Luận văn Thụ lý vụ án hành chính, thực trạng và giải pháp

Cơ sở của quan điểm thứ nhất là bảo đảm quyền tự sửa chữa của cơ quan bị khiếu kiện và quyền kiểm tra của cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó, quy định như vậy cũng đảm bảo cho người khiếu nại có thể tiếp khiếu theo thủ tục hành chính mà vẫn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Hơn nữa, việc giải quyết khiếu nại hai lần trước khi khởi kiện ra Toà án sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng, giúp Toà án có thể giải quyết nhanh chóng vụ án hành chính. Tuy vậy, có thể thấy rằng, việc quy định khiếu nại lần đầu là trình tự bắt buộc trước khi khởi kiện ra Toà như hiện nay đã là hạn chế rất lớn đối với việc khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Do đó, nếu quy định như quan điểm thứ nhất thì chắc chắn sẽ hạn chế một cách đáng kể các khiếu kiện hành chính ra Toà án. Trong khi đó, từ năm 1996, thẩm quyền xét xử hành chính được xác lập cho Toà án đã tạo ra một cơ chế giải quyết mới có nhiều ưu việt. Cơ chế này cho phép người khiếu kiện có thể trực tiếp (hoặc nhờ luật sư) tranh tụng công khai, bình đẳng với người bị khiếu kiện. Đây là cơ chế giải quyết khiếu kiện mang tính dân chủ, phù hợp với xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và đang được xã hội đặt niềm tin rất cao. Mặt nữa, việc giải quyết khiếu nại hai lần chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém cho cơ quan nhà nước, người khiếu nại và những đối tượng khác có liên quan. Đồng thời còn làm chậm chễ việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện hành chính. Vì vậy, quy định đơn thuần như quan điểm thứ nhất cũng rất bất hợp lý.

doc67 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thụ lý vụ án hành chính, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với quy định tại Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, vì điểm 6 điều luật này quy định là: Toà án trả lại đơn kiện trong trường hợp “Đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo”. § Thứ năm: Pháp lệnh quy định thời hạn khởi kiện là 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết, hoặc từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, trong khi không xác định rõ thủ tục giao nhận văn bản trả lời của cơ quan giải quyết khiếu nại cho đương sự. Vì vậy, khi có tranh chấp về thời điểm nhận được văn bản trả lời thì khó có cơ sở để xác định thời điểm đó. Trong thực tiễn, việc trả lời đương sự có khiếu nại bằng “con đường” hành chính, phần lớn được tiến hành bằng cách tống đạt trực tiếp cho người khiếu nại hoặc gửi văn bản qua cơ quan Bưu Điện hay đại diện chính quyền địa phương đưa đến tận nhà giao cho họ… Nếu do những lý do khách quan không phụ thuộc vào đương sự (khi Bưu Điện chuyển chậm, chuyển nhầm địa chỉ…) mà quá 30 ngày kể từ ngày ký văn bản, đương sự mới nhận được văn bản trả lời, thì dựa vào cơ sở nào để xác định thời điểm nhận văn bản? Ai là người xác định thời điểm đó? Nếu suy đoán dựa vào thời điểm ký thì sẽ mất quyền khởi kiện của đương sự … Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều trường hợp khởi kiện của công dân khi đã quá thời hiệu bị Toà án trả lại. § Thứ sáu: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh thì người khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại…, nhưng trong thực tiễn thụ lý giải quyết các vụ án hành chính, Toà án gặp rất nhiều trường hợp đương sự khiếu kiện việc đền bù giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi với lý do thu hồi đất nhưng không đền bù hoặc đền bù không thoả đáng. Trường hợp này pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về việc Toà án có thụ lý hay không thụ lý. Tuy nhiên, khi thực hiện việc trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ thì Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn Toà án nhân dân địa phương không thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Tóm lại, pháp luật về thụ lý vụ án hành chính đang còn nhiều điểm bất cập, cả về trình tự, thủ tục và căn cứ thụ lý. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc thụ lý vụ án hành chính của Toà án nói riêng và hiệu quả của công tác giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung. THỰC TIỄN VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY . Hiệu quả hoạt động xét xử hành chính của Toà án trước hết phải được thể hiện trong thực tế. Hoạt động đó của Toà án trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hành chính đều nhằm đạt được mục đích “giải quyết các vụ án hành chính đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước”. Mục đích này cũng đã được khẳng định trong phần mở đầu của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Theo Pháp lệnh này, Toà án nhân dân các cấp có thẩm quyền thụ lý, xét xử các vụ án hành chính. Đây được xem là một bước phát triển mới nằm trong tổng thể của việc cải cách nền hành chính nhà nước cũng như cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, từ đó xác lập cơ chế giám sát hữu hiệu của Toà án đối với hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính nhất quán, đúng đắn trong việc thực hiện các đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước. Theo “Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án” các năm từ năm 1996 đến nay, có thể nhận thấy thực trạng việc thụ lý vụ án hành chính của Toà án có những điểm đáng quan tâm sau: Về số lượng vụ án hành chính phát sinh thuộc thẩm quyền thụ lý của các cấp Toà án: Năm Số lượng khởi kiện (Đơn vị: Vụ) 1996 0 1997 75 1998 327 1999 352 2000 419 2001 564 2002 596 Từ số liệu trên đây(1)Các số liệu này dẫn theo Nguyễn Thanh Bình. Thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính (luận án tiến sĩ). Hà Nội-2001- tr 103 và Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1997- 2002. , ta có nhận xét như sau: Số lượng các khiếu kiện hành chính tại Toà án có xu hướng tăng lên rõ rệt qua các năm. Chẳng hạn: Trong năm 2001, các Toà án các cấp đã thụ lý mới 654 vụ (tăng 145 vụ so với năm 2000), số vụ án cũ còn lại là 239 vụ. Tổng số vụ án phải giải quyết là 803 vụ, đã giải quyết 564 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết 70,2% [Tr33- 11]. Tuy nhiên, tiến độ giải quyết của vụ án hành chính còn chưa nhanh vì việc giải quyết một vụ án hành chính là một vấn đề rất phức tạp, đụng chạm nhiều đến cơ quan hành chính nhà nước… Về chất lượng thụ lý và xét xử vụ án hành chính còn nhiều điểm hạn chế. Theo “Báo cáo tổng kết” của Toà án nhân dân tối cao thì năm nào cũng