LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường Trung học phổ thông"
MS: LVHH-PPDH008
SỐ TRANG: 143
NGÀNH: HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH HÓA HỌC
NĂM: 2008
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông về việc xây
dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đổi mới phương pháp dạy
học, định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn học (có sử dụng 30-50% trắc
nghiệm khách quan) thì ngành giáo dục đã không ngừng phát triển về mọi mặt với
mục tiêu và phương châm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học toàn diện nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Theo xu hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS, hiện nay Bộ giáo dục đã có quyết định từ năm học 2006- 2007 sẽ tổ chức thi tốt
nghiệp trung học phổ thông và kì thi tuyển sinh đại học áp dụng hình thức thi trắc
nghiệm khách quan toàn bộ đối với bộ môn Hóa học. Để đảm bảo tính khách quan,
công bằng, khả thi và hướng quá trình dạy học ngày càng tích cực hơn, đánh giá kết
quả học tập của HS cần căn cứ vào mục tiêu của chương trình THPT nâng cao,
chuẩn kiến thức, kĩ năng ở mỗi lớp. Muốn vậy, trước tiên phải đổi mới phương
pháp giảng dạy bộ môn cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm, nhanh chóng
xây dựng bộ ngân hàng trắc nghiệm và tổ chức kiểm tra trắc nghiệm thường xuyên
để HS làm quen dần. Việc nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên
phải luôn tự trao dồi kiến thức, nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất, đặc biệt là
các phương pháp giải toán trắc nghiệm nhanh là nhu cầu cấp thiết nhằm truyền đạt
cho HS khối lượng kiến thức cơ bản một cách chính xác, khoa học và nhanh chóng
nhất qua đó bồi dưỡng cho HS năng lực tự đánh giá kết quả học tập của bản thân,
tự giác, chủ động tích cực học tập, tự tìm lấy kiến thức cho bản thân, biết vận dụng
sáng tạo, linh hoạt và nhanh nhạy trong mọi tình huống.
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu “nóng” về việc đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, nhiều tác giả đã cho ra đời các
quyển sách về bài tập trắc nghiệm. Tuy nhiên, việc hệ thống thành phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài cũng như việc xây dựng thành hệ thống các bài toán
trắc nghiệm vô cơ là vấn đề tương đối mới mẻ. Chính vì vậy, chúng tôi dã chọn đề
tài: “Thiết kế Website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách
quan hóa học vô cơ ở trường trung học phổ thông” nhằm giúp ích cho HS hội
nhập nhanh với xu hướng kiểm tra thi cử dưới hình thức trắc nghiệm, phát triển
năng lực tư duy, khả năng nhạy bén của HS trong giải quyết bài tập từ đó nâng cao
chất lượng học tập trong thời đại mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế Website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách
quan hóa học vô cơ ở trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập
của HS và hiệu quả dạy học của GV.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu tổng quan về các phần mềm hỗ trợ thiết kế website.
- Đề xuất và hệ thống hóa phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm hóa học
vô cơ.
- Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm hóa học
vô cơ gồm các nội dung chính sau:
+ Phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm vô cơ;
+ Bài tập trắc nghiệm theo từng chương trong chương trình hóa vô cơ
THPT;
+ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ;
+ Lý thuyết vô cơ;
+ Tài nguyên.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng
của Website trong việc nâng cao kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm cho HS.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn hóa học ở trường phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế Website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm
khách quan hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình Hóa học vô cơ trung học phổ thông.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống hóa được các phương pháp giải, vận dụng được để xây dựng
hệ thống bài tập hóa học vô cơ đa dạng và thiết kế website hỗ trợ phương pháp giải
nhanh được thực hiện đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thẫm mỹ thì sẽ
giúp học sinh có thêm một công cụ tự học đắc lực, giáo viên có thêm nguồn tư liệu
giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp.
- Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học để thiết kế website về phương
pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học vô cơ.
- Điều tra thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Tổng hợp và xử lý kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm theo
phương pháp thống kê toán học.
8. Điểm mới của luận văn
- Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp giải nhanh các bài toán hóa học vô
cơ.
- Thiết kế website hỗ trợ phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm
hóa vô cơ. Website còn có thêm phần bổ trợ kiến thức giáo khoa, ngân
hàng đề thi trắc nghiệm giúp cho việc tự học của học sinh được tốt hơn.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC VÔ CƠ
Chương 3: XÂY DỰNG WEBSITE VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN HÓA HỌC VÔ CƠ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đề và đáp án của bài kiểm tra lớp 11
Phụ lục 2: Đề và đáp án của bài kiểm tra lớp 12
Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của GV về website
Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của HS về website
143 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thiết kế website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yog Enterprise
Tạo cơ sở dữ liệu
Vào menu DB/Create database
Hình 3.10. Mô tả cách tạo cơ sở dữ liệu
Tạo các bảng dữ liệu
Chọn cơ sỡ dữ liệu vừa chọn
Vào menu File/Open, mở file database.sql
Thực hiện tạo dữ liệu
Hình 3.11. Mô tả cách tạo cơ sở dữ liệu
Nhập dữ liệu cho các bảng
Phần mềm SQLyog hổ trợ nhập liệu vào sql theo dạng bảng:
Hình 3.12 Mô tả cách nhập dữ liệu cho các bảng
Loại câu hỏi: Câu hỏi được phân thành nhiều loại tùy theo nội dung theo
chương.
Cách tạo câu hỏi:
Do cấu tạo công thức của hóa học khá phức tạp và hạn chế về kiến thức
website chúng tôi không thể thiết kế cho nhập câu hỏi thông qua giao diện web. Để
thêm 1 câu hỏi vào ngân hàng dữ liệu, chúng ta cần phải tiến hành theo các bước
sau:
Soạn thảo câu hỏi bằng word.
Dùng chương trình paint để chuyển câu hỏi dưới dạng jpg hoặc png, sau đó
lưu vào thư mục web server “www/questions”. Ví dụ “www/questions/1.jpg”.
Thêm thông tin câu hỏi vào mysql
Mã câu hỏi được xác định tùy theo câu hỏi thuộc loại nào. Dưới đây là dãy
bảng mã câu hỏi:
Bảng 3.5. Bảng mã câu hỏi trong ngân hàng đề thi
Mã bắt đầu Mã kết thúc Loại câu hỏi
1 199 Oxi – Lưu huỳnh
200 399 Nitơ – Photpho
400 599 Cacbon – Silic
600 799 Kim loại nhóm IA
800 999 Kim loại nhóm IIA
1000 1119 Nhôm
1200 1399 Sắt
1400 1599 Halogen
Hình 3.13. Bảng nhập liệu câu hỏi
Thông tin cần thiết tối thiểu cho câu hỏi là: Mã câu hỏi (id), loại câu hỏi
(question_type_id), file ảnh dữ liệu chứa câu hỏi (image_file); câu trả lời đúng
(answer).
Qui ước câu trả lời đúng
1: đáp án A
2: đáp án B
3: đáp án C
4: đáp án D
Cách tạo đề thi:
Thông tin cần thiết cho đề thi là mã đề thi và thời gian làm bài. Thời gian được tính
bằng phút
Hình 3.14. Bảng nhập đề thi
Thêm câu hỏi cho đề thi:
Dữ liệu được lưu trong bảng subject_question :
Hình 3.15. Bảng phân phối câu hỏi cho đề thi
3.3.4. Phần mềm Apache server
Apache server là 1 webserver dùng để xuất trang web qua mạng.
3.3.5. Ngôn ngữ lập trình PHP tạo đề thi
PHP là một trong những ngôn ngữ thiết kế trang web động.
3.3.6. Bộ công cụ easy PHP
Bộ công cụ giúp cài đặt một web server kết nối với cơ sở dữ liệu mysql một
cách đễ dàng và nhanh chóng.
