MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làm thế nào để chúng ta thiết kế các bài dạy thực tế hơn, thận trọng hơn nhằm giúp học sinh hiểu
bài hơn? Làm thế nào chúng ta có thể tập hợp nhiều kiến thức và trình bày, thể hiện sao cho kích thích
được hứng thú của học sinh? Chìa khoá ở đây là xây dựng bài dạy dựa trên những câu hỏi dẫn dắt kiến
thức hơn là chỉ trình bày những vấn đề thuần tuý trong sách giáo khoa. Cách làm này nhằm giúp cho
học sinh thật sự bị lôi cuốn vào việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi và đó là lúc các em cảm thấy thích
thú vào việc học. Khi câu hỏi giúp học sinh nhận ra được mối liên hệ giữa môn học với đời sống của
bản thân, đó là lúc việc học trở nên có ý nghĩa. Chúng ta có thể giúp học sinh trở thành những người có
động cơ và tự định hướng thông qua việc đặt những câu hỏi. Bộ câu hỏi định hướng bài học theo
chương trình dạy học Intel là một trong những bộ câu hỏi có nhiều ưu điểm. Nó gồm các câu hỏi khái
quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung hướng dẫn việc tiếp thu bài học hiệu quả hơn đồng thời phát
triển được tư duy của học sinh ở cấp độ cao.
Có thể nói việc sử dụng câu hỏi trong những giờ lên lớp là công việc thường xuyên và là một công
cụ dạy học đắc lực cho giáo viên. Trên thực tế rất nhiều giáo viên chỉ thiết kế hệ thống câu hỏi một
cách cảm tính, nhiều bài dạy không có những câu hỏi định hướng. Chính vì thế mà các hoạt động trong
một giờ học không gắn kết được với nhau làm cho việc hiểu bài của học sinh bị hạn chế. Thiếu những
câu hỏi định hướng bài học sẽ dễ dàng rơi vào việc trình bày hời hợt, nông cạn và ngoài chủ đích.
Tuy nhiên để thiết kế một bài dạy dựa trên nhưng câu hỏi dẫn dắt kiến thức cũng như là các câu hỏi
kích thích được tư duy của học sinh nhằm lôi cuốn họ một cách tích cực vào các hoạt động dạy học là
công việc đòi hỏi người giáo viên phải có những kiến thức về việc sử dụng câu hỏi dạy học nói chung
và bộ câu hỏi định hướng bài học nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng hệ thống
câu hỏi định hướng bài học là một việc rất khả thi và có thể đạt được hiệu quả cao. Từ những lí do trên
tôi đã chọn đề tài “Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 trung học phổ thông chương trình
nâng cao” với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học ở
các trường phổ thông hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về việc sử dụng câu hỏi và thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học môn hoá học
- Nghiên cứu lý luận về việc sử dụng câu hỏi trong dạy học.
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các loại câu hỏi ở trường trung học phổ thông. Tổng kết
kinh nghiệm sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học qua việc tham khảo ý kiến của các GV dạy học lâu năm.
- Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.
- Vận dụng để thiết kế giáo án các bài học chương Oxi hóa học 10 (chương trình nâng cao).
- Đề xuất các biện pháp nâng cao tính khả thi của việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học hoá học lớp 10 chương trình nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của bộ câu hỏi định hướng bài học đã được thiết kế.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương Oxi lớp
10 (chương trình nâng cao).
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hoá học ở lớp 10 trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung dạy học: Hoá học lớp 10 chương trình nâng cao.
- Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT tại Đồng Nai, Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 8/2008- 9/2009.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và sử dụng tốt bộ câu hỏi định hướng bài học trong dạy học hoá học sẽ tạo được hứng
thú, phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học ở trường phổ
thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá.
- Phương pháp xây dựng giả thuyết.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Các phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Quan sát.
- Trò chuyện, phỏng vấn các chuyên gia, các giáo viên nhiều kinh nghiệm, các em học sinh.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
Thực nghiệm sư phạm.
Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Xây dựng nguyên tắc thiết kế bộ câu hỏi trong dạy học.
- Thiết kế quy trình xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học.
- Vận dụng thiết kế bộ câu hỏi và xây dựng các giáo án chương Oxi lớp 10 chương trình nâng cao.
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 trung học phổ thông chương trình nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m.
PHỤ LỤC 5
GIÁO ÁN CÁC BÀI CHƯƠNG OXI
Bài 40. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM OXI
I- MỤC TIÊU
- Biết được vị trí nhóm oxi trong BTH các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo
nguyên tử, số oxi hoá của các nguyên tố trong nhóm oxi.
- Hiểu được tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm oxi là
tính oxi hoá mạnh, quy luật biến đổi tính chất hoá học của các nguyên tố và hợp
chất với hiđroxit của chúng.
- Mọi sinh vật trên trái đất đều cần đến oxi để tồn tại và chỉ có thực vật mới có
khả năng tái tạo lại lượng oxi đã sử dụng dạy học sinh ý thức phải bảo vệ rừng ,
bảo vệ cây xanh.
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
• Phát sẵn bộ câu hỏi định hướng bài học cho học sinh.
• Dụng cụ: Bảng tuần hoàn các ngtố hoá học; Bảng phụ theo sgk.
2- Học sinh:
• Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định
hướng bài học.
• GV có thể thiết kế bài giảng bằng phần mềm Powerpoint.
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vào bài
GV : Chúng ta đã nghiên cứu về nhóm các nguyên tố phi kim halogen, chương
này tiếp tục nghiên cứu một nhóm các nguyên tố phi kim nữa đó là nhóm oxi.
Các nguyên tố nhóm oxi có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của
chúng ta? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
1.1. Gọ i tên và viết kí hiệu
1.2. Cho biết
các
nguyên tố nhóm VIA.
trạng thái tồn tại
và tính phổ biến
- Nhóm oxi bao gồm các nguyên tố Oxi, l ưu
huỳnh, Selen, Telu, Poloni.
trong tự nhiên
của các nguyên tố nhóm oxi?
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên TĐ
chiếm khoảng 20%V không khí, 50% khối
lượng vỏ tri đất, 60% khối lượng cơ thể con
người.
- Lưu huỳnh có nhiều trong lòng đất.
- Selen l chất bán dẫn, màu nâu đỏ.
- Telu là chất rắn, màu xám, nguyên tố hiếm.
- Poloni l kim loại, có tính phóng xạ.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu cấu tạo nguyên tử của những nguyên tố trong
nhóm oxi
2.1. Cấu tạo lớp vỏ e và khả
năng nhận e
của các nguyên tố
nhóm oxi có điểm gì giống
nhau?
2.2. Ở trạng thái kích thích cấu
hình e lớp ngoài cùng
của
nguyên tử oxi và các nguyên tử
còn lại trong nhóm có điểm gì
khác nhau?
-Nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm oxi
có 6e lớp ngoài cùng.
1. Giống nhau
Cấu hình e tổng quát: ns2 np4
Có 2e độc thân
-Khi tham gia phản ứng với những nguyên tố
có ĐÂĐ nhỏ hơn, nguyên tử của những
nguyên tố này có khả năng thu thm 2e để đạt
cấu hình bền vững của khí hiếm (ns2 np6).
⇒ Các nguyên tố trong nhóm oxi có tính oxi
hóa và có thể tạo những hợp chất , trong đó
chú ng có số oxi hóa là -2.
2. Sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố
trong nhóm
- Oxi không có phân lớp d.
:
Các nguyên tố còn lại ( S, Se, Te) còn có phân
lớp d trống. Tr.thái cơ bản: ns 2 np4 nd0 => Có
2e độc thân.
Trạng thái kích thích: ns1 np4 nd1 => Có 4e
độc thân.
ns1 np3 nd2 => Có 6e độc thân.
Vì vậy, khi tham gia p hản ứng với những
nguyên tố có ĐÂĐ lớn hơn, các nguyên tố này
có số oxi hóa là +4 , +6.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu tính chất của các nguyên tố trong nhóm oxi
3.1. Tính kim loại , tính phi kim
của các nguyên tố nhóm oxi
biến đổi như thế nào?
3.2. Hợp chất với hiđro và
hợp chất hiđroxit cao nhất của
các nguyên tố nhóm Oxi có
công thức phân tử như thế nào?