xuất hiện tình trạng thụ lý sai thẩm quyền, vi phạm về thủ tục thụ lý, trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án không đúng…, thực trạng trên dẫn đến số vụ án hành chính hàng năm bị huỷ, bị sửa trong toàn ngành còn cao. Riêng năm 2000 có tới 52 bản án bị sửa, bị huỷ theo trình tự phúc thẩm và giám đốc thẩm, trên tổng số 419 vụ án đã được xét xử sơ thẩm, bằng khoảng 12,4%. Mặc dù việc giải quyết các vụ án hành chính có nhiều khó khăn, phức tạp, hơn nữa, trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hành chính vào công tác xét xử các vụ án cụ thể cũng nảy sinh những vướng mắc nhất định và đó là trở ngại làm cho công tác giải quyết các vụ án hành chính chưa được như chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, chất lượng xét xử và giải quyết vụ án hành chính chưa cao còn có nguyên nhân quan trọng từ phía Toà án. Trình độ của người tiến hành tố tụng hành chính nói chung và của Thẩm phán, Hội thẩm hành chính nói riêng còn nhiều điểm hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về tính đặc thù của xét xử hành chính. Một số Thẩm phán chưa tích cực nghiên cứu, nắm vững các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Luật khiếu nại, tố cáo cũng như pháp luật về quản lý hành chính nhà nước liên quan đến các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Vì vậy, việc thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính còn rất nhiều thiếu sót, các vi phạm còn diễn ra một cách phổ biến. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội thì trong một chừng mực nhất định, pháp luật luôn có sự lạc hậu lỗi thời, đòi hỏi phải được sửa đổi. Tuy nhiên, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đó mặc dù là việc phải làm ngay nhưng không phải trong “một sớm một chiều”. Thực tiễn hoạt động thụ lý vụ án hành chính nói riêng cho thấy, việc hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính trên cả phương diện văn bản pháp luật và thực hiện pháp luật là một quá trình đòi hỏi phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu đổi mới phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử, trên cơ sở tìm ra được nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế đó. Như trên đã phân tích, từ thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính của Toà án nhân dân các cấp (mặc dù chưa hoàn toàn đầy đủ) nhưng bước đầu có thể chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hoạt động thụ lý cũng như xét xử chưa phát huy được hiệu quả như sau: § Thứ nhất: Có thể thấy rằng: tổ chức nền tài phán hành chính ở các nước trên thế giới không giống nhau, không có một mô hình có sẵn mà phải vận dụng phù hợp với điều kiện của đất nước trên cơ sở hiến pháp nước đó. Ở Pháp, Thuỵ Điển, và một số nước Châu âu khác…, Toà hành chính đã hoạt động gần hai trăm năm. Còn Toà hành chính ở nước ta chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 1996. Như vậy, phương thức khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án còn là vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chúng ta chưa có bề dày kinh nghiệm cả trong việc xây dựng văn bản pháp luật và thực hiện pháp luật tố tụng hành chính. Thêm vào đó, việc tổ chức xét xử hành chính trong những năm qua chưa đi vào nề nếp, cơ sở vật chất phục vụ xét xử hành chính chưa được bảo đảm. Cụ thể là trụ sở làm việc và trang thiết bị của Toà hành chính ở nhiều địa phương (thuộc những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa) chưa được bảo đảm gây ra tâm lý làm việc tạm bợ, thiếu tập trung của các cán bộ, thẩm phán Toà án. § Thứ hai: Do tâm lý xã hội chưa hoàn toàn quen với hoạt động xét xử của Toà án. Nhiều trường hợp, vụ việc đủ điều kiện khởi kiện ra Toà hành chính nhưng người dân sợ đụng chạm đến chính quyền, sợ thua kiện lại mất tiền án phí, sợ sau này sẽ bị gây khó dễ, trù dập nên không dám khởi kiện tại Toà hành chính. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính nhà nước sợ mất uy tín khi bị khởi kiện ra Toà nên trong quá trình giải quyết khiếu nại đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình, gây khó khăn cho việc khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc thụ lý vụ án hành chính của Toà án. Hoạt động tự kiểm tra, tự “xét xử ” theo kiểu “Bộ trưởng- Quan toà” (Cơ quan hành chính là người ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, đồng thời là người phán quyết về tính hợp pháp của quyết định, hành vi của mình hay của cấp dưới và độc quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính…), tất yếu sẽ bộc lộ những khuyết tật vốn có của nó như : Tình trạng bảo thủ ý kiến, né tránh trách nhiệm, nương nhẹ với cấp dưới dẫn đến việc giải quyết khiếu kiện thiếu khách quan, vô tư, thiếu công bằng, dân chủ và không kịp thời. Trong bài “Hiệu quả xét xử hành chính của Toà án nhân dân nhìn từ hai giai đoạn của tố tụng hành chính ” đăng trên Tạp chí quản lý nhà nước số 4 năm 1997 của thầy giáo Nguyễn Thanh Bình có viết: “... nguyên nhân của nó có thể là : Sợ mất uy tín, che dấu khuyết điểm, che dấu hành vi vi phạm pháp luật. Vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân mà bao che bảo vệ nhau. Vì kém hiểu biết pháp luật, năng lực quản lý hạn chế, vì thiếu tinh thần trách nhiệm hay lười biếng, chây ỳ…” § Thứ ba: Công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hành chính nói riêng còn chưa được thực hiện tốt trong phạm vi cả nước. Các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình cũng đã cố gắng mở những chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhưng về số lượng, chất lượng thì vẫn còn hạn chế. Rất nhiều người nhận biết được là Toà hành chính đã được thành lập nhưng không nắm được nội dung cơ bản của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Qua báo cáo của các Chánh toà hành chính các tỉnh khu vực phía Bắc cho thấy, trong số những người làm đơn khiếu kiện ra Toà hành chính thì rất nhiều người không nắm được tinh thần của pháp luật về tố tụng hành chính, dẫn đến việc hiểu sai, hiểu không đúng gây khó khăn trong quá trình thụ lý vụ án. Bên cạnh đó, cũng có một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân không biết, hoặc biết không đầy đủ nội dung của pháp luật về tố tụng hành chính nên nhiều khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nhưng không biết phải làm gì, hoặc tỏ thái độ thờ ơ, mất niềm tin vào khả năng giải quyết của Toà hành chính, hoặc họ đều cho rằng mọi quyết định hành chính và hành vi hành chính trái pháp luật đều có thể khởi kiện tại Toà hành chính. Hơn nữa, ngay cả một số Thẩm phán hành chính cũng không cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật hành chính trên các lĩnh vực để áp dụng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà hành chính. Thực trạng trên là kết quả của công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật còn chưa tốt. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mà Toà án nhân dân tối cao đã nhận định trong báo cáo công tác tổng kết công tác ngành Toà án năm 2000: “Các khiếu kiện trong lĩnh vực hành chính xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, nhiều khi trở thành vấn đề thời sự sôi động trong cả nước, nhưng các đơn khởi kiện tại Toà án không nhiều và số vụ án hành chính Toà án đã thụ lý cũng còn rất ít so với thực tế”. § Thứ tư: Về phía Toà án, đội ngũ Thẩm phán hành chính còn thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng (trình độ chuyên môn), chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Những hạn chế đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc thụ lý, xét xử các vụ án hành chính. Thực tế cho thấy rằng, quản lý nhà nước là một lĩnh vực rất đa đạng và phức tạp, việc đưa ra nhận định đúng đắn về các căn cứ thụ lý vụ án hành chính đòi hỏi Thẩm phán không những phải có trình độ chuyên môn về luật pháp mà còn phải am hiểu những kiến thức về quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác, để thụ lý đúng pháp luật một vụ án hành chính đòi hỏi người Thẩm phán phải nắm bắt được nội dung căn bản của các văn bản pháp luật về hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và thường xuyên cập nhật những văn bản mới ban hành. Rõ ràng, yêu cầu đặt ra đối với Thẩm phán hành chính là khá cao: vừa chắc chắn về mặt lý luận, vừa nắm chắc về pháp luật thực định, vừa phải có những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước,…Song, cho đến nay, vấn đề bồi dưỡng Thẩm phán hành chính chưa được quan tâm đúng như tầm quan trọng của nó. Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ của Thẩm phán hành chính nhưng vẫn mới chỉ dừng lại ở việc mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính cho các Thẩm phán là Chánh toà hành chính cấp Tỉnh. Thực ra không chỉ là kỹ năng, nghiệp vụ mà điều quan trọng hơn phải có những đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý hành chính, pháp luật hành chính chuyên sâu cho các Thẩm phán, cán bộ Toà hành chính. Ngoài ra, còn một số lý do như: Khi Toà hành chính được thành lập thì vấn đề cán bộ chưa được chuẩn bị kỹ càng, các Thẩm phán ở Toà dân sự, Toà hình sự được chuyển sang để xét xử hành chính, thậm chí nhiều nơi còn có tình trạng kiêm nhiệm, vừa là Thẩm phán dân sự, vừa là Thẩm phán hành chính. § Thứ năm: Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả thụ lý vụ án hành chính chưa cao là chúng ta chưa tạo ra một khung pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh cho hoạt động này. Như đã trình bày ở phần trên, bản thân Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (1996) ngay sau khi ban hành đã bộc lộ nhiều điểm không hợp lý, như vấn đề thủ tục thụ lý vụ án hành chính, vấn đề về thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án, vấn đề tiền tố tụng hành chính v.v. Hơn nữa, khi sửa đổi Pháp lệnh này năm 1998, mặc dù đã khắc phục được nhược điểm của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nhưng, chính những nội dung được sửa đổi, bổ sung lại tiếp tục bộc lộ những điểm bất hợp lý, thậm chí là “bước lùi” so với Pháp lệnh trước khi được sửa đổi, bổ sung [Tr 73- 20]. Việc các văn bản pháp luật về xét xử hành chính được thể hiện dưới các hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý chưa cao như Pháp lệnh, Thông tư hoặc Công văn cũng làm cho hiệu lực thi hành trên thực tế bị giảm sút. Ngoài ra, các văn bản cụ thể hoá của Toà án nhân dân tối cao hoặc của Thanh tra nhà nước tuy chưa nhiều, nhưng lại không thống nhất với nhau và chưa bảo đảm đúng về mặt hình thức pháp lý theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật . Bên cạnh những quy định của pháp luật về tố tụng hành chính thì pháp luật về nội dung làm căn cứ để Toà án thụ lý vụ án hành chính cũng bộc lộ nhiều điểm không đồng bộ, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, tản mạn gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng. § Thứ sáu: Công tác tổng kết thực tiễn xét xử hành chính chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy, “Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án” năm sau không khác mấy so với năm trước, không phản ánh đầy đủ và kịp thời những hạn chế của pháp luật tố tụng hành chính. Những “Báo cáo tổng kết” năm sau vẫn giống năm trước, chỉ thay đổi con số- số liệu mới; hạn chế chỉ ra năm trước năm sau vẫn thấy có mặt tại “Báo cáo tổng kết”… Ngoài ra, giải quyết vụ án hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp vì trực tiếp đụng chạm đến các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với Toà án địa phương. Chính vì vậy, một số Toà án rất dè dặt và phát sinh tư tưởng ngại giải quyết các vụ án hành chính. Vì vậy, “muốn giải quyết tốt các vụ án hành chính, các Toà án cần phải thận trọng và có phương pháp làm việc thích hợp để chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ Toà án hoàn thành nhiệm vụ” (theo Báo cáo tổng kết năm 2000) . Tóm lại, qua phân tích thực trạng thụ lý vụ án hành chính trong những năm qua cho thấy, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động làm cho hoạt động thụ lý vụ án hành chính của Toà án không được diễn ra theo ý muốn. Trong đó, những nguyên nhân chủ quan có tác động quyết định đến việc hoàn thiện thủ tục tố tụng hành chính. Vì vậy, trước mắt các vấn đề trọng tâm cần giải quyết là: Công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật; hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hành chính; nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng như số lượng các Thẩm phán hành chính; làm tốt công tác tổng kết xét xử hàng năm… CHƯƠNG BA ***** MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. Trước thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính đặt ra yêu cầu thiết thực là cần phải nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng này, cũng như việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Luật khiếu nại tố cáo cho phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống. Mặt khác, trong mối quan hệ với kinh tế, Pháp luật phải trở thành một nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng hành chính không được đổi mới kịp thời, còn nhiều điểm bất cập sẽ trở thành lực cản, một sự trì kéo đối với sự phát triển kinh tế. Qua tìm hiểu thực trạng pháp luật và tinh thần dự thảo sửa đổi, bổ sung luật khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, việc sửa đổi, bổ sung về chế định thụ lý vụ án hành chính cần quán triệt các quan điểm chủ đạo sau: 1/ Quán triệt các quan điểm trong Nghị quyết đại hội IX, Chỉ thị số 09 của Ban bí thư về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 08 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp; Đáp ứng được yêu cầu triển khai việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. 