3.4. Hướng dẫn cài đặt Website
3.4.1. Cài đặt webserver bằng EasyPHP
Phiên bản EasyPHP được sử dụng là 2.0. Source cài đặt phần mềm được tìm
thấy trong CD luận văn hoặc trên web site Bạn tiến hành
các bước sau:
Hình 3.16. Hướng dẫn cài đặt php (bước 1)
Hình 3.17. Hướng dẫn cài đặt php (bước 2)
Hình 3.18. Hướng dẫn cài đặt php (bước 3)
3.4.2. Cấu hình server mysql và apache
Cần lưu ý, để server hoạt động, double click vào biểu tượng PHP và kiểm tra
trạng thái hiện tại của EasyPHP, cả 2 phần mềm Apache và MySQL đều phải ở
trạng thái start như sau:
Hình 3.19. Hướng dẫn cấu hình server mysql và apache (1)
Để người dùng có thể truy cập trang web này từ xa chúng ta cần phải cấu
hình cho server apache như sau
Hình 3.20. Hướng dẫn cấu hình server mysql và apache
Hình 3.21. Hướng dẫn thay đổi thông số để cấu hình server mysql và apache
- Thay đổi nội dung file cấu hình httpd.conf như sau:
- Thay giá trị listen 127.0.0.1:80 bằng listen *:80
3.4.3. Cài đặt cơ sở dữ liệu
- Cài đặt SQLyog bằng cách click chọn
- Click chọn: continue… New connect
Hình 3.22. Hướng dẫn kết nối cơ sở dữ liệu
- Xuất hiện cửa sổ SQLyog Enterprise Trial:
+ Vào menu File Open C:/Program Files/EasyPHP2.0p1/www
cosodulieu_full.sql
+ Tại gốc trên bên trái màn hình, chọn nút: .
Trong luận văn, chúng tôi đã xây dựng một ngân hàng mở 1600 câu với mỗi
chương gồm 200 câu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian chúng tôi chỉ xây dựng
mỗi chương từ 30 – 50 câu. Đây là một nguồn mở mà người sử dụng có thể bổ sung
sau này.
Sau khi cài đặt theo các thao tác trên, truy cập trang Web theo địa chỉ:
3.5. Hướng dẫn sử dụng
Với các trang web tĩnh như phương pháp, lý thuyết vô cơ, tài nguyên, muốn
xem nội dung bên trong chỉ cần click chọn theo các mục.
Với trang Web động bài tập trắc nghiệm, phần đề kiểm tra, chọn đề muốn làm,
hiển thị thời gian làm bài:
Hình 3.23. Hướng dẫn cách làm bài thi (1)
Thời gian làm bài bắt đầu tính sau khi nhấn OK. Thời gian còn lại được hiển
thị ở góc dưới bên trái của trang.
Hình 3.24. Hướng dẫn cách làm bài thi (2)
Sau khi làm bài xong, nhấp chọn nút kết thúc để biết kết quả bài làm. Nhấp vào
để xem đáp án.
Hình 3.25. Hướng dẫn cách làm bài thi (3)
Ghi chú : Sau khi hết thời gian làm bài, trang web sẽ tự động kết thúc và hiển
thị kết quả.
* Lưu ý : Phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngân hàng câu hỏi và tạo đề thi là
trang web động, cho phép GV sử dụng có thể chỉnh sửa, bổ sung ngân hàng đề thi.
Sau đó tạo các đề thi tùy theo mục đích sử dụng.
3.6. Hướng dẫn cập nhật ngân hàng câu hỏi và tạo đề thi
Cập nhật ngân hàng câu hỏi
o Soạn thảo câu hỏi bằng word.
o Dùng chương trình paint để chuyển câu hỏi dưới dạng jpg hoặc gif, sau đó
lưu vào thư mục web server “www/questions”. Ví dụ
“www/questions/1.jpg”
Tên câu hỏi nên là số thứ tự câu trong ngân hàng cho dễ quản lí.
o Thêm thông tin câu hỏi vào mysql:
+ Mở cửa sổ SQLyog Enterprise Trial hóa Table
+ Click question Table Data :
Hình 3.26. Hướng dẫn cập nhật ngân hàng câu hỏi (1)
o Xuất hiện ngân hàng cơ sở dữ liệu cũ :
Hình 3.27. Hướng dẫn cập nhật ngân hàng câu hỏi(2)
o Thêm câu hỏi mới vào ngân hàng :
Nhập thông tin vào 4 cột : thông tin cần thiết tối thiểu cho câu hỏi là:
+ id : số thứ tự câu hỏi
+ question_type_id (Loại câu hỏi): qui uớc theo chương từ 1 đến 8.
+ image_file (file ảnh dữ liệu chứa câu hỏi)
+ câu trả lời đúng (answer). Qui ước câu trả lời đúng :
1: đáp án A
2: đáp án B
3: đáp án C
4: đáp án D
Sau khi nhập thông tin vào 4 cột, nhớ ấn nút Save changes
Hình 3.28. Hướng dẫn cập nhật ngân hàng câu hỏi(3)
1. Cập nhật loại câu hỏi (Chương)
Click Questions_type để xem nội dung từng chương :
Hình 3.29. Hướng dẫn cập nhật loại câu hỏi
Thêm thông tin vào : id : số thứ tự chương ; name : tên chương.
Tạo đề thi mới
Bước 1 : Tạo đề và nội dung đề thi trong MySQL :
Subjec (đề) và subjec question (nội dung đề thi).
Ví dụ : muốn tạo thêm đề 6 với thời gian kiểm tra 45 phút, thực hiện như sau :
Hình 3.30. Hướng dẫn tạo đề thi (1)
Thêm nội dung đề thi vào đề 6 (gồm các câu : 25 ; 234 ; 421) như sau :
Hình 3.31. Hướng dẫn tạo đề thi (2)
Bước 2 : Cập nhật file index.html (file chỉ mục)
Open index.html bằng Dreaweaver
Hình 3.32. Hướng dẫn tạo đề thi (3)
Copy thành 1 dòng mới trong chỉ mục ( Đề 7) bằng cách tạo hyberlink
có dạng: tracnghiem/de thi.php?id =7
Trong đó id : là mã đề thi mới thêm vào.
Nhấn Control S để lưu sự thay đổi.
Bước 3 : Hiện thị chỉ mục danh sách đề thi lên web
Kết luận chương 3
Thực hiện mục tiêu đề ra cho website, chúng tôi đã bước đầu phối hợp một
số phần mềm để thiết kế website phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa
vô cơ. Trong chương 3, chúng tôi đã hướng dẫn sơ lược cách phối hợp các phần
mềm xây dựng web, cách hướng dẫn cài đặt và sử dụng web.
Chúng tôi đã bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu của Website bao gồm ngân
hàng bài tập trắc nghiệm vô cơ. Đây là một ngân hàng mở có thể bổ sung về sau,
chúng tôi cũng có hướng dẫn cách cập nhật thêm câu hỏi trong ngân hàng cũng như
cách tạo ra đề thi mới phù hợp mục đích sử dụng của mỗi giáo viên.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá tính khả thi của việc giảng dạy các phương pháp giải nhanh bài tập
trắc nghiệm hóa học vô cơ trong quá trình dạy học hóa học.
- Đánh giá tính khả thi của website trong việc hỗ trợ việc giảng dạy của giáo
viên và việc tự học của HS.
4.2. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi chọn thực nghiệm giảng dạy tại 3 trường THPT Lương Thế Vinh,
THPT Hoàng Hoa Thám và THPT chuyên Lê Hồng Phong. Chúng tôi tiến hành ở 8
lớp thuộc khối 11 và 12 của các trường.
Chúng tôi chọn hai lớp có trình độ kiến thức bộ môn hóa học tương tự nhau,
một lớp dạy theo phương pháp thông thường (lớp đối chứng – ĐC), một lớp dạy
theo phương pháp giải nhanh (lớp thực nghiệm – TN).
