THU NHẬN KHUÔN NHẬP NGOẠI BÀO IN VITRO ỨNG DỤNG TRONG NUÔI CẤY TẾ BÀO VÀ TRỊ LIỆU
NGUYỄN THỊ THANH GIANG
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục
Đặt vấn đề
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả - biện luận
Chương 4: Kết luận - kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cảm ơn
Mục lục . i
Danh mục từ viết tắt .v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục đồ thị viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và thành phần ECM .3
1.1.1. Định nghĩa ECM .3
1.1.2.Thành phần ECM .4
a. Nhóm protein cấu trúc 4
b. Phức hợp protein - polysacharide 6
c. Nhóm protein bám dính . 6
d. Nhân tố tăng trưởng 7
1.2. Quy trình thu nhận ECM 8
1.2.1. Các phương pháp loại tế bào 8
a. Phương pháp vật lí .8
b. Phương pháp hóa học .9
c. Phương pháp enzyme .11
d. Chất ức chế protease 12
1.2.2. Ảnh hưởng của nguồn mô đến quá trình loại tế bào 12
ii
1.2.3. Kiểm tra sự loại bỏ tế bào .12
1.2.4. Loại bỏ các hóa chất dư trên ECM .13
1.3. Một số đặc tính sinh học của ECM 13
1.3.1. Đặc tính tự phân hủy .13
1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn 14
1.3.3. Đặc tính hóa hướng động 14
1.3.4. Đặc tính tạo mạch 15
1.4. Một số sản phẩm ECM thương mại và ứng dụng 15
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu 17
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 17
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .19
Chương 2. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP
2.1.Vật liệu – phương pháp .20
2.1.1. Dụng cụ - thiết bị 20
2.1.2. Hóa chất 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Nguồn mẫu .24
2.2.2 .Đối tượng nghiên cứu .25
2.2.3. Phương pháp thu nhận ECM 25
a. Thu nhận và nuôi cấy nguyên bào sợi . 25
b. Nuôi cấy và tăng sinh nguyên bào sợi . 26
c. Đánh giá nguyên bào sợi .26
d. Kích thích nguyên bào sợi tổng hợp protein tạo ECM 27
e. Phá tế bào thu nhận ECM 27
iii
2.2.4.Phương pháp đánh giá sự bám dính nhanh và tạo cụm .28
a. Phân lập và nuôi nhân tế bào sừng từ mô da . 28
b. Đánh giá sự bám dính nhanh của tế bào trên ECM . 29
c. Đánh giá sự tạo cụm tế bào trên ECM . 29
2.2.5. Phương pháp khảo sát sự phục hồi tổn thương da chuột của ECM .29
a. Xử lí màng ối thu nhận vật mang và tạo đĩa phủ vật mang . 30
b. Tạo ECM trên vật mang . 31
c. Khảo sát sự phục hồi tổn thương da chuột 31
2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .32
2.4. Xử lí số liệu .33
Chương 3. KẾT QUẢ - BIỆN LUẬN
3.1. Kết quả thu nhận ECM 34
3.1.1. Kết quả thu nhận, nuôi cấy tăng sinh và đánh giá nguyên bào sợi thu nhận từ mô da 34
3.1.2. Kết quả kích thích nguyên bào sợi tổng hợp ECM .36
3.1.3. Kết quả xử lí thu nhận ECM 38
3.2. Kết quả đánh giá ECM 42
3.2.1. Kết quả đánh giá thành phần ECM 42
3.2.2. Kết quả đánh giá sự bám dính của tế bào trên ECM .44
a. Kết quả đánh giá sự bám dính nhanh của tế bào sừng trên ECM 44
b. Kết quả đánh giá sự bám dính nhanh của nguyên bào sợi 47
3.2.3. Kết quả sự tạo cụm tế bào của tế bào trên ECM .49
3.3. Kết quả đánh giá khả năng của ECM lên sự phục hồi 52
3.3.1. Kết quả thu nhận vật mang từ màng ối .52
3.3.2. Kết quả thu nhận ECM trên vật mang 54
iv
3.3.3. Đánh giá sự phục hồi tổn thương bỏng da chuột .54
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 59
PHỤ LỤC
Bảng PL 1. Tóm tắt một số sản phẩm ECM thu nhận từ mô, cơ quan PL 1
Bảng PL 2. Số nguyên bào sợi bám dính PL 5
Bảng PL 3. Số tế bào sừng bám dính trên . PL 6
Bảng PL 4. Số cụm tế bào hình thành . PL 7
Kết quả xử lí thống kê số tế bào sừng bám trên đĩa nuôi không phủ ECM . PL 8
Kết quả xử lí thống kê số tế bào sừng bám trên đĩa nuôi phủ ECM PL 9
Kết quả xử lí thống kê số nguyên bào sợi bám trên đĩa không phủ ECM . PL 10
Kết quả xử lí thống kê số nguyên bào sợi bám trên đĩa nuôi phủ ECM PL 11
Kết quả xử lí thống kê số cụm tế bào . PL 12
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thu nhận khuôn nhập ngoại bào in vitro ứng dụng trong nuôi cấy tế bào và trị liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
1.1. Định nghĩa và thành phần khuôn ngoại bào
1.1.1. Định nghĩa khuôn ngoại bào
Khuôn ngoại bào (ECM – extracellular matrix) là chất nền bao bên ngoài các
tế bào của mô, cơ quan. Chúng là một phức hợp các phân tử protein cấu trúc, protein
chức năng xếp thành cấu trúc không gian 3 chiều. Cấu trúc không gian này phù hợp,
thuận lợi với chức năng của mỗi mô. ECM giống như một hệ thống dẫn truyền thông
tin (tín hiệu) giữa các tế bào kế cận nhau hay giữa tế bào với chính ECM của mô [9].
