MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng để hoàn thành cuộc cách mạng công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để nhanh chóng phát triển kinh tế và hội nhập với thế
giới, chúng ta cần có đội ngũ những người lao động, những cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ kỹ thuật cao, có năng lực tư duy sáng tạo và có khả năng độc lập
giải quyết vấn đề. Chính vì thế, vấn đề giáo dục và đào tạo đang rất được chú trọng
trong giai đoạn hiện nay. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò
hết sức quan trọng.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo không ngừng đổi mới
chương trình, sách giáo khoa về nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học. Song thực tế phương pháp dạy học (PPDH) trong các bậc đào tạo hiện
nay chủ yếu mang tính chất thông báo – tái hiện. Đa số giáo viên vẫn còn sử dụng
phương pháp diễn giảng truyền thống theo lối truyền thụ một chiều, học sinh thụ
động ghi chép và thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Kiểu dạy học truyền thống đã
làm cho khả năng tự học, tự chủ, tìm tòi, khả năng tư duy khoa học độc lập của học
sinh bị hạn chế.
Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp
giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề”. “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học ”. Văn kiện đại hội
IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “ tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi
mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý
giáo dục ”. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo
đã nêu rõ: “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung,
phương pháp, phương thức dạy và học”. Bộ GD - ĐT quyết định lấy chủ đề năm
học 2008 - 2009 là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD - ĐT”.
Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện đường lối trên là đưa học
sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân
mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực, trí tuệ. Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm,
phương pháp nghiên cứu đặc thù của Vật Lý là phương pháp thực nghiệm. Đổi mới phương pháp dạy học Vật Lý cần
phải hướng vào việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo phương pháp thực
nghiệm. Chương “Dòng điện trong các môi trường” liên quan đến những hiện tượng
rất gần gũi với đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Nội dung chủ yếu là
những mô hình lý thuyết giải thích đặc tính dẫn điện của các môi trường và các hiện
tượng điện có liên quan, đồng thời nêu lên một số ứng dụng thực tiễn của các hiện
tượng đó. Do đó những khái niệm này rất trừu tượng. Để học sinh có thể hiểu biết
kiến thức một cách sâu sắc, tránh được những sai lầm do nhận biết bằng những kinh
nghiệm cảm tính và qua đó có thể vận dụng kiến thức đã học giải thích được các
hiện tượng thực tế, chúng ta cần phải tổ chức các tiến trình dạy học phù hợp sao cho
học sinh có khả năng nghiên cứu tự tìm tòi giải quyết các vấn đề nhằm đáp ứng
những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn và đảm bảo rằng những kiến thức đã
tiếp thu được là những kiến thức thực sự có chất lượng, sâu sắc và vững chắc.
Từ những lý do trên, cùng với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học Vật Lý ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài: “Thiết kế giáo án điện tử chương
“Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Thiết kế giáo án điện tử dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường”
chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh, lôi cuốn học sinh tham gia vào tiến trình tìm tòi, giải quyết vấn đề trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.
- Các hoạt động dạy và học một số kiến thức chương “Dòng điện trong các môi
trường” chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thiết kế và sử dụng các giáo án điện tử để dạy học chương “Dòng điện trong các
môi trường” chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản. - Ứng dụng của đề tài vào giảng dạy Vật Lý ở trường THPT Trần Quang Khải,
thành phố Vũng Tàu.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về dạy học, những định hướng cơ bản của
việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng tiến trình dạy học, định hướng của
giáo viên trong hoạt động dạy học nhằm phát triển các hành động nhận thức tích
cực, chủ động của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, sử dụng phim, tranh ảnh, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng hỗ trợ dạy
học.
- Nghiên cứu tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu, chương trình sách giáo khoa Vật Lý
11 ban cơ bản nhằm xác định mức độ nội dung, những kiến thức cơ bản học sinh
cần nắm vững.
- Nghiên cứu nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” và tìm hiểu
những khó khăn khi dạy chương này.
- Soạn thảo một số giáo án điện tử trong chương “Dòng điện trong các môi
trường” với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát huy hoạt
động nhận thức, tích cực, chủ động của học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo các tiến trình dạy học đã soạn để đánh giá
hiệu quả của nó đối với việc tiếp nhận kiến thức mới của học sinh qua đó bổ
sung, sửa đổi tiến trình dạy học đã soạn thảo.
V. Giả thuyết khoa học:
Nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế và sử dụng giáo án điện tử
chương “Dòng điện trong các môi trường” chương trình lớp 11 THPT ban cơ bản
một cách hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh trong
quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu luật giáo dục, các chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và
của Bộ giáo dục và đào tạo về những định hướng cơ bản của việc đổi mới
phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, các tài liệu về bồi dưỡng, đổi mới
phương pháp giảng dạy ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu các tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các tài
liệu trên Internet.
- Nghiên cứu tài liệu Vật Lý học, chương trình và nội dung sách giáo khoa, sách
giáo viên Vật Lý 11 THPT ban cơ bản.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương “Dòng điện trong các môi
trường”.
2. Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm:
- Thiết kế giáo án, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học. Tiến hành thực
nghiệm sư phạm ở trường phổ thông chương “Dòng điện trong các môi trường”.
3. Phương pháp thống kê toán học:
- Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả
TNSP. Qua đó khẳng định sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm và khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài.
VII. Cấu trúc của luận văn:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: Tổng quan và cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin
hỗ trợ dạy học.
Chương II: Thiết kế giáo án điện tử dạy học chương “Dòng điện trong các môi
trường”.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
201 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4795 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giáo án điện tử chương Dòng điện trong các môi trường vật lý 11 THPT ban cơ bản nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây.
B. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây.
C. vôn kế, ôm kế, đồng hồ bấm giây.
D. ampe kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây.
3. Câu nào đúng? Để xác định số Fa-ra-đây ta cần biết A và n của chất khảo sát,
đồng thời phải đo khối lượng của chất đó:
A. bám vào một điện cực và cường độ dòng điện.
B. bám vào anôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các iôn dương.
C. bám vào catôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các iôn âm.
D. bám vào một điện cực và điện lượng chạy qua chất điện phân.
4. Chọn đáp số đúng. Biết Niken có khối lượng mol nguyên tử A=58,71g/mol và
n=2. Bằng phương pháp điện phân, trong thời gian 1h, cho dòng điện có cường
độ 10A chạy qua bình điện phân thì khối lượng Niken bám vào catôt của bình là:
A. 8.10-3kg.
B. 10,95.10-3kg.
C. 12,35.10-3kg.
D. 15,27.10-3kg.
P 20
5. Chọn đáp số đúng. Đương lượng điện hóa của đồng là
-71 Ak = . = 3,3.10 kg / C
F n
. Muốn cho trên catôt của bình điện phân chứa dung
dịch đồng sunfat (CuSO4) xuất hiện 0,33kg đồng thì điện lượng chạy qua bình
phải là:
A. 1.105C B. 1.106C C. 5.106C D. 1.107C
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức có liên quan.
- Các kiến thức về hóa học: cấu tạo axit, bazơ, muối và liên kết iôn.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung Thiết kế Hoạt động
- Ổn định lớp.
- Gọi một HS đứng lên kiểm
tra bài cũ.
- Các HS còn lại chú ý lắng
nghe và nhận xét câu trả lời
của bạn.
Ổn định
lớp và
kiểm tra
bài cũ tiết 1
(5 phút)
- GV sửa bài.
- Cả lớp cùng chú ý quan sát.
P 21
G: Trong thực tế các em thấy
rằng rất nhiều bức tượng được
mạ vàng, mạ bạc rất đẹp, họ
đã làm điều đó như thế nào?
