Thử nghiệm điều chế auto-vaccine phõng bệnh tiêu chảy do e. Coli trên heo sau cai sữa
MỤC LỤC
CHưƠNG TRANG
Trang bìa 1 i
Trang bìa 2 .ii
Lời cảm tạ iii
Tóm tắt tiếng Việt . iv
Tóm tắt tiếng Anh v
Mục lục vi
Danh sách các chữ viết tắt xii
Danh sách các hình xiii
Danh sách các bảng . xiv
Danh sách các biểu đồ xv
Danh sách các sơ đồ xvi
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục đích và yêu cầu . 2
1.2.1. Mục đích . 2
1.2.2. Yêu cầu . 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Vi khuẩn Escherichia coli . 3
2.1.1. Định nghĩa 3
2.1.2. Đặc tính sinh hóa 4
2.1.3. Yếu tố kháng nguyên . 4
2.1.3.1. Kháng nguyên thân O 4
2.1.3.2. Kháng nguyên bề mặt hay kháng nguyên K . 5
2.1.3.3. Kháng nguyên F (fimbriae) . 5
2.1.3.4. Kháng nguyên H hay kháng nguyên lông roi (flagella) 6
2.2. Bệnh tiêu chảy . 6
2.2.1. Khái niệm . 6
2.2.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy 7
2.2.2.1. Điều kiện ngoại cảnh bất lợi . 7
2.2.2.2. Nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật . 7
2.2.2.3. Vi sinh vật . 8
2.3. Sự miễn dịch 9
2.3.1. Khái niệm miễn dịch 9
2.3.2. Phân loại miễn dịch 9
2.3.2.1. Miễn dịch không đặc hiệu . 9
2.3.2.2. Miễn dịch đặc hiệu 10
2.3.3. Khái niệm về kháng nguyên (antigen) và kháng thể (antibody) 11
2.3.3.1. Kháng nguyên (antigen) 11
2.3.3.2. Kháng thể (antibody) . 13
2.4. Auto-vaccine . 16
2.4.1. Định nghĩa vaccine . 16
2.4.2. Phân loại vaccine 16
2.4.2.1. Vaccine giảm độc lực (attenuated) 16
2.4.2.2. Vaccine bất hoạt (inactivated) . 16
2.4.2.3. Các “toxoid” 17
2.4.2.4. Vaccine từng phần hay vaccine dưới đơn vị (subunit) . 17
2.4.2.5. Một số loại vaccine mới đang nghiên cứu 17
2.4.3. Định nghĩa auto-vaccine 18
2.4.4. Quy trình sản xuất auto-vacine 18
2.4.5. ưu điểm và nhược điểm của việc sản xuất, sử dụng auto-vaccine 18
2.4.5.1. ưu điểm . 18
2.4.5.2. Nhược điểm . 19
2.5. Chất bổ trợ . 19
2.5.1. Định nghĩa chất bổ trợ 19
2.5.2. Tác dụng của chat bổ trợ 20
2.5.3. Chất bổ trợ MONTANIDE (chất bổ trợ được sử dụng trong đề tài này) . 20
3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH . 21
3.1. Thời gian và địa điểm 21
3.1.1. Thời gian 21
3.1.2. Địa điểm . 21
3.2. Vật liệu 21
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 21
3.2.2. Vật liệu và thiết bị 21
3.3. Nội dung 22
3.4. Phương pháp tiến hành 22
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu . 22
3.4.2. Nghiên cứu vi sinh vật . 23
3.4.2.1. Nuôi cấy phân lập 23
3.4.2.2. Kiểm tra sinh hóa 23
3.4.3. Điều chế auto-vaccine 28
3.4.4. Kiểm tra độ vô trùng của auto-vaccine 30
3.4.5. Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả auto-vaccine . 30
3.4.5.1. Yếu tố thí nghiệm 30
3.4.5.2. Phân phối heo vào các lô thí nghiệm 30
3.4.6. Phương pháp kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phản ứng ngưng kết chậm
trong ống nghiệm . 32
3.4.6.1. Lấy mẫu máu và bảo quản 32
3.4.6.2. Chuẩn bị dịch kháng nguyên . 33
3.4.6.3. Tiến hành phản ứng . 34
3.4.6.4. Đọc kết quả . 34
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 35
3.6 Xử lý số liệu . 36
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 37
4.1. Kết quả lựa chọn chủng E. coli làm auto-vaccine . 37
4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 38
4.3. Hiệu giá kháng thể 39
4.3.1. Thí nghiệm 1 39
4.3.1.1. Lần rút máu thứ nhất . 40
4.3.1.2. Lần rút máu thứ hai . 40
4.3.1.3. Lần rút máu thứ ba 41
4.3.2. Thí nghiệm 2 43
4.3.2.1. Lần rút máu thứ nhất . 43
4.3.2.2. Lần rút máu thứ hai . 44
4.3.2.3. Lần rút máu thứ ba 44
4.3.3. Kết quả tổng kết hiệu giá kháng thể . 46
4.4. Tỷ lệ heo tiêu chảy 47
4.4.1. Thí nghiệm 1 47
4.4.2. Thí nghiệm 2 48
4.5. Tăng trọng tuyệt đối 50
4.5.1. Thí nghiệm 1 50
4.5.2. Thí nghiệm 2 51
4.5.3. Tổng kết tăng trọng trung bình tuyệt đối của các lô qua 2 thí nghiệm 52
4.6. Các chỉ số khác 52
4.7. Kết quả chung . 52
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1. Kết luận . 54
5.2. Đề nghị 54
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
7. PHỤ LỤC . 57
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1. Tỷ lệ các vi sinh vật gây tiêu chảy trên heo . 8
Bảng 3.1. Phân lô và liều tiêm heo con 31
Bảng 4.1. Hiệu giá kháng thể của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 1) 39
Bảng 4.2. Hiệu giá kháng thể của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 2) 43
Bảng 4.3. Tổng kết hiệu giá kháng thể của 2 thí nghiệm . 46
Bảng 4.4. Kết quả heo bị tiêu chảy ở thí nghiệm 1 47
Bảng 4.5. Kết quả heo bị tiêu chảy ở thí nghiệm 2 48
Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy của heo toàn thí nghiệm 49
Bảng 4.7. Kết quả thống kê tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô (TN1) . 50
Bảng 4.8. Kết quả thống kê tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô (TN2) . 51
Bảng 4.9. Tăng trọng trung bình tuyệt đối của các lô qua cả 2 TN . 52 .
Thử nghiệm điều chế auto-vaccine phõng bệnh tiêu chảy do e. Coli trên heo sau cai sữa
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thử nghiệm điều chế Auto-Vaccine phõng bệnh tiêu chảy do E. Coli trên heo sau cai sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,025mg/100ml, dễ biến tính khi xử lý bằng nhiệt ở 560C/30 phút. IgE có khả
năng hoạt hóa đại thực bào và bạch cầu ái toan, tăng cƣờng thực bào hay tăng
cƣờng độc tính của bạch cầu trung tính đối với giun sán. IgE có ít trong huyết
thanh và dễ bị phân huỷ.
IgE đóng vai trò trung gian trong phản ứng quá mẫn, trực tiếp gây ra những
triệu chứng nhƣ sốt mùa hè, hen suyễn, sốt phát ban, và shock quá mẫn.
Sự hình thành kháng thể: nhờ phƣơng pháp đánh dấu kháng thể bằng đồng vị
phóng xạ hay chất huỳnh quang, ngƣời ta thấy các kháng thể đƣợc tổng hợp ở tủy
đỏ và ở các nang của lách, ở các nang và dây tuỷ của các hạch bạch huyết, ở tuỷ
xƣơng, mảng Peyer và những tổ chức lympho khắp cơ thể (phổi, gan…). Một trong
những tổ chức quan trọng nhất tham gia vào việc tổng hợp kháng thể là “trung tâm
mầm” của lách và hạch bạch huyết. Trung tâm mầm xuất phát từ những “clone” là
những tế bào gốc ở tuỷ xƣơng. Ban đầu khi chƣa tiếp xúc với kháng nguyên,
“clone” ở trạng thái “ngủ”, khi tiếp xúc với kháng nguyên, “clone” bị kích thích và
hoạt hoá để tạo ra những tế bào đáp ứng miễn dịch (các lympho bào B và T).
Lympho bào B sẽ sản sinh ra dòng lympho B nhớ và tƣơng bào. Tƣơng bào trực
tiếp tham gia tạo kháng thể. Nhƣ vậy, tế bào B và “con cháu” của chúng hoạt động
theo từng “clone”: chúng biệt hoá, tăng sinh và trƣởng thành theo sự đáp ứng miễn
dịch.
Trong các tình thế khác nhau, mức độ khác nhau, sự tổng hợp kháng thể phụ
thuộc vào tế bào T: nhƣ sự tổng hợp IgE, IgG phụ thuộc rất nhiều vào tế bào T
16
(Ishisaka Bankhurst và cộng sự, 1973). Còn các kháng thể IgM, IgA ít hoặc không
phụ thuộc vào tế bào T.
Kháng thể đƣợc tổng hợp trong các polyribosome trong tƣơng bào. Các chuỗi
nặng, chuỗi nhẹ của kháng thể đƣợc tổng hợp riêng sau đó chúng kết hợp với nhau
ngay trong polyribosome tạo ra 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ. Ngay sau khi các
chuỗi globulin miễn dịch đã hình thành xong thì các đƣờng hydratecacbon sẽ liên
kết với nhau và kháng thể ra khỏi tƣơng bào.
