Luận văn Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần Mắt, Các dụng cụ quang học - Vật lí 11 nâng cao
THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN "MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC", VẬT LÍ 11 - NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của thông tin, khoa học kĩ thuật và công nghệ, lượng kiến thức cần cập nhật ngày càng nhiều. Song chúng ta không thể nhồi nhét tất cả tri thức đó cho trẻ mà phải dạy trẻ phương pháp học và lĩnh hội kiến thức của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học qua quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học trong tiết học có sự hướng dẫn của GV mà tự học ngay cả ở nhà sau bài lên lớp. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (Khoá VII, năm 1993) đã chỉ rõ: Về phương pháp giáo dục phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Tiếp theo, Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khoá VIII, năm 1997) tiếp tục khẳng định “phải đổi mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”. Và Luật giáo dục 2005 đã quy định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Hiện nay các ứng dụng của CNTT-TT đặc biệt là Internet-Website học tập phát triển rất mạnh, là điều kiện thuận lợi góp phần rèn luyện khả năng tự học cho người học. Thành tựu nổi bật nhất của CNTT-TT trong giáo dục và đào tạo hiện nay chính là dạy học thông qua các chương trình chạy trên Website. Nó cung cấp một kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại và tạo cơ hội học tập cho nhiều người có trình độ khác nhau, tạo ra sự bình đẳng trong học tập. Các chuyên gia giáo dục đều cho rằng, khi đưa CNTT-TT vào nhà trường sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục dẫn đến những thay đổi trong cả nội dung và phương pháp dạy và học. Đây thực sự đã trở thành cầu nối giữa GV và nhà trường, giữa GV và HS, giữa gia đình và nhà trường, giữa GV và GV, giũa HS và HS. Công tác quản lý giáo dục cũng thay đổi, các tài liệu tham khảo, các giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, các bài tập tham khảo, các đề thi, các hình thức luyện thi đại học liên tục được đưa lên mạng để GV và HS có thể tham khảo, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy vậy các Website dành cho HS học tập trong đó có hoạt động ôn tập kết hợp với tự kiểm tra đánh giá được xây dựng trên cơ sở lí luận dạy học vật lí hiện đại vẫn còn chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy việc thiết kế trang Web vật lí giúp việc tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Thiết kế Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần „„MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” Vật lí 11 nâng cao. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi MỞ ĐẦU . 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu . 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3 3.1. Khách thể nghiên cứu . 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3 4. Giả thuyết khoa học . 3 5. Phạm vi nghiên cứu . 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu . 4 8. Những đóng góp mới của luận văn 4 9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn . 4 10. Cấu trúc của luận văn 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TRưỜNG THPT 6 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP . 6 1. Khái niệm ôn tập và mục đích ôn tập . 6 2. Vai trò và vị trí của ôn tập trong quá trình nhận thức. 8 3. Nội dung cần ôn tập trong dạy học vật lí 9 4. Các hình thức ôn tập 10 5. Các phương pháp ôn tập ngoài giờ lên lớp . 11 5.1. Đọc lại và hoàn thành những bài tập tự luận, trắc nghiệm ở nhà có tác dụng giúp HS tự ôn tập kiến thức . 11 5.2. Hoạt động ngoại khoá góp phần tự ôn tập kiến thức . 12 5.3. Tham gia xây dựng logíc hình thành các kiến thức thông qua xây dựng các sơ đồ Graph về từng phần và toàn bộ hệ thống kiến thức cần ôn tập. . 12 6. Phương tiện hỗ trợ việc ôn tập . 14 6.1. Sách (sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo .) 14 6.2. Các tư liệu, bài tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm và tự luận) trên mạng (dưới dạng Web .) . 14 7. Mối quan hệ giữa ôn tập và kiểm tra, đánh giá 15 7.1. Khái niệm kiểm tra và đánh giá 15 7.2. Mối quan hệ giữa ôn tập và kiểm tra, đánh giá . 16 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP . 17 1. Đánh giá vai trò của ôn tập từ phía GV và từ phía HS . 18 1.1. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hướng dẫn HS ôn tập 18 1.2. Nhận thức của HS về vai trò của hoạt động ôn tập . 19 2. Các nội dung hiện nay mà GV và HS thường ôn tập và đánh giá . 19 3. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng và ôn tập kiến thức cho HS ở các trường THPT hiện nay 20 4. Thực trạng việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động ôn tập 23 Kết luận chương 1 . 23 Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC PHẦN “MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC” 25 1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lí lớp 11 Nâng cao 25 1.1. Đặc điểm về nội dung của chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” 25 1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức và logíc hình thành kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” . 26 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng HS cần có sau khi học xong chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” Vật lí 11 nâng cao . 28 2.1. Chuẩn kiến thức 28 2.2. Các kĩ năng cơ bản HS cần đạt được sau khi học xong chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” 29 2.3. Các sai lầm phổ biến của HS trong khi học phần kiến thức “Mắt. Các dụng cụ quang học” 29 3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ôn tập . 32 3.1. Đề xuất về nội dung cần ôn tập . 33 3.1.1. Nội dung kiến thức . 33 3.1.2. Các kĩ năng 34 3.2. Đề xuất về hình thức ôn tập và phương pháp ôn tập . 35 3.2.1. Ôn tập thông qua việc xây dựng dàn ý tóm tắt bài học . 35 3.2.2. Ôn tập thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập dạng tự luận 36 3.2.3. Ôn tập thông qua việc xây dựng sơ đồ (graph) 36 3.2.4. Ôn tập thông qua việc làm bài tập luyện tập 38 3.2.5. Ôn tập thông qua diễn đàn thảo luận . 39 3.3. Đề xuất về phương tiện ôn tập 40 3.3.1. Các khái niệm liên quan đến web . 40 3.3.2. Một số ưu điểm của web trong dạy học hiện đại. . 43 3.3.3. Các khả năng hỗ trợ của web đối với ôn tập 45 4. Thiết kế Website hỗ trợ HS tự ôn tập và kiểm tra, đánh giá kiến thức phần “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 nâng cao 49 4.1. Lựa chọn và nghiên cứu công cụ để xây dựng Website . 49 4.2. Thiết kế Website 51 4.3. Xây dựng các module chính 53 4.3.1. Xây dựng mudule 1: Ôn tập thông qua tóm tắt kiến thức bài học 53 4.3.2. Xây dựng module 2: Hệ thống các câu hỏi ôn tập dạng tự luận và hướng dẫn trả lời 53 4.3.3. Xây dựng module 3: Sử dụng thí nghiệm ảo để ôn tập . 57 4.3.4. Xây dựng module 4: Sử dụng sơ đồ graph để ôn tập trên web . 59 4.3.5. Xây dựng module 5: Hệ thống bài tập trắc nghiệm có phản hồi hướng dẫn 66 4.3.6. Xây dựng module 6: Sử dụng các diễn đàn thảo luận nhóm để ôn tập trên Website . 69 4.3.7. Xây dựng module 7: Sử dụng bài kiểm tra trên Website để đánh giá mức độ thu nhận kiến thức của HS . 71 4.4. Thiết kế và xây dựng các mudule hỗ trợ khác . 73 Kết luận chương 2 . 74 Chương 3. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM . 75 1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 75 1.1. Mục đích . 75 1.2. Nhiệm vụ . 75 2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm 76 2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 76 2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm 77 3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm . 77 4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm . 79 4.1. Phân tích diễn biến của quá trình thực ngiệm sư phạm . 79 4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 80 Kết luận chương 3 . 87 KẾT LUẬN CHUNG 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_NguyenVanDuc.pdf