LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Thiết kế giáo án điện tử môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực "
MS: LVHH-PPDH009
SỐ TRANG: 200
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH HÓA HỌC
NĂM: 2008
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Ngày
nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người
năng động sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi
người, để phát triển cá nhân hoà hợp với sự phát triển chung của cộng đồng . Do
đó, từ chỗ áp dụng các phương pháp dạy học mà người thầy đóng vai trò trung tâm,
thì chúng ta phải chuyển sang hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của người học. Có như thế thì chúng ta mới tạo ra được
những “sản phẩm chất lượng cao” đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.
Nhìn chung, xã hội phát triển đã đặt ra yêu cầu đổi mới cho ngành giáo dục thì
cũng mang lại cho ngành giáo dục nhiều phương tiện mới để thực hiện nhiệm vụ
của mình. Ở đây tôi muốn nói đến sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ
thông tin; với máy tính, máy chiếu, mạng internet, các phần mềm ứng dụng
Trong đó, phù hợp nhất với mức độ phát triển của nước ta hiện nay là việc sử dụng
phần mềm Microsoft Powerpoint và một số phần mềm khác để thiết kế giáo án điện
tử phục vụ cho giảng dạy. Nếu giáo viên có một hệ thống các giáo án điện tử được
thiết kế hay, theo hướng dạy học tích cực thì chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệu
quả cao hơn.
Những lí do trên đã thôi thúc tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu
“THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN HOÁ HỌC LỚP 10 CHƯƠNG
TRÌNH NÂNG CAO THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC” với mong muốn
công trình của mình sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc thiết kế giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên thực hiện trong những năm
gần đây. Nhưng thông thường giáo viên chỉ đầu tư thiết kế một vài giáo án điện tử
hay để phục vụ việc thao giảng, lên tiết dạy tốt. Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều giáo
viên lớn tuổi không biết sử dụng phần mềm MS.PowerPoint để thiết kế giáo án điện
tử theo ý định của mình. Một số giáo viên khác lại thiết kế một cách sơ sài vì chỉ coi
giáo án điện tử là phương tiện trình chiếu bài học thay thế cho việc viết bảng Do
đó, hiện nay cũng chưa có nhiều hệ thống các bài giảng điện tử có đầy đủ các tiêu
chí như được thiết kế công phu, sử dụng hết các khả năng mà phần mềm
MS.PowerPoint cho phép, và đặc biệt được thiết kế theo hướng áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học.
Ngoài ra, cũng có một số khoá luận của sinh viên khoa Hoá ĐHSP Tp.HCM
nghiên cứu về giáo án điện tử nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu,
chưa chuyên sâu, chưa có tính hệ thống và chỉ thiết kế một số bài giảng trong
chương trình sách giáo khoa cũ hoặc sách giáo khoa thí điểm phân ban chứ chưa có
đề tài nào thiết kế giáo án điện tử cho chương trình trong sách giáo khoa mới cải
cách từ năm 2007 đang được áp dụng trên toàn quốc hiện nay.
Do đó, trong luận văn, tôi sẽ thiết kế một hệ thống các bài giảng tiêu biểu của
chương trình Hoá học 10 nâng cao, trong đó có chú ý áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực, áp dụng triệt để hiệu quả của các phần mềm tin học nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
+ Giáo án điện tử môn hoá học lớp 10 chương trình nâng cao.
+ Các phương pháp dạy học tích cực.
4. Mục đích - Nhiệm vụ của đề tài
4.1. Mục đích của đề tài : Thiết kế giáo án điện tử trong đó có áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực cho một số bài tiêu biểu trong chương trình
hoá học nâng cao lớp 10.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp dạy học tích cực .
Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và một số phần
mềm khác như Macromedia Flash
Điều tra thực tiễn việc sử dụng giáo án điện tử và các phương pháp dạy học
tích cực của giáo viên hiện nay.
Thiết kế một số giáo án điện tử cho một số bài tiêu biểu trong chương trình
hoá học lớp 10 nâng cao theo hướng dạy học tích cực.
Thực nghiệm sư phạm trên một số lớp để đánh giá hiệu quả và tính khả thi
của các giáo án điện tử này.
5. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng nguyên tắc thiết kế giáo án điện tử bộ môn hóa học lớp 10.
Xây dựng giáo án điện tử cho một số bài tiêu biểu trong chương trình hoá
học nâng cao lớp 10.
Chương 1 : Nguyên tử - Bài 1, 4, 6 , 7.
Chương 2 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Bài 9 , 13, 15
Chương 3 : Liên kết hoá học - Bài 16 , 17 , 18 , 20, 23.
Chương 4 : Phản ứng oxi hoá khử - Bài 27
Chương 5 : Nhóm Halogen - Bài 30 , 31, 33, 36
Chương 6: Nhóm Oxi - Bài 41, 42 , 43 , 45
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học - Bài 49 , 50
Phạm vi thực nghiệm sư phạm: với giáo viên và học sinh ở một số trường
THPT thuộc các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, quận 12 của
TP.HCM.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng giáo án điện tử trong đó có áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực thì sẽ khắc phục được tính trừu tượng trong việc dạy học môn hoá học,
sẽ hoạt động hoá được người học, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
học.
7. Đóng góp mới của luận văn
- Thiết kế một hệ thống các giáo án điện tử tiêu biểu cho chương trình hoá học
lớp 10, phục vụ đắc lực cho các giáo viên trong việc dạy học.
- Mỗi giáo án điện tử đều có áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù
hợp, phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của người học, nâng cao
hiệu quả dạy học.
- Mỗi giáo án điện tử đều khai thác tối đa khả năng mà phần mềm
MS.Powerpoint cho phép để tạo những hiệu ứng sinh động, khắc phục được
tính trừu tượng của môn hoá học, làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn,
tạo sự hứng thú cho học sinh.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa các tài liệu lí luận
dạy học có liên quan đến đề tài .
Phương pháp điều tra cơ bản thực tiễn dạy học .
Phương pháp thực nghiệm sư phạm .
Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục .
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2 THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRONG ĐÓ CÓ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
CHO CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10 NÂNG CAO
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC
200 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giáo án điện tử môn hóa học lớp 10 chương trình nâng cao theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản ứng tăng , các phân tử chuyển động nhanh hơn tần
số va chạm có hiệu quả tăng tốc độ phản ứng tăng.
D. Không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
7. Xét phản ứng : 2A B. Ở thời điểm t1, nồng độ chất A là x1 M, chất B là 0. Ở thời điểm
t2 , nồng độ chất A còn lại x2 M. Vậy tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời
gian từ t1 đến t2 là :
A.
12
12
tt
xxv
B.
)(2 12
12
tt
xxv
C.
)(2 12
21
tt
xxv
D. B, C đúng.
8. Chọn phát biểu sai :
A. Nồng độ của chất tham gia phản ứng giảm dần còn nồng độ sản phẩm tăng dần theo
thời gian.
B. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên số mol chất tham gia phản ứng hoặc số mol sản
phẩm trong một đơn vị thời gian.
C. Tốc độ đo ở từng thời điểm gọi là tốc độ tức thời.
D. Tốc độ trung bình của phản ứng giảm dần theo thời gian..
9. Một phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình : A + 2B 3C. Nồng độ ban đầu của
chất A là 1,01 M, của B là 4,01M, của C là 0. Sau 20’, nồng độ chất A giảm còn 1M. Nồng
độ chất B lúc đó là :
A. 4,01 M. B. 4,03 M. C. 3,99M. D. 0,01 M.
10. Một phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình : 2A + B 3C. Nồng độ ban đầu của
chất A là 0,05M. Sau 10s, thấy nồng độ chất A giảm còn 0,045M. Tốc độ trung bình của
phản ứng là :
A. 2,5.10-4 (mol/l.phút). C. 0,00025 (mol/l.s).
B. 5.10-4 (mol/l.s) D. 5.10-4 (mol/l.phút).
PHỤ LỤC 2 : CÁC GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ KHÁC
Bài 4 : SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELETRON TRONG NGUYÊN TỬ –
OBITAN NGUYÊN TỬ .
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
- Học sinh hiểu được mô hình về sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
- Học sinh hiểu được khái niệm obitan nguyên tử và biết hình dạng các obitan.
