Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - Nâng cao chương nhóm Halogen

;Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - nâng cao chương "nhóm Halogen"" MS: LVHH-PPDH011 SỐ TRANG: 181 NGÀNH: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH HÓA HỌC NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời đại hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì giáo dục lại cần phải phát triển hơn nữa để góp phần đào tạo những thế hệ con người Việt Nam mới năng động, sáng tạo, có khả năng hội nhập toàn cầu, tự lập trong suốt cuộc đời Nhưng, biển học thì vô bờ mà bất cứ trường học nào cũng chỉ có thể cung cấp cho con người khối lượng tri thức có giới hạn. Vậy nên học sao đây trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, kiến thức nhân loại tăng lên vùn vụt, mỗi ngày một nhiều? Nên chăng cách giải quyết tốt nhất là rèn luyện cho học sinh khả năng tự học như Bác Hồ đã dạy: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”; có như thế thì khi ra trường họ vẫn có thể học mãi, học suốt đời và chỉ có thế họ mới không bị lạc hậu so với tình hình phát triển của khoa học, kĩ thuật. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một bước tiến mới, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã cụ thể hóa bằng chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Một trong bốn mục tiêu được đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”. Từ những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ LỚP 10 – NÂNG CAO CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” với mong muốn hỗ trợ hoạt động tự học hóa học của học sinh và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế sách giáo khoa điện tử để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh THPT. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Nhóm Halogen” sách giáo khoa lớp 10 nâng cao để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh.  Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Nhóm Halogen”. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nội dung sách giáo khoa điện tử được giới hạn trong chương “Nhóm Halogen” hóa học lớp 10 nâng cao THPT. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu khai thác tốt các nguồn tài nguyên dạy học từ sách giáo khoa, sách tham khảo, các phim thí nghiệm và từ mạng internet kết hợp với việc sử dụng máy vi tính và các phần mềm thì sẽ thiết kế được sách giáo khoa điện tử có nội dung hấp dẫn, giao diện đẹp kích thích hứng thú tự học của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Truy cập thông tin trên internet. - Sử dụng các phần mềm tin học. - Phân tích và tổng hợp. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng các phiếu câu hỏi. - Phỏng vấn. - Thực nghiệm sư phạm. 7.3. Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài học chương “Nhóm Halogen” dưới dạng e-book. - Giúp học sinh có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Chương 2. THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN” Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Giới thiệu cách sử dụng Dreamweaver 2. Giới thiệu cách sử dụng Flash Professional 8 3. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về e-book 4. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh về e-book 5. Giáo án bài Khái quát về nhóm Halogen 6. Giáo án bài Iot 7. Bài kiểm tra lần 1 8. Bài kiểm tra lần 2 9. Bài kiểm tra lần 3

pdf181 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - Nâng cao chương nhóm Halogen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một lớp dùng để quản lý các đối tượng trong trang web, sử dụng các lớp trên trang web sẽ giúp chúng ta có được những điều khiển phong phú và làm cho trang web sinh động hơn…  Cách tạo: - Click chọn nút Draw Layer trên Layout Object . - Sau đó rê chuột và vẽ layer trên cửa sổ thiết kế. Để vẽ một lúc nhiều layer thì nhấn giữ phím Ctrl trong lúc rê chuột vẽ layer. Các layer có thể được đặt chồng lên nhau. - Thiết lập thuộc tính cho Layer trong hộp kiểm soát Property.  Tạo hiệu ứng ẩn hiện nội dung với Behavior - Tạo các layer chứa các nội dung khác nhau cần ẩn hiện, nhớ đặt tên cho các layer. - Hiện khung Behavior: Nhấp menu Window > Behavior hoặc Shift F4. - Nhấp chọn layer cần xử lý. - Nhấp nút rồi chọn Show-Hide Layer. - Muốn ẩn layer nào thì nhấp tên layer đó rồi nhấp nút Hide, muốn hiện layer nào thì chọn layer đó rồi nhấp nút Show. Xong thì nhấp OK. - Cột trái chọn sự kiện. - Trong Panel Layer, xác định Layer nào được hiện (mắt mở), Layer nào ẩn (mắt nhắm) lúc trang web được nạp. 11. Thiết kế trắc nghiệm bằng Course Builder trong Dreamweaver Course Builder là phần mềm dùng để thiết kế bài trắc nghiệm HTML. Nó được dùng chung với phần mềm Dreamweaver. Ưu điểm nổi bật của nó là giao diện thân thiết, dễ sử dụng, tính năng cao, và làm cho bài trắc nghiệm trở nên khoa học và chính xác hơn, tuy nhiên phần mềm này đòi hỏi có một chút về lập trình Javascript. Course Builder gồm có 3 dạng: - Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple Choice). - Câu hỏi trắc nghiệm kéo thả (Drag and Drop). - Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết (Text Entry). a. Giao diện  Khởi động: Start Macromedia Dreamweaver Insert CourseBuilder Interaction.  Hộp thoại Copy Support File hiện ra, chọn OK. Chương trình CourseBuilder sẽ tự động copy folder images và scripts vào thư mục chứa file lưu ở trên.  Giao diện CourseBuilder hiện ra như sau: Trong Category gồm : - Multiple choice: câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. - Drag and Drop: câu hỏi trắc nghiệm kéo thả. - Explore: khám phá. - Button: nút điều khiển. - Text Entry: trắc nghiệm điền khuyết. - Timer: thời gian. - Slider: trình chiếu. - Action Manager: quản lí câu hỏi trắc nghiệm.Cột bên phải là những thành phần tương ứng đối với từng loại trong Category. b. Multiple Choice (câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn) Trong Category chọn Multiple Choice, tương ứng với nó là 6 kiểu trắc nghiệm Multiple Choice. 