Luận văn Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần Quang hình học lớp 11 ban cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Suốt mấy thập kỷ qua, đa số giáo viên chúng ta cứ mãi sử dụng kiểu dạy học lấy người dạy (giáo viên) làm trung tâm, mà mục tiêu được quan tâm trước hết là trang bị cho học sinh một trình độ kiến thức. Giáo viên xem trách nhiệm chính của mình là truyền đạt sao cho hết nội dung đã quy định trong chương trình sách giáo khoa. Nội dung dạy học thiên về những kiến thức lý thuyết của các môn học. Phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, giảng giải; thầy nói trò ghi. Vì vậy giáo viên tranh thủ truyền thụ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình; học sinh tiếp thu thụ động, thỉnh thoảng trả lời những câu hỏi giáo viên nêu ra về những vấn đề đã và đang giảng. Giáo án được thiết kế theo đường thẳng, chung cho mọi học sinh, trên lớp giáo viên chủ động một mạch theo các bước đã chuẩn bị. Bài lên lớp được tiến hành trong phòng học mà bàn giáo viên và bảng đen là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi học sinh. Giáo viên là người độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh và thường chú ý chủ yếu tới khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông tin. Với kiểu dạy học trên tuy phần nào đã mang lại những kết quả hết sức khích lệ , nhưng trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão , thì kiểu dạy học ở trên đã bộc lộ những hạn chế của nó. Bởi vì, lúc này việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy phương pháp học. Disterwerg đã viết “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”[1, tr50]. Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức có sẵn mà cần phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, tổ chức cho học sinh tự mình tìm ra tri thức đó, giúp học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức. Nội dung dạy học phải chú trọng tới các kỹ năng thực hành, vận dụng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm, hòa nhập vào sự phát triển của cộng đồng. Giáo án cần được thiết kế theo kiểu phân nhánh, linh hoạt, với sự tham gia tích cực của học sinh. Hình thức bố trí lớp học có thể thay đổi cho phù hợp với hoạt động trong tiết học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều tiết; học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Nội dung kiến thức phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản vừa dài lại vừa liên hệ nhiều với thực tiễn cuộc sống, do vậy nếu giáo viên cứ mãi tìm cách làm sao để truyền thụ hết kiến thức đó cho học sinh thì thuyết trình hay diễn giảng sẽ là những phương pháp được chọn lựa nhiều nhất và kết quả là học sinh chỉ kịp ghi bài, về nhà học thuộc, rồi cho tái hiện lại khi kiểm tra. Quá trình dạy học như thế quả là thiếu chiều sâu, thiếu tính ứng dụng, không phát huy được tính tích cực, tự lực trong học tập và không rèn luyện được kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh” nhằm đưa ra một tiến trình dạy học mới có thể khắc phục được kiểu dạy học truyền thống lấy người dạy làm trung tâm; giúp học sinh có cơ hội phát huy những khả năng của mình, làm quen với cách làm việc theo tổ nhóm để rồi cùng nhau liên hệ bài học với thực tế cuộc sống. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục đích chủ yếu của đề tài là thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh . III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể: Học sinh khối 11 trường THPT Phước Long Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập phần “Quang hình học” lớp 11 _ ban Cơ bản. 2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh . IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được tiến trình dạy học một cách phù hợp trên cơ sở vận dụng sáng tạo các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học sinh đồng thời rèn luyện được cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tế trong quá trình học tập. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tiến trình giảng dạy một số bài học phần “Quang hình học”, lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. - Vận dụng những nghiên cứu đó vào trong việc dạy học ở trường THPT Phước Long, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh. VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh; để từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức quá trình dạy học một số bài học phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản. - Nghiên cứu cấu trúc logic về nội dung kiến thức trong phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản cùng mối liên hệ của nó với các phần khác. Những kiến thức nào học sinh cần nắm vững sau khi học xong phần này. - Tìm hiểu thực tế dạy học các kiến thức phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản ở một số trường THPT trong Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra những khó khăn cũng như những sai lầm mà học sinh thường gặp phải. - Sọan thảo tiến trình dạy học một số bài học phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. - Thực hiện thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Phước Long để xác định mức độ phù hợp, tính khả thi, phạm vi áp dụng của đề tài. - Nhận xét và một số ý kiến đề xuất thêm. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học hiện đại, cách tổ chức họat động nhận thức của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. - Nghiên cứu những mục tiêu, phương pháp chung của giáo dục phổ thông; chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, nhằm nắm được cấu trúc logic về nội dung kiến thức mà học sinh cần học, từ đó thiết kế tiến trình dạy học sao cho phù hợp. - Tìm tòi các thí nghiệm về những hiện tượng vật lý vừa vui lại vừa mang tính vận dụng kiến thức được học; những câu chuyện lịch sử về sự ra đời của một kiến thức vật lý, về cuộc đời sự nghiệp các nhà bác học vật lý để phục vụ việc gây hứng thú cho học sinh trong dạy học vật lý. 2. Phương pháp điều tra - Điều tra về thực tế dạy học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản ở một số trường phổ thông trong thành phố về phương pháp, hình thức tổ chức tiết học, cách đánh giá kết quả của học sinh, những kết quả đạt được, - Điều tra những sai lầm , khó khăn của học sinh khi học phần này. 3. Thực nghiệm sư phạm - Vận dụng các tiến trình dạy học được thiết kế vào quá trình dạy học cho học sinh lớp 11 trường THPT Phước Long, Quận 9, TpHCM. - Phân tích những diễn biến cụ thể diễn ra trước, trong và sau giờ học. - Phân tích kết quả các bài kiểm tra. - Xử lý kết quả từ những phân tích trên. - Đề xuất những ý kiến khác sau khi tiến hành thực nghiệm. - Đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi của đề tài khi áp dụng ở trường phổ thông hiện nay.