2. Về kỹ năng : Vẽ hình các orbital nguyên tử.
3. Về tình cảm thái độ :Biết được công lao của các nhà bác học , từ đó học tập được
tinh thần làm việc cộng đồng của nhân loại : những vấn đề mà nhà khoa học này
chưa giải quyết được thì thế hệ sau giải quyết.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh vẽ hoặc mô phỏng : mẫu hành tinh nguyên tử của
Rutherford và Bohr,obitan nguyên tử của hidro, các obitan s, p, d, f.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, nghiên cứu, đàm thoại nêu
vấn đề, dùng phương tiện trực quan.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ – vào
bài mới
+ Câu hỏi kiểm tra : “Nêu thành phần cấu
tạo nguyên tử”
+ GV đặt vấn đề : “Trong nguyên tử các
electron chuyển động thế nào ?”
3
4
5
6
Hoạt động 2 : mô hình hành tinh
nguyên tử (của Bohr và Rutherford)
+ GV kể chuyện lịch sử : “Sau khi
Rutherford tìm ra cấu tạo nguyên tử, câu
hỏi mà các nhà khoa học đặt ra tiếp theo là
: trong nguyên tử các electron chuyển động
như thế nào ? Các nhà bác học là
Rutherford, Bohr & Sommerfeld bắt chước
mô hình hệ mặt trời để đưa ra mô hình
hành tinh nguyên tử. Thế nào là mô hình
hành tinh nguyên tử ? ”
+ HS xem mô phỏng về mô hình hành tinh
ngyên tử của Bohr và nghiên cứu sgk để trả
lời câu hỏi
+ GV:“Hệ mặt trời và hệ nguyên tử có sự
khác nhau căn bản như thế nào? Sau này
mô hình hành tinh nguyên tử có còn được
công nhận nữa không ? Vì sao ?”
Hoạt động 2 : mô hình hiện đại về sự
chuyển động của electron trong nguyên
tử.
+ GV : “Vậy ngày nay người ta mô tả sự
chuyển động của electron trong nguyên tử
như thế nào ?” HS nghiên cứu sgk để trả
lời “các electron chuyển động rất nhanh
không theo quĩ đạo nào”
+ GV cho HS xem mô phỏng, GV đặt vấn
đề : “electron chuyển động rất nhanh, vậy
nếu “chụp ảnh” nguyên tử ta sẽ thấy hình
ảnh gì ? (so sánh với hình ảnh cánh quạt
đang quay)”
+ GV lần lượt đặt các câu hỏi về đám mây
electron. GV giới thiệu : đám mây này được
gọi là obitan nguyên tử. Vậy obitan nguyên
tử là gì ? GV mở rộng : hình ảnh đám mây
chỉ là tưởng tượng, thật ra obitan được tìm
ra từ một phương trình toán học cho
nguyên tử mà ở đại học các em sẽ được
học.
7
8
9
10
11
12
Hoạt động 3 :hình dạng orbital
nguyên tử
+ GV đặt vấn đề : “Ngoài obitan hình cầu,
người ta còn tìm thấy trong nguyên tử
những đám mây nào nữa? ”
+ HS lần lượt xem các hình vẽ và mô tả
hình dạng, sự định hướng các orbital
+ GV nhấn mạnh sự giống nhau và khác
nhau giữa 3 orbital px , py, pz. GV có thể
nhấn nút hyperlink cho HS xem mô hình
obitan p trong không gian 3 chiều.
+ HS vẽ hình vào tập, tổng kết lại hình
dạng và số lượng các obitan.
Hoạt động 4 : củng cố, hướng dẫn về
nhà
Bài 6 : LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
- Biết được thế nào là lớp và phân lớp electron, số obitan trong mỗi phân lớp và mỗi lớp.
- Hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa các obitan trong cùng một phân lớp, một
lớp.
2. Về kỹ năng : Biết dùng các kí hiệu để phân biệt các lớp, phân lớp, obitan.
3. Về tình cảm thái độ : Bài này nhằm khai triển các kiến thức liên quan đến cấu tạo
nguyên tử nên cũng có cùng mục đích với bài 1 là hình thành nền tảng thế giới quan
duy vật biện chứng cho học sinh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : hình vẽ các orbital theo thứ tự các lớp và phân lớp
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :dạy học theo hoạt động, nghiên cứu, đàm thoại gợi mở
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
3
3
Hoạt động 1 : kiểm tra kiến thức
cũ, vào bài mới
+ GV : “Nguyên từ hidro có Z = 1, có
bao nhiêu electron? 1 electron của H
phân bố như thế nào? chuyển động
trong 1 obitan s hình cầu”
+ GV : “Tương tự, nguyên từ natri có Z
= 11, natri có bao nhiêu electron? 11
e của Na phân bố như thế nào ? thuộc
về bao nhiêu obitan? ”
+ GV đặt vấn đề : “Với nguyên tử hidro
chỉ có 1 elctron thì ta thấy ngay
electron đó chuyển động trong obitan s
hình cầu, nhưng với nguyên tử natri hay
các nguyên tử khác có nhiều electron
thì các electron đó phân bố như thế
nào trong nguyên tử ?”
+ GV đưa ra tiền đề : mỗi electron
trong nguyên tử đều có một năng lượng
riêng (để chuyển động, để thắng sức hút
từ hạt nhân) người ta nghiên cứu sự
phân bố electron trong nguyên tử dựa
mức năng lượng – từ đó đó gười ta sắp
xếp electron vào các lớp và phân lớp
Hoạt động 2 : lớp electron
GV dùng hệ thống câu hỏi kết hợp với
mô hình động, HS nghiên cứu sgk trả
lời :
+ Các electron có mức năng lượng như
thế nào thì được sắp xếp vào cùng 1 lớp
?
+ Electron có mức năng lượng thấp sẽ
chuyển động ở gần hay xa hạt nhân ?
thuộc lớp ở trong hay ở ngoài?
+ Cho đến nay, người ta tìm bao nhiêu
lớp electron ? Tên của các lớp đó ?
+ Lớp nào gần hạt nhân nhất ? Lớp nào
xa hạt nhân nhất ? Lớp nào có năng
lượng thấp nhất ? Lớp nào có năng
lượng lớn nhất ? Sự liên kết giữa hạt
4
5
6
7
nhân và electron ở lớp nào thì bền chặt
nhất ? còn ở lớp nào kém bền chặt nhất
?
+ GV mở rộng : do các electron lớp
ngoài cùng liên kết kém bền chặt với
hạt nhân nhất nên chúng dễ tham gia
tạo liên kết hoá học nhất chúng
quyết định tính chất của nguyên tử.
Hoạt động 3 : phân lớp electron
+ Trong mỗi lớp electron, các electron
có mức năng lượng như thế nào thì
được sắp xếp vào cùng 1 phân lớp ?
+ Cho đến nay người ta biết được mấy
loại phân lớp ? Lớp 1 chứa những
phân lớp nào ? Lớp 2 chứa những phân
lớp nào ? Lớp 3 chứa những phân lớp
nào ? Lớp 4 chứa những phân lớp nào
? Trên nguyên tắc,lớp thứ n thì chứa
bao nhiêu phân lân lớp ? Trên thực tế
với hơn 110 nguyên tố đã biết , các lớp
5,6,7 chứa những phân lớp nào ?
Hoạt động 4 : số obitan trong mỗi
lớp, mỗi phân lớp
+ Trong mỗi phân lớp chứa một số
obitan nhất định. Hãy cho biết : mỗi
phân lớp , p, d, f chứa những obitan
8
9
nào? Các obitan trong cùng một phân
lớp giống và khác nhau ở điểm nào ?
+ GV hỏi : vậy electron thuộc phân lớp
s của lớp thứ 3 thì chuyển động trên
obitan hình gì ?
+ Vậy, hãy mô tả cấu tạo lớp vỏ
electron của nguyên tử Na ?
GV cho HS xem mô hình động về
cấu tạo lớp vỏ nguyên tử Na để giúp HS
dễ tưởng tượng ra hình ảnh các phân
lớp, các lớp từ trong ra ngoài.
+ Học sinh điền vào bảng và rút ra nhận
xét.
Hoạt động 6 : củng dố, dặn dò
+ GV củng cố kiến thức lại cho HS
bằng 1 hệ thống câu hỏi.
+ Dặn dò : về học kĩ bài này, làm BT
3,4,5 / 25 sgk, đọc trước bài 7.