2.4. Auto-vaccine
2.4.1. Định nghĩa vaccine
Vaccine là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên có khả năng tạo cho cơ thể đáp
ứng miễn dịch, đƣợc dùng với mục đích phòng bệnh hoặc với mục đích khác.
2.4.2. Phân loại vaccine
2.4.2.1. Vaccine giảm độc lực (attenuated)
Sử dụng virus hoặc vi khuẩn sống đã đƣợc xử lý để giảm tính độc. Ví dụ:
vaccine sabin chống bại liệt, vaccine sởi, vaccine quai bị.
2.4.2.2. Vaccine bất hoạt (inactivated)
Vi khuẩn hay virus đƣợc giết chết bằng phƣơng pháp vật lý (nhiệt độ cao, bức xạ,
tia cực tím…) hay hoá học (formaldehyde, ethylen imine…). Ví dụ: vaccine salk
chống bại liệt dạng tiêm, vaccine dại. Vaccine bất hoạt an toàn hơn vaccine sống
nhƣng có hiệu lực miễn dịch yếu hơn. Ngƣời ta thƣờng trộn với chất bổ trợ nhằm
tăng sức miễn dịch và kéo dài thời gian miễn dịch.
17
2.4.2.3. Các "toxoid”
Là các hợp chất độc bất hoạt đƣợc trích từ các vi sinh vật (trong trƣờng hợp
chính các độc chất này là phƣơng tiện gây bệnh của vi sinh vật). Chúng đƣợc tiêm
cho vật chủ khác (nhƣ ngựa) để tạo kháng thể, rồi chiết lấy kháng thể này để chữa
bệnh. Ví dụ: các huyết thanh ngừa uốn ván và bạch hầu.
2.4.2.4. Vaccine từng phần hay vaccine dƣới đơn vị (subunit)
i. Vaccine tái tổ hợp: gen mã hoá kháng nguyên đƣợc chuyển nạp vào genome
của tế bào nấm men, tế bào vi khuẩn hoặc tế bào động vật thích hợp để tạo ra
nhiều kháng nguyên tinh khiết nhờ phƣơng thức nhân bản. Quá trình chuyển nạp
gen mã hoá kháng nguyên đƣợc thực hiện qua yếu tố trung gian plasmid.
ii. Sử dụng protein tinh sạch hay glycoprotein của virus.
2.4.2.5. Một số loại vaccine mới đang nghiên cứu
i. Vaccine DNA trần (naked DNA vaccine): gen mã hoá cho một kháng nguyên
của tác nhân gây bệnh cũng có thể tách rời rồi đƣa vào vật chủ thông qua
vectơ là plasmid hay virus.
ii. Vaccine peptide: trên đó có epitope bảo vệ. Peptid có thể liên kết với một
protein tải để tăng tính phụ thuộc tế bào lympho T.
iii. Vaccine liên kết: chất polysaccharid liên kết với protein có phân tử lƣợng cao
để tiếp cận dễ dàng với tế bào lympho T. Ví dụ: virosomes …
iv. Vaccine khảm hay vaccine lai ghép (hydrid vaccine): là kết quả của sự kết
hợp kĩ thuật tái tổ hợp và kĩ thuật di truyền sử dụng một sinh thể quen biết để
hạn chế hiện tƣợng "phản tác dụng". Chủng vi sinh vật vaccine đƣợc cấy
ghép gen mã hoá kháng nguyên lấy từ vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật đƣợc
cấy ghép là vi sinh vật vectơ.
Ví dụ: dùng virus Vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan B hay
virus dại. Vaccine lai ghép một lúc kích thích cơ thể tạo ra hai đáp ứng miễn
dịch là đáp ứng bảo vệ đối với vi sinh vật gây bệnh (virus viêm gan B hay
virus dại) và đáp ứng đối với vi sinh vật vectơ (Vaccinia).
18
2.4.3. Định nghĩa auto-vaccine
Auto-vaccine là vaccine mang mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) của vật chủ hay
vùng dịch nào đó và đƣợc sử dụng để chủng ngừa cho chính vật chủ hay vùng dịch
đó.
2.4.4. Quy trình sản xuất auto-vaccine
Việc đầu tiên trong quy trình sản xuất auto-vaccine là cần phân lập mầm bệnh (vi
khuẩn hoặc virus) từ mô bệnh hoặc dịch chiết của vật chủ mang bệnh.
Tiếp theo, mầm bệnh sẽ đƣợc làm chết hoặc làm yếu bởi các tác nhân hóa học,
nhiệt, điện hay phóng xạ…
Sau cùng kháng nguyên đƣợc tinh sạch và bổ sung một số chất cần thiết để thành
phẩm auto-vaccine.
2.4.5. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của việc sản xuất, sử dụng auto-
vaccine
2.4.5.1. Ƣu điểm
Là giải pháp phòng ngừa nhanh chóng trong trƣờng hợp không có vaccine hay
với những bệnh hiếm gặp.
Hạn chế sử dụng những chủng không cần thiết trong vaccine khi tiêm phòng
cho vật chủ.
Có tính đặc hiệu cao vì tạo miễn dịch chuyên biệt.
Phƣơng pháp hiệu quả chống lại vi khuẩn có tính kháng rộng.
Phƣơng pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với virus biến chủng nhanh hay vi
khuẩn kháng kháng sinh nhanh.
Có thể đƣợc sử dụng để phòng ngừa những tác nhân gây bệnh ở dạng phân tử
(nhƣ prion…)
2.4.5.2. Nhƣợc điểm
Quy trình sản xuất auto-vaccine rất khó khăn vì cần phải tinh sạch kháng
nguyên.
19
Hạn chế trong việc sử dụng rộng rãi, chỉ đƣợc sử dụng tại nơi mà mầm bệnh
đƣợc phân lập để sản xuất auto-vaccine.
Chi phí sản xuất cao, giá thành phẩm cao.
Khó để thƣơng mại hóa auto-vaccine thành phẩm.
2.5. Chất bổ trợ
Ngày nay các hãng sản xuất vaccine luôn bổ sung chất bổ trợ vào sản phẩm của
mình. Sử dụng chất bổ trợ nào để đem lại hiệu quả cho vaccine là bí quyết riêng của
mỗi công ty. Vậy chất bổ trợ là gì? Chúng có những tác dụng gì để nâng cao hiệu
quả của vaccine?
2.5.1. Định nghĩa chất bổ trợ
Chất bổ trợ là một tác nhân đƣợc bổ sung vào vaccine có tác dụng tăng cƣờng
kích thích hệ miễn dịch, tạo nên sự đáp ứng với vaccine mạnh và dài hơn, qua đó
nâng cao hiệu quả của vaccine.
Một trong những chất bổ trợ đƣợc sử dụng nhiều và sớm trong vaccine, đặc biệt
là vaccine cho ngƣời, là muối nhôm. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy
chất bổ trợ nhôm là nguyên nhân gây chết các neuron vận động sau khi tiêm.
Một số chất bổ trợ đƣợc sử dụng trong vaccine thú y và tác dụng của chúng:
Muối nhôm: kéo dài sự biểu hiện của kháng nguyên.
Yếu tố bề mặt (saponin, lysolecithin…): hoạt hóa sự biểu hiện của kháng
nguyên.
Nhũ dầu: kéo dài sự biểu hiện kháng nguyên.
Thành phần cấu tạo của vi khuẩn: hoạt hóa đại thực bào và tế bào lympho.
Phức hợp carbonhydrate: hoạt hóa đại thực bào.
20
2.5.2. Tác dụng của chất bổ trợ
Chất bổ trợ giúp kháng nguyên di chuyển đến các hạch lympho, tại đây chúng
đƣợc các tế bào lympho T nhận diện. Nhờ vậy mà có nhiều tế bào lympho T đƣợc
hoạt hóa để tham gia tạo kháng thể.
Chất bổ trợ nhƣ một tác nhân bảo vệ vật lý giúp kháng nguyên kéo dài sự biểu
hiện bên trong cơ thể đƣợc tiêm vaccine. Qua đó hệ miễn dịch có thêm thời gian
để tăng cƣờng điều chỉnh tế bào lympho T và B.
Chất bổ trợ giúp tăng sức chịu đựng tại nơi tiêm, giải tỏa những phản ứng phụ
nguy hiểm.
Chất bổ trợ không chỉ tăng cƣờng đáp ứng miễn dịch đặc hiệu mà còn tăng
cƣờng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.
2.5.3. Chất bổ trợ MONTANIDE (chất bổ trợ đƣợc sử dụng
trong đề tài này)
Montanide đƣợc sản xuất bởi công ty SEPPIC (trụ sở chính công ty tại Paris,
nƣớc Pháp), là chất bổ trợ tăng cƣờng tính hiệu quả và sự ổn định của vaccine,
ngoài ra nó còn làm giảm những phản ứng phụ trên cơ thể đƣợc tiêm vaccine và rất
dễ sử dụng.
Montanide đƣợc sử dụng rộng rãi cho các vaccine thƣơng phẩm trên nhiều loài
nhƣ heo, bò, cá… và chỉ đƣợc sử dụng trong thú y.
Đặc điểm Montanide:
Dạng dung dịch dầu hỗn hợp Anhydro mannitol ether octodecenoate.
pH: 5 - 7
Không mùi, có màu vàng.
Điểm sôi: > 100oC.
Điểm bốc cháy: > 100oC.
Không tự bốc cháy, không tự nổ.
Không hòa tan trong nƣớc, hòa tan trong các dung môi.
Lƣu trữ: cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
21
Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm
3.1.1. Thời gian: 4 tháng
3.1.2. Địa điểm
- Phòng thí nghiệm vi sinh, Bộ môn Vi Sinh - Truyền Nhiễm, khoa
Chăn Nuôi - Thú Y, trƣờng đại học Nông Lâm TPHCM.