pdf134 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần Quang hình học lớp 11 ban cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kính hiển vi. - Dựa vào hình vẽ chứng minh công thức tính số bội giác của kính hiển vi. Cho biết độ dài quang học '1 2F F  2.3.5.2. Xác định mục tiêu dạy học bài “Kính hiển vi” a. Trong giờ học - Học sinh biết được công dụng vượt trội của kính hiển vi so với kính lúp. - Học sinh biết cấu tạo của kính hiển vi, đặc điểm của vật kính và thị kính từ đó ráp được kính hiển vi phục vụ cho việc kiểm chứng công dụng của kính. - Học sinh vẽ được đường truyền ánh sáng từ vật AB qua kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực và chứng minh công thức tính số bội giác của kính khi đó. - Học sinh biết cách sử dụng kính hiển vi (chỉ thay đổi được vị trí vật hoặc hệ vật kính – thị kính chứ không thay đổi được khoảng cách giữa vật kính – thị kính), giúp đỡ mỏi mắt khi quan sát. b. Sau giờ học - Học sinh biết áp dụng công thức tính số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập. - Học sinh biết vận dụng những hiểu biết về kính hiển vi trong vật lý để sử dụng nó tốt hơn khi thực hành sinh vật. 2.3.5.3. Xác định các công việc cần chuẩn bị nhằm hỗ trợ việc dạy học bài “Kính hiển vi”  Đối với học sinh - Tìm hiểu trước những thông tin về kính hiển vi.  Đối với giáo viên: chuẩn bị - Phân công công việc cho từng nhóm. - 1( )1 1 1 1 VK OAB O F A B  (thật gấp k1 lần AB) 2( )2 2 2 2TK OO F A B  (ảo gấp k2 lần A1B1) và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. - Để đỡ mỏi mắt, cần điều chỉnh vật hoặc hệ (vật kính và thị kính) để A1B1 nằm tại F2, khi đó ảnh A2B2 hiện ra ở vô cực. - Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là: 1 2 DG f f    - Kính hiển vi. - Các thấu kính có tiêu cự khác nhau, bàn quuang học. - Hình vẽ đường truyền ánh sáng qua kính hiển vi. - Mẫu vật để quan sát. 2.3.5.4. Xây dựng các tình huống vật lý dạy học bài “Kính hiển vi” a. Tình huống cơ bản - Với vật quan sát có kích thước càng nhỏ thì nên sử dụng kính lúp có số bội giác càng cao, nghĩa là nó được tạo nên từ thấu kính có tiêu cự càng ngắn. Tuy nhiên tiêu cự của thấu kính nếu quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng quang sai. Vậy dụng cụ gì sẽ bổ trợ cho mắt để có thể quan sát những vật này đây? Những dụng cụ đó sẽ có cấu tạo như thế nào? - Tình huống này có thể được học sinh dự đoán là: dùng kính hiển vi . Do học sinh dựa vào phần giới thiệu hai nhóm dụng cụ bổ trợ cho mắt của giáo viên trong bài học trước. b. Tình huống kiểm chứng - Hãy quan sát mẫu vật sau bằng hai cách: sử dụng kính lúp và kính hiển vi. - Tình huống này sẽ thực hiện nhanh nếu như có sẵn kính hiển vi, tuy nhiên nếu không có thì hãy yêu cầu học sinh tự tạo ra một kính hiển vi bằng các thấu kính có sẵn để quan sát. - Chú ý rằng đến lúc này học sinh chưa biết cách quan sát thế nào là hợp lý mà chỉ biết làm theo những gì đã biết nên có thể là chưa có kết quả cao nhất. c. Tình huống về cách quan sát vật qua kính hiển vi, công thức số bội giác - Với kính lúp việc quan sát vật và điều chỉnh khá dễ dàng vì nó được cấu tạo từ một thấu kính, còn đối với kính hiển vi do được cấu tạo từ hai thấu kính lại thêm khoảng cách giữa hai kính này không thể thay đổi được nên việc quan sát và điều chỉnh sẽ phức tạp hơn. - Tuy nhiên nếu chúng ta hướng học sinh trở lại với bài tập hệ hai thấu kính trước đó thì sẽ không mấy khó khăn. - Hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính hiển vi, từ đó tìm góc trông ảnh của vật qua dụng cụ này khi thực hiện ngắm chừng ở vô cực. 2.3.5.5. Tổ chức họat động dạy học bài “Kính hiển vi” a. Kiểm tra bài cũ ► 1. Hãy cho biết công dụng, cấu tạo và cách quan sát một vật qua kính lúp. HS: là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ, cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ. HS: Đặt vật AB trong khoảng OF và điều chỉnh kính để ảnh của vật cần quan sát hiện ra trong giới hạn nhìn rõ của mắt (CC - CV). Điều chỉnh kính lúp để quan sát một vật ở vị trí xác định gọi là “ngắm chừng”. Như vậy có thể có ngắm chừng ở cực cận, cực viễn, vô cực. Đối với mắt bình thường (mắt không có tật) thực hiện ngắm chừng ở vô cực sẽ không bị mõi mắt, muốn vậy cần điều chỉnh để vật AB nằm ở tiêu điểm vật chính của kính. 2. Số bội giác của các dụng cụ quang học là gì? Công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực của kính lúp được tính như thế nào? Cách ngắm chừng này có số bội giác phụ thuôc gì và không phụ thuộc gì? HS: 0 0 tan tan G     , D f G  . Phụ thuộc vào tiêu cự của kính và không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt quan sát. b. Đặt vấn đề vào bài (tình huống cơ bản) ► Kích thích hứng thú bằng tình huống bế tắc: để quan sát các vật càng nhỏ, phải dùng những kính lúp thế nào? Tại sao? HS: có tiêu cự càng nhỏ. Vì số bội giác G sẽ lớn.  Tuy nhiên, tiêu cự của kính lúp không thể giảm nhỏ mãi được vì dẫn đến hiện tượng quang sai. ▼ Làm sao để có thể quan sát những vật rất nhỏ khi mà kính lúp không đủ chức năng để bổ trợ cho mắt? HS: dùng kính hiển vi. HS sẽ trả lời được nhờ hiểu biết từ cuộc sống.  Đúng và “Kính hiển vi” chính là tên bài học hôm nay. Chúng có cấu tạo cụ thể ra sao, sử dụng chúng thế nào để quan sát, có ưu thế gì so với kính lúp sẽ lần lượt là những gì chúng ta cần tìm hiểu về lọai kính này. ► Tổ chức cho học sinh tích cực trong việc chuẩn bị bài ở nhà thông qua việc đọc sách giáo khoa và các tài liệu khác rồi tự lực xây dựng nội dung kiến thức mới dựa vào sự tương tự với nội dung bài “Kính lúp” Nhóm 1: thực hiện nhiệm vụ: trình bày phần c. Cấu tạo – công dụng kính hiển vi Để quan sát các vật rất nhỏ phải tìm cách tăng G. Nhưng liệu có thể tăng G bằng cách nào mà không phải bằng cách giảm mãi tiêu cự của kính. HS: Tạo ra ảnh thật lớn hơn vật rồi dùng kính lúp để quan sát ảnh đó, khi đó chúng ta sẽ có một lọai kính mà số bội giác G có thể lớn rất nhiều lần so với số bội giác của một chiếc kính lúp. HS nhóm 1: Rất đúng, vì thế mà kính hiển vi của chúng ta luôn được cấu tạo từ hai bộ phận chính: - Vật kính là thấu kính hội tụ (hệ thấu kính có tác dụng như một thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất ngắn. - Thị kính: là một kính lúp. - Khoảng cách giữa vật kính và thị kính không thể thay đổi được. ► Cho HS xem ảnh của một kính hiển vi và chỉ rõ một vài bộ phận cũng như hoạt động của chúng. Tình huống kiểm chứng:  Kiểm chứng bằng cơ sở lý thuyết: HS: 1 2( ) ( )1 1 1 2 2 2 1 1( ) ( )VK O TK OAB A B k AB A B k A B    Do vậy ảnh cuối cùng A2B2 gấp k = k1k2 lần so với vật AB ban đầu và k > k2 nên G > G2. Nghĩa là kính hiển vi sẽ có số bội giác lớn hơn kính lúp nên nó có thể dùng để quan sát các vật nhỏ hơn mà kính lúp không thể quan sát được. HS nhóm 1: Tuy nhiên cần lưu ý để k = k1k2 > k2 nhiều thì k1 phải lớn hơn 1 và càng lớn hơn nữa càng tốt, do vậy vật AB phải được đặt ngoài O1F1 nhưng gần F1.  