Bài 7 : NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ –
CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Về kiến thức :
- Học sinh biết được trật tự các mức năng lượng obitan nguyên tử
- Học sinh hiểu được các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử và
đặc điểm của lớp electron lớp ngoài cùng
2.Về kỹ năng : Vận dụng các nguyên lí và quy tắc để viết cấu hình electron của các
nguyên tử
3.Về tình cảm thái độ : Xây dựng lòng tin vào khả năng của con người có khả năng tìm
hiểu bản chất của thế giới vi mô.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo nhóm , nghiên cứu, sử sụng bài tập, đàm
thoại
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
3
4
5
]
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ, vào bài
mới
+GV gọi HS lên kiểm tra bài cũ.
+ GV đặt vấn đề : “Mỗi electron trên mỗi
obitan có một mức năng lượng riêng gọi là
mức năng lượng obitan nguyên tử. Hãy thử
sắp xếp các mức năng lượng obitan theo
chiều tăng dần ?”
Hoạt động 2 : năng lượng electron
trong nguyên tử
+ HS sẽ sắp xếp : 1s < 2s < 2p < 3s < 3p <
3d < 4s < …
+ GV thuyết trình : “theo thực nghiệm và lí
thuyết cho thấy trật tự các mức năng
lượng của các obitan nguyên tử không
giống như trật tự các phân lớp từ trong ra
ngoài mà có sự chèn mức năng lượng :
phân lớp 3d có mức năng lượng cao hơn
phân lớp 4s”
+ HS xem mô phỏng và nghiên cứu sgk để
rút ra kết luận : có sự chèn mức năng
lượng.
+ GV hướng dẫn HS cách học thuộc trật tự
mức năng lượng này.
6
7
8
9
10
Hoạt động 2 : nguyên lí Pauli
+ GV giới thiệu về kí hiệu ô lượng tử theo
Pauli. GV dùng hệ thống câu hỏi, HS
nghiên cứu sgk trả lời để tìm hiểu nguyên
lí Pauli :
+ Nêu nội dung nguyên lí Pauli ?
+ Thế nào là electron ghép đôi ? electron
độc thân ?
+ Điền vào bảng tóm tắt số electron trên
mỗi lớp.
+ Người ta kí hiệu obitan 1s chứa 2
electron là 1s2. Hãy giải thích kí hiệu này
?
+ Thế nào là phân lớp bão hoà ? bán bão
hoà ? chưa bão hoà ?
Hoạt động 3 : nguyên lí vững bền
GV dùng hệ thống câu hỏi, HS nghiên cứu
sgk trả lời để tìm hiểu nguyên lí vững bền
: Nêu nội dung nguyên lí vững bền ? Dựa
theo trật tự mức năng lượng obitan
nguyên tử, nguyên lí vững bền và nguyên
lí Pauli, hãy phân bố các electron vào các
obitan của nguyên tử các nguyên tố :
Kali (Z=19), Scandi (Z=21), Gali (Z=31)
Hoạt động 4 : quy tắc Hund
+ GV đặt vấn đề : Nêu nội dung qui tắc
Hund? Vậy theo qui tắc Hund, với ví dụ
nguyên tử Gali ở trên, hãy điền electron
vào phân lớp 4p ? (GV nêu ra những cách
điền sai và cuối cùng là cách điền đúng)
Hoạt động 5 : viết cấu hình electron
+ Thế nào là cấu hình electron nguyên tử ?
+ Làm thế nào để viết cấu hình electron
nguyên tử ?
11
12
13
+Viết cấu hình electron của nguyên tử các
nguyên tố oxi (Z=8), P (Z=15), Fe (Z=26).
Hoạt động 6 : đặc điểm lớp electron
ngoài cùng
+ Vì sao các electron lớp ngoài cùng lại
quyết định tính chất của nguyên tố ? Và số
electron lớp ngoài cùng quyết định tính
chất nguyên tố như thế nào ?”
]
Hoạt động 7 : củng cố và dặn dò
+ GV yêu cầu HS tóm tắt lại kiến thức đã
học.
+ Về nhà : làm bài tập 4, 5, 6, 7/32 sgk
Bài 9 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
- Biết được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào bảng tuần hoàn.
- Biết được thế nào là ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm, nhóm A, nhóm B, các nguyên tố
s,p,d,f.
- Hiểu được cấu tạo bảng tuần hoàn.
2. Về kỹ năng : Rèn kỹ năng từ cấu hình electron xác định các nguyên tố s, p, d, f.
3. Về tình cảm thái độ : Biết đến công lao của các nhà bác học , nhất là Menđeleep,
trong việc hệ thống hoá các nguyên tố hoá học, góp một phần đáng kể vào sự phát triển
của ngành hoá học. Từ tấm gương của những nhà bác học đó, học sinh học tập được
tinh thần say mê nghiên cứu, học hỏi về khoa học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học dạng lớn.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, kể chuyện, đàm thoại gợi mở ,
thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
3
4
5
6
Hoạt động 1 : dẫn dắt
+ GV dẫn dắt HS vào bài bằng chuyện kể về
lịch sử phát minh ra bảng tuần hoàn .
Hoạt động 2 : nguyên tắc sắp xếp.
+ GV hỏi : “em hãy nêu nguyên tắc sắp xếp
của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?”
HS trả lời.
+ GV hỏi thêm : “thế nào là electron hoá trị ?”
(cách xác định electron hoá trị sẽ được nghiên
cứu kĩ hơn ở bài 10)
7
8
17
9
10
Hoạt động 3 : ô nguyên tố
+ GV mời HS nêu lên các thành phần của ô
nguyên tố
+ GV nhấn mạnh những thành phần không
thể thiếu trong 1 ô nguyên tố như kí hiệu hoá
học, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung
bình... GV giới thiệu thêm 1 số loại ô nguyên
tố có nhiều thông tin hơn như nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, trạng thái oxi hoá, độ âm
điện, cấu trúc tinh thể…
Hoạt động 4 : chu kì
+ GV : “Nhìn theo hàng ngang, BTH gồm các
dãy nguyên tố gọi là chu kì. Em hãy cho biết
chu kì là gì ?”
+ GV nhấn nút hyperlink tới slide 17
+ HS thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học
tập số 1 (nhấn hyperlink quay về slide 9)
+ GV mời 1 nhóm đứng lên trình bày trước
lớp, lớp nhận xét
+ GV tổng kết
11
18
12
13
14
15
Hoạt động 5 : nhóm
+ GV : “Nhìn theo hàng dọc, BTH gồm các
cột nguyên tố gọi là nhóm. Em hãy cho biết
nhóm là gì ?”
+ GV nhấn nút hyperlink tới slide 17
+ HS thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học
tập số 2 (nhấn hyperlink quay về phiếu số 12)
+ GV mời 1 nhóm đứng lên trình bày trước
lớp, lớp nhận xét
+ GV tổng kết
16
16
Hoạt động 6 : củng cố & dặn dò
+ GV : Dựa vào các nguyên tắc sắp xếp, hãy
tự xây dựng lại bảng tuần hoàn.
+ GV : Chu kì là gì ? Nhóm là gì ?
+ GV chiếu những câu hỏi trắc nghiệm cho
HS củng cố lại bài học.
+ Dặn dò : Vế nhà làm BT 4,5,6,7 /39 sgk ,
đọc trước bài mới.
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI – PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN
TỐ HOÁ HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Học sinh hiểu được :
+ Khái niệm tính kim loại – tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại – tính
phi kim trong bảng tuần hoàn.
+ Quy luật biến đổi một số tính chất của hợp chất : hoá trị , tính axit – bazơ của
oxit và hidroxit
+ Nội dung định luật tuần hoàn
2. Về kỹ năng : Rèn kỹ năng dựa vào quy kuật biến đổi tính chất để dự đoán tính chất
các nguyên tố khi biết vị trí của chúng trong BTH.
3. Về tình cảm thái độ : Tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo,
trở thành con người năng động : biết quan sát và rút ra quy luật từ những thứ xung
quanh mình. Học tập lòng say mê nghiên cứu khoa học của những nhà bác học lớn
như Menđeleep
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, dạy học cộng tác nhóm nhỏ,
đàm thoại gợi mở, nghiên cứu.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
3
4
5
6
Hoạt động 1 : tính kim loại-phi kim
+ HS thảo luận nhóm để thực hiện phiếu
học tập số 1
+ GV mời 1 nhóm trình bày, lớp nhận xét.
