MS: LVVH-PPDH036
SỐ TRANG: 124
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI TRI ÂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỐI THOẠI
1.1. Đối thoại:
1.2. Đối thoại trong dạy học
1.3. Đối thoại trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm văn chương
1.4. Đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI
2.1. Đối thoại và các phương pháp dạy học văn truyền thống
2.1.1. Đọc văn
2.1.2. Phân tích nêu vấn đề
2.1.3. Đối thoại gợi mở
2.1.4. Bình văn bình thơ
2.2. Thiết kế giờ dạy học văn theo đặc trưng đối thoại
2.2.1. Thảo luận
2.2.2. Tưởng tượng
2.2.3. Đóng vai tác giả
2.2.4. Đóng vai nhân vật
2.2.5. Ghi nhật kí văn học
2.3. Thiết kế giờ dạy học truyện ngắn “Chí phèo” theo hướng đối thoại
2.3.1. Đối thoại về tác giả
2.3.2. Đối thoại về tác phẩm
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Yêu cầu thực nghiệm
3.3. Địa bàn, đối tượng và bài dạy thực nghiệm
3.3.1. Địa bàn và học sinh thực nghiệm
3.3.2. Bài dạy thực nghiệm
3.4. Thời gian và quá trình dạy thực nghiệm
3.4.1. Thời gian, quy trình thực nghiệm
3.4.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm
3.5. Giáo án thực nghiệm
3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị
3.5.2. Giáo án
CHÍ PHÈO (NAM CAO)
3.6. Tổ chức thực nghiệm
3.6.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm
3.6.2. Theo dõi tiến trình giảng dạy thực nghiệm
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.7.1. Kết quả thực nghiệm
3.7.2. Nhận xét tiết thực nghiệm
3.7.3. Nhận xét kết quả điều tra giáo viên và học sinh
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC TÀI LIỆU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG - CHÍ PHÈO (Nam Cao)
PHỤ LỤC 2: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI “CHÍ PHÈO”
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN - BÀI “CHÍ PHÈO”
PHỤ LỤC 4: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8225 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế giờ học tác phẩm Chí phèo theo hướng đối thoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: - Hỏi học sinh phần chuẩn bị ở
nhà và trang bị cho học sinh những
kiến thức cần thiết về tác giả (Nam
Cao), thể loại (truyện ngắn), tác phẩm
(Chí Phèo) nhằm chuẩn bị nhận thức
và tâm thế đọc - hiểu, thâm nhập văn
bản.
HS: Trình bày phần chuẩn bị
GV: Nhận xét: Đa số các em trang bị
kiến thức về tác giả (Nam Cao) dựa
vào bài Nam Cao trong SGK Ngữ
Văn 11, tập 1; Các em trang bị khá tốt
kiến thức về thể loại (truyện ngắn) và
thu thập được tư liệu về tác phẩm (Chí
Phèo) từ sách tham khảo, thông tin
trên mạng internet... tuy nhiên kiến
thức còn tản mạn, chưa bao quát, hệ
thống.
Nhấn mạnh những nội dung chính:
- Về tác giả:
Tư tưởng cốt lõi trong quan niệm
nghệ thuật của nhà văn: nghệ thuật vị
nhân sinh.
Thành tựu văn học: các đề tài, sáng
tác chính; giá trị tư tưởng nổi bật (hiện
thực và nhân đạo với những biểu hiện
mới mẻ, sâu sắc) trong những tác
phẩm viết về đề tài người nông dân và
I. TÌM HIỂU CHUNG
người trí thức nghèo.
Đặc trưng nổi bật về phong cách nghệ
thuật của Nam Cao trước Cách mạng:
khám phá “con người trong con
người”; thủ pháp độc thoại nội tâm;
giọng điệu riêng (buồn thương chua
chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy
thương cảm).
- Về thể loại:
Chí Phèo là tác phẩm có dung lượng
của tiểu thuyết nhưng Nam Cao đã
dồn nén tất cả vào trong một truyện
ngắn.
- Về tác phẩm :
Chí Phèo là truyện về nhiều “người
thật” và “việc thật” ở làng Đại Hoàng,
quê tác giả, tuy không phải tất cả đều
thật, mà tác giả vẫn sử dụng quyền hư
cấu của người nghệ sĩ.
Làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí
Phèo là hình ảnh chân thực thu nhỏ
của xã hội nông thôn Việt Nam đương
thời. Đó là không gian nghệ thuật của
truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt
động. Nơi mâu thuẫn giai cấp gay gắt,
âm thầm mà quyết liệt, không khí tối
tăm, ngột ngạt giữa: nội bộ bọn cường
hào; đặc biệt là mâu thuẫn gay gắt
giữa bọn địa chủ cường hào thống trị
với người nông dân lao động bị áp
bức bóc lột.
GV: Tác phẩm văn học là sản phẩm
tinh thần của nhà văn. Đặt tên cho
“đứa con tinh thần”, nhà văn luôn kín
đáo thể hiện những dụng ý nghệ thuật
nhất định. Anh (chị) hãy cho biết
những tên gọi khác nhau của tác
phẩm Chí Phéo và thử lí giải vì sao
Nam Cao không giữ tên gọi cũ hay sử
dụng nhan đề do nhà xuất bản đặt?
GV chia thành từng nhóm 4 học sinh
thảo luận, thống nhất ý kiến dựa trên
phần chuẩn bị ở nhà và trình bày vấn
đề. (GV đặt những câu hỏi dẫn dắt tùy
tình hình lớp).
Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện
như thế nào trong tác phẩm? Cách
xuất hiện ấy gợi suy nghĩ về cuộc sống
của con người?
HS: Hình ảnh “cái lò gạch cũ xuất
hiện ở đầu tác phẩm gắn với sự ra đời
của Chí Phèo và trở lại ở cuối tác
phẩm qua hình ảnh “cái lò gạch cũ”
thoáng hiện trong suy nghĩ Thị Nở nơi
sẽ có một Chí Phèo con ra đời. Như
vậy, hình ảnh “cái lò gạch cũ” thể
hiện một cuộc sống quẩn quanh, bế
tắc, không lối thoát của người nông
dân trước Cách mạng.
Nhan đề “Cái lò gạch cũ” có phù hợp
với nội dung tác phẩm không? Lí giải
tại sao tác giả không dùng tên gọi
này? (Câu hỏi này chỉ một số học sinh
khá, giỏi trả lời được. Đa phần GV
phải gợi ý, dẫn dắt các em phát hiện.)
HS: Tên gọi này phù hợp với nội dung
1. Nhan đề tác phẩm:
- Truyện ngắn “Chí Phèo” nguyên có tên là
“Cái lò gạch cũ” Cuộc sống quẩn quanh,
bế tắc.
nhưng thiên về cái nhìn bi quan và
làm người đọc thấy rằng quá trình tha
hóa là mạch vận động chính của tác
phẩm. Trên thực tế, tác giả đã dùng tài
năng, tâm huyết, bút lực để miêu tả
chặng đường thức tỉnh, hoàn lương
của Chí Phèo, qua đó thể hiện tư
tưởng nhân đạo sâu sắc.
Nhan đề “Đôi lứa xứng đôi” gợi cho
ta nghĩ đến điều gì, có khái quát được
giá trị chủ đề của tác phẩm không?
Tên gọi đó cho thấy cách tiếp cận tác
phẩm như thế nào của một bộ phận
người đọc?
HS: “Đôi lứa xứng đôi” là nhan đề do
nhà xuất bản đặt dựa vào mối tình
giữa Chí Phèo “con quỷ dữ của làng
vũ đại” và Thị Nở người đàn bà “xấu
ma chê quỷ hờn”. Tên gọi này mang
tính giật gân, gợi sự tò mò, có thể làm
một số người đón nhận, thưởng thức
một cách thích thú nhưng hời hợt và
sai lạc.
Nhan đề “Chí Phèo” có ý nghĩa gì
trong việc thể hiện nội dung, chủ đề
của tác phẩm?
HS: Nhận ra Chí Phèo là tên của nhân
vật chính, một nhân vật điển hình
trong tác phẩm, có ý nghĩa khái quát
nội dung, chủ đề tác phẩm.
Có học sinh còn phát hiện thêm: Nam
Cao đổi tên truyện thành Chí Phèo
như ông đã từng đặt tên cho nhiều tác
- Khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới,
Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự ý đổi tên là
“Đôi lứa xứng đôi” Tên do nhà xuất bản
đặt để câu khách, gợi tính bản năng.