Ứng dụng kiến thức nào trong
vật lý để làm được điều này?
H: Thắc mắc và đưa câu hỏi
dự đoán.
G: Chúng ta sẽ nghiên cứu bài
học hôm nay để hiểu biết rõ
hơn.
Đặt vấn đề
vào bài
mới và nêu
nội dung
bài học (2
phút)
- GV nêu nội dung bài học:
bài học này chúng ta học
trong hai tiết. Tiết đầu học
mục I và II. Tiết sau chúng ta
học mục III, IV và V.
Tìm hiểu
về thuyết
điện li (10
phút)
G: Trong hóa học các em đã
được học về hiện tượng điện
phân và chất điện phân. Hiện
tượng điện phân là gì? (là hiện
tượng một hợp chất hóa học bị
tách thành các hợp phần khi
có dòng điện chạy qua). Như
vậy bản chất của dòng điện
trong chất điện phân là gì và
tính dẫn điện của môi trường
này như thế nào? Chúng ta
cùng đi nghiên cứu các thí
nghiệm sau. Chiếu file flash
thí nghiệm mô phỏng về dòng
P 22
điện trong nước cất cho HS
quan sát. Yêu cầu HS mô tả
dụng cụ thí nghiệm.
H: Thí nghiệm gồm: một bình
đựng nước cất, hai điện cực
bằng kim loại, dây nối, ampe
kế, bộ pin.
G: Cho HS quan sát thí
nghiệm và nhận xét dòng điện
trong nước cất khi đóng khóa
K.
H: Khi trong cốc là nước tinh
khiết thì kim điện kế hầu như
chỉ số 0.
G: Bây giờ cô nhỏ vào nước
cất một ít muối, quan sát và
cho cô biết hiện tượng gì xảy
ra?
H: Dòng điện tăng mạnh.
G: Thông báo: nếu thay muối
bằng axit hay bazơ thì hiện
tượng cũng xảy ra tương tự.
G: Bây giờ chúng ta cùng tiến
hành thí nghiệm để kiểm
chứng lại vấn đề trên. GV
chiếu sơ đồ thí nghiệm và yêu
cầu một vài HS lên lắp ráp và
tiến hành thí nghiệm dưới sự
hướng dẫn của GV.
P 23
H: Tiến hành thí nghiệm với
nước cất sau đó cho thêm vào
dung dịch một ít muối (axit,
bazơ) và kết luận.
G: Qua thí nghiệm các em vừa
quan sát và vừa làm hãy rút ra
cho cô kết luận.
H: Khi trong cốc là nước tinh
khiết: dòng điện rất nhỏ. Cho
thêm axit, bazơ, muối vào
nước: dòng điện tăng mạnh.
G: Yêu cầu HS giải thích hiện
tượng trên?
H: Vì trong nước cất mật độ
hạt tải điện rất ít nên dòng
điện qua nó rất nhỏ, khi cho
muối hay axit, bazơ vào thì
mật độ hạt tải điện trong dung
dịch tăng do đó cường độ
dòng điện tăng.
G: Vậy hiện tượng gì đã xảy
ra trong dung dịch chất điện
phân?
H: Sự phân li của các phân tử
trong dung dịch điện phân.
G: Yêu cầu HS dựa vào các
kiến thức hóa học đã học để
giải thích tại sao có hiện
tượng phân li trong các dung
dịch axit, muối và bazơ và lấy
một vài ví dụ về sự phân ly
P 24
đó.
H: Do hằng số điện môi của
dung dịch lớn hơn trong
không khí, làm giảm lực liên
kết tĩnh điện giữa các iôn
trong các lưỡng cực.
H: Lấy một vài ví dụ minh
họa.
G: Nhấn mạnh: sự tăng số hạt
tải điện trong các dung dịch
như thế có thể giải thích dựa
trên thuyết điện li. Yêu cầu
HS nêu nội dung thuyết điện
li.
H: Dựa vào kiến thức vừa thu
nhận và tham khảo SGK trả
lời câu hỏi.
G: Cho HS quan sát mô hình
dung dịch điện phân.
G: Giới thiệu khái niệm chất
điện phân: Các dung dịch axít,
bazơ, muối có khả năng dẫn
điện được gọi là chất điện
phân.
P 25
G: Để tìm hiểu bản chất dòng
điện trong chất điện phân
chúng ta cùng nghiên cứu thí
nghiệm sau. Chiếu file flash
sơ đồ thí nghiệm về dòng điện
trong chất điện phân cho HS
quan sát. Yêu cầu HS mô tả
dụng cụ thí nghiệm.
H: Bình điện phân dung dịch
, hai điện cực anôt và
katôt bằng đồng, một điện trở,
một ampe kế, nguồn điện.
4CuSO
G: Cho HS quan sát thí
nghiệm khi khóa K mở.
H: Ban đầu khi khóa K mở,
không có dòng điện chạy
trong mạch, ampe kế chỉ số 0.
G: Dự đoán hiện tượng xảy ra
nếu cô đóng khóa K?
H: Có dòng điện chạy trong
mạch.
Tìm hiểu
về bản chất
của dòng
điện trong
chất điện
phân (10
phút).
G: Bây giờ cô đóng khóa K
các em quan sát thí nghiệm và
nhận xét.
H: Có dòng điện chạy trong
mạch.
G: Giải thích tại sao có hiện
tượng này?
H: Vì các iôn bị phân ly trong
dung dịch dưới tác dụng của
điện trường chúng chuyển
P 26
động có hướng nên tạo ra
dòng điện trong mạch.
G: Quan sát thí nghiệm và cho
cô biết đó là những iôn nào và
chúng chuyển động như thế
nào?
H: Iôn dương (cation) chuyển
động cùng chiều điện trường
và iôn âm (anion) chuyển
động ngược chiều điện
trường.
G: Tại sao ban đầu khi chưa
đóng khóa K thì trong mạch
không có dòng điện? Còn khi
đóng khóa K thì lại có dòng
điện?
H: Khi chưa đóng mạch điện
(chưa có điện trường ngoài).
các iôn chuyển động nhiệt hỗn
loạn không có dòng điện.
Khi đóng mạch điện (có điện
trường ngoài). Iôn dương
chuyển động về phía cực âm,
còn các iôn âm chuyển động
về phía cực dương.
G: Chính sự chuyển động có
hướng của các iôn như vậy đã
tạo nên dòng điện trong chất
điện phân. Và đây cũng chính
là bản chất của dòng điện
trong chất điện phân. Em nào
P 27
nhắc lại cho cô?
H: Tham khảo SGK và từ kiến
thức thu nhận được trả lời câu
hỏi của GV.
G: Bây giờ chúng ta cùng tiến
hành thí nghiệm để kiểm
chứng lại vấn đề trên.
G: Chiếu sơ đồ bộ thí nghiệm
về dòng điện trong chất điện
phân. HS quan sát và lắp ráp
thí nghiệm, sau đó tiến hành
thí nghiệm dưới sự hướng dẫn
của GV và rút ra kết luận.
H: Tiến hành thí nghiệm và so
sánh với lý thuyết.
G: Hợp thức hóa kiến thức và
cho HS ghi nhận.
G: Cho HS thảo luận nhóm để
trả lời câu hỏi: Chất điện phân
có dẫn điện tốt bằng kim loại
không? Tại sao?
H: Thảo luận nhóm, đưa ra ý
kiến.
Vận dụng,
củng cố,
giao nhiệm
vụ về nhà
(3 phút)
G: Gọi HS nêu nội dung của
thuyết điện ly.
H: Từ kiến thức vừa học, phát
biểu.