3.3. Dựa vào bán kính nguyên
tử và ĐAĐ, hãy giải thích sự
giảm dần về tính bền của các
hợp chất
HS vận dụng kiến thức chương cấu tạo
nguyên tử trả lời:
với hiđro của các
nguyên tố nhóm oxi.
- Tính phi kim, tính oxi hoá của các nguyên
tố nhóm oxi giảm dần theo trình tự :
O>S>Se>Te>Po.
- Hợp chất với hiđro (H2S, H2Se, H2Te) là các
khí độc tan vào H2O tạo dd có tính axit yếu.
- Tính bền giảm H2O>H2S>H2Se>H2Te.
- Hợp chất hiđroxit H2RO4 là những axit.
Hoạt động 5 : Củng cố
Bài 1: Hãy cho biết sự biến đổi về: bán kính nguyên tử, cấu hình electron , độ âm
điện, tính chất hợp chất với hiđro và hợp chất hiđroxit của những nguyên tố trong
nhóm oxi.
Bài 2:
a. Trong hợp chất OF2, nguyên tố oxi có số oxi hóa là +2?
Hãy giải thích vì sao:
b. Trong hợp chất SO2, S có số oxi hóa là +4?
Bài 3:
a. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn,
Hãy giải thích vì sao:
• Hoạt động kết thúc
Dặn dò: làm BT trang 156, 157 sgk, trả lời các câu hỏi định hướng bài Oxi.
các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hóa là -2?
b. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn,
các nguyên tố trong nhóm oxi, ( S, Se, Te) có số oxi hóa là +4 và cực đại là +6?
Bài 41: OXI
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
Biết được:
• Cấu tạo phân tử oxi.
• Vai trò quan trọng của oxi đối với đời sống và sản xuất.
Hiểu được:
• Nguyên nhân oxi có tính oxi hóa mạnh.
• Nguyên tắc điều chế khí oxi trong PTN và trong công nghiệp.
2- Kỹ năng - vận dụng:
Kĩ năng viết các phương trình chứng minh tính oxi hóa mạnh của oxi và một
số phương trình hóa học điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
3- Tình cảm thái độ
- Ý nghĩa của oxi đối với đời sống và chu trình của nó trong tự nhiên lần đầu
tiên được ĐeVi trình bày một cách rõ ràng và khoa học năm 1802, khi ông nghiên
cứu vấn đề áp dụng hóa học vào trong nông nghiệp: “Các động vật không thải oxi
trong quá trình hoạt động mà trái lại luôn luôn cần ôxi. Nhưng giới động vật so với
giới thực vật thì vô cùng ít ỏi. Lượng khí cacbonic tạo thành khi thở ra, khi đốt cháy
và khi các chất lên men cũng không phải là lớn so với toàn bộ thể tích của khí
quyển. Vả lại trong suốt cả cuộc đời của chúng, các cây cối luôn cung cấp oxi cho
khí quyển, do đó mà nhu cầu của thiên nhiên về oxi được thỏa mãn một cách thừa
thãi” Qua đó GV giáo dục cho HS ý nghĩa to lớn của O 2 đối với sự sống con người,
động vật và thực vật. Việc tìm ra oxi là cái mốc lịch sử lớn lao của hóa học. Hóa
học có ngôn ngữ riêng, có giả thuyết và định luật riêng chỉ từ sau khi oxi chính thức
ra đời.
- Mọi sinh vật trên trái đất đều cần đến oxi để tồn tại và chỉ có thực vật mới có
khả năng tái tạo lại lượng oxi đã sử dụng dạy học sinh ý thức phải bảo vệ rừng ,
bảo vệ cây xanh.
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
• Dụng cụ, hóa chất: 2 bình khí oxi đã được điều chế sẵn, 1 dây magiê, 1 mẩu
than, rượu etylic, một bộ dụng cụ điều chế oxi ( từ H2O2, KMnO4 hoặc KClO3 có
chất xúc tác MnO2).
• Một số tư liệu về nạn chặt phá rừng, cháy rừng, khai thác rừng bừa bãii, sự sa
mạc hóa đất đai trên thế giới, ở Việt Nam và một số ứng dụng quan trọng của oxi.
• Nếu có đủ điều kiện GV chuẩn bị đủ dụng cụ hóa chất để học sinh thực hện
thí nghiệm theo nhóm.
2- Học sinh:
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng
bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
Trong chương trình lớp 8, học sinh đã được học về oxi và không khí khá đầy
đủ (chương IV). Việc giảng dạy về oxi trong chương trình lớp 10 cần được nâng lên
ở mức độ mới, cho Hs thấy được mối liên quan giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện
của oxi với tính oxi hóa mạnh của nguyên tố này.
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu điểm giống và khác nhau về cấu tạo nguyên tử của oxi và các nguyên tố
còn lại trong nhóm.
2. Hãy nêu và giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất nguyên tố nhóm
oxi.
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Em hãy cho biết nguyên tố nào phổ biến nhất trên Trái Đất ? Nêu những hiểu
biết của em về nguyên tố đó.
HS: ………….
GV: Không có oxi thì không có sự sống. Một bạn học sinh lo lắng đến ngày nào
đó chúng ta sẽ không còn đủ oxi để thở. Điều này đúng hay sai? Giải thích? Để
trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài Oxi.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo phân tử oxi, tính chất vật lí và trạng thái tự
nhiên của oxi
1.Hãy viết cấu hình e của nguyên
tử oxi và biểu diễn sự phân bố e
trong các obitan.
2. Nhận xét số e độc thân ở lớp
ngoài cùng. Từ đó viết công thức
cấu tạo của O2.
3. Cho biết một vài tính chất vật lí
của oxi (trạng thái, màu sắc, mùi
vị, khả năng tan trong nước, nặng
hơn hay nhẹ hơn không khí?).
- Cấu hình e nguyên tử oxi: 1s2 2s2 2p2
HS viết cấu hình electron và sự phân bố
electron ở lớp electron ngoài cùng theo
obitan của nguyên tử oxi, xác định số
electron độc thân, giải thích liên kết hoá học
trong phân tử oxi, các số oxi hóa có thể có
cua Oxi khi tạo hợp chất.
Bằng kiến thức đã biết đa số HS sẽ nêu được
trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính ít tan trong
nước của oxi.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hoá học của oxi
1. Dựa vào cấu hình e và ĐAĐ
của nguyên tử oxi hãy cho biết
tính chất hóa học đặc trưng của
oxi. Viết các phương trình phản
ứng minh họa.
2. Cho biết số oxh của oxi trong
các phản ứng hóa học nói trên.
GV hướng dẫn HS tiến hành thí
nghiệm magie, than, rượu etylic
tác dụng với oxi.
HS xuất phát từ cấu tạo nguyên tử, độ âm
điện của oxi, giải thích tính phi kim mạnh của
oxi.
HS dự kiến các phản ứng của oxi: với kim
loại, phi kim, phản ứng cháy với các hợp chất
hữu cơ.
HS làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nêu
hiện tượng, giải thích, viết PTHH vào phiếu
GV giới thiệu cho HS các hiện
tượng cháy trong tự nhiên (cháy
rừng, các vụ hỏa hoạn…) để HS
thấy được bản chất các hiện tượng
cháy trong tự nhiên chính là tác
dụng hoá học của oxi.
GV giới thiệu thêm về các quá
trình hô hấp, phân huỷ chất hữu
cơ, sự gỉ của kim loại… đều là
các quá trình oxi hoá.
học tập .
Sau khi thảo luận, HS rút ra nhận xét về tính
chất hoá học của oxi như SGK.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của oxi
1. Qua thực tế và các thông tin
trong sgk em hãy cho biết một số
ứng dụng của oxi trong đời sống.
2. Những ứng dụng của oxi
người ta đã vận dụng những tính
chất lí, hóa nào?
GV có thể cung cấp thêm các tư
liệu về ứng dụng của oxi cho bài
giảng thêm phong phú.
HS tham khảo hình 6.3/ sgk HH10 NC trang
160, kết hợp với những kiến thức mới học rút
ra những ứng dụng của oxi.
Hoạt động 5 : Nghiên cứu cách điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp
1. Viết phương trình điều chế oxi
trong PTN. Những hóa chất dùng
để điều chế khí oxi trong PTN có
đặc điểm chung gì?