Kiểm chứng bằng thực nghiệm: Để kiểm tra cấu tạo và công dụng (ưu thế vượt trội so với kính lúp) của kính hiển vi, chúng ta thử quan sát mẫu vật cho sẵn bằng hai cách: dùng kính lúp và dùng kính hiển vi có sẵn (được giáo viên điều chỉnh sẵn). HS: Điều chỉnh mãi nhưng không thể quan sát được mẫu vật bằng kính lúp mà lại có thể quan sát được mẫu vật này bằng kính hiển vi. Chứng tỏ kính hiển vi có thể quan sát những vật rất nhỏ và có số bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.  Hợp thức hóa hoàn toàn về cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.  Với một cấu tạo tương đối phức tạp so với kính lúp như thế liệu cách sử dụng chúng sẽ thế nào? Thế nào là hiệu quả nhất? chúng ta cùng khảo sát sự tạo ảnh qua kính hiển vi. ► Giáo viên nhận xét, đánh giá công việc mà nhóm 1 đã thực hiện, đồng thời yêu cầu nhóm 2 thực hiện công việc được giao. d. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi HS nhóm 2: Vì kính hiển vi là hệ ghép thấu kính, nên để tiện việc quan sát chúng ta sẽ vẽ ảnh của vật AB qua hệ này. Có thể vẽ được do học xong bài toán hệ thấu kính ghép. HS nhóm 2: Vẽ hình trên mẫu giấy hoặc máy vi tính (đã chuẩn bị sẵn) HS nhóm 2: Để có thể giúp mắt quan sát được và không mõi mắt khi quan sát trong thời gian dài phải điều chỉnh gì và tại sao? HS: Điều chỉnh vị trí vật hoặc điều chỉnh cả ống kính (bao gồm vật kính và thị kính), để ảnh cuối cùng A2B2 phải là ảnh ảo và rơi vào khoảng nhìn rõ của mắt CC – CV, nghĩa là A1B1 phải nằm trong khỏag O2F2. HS: Muốn không mõi mắt khi quan sát vật bằng kính hiển vi cần điều chỉnh như trên nhưng phải cho ảnh cuối cùng A2B2 hiện ra ở  , nghĩa là A1B1 phải trùng F2. HS nhóm 2: Vẽ ảnh khi ngắm chừng ở vô cực (tự vẽ). HS nhóm 2:Với cách ngắm chừng ở vô cực thì số bội giác được tính thế nào? . HS: 1 1 2 tan A B f   , 0tan ABD  1 1 1 2 0 0 2 tan tan A B DG k G AB f         . HS nhóm 2: Gọi '1 2F F  : độ dài quang học. 1 2 1 2 1 2 DO O f f G f f        Số bội giác của kính hiển vi phụ thuộc gì? HS : Ngoài việc phụ thuộc vào hai tiêu cự của vật kính và thị kính, nó còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai kính.  Do vậy khi chế tạo kính hiển vi, để có môt kính với số bội giác theo ý muốn người ta chọn lựa vật kính và thị kính có tiêu cự hợp lý và tính toán để tìm cách đặt vị trí hai kính này một cách phù hợp. ▼ Giải bài toán sau: Để số bội giác của một kính hiển vi khi ngắm chùng ở vô cực có giá trị 200, người ta phải dùng hai thấu kính hội tụ có tiêu cự lần lượt là: f1 = 0,2cm, f2 = 20cm làm vật kính và thị kính. Chúng phải được đặt cách nhau bao nhiêu? HS : 1 2G f f D   = 32cm O1O2 = 52cm. e. Củng cố : ► Cho HS thực hiện kiểm chứng bằng cách lắp một kính hiển vi với số liệu trên. HS : các tổ thi đua thực hiện nhanh, chính xác, qua đó rèn luyện được kỹ năng liên hệ thực tế ở mức độ 2. ▼ Vì sao người ta phải chọn những thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn để làm vật kính và thị kính trong kính hiển vi? HS: Dựa vào công dụng của kính hiển vi và vào công thức 1 2 DG f f    , dễ dàng thấy được nếu f1, f2 nhỏ thì số bội giác sẽ lớn. g. Dặn dò : - Chuẩn bị bài Kính thiên văn (tương tự bài kính hiển vi) - Có thể dùng một kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vật kính và thị kính có tiêu điểm trùng nhau để kính này thực hiện được chức năng của một kính thiên văn không? Tại sao ? - Các nhóm thực hiện bài tổng kết phần “Quang hình học”. 2.4. Kết luận của chương 2 Qua quá trình dự giờ một số tiết học thuộc phần này của các giáo viên trường THPT Phước Long (nơi tôi đang công tác), đồng thời qua trao đổi cũng như thăm dò ý kiến của một số giáo viên ở các trường THPT khác, tôi đã xác định được một số khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy cũng như những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học phần “Quang hình học” lớp 11-ban Cơ bản. Trên cơ sở đó, khi thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình học” lớp 11-ban Cơ bản, tôi đã chọn hướng: phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. Tôi đặc biệt chú trọng đến việc làm thế nào để kích thích hứng thú học tập môn vật lý nói chung và học tập phần “Quang hình học” nói riêng. Do vậy, bằng rất nhiều biện pháp như: - Tổ chức nhóm học tập theo khả năng, tính cách của học sinh và phân công công việc một cách cụ thể, việc này không chỉ giúp học sinh có trách nhiệm hơn với công việc được giao mà còn giúp học sinh thuận tiện trong việc học hỏi lẫn nhau, mạnh dạn hơn trong việc đưa ra ý kiến của mình trong một nhóm nhỏ,… - Thiết kế các phiếu học tập ở nhà nhằm giúp học sinh có định hướng cụ thể trong việc tự lực chuẩn bị bài ở nhà tránh hiện tượng buồn chán vì không nắm kịp bài so với các bạn trong giờ học. - Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng bài, đặc biệt là dùng khá nhiều thí nghiệm (kể cả những thí nghiệm ngoài sách giáo khoa), cho học sinh được trực tiếp tiếp xúc với dụng cụ thí nghiệm hay những ứng dụng kỹ thuật. - Sử dụng triệt để sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học nhằm tiết kiệm thời gian, giảm hao phí sức lực của người giáo viên khi đứng lớp và đặc biệt là nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học. - Thường xuyên kiểm tra sự tích cực, tự lực cũng như sự lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng nhiều hình thức: kiểm tra qua phiếu học tập ở nhà, kiểm tra vấn đáp trong quá trình dạy học, tăng thời lượng bài kiểm tra cuối phần này lên 30 phút (thay vì nhiều giáo viên thường chỉ cho trong vòng 15 phút). Đặc biệt tôi đã mạnh dạn cho học sinh tự lực xây dựng bài “Thấu kính” và “Kính hiển vi” bằng cách phân đoạn bài học này ra rồi phân công cho từng nhóm nhỏ, các nhóm chuẩn bị và trình bày sơ lược với tôi trước khi trình bày giữa tập thể lớp. Việc làm này mất nhiều thời gian nhưng hầu hết học sinh đều thích thú và làm việc rất tích cực, kết quả học sinh tránh được những sai lầm về cách tạo ảnh qua thấu kính, qui ước về dấu của các đại lượng,… - Bài tập luôn gồm cả dạng định tính (giải thích hiện tượng, thiết kế mô hình,…) và định lượng, đồng thời tôi cũng đã cố gắng lựa chọn những bài tập định lượng với những số liệu thực, giúp học sinh dễ dàng trong việc liên hệ thực tế. Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh cũng được chú ý hơn, mặc dù chỉ ở mức độ thấp, nhưng cũng đã phần nào đưa những kiến thức lý thuyết mà học sinh được học lại gần với thực tế hơn, giúp học sinh thấy thú vị hơn khi học vật lý. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm. Thực nghiệm sư phạm là nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu “Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần Quang hình học lớp 11- ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh”. Cụ thể là trả lời những câu hỏi sau đây: - Dạy học “một số bài học phần Quang hình học lớp 11- ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh”, có làm cho học sinh hứng thú, tự giác và trở nên yêu thích học vật lý hơn không? - Dạy học “một số bài học phần Quang hình học lớp 11- ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tâp và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh”, có góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh không? Thực nghiệm sư phạm còn nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài trong điều kiện thực tiễn của giáo dục hiện nay. 3.2. Đối tượng thực nghiệm 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm: là học sinh của một số lớp 11 trường THPT Phước Long, Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh. 3.2.2. Nội dung thực nghiệm - Chia đối tượng thực nghiệm làm hai nhóm: + Nhóm thực nghiệm: thực hiện dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh. + Nhóm đối chứng: thực hiện theo cách dạy thông thường. - Thực hiện một bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu chung của chương trình học do Bộ Giáo Dục Đào Tạo qui định. Bài kiểm tra gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan làm trong 30 phút, mỗi câu 0,5 điểm. 3.3. Diễn biến quá trình thực nghiệm. 3.3.1. Chọn mẫu: - Học sinh được khảo sát trong quá trình thực nghiệm sư phạm gồm 173 học sinh thuộc 4 lớp khối 11- ban Cơ bản của trường THPT Phước Long Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh. Các lớp được chọn bao gồm: + Nhóm thực nghiệm: gồm 86 học sinh thuộc hai lớp 11A2 và 11A3 do tôi phụ trách. + Lớp đối chứng: gồm 87 học sinh thuộc hai lớp 11A8 và 11A9 do Thầy giáo Bùi Lương Huân phụ trách. - Trường THPT Phước Long Quận 9 là một trường ngoại thành, non trẻ (thành lập năm học 2000-2001) so với các trường xung quanh. Học sinh có trình độ, khả năng cũng như điều kiện học tập được xếp vào một trong những trường thấp nhất khu vực. - Học sinh ở trường được phân bố đều một cách ngẫu nhiên, không có lớp giỏi hay dỡ, trừ lớp 11A1 là học theo chương trình sách giáo khoa nâng cao. Số thứ tự lớp hoàn toàn không phản ánh bất kỳ một sự ưu tiên nào. 3.3.2. Các bước tiến hành: 3.3.2.1. Chuẩn bị: - Gặp Ban Giám hiệu và Tổ trưởng Tổ vật lý của trường sẽ tiến hành thực nghiệm, để trao đổi và xin phép triển khai kế hoạch thực nghiệm sư phạm. - Trao đổi với các giáo viên vật lý về nội dung, hình thức, cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm và đón nhận mọi góp ý. - Mỗi lớp thực nghiệm được chia ra làm 7 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh, để dễ dàng theo dõi hoạt động của từng nhóm và của từng học sinh trong mỗi nhóm. - Cuối tiết học, trong bước dặn dò sẽ có phần phát phiếu học tập ở nhà đến cho học sinh, để học sinh có định hướng cụ thể trong việc chuẩn bị bài cho tiết sau. 3.3.2.2. Tiến hành hoạt động trên lớp: - Yêu cầu lớp trưởng nộp lại phiếu học tập ở nhà của các nhóm. - Quan sát, đánh giá sơ bộ bảng tổng kết của nhóm trưởng mỗi nhóm. - Phát phiếu học tập đến các nhóm và yêu cầu các nhóm cũng như các thành viên trong nhóm tích cực, tự lực tìm hiểu để thực hiện nhiệm vụ được giao trong phiếu học tập khi có hiệu lệnh của giáo viên. - Quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. - Học sinh báo cáo kết quả công việc được giao một cách cụ thể trong phiếu học tập. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Hợp thức hoá nội dung bằng thí nghiệm hoặc hình ảnh minh hoạ. - Cho học sinh ghi vào vở nội dung kiến thức đã được thống nhất. 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm: 3.4.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm: Với việc triển khai dạy học phần Quang hình học lớp 11- ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh, học sinh các lớp thực nghiệm rõ ràng có định hướng tốt hơn, thể hiện qua việc chủ động đáp ứng nhiệm vụ học tập ở nhà, tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm, hăng hái tìm kiếm và cố gắng giải thích được những hiện tượng vật lý trong cuộc sống xung quanh,…hầu hết nội dung kiến thức do học sinh tự lực tìm ra dưới sự hỗ trợ không nhiều của giáo viên. Học sinh trở nên tự tin hơn trong tranh luận và trình bày ý kiến cá nhân với các bạn cùng nhóm và các bạn nhóm khác. Đặc biệt với cách học này, các học sinh bình thường tỏ ra nhút nhát cũng trở nên mạnh dạn hơn trong tranh luận và xây dựng nội dung kiến thức mới; còn với những học sinh hiếu động thì đây còn là cơ hội để các em khám phá những điều mới mẻ, nhất là những điều có liên quan đến thực tế cuộc sống xung quanh các em. Ngoài ra, việc dạy học theo định hướng trên, học sinh các lớp thực nghiệm tỏ ra hứng thú hơn, yêu thích hơn, nhất là kỹ năng liên hệ nội dung bài học với thực tế của học sinh được cải thiện rõ. Cụ thể là: dần dần học sinh không còn cảm thấy khó khăn khi liên hệ kiến thức vừa học với những hiện tượng thực tế xung quanh, phần liên hệ thức tế của bài học, học sinh đã có thể tự tìm hiểu và trình bày mà không cần phải lắng nghe những điều này từ giáo viên nữa,…điều này còn thể hiện qua việc nâng dần mức độ rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh từ mức 1 lên mức 2 (dù còn ít). 