P 28
G: Giải thích tại sao có hiện
tượng phân li trong các dung
dịch axit, muối và bazơ và lấy
một vài ví dụ về sự phân ly
đó.
H: Thảo luận nhóm và phát
biểu ý kiến.
G: Gọi HS nêu bản chất dòng
điện trong chất điện phân.
H: Phát biểu.
G: Chất điện phân có dẫn điện
tốt bằng kim loại không? Tại
sao?
H: Thảo luận nhóm và trả lời
câu hỏi.
G: Tổng hợp ý kiến của các
nhóm và thống nhất ý kiến
đúng. Sau đó cho HS ghi
nhận.
G: Chiếu các câu hỏi trắc
nghiệm để HS vận dụng kiến
thức vừa học trả lời.
P 29
G: Kết thúc tiết học, hướng
dẫn HS trả lời câu hỏi và làm
bài tập về nhà, yêu cầu HS
chuẩn bị cho tiết sau.
- Ổn định lớp.
- Gọi một HS đứng lên kiểm
tra bài cũ.
- Các HS còn lại chú ý lắng
nghe và nhận xét câu trả lời
của bạn.
Ổn định
lớp và
kiểm tra
bài cũ tiết
2 (5 phút)
- GV sửa bài.
- Cả lớp cùng chú ý quan sát.
P 30
Đặt vấn đề
vào bài và
nêu nội
dung bài
học (3
phút)
G: Tiết trước chúng ta đã
được làm thí nghiệm về dòng
điện trong chất điện phân và
đã hiểu được bản chất dòng
điện trong chất điện phân. Tiết
này chúng ta sẽ nghiên cứu
xem hiện tượng gì xảy ra ở
các điện cực khi chất tan là
muối của kim loại dùng làm
điện cực?
G: Nêu nội dung bài học.
Tìm hiểu
các hiện
tượng xảy
ra ở điện
cực. Hiện
tượng
dương cực
tan (12
G: Cho HS quan sát sơ đồ thí
nghiệm mô phỏng: yêu cầu
HS nêu các dụng cụ trong thí
nghiệm?
H: Thí nghiệm gồm: bình điện
phân dung dịch , hai
điện cực bằng đồng, một
nguồn điện.
4CuSO
P 31
phút)
G: Hiện tượng gì xảy ra khi cô
đóng khóa K? Cho HS quan
sát và nhận xét.
H: Sau khi đóng khóa K, các
iôn đã phân ly trong dung dịch
trao đổi điện tích với electron
từ nguồn điện và sau một thời
gian thì cực dương anôt mòn
dần, cực âm katôt phình to
dần.
G: Cho HS thảo luận nhóm để
giải thích hiện tượng xảy ra
trong dung dịch?
H: Khi có dòng điện chạy qua:
+ Cu2+ về catốt nhận 2e trở
thành đồng bám vào catốt.
2Cu 2e Cu
+ Ở anôt các electron bị
kéo về cực dương của
nguồn điện tạo điều kiện
hình thành các iôn Cu2+:
2Cu Cu 2e
G: Khi đến anôt nó kéo 24SO
2Cu của cực đồng vào dung
dịch. Như vậy, đồng ở anốt sẽ
P 32
tan dần vào trong dung dịch.
Hiện tượng này gọi là dương
cực tan.
G: Điều kiện để xảy ra hiện
tượng dương cực tan.
H: Hiện tượng dương cực tan
xảy ra khi điện phân một dung
dịch muối kim loại mà anốt
làm bằng chính kim loại ấy.
G: Hợp thức hóa kiến thức và
cho HS ghi nhận.
G: Thông báo thêm về vai trò
của bình điện phân.
G: Nếu điện phân một dung
dịch muối kim loại mà anốt
làm bằng chính kim loại ấy thì
xảy ra hiện tượng dương cực
tan còn nếu ta làm bằng kim
loại khác thì có xảy ra hiện
tượng trên không?
H: Thắc mắc.
G: Trình chiếu file flash cho
HS quan sát. Giới thiệu bình
điện phân: Bình điện phân
dung dịch với điện cực
bằng Graphit. Lúc đầu trong 2
ống nghiệm úp ngược chứa
2H SO4
P 33
đầy dung dịch . 2 4H SO
G: Khi chưa đóng khóa K các
em quan sát hình và nhận xét.
H: Chưa có hiện tượng gì xảy
ra.
G: Khi đóng khóa K, hiện
tượng gì xảy ra?
H: Khi đóng khóa K, có dòng
điện chạy qua, ở anôt có
bay lên, ở catôt có bay lên,
đẩy cột dung dịch tụt xuống.
2O
2H
22H
G: Cho HS thảo luận nhóm
và giải thích tại sao có hiện
tượng này?
H: Các ion trong dung dịch
trao đổi điện tích với electron
từ nguồn điện chạy tới. Cụ thể
là: các ion H+ sẽ nhận electron
ở catôt theo phản ứng:
4H 4e và hiđrô
bay ra ở catôt. Các iôn (OH)
sẽ nhường electron cho anôt
theo phản ứng:
4 OH 2 4e 2 2H O O
Kết quả là chỉ có nước phân
tách thành hiđrô và ôxi. Hiđrô
bay ra ở catôt, còn ôxi bay ra
ở anôt.
P 34
G: Cho HS ghi nhận kiến
thức.
G: Chiếu đoạn phim thí
nghiệm về bình điện phân
dung dịch H2SO4 với điện
cực bằng Graphit cho cả lớp
cùng quan sát để củng cố
niềm tin của HS.
G: Các hiện tượng diễn ra
trong dung dịch chất điện
phân đã được nhà bác học
Farađây nghiên cứu, tìm hiểu
và ông đã phát biểu lên thành
3 định luật: định luật thứ nhất,
thứ hai, thứ ba. Giới thiệu sơ
lược về bác học Farađây.
Tìm hiểu
nội dung
các định
luật
Farađây
(10 phút)
G: Cho HS đọc SGK và nêu
lần lượt từng định luật của
Farađây và mối quan hệ giữa
các đại lượng.
H: Đọc SGK, làm việc theo
nhóm và phát biểu.
P 35
G: Yêu cầu HS nêu ứng dụng
của hiện tượng điện phân.
H: Đọc SGK và trình bày.
G: Chiếu hình vẽ mô phỏng
luyện kim và dây chuyền mạ
điện trong công nghiệp cho cả
lớp cùng quan sát.
G: Bây giờ cả lớp cùng nhìn
lên màn hình để quan sát một
đoạn phim về các chú công
nhân trong nhà máy luyện kim
và mạ điện.
Tìm hiểu
các ứng
dụng của
hiện tượng
điện phân
(3 phút)
G: Yêu cầu HS trình bày cơ
chế trong đúc điện và mạ điện.
H: Đọc sách giáo khoa trình
bày tóm tắt.
G: Yêu cầu HS nêu một số
ứng dụng của HTĐP.
H: Tham khảo tài liệu và
internet để trình bày.
P 36
G: Trình chiếu một số hình
ảnh mạ vàng, mạ bạc cho HS
quan sát.
P 37
G: Vận dụng kiến thức vừa
học trả lời cho cô các câu hỏi
sau.
H: Thảo luận nhóm để đưa ra
câu trả lời.
Vận dụng,
củng cố
(10 phút)
G: Chiếu câu hỏi trắc nghiệm
để HS vận dụng kiến thức vừa
học để trả lời.
H: Làm việc theo nhóm và
trình bày kết quả.
P 38
Giao nhiệm
vụ về nhà
(2 phút)
G: Kết thúc tiết học, hướng
dẫn HS trả lời câu hỏi và làm
bài tập về nhà, yêu cầu HS
chuẩn bị cho bài sau.