2. Quan sát hình 6.4 trang 161,
hãy cho biết vì sao phải lắp hơi
chúc ống nghiệm xuống?
3. Vì sao trong thực tế người ta
thu O2 bằng phương pháp dời chỗ
nước?
4. Trong công nghiệp người ta
điều chế oxi bằng cách nào? Viết
phương trình minh họa?
HS dựa vào sgk nêu cách điều chế oxi trong
PTN bằng những phản ứng phân hủy những
hợp chất chứa oxi, kém bền với nhiệt như
KMnO4, KClO3, H2O2…
PTPƯ : to
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑
Kali pemangantat Kali mangannat
2KClO3 2KCl + 3O2 ↑
Kali clorat to
H2O2 H2O + O2 ↑
Hiđropeoxit to
HS thảo luận nhóm nêu cách điều chế oxi từ
MnO2
MnO2
GV yêu cầu đại diện 2 nhóm lên
thuyết trình. Các nhóm còn lại
nhận xét, bổ sung.
không khí và từ nước (phương pháp hóa học).
Hoạt động 6 : Tìm hiểu nguồn oxi trong tự nhiên
1. Cho biết quá trình nào trong tự
nhiên sinh ra oxi, viết PTHH của
phản ứng đó.
2. Quá trình nào trong tự nhiên
làm giảm lượng oxi? Viết phương
trình phản ứng minh họa
Để tăng cường tính tích cực chủ
động của HS kết hợp với vấn đề
GDMT, GV có thể cho HS thực
hiện những điều tra ngắn về
những vấn đề suy thoái và phát
triển rừng trên thế giới hoặc ở địa
phương.
Đây là một câu hỏi mở, HS có nhiều hướng
trả lời, có thể câu trả lời của HS đề cập đến
nhiều lĩnh vực khác nhau, GV nên khuyến
khích HS đưa ra các ý kiến cá nhân của mình.
Oxi trong không khí là sản phẩm của quá
trình quang hợp của cây xanh.
6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2↑
HS bằng những kiến thức từ thực tế cuộc
sống và những kiến thức đã được học trả lời
câu hỏi.
Hoạt động 7: Tổng kết bài
Tuỳ theo trình độ của HS, GV có thể cho HS thực hiện grap bài oxi hoặc làm bài
tập vận dụng như sau :
1. Người ta sử dụng đèn xì axetilen để hàn, cắt kim loại. Phải trộn hỗn hợp khí oxi
và axetilen với tỉ lệ như thế nào để được hỗn hợp cháy tốt nhất, tiết kiệm hoá chất
nhất ?
As mặt trời
Chất diệp lục
2. Cho biết lượng khí oxi duy trì sự sống trên Trái Đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
những yếu tố nào? Qua bài học này, hãy đề xuất các biện pháp để chúng ta có một
bầu không khí trong lành hơn.
• Hoạt động kết thúc
Dặn dò: làm BT trang 162 sgk, trả lời các câu hỏi định hướng bài Ozon và
hiđrôpeoxit.
BÀI 42. OZON VÀ HIĐRÔ PEOXIT
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức
Biết được:
• Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí, hóa học của O3 và H2O2.
• Một số ứng dụng của O3 và H2O2.
Hiểu được:
Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cua O3 va H2O2
2- Kỹ năng - vận dụng
• Giải thích vì sao O3 và H2O2 được dùng là chất tẩy màu và chất sát trùng.
• Viết và cân bằng một số pthh minh họa cho tính chất hóa học của O3 và
H2O2.
3-Về tình cảm- thái độ
Giáo dục cho HS bảo vệ tầng ozon là bảo vệ Trái Đất.
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
- Hoá chất : dd H2O2, dd KI, dd KMnO4, dd hồ tinh bột, quỳ tím, dd H2SO4.
- Các tư liệu, hình ảnh mô phỏng về tầng ozon, sự phá huỷ tầng ozon, một số
hình ảnh về thiên tai lũ lụt, hạn hán, một số bệnh nhân bị ung thư mắt, da do ảnh
hưởng của tia cực tím.
- Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất để HS thực hiện các
thí nghiệm cá nhân hoặc theo nhóm nghiên cứu về tính chất hoá h ọc của hiđro
peoxit, các phương tiện máy tính truy cập internet để HS khai thác thông tin trên
mạng.
2- Học sinh:
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng
bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ:
1. Từ cấu hình electron và độ âm điện của nguyên tử oxi, em hãy cho biết tính
chất hóa học của oxi? Viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Viết các phương trình điều chế khí oxi trong PTN và trong công nghiệp
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Ozon liên quan đến hiệu ứng nhà kính như thế nào? Tại sao phải bảo vệ tầng
Ozon?
Với câu hỏi này học sinh có nhiều phương án trả lời. Dự kiến một số phương án
trả lời của học sinh.
GV: Tại sao ozon và hiđro peoxit lại có những vai trò, tác dụng quan trọng như
vậy, điều đó có liên quan gì đến tính chất của chúng ? Bài học hôm nay sẽ giúp
chúng ta trả lời được câu hỏi này.
Hoạt động 2 : Nghiên cứu cấu tạo phân tử Ozon
GV giới thiệu cho học sinh : giống
như kim cương và than chì là hai
dạng thù hình của nguyên tố cacbon,
oxi (O2) và ozon (O3) cũng là hai
dạng thù hình của nguyên tố oxi.
1. Viết công thức electron, công
thức cấu tạo của O3. So sánh độ bền
của các liên kết.
HS trả lời câu hỏi
Sau khi GV chữa và bổ sung kiến thức, HS
rút ra kết luận về cấu tạo phân tử ozon.
- Liên kết hoá học : nguyên tử oxi trung
tâm tạo một liên kết cho - nhận với một
trong hai nguyên tử oxi và tạo hai liên kết
cộng hoá trị với nguyên tử oxi còn lại.
- Liên kết đơn (cho - nhận) kém bền hơn
hai liên kết cộng hoá trị nên phân tử ozon
O3) kém bền hơn phân tử oxi (O2).
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của Ozon. Ứng dụng của Ozon
1. Nêu một số tính chất vật lí đặc
trưng của ozon (màu sắc, trạng thái,
mùi vị, nhiệt độ sôi, khả năng hòa
tan trong nước).
2. Hãy cho biết trên tầng cao của khí
quyển, Ozon được tạo thành như thế
nào?
GV giới thiệu cho HS sự hình thành
ozon từ oxi do tác dụng của tia cực
tím hoặc sự phóng điện trong cơn
giông.
3. Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân
tử, dự đoán tính chất hoá học của
ozon.
4. O3 tác dụng được với những hóa
chất nào? Viết phương trình phản
ứng để chứng minh O3 có tính oxh
mạnh hơn
O2.
HS tham khảo SGK, nêu các tính chất vật
lí của ozon.
HS tham khảo SGK trả lời
HS dự đoán tính chất hoá học của Ozon có
thể theo (tư duy logic) : Ozon và oxi đều là
đơn chất của nguyên tố oxi. Ozon kém bền
hơn oxi nên dễ phản ứng hơn Oxi. Oxi là
chất oxi hoá mạnh. Vậy ozon phải là chất
oxi hoá mạnh và mạnh hơn oxi.
HS có thể trả lời :
- Ozon tác dụng với kim loại, hiđro…
- Các chất tác dụng với oxi sẽ tác dụng với
ozon.
- Ozon tác dụng với các chất khử…
HS tham khảo SGK dẫn ra phản ứng của
ozon với Ag, dd KI và viết PTHH của phản
ứng.
HS nhận xét về các sản phẩm tạo thành rút
ra : Các ứng của ozon đều sinh ra oxi (O2)
tức là :
O3 + 2e → O2 + O2– liên kết đơn
(liên kết cho - nhận) kém bền hơn hai liên
kết cộng hoá trị nên khi xảy ra phản ứng
liên kết đơn bị phá vỡ thành oxi nguyên tử
có tính oxi hoá mạnh hơn oxi phân tử, dễ
dàng thu electron hơn tạo thành O2–.
5. Trình bày hiểu biết của em về các
ứng dụng của ozon.
6. Vì sao sau những cơn giông thì
khí trời trở nên trong lành hơn?
7. Tại sao khi nồng độ ozon lớn
(>10-6 %) ozon lại là chất gây ô
nhiễm môi trường ?