- Đến khi in lại trong tập “Luống cày” (Hội
văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Hội, 1946),
tác giả đặt lại tên là “Chí Phèo” Một nhân
vật điển hình, một khái quát cao về số phận
con người trong xã hội đương thời.
phẩm khác bằng cách lấy tên nhân vật
chính: Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo...
GV: Nhận xét, khái quát.
HS: Gạch SGK, bổ sung một cách
ngắn gọn ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
GV: Yêu cầu học sinh cho biết đề tài
sáng tác của truyện ngắn “Chí Phèo”
- Nam Cao?
HS: Truyện ngắn “Chí Phèo” viết về
đề tài người nông dân nghèo trong xã
hội cũ.
GV: Có lời nhận định: “Trong văn
học đương thời, Nam Cao - cùng Ngô
Tất Tố xứng đáng được coi là nhà
văn của nông dân”. Anh (chị) hiểu
như thế nào về ý nghĩa của danh hiệu
đó?
GV chia thành từng nhóm 4 học sinh
thảo luận, thống nhất ý kiến dựa trên
phần chuẩn bị ở nhà. Đại diện các
nhóm trình bày, bổ sung và hoàn thiện
vấn đề.
HS: Mỗi tác phẩm của Nam Cao ở đề
tài này là một câu chuyện chân thực,
cảm động về cuộc đời khốn cùng, bi
thảm của người nông dân trong xã hội
nông thôn đương thời. Họ phải sống
triền miên trong bần cùng, tăm tối; bị
đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn
nhẫn, đặc biệt là bị tha hóa, lưu manh
hóa (Cu Lộ trong Tư cách mõ; Đức
trong Nửa đêm; Binh Chức, Năm Thọ,
Chí Phèo trong Chí Phèo). Qua số
2. Đề tài:
- Truyện “Chí Phèo” thuộc đề tài người nông
dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp
tàn nhẫn, đặc biệt là bị tha hóa, lưu manh hóa.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật:
- Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa
trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhận. Chí Phèo được
người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm
canh điền ở nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá
Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám
phận của họ, ông đã lên án xã hội chà
đạp nhân phẩm con người, đồng thời,
đã đứng ra bênh vực họ ngay khi họ bị
nhục mạ một cách bất công, độc ác. ở
đề tài này, so với Tắt Đèn của Ngô
Tất Tố, cả Bước đường cùng của
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao có
những khám phá mới mẻ, có chiều sâu
riêng, đạt tới giá trị phê phán và nhân
đạo sâu sắc.
GV: Nhận xét, khái quát.
GV: Vì truyện khá dài nên chủ yếu
HS phải tự đọc ở nhà. Trên lớp, giáo
viên hướng dẫn đọc chọn lọc một vài
đoạn (đoạn mở đầu, đoạn lần đầu Chí
Phèo đến nhà Bá Kiến sau khi ở tù về,
đoạn gặp Thị Nở, đoạn kết... ). GV
kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của
học sinh (toàn văn bản và đoạn trích)
và kết hợp củng cố kĩ năng tóm tắt
văn bản tự sự cho học sinh. Yêu cầu 1
học sinh (khá, giỏi) đọc phần tóm tắt
tác phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí
Phèo và 1 học sinh tóm tắt theo bố cục
đoạn trích.
HS: Đọc phần tóm tắt tác phẩm của
mình.
GV: Nhận xét và khái quát những nội
dung chính.
HS: Tự ghi vào vở những ý chính theo
bố cục đoạn trích hoặc những nét
chính trong cuộc đời nhân vật Chí
Phèo.
năm ở tù trở về, từ một người hiền lành,
lương thiện. Chí Phèo đã trở thành con quỷ
dữ của làng Vũ Đại, trở thành tay sai cho Bá
Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau đó, Chí
Phèo gặp được Thị Nở, dần dần bản chất
lương thiện trong Chí Phèo trỗi dậy. Chí Phèo
mong muốn Thị Nở giúp mình trở lại cuộc
sống bình thường nhưng không được vì bị thị
cự tuyệt. Quá đau đớn, uất ức, Chí Phèo uống
rượu, cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá
Kiến và tự kết liễu đời mình.
Tóm tắt theo bố cục đoạn trích:
- Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”.
- Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt
ăn vạ.
- Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và
sự săn sóc của Thị Nở.
- Thị Nở từ chối Chí Phèo.
- Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương
thiện, giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
- Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh
thoáng hiện cái lò gạch cũ.
GV: Qua số phận bi thảm của nhân
vật Chí Phèo, Nam Cao muốn phản
ánh, thể hiện điều gì?
HS: Qua số phận bi thảm của nhân vật
Chí Phèo, Nam Cao muốn phản ánh
hiện thực xã hôi đương thời và thể
hiện cái nhìn nhân đạo của mình.
GV: Như chúng ta đã biết về ý nghĩa
của nhan đề tác phẩn Chí Phèo. Chí
Phèo là nhân vật trung tâm, điển hình,
có ý nghĩa khái quát nội dung, chủ đề
tác phẩm. Vì vậy, để hiểu được nội
dung, chủ đề của văn bản tác phẩm,
chúng ta cần tập trung làm rõ Hình
tượng nhân vật Chí Phèo. Trước tiên
là sự xuất hiện độc đáo của hình tượng
Chí Phèo.
GV: Yêu cầu HS tái hiện và phát hiện
để làm rõ ý kiến: Mở đầu tác phẩm,
Nam Cao đã khắc họa Chí Phèo “chết
ngay khi còn sống” (Hãy cho biết:
Chí Phèo đã xuất hiện độc đáo như
thế nào trong đoạn văn mở đầu thiên
truyện? - Những đối tượng nào được
đề cập trong tiếng chửi của Chí
Phèo? Phản ứng của những đối tượng
bị chửi? Nhận xét?).
HS: Tái hiện hình ảnh Chí Phèo và
phát hiện sự độc đáo trong cách xuất
hiện của nhân vật:
- Chí Phèo say rượu, “hắn vừa đi vừa
chửi”: Chửi trời; Chửi đời; Chửi làng
4. Chủ đề:
Qua số phận bi thảm của nhân vật Chí Phèo,
Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà
đạp lên nhân phẩm con người. Tác giả đã
vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn
đương thời, tình trạng tha hóa phổ biến trong
xã hội vô nhân đạo, niềm tin vào bản chất
lương thiện của con người.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
a. Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng Chí
Phèo:
- Tiếng chửi (d/c: tr.178, 179/SGK) được
miêu tả từ đầu truyện một cách bất ngờ
giới thiệu nhân vật chính một cách ấn tượng,
độc đáo (Chí Phèo hiện ra vừa cụ thể, vừa
sinh động).
Vũ
Đại. Chửi đứa nào không chửi nhau
với hắn; Chửi đứa nào đẻ ra Chí
Phèo.
- Điều lạ lùng ở chỗ Chí chửi nhưng
không ai nghe chửi, không ai lên
tiếng, không ai phản ứng dường
như họ không thấy người chửi tồn tại -
Chí Phèo chết ngay khi còn sống.
GV: Có ý kiến cho rằng, Nam Cao đã
chọn được một cách vào truyện vừa
đặc sắc, vừa hiệu quả. Theo anh (chị),
vì sao có thể khẳng định như vậy? (ở
câu hỏi này, GV phải hướng dẫn học
sinh phát hiện: cách vào truyện; ngôn
ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng chân
dung nhân vật, giọng điệu của Nam
Cao và yêu cầu học sinh tìm dẫn
chứng minh họa).
HS: Nam Cao đã chọn được một cách
vào truyện vừa đặc sắc, vừa hiệu quả
vì:
- Cách vào truyện độc đáo, tạo được
ấn 1 tượng về nhân vật chính, Chí
Phèo hiện ra vừa cụ thể, vừa sinh
động.
- Ngôn ngữ kể chuyện, dựng chân
dung nhân vật đặc sắc (giới thiệu hình
tượng nhân vật bằng ngôn ngữ tác giả,
người kể chuyện, nhân vật); trần thuật
linh hoạt (lúc theo điểm nhìn tác giả
“Hắn vừa đi vừa chửi”, lúc theo điểm
nhìn nhân vật “Tức thật! Ờ Thế này
- Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng chân
dung nhân vật đặc sắc; giọng điệu phong phú,
biến hóa, lúc tách bạch, lúc đan xen.
thì tức thật”... ); giọng điệu phong
phú, biến hóa, lúc tách bạch, lúc đan
xen (giọng miêu tả, bình luận của nhà
văn “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong
là hắn chửi”...; giọng người dân làng
Vũ Đại “Chắc nó trừ mình ra”; giọng
Chí Phèo “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu
không?”; đan xen giọng người kể và
giọng nhân vật “Đã thế, hắn phải chửi
cha đứa nào không chửi nhau với
hắn”...).