3. Giáo án dạy học bài “Dòng điện trong chân không”.
Tiết 31
BÀI 16: DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được môi trường chân không cách điện và nêu được cách đưa các
hạt tải điện vào môi trường đó.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong chân không.
- Từ thí nghiệm vẽ và giải thích được đường đặc tuyến V-A của điot chân không.
- Nêu được bản chất, tính chất và ứng dụng của tia catôt.
- Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ống phóng điện tử.
P 39
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lắp đặt, bố trí và thao tác các thí nghiệm chứng minh trong
các bài học.
- Nhận dạng được các thiết bị có ứng dụng ống phóng điện tử.
3. Thái độ:
- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành
mạnh và có tính tập thể.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị bài giảng bằng Powerpoint.
- Sưu tầm một số đèn hình cũ, hỏng để làm giáo cụ trực quan cho phần ứng dụng
của tia catôt.
- Tìm hiểu lại các kiến thức về khí thực, quãng đường tự do trung bình của phân
tử, quan hệ giữa áp suất với mật độ phân tử và quãng đường tự do trung bình…
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1 (P1)
Câu 1: Khái niệm chân không? Điều kiện để có dòng điện?
..........................................................................................................................................
Câu 2: Nêu cách tạo ra dòng điện trong chân không?
..........................................................................................................................................
Câu 3: Bản chất dòng điện trong chân không?
..........................................................................................................................................
Câu 4: Nêu đặc điểm của dòng điện trong chân không và giải thích các đặc điểm
đó?
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 2 (P2)
Câu 1: Bản chất của tia catôt?
..........................................................................................................................................
Câu 2: Tính chất của tia catôt?
..........................................................................................................................................
Câu 3: Cấu tạo của ống phóng điện tử và hoạt động của nó.
..........................................................................................................................................
P 40
Câu 4: Các ứng dụng của tia catôt?
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 3 (P3)
Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ống phóng điện tử?
Phiếu học tập 4 (P4)
1. Chọn câu không đúng khi nói về chân không vật lý.
A. Là môi trường không có bất kỳ phân tử hoặc nguyên tử các chất (khí, lỏng,
rắn).
B. Là môi trường các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác.
C. Là môi trường các hạt chuyển động trong bình có quãng đường bay tự do rất
lớn so với kích thước của bình.
D. Là môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình thường nó không
dẫn điện.
2. Chọn câu không đúng khi nói về đặc tuyến Vôn – Ampe của dòng điện trong
chân không.
A. Ở UAK bé, I không tỉ lệ thuận với UAK.
B. Ở UAK>Ub; I=const=Ibh.
C. I tuân theo định luật ôm.
D. Khi nhiệt độ catôt lớn thì Ibh lớn theo.
3. Chọn câu đúng.
A. Dòng điện trong chân không là dòng dịch chuyển có hướng của các electron
bứt ra từ mặt catôt bị đốt nóng.
B. Dòng điện trong điôt chân không tuân theo định luật Ôm.
C. Cường độ dòng điện trong điôt chân không tăng lên khi hiệu điện thế tăng.
D. Chiều của dòng điện trong chân không tùy thuộc vào anôt được nối với cực
dương hoặc cực âm của nguồn điện.
4. Câu nào dưới đây nói về điều kiện để có dòng điện chạy qua điôt chân không là
đúng.
A. Chỉ cần đặt hiệu điện thế UAK có giá trị dương và khá lớn giữa anôt và catôt
của điôt chân không.
B. Phải nung nóng catôt bằng dòng điện, đồng thời đặt hiệu điện thế UAK có giá
trị âm giữa anôt và catôt của điôt chân không.
P 41
C. Chỉ cần nung nóng catôt bằng dòng điện và nối anôt và catôt của điôt chân
không qua một điện kế.
D. Phải nung nóng catôt bằng dòng điện đồng thời đặt hiệu điện thế UAK có giá
trị dương giữa anôt và catôt của điôt chân không.
5. Câu nào dưới đây nói về mối liên hệ của cường độ dòng điện IA chạy qua điôt
chân không với hiệu điện thế UAK giữa anôt và catôt là không đúng.
A. Khi catôt không bị nung nóng, thì IA=0 với mọi giá trị dương của UAK.
B. Khi catôt bị nung ở nhiệt độ cao, thì IA0 với mọi giá trị của UAK.
C. Khi catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao, thì IA tăng theo các giá trị dương của
UAK.
D. Nếu catôt bị nung nóng ở nhiệt độ cao và tăng dần UAK từ 0 đến một giá trị
dương nào đó thì IA sẽ tăng dần tới giá trị không đổi Ibh, gọi là dòng bão hòa.
Phiếu học tập 5 (P7)
Nêu các ứng dụng của tia catôt.
2. Học sinh:
- Ôn lại vật lý THCS và vật lý 10.
- Ôn lại bản chất của dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung Thiết kế Hoạt động
Ổn định
lớp và
kiểm tra
bài cũ (5
phút)
- Ổn định lớp.
- Gọi một HS đứng lên kiểm tra
bài cũ.
- Các HS còn lại chú ý lắng nghe
và nhận xét câu trả lời của bạn.
P 42
- GV sửa bài.
- Cả lớp cùng chú ý quan sát.
P 43
Đặt vấn
đề vào
bài mới
và nêu
nội dung
bài học
(2 phút)
G: Ngày nay con người đã chế
tạo ra được những ti vi sắc nét,
mỏng, hình ảnh sống động như
thật. Cấu tạo của những ti vi này
có gì khác so với những ti vi
trước đó.
H: ???
G: Câu hỏi này liên quan đến bài
học hôm nay của chúng ta.
Chúng ta sẽ giải đáp được sau
khi học xong bài này.
G: Điều trước tiên bằng kinh
nghiệm thực tế cho cô biết môi
trường chân không có dẫn điện
không các em, tại sao?
H: Tiếp nhận tình huống có vấn
đề từ GV, đưa ra thắc mắc, dự
đoán ban đầu: không, vì môi
trường chân không không có hạt
tải điện.
G: Vậy để môi trường chân
không dẫn điện được ta phải làm
như thế nào? Ta cùng tìm hiểu
qua bài học hôm nay.
G: Nêu nội dung bài học.
Tìm hiểu
về dòng
điện
trong
chân
không
G: Muốn chất khí dẫn điện được
ta phải làm gì?
H: Tạo ra trong chất khí các hạt
tải điện.
G: Tương tự như vậy muốn chân
không dẫn điện được ta phải làm
P 44
(15 phút). gì?
H: Tạo ra trong chân không các
hạt tải điện.
G: Các loại hạt tải điện nào có
thể tham gia vào quá trình dẫn
điện mà các em đã học?
H: electron, iôn dương, iôn âm.
G: Vấn đề đặt ra ở đây là ta phải
đưa loại hạt tải điện nào vào môi
trường chân không? Cho HS
thảo luận nhóm.
H: Thảo luận nhóm và đưa ra
câu trả lời: electron.
G: Tại sao?
H: Vì khối lượng và kích thước
electron nhỏ hơn các iôn nên tốc
độ chuyển động của electron lớn
hơn các iôn. Mặt khác, mật độ
electron nhiều. Do đó, đưa
electron vào môi trường chân
không sẽ có lợi hơn là đưa các
iôn.
G: Bình thường các electron
chuyển động như thế nào?
H: Chuyển động hỗn loạn không
ngừng.
G: Vậy để tạo ra dòng điện trong
chân không thì ta cần phải có
điều kiện gì?
H: Các electron chuyển động có
hướng.
P 45
G: Qua các ý kiến của các bạn
vừa trao đổi với cô, em nào đứng
lên tóm tắt lại toàn bộ.