HS thảo luận về các ứng dụng của ozon,
vận dụng kiến thức vừa học để giải thích
các ứng dụng, tác hại gây ô nhiễm môi
trường của ozon.
Hoạt động 4 : Nghiên cứu cấu tạo phân tử hiđropeoxit
1. Hiđro peoxit (nước oxi g ià) có
công thức phân tử là H 2O2. Vậy
nước oxi già có cấu tạo như thế
nào? So sánh độ bền của các liên
kết?
2. Viết công thức electron, công
thức cấu tạo của H2O2. So sánh độ
bền của các liên kết
GV cho HS quan sát mô hình phân
tử H2O2, giới thiệu cho HS cấu trúc
không gian của H2O2 là phân tử
không thẳng, tổ chức cho HS thảo
luận về cấu tạo của H2O2.
HS quan sát mô hình phân tử H2O2, cấu
trúc không gian của H2O2 :
- Viết công thức cấu tạo và công thức phân
tử hiđro peoxit.
- Liên kết giữa nguyên tử H và nguyên tử
O là liên kết cộng hoá trị phân cực, liên kết
giữa hai nguyên tử O là liên kết cộng hoá
trị không phân cực, là liên kết đơn.
Hoạt động 5 : IV- Nghiên cứu tính chất của H2O2
1. Nêu một số tính chất vật lí đặc
trưng của ozon (màu sắc, trạng thái,
mùi vị, nhiệt độ sôi, khả năng hòa
tan trong nước). Cho biết độ bền của
H2O2?
2. Dựa vào số oxh của oxi trong
H2O2, hãy dự đoán tính chất hóa học
của nó. Viết các phương trình phản
ứng minh họa.
HS quan sát dd H2O2 kết hợp tham khảo
SGK rút ra tính chất vật lí của H2O2.
Liên hệ với các kiến thức đã học ở bài O3
để rút ra kết luận H2O2 là hợp chất kém
bền.
HS tiến hành thảo luận nhóm dự đoán tính
chất hoá học của H2O2. HS có thể dự đoán
tính chất của H 2O2 theo logic sau: Số oxi
hoá của oxi trong H2O2 là –1 nên có 2 khả
năng :
- Nhận thêm 1 electron để xuống mức oxi
hoá –2 thể hiện tính oxi hoá.
- Nhường đi 1 electron để lên số oxi hoá 0
thể hiện tính khử.
Vậy hiđro peoxit vừa có tính oxi hoá vừa
có tính khử .
GV hướng dẫn các nhóm HS tiến
hành thí nghiệm : H2O2 tác dụng với
KI (có hồ tinh bột, quỳ tím), H2O2
tác dụng với KMnO4 (có H2SO4).
3.Tại sao người ta lại dùng H2O2 để
điều chế oxi (O2) trong PTN ?
HS đề xuất các phản ứng chứng minh dự
đoán của mình :
- Nếu H2O2 có tính khử sẽ tác dụng với
chất oxi hoá (ví dụ như dd KMnO4)
- Nếu H2O2 có tính oxi hoá sẽ tác dụng
được với chất khử (ví dụ như dd KI).
Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm, quan
sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH,
thảo luận về kết quả và khẳng định tính oxi
hoá, tính khử của H2O2.
HS nhớ lại nguyên tắc và phương pháp
điều chế oxi trong PTN, giải thích :
- Do H2O2 kém bền, dễ bị nhiệt phân huỷ.
HS tổng hợp lại các kết quả thí nghiệm, bổ
sung kiến thức và đi đến kết luận về tính
chất hoá học của hiđro peoxit.
Hoạt động 6 : Tìm hiểu ứng dụng của hiđropeoxit
GV : Nêu ứng dụng của H 2O2. Các
ứng dụng đó có vận dụng tính chất
lí hoá gì của hiđro peoxit ?
HS tham khảo SGK, liên hệ thực tiễn nêu
các ứng dụng của H2O2, vận dụng tính chất
lí hoá của hiđro peoxit giải th ích các ứng
dụng đó.
Hoạt động 7 : Tổng kết và vận dụng
HS làm bài tập nhận biết khí oxi và khí ozon ; nước và nước oxi già.
2- Hoạt động kết thúc
Dặn dò: làm BT trang 166-167 sgk, trả lời các câu hỏi định hướng bài lưu huỳnh.
BÀI 43. LƯU HUỲNH
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
Biết được:
• Cấu tạo tinh thể gồm hai dạng lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
• Một số ứng dụng và phương pháp sản xuất lưu huỳnh.
Hiểu được:
• Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu
huỳnh.
• Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
2- Kỹ năng - vận dụng:
• Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu
huỳnh.
• Giải thích một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.
3- Tình cảm-thái độ
Lưu huỳnh là một nguyên tố khá gần gũi với học sinh . Qua việc giải thích
được những tính chất, ứng dụng của lưu huỳnh, học sinh sẽ cảm thấy yêu thích môn
học hơn. Một số tư liệu thực tế về lưu huỳnh :
+ Từ thời cổ đại con người đã biết đến lưu huỳnh . Người La Mã cổ đại đã khai
thác ở đảo Sixil mỏ của loại nguyên liệu có màu vàng tươi , cháy được và tạo khí có
mùi khó chịu : đó chính là mỏ lưu huỳnh tự sinh (lưu huỳnh nguyên tố ). Người xưa
tin rằng đốt lưu huỳnh có thể tẩy uế nhà cửa , xua đuổi tà ma . Nhiều lang băm còn
đốt các lá bùa có tẩm S để chữa bệnh . Thật ra, đó là vì khi đốt một lượng nhỏ S tạo
khí SO2 có thể tiêu diệt vi khuẩn trong không khí.
+ S chiếm 0,05% khối lượng vỏ trái đất . S đơn chất (S8) có trong các mỏ lưu
huỳnh ở gần các khu vực có núi lửa . S có trong các quặng sunphat , sun phua… ,
nhất là các quạng kim loại màu thường chứa khá nhiều lưu huỳnh . S có trong cơ thể
động thực vật trong nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt…) có 1 lượng đáng kể
S
+ Lưu huỳnh cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền (ví dụ có trong món
gà tiềm thuốc bắc ). Nó được dùng để chữa các bệnh ngoài da , bệnh đường tiêu
hoá…
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
- Hoá chất : Lưu huỳnh, Cu, khí oxi (điều chế sẵn).
- Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ đựng khí oxi, đèn cồn.
- Tranh mô tả cấu trúc tinh thể lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ, khai thác lưu huỳnh
trong lòng đất.
2- Học sinh:
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng
bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ:
O3 và H2O2 có tính chất hóa học cơ bản nào? Viết các phương trình phản ứng
minh họa?
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Trong bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về oxi, hợp chất của oxi, bài học
hôm nay ta sẽ nghiên cứu về nguyên tố thứ hai trong nhóm đó là nguyên tố lưu
huỳnh. Nguyên tố lưu huỳnh có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của
chúng ta? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của lưu huỳnh
1. Cho biết một vài tính chất vật lí
của lưu huỳnh?
HS quan sát bột lưu huỳnh, HS làm thí
nghiệm thử tính tan của lưu huỳnh trong
nước, nêu trạng thái, màu sắc, tính tan của
lưu huỳnh trong nước vào phiếu học tập.
2. Lưu huỳnh có các dạng thù hình
nào?
GV cho HS quan sát tranh vẽ mô tả
hai dạng thù hình của lưu huỳnh, giới
thiệu cho học sinh hai dạng thù hình
của lưu huỳnh.
3. Nhận xét về khối lượng riêng,
nhiệt độ nóng chảy, tính bền của hai
dạng thù hình nói trên? Cho biết sự
biến đổi qua lại giữa hai dạng thù
hình.
4. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu
tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu
huỳnh như thế nào?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ
đối với cấu tạo phân tử và tính chất
vật lí của lưu huỳnh.
GV : Chúng ta cùng nghiên cứu về
cấu tạo của lưu huỳnh vừa quan sát.
GV tổ chức thảo luận chung về kết
quả thí nghiệm và đi đến kết luận
nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu tạo và
tính chất vật lí của lưu huỳnh đồng
thời cho HS phân biệt rõ ý nghĩa của
việc viết kí hiệu đơn chất lưu huỳnh
là S.