+ GV tổng kết
(Ở phần trình bày này, GV yêu cầu HS trình
bày ví dụ trước, để từ đó rút ra qui luật biến
đổi tính kim loại – phi kim trong một chu kì
, rồi yêu cầu HS giải thích sự biến thiên đó
sau)
7
8
9
9
9
10
Hoạt động 2 : biến đổi tuần hoàn về
hoá trị
+ HS đọc công thức các oxit cao nhất của
các nguyên tố chu kì 2, từ đó tính hoá trị
của các nguyên tố đó. Tương tự cho chu kì
3.
GV đặt vấn đề : nêu qui luật biến đổi hoá
trị cao nhất với oxi ? Từ hoá trị, HS viết các
công thức oxit tổng quát.
+ HS đọc công thức hợp chất với hidro của
các nguyên tố chu kì 2, từ đó tính hoá trị
của các nguyên tố đó. Tương tự cho chu kì
3.
(GV mở rộng : Thường trong phân tử,
nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn đứng
trước nên viết là HR chứ không phải RH))
GV đặt vấn đề : nêu qui luật biến đổi hoá
trị với hidro ? Từ hoá trị, HS viết các công
thức oxit tổng quát.
+ GV tổng kết và đặt câu hỏi : vậy hoá trị
co nhất của một nguyên tố với oxi, hoá trị
với hidro biến đổi như thế nào theo chiều
tăng điện tích hạt nhân ? HS : biến đổi
tuần hoàn.
Hoạt động 3 : biến đổi tính axit - bazơ
+ HS đọc công thức các oxit cao nhất và
tính chất của các oxit của các nguyên tố
thuộc chu kì 2 và chu kì 3
11
12
13
14
GV đặt vấn đề : trong mỗi chu kì, trong
mỗi nhóm, tính axit – bazơ của các oxit cao
nhất biến đổi như thế nào ?
+ HS đọc công thức các hidroxit và tính
chất của các oxit của các nguyên tố thuộc
chu kì 2 và chu kì 3
GV đặt vấn đề : trong mỗi chu kì, trong
mỗi nhóm, tính axit – bazơ của các hidroxit
biến đổi như thế nào ?
Hoạt động 4 : định luật tuần hoàn
+ GV hỏi : Qua các bài trước đã học và bài
hôm nay, chúng ta thấy có những đại lượng
và tính chất nào của các nguyên tố biến đổi
tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt
nhân ?
+ HS trả lời
+ GV : Hãy đọc nội dung định luật tuần
hoàn ? Em có đồng ý với định luật này
không ?
Hoạt động 5 : củng cố và dặn dò
+ GV đặt câu hỏi củng cố cho HS
+ GV dặn dò HS về làm BT 4,5,6 / 55 sgk,
soạn trước bài 13.
Bài 17 : LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Học sinh hiểu được
- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị (sự góp chung e và sự xen phủ các obitan) trong
phân tử đơn chất và hợp chất và sự phân cực trong liên kết cộng hoá trị.
- Liên kết cho nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hoá trị.
- Tính chất của những chất có liên kết cộng hoá trị
2. Về kỹ năng : Giải thích sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong 1 số phân tử.
3. Về tình cảm thái độ : Qua việc tự mình giải thích được cấu tạo của các chất, HS thêm
tin tưởng vào khoa học và tự tin vào bản thân mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mô hình động về sự xen phủ giữa các obitan tạo thành liên kết
trong phần tử H2, Cl2, HCl, H2S.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận
nhóm, nghiên cứu.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
2
Hoạt động 1 : kiểm tra kiến thức
cũ, vào bài mới
+ GV hỏi HS : “Nguyên tử các
nguyên tố có khuynh hướng liên kết
với nhau để làm gì ?”
+ GV đặt vấn đề : “khi tạo liên kết, 2
nguyên tử cùng là phi kim thì phải làm
gì để đạt được cấu hình bền vững của
khí hiếm ?”
+ GV : Lấy ví dụ phân tử H2. Mỗi
nguyên tử H còn thiếu mấy e thì đạt
được cấu hình bền của khí hiếm vậy
2 nguyên tử H phải làm gì ? Có thể
cho - nhận 1e được không không
được, chỉ có thể góp chung.
+ GV giới thiệu công thức electron và
công thức cấu tạo. Gv hỏi : Vậy 2
nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng
gì ?
3
4
5
6
Hoạt động 2 : Sự hình thành phân
tử N2
+ GV : “Tương tự, ta hãy xét sự hình
thành phân tử N2. Hãy viết cấu hình
electron của N (Z=7). So với cấu hình
bền của khí hiếm gần nhất thì nguyên
tử N còn dư hay thiếu bao nhiêu
electron ? Lớp ngoài cùng của N có
mấy cặp e và mấy e độc thân ? Ta biểu
diễn CT electron của N như hế nào ?
Khi tạo liên kết, làm thế nào để mỗi
nguyên tử N đều đạt được cấu hình
bền của khí hiếm ?Tóm lại, trong phân
tử N2, 2 nguyên tử N liên kết với nhau
bằng gì ? Liên kết giữa 2 nguyên tử H
thuộc loại liên kết gì ? Qua các ví dụ
trên, nêu khái niệm liên kết cộng hoá
trị ? Electron dùng để góp chung phải
là electron nào ? độc thân ”
Hoạt động 3 : Sự hình thành phân
tử HCl
+ HS thảo luận nhóm để giải thích sự
hình liên kết trong phân tử HCl.
+ GV mời 1 nhóm lên trình bày, lớp
nhận xét, GV tổng kết.
Hoạt động 4 : Sự hình thành
phân tử CO2
+ GV : “Hãy giải thích sự hình thành
phân tử CO2... C phải góp chũng thì
mới đạt được cấu hình bền của khí
hiếm, nhưng lớp ngoài cùng của C chỉ
có 2 e độc thân, phải làm thế nào ?
trạng thái kích thích.
Hoạt động 5 : liên kết cho nhận
+ GV : Hãy giải thích sự hình thành
liên kết trong phân tử SO2
+ GV : 1 S và 1 O góp chung 2e là cả
2 đã đạt cấu hình bền của khí hiếm.
Vậy O còn lại phải làm gì ? dùng
chung cặp e của S.
+ GV giới thiệu : Liên kết đó được gọi
là liên kết cho nhận. Vậy liên kết cho
nhận là gì ?
6
7
8
9
9
Hoạt động 6 : phân loại
+ GV : Hãy thử phân loại liên kết
cộng hoá trị qua các ví dụ đã học.
Hoạt động 7 : tính chất của hợp
chất cộng hoá trị.
+ GV đàm thoại gợi mở để học sinh
nêu lên những tính chất của hợp chất
có liên kết cộng hoá trị.
* Củng cố tiết 1 : Liên kết cộng hoá trị
là gì ? Liên kết cộng hoá trị thường
hình thành giữa những nguyên tử nào
?
Hoạt động 8 : sự xen phủ obitan
trong phân tử đơn chất .
+ GV đặt vấn đề : Xét lại phân tử H2.
Để đạt được cấu hình bền của khí
hiếm, mỗi nguyên tử H đưa ra 1e để
góp chung.Nhưng bản chất sự “góp
chung” là gì ? Electron có” “đứng
yên” để góp chúng không ?
electron chuyển động trong các
obitan, như vậy bản chất “sự góp
chung” chính là sự xen phủ các
obitan.
+ GV dùng hệ thống câu hỏi để HS
hiểu rõ hơn về sự xen phủ : Tại sao
“vùng xen phủ” lại khiến 2 nguyên tử
liên kết với nhau không rời nhau ra
nữa ? Khi tiến đến xen phủ, có thể nào
2 nguyên tử chồng khít lên nhau luôn
không ? trong phân tử vừa có lực
hút vừa có lực đẩy. Khi liên kết được
hình thành là khi lực hút và lực đẩy
như thế nào so với nhau ? Đối với
phân tử H2, lúc đó khoảng cách giữa 2
10
11
12
13
hạt nhân là bao nhiêu ? Nói chung độ
dài liên kết cộng hoá trị có thay đổi
được hay không ?
Hoạt động 9 : sự xen phủ obitan
trong phân tử hợp chất .
+ GV đưa ra yêu cầu : Hãy giải thích
lại đầy đủ về sự hình thành liên kết
trong phân tử HCl ? (có vẽ hình sự
xen phủ)
+ HS thảo luận nhóm để giải quyết,
GV mời 1 nhóm trình bày, lớp nhận
xét, GV tổng kết.