GV: Anh (chị) có nhận xét và suy nghĩ
gì về ý nghĩa của tiếng chửi đó?
HS: Có em trả lời đó là tiếng chửi của
một kẻ say, một kẻ đã bị lưu manh sau
khi ở tù về, hễ rượu xong là chửi.
Có em đã phát hiện rằng: Đó là tiếng
chửi của một kẻ say nhưng cũng vẻ
tỉnh táo (vì tiếng chửi ấy có lớp lang).
Trong tiếng chửi dường như Chí Phèo
ý thức được mình rất cô độc trên cõi
đời.
GV: Khái quát: Đó là tiếng chửi của
một kẻ say (vu vơ, mơ hồ) nhưng
cũng có cái gì tỉnh táo vì đối tượng
của tiếng chửi từ chung chung, khái
quát, trừu tượng, đến ngày càng cụ thể
liên quan hơn đến Chí Phèo - đối
tượng ấy chính là cái xã hội sinh ra
kiếp sống Chí Phèo. Vì vậy, tiếng
chửi thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng
cực của Chí Phèo.
GV: Định hướng tìm hiểu văn bản qua
Đằng sau chân dung kẻ say rượu, đằng sau
tiếng chửi ấy là sự vật vã của một linh hồn
đau đớn, tuyện vọng đang cảm nhận thấm thía
nỗi khốn khổ của thân phận, là tiếng chửi uất
hận, bất mãn chống lại xã hội, chống lại số
phận, là phương tiện giao tiếp rất đặc biệt của
Chí Phèo. Qua đó đã hé ra tình trạng bi đát
của Chí Phèo: hắn bị đẩy bật ra khỏi loài
người, tồn tại vật vờ bên lề xã hội.
hình tượng nhân vật Chí Phèo trong
mối liên hệ với Bá Kiến và Thị Nở:
Các mối quan hệ Bá Kiến - Chí Phèo,
Thị Nở - Chí Phèo trong truyện có ý
nghĩa gì trong việc thể hiện bi kịch
cuộc đời của Chí Phèo? (GV định
hướng, dẫn dắt học sinh trả lời).
HS: Ý nghĩa của các mối quan hệ:
- Bá Kiến - Chí Phèo: là mối quan hệ
để Nam Cao trực tiếp thể hiện bi kịch
bị tha hóa và gián tiếp làm bộc lộ bi
kịch bị từ chối quyền làm người của
Chí Phèo.
- Thị Nở - Chí Phèo: là quan hệ trực
tiếp thể hiện phần nhân tính chìm
khuất cũng như bi kịch bị từ chối
quyền làm người của Chí Phèo.
GV: Khái quát bi kịch cuộc đời của
Chí Phèo, rồi dẫn dắt học sinh tìm
hiểu: quá trình diễn ra bi kịch và tác
nhân gây ra bi kịch.
GV: Yêu cầu học sinh tái hiện quá
trình Chí Phèo bị tha hóa? (Trước khi
ở tù, sau khi ở tù? Tìm dẫn chứng
minh họa?)
HS: Huy động kiến thức về văn bản
Chí Phèo đã đọc ở nhà, chỉ ra:
- Trước khi ở tù, Chí là người nông
dân hiền lành, lương thiện và biết tự
trọng: từng có một ước mơ giản dị
“một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc
mướn, cày thuê. Vợ dệt vải. Chung lại
bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng.
b. Bi kịch bị tha hóa:
Quá trình bị tha hóa:
* Trước khi đi tù:
- Chí Phèo là người nông dân hiền lành,
lương thiện và biết tự trọng (d/c: tr.182, 184/
SGK).
Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
làm”; thấy “nhục” khi bị bà Ba gọi
đến “bóp chân”, “hắn vừa làm vừa
run”.
- Sau khi ở tù:
+ Chí Phèo bị hủy hoại về nhân hình:
“Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo
trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất
cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông
gớm chết!... Cái ngực phanh, đầy
những nét chạm trổ rồng phượng với
một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh
tay cũng thế”...
+ Chí Phèo bị hủy hoại về nhân tính:
Trở về làng, Chí Phèo trở thành kẻ
“hung hăng”, “liều lĩnh”: “rượu
xong là hắn chửi”, “dọa nạt hay cướp
giật”, làm cho người ta sợ”, chuyên
“rạch mặt ra ăn vạ”...
+ Về làng hôm trước, hôm sau Chí
đến nhà Bá Kiến để “đòi nợ, ăn vạ”
nhưng bị Bá Kiến mua chuộc; trở
thành tay sai, nô lệ của Bá Kiến; trở
thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
GV: Nhận xét, khái quát.
GV: Tại sao nói Chí Phèo đã bị lão
cường hào ác bá (Bá Kiến) và nhà tù
thực dân làm cho tha hóa (hay “lưu
manh hóa “) ? Tìm dẫn chứng minh
họa? (Yêu cầu học sinh tìm những chi
tiết Nam Cao khắc họa về nhân vật Bá
Kiến? Nhận xét về nhân vật Bá Kiến
và ngòi bút của Nam Cao?) (Ở câu
* Sau khi ở tù:
- Chỉ vì một cơn ghen vô cớ, Bá Kiến đẩy Chí
Phèo vào tù. Ở nhà tù thực dân 7, 8 năm trở
về, Chí Phèo đã trở thành một thằng lưu
manh, bị biến dạng về nhân hình (d/c:
tr.179/SGK), lẫn nhân tính (d/c: tr.178- 183,
185/SGK) và trở thành “con quỷ dữ của làng
Vũ Đại” (d/c: tr. 179 – 181/SGK).
hỏi này: GV gợi ý, dẫn dắt, cung cấp
thêm thông tin; học sinh trả lời, bổ
sung, hoàn thiện vấn đề).
HS: Bá Kiến là một nhân vật phản
diện được Nam Cao tập trung khắc
họa sinh động, đầy ấn tượng:
- Bá Kiến là một kẻ già đời trong nghề
bóc lột: bản thân từng làm “lí trưởng
rồi chánh tổng, bây giờ đến một con
cụ làm lý trưởng”; đầy những âm
mưu thâm độc trong việc cai trị kẻ
khác: “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ
hai sợ kẻ cố cùng liều thân”, “mềm
nắn, rắn buông”, “dùng thằng đầu bò
trị thằng đầu bò”, “nắm lấy đứa có
tóc, ai bám thằng trọc đầu” ...
- Tính chất gian hùng của Bá Kiến bộc
lộ rõ trong cách đối xử với Chí Phèo:
vì một cơn ghen vô cớ, Bá Kiến đẩy
Chí Phèo vào tù, rồi lại xử nhũn, biến
Chí Phèo thành công cụ để thanh toán
những kẻ đối nghịch.
- Nam Cao đã sử dụng những chi tiết
đặc biệt để tô đậm tính cách Bá Kiến:
có tiếng quát “rất sang”, có “tiếng
cười giòn giã” và bản thân cụ tự hào
“hơn người cũng bởi cái cười”; cách
Bá Kiến thay đổi thái độ: “quát” mấy
bà vợ; “dịu giọng” với bọn người
làng; “cười nhạt”, “đổi giọng thân
mật” với Chí Phèo...
Dưới ngòi bút Nam Cao, bá kiến
hiện lên là một tay địa chủ gian hùng,
Tác nhân:
- Bá Kiến tiêu biểu cho bộ mặt tàn ác, xấu xa
của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn Việt
Nam lúc bấy giờ. Chính Bá Kiến – một tay
địa chủ gian hùng, một “lão cáo già”, một kẻ
“khôn róc đời” – và nhà tù thực dân đã biến
Chí Phèo – một nông dân hiền lành, lương
thiện – thành tên lưu manh, con quỷ dữ.
một “lão cáo già”, một kẻ “khôn róc
đời”, đáng sợ nhất là những nạn nhân
của Bá Kiến lại bị hắn biến thành
công cụ đắc lực để thanh toán những
kẻ đối nghịch. Bá Kiến tiêu biểu cho
bộ mặt tàn ác xấu xa của bọn cường
hào, địa chủ đã đẩy những người như
Chí Phèo vào con đường tha hóa.
