm, tính khả thi của đề tài . Áp dụng quy trình đã đề xuất vào việc lựa chọn quy trình xây dựng và sử dụng TNTH ảo cho 1 bài học cụ thể của học phần đang xét nhằm kiểm định hiệu quả và khả năng sử dụng của chúng.
Abstract
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục ở nước ta đang dược phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực dạy nghề nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề chất lượng cao để củng cố và xây dựng đất nước.PresPresently, education in our country is being strongly developed, especially in vocational training sector which aims at training skilled and high quality manpower for strengthening and developing the country. Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển, ngành giáo dục đang cố gắng thay đổi để đáp ứng nhu cầu này. Vietnam we are on the rise. And education sector is trying to change for meeting the demand of progress. Chính vì vậy chúng ta cần phải thay đổi và cập nhật nội dung , trang thiết bị, phương tiện dạy học mà còn phải thay đổi phương pháp dạy học, nhất là thời đại mà ngành công nghiệp ôtô chiếm đa số thị phần. Therefore, not only, we need to renovate and improve the content, equipment and teaching facilities but also we need to change the teaching methods, especially nowadays, the automobile industry counts the market share by a majority.
Đó là lý do tại sao tác giả chọn đề tài: “Thí nghiệm thực hành ảo ứng dụng trong dạy nghề điện ôtô”That is the foundation for the author to select the theme: "Experiment of virtual practice for its application in electric-automobile area"
Luận văn gồm 3 chương chính: This thesis includes three main chapters which presented as followings:
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng thí nghiệm thực hành ảo trong đào tạo nghề Chapter 1: Theoretical and realistic establishment of development and utilization of virtual practical experiment in vocational training.
Chương này tác giả trình bày về tình hình nghiên cứu và ứng dụng thí nghiệm thực hành ảo trên thế giới và Việt Nam hiện nay, trình bày cơ sở lý luận về thí nghiệm thực hành ảo trong đó có phân tích các khái niệm: Mô phỏng, thí nghiệm thực hành ảo,mỗi liên hệ của chúng; khả năng xây dựng và sử dụng thí nghiệm thực hành ảo trong đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật.This chapter presents the research process and the applications of virtual practical experiment in Vietnam and in the world. It also shows the fundamental arguments on virtual practice, in which analyzes related concepts including imitation, virtual practice, its connection, development capacity and initialization of virtual practice in vocational training for improving the quality of engineering human resources.
Chương 2 : Xây dựng và sử dụng một số bài thí nghiệm thực hành ảo trong chương trình dạy nghề Điện ôtô trình độ cao đẳng nghề Chapter 2: Development and initialization of virtual practice tests in vocational training program of electric automobile at college level.
Chương này vận dụng kết quả nghiên cứu trong chương 1 đề xuát quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm thực hành ảo; Nghiên cứu và đưa vào sử dụng 02 bài thí nghiệm thực hành ảo cho 2 chương điển hình trong chương trình dạy nghề Điện ôtô trình độ cao đẳng nghề.This chapter applies the research results found at the first chapter for making proposal of development process and utilization of the virtual practices. The thesis has studied and selected 02 virtual practice tests for integrating into two typical chapters in vocational training program of electric-automobile at college level.
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu Chapter 3: Experimental pedagogy, assessment of feasibility and effectiveness of the research.
The Nội dung của chương này trình bày nhiệm vụ và đối tượng thực nghiệm,nội dung tiến trình thực nghiệm, tính khả thi của đề tài .content of this chapter presents the tasks and experimental objects, experimental process and the feasibility of the theme. The thesis has aÁp dụng quy trình đã đề xuất vào việc lựa chọn quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm thực hành ảo cho 1 bài học cụ thể của học phần đang xét nhằm kiểm định hiệu quả và khả năng sử dụng của chúnapplied proposal procedure in selecting the development process and initialization of virtual practice. This method is applied in one particular lesson of training program for assessing its effectiveness and utilization capacity. .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31387.doc