3.4.2. Xử lý kết quả bài kiểm tra: - Nội dung bài kiểm tra (xem phần phụ lục) - Kết quả bài kiểm tra được ghi trong bảng 3.1. Bảng 3.1- Bảng thống kê các điểm số (xi) của bài kiểm tra Nhóm Tổng Điểm số xi Số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 86 0 2 6 4 18 15 21 10 7 3 ĐC 87 2 6 10 18 19 13 15 3 1 0 0 5 10 15 20 25 Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Biểu đồ 3.1: Phân bố điểm của nhóm đối chứng và thực nghiệm TN ĐC Bảng 3.2- Bảng phân bố tần suất Nhóm Tổng Số phần trăm HS đạt điểm xi Số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 86 0.00 2.33 6.99 4.66 20.93 17.44 24.42 11.63 8.14 3.64 ĐC 87 2.30 6.90 11.49 20.69 21.84 14.94 17.24 3.45 1.15 0.00 Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất của nhóm đối chứng và thực nghiệm 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ PH Â N B Ố TẦ N S U ẦT TN ĐC Bảng 3.3- Bảng phân bố tần suất tích luỹ Nhóm Tổng Số phần trăm HS đạt điểm xi trở xuống Số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 86 0 2.33 9.30 13.96 34.88 52.33 76.74 88.37 96.51 100 ĐC 87 2.30 9.20 20.69 41.38 63.22 78.16 95.40 98.85 100 100 Biểu đồ 3.3. Phân phối tần suất tích lũy của nhóm đối chứng và thực nghiệm 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐIỂM SỐ TỶ L Ệ % H S ĐẠ T ĐI ỂM X T R Ở XU ỐN G TN ĐC - Dựa vào biểu đồ 3.3 ta thấy: số học sinh kém có điểm kiểm tra từ 2 trở xuống của nhóm TN là 2.33%, trong khi đó của nhóm đối chứng là 9.20%; số học sinh yếu có điểm kiểm tra từ 4 trở xuống của nhóm thực nghiệm là 13.96%, của nhóm đối chứng là 41.38%; số học sinh giỏi có điểm kiểm tra từ 8 trở lên của nhóm thực nghiệm là 23.81%, của nhóm đối chứng là 4.60%. - Hai đường biểu diễn phân bố tần suất tích luỹ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không có điểm chung. Đường biểu diễn ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải và nằm dưới đường biểu biễn của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. - Điểm trung bình : x = ifxN 1 9 1i i  (3-1) trong đó fi là tần số ứng với điểm số xi, N là số HS tham gia các bài kiểm tra. - Phương sai: s2 = 10 2 i i i 1 f (x x) N-1   (3-2) - Độ lệch chuẩn: N f)x(x s i 29 1i i    (3-3) - Hệ số biến thiên: x s V  (%) (3-4) Bảng 3.4- Các tham số thống kê kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC. Nhóm X S2 S V Điểm <5 Điểm 5 Điểm 8 TN 6.26 3.37 1.84 29.40% 13.98% 86.02% 23.41% ĐC 4.91 3.01 1.73 35.23% 42.38% 56.57% 4.6% 3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê: Dùng phương pháp kiểm nghiệm sự khác nhau giữa hai trung bình cộng (kiểm nghiệm t – student) để kiểm nghiệm về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình của HS hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Đại lượng kiểm nghiệm t cho bởi công thức: 1 2 2 1 p 1 2 n nt n n X X S   (3-5) với 2 21 1 2 2p 1 2 (n - 1)S (n 1) n n 2 SS     (3-6) Trong đó: S1 và S2 là độ lệch chuẩn giữa các mẫu, n1 và n2 là kích thước của các mẫu.  Giả thuyết thống kê Ho: “Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa”.  Giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa”. Bảng 3.5-Tổng hợp các chỉ số thống kê. 1X 2X n1 n2 S1 S2 SP t 6.26 4.91 86 87 1.84 1.73 1.79 4.96 Kết quả phân tích cho thấy với α = 0,05 thì t = 1,66 (kiểm nghiệm một phía) và t = 4.96 > t = 1,66. Như vậy giả thuyết Ho bị bác bỏ, ta chấp nhận giả thuyết H1. Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng với mức ý nghĩa 0,05. 3.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm: Qua xử lý kết quả của bài kiểm tra, ta thấy có sự khác biệt khá rõ nét về kết quả học tập giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (bảng 3.4) Bảng 3.6- Thống kê % các câu trả lời đúng của đề kiểm tra. Câu hỏi Lựa chọn Nhóm TN (%) Nhóm ĐC (%) Câu hỏi Lựa chọn Nhóm TN (%) Nhóm ĐC (%) A 3.49 34.48 A 98.83 88.51 B 5.81 27.58 B 1.17 4.60 C 87.21 29.89 C 0.00 5.77 1 D 3.49 8.05 11 D 0.00 1.12 A 2.32 9.20 A 79.07 45.98 B 4.66 12.64 B 4.65 26.44 C 0.00 20.69 C 10.47 17.24 2 D 93.02 57.47 12 D 5.81 10.34 A 2.33 19.77 A 3.49 28.73 B 2.33 29.07 B 93.02 41.38 C 3.49 9.30 C 3.49 13.80 3 D 91.86 41.86 13 D 0.00 16.09 A 9.30 9.30 A 83.72 44.83 B 87.21 40.70 B 6.98 26.44 C 3.49 18.60 C 2.32 6.90 4 D 0.00 40.7 14 D 6.98 21.83 A 0.00 41.86 A 91.86 59.77 B 1.16 30.23 B 0.00 20.69 C 96.51 15.11 C 2.33 9.20 5 D 2.33 12.18 15 D 19.76 10.34 A 0.00 31.40 A 77.91 47.13 B 4.65 3.49 B 9.30 8.05 C 6.98 60.47 C 8.14 20.69 6 D 88.37 4.64 16 D 4.65 24.13 A 18.17 44.19 A 15.12 37.93 B 13.00 27.44 B 3.49 20.69 C 30.00 11.42 C 61.63 33.33 7 D 48.83 16.95 17 D 19.76 0 A 13.95 6.98 A 2.33 9.20 B 3.49 69.76 B 3.49 14.94 C 3.49 10.47 C 90.70 52.87 8 D 79.07 12.79 18 D 3.48 22.99 A 13.95 84.88 A 5.81 12.64 B 1.17 15.12 B 4.65 32.18 C 83.72 0.00 C 86.05 49.43 9 D 1.17 0.00 19 D 3.49 5.75 A 3.49 25.29 A 8.14 21.84 B 10.47 18.39 B 13.95 20.69 C 2.32 12.64 C 56.98 40.22 10 D 83.72 43.68 20 D 20.93 17.25 3.5. Kết luận của chương 3 Kết quả thực nghiệm sư phạm: dạy học phần Quang hình học lớp 11- ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh bước đầu đã khẳng định giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đã đưa ra: - Học sinh trở nên thích thú học vật lý hơn vì các em cảm thấy vui và thoả mãn khi tự mình tìm ra một kiến thức mới (cũng có thể tìm bằng suy luận hoặc bằng thí nghiệm). - Từ hứng thú với vật lý, học sinh càng tích cực học tập vật lý hơn (từ việc tích cực chuẩn bị bài ở nhà thông qua phiếu học tập ở nhà đến việc tích cực theo dõi và góp ý xây dựng bài ở lớp ). - Học sinh càng trở nên hứng thú với vật lý hơn vì được tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm, kết quả thu được từ thí nghiệm góp thêm niềm tin cho các em vào những kiến thức được học. - Từ hứng thú, yêu thích đến tích cực, tự lực trong học tập lại kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích những hiện tượng vật lý trong cuộc sống xung quanh. Nhờ đó mà kỹ năng liên hệ vật lý với thực tiễn cuộc sống của học sinh được cải thiện rõ. - Tất cả những điều này thể hiện qua kết quả của bài kiểm tra như sau: tỉ lệ học sinh lớp thực nghiệm làm đúng các câu khó và có tính vận dụng nhiều như các câu: 1, 2, 7, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 18, 19, 20, luôn cao hơn lớp đối chứng (Bảng 3.6) Tất cả những điều đó đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài. KẾT LUẬN Đối chiếu mục đích, nhiệm vụ với kết quả nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau: + Từ việc nghiên cứu về cơ sở lý luận của dạy học lấy học sinh làm trung tâm , đến việc tìm hiểu về các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh, rồi rút kinh nghiệm từ những điều tra ban đầu, đề tài đã thực hiện việc thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình học” lớp 11- ban Cơ bản và cuối cùng là tổ chức thực nghiệm ở trường trung học phổ thông. + Việc thiết kế tiến trình dạy học một sô bài học phần “Quang hình học” lớp 11- ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh, đã làm cho học sinh thích thú hơn, từ thích thú học sinh trở nên tích cực hơn, ý thức về việc học hơn, do vậy quá trình học tập của học sinh mang tính tự lực cao hơn. Đặc biệt với vật lý, một môn học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và khoa học kỹ thuật thì việc rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học đồng thời rút ngắn được khoảng cách giữa cái lý thuyết trừu tượng với