1 2 3 4 5 6 Loại 1: Trắc nghiệm loại đúng – sai (True – false). Loại 2, 3, 4, 5: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn, nhưng chỉ có 1 đáp án đúng. Các loại này khác nhau button. Loại 6: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn nhưng có thể có từ 2 đáp án đúng trở lên. Ở đây xin trình bày cách sử dụng loại 2, các loại khác sử dụng tương tự: Chọn Multiple Choice chọn loại 2. Khi đó xuất hiện 4 tab là: Gallery, General, Choices, Action Mgr.  Chọn General - Interaction name: đặt tên cho câu hỏi (gõ dấu tiếng việt không dấu, không khoảng trắng, không chứa các kí tự đặc biệt,…). - Question Text: viết nội dung câu hỏi. - Judge Interaction: gồm 3 phần  When the user clicks a button labeled: khi người dùng click vào nút có tên  When the user clicks a choice: khi người dùng click vào lựa chọn.  On a specific event (set using the Judge Interaction Behavior): báo kết quả khi user chọn đáp án. - Correct when:  Any correct and None incorrect: tính điểm cho các câu đúng, câu sai bỏ qua.  All correct and None incorrect: tính điểm cho tất cả câu đúng, câu sai. - Tries Are: số lần thử (unlimited: không giới hạn; limited: giới hạn). - Time is: thiết lập thời gian. - Reset : thiết lập nút làm lại.  Chọn choice - Nếu muốn thêm đáp án chọn Add, bỏ bớt chọn Delete, di chuyển đến từng lựa chọn dùng Up, Down. - Trong Choice Options:  Name: tên của từng lựa chọn.  Text (optional): Nội dung của từng lựa chọn.  Image File (optional): Chèn hình vào từng lựa chọn.  Choice Is: kết quả của lựa chọn nếu đúng (Correct), sai (Incorrect), hoặc không đánh giá (Not Judged).  Score: Điểm cho user khi lựa chọn đáp án đó.  Chọn Action Mgr - If Correct: thông tin phản hồi khi user chọn đúng án. Nếu muốn hiệu chỉnh thông tin phản hồi, chọn Popup Message (trong if correct) chọn Edit. - Else if Incorrect: thông tin phản hồi khi user chọn sai đáp án. Hiệu chỉnh tương tự đối với If Correct. - Else if Unknown Response: thông tin phản hồi khi user không chọn bất cứ đáp án nào. Hiệu chỉnh tương tự đối với If Correct. c. Thông báo kết quả Sau khi người dùng hoàn thành bài trắc nghiệm thì hệ thống sẽ tự động đánh giá và cho điểm từng câu, để làm được chúng ta thực hiện các bước sau đây: - Chọn nút Action Mgr. - Chọn Call Javascript. Call Javascript - Chọn Add, hộp thoại sẽ hiện ra, gõ vào khung JavaScript đoạn lệnh: alert (‘Câu 1 đúng’ + G01. score+ ‘điểm’) d. Timer (thiết lập thời gian) - Trong Category ta chọn Timer. - Chọn loại 1, khi đó sẽ xuất hiện 4 tab: Gallery, General, Triggers, Action Mgr. - Chọn General. + Appearance: kiểu đồng hồ. + Duration: thời gian làm bài. + Judge Interaction:  When any trigger condition is met: khi đến định thời gian.  on a specific event: khi có một nút báo hết giờ.  Tries Are: số lần thử, Unlimited: không giới hạn, limited: giới hạn. - Chọn Triggers trong phần Trigger Is Correct. PHỤ LỤC 2 GIỚI THIỆU CÁCH SỬ DỤNG FLASH PROFESSIONAL 8 1. Giới thiệu về Flash Professional 8 - Khi nhấp đúp vào biểu tượng trên Desktop: Chương trình sẽ được mở ra. Để bắt đầu tạo một Slide Presentation, trong phần Create New chọn Flash Slide Presentation. Giao diện sẽ hiện ra như sau: Panels hỗ trợ thiết kế Khung Frame Lớp Khung Frame Thanh menu Thanh công cụ Screen 2. Creat a Presentation with Screens Stage Mở cửa sổ làm việc của Flash Slide Presentation. Trên thanh menu chọn Window > Other Panels > Screens để mở cửa sổ Screen Outline pane. a. Tạo các nút điều khiển  Tạo các nút điều khiển tới, lui: - Thêm các nút vào Library: Window > Common Libraries > Buttons. Cửa sổ Library chứa các button xuất hiện. Chọn các button tương ứng kéo và thả vào cửa sổ Library bên phải màn hình. - Trên Screen Outline pane chọn Slide Presentation. - Trên Timeline, nhấp đúp vào Layer 1 đổi tên thành Navigation. - Chọn Frame 1 của layer Navigation, từ Library kéo button gel Right tới vị trí cần chèn trên Screen. Ở hộp kiểm soát Property điền tên của button trong phần Instance name là forwardBtn. Tương tự kéo button gel Left tới Screen và đặt tên là backBtn.  Gán lệnh cho các button vừa tạo: - Trên Slide Presentation, chọn instant forwardBtn. - Menu Window > Behaviors. - Cửa sổ Behaviors xuất hiện. Nhấp vào , chọn Screen > Go to Next Slide. - Tương tự chọn instant backBtn. Menu Window > Behaviors > nhấp vào nút > Screen > Go to Previous Slide. - Bấm Ctrl + Enter để kiểm tra. b. Tạo thêm 1 slide và đặt tên - Trên Screen Outline pane, chọn slide1, nhấp phải chuột trên slide1, chọn Insert Screen từ menu. Một screen mới xuất hiện trong Screen Outline pane cùng cấp với slide1 và thừa hưởng các media từ slide presentation. - Nhấp đúng vào slide mới và đặt tên. - Để tạo slide con của slide1, chọn Insert Nested Screen. Lúc này nội dung trên side cha cũng sẽ xuất hiện trên các slide con. c. Tạo transition behaviors (hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide) - Trên Screen Outline pane chọn slide cần tạo. - Từ menu Window > Behaviors > nhấp vào nút > Screen > Transition. - Cửa sổ Transitions xuất hiện, chọn kiểu chuyển tiếp thích hợp, thời gian, … rồi nhấp OK. - Nếu muốn tạo sự chuyển tiếp cho các slide con thì từ slide cha làm tương tự các bước trên, sau khi nhấp OK trong cửa sổ Transitions, quay trở lại cửa số Behaviors, nhấp vào chữ reveal trong mục Event và nhấp chọn revealChild. 3. Building a video Player - Chuyển movie thành file .flv bằng phần mềm Macromedia Flash 8 Video Encoder. - Chọn slide cần đặt movie. Từ menu Window chọn Components. Cửa sổ Component Inspector & Components xuất hiện. Chọn FLV Playback – Player 8 và kéo FLV Playback vào Stage. - Chọn mục Component Inspector > Parameters và điền các nội dung cần thiết vào bảng:  autoplay: false  autoRewind: false  contentPath: chỉ ra nơi chứa movie .flv  Skin: tùy chọn  SkinAutoHide: true Chú ý: phải lưu movie .flv trong thư mục chứa file flash. 4. Cách thức tạo các câu hỏi trắc nghiệm  Trên thanh menu File > New.  Trong cửa sổ New from Template chọn mục Templates. Trong Category chọn Quiz; chọn 1 trong 3 kiểu rồi nhấp OK.  