H: Làm việc theo nhóm và phát
biểu.
G: Xác nhận ý kiến đúng của các
nhóm và cho HS ghi nhận.
G: Để nghiên cứu dòng điện
trong chân không người ta tiến
hành thí nghiệm sau. Chiếu sơ
đồ thí nghiệm cho HS quan sát
và yêu cầu HS nêu tên các dụng
cụ thí nghiệm.
H: Quan sát hình và nêu tên
dụng cụ.
G: Trình chiếu file flash cho cả
lớp quan sát và đặt câu hỏi:
nguồn phát xạ trong thí nghiệm
là nguồn nào?
H: Katôt.
G: Điều kiện phát xạ?
H: Catôt được đốt nóng cho tới
khi UAK>0.
G: Cơ chế của sự phát xạ?
H: Khi đốt nóng catôt, chuyển
động nhiệt của nguyên tử trong
catôt làm một số electron có thể
bứt ra khỏi bề mặt catôt và bay
vào chân không với một tốc độ
ban đầu nào đó.
P 46
G: Kết quả TN được biểu thị trên
đồ thị. Chiếu file đồ thị biểu diễn
của cường độ dòng điện theo
hiệu điện thế cho HS quan sát.
Từ đồ thị các em có nhận xét gì?
H: Quan sát đồ thị, thảo luận
nhóm và rút ra nhận xét.
G: Kết luận lại vấn đề và cho HS
ghi nhận.
Tìm hiểu
về bản
chất và
tính chất
của tia
catôt. (15
phút).
G: Trong phần trên chúng ta đã
tìm hiểu cách tạo ra hạt tải điện
trong chân không bằng phát xạ
nhiệt electron. Ngoài cách trên
người ta còn sử dụng các cách
khác để tạo ra dòng điện trong
chân không. Sau đây là cách
thường dùng và có nhiều ứng
dụng thực tế nhất.
G: Mô tả thí nghiệm và chiếu thí
nghiệm mô phỏng cho HS quan
sát và trả lời câu hỏi: Hiện tượng
xảy ra trong ống thủy tinh khi:
G: Áp suất bằng áp suất khí
quyển?
H: Không thấy quá trình phóng
điện.
P 47
G: Bây giờ bắt đầu rút khí thì
trong ống có hiện tượng gì?
H: Trong ống có quá trình phóng
điện tự lực, cột khí phát sáng kéo
dài từ anôt đến gần catôt, ở gần
catôt có một khoảng tối.
G: Tiếp tục giảm áp suất thì hiện
tượng gì xảy ra?
H: Khoảng tối catot mở rộng
chiếm toàn bộ ống, ống không
còn phát sáng. Quá trình phóng
điện vẫn duy trì ở phía anôt
thành ống thủy tinh phát ánh
sáng màu vàng lục.
G: Thông báo tia catôt.
G: Tiếp tục giảm áp suất, hiện
tượng gì xảy ra?
H: Lúc này trong ống đạt đến
chân không nên quá trình phóng
điện biến mất.
G: Tổng kết lại kiến thức và cho
HS ghi nhận.
P 48
G: Cho HS đọc SGK, làm việc
theo nhóm từ đó rút ra tính chất
và bản chất của tia catôt.
H: Thảo luận nhóm và trình bày.
G: Gọi HS nêu ứng dụng của tia
catôt.
H: Đọc SGK, và từ kiến thức
thực tế trả lời.
Tìm hiểu
ống
phóng
điện tử
và đèn
hình (5
phút)
G: Giới thiệu bài đọc thêm. Yêu
cầu HS đọc sách giáo khoa trình
bày cấu tạo và hoạt động của ống
phóng điện tử được ứng dụng
trong dao động ký điện tử.
H: Làm việc theo nhóm và trả
lời.
G: Trình chiếu cấu tạo ống
phóng điện tử cho cả lớp cùng
quan sát.
P 49
G: Giới thiệu thêm ống phóng
điện tử dùng trong kính hiển vi
điện tử truyền qua.
G: Yêu cầu HS đọc sách giáo
khoa trình bày cấu tạo và hoạt
động của đèn hình.
H: Làm việc theo nhóm và trả
lời.
G: Trình chiếu cấu tạo đèn hình
cho cả lớp cùng quan sát.
G: Trình chiếu hình ảnh ti vi
hiện nay và ti vi thời trước cho
HS quan sát, so sánh và rút ra
nhận xét.
H: Vì kích thước của đèn hình
được làm ngắn gọn lại, do đó ti
vi ngày nay mỏng và gọn hơn ti
vi thời trước đó.
P 50
G: Vận dụng kiến thức vừa học
trả lời cho cô các câu hỏi sau.
H: Thảo luận nhóm để đưa ra
câu trả lời.
G: Chiếu câu hỏi trắc nghiệm để
HS vận dụng kiến thức vừa học
để trả lời.
Vận
dụng,
củng cố
và giao
nhiệm vụ
về nhà (3
phút).
G: Kết thúc tiết học, hướng dẫn
HS trả lời câu hỏi và làm bài tập
về nhà, yêu cầu HS chuẩn bị cho
bài sau.
P 51
4. Giáo án dạy học bài “Dòng điện trong chất bán dẫn”.
Tiết 32 - 33
BÀI 17: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi: Chất bán dẫn là gì? Hai loại hạt tải điện trong chất
bán dẫn là gì? Lỗ trống là gì? Chất bán dẫn loại n và loại p là gì? Lớp chuyển
tiếp n-p là gì? Tranzito n-p-n là gì?
- Nêu được tính chất dẫn điện đặc biệt của chất bán dẫn.
- Nắm được bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn.
- Nêu được các hạt tải điện và cơ chế tạo ra các hạt này trong bán dẫn tinh
khiết, bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
- Nắm được cấu tạo và hoạt động của các linh kiện bán dẫn sau: điện trở nhiệt,
điện trở quang, điôt chỉnh lưu, điôt phát quang, tranzito lưỡng cực.
- Lấy được ví dụ về bán dẫn tinh khiết, bán dẫn n, bán dẫn p.
- Nêu được các đặc điểm về điện của các loại bán dẫn.
- Nêu được đặc điểm của lớp tiếp xúc p-n.
- Biết tầm quan trọng và nhận dạng các loại trên trong thực tế.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết và có thể thay thế lắp đặt một số
mạch bán dẫn đơn giản trong các thiết bị có sử dụng bán dẫn trong phòng thí
nghiệm cũng như trong gia đình.
- Làm cho học sinh hiểu chính xác hơn về chất bán dẫn. Bán dẫn không phải
chỉ cho dòng điện chạy theo một chiều. Bán dẫn không phải luôn luôn có hệ
số nhiệt điện trở âm.
3. Thái độ:
- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành
mạnh và có tính tập thể.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị bài giảng bằng Powerpoint.
P 52
- Một số linh kiện bán dẫn thường dùng: điôt, tranzito, led…
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1 (P1)
Câu 1: Đặc tính về điện trở suất của bán dẫn?
..........................................................................................................................................
Câu 2: Mối quan hệ của điện trở suất với tạp chất?
..........................................................................................................................................
Câu 3: Các tác dụng bên ngoài ảnh hưởng đến điện trở suất?
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 2 (P2)
Câu 1: Khái niệm về bán dẫn loại n và bán dẫn loại p?
..........................................................................................................................................
Câu 2: Đặc điểm hạt tải điện ở bán dẫn tinh khiết, n và p?
..........................................................................................................................................
Câu 3: Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn?
..........................................................................................................................................
Câu 4: Cho ví dụ về bán dẫn. Các đặc điểm về điện của bán dẫn?
..........................................................................................................................................