cái thực tế. + Trong quá trình thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần này, sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học là hết sức quan trọng: từ các dụng cụ thí nghiệm, nó giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn về các hiện tượng đang học, nó làm tăng tính thuyết phục với học sinh từ những kết luận mang tính lý thuyết,... đến những máy vi tính và những phần mềm hỗ trợ: giúp tiết kiệm thời gian, giúp liên kết nhiều nội dung riêng lẽ thành một thể tổng quát,… + Việc cho học sinh thực hiện một số thí nghiệm hay tự lực xây dựng nên một kiến thức, ngoài việc tích cực hoá hoạt động trí tuệ, còn tạo điều kiện gia tăng tính tích cực trong hoạt động chân tay, rèn kỹ năng làm thí nghiệm,…góp phần hình thành sự năng động, sáng tạo từ trong tư duy đến những hoạt động bên ngoài của những con người ở thời đại mới. + Phần “Quang hình học” lớp 11- ban Cơ bản có tính kế thừa từ chương trình vật lý lớp 9, vì vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình dạy học phần này nếu giáo viên tổ chức cho học sinh ôn và chuẩn bị bài ở nhà thật chu đáo. Do thời gian và khuôn khổ của luận văn, việc tiến hành thực nghiệm sư phạm chỉ có một lần trên mẫu nhỏ, nhưng đề tài cũng đã đạt được mục đích đề ra và khẳng định được giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Từ luận văn này, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện những chỗ còn khiếm khuyết trong quá trình mang nó ra áp dụng ở trường phổ thông, đồng thời tiến hành thiết kế thêm tiến trình dạy học các bài còn lại trong phần này và phần khác như điện, điện từ,…theo định hướng trên, giúp lượng kiến thức học sinh vừa lĩnh hội có một chỗ đứng vững chắc hơn trong vô vàn những kiến thức mà các em được học, để từ đó biết mang những kiến thức này ra liên hệ thực tế khi cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình – Vũ Quang (2007), Vật lý 11 (SGK), NXB Giáo dục. 2. Debbie Candau, Robert hannafin, Jennifer Doherty, JOHN Judge, Judi Yost, Paige Kuni (2004), Chương trình dạy học cho tương lai của Intel, phiên bản VN 3.2/4.2-0.92. 3. D. Halliday (1998), Cơ sở vật lý, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Hạnh (2001), Chân dung các nhà vật lý, NXB Trẻ. 5. Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý 10,11,12, NXB giáo dục. 6. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm. 7. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ 2004- 2007, Trường Đại học Sư phạm Tp HCM. 8. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục. 9. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục. 10. Robert J. Marzano- Debra J. Pickering- Jane E. Pollock (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục. 11. A. V. Mu-Ra-Vi-Ep (1974), Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức vật lý, NXB Giáo dục. 12. Phan Trọng Ngọ (2000), Tâm lý học họat động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm. 14. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học- một số vấn đề lý luận và thực tiễn. 15. Nghiên cứu viết tài liệu dựa vào 5 định hướng của Marzano và tư tưởng của Forgaty (2004), Đại học Cần Thơ. 16. Đoàn Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục học, NXB Đại học quốc gia Tp HCM. 17. IA.I.PÊ-REN-MAN (2000), Vật lý vui, quyển 1 và 2, NXB Giáo dục. 18. Hoàng Phương-Trần Vương (2003), 50 trò chơi khoa học lý thú và hấp dẫn, NXB Thanh niên. 19. Vũ Quang – Đoàn Duy Hinh (2006), Vật lý lớp 9 (SGK), NXB Giáo dục. 20. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 PTTH môn vật lý (2006), NXB Giáo dục. 21. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 PTTH môn vật lý (2007), NXB Giáo dục. 22. Lê Thị Thanh Thảo (2006), tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kỳ 2004- 2007, Trường Đại học Sư phạm Tp HCM. 23. Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức họat động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 24. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy- tự học, NXB Giáo dục. 25. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng- phát triển trí tuệ năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý, NXB Giáo dục. 26. Phạm Hữu Tòng (1999), Thiết kế dạy học vật lý, NXB Giáo dục. 27. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học, NXB Giáo dục. 28. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 29. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, NXB Thống kê. 30. Thái Văn Vịnh (2003), Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Mắt và các dụng cụ quang học” lớp 12 THPT, Luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành Phương pháp giảng dạy vật lý, Trường ĐAại học Sư phạm Tp HCM. 31. Ứng dụng kỹ năng công nghệ thông tin và giao tiếp vào việc dạy và học, Microsoft. 32. M.N Zvereva (1985), Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học Vật lý, Cao Ngọc Diễn (Lược dịch), NXB Giáo dục Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên. Để nghiên cứu phương pháp giảng dạy vật lý nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn này. Kính mong quy Thầy (Cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi bằng cách đánh dấu  vào lựa chọn của mình. Đơn vị công tác:……………………………………………………………………….. Thâm niên công tác:  Từ 1 đến 5 năm  Từ 6 đến 10 năm  Từ 11 đến 15 năm  Từ 16 đến 20 năm  Trên 20 năm Đối với phần “Quang hình học” lớp 11- ban Cơ bản 1. Phương pháp giảng dạy nào sau đây thường được Thầy (Cô) sử dụng:  Diễn giảng  Đàm thoại.  Diễn giảng kết hợp với đàm thoại.  Diễn giảng kết hợp thí nghiệm biểu diễn.  Diễn giảng kết họp đàm thoại và thí nghiệm biểu diễn.  Phương pháp khác. 2. Thiết bị hỗ trợ giảng dạy ở trường Thầy (Cô)  Đầy đủ và chính xác  Đầy đủ nhưng thiếu chính xác.  Không đầy đủ 3. Thầy (Cô) có thực hiện hết những thí nghiệm biểu diễn trong sách giáo khoa không?  Có .  Không. 4. Thầy (Cô) có thực hiện thêm những thí nghiệm khác ngoài sách giáo khoa không?  Có.  Không. 5. Thầy (Cô) có thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập dưới hình thức nhóm học tập không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 6. Thầy (Cô) có thường xuyên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh thông qua phiếu học tập không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 7. Thầy (Cô) có thường xuyên tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu bài học mới trong sách giáo khoa rồi trình bày lại trước lớp không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 8. Loại bài tập thường được Thầy (Cô) ra cho học sinh thuộc dạng:  Bài tập định tính.  Bài tập định lượng.  Cả 2. 