Giao diện của Quiz sẽ xuất hiện: Trên layer Interactions trừ Frame đầu và Frame cuối, 6 Frame giữa sẽ là 6 dạng câu hỏi khác nhau như: - True or False (câu hỏi dạng đúng sai). - Multiple Choice (câu hỏi nhiều lựa chọn). - Fill in the Blank (câu hỏi điền vào chỗ trống). - Drag and Drop (câu hỏi dạng kéo thả). - Hot Spot. - Hot Object. Tùy theo mục đích mà chọn sử dụng các dạng câu hỏi trên. Mỗi dạng câu hỏi trong Quiz được coi như một interaction, khi sử dụng một Quiz template đặt những interaction liên tiếp nhau giữa Frame đầu và Frame cuối của layer Interactions trên Timeline. Có thể add hoặc remove Frames và Keyframes khi cần thiết, miễn là những interaction vẫn liên tiếp. Frame đầu và cuối thường được dành cho trang Giới thiệu và trang Kết quả. Số những Frame ở giữa Frame đầu và cuối được dùng để tính toán điểm số.  Tạo câu hỏi dạng Multiple Choice - Chọn Frame đầu trong layer Interaction và thay đổi bất cứ những gì muốn đối với text của Welcome page. Nhưng phải đảm bảo rằng phải có lời chỉ dẫn cho biết rằng người dùng phải nhấp vào nút Next button để tiếp tục. - Trên layer Interaction đối với dạng câu hỏi không dùng đến, nhấp phải chuột trên các Frame chứa các dạng câu hỏi đó (trên tất cả các layer), chọn Remove Frames. Cuối cùng chỉ giữ lại Frame đầu, cuối và Frame chứa dạng câu hỏi Multiple Choice. - Nhấp chọn Frame chứa dạng câu hỏi Multiple Choice, vào menu Modify > Break Apart. - Bấm Esc rồi nhấp chọn hộp Muiliple Choice Interaction bên phải, vào menu Window > Component Inspector. Điền thông tin cần thiết vào cửa sổ Component Inspector. + Mục Start:  Interaction ID: đặt tên câu hỏi.  Question: nhập câu hỏi hoặc lời hướng dẫn cho người dùng.  Instance, Label: có thể thêm hoặc xóa bớt các lựa chọn. Ở đây mặc định là 5 lựa chọn.  Correct: nhấp chọn hay không chọn để xác định mỗi câu trả lời thì đúng hay không đúng. Có thể có nhiều câu trả lời đúng. + Mục Options:  Initial Feedback: câu này sẽ xuất hiện trước khi người dùng tác động trực tiếp vào câu trả lời. Có thể thay đổi bằng cách xóa và đánh lại câu khác.  Evaluate Feedback: câu này sẽ xuất hiện khi người dùng click chọn câu trả lời. Có thể thay đổi câu này.  Correct Feedback: câu này sẽ xuất hiện khi câu trả lời của người dùng là đúng. Có thể thay đổi câu này.  Incorrect Feedback: câu này sẽ xuất hiện khi câu trả lời của người dùng là sai và Tries được thiết lập là 1. Có thể thay đổi câu này. Vậy là đã tạo xong một câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, để tạo tiếp tục các câu hỏi dạng nhiều lựa chọn khác chọn Frame chứa câu hỏi nhiều lựa chọn (trên tất cả layer), nhấp phải chuột và chọn Insert Frame. Tại Frame trắng vừa tạo nhấn F6 trên bàn phím. Lúc này có thêm một câu hỏi nhiều lựa chọn giống câu hỏi đầu, áp dụng các bước trên để tạo ra câu hỏi mới. PHỤ LỤC 3 Trường ĐHSP TP. HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học Ngày …. tháng … năm 2008  Kính gửi quý thầy, cô! Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học qua đề tài “THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ LỚP 10 – NÂNG CAO CHƯƠNG “NHÓM HALOGEN”, rất mong quý thầy, cô cho ý kiến của mình bằng cách khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao. A. Đánh giá về e-book Tiêu chí đánh giá Mức độ - Đầy đủ thông tin cần thiết 1 2 3 4 5 - Phong phú 1 2 3 4 5 - Kiến thức chính xác, khoa học 1 2 3 4 5 Nội dung - Thiết thực 1 2 3 4 5 - Tính khoa học 1 2 3 4 5 - Nhất quán về cách trình bày 1 2 3 4 5 - Giao diện đẹp, hấp dẫn 1 2 3 4 5 Hình thức - Thân thiện 1 2 3 4 5 - Dễ sử dụng 1 2 3 4 5 - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh 1 2 3 4 5 - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính) 1 2 3 4 5 Tính khả thi - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh 1 2 3 4 5 B. Hiệu quả của việc sử dụng e-book - Học sinh dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 1 2 3 4 5 - Học sinh hứng thú học tập 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học của học sinh 1 2 3 4 5 - Chất lượng giờ học được nâng lên 1 2 3 4 5 - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 2 3 4 5 C. Góp ý Kính mong quý thầy cô vui lòng đóng góp ý kiến về e-book, những chỗ nào chưa hợp lí cần chỉnh sửa. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô. Họ tên : …………………………………………………………… Công tác tại trường : ………………………………… Tỉnh (Thành phố):…………………. PHỤ LỤC 4 Trường ĐHSP TP. HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Lớp Cao học Lí luận và PPDH Hóa học Ngày …. tháng … năm 2008  Thân gửi các em học sinh! Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học rất mong các em cho biết ý kiến của mình khi sử dụng e-book để tự học bằng cách khoanh tròn vào các chữ số tương ứng với mức độ từ thấp đến cao. A. Đánh giá về e-book Tiêu chí đánh giá Mức độ - Đầy đủ thông tin cần thiết 1 2 3 4 5 - Phong phú 1 2 3 4 5 - Kiến thức chính xác, khoa học 1 2 3 4 5 Nội dung - Thiết thực 1 2 3 4 5 - Tính khoa học 1 2 3 4 5 - Nhất quán về cách trình bày 1 2 3 4 5 - Giao diện đẹp, hấp dẫn 1 2 3 4 5 Hình thức - Thân thiện 1 2 3 4 5 - Dễ sử dụng 1 2 3 4 5 - Phù hợp với trình độ học tập của học sinh 1 2 3 4 5 - Phù hợp với khả năng sử dụng vi tính của học sinh 1 2 3 4 5 - Phù hợp với điều kiện thực tế (học sinh có máy vi tính) 1 2 3 4 5 Tính khả thi - Phù hợp với thời gian tự học ở nhà của học sinh 1 2 3 4 5 B. Hiệu quả của việc sử dụng e-book - Giúp các em dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh 1 2 3 4 5 - Làm tăng hứng thú học tập 1 2 3 4 5 - Nâng cao khả năng tự học 1 2 3 4 5 - Chất lượng giờ học được nâng lên 1 2 3 4 5 - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các em. Em đang học lớp .............. Trường ........................................................ Tỉnh (Thành phố) ................................................................................... PHỤ LỤC 5 GIÁO ÁN BÀI KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và vị trí của chúng trong BTH. - Biết được đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, số oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm halogen. - Biết quy luật biến thiên một số tính chất vật lý của các halogen. - Hiểu được halogen là những phi kim điển hình và tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm halogen là tính oxi hóa mạnh. - Hiểu được vì sao tính chất hóa học của các halogen biến đổi theo quy luật. 2. Kĩ năng Vận dụng những kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi hóa để giải thích một số tính chất của các halogen. 