Bảng 4.1. Bảng thống kê các lớp thực nghiệm và đối chứng
TN ĐC
Khối lớp GV phụ trách
Lớp Sỉ số Lớp Sĩ số
THPT
Lương Thế Vinh
Cô
Lục Minh Thúy
11A8
(TN1)
46
11A7
(ĐC1) 45
THPT
Lương Thế Vinh
Cô Nguyễn Thị
Ngọc Xuân
12A2
(TN2)
40
12A3
(ĐC2) 42
THPT
Hoàng Hoa Thám
Cô Trần Thị
Nam Phương
11A3
(TN3)
50
11A6
(ĐC3) 52
THPT chuyên
Lê Hồng Phong
Thầy Trần
Bảo Ngọc
11 chuyên
tin (TN4)
24
11 chuyên
sinh (ĐC4) 20
4.3. Nội dung thực nghiệm
Sau quá trình thực hiện giảng dạy phương pháp giải nhanh bài tập trắc
nghiệm hóa vô cơ ở các lớp thực nghiệm, giáo viên cho HS ở từng cặp lớp thực
nghiệm và đối chứng tiến hành làm bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả của việc giảng
dạy phương pháp giải nhanh.
Điều tra ý kiến của giáo viên và HS về tính khoa học, độ tin cậy và sự cần
thiết của website sau khi sử dụng website đã thiết kế.
4.4. Tiến hành thực nghiệm
Đầu tiên, chúng tôi gặp gỡ và thống nhất với GV làm thực nghiệm nội dung
các phương pháp giải nhanh được chọn để giảng dạy ở các lớp thực nghiệm.
+ Ở các lớp đối chứng, GV dùng phương pháp truyền thống như vẫn sử dụng
ở các năm học trước.
+ Ở các lớp thực nghiệm, GV sử dụng phương pháp giải nhanh trong quá
trình dạy học, HS được làm quen và rèn luyện qua các bài toán cụ thể.
Đến cuối học kì, chúng tôi phối hợp với các GV tổ chức cho HS làm bài
kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá kết quả thực nghiệm.
Nội dung giảng dạy:
Đối với HS lớp 11, quá trình giảng dạy được thực hiện từ đầu học kì 1 năm
học 2007 – 2008 với một số phương pháp sau:
+ Phương pháp bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, giải toán bằng
phương trình ion thu gọn (Chương điện li).
+ Phương pháp bảo toàn electron (Chương Nitơ).
+ Phương pháp tăng giảm khối lượng (Bài toán: Muối cacbonat tác dụng với
axit); bài toán: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm. (Chương Cacbon, Silic)...
Đối với khối 12, quá trình giảng dạy được thực hiện vào đầu học kì 2 năm
học 2007 – 2008. Nhìn chung, kiến thức vô cơ của HS ở khối 12 nhiều hơn khối 11
nên GV áp dụng hầu hết các phương pháp và dạng toán đã được trình bày ở chương
2 trong quá trình giảng dạy HS.
Nội dung kiểm tra:
Khối 11: bài kiểm tra 45 phút (gồm 20 bài toán trắc nghiệm), phụ lục 1.
Khối 12: bài kiểm tra 45 phút (gồm 20 bài toán trắc nghiệm), phụ lục 2.
Chúng tôi tiến hành phát đĩa CD website có chứa nội dung chương trình cho
25 GV ở các trường THPT Lương Thế Vinh, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT
Hoàng Hoa Thám. Sau khi GV sử dụng website một thời gian, chúng tôi phát phiếu
hỏi (phụ lục 3) để thu thập ý kiến đánh giá, nhận xét của GV sau quá trình sử dụng.
4.5. Kết quả thực nghiệm
4.5.1. Xử lý kết quả thực nghiệm theo phân tích định lượng
Thực chất của phương pháp này là dùng toán học thống kê xử lý các số liệu
thực nghiệm để rút ra những kết luận khoa học.
4.5.1.1. Cách trình bày số liệu thống kê
Có 2 phương pháp:
Phương pháp dùng bảng phân phối thực nghiệm và phân phối tần suất.
Phương pháp dùng đồ thị (là hình ảnh trực quan của các bảng trên).
4.5.1.2. Phân tích số liệu thống kê
Mục đích là thu gọn các bảng số liệu thành một số tham số đặc trưng
như sau:
Trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung số liệu. Nó
được xác định bởi công thức:
1 1 2 2 k k
1 2 k
k
i i
i=1
n x +n x +...+n xX =
n +n +...+n
1X = n x (1)
n
Với:
ni: là tần số của các giá trị xi.
n: số sinh viên tham gia thực nghiệm
Độ lệch chuẩn: phản ánh sự sai lệch hay độ dao động của các số liệu
xung quanh giá trị trung bình cộng. Muốn tính được độ lệch chuẩn (kí
hiệu là S) thì trước hết phải tính được tham số phương sai S2 theo công
thức sau:
2 2i i
1S = n (x -X) (2)
n-1
Và độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai:
2i i
1S = n (x -X) (3)
n-1
Ý nghĩa: S càng nhỏ bao nhiêu thì số liệu càng ít phân tán bấy nhiêu.
Sai số tiêu chuẩn: Sm = (4)
n
Giá trị X sẽ dao động trong khoảng X m
Hệ số biến thiên: nếu hai bảng số liệu có các giá trị trung bình cộng
khác nhau thì phải tính hệ số biến thiên:
S .100% (5)
X
V=
Như vậy, để so sánh chất lượng học tập của hai tập thể sinh viên khi
tính giá trị trung bình sẽ có hai trường hợp:
- Nếu giá trị trung bình bằng nhau thì ta phải tính độ lệch chuẩn. Tập
thể nào có độ lệch chuẩn bé thì có chất lượng tốt hơn.
- Nếu giá trị trung bình không bằng nhau thì phải tính hệ số biến thiên
V. Tập thể nào có hệ số biến thiên V nhỏ thì chất lượng đều, có X lớn
thì trình độ tốt hơn.
Cuối cùng, khi so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng, ta sử dụng phép thử Student để kết luận sự khác nhau về kết quả
học tập giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
Công thức tính có dạng:
TN 2 2
TN
X X ). (6)
S S
t = ( n ÑC ÑC
Trong đó:
n: số sinh viên của lớp thực nghiệm (TN).
TNX : trung bình cộng lớp TN
XÑC : trung bình cộng lớp đối chứng (ĐC)
2TNS và 2SÑC : phương sai của lớp TN và lớp ĐC
Để sử dụng công thức (6) cần thêm các đại lượng là xác suất sai ( từ 0,02
0,05) và độ lệch tự do k = 2n – 2. Từ đó phải tìm t giới hạn. Nếu t > t thì sự khác
nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa, còn nếu t < t thì sự khác nhau giữa hai nhóm là
không có ý nghĩa.
4.5.1.3. Lập bảng phân phối tần số, tần suất cho các nhóm đối chứng và thực
nghiệm
Dựa vào kết quả kiểm tra của các lớp: lớp TN và lớp ĐC, chúng tôi tiến hành
phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả năng vận dụng linh hoạt các
phương pháp giải nhanh từ đó phát hiện HS có khả năng tư duy tốt, có tính sáng tạo.