GV: Nhận xét, khái quát.
GV: Có nhiều ý kiến cho rằng sự tha
hóa ở Chí Phèo là hiện tượng mang
tính quy luật. Anh (chị) hiểu nhận
định ấy thế nào? (Yêu cầu học sinh
huy động kiến thức về tác phẩm Chí
Phèo, kể cả những tác phẩm khác của
Nam Cao để trả lời - Câu hỏi dành cho
học sinh khá, giỏi).
HS: Chí Phèo không phải là trường
hợp bị tha hóa duy nhất. Trước Chí
Phèo có Năm Thọ, Binh Chức và biết
đâu sẽ có một “Chí Phèo con” lại
bước ra từ cái lò gạch cũ mà Thị Nở
đã thoáng hình dung để “nối nghiệp
bố”? Trong một số truyện ngắn khác,
Nam Cao cũng xây dựng những nhân
vật tương tự: Trạch Văn Đoành (Đôi
móng giò), Cu Lộ (Tư cách mõ), Đức
(Nửa đêm),...
GV: Từ những hiện tượng này, nhất là
hiện tượng Chí Phèo, anh (chị) có
nhận xét gì về ý nghĩa tư tưởng của
mạch truyện tha hóa và ý nghĩa khái
quát toát lên từ hình tượng nhân vật?
Sơ kết:
Chí Phèo có ý nghĩa điển hình – tiêu biểu cho
một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa trong
tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn Việt
Nam trước Cách mạng. Người dân lương
thiện bị đẩy vào con người lưu manh hóa, tội
lỗi, rất dễ bị bọn thống trị lợi dụng, dần biến
dạng về nhân hình lẫn nhân tính.
HS: Chí Phèo là nhân vật điển hình,
tiêu biểu cho những người nông dân
bị lưu manh hóa trong tình trạng xã
hội áp bức tàn khốc đương thời.
GV: Tổng hợp, khái quát.
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ: quá trình
Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm
người? (Thuở ấu thơ, lúc trưởng
thành, lúc ở tù về?).
HS: Thuở ấu thơ: Chí bị cha mẹ vứt
bỏ Lúc trưởng thành: Chí làm thuê,
sống kiếp trâu ngựa Khi ở tù ra:
Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ
Đại; gặp Thị Nở và có khát vọng hoàn
lương; giấc mộng làm người lương
thiện của Chí Phèo tan vỡ; giết kẻ thù
và tự kết liễu đời mình.
GV: Anh (chị) nhận xét thế nào về
nhân vật Thị Nở qua ngòi bút khắc
họa của Nam Cao? Tìm dẫn chứng
minh họa cho những nhận xét đó? (Ở
câu hỏi này: GV gợi ý, dẫn dắt, cung
cấp thêm thông tin; học sinh trả lời, bổ
sung, hoàn thiện vấn đề).
HS: Thị Nở - người đàn bà đẹp trong
một lốt xấu xí:
- Thị “xấu”, “dở hơi”, nghèo, là dòng
c. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
Quá trình bị cự tuyệt quyền làm người:
* Trước khi ở tù:
- Thuở ấu thơ:
+ Bị cha mẹ vứt bỏ “bên cái lò gạch bỏ
không”, trở thành một món hàng “chuyền tay
cho người làng nuôi” (d/c: tr.179/SGK).
- Hai mươi tuổi:
+ Chí làm thuê, sống kiếp trâu ngựa; đi ở cho
nhà Bá Kiến, Chí trở thành công cụ để thỏa
mãn mộng làm giàu của Bá Kiến và sự dâm
dục của bà Ba (d/c: tr.179/SGK).
* Sau khi ở tù:
- Từ một nông dân hiền lành, lương thiện, ở
tù ra, Chí trở thành tên lưu manh, con quỷ dữ
của làng Vũ Đại.
- Gặp Thị Nở và khát vọng hoàn lương của
Chí Phèo (d/c: tr.182 – 183/SGK):
+ Thị Nở tuy xấu xí nhưng có tấm lòng chân
thành, thị đã khiến bản chất lương thiện trong
Chí Phèo thức dậy.
dõi của nhà “có mả hủi”;
- Thị có tấm lòng chân thành: đối xử
với Chí Phèo như một con người; giúp
Chí nhận ra “cháo hành rất ngon” và
“đàn bà không có men như rượu cũng
làm người say”; thị biết lo toan,
thương hại, có phút “lườm”, “e lệ”
trong cảm giác tình yêu và trên tất cả
là “cái cười tin cẩn” với Chí.
GV: Chốt ý.
Một bước ngoặt lớn đã diễn ra trong
cuộc đời Chí đó là cuộc gặp gỡ với
Thị Nở trong đêm trăng thơ mộng nơi
vườn chuối. Những gì xảy ra trong
tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó và nó
có ý nghĩa như thế nào đối với Chí
Phèo? Tìm dẫn chứng minh họa?
HS: Những cảm xúc của Chí Phèo sau
cuộc gặp gỡ với Thị Nở:
- Lần dầu tiên, sau bao năm không
còn ý thức được bản thân, Chí Phèo
thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ
buồn”.
- Lần đầu tiên, sau bao năm tháng
chìm trong cơn say, Chí Phèo tỉnh táo
để nhận biết được những âm thanh đời
thường: “Tiếng chim hót ngoài kia vui
vẻ quá! Có tiếng cười nói của những
người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái
chèo đuôi cá”.
- Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời
mình: Nhớ lại những ước mơ từ xưa
và cảm thấy buồn, lo sợ khi “trông
+ Khát vọng hoàn lương của Chí Phèo –
Những nhận thức cùng những tình cảm, cảm
xúc rất người đã trở lại với Chí:
Chí Phèo thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ
buồn”.
Chí Phèo đã tỉnh táo để nhận biết được
những âm thanh đời thường.
Chí nhìn lại cuộc đời mình, những mơ ước
từ xưa làm hắn cảm thấy buồn, lo sợ.
Chí đón nhận bát cháo hành với thái độ
ngạc nhiên và xúc động.
Chí Phèo khao khát được làm người lương
thiện.
thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và
ốm đau, và cô độc”.
- Đón nhận bát cháo hành: Chí ngạc
nhiên, xúc động “mắt hình như ươn
ướt” và thưởng thức từng chút hương
vị bát cháo hành - hương vị tình yêu,
tình người lần đầu tiên Chí có được.
- Chí khao khát được làm người lương
thiện: “Trời ơi, hắn thèm lương thiện,
hắn muốn làm hòa với mọi người biết
bao”.
Gặp Thị Nở, những nhận thức cùng
những tình cảm, cảm xúc rất người đã
trở lại với Chí, Chí đang thức tỉnh và
bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp sống
người.
GV: Nguyên nhân nào giúp Chí Phèo
hồi sinh? Hãy rút ra bài học nhân
sinh mà nhà văn đã gửi gắm? (ở câu
hỏi này: GV gợi ý, dẫn dắt, cung cấp
thêm thông tin; học sinh trả lời, bổ
sung, hoàn thiện vấn đề).
HS: Nguyên nhân giúp Chí Phèo hồi
sinh:
- Bản chất của Chí Phèo vốn hiền
lành, lương thiện.
- Chính tình cảm chân thành của Thị
Nở đã làm thức tỉnh, hồi sinh bản chất
lương thiện trong con người chí. Nói
cách khác, Chí Phèo được tái sinh từ
“bát cháo hành” - bát cháo của tình
yêu thương từ Thị Nở.
* Bài học nhân sinh:
- Sống trên đời cần có sự quan tâm,
chia sẻ và tình cảm yêu thương giữa
con người với con người. Chính tình
yêu thương sẽ giảm bớt thù hận, gìn
giữ và nuôi dưỡng nhân tính, thậm chí
có sức mạnh cảm hóa con người.
GV: Sức mạnh của tình yêu đã thức
tỉnh phần nhân tính của một con
người bị sức đè của xã hội làm tha
hóa, biến chất. Nhưng giấc mộng làm
người lương thiện vỡ tan tành - Bà cô
Thị Nở phản đối, không cho thị lấy
Chí Phèo. Nhận xét diễn biến tâm
trạng Chí Phèo khi ấy? Tìm dẫn
chứng minh họa?
