Luận văn Thiết kế website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 trung học phổ thông

Thiết kế website hỗ trợ dạy học chương"tính chất sóng của ánh sáng"vật lý 12 THPT MS: LVVL-PPDH049 SỐ TRANG: 137 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2006 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục và đào tạo diễn ra rất sôi động trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Những thành tựu mới của khoa học công nghệ nửa cuối thế kỷ XX, tính chất toàn cầu hoá nền kinh tế tri thức và nền giáo dục điện tử . đã và đang làm thay đổi hình thức, nội dung và phương thức hoạt động của xã hội loài người. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục trên thế giới và phát huy những thành tựu đã đạt được của nền giáo dục trong nước, các giải pháp đổi mới giáo dục Việt Nam phải vừa theo kịp sự phát triển chung của khoa học giáo dục trên thế giới, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính khả thi và hiệu quả. Sự ra đời của các thế hệ MVT với hệ thống đa phương tiện (Multimedia) và dịnh vụ mạng thông tin toàn cầu World Wide Web (WWW) đã đặt ra những yêu cầu mới trong nghiên cứu, phát triển lý thuyết DH hiện đại, tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc về PPDH và phương thức đào tạo. Việc sử dụng lớp học trực tuyến (On - line) hỗ trợ DH đang trên đà phát triển và trở thành một trong các xu hướng mới trong giáo dục hiện nay. [20] Trước tình hình đó, tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng giáo dục các nước thành viên Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI” đã vạch rõ: giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc định hình một xã hội học tập, ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục nhằm mở ra một tiềm năng rộng lớn trong việc chuẩn bị tương lai cho HS, cung cấp cơ hội học tiếp cho những người lớn tuổi, đổi mới về cách dạy và học, tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo từ xa. UNESCO cũng chính thức đưa ra vấn đề này thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào công tác giáo dục và đào tạo dưới những hình thức khác nhau. [3] Đối với nước ta, đổi mới PPDH thông qua việc ứng dụng CNTT và truyền thông là một trong những mục tiêu lớn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Các nghị quyết, chỉ thị đã ra đời như nghị quyết TW2 khoá VIII đã nêu “Cần phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”, hay chỉ thị 58 - CT/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Bộ chính trị . [6] Trong khoa học giáo dục, việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của CNTT để hiện đại hoá QTDH theo hướng công nghệ là một yêu cầu có tính thời sự. Nét nổi bật của đổi mới PPDH hiện nay là áp dụng những thành tựu của CNTT vào QTDH để thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quả cao trong đó có hướng ứng dụng xây dựng và sử dụng Website DH. Đây là hướng ứng dụng còn khá mới mẻ ở nước ta, tuy nhiên việc ứng dụng thành công nó vào DH sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới PPDH trong các nhà trường. Để hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới, trong nhà trường của xã hội thông tin, HS phải được học các phương pháp, phải được tiếp cận với các PTDH hiện đại bên cạnh việc học các nội dung tri thức khoa học. Thực tế DH đòi hỏi phải có những thay đổi có tính chiến lược về PPDH ở phổ thông mới có thể đáp ứng nhiệm vụ mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra: “Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại . từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào các quá trình đào tạo”. [7] Website DH với sự trợ giúp của MVT và Internet tỏ ra có nhiều thế mạnh. Chất lượng DH với sự hỗ trợ của Website đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn nhưng cho đến nay những công trình nghiên cứu, tài liệu . bàn về phương pháp xây dựng Website DH như thế nào để nâng cao chất lượng, đảm bảo nắm vững kiến thức và phát triển óc sáng tạo của HS trong DH nói chung và DHVL nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung kiến thức vật lý ở phổ thông chủ yếu là vật lý thực nghiệm, trong đó có sự kết hợp giữa quan sát, TN và suy luận lý thuyết để đạt được sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ở nước ta, thực tế DH các môn khoa học nói chung, Vật lý nói riêng còn mang nặng tính “thông báo, tái hiện”, các PTDH hiện đại chưa được chú ý khai thác, sử dụng đúng mức, QTDH chủ yếu là sự truyền thụ kiến thức một chiều. Nhiều nội dung vật lý trong chương trình vật lý phổ thông khá trừu tượng, có những nội dung vật lý GV không thể hình thành chỉ bằng suy luận lý thuyết, không thể chỉ “dạy chay” mà phải quan sát, phân tích hiện tượng, sử dụng TN, . Tuy nhiên không phải bất kỳ TN nào cũng có thể thực hiện được vì nhiều lí do khác nhau, vì vậy GV phải có biện pháp kỹ thuật thay thế để trực quan hoá các sự kiện, hiện tượng vật lý đó. Với những đặc thù riêng của môn Vật lý thì đổi mới PPDH bằng cách áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những thành tựu của CNTT làm PTDH là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng-vật lý lớp 12 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng Website hỗ trợ DH chương Tính chất sóng của ánh sáng góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. - Nghiên cứu quy trình sử dụng Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng và khai thác khả năng hỗ trợ của nó trong DHVL nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vật lý lớp 12 THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Qúa trình DHVL ở trường THPT - Website DH và QTDH chương Tính chất sóng của ánh sáng với sự hỗ trợ của Website.  Phạm vi nghiên cứu Nội dung và PPDH chương Tính chất sóng của ánh sáng trong chương trình vật lý 12 THPT với sự trợ giúp của Website DH. 4. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng và sử dụng Website DH một cách hợp lý sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt hoạt động dạy của GV, tích cực hóa hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú học tập của HS, góp phần hiện đại hoá PTDH và nâng cao chất lượng DHVL chương Tính chất sóng của ánh sáng lớp 12 THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng MVT với Website trong DH nói chung và DH vật lý nói riêng. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương Tính chất sóng của ánh sáng trong chương trình vật lý 12 THPT và tìm hiểu những khó khăn khi DH chương này. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế Website DH - Thiết kế Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT và hình thức tổ chức DH với Website này. - Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào DH một số bài trong chương Tính chất sóng của ánh sáng, tiến hành TNSP để kiểm chứng giả thuyết khoa học đã đặt ra. 6. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước cũng như các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới PPDH. - Nghiên cứu lý luận của việc sử dụng MVT và những ứng dụng của nó trong việc góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng DHVL ở THPT. - Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lí học, LLDH và PPDH vật lý cần cho việc xây dựng tiến trình DH và nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của HS. - Nghiên cứu tài liệu về PTDH vật lý, về ứng dụng MVT với Website trong DH và các phần mềm hỗ trợ thiết kế Website. - Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách GV và các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung chương Tính chất sóng của ánh sáng.  Nghiên cứu thực nghiệm Thiết kế và sử dụng Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng với công cụ đã lựa chọn, cài đặt Website đã thiết kế vào hệ thống MVT nơi tổ chức TNSP.  Điều tra thực tế - Tìm hiểu, thăm dò thực trạng DH chương Tính chất sóng của ánh sáng ở trường THPT - Thông qua đàm thoại với GV, các nhà quản lý giáo dục để điều tra về vấn đề trang bị và ứng dụng MVT với Website DH ở trường THPT. - Trao đổi, thăm dò thái độ của HS đối với việc sử dụng MVT với Website trong DH và hiệu quả các giờ học có sử dụng PTDH hiện đại này.  Thực nghiệm sư phạm Tổ chức TNSP, tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả sử dụng MVT với Website trong DH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT.  Thống kê toán học Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả TNSP. Qua đó khẳng định giả thuyết sự khác biệt giữa kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm và khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài. 7. Những đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng MVT với Website DH trong quá trình DHVL ở phổ thông, làm rõ khái niệm và thế mạnh của mô phỏng bằng máy tính trong DH vật lý. - Thiết kế được Website DH có khả năng hỗ trợ tốt QTDH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT, đồng thời đề xuất tiến trình DH với sự hỗ trợ của Website đã thiết kế góp phần nâng cao chất lượng DHVL ở trường THPT. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở khoa học của xây dựng và sử dụng Website dạy học Chương II. Thiết kế website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng. Chương III. Thực nghiệm sư phạm

pdf137 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0.3 14.1 0 2.9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điểm số S ố % H S đ ạt đ iể m X i Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chúng Đồ thị 3.5: Biểu đồ phân phối tần suất điểm của hai nhóm TN và ĐC Bảng 3.7: Bảng phân phối tần suất tích lũy Số % hs đạt điểm Xi trở xuống Nhóm Tổng số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 776 0 0 1.4 1.4 13.8 16.8 53.2 59.9 84.6 94.6 100 ĐC 768 0.7 0.7 11.2 14.2 41.7 51.3 82.8 83.1 97.1 97.1 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điểm số Tỷ lệ % H S đ ạt đ iể m X i t rở x uố ng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Đồ thị 3.6: Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy Điểm trung bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm: [9] Công thức tính điểm trung bình: N Xf X i ii∑ == 10 1 (3) Trong đó fi là tần số ứng với điểm số Xi, N là số HS tham gia các bài kiểm tra. Công thức độ lệch chuẩn: 1 )( 2 10 1 − − = ∑ = N XX S i i (4) kết quả tính toán được cho ở bảng 3.8 Bảng 3.8: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn Nhóm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thực nghiệm 6.6 0,40 Đối chứng 5.2 0,38 Từ bảng 3.8 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng. Ở đây nảy sinh vấn đề: sự chênh lệch đó phải chăng do sử dụng Website trong DH thực sự tốt hơn DH thông thường hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lí số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định giả thiết thống kê. Kiểm định giả thiết thống kê: Dùng phương pháp kiểm định sự khác nhau của hai trung bình cộng (kiệm định t-student) để kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. đại lượng kiểm định là t cho bởi công thức: [9] ⎥⎥ ⎥⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢⎢ ⎢⎢ ⎢ ⎣ ⎡ −+ −+−= + −= 2 )1()1( 21 2 22 2 11 21 2121 nn SnSnS nn nn S XXt p p (5) Trong đó S1, S2 là độ lệch chuẩn giữa các mẫu, n1, n2 là kích thước của các mẫu. Giả thuyết H0: TNX = DCX giả thuyết thống kê: hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất. Giả thuyết H1: TNX > DCX đối giả thuyết thống kê: PPDH với sự hỗ trợ của MVT thực sự tốt hơn PPDH thông thường. Sử dụng công thức (3), (4), (5) ta tính được trị trung bình độ lệch chuẩn và đại lượng t cho từng bài kiểm tra. kết quả tổng hợp được thể hiện trong bảng 3.9. Bảng 3.9: Tổng hợp các chỉ số thống kê của các bài kiểm tra: Chỉ số thống kê Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Bài 7 Bài 8 tổng hợp 1X 4.9 7.0 7.3 7.3 7.1 7.6 6.6 5.4 6.6 2X 4.0 4.7 5.2 6.1 5.4 7.0 4.5 4.8 5.2 S1 1.07 1.27 1.32 1.32 1.29 1.37 1.20 1.08 0.40 S2 1.13 1.08 1.08 1.14 1.09 1.26 1.09 1.08 0.38 t 8.38 19.58 16.89 9.43 14.15 4.59 18.60 5.53 70.5 Sp 1.10 1.18 1.21 1.24 1.19 1.32 1.15 1.08 0.39 Trong đó: 1X , S1 lần lượt là điểm trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm. 2X , S2 lần lượt là điểm trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng. Kết quả phân tích cho thấy với α = 0,05 thì tα = 1,65 (kiểm định một phía) và ti > tα = 1,65 (với ti là đại lượng kiểm định t1, t2, .. của các bài kiểm tra 1, 2, ...Vậy với mức ý nghĩa α = 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Vậy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH với sự hỗ trợ của Website thực sự có hiệu quả hơn so với PPDH thông thường. Kết luận: - Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đại lượng kiểm định ti > tα chứng tỏ PPDH với Website thực sự có hiệu quả. - Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp cho thấy: chất lượng học của các lớp thực nghiệm thực sự tốt hơn các lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm có nhiều điểm số cao hơn các lớp đối chứng (đồ thị nằm phía dưới, dịch phải). Qua quá trình TNSP có thể kết luận: sử dụng Website để giảng dạy một số bài trong chương Tính chất sóng của ánh sáng cho HS lớp 12 làm cho không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức DH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với Website đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, sử dụng Website hỗ trợ QTDH góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay, tuy nhiên để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ phía GV. 3.5. Kết luận chương 3 Qua một số tiết học TNSP, với số lượng HS chưa thật nhiều, chưa đủ khẳng định giá trị phổ biến của Website và tiến trình DH đã đưa ra. Tuy nhiên kết quả TNSP cho phép khẳng định giả thuyết khoa học của luận văn là đúng đắn, các bước của tiến trình DH có sự trợ giúp Website, các giải pháp sư phạm trong mỗi bước là phù hợp và có tính khả thi. Những kết quả bước đầu có thể khẳng định việc tổ chức DH với Website theo hướng tích cực hoá nhận thức, phát triển tư duy của HS trong chương Tính chất sóng của ánh sáng có tác dụng nâng cao chất lượng DHVL, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Cụ thể: X Đối với hoạt động học của HS: nó có tác dụng giúp HS nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo, gây hứng thú, kích thích sự tò mò và khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em. Hiệu quả các giờ học theo tiến trình DH