Sau khi tiến hành cho kiểm tra, chúng tôi thu các bài kiểm tra, tiến hành
chấm và thống kê kết quả thành các bảng như sau:
Kết quả kiểm tra của các lớp đối chứng và thực nghiệm của 4 lớp khảo
sát
Bảng 4.2. Phân phối điểm kiểm tra
Phân phối điểm xi
Lớp
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TC
TN1 0 0 0 2 4 10 10 8 7 3 2 46
ĐC1 0 1 0 4 6 13 9 4 6 1 1 45
TN2 0 0 1 1 2 6 9 7 8 3 3 40
ĐC2 0 1 2 2 8 6 10 7 4 2 0 42
TN3 0 0 0 2 2 7 8 14 10 5 2 50
ĐC3 0 0 1 3 4 17 6 10 8 3 0 52
TN4 0 0 0 0 0 1 1 3 6 6 3 20
ĐC4 0 0 0 0 1 2 4 4 9 4 0 24
Bảng 4.3. Thống kê theo % số HS đạt điểm xi trở xuống
% HS đạt điểm xi trở xuống
Lớp
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 0 0 0 4,3 13 34,8 56,5 73,9 89,1 95,7 100
ĐC1 0 2,2 2,2 11,1 24,4 53,3 73,3 82,2 95,6 97,8 100
TN2 0 0 2,5 5 10 25 47,5 65 85 92,5 100
ĐC2 0 2,3 7,1 11,9 40 45,2 69 85,7 95,2 100 100
TN3 0 0 0 4 8 22 38 66 86 96 100
ĐC3 0 0 1,9 7,7 15,4 48,1 59,6 78,8 94,2 100 100
TN4 0 0 0 0 0 5 10 25 55 85 100
ĐC4 0 0 0 0 4,2 12,5 29,2 45,8 83,3 100 100
Bảng 4.4. % số HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu kém
G: 9 – 10 ; K: 7 – 8; TB: 5 – 6 ; YK < 5
% số HS LỚP
GIỎI KHÁ TBÌNH YẾU KÉM
TN1 10,9% 32,6% 43,5% 13%
ĐC1 4,4% 22,2% 49% 24,4%
TN2 15% 37,5% 37,5% 10%
ĐC2 4,8% 26,2% 38 % 31%
TN3 12% 44% 28% 16%
ĐC3 5,8% 34,6% 44,2% 15,4%
TN4 45% 45% 10% 0%
ĐC4 16,6% 54,2% 25% 4,2%
Bảng 4.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng
Lớp ±m S V (%)
TN1 6,33 ± 0,26 1,73 27,3%
ĐC1 5,58 ± 0,27 1,8 32,3%
TN2 6,68 ± 0,29 1,86 27,8%
ĐC2 5,48 ± 0,29 1,88 34,3%
TN3 6,80 ± 0,23 1,64 24,1%
ĐC3 5,94 ± 0,23 1,69 28,5%
TN4 8,20 ± 0,29 1,32 16,1%
ĐC4 7,25 ± 0,29 1,39 19,2%
4.5.1.4. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số xi
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
i
TN1
ĐC1
Hình 4.1. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 và lớp ĐC1
020
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số xi
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
i
TN2
ĐC2
Hình 4.2. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2 và lớp ĐC2
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số xi
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
i
TN3
ĐC3
Hình 4.3. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN3 và lớp ĐC3
020
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số xi
%
H
S
đạ
t đ
iểm
x
i
TN4
ĐC4
Hình 4.4. Đồ thị đường lũy tích của lớp TN4 và lớp ĐC4
0
10
20
30
40
50
60
Giỏi Khaù TBình Yeáu keùm
Phân loại HS
%
TN1
ĐC1
Hình 4.5. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của lớp TN1 và lớp ĐC1
05
10
15
20
25
30
35
40
Giỏi Khaù TBình Yeáu keùm
Phân loại HS
%
TN2
ĐC2
Hình 4.6. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của lớp TN2 và lớp ĐC2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Giỏi Khaù TBình Yeáu keùm
Phân loại HS
%
TN3
ĐC3
Hình 4.7. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của lớp TN3 và lớp ĐC3
010
20
30
40
50
60
Gioûi Khaù TBình Yeáu keùm
Phaân loaïi HS
% TN4
ÑC4
Hình 4.8. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của lớp TN4 và lớp ĐC4
4.5.1.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
a. Xét đồ thị các đường lũy tích
Nhìn vào đồ thị trên đường lũy tích ở các hình 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 ta thấy
đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích
của lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng HS ở lớp thực nghiệm được rèn luyện các
phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm vô cơ ở chương 2 đạt kết quả kiểm tra
cao hơn. Điều này cũng minh chứng cho các phương pháp đã được đề xuất.
b. Xét về tỉ lệ HS đạt giỏi, khá, trung bình, yếu kém
Từ đồ thị phân loại kết quả học tập của HS ở các hình 4.5; 4.6; 4.7; 4.8 ta rút
ra nhận xét:
Tỉ lệ HS khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng.
Tỉ lệ HS yếu kém của lớp thực nghiệm giảm hơn hẳn so với lớp đối
chứng.
Tỉ lệ HS trung bình ở mức thay đổi không đáng kể.
Kết quả thu được cho thấy chất lượng học tập của HS ở lớp TN cao hơn ở
lớp đối chứng. Từ đó giúp chúng tôi bước đầu có thể nói rằng HS ở lớp thực
nghiệm có kết quả học tập tốt hơn ở lớp đối chứng sau khi đã sử dụng phần tài liệu
mà chúng tôi đề xuất.
c. Xét giá trị các tham số đặc trưng
Từ bảng tổng hợp các tham số đặc trưng 4.5. ta rút ra nhận xét:
Giá trị trung bình cộng: X TN lớn hơn XĐC.
Giá trị độ lệch chuẩn S: STN nhỏ hơn SĐC.
Giá trị hệ số biến thiên V: VTN nhỏ hơn VĐC.
Như vậy, điểm trung bình của lớp thực nghiệm lớn hơn lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm có S và V đều nhỏ hơn chứng tỏ lớp thực nghiệm có chất lượng đồng
đều, ít phân tán hơn lớp đối chứng.
d. Xác định theo phép thử student
Để kiểm định về sự khác nhau giữa hai phương án thực nghiệm và đối
chứng là có ý nghĩa hay không chúng tôi sử dụng phép thử student.
Tính giá trị t:
Với cặp TN1 – ĐC1:
t 2 2 2,04466,33 5,58 1,73 1,8
Lấy = 0,05, tra bảng phân phối Student ứng với = 0,05; k = 2n -2 = 2.46
– 2 = 90; ta có t, k = 1,98.
Với cặp TN2 – ĐC2:
t 2 2 2,87406,68 5,48 1,86 1,88
Lấy = 0,05, tra bảng phân phối Student ứng với = 0,05; k = 2n -2 = 2.40
– 2 = 78; ta có t, k = 1,98.
Với cặp TN3 – ĐC3:
t 2 2 2,58506,8 5,94 1,64 1,69
Lấy = 0,05, tra bảng phân phối Student ứng với = 0,05; k = 2n -2 = 2.50
– 2 = 98; ta có t, k = 1,98.
Với cặp TN4 – ĐC4:
t 2 2 2,21208,2 7,25 1,32 1,39
Lấy = 0,05, tra bảng phân phối Student ứng với = 0,05; k = 2n -2 = 2.20
– 2 = 38; ta có t, k = 2,02.
Bảng 4.6. Bảng thống kê tkđ trên 4 cặp TN - ĐC
tkđ tα,k (α = 0,05)
TN1-ĐC1 2,04 1,98 (k = 90)
TN2-ĐC2 2,87 1,98 (k = 78)
TN3-ĐC3 2,58 1,98 (k = 98)
TN4-ĐC4 2,21 2,02 (k = 38)
So sánh các giá trị tkđ và tα,k ở bảng 4.6 ta đều có tkđ > tα,k Vì vậy, sự chênh
lệch điểm giữa lớp đối chứng và thực nghiệm là có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách
khác, chính phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm hóa vô cơ đã có tác động
hiệu quả làm tăng điểm trung bình của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.
4.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm theo phân tích định tính
4.5.2.1. Với giáo viên
Sau khi thu thập các phiếu điều tra về nhận xét, đánh giá của giáo viên về
tác dụng của Website phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ.