HS: Thị Nở cự tuyệt và tâm trạng của
Chí Phèo:
- Khi Thị Nở “trút vào mặt hẳn tất cả
lời bà cô”, hắn “ngẩn người”, “không
nói gì” rồi “đuổi theo thị, nắm lấy tay”
Chí ngạc nhiên, thất vọng nhưng
chưa tuyệt vọng bởi hắn lại như hít
thấy hơi cháo hành”.
- Khi bị Thị Nở dứt khoát cự tuyệt
“gạt ra, lại giúi thêm cho (hắn) một
cái” Chí thật sự đau đớn, thất vọng.
Chí lại uống rượu nhưng “càng uống
càng tỉnh ra”, “tỉnh ra, chao ôi buồn?”,
“Hắn ôm mặt khóc rưng rức”...
- Phẫn uất, tuyệt vọng, Chí Phèo cầm
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã thức tỉnh phần
người bấy lâu bị vùi lấp ở Chí, giúp Chí cởi
bỏ lớp “quỹ dữ” để sống lại làm người, khát
khao hoàn lương, lương thiện.
- Giấc mộng làm người lương thiện của Chí
Phèo tan vỡ khi bà cô Thị Nở phản đối, không
cho thị lấy Chí (d/c: tr. 185 –188/ SGK):
+ Chí Phèo đau đớn, thất vọng:
Khi Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau đớn, tìm
mọi cách níu kéo, Thị bỏ về, Chí chạy theo
“nắm lấy tay” Chí khao khát được làm
người lương thiện.
Trước thái độ dứt khoát của Thị Nở, Chí
Phèo thật sự đau đớn, thất vọng: Chí “uống
rượu”, “càng uống càng tỉnh”, “hắn ôm mặt
khóc rưng rức” Trong sâu thẳm tâm hồn,
Chí ý thức rất rõ về nỗi đau thân phận của kẻ
bị tha hóa.
+ Chí Phèo phẫn uất, tuyệt vọng:
Chí Phèo tuyệt vọng, đi đòi lương thiện:
giết Bá kiến, tự kết liễu đời mình Chí Phèo
chết bi thảm trong niềm khao khát làm người
lương thiện nhưng không thể trở lại cuộc sống
con người.
dao đi đòi lương thiện. Không đến nhà
Thị Nở như đã định, Chí Phèo đến nhà
Bá Kiến, giết Bá Kiến rồi tự kết liễu
sau một loạt câu nói tỉnh táo: “Tao
muốn làm người lương thiện”, “Ai
cho tao lương thiện?”, “Tao không thể
làm người lương thiện nữa...”
GV: Chia thành từng nhóm 4 học
sinh, cho các em thảo luận: Vì sao Chí
lại đến nhà Bá Kiến và giết hắn mà
không đến nhà Thị Nở để đâm chết bà
cô thị như ý định ban đầu? Sự thay
đổi bất ngờ này chứng tỏ điều gì đang
diễn ra trong con người Chí? Hành
động tự sát của Chí Phèo có ý nghĩa
gì?
HS: Nguyên nhân sâu xa của hành
động giết Bá Kiến:
- Chí Phèo chưa bao giờ quên kẻ đã
làm hại cuộc đời mình.
- Dù làm tay sai cho Bá Kiến nhưng
ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy trong
con người Chí, nó bùng lên dữ dội
thành hành động “giết Bá Kiến” khi
Chí thức tỉnh, thấm thía bi kịch của
đời mình.
* Tự sát - Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn
toàn:
- Không thể trở về đường cũ: lưu
manh, tha hóa, đập phá, chém giết....
- Không thể sống bình yên lương thiện
trong xã hội ấy, không có con đường
trở về với cuộc sống lương thiện
Chí Phèo chết để giúp mình thoát khỏi
kiếp quỷ dữ. Trước đây, Chí Phèo
sống như một con vật, nay thức tỉnh,
Chí Phèo chết như một con người.
Niềm khao khát lương thiện còn
cao hơn cả tính mạng.
GV: Chí Phèo khao khát tình yêu,
thiết tha đến với Thị Nở - đến với cuộc
đời lương thiện. Thế nhưng, ý nguyện
tốt đẹp ấy của Chí đã không thực hiện
được. Hãy cho biết những tác nhân đã
ngăn chặn con đường hoàn lương của
Chí Phèo?
HS: - Bà cô Thị Nở: phản ứng rất
quyết liệt, gay gắt cũng là phản
ứng của dư luận, định kiến xã hội lúc
bấy giờ, không cho con người có cơ
hội phục thiện, hoàn lương.
- Bá Kiến là nguyên nhân sự tha hóa,
nguyên nhân nỗi đau bị từ chối quyền
làm người và số phận bi kịch của Chí
Phèo. Bá Kiến còn đại diện cho chế
độ xã hội đã dồn đẩu con người vào
một nghịch lý: Trước đây, để bám lấy
sự sống, Chí Phèo đã bán linh hồn cho
quỷ dữ - nay ý thức về nhân phẩm trỗi
dậy, linh hồn trở về, Chí Phèo lại phải
thủ tiêu cuộc sống của chính mình.
GV: Nam Cao đã dành phần lớn các
trang viết của mình để khắc họa, tô
đậm đặc điểm nào ở người nông dân?
Qua đó, nhà văn muốn đặt ra vấn đề
gì?
Tác nhân:
- Bà cô Thị Nở - đại diện cho tất cả dân làng
Vũ Đại đang sống dưới gầm trời tối sầm
những áp bức nên dần vô cảm trước nỗi đau
của đồng loại; đại diện cho những định kiến
khắc nghiệt của xã hội không cho con người
phục thiện, hoàn lương khi họ đã trót lỗi lầm.
- Bá Kiến là nguyên nhân sự tha hóa, nguyên
nhân nỗi đau bị từ chối quyền làm người và
số phận bi kịch của Chí Phèo. Bá Kiến còn
đại diện cho chế độ xã hội đã dồn đẩy con
người vào một nghịch lý: muốn tồn tại thì
phải ác, muốn sống thì phải chết.
HS: Nam Cao đã tập trung ca ngợi
bản chất lương thiện và phẩm chất tốt
đẹp của người nông dân ngay cả khi
họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến
tàn ác biến thành quỷ dữ. Qua đó, nhà
văn đặt ra vấn đề: hãy cứu lấy con
người, hãy bảo vệ quyền làm người,
quyền được sống lương thiện của con
người.
GV: Yêu cầu học sinh trao đổi, khái
quát những giá trị của tác phẩm (giá
trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá
trị nghệ thuật)?
HS:
- Giá trị hiện thực:
+ Cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô
Tất Tố, Nam Cao đã đặc biệt khắc họa
thành công một thực tế đã trở thành
quy luật ở nông thôn Việt Nam trước
Cách mạng: một bộ phận nhân dân bị
tha hóa, lưu manh hóa - đó là quá
trình tha hóa từ nhân hình đến nhân
tính.
- Giá trị nhân đạo:
+ Nam Cao đã phát hiện, miêu tả
phẩm chất tốt đẹp của người lao động
ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội
tàn ác cướp mất cả bộ mặt người, lẫn
linh hồn người.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Khắc họa cá tính bằng những chi tiết
Sơ kết:
Khi thức tỉnh, Chí Phèo không thể chấp nhận
trở lại sống kiếp thú vật nên phải chết, chết để
trên ngưỡng cửa về với cuộc đời lương thiện,
chết trong bi kịch đầy đau đớn. Cái chết của
Chí Phèo là lời kết tội đanh thép xã hội vô
nhân đạo và là tiếng kêu cứu về nhân cách, về
quyền làm người.
2. Giá trị tác phẩm:
a. Giá trị hiện thực:
- Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã
hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng:
một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị
đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
b. Giá trị nhân đạo:
- Nhà văn đã lên án đanh thép cái xã hội tàn
bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông
dân lao động, đồng thời, khẳng đỉnh bản chất
đầy ấn tượng: bá kiến gian hùng; Chí
Phèo - nhân vật điển hình trong tác
phẩm.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc
sảo, tinh tế: dùng độc thoại nội tâm để
nêu bật những toan tính của Bá Kiến;
những dằn vặt, xót xa của Chí Phèo.
+ Nghệ thuật dựng truyện:
Tổ chức, sắp xếp, dẫn dắt truyện độc
đáo khéo léo, tự nhiên: truyện được kể
linh hoạt, không theo trình tự thời
gian. Kết cấu vòng tròn gợi nhiều suy
nghĩ cho người đọc.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Ngôn
ngữ nhân vật phù hợp với cá tính của
từng nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện
đan xen nhiều giọng điệu. Độc thoại
nội tâm kết hợp khéo léo với văn tự sự
tạo hiệu quả cho việc đi sâu vào miêu
tả, phân tích tâm lí nhân vật.