9. Thầy (Cô) có thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giảng dạy không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 10. Thầy (Cô) có thường xuyên liên hệ nội dung bài học mới với thực tế cuộc sống xung quanh không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 11. Khi dạy về những ứng dụng kỹ thuật, Thầy (Cô) có thường xuyên giới thiệu các máy móc, cơ chế vận hành,. ..của các ứng dụng kỹ thuật đó đến học sinh không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 12. Thầy (Cô) có thường xuyên chú ý đến việc rèn cho học sinh kỹ năng liên hệ nội dung bài học với thực tế không?  Thường xuyên.  Không thường xuyên.  Không bao giờ. 13. Thầy (Cô) thường kiểm tra đánh giá sự lĩnh hội kiến thức của học sinh dưới hình thức nào?  Vấn đáp.  Kiểm tra viết. 14. Sau khi dạy xong phần này, Thầy (Cô) tiến hành kiểm tra với thời lượng bao nhiêu?  15 phút.  1 tiết.  Với thời lượng khác. 15. Học sinh các lớp do Thầy (Cô) phụ trách thường gặp những khó khăn gì khi học phần này. (Vui lòng ghi cụ thể) Chân thành cám ơn Quý Thầy (Cô). Phụ lục 2: Phiếu học tập ở nhà Lớp: ……..Nhóm:…..Tên:……………………………………. PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ (PHIẾU 1) ( Chuẩn bị cho bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG) Hãy đọc bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - SGK vật lý 11 đồng thời kết hợp với những kiến thức khác đã biết để trả lời các câu hỏi sau đây: 1. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi như thế nào?........................................................................................................................ 2. Chiếu chùm tia sáng từ không khí đến gặp mặt nước như hình vẽ. Chùm tia sáng này sẽ tiếp tục truyền đi như thế nào? Hãy gọi tên những tia sáng và tên hiện tượng tương ứng xảy ra. 3. Hiện tượng phản xạ ánh sáng tuân theo định luật nào? Định luật đó phát biểu ra sao?......................................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng có tuân theo định luật nào không? Nếu có hãy phát biểu định luật đó……………………………………………………………. 5. Hãy cho biết: đồ thị hàm số y = ax có dạng thế nào? …………………………………………………………………………………… 6. Thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến? Cho ví dụ ứng với mỗi trường hợp. Không khí Nước …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Khi nào đại lượng a tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với đại lượng b? Cho ví dụ. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 8. Nếu sinx > siny thì: …………………………………………………………….. Lớp: ……..Nhóm:…..Tên:……………………………………. PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ (PHIẾU 2) ( Chuẩn bị cho bài 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN ) Hãy đọc bài 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN - SGK vật lý 11 đồng thời kết hợp với những kiến thức khác đã biết để trả lời các câu hỏi sau đây: 9. Phân biệt hai hiện tượng phản xạ và khúc xạ. - Phản xạ: ……………………………………………………………………............ ……………………………………………………………………………………… - Khúc xạ: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….... 10. Đặt chén lên bàn, đặt đồng xu vào đáy chén, quan sát đồng xu và lùi chầm chậm về sau cho đến khi không còn trông thấy đồng xu nữa, làm thế nào để có thể thấy được đồng xu trong chén lần nữa khi mà ta vẫn đứng ở vị trí này? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 11. Vẽ đường đi của tia sáng dưới góc tới 300, 450, 600 khi: a. Ánh sáng truyền từ không khí vào thuỷ tinh có chiết suất 2 . b. Ánh sáng truyền ngược từ thuỷ tinh ra ngoài không khí. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 12. Thế nào là môi trường chiết quang hơn, chiết quang kém? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 13. Hiện tượng phản xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần có đặc điểm gì giống và khác nhau ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………............ 14. Những ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Lớp: ……..Nhóm:…..Tên:……………………………………. PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ (PHIẾU 3) (Chuẩn bị cho bài 29: THẤU KÍNH MỎNG) Hãy đọc bài 29: THẤU KÍNH MỎNG - SGK vật lý 11 đồng thời kết hợp với những kiến thức khác đã biết để trả lời các câu hỏi sau đây: 15. Thấu kính có cấu tạo thế nào? ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. 16. Có mấy loại thấu kính (dựa vào hình dạng)? ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 17. Khảo sát tia ló ra khỏi thấu kính bởi chùm tia tới nó là chùm tia song song trục chính, chùm tia qua quang tâm, chùm tia qua tiêu điểm . ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 18. Mỗi thấu kính có những yếu tố nào đặc trưng? Các yếu tố đó có đặc điểm gì? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… .…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 19. Thế nào là ảnh thật, ảnh ảo? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 20. Tổng kết lại đường truyền của những tia đặc biệt, và vận dụng nó vẽ ảnh của một vật qua thấu kính khi: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………  Đối với TKHT a. Khi vật đặt trong khoảng OF: b. Khi vật đặt trong khoảng từ f đến 2f: c. Khi vật đặt ngoài khoảng 2f: A B F ● I ● O A B F ● I ● O F ● I ● A B O d. Khi vật đặt tại F:  Đối với thấu kính phân kỳ: 21. Tam giác ABC đồng dạng với tam giác A’B’C’ thì suy ra tỉ số đồng dạng thế nào? ……………………………………………………………………………………….. 22. Sử dụng hình 2 và chứng minh công thức thấu kính. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… A F’ ● O O I ● B ● F Lớp: ……..Nhóm:…..Tên:……………………………………. PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ (PHIẾU 5) ( Chuẩn bị cho bài 32: KÍNH LÚP) Hãy đọc bài 32: KÍNH LÚP- vật lý 11 đồng thời kết hợp với những kiến thức khác đã biết để trả lời các câu hỏi sau đây: 23. Mắt người muốn nhìn rõ một vật phải có điều kiện gì? ...……………………………………………………………………........................ ……………………………………………………………………………………… 24. Trong cuộc sống, nếu mắt không có khả năng quan sát một vật nào đó thì con người cần sự hỗ trợ nào? Cho ví dụ cụ thể. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. 25. Hãy kể một số trường hợp trong đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 26. Kính lúp có cấu tạo thế nào? ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 27. Cho biết các trường hợp tạo ảnh của một thấu kính hội tụ. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. Lớp: ……..Nhóm:…..Tên:……………………………………. PHIẾU HỌC TẬP Ở NHÀ (PHIẾU 6) (Chuẩn bị cho bài 33: KÍNH HIỂN VI) Hãy đọc bài 33: KÍNH HIỂN VI - vật lý 11 đồng thời kết hợp với những kiến thức khác đã biết để trả lời các câu hỏi sau đây: 28. Mắt người muốn nhìn rõ một vật phải có điều kiện gì? ...