+ GV đưa ra yêu cầu : Hãy giải thích
lại đầy đủ về sự hình thành liên kết
trong phân tử H2S, biết S có Z=16 ?
(có vẽ hình sự xen phủ)
+ HS thảo luận nhóm để giải quyết,
GV mời 1 nhóm trình bày, lớp nhận
xét, GV tổng kết.
+ GV mở rộng : thực tế góc liên kết
HSH đo được là khoảng 920? Tại sao
như vậy ?
Hoạt động 10 : củng cố & dặn dò
+ GV yêu cầu HS so sánh giữa liên kết
ion & liên kết cộng hoá trị
+ Dặn dò : về nhà làm các BT
2,3,4,5,6 / 75 sgk, đọc trước bài mới.
Bài 23 (1 tiết ) : LIÊN KẾT KIM LOẠI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
- Học sinh hiểu được : Thế nào là liên kết kim loại ? Tính chất chung của tinh thể kim
loại ?
- Học sinh biết : Những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại .
2. Về kỹ năng : Biết vận dụng đặc điểm của liên kết kim loại để giải thích tính chất
chung của tinh thể kim loại
3. Về tình cảm thái độ : Qua việc giải thích tính chất chung của tinh thể kim loại , học
sinh nhận thức được khoa học luôn gắn liền với thực tế và cảm thấy yêu thích môn
học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mô hình động về các loại tinh thể kim loại (lập phương tâm
khối, lập phương tâm diện, lục phương)
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học bằng hoạt động, đàm thoại gợi mở.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
3
Hoạt động 1 : vào bài - khái niệm về
liên kết kim loại
+ GV dẫn dắt : Chung quanh chúng ta có
rất nhiều kim loại, hãy kể tên 1 số kim loại
mà em biết ? Hầu hết các kim loại đều là
chất gì ? Trừ kim loại nào là chất lỏng?
Các kim loại là chất rắn nghĩa là nó tồn
tại ở dạng gì ? Vậy : tinh thể kim loại có
cấu tạo như thế nào ? Liên kết giữa các
nguyên tử trong tinh thể kim loại – liên kết
kim loại có bản chất là gì ?
+ GV dẫn dắt : Lấy ví dụ kim loại natri,
theo nghiên cứu người ta thấy tinh thể Na
có dạng lập phương tâm khối và có những
electron chuyển động tự do trong mạng
tinh thể này. Theo em các electron đó ở
đâu ra là e lớp ngoài cùng của mỗi
nguyên tử Na, vì lực hút từ nhân đến e lớp
ngoài cùng khá yếu. Xét 1 nguyên tử Na
nằm ở nút mạng tinh thể, khi e của nó di
chuyển ra xa thì nó có còn là nguyên tử
4
5
6
7
trung hoà điện nữa không ? lúc đó nó
trở thành ion dương. Còn khi electron
chuyển động về gần nó? lại là nguyên
tử? Vậy nói một cách chính xác, ở nút
mạng tinh thể kim loại là gì ? Vậy lực hút
nào đã tạo nên liên kết kim loại ? Liên kết
kim loại là gì ?
Hoạt động 2 : một số mạng tinh thể
kim loại
+ HS xem và mô tả các mạng tinh thể kim
loại thường gặp là lập phương tâm khối,
lập phương tâm diện, lục phương
+ Đối với lớp giỏi, GV hướng dẫn HS
cách tính độ đặc khít của mạng tinh thể.
Còn nếu không muốn mở rộng thì nhấn
nút hyperlink qua tới slide 7
Hoạt động 3 : tính chất của tinh thể
kim loại
+ GV đàm thoại cùng HS để mô tả các
tính chất của tinh thể kim loại và giải
thích những tính chất đó.
+ Điều gì xảy ra khi ta đốt nóng một đầu
thanh kim loại ?
+ Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nó được
ứng dụng vào những việc gì ?
8
9
10
11
+ Điều gì xảy ra khi ta nối thanh kim loại
vào dòng điện ?
+ Vì kim loại dẫn điện tốt nên nó được
ứng dụng vào những việc gì ? Kim loại
nào có khả năng dẫn điện tốt nhất ?
+ Ta thấy kim loại rất dễ được dát mỏng.
Ví dụ người ta có thể dát mỏng vàng
bằng sợi tóc. Vì sao khi ta dát quá mỏng
như thế mà tinh thể kim loại vẫn tồn tại,
không bị vỡ ra ?
+ Tóm lại, tinh thể kim loại có những tính
chất gì ? Vì đâu mà có được những tính
chất đó ?
Hoạt động 4 : củng cố & dặn dò
+ GV đặt ra hệ thống câu hỏi để HS củng
cố lại kiến thức đã học.
+ Dặn dò : về nhà soạn bài luyện tập
chương 3.
Bài 36 : IOT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
- Học sinh biết được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, ứng dụng và cách điều chế
iot, tính chất của các muối iod
- Học sinh hiểu được tính chất hoá học của iot, thấy được iot giống và khác với
những halogen khác như thế nào, hiểu tính chất của HI.
2. Về kỹ năng : Rèn kỹ năng viết các phản ứng của iot, kĩ năng thí nghiệm
3. Về tình cảm thái độ : Qua lịch sử tìm ra nguyên tố iot, học sinh học tập được tinh
thần say mê khoa học. Lịch sử tìm ra iot như sau : Cuoctoa là một nhà thầu khoán
người Pháp, công việc của ông là điều chế kali cacbonat từ tro rong biển, để từ đó
sản xuất thuốc súng cho hoàng đế Napoleon đi đánh chiếm các nước khác. Có 1 lần,
Cuoctoa đang làm việc thì không biết tại sao con mèo của ông nhảy xổ vào đống chai
lọ, làm đổ lọ axit sunfuric đặc vào đống tro rong biển. Và tự nhiên ở đó bốc lên 1 làn
khói màu tím. Quá ngạc nhiên, ông tìm mọi cách nghiên cứu làn khói tím đó, và ông
đã khám phá ra 1 nguyên tố mới : iot, xuất phát từ chữ iodos trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là màu tím.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : mẫu vật iot , đèn cồn, kẹp ống nghiệm, nút cao su đậy miệng
ống nghiệm, dd HI, dd FeCl3, dd H2SO4.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, kể chuyện, đàm thoại gợi mở
(đối với lớp giỏi có thể dùng phương pháp semina – giao cho các nhóm về nghiên cứu
và lên thuyết trình trước lớp).
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
GV kể chuyện về nguồn gốc tên gọi của
iot. Yêu cầu HS xác định vị trí và cấu tạo
nguyên tử brom.
Hoạt động 1 : trạng thái tự nhiên, điều
chế
+ GV hỏi : Theo em, iot có ở đâu trong tự
nhiên? Nó có tồn tại ở dạng đơn chất không
?
+ GV hỏi : từ rong biển làm thế nèo thu
được các muối iotua ? Từ các muối iotua,
làm thế nào điều chế được iot ? Vậy, nguyên
tắc chung để điều chế I2 là gì ?
Hoạt động 2 : tính chất vật lí
+ HS quan sát mẫu vật iod. GV hỏi : Nêu
trạng thái, màu sắc của iot ?
+ GV hỏi : Thông thường, khi đun nóng một
chất rắn nó sẽ lần lượt chuyển qua những
trạng thái nào ? từ rắn sang lỏng sang
3
4
5
6
khí . Bây giờ thử đun nóng ống nghiệm chứa
một ít tinh thể xem có giống những chất
khác không ? iod không chuyển thành
chất lỏng mà thành chất khí luôn. Để nguội
ống nghiệm một thời gian xem sao ? hơi
iod bám trên thành ống nghiệm dưới dạng
tinh thể.
+ GV : Hiện tượng đặc biệt đó của iod gọi
là “sự thăng hoa”. Vậy “sự thăng hoa” là
gì ? Ngoài iod, em có biết chất nào khác
cũng có hiện tượng thăng hoa không ?
+ GV hỏi : Hãy dự đoán tính tan của I2 ?
Hoạt động 3 : tính chất hoá học
+ GV hỏi : Tương tự các halogen khác, iot
có tính chất đặc trưng là gì ? So sánh tính
chất đó với tính chất của các halogen khác
?