Câu 5: Hạt tải điện trong chất bán dẫn?
..........................................................................................................................................
Câu 6: Sự khác nhau của bán dẫn cho (đôno) và bán dẫn nhận (axepto).
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 3 (P3)
Câu 1: Định nghĩa về lớp chuyển tiếp p-n?
..........................................................................................................................................
Câu 2: Lớp nghèo là gì? Đặc điểm của dòng điện chạy qua lớp nghèo?
..........................................................................................................................................
Câu 3: Vì sao hai bên lớp nghèo lại có cả iôn dương và iôn âm?
..........................................................................................................................................
Câu 4: Thế nào gọi là phân cực thuận và thế nào gọi là phân cực ngược?
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 4 (P4)
Câu 1: Đặc điểm của điôt bán dẫn? Cấu tạo của điôt bán dẫn?
P 53
..........................................................................................................................................
Câu 2: Kể tên một số loại điôt bán dẫn?
..........................................................................................................................................
Câu 3: Định nghĩa về mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn?
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 5 (P5)
Câu 1: Thế nào là hiệu ứng tranzito?
..........................................................................................................................................
Câu 2: Điều kiện hình thành và cơ chế hoạt động của tranzito lưỡng cực?
..........................................................................................................................................
Phiếu học tập 6 (P6)
1. Chọn câu không đúng khi nói về chất bán dẫn.
A. Bán dẫn là chất trong đó các electron hóa trị liên kết chặt chẽ với lõi nguyên
tử.
B. Bán dẫn không thể xem là kim loại hay điện môi.
C. Trong bán dẫn có 2 loại hạt mang điện là electron và lỗ trống.
D. Trong bán dẫn, các nguyên tử bị mất electron trở thành lỗ trống và là phần tử
tải điện.
2. Chọn câu không đúng về loại bán dẫn.
A. Bán dẫn riêng, tinh khiết, mật độ electron tự do và “lỗ trống” như nhau.
B. Bán dẫn tạp chất, các hạt tải điện chủ yếu do tạp chất gây ra.
C. Bán dẫn loại n, mật độ lỗ trống lớn hơn nhiều mật độ electron tự do.
D. Bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống lớn hơn nhiều mật độ electron tự do.
3. Chọn câu đúng khi nói về các hạt tải điện trong bán dẫn.
A. Electron và lỗ trống đều mang điện tích âm.
B. Electon tự do và lỗ trống luôn chuyển động ngược chiều.
C. Mật độ hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngoài như nhiệt độ,
mức chiếu sáng bán dẫn, loại tạp chất.
D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không đổi khi nhiệt độ tăng.
4. Điều nào sau đây sai ở lớp tiếp xúc p-n.
A. Có sự khuếch tán electron từ n sang p, lỗ trống từ p sang n.
B. Có một điện trường ở lớp tiếp xúc.
P 54
C. Điện trường ở lớp tiếp xúc càng lớn thì sự khuếch tán hạt cơ bản càng lớn.
D. A, B đúng.
5. Cho các chất sau:
I. Kim Loại II. Chất điện phân III. Bán dẫn
Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất của chất nào sẽ tăng?
A. II và III.
B. I và II.
C. I và III.
D. I.
Phiếu học tập 7 (P7)
Nêu các ứng dụng cơ bản của chất bán dẫn.
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức có liên quan.
- Sưu tầm một số linh kiện bán dẫn hỏng.
- Chuẩn bị phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung Thiết kế Hoạt động
- Ổn định lớp.
- Gọi một HS đứng lên kiểm
tra bài cũ.
- Các HS còn lại chú ý lắng
nghe và nhận xét câu trả lời
của bạn.
Ổn định
lớp và
kiểm tra
bài cũ tiết 1
(5 phút)
- GV sửa bài.
- Cả lớp cùng chú ý quan sát.
P 55
G: Hàng ngày các em được
quan sát những ánh sáng xanh,
đỏ từ các ngọn đèn trong các
quán nước, hay đèn giao
thông hay ti vi hay các bảng
hiệu. Chúng được tạo nên từ
chất gì các em biết không?
H: Chất bán dẫn.
G: À, vậy chất bán dẫn là gì,
có cấu tạo như thế nào, đặc
điểm của nó ra sao mà nó có
thể tạo nên những ngọn đèn
lung linh màu sắc như vậy, ta
sẽ hiểu rõ sau khi nghiên cứu
bài học hôm nay.
Đặt vấn đề
vào bài
mới và nêu
nội dung
bài học (2
phút)
G: Nêu nội dung bài học: bài
này học trong 2 tiết: tiết đầu
chúng ta tìm hiểu mục I, II và
III. Còn tiết sau chúng ta tìm
hiểu mục IV và V.
P 56
Tìm hiểu
về chất bán
dẫn và tính
chất của nó
(10 phút)
G: Giới thiệu sơ về chất bán
dẫn để HS nhận biết thế nào là
chất bán dẫn. Cho HS xem
một số giá trị điện trở suất của
kim loại, chất bán dẫn, điện
môi. Từ đó tự rút ra nhận xét.
Tìm hiểu
về hạt tải
điện trong
các loại
bán dẫn
(10 phút).
G: Để hiểu bản chất của dòng
điện trong chất bán dẫn, cần
biết hạt tải điện trong bán dẫn
là những loại hạt nào? Hạt nào
tham gia vào quá trình dẫn
điện? Và chuyển động của
chúng như thế nào? Người ta
làm thí nghiệm với mẫu sillic
để tìm hiểu vấn đề này.
G: Giới thiệu một vài bán dẫn
loại n và bán dẫn loại p.
H: Quan sát và rút ra nhận xét:
bán dẫn loại n: hạt tải điện
mang điện âm, bán dẫn loại p:
hạt tải điện mang điện dương.
P 57
G: Cho HS quan sát thí
nghiệm ảo hình 17.1: tinh thể
sillic và hình 17.2: chuyển
động nhiệt làm cho nguyên tử
sillic sinh ra một electron tự
do và một lỗ trống. Trên cơ sở
đó HS nhận ra các hạt tải điện
trong chất bán dẫn là những
hạt nào.
H: electron và lỗ trống.
G: Khi có điện trường ngoài
đặt vào bán dẫn, các hạt mang
điện chuyển động như thế
nào?
H: Lỗ trống theo chiều điện
trường, electron chuyển động
ngược chiều điện trường.
H: Từ đó phát biểu bản chất
dòng điện trong chất bán dẫn.
P 58
G: Giới thiệu tạp chất cho
đono và tạp chất nhận axepto.
G: Chiếu file thí nghiệm mô
phỏng về 2 loại tạp chất cho
HS quan sát và nhận xét.
G: Khi pha As hay P có hóa
trị 5 vào Si có hóa trị 4 thì các
hóa trị này liên kết như thế
nào?
H: 4 hóa trị của P liên kết với
4 hóa trị của Si.
G: Em có nhận xét gì về sự
chuyển động của hóa trị thứ 5
của As hay P.
H: Hóa trị thứ 5 trở thành
êlectron tự do.
G: Trong tinh thể có hạt tải
điện nào?
H: Hạt chủ yếu là êlectron.
G: Còn nguyên tử P hay As
trở thành hạt mang điện gì?
H: Trở thành ion (+).
G: Tương tự pha Al hay B vào
tinh thể Silic.
H: Thảo luận nhóm để trả lời
những câu hỏi tương tự như
trên.
Electron
P 59
G: Qua thí nghiệm chúng ta
vừa phân tích, các em có kết
luận gì về tạp chất cho đono
và tạp chất nhận axepto?
H: Từ vấn đề vừa trao đổi rút
ra kết luận.