Chúng tôi thu được kết quả như sau :
Bảng 4.7. Bảng thống kê ý kiến nhận xét, đánh giá của GV về website
Mức độ đánh giá (tăng dần từ 1 đến 5)
Tiêu chí
1 2 3 4 5
Trung
bình
TỔNG
CỘNG
(Ý kiến)
Tiêu chí 1 0 0 12 12 6 3,8 30
Tiêu chí 2 0 0 18 12 0 3,4 30
Tiêu chí 3 0 3 9 15 3 3,6 30
Tiêu chí 4 0 0 12 9 9 3,9 30
Tiêu chí 5 0 0 12 18 0 3,6 30
Tiêu chí 6 0 0 9 15 6 3,9 30
Tiêu chí 7 0 9 12 6 3 3,1 30
Tiêu chí 8 0 0 6 18 6 4,0 30
TỔNG
CỘNG 0 12 90 105 33 3,7 240
Trong đó:
- Tiêu chí 1: Các phương pháp có phù hợp hay không.
- Tiêu chí 2: Phương pháp có dễ truyền đạt cho HS hay không .
- Tiêu chí 3: Cách hướng dẫn phương pháp có cụ thể không.
- Tiêu chí 4: Phương pháp có khả năng giúp ích HS giải nhanh các bài tập trắc
nghiệm hóa vô cơ hay không.
- Tiêu chí 5: Thiết kế chính xác, khoa học.
- Tiêu chí 6: Dễ sử dụng.
- Tiêu chí 7: Giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng.
- Tiêu chí 8: Có tính khả thi.
Qua khảo sát đánh giá, nhận xét của giáo viên về Website, chúng tôi tính toán
được mức điểm trung bình là 3,7. Điều này chứng tỏ Website đã bước đầu được các
thầy cô tiếp nhận.
- Tiêu chí 1 có mức điểm đánh giá trung bình là 3,8. Các GV cho rằng các
phương pháp website đưa ra đã phù hợp và có thể đầu tư, phát triển cho phần
hóa hữu cơ.
- Tiêu chí 2 được đánh giá với mức mức điểm trung bình 3,4, đây là mức điểm
trung bình. Khi trao đổi với các GV, đa số GV đều cho rằng phương pháp
được đưa ra trên website khá cụ thể và có nhiều phần mới mẽ (như phương
pháp qui đổi hay các phương pháp cụ thể). Tuy nhiên, bài tập tác giả đưa ra ở
mức tương đối khó đối với HS có sức học trung bình. Một số ý kiến cho rằng
liệu khi dùng phương pháp giải nhanh để làm bài tập thì HS có quên mất bản
chất của hóa học là các phương trình phản ứng. Tác giả nên trình bày cách
giải thông thường theo lối tự luận và hướng giải nhanh khi sử dụng phương
pháp.
- Các tiêu chí 3, 5 được đánh giá ở mức 3,6; đây là mức điểm đạt yêu cầu.
Điều này chứng tỏ website đã được thiết kế đảm bảo tính chính xác, khoa
học và các hướng dẫn các phương pháp trên website khá cụ thể, HS có thể
rèn luyện kĩ năng giải nhanh bài tập khi sử dụng website.
- Các tiêu chí 4, 6, 8 được GV đánh giá khá cao với mức điểm trung bình là
3,9; 4,0. Website đã thiết kế dễ sử dụng và mang tính khả thi, các phương
pháp giúp ích HS khi giải nhanh các bài tập trắc nghiệm vô cơ.
- Đối với tiêu chí 7, đa số GV chỉ đánh giá ở mức trung bình là 3,1. Có 12 ý
kiến ứng với tỉ lệ 40% cho rằng giao diện của website ở mức độ 3. Đa số GV
đều cho rằng cần bổ sung thêm nguồn hình ảnh, tư liệu, phim thí nghiệm để
giao diện website hấp dẫn hơn và nội dung trang web phong phú hơn, thu hút
được nhiều HS.
4.5.2.1. Với HS
Chúng tôi tiến hành điều tra về tác dụng của Website phương pháp giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ đối với 70 HS lớp 12A4 trường
THPT Lương Thế Vinh và một nhóm HS lớp 12A5 trường THPT Minh Khai.
Chúng tôi thu được kết quả như sau :
Bảng 4.8. Bảng thống kê ý kiến nhận xét, đánh giá của HS về website
Mức độ đánh giá (tăng dần từ 1 đến 5)
Tiêu chí
1 2 3 4 5
Trung
bình
TỔNG
CỘNG
(Ý kiến)
Tiêu chí 1 5 0 10 45 10 3,8 70
Tiêu chí 2 0 5 10 20 35 4,2 70
Tiêu chí 3 0 4 35 20 11 3,5 70
Tiêu chí 4 0 0 30 30 10 3,7 70
Tiêu chí 5 0 7 28 30 5 3,5 70
Tiêu chí 6 0 0 30 15 25 3,9 70
Tiêu chí 7 0 0 10 15 45 4,5 70
Tiêu chí 8 0 20 25 20 5 3,1 70
Tiêu chí 9 0 0 5 15 50 4,6 70
TỔNG
CỘNG 5 29 180 215 201 3,9 630
Trong đó:
- Tiêu chí 1: Phần phương pháp chung được phân chia logic, hợp lý, rèn luyện
tư duy cho HS.
- Tiêu chí 2: Phần phương pháp cụ thể giúp HS rèn được kỹ năng giải nhanh
khi nhận ra dạng bài tập quen thuộc.
- Tiêu chí 3: Phần bài tập trắc nghiệm giúp HS HS rèn luyện kỹ năng giải các
bài tập theo từng chương
- Tiêu chí 4: Phần đề thi hỗ trợ HS tự kiểm tra giúp HS tự đánh giá kĩ năng
giải bài tập sau khi sử dụng web.
- Tiêu chí 5: Phần lý thuyết vô cơ giúp HS ôn tập kiến thức giáo khoa nhanh.
- Tiêu chí 6: Các mục chính được thiết kế khoa học, hợp lý.
- Tiêu chí 7: Dễ sử dụng
- Tiêu chí 8: Giao diện đẹp.
- Tiêu chí 9: Website cần thiết , bổ ích.
Qua thống kê đánh giá, nhận xét của HS về Website, chúng tôi tính toán được
mức điểm trung bình là 3,9. Điều này chứng tỏ Website đã bước đầu được các
em tiếp nhận. Trong đó, tiêu chí 7 và 9 được các em đánh giá cao nhất ở mức
đểm 4,5; 4,6, hầu hết các em đều cho rằng Website phương pháp dễ sử dụng và
thực sự cần thiết, bổ ích. Tiêu chí 2 được các em đánh giá khá cao, nhiều em
thích phần phương pháp cụ thể vì nó giúp các em hướng dẫn cách giải các dạng
bài toán thường gặp. Các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6 đều ở mức điểm từ 3,8 – 4,0.
Kết luận Chương 4
Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được về mặt định tính và định lượng, có thể
rút ra kết luận sau:
- Việc xây dựng hệ thống các phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm hóa
học đưa lên web thực sự cần thiết, giúp HS hứng thú học tập và rèn luyện tư duy
hóa học. Qua kết quả điểm kiểm tra của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm
chứng tỏ việc sử dụng phương pháp giải nhanh trong quá trình giảng dạy HS là
hiệu quả và mang tính khả thi.
- Qua ý kiến nhận xét của các HS được khảo sát, hầu hết các em đều cho rằng
website giúp ích các em trong quá trình tự học, đôi khi việc tìm hiểu các phương
pháp qua sách hoặc các trang web trên mạng còn khá khó khăn và không chuyên
sâu. Website là một công cụ cung cấp nguồn kiến thức hóa học bổ ích cho các
em.
- Tuy nhiên, do hạn chế về kĩ năng tin học nên phần giao diện thiết kế còn chưa
hấp dẫn. Chúng tôi cần chỉnh sửa, hoàn thiện, bổ sung một số hình ảnh để
website thu hút nhiều HS hơn.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài căn bản đã hoàn thành được
những vấn đề sau:
a. Bước đầu nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài:
- Cơ sở lí thuyết về trắc nghiệm khách quan, tầm quan trọng của việc xây
dựng các phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hóa học.