……………………………………………………………………........................ ……………………………………………………………………………………… 29. Trong cuộc sống, nếu vật quá nhỏ mà sự bổ trợ của kính lúp vẫn chưa giúp mắt người có thể quan sát được vật nhỏ ấy ta làm sao? ……………………………………………………………………………………….. 30. Hãy kể một số trường hợp trong đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính hiển vi để hổ trợ cho mắt? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 31. Cho biết các trường hợp tạo ảnh của một thấu kính hội tụ. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Phụ lục 3: Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA 30 PHÚT MÔN VẬT LÝ 11 Câu 1: Tìm câu đúng. A. Ảnh cho bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật. B. Ảnh cho bởi thấu kínhphân kỳ luôn lớn hơn vật. C. Với thấu kính phân kỳ, vật thật luôn luôn cho ảnh ảo. D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn luôn cho ảnh ảo. Câu 2: Tìm phát biểu sai về đường đi của tia sáng và sự tạo ảnh qua thấu kính. A. Ảnh điểm sẽ là thật nếu chùm tia ló là chùm tia hội tụ. B. Ảnh điểm là điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng. C. Nếu tia tới song song trục chính thì tia ló (hay đường kéo dài của tia ló) đi qua tiêu điểm ảnh chính. D. Nếu tia tới đi qua quang tâm của thấu kính thì sẽ cho tia ló song song trục chính. Câu 3: Tìm phát biểu sai về kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là f1 và f2. A. Thị kính là kính lúp có tiêu cự f2 bằng vài centimét. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 bằng vài milimét. C. Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là 1 2 fG f  . D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở vô cực là O1O2 = f1 + f2. Câu 4: Một tia sáng truyền từ không khí vào một khối thuỷ tinh có chiết suất 1,7 dưới góc tới 600 thì bị khúc xạ. Góc khúc xạ bằng: Họ & Tên HS:………………………. Lớp:……………………. A. 42,670. B. 30,620. C. 45,830. D. 35,740. Câu 5: Một tia sáng truyền từ không khí đến mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất 3 , thì cho cả tia phản xạ lẫn tia khúc xạ. Để tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau thì góc tới phải bằng: A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 6: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30cm, thì cho ảnh ảo A’B’ cao gấp đôi vật. Vật AB được đặt cách thấu kính một đoạn: A. 60cm. B. 10cm. C. 20cm. D. 15cm Câu 7: Một người nhìn xuống đáy một dòng suối, thấy một hòn sỏi cách mặt nước 0,5m. Độ sâu thực sự của dòng suối là bao nhiêu nếu người đó nhìn hòn sỏi dưới góc 600 so với pháp tuyến của mặt nước. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. A. 1,5m. B. 1m. C. 1.38m. D. 1,47m. Câu 8: Một quan sát viên có mắt không có tật dùng một kính hiển vi và điều chỉnh để ngắm chừng ở trạng thái không điều tiết. Biết vật kính có tiêu cự 1cm, thị kính có tiêu cự 4cm. Hai kính cách nhau 17cm. Biết khoảng nhìn rõ ngắn nhất của quan sát viên là 25cm. Độ bội giác của kính khi ấy là: A. 25. B. 45. C. 55. D. 75. Câu 9: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, cách thấu kính một đoạn d > 0, thì thấu kính cho ảnh cao bằng vật. Khoảng cách từ thấu kính đến ảnh là: A. 10cm. B. 60cm. C. 40cm D. 80cm. Câu 10: Một tia sáng truyền từ môi trường (1) đến môi trường (2) dưới góc tới 350 thì cho góc khúc xạ 650. Chiết suất của môi trường (1) A. bằng môi trường (2). B. nhỏ hơn môi trường (2) C. có thể lớn hơn hoặc (nhỏ hơn môi trường (2) D. lớn hơn môi trường (2) Câu 11: Có ba trường hợp: mắt bình thường về già, mắt cận và mắt viễn. Để chữa tật của mắt thì mắt loại nào phải đeo kính phân kỳ? A. Chỉ có mắt cận. B. Chỉ có mắt bình thường về già. C. Mắt bình thường về già và mắt cận. D. Chỉ có mắt viễn. Câu 12: Một người viễn thị có cực cận cách mắt 40cm, phải đeo sát mắt một kính loại gì, có độ tụ bao nhiêu thì có thể đọc được trang sách gần nhất cách mắt 20cm. A. Kính hội tụ có độ tụ 2,5dp. B. Kính hội tụ có tiêu cự 0,75dp. C. Kính phân kỳ có tiêu cự -0,75dp. D. Kính phân kỳ có độ tụ -2,5dp Câu 13: Tìm phát biểu sai về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A. Môi trường tới có chiết suất nhỏ hơn môi trường khúc xạ thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại. B. Môi trường tới có chiết suất nhỏ hơn môi trường khúc xạ thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Gọi i, r , n1, n2 lần lượt là góc tới , góc khúc xạ, chiết suất môi trường tới, chiết suất môi trường khúc xạ, hệ thức liên hệ giữa chúng là: n1sini = n2sinr. D. Tia tới chiếu vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt sẽ truyền thẳng. Câu 14: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 20cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 30cm. Độ tụ của thấu kính đó là: A. D = -5dp. B. D = 15dp. C. D = -4dp. D. D = 4dp. Câu 15: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính thì cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. Tìm kết luận sai: A. Ảnh này nằm xa thấu kính hơn vật. B. Ảnh này là ảnh ảo. C. Thấu kính này là thấu kính phân kỳ. D. Ảnh này nằm cùng một phía thấu kính so với vật. Câu 16: Tìm phát biểu sai về kính lúp. A. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, mắt nhìn ảnh thật của vật đó qua kính. B. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. C. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật từ quang tâm của kính đến tiêu điểm vật chính. D. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, cỡ vài centimet. Câu 17: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cách thấu kính một đoạn d. Thấu kính sẽ cho ảnh thật chỉ khi: A. f f. D. d >2f. Câu 18: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 30cm, cách thấu kính một đoạn d. Trường hợp nào sau đây thì thấu kính sẽ cho ảnh thật nhỏ hơn vật? A. d = 60cm. B. d = 20cm. C. d = 80cm. D. d = 40cm. Câu 19: Có 3 thấu kính hội tụ: L1 có tiêu cự f1 = 4mm, L2 có tiêu cự f2 = 4cm, L3 có tiêu cự f3 = 140cm. Để làm một kính thiên văn có thể chọn A. L1 là vật kính, L2 làm thị kính. B. L2 là vật kính, L3 làm thị kính. C. L3 là vật kính, L2 làm thị kính. D. L1 là vật kính, L3 làm thị kính. Câu 20: Cho các tính chất sau của ảnh tạo bởi thấu kính: (1): thật, (2): ảo, (3): cùng chiều với vật, (4): ngược chiều với vật, (5): lớn hơn vật. Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật qua kính hiển vi có các tính chất nào? A. (1) + (5). B. (1) + (3) + (5). C. (2) + (4) + (5). D. (2) + (3).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89956LVVLPPDH018.pdf
Tài liệu liên quan