mới giúp các em hiểu bài tốt hơn, chất lượng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cao hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các em ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống cụ thể linh hoạt và hiệu quả hơn. Nhờ đó đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Y Đối với hoạt động dạy của GV: nó có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động DH của GV, giảm bớt lao động chân tay của GV, có thể làm giảm một lượng công việc đáng kế cho GV như: viết vẽ bảng, trình bày tranh ảnh,... Nhờ đó GV có nhiều thời gian để quan tâm đến hoạt động học của HS, tăng cường việc chỉ đạo hoạt động nhận thức cho HS và có nhiều điều kiện thuận lợi để theo dõi và đánh giá đúng năng lực học tập của HS. Bên cạnh đó nó còn có khả năng giúp GV giám sát và điều tiết được tiến trình DH. Z Đối với việc chuẩn hoá tư liệu môn học: đây là thế mạnh của Website DH với sự hỗ trợ của MVT. Người sử dụng có thể bổ sung, tích luỹ làm phong phú cho các thư viện điện tử trên Website như: thư viện tranh ảnh, phim TN, mô phỏng, ngân hàng câu hỏi... Đặc biệt có thể thay đổi, bổ sung hay chỉnh sửa các bài giảng theo kinh nghiệm và sự sáng tạo của từng GV cho phù hợp với tiến trình DH và trình độ của HS. Điều này thể hiện tính mở của Website DH, các tài liệu điện tử không chỉ được lưu trữ theo năm tháng mà còn cho phép cập nhật, sửa đổi để nâng cao chất lượng.  Tuy nhiên, bên cạch đó chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế như: - Hệ thống máy tính và máy chiếu khuếch đại còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tính khả thi của đề tài. - Để các giờ học có sự hỗ trợ của Website đạt hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý, tự lực tìm tòi giải quyết vấn đề… của HS đòi hỏi GV phải có năng lực sư phạm cũng như sự đầu tư thời gian để chuẩn bị tiến trình DH một cách khoa học.  Qua đợt TNSP, chúng tôi cũng xin đề xuất các phương án sử dụng Website trong DHVL ở trường THPT để nâng cao chất lượng DH: - HS sử dụng Website để củng cố, ôn tập hoặc tham khảo trước nội dung bài mới, như thế sẽ rèn luyện cho HS thói quen học tập độc lập, tích cực, tự chủ... - HS sử dụng Website để tìm kiểm, trao đổi thông tin khi Website đưa lên mạng. Trong Website HS có thể tìm thấy các tri thức liên quan đến nội dung bài học, các thông tin khoa học, các hiện tượng vật lý trong đời sống và tự nhiên… - GV sử dụng Website trình bày bài giảng kết hợp với PTDH truyền thống. Các TN ảo, Video clip... giúp GV trình bày bài giảng sinh động, HS hiểu bài tốt hơn, chất lượng ghi nhớ và khả năng vận dụng giải các bài tập tốt hơn. - GV cũng có thể sử dụng Website để tham khảo trước nội dung bài học, cách thức soạn giáo án phục vụ cho bài học và các thông tin có trong Website. - Khi Website đưa lên mạng thì việc trao đổi, tổ chức nhóm học tập trên mạng trở nên dễ dàng. GV có thể tổ chức các lớp học tập theo nhóm dưới sự điều khiển từ xa của GV thông qua mạng máy tính. Như vậy, phương án DH với sự hỗ trợ của Website đã đề xuất là có tính khả thi ở phổ thông. Tuy nhiên không nên xem MVT là PTDH vạn năng có thể thay thế vai trò của GV, hay phủ định vai trò của các PTDH truyền thống khác. Để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi PTDH, cần có sự phối hợp giữa các PTDH, đồng thời biết phối hợp linh hoạt các hình thức lên lớp và các PPDH khác nhau. KẾT LUẬN Các thành tựu của khoa học công nghệ đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội. Việc nghiên cứu, tìm kiếm những con đường, những cách thức để cải tiến các PTDH nhằm nâng cao chất lượng của QTDH, là việc làm thiết thực để hình thành một XH học tập, đón nhận sự ra đời tất yếu của nền giáo dục điện tử trong thời đại CNTT hiện nay. Một số kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được: X Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp mô phỏng máy tính và sử dụng MVT với Website DH làm PTDH vật lý để nâng cao chất lượng của QTDH, bước đầu khẳng định tính tích cực của việc sử dụng Website với sự hỗ trợ của MVT làm PTDH. Y Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng Website hỗ trợ DH. Lựa chọn phần mềm xây dựng Website hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ tin học của GV và HS. Có thể kết luận: việc triển khai DH với Website ở các trường phổ thông có tính khả thi, qua đó GV và HS được tiếp cận với PTDH hiện đại, từng bước phát triển, hiện đại hoá PTDH nhằm nâng cao chất lượng DHVL ở phổ thông. Z Qua nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... chúng tôi đã phân tích cấu trúc lôgíc, làm rõ bản chất các hiện tượng vật lý, quá trình hình thành các khái niệm trong chương Tính chất sóng của ánh sáng. Tìm hiểu thực trạng DH chương Tính chất sóng của ánh sáng ở trường THPT hiện nay, phát hiện những khó khăn khi DH để đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS. [ Các BGĐT trong Website DH với các phim TN, các hình ảnh tĩnh, động... đã thực sự góp phần giải quyết những khó khăn của GV và HS trong QTDH. \ Vận dụng những quan điểm lí luận hiện đại về bản chất hoạt động học và chức năng của GV trong tổ chức, kiểm tra, định hướng hành động học, làm sáng tỏ vai trò và chức năng của Website trong DH hiện đại. Những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được tiếp tục khẳng định thế manh của việc sử dụng MVT với Website DH để phát triển các PTDH hiện đại và nâng cao chất lượng DHVL ở phổ thông. Sử dụng MVT với Website DH đã góp phần hiện đại hoá phương pháp giảng dạy bộ môn, cải tiến hình thức lên lớp kiểu truyền thống, phát huy khả năng độc lập, tự lực và sáng tạo của HS. Những thành quả mà nó mang lại cho nhà trường, cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là rất đáng được khích lệ. Thực tế, những ứng dụng CNTT nói chung, MVT với Website nói riêng trong DH là chưa nhiều, song với những kết quả nghiên cứu đạt được cho phép khẳng định việc ứng dụng CNTT vào mục đích giáo dục là điều cần thiết và là nét đặc trưng của nhà trường hiện đại. Chúng ta tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, với xu thế phát triển chung của thời đại, việc triển khai ứng dụng CNTT nói chung, MVT với Website DH nói riêng trong giáo dục sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực. Đó cũng thái độ, hành động đúng đắn để chuẩn bị đón nhận một “nền giáo dục điện tử” tất yếu sẽ ra đời trong nay mai. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng có một số kiến nghị: X Để phát huy tối đa hiệu quả của PPDH với sự hỗ trợ của Website cần tổ chức cho HS làm quen với môi trường học tập mới từ các lớp dưới và từ các phần học trước. Trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản phục vụ cho mục đích học tập. Y Tăng cường trang thiết bị, PTDH hiện đại như MVT, máy chiếu… cho các trường phổ thông một cách đầy đủ và đồng bộ, nên có phòng học bộ môn để tạo điều kiện sử dụng PPDH hiện đại vào QTDH một cách tốt nhất. Z Có biện pháp khuyến khích GV ứng dụng PTDH hiện đại trong QTDH. Quá quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi thấy đây là một hướng nghiên cứu mới ở nước ta, tuy nhiên ở một số nước trên thế giới nó đã được sử dụng phổ biến và thực sự đem lại hiệu quả. Mặc dù trong thời gian không dài và khả năng còn hạn chế nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất và nghiên cứu đề tài này. Để nghiên cứu sâu sắc về lý luận và phát huy tối đa hiệu quả của Website DH đề tài cần được bổ sung và mở rộng hơn nữa. Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông hiện nay nhất là việc ứng dụng tin học vào DHVL. Hướng phát triển của đề tài X Khắc phục những hạn chế về mặt nội dung cũng như hình thức của Website, hoàn thiện một số yêu cầu về mặt kỹ thuật lập trình để Website thực sự có tính chuyên nghiệp, có thể triển khai ứng dụng trong phạm vi rộng. Y Hoàn thiện, phát triển khả năng ứng dụng Website Tính chất sóng của ánh sáng, mở rộng phạm vi xây dựng Website cho các nội dung khác trong chương trình vật lý phổ thông. Z Nghiên cứu để xây dựng được một cấu trúc cơ sở dữ liệu có tính tối ưu về phương diện DH, làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển hệ thống các thư viện điện tử ngày càng được chuẩn hoá trong tương lai. Hình thành thư viện các phim TN, các mô phỏng vật lý đa dạng, phong phú phục vụ cho việc thiết kế các BGĐT. PHỤ LỤC 1 HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG WEBSITE Website hỗ trợ dạy học được ghi trên một đĩa CD Rom. Website được thiết kế tương thích với bộ Office XP 2000. 1. Sử dụng đĩa CD Để sử dụng Website cần thực hiện các thao tác sau: 1. Cho đĩa CD vào ổ đĩa cứng của MVT 2. Nhấp chuột vào My computer hoặc Windows explorer để mở đĩa CD 3. Sau khi đĩa CD được mở ra nhấp kép chuột vào thư mục Website- tcsas Æ file Home.htm. Trang chủ của Website được mở ra, từ trang chủ với các liên kết trong Website đã được thiết lập tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung trên Website. 2. Sử dụng Website Website được xây dựng với mục đích hỗ trợ của hoạt động dạy của GV và học của HS. GV có thể sử dụng Website với các mục đích: dạy bài mới, ôn tập - kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS,… còn HS sử dụng Website để tự ôn tập, củng cố hay thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao phó… Để sử dụng Website thì GV và HS cần lưu ý những điểm sau: 1. Sau khi đã cài đặt đĩa CD vào máy (hoặc để chạy trực tiếp với đĩa CD), nhấp kép chuột vào file Website-tcsas, từ file này nhấp kép chuột vào file Home.htm là trang chủ của Website. 2. Từ trang chủ (Home.htm) nhấp chuột vào menu nội dung các site trong Website (tại trang chủ các liên kết tới các site khác đã được thiết lập), ví dụ để vào site “Bài giảng điện tử”, chỉ việc nhấp chuột vào mục này trong site Home Æ site Bài giảng điện tử được mở ra với các bài học đã được thiết kế, và để chọn nội dung bài học chỉ việc nhấp chuột vào tên bài học trong bảng chọn. Từ site này có thể trở về trang chủ Home.htm hoặc các site khác thông qua các liên kết đã thiết lập sẵn. (Các site khác đều được thiết kế với định hướng như trên). PHỤ LỤC 2 HÌNH ẢNH CÁC TRANG NỘI DUNG VÀ HOẠT DỘNG CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BÀI 1: HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG Bài 2: HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG Bài 3: ĐO BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG, BƯỚC SÓNG VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG Bài 4: MÁY QUANG PHỔ. QUANG PHỔ LIÊN TỤC Bài 5: QUANG PHỔ VẠCH Bài 6: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI Bài 7: TIA RƠNGHEN PHỤ LỤC 3 CÁC BÀI KIỂM TRA Bài trắc nghiệm 1 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Ánh sáng trắng là tập hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. C. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc tuỳ thuộc môi trường trong suốt mà ánh sáng truyền qua. D. Dải cầu vồng là quang phổ của ánh sáng trắng. Câu 2: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị phân tích khi đi qua lăng kính. B. Chiết suất của một môi trường trong suốt có giá trị khác nhau đối với các ánh sáng có mầu khác nhau. C. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ thì lớn nhất và đối với ánh sáng tím thì nhỏ nhất. D. ánh sáng trắng là tập hợp gồm vô số ánh sáng có mầu khác nhau biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Câu 3: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một mầu xác định. B. Bước sóng của ánh sáng qua lăng kính bị thay đổi. C. Bước sóng của ánh sáng thay đổi khi đi từ môi trường này sang môi trường khác. D.Tần số của ánh sáng đơn sắc không đổi khi đi từ môi trường này sang môi trường khác. Câu 4: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Chiết suất của 1 môi trường trong suốt không đổi đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. Ánh sáng trắng bị phân tích thành một dải mầu liên tục từ đỏ đến tím khi đị qua lăng kính. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một mầu xác định trong chân không. Câu 5: Chọn câu ĐÚNG trong các câu sau: A. Chiết suất của chất làm lăng kính không phụ thuộc tần số của sóng ánh sáng đơn sắc. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng mầu đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng mầu lục. C. Trong nước vận tốc ánh sáng mầu tím lớn hơn vận tốc ánh sáng mầu đỏ. D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng lớn. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 1 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A C B B B Bài trắc nghiệm 2 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng. B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa. C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng. D. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi là hai sóng kết hợp. Câu 2: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng. B. Giao thoa ánh sáng qua kính lọc sắc là hiện tượng giao thoa của hai sóng điện từ kết hợp. C. Giao thoa ánh sáng qua kính lọc sắc là hiện tượng giao thoa của hai sóng âm kết hợp. D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng làm xuất hiện các vạch sáng tối xen kẽ trong vùng gặp nhau của hai chùm sáng kết hợp. Câu 3: Hai sóng kết hợp là: A. Hai sóng có cùng biên độ, cùng tần số. B. Hai sóng có cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. Hai sóng có cùng tần số,có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi. D. Hai sóng có cùng biên độ, cùng tần số,có độ lệch pha không đổi theo thời gian gọi. Câu 4: Quan sát 1 lớp váng dầu trên mặt nước, ta thấy những quầng mầu khác nhau, đó là do: A. Ánh sáng trắng qua lớp dầu bị tán sắc. B. Màng dầu có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng trắng bị tán sắc. C. Màng dầu có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng dầu, giao thoa với nhau tạo ra những vầng mầu đơn sắc. Câu 5: Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, ta thấy: A. Có 7 vạch mầu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. B. Một dải mầu liên tục từ đỏ đến tím. C. Một quang phổ có mầu như cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. D. Một vân trắng ở chính giữa, hai bên có các vân sáng cho những quang phổ có mầu như ở cầu vồng. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 2 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B C C D D Bài trắc nghiệm 3 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1. Một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí bằng 0,64.10-6m. Bước sóng của ánh sáng này trong nước (có n=4/3) là: A. 0,45.10-6 m B. 0,75.10-6 m C. 0,80.10-6 m D. 0,40.10-6 m Câu 2. Trong thí nghiệm về giao thoa nếu làm cho hai nguồn lệch pha nhau thì vân sáng chính giữa sẽ thay đổi như thế nào? A. Vân nằm chính giữa trường giao thoa. B. Xê dịch về phía nguồn sớm pha hơn. C. Xê dịch về phía nguồn trễ pha hơn. D. Không còn các vân giao thoa nữa. Câu 3. Hiệu đường đi δ của sóng ánh sáng từ một điểm trên màn E đến 2 nguồn kết hợp S1, S2 là: A. δ = a.x/D B. δ = a.D/x C. δ = λ.x/D D. δ = x.D/a Câu 4. Trong thí nghiệm với khe young nếu thay không khí bằng nước có chiết suất 4/3 thì hệ vân giao thoa trên màn ảnh sẽ thay đổi như thế nào? A. Vân chính giữa to hơn và dời chỗ. B. Khoảng vân trong nước tăng lên và bằng 4/3 lần khoảng vân trong không khí. C. Khoảng vân trong nước giảm đi và bằng 3/4 khoảng vân trong không khí. D. Khoảng vân không đổi. Câu 5. Thực hiện giao thoa ánh sáng trong không khí với ánh sáng đơn sắc, người ta đo được khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng bậc 5 là 7 mm. Xác định khoảng vân. A. i = 3,5 mm. B. i = 2 mm. C. i = 4 mm. D. i = 2,5 mm. Câu 6. Hai nguồn sáng kết hợp S1 và S2 có tần số f = 6.1014 Hz, ở cách nhau 1 mm cho hệ vân giao thoa trên màn ảnh đặt song song cách hai nguồn đó 1m. Tính khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 5. A. 0,5 mm. B. 2 mm. C. 2,5 mm. D. 25 mm. Câu 7. Vân sáng là: A. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. B. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần bước sóng. C. Tập hợp các điểm có hiệu quang trình đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. D. Tập hợp các điểm có hiệu quang trình đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần bước sóng. Câu 8. Vân tối là: A. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. B. Tập hợp các điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần bước sóng. C. Tập hợp các điểm có hiệu quang trình đến hai nguồn bằng một số nguyên lần bước sóng. D. Tập hợp các điểm có hiệu quang trình đến hai nguồn bằng một số nguyên lẻ lần bước sóng. Câu 9. Trong sự giao thoa của ánh sáng đơn sắc từ hai nguồn S1 , S2 nếu đặt một bản mặt song song trước S1 trên đường đi của ánh sáng thì: A. Hệ vân giao thoa không thay đổi. B. Hệ vân giao thoa dời về phía S1. C. Hệ vân giao thoa dời về phía S2. D. Vân trung tâm lệch về phía trước. Câu 10. Khoảng vân trong giao thoa của hai sóng ánh sáng đơn sắc được tính theo công thức: A. i = a.x / D B. i = λD / a C. i = λa / D D. i = λ.x / D ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 3 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B C B B C D B B Bài trắc nghiệm 4 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Máy quang phổ là dụng cụ để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành những chùm đơn sắc riêng biệt. B. Chùm sáng ra khỏi ống chuẩn trực là chùm đơn sắc song song. C. Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra những tia sáng song song. D. Nguồn sáng J có bao nhiêu thành phần đơn sắc thì trên kính ảnh của buồng ảnh có bấy nhiêu vạch mầu riêng biệt. Câu 2: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Các chất rắn bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục. B. Các chất khí bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục. C. Các chất lỏng bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục. D. Các chất khí có tỷ khối lớn bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục. Câu 3: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Quang phổ liên tục gồm một dải mầu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. C. Căn cứ vào quang phổ liên tục thu được của các thiên thể mà người ta xác định được nhiệt độ trên các thiên thể phát sáng. D. Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn của quang phổ liên tục. Câu 4: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Quang phổ của mặt trời và bóng đèn dây tóc là quang phổ liên tục từ đỏ đến tím. B. Có thể dựa vào quang phổ liên tục để đo nhiệt độ của vật phát sáng. C. Nhiệt độ càng cao, vật càng phát xạ mạnh về phía sóng ngắn. D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. Câu 5: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó. B. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các sóng ánh sáng đỏ nhỏ hơn chiết suất của môi trường đó đối với các sóng ánh sáng vàng. C. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các sóng ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với các sóng ánh sáng tím. D. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 4 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C B A C A Bài trắc nghiệm 5 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Quang phổ vạch phát xạ do các khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra. B. Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm những vạch mầu riêng rẽ nằm trên một nền tối. C. Quang phổ vạch phát xạ của các chất khí khác nhau chỉ khác nhau về số lượng vạch và mầu sắc các vạch. D. Phép phân tích quang phổ định tính cho biết thành phần cấu tạo của mẫu. Câu 2: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Quang phổ vạch của ánh sáng mặt trời là quang phổ liên tục. B. Phép phân tích quang phổ định lượng cho biết thành phần khác nhau trong mẫu. C. Quang phổ vạch hấp thụ được đặc trưng gồm những vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục. D. Căn cứ vào việc phân tích quang phổ vạch hấp thụ của mặt trời mà người ta phát hiện ra nguyên tố Hêli ở trên mặt trời trước khi tìm thấy nó trên trái đất. Câu 3: Quang phổ vạch phát xạ của Hyđrô có 4 vạch mầu đặc trưng là: A. Đỏ, vàng, lam, tím. B. Đỏ, da cam, vàng, tím. C. Đỏ, vàng, chàm, tím. D. Đỏ, lam, chàm, tím. Câu 4: Phép phân tích quang phổ là phương pháp phân tích: A. Một quang phổ nào đó. B. Quang phổ liên tục. C. Quang phổ vạch. D. Thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng. Câu 5: Ở một nhiệt độ nhất định, một dám hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó. Hiện tượng này gọi là hiện tượng: A. Tán sắc ánh sáng. B. Đảo sắc các vạch quang phổ. C. Giao thoa ánh sáng. D. Nhiễu xạ ánh sáng. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 5 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A B C A Bài trắc nghiệm 6 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1: Để nhận biết tia tử ngoại, ta có thể dùng: A. Nhiệt kế. B. Màn huỳnh quang. C. Mắt quan sát. D. Pin nhiệt điện. Câu 2: Để nhận biết tia hồng ngoại, ta có thể dùng: A. Nhiệt kế. B. Màn huỳnh quang. C. Mắt quan sát. D. Pin nhiệt điện. Câu 3: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh, thạch anh, nước hấp thụ. B. Tia tử ngoại làm ion hoá không khí. C. Tia tử ngoại gây ra phản ứng quang hoá. D. Tia tử ngoại làm phát huỳnh quang. Câu 4: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại làm phát huỳnh quang mật số chất. C. Tia hồng ngoại dùng để chụp hình từ trên không, khi có mây mù. D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh. Câu 5: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ. B. Tia tử ngoại có tác dụng gây ra phản ứng quang hợp. C. Mặt trời là nguồn phát ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại. D. Thạch anh gần như trong suốt đối với tia hồng ngoại. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 6 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D C A A D Bài trắc nghiệm 7 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1: Chọn câu ĐÚNG trong các câu sau: A. Tia Rơnghen là dòng hạt mang điện tích. B. Tia Rơnghen bị lệch phương trong điện trường. C. Tia Rơnghen bị lệch phương trong từ trường. D. Tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. Câu 2: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơnghen có trị số hàng chục ngàn vôn. B. Tia Rơnghen có tác dụng nhiệt. C. Tia Rơnghen có khả năng ion hoá chất khí. D. Tia Rơnghen có tác dụng huỷ hoại tế bào. Câu 3: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia Rơnghen không mang điện. B. Tia Rơnghen truyền theo đường thẳng. C. Tia Rơnghen cứng dễ bị hấp thụ hơn tia Rơnghen mềm. D. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng ánh sáng. Câu 4: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia Rơnghen mang năng lượng. B. Tia Rơnghen làm huỷ diệt tế bào. C. Tia Rơnghen xuyên thâu dễ dàng qua da thịt và bị xương hấp thụ mạnh. D. Tia Rơnghen cứng có vận tốc lớn hơn tia Rơnghen mềm. Câu 5: Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng rađiô. B. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng siêu âm. C. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng âm. D. Bước sóng của tia Rơnghen không phụ thuộc hiệu điện thế giữa anôt và catôt. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM 7 PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B C C A Bài trắc nghiệm 8 Trong mỗi câu hỏi dưới đây, hãy chọn một trong 4 đáp án mà bạn cho là đúng hoặc phù hợp nhất. Câu 1. Chọn câu ĐÚNG trong các câu sau: A. Tia tử ngoại và tia Rơnghen đều làm ion hoá chất khí. B. Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều làm ion hoá chất khí. C. Tia tử ngoại tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều làm ion hoá chất khí. D. Tia Rơnghen và tia hồng ngoại có tác dụng làm phát quang một số chất Câu 2. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Dựa trên bước sóng để phân biệt các tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơnghen. B. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng. C. Tia tử ngoại và tia hồng ngoại được ứng dụng để kiểm tra các vết nứt nhỏ trên bề mặt các sản phẩm. D. Tia Rơnghen được ứng dụng để dò các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong các sản phẩm đúc. Câu 3. Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp song song vào đỉnh của lăng kính có góc chiết quang A nhỏ A = 8(độ) theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím là 1,68 và đối với ánh sáng đỏ là 1,61. Tính chiều rộng của quang phổ thu được trên màn ảnh đặt cách mặt phẳng phân giác của lăng kính 2m. A. L = 1,96 cm. B. L = 112 cm. C. L = 1,95 cm D. L = 0,18 cm. Câu 4. Một chùm sáng mầu đỏ song song trục chính của một thấu kính, cho một điểm sáng đỏ nằm cách quang tâm thấu kính đó 50 cm. Một chùm sáng mầu tím song song với trục chính của thấu kính trên cho một điểm sáng tím nằm cách tại điểm nào so với điểm đỏ? Biết chiết suất của thuỷ tinh làm thấu kính đối với ánh sáng đỏ là 1,6 và đối với ánh sáng tím là 1,64 A. Điểm sáng nằm trên trục chính ở phía trước điểm sáng đỏ một khoảng bằng 3 cm. B. Điểm sáng nằm trên trục chính ở phía sau điểm sáng đỏ một khoảng bằng 3 cm. C. Điểm sáng nằm trên trục chính ở phía trước điểm sáng đỏ một khoảng bằng 3,15 cm. D. Điểm sáng nằm trên trục chính ở phía sau điểm sáng đỏ một khoảng bằng 3,15 cm. Câu 5. Hai nguồn sáng kết hợp S1 và S2 có tần số f = 6.1014 Hz, ở cách nhau 1 mm cho hệ vân giao thoa trên màn ảnh đặt song song cách hai nguồn đó 1m. Tính khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 5. A. 0,5 mm. B. 2 mm. C. 2,5 mm. D. 25 mm. Câu 6. Trong thí nghiệm với khe young nếu thay không khí bằng nước có chiết suất 4/3 thì hệ vân giao thoa trên màn ảnh sẽ thay đổi như thế nào? A. Khoảng vân không đổi. B. Vân chính giữa to hơn và dời chỗ. C. Khoảng vân trong nước tăng lên và bằng 4/3 lần khoảng vân trong không khí. D. Khoảng vân trong nước giảm đi và bằng 3/4 khoảng vân trong không khí. Câu 7. Trong thí nghiệm về giao thoa nếu làm cho hai nguồn lệch pha nhau thì vân sáng chính giữa sẽ thay đổi như thế nào? A. Không còn các vân giao thoa nữa. B. Vân nằm chính giữa trường giao thoa. C. Xê dịch về phía nguồn sớm pha hơn. D. Xê dịch về phía nguồn trễ pha hơn. Câu 8. Trên màn ảnh đặt song song cách xa hai nguồn S1, S2 một khoảng D=0,5m người ta đo được bề rộng của gồm 16 vạch sáng bằng 4,5mm. Tần số sóng ánh sáng đơn sắc của nguồn là f=5.1014 Hz. Xác định khoảng cách giữa hai nguồn sáng. A. a = 1 mm. B. a = 0,5 mm. C. a = 1,1 mm. D. a =1μm. Câu 9. Dùng khe Young với khoảng cách giữa hai khe là a=1mm đặt cách màn ảnh một khoảng D=1m ta thu được hệ vân giao thoa có khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 6 là 7,2 mm. Xác định bước sóng và mầu của vân sáng. A. λ = 0,600.10-6 m, vân sáng mầu vàng. B. λ = 0,654.10-6 m, vân sáng mầu đỏ. C. λ = 0,553.10-6 m, vân sáng mầu lục. D. λ = 0,600.10-6 m, vân sáng mầu chàm. Câu 10. Chiếu sáng khe Young bằng nguồn sáng có bước sóng λ1 = 0,6μm ta thu được trên màn ảnh một hệ vân mà khoảng cách giữa 6 vân sáng kế tiếp là 2,5 mm. Nếu thay thế nguồn sáng có mầu đơn sắc khác thì thấy hệ vân có khoảng cách giữa 10 vân tối kề nhau từ vân trung tâm bằng 3,6 mm. Xác định bước sóng và mầu sắc của nguồn sáng thứ 2. A. λ2 = 0,48 μm, mầu lam. B. λ2 = 0,52 μm m, mầu lục. C. λ2 = 0,75 μm m, mầu đỏ. D. λ2 = 0,48 μm m, mầu cam. Câu 11. Thực hiện giao thoa ánh sáng trong không khí với ánh sáng đơn sắc, người ta đo được khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng bậc 5 là 7 mm. Xác định khoảng vân. A. i = 2,5 mm. B. i = 3,5 mm. C. i = 2 mm. D. i = 4 mm. Câu 12. Một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí bằng 0,64μm. Bước sóng của ánh sáng này trong nước (có n=4/3) là: A. 0,40 μm. B. 0,45 μm. C. 0,75 μm. D. 0,80 μm. Câu 13. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia Rơnghen mang năng lượng. B. Tia Rơnghen làm huỷ diệt tế bào. C. Tia Rơnghen xuyên thâu dễ dàng qua da thịt và bị xương hấp thụ mạnh. D. Tia Rơnghen cứng có vận tốc lớn hơn tia Rơnghen mềm. Câu 14. Chọn câu ĐÚNG trong các câu sau: A. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng rađiô. B. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng siêu âm. C. Tia Rơnghen có cùng bản chất với sóng âm. D. Bước sóng của tia Rơnghen không phụ thuộc hiệu điện thế giữa anôt và catôt. Câu 15. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. B. Tia hồng ngoại làm phát huỳnh quang một số chất. C. Tia hồng ngoại dùng để chụp hình từ trên không, khi có mây mù. D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt mạnh. Câu 16. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ. B. Tia tử ngoại có tác dụng gây ra phản ứng quang hợp. C. Mặt trời là nguồn phát ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại. D. Thạch anh gần như trong suốt đối với tia hồng ngoại. Câu 17. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Quang phổ vạch của ánh sáng mặt trời là quang phổ liên tục. B. Phép phân tích quang phổ định lượng cho biết thành phần khác nhau trong mẫu. C. Quang phổ vạch hấp thụ được đặc trưng gồm những vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục. D. Căn cứ vào việc phân tích quang phổ vạch hấp thụ của mặt trời mà người ta phát hiện ra nguyên tố Hêli ở trên mặt trời trước khi tìm thấy nó trên trái đất. Câu 18. Quang phổ vạch phát xạ của Hyđrô có 4 vạch mầu đặc trưng là: A. Đỏ, vàng, lam, tím. B. Đỏ, da cam, vàng, tím. C. Đỏ, vàng, chàm, tím. D.Đỏ, lam, chàm, tím. Câu 19. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Quang phổ của mặt trời và bóng đèn dây tóc là quang phổ liên tục từ đỏ đến tím. B. Có thể dựa vào quang phổ liên tục để đo nhiệt độ của vật phát sáng. C. Nhiệt độ càng cao, vật càng phát xạ mạnh về phía sóng ngắn. D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. Câu 20. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó. B. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các sóng ánh sáng đỏ nhỏ hơn chiết suất của môi trường đó đối với các sóng ánh sáng vàng. C. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các sóng ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với các sóng ánh sáng tím. D. Chiết suất của môi trường trong suốt nhất định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Câu 21. Hai sóng kết hợp là: A. Hai sóng có cùng biên độ, cùng tần số. B. Hai sóng có cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. Hai sóng có cùng tần số,có độ lệch pha không đổi theo thời gian. D. Hai sóng có cùng biên độ, cùng tần số,có độ lệch pha không đổi theo thời gian. Câu 22. Quan sát 1 lớp váng dầu trên mặt nước, ta thấy những quầng mầu khác nhau, đó là do: A. Ánh sáng trắng qua lớp dầu bị tán sắc. B. Màng dầu có bề dày không bằng nhau, tạo ra những lăng kính có tác dụng làm cho ánh sáng trắng bị tán sắc. C. Màng dầu có khả năng hấp thụ và phản xạ khác nhau đối với các ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng trắng sau khi phản xạ ở mặt trên và mặt dưới của màng dầu, giao thoa với nhau tạo ra những vầng mầu đơn sắc. Câu 23. Chọn câu SAI trong các câu sau: A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. B. Chiết suất của 1 môi trường trong suốt không đổi đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. C. Ánh sáng trắng bị phân tích thành một dải mầu liên tục từ đỏ đến tím khi đị qua lăng kính. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một mầu xác định trong chân không. Câu 24. Chọn câu ĐÚNG trong các câu sau: A. Chiết suất của chất làm lăng kính không phụ thuộc tần số của sóng ánh sáng đơn sắc. B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng mầu đỏ nhỏ hơn đối với ánh sáng mầu lục. C. Trong nước vận tốc ánh sáng mầu tím lớn hơn vận tốc ánh sáng mầu đỏ. D. Sóng ánh sáng có tần số càng lớn thì vận tốc truyền trong môi trường trong suốt càng lớn. Câu 25. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, biết S1S2 = 0,6 mm, D = 2 m, λ=0,60 μm, x là khoảng cách từ điểm M trên màn E đến vân sáng chính giữa. Nếu x = 11 mm thì điểm M nằm tại: A. Vân tối thứ 5. B. Vân tối thứ 6. C. Vân sáng bậc 5. D. vân sáng bậc 6. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG CÁC CÂU HỎI Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đáp án A C A B B D D A A A C B D A B D B D D C C D B B B PHỤ LỤC 4 BẢNG KẾT QUẢ CÁC BÀI KIỂM TRA NH ÓM TH ỰC NGHI ỆM STT H Ọ T ÊN B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 1. Hùynh Thị Phương Dung 6 6 4 8 8 8 7 6 2. Phan Thanh Dũng 4 8 4 6 8 6 6 7 3. Nguyễn Mai Tuệ Đăng 4 6 4 8 8 6 6 6 4. Phạm Thị Định 6 6 8 8 6 10 7 6 5. Nguyễn Thị Xuân Đồng 8 8 8 6 6 10 8 7 6. Tiêu Viết Đức 4 6 6 4 6 8 5 4 7. Hùynh Văn Hai 2 8 8 6 8 8 6 4 8. Ôn Thị Ngọc Hải 2 6 6 8 8 6 6 4 9. Nguyễn Thị Hải 6 8 6 8 8 6 8 6 10. Trần Thị Mỹ Hạnh 6 6 6 6 8 6 6 4 11. Nguyễn Thanh Hạnh 4 6 6 6 8 4 6 4 12. Ngô Thị Lệ Hằng 6 8 6 8 6 10 7 5 13. Nguyễn Thị Thu Hằng 4 8 8 8 6 8 7 5 14. Đinh Hùynh Thúy Hằng 4 6 6 8 4 6 6 5 15. Trần Thị Hân 6 4 8 8 6 8 6 6 16. La Châu Hậu 4 8 8 8 6 6 7 6 17. Lê Thị Diệu Hiền 4 6 10 8 8 8 7 6 18. Cao Hòa Hiệp 4 8 6 6 8 6 6 5 19. Nguyễn Thị Ngọc Hiếu 4 8 4 6 6 10 7 6 20. Mai Thị Thu Hiếu 4 4 8 6 8 6 6 6 21. Phạm Trọng Hiếu 6 8 4 8 8 8 6 6 22. Bùi Trung Hiếu 8 8 10 6 8 8 7 5 23. Võ Ngọc Hoa 8 10 8 8 6 6 8 6 24. Trần Thị Hóa 4 6 8 8 6 10 8 5 25. Nguyễn Thị Thúy Hồng 6 6 8 8 8 10 7 6 26. Cao Thị Hồng Huệ 6 10 8 6 8 8 7 5 27. Nguyễn Long Phi Hùng 2 6 8 8 8 8 6 4 28. Hòang Văn Hùng 6 6 6 8 6 6 6 6 29. Nguyễn Kim Hương 6 8 8 8 6 10 8 7 30. Nguyễn Thị Phương Hướng 4 8 8 10 8 6 7 6 31. Nguyễn Thị Hương 6 8 8 10 8 6 7 6 32. Lê Thị Thùy Hương 4 6 8 8 8 6 6 5 33. Bùi Thị Hường 4 6 8 8 8 6 6 6 34. Nguyễn thị Hường 2 6 10 8 8 10 7 4 35. Bùi Mạnh Hữu 2 4 4 6 8 8 6 4 36. Phạm Ngọc Quý 4 8 6 6 8 8 7 4 37. Nguyễn Thanh Sang 2 8 8 6 4 8 7 4 38. Nguyễn Văn Sang 2 10 8 6 8 6 7 4 39. Võ Chí Tài 4 6 8 6 8 8 6 4 40. Lê Thị Ngọc Tài 6 8 8 6 8 6 6 6 41. Nguyễn Anh Ngọc Thương 4 6 8 6 8 8 7 5 42. Nguyễn Văn Toàn 4 8 8 8 4 8 7 6 43. Nguyễn Thị trang 4 8 6 8 6 8 6 6 44. Nguyễn Anh Tú 10 8 10 8 8 6 7 6 45. Nguyễn Thanh Tú 6 6 8 8 6 10 7 6 46. Nguyễn Thị Bích Tuyền 4 8 6 6 4 10 6 7 47. Nguyễn Thanh Tuyền 8 8 8 8 8 6 7 6 48. Trần Thị Thanh Tuyền 6 6 8 10 8 10 7 6 49. Nguyễn Thị Ngọc Xa 6 8 8 8 6 4 6 5 50. Nguyễn Văn Lợi 2 6 6 6 6 8 5 4 51. Phạm Thị Phú 2 6 6 8 8 6 6 4 52. Nguyễn Thị Thanh Phúc 2 4 4 8 8 8 6 4 53. Lê Thiện Phúc 4 6 8 6 8 8 6 4 54. Lê Ngọc Phút 4 8 8 6 8 8 6 4 55. Trần Đình Quá 6 6 6 8 8 6 6 4 56. Trần Thế Quang 4 6 6 8 8 8 6 4 57. Bùi Khắc Quân 4 6 8 8 8 8 6 4 58. Nguyễn Minh Quân 4 8 8 6 8 8 7 4 59. Nguyễn Thành Quốc 2 8 8 6 4 8 7 4 60. Đinh Thùy Tố Quyên 4 6 8 6 8 6 7 4 61. Nguyễn Tấn Quyền 4 6 8 8 8 10 7 4 62. Đỗ Thanh Sang 4 8 6 8 4 6 6 5 63. Lê Khắc Sỹ 4 8 6 6 8 6 6 5 64. Dương Thị Sĩ 4 6 8 8 8 6 6 5 65. Nguyễn Văn Sĩ 6 8 8 8 6 4 6 5 66. Trần văn Sum 4 8 8 8 8 8 7 5 67. Bùi Trương Diễm Sương 6 6 4 6 8 10 7 5 68. Hùynh Kim Tài 6 8 6 8 6 6 7 5 69. Trần Thanh Tài 6 6 8 6 8 8 7 5 70. Hùynh Tấn Tâm 6 8 10 6 8 8 7 5 71. Trần Dũng Thanh Tâm 6 8 6 8 6 8 8 5 72. Ngô Thị Thanh Tâm 4 6 8 8 6 8 7 5 73. Luơng Thế Tâm 4 6 4 8 8 8 6 6 74. Nguyễn Trịnh Thiện Tâm 4 4 8 6 8 6 6 6 75. Nguyễn Văn Tâm 6 6 8 6 6 6 6 6 76. Lê Minh Tấn 4 4 8 8 6 8 6 6 77. Hồ Nguyệt Thanh 4 6 8 8 8 6 6 6 78. Võ Minh Thành 6 8 8 6 8 6 6 6 79. Lý Vĩnh Thạnh 4 8 6 6 6 8 6 6 80. Dương Nguyễn Đan Thảo 4 8 4 8 6 10 7 6 81. Hồ Thị Phương Thảo 4 8 8 10 8 6 7 6 82. Bùi Thị Thanh Thảo 6 6 8 8 6 10 7 6 83. Giang Tùng Thảo 6 6 8 10 8 8 7 6 84. Lê Văn Thảo 6 6 10 8 6 10 7 6 85. Nguyễn Tấn Thâu 4 8 8 6 6 6 7 6 86. Phan Thành Thêm 4 6 10 8 8 8 7 6 87. Nguyễn Thị Yến Thi 6 8 8 8 8 6 7 6 88. Nguyễn Bá Thọ 6 6 8 6 8 8 7 6 89. Nguyễn Thị Kim Thoa 6 6 8 6 8 8 7 6 90. Trần Thị Kim Thoa 10 8 10 8 8 6 7 6 91. Trần Thị Ngọc Thoa 8 8 8 8 8 10 7 6 92. Phan Thị Mỹ Thơ 10 8 10 8 8 6 8 6 93. Dương Thị Kim Thư 8 10 8 8 6 10 8 6 94. Nguyễn Thiên Thư 4 8 6 6 4 10 6 7 95. Đặng Thị