3. Thái độ Lòng say mê học tập, yêu khoa học, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - BTH các nguyên tố hóa học. - Bảng 5.1 SGK – Một số đặc điểm của các halogen. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Soạn bài theo yêu cầu của phiếu học tập, chuẩn bị bài báo cáo. - Chuẩn bị những vấn đề thắc mắc. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp thảo luận nhóm. IV.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Vào bài Hôm nay, chúng ta sẽ học về nhóm halogen. Theo tiếng La Tinh thì halogen có nghĩa là sinh ra muối. Học sinh ghi tựa bài. §29. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN Hoạt động 2: Vị trí của nhóm halogen trong BTH. - GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày nội dung 1 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 1. - Đại diện nhóm 1 báo cáo nội dung 1 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Nhóm halogen gồm 5 nguyên tố: Flo, Clo, Brom, Iot và Atatin. Vị trí Nguyên tố Ô Chu kì Nhóm F 9 2 Cl 17 3 Br 35 4 I 53 5 At 85 6 VIIA 2. Cả 5 nguyên tố đều đứng ở cuối chu kì, ngay trước khí hiếm. 3. Nguyên tố atatin dịch từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là không bền. Atatin không gặp trong thiên nhiên. Nó được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân. Atatin được nghiên cứu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ. Hoạt động 3: Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của các nguyên tố trong nhóm halogen. - GV yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày nội dung 2.1, 2.2 trong phiếu học tập. - GV yêu cầu đại diện nhóm 3 lên trình bày nội dung 2.3, 2.4 trong phiếu học tập. - Đại diện nhóm 2, 3 báo cáo nội dung 2 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 2, lưu ý những kiến thức quan trọng cần nhớ. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng tổng quát ở trạng thái cơ bản của nguyên tử các halogen là ns2 np5 (n là số thứ tự của lớp ngoài cùng) … np5 2. Sự khác nhau căn bản về cấu trúc electron (thể hiện qua cấu hình electron) của nguyên tử flo với nguyên tử của các nguyên tố halogen cùng nhóm là:  Lớp ngoài cùng của nguyên tử flo là lớp thứ hai nên không có phân lớp d.  Các halogen còn lại (Cl, Br, I) có phân lớp d trống (ns2 np5 nd0). 3. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen đều có một electron độc thân. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc 7 electron độc thân. Electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản Electron lớp ngoài cùng ở trạng thái kích thích 4. Nguyên tử của các nguyên tố halogen X đã có 7e ở lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1e là đạt C.H.E bền vững của khí hiếm. Vì vậy mỗi nguyên tử halogen góp 1e tạo thành 1 cặp electron chung trong phân tử halogen X2. Hai nguyên tử halogen kết hợp với nhau bằng liên kết cộng hóa trị có cực. Công thức cấu tạo: X – X nd0 np5 ns2 nd3 np3 nd2 np3 ns1 ns2 nd1 np4 ns2 + ns2 5. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT Thực nghiệm đã xác định được rằng để phá vỡ liên kết giữa 2 nguyên tử F trong 1 mol phân tử F2 cần cung cấp một năng lượng ít nhất là 159 kJ. Vì vậy, người ta nói năng lượng liên kết của F2 là EF – F = 159 kJ/mol.  Năng lượng liên kết là năng lượng ít nhất cần để phá vỡ liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử. Bảng 5.1. Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của các halogen X2 X2 F2 Cl2 Br2 I2 Độ dài liên kết (nm) 0,142 0,199 0,228 0,267 Năng lượng liên kết X – X, (25oC, 1atm) (kJ/mol) 159 243 192 151 - Trong Cl2 ngoài liên kết  bằng đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử còn có các liên kết  p – d tạo nên bởi cặp electron chưa tham gia liên kết ở AO p của nguyên tử này với AO d còn trống của nguyên tử kia theo kiểu cho – nhận. Còn ở F2 không có liên kết  này vì nguyên tử không có AO d. Liên kết  p – d làm cho phân tử bền vững rõ rệt nên ECl – Cl > EF – F. Clo thuộc chu kì 3 nên khả năng này lớn nhất, từ clo đến iot độ dài liên kết tăng nên năng lượng liên kết giảm dần. Năng lượng liên kết X – X của phân tử X2 không lớn nên các phân tử halogen tương đối dễ tách thành hai nguyên tử. Hoạt động 4: Tính chất vật lí của các halogen. - GV yêu cầu đại diện nhóm 4 lên trình bày nội dung 3 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 3. - Đại diện nhóm 4 báo cáo nội dung 3 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. 3p5 3d0 3p5 3d0 Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được Khi đi từ flo đến iot, ta thấy: - Trạng thái tập hợp: khí  lỏng  rắn. - Màu sắc: đậm dần. - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần. Hoạt động 5: Tính chất hóa học của các halogen. - GV yêu cầu đại diện nhóm 5 lên trình bày nội dung 4.1, 4.2, 4.3 trong phiếu học tập. - GV yêu cầu đại diện nhóm 6 lên trình bày nội dung 4.4, 4.5 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 4; lưu ý những kiến thức quan trọng cần nhớ. - Đại diện nhóm 5, 6 báo cáo nội dung 4 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm dần. 2. Vì cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau nên các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất. 3. Các nguyên tố halogen đều có tính phi kim và tính oxi hóa mạnh. Giải thích: Do nguyên tử halogen có 7 electron lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn nên dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X-. X + 1e X-  …ns2 np5 … ns2 np6 4. Khi đi từ F  I thì tính phi kim và tính oxi hóa của các halogen giảm dần. Giải thích: Khi đi từ F I thì số lớp electron tăng rnt tăng lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm; độ âm điện giảm khả năng nhận electron của các halogen giảm dần. Vì vậy, tính phi kim và tính oxi hóa của các halogen giảm dần.     5. Trong các hợp chất với hầu hết các nguyên tố, các halogen có số oxi hóa -1. Các halogen (trừ flo) có số oxi hóa +1, +3, +5, +7 trong các hợp chất với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (F, O). Giải thích:  Flo không có phân lớp d, có độ âm điện lớn nhất, có 1 electron độc thân.  