+ GV cho HS xem đoạn phim thí nghiệm
giữa nhôm và iod. GV hỏi : phản ứng này
cần điều kiện gì ? So sánh với phản ứng
giữa nhôm và brom đã học ở tiết trước, em
có nhận xét gì ?
+ GV hỏi : Phản ứng giữa hidro với iod có
đặc điểm gì ? So sánh với các phản ứng
củacác halogen hác với hidro, em có nhận
xét gì ?
Hoạt động 4 : một số hợp chất của iot
+ GV hỏi : hợp chất của iod với hidro có
tên ọi là ì ? Tại sao với cùng công thức HI
lại có 2 tên gọi ?
+ GV hỏi : Hãy dự đoán tính chất oxi hoá
khử của HI ? số oxi hoá là -1 thấp nhất
nên HI có tính khử Hãy so sánh tính khử
của HI với HF, HCl, HBr ?
+ Nếu có đủ hoá chất, GV cho hS làm thí
nghiệm phản ứng của HI với các chất oxi
hoá như H2SO4, FeCl3. Nếu không có thì
cho HS xem phim thí nghiệm. GV yêu cầu
HS viết và cân bằng các phản ứng.
+ GV hỏi : ngoài tính khử mạnh, HI còn có
tính gì nữa tính axit. So sánh axit của HI
với HBr, HCl ,HF ?
+ GV nói thêm : ngoài ra HI còn rất kém
7
bền, dễ phân huỷ thành H2 và I2.
+ GV hỏi : Hãy nhận xét về tính tan của các
muối iotua ? Thuốc thử để nhận biết I- là gì
?
+ GV làm thí nghiệm tạo kết tủa AgI AgBr
, AgCl . HS so sánh màu sắc của các kết tủa
này.
Hoạt động 5 : ứng dụng
+ Iod có những ứng dụng gì ? muối iod là gì
?
Hoạt động 6 : củng cố và dặn dò
+ Củng cố bằng bài tập 2/145 sgk.
+ Về nhà làm các BT : 3,4,5 / 145 sgk. Ôn
lại kiến thức đã học trng chương.
Bài 37 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG 5
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : Hệ thống hoá các kiến thức về
- Cấu tạo nguyên tử , độ âm điện, số oxi hoá của các halogen.
- Tính chất của các halogen
- Tính chất cơ bản của các hợp chất hidro halogenua.
- Điều chế halogen
2. Về kỹ năng :
- Dẫn ra được những phản ứng hoá học để chứng minh tính chất các đơn chất
halogen và các hợp chất của chúng.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán nhận biết, tinh chất .
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : sử dụng trò chơi
C. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Hoạt động 1 : củng cố kiến thức phần cấu tạo nguyên tử và tính chất các đơn chất
và hợp chất của halogen, cách điều chế
GV đặt ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi để học sinh củng cố lại kiến
thức :
Hoạt động 2 : luyện tập dạng bài nhận biết, tinh chế.
HS làm BT, GV theo dõi và sửa chữa bài tập 2, 3,4,5,6 / 149 sgk
Hoạt động 3 : hướng dẫn về nhà .
+ BT 8, 9,10 /150 sgk
+ Đọc bài mới và trả lời những câu hỏi đầu bài đưa ra
Bài 41 : OXI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : + Học sinh biết tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của oxi và các
phương pháp điều chế oxi.
+ Học sinh hiểu được tính chất hoá học của oxi.
2. Về kỹ năng : Viết và cân bằng phản ứng oxi hoá khử.
3. Về tình cảm thái độ : Mọi sinh vật trên trái đất đều cần đến oxi để tồn tại và chỉ có
thực vật mới có khả năng tái tạo lại lượng oxi đã sử dụng dạy học sinh ý thức phải
bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bộ dụng cụ điều chế khí oxi : giá đỡ, đèn cồn, ông nghiệm lớn, ống dẫn khí, chậu
thuỷ tinh, 2 bình tam giác, nút đậy, thìa sắt, diêm quẹt.
+ Hoá chất : KMnO4 , lưu huỳnh, dây sắt, Na, S
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : nghiên cứu, đàm thoại , sử dụng bài tập (đối với lớp
giỏi có thể dùng phương pháp semina)
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
Hoạt động 1 : cấu tạo phân tử oxi
+ Gv yêu cầu HS xác định vị trí oxi trong
BTH , từ đó viềt cấu hình electron của oxi
+ HS lên bảng viết CT electron của oxi , từ đó
suy ra công thức cấu tạo và công thức phân tử
của oxi
+ GV hỏi : liên kết giữa 2 nguyên tử oxi
thuộc loại liên kết gì ?
+ GV cũng cho học sinh biết CTCT của oxi
giới thiệu ở đây chưa phải là CT chính xác
nhất
Hoạt động 2 : tính chất vật lí và trạng
thái tự nhiên
+ HS căn cứ vào thực tế và sgk để nêu lên
tính chất vật lí của oxi.
+ GV hỏi : oxi có ở đâu trong tự nhiên ? Em
có biết nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất
là nguyên tố nào không ? khí oxi chiếm bao
nhiêu phần trăm trong khí quyển trái đất ?
Lượng oxi đó có vai trò gì đối với sự sống
3
4
4
5
6
trên trái đất ? Lượng oxi đó được sinh ra từ
đâu ? Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ bầu
khí quyển trái đất ?
Hoạt động 3: điều chế
+ GV dạy phần điều chế trước để tiến hành
điều chế các bình oxi cho các thí nghiệm
trong phần tính chất hoá học.
+ GV hỏi : Từ không khí, làm thế nào thu
được oxi tinh khiết ? Hãy giải thích quá trình
chưng cất phân đoạn không khí lỏng ?
+ GV hỏi : Ngoài cách đi từ không khí, người
ta còn điều chế O2 như thế nào ?
+ HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn để
điều chế 3 bình khí O2 .
Hoạt động 4: tính chất hoá học
+ GV hỏi : hãy dự đoán tính chất hoá học cơ
bản của oxi ? Ngoài tính oxi hoá mạnh, oxi có
thể hiện tính khử không ? Vì sao ?
+ GV hỏi : Là chất ox hoá mạnh, O2 phản
ứng được với những chất nào ?
+ GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt
Na trong O2 : cho 1 mẩu nhỏ Na vào muôi
7
7
8
9
sắt, đốt nóng chảy Na trên ngọn lửa đèn cồn
rồi đưa nhanh vào bình khí oxi . Nhận xét
hiện tượng, viết phương trình .
+ GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt
C trong O2 : dùng kẹp đốt một mẩu C cháy
đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào
bình khí oxi . Nhận xét hiện tượng, viết
phương trình .
+ GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đốt
S trong O2 : cho 1 ít bột S vào muôi sắt, đốt
nóng chảy trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa
nhanh vào bình khí oxi . Nhận xét hiện tượng,
viết phương trình .
+ Vì phản ứng với P rất độc hai, GV có thể
cho HS xem đoạn phim đốt cháy P trong O2.
+ GV yêu cầu HS viết phản ứng đốt ancol
etylic và khí H2S.
+ GV hỏi : Trong tất cả các phản ứng trên, số
oxi hoá của oxi đều thay đổi như thế nào ?
Điều đó chứng minh điều gì ?
+ GV mở rộng : Oxi có thể oxi hoá được
nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Nếu quá
trình oxi hoá xảy ra nhanh, có phát sáng, toả
nhiều nhiệt thì ta gọi là phản ứng cháy. Nếu
phản ứng xảy ra chậm, không phát sáng thì
đó là các quá trình như sự gỉ sét, sự hô hấp,
sự thối rữa…
Hoạt động 5 : ứng dụng
+ HS nêu lên những ứng dụng của oxi mà các
em biết.
Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò
+ Củng cố bằng BT 1,2 / 162 sgk
+ Về nhà làm bài tập 3,4,5 / 162 sgk
+ Đọc trước bài mới về ozon và hidro peoxit,
tìm tư liệu chuẩn bị thuyết trình về chúng.
Bài 43 : LƯU HUỲNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức : + Học sinh hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh.