2/ Phải tập trung vào việc giải quyết những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính, đáp ứng hài hoà nhu cầu khiếu kiện của xã hội và khả năng thực tế của Toà án. 3/ Phải thiết lập được một trình tự khiếu kiện hành chính đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và có hiệu quả. Kết hợp đề cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước và phát huy ưu thế của Toà án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. 4/ Việc hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính của Toà án phải gắn với cải cách nền hành chính nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật hành chính cũng như pháp luật tố tụng hành chính, Luật khiếu nại, tố cáo. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG. Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính là phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của dân và tổ chức, cụ thể là: Phải phát hiện và xoá bỏ những thủ tục tố tụng hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc thụ lý và giải quyết vụ án hành chính; xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu cầu khởi kiện, khởi tố, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà nước, đồng thời bảo đảm được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương, pháp luật. Phương hướng của việc hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính là tổ chức việc rà soát tất cả những văn bản pháp luật quy định về thủ tục tố tụng hành chính nói chung và về thụ lý vụ án hành chính nói riêng; phân tích, đánh giá và phân loại (loại điều luật phải bỏ, loại điều luật phải sửa đổi, loại cần được hợp pháp hoá, loại cần được hợp nhất thành một văn bản hay trường hợp nào nên giữ nguyên). Từ đó đẩy mạnh công tác tổng kết của ngành Toà án hàng năm cũng như đẩy mạnh công tác lập pháp; kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ, Thẩm phán hành chính; tích cực phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật... CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ . Toà hành chính ở nước ta bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 1996. Sự ra đời của Toà hành chính được đánh giá như là một thiết chế mới góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua các phán quyết của Toà án về tính hợp pháp của các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng thụ lý vụ án hành chính một số năm gần đây cũng như nguyên nhân của thực trạng đó, có thể thấy xét xử hành chính chưa đạt hiệu quả cao trong việc bảo đảm quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên cơ sở tham khảo một số quan điểm của những chuyên gia về lĩnh vực này và sự nhận thức của bản thân, tôi xin đưa ra một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài đối với thực trạng thụ lý vụ án hành chính hiện nay như sau: Về công tác xây dựng pháp luật. Hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính và những văn bản pháp luật khác có liên quan. § Thứ nhất: Rà soát lại toàn bộ các văn bản có liên quan đến hoạt động thụ lý vụ án hành chính, khắc phục những điểm có mâu thuẫn. Trước hết cần khắc phục mâu thuẫn giữa Thông tư 1118/ TTNN của Thanh tra nhà nước với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (điểm này đã được trình bày trong phần thực trạng pháp luật). Trên cơ sở khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cần ban hành Nghị Quyết hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Chính Phủ cần ban hành một văn bản hướng dẫn chung ở cấp độ Nghị Định, tiếp đến là các văn bản điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực đối tượng khởi kiện, khởi tố; căn cứ thụ lý, không thụ lý vụ án hành chính... Không nên để tình trạng văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh lại tồn tại dưới hình thức “Công văn”, như Công văn 39/KHXX hoặc Công văn 07/HC của Toà án nhân dân tối cao. § Thứ hai: Khắc phục mâu thuẫn giữa Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính với Điều 12 của Pháp lệnh, tránh tình trạng coi cả Toà án, Viện Kiểm Sát, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc Hội đều là các cơ quan hành chính nhà nước. § Thứ ba: Về trình tự, điều kiện khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính. Để thụ lý và giải quyết một cách có hiệu quả các khiếu kiện hành chính, cần xác định rõ mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết khiếu nại theo trình tự hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước với cơ chế giải quyết theo trình tự tố tụng hành chính tại Toà án với các căn cứ pháp luật cụ thể, đầy đủ và hợp lý cho việc phân định thẩm quyền khi nảy sinh tranh chấp. Do vậy, việc xác định rõ trình tự, điều kiện khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính luôn là vấn đề trọng tâm của cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính. Qua xem xét các quan điểm lập pháp về giải quyết khiếu kiện hành chính trong những năm vừa qua, có thể nhận thấy các ý kiến về trình tự khiếu kiện hành chính tập trung thành ba quan điểm cơ bản sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Cần quy định trình tự giải quyết khiếu nại qua hai cấp ở cơ quan hành chính (lần đầu của cơ quan bị khiếu nại và lần thứ hai của cơ quan cấp trên trực tiếp), sau đó, nếu người khiếu nại không đồng ý thì khởi kiện ra Toà [Tr 8, 30]. - Quan điểm thứ hai cho rằng: Nên quy định người khiếu nại có quyền lựa chọn (hoặc khởi kiện ra Toà án, hoặc tiếp tục khiếu kiện lên cấp trên) sau khi đã giải quyết khiếu nại lần đầu [Tr 12, 14]. - Quan điểm thứ ba cho rằng: Cần quy định người khiếu nại được quyền lựa chọn việc khởi kiện ra Toà án ở bất kỳ giai đoạn giải quyết nào, không phải cam đoan về việc không tiếp khiếu lên cơ quan cấp trên, không cần văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức bị khiếu nại đối với bất cứ loại việc nào, trừ các trường hợp đã có quyết định giải quyết cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ [Tr 12, 14]. Cơ sở của quan điểm thứ ba là bảo đảm quyền tự do lựa chọn cơ quan giải quyết của người khiếu kiện. Việc khởi kiện ra Toà án không nhất thiết phải qua giai đoạn giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc đề cao quyền tự do lựa chọn của người khiếu kiện mà không chú trọng bảo đảm cơ hội tự kiểm tra, tự sửa chữa sai phạm của cơ quan hành chính nhà nước ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác giải quyết khiếu kiện hành chính nói chung. Thực tế cho thấy, quản lý hành chính nhà nước vốn phức tạp và đa dạng, nên đôi khi cơ quan hành chính nhà nước đã không có được căn cứ chắc chắn để ra quyết định của mình; việc tạo điều kiện cho họ xem xét lại quyết định, hành vi của mình là cần thiết, khi có khiếu kiện, nếu thấy cần thiết họ có thể thay đổi, huỷ bỏ quyết định của mình hoặc của cấp dưới. Mặt khác, cá nhân, tổ chức, cơ quan là người chịu tác động của quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể không có đủ thông tin để thấy được tính đúng đắn của quyết định hoặc hành vi đó. Cho nên, nếu được giải thích cặn kẽ và đầy đủ thông tin, nhận thấy những đòi hỏi của mình là vô lý, có thể họ sẽ rút đơn kiện. Do vậy, quy định giải quyết khiếu nại là trình tự bắt buộc trước khi khởi kiện ra Toà án không chỉ tạo cơ hội cho cơ quan hành chính nhà nước có thể tự kiểm tra và tự sửa chữa những sai sót trong quá trình hoạt động của mình, mà còn có thể sớm giải quyết các khiếu kiện không cần đến việc tố tụng trước Toà án, làm giảm nhẹ gánh nặng công việc cho Toà án. Hơn nữa, việc thi hành án hành chính là vấn đề phức tạp, Toà án không thể tổ chức cưỡng chế thi hành án hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, việc thi hành án hành chính chắc chắn chỉ có thể dựa vào chính các cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, việc giải quyết dứt điểm khiếu kiện hành chính bằnh thủ tục hành chính cũng có ý nghĩa trong việc khôi phục kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại. Mặt khác, kết quả của việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính cũng là căn cứ quan trọng giúp Toà án có thể giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các vụ án hành chính. Cơ sở của quan điểm thứ hai là vừa đảm bảo quyền tự sửa chữa sai sót của cơ quan bị khiếu kiện, vừa bảo đảm trong chừng mực nhất định quyền lựa chọn của người khiếu kiện. Quan điểm này đã được thể hiện trong Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Pháp lệnh 1998. Qua phân tích ở các phần nêu trên cho thấy, quy định hiện hành về trình tự khiếu kiện có nhiều hạn chế. Thực tế, nhiều cơ quan hành chính đã không có thái độ tích cực trong việc thụ lý, giải quyết khiếu nại, gây khó khăn cho việc khởi kiện ra Toà án. Mặt khác, việc quy định sau khi đã khiếu nại lần đầu, người khiếu nại chỉ có quyền lựa chọn hoặc là khiếu nại tiếp theo, hoặc khởi kiện ra Toà án là hơi cứng nhắc, chưa thực sự đảm bảo quyền tự do lựa chọn của người khiếu kiện và gây tâm lý căng thẳng cho họ. Cơ sở của quan điểm thứ nhất là bảo đảm quyền tự sửa chữa của cơ quan bị khiếu kiện và quyền kiểm tra của cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó, quy định như vậy cũng đảm bảo cho người khiếu nại có thể tiếp khiếu theo thủ tục hành chính mà vẫn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Hơn nữa, việc giải quyết khiếu nại hai lần trước khi khởi kiện ra Toà án sẽ là cơ sở tham khảo quan trọng, giúp Toà án có thể giải quyết nhanh chóng vụ án hành chính. Tuy vậy, có thể thấy rằng, việc quy định khiếu nại lần đầu là trình tự bắt buộc trước khi khởi kiện ra Toà như hiện nay đã là hạn chế rất lớn đối với việc khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Do đó, nếu quy định như quan điểm thứ nhất thì chắc chắn sẽ hạn chế một cách đáng kể các khiếu kiện hành chính ra Toà án. Trong khi đó, từ năm 1996, thẩm quyền xét xử hành chính được xác lập cho Toà án đã tạo ra một cơ chế giải quyết mới có nhiều ưu việt. Cơ chế này cho phép người khiếu kiện có thể trực tiếp (hoặc nhờ luật sư) tranh tụng công khai, bình đẳng với người bị khiếu kiện. Đây là cơ chế giải quyết khiếu kiện mang tính dân chủ, phù hợp với xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và đang được xã hội đặt niềm tin rất cao. Mặt nữa, việc giải quyết khiếu nại hai lần chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém cho cơ quan nhà nước, người khiếu nại và những đối tượng khác có liên quan. Đồng thời còn làm chậm chễ việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu kiện hành chính. Vì vậy, quy định đơn thuần như quan điểm thứ nhất cũng rất bất hợp lý. Mục đích của thụ lý và xét xử vụ án hành chính, trước hết là nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính chứ hoàn toàn không phải là vì bảo đảm quyền tự sữa chữa hay là quyền tự kiểm tra của các cơ quan hành chính. Vì vậy, việc quy định trình tự, điều kiện khởi kiện, khởi tố và thụ lý vụ án hành chính phải xuất phát từ yêu cầu của xã hội, vì lợi ích của xã hội, tôn trọng ý chí chính đáng của những cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền lợi bị xâm phạm trong việc lựa chọn cơ quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Từ nhận định đó thiết nghĩ nên quy định: việc khởi kiện vụ án hành chính có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính. Trừ trường hợp vụ việc đó đã được thụ lý nhưng chưa đến thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu và chưa có quyết định giải quyết khiếu nại hoặc là đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Việc thụ lý vụ án hành chính của Toà án làm đình chỉ việc giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính và làm chấm dứt quyền khiếu nại tiếp theo của người khởi kiện. Quy định như vậy không những mở rộng phạm vi lựa chọn của người khiếu kiện mà còn đảm bảo quyền tự sửa chữa sai sót của các cơ quan hành chính nhà nước; không những đề cao được trách nhiệm của Toà án và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà còn bảo đảm tính tôn nghiêm của các quyết định giải quyết khiếu kiện đã có hiệu lực pháp luật. Đối với việc kiểm tra của các cơ quan cấp trên cần được xác định là công việc nội bộ mang tính thường xuyên của các cơ quan đó, chứ không phải là vì có khiếu nại thì cơ quan cấp trên mới có cơ hội kiểm tra việc thực hiện pháp luật của cơ quan cấp dưới. Mặt khác, quy định như vậy cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 7 Chương VI Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa kỳ về quan hệ thương mại. Cụ thể là: “Các bên duy trì các cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp nhằm mục đích, ngoài những điều khác, xem xét và sửa đổi nhanh chóng theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng các quyết định hành chính liên quan đến các vấn đề được quy định tại Hiệp định này. Các thủ tục này cần bao gồm cơ hội khiếu kiện mà không bị trừng phạt cho người bị ảnh hưởng bởi quyết định có liên quan. Nếu như quyền khiếu kiện ban đầu là quyền khiếu nại lên một cơ quan hành chính thì phải có cơ hội để khiếu nại quyết định của cơ quan hành chính đó lên một cơ quan tư pháp. Kết quả giải quyết khiếu kiện phải được trao cho người khiếu kiện và các lý do của quyết định đó phải được cung cấp bằng văn bản. Người khiếu kiện cũng phải được thông báo về quyền được khiếu kiện tiếp”. § Thứ tư: Để đảm bảo cho các Toà hành chính đi vào hoạt động một cách có hiệu quả, để “san sẻ” gánh nặng việc giải quyết khiếu nại của công dân với các cơ quan quản lý nhà nước, thiết nghĩ nên tăng thêm thời gian của thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính. Ví dụ, đối với các khiếu nại mà nội dung đơn giản và rõ ràng, thời hiệu khởi kiện là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại; đối với các khiếu nại mà nội dung phức tạp, có nhiều tình tiết hoặc có nhiều người tham gia thì thời hiệu có thể là hai hoặc ba tháng...[Tr 42- 18]. Mặt khác, quy định thời gian bắt buộc phải giải quyết khiếu nại cho các cơ quan hoặc cán bộ có thẩm quyền giải quyết. Nếu không đáp ứng thời gian quy định thì phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc mặc nhiên thừa nhận nội dung khiếu nại của công dân, tổ chức là đúng đắn. Nếu quá thời gian quy định mà cơ quan hoặc người bị khiếu kiện vẫn “im lặng” thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính trước Toà án có thẩm quyền. § Thứ năm: Cần quy định cụ thể trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đối với quyền phán quyết của Toà án cả về tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định, hành vi bị khiếu kiện, hay chỉ xem xét chúng về tính hợp pháp ? Tránh quy định chung chung, gián tiếp là “Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình” như hiện nay tại Điều 1 của Pháp lệnh. Về vấn đề này, pháp luật tố tụng hành chính của nhiều nước đã có quy định cụ thể. Ví dụ, Luật tố tụng hành chính của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quy định “Toà án xét xử các việc hành chính bằng việc thẩm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính’’ [Điều 5- 25]. Mặt khác, với quy định tại Điều 4 Pháp lệnh rằng người khởi kiện là người cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm thì dường như tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính đều là đối tượng xem xét của Toà án. Hướng giải quyết nên chăng là cần có sự phân công rành mạch giữa hành pháp với tư pháp, không làm cho Toà án tựa hồ như cơ quan cấp trên của cơ quan hành chính. Và nếu pháp luật quy định theo hướng như vậy thì đồng thời pháp luật quy định về các quyết định, hành vi hành chính phải được quy định chặt chẽ, chi tiết ở mức có thể, cần thiết. Điều này một mặt hạn chế sự tuỳ tiện từ phía cơ quan có quyết định, hành vi hành chính và khi Toà án “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” mới có cơ sở để bảo vệ người là đối tượng của các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Về công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là hoạt động mang tính chất toàn xã hội với phương châm không ai được coi như không biết pháp luật. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật về tố tụng hành chính và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo cho mọi người dân hiểu đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc khiếu kiện và giải quyết các khiếu kiện hành chính, cụ thể: - Trước hết, cần đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính, như tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về hoạt động này, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật xét xử hành chính, tăng thời lượng phát sóng trên các kênh truyền hình hoặc chuyên mục trên đài phát thanh v.v. Coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói, đây là hình thức tuyên truyền mang tính quảng đại quần chúng nhất, qua đó cần tập trung phổ biến những văn bản pháp luật mới ban hành, chỉ rõ trong trường hợp nào thì được khởi kiện tại Toà hành chính, các quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia tố tụng v.v. Hơn nữa, cũng cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước về giá để có thể in các tập hệ thống hoá các văn bản pháp luật với số lượng nhiều, giá thành thấp, phù hợp với mọi đối tượng. - Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật phải gắn liền với công tác giáo dục pháp luật. Công tác giáo dục pháp luật trước hết cần tập trung cho các đối tượng là cán bộ, Thẩm phán hành chính qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc giáo dục kiến thức pháp lý cần thiết cho các cán bộ, Thẩm phán hành chính phải được tiến hành đồng bộ với việc giáo dục văn hoá, giáo dục ý thức chính trị, giáo dục đạo đức để người Thẩm phán hành chính vừa là người có tài, vừa là người có phẩm cách đạo đức. Trên cơ sở đó giải thích cho công dân biết được họ cần đến nơi nào và khi nào họ không được phép khiếu kiện, tránh trường hợp khiếu kiện tràn lan, lòng vòng, vượt cấp hay để quá thời hiệu khởi kiện. - Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hành chính nói riêng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, không hạn chế về mặt thời gian, không gian; đồng thời nhà nước cũng phải dành một khoản kinh phí phù hợp cho công tác này để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thiết thực. Tóm lại, đối với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cần phải đạt được những mục tiêu sau: các cán bộ, Thẩm phán hành chính nắm bắt được đầy đủ nội dung các văn bản pháp luật hành chính cũng như các văn bản về tố tụng hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền thụ lý và xét xử của Toà hành chính, làm căn cứ để thụ lý các vụ án hành chính. Đối với quần chúng nhân dân, công tác tuyên truyền phải bảo đảm ít nhất cho họ nắm được trong trường hợp nào thì được khởi kiện vụ án hành chính, các quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng hành chính. 