HS quan sát tranh vẽ mô tả hai dạng thù
hình của lưu huỳnh, tham khảo SGK rút ra
sự khác nhau về cấu tạo tinh thể, một số
tính chất vật lí, sự biến đổi qua lại giữa hai
dạng thù hình theo nhiệt độ.
Các nhóm HS làm thí nghiệm, quan sát,
nêu hiện tượng, ghi kết quả vào phiếu học
tập.
HS thảo luận và rút ra kết luận :
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cấu tạo và
tính chất vật lí của lưu huỳnh.
- Công thức phân tử của lưu huỳnh thực
chất là S8, để đơn giản ta dùng kí hiệu là
S.
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hoá học của lưu huỳnh
1. Lưu huỳnh có những trạng thái
oxh nào?
2. Dựa vào số oxh hãy dự đoán tính
chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh.
HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập, thảo
luận và rút ra kết luận như SGK.
HS thực hiện lập sơ đồ biến đổi số oxi
hoá.
3. Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính
khử? tính oxh? Viết phương trình
phản ứng minh họa?
GV làm các thí nghiệm lưu huỳnh
tác dụng với nhôm, hiđro (nếu đảm
bảo các điều kiện phòng độc).
GV :
1. Viết PTHH, xác định vai trò các
chất trong các phản ứng sau:
S + O2
ot→ ?
S + F2
ot→ ?
GV chữa bài của HS, hướng dẫn HS
rút ra kết luận về tính chất hoá học
của S. GV chú ý cho HS nhận xét về
điều kiện phản ứng (nhiệt độ cao)
liên hệ với cấu tạo phân tử của S
nhằm làm cho HS hiểu rõ S ở trạng
thái hơi có khả năng phản ứng rất
lớn.
Với đối tượng HS khá, giỏi GV có
thể yêu cầu HS xác định CT e, CTCT
của SO2, SF6 để HS hiểu sự vận dụng
gần đúng của quy tắc bát tử khi giải
thích mối liên kết hoá học trong phân
tử các chất.
6
S
+
2
S
−
0
S
4
S
+
Từ đó rút ra :
0
S
2
S
−
=> S có tính oxi hoá
0
S
4
S
+
=> S có tính khử
0
S
6
S
+
HS đã b iết lưu huỳnh là một phi kim vì
vậy đễ dàng đề xuất được :
- Lưu huỳnh tác dụng với kim loại tạo
muối.
- Lưu huỳnh tác dụng với hiđro tạo H2S.
- Lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo SO2.
HS rút ra kết luận :
- Lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim
như oxi, clo, flo (các chất oxi hoá mạnh
hơn S), trong các phản ứng đó S thể hiện
tính khử :
2
S
−
4
S
+
2
S
−
6
S
+
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh và sản xuất lưu huỳnh
1. Nêu một vài ứng dụng của lưu
huỳnh trong cuộc sống.
HS liên hệ thực tế, tham kh ảo SGK nêu
các ứng dụng của S.
2. Hãy mô tả mộ t cách ngắn gọn về
cách khai thác lưu huỳnh trong lòng
đất theo hình 6.10 sgk.
3. Làm thế nào để điều chế được lưu
huỳnh từ SO2 và H2S?
4. Phương pháp điều chế lưu huỳnh
nói trên có ưu điểm gì đối với việc
bảo vệ môi trường?
- Lưu huỳnh trong h ợp chất : SO2,
H2S thu được từ các chất thải công
nghiệp và phân huỷ rác thải hữu cơ.
GV : Trong quá trình phát triển công
nghiệp, nông nghiệp đặc biệt công
nghiệp sản xuất hoá chất, cần chú ý
đến vấn đề gì để bảo vệ môi trường
Trên cơ sở kiến thức do GV cung cấp, HS
nêu các phương pháp điều chế S.
HS nhận xét số oxi hoá của S trong các
hợp chất SO2, H2S từ đó suy ra :
Nguyên tắc điều chế S bằng phương pháp
hoá học là :
+ Oxi hoá
2
S
−
thành S :
2
S
−
– 2e → S
+ Khử
4
S
+
,
6
S
+
thành S :
4
S
+
+ 4e → S
HS tham khảo SGK viết các PTHH của
phản ứng điều chế S từ SO2, H2S.
HS tham khảo SGK trả lời :
Phương pháp này cho phép thu hồi S có
trong khí thải độc hại như SO2, H2S.
HS có thể đưa ra nhiều phương án, thảo
luận và rút ra kết luận.
Hoạt động 5 : Tổng kết và vận dụng
1. Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh.
2. Trả lời câu hỏi nguyên tố lưu huỳnh có ứng dụng như thế nào với cuộc sống
của chúng ta?
Dặn dò: làm BT trang 172 sgk, trả lời các câu hỏi định hướng bài hiđro sunfua.
BÀI 44: HIRO SUNFUA
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
Biết được:
• Hiđro sunfua là chất khử mạnh.
• Tính tan của các muối sunfua & Phương pháp điều chế hidro sulfua
Hiểu được:
• Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu
huỳnh.
• Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
2- Kỹ năng - vận dụng:
• Viết được phương trình hóa học chứng minh tính khử, tính oxi hóa của lưu
huỳnh.
• Giải thích một số hiện tượng vật lí, hóa học liên quan đến lưu huỳnh.
3- Tình cảm- thái độ
Tiếp xúc nhiều với khí H2S, hệ thần kinh sẽ bị mệt mỏi, giảm khả năng phản
xạ. Khí H2S với nồng độ cao làm thần kinh khứu giác bị tê liệt hoàn toàn khiến mũi
không còn ngửi thấy mùi thối. Nếu là m việc liên tục trong không khí chứa H 2S
nồng độ lớn như trong các xưởng thuộc da, lọc dầu, lưu hóa cao su…. Có thể trở
nên kém trí nhớ hoặc bệnh đần độn.
Con người có thể bị nhiễm H2S qua đường hô hấp và cũng rất dễ bị nhiễm
qua lỗ chân lông và các tuyến mồ hôi. Nghiên cứu về H2S học sinh biết được sở dĩ
khí H2S có mùi trứng thối là do protêin phân hủy tạo ra khí H2S.
Các dân tộc miền núi thường hay đeo nhiều trang sức bằng bạc. Ngoài mục
đích làm đẹp còn có mục đích khác: để kiểm tra và giữ gìn sức khỏe v ì ở miền núi
thường xuất hiện các luồng gió độc có chứa nhiều khí H2S. Khi Ag gặp khí H 2S
trong không khí sẽ chuyển sang màu đen do phản ứng:
2 Ag + H2S + ½ O2 = Ag2SMàu đen + H2O
Các vật dụng bằng bạc khi để lâu trong không khí cũng sẽ bị sẫm màu vì trong
không khí có một ít khí H2S và nó sẽ từ từ làm Ag chuyển màu do phản ứng trên.
Với những tác hại trên của H2S, mỗi chúng ta đều phải có ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và cho chính bản thân.
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
- Hoá chất : Lưu huỳnh, Cu, khí oxi (điều chế sẵn).
- Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ đựng khí oxi, đèn cồn
- Tranh mô tả cấu trúc tinh thể lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ, khai thác lưu huỳnh
trong lòng đất.
2- Học sinh:
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng
bài học.
3- Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề.
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Hãy viết những phương trình pư biểu diễn sự biến đổi số oxi hóa của nguyên tố
S theo sơ đồ :
0 -2 0 +4 +6
S→S →S→ S→S
(1) (2) (3) (4)
Hoạt động 1: Vào bài
GV : Tháng 11 năm 1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một
lượng lớn khí hiđro sunfua, một hợp chất của lưu huỳnh với hiđro. Chỉ trong vòng
30 phút chất khí đó cùng với sương mù trắng của thành phố đã làm chết 22 người
và khiến 320 người bị nhiễm độc. Trong tự nhiên khí H2S có từ đâu? Nó có ảnh
hưởng như thế nào đến môi trường sống của con người?
Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí
1. Viết công thức cấu tạo của H2S, liên
kết trong H2S là liên kết gì?
2. Nêu một số tính chất vật lí của lưu
huỳnh. Vì sao một lượng khí thải H2S
tương đối lớn có khả năng làm chết
người.
3. Tại sao bình chứa H2S không đậy nắp
để lâu trong không khí bị vẩn đục?