GV: Nhận xét. khát quát, tổng kết bài
học.
lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi
dập mất cả nhân hình, nhân tính.
c. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: sống động,
chân thực, điển hình bất hủ.
- Nghệ thuật dựng truyện: cách kể, kết cấu
linh hoạt, mới mẻ; vào truyện, dẫn truyện tự
nhiên, lôi cuốn.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: tự nhiên, sinh
động, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày; lời
tác giả và nhân vật đan xen, biến hóa; giọng
điệu linh hoạt.
III. TỔNG KẾT
“Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn
xuôi Việt Nam hiện tại. Tác phẩm có giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
“Chí Phèo” thể hiện tài năng truyện
ngắn bậc thầy của Nam Cao; xây dựng thành
công những nhân vật điển hình bất hủ; nghệ
thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn
nhất quán, chặt chẽ; ngôn ngữ nghệ thuật đặc
sắc.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- GV hướng dẫn học sinh thưởng thức, bình giá văn bản tác phẩm
- Yêu cầu học sinh đọc một vài câu, đoạn hay trong truyện Chí Phèo, bình chú cái hay của các
câu, đoạn đó.
- Nêu nhận xét về sức sống của hình tượng nhân vật Chí Phèo.
- Theo L.Lê-ô-nốp: “Mỗi tác phẩm là một phát hiện về hình thức, một khám phá về nội dung”.
Có thể xem Chí Phèo của Nam Cao là một tác phẩm như thế được không? Vì sao?
2. Dặn dò - Hướng dẫn thực hiện bài tập nâng cao:
- Dặn dò: Đọc và chuẩn bị bài đọc thêm Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
- Hướng dẫn thực hiện bài tập nâng cao: Phân tích và làm nổi bật tính điển hình của nhân vật
Chí Phèo hoặc Bá Kiến.
Giáo viên gợi ý:
Để thực hiện bài tập này, học sinh cần đọc kĩ tác phẩm, phần Tri thức đọc - hiểu. Sau đó vận
dụng tri thức về nhân vật điển hình để làm rõ yêu cầu. Ví dụ: Tính cách điển hình của Chí Phèo bộc lộ
qua sự thống nhất hai mặt: “Có cá tính sắc nét” (tính riêng) và “Phân tích được bản chất của đời sống
xã hội...” (tính chung).
PHỤ LỤC 2: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI “CHÍ PHÈO”
1. Truyện Chí Phèo có phần chìm (cuộc đời nhân vật được kể theo hồi ức) và phần nổi (cuộc sống thực
tại của Chí Phèo). Cách xây dựng cốt truyện như vậy chủ yếu nhằm để làm gì?
A. Tạo tính hàm súc cho tác phẩm.
B. Tập trung miêu tả phân tích tâm lí nhân vật bằng cách để cho họ hồi tưởng.
C. Cho nhân vật một dĩ vãng để nhớ tiếc hoặc giúp nhà văn cắt nghĩa số phận, tính cách của họ.
*D. Tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
2. Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ
chối quyền làm người của Chí Phèo?
A. Chí Phèo – Bá Kiến.
*B. Chí Phèo - Thị Nở.
C. Chí Phèo – Năm Thọ, Binh Chức.
D. Chí Phèo - Tự Lãng.
3. Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động gián tiếp dẫn đến bi kịch bị từ chối
quyền làm người của Chí Phèo?
*A. Chí Phèo – Bá Kiến.
B. Chí Phèo - Thị Nở.
C. Chí Phèo – Năm Thọ, Binh Chức.
D. Chí Phèo - Tự Lãng.
4. Trong những đoạn văn sau, đoạn nào Chí Phèo thấy lòng mơ hồ buồn, vui lẫn lộn, thậm chí đã
“khóc”, “cười” như trẻ con?
A. Đoạn kể về cuộc “ăn vạ” khi mới đi tù về.
B. Đoạn kể về cơn say ở nhà Tự Lãng.
*C. Đoạn kể về cơn tỉnh rượu và những ngày Chí Phèo sống hạnh phúc bên Thị Nở.
D. Đoạn kể về hành vi báo thù của Chí Phèo.
5. Cuộc đời hơn 40 năm của Chí Phèo chỉ đến khi tỉnh rượu, gặp Thị Nở, Nam Cao mới để cho Chí
Phèo thực sự được khóc cười như một con người. Vì sao?
A. Vì trước khi tỉnh rượu, Chí Phèo là một người đơn độc, người ta không thể khóc cười đơn
độc một mình.
B. Vì khi Chí Phèo còn là “một thằng đầu bò”, chuyên bị sai khiến đi tác yêu tác quái, tiếng
cười là dành cho kẻ sai khiến hắn, còn tiếng khóc dành cho những nạn nhân của hắn.
C. Vì khóc, cười thành thật là hành vi tự nhiên của con người có lí trí, cảm xúc, biết buồn vui,
điều này chỉ có thể diễn ra khi Chí Phèo tỉnh rượu, nhận ra hạnh phúc và bất hạnh của mình.
*D. Cả ba cách giải thích trên đều chưa đầy đủ.
6. Thủ đoạn nào trong các thủ đoạn sau của Bá Kiến tỏ rõ sự độc ác, nham hiểm của lão hơn cả?
A. Dùng “những thằng đầu bò” để “trị những thằng đầu bò”.
B. “Bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu”.
C. “Mềm nắn rắn buông”.
*D. “Ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”.
7. Ở Thị Nở có đủ cái thua thiệt kém cỏi: nghèo, xấu, dở hơi, thuộc “dòng dõi nhà có mả hủi”…
nhưng người đàn bà này vẫn quá tầm với của Chí Phèo. Thể hiện điều đó, Nam Cao nhằm:
A. Chế giễu những người đàn bà như Thị Nở.
B. Chế giễu những gã lưu manh như Chí Phèo.
*C. Tô đậm cái bi đát trong số phận Chí Phèo.
D. Làm cho câu chuyện thêm oái oăm, kì lạ.
8. Tác phẩm nào của Nam Cao kết hợp được hai đề tài chủ yếu trong sáng tác của ông (nông dân và trí
thức):
A. Nước mắt.
*B. Lão Hạc.
C. Trăng sáng.
D. Tư cách mõ.
9. Nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao thường bị ám ảnh bởi hai niềm băn khoăn, mặc cảm
lớn: sống chưa tốt và viết chưa hay. Tác phẩm nào trong những tác phẩm sau có đủ cả hai niềm băn
khoăn, mặc cảm ấy?
A. Chí Phèo.
B. Lão Hạc.
C. Tư cách mõ.
*D. Đời thừa.
10. Trong sự so sánh với các nhà văn hiện thực phê phán khác (1930 – 1945), Nam Cao xứng đáng hơn
cả với danh hiệu nào:
*A. Nhà văn có tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
B. Nhà văn đã sáng tạo nên những tính cách nhân vật điển hình.
C. Nhà văn xuôi hiện thực lớn.
D. Nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu.
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN
BÀI “CHÍ PHÈO”
1.Phân tích nỗi đau bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo. Anh (chị) đánh giá như thế nào về tính
chất điển hình của nhân vật này?
2. Theo anh (chị), thế nào là chi tiết nghệ thuật hay? Hãy phân tích một vài chi tiết nghệ thuật như
tiếng chửi của Chí Phèo, bát cháo hành của Thị Nở, cái lò gạch cũ của làng Vũ Đại… trong truyện
Chí Phèo để làm rõ ý kiến của mình.
3. Trong truyện ngắn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo nhiều lần đến nhà Bá Kiến với hoàn cảnh, mục
đích khác nhau, điều đó theo anh (chị), có thực sự cần thiết không? Hãy so sánh hoàn cảnh, mục đích
của hai lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến được kể lại trong đoạn trích ở sách giáo khoa.
4. Tìm và phân tích các chi tiết diễn tả sự căng thẳng trong mâu thuẫn Chí Phèo – Bá Kiến ở đoạn 4 để
thấy rõ kết cục bi thảm và tất yếu trong số phận Chí Phèo.
5. Thử phân tích so sánh hai truyện ngắn Chí Phèo và Lão Hạc, liên hệ với một số truyện ngắn khác
viết về đời sống nông dân nghèo của Nam Cao để thấy nội dung hiện thực và nhân đạo mà ông đã
thể hiện trong sáng tác của mình.