+ Học sinh biết hai dạng thù hình của lưu huỳnh; biết tính chất vật lý
của lưu huỳnh chịu ảnh hưởng của nhiệt độ như thế nào; biết phương pháp khai thác và
những ứng dụng của lưu huỳnh
2. Về kỹ năng : rèn kĩ năng quan sát và giải thích hiện tượng.
3. Về tình cảm thái độ : Lưu huỳnh là một nguyên tố khá gần gũi với học sinh. Qua việc
giải thích được những tính chất, ứng dụng của lưu huỳnh, học sinh sẽ cãm thấy yêu thích
môn học hơn. Một số tư liệu thực tế về lưu huỳnh :
+ Từ thời cổ đại con người đã biết đến lưu huỳnh. Người La Mã cổ đại đã khai thác ở
đảo Sixil mỏ của loại nguyên liệu có màu vàng tươi, cháy được và tạo khí có mùi khó
chịu : đó chính là mỏ lưu huỳnh tự sinh (lưu huỳnh nguyên tố). Người xưa tin rằng đốt
lưu huỳnh có thể tẩy uế nhà cửa, xua đuổi tà ma. Nhiều lang băm còn đốt các lá bùa có
tẩm S để chữa bệnh. Thật ra, đó là vì khi đốt 1 lượng nhỏ S tạo khí SO2 có thể tiêu diệt
vi khuẩn trong không khí.
+ S chiếm 0,05% khối lượng vỏ trái đất. S đơn chất (S8) có trong các mỏ lưu huỳnh ở
gần các khu vực có núi lửa. S có trong các quặng sunphat, sun phua…, nhất là các quạng
kim loại màu thường chứa khá nhiều lưu huỳnh. S có trong cơ thể động thực vật trong
nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt…) có 1 lượng đáng kể S
+ Lưu huỳnh cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền (ví dụ có trong món gà tiềm
thuốc bắc). Nó được dùng để chữa các bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hoá…
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : lưu huỳnh, bột sắt, muôi sắt, ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn
cồn để làm thí nghiệm lưu hùnh tác dụng với sắt, phim thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng
với kẽm, với hidro.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, thảo luận nhóm, nghiên cứu,
đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
2
3,4
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ .
+ GV yêu cầu HS so sánh sự giống nhau
và khác nhau giữa hai dạng thù hình của
nguyên tố oxi.
+ GV hỏi lại HS khái niệm “thù hình”.
Hoạt động 2 : vào bài lưu huỳnh -
hai dạng thù hình
+ GV dẫn dắt : sau khi tìm hiều về
nguyên tố đầu tiên của nhóm VIA là oxi,
hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về
nguyên tố tiếp theo mà cũng rất phổ biến,
đó là lưu huỳnh.
+ GV cung cấp thêm những tư liệu về lưu
huỳnh.
+ GV giới thiệu hình ảnh và cấu tạo 2
dạng tinh thể của S là S tà phương và S
5
6
7
8
8
đơn tà.
+ GV hỏi : vậy lưu huỳnh tà phương và
đơn tà được gọi là gì của nguyên tố lưu
huỳnh ?
+ HS đọc sgk về những đại lượng vật lí
của 2 dạng thù hình này. Từ đó GV hỏi :
Hai dạng thù hình này khác nhau và
giống nhau ở điểm nào ? Ở nhiệt độ
thường, lưu huỳnh tồn tại ở dạng tà
phương hay đơn tà? Khi nào thì lưu
huỳnh tà phương chuyển thành đơn tà ?
+ GV làm thí nghiệm điều chế lưu huỳnh
đơn tà (đun nóng chảy bột lưu huỳnh, rót
vào phễu giấy, để hơi nguội mở ra sẽ thấy
những tinh thể hình kim. GV hỏi thêm :
nếu để nguội lưu huỳnh đơn tà một thời
gian, nó có còn là lưu huỳnh đơn tà nữa
không ?
Hoạt động 3 : ảnh hưởng của nhiệt
độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất
vật lý của S.
+ HS làm thí nghiệm đun nóng chậm bột
lưu huỳnh, GV hướng dẫn HS quan sát
sự thay đổi trạng thái của S theo nhiệt độ.
HS đọc sgk, nêu lên những mốc nhiệt độ
mà ở đó lưu huỳnh bắt đầu chuyển từ
trạng thái này sang trạng thái khác.
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để
giải thích về sự thay đổi trạng thái đó.
+ GV mời 1 nhóm trình bày, kết hợp với
trình chiếu mô hình động về sự thay đổi
cấu tạo.
9
10
11
12
13
14
Hoạt động 4 : tính chất hoá học.
+ GV kiểm tra lại kiến thức cũ : trong
nhóm VIA, điểm khác nhau giữa nguyên
tố oxi và các nguyên tố khác là gì ?
Vậy nguyên tố lưu huỳnh có những số oxi
hóa nào ? Từ đó dự đoán tính chất hóa
học cơ bản của đơn chất lưu huỳnh?
+ GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đốt
cháy sắt trong lưu huỳnh , HS xem phim
thí nghiệm S tác dụng với Zn, với H2.
Trong mỗi thí nghiệm, HS nêu hiện
tượng và viết phương trình phản ứng.
+ GV mở rộng : ngoài những kim loại
trên, có một kim loại có thể tác dụng với
S ở nhiệt độ thường ? Đó là kim loại nào
? Người ta ứng dụng phản ứng này vào
việc gì ? thu hồi thủy ngân nếu bị bể
nhiệt kế.
+ GV yêu cầu HS tính số oxi hóa GV
hỏi : trong những phản ứng trên, đơn
chất S đang thể hiện tính chất gì ?
+ Tương tự cho phần lưu huỳnh tác dụng
với phi kim.
Hoạt động 5 : ứng dụng và sản xuất.
+ GV đàm thoại gợi mở để HS nêu lên
những ứng dụng của lưu huỳnh .
+ HS trình bày những ví dụ cụ thể về ứng
dụng của lưu huỳnh mà các em sưu tập
được.
+ GV cho HS xem mô hình động của quá
trình khai thác lưu huỳnh theo phương
pháp vật lí.
+ GV đàm thoại gợi mở để HS nêu lên
nguyên tắc của phương pháp vật lí .
+ GV đàm thoại gợi mở để HS nêu
phương pháp tách S từ các khí thải.
+ GV lưu ý với HS đốt cháy H2S trong
điều kiện thiếu không khí mới thu được
15
16
S, còn dư hay đủ sẽ tạo ra SO2.
Hoạt động 6 : củng cố và dặn dò.
+ Củng cố bằng BT 3/172 sgk.
+ Về nhà làm BT 4/172 sgk.
Bài 50 : CÂN BẰNG HOÁ HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức :
- Học sinh biết được thế nào là phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và hằng
số cân bằng.
- Học sinh hiểu về trạng thái cân bằng hoá học, các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng
hoá học.
2. Về kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát và giải thích hiện tượng .
- Rèn kỹ năng dự đoán sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng khi thay đổi các yếu
tố bên ngoài.
- Rèn kỹ năng làm bài tập về KC.
3. Về tình cảm thái độ : Qua việc nắm được các yếu tố ảnhhưởng đến cân bằng hoá học
đó và hiểu rằng người ta vận dụng những kiến thức đó trong thực tế sản xuất như thế
nào , học sinh nhận thức được hoá học luôn gắn liền với thực tế và cảm thấy yêu thích
môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 2 ống nghiệm nút chặt chứa khí NO2, 1 chậu nước đá.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : dạy học theo hoạt động, nghiên cứu, đàm thoại gợi mở.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
Slide NỘI DUNG TIẾN TRÌNH
1
Hoạt động 1 : phản ứng một chiều,
phản ứng thuận nghịch và cân bằng
hoá học
GV đưa ra 3 ví dụ về 3 phản ứng.
+ Ví dụ 1, cho dd AgNO3 vào dd HCl,
phản ứng có xảy ra không ? Sau phản ứng
còn lại ion nào ? Phản ứng này được gọi
là phản ứng một chiều .
+ Ví dụ 2 : cho dd KNO3 vào dd HCl,
2
3
4
5
phản ứng có xảy ra không ? Dung dịch
lúc sau chứa những ion nào ? Ta nói phản
ứng này không xảy ra.
+ Ví dụ 3 : cho vào bình kín khí H2 và I2,
tăng nhiệt độ và thêm chất xúc tác để
phản ứng xảy ra ? Quan sát kĩ mô hình
minh hoạ phản ứng, ta thấy phản ứng xảy
ra như thế nào ? phân tử H2 va chạm I2
tạo thành 2 HI, nhưng 2 phân tử HI khác
lại va chạm nhau tạo lại H2 và I2 . Vậy sau
một thời gian trong bình chứa những chất
nào H2 , I2 và HI. Phản ứng này được
gọi là phản ứng thuận nghịch. Vậy phản
ứng thuận nghịch là gì ? Khác phản ứng
một chiều như thế nào ?