Các halogen khác có phân lớp d trống nên ở trạng thái kích thích có thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi liên kết với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thì Cl, Br, I có số oxi hóa dương. Hoạt động 6: Củng cố và ra bài tập 1. Củng cố Câu 1: So sánh cấu hình electron nguyên tử của flo, clo, brom, iot. Câu 2: Nêu quy luật biến thiên tính phi kim và tính oxi hóa của các halogen. Giải thích. 2. Ra bài tập sách giáo khoa trang119. HS trình bày, nhận xét, bổ sung. Câu 1: - Giống nhau:  đều có 7e ở lớp ngoài cùng;  ở trạng thái cơ bản, nguyên tử các halogen đều có 1 electron độc thân. - Khác nhau:  số lớp electron tăng từ flo đến iot;  lớp ngoài cùng của flo (là lớp thứ 2) không có phân lớp d, còn lớp ngoài cùng của Cl, Br, I đều có phân lớp d còn trống. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (trong 1 tuần) rồi nộp cho giáo viên. - Giáo viên đọc, trả lại cho học sinh và chọn nhóm báo cáo (trình bày bằng phần mềm powerpoint) theo từng nội dung trong phiếu học tập. - GV chọn nhóm lần lượt trình bày các nội dung sau: o Nhóm 1: chuẩn bị trình bày nội dung 1. o Nhóm 2: chuẩn bị trình bày nội dung 2.1; 2.2. o Nhóm 3: chuẩn bị trình bày nội dung 2.3; 2.4. o Nhóm 4: chuẩn bị trình bày nội dung 3. o Nhóm 5 chuẩn bị trình bày nội dung 4.1; 4.2; 4.3. o Nhóm 6: chuẩn bị trình bày nội dung 4.4; 4.5. - Nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành nhóm thảo luận các câu hỏi, phân công nhiệm vụ từng người và chọn người trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm trước tập thể lớp. PHIẾU HỌC TẬP BÀI 29: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN NỘI DUNG 1: VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 1.1. Dựa vào BTH cho biết tên, kí hiệu, vị trí của các nguyên tố nhóm halogen. Nhận xét về vị trí nhóm halogen trong BTH. 1.2. Đặc điểm của nguyên tố Atatin (Z=85). NỘI DUNG 2: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM HALOGEN 2.1. Từ vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng tổng quát ở trạng thái cơ bản của nguyên tử các halogen và phân bố electron vào các ô lượng tử. 2.2. Sự khác nhau căn bản về cấu trúc electron (thể hiện qua cấu hình electron) của nguyên tử flo với nguyên tử của các nguyên tố halogen cùng nhóm là gì? Từ đó hãy xác định số electron độc thân ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích của các nguyên tử halogen. 2.3. Tại sao phân tử các halogen đều cấu tạo từ 2 nguyên tử? 2.4. Năng lượng liên kết của các halogen Bảng 5.1. Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của các halogen X2 X2 F2 Cl2 Br2 I2 Độ dài liên kết (nm) 0,142 0,199 0,228 0,267 Năng lượng liên kết X – X, (25oC, 1atm) (kJ/mol) 159 243 192 151 a. Thực nghiệm đã xác định được rằng để phá vỡ liên kết giữa 2 nguyên tử F trong 1 mol phân tử F2 cần cung cấp một năng lượng ít nhất là 159 kJ. Vì vậy, người ta nó năng lượng liên kết của F2 là EF – F = 159 kJ/mol. Nêu khái niệm năng lượng liên kết. b. Dựa vào bảng 5.1, hãy giải thích tại sao từ F2 Cl2 năng lượng liên kết tăng, nhưng từ Cl2  I2 năng lượng liên kết lại giảm?  NỘI DUNG 3: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CÁC HALOGEN Dựa vào bảng 5.2 nêu quy luật biến đổi trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen. Bảng 5.2. Tính chất vật lí của các đơn chất halogen Đơn chất Trạng thái tập hợp (20oC) - Màu sắc Nhiệt độ nóng chảy (oC) Nhiệt độ sôi (oC) F2 Khí, lục nhạt -219,6 -188,1 Cl2 Khí, vàng lục -101,0 -34,1 Br2 Lỏng, nâu đỏ -7,3 59,2 I2 Rắn, đen tím có ánh kim 113,6 185,5 NỘI DUNG 4: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HALOGEN 4.1. Nêu quy luật biến thiên bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tố halogen. 4.2. Giải thích vì sao các halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành? 4.3. Nêu tính chất hoá học chung của các halogen. Giải thích. 4.4. Nêu quy luật biến thiên tính chất hoá học của các halogen. Giải thích. 4.5. Giải thích tại sao trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa (-1) còn các halogen khác ngoài số oxi hóa (-1) còn có số oxi hóa dương? PHỤ LỤC 6 GIÁO ÁN BÀI IOT §36. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của iot. - Biết tính chất hoá học của iot và một số hợp chất của iot; phương pháp nhận biết iot. - Biết HIO kém bền nhất, có tính axit và tính oxi hóa yếu nhất so với các axit hipohalogenơ khác. - Hiểu iot có tính oxi hóa yếu và tính khử mạnh hơn các halogen khác. - Hiểu HI kém bền với nhiệt, có tính axit và tính khử mạnh nhất so với các HX khác. - Hiểu I- có tính khử mạnh hơn các ion halogenua khác. 2. Kĩ năng - So sánh được tính chất hoá học của iot, hợp chất của iot với các halogen khác. - Quan sát và giải thích hiện tượng các thí nghiệm về tính chất hoá học của iot và các hợp chất của chúng. - Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của iot và hợp chất của iot. - Giải các bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ Lòng say mê học tập, yêu khoa học, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật và ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Hóa chất: iot (rắn), hồ tinh bột, nước, rượu etylic, dung dịch KI. - Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống hút, kẹp ống nghiệm. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Soạn bài theo yêu cầu của phiếu học tập, chuẩn bị bài báo cáo. - Chuẩn bị những vấn đề thắc mắc. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp thảo luận nhóm. IV.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GV VÀ HS HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Vào bài Muối iot được dùng để thay thế muối ăn thường trong việc nêm nếm thức ăn vì iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4g iot. Vậy iot có tính chất hoá học gì giống và khác với các halogen khác? Hợp chất của iot giống và khác hợp chất tương ứng của các halogen khác như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về iot. Học sinh ghi tựa bài. §36. IOT Hoạt động 2: Trạng thái tự nhiên. Điều chế. - GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên trình bày nội dung 1 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 1. - Đại diện nhóm 1 báo cáo nội dung 1 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Do hoạt động hoá học mạnh, iot chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất. 2. Hàm lượng iot (ở dạng hợp chất) có trong vỏ trái đất là ít nhất so với các halogen khác (khoảng 4.10-5 % khối lượng vỏ trái đất và phân tán). Hợp chất của iot có trong nước biển, một số loại rong biển và trong tuyến giáp ở người. 