G: Giới thiệu một vài hình ảnh
chất bán dẫn cho cả lớp quan
sát và tìm hiểu.
Tìm hiểu
về lớp
chuyển tiếp
p-n (10
phút)
G: Để ứng dụng chất bán dẫn
trong đời sống người ta không
dùng một loại bán dẫn n hay p
riêng biệt mà họ kẹp hai loại
này lại với nhau lúc này chúng
được gọi là tinh thể bán dẫn,
chúng ta cùng đi tìm hiểu xem
tinh thể bán dẫn có đặc điểm
gì đặc biệt.
G: Bằng cách cho HS xem
Lỗ trống Electron
P 60
hình từ đó giới thiệu lớp
chuyển tiếp p-n, yêu cầu HS
đọc SGK và trình bày định
nghĩa của lớp chuyển tiếp p-n.
H: Phát biểu định nghĩa từ
hình ảnh quan sát được.
G: Từ thí nghiệm mô phỏng
giới thiệu HS lớp nghèo, HS
trình bày định nghĩa lớp
nghèo.
H: Là lớp không có hạt tải
điện.
G: Nếu lớp nghèo không có
hạt tải điện thì liệu có dòng
điện chạy qua lớp nghèo hay
không?
H: Thảo luận nhóm và đưa ra
ý kiến của nhóm mình.
G: Để xem ý kiến của nhóm
nào đúng, cả lớp cùng quan
sát đoạn phim mô phỏng sau
và cho cô nhận xét. Nếu cô
đặt tinh thể bán dẫn này vào
trong một điện trường thì điều
gì xảy ra?
H: ???
G: Cho HS xem phim mô
phỏng. Có 2 trường hợp: đặt
điện trường theo chiều hướng
từ p sang n hoặc ngược lại từ
n sang p. HS quan sát và trả
P 61
lời.
H: Nếu điện trường từ p sang
n thì lỗ trống trong bán dẫn p
sẽ chạy theo điện trường, còn
electron trong bán dẫn n chạy
ngược chiều điện trường vào
lớp nghèo. Kết quả là lớp
nghèo có hạt tải điện và trở
nên dẫn điện.
H: Trường hợp ngược lại,
không có hạt tải điện nào có
thể đến lớp nghèo nên lớp
nghèo không dẫn điện.
G: Xác nhận ý kiến đúng.
G: Nhấn mạnh: khi điện
trường có chiều từ p sang n thì
ta thấy có dòng điện chạy qua
lớp nghèo và được biểu thị
trên đặc tuyến vôn – ampe của
điôt bán dẫn. Còn nếu đặt điện
trường theo chiều ngược lại
thì không có dòng điện chạy
qua lớp nghèo nên không biểu
diễn được trên đồ thị.
G: Thông báo thêm: ta gọi
chiều dòng điện qua được lớp
nghèo (từ p sang n) là chiều
thuận, chiều ngược lại (từ n
sang p) là chiều ngược.
G: Yêu cầu HS phát biểu lại
và cho HS ghi nhận.
P 62
G: Nếu hạt tải điện có thể đi
tới lớp nghèo thì nó có thể đi
tiếp qua miền đối diện được
không?
H: Thảo luận nhóm và trình
bày ý kiến của từng nhóm.
G: Cho HS xem phim mô
phỏng và xác nhận lại ý kiến
đúng của từng nhóm.
G: Như vậy hạt tải điện có thể
đi tiếp qua miền đối diện, hiện
tượng này được gọi là hiện
tượng phun hạt tải điện. Cho
HS ghi nhận.
G: Gọi HS nêu bản chất dòng
điện trong chất bán dẫn.
H: Trình bày từ kiến thức vừa
thu nhận.
Vận dụng,
củng cố,
giao nhiệm
vụ về nhà
(8 phút)
G: Yêu cầu HS so sánh hạt tải
điện và nguồn gốc của chúng
trong 5 môi trường đã học.
H: Thảo luận nhóm và từng
nhóm trình bày ý kiến.
G: Tổng hợp ý kiến của các
nhóm và xác nhận ý kiến
đúng.
P 63
G: Chiếu các câu hỏi trắc
nghiệm để HS vận dụng kiến
thức vừa học trả lời.
G: Kết thúc tiết học, hướng
dẫn HS trả lời câu hỏi và làm
bài tập về nhà, yêu cầu HS
chuẩn bị cho tiết sau.
P 64
- Ổn định lớp.
- Gọi một HS đứng lên kiểm
tra bài cũ.
- Các HS còn lại chú ý lắng
nghe và nhận xét câu trả lời
của bạn.
Ổn định
lớp và
kiểm tra
bài cũ tiết
2 (5 phút)
- GV sửa bài.
- Cả lớp cùng chú ý quan sát.
Đặt vấn đề
vào bài và
nêu nội
dung bài
học (3
phút)
G: Nêu nội dung bài học.
Tìm hiểu
về điôt bán
dẫn và
cách chỉnh
lưu dòng
điện bằng
điôt bán
dẫn (10
G: Cho HS xem hình ảnh một
số đèn LED dùng điôt bán
dẫn.
G: Dựa vào hình ảnh quan sát
được hãy định nghĩa điôt bán
dẫn.
H: Là một lớp chuyển tiếp p-
n.
P 65
G: Từ cầu chỉnh lưu HS quan
sát được cho HS thảo luận
nhóm để đưa ra chiều dòng
điện chạy trong mạch.
H: Làm việc theo nhóm và
trình bày: ban đầu nếu A (+),
B (-) dòng điện chạy từ A tới
1 tới 2 qua tải tới 4 tới 3 rồi về
B. Lúc sau nếu A (-), B (+)
dòng điện chạy từ B tới 3 tới 2
qua tải tới 4 tới 1 rồi về A.
G: Tác dụng của điôt bán dẫn?
H: Điôt bán dẫn chỉ cho dòng
điện chạy một chiều và luôn
qua tải theo chiều từ 2 tới 4.
G: Do đó ta nói rằng điôt có
tính chỉnh lưu. Dựa vào tính
chất này của điôt bán dẫn
người ta ứng dụng để lắp
mạch chỉnh lưu biến điện
xoay chiều thành điện một
chiều.
phút)
G: Cho HS ghi nhận định
nghĩa, tính chất, ứng dụng của
điôt bán dẫn.
G: Vì điôt bán dẫn có tính
chất là chỉnh lưu nên nó được
ứng dụng rất nhiều trong thực
tế đặc biệt là chế tạo đèn
LED. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ
về đèn LED sau cuối tiết học.
P 66
G: Trong ngành điện tử, để sử
dụng điôt bán dẫn có hiệu quả
người ta kẹp hai lớp chuyển
tiếp p-n, tạo thành một tinh
thể bán dẫn gọi là tranzito
lưỡng cực n-p-n. Chúng ta
cùng nghiên cứu xem cấu tạo,
nguyên lý hoạt động và ứng
dụng của nó như thế nào trong
khoa học và kỹ thuật.
G: Chiếu hình cấu tạo tranzito
và giới thiệu từng bộ phận của
nó.
H: Quan sát và chú ý lắng
nghe.
Tìm hiểu
về tranzito
lưỡng cực
n-p-n (10
phút)
G: Giả sử miền p rất dày, n1
và n2 cách xa nhau thì các hạt
tải điện trong các miền này
chuyển động như thế nào?
H: Lớp chuyển tiếp n1 – p
phân cực ngược không có
dòng điện chạy qua. Lớp
chuyển tiếp p - n2 phân cực
thuận có dòng điện chạy qua
lớp này nhưng các hạt tải điện
không thể chạy qua lớp n1 – p.
Lúc này tranzito hoạt động ở
chế độ ngắt.