- Trại heo tƣ nhân ở Bình Dƣơng.
3.2. Vật liệu
3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Heo con từ 14 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi chƣa tiêm vaccine phòng tiêu chảy do
E. coli hoặc chƣa tiến hành điều trị kháng sinh.
Số lƣợng : 16 bầy heo con.
3.2.2. Vật liệu và thiết bị
Mẫu phân đƣợc lấy từ những heo trong trại có biểu hiện tiêu chảy.
54 mẫu huyết thanh heo con thí nghiệm.
22
Nƣớc muối sinh lý.
Môi trƣờng phân lập và thử sinh hóa vi khuẩn E. coli: EMB, KIA, TSA, TSB,
môi trƣờng và thuốc thử các phản ứng IMViC.
Bộ kít huyết thanh chuẩn để định type đối với vi khuẩn E. coli (F4, F5, F6).
Chất bổ trợ Montanide
Dung dịch formol 0,3% dùng để bất hoạt vi khuẩn.
Tăm bông tiệt trùng, que cấy, ống nghiệm, đĩa petri, kính hiển vi, tủ ấm, tủ lạnh,
nhiệt kế, cylindre, máy hấp autoclave...
3.3. Nội dung
- Sản xuất auto-vaccine trong phòng thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả của auto-vaccine trên heo con thí nghiệm.
3.4. Phƣơng pháp tiến hành
3.4.1. Phƣơng pháp lấy mẫu
Chọn những heo có dấu hiệu tiêu chảy, chƣa sử dụng kháng sinh. Đầu tiên, dùng
bông gòn thấm cồn để sát trùng hậu môn, tiếp theo sử dụng tampon tiệt trùng đƣa
vào trong trực tràng khoảng 3cm, ngoáy một đến hai vòng rồi cắm sâu tampon vào
giữa ống nghiệm có chứa nƣớc muối sinh lý, đậy nút bông vào cẩn thận.
Mẫu đƣợc bảo quản ở 0-4oC trong thùng đá sau đó đem về phòng xét nghiệm để
phân lập.
Hình 3.1. Lấy mẫu phân tiêu chảy ở heo con
23
3.4.2. Nghiên cứu vi sinh vật
3.4.2.1. Nuôi cấy phân lập
Sử dụng môi trƣờng chuyên biệt EMB (Eosin Methylen Blue).
Thực hiện phân lập vi khuẩn trực tiếp từ mẫu sang môi trƣờng chuyên biệt EMB
trên đĩa petri bằng que cấy vòng. Sau đó đem ủ đĩa EMB đã đƣợc cấy vi khuẩn
trong tủ ấm ở nhiệt độ 37oC, 24 giờ.
Vi khuẩn E. coli trong môi trƣờng EMB cho khuẩn lạc đƣờng kính khoảng 1-
2mm, màu tím ánh kim, có vùng sậm đục ở giữa khuẩn lạc.
Để bắt E. coli, chúng tôi chỉ chọn khuẩn lạc từ những đĩa có trên 2/3 số khuẩn lạc
nghi ngờ là E. coli.
3.4.2.2. Kiểm tra sinh hóa
Từ những khuẩn lạc đặc trƣng của E. coli trên môi trƣờng EMB (hơi dẹt, bóng,
nhỏ, tím ánh kim, không nhô cao lên thạch), chúng tôi sẽ chọn 3 - 5 khuẩn lạc để
cấy chuyển sang môi trƣờng KIA (Kliger Iron Agar), ủ ở nhiệt độ 37oC trong vòng
24 giờ. Vi khuẩn E. coli lên men đƣờng glucose và lactose có sinh hơi.
Hình 3.2. Phân lập E. coli trên môi trƣờng EMB
Chỉ chọn
khuẩn lạc
của mẫu A
Không chọn
khuẩn lạc
của mẫu B
Khuẩn lạc nghi ngờ E. coli
24
Kết quả trên môi trƣờng KIA của vi khuẩn E. coli là cả phần nghiêng và
phần đứng của môi trƣờng đều có màu vàng, có hơi.
Từ môi trƣờng KIA, vi khuẩn đƣợc cấy truyền sang môi trƣờng TSA (Tryptone
Soya Agar) ủ ở nhiệt độ 37oC trong vòng 24 giờ để nhuộm Gram và thực hiện các
phản ứng sinh hóa, phản ứng huyết thanh học.
i. Nhuộm Gram: vi khuẩn từ các ống TSA đƣợc nhuộm Gram.
Kết quả: E. coli có màu hồng Gram âm.
Hình 3.4. Vi khuẩn E. coli hình que, màu hồng Gram âm
Hình 3.3. Vi khuẩn E. coli lên men đƣờng sinh hơi trong môi trƣờng KIA
25
ii. Xác định phản ứng sinh hóa: E. coli cho kết quả nghiệm pháp IMViC là ++--
a. Phản ứng Indol: vi khuẩn từ các ống TSA đƣợc cấy vào các ống môi trƣờng
canh tryptone, ủ 24 giờ. Sau đó, nhỏ thuốc thử Kovacs’ để thực hiện phản
ứng Indol.
Kết quả: E. coli cho phản ứng dƣơng tính có vòng đỏ xuất hiện trên bề
mặt môi trƣờng.
b. Phản ứng Methyl Red: vi khuẩn từ các ống TSA đƣợc cấy vào môi trƣờng
canh Clark-Lubs, ủ 24 giờ. Sau đó, nhỏ thuốc thử Methyl Red để thực hiện
phản ứng.
Kết quả: E. coli có phản ứng dƣơng tính dịch nuôi cấy màu đỏ.
Hình 3.5. Phản ứng Indol
Hình 3.6. Phản ứng Methyl Red
26
c. Phản ứng Voges Proskauer: vi khuẩn từ các ống TSA đƣợc cấy vào môi canh
trƣờng Clark-Lubs, ủ 24 giờ. Sau đó, nhỏ thuốc thử là α-naphtol và KOH
40% để thực hiện phản ứng.
Kết quả: E. coli có phản ứng âm tính môi trƣờng không có màu đỏ hồng.
d. Phản ứng Citrate: vi khuẩn từ các ống TSA đƣợc cấy vào môi trƣờng thạch
nghiêng SCA (Simmons Citrate Agar), ủ 24 giờ.
Kết quả: E. coli có phản ứng âm tính giữ nguyên màu lục môi trƣờng.
Hình 3.7. Phản ứng Voges Proskauer
Hình 3.8. Phản ứng Citrate
27
iii. Phản ứng huyết thanh học định type kháng nguyên của vi khuẩn E. coli: bằng
phản ứng ngƣng kết trên phiến kính với các kháng huyết thanh của các type F4, F5,
F6.
Tiến hành: sử dụng lame sạch, nhỏ lên lame 10µl kháng huyết thanh và 10µl nƣớc
muối sinh lý bên cạnh. Dùng que cấy vòng lấy một ít vi khuẩn trong ống TSA, trộn
vào giọt nƣớc muối sinh lý, trộn đều rồi hòa kháng huyết thanh và vi khuẩn với nhau.
Kết quả của phản ứng ngƣng kết đƣợc đọc trong vòng 30 giây sau khi vi
khuẩn và kháng huyết thanh đã đƣợc trộn lẫn.Trong trƣờng hợp vi khuẩn
có kháng nguyên phù hợp với kháng thể có trong kháng huyết thanh, trong
huyễn dịch sẽ hình thành nên các hạt ngƣng kết lớn, màu trắng đục, nhìn
thấy rất rõ bằng mắt thƣờng, phản ứng đƣợc đọc là dƣơng tính. Nếu huyễn
dịch vẫn đồng nhất, không thấy có sự xuất hiện các hạt ngƣng kết, phản
ứng đƣợc đọc là âm tính (Diagnostic Pasteur Manual. 3e ed).
Sơ đồ 3.1. Qui trình phân lập và định danh vi khuẩn E. coli (Nguyễn Ngọc Hải, 1999)
Mẫu phân
Nhuộm Gram
EMB
KIA
TSA
Thử phản ứng
ngưng kết
Thử phản ứng
sinh hóa
28
3.4.3. Điều chế auto-vaccin
Việc chọn lựa kháng nguyên sẽ theo các tiêu chí
Vi khuẩn phải có đầy đủ các tính chất về hình dạng khuẩn lạc, màu sắc
nhuộm gram, các phản ứng sinh hóa, lên men đƣờng,… nhƣ đã đề cập ở trên.
Chủng tuyển chọn đƣợc phân lập từ các heo khác nhau.
Chủng định đƣợc type kháng nguyên (F4, F5 hoặc F6), có kết quả ngƣng kết
rõ ràng.
Sau khi nhuộm Gram, thực hiện phản ứng sinh hóa và phản ứng huyết thanh định
type, chúng tôi chọn ra 5 chủng E. coli cho kết quả phản ứng định type rõ nhất. 5
chủng này đƣợc nuôi cấy tăng sinh trong môi trƣờng canh TSB, trong 5 bình thủy
tinh khác nhau, có lắc đảo trong quá trình tăng sinh.
Sau 24 giờ nuôi tăng sinh, chúng tôi trộn lẫn dịch nuôi ở 5 bình để đếm số lƣợng,
xử lý làm chết vi khuẩn và li tâm rửa.
Sau lần ly tâm cuối cùng, vi khuẩn đƣợc hòa vào một thể tích nƣớc muối sinh lý
thích hợp để đạt nồng độ 2.109 tế bào/ml.