3. Nguyên tắc điều chế iot là oxi hóa ion I- thành I2. -1 0 2 22Na I + Cl 2NaCl + I  Iot Brom Flo Clo 4.10-5% 3.10-4% 6,25.10-2% 0,013% Trữ lượng trong vỏ trái đất Hoạt động 3: Tính chất vật lí của iot. - GV yêu cầu 1 HS đại diện nhóm 2 lên trình bày nội dung 2 trong phiếu học tập, 1 HS khác làm thí nghiệm thử tính tan của iot trong nước, trong ancol etylic và trong dung dịch KI. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 2, lưu ý những kiến thức quan trọng cần nhớ. - Đại diện nhóm 2 báo cáo và làm thí nghiệm nội dung 2 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Ở điều kiện thường, iot là tinh thể màu đen tím, có vẻ sáng kim loại; iot ít tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ (ancol etylic, xăng, …), tan nhiều trong dung dịch kali iotua tạo phức KI3: I2 + KI KI3  2. Khi đun nóng, iot không nóng chảy mà biến thành hơi màu tím, khi làm lạnh hơi iot lại chuyển thành tinh thể, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này gọi là sự thăng hoa. Hoạt động 4: Tính chất hoá học của iot. - GV yêu cầu đại diện nhóm 3 lên trình bày nội dung 3.1, 3.2 trong phiếu học tập. - GV yêu cầu đại diện nhóm 4 lên trình bày nội dung 3.3 (1 HS trình bày, 1 HS khác làm thí nghiệm iot tác dụng với hồ tinh bột) trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 3 và lưu ý những kiến thức quan trọng cần nhớ. - Đại diện nhóm 3 báo cáo nội dung 3.1, 3.2 trong PHT. - Đại diện nhóm 4 báo cáo và làm thí nghiệm nội dung 3.3 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Số oxi hóa của mỗi nguyên tử I trong phân tử I2 đều bằng 0, đó là số oxi hóa trung gian của nguyên tố I nên I2 vừa có khả năng nhận electron vừa có khả năng nhường electron. Vì vậy I2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.  Vì nguyên tử I có 7 electron ở lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn nên rất dễ nhận electron  I2 có tính oxi hóa mạnh.  Tuy iot có năng lượng liên kết không lớn lắm ( EI – I = 151 kJ/mol) nhưng iot có năng lượng ion hóa thứ nhất lớn (I1 = 1140 kJ/mol) nên I2 khó nhường electron  I2 có tính khử yếu nhưng mạnh hơn Cl2, Br2.  Chứng minh tính oxi hóa mạnh của I2:  Iot oxi hóa được nhiều kim loại. 2 + 3I - 3l I 0 0 2Al +3 1 2A 0 0 +2 -1 2 2Fe + I Fe I ot  Iot oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao và có mặt chất xúc tác. 2 0 0 +1 -1 2(k) (r) (k) ; H + I 2H H = 51,8 J kI 8   Chứng minh tính khử yếu của I2:  Phản ứng với dung dịch kiềm: Ion IO- phân huỷ ở tất cả các nhiệt độ cho nên iot chỉ tác dụng với dung dịch kiềm theo phản ứng -1 +5 3 2 0 2 + 3I 6NaOH 5Na I + Na I O + 3H O   Phản ứng với chất oxi hóa mạnh: +5 3 0 0 2 2 2 + I 5Cl + 6H O 2H I O + 10HCl -1 2. Iot chỉ oxi hóa hiđro ở nhiệt độ cao, có chất xúc tác, phản ứng thuận nghịch và thu nhiệt nên khả năng tham gia phản ứng hoá học của iot yếu hơn các halogen khác  Iot có tính oxi hóa yếu hơn các halogen khác. 3. Iot tạo thành với hồ tinh bột một chất có màu xanh (màu xanh biến mất khi đun nóng và trở lại khi để nguội). Vì vậy, dung dịch iot được dùng làm thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại. Hoạt động 5: Ứng dụng của iot. - GV yêu cầu đại diện nhóm 4 trình bày tiếp nội dung 4 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 4. - Đại diện nhóm 4 báo cáo nội dung 4 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được  Iot được dùng nhiều dưới dạng cồn iot (dung dịch iot 5% trong ancol etylic) để làm chất sát trùng. xúc tác: H2O  Nguyên tố iot có trong thành phần của nhiều dược phẩm.  Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. Sử dụng muối iot giúp tránh được các rối loạn do thiếu iot. Hoạt động 6: Hiđro iotua và axit iothiđric - GV yêu cầu đại diện nhóm 5 lên trình bày nội dung 5 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 5; lưu ý những kiến thức quan trọng cần nhớ. - Đại diện nhóm 5 báo cáo nội dung 5 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Từ HF  HI, độ bền với nhiệt giảm do độ dài liên kết tăng và năng lượng liên kết giảm. Hiđro iotua (HI) có độ dài liên kết lớn nhất và năng lượng liên kết nhỏ nhất nên HI kém bền với nhiệt hơn cả. Ở 300oC, nó bị phân huỷ thành iot và hiđro với mức độ đáng kể: +1 -1 0 0 2 22H I H + I 2. Từ HF  HI, bán kính của các ion X- tăng nên lực hút giữa H+ và X- giảm  khả năng cho H+ của HX tăng  tính axit tăng  axit iothiđric có tính axit mạnh nhất. 3. Từ HF  HI, tính khử tăng; HI có tính khử mạnh nhất. Giải thích: Quá trình oxi hóa HX diễn ra như sau: - Cung cấp năng lượng để thực hiện quá trình bẻ gãy liên kết H – X (Elk H-X). - Cung cấp năng lượng (E1) để thực hiện quá trình tách electron của ion X-. Khi đi từ HF HI thì độ dài liên kết tăng  Elk H-X giảm.  Khi đi từ F-  I- thì bán kính tăng  lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng của X- giảm  E1 giảm. Vậy khi đi từ HF  HI thì (Elk H-X + E1) giảm khả năng nhường electron của HX tăng từ HF đến HI  Tính khử tăng từ HF đến HI.  Chứng minh tính khử mạnh của HI: HI có thể khử axit sunfuric đặc thành H2S, khử muối sắt (III) thành muối sắt (II): 2 -1 +6 0 -2 4 2 2 8H I + H S O 4I + H S + 4H O 2 l +3 +2-1 0 3 2 2 + 2H I + 2 Cl 2 Cl I + 2HCFe Fe 4. Không thể dùng phương pháp sunfat để điều chế HI (giống HCl) vì HI có tính khử mạnh hơn HCl, chúng khử được H2SO4 đặc. NaI + H2SO4 HI + NaHSO4  2 4 2 2 8H I + H SO 4I + H S + 4H O 2 Hoạt động 7: Một số hợp chất khác - GV yêu cầu đại diện nhóm 6 lên trình bày nội dung 6 trong phiếu học tập. - GV kết luận câu trả lời trong nội dung 6; lưu ý những kiến thức quan trọng cần nhớ. - Đại diện nhóm 6 báo cáo nội dung 6 trong PHT. - Các HS khác theo dõi, nêu câu hỏi, bổ sung. Kiến thức học sinh tự chiếm lĩnh được 1. Đa số các muối iotua dễ tan trong nước, trừ muối AgI, PbI2 không tan, đều có màu vàng. 2. Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều F- < Cl- < Br- < I-. Ion iotua có tính khử mạnh nhất. 3. Nhận biết muối iotua: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối iotua, ta thấy xuất hiện kết tủa màu vàng của bạc iotua: AgNO3 + NaI AgI + NaNO3   4. Từ HFO  HIO tính bền giảm, tính axit giảm, tính oxi hóa giảm. Hoạt động 6: Củng cố và ra bài tập 1. Củng cố GV đặt câu hỏi chốt lại các kiến thức trọng tâm. - Nêu quy luật biến đổi tính oxi hóa, tính khử của các đơn chất halogen. - Nêu quy luật biến đổi độ bền với nhiệt, tính axit, tính khử của các hợp chất HX. - Nêu quy luật biến đổi tính bền, tính axit và tính oxi hóa của các axit hipohalogenơ. 2. Ra bài tập sách giáo khoa trang 145. HS theo dõi, trả lời câu hỏi. - Từ flo  iot, tính oxi hóa giảm dần, tính khử tăng dần (flo không thể hiện tính khử). - Từ HF  HI, độ bền với nhiệt giảm, tính axit tăng dần, tính khử tăng dần. - Từ HFO  HIO, tính bền giảm, tính axit giảm, tính oxi hóa giảm. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (trong 1 tuần) rồi nộp cho giáo viên. - Giáo viên đọc, trả lại cho học sinh và chọn nhóm báo cáo (trình bày bằng phần mềm powerpoint) theo từng nội dung trong phiếu học tập. - GV chọn nhóm lần lượt trình bày các nội dung sau: o Nhóm 1: chuẩn bị trình bày nội dung 1. o Nhóm 2: chuẩn bị trình bày nội dung 2. o Nhóm 3: chuẩn bị trình bày nội dung 3.1; 3.2. o Nhóm 4: chuẩn bị trình bày nội dung 3.3, 4. o Nhóm 5 chuẩn bị trình bày nội dung 5. o Nhóm 6: chuẩn bị trình bày nội dung 6. - Nhóm trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ từng người, chọn người trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm trước tập thể lớp. PHIẾU HỌC TẬP BÀI 36: IOT NỘI DUNG 1: TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN. ĐIỀU CHẾ 1.1. Giải thích tại sao trong tự nhiên iot chỉ tồn tại ở dạng hợp chất? Các hợp chất chứa iot tập trung ở đâu? Hãy sắp xếp các halogen theo chiều tăng dần trữ lượng trong vỏ trái đất. 1.2. Em hãy cho biết phương pháp tách muối iot từ rong biển. Nêu nguyên tắc điều chế và viết phương trình hoá học điều chế iot. NỘI DUNG 2: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA IOT 2.1. Quan sát tinh thể iot và cho biết trạng thái, màu sắc của tinh thể iot. 2.2. Cho biết tính tan của iot trong nước, trong dung môi hữu cơ và trong dung dịch kali iotua? (HS làm thí nghiệm). 2.3. Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng thăng hoa của iot. NỘI DUNG 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA IOT 3.1. Từ cấu tạo, dự đoán tính chất hoá học của iot? Giải thích và viết phương trình hoá học chứng minh? Xác định vai trò của iot trong mỗi phản ứng đó. 3.2. Dựa vào điều kiện phản ứng rút ra kết luận gì tính oxi hóa của iot với các halogen khác? 3.3. Tính chất đặc trưng của iot là gì? (HS làm thí nghiệm). NỘI DUNG 4: ỨNG DỤNG CỦA IOT Cho biết các ứng dụng của iot? NỘI DUNG 5: HIĐRO IOTUA VÀ AXIT IOTHIĐRIC Bảng 5.4. Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của các hợp chất HX HX HF HCl HBr HI Độ dài liên kết H – X (nm) 0,092 0,127 0,141 0,160 Năng lượng liên kết H – X, (25oC, 1atm) (kJ/mol) 565 431 364 297 5.1. So sánh độ bền của hiđro iotua với các hiđro halogenua khác? Giải thích. 5.2. Hiđro iotua tan vào nước tạo thành dung dịch axit iothiđric. So sánh tính axit của axit iothiđric với các axit halogenhiđric khác? Giải thích. 5.3. So sánh tính khử của HI với HF, HBr, HCl? Giải thích. Viết các phương trình hoá học để chứng minh. 5.4. Người ta có thể điều chế hiđro iotua (HI) bằng phương pháp sunfat không? Giải thích? Viết phương trình hoá học của các phản ứng. NỘI DUNG 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT KHÁC 6.1. Nhận xét về tính tan của các muối iotua. 6.2. Từ thí nghiệm NaI tác dụng với Cl2; NaI tác dụng với Br2, hãy rút ra kết luận về tính khử của ion iotua so với các ion halogenua khác. 6.3. Nêu phương pháp hoá học để nhận biết muối iotua. 6.4. So sánh tính bền, tính axit và tính oxi hóa của HIO với các axit hipohalogenơ khác. PHỤ LỤC 7 BÀI KIỂM TRA LẦN 1 Đề kiểm tra 15 phút Bài: Khái quát về nhóm halogen Môn: Hóa 10 Họ và tên:…………………………………………………………. Lớp:………… STT: ……… Trường:…………………………….. Hãy tô đen các lựa chọn đúng vào bảng sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ; ; ; ; ; ; ; ; ; ; / / / / / / / / / / = = = = = = = = = = ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Số câu đúng: ………/10 Điểm: Nội dung đề số: 001 1. Hãy chỉ ra câu phát biểu không chính xác. A. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot. B. Trong các hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1. C. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1. D. Trong tất cả các hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa -1. 2. Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố A. F, Cl, Br. B. F, Cl, Br, I, At. C. F, Cl, Br, At. D. F, Cl, Br, I. 3. Khác với các nguyên tố cùng nhóm, nguyên tố flo không có A. số oxi hóa 1+, 3+,5+ và 7+. B. điện hóa trị 1+, 3+, 5+ và 7+. C. số oxi hóa +1, +3, +5 và +7. D. cộng hóa trị +1, +3, +5 và +7. 4. Trạng thái tập hợp và màu sắc của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) ở 20oC lần lượt là: A. khí lục nhạt; lỏng vàng lục; lỏng nâu đỏ; khí đen tím. B. khí lục nhạt; khí vàng lục; lỏng nâu đỏ; rắn đen tím. C. khí vàng lục; lỏng nâu đỏ; khí lục nhạt; rắn đen tím. D. khí vàng lục; khí lục nhạt; lỏng nâu đỏ; rắn đen tím. 5. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen? A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. B. Năng lượng liên kết rất lớn nên khó tách thành hai nguyên tử. C. Ở điều kiện thường là chất khí. D. Có tính oxi hóa mạnh. 6. Khi nhận xét sự biến đổi của các halogen về: 1. nhiệt độ nóng chảy, 2. nhiệt độ sôi, 3. bán kính nguyên tử, 4. độ âm điện; ta có kết luận A. 1, 2, 3, 4 đều giảm. B. 1, 2, 3 tăng; 4 giảm. C. 1, 2 tăng; 3,4 giảm. D. 1, 2, 3, 4 đều tăng. 7. Trừ flo, nguyên tử clo, brom, iot ở trạng thái kích thích có thể có số electron độc thân là A. 1, 3, 5, 7. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 3, 5, 7. 