+ GV giới thiệu về qui ước chiều thuận và
chiều nghịch.
Hoạt động 2 : cân bằng hoá học
+ GV lấy ví dụ phản ứng H2 và I2 : giả sử
ban đầu cho 1 mol H2 và 1 mol I2 vào
bình. Lúc này HI đã được sinh ra chưa,
vậy vận tốc phản ứng nghịch là bao nhiêu
? Còn vận tốc phản ứng thuận thì như thế
nào ? biểu diễn trên dồ thị, v nghịch là
0, v thuận lớn nhất.
+ Khi phản ứng đã xảy ra một lúc, thì
nồng độ các chất thay đổi như thế nào ?
vận tốc phản ứng thuận và phản ứng
nghịch thay đổi như thế nào ?
+ Người ta thấy, sau một thời gian vẫn
duy trì điều kiện nhiệt độ và xúc tác để
phản ứng xảy ra thì nồng độ các chất
không còn thay đổi nữa, [H2] = [I2] =
0,107 ; [HI] = 0,786. Tại sao nồng độ các
chất không thay đổi nữa ? Có phải phản
ứng đã dừng lại không ? vì vận tốc
thuận = vận tốc nghịch, có bao nhiêu mol
HI được sinh ra lại có bấy nhiêu mol HI
bị phân huỷ lại thành H2 và I2. Trạng thái
này được gọi là trạng thái cân bằng hoá
học. Vậy trạng thái cân bằng hoá học là
gì ?
+ GV lưu ý đây là cân bằng động, so sánh
6
7
8
9
với cân bằng tĩnh của mực nước trong
bình chữ U.
Hoạt động 2 : hằng số cân bằng
+ GV sử dụngbảng số liệu của phản ứng
N2O4 (k) 2NO2 trong sách giáo khoa,
yêu cầu học sinh tính tỉ số
][
][
42
2
2
ON
NO ở các
thí nghiệm khác nhau sử dụng nồng độ
ban đầu của NO2 và N2O4 khác nhau.
học sinh rút ra nhận xét rằng tỉ số đó
một hằng số không đổi, GV giới thiệu đó
hằng số cân bằng của phản ứng, hằng số
này không đổi khi thay đổi nồng độ các
chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi khi
thay đổi nhiệt độ.
+ GV viết phản ứng tổng quát, yêu cầu
học sinh khái quát hoá công thức KC .
Hoạt động 3 : khái niệm về sự
chuyển dịch cân bằng hoá học
+ Gv cho học sinh biết trong ống nghiệm
chứa khí NO2 tồn tại cân bằng 2NO2 (k)
N2O4 (k).
+ GV làm thí nghiệm, HS quan sát và nêu
hiện tượng
+ Gv hỏi : Ống nghiệm chứa hỗn hợp khí
ở nhiệt độ bình thường, màu sắc không
đổi nghĩa là đang ở trạng thái cân bằng 1.
Gọi nồng độ NO2 lúc này là C1, N2O4 là
C1’. Khi ngâm vào nước đá nghĩa là làm
nhiệt độ thay đổi như thế nào ? Màu của
hỗn hợp khí nhạt đi chứng tỏ điều gì ?
nồng độ NO2 đã giảm đi, còn nồng độ
N2O4 đã tăng thêm. Sau khi ta ngâm một
thời gian, màu hỗn hợp khí đã nhạt đi và
không thay đổi nữa nghĩa là sao phản
úng đạt trạng thái cân bằng khác. Quá
trình này được gọi là sự chuyển dịch cân
bằng hóa học ? vậy sự chuyển dịch cân
bằng hóa học nghĩa là gì ? phản ứng
trong ví dụ trên chuyển dịch theo chiều
nào ? chiều thuận.
Hoạt động 4 : các yếu tố ảnh hưởng
đến cân bằng hoá học
10
11
12
13
14
+ GV đưa các ví dụ, yêu cầu HS viết
công thức KC. Đàm thoại gợi mở để HS
suy luận về sự chuyển dịch cân bằng khi
thay đổi các điều kiện.
+ Sau đó, GV tổng kết lại và giới thiệu
nguyên lí chuyển dịch cân bằng mà của
nhà bác học Le Chaterlier.
+ GV hỏi ‘Chất xúc tác có vai trò gì ? Có
ảnh hưởng tới chuyển dịch cân bằng
không ?’
Hoạt động 4 : ý nghĩa của tốc độ
phản ứng và cân bằng hoá học trong
sản xuất hoá học
+ GV đưa ra ví dụ về quá trình sản
xuất SO3 và NH3 , yêu cầu hs dựa trên
hiểu biết về sự chuyển dịch cân băng
để đưa ra điều kiện phản ứng tối ưu.
Hoạt động 5 : củng cố & dặn dò
+ Củng cố bằng bài tập 4,5/213 sgk
+ Về nhà làm bài tập 7,8,9,10/213 sgk.
Ôn tập lại chương chương 7 chuẩn bị
kiểm tra.
PHỤ LỤC 3 : MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
VỀ VIỆC THIẾT KẾ & SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
(Xin quý thầy cô đánh chéo vào những ô mà thầy cô đồng ý. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô !)
1. Theo quý thầy cô, sử dụng giáo án điện tử có những LỢI ÍCH gì ?
Giúp giờ học sinh động, hấp dẫn nhờ việc đưa thêm vào hình ảnh, âm thanh .....
Giúp giáo viên đỡ mất thời gian viết bảng . ...........................................................
Giúp cho học sinh hoạt động tích cực hơn .............................................................
Ý kiến khác : ..........................................................................................................
................................................................................................................................
2. Theo quý thầy cô, thế nào là giáo án điện tử hay ?
Nội dung chính xác, bảo đảm kiến thức cơ bản, trọng tâm bài giảng....................
Sử dụng màu sắc đẹp, nhiều phông chữ, nhiều hiệu ứng cho sinh động lạ mắt ....
Càng nhiều hình ảnh, phim tư liệu càng hay..........................................................
Ý kiến khác : ...........................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
3. Trong thực tế, quý thầy cô có thường hay sử dụng giáo án điện tử không ?
Rất thường xuyên (tôi đã có một hệ thống các giáo án điện tử khá đầy đủ) ..........
Khá thường xuyên (ngoài những tiết thao giảng, tôi có sử dụng những
bài đã soạn sẵn)......................................................................................................
Không thường xuyên (chỉ dùng khi lên tiết tốt) ......................................................
Không sử dụng. .......................................................................................................
4. Quý thầy cô không thường xuyên sử dụng giáo án điện tử là vì việc dùng giáo án điện tử
có những NHƯỢC ĐIỂM gì ?
Không có thời gian để soạn giáo án. ......................................................................
Đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ tin học, ngoại ngữ nhất định ....................
Trường không đủ cơ sở vật chất (khó đăng kí phòng nghe nhìn …) ......................
Ý kiến khác : ...........................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5. Quý thầy cô đánh giá như thế nào về khả năng phát huy tính tích cực của người học của
những phương pháp nào sau đây? Trong đó, quý thầy cô thường dùng phương pháp nào
trong việc soạn giáo án điện tử (GAĐT) ?
Phương pháp
Phát huy
TỐT tính
tích cực của
người học
Phần nào
phát huy
được tích
cực …
KHÔNG
phát huy
được tích
cực …
Tôi chưa hiểu
lắm về
phương pháp
này.
Tôi thường
dùng phương
pháp này
trong GAĐT.
Thuyết trình.
Đàm thoại.
Trực quan.
Bài tập hoá học.
Nghiên cứu.
Dạy học bằng hoạt động.
Dạy học cộng tác trong
nhóm nhỏ.
Dạy học theo quan điểm
kiến tạo – tương tác.
Dạy học nêu vấn đề.
Grap dạy học.
Algorit dạy học.
Semina.
Dự án.
Sử dụng trò chơi
Nếu có thể, xin quý thầy cô vui lòng cho biết mình dạy ở trường nào ?
Tôi dạy ở trường ........................................................................................................................................
Một lần nữa, xin chân thành quý thầy cô đã giúp thực hiện phiếu xin ý kiến này ! Kính
chúc quý thầy cô mạnh khoẻ và hoàn thành tốt công tác của mình !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90101-LVHH-PPDH009.pdf