HS viết cấu hình electron của S, H,
viết công thức electron, công thức cấu
tạo, xác định loại liên kết hoá học, số
oxi hoá của S và H trong H2S.
HS tham khảo SGK rút ra tính chất vật
lí, vận dụng tính độc của H 2S để giải
thích hiện tượng khí thải chứa H 2S
làm chết người.
Từ đó HS rút ra : khi tiếp xúc với H2S,
các nguồn H 2S trong tự nhiên (rác
thải, khí bioga do phân huỷ chất thải
động vật) cần có thái độ nghiêm túc,
thận trọng, có đủ các biện pháp phòng
độc.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu tính chất hoá học
GV thông báo H2S tan trong nước tạo
thành dd axit rất yếu (yếu hơn H 2CO3)
gọi là axit sunfuhiđric.
1. Viết phương trình phản ứng của axit
H2S với NaOH? Biện luận các muối
có
thể thu được?
2. Lưu huỳnh có thể có những số oxh
nào? Từ số oxh của lưu huỳnh
trong H2S
hãy dự đoán tính chất hóa học của H2S.
3. Viết các phương trình phản ứng minh
họa.
HS vận dụng kiến thức đã học trong
bài khái quát rút ra dd hoà tan khí H2S
có tính axit gọi là dd axit sunfuhiđric.
HS thực hiện các PTHH và rút ra nhận
xét :
- Dd axit sunfuhiđric có tính axit rất
yếu.
- Axit sunfuhiđric có thể tạo thành hai
loại muối : muối axit, muối trung hoà.
HS viết các quá trình oxi hoá
2
S
−
:
2
S
−
0
S + 2e
2
S
−
4
S
+
+ 6e
2
S
−
6
S
+
+ 8e
H2S có tính khử.
Các nhóm HS quan sát, nêu hiện
tượng, giải thích và viết PTHH của
GV biểu diễn thí nghiệm điều chế H2S từ
FeS với HCl, đốt H2S trong O2 dư và O2
thiếu hoặc cho HS quan sát phần mềm
mô phỏng thí nghiệm trên.
GV tổ chức cho HS thảo luận chung từ
đó khẳng định về tính khử của H2S.
phản ứng, thảo luận và rút ra nhận xét:
- Hiđro sunfua tác dụng mạnh với oxi,
tuỳ điều kiện nhiệt độ, lượng oxi phản
ứng mà có thể sinh ra S hoặc SO2.
- Trong phản ứng với oxi, hiđro sunfua
thể hiện tính khử do :
2
S
−
0
S + 2e
2
S
−
4
S
+
+ 6e
HS liên hệ với kiến thức vừa học,
tham khảo SGK giải thích hiện tượng,
xác định sản phẩm, viết PTHH của
phản ứng đã xảy ra, phân tích vai trò
của H2S trong phản ứng, thảo luận và
rút ra :
- H2S bị O2 oxi hoá dần thành S, bị Cl2
oxi hoá thành H2SO4. Trong các phản
ứng đó H2S có tính khử do :
2
S
−
0
S + 2e
2
S
−
6
S
+
+ 8e
HS kết luận về tính khử của H2S.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, điều chế
1. Hãy cho biết trong tự nhiên
hiđrôsunfua tồn tại ở đâu?
2. Tại sao khi điều chế khí H2S từ muối
sunfua kim loại, người ta thường dùng
HCl đặc mà không dùng
H2SO4 đ hoặc
HNO3?
GV cung cấp thêm tư liệu về lượng H 2S
sản sinh trong tự nhiên.
Ví dụ : Người ta ước tính các chất hữu
cơ trên Trái Đất sản sinh khoảng 33 tấn
H2S hàng năm. Trong số đó một lượng
lớn từ rác do con người thải vào môi
trường, H2S là hoá chất gây ô nhiễm môi
trường nặng nề, có thể gây độc trực tiếp,
phần lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện
tượng mưa axit .
3. Làm thế nào để giảm lượng H 2S thải
vào môi trường ?
HS tham khảo SGK rút ra trạng thái tự
nhiên của H2S.
- HS dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh
và nitơ trong axit H2SO4 và HNO3 để
trả lời câu hỏi này.
Các nhóm HS đề xuất các phương án,
thảo luận và rút ra nhận xét chung :
4. Tại sao khi ăn trứng bằng muỗng bạc,
nếu không rửa ngay muỗng sẽ bị xỉn
màu?
GV : Khí H2S là hoá chất độc hại đối với
con người nên người ta không điều chế
nó trong công nghiệp mà chỉ điều chế
một lượng nhỏ trong PTN nhằm nghiên
cứu tính chất lí, hoá học của nó.
5. Hãy trình bày phương pháp hoá học
điều chế H2S.
Trong công nghiệp, các khí thải độc
hại phải được xử lí và tái chế. Các chất
hữu cơ, rác thải sinh hoạt phải được
thu gom và có biện pháp xử lí tránh
gây ô nhiễm môi trường.
HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi
này.
HS đã quan sát thí nghiệm điều chế
H2S trong phần tính chất hoá học (thí
nghiệm đốt cháy H2S) : Đun nóng
muối sunfua (FeS) với dd axit mạnh
(HCl) và viết PTHH của phản ứng.
Một số HS có thể nêu cách điều chế
H2S bằng cách cho H2 tác dụng với S
ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 5: Nghiên cứu tính chất của muối sunfua
1. Hãy cho biết tính tan và một số màu
đặc trưng của các muối sunfua?
2. Khi cho dung dịch Na 2S vào dung
dịch các muối KCl, Pb(NO3)2, NaNO3,
CdCl2 có hiện tượng gì xảy ra?
3. Cho biết tính tan của muối Na2S, PbS,
FeS. Màu sắc của các muối đó.
GV giới thiệu cho HS thuốc thử thông
thường là dd Pb(NO3)2 do tạo kết tủa
màu đen, không tan trong axit loãng như
HCl, H2SO4, HNO3.
HS làm thí nghiệm, quan sát hiện
tượng, giải thích, viết PTHH của phản
ứng.
HS rút ra nhận xét : Na 2S tan trong
nước, dd thu được không màu ; FeS
màu đen không tan trong nước nhưng
tan trong dd axit HCl, H2SO4 loãng ;
PbS màu đen không tan trong nước,
không tan trong dd axit HCl, H2SO4
loãng.
HS sử dụng bảng tính tan, tham khảo
SGK nêu tính chất, màu sắc của muối
sunfua.
HS có thể nêu nhiều thuốc thử để nhận
ra hiđro sunfua.
Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng
HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 176, 177.
Dặn dò: làm BT trang 176 sgk, trả lời các câu hỏi định hướng bài hợp chất có oxi
của lưu huỳnh.
BÀI 45. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
I- MỤC TIÊU
1-Kiến thức
Biết được:
• Cấu tạo phân tử, tính chất vật lý của SO2, SO3 & H2SO4.
• Các giai đoạn sản xuất axit sulfuric trong công nghiệp.
• Cách nhận biết ion sulfat.
Hiểu được:
Từ cấu tạo phân tử & số oxi hóa ⇒ tính chất của SO2, SO3 & H2SO4
2- Kỹ năng - vận dụng:
Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của SO2, SO3&
H2SO4.
3- Tình cảm- thái độ
Ảnh hưởng của khí SO2 đến môi trường và sức khỏe con người
Ảnh hưởng đến hô hấp
Hàm lượng SO 2 có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn, gây các
bệnh về hô hấp và làm cho bệnh tim càng nặng hơn. SO2 phản ứng với những chất
khác trong không khí hình thành những hạt sunfat nhỏ. Khi chúng ta thở những hạt
này sẽ tụ tập trong phổi và gắn kết lại với nhau gây khó thở và dẫn đến chết sớm.
Ảnh hưởng đến tầm nhìn
Sương mù xuất hiện là do ánh sáng bị hấp thụ bởi những hạt và khí trong
không khí. Những hạt sunfat là nguyên nhân chính gây ra sự suy kém tầm nhìn.
Mưa axit
SO2 và các oxit Nitơ tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành axit
và rơi xuống đất giống như mưa, sương mù. Mưa axit làm cho các nguồn nước có
tính axit không phù hợp cho cá, làm thay đổi độ pH của đất.