Ngọc Tuyền 4 10 8 6 8 6 6 7 96. Lê Thị Thanh Tuyền 8 8 8 8 6 10 8 7 97. Nguyễn Thị Thanh Tuyền 6 8 4 8 8 8 6 7 NHÓM ĐỐI CHỨNG STT H Ọ T ÊN B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 1. Phạm Minh Dũng 2 6 4 8 6 6 4 6 2. Trương Thị Ngọc Hiền 4 4 6 8 8 8 6 5 3. Nguyễn Trung Hiếu 4 6 6 4 6 2 5 5 4. Bùi Thế Huy 2 4 6 4 2 6 4 4 5. Nguyễn Trung Huyền 6 2 6 6 2 6 4 3 6. Nguyễn Hữu Huỳnh 6 2 4 2 6 6 5 4 7. Trần Minh Kiệt 6 6 6 2 6 8 5 6 8. Trần Tấn Kiệt 4 4 6 8 6 8 6 5 9. Đòan Tuấn Kiệt 2 8 6 8 6 6 5 3 10. Hùynh Thị Lan 4 2 6 4 8 6 3 4 11. Dương Thị Tuyết Lan 6 2 4 6 2 8 3 5 12. Dương Thị Lành 4 2 4 4 2 6 3 4 13. Nguyễn Tri Lắm 6 6 6 4 2 6 5 7 14. Hùynh Thanh Lâm 2 4 6 6 6 10 5 5 15. Nguyễn Hòai Lê 2 4 6 8 2 6 4 4 16. Hùynh Thị Kim Liên 6 4 6 4 6 4 5 5 17. Lê Thị Kim Liên 4 4 6 8 6 6 6 6 18. Lưu Thị Kim Liên 4 2 6 6 6 6 6 4 19. Lê Thị Bích Liễu 2 8 4 8 8 6 5 6 20. Trần Thị Kim Liễu 6 4 4 4 4 6 5 5 21. Trần Thanh Liễu 4 8 4 6 6 8 4 5 22. Lê Duy Linh 6 8 2 4 6 2 3 5 23. Nguyễn Phương Linh 6 4 6 4 4 8 5 5 24. Phạm Thị Kiều Loan 4 4 8 6 4 8 5 5 25. Trần Thị Kim Loan 4 2 6 10 6 6 5 4 26. Phạm Thị Loan 6 4 6 4 2 6 4 5 27. Trương Hùynh Yến Lộc 2 4 0 8 2 8 3 4 28. Phạm Thị Ngọc Lợi 4 6 6 8 8 6 5 6 29. Phạm Thị Lụa 4 4 8 6 6 8 4 5 30. Trần Thanh Lung 6 6 4 6 2 6 4 4 31. Lê Thị Khánh Ly 4 6 4 8 6 6 5 6 32. Nguyễn Thị Mai 4 6 4 8 6 8 5 3 33. Nguyễn Thị Mạnh 6 6 4 6 8 8 4 6 34. Trần Thị Mến 2 4 2 2 8 8 4 3 35. Hùynh Lê Tấn Ngọc 4 8 6 8 4 6 5 6 36. Hùynh Nguyễn Thanh Tâm 2 6 8 4 8 10 4 5 37. Trần Ngọc Tân 4 6 4 8 6 8 5 4 38. Đinh Công Thành 4 2 4 8 8 6 4 4 39. Trần Ngọc Thành 0 6 6 2 4 2 3 4 40. Phạm Nguyễn Trọng Thành 2 2 4 6 2 6 3 4 41. Hà Kim Thùy 2 4 4 8 2 6 4 4 42. Đòan Thị Thu Thùy 4 8 6 6 6 10 5 6 43. Trần Thị Thủy 8 2 4 2 8 10 4 6 44. Nguyễn Thị Cẩm Thúy 6 4 4 6 2 6 4 5 45. Ngô Minh Tiến 6 2 6 6 6 6 4 4 46. Lê Thị Ngọc Tiếp 6 4 4 8 2 10 5 6 47. Phan Nguyễn Hồng Ngọc Tuyền 6 4 6 8 4 6 5 4 48. Phạm Văn Chánh 0 6 4 2 6 6 3 4 49. Trần Quang Châu 2 2 6 6 4 6 5 3 50. Cao Thị Tuyết Minh 2 2 6 8 6 6 3 3 51. Phan Thị Mừng 2 4 4 4 8 8 4 3 52. Lê Nhựt Nam 4 6 2 8 6 8 5 3 53. Hùynh Thị Phương Nga 0 6 6 2 4 2 3 4 54. Đỗ Thị Nga 6 4 4 2 8 6 5 4 55. Đỗ Thị Nga 0 2 4 6 8 6 3 4 56. Nguyễn Thị Thu Nga 2 2 6 4 2 6 3 4 57. Phạm Hậu Nghĩa 4 2 6 4 2 6 3 4 58. Lâm Aùi Ngọc 8 2 6 6 4 6 3 4 59. Dương Thị Aùnh Ngọc 2 4 4 8 10 8 5 4 60. Võ Kim Ngọc 2 4 4 4 2 6 4 4 61. Ngô Minh Ngọc 2 2 6 8 2 6 4 4 62. Nguyễn Hồng Nguyên 2 6 4 6 2 6 4 4 63. Nguyễn Thị Thanh Nhã 4 2 4 8 2 6 4 4 64. Đặng Thanh Nhàn 2 4 4 8 2 6 4 4 65. Võ Thanh Nhàn 6 2 6 6 10 6 6 4 66. Nguyễn Thành Nhân 2 10 6 10 4 6 5 4 67. Cao Thị Hồng Nhung 4 6 4 8 6 8 6 4 68. Nguyễn Thị Ngọc Niên 4 4 6 8 4 6 5 4 69. Tô An Nỵ 4 6 6 10 6 8 5 5 70. Lê Hòang Phong 2 4 4 6 4 10 3 5 71. Đỗ Trần Kim Phước 6 4 6 6 6 10 5 5 72. Châu Thành Phước 2 4 10 4 4 6 6 5 73. Lê Thanh Dũng Phương 4 4 4 6 6 8 5 5 74. Nguyễn Duy Phương 6 4 6 8 6 10 5 5 75. Hòang Vũ Đại Phương 4 4 6 8 8 8 4 5 76. Lê Hòai Phương 4 4 6 4 8 6 4 5 77. Nguyễn Thị Minh Phương 6 4 8 6 8 8 5 5 78. Nguyễn Mỹ Phương 6 4 4 6 8 6 4 5 79. Đỗ Thị Phương 4 8 4 4 6 8 5 5 80. Hùynh Thị Phương 2 4 4 6 6 8 4 5 81. Lê Thị Xuân Phương 6 4 6 4 4 8 5 5 82. Ngô Thị Kim Phượng 4 4 6 6 6 10 5 5 83. Lê Thị Mỹ Phượng 4 4 6 8 6 8 6 5 84. Chung Thị Thanh Thới 2 4 6 8 6 8 5 6 85. Nguyễn Hồ Vĩnh Thuận 2 4 6 8 8 8 5 6 86. Trần Ngọc Thuỳ 4 6 4 8 8 6 5 6 87. Dương Thị Thanh Thúy 4 4 8 8 8 6 4 6 88. Phạm Thị Thưởng 6 8 4 8 6 10 5 6 89. Trần Thanh Thượng 6 6 6 8 8 10 5 6 90. Nguyễn Hùynh Trang 4 6 4 6 8 8 4 6 91. Hòang Minh Trí 6 8 6 8 10 6 5 6 92. Nguyễn Minh Trí 6 8 6 8 4 6 5 6 93. Bùi Thị Diễm Trúc 6 8 6 6 6 10 5 6 94. Nguyễn Thành Trung 4 10 6 4 8 6 4 7 95. Trịnh Thị Ngọc Tú 4 8 4 6 4 8 5 6 96. Nguyễn Minh Tuấn 6 8 10 6 6 8 5 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Trọng Bái, Tô Giang, Nguyễn Đức Thâm, Bùi Gia Thịnh (1996), Vật lý 12, Nxb Giáo Dục. 2. Lương Duyên Bình (chủ biên). Vật lý đại cương tập ba, Nxb Giáo Dục. 3. Bộ GD-ĐT (2001), chỉ thị số 29/2001/CT-BGD và ĐT. 4. Phạm Thế Dân, Phân tích chương trình vật lý trung học phổ thông (bài giảng cho học viên cao học ngành phương pháp giảng dạy VL), Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phan Thị Kim Dung (2005), Nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường THPT nhờ việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học chương tĩnh điện vật lý 11, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học Vinh. 6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn nghị quyết lần 2 BCH Trung Ương Đảng khoá VII, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Nghị quyết hội nghị lần 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Lê Văn Giáo (1995), những quan niệm riêng của học sinh và việc giảng dạy vật lý, Tạp chí Đại Học và Giáo Dục chuyên nghiệp-Hà Nội. 9. Nguyễn Phụng Hoàng (1997), Thống kê xác suất trong nghiên cứu giáo dục và khoa học xã hội, Nxb GD-Hà Nội. 10. Nguyễn Phụng Hoàng, Vũ Ngọc Lan (1995), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB giáo dục. 11. Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Thâm (2002), Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục. 12. Trần Văn Hữu (2006), Website hỗ trợ dạy học các định luật bảo toàn vật lý 10 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục, Đại học sư phạm TP HCM. 13. Nguyễn Quang Lạc, Mai Văn Trinh (2002), Máy vi tính làm phương tiện dạy học, Đại học Vinh. 14. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới phương pháp giáo dục bằng công nghệ thông tin-xu thế của thời đại, Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy, Hà Nội. 15. Đào Văn Phúc, Thế Trường, Vũ Thanh Khiết (1999), Truyện kể về các nhà bác học vật lý, NXB giáo dục. 16. Phạm Xuân Quế, Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Đức Thâm (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III (2004 – 2007), Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu sư phạm Hà Nội. 17. Thái Duy Tiên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo Dục. 18. Lê Thị Thanh Thảo, Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông (bài giảng cho học viên cao học ngành phương pháp giảng dạy VL), Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 19. Lê công Triêm (2004), bài giảng điện tử và qui trình thiết kế bài giảng điện tử, Kỉ yếu hội thảo khoa học, Huế. 20. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Vinh. 21. Mai Văn Trinh (2003), Thiết kế Website hỗ trợ dạy học Vật lý, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Vinh. 22. Nguyễn Trọng Tường (2003), Frontpage toàn tập, Nxb Giáo Dục. 23. Nguyễn Trọng Tường (2001), Internet và hệ thống, Nxb giao thông vận tải. 24. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), tổ chức hoạt động nhận thức cho hoc sinh trong giờ học vật lý ở trường PTTH, Nxb Giáo Dục. 25. DAVID HALLIDAY, cơ sở vật lý, Nxb Giáo Dục. 26. N.I.Kôskin, M.G.Sirkêvich (1987), Sổ tay vật lý cơ sở, NXB kỹ thuật Hà Nội. 27. Priscilla Norton, Debra Spragne (2001), Technology for teaching, Boston. 28. Một số địa chỉ Internet:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH049.pdf
Tài liệu liên quan