Chuẩn bị auto-vaccine: dịch vi khuẩn có nồng độ 2.109 tế bào/ml đƣợc cho vào
các flacon đã tiệt trùng, sau đó cho chất bổ trợ Montanide vào (theo tỷ lệ 50 chất bổ
trợ và 50 dịch vi khuẩn). Bảo quản các flacon vaccine này ở 00C - 40C.
29
5 chủng E. coli đƣợc chọn lọc
Môi trƣờng canh TSB
Li tâm bỏ dịch nổi
4000 vòng/phút trong 15 phút.
2 lần li tâm và rửa trong
nƣớc muối sinh lý
Hòa trong nƣớc muối chứa
0,3% formalin
Hòa trong nƣớc muối sinh lý,
điều chỉnh để đạt nồng độ
2.10
9
tế bào/ml
Sơ đồ 3.2. Qui trình tạo dịch huyền phù kháng nguyên E. coli (theo Ørskov, 1977)
Đếm số lƣợng trên
môi trƣờng EMB
Ủ qua đêm ở 40C
Làm chết vi khuẩn
Ủ 370C, 24 giờ
Rửa trong 10ml nƣớc muối
sinh lí. Thu dịch rửa.
3 lần li tâm và rửa trong nƣớc
muối sinh lý
30
3.4.4. Kiểm tra độ vô trùng của auto-vaccine
Vaccine đƣợc kiểm tra trên các môi trƣờng: thạch máu, thạch thƣờng, thạch nuôi
cấy nấm, nƣớc thịt đƣờng, nƣớc thịt yếm khí.
Lắc kĩ lọ chứa vaccine trƣớc khi lấy, hút 0,1ml cho vào mỗi môi trƣờng. Mỗi
loại môi trƣờng dùng hai ống. Sau đó đem ủ ấm 37oC, riêng môi trƣờng nấm ủ ở
nhiệt độ phòng để kiểm tra kết quả.
Đọc kết quả sau 7 ngày nuôi cấy. Vaccine đƣợc xem là vô trùng khi tất cả ống
của các loại môi trƣờng nuôi cấy không mọc bất kì loại sinh vật nào. Nếu có mặt
của vi sinh vật phải kiểm tra đợt 2 và xác định kết quả.
3.4.5. Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả auto – vaccine
3.4.5.1. Yếu tố thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố (số lần
tiêm) với 2 mức độ : tiêm 1 lần vào lúc bắt đầu thí nghiệm (14 – 20 ngày tuổi) và
tiêm 2 lần: lần 1 lúc bắt đầu thí nghiệm (14 – 20 ngày tuổi) và lần 2 sau lần 1 mƣời
ngày (24 – 30 ngày tuổi).
Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí thêm một lô heo đối chứng, lô heo này chỉ tiêm
chất bổ trợ 2 lần.
3.4.5.2. Phân phối heo vào các lô thí nghiệm
Chọn 8 bầy heo con khỏe mạnh, 14 – 20 ngày tuổi. Phân thành 3 lô:
Lô thứ nhất: 3 bầy.
Lô thứ hai: 3 bầy.
Lô đối chứng: 2 bầy.
Thí nghiệm đƣợc lặp lại 2 lần.
31
Sơ đồ 3.3. Tóm tắt bố trí thí nghiệm
Chọn 8 bầy heo con khỏe
mạnh, 14 – 20 ngày tuổi
Lô 2 (3 bầy)
Tiêm vaccin 2 lần
Lô 1 (3 bầy)
Tiêm vaccin 1 lần
Lô đối chứng (2 bầy)
Tiêm chất bổ trợ
Lấy máu theo dõi biến động hàm lƣợng
kháng thể
Theo dõi các phản ứng phụ trên heo
Tỉ lệ tiêu chảy.
Tăng trọng tuyệt đối
Heo thí nghiệm Liều tiêm Số lần tiêm Vị trí tiêm
Lô 1 3 bầy 2 ml 1
Dƣới da
vùng cổ
Lô 2 3 bầy 2 ml 2
Lô đối chứng 2 bầy 2 ml 2
Bảng 3.1. Phân lô và liều tiêm heo con
ngày Bắt đầu
thí nghiệm
Ngày thứ
10
Ngày thứ
20
Rút máu, tiêm
vaccine lần 1
Rút máu, tiêm
vaccine lần 2 Rút máu
Sơ đồ 3.4. Lịch trình thực hiện của 1 lần thí nghiệm
Kết thúc
thí nghiệm
Ngày thứ
40
32
3.4.6. Phƣơng pháp kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phản ứng
ngƣng kết chậm trong ống nghiệm
3.4.6.1. Lấy mẫu máu và bảo quản
Thời điểm lấy : bắt đầu thí nghiệm, ngày thứ 10 và ngày thứ 20 của thí nghiệm.
Mỗi thời điểm, lấy máu 3 heo con ở mỗi bầy.
Lật ngửa heo cần lấy máu sao cho đầu hƣớng về phía ngƣời kĩ thuật viên. Tiến
hành sát trùng vị trí hõm tam giác phía trƣớc xƣơng đòn. Sau đó, sử dụng ống tiêm
rút ra một cách từ từ 2 – 3 ml máu. Rút kim ra, sát trùng và day chặt nơi tiêm tránh sƣng
và phản ứng cục bộ.
Rút hết pittông về phía sau, đặt ống tiêm nằm ngang để máu đông tự nhiên ở
nhiệt độ thƣờng khoảng 30 phút. Vận chuyển về phòng thí nghiệm trong điều kiện
bảo quản ở nhiệt độ lạnh 4oC.
Về đến phòng thí nghiệm bảo quản mẫu qua đêm ở 4oC để thu đƣợc nhiều huyết
thanh hơn (Phạm Kim Ngọc, 2002)
Tách phần huyết thanh nổi phía trên cục máu đông trong ống chích cho vào các
ống nghiệm vô trùng, ly tâm 3000 vòng/phút trong 5 phút.
Chiết huyết thanh sang các eppendof vô trùng, ly tâm lần 2 cũng với tốc độ và
thời gian nhƣ trên. Chiết huyết thanh sang các ống nghiệm sạch để thực hiện phản
ứng ngƣng kết.
Hình 3.9: Rút máu heo con
33
3.4.6.2. Chuẩn bị dịch kháng nguyên
Quy trình và phƣơng pháp chuẩn bị kháng nguyên tƣơng tự nhƣ chuẩn bị kháng
nguyên sản xuất auto-vaccine.
Dịch kháng nguyên sử dụng cho phản ứng ngƣng kết có nồng độ từ 108 – 109 tế
bào/ml và từ những chủng sản xuất auto-vaccine.
Sau sản xuất, dịch kháng nguyên đƣợc bảo quản ở 4oC đến khi sử dụng.
Làm chết vi khuẩn
Ủ 370C, 24 giờ
5 chủng E. coli đƣợc chọn lọc
Môi trƣờng canh TSB
Li tâm bỏ dịch nổi
4000 vòng/phút trong 15 phút.
2 lần li tâm và rửa trong
nƣớc muối sinh lý
Hòa trong nƣớc muối chứa
0,3% formalin
Hòa trong nƣớc muối sinh lý,
điều chỉnh để đạt nồng độ 109
tế bào/ml
Sơ đồ 3.5. Qui trình tạo dịch huyền phù kháng nguyên E. coli (theo Ørskov, 1977)
Đếm số lƣợng trên
môi trƣờng EMB
Ủ qua đêm ở 40C
Rửa trong 10ml nƣớc muối
sinh lí. Thu dịch rửa.
3 lần li tâm và rửa trong nƣớc
muối sinh lý
34
3.4.6.3. Tiến hành phản ứng
Chuẩn bị 9 bộ ống nghiệm có nắp đậy, mỗi bộ 10 ống.
Mỗi ống cho vào 500 µl nƣớc muối sinh lý, riêng ống đầu tiên của mỗi bộ cho
vào 800 µl.
Sau đó, cho vào ống đầu tiên của mỗi bộ ống nghiệm 200 µl dịch huyết thanh của
mỗi mẫu máu tƣơng ứng. Trộn đều rồi hút 500 µl cho vào ống tiếp theo. Cứ nhƣ
vậy đến ống thứ 8 thì hút bỏ 500 µl dịch đã trộn. Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm
500 µl dịch kháng nguyên, để ở 37oC trong 2 giờ và để qua đêm ở 4oC.
Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí một ống đối chứng âm chứa 200 µl dịch kháng
nguyên và 800 µl nƣớc muối sinh lí.
Nƣớc muối sinh lí (µl) 800 500 500 500 500 500 500 500 500 500
Huyết thanh 200
Hiệu giá 1/5 1/10 1/20 1/40 1/80 1/160 1/320 1/640 1/1280 1/2560
Kháng nguyên (µl) 500 500 500 500 500 500 500 500 500 500
Hiệu giá mới 1/10 1/20 1/40 1/80 1/160 1/320 1/640 1/1280 1/2560 1/5120
3.4.6.4. Đọc kết quả
Qua một đêm ủ ở 4oC, chúng tôi tiến hành đọc kết quả phản ứng ngƣng kết, xác
định ở độ pha loãng nào có kết quả âm tính thì độ pha loãng trƣớc là hiệu giá kháng
huyết thanh của mẫu máu tƣơng ứng.
Phản ứng ngƣng kết trong ống nghiệm đƣợc đọc:
500µl 500µl 500µl 500µl 500µl 500µl 500µl 500µl 500µl 500µl
Sơ đồ 3.6. Cách tiến hành phản ứng ngƣng kết xác định hiệu giá kháng huyết thanh
35
Ống đối chứng âm: kết quả âm tính, có lắng tụ kháng nguyên dƣới đáy
ống nghiệm
Kháng nguyên lắng mạng lƣới đều khắp ống nghiệm: phản ứng dƣơng
tính.