Ngoài các bài tập trên, học sinh có thể làm thêm các bài tập được nêu trong SGK.
GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Khi giải bài tập này, với yêu cầu thứ nhất, cần lưu ý:
- Nỗi đau của Chí Phèo gắn liền với bi kịch trong cuộc đời nhân vật: bi kịch bị tha hoá và bi kịch bị
từ chối quyền làm người và tất nhiên, chỉ từ khi tỉnh rượu, ý thức được bi kịch Chí Phèo mới cảm thấy
đau đớn.
- Phân tích một số chi tiết cụ thể trực tiếp bộc lộ nỗi đau đớn, tuyệt vọng của Chí Phèo khi biết
mình bị Thị Nở từ chối, và “không thể làm người lương thiện” được nữa ( vì dụ: “Tỉnh ra, chao ơi,
buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn cứ ôm mặt khóc rưng
rức. Rồi lại uống.”, hoặc “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết
mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nua. Biết không! Chỉ có một
cách…biết không!... Chỉ có một cách là…cái này! Biết không!...”
- Nỗi đau tột cùng vừa cho thấy sự bi đát trong số phận, vừa cho thấy niềm khát khao lương thiện
cháy bỏng của Chí Phèo, đồng thời cũng cho thấy cái nhìn hiện thực mang tính phát hiện và chiều sâu
trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao.
Với yêu cầu thứ hai, cần lưu ý:
- Đưa ra lời giải thích ngắn gọn về khái niệm “điển hình” (cần nhấn mạnh yêu cầu thống nhất giữa
tính riêng, độc đáo với tính chung, tính tiêu biểu của một điển hình văn học).
- Phân tích đánh giá những phẩm chất nghệ thuật của hình tượng Chí Phèo (Có thể khẳng định Chí
Phèo là một điển hình, kết hợp hài hoà, sinh động giữa tính riêng và tính chung như thế…)
2. Các ý chính cần có:
a. Cách hiểu về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học; tiêu chuẩn của chi tiết nghệ thuật hay trong
truyện ngắn:
b. Chọn và phân tích chi tiết nghệ thuật hay. Ví dụ: chi tiết bát cháo hành của Thị Nở. Cần phân tích
được:
- Bát cháo hành là biểu hiện của tình người cũng là hương vị của hạnh phúc, tình yêu; Chí Phèo ăn
cháo hành, tỉnh người ra, ngẫm về quá khứ, nghĩ đến tương lai và ý thức đầy đủ về cảnh ngộ của mình
trong hiện tại.
- Chi tiết bát cháo hành có ý nghĩa tô đậm tính cách bi kịch ở Chí Phèo, tình yêu của Thị Nở, đồng
thời là một cơ hội để nhà văn khơi mở những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín thuộc về đời sống nội tâm của
Chí Phèo.
3. a. Trong truyện ngắn, Nam Cao đã để cho Chí Phèo nhiều lần đến nhà Bá Kiến với hoàn cảnh, mục
đích khác nhau (đến nhà Bá Kiến sau khi ở tù về, để rạch mặt ăn vạ; đến nhà Bá Kiến để vòi tiền khi
hết tiền uống rượu; đến nhà Bá Kiến để “đâm chết nó” khi bị Thị Nở từ chối). Những lần chạm trán
như thế không những cần thiết mà còn rất chọn lọc và được miêu tả rất nghệ thuật.
b. Khi so sánh cần lưu ý:
- Đọc kĩ văn bản tác phẩm nhất là các đoạn [2], [5], tóm tắt, nêu bật được hoàn cảnh, mục đích mỗi
lần.
- Chỉ ra được chỗ giống nhau và khác nhau của các lần đó.
4. Mâu thuẫn Chí Phèo – Bá Kiến trở nên dồn nén căng thẳng tột cùng trong đoạn gần cuối tác phẩm
(đoạn 5). Đó là cảnh Chí Phèo, sau khi bị Thị Nở từ chối, nung nấu hành động trả thù, đã đến nhà Bá
Kiến đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Độ căng thẳng này là tất yếu vì đây là lúc dồn nén đủ
các loại mâu thuẫn, và là kết quả tất yếu của nhiều quan hệ: Chí Phèo – Thị Nở, Chí Phèo – bà cô Thị
Nở, Chí Phèo – với tất cả (“trời”, “đời, “cả làng Vũ Đại”, “cha đứa nào không chửi nhau với hắn”,
“đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo…)
Có thể dễ dàng nhận thấy độ căng thẳng này qua nhiều loại chi tiết:
- Các chi tiết bộc lộ tâm lí tuyệt vọng bi phẫn của Chí Phèo.
- Các chi tiết tả hành động, hành vi quyết liệt, dữ dội của Chí Phèo (“ra đi với một con dao ở thắt
lưng”, “cứ đi, cứ chửi, cứ doạ giết “nó” và cứ đi”, “xông xông đi vào”, “trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ”,
“vênh cái mặt lên rất là kiêu ngạo”, “dõng dạc”, “lắc đầu”, “rút dao ra, xông vào”, “văng dao tới”, “vừa
chém túi bụi, vừa kêu làng rất to”…)
- Các lời đối thoại, độc thoại khi “lảm nhảm”, khi “dõng dạc” của Chí Phèo.
Sau khi tìm và phân tích các loại chi tiết, học sinh có thể so sánh với các lần chạm trán trước đó
giữa hai nhân vật để thấy rõ thêm tính chất căng thẳng.
Sự căng thẳng như thế (“kịch tính”) được nhà văn tạo ra nhằm thể hiện một cách cụ thể, sinh
động và đầy đủ nhất số phận bi kịch, và tính cách điển hình của Chí Phèo.
5. Câu hỏi yêu cầu phân tích so sánh hai tác phẩm quen thuộc của Nam Cao: truyện ngắn Lão Hạc (đã
học ở THCS) và truyện ngắn Chí Phèo để thấy nội dung hiện thực và nhân đạo” trong từng tác phẩm.
a. Một số ý chính có thể tham khảo:
- Đều viết về đời sống nông dân nghèo trước Cách mạng với một cái nhìn hiện thức rất sâu sắc,
có tính phát hiện và trên một tinh thân nhân đạo độc đáo đáng quý (nhất là hiện thực bần cùng, bế tắc
trong đời sống của những người dân quê như lão Hạc, Chí Phèo; qua hiện thực ấy, Nam Cao khơi sâu
hoặc bi kịch những số phận cùng quẫn, hoặc bi kịch bị tha hoá, bị từ chối quyền làm người);
- Nội dung hiện thực và nhân đạo không tách rời nhau.
- Nội dung hiện thực và nhân đạo ấy được thể hiện một cách sinh động, hiệu quả qua nghệ thuật
xây dựng cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật… của nhà văn.
b. Điểm khác biệt trong nội dung hiện thực và nhân đạo giữa hai tác phẩm:
- Ở Lão Hạc, Nam Cao đặt nhân vật vào một tình huống cùng quẫn, buộc phải lựa chọn giữa
sinh tồn và nhân cách; lão Hạc, cuối cùng đã lựa chọn cái chết để giữ gìn nhân cách làm cha. Ý nghĩa,
chiều sâu và ý nghĩa của cái nhìn phê phán hiện thực và nội dung nhân đạo đều toát ra từ tình huống và
sự lựa chọn của nhân vật này.
- Ở Chí Phèo, nhà văn lại đặt nhân vật vào một loại tình huống cùng quẫn khác. Sự tiếp nối giữa
hai trạng thái tinh thần: say và tỉnh, giữa hai chặng của bi kịch số phận: bị tha hoá và bị từ chối quyền
làm người ở hình tượng Chí Phèo là một chuỗi tình huống cho thấy cái hiện thực thảm khốc của đời
sống nông dân nghèo trong xã hội ngày ấy, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của nhân tính.
Càng bị đẩy vào cảnh nghèo khổ, bế tắc, cùng cực, càng trượt dài trên con dốc tha hoá, những người
lao động vốn lương thiện như Chí Phèo càng khát khao trở về cuộc sống lương thiện, khao khát được
sống cho ra mặt con người. Ở đây, sự tha hoá hay sự trở về với bản tính lương thiện của Chí Phèo đều
mang tính quy luật, đều được nhà văn miêu tả, thể hiện như những quy luật.