P 67
G: Giả sử miền p rất mỏng, n1
và n2 rất gần nhau thì các hạt
tải điện trong các miền này
chuyển động như thế nào?
H: Đại bộ phận electron từ n2
phun sang p có thể đi tới lớp
chuyển tiếp n1 – p rồi tiếp tục
chạy sang n1 đến cực C làm
cho điện trở RCB giảm đáng
kể.
G: Thông báo hiệu ứng
tranzito: hiệu ứng dòng điện
chạy từ B sang E làm thay đổi
điện trở RCB gọi là hiệu ứng
tranzito.
G: Thông báo thêm: vì
C EI I IB nên người ta dùng
tranzito để khuếch đại mạch
điện.
G: Cho HS đọc SGK và phát
biểu về tranzito lưỡng cực n-
p-n và ứng dụng của nó.
H: Đọc sách và trình bày.
P 68
G: Chiếu một vài hình ảnh
ứng dụng của tranzito cho HS
quan sát.
Tìm hiểu
đèn LED
(10 phút)
G: Giới thiệu thêm về ứng
dụng của đèn LED trong khoa
học và kỹ thuật.
G: Giới thiệu về lịch sử ra đời,
cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của đèn LED.
P 69
G: Yêu cầu HS nêu một số
ứng dụng của đèn LED mà
trong thực tế các em đã biết.
H: Trong y học, làm đèn giao
thông, đèn trang trí,…
G: Trình chiếu các hình ảnh
ứng dụng của đèn LED cho cả
lớp quan sát và giới thiệu sơ
lược về tác dụng của nó trong
từng ứng dụng.
P 70
P 71
Vận dụng,
củng cố
(10 phút)
G: Vận dụng kiến thức vừa
học trả lời cho cô các câu hỏi
sau.
H: Thảo luận nhóm để đưa ra
câu trả lời.
P 72
G: Chiếu câu hỏi trắc nghiệm
để HS vận dụng kiến thức vừa
học để trả lời.
Giao nhiệm
vụ về nhà
(2 phút)
G: Kết thúc tiết học, hướng
dẫn HS trả lời câu hỏi và làm
bài tập về nhà, yêu cầu HS
chuẩn bị cho bài sau.
P 73
Họ và tên: Sở GD & ĐT tỉnh BRVT
Trường THPT ……………………. Lớp:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Các em hãy cho biết ý kiến của các em về các vấn đề sau đây
1. Các kiến thức trong chương “Dòng điện trong các môi trường”:
1.1. Trừu tượng, khó hiểu.
1.2. Bình thường, vừa sức.
1.3. Rất dễ hiểu.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
2. Các dạng bài tập trong chương “Dòng điện trong các môi trường”:
2.1. Khó.
2.2. Bình thường, vừa sức.
2.3. Rất dễ.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
3. Phương tiện dạy học của các Thầy Cô khi dạy học chương “Dòng điện
trong các môi trường”:
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không
3.1. Bài giảng điện tử.
3.2. Phấn bảng.
3.3. Sử dụng thí nghiệm thật.
3.4. Ảnh, hình vẽ sẵn.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
4. Mức độ tiếp thu kiến thức của các em khi được học chương “Dòng điện
trong các môi trường” bằng các phương tiện:
10% - 30% 31% - 70% 71% - 100%
4.1. Bài giảng điện tử.
4.2. Phấn bảng.
4.3. Sử dụng thí nghiệm thật.
4.4. Ảnh, hình vẽ sẵn.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
P 74
5. Khả năng làm bài tập của các em khi được học chương “Dòng điện trong
các môi trường” bằng các phương tiện:
10% - 30% 31% - 70% 71% - 100%
5.1. Bài giảng điện tử.
5.2. Phấn bảng.
5.3. Sử dụng thí nghiệm thật.
5.4. Ảnh, hình vẽ sẵn.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Các em muốn được học chương “Dòng điện trong các môi trường” bằng
các phương tiện dạy học nào sau đây?
Rất thích Bình thường Không
6.1. Bài giảng điện tử.
6.2. Phấn bảng.
6.3. Tranh, ảnh, thí nghiệm thật.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Ý kiến riêng của các em về việc dạy và học chương “Dòng điện trong các
môi trường”: ..........................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
P 75
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC
CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”
1. Các kiến thức trong chương “Dòng điện trong các môi trường”:
1.1. Trừu tượng, khó hiểu.
1.2. Bình thường, vừa sức.
1.3. Rất dễ hiểu.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
2. Các dạng bài tập trong chương “Dòng điện trong các môi trường”:
2.1. Khó.
2.2. Bình thường, vừa sức.
2.3. Rất dễ.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
3. Phương tiện dạy học mà quý Thầy Cô sử dụng khi dạy học chương “Dòng
điện trong các môi trường”:
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không
3.1. Bài giảng điện tử.
3.2. Phấn bảng.
3.3. Sử dụng thí nghiệm thật.
3.4. Ảnh, hình vẽ sẵn.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
4. Mức độ tiếp thu kiến thức của các em khi được học chương “Dòng điện
trong các môi trường” bằng các phương tiện:
10% - 30% 31% - 70% 71% - 100%
4.1. Bài giảng điện tử.
4.2. Phấn bảng.
4.3. Sử dụng thí nghiệm thật.
4.4. Ảnh, hình vẽ sẵn.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
P 76
5. Khả năng làm bài tập của các em khi được học chương “Dòng điện trong
các môi trường” bằng các phương tiện:
10% - 30% 31% - 70% 71% - 100%
5.1. Bài giảng điện tử.
5.2. Phấn bảng.
5.3. Sử dụng thí nghiệm thật.
5.4. Ảnh, hình vẽ sẵn.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Ý kiến của quý Thầy Cô về việc nên sử dụng các phương tiện dạy học nào
sau đây và mức độ sử dụng chúng khi dạy chương “Dòng điện trong các
môi trường”:
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không
6.1. Bài giảng điện tử.
6.2. Phấn bảng.
6.3. Tranh, ảnh, thí nghiệm thật.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Kết quả đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ khi học xong
chương “Dòng điện trong các môi trường”:
1điểm – 3điểm 3điểm – 7điểm 7điểm –
10điểm
7.1. Bài giảng điện tử.
7.2. Phấn bảng.
7.3. Tranh, ảnh, thí nghiệm thật.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
P 77
8. Kết quả đạt được của học sinh khi làm các bài viết về chương “Dòng điện
trong các môi trường”:
1điểm – 3điểm 3điểm – 7điểm 7điểm –
10điểm
8.1. Bài giảng điện tử.
8.2. Phấn bảng.
8.3. Tranh, ảnh, thí nghiệm thật.
Ý kiến khác: .............................................................................................................
.................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý Thầy Cô, kính chúc quý Thầy Cô sức
khỏe và hạnh phúc.
Long Điền, ngày… tháng 12 năm 2008
Người viết
P 78
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
TRONG DH VẬT LÝ Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH BR – VT
1. Phương pháp thuyết trình:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
2. Phương pháp đàm thoại:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
3. Phương pháp thí nghiệm biểu diễn:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
4. Phương pháp thí nghiệm thực hành:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
5. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
6. Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học vật lý:
Sử dụng phương tiện gì để dạy học:.............................................................
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
P 79
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH BR – VT
1. Phòng nghe nhìn:
Có
Không
2. Phòng thí nghiệm Vật lý:
Có
Không
3. Trang thiết bị thí nghiệm:
Đầy đủ, đồng bộ
Chưa được trang bị đầy đủ
4. Phòng học được trang bị:
Phấn bảng
Máy chiếu
P 80
Một số hình ảnh của lớp thực nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 89959LVVLPPDH021.pdf