Kháng nguyên lắng tụ giữa đáy ống nghiệm: phản ứng âm tính.
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi tăng trọng tuyệt đối của heo trong khoảng thời gian theo dõi (14 ngày
tuổi đến 60 ngày tuổi)
- Theo dõi tỉ lệ tiêu chảy
- Theo dõi phản ứng của heo.
Run rẩy, ói mửa, ủ rủ, bỏ bú. Theo dõi trong 2 giờ sau khi tiêm (Lê Văn Hùng,
2002).
Theo dõi phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm (sƣng, nóng, đỏ, đau) sau khi tiêm.
Theo dõi heo: sức ăn, vận động, hô hấp trong suốt thí nghiệm.
Heo/lô
Tỷ lệ heo
dị ứng/lô(%)
Heo có triệu chứng dị ứng/lô
= x 100
=
Tăng trọng trung
bình tuyệt đối
(gam/ngày/con)
Tổng trọng lƣợng kết thúc TN – Tổng trọng lƣợng bắt đầu TN
Số heo x Số ngày nuôi
x 100
Tỷ lệ heo
tiêu chảy/lô (%)
Heo có triệu chứng tiêu chảy của lô
Heo của lô
=
36
- Theo dõi hiệu giá kháng thể ngƣng kết.
Hiệu giá kháng thể đƣợc tính bằng hệ số chuyển dƣơng hay trung bình hình
học MGT (Medium Geometry Titer):
3.6. Xử lý số liệu
Số liệu đƣợc xử lý theo trắc nghiệm F và trắc nghiệm χ2 trong phần mềm
Minitab.
MGT
∑ Mẫu số của hiệu giá kháng thể ngƣng kết
∑ Mẫu xét nghiệm
=
37
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả lựa chọn chủng E. coli làm auto-vaccine
Trong quá trình thu hoạch mẫu, chúng tôi đã lấy đƣợc 60 mẫu phân tiêu chảy trên
heo con. Sau khi phân lập trên môi trƣờng EMB, chúng tôi lựa chọn đƣợc 20 khuẩn
lạc đặc trƣng của E. coli.
20 chủng vi khuẩn này đƣợc kiểm tra bằng phản ứng lên men đƣờng và nghiệm
pháp IMViC thì đều cho kết quả dƣơng tính của E. coli.
20 chủng E. coli này tiếp tục đƣợc kiểm tra định type F4, F5, F6 thì cho kết quả:
7 chủng là F4.
6 chủng là F5.
2 chủng là F4 + F5.
5 chủng âm tính.
Qua kết quả định type, chúng ta thấy đƣợc rằng heo con ở trại bị nhiễm E. coli
type F4 và F5 với tỷ lệ khá cao. Mà F4 và F5 là kháng nguyên rất mạnh. E. coli có
yếu tố bám F4, F5 là nguyên nhân chính gây tiêu chảy trên heo con.
Từ kết quả trên, chúng tôi đã lựa chọn đƣợc 5 chủng E. coli có phản ứng định
type dƣơng tính rõ ràng để sản xuất auto-vaccine. Bao gồm: 2 chủng F4, 1 chủng
F5, 2 chủng F4 + F5.
38
4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (số lần
tiêm). Thí nghiệm đƣợc lặp lại 2 lần. Mỗi thí nghiệm gồm 3 lô:
Lô đối chứng (tiêm chất bổ trợ): 2 bầy heo con.
Lô 1(tiêm vaccine 1 lần): 3 bầy heo con.
Lô 2 (tiêm vaccine 2 lần): 3 bầy heo con.
Trong đó, các bầy heo đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên, từ 14 – 20 ngày tuổi, khỏe
mạnh, không bị tiêu chảy, chƣa đƣợc tiêm vaccine phòng tiêu chảy do E. coli kể cả
đối với heo mẹ.
Với phƣơng pháp bố trí thí nghiệm nhƣ trên thì chúng tôi nhận thấy có những ƣu
điểm của phƣơng pháp này:
Số heo trong mỗi lô rất lớn (trung bình là 30 con) nên thí nghiệm đƣợc đảm
bảo tính đồng đều trong cùng một lô.
Heo con và heo mẹ đƣợc chọn không bị tiêu chảy và chƣa đƣợc tiêm
vaccine ngừa E. coli nên không ảnh hƣởng đến kết quả tạo hiệu giá sau khi
tiêm vaccine.
Vì đƣợc lựa chọn nguyên bầy nên sự phát triển khác nhau của mỗi cá thể
heo con giúp thí nghiệm có tính ngẫu nhiên cao, tránh đƣợc các yếu tố
khách quan và chủ quan tác động đến kết quả thí nghiệm.
Tuy nhiên trong lúc tiến hành thí nghiệm, chúng tôi cũng còn nhận thấy những
khuyết điểm của thí nghiệm:
Vì không có một lƣợng lớn heo cùng tuổi mà tuổi heo từ 14 – 20 ngày tuổi
nên tuổi heo giữa các lô và trong cùng một lô khác nhau. Sự không đồng
đều này chắc hẳn sẽ tác động một phần làm sai lệch kết quả thí nghiệm.
39
Heo thí nghiệm mặc dù đƣợc nuôi nhốt ở các ô riêng, tuy nhiên các ô này
vẫn trong cùng một nhà với heo không đƣợc thí nghiệm. Vì vậy kết quả thí
nghiệm sẽ bị tác động sai lệch.
Chƣa loại trừ đƣợc các yếu tố khách quan tác động đến đáp ứng miễn dịch
và gây tiêu chảy ở heo thí nghiệm.
4.3. Hiệu giá kháng thể
Việc xác định hiệu giá kháng thể nhƣ đã đƣợc trình bày ở chƣơng 3: tại độ pha
loãng của huyết thanh còn phản ứng ngƣng kết tạo mạng lƣới ở đáy ống nghiệm thì
đó là hiệu giá kháng thể của mẫu huyết thanh. Chỉ số pha loãng của huyết thanh là
một phân số, ta đảo ngƣợc phân số này đƣợc một số thập phân là chỉ số hiệu giá
kháng thể.
4.3.1. Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 1 Lô đối chứng Lô 1 Lô 2 P
Lần rút máu
thứ nhất
40 80 80 80 80 80 40 40 160
0,906
Trung bình: 66,7 Trung bình: 80 Trung bình: 80
Lần rút máu
thứ hai
320 80 40 1280 640 1280 1280 1280 640
0,017
Trung bình: 146,7 Trung bình: 1066,7 Trung bình: 1066,7
Lần rút máu
thứ ba
1280 320 1280 1280 1280 1280 640 1280 640
0,422
Trung bình: 960 Trung bình: 1280 Trung bình: 853,3
Bảng 4.1. Hiệu giá kháng thể của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 1)
40
4.3.1.1. Lần rút máu thứ nhất
Dựa vào biểu đồ 4.1 và bảng kết quả thống kê 4.1, chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của 3 lô ở lần rút máu thứ nhất (lúc bắt đầu thí nghiệm) không có sự khác
biệt có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học. Điều này chứng tỏ heo thí nghiệm có
sự đồng đều về đáp ứng miễn dịch ở cả 3 lô trƣớc khi tiến hành thí nghiệm.
4.3.1.2. Lần rút máu thứ hai
Biểu đồ 4.2. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ hai (thí nghiệm 1)
Biểu đồ 4.1. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ nhất (thí nghiệm 1)
41
Dựa vào biểu đồ 4.2 và bảng kết quả thống kê 4.1, chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của lô 1 và 2 bằng nhau và cao hơn lô đối chứng. Bằng xử lý thống kê thì
chúng tôi thấy sự khác biệt này rất có ý nghĩa. Nhƣ vậy auto-vaccine đã gây đáp
ứng miễn dịch rất rõ ràng sau khi tiêm auto-vaccine lần 1.
4.3.1.3. Lần rút máu thứ 3
Dựa vào biểu đồ 4.3 và bảng kết quả thống kê 4.1, chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể lô 1 là cao nhất và hiệu giá kháng thể của lô 2 là thấp nhất. Nhƣng về
phƣơng diện thống kê học thì sự khác biệt này không có ý nghĩa nên hiệu giá kháng
thể của lô 1 cao hơn không đáng kể đối với lô 2 và lô đối chứng.
Tuy lô 2 đƣợc tiêm vaccine 2 lần nhƣng đáp ứng miễn lại thấp hơn lô 1 (tiêm 1
lần), nguyên nhân có thể là do auto-vaccine không làm tăng đáp ứng miễn dịch khi
tiêm lần 2, hoặc do tình trạng sức khỏe của heo không tốt để sinh miễn dịch đáp ứng
với auto-vaccine.
Và cũng trong lần rút máu này, hiệu giá kháng thể của lô đối chứng (không tiêm
auto-vaccine) lại cao hơn cả lô 2 và gần bằng với lô 1. Nguyên nhân dẫn đến điều
này có thể heo ở lô đối chứng đã nhiễm type E. coli trùng với type trong auto-
Biểu đồ 4.3. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ 3 (thí nghiệm 1)
42
vaccine. Khả năng này rất cao vì điều kiện nuôi thí nghiệm hoàn toàn không loại trừ
sự nhiễm E. coli cho heo con.