SO2 thúc đẩy quá trình mục nát của các công trình xây dựng và tranh ảnh
bao gồm lăng tẩm, tượng đài và các tác phẩm điêu khắc.
Axit sunfuric được xem là máu của các ngành công nghiệp vì axit sunfuric là
nguyên liệu cơ sở mà hầu hết các ngành công nghiệp hóa chất đòi hỏi.
Trong công nghiệp phân bón: H 2SO4 được dùng nhiều nhất để sản xuất
các loại phân khoáng: superphosphat, sulfat amon, phân phức hợp.
Trong công nghiệp hóa chất, nó được dùng điều chế các axit clohiđric,
photphoric, axetic…H2SO4 được dùng để tinh chế các sản phẩm hữu cơ nhất là các
sản phẩm dầu mỏ.
Trong công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, sơn, axit H 2SO4 đặc và oleum
được dùng để sunfonic hóa các sản phẩm hữu cơ.
Trong công nghiệp luyện kim, H 2SO4 được dùng để sản xuất các kim
loại màu và kim loại hiếm.
Trong ngành năng lượng, H2SO4 được dùng để sản xuất ắc qui chì.
Trong công nghiệp thực phẩm, H 2SO4 được dùng để sản xuất tinh bột và
nhiều sản phẩm khác.
Học sinh thấy được môn hóa học là môn học rất gần gũi với cuộc sống, giúp các em
thêm yêu thích môn học.
II- CHUẨN BỊ
1- Giáo viên:
• Phát sẵn phiếu học tập cho học sinh.
• Hóa chất: tinh thể Na 2SO3, đồng, sắt, đường cát, các dung dịch: axit
sulfuric đậm đặc, thuốc tím, BaCl2 & AgNO3.
• Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm trả lời bộ câu hỏi định hướng
bài học làm trước các bài tập ở đó.
• Dụng cụ: Ống nghiệm, khay đựng, đèn cồn
2- Học sinh:
Nghiên cứu sách giáo khoa & thảo luận nhóm làm sẵn các câu hỏi định hướng
bài học.
3-Phương pháp dạy học chủ yếu
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
Phương pháp thảo luận nhóm và dạy học nêu vấn đề
III- THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
1. Thực hiện chuỗi phản ứng: SO2 S H2S FeS H2S
2. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học đặc trưng của
hiđro sunfua
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV: Các hợp chất có oxi của lưu huỳnh có lợi và có hại gì đối với con người?
Hoạt động 2. Nghiên cứu cấu tạo phân tử, t ính chất vật lí của lưu huỳnh
đioxit
1.Em hãy biểu diễn cấu hình e của
nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích
thích thứ nhất . Sau đó ghép cấu hình e
của hai nguyên tử oxi theo cặp e góp
chung để tạo ra phân tử SO2.
2. Cho biết một vài tính chất vật lí của
SO2.
HS trả lời câu hỏi, đi đến kết luận về
cấu tạo của SO2 như SGK.
HS tham khảo tính chất vật lí của SO 2
trong SGK và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hoá học của SO2
1. Từ thành phần nguyên tố, số oxi hoá
của S hãy dự đoán tính chất hoá học
của SO2.
HS phân tích SO2 là oxit của phi kim
suy ra SO2 là một oxit axit, có các phản
ứng :
- Tác dụng với H2O tạo axit tương ứng.
GV : Viết PTHH của phản ứng :
SO2 + H2O →
SO2 + NaOH
1:1→
SO2 + NaOH
1:2→
Gọi tên sản phẩm, nhận xét số oxi hoá
của các nguyên tố trong phản ứng hoá
học ?
2. Từ số oxh của S trong SO2. Hãy dự
đoán tính chất hóa học đặc trưng của nó
khi tham gia các phản ứng.
GV biểu diễn thí nghiệm điều chế SO2
từ Na2SO3 tác dụng với H 2SO4 loãng,
dẫn khí thu được vào dd thuốc tím
KMnO4.
GV : Giải thích hiện tượng, viết PTHH
và xác định vai trò của lưu huỳnh đioxit
trong phản ứng :
Khi dẫn khí SO2 vào dd Brom (màu da
cam) thấy dd bị mất màu.
GV hướng dẫn HS suy luận sản phẩm,
hoàn thành PTHH và rút ra kết luận.
GV : Để khử độc khí SO 2, người ta thu
lấy khí SO2 thải ra trong quá trình sản
xuất hoá chất và chuyển nó thành S.
GV : Một số kim loại cũng có thể bị oxi
hoá bởi SO 2. Hoàn thành PTHH của
phản ứng sau :
Mg + SO2 → S + ?
- Tác dụng với bazơ kiềm tạo muối và
nước.
- Tác dụng với oxit của bazơ kiềm tạo
muối.
HS rút ra :
- SO2 tác dụng với dd kiềm tuỳ theo tỉ
lệ số mol mà tạo hai loại muối :
+ Muối axit chứa ion hiđrosunfit HSO3–
+ Muối trung hoà chứa ion sunfit SO32–
- Trong các phản ứng thể hiện tính oxit
axit của SO2, số oxi hoá các nguyên tố
không thay đổi.
HS thực hiện quá trình biến đổi số oxi
hoá của
4
S
+
từ đ ó suy ra SO2 có tính
khử và tính oxi hoá.
HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện
tượng, giải thích và viết PTHH, nhận
xét vai trò các chất tham gia phản ứng,
thảo luận chung và rút ra :
Khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh
như KMnO4, lưu huỳnh đioxit là chất
khử do:
4
S
+
→
6
S
+
+2e
HS vận dụng tính khử của lưu huỳnh
đioxit giải thích hiện tượng, suy luận
sản phẩm, cân bằng phương trình, sau
đó thảo luận chung để rút ra kết luận.
HS vận dụng kiến thức bài lưu huỳnh
và H2S nêu : có thể dùng H 2S phản ứng
với SO2 tạo thành S và viết PTHH của
phản ứng từ đó rút ra :
Khi tác dụng với H 2S, lưu huỳnh đioxit
là chất oxi hoá do :
4
S
+
+4e →
0
S
HS suy luận để xác định sản phẩm,
hoặc tham khảo SGK hoàn thành
PTHH, chữa bài, từ đó rút ra kết luận :
Khi tác dụng với Mg, lưu huỳnh đioxit
là chất oxi hoá do :
4
S
+
+4e →
0
S
=>SO2 là chất oxi hoá khi phản ứng với
chất khử mạnh hơn nó.
Hoạt động 4. Tìm hiểu ảnh hưởng của lưu huỳnh đioxit đến môi trường
1. Hãy cho biết ảnh hưởng của khí SO 2
đến môi trường và sức khỏe con người
như thế nào?
2. Các nguồn sinh ra khí lưu huỳnh
đioxit. Cần làm gì để hạn chế lượng
SO2 thải vào môi trường ?
HS thảo luận chung cả lớp cuối cùng đi
đến nhận định : SO2 là một trong các
chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường,
là một trong những nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng mưa axit.
HS có thể nêu được nhiều nguồn thải
khí SO2 vào không khí và đề xuất nhiều
biện pháp để cải thiện lượng SO2 thải
vào môi trường.
Hoạt động 5 : Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit
1. Nêu các ứng dụng của SO2.
2. Trình bày phương pháp điều chế SO 2
trong PTN và trong công nghiệp. Viết
các PTHH của các phản ứng.
3. Tại sao người ta lại tiến hành thu khí
SO2 bằng cách đẩy không khí (Hình
6.12) và đặt miếng bông tẩm xút trên
miệng lọ thu khí SO2 ?
HS tham khảo SGK nêu các ứng dụng
của SO2.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
HS vận dụng tính chất vật lí và tính
chất hoá học của SO2 giải thích cách
tiến hành thí nghiệm trên.
Hoạt động 6: Nghiên cứu lưu huỳnh trioxit (SO3)
- Phần cấu tạo phân tử, tính chất vật lí
của SO3, GV tiến hành các hoạt động
như SO2
1. Trộn SO2 và O2 đun nóng có xúc tác
thu được chất A.
+ Xác định CTPT của A? Gọi tên.
+ A có tan trong nước hay không ?
A có tính axit hay bazơ?
+ Dự đoán các tính chất hóa học
của A? Viết các phương trình hóa học
để minh họa.
GV : SO3 ít có ứng dụng thực tiễn, là
sản phẩm trung gian trong quá trình sản
xuất H2SO4. Hãy nêu phương pháp điều
chế SO3 trong công nghiệp và viết
PTHH của phản ứng xảy ra.
Tương tự SO 2, SO3 cũng là một oxit
axit.
HS tham khảo và trình bày phương
pháp điều chế SO3 như SGK .
Hoạt động 7 : Tổng kết và củng cố bài học (kết thúc tiết 1)
GV có thể cho HS vận dụng kiến thức và củng cố bài bằng 2 bài tập sau :
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 186.
Bài 1 : Các chất khí nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một hỗn hợp ở điều kiện
thường ? Vì sao ?
A. SO2 , H2S. B. SO2 , HCl.
C. SO2 , O2. D. SO2 , H2O (hơi), Cl2 .
Bài 2 : Viết PTHH các phản ứng theo sơ đồ sau :
0
S
4
S
+
6
S
+
2
S
−
Tiết 2: Hoạt động 8 : Vào bài
GV : Trong số các hoá chất cơ bản,
H2SO4 là hoá chất hàng đầu trong nhiều
ngành sản xuất. Axit H 2SO4 có những
ứng dụng gì và nó có hại gì không ?
GV giới thiệu các tư liệu về ứng dụng
và cả tác hại của H 2SO4 (nhấn mạnh
hiện tượng gây bỏng nặng của H2SO4).
HS nắm được mục tiêu và định hướng
bài học.
Hoạt động 9. Nghiên cứu cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của H2SO4
GV cho HS quan sát mô hình đặc hoặc
rỗng về phân tử axit sunfuric.
GV :
1. Viết công thức cấu tạo của axit
sufuric.
2. Cho biết một vài tính chất vật lí cơ
bản của H2SO4?
GV cho HS quan sát một lọ dd H 2SO4
đặc, tiến hành pha loãng với nước, cho
HS sờ vào thành ống ng hiệm để kiểm
tra sự thay đổi của nhiệt độ trước và sau
khi pha loãng.
3. Nêu nguyên tắc pha loãng axit
sunfuric đặc.
HS quan sát mô hình của phân tử
H2SO4.
HS vận dụng kiến thức về liên kết hoá
học, tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
HS quan sát cách tiến hành pha loãng
axit của GV, nêu hiện tượng, tham khảo
SGK giải thích, rút ra kết luận.
Hoạt động 10. Tìm hiểu tính chất hoá học của axit sunfuric
1. dd H2SO4 loãng tác dụng với các
chất trong dãy nào sau đây ?
A. MgO ; Al(OH)3 ; NaOH ; NaNO3 ;
K2CO3.
B. CuO ; Fe(OH)2 ; FeS ; Fe ; Zn ;
KHSO3.
C. BaCO3 ; Ba(OH)2 ; Cu ; FeO.
D. S ; Na2O ; KOH ; Na2SO3.
Viết PTHH các phản ứng.
2. Từ số oxh của lưu huỳnh trong phân
tử H 2SO4 hãy nhận xét tính chất hóa
học đặc trưng của nó.
GV : H2SO4 đặc có tính chất gì khác
với H2SO4 loãng ? Ta cùng nghiên cứu
TN sau.
GV biểu diễn TN cho Cu vào dd H2SO4
loãng, đặc đun nóng.
GV tổ chức thảo luận chung, hướng dẫn
HS rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa
axit sunfuric loãng và đặc, xác định sản
phẩm, viết PTHH và kết luận về tính
chất của axit sunfuric đặc.
GV : Hoàn thành PTHH sau :
Fe + H2SO4 đ
ot→ Fe2(SO4)3+SO2+?
Fe + H2SO4 đặc, nguội
ot→ ?
S + H2SO4 đặc→ H2O + ?
H2SO4 + HI → SO2 + I2 + ?
GV chữa bài của HS, hướng dẫn HS đi
đến kết luận như SGK.
GV : Ngoài tính oxi hoá mạnh, H 2SO4
đặc còn có tính chất hoá học gì đặc biệt
? Chúng ta cùng nghiên cứu thí nghiệm
sau :
GV biểu diễn thí nghiệm cho H 2SO4
đặc vào đường saccarozơ.
GV : Nêu hiện tượng. Giải thích.
GV tổ chức thảo luận chung, hướng dẫn
HS rút ra nhận xét.
GV : Giải thích các hiện tượng sau :
- Cho muối CuSO 4 . 5H2O (màu xanh)
vào H2SO4 đặc thấy biến thành màu
HS trả lời câu hỏi từ đó rút ra tính chất
hoá học của H2SO4 loãng như SGK.
HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện
tượng, giải thích, rút ra :
- H2SO4 đặc còn có những tính chất hoá
học khác với H2SO4 loãng .
- H2SO4 đặc, nóng tác dụng mạnh với
Cu là kim loại đứng sau H tạo thành dd
có màu xanh (chứa CuSO 4) ; khí làm
mất màu dd KMnO4 (là khí SO2).
PTHH :
0
Cu +2H2SO4
ot→
2
Cu
+
SO4+
4
S
+
O2+2H2O
-Vai trò các chất :
+ Chất oxi hoá : H2SO4 đặc
+ Chất khử : Cu
=> H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá
mạnh.
HS tham khảo SGK hoàn thành các
PTHH, rút ra kết luận như SGK.
HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện
tượng, tham khảo SGK giải thích, thảo
luận và rút ra :
- H2SO4 đặc biến đường thành than (C)
trắng.
- H2SO4 đặc rơi vào giấy thấy giấy bị
đen và thủng.
- H2SO4 đặc rơi vào da gây bỏng nặng ?
GV : Kết luận gì về tính chất hoá học
của H2SO4 đặc ?
C12H22O11 12 C +11H2O
→H2SO4 đặc chiếm nước trong đường
saccarozơ.
HS thảo luận, từ đó rút ra :
- H2SO4 đặc có tính háo nước.
- H2SO4 đặc gây bỏng nặng, khi sử
dụng H2SO4 đặc phải hết sức thận
trọng.
HS kết luận : H2SO4 đặc ngoài tính axit
mạnh còn có tính oxi hoá mạnh và tính
háo nước.
Hoạt động 11. Tìm hiểu ứng dụng và sản xuất axit sunfuric
1. Hàng năm trên thế giới sản xuất hàng
trăm triệu tấn H 2SO4. Hãy cho biết
những ứng dụng của nó.
2. Thảo luận nhóm về ba công đoạn
chính của việc sản xuất H 2SO4 trong
công nghiệp.
Tại sao người tra không dùng
nước để hấp thụ trực tiếp H2SO4?
Tại sao người ta phải cho SO3 đi
từ dưới lên trên trong khi H2SO4 lại đi
từ trên xuống dưới?
Oleum là gi ? Hòa tan oleum vào
nước sẽ thu được gì?
HS tham khảo SGK nêu các ứng dụng
của H2SO4 và trả lời câu hỏi.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi và
viết PTHH của các phản ứng điều chế
H2SO4.
HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi.
Hoạt động 12. Tìm hiểu muối sunfat và cách nhận biết ion sunfat
1. Có mấy loại muối sunfat? Những
muối sunfat nào không tan? Màu sắc
của các muối sunfat không tan?
2. Chọn thuốc thử để nhận biết ion
sunfat trong dung dịch H 2SO4 hoặc
dung dịch Na 2SO4. Quan sát hiện
tượng. Viết phương trình phản ứng.
HS trả lời câu hỏi.
Thuốc thử nhận ra ion SO42- trong dd
axit sunfuric, muối sunfat là dd chứa
hợp chất của bari.
H2SO4đ
Hoạt động 13. Tổng kết và củng cố bài
GV : Hãy hoàn thành PTHH của các
phản ứng sau :
H2SO4 + FeO → SO2 + ? + ?
H2SO4 + Fe(OH)2→ SO2 + ?+ ?
H2SO4 + Mg → S + ? + ?
H2SO4 + S → ? + ? + ?
C6H12O6 ? + ?
Trong các phản ứng hoá học đó, H2SO4
thể hiện tính chất gì ?
HS làm bài tập theo yêu cầu của GV.
Dặn dò: làm BT trang 186 sgk. Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
H2SO4đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90262LVHHPPDH024.pdf