- Tổng quan về một số phần mềm tin học được phối hợp sử dụng để thiết kế
website hỗ trợ phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm vô cơ.
b. Hệ thống hóa các phương pháp chung để giải nhanh các bài toán trắc
nghiệm. Trong đó, phương pháp quy đổi khá mới mẻ giúp giải quyết một số bài
toán phức tạp khá nhanh. Vận dụng các nguyên tắc này vào việc giải các dạng bài
toán cụ thể, chúng tôi cũng đã xây dựng cách giải nhanh bài tập trắc nghiệm giúp
giải quyết khá đầy đủ các tình huống quen thuộc của bài toán vô cơ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích một số lưu ý khi áp dụng phương pháp
giải nhanh các bài toán, phân tích các bước khi giải một bài toán trắc nghiệm nhằm
rèn luyện cho HS tư duy nhanh, nhạy; hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp thích
hợp đối với các dạng bài toán khác nhau, hướng dẫn cách phát hiện những điểm đặc
biệt trong bài toán để giải nhanh các bài toán này.
c. Sử dụng phần mềm tạo menu nhánh Sothink Tree Menu tích hợp với
Dreamweaver MX 2004 để thiết kế trang web, SQL để lưu trữ cơ sở dữ liệu và
ngôn ngữ lập trình PHP để tạo đề thi.
Trang web đã xây dựng gồm 8 nội dung:
- Phương pháp giải nhanh: chúng tôi đã phân tích 9 phương pháp chung dựa
trên các nguyên tắc, định luật hóa học cơ bản.
- Vận dụng vào các dạng bài tập: dựa trên cơ sở của 9 phương pháp chung,
chúng tôi đã xây dựng bộ công thức giải nhanh cho 15 dạng bài toán vô cơ
thường gặp ở phổ thông.
- Bài tập trắc nghiệm: các bài tập được hệ thống hóa theo từng chương trong
sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 phần hóa vô cơ.
- Đề kiểm tra : chúng tôi dùng phần mềm SQL để tạo cơ sở dữ liệu gồm ngân
hàng câu hỏi mở, hiện đã xây dựng được 300 câu trắc nghiệm. Trang web
đã xây dựng 10 đề để người học có thể tự kiểm tra và chấm kết quả, xem đáp
án. Bên cạnh đó, người sử dụng có thể chỉnh sửa, bổ sung câu hỏi vào ngân
hàng và tạo thêm đề thi mới.
- Lý thuyết vô cơ: bao gồm các kiến thức hóa vô cơ của từng bài trong
chương trình phổ thông. Ngoài ra, trang này còn cung cấp các chuỗi phản
ứng giúp HS ghi nhớ các phương trình hóa học.
- Tài nguyên: giúp tra cứu nhanh các đề thi đại học, cao đẳng dùng hình thức
trắc nghiệm khách quan những năm gần đây và hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học.
- Các website liên kết: giới thiệu các trang web hóa học gần gũi, bổ ích cho
giáo viên và học sinh.
- Hướng dẫn cài đặt: đây là phần hướng dẫn cài đặt website nhằm hỗ trợ hết
các chức năng của website.
d. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 319 HS của 3 trường THPT
Lương Thế Vinh, THPT Hoàng Hoa Thám và THPT chuyên Lê Hồng Phong. Kết
quả thực nghiệm sư phạm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp
giải nhanh mà chúng tôi đã nghiên cứu, việc sử dụng phương pháp giải nhanh khi
làm bài tập trắc nghiệm đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành điều tra nhận xét của GV và HS về website.
Kết quả thăm dò cho thấy website phương pháp giải nhanh bài tập bước đầu đạt yêu
cầu, được sự ủng hộ của GV và HS, đây là công cụ bổ ích cho HS trong quá trình
học tập.
Như vậy,chúng tôi đã thiết kế trang web hỗ trợ phương pháp giải nhanh sử
dụng cho cả HS lẫn GV, trong đó các phương pháp giải nhanh được trình bày một
cách có hệ thống, các ví dụ minh họa được lấy từ bài tập trong các đề thi đại học –
cao đẳng những năm gần đây. Ngoài ra, trang web còn cung cấp phần kiến thức hóa
học vô cơ bám sát chương trình sách giáo khoa. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thiết kế
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm dạng mở cho phép GV sử dụng cập nhật, hoàn chỉnh
câu hỏi và tự tạo thêm đề thi mới theo yêu cầu.
2. Đề xuất
a. Đối với Bộ giáo dục đào tạo
Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh, việc ứng dụng tin học
vào dạy học ngày càng được quan tâm. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục cần đầu tư
về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho HS và GV được ứng dụng công nghệ trong quá
trình dạy học.
b. Đối với các trường Sư phạm, trường THPT
- Nhằm phục vụ tốt việc dạy học, các trường học cần đầu tư xây dựng thêm
nhiều phòng tin học, multimedia để mỗi sinh viên và giáo viên có điều kiện tiếp cận
với môn tin học đảm bảo yêu cầu giáo viên không chỉ vững chuyên môn mà còn
giỏi về công nghệ thông tin.
- Mặt khác, cũng cần đầu tư hệ thống mạng máy tính cho các phòng máy cũng
như hệ thống mạng wireless để giáo viên có thể tự tra cứu các tài liệu trực tuyến
trên mạng internet phục vụ cho việc dạy học.
c. Đối với giáo viên
- Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, phát huy các thế mạnh
của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách tìm các thông tin mới, hấp dẫn trên
mạng internet đưa vào các giáo án điện tử làm cho các tiết học sinh động, lượng
thông tin học sinh thu được nhiều và chính xác hơn so với phương pháp dạy học
truyền thống.
- Thường xuyên tăng cường, bổ sung kiến thức mới qua các sách báo, tập san
hoá học, các phần mềm phục vụ cho dạy học…
3. Hướng phát triển của đề tài
- Trên nền tảng của trang web hiện có, mở rộng phạm vi thực hiện thêm phần
hóa hữu cơ. Song song với phương pháp giải nhanh bài tập, cần đưa vào phần lý
thuyết giáo khoa các nội dung liên quan : thí nghiệm, lịch sử, đố vui,…
- Phần tạo ngân hàng đề thi là phần mở, chúng tôi xây dựng bộ ngân hàng mỗi
chương với độ rộng 200 câu. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới xây dựng từ 30 – 50 câu mỗi
chương. Nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra thi cử bằng hình thức trắc nghiệm khách
quan, cần chỉnh sửa, hoàn thiện các câu hỏi đã có, đồng thời bổ sung ngân hàng
thành một hệ thống chuẩn để sử dụng rộng rãi trong các kỳ thi.
- Tiến hành đưa website lên mạng để thử nghiệm tính ổn định trên diện rộng;
cho HS đăng nhập và phản hồi ý kiến, từ đó hoàn thiện website hơn.
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ nghiên cứu phuơng pháp giải
nhanh bài tập hóa vô cơ. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các chuyên gia, các
Thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Mong rằng đề tài sẽ góp phần làm HS thêm yêu
thích môn Hóa học và nâng cao chất lượng dạy học bài tập trắc nghiệm ở trường
phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quang An (1997), Trắc nghiệm khách quan và tuyển sinh đại học, NXB TP
Hồ Chí Minh.
2. Đào Xuân Ánh (2006), “Dạy và học bằng công nghệ thông tin-Tính ưu việt,
hiệu quả, tiềm năng và những vấn đề đặt ra”, Dạy và học ngày nay, (số
tháng 10-2006), tr.42.
3. Cao Thị Thiên Ân (2006), Phương pháp giải nhanh các bài toán trắc nghiệm
hóa học vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá môn Hóa học 10, NXB Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Chính (2006), Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương
pháp giải nhanh để làm câu hỏitrắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn, ĐHSP Hà Nội.
6. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong Khoa học Giáo
dục, NXB Giáo dục.