Tổng kết thí nghiệm 1:
Ở lô đối chứng (tiêm chất bổ trợ): hiệu giá kháng thể của lần rút máu thứ
nhất và hai là gần bằng nhau, nhƣng ở lần rút máu thứ ba thì hiệu giá kháng
thể lại tăng rất đáng kể và gần bằng với lô 1 và 2. Qua đó chứng tỏ heo ở lô
đối chứng đã bị nhiễm type E. coli giống với type trong auto-vaccine thực
nghiệm. Điều này dẫn đến sự khác nhau không có ý nghĩa của hiệu giá kháng
thể ở 3 lô trong lần rút máu thứ ba.
Qua lần rút máu thứ 2, auto-vaccine có tạo đáp ứng miễn dịch rõ ràng giữa lô
đối chứng (không tiêm auto-vaccine) với lô 1 và 2.
Auto-vaccine có tạo đáp ứng miễn dịch và kéo dài, điều này thể hiện ở lô 1
(tiêm auto-vaccine 1 lần).
Chƣa thấy đƣợc auto-vaccine thực nghiệm có làm tăng đáp ứng miễn dịch
sau 2 lần tiêm hay không, điều này thể hiện ở lô 2 (tiêm auto-vaccine 2 lần).
Biểu đồ 4.4. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 1)
43
4.3.2. Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 2 Lô đối chứng Lô 1 Lô 2 Chỉ số P
Lần rút máu
thứ nhất
40 80 80 320 40 1280 80 640 320
0,409
Trung bình: 66,7 Trung bình: 546,7 Trung bình: 346,7
Lần rút máu
thứ hai
1280 320 320 5120 2560 2560 5120 2560 2560
0,054
Trung bình: 640 Trung bình: 3413,3 Trung bình: 3413,3
Lần rút máu
thứ ba
80 1280 640 1280 2560 640 5120 5120 2560
0,015
Trung bình: 666,7 Trung bình: 1493,3 Trung bình: 4266,7
4.3.2.1. Lần rút máu thứ nhất
Dựa vào biểu đồ 4.5 và bảng kết quả thống kê 4.2 , chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể lúc bắt đầu thí nghiệm của lô 1 là cao nhất và của lô đối chứng là thấp
nhất. Tuy nhiên trên phƣơng diện thống kê học thì sự khác nhau này không có ý
nghĩa nên có thể coi hiệu giá của 3 lô là nhƣ nhau. Điều đó chứng tỏ heo bắt đầu thí
nghiệm có sự tƣơng đồng về đáp ứng miễn dịch ở cả 3 lô trƣớc khi tiến hành thí
nghiệm.
Bảng 4.2. Hiệu giá kháng thể của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 2)
Biểu đồ 4.5. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ nhất (thí nghiệm 2)
44
4.3.2.2. Lần rút máu thứ hai
Dựa vào biểu đồ 4.6 và bảng kết quả thống kê 4.2 , chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của lô 1 và 2 cao hơn rất nhiều so với lô đối chứng. Tuy nhiên sự khác
biệt này chƣa có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học (P = 0,054), điều này chứng
tỏ auto-vaccine thử nghiệm gây đáp ứng miễn dịch chƣa hoàn toàn rõ ràng so với lô
đối chứng. Và sau lần tiêm thứ nhất thì đáp ứng miễn dịch của lô 1 và 2 là nhƣ
nhau.
4.3.2.3. Lần rút máu thứ ba
Biểu đồ 4.7. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ ba (thí nghiệm 2)
Biểu đồ 4.6. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô ở lần rút máu thứ hai (thí nghiệm 2)
45
Dựa vào biểu đồ 4.7 và bảng kết quả thống kê 4.2 , chúng tôi nhận thấy hiệu giá
kháng thể của lô 2 là cao nhất, của lô đối chứng là thấp nhất. Và sự khác biệt này rất
có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê học.
Nhƣ vậy, sau khi tiêm 2 lần thì auto-vaccine đã tạo đáp ứng miễn dịch cao hơn
tiêm 1 lần.
Tổng kết thí nghiệm 2:
Hiệu giá kháng thể của lô đối chứng ở lần rút máu thứ 2 và 3 hầu nhƣ không
thay đổi. Điều đó chứng tỏ heo ở lô đối chứng của thí nghiệm 2 không bị
nhiễm type E. coli trong quá trình thí nghiệm nên chúng ta có thể đánh giá
đƣợc hiệu quả đáp ứng miễn dịch của auto-vaccine.
Auto-vaccine có tạo đáp ứng miễn dịch kéo dài, điều này thể hiện ở lô 1
(tiêm vaccine 1 lần).
Auto-vaccine tạo đáp ứng miễn dịch cao hơn sau hai lần tiêm, điều này thể
hiện ở lô 2 (tiêm vaccine 2 lần).
Biểu đồ 4.8. Hiệu giá kháng thể trung bình của 3 lô qua 3 lần rút máu (thí nghiệm 2)
46
4.3.3. Kết quả tổng kết hiệu giá kháng thể
Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Lần rút máu thứ nhất 66,7 313,4 213,4
Lần rút máu thứ hai 393,4 2240 2240
Lần rút máu thứ ba 813,4 1386 2560
Ở lần rút máu thứ nhất, chúng ta nhận thấy hiệu giá kháng thể của lô 1 và 2
cao hơn hiệu giá kháng thể của lô đối chứng, điều đó chứng tỏ trƣớc khi thí
nghiệm heo con ở 2 lô này có kháng thể type E. coli nhƣ trong auto-vaccine.
Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do heo con bị nhiễm E. coli hoặc heo
con nhận đƣợc kháng thể từ sữa mẹ (có thể heo mẹ bị nhiễm sẳn E. coli).
Cũng nhƣ vậy ở lô đối chứng, hiệu giá kháng thể tăng dần qua lần rút máu thứ
hai và thứ ba, điều đó chắc chắn là heo con ở lô đối chứng bị nhiễm type E.
coli giống trong auto-vaccine.
Từ hai thảo luận trên, chúng ta nhận thấy hiệu giá kháng thể của lô 1 và 2 chắc
chắn đã bị tác động làm tăng cao hơn. Nhƣng vì cả 3 lô thí nghiệm đều chịu
tác động nhƣ nhau bởi các yếu tố trên mà hiệu giá kháng thể của lô 1 và 2 vẫn
cao hơn rất rõ ràng so với lô đối chứng (P < 0,05) nên có thể kết luận rằng
auto-vaccine đã gây đáp ứng miễn dịch tốt cho heo con.
Nhƣ vậy, auto-vaccine thực nghiệm đã gây đáp ứng miễn dịch tốt, kéo dài và
cao hơn nếu đƣợc tiêm 2 lần.
Bảng 4.3. Tổng kết hiệu giá kháng thể của 2 thí nghiệm
47
4.4. Tỷ lệ heo tiêu chảy
4.4.1. Thí nghiệm 1
Dựa vào bảng kết quả thống kê 4.4 và biểu đồ 4.9, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ heo
bị tiêu chảy của lô 1 và 2 tuy có thấp hơn lô đối chứng nhƣng sự khác biệt không có
ý nghĩa về phƣơng diện thống kê.
Tuy nhiên theo kết quả hiệu giá kháng thể của thí nghiệm 1 là auto-vaccine có
tạo đáp ứng miễn dịch rõ ràng và kéo dài sau 1 lần tiêm, thì chúng tôi có thể cho
rằng heo con thí nghiệm bị tiêu chảy là do nhiễm type E. coli khác với type trong
auto-vaccine hoặc những nguyên nhân khác ngoài E. coli. Theo Bergeland (1980),
trƣờng hợp heo bị tiêu chảy do những nguyên nhân khác ngoài E. coli là rất cao và
chiếm đến 54,4% (Bergeland, 1980), mà điều kiện bố trí thí nghiệm của chúng tôi
không có khả năng loại trừ những nguyên nhân đó.
Thí nghiệm 1 Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Chỉ số
P
Số heo tiêu chảy bầy 1 (con) 6 4 5
Số heo tiêu chảy bầy 2 (con) 5 3 3
Số heo tiêu chảy bầy 3 (con) 4 4
Tổng heo của lô (con) 16 26 28
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 68,75 42,31 42,86 0,184
Bảng 4.4. Kết quả heo bị tiêu chảy ở thí nghiệm 1
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ heo bị tiêu chảy ở thí nghiệm 1
48
4.4.2. Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 2 Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Chỉ số
P
Số heo tiêu chảy bầy 1 (con) 4 3 4
Số heo tiêu chảy bầy 2 (con) 5 3 2
Số heo tiêu chảy bầy 3 (con) 4 3
Tổng heo của lô (con) 22 28 28
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 40,91 35,71 32,14 0,814
Dựa vào bảng kết quả thống kê 4.5 và biểu đồ 4.10, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ heo
bị tiêu chảy của lô 2 thấp nhất và lô đối chứng cao nhất, nhƣng sự khác biệt này
cũng không đáng kể và gần nhƣ là tƣơng đƣơng (vì P = 0,814).
Tuy nhiên, theo kết quả hiệu giá kháng thể của thí nghiệm 2 đã chứng tỏ hiệu giá
kháng thể của lô 1 và 2 cao hơn rất rõ ràng so với lô đối chứng, và hiệu giá kháng
thể của lô 2 tăng rất cao sau 2 lần tiêm. Nhƣ vậy heo ở lô 1 và 2, cũng không loại
trừ heo của lô đối chứng đã bị tiêu chảy do nhiễm type E. coli khác với type trong
auto-vaccine hoặc do những nguyên nhân khác.