Như vậy, nếu lão Hạc chấp nhận sự bần cùng và dùng cái chết để giữ lấy phần sống cho con,
cùng tư cách làm người của mình, thì Chí Phèo lại bằng sự thức tỉnh nhân tính và bằng cái chết của
mình, đã cho thấy cái giá của nhân cách và lương thiện quí và đắt đến mức nào.
PHỤ LỤC 4: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính gửi các thầy giáo, cô giáo.
Để phục vụ cho việc khảo sát về công tác dạy học văn trong trường THPT, xin các thầy cô vui
lòng điền vào phiếu trả lời dưới đây. Chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Họ tên giáo viên:…………………………… Trường:………………………
(Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn, một câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời.)
1. Trong các tài liệu về phương pháp giảng dạy Văn, các thầy cô đã có nghe nói (đã biết) về “giờ học
đối thoại” chưa?
□ Nắm rất rõ.
□ Có đọc tài liệu.
□ Có nghe qua.
□ Không biết đến.
2. Trong thực tế giảng dạy, các thầy cô có sử dụng phương pháp đối thoại không?
□ Thường xuyên.
□ Thỉnh thoảng.
□ Ít khi.
□ Không bao giờ.
3. Để chuẩn bị cho một giờ học đối thoại, thầy cô yêu cầu (mong muốn) học sinh chuẩn bị những gì?
□ Đọc kĩ tác phẩm trong SGK.
□ Soạn bài.
□ Xem thêm sách tham khảo.
□ Công việc khác.
4. Trên thực tế, học sinh đón nhận giờ học đối thoại như thế nào?
□ Hào hứng.
□ Bình thường.
□ Miễn cưỡng.
□ Bất hợp tác ( thụ động).
5. Hoạt động nào tăng hiệu quả giờ học văn và cuốn hút học sinh tham gia?
□ Diễn đọc.
□ Đóng tiểu phẩm.
□ Thi đố vui.
□ Hoạt động khác.
6. Những tiến bộ rõ rệt nhất của học sinh sau khi tham gia giờ học đối thoại?
□ Cảm nhận sâu sắc hơn.
□ Diễn đạt lưu loát hơn.
□ Mạnh dạn tự tin hơn.
□ Phát huy tính tích cực chủ động.
7. Theo thầy cô, việc tổ chức một giờ học đối thoại gặp phải những khó khăn gì?
□ Không kịp giờ.
□ Học sinh thụ động.
□ Phát sinh tình huống ngoài dự kiến.
□ Lớp ồn.
8. Theo quan sát của thầy cô, học sinh gặp những khó khăn gì khi tham gia một giờ học đối thoại?
□ Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài.
□ Lan man, khó ghi chép bài.
□ Không hiểu bài.
□ Khó khăn khác:………….
9. Một giờ học đối thoại tốt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
□ Cần nhiều thời gian hơn.
□ Phương tiện dạy học tốt hơn.
□ Trình độ học sinh.
□ Năng lực giáo viên.
10. Theo thầy cô, kiểu giờ học đối thoại phù hợp với loại hình văn bản nào?
□ Tác phẩm trữ tình.
□ Tác phẩm tự sự.
□ Ý kiến khác:…………
Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ và thành công!
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
STT Nội dung điều tra Kết quả điều tra SL %
1. Trong các tài liệu về
phương pháp giảng
dạy Văn, các thầy cô
đã có nghe nói (đã
biết) về “giờ học đối
thoại” chưa?
Nắm rất rõ 2 4
Có đọc tài liệu 18 36
Có nghe qua 14 28
Không hiểu rõ 6 12
2. Trong thực tế giảng
dạy môn văn, các
thầy cô có giảng dạy
theo hướng đối thoại
không?
Thường xuyên 8 16
Thỉnh thoảng 24 48
Ít khi 14 28
Không bao giờ 4 8
3. Để chuẩn bị cho một
giờ học đối thoại,
thầy cô yêu cầu
(mong muốn) học
sinh chuẩn bị những
gì?
Đọc kĩ tác phẩm trong SGK 50 100
Soạn bài 50 100
Xem thêm sách tham khảo 32 64
Công việc khác 11 22
4. Trên thực tế, học
sinh đón nhận giờ
học đối thoại như thế
nào?
Hào hứng 38 76
Bình thường 10 20
Miễn cưỡng 2 4
Bất hợp tác 0 0
5. Hoạt động nào sau
đây tăng hiệu quả
giờ học văn và cuốn
hút học sinh tham
gia?
Diễn đọc 17 34
Đóng tiểu phẩm 18 36
Thi đố vui 20 40
Hoạt động khác 6 12
6. Những tiến bộ rõ rệt
nhất của học sinh sau
khi tham gia giờ học
đối thoại?
Cảm nhận sâu sắc hơn 14 28
Diễn đạt lưu loát hơn 15 30
Mạnh dạn tự tin hơn 24 48
Phát huy tính tích cực chủ động 37 74
7. Theo thầy cô, việc tổ
chức một giờ học đối
thoại gặp phải những
khó khăn gì?
Không kịp giờ 22 44
Học sinh thụ động 15 30
Phát sinh tình huống ngoài dự
kiến
7 14
Lớp ồn 6 12
8. Theo quan sát của
thầy cô, học sinh gặp
những khó khăn gì
khi tham gia một giờ
học đối thoại?
Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài 24 48
Lan man, khó ghi chép bài 13 26
Không hiểu bài 4 8
Khó khăn khác 9 18
9. Một giờ học đối
thoại tốt phụ thuộc
vào những yếu tố
nào?
Cần nhiều thời gian hơn 25 50
Phương tiện dạy học tốt hơn 28 56
Trình độ học sinh 32 64
Năng lực giáo viên 16 32
10. Theo thầy cô, kiểu
giờ học đối thoại phù
hợp với loại hình văn
bản nào?
Tác phẩm trữ tình 8 16
Tác phẩm tự sự 32 64
Ý kiến khác 10 20
PHỤ LỤC 5: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
Các em học sinh thân mến, để phục vụ cho việc khảo sát về phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong
chương trình THPT, các em vui lòng điền ý kiến của mình vào phiếu tham khảo dưới đây. Một câu hỏi
có thể có nhiều câu trả lời, các em hãy chọn những đáp án nào phù hợp với suy nghĩ và thực tế học tập
của mình. Chân thành cảm ơn các em.
1. Để chuẩn bị cho một giờ giảng văn, việc chuẩn bị bài của các em diễn ra như thế nào?
□ Thường xuyên.
□ Hầu hết.
□ Thỉnh thoảng.
□ Không bao giờ.
2. Công đoạn chuẩn bị bài của em thường chú trọng khâu nào?
□ Đọc tác phẩm.
□ Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
□ Đọc sách tham khảo.
□ Xem phim ảnh, tài liệu liên quan.
3. Em mong muốn được chuẩn bị bài theo:
□ Hướng dẫn chuẩn bị bài của sách giáo khoa.
□ Câu hỏi chuẩn bị của giáo viên.
□ Tìm đọc tài liệu theo gợi ý của giáo viên.
□ Hình thức khác:…………….
4. Em hứng thú với kiểu giờ học:
□ Theo lối truyền thống: bảng đen- phấn trắng.
□ Sử dụng công nghệ thông tin: trình chiếu powerpoint.
□ Đóng kịch- tiểu phẩm – hoá trang.
□ Thảo luận.
□ Hình thức khác:……………..
5. Theo em, hình thức thảo luận nào hiệu quả và em mong muốn được tham gia?
□ Phát biểu trong lớp theo kiểu bàn tròn.
□ Chia lớp thành hai ( nhóm phản biện).
□ Nhóm nhỏ 4-6 học sinh (nhóm kim tự tháp).
□ Nhóm chỉ 2 học sinh ( nhóm thì thầm).
6. Khi tham gia phát biểu trong lớp, em thường e ngại điều gì?
□ Nói không đúng ý thầy cô.
□ Mắc cỡ với bạn bè.
□ Không diễn đạt được những suy nghĩ của mình.
□ Lý do khác ( xin nêu rõ).
7. Khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, em mong muốn:
□ Được thầy cô khen ngợi.
□ Được trao đổi tranh luận, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
□ Được thể hiện mình: sự hiểu biết, khả năng diễn đạt, được công nhận...
□ Được cộng điểm.
8. Theo em, để đạt một giờ học văn lí thú cần những yếu tố nào?
□ Giáo viên giỏi.
□ Học sinh tích cực.
□ Phương tiện dạy học tốt.
□ Các yếu tố khác (xin nêu rõ):....................
Chúc các em học tập thật tốt!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH036.pdf