1.3.3 Về kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ, Thẩm phán hành chính. Tuy chính thức đi vào hoạt động đã được 7 năm nhưng ở nhiều địa phương, vấn đề tổ chức các Toà hành chính vẫn chưa thực sự ổn định, thiếu trụ sở và các trang thiết bị, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, dẫn đến tình trạng làm việc tạm bợ, thiếu tập trung. Ở Pháp, hệ thống Toà án hành chính có ba cấp xét xử: Cấp sơ thẩm có 33 Toà hành chính; cấp phúc thẩm có 5 Toà; cấp Tối cao là Hội đồng Nhà nước. Do vậy, trong thời gian tới cần sớm kiện toàn về tổ chức của các cấp Toà án để có thể thực hiện tốt thẩm quyền xét xử hành chính của mình, bảo đảm quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan. Tình trạng Thẩm phán hành chính kiêm nhiệm là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động thụ lý vụ án hành chính chưa đạt hiệu quả cao, đây là vấn đề cần được ngành Toà án và nhà nước quan tâm khắc phục ngay trong thời gian tới. Tăng cường đội ngũ cán bộ, Thẩm phán hành chính cả về mặt số lượng, cả về mặt chất lượng là một nhiệm vụ trước mắt của chúng ta. Đối với những nước phát triển, số lượng cán bộ, Thẩm phán của Toà hành chính rất lớn. Ví dụ: Tính đến ngày 01 tháng 07 năm 1993, Toà hành chính Thuỵ Điển đã có 887 cán bộ, Thẩm phán làm việc, trong đó có 575 người là Thẩm phán. Song song với việc đào tạo đội ngũ các cán bộ, Thẩm phán hành chính, cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tính khách quan kiên định lập trường tư tưởng và ý thức trách nhiệm của Thẩm phán, cán bộ ngành Toà án để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu kiện hành chính. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Ở Pháp, muốn được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng nhà nước hay Thẩm phán hành chính thì trước hết người đó phải tốt nghiệp trường Hành chính; ở cộng hoà liên bang Đức, Thẩm phán chuyên về hành chính được Bộ trưởng Bộ tư pháp Bang bổ nhiệm hay Tổng thống bổ nhiệm phải tốt nghiệp Đại học luật, có quá trình thực tập 2 năm v.v. Ở nước ta, theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 và theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 (Điều 37) thì Thẩm phán phải là công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khoẻ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, do yêu cầu và mục đích của việc giải quyết các vụ án hành chính, ngoài kiến thức pháp lý cần thiết, Thẩm phán hành chính còn phải có kiến thức về quản lý nhà nước, có sự am hiểu về các lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật khác mà liên quan đến việc xét và giải quyết vụ án... Tuy vậy, có những tiêu chuẩn được đưa ra trên đây còn nặng về “lý thuyết”, không có tiêu chí để đánh giá như: Trung thành với tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Vì vậy, phải căn cứ vào yêu cầu của Toà án nhân dân các cấp để quyết định tiêu chuẩn của các Thẩm phán hành chính mà nhất thiết phải có trình độ Đại học luật. Hoạt động xét xử hành chính ẩn chứa trong nó nhiều vấn đề tế nhị, nhất là trong xu hướng lớn dần của quyền hành pháp như hiện nay. Muốn các phán quyết của Toà hành chính được khách quan, vô tư, công bằng, đúng pháp luật cũng nên cần đảm bảo: “Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”... Bên cạnh đó, theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 2002 thì nhiệm kỳ của Toà án các cấp là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Tuy vậy, tôi cho rằng để nâng cao trình độ và kỹ năng xét xử của Thẩm phán hành chính, cần bổ nhiệm Thẩm phán hành chính với nhiệm kỳ dài hơn, có thể là 10 năm. Việc bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ dài hơn tất nhiên cũng có những hạn chế nhất định nhưng, nó sẽ tạo cho Thẩm phán tư tưởng ổn định, tích luỹ kinh nghiệm, tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc, từ đó có thể độc lập khi xét xử. Nhiều Thẩm phán hiện nay, khi biết mình sắp hết nhiệm kỳ thường có tâm lý ngại việc, sợ va chạm, sợ sai sẽ không được tái bổ nhiệm, cá biệt có một số thì lại có những biểu hiện tiêu cực... Trong nhiều trường hợp, do có sự yếu kém về đạo đức mà các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không được bảo vệ, gây mất niềm tin của quần chúng vào chế độ. Tóm lại, “Dụng nhân như dụng mộc” (Hồ Chí Minh- Lời dậy của Người), bên cạnh việc tăng số lượng cán bộ Thẩm phán hành chính thì cũng cần đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức và cán bộ toàn ngành. 1.3.4 Về công tác tổng kết thực tiễn xét xử hành chính. Công tác này cũng cần được quan tâm đúng mức, kịp thời phản ánh những bất cập, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính mà các cấp Toà án đã gặp. Đảm bảo mỗi Thẩm phán, bên cạnh cuốn “Sổ tay về trao đổi nghiệp vụ giải quyết án hành chính” còn có cuốn sổ tay tổng kết thực tiễn xét xử vụ án hành chính. Điều này góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện thủ tục tố tụng hành chính nói chung và nâng cao hiệu quả của công tác thụ lý giải quyết vụ án hành chính nói riêng. 1.3.5 Các biện pháp khác. Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân, đòi hỏi nhà nước phải bằng những quy định của pháp luật, đặt ra những chế tài nghiêm khắc nhằm xử lý đối với những cá nhân, tổ chức lợi dụng quyền khiếu kiện để khiếu kiện tràn lan, vu khống cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức gây mất ổn định cho quản lý hành chính nhà nước. Đặc thù của vụ án hành chính luôn có một bên chủ thể (Người bị kiện) là cơ quan hay cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, còn chủ thể bên kia (Người khởi kiện ) là các cá nhân, tổ chức, cơ quan. Do vậy, khi xét xử các Thẩm phán phải triệt để tôn trọng các nguyên tắc xét xử như: “Nguyên tắc mọi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đều bình đẳng trước pháp luật khi tham gia tố tụng hành chính, nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”... Có như vậy mới nâng cao được chất lượng xét xử các vụ án hành chính, đồng thời tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân đối với việc giải quyết các khiếu kiện hành chính bằng con đường tố tụng tại Toà án, hạn chế việc khiếu kiện cầu may. Còn những trường hợp lợi dụng quyền khiếu kiện để quấy rối, vu khống,... thì tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự... Thủ tục tố tụng hành chính của một đất nước phụ thuộc nhiều vào mô hình tổ chức của cơ quan xét xử hành chính tại chính nước đó. Xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới đương đại là thành lập các Toà chuyên trách để thực hiện chức năng xét xử và phán quyết tính hợp pháp các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm quyền khi thực thi quyền lực công trong từng lĩnh vực (như dân sự, lao động, hành chính...). Có thể nói, đem lại tính công bằng, bình đẳng giữa công dân với nhà nước là trách nhiệm cao cả của các cấp Toà án. Ở Pháp, Toà án hành chính được tổ chức thành một hệ thống độc lập với hệ thống cơ quan tư pháp, với Chính Phủ và với quyền lực chính trị; ở Trung Hoa thì Toà hành chính lại nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp v.v. Đương nhiên, pháp luật tố tụng hành chính ở mỗi nước khác nhau đều có nét đặc thù riêng, biểu hiện cho chế độ chính trị của nhà nước đó. Ở nước ta, về mặt thời gian thì Toà hành chính mới đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 1996- khi mà Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Uỷ ban thường vụ Quốc Hội khoá IX thông qua ngày 25/05/ 1996 có hiệu lực. Từ đó, các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, khởi tố được xem xét theo trình tự tố tụng hành chính tại Toà án, các tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ phía chính quyền thông qua con đường tố tụng tại Toà. Tuy vậy, việc khởi kiện, khởi tố không phải đơn thuần chỉ có đơn yêu cầu; quá trình giải quyết một vụ án hành chính phải thông qua nhiều giai đoạn tố tụng kế tiếp nhau, từ khi thụ lý cho đến khi đưa vụ án ra xét xử và kết thúc bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Trong đó, thụ lý vụ án hành chính được xác định là hoạt động tố tụng quan trọng của Toà án, có ý nghĩa quyết định có hay không có các giai đoạn tiếp theo của tố tụng hành chính. Toà án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi người khởi kiện thoả mãn những căn cứ luật định. Mặc dù vậy, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính những năm qua cho thấy hoạt động này còn nhiều điều bất cập, các vi phạm xảy ra rất phổ biến, như trả lại đơn kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án không đúng, thụ lý vụ án hành chính sai trình tự, thủ tục luật định hay thụ lý vụ án không thuộc thẩm quyền... Bên cạnh đó, pháp luật thực định cũng còn nhiều quy định chồng chéo, bất hợp lý. Điều đó còn minh chứng một điều là kỹ thuật lập pháp của chúng ta chưa cao, một số thuật ngữ sử dụng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng không hoàn toàn chính xác. Để nâng cao hiệu quả thụ lý và xét xử về các vụ án hành chính Toà án cần phải hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính và những văn bản pháp lý có liên quan; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; kiện toàn tổ chức ngành Toà án, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán hành chính và các chức danh tư pháp khác có liên quan tới xét xử hành chính. Tuy kết quả công tác thụ lý cũng như xét xử các vụ án hành chính những năm vừa qua chưa cao, nhưng điều đó đã thể hiện quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với việc chăm lo cho quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức, cơ quan, kiên quyết đấu tranh xử lý các hành vi trái pháp luật trong bộ máy nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, phục vụ tốt hơn nữa các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Quá trình hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính ở Việt Nam phải có bước đi thích hợp theo tiến trình phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội và tiến trình nhận thức ngày càng đầy đủ và khoa học về xét xử hành chính ở nước ta, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm xét xử hành chính của nước ngoài. THE AND ********** DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1996. Nghị quyết đại hội Đảng IX. Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp năm 1992. Luật tổ chức Toà án, Viện kiểm sát năm 2002. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25/12/ 1998. Luật khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/ 1998. Nghị định của Chính phủ số 67/1999/NĐ_CP ngày 07/08/ 1999 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo. Thông tư số 1118-TT/TTNN ngày 20/07/ 1996 của Thanh tra nhà nước Hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay. Công văn số 39/KHXX ngày 06/07/ 1996 của Toà án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998. Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án từ năm 1997- 2002. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Sổ tay trao đổi nghiệp vụ giải quyết án hành chính 2001. Tờ trình số 525/TTNN của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. Giáo trình luật tố tụng hành chính. Tập thể tác giả Trường đại học luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân 2001. Giáo trình luật hành chính Việt Nam. TS Nguyễn Cửu Việt. Nxb Đại học quốc gia năm 2000. Nguyễn Mạnh Hùng- Thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án nhân dân. LV Thạc sỹ luật học. Hà Nội 2002. Nguyễn Thanh Bình- Hiệu quả xét xử hành chính của Toà án nhân dân nhìn từ giai đoạn của tố tụng hành chính. Tạp chí quản lý nhà nước số 4(24) 1997, tr 35, 36. TS Phạm Hồng Thái- Hiện đại hoá nền hành chính lý luận và thực tiễn. Tạp chí quản lý nhà nước số 4(24) 1997, tr 25, 26, 27. Đề tài khoa học: Quyết định hành chính, hành vi hành chính đối tượng xét xử của Toà án. TS. Phạm Hồng Thái. Học viện hành chính quốc gia. Hà Nội 1999. Nguyễn Văn Năm: Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Tạp chí luật học số 6/ 2000. Từ điển thuật ngữ luật học Nga- Trung- Pháp- Việt. NXB Khoa học xã hội- Hà Nội 1971. Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hoá thông tin- Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam. 1998. Hán Việt từ điển- Nguyễn Văn Khôn. Nhà sách Khai Trí. Sài Gòn 1960. Bộ Tư Pháp: Luật tố tụng hành chính nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (bản dịch tiếng Việt). Lê Bình Vọng: Một số vấn đề về tài phán hành chính ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994. TS. Bùi Xuân Đức: Phân định tài phán hành chính và tư pháp hành chính. Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4/1995. Tìm hiểu xét xử hành chính ở một số nước và lãnh thổ trên thế giới. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. Thanh tra nhà nước: Báo cáo tổng thuật đề tài nghiên cứu khoa học “Toà án hành chính – những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hà Nội 12/1995. Thanh tra nhà nước: Tờ trình Chính phủ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo số 525/ TTNN ngày 22/5/2002. CHÚ THÍCH Kí hiệu: [Tr ...- 1] có nghĩa đoạn trích ở Trang- Stt bài viết ở Danh mục TLTK ********

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0053.doc
Tài liệu liên quan