7. Đỗ Tất Hiển, Trần Quốc Sơn, Hóa học 11, NXB GD.
8. Đỗ Tất Hiển, Trần Quốc Sơn. Sách giáo viên hóa học 11, NXB GD.
9. Nguyễn Phụng Hoàng,Võ Ngọc Lan (1997), Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB GD, Đà Nẵng.
10. Nguyễn Thanh Khuyến (2004), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc
nghiệm hóa học vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nghiêm Xuân Nùng (1995), Trắc nghiệm đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ
giáo dục đào tạo, vụ đại học.
12. Nguyễn Thị Khoa Phượng (2007), Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa
học trọng tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Phước Hòa Tân (1997), Phương pháp giải toán hóa – luyện giải nhanh
câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm hóa học, NXB Trẻ, Bến Tre.
14. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy hóa học, NXB
GD, TP Hồ Chí Minh.
15. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập
(Phương pháp thực hành), Bộ giáo dục và đào tạo.
16. Nguyễn Xuân Trường (1997), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB
ĐHQG, Hà Nội.
17. Nguyễn Xuân Trường (2004), Cách biên soạn câu hỏi TNKQ môn hóa học,
tạp chí Hóa học và ứng dụng (11, trang 13).
18. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
môn Hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đề và đáp án của bài kiểm tra lớp 11
Phụ lục 2: Đề và đáp án của bài kiểm tra lớp 12
Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của GV về website
Phiếu khảo sát ý kiến đánh giá của HS về website
135
PHỤ LỤC 1. ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11
Câu 1: Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol NO3-. Biểu thức liên hện
giữa a, b, c, d là
A. 2a + 2b = c + d. B. a + b = 2c + 2d.
C. a + 2b = c + d. D. 2a + b = c + 2d.
Câu 2: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03 mol K+; x mol Cl- và y mol SO42- . Tổng khối lượng các
muối tan có trong dung dịch là 5,435g. Giá trị của x và y lần lượt là bao nhiêu?
A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,05.
C. 0,05 và 0,01. D. 0,03 và 0,02.
Câu 3: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32-, SO42-. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Lấy 100ml X cho tác dụng với lượng dư HCl thu được 2,24 lít CO2 (đkc).
2. Cho 100 ml X tác dụng với lượng dư BaCl2 thu được 43g kết tủa.
3. Cho 100 ml X tác dụng với lượng dư NaOH thu được 4,48 lít khí (đkc).
Khối lượng muối có trong 500ml dung dịch X là
A. 43,1 g. B. 86,2g. C. 119g. D. 50,8g.
Câu 4: Trộn một khối lượng dung dịch H2SO4 20% với một khối lượng gấp đôi dung dịch H2SO4 14% thì
được dung dịch H2SO4 mới có nồng độ là
A. 15%. B. 18%. C. 15,65%. D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Cho 200ml AlCl3 1M tác dụng với V (l) dung dịch KOH 0,2M thu được 7,8 gam kết tủa. Tính V (l)
dung dịch KOH đã dùng?
A. 1,5 lít. B. 2,5 lít. C. 1,5 và 3,5 lít. D. 1,5 và 2,5 lít .
Câu 6: Trộn 100 ml dung dịch (Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (H2SO4 0,0375M và
HCl 0,0125M) được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 1. B. 2. C. 6. D. 7.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp (Na, K, Ba) vào H2O được dung dịch X và 0,56 lít (đkc) H2. Thể tích
dung dịch (H2SO4 0,1M và HCl 0,3M) cần dùng để trung hòa vừa đủ dung dịch X bằng
A. 0,05 lít. B. 0,1 lít. C. 0,15 lít. D. 0,2 lít.
Câu 8: Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng
dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2 (54,6o ; 0,9atm) và dung dịch X. A, B lần lượt là
A. Ca, Ba. B. Be, Mg. C. Mg, Ca. D. Ca, Zn.
Câu 9: Một dung dịch (X) có chứa 0,2 mol Al3+; a mol SO42-; 0,25 mol Mg2+; 0,5 mol Cl-. Cô cạn dung dịch
X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bao nhiêu?
A. 43 g. B. 57,95 g. C. 40,95 g. D. 25,57 g.
Câu 10: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2
0,1M là
A. 100ml. B. 150ml. C. 200ml. D. 250ml.
Câu 11: Một dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với một dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết
tủa thì cần có tỉ lệ
ĐỀ 1
136
A. a : b = 1: 4. B. a : b < 1 : 4.
C. a : b = 1: 5. D. a : b > 1: 4.
Câu 12: 300 ml dung dịch (NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,025M) với 200 ml dung dịch H2SO4 xM, được m (g)
kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 2. Giá trị của x và m lần lượt là
A. 0,125 và 5,825. B. 0,25 và 1,7475.
C. 0,25 và 5,825. D. 0,125 và 1,7475.
Câu 13: Khi tiến hành phân tích mẫu nước thải của nhà máy có thành phần: 0,03 mol Ca2+; 0,13 mol Mg2+;
0,2 mol Cl-; x mol SO42-. Hỏi x có giá trị bao nhiêu?
A. x = 0,06 mol. B. x = 0,04 mol.
C. x = 0,32 mol. D. x = 0,12 mol.
Câu 14: Một dung dịch (X) có chứa 0,2 mol Al3+; a mol SO42-; 0,25 mol Mg2+; 0,5 mol Cl-. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam muối khan. Hỏi m có giá trị bao nhiêu?
A. 43 g. B. 57,95 g. C. 40,95 g. D. 25,57 g.
Câu 15: Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi
thể tích khi trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dung dịch thu được sau khi trộn là giá trị nào dưới
đây?
A. 1,0. B. 2,0. C. 3,0. D. 1,5.
Câu 16: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2
0,1M là
A. 100ml. B. 150ml. C. 200ml. D. 250ml.
Câu 17: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 50ml dung dịch A có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thì có 11,65g
chất kết tủa tạo thành và khi đun nóng có 4,48 lít khí thoát ra (ở đkc). Nồng độ mol/l của mỗi muối trong
dung dịch A là
A. 2M; 1M. B. 1M; 1M. C. 2M; 2M. D. 2M; 1,5M.
Câu 18: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45. B. 0,35. C. 0,25. D. 0,05.
Câu 19: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl thấy có 1g khí H2 thoát ra. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì thu được muối clorua có khối lượng là
A. 37,75g. B. 37,57g. C. 55g. D. 55,5g.
Câu 20: Cho 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được muối sunfat có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 3,81 gam. C. 5,81 gam. D. 4,81 gam.
137
PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim lọai Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít
H2 (đktc). Đun khan dung dịch ta thu được m gam muối khan thì giá trị của m là
A . 4,29g. B. 2,87g. C. 3,19g. D. 3,87g.
Câu 2: Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi
dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ ban đầu của dung
dịch CuSO4 là bao nhiêu mol/lít?
A. 0,05M. B. 0,0625M. C. 0,5M. D. 0,625M.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm M và M’ nằm ở hai chu kỳ kế tiếp nhau. Lấy 3,1 g A hòa tan hết
vào nước thu được 1,12 lít hidro (đktc). M và M’ là hai kim loại nào?
A. Li, Na. B. Na, K. C. K, Rb. D. Rb, Cs.
Câu 4: Cho 8,9g hỗn hợp A gồm hai muối cacbonat của kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với
dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng muối tạo ra sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 10g. B. 20g. C. 30g. D. 40g.
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở
đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
A. 40%. B. 50%. C. 84%. D. 92%.
Câu 6: Hỗn hợp chất rắn X gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch HCl
dư, thu được dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa Z, rửa sạch rồi
đem nung nóng ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn T. Giá trị m là
A. 32g. B. 16g. C. 39,2g. D. 40g.
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm x mol Al và 0,2 mol Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được dung dịch
A. Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa B nung đến khối lượng không đổi thu
được 40,8 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 7: Thổi từ từ V (lít) CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 g kết tủa.