Bảng 4.5. Kết quả heo bị tiêu chảy ở thí nghiệm 2
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ heo bị tiêu chảy ở thí nghiệm 2
Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy của heo toàn thí nghiệm
49
Tổng kết tỷ lệ heo bị tiêu chảy của cả 2 thí nghiệm: mặc dù auto-vaccine tạo
đáp ứng miễn dịch rõ ràng và kéo dài cho heo con nhƣng tỷ lệ heo bị tiêu chảy
của 3 lô là tƣơng đƣơng, nhƣ vậy heo con đã bị nhiễm type E. coli gây tiêu chảy
khác với type của auto-vaccine hoặc heo con bị tiêu chảy do những nguyên
nhân khác. Mặt khác đây chỉ là tỷ lệ heo tiêu chảy đƣợc tính trên tổng số heo
tiêu chảy, chứ không phải là số liệu heo tiêu chảy theo ngày.
Và thêm một nguyên nhân làm heo con tiêu chảy: vi khuẩn E. coli là tác
nhân tấn công đƣờng ruột, trong khi kháng thể trong huyết thanh lại gây miễn
dịch toàn thân, do đó lƣợng kháng thể tác động đến vi khuẩn E. coli qua đƣờng
ruột là rất ít.
Vì vậy chúng tôi chƣa thể đánh giá chính xác đƣợc hiệu quả bảo hộ heo con
chống tiêu chảy do E. coli của auto-vaccine thực nghiệm.
Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Số heo tiêu chảy (con) 20 21 21
Tổng heo của lô (con) 38 54 56
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 52,6 38,9 37,5
50
4.5. Tăng trọng tuyệt đối
4.5.1. Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 1
Tổng trọng
lƣợng bắt
đầu TN
(kg)
Tổng trọng
lƣợng kết
thúc TN
(kg)
Tăng trọng trung
bình tuyệt đối
mỗi bầy
(g/ngày/con)
Tăng trọng
trung bình
tuyệt đối mỗi
lô (g/ngày/con)
Lô
ĐC
Bầy 1 (8 con) 38,1 130,3 288,13
280,63 ± 10,6
Bầy 2 (8 con) 44,2 131,6 273,13
Lô 1
Bầy 1 (10 con) 53,6 165,7 280,25
279 ± 1,2 Bầy 2 (9 con) 43 143,4 278,89
Bầy 3 (7 con) 36,8 114,6 277,86
Lô 2
Bầy 1 (10 con) 36,6 150,1 283,75
288,81 ± 4,4 Bầy 2 (8 con) 37 130,1 290,94
Bầy 3 (10 con) 57 173,7 291,75
Chỉ số P 0,168
Dựa vào biểu đồ 4.11 và bảng kết quả thống kê 4.6, chúng tôi nhận thấy tăng
trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô không có sự khác biệt về phƣơng diện thống kê
học. Điều đó chứng tỏ auto-vaccine thực nghiệm đã không làm ảnh hƣởng đến tăng
trọng của heo con.
Bảng 4.7. Kết quả thống kê tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô (thí nghiệm 1)
Biểu đồ 4.11. Tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô (thí nghiệm 1)
51
4.5.2. Thí nghiệm 2
Thí nghiệm 2
Trọng lƣợng
trung bình
bắt đầu TN
(kg)
Trọng lƣợng
trung bình
kết thúc TN
(kg)
Tăng trọng trung
bình tuyệt đối
mỗi bầy
(g/ngày/con)
Tăng trọng trung
bình tuyệt đối
mỗi lô
(g/ngày/con)
Lô ĐC
Bầy 1 43,4 170,8 289,55
286,36 ± 4,5
Bầy 2 44,4 169 283,18
Lô 1
Bầy 1 45,8 136,9 284,55
279,51 ± 9,9 Bầy 2 43,2 146,1 286,00
Bầy 3 45,4 152,6 268,00
Lô 2
Bầy 1 43,1 159,7 291,75
288,25 ± 2,9 Bầy 2 35,4 127,4 287,38
Bầy 3 51,5 165,8 285,75
Chỉ số P 0,349
Dựa vào biểu đồ 4.12 và bảng kết quả thống kê 4.7, chúng tôi nhận thấy tăng
trọng tuyệt đối của 3 lô không có sự khác biệt về phƣơng diện thống kê học. Điều
đó chứng tỏ auto-vaccine thực nghiệm không làm ảnh hƣởng đến tăng trọng của heo
con.
Bảng 4.8. Kết quả thống kê tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô (thí nghiệm 2)
Biểu đồ 4.12. Tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô (thí nghiệm 2)
52
4.5.3. Tổng kết tăng trọng trung bình tuyệt đối của các lô qua 2
thí nghiệm
Theo kết quả thống kê bảng 4.8, chúng ta nhận thấy tăng trọng trung bình tuyệt
đối của các lô qua cả 2 thí nghiệm không có sự khác biệt về phƣơng diện thống kê
học. Điều đó chứng tỏ auto-vaccine thực nghiệm không gây ảnh hƣởng đến tăng
trọng của heo con thí nghiệm.
4.6. Các chỉ số khác
Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, chúng tôi quan sát heo con không bị run
rẩy, ói mửa, ủ rủ, bỏ bú, không có phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm. Heo con vẫn ăn
uống, vận động, hô hấp bình thƣờng. Điều này chứng tỏ auto-vaccine thực nghiệm
không gây những phản ứng phụ và không ảnh hƣởng đến sức khỏe heo con.
4.7. Kết quả chung
Auto-vaccine thực nghiệm tạo đáp ứng miễn dịch rất cao và kéo dài.
Auto-vaccine tạo đáp ứng miễn dịch cao hơn sau 2 lần tiêm.
Chƣa thể đánh giá đƣợc chính xác hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy do E. coli
của auto-vaccine thực nghiệm.
Tăng trọng trung bình
tuyệt đối của từng TN
Tăng trọng trung bình
tuyệt đối của các lô
P
Lô ĐC
Thí nghiệm 1 280,63
283,5 ± 4,05
0,065
Thí nghiệm 2 286,36
Lô 1
Thí nghiệm 1 279
279,26 ± 0,36
Thí nghiệm 2 279,51
Lô 2
Thí nghiệm 1 288,81
288,53 ± 0,4
Thí nghiệm 2 288,25
Bảng 4.9. Tăng trọng trung bình tuyệt đối của các lô qua cả 2 TN
53
Auto-vaccine thực nghiệm không gây tác động xấu đến tăng trọng của heo
con.
Auto-vaccine thực nghiệm không ảnh hƣởng đến sức ăn, sự vận động và hô
hấp của heo con.
Auto-vaccine không gây những phản ứng phụ nhƣ ói mửa, ủ rủ, run rẩy và
hoàn hoàn không gây phản ứng cục bộ tại nơi tiêm.
54
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Auto-vaccine thực nghiệm tạo đáp ứng miễn dịch cao và kéo dài.
Auto-vaccine thực nghiệm không gây tác dụng phụ sau tiêm và không ảnh
hƣởng đến tăng trọng heo con.
Chƣa thể đánh giá chính xác đƣợc hiệu quả bảo hộ tiêu chảy do E. coli của
auto-vaccine.
5.2. Đề nghị
Cần sử dụng bộ kit với nhiều type huyết thanh hơn khi định type chọn chủng
E. coli sản xuất auto-vaccine.
Heo thí nghiệm cần đồng nhất một độ tuổi.
Đảm bảo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho heo thí nghiệm nhằm tránh những
nguyên gây tiêu chảy khác ngoài E. coli và giúp heo thí nghiệm đƣợc khỏe
mạnh để đáp ứng miễn dịch đồng đều với auto-vaccine.
Thiết kế thí nghiệm tiêm auto-vaccine cho heo mẹ đang mang thai để đánh giá
hiệu quả bảo hộ trên heo con.
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Linh Thƣớc. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm
và mĩ phẩm. NXB Giáo Dục.
2. Nguyễn Đức Hùng, Lê Đình Hùng, Huỳnh Lê Tâm. Sổ tay kiểm nghiệm vi
sinh thực phẩm thủy sản. NXB Nông Nghiệp-Hà Nội, 2004.
3. Nguyễn Ngọc Hải. Phân lập vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu trên heo sau
cai sữa và khảo sát khả năng nhạy cảm của chúng đối với một số kháng sinh.
Luận án Thạc sĩ Khoa Học Nông Nghiệp, 1999. Tủ sách ĐH Nông Lâm Tp
HCM.
4. Thái Quốc Hiếu. Ảnh hưởng của việc bổ sung kháng sinh và chế phẩm sinh
học vào thức ăn để phòng tiêu chảy do E. coli trên heo con tại tỉnh Tiền
Giang. Luận án Thạc sĩ Khoa Học Nông Nghiệp, 2002. Tủ sách ĐH Nông
Lâm Tp HCM.
5. Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thị Kim Hƣơng. Vaccine & chế phẩm miễn dịch
trong phòng & điều trị. NXB Y Học, 2003.
6. Nguyễn Đình Giậu. Sinh lý học người và động vật. NXB Đại Học Quốc Gia
Tp. HCM, 2000
7. “Vắc-xin”, Wikipedia, 08/03/2007.
8. “E. coli”, Wikipedia, 13/03/2007.
TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI
9. “Escherichia coli”, Wikipedia, 17/05/2007.
56
10. ”Vaccine”, Wikipedia.
11. “Diarrhea”, Wikipedia, 09/07/2007.
12. “Autovaccination”, Wikipedia, 14/05/2007.
13. “Immunologic adjuvant”, Wikipedia, 28/07/2007.
14. “Montanide for antibodies production”, SEPPIC company.