8. Năng lượng liên kết F - F nhỏ hơn năng lượng liên kết Cl - Cl vì A. flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo. B. độ âm điện của F lớn hơn của Cl. C. trong Cl - Cl có liên kết  p - d . D. bán kính nguyên tử của F nhỏ hơn của Cl. 9. Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo thứ tự nào sau đây? A. Cl2 > F2 > Br2 > I2 B. Cl2 > Br2 > I2 > F2 C. I2 > Br2 > Cl2 > F2 D. F2 > Cl2 > Br2 > I2 10. Tính phi kim và tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo quy luật là do: A. Khi đi từ F đến I thì số lớp electron tăng nên rnt tăng dẫn đến lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm; độ âm điện giảm khả năng nhận electron của các halogen tăng dần.  B. Khi đi từ F đến I thì số lớp electron tăng nên rnt tăng dẫn đến lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng; độ âm điện giảm khả năng nhận electron của các halogen giảm dần.  C. Khi đi từ F đến I thì số electron tăng nên rnt tăng dẫn đến lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm; độ âm điện giảm khả năng nhận electron của các halogen giảm dần.  D. Khi đi từ F đến I thì số lớp electron tăng nên rnt tăng dẫn đến lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm; độ âm điện giảm khả năng nhận electron của các halogen giảm dần.  ----------- HẾT ---------- PHỤ LỤC 8 BÀI KIỂM TRA LẦN 2 Đề kiểm tra 15 phút Bài: IOT Môn: Hóa 10 Họ và tên:…………………………………………………………. Lớp:………… STT: ……… Trường:…………………………….. Hãy tô đen các lựa chọn đúng vào bảng sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ; ; ; ; ; ; ; ; ; ; / / / / / / / / / / = = = = = = = = = = ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Số câu đúng: ………/10 Điểm: Nội dung đề số: 001 1. Cho dãy các axit theo thứ tự từ HF, HCl, HBr, HI. Hãy lựa chọn nhận xét đúng trong số các nhận xét dưới đây: A. Độ bền với nhiệt tăng, tính axit giảm, tính khử giảm. B. Độ bền với nhiệt tăng, tính axit tăng, tính khử giảm. C. Độ bền với nhiệt giảm, tính axit tăng, tính khử tăng. D. Độ bền với nhiệt giảm, tính axit giảm, tính khử giảm. 2. Không tìm thấy đơn chất halogen trong tự nhiên bởi chúng có A. tính oxi hóa mạnh. B. khả năng nhận 1e. C. số electron độc thân như nhau. D. Lí do khác. 3. Iot có trong A. tuyến giáp của người. B. tuyến yên của người. C. một số loài rong biển. D. A và C. 4. Phản ứng sẽ xảy ra khi các chất sau đây được trộn lẫn: A. Dung dịch natri clorua và brom lỏng. B. Dung dịch natri clorua và iot rắn. C. Dung dịch kali bromua và iot rắn. D. Dung dịch kali iotua và brom lỏng. 5. Dung dịch X không màu tác dụng với dung dịch bạc nitrat, thu được kết tủa màu vàng. X là chất nào sau đây? A. Natri clorua. B. Natri iotua. C. Natri bromua. D. Natri florua. 6. Sục một lượng khí clo vừa đủ vào dung dịch chứa hỗn hợp NaI và NaBr, thu được 1,17 gam NaCl. Số mol hỗn hợp NaBr và NaI đã phản ứng là: A. 1,50 mol. B. 0,10 mol. C. 0,15 mol. D. 0,02 mol. 7. Có 3 bình mất nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? A. Dung dịch brom, dung dịch iot. B. Dung dịch brom, hồ tinh bột. C. Dung dịch clo, hồ tinh bột. D. Dung dịch clo, dung dịch iot. 8. Sự thăng hoa của iot là sự chuyển trạng thái: A. từ rắn sang hơi không qua trạng thái lỏng. B. từ rắn sang hơi. C. từ rắn sang hơi qua trạng thái lỏng. D. từ hơi sang rắn. 9. Cho 2 phản ứng: 22 4 2 2HBr + H SO Br + SO + H O  2 22 4 2HI + H SO I + H S + H O  Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. HI có tính khử mạnh hơn HBr. B. HBr có tính khử mạnh hơn HI. C. HI khử H2SO4 thành H2S. D. HBr khử H2SO4 thành SO2. 10. Trong số các halogen dưới đây, chất có tính khử mạnh nhất là A. Br2 B. F2. C. Cl2. D. I2. ----------- HẾT ---------- PHỤ LỤC 9 BÀI KIỂM TRA LẦN 3 KIỂM TRA HÓA 10 CHƯƠNG HALOGEN Mã đề thi 132 Họ và tên:…………………………………………………………. Lớp:………… STT: ……… Trường:…………………………….. Hãy tô đen các lựa chọn đúng vào bảng sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ; ; ; ; ; ; ; ; ; ; / / / / / / / / / / = = = = = = = = = = ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Câu 1: Phương trình hóa học nào dưới đây viết không đúng? A. 3Cl2 + 6KOHloãng  5KCl + KClO3 + 3H2O B. 2KClO3 o 2t , MnO 2KCl + 3O2 C. Cl2 + Ca(OH)2  CaOCl2 + H2O D. Cl2 + 2KOH  KCl + KClO + H2O Câu 2: Sục một lượng khí clo vừa đủ vào dung dịch chứa hỗn hợp NaI và NaBr, chất được giải phóng là: A. Cl2 và Br2 B. I2 C. I2 và Br2 D. Br2 Câu 3: Dãy chất nào sau đây sắp xếp theo chiều tính oxi hóa giảm dần? A. HClO4, HClO2, HClO3, HClO. B. HClO, HClO3, HClO2, HClO4. C. HClO4, HClO3, HClO2, HClO. D. HClO, HClO2, HClO3, HClO4. Câu 4: Hoà tan hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng của muối khan thu được nhiều hơn khối lượng hai muối cacbonat ban đầu là A. 3 gam. B. 3,1 gam. C. 3,2 gam. D. 3,3 gam. Câu 5: Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự tính khử của các ion halogenua tăng dần? A. I-, Br-, Cl-, F-. B. Br-, I-, Cl-, F-. C. Cl-, F-, Br-, I-. D. F-, Cl-, Br-, I-. Câu 6: Tính chất sát trùng; tẩy trắng sợi, vải, giấy của clorua vôi là do nguyên nhân nào sau đây? A. Do clorua vôi dễ phân huỷ ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh. B. Do clorua vôi phân huỷ ra Cl2 là chất oxi hóa mạnh. C. Do phân tử clorua vôi chứa nguyên tử clo với số oxi hóa +1 có tính oxi hóa mạnh. D. Cả A, B, C. Câu 7: Dung dịch nào dưới đây không phản ứng với dung dịch AgNO3? A. NaI. B. NaBr. C. NaCl. D. NaF. Câu 8: Cho các phát biểu dưới đây: a. Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hóa từ -1 đến +7. b. Flo là chất chỉ có tính oxi hóa. c. I2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl. d. Tính axit của các axit halogenhiđric tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI. Các phát biểu luôn đúng là: A. b, c. B. b, d. C. a, b, d. D. a, b, c. Câu 9: Cho 10 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 1,12 lít khí (ở đktc). Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là A. 13,55 gam. B. 15,5 gam. C. 12,5 gam. D. 14,65 gam. Câu 10: Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây? A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O. C. NaCl, NaClO4, H2O. D. NaCl, NaClO3, H2O. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90148-LVHH-PPDH011.pdf
Tài liệu liên quan