Tìm V?
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít; 6,72 lít. D. Kết quả khác.
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 9,41g hỗn hợp 2 kim loại Al và Zn vào dung dịch HNO3 dư ta thu được dung
dịch A và 2,464 lít hh 2 chất khí N2O và NO (đktc) nặng 4,28g. Khối lượng mỗi kim loại trong 9,41g hỗn
hợp trên là
A. 2,34; 4,55. B. 4,86; 2,275. C. 2,34; 2,275. D.4,86;4,55.
Câu 9: Hòa tan hết m gam hỗn hợp A gồm Ag, Cu, Fe trong H2SO4 đặc nóng , ta thu được 34,6g
hỗn hợp muối và 11,2 lít khí SO2 (đkc). Giá trị của m (gam) là
A. 10,6. B. 11,15. C. 13,6. D. 12,24.
Câu 10: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 0,4 mol H2. Nếu cho một nửa
hỗn hợp X tác dụng với NaOH dư thì thu được 0,15 mol H2 . Số mol Mg và Al trong hỗn hợp X là
A. 0,25 mol ; 0,15 mol. B. 0,1 mol ; 0,2 mol.
138
C. 0,2 mol ; 0,2 mol. D. Giá trị khác.
Câu 11: Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm IIA
bằng dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2 (54,6o ; 0,9atm) và dung dịch X. A, B lần lượt là
A. Ca, Ba. B. Be, Mg. C. Mg, Ca. D. Ca, Zn.
Câu 12: Cho 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được muối sunfat có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 3,81 gam. C. 5,81 gam. D. 4,81 gam.
Câu 13: Dùng khí CO để khử hoàn toàn 11,6g một oxit sắt. Khí đi ra sau phản ứng cho vào dung dịch
Ca(OH)2 dư, được 20g kết tủa. Công thức phân tử của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Không xác định được.
Câu 14: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn
toàn thu được 2,32g hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 5g kết tủa. Khối
lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là
A. 3,21g. B. 3,22g. C. 3,12g. D. 3,23g.
Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol
khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3 ). Giá trị của m là
A. 13,5 gam. B. 1,35 gam. C. 0,81 gam. D. 8,1 gam.
Câu 16: Số mol khí NO thoát ra khi cho 6,4 g Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 loãng 1M hiệu suất
100% là
A. 0,1 mol. B. 0,12 mol. C . 0,03 mol. D. 0,06 mol.
Câu 17: Để điều chế được hỗn hợp 26 lít H2 và CO có tỉ khối hơi đối với metan bằng 1,5 thì thể tích H2 và
CO cần lấy là
A. 4 lít và 22 lít. B. 22 lít và 4 lít. C. 8 lít và 44 lít. D. 44 lít và 8 lít.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và một muối
cacbonat của một kim loại hóa trị II trong axit HCl dư thì tạo thành 4,48 lít khí ở đktc và dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 38,0g. B. 3,8g. C. 2,60g. D. 26,0g.
Câu 19: m(g) hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 12 g Oxi thu được hỗn hợp oxit. Cần bao nhiêu lít dung
dịch H2SO4 0,5M để hoà tan hết lượng oxit trên?
A. 0,5 lít. B. 1,25 lít. C. 1,5 lít. D. 0,25 lít.
Câu 20: Hoà tan hỗn hợp (Al và Zn) vào dung dịch NaOH dư thu được V(lít) khí ở đktc. Cũng lượng hỗn
hợp trên tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Tính V?
A. 8,96 l. B. 13,44 l. C. 6,72 l. D.4,48 l.
139
PHIẾU NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ WEBSITE PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ
(Dành cho giáo viên)
Quý Thầy (Cô) kính mến!
Website này hỗ trợ phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học vô cơ ở
trường trung học phổ thông. Mong quý Thầy (Cô) cho ý kiến nhận xét, đánh giá mức độ phù hợp của
website, từ đó có thể thiết kế website hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý Thầy (Cô)
cung cấp sẽ không được sử dụng vào mục đích nào khác ngoài mục đích khoa học của việc nghiên cứu. Rất
mong nhận được các ý kiến của quý thầy cô!
Xin quý Thầy (Cô) vui lòng điền vào một số thông tin cá nhân:
- Thầy (Cô) đang dạy tại trường: ...............................................................................................................
Tỉnh (Thành phố): ...................................................................................................................................
Số năm kinh nghiệm:
Dưới 5 năm. Từ 5 đến dưới 15 năm.
Từ 15 đến 25 năm. Trên 25 năm.
Xin quý thầy (cô) vui lòng hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí sau khi
sử dụng thử website phương pháp giải nhanh bài tập:
Mức độ đánh giá
Tiêu chí
1 2 3 4 5
Góp ý cụ thể
1. Các phương pháp có phù hợp hay không.
2. Phương pháp có dễ truyền đạt cho HS hay
không.
3. Cách hướng dẫn phương pháp có cụ thể
không.
4. Phương pháp có khả năng giúp ích HS giải
nhanh các bài tập trắc nghiệm hóa vô cơ hay
không.
5. Thiết kế chính xác, khoa học.
6. Dễ sử dụng.
7. Giao diện đẹp, thân thiện với người sử
dụng.
8. Có tính khả thi.
140
Một số ý kiến khác:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của quý thầy (cô)!
Mọi chi tiết xin liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Xuân
Giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh
Email: xuan83_hoab@yahoo.com
141
PHIẾU NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ WEBSITE PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA VÔ CƠ
(Dành cho HS)
Cám ơn các em đã xem trang web “ Phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học
vô cơ ở trường trung học phổ thông ”. Rất mong các em vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề sau:
- Em có thường vào các diễn đàn, trang web hỗ trợ việc học tập môn Hóa học không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không bao giờ.
- Em có biết website nào hỗ trợ các em trong việc rèn luyện phương pháp giải nhanh bài tập trắc
nghiệm Hóa học hay không?
Có. Không.
- Tại lớp, em có thường làm bài kiểm tra Hóa học dưới hình thức trắc nghiệm khách quan không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không bao giờ.
- Tại lớp, em có được Thầy (Cô) giảng dạy phương pháp giải nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm hóa
học không?
Rất thường xuyên. Thường xuyên.
Thỉnh thoảng. Không bao giở.
- Em có nhận xét như thế nào về website phương pháp giải nhanh bài tập?
Hướng dẫn: Em hãy đánh dấu vào mức độ đạt được (tăng dần từ 1 đến 5) của mỗi tiêu chí.
Mức độ đánh giá
STT Tiêu chí
1 2 3 4 5
1 Phần phương pháp chung được phân chia logic,
hợp lý, rèn luyện tư duy cho HS.
2 Phần phương pháp cụ thể giúp HS rèn được kỹ
năng giải nhanh khi nhận ra dạng bài tập quen
thuộc.
3 Phần bài tập trắc nghiệm giúp HS HS rèn luyện kỹ
năng giải các bài tập theo từng chương
4 Phần đề thi hỗ trợ HS tự kiểm tra giúp HS tự đánh
giá kĩ năng giải bài tập sau khi sử dụng web.
5 Phần lý thuyết vô cơ giúp HS ôn tập kiến thức giáo
khoa nhanh.
6 Các mục chính được thiết kế khoa học, hợp lý.
7 Dễ sử dụng
8 Giao diện đẹp
9 Website cần thiết , bổ ích
142
- Theo em, website cần hoàn thiện thêm ở điểm nào để khả năng hỗ trợ của website với các em được
tốt hơn?
Về công cụ: .................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Về nội dung: ...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Về hình thức: ...............................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
- Nếu Website được hoàn thiện và đưa vào sử dụng trực tuyến, em có đăng kí tham gia sử dụng không
Có. Lưỡng lự. Không.
Xin chân thành cảm ơn ý kiến của các em. Chúc các em vui và học tốt!
GV thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Xuân
Trường THPT Lương Thế Vinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90098-LVHH-PPDH008.pdf