57
PHỤ LỤC
THÀNH PHẦN CÁC MÔI TRƢỜNG – HÓA CHẤT
1. EMB (pH: 7,2)
Pepton 10 g
Lactose 5 g
Succrose 5 g
K2HPO4 2 g
Agar 13,5 g
Eosin 0,4 g
Methylen Blue 0,065 g
Nƣớc cất 1000 ml
2. KIA (pH: 7,4 +/- 0,2)
Polypepton peptone 20 g
Lactose 20 g
Dextrose 1 g
NaCl 5 g
Ferric ammonium citrate 0,5 g
Sodium thiosulfate 0,5 g
Agar 15 g
Phenol red 0,025 g
Nƣớc cất 1000 ml
3. TSA (pH: 7,3 +/- 0,2)
Soya peptone 15 g
Tryptone peptone 5 g
NaCl 5 g
58
Agar 18 g
Nƣớc cất 1000 ml
4. TSB
Soya peptone 15 g
Tryptone peptone 5 g
NaCl 5 g
Nƣớc cất 1000 ml
5. Canh tryptone
Cao thịt 5 g
Peptone 10 g
NaCl 5 g
Nƣớc cất 1000 ml
6. Clark – Lubs
Peptone 5 g
Glucose 5 g
Phosphate buffer 5 g
Nƣớc cất 1000 ml
7. Simmons Citrate Agar (pH: 6,9)
Sodium citrate 2 g
K2PO4 1 g
MgSO4 0,2 g
Brothynol blue 0,08 g
NaCl 5 g
NH4H2PO4 1 g
Agar 18 g
Nƣớc cất 1000 ml
59
8. Nƣớc muối sinh lý
NaCl 9 g
Nƣớc cất 1000 ml
9. Thuốc thử Kovac’s
p-Dimethylaminobenzaldehyde 10 g
Isoamyl alcohol 150 ml
HCl đậm đặc 50 ml
10. Thuốc thử Methyl Red
Methyl red 0,1 g
Ethanol 95% 300 ml
Nƣớc cất (vừa đủ) 500 ml
11. Crystal violet
Crystal violet 0,4 g
Cồn 960 10 ml
Phenol 1 g
Nƣớc cất 100 ml
12. Lugol
KI 2 g
Iod tinh thể 1 g
Nƣớc cất 300 ml
13. Fuschine
Fuschine kiềm 0,3 g
Cồn 960 10 ml
Phenol 5 g
Nƣớc cất 35 ml
60
CÁC PHẢN ỨNG SINH HÓA
1. Phản ứng Indol
Chuẩn bị môi trƣờng canh tryptone.
Cấy vi khuẩn, ủ 370C, 24 – 48 giờ.
Thuốc thử Kovacs, nhỏ 2 – 4 giọt vào môi trƣờng sau khi cấy ủ.
Kết quả: Dƣơng tính: màu đỏ xuất hiện trên bề mặt môi trƣờng.
Âm tính: bề mặt môi trƣờng giữ nguyên màu vàng thuốc thử.
2. Phản ứng Methyl Red
Chuẩn bị môi trƣờng Clark – Lubs.
Cấy vi khuẩn, ủ 370C, 24 – 48 giờ.
Thuốc thử Methyl Red, nhỏ 2 – 4 giọt vào môi trƣờng sau cấy ủ.
Kết quả: Dƣơng tính: dịch cấy màu đỏ.
Âm tính: dịch cấy màu vàng.
3. Phản ứng Voges Proskauer
Chuẩn bị môi trƣờng Clark – Lubs.
Cấy vi khuẩn, ủ 370C, 24 – 48 giờ.
Thuốc thử α-naphtol và KOH 40%.
Kết quả: Dƣơng tính: môi trƣờng có màu đỏ hồng.
Âm tính: môi trƣờng khôngcó màu đỏ hồng.
4. Phản ứng Citrate
Chuẩn bị môi trƣờng thạch nghiêng Simmons Citrate Agar.
Cấy vi khuẩn, ủ 370C, 24 – 48 giờ.
Kết quả: Dƣơng tính: có khuẩn lạc, môi trƣờng chuyển màu xanh dƣơng.
Âm tính: môi trƣờng giữ nguyên màu xanh lục.
61
KẾT QUẢ THỐNG KÊ
Hiệu giá KT lần rút máu thứ nhất của thí nghiệm 1
Analysis of Variance for HGKT
Source DF SS MS F P
Lo 2 356 178 0,10 0,906
Error 6 10667 1778
Total 8 11022
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+-------
1 3 80,00 0,00 (--------------*--------------)
2 3 80,00 69,28 (--------------*--------------)
dc 3 66,67 23,09 (--------------*--------------)
---------+---------+---------+-------
Pooled StDev = 42,16 40 80 120
Hiệu giá KT lần rút máu thứ hai của thí nghiệm 1
Analysis of Variance for HGKT
Source DF SS MS F P
Lo 2 1692800 846400 8,58 0,017
Error 6 592000 98667
Total 8 2284800
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+
1 3 1066,7 369,5 (--------*--------)
2 3 1066,7 369,5 (--------*--------)
dc 3 146,7 151,4 (--------*--------)
------+---------+---------+---------+
Pooled StDev = 314,1 0 500 1000 1500
Hiệu giá KT lần rút máu thứ ba của thí nghiệm 1
Analysis of Variance for HGKT
Source DF SS MS F P
Lo 2 295822 147911 1,00 0,422
Error 6 887467 147911
Total 8 1183289
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+--
1 3 1280,0 0,0 (----------*---------)
2 3 853,3 369,5 (----------*----------)
dc 3 960,0 554,3 (----------*----------)
----+---------+---------+---------+--
Pooled StDev = 384,6 500 1000 1500 2000
62
Hiệu giá KT lần rút máu thứ nhất của thí nghiệm 2
Analysis of Variance for HGKT
Source DF SS MS F P
Lo 2 348800 174400 1,04 0,409
Error 6 1004800 167467
Total 8 1353600
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+-----
1 3 546,7 650,3 (-----------*----------)
2 3 346,7 281,0 (-----------*----------)
dc 3 66,7 23,1 (----------*-----------)
-+---------+---------+---------+-----
Pooled StDev = 409,2 -500 0 500 1000
Hiệu giá KT lần rút máu thứ hai của thí nghiệm 2
Analysis of Variance for HGKT
Source DF SS MS F P
Lo 2 15382756 7691378 4,93 0,054
Error 6 9352533 1558756
Total 8 24735289
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+
1 3 3413 1478 (--------*--------)
2 3 3413 1478 (--------*--------)
dc 3 640 554 (--------*--------)
------+---------+---------+---------+
Pooled StDev = 1249 0 2000 4000 6000
Hiệu giá KT lần rút máu thứ ba của thí nghiệm 2
Analysis of Variance for HGKT
Source DF SS MS F P
Lo 2 21334756 10667378 9,14 0,015
Error 6 7001600 1166933
Total 8 28336356
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+-
1 3 1493 978 (------*-------)
2 3 4267 1478 (------*-------)
dc 3 667 600 (------*-------)
-----+---------+---------+---------+-
Pooled StDev = 1080 0 2000 4000 6000
63
Số heo tiêu chảy của 3 lô thí nghiệm 1
Expected counts are printed below observed counts
Lo 1 Lo 2 Lo DC Total
Tchay 11 12 11 34
12,63 13,60 7,77
Kotchay 15 16 5 36
13,37 14,40 8,23
Total 26 28 16 70
Chi-Sq = 0,210 + 0,188 + 1,341 +
0,198 + 0,178 + 1,267 = 3,382
DF = 2, P-Value = 0,184
Số heo tiêu chảy của 3 lô thí nghiệm 2
Expected counts are printed below observed counts
Lo DC Lo 2 Lo 1 Total
Tchay 9 9 10 28
7,90 10,05 10,05
Kotchay 13 19 18 50
14,10 17,95 17,95
Total 22 28 28 78
Chi-Sq = 0,154 + 0,110 + 0,000 +
0,086 + 0,062 + 0,000 = 0,412
DF = 2, P-Value = 0,814
Tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô thí nghiệm 1
Analysis of Variance for Tang tro
Source DF SS MS F P
Lo 2 160,6 80,3 2,60 0,168
Error 5 154,2 30,8
Total 7 314,7
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+----
1 3 279,00 1,20 (----------*---------)
2 3 288,81 4,40 (---------*---------)
DC 2 280,63 10,61 (------------*-----------)
--+---------+---------+---------+----
Pooled StDev = 5,55 272,0 280,0 288,0 296,0
64
Tăng trọng trung bình tuyệt đối của 3 lô thí nghiệm 2
Analysis of Variance for Tang tro
Source DF SS MS F P
Lo 2 123,9 62,0 1,31 0,349
Error 5 236,9 47,4
Total 7 360,9
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+--
1 3 279,51 9,98 (-----------*------------)
2 3 288,25 2,95 (-----------*------------)
DC 2 286,36 4,50 (---------------*---------------)
----+---------+---------+---------+--
Pooled StDev = 6,88 272,0 280,0 288,0 296,0
Tăng trọng trung bình tuyệt đối của các lô qua 2 TN
Analysis of Variance for TTTBTD
Source DF SS MS F P
Lo 2 86,24 43,12 7,74 0,065
Error 3 16,70 5,57
Total 5 102,94
Individual 95% CIs For Mean
Based on Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+--
1 2 279,26 0,36 (-------*--------)
2 2 288,53 0,40 (--------*--------)
DC 2 283,50 4,05 (-------*--------)
----+---------+---------+---------+--
Pooled StDev = 2,36 276,0 282,0 288,0 294,0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CAO VAN HOA.pdf