Hình 1.1. Cấu trúc ECM
(nguồn:
ECM giúp các tế bào bám dính, trải rộng, tăng sinh, di cư và biệt hóa. Chúng
liên kết các mô với nhau và là nơi chứa nhiều hormon kiểm soát sự tăng trưởng
cũng như biệt hóa của tế bào. ECM trong cơ thể sống luôn trong trạng thái hoạt
động, có thể trao đổi qua lại và thay đổi để đáp ứng lại những thay đổi của môi
trường như sự thay đổi oxy hay sự tăng trọng lượng cơ thể [9].
4
Hình 1.2. ECM của một số mô
(
1.1.2. Thành phần ECM
Thành phần tạo nên ECM là các phân tử protein được chia làm 3 nhóm: nhóm
protein cấu trúc, nhóm chức năng và nhóm các phân tử thụ thể bề mặt tế bào. Tuy
nhiên, sự phân chia thành phần ECM về chức năng và cấu trúc không rõ ràng, vì có
nhiều phân tử giữ cả vai trò cấu trúc và chức năng. Ví dụ, cả collagen và fibronectin
đều có vai trò duy trì cấu trúc mô, tuy nhiên chúng còn có thêm nhiều chức năng
khác, như giúp tế bào bám và di chuyển để kích thích hoặc ức chế sự tạo mạch [9].
a. Nhóm protein cấu trúc
Collagen
Collagen là protein chiếm nhiều nhất trong ECM của động vật có vú. Hơn
90% trọng lượng khô của ECM ở hầu hết các mô và cơ quan là collagen. Collagen
được tạo ra trong tế bào ở dạng procollagen. Procollagen có khối lượng phân tử cao
hơn so với collagen do nó kéo dài ở cả hai đầu NH2 và COOH [68].
Collagen hiện có hơn 20 dạng và mỗi dạng có một chức năng sinh học riêng.
Trong tự nhiên, collagen liên kết chặt với glycosylated proteins, các nhân tố tăng
trưởng và một số protein cấu trúc như elastin và laminin để tạo nên đặc tính duy
5
nhất của mô Các collagen dạng này tồn tại trong ECM của hầu hết các mô. Sự xen
lẫn các dạng collagen khác nhau trong mô tạo nên những đặc tính cơ học và đặc
tính sinh lí cho ECM, đồng thời tạo nên tập hợp các thụ thể giúp cho sự tương tác
giữa ECM với các quần thể tế bào xung quanh [17], [34], [74].
Hình 1. 3. Các cấp độ cấu trúc của collagen. (a) sợi collagen quan sát bình thường, (b) sợi
collagen chứa nhiều tơ collagen, (c) mỗi phân tử collagen là một xoắn gồm 3 chuỗi α, (d)
ba chuỗi α bện vào nhau với đầu tận cùng liên kết lỏng lẻo.
(Nguồn:
Elastin
Elastin là protein chủ yếu giữ vai trò đàn hồi và giúp liên kết định hướng các
mô. Hàm lượng elastin có thể thay đổi từ 2% trọng lượng khô của da đến hơn 70%
trong các dây chằng gáy của động vật ăn cỏ. Chức năng chính của elastin là tạo tính
đàn hồi và độ đàn hồi cho mô. Tuy nhiên, elastin còn tăng cường sự bám dính của tế
bào và elastin peptides đã được chứng minh là tạo nên tính hóa hướng động đối với
tế bào. Tropoelastin là phân tử đơn vị hòa tan của elastin. Tuy nhiên do sự nối ghép
các phân tử đơn vị đã tạo nên nhiều dạng elastin. Phân tử đơn vị được tạo ra và tiết
vào không gian ngoại bào, kết hợp với các thành phần vi sợi tạo thành sợi elastin.
6
Các phân tử polypeptide của elastin được liên kết với nhau bằng liên kêt kị nước,
lặp đi lặp lại. Các liên kết giữa lysine là các liên kết cộng hóa trị giúp ổn định cấu
trúc sợi đàn hồi của elastin [9].
b. Phức hợp protein - polysaccharide
Proteoglycan
Proteoglycan gồm nhiều phân tử glycosaminoglycan (GAGs) liên kết với lõi
protein. Glycosaminoglycan phụ thuộc vào dạng mô, tuổi của cơ thể và môi trường
thu nhận ECM. Các phân tử GAGs bám vào các nhân tố tăng trưởng, các cytokines,
thúc đẩy quá trình giữ nước và tạo nên đặc tính gel cho ECM. Nhờ đặc tính bám
dính của heparin trên nhiều thụ thể bề mặt tế bào và trên các nhân tố tăng trưởng đã
tạo nên phân tử heparin giàu glycosaminoglycan – là thành phần quan trọng trong
ECM giúp tế bào tăng trưởng. Các phân tử GAGs hiện diện trong ECM gồm có
chondroitin sulfates, heparin, heparan sulfate, và hyaluronic acid [9], [32], [40].
c. Nhóm protein bám dính
Fibronectin
Fibronectin là thành phần chiếm tỉ lệ cao đứng thứ 2 sau collagen trong
ECM. Fibronectin tồn tại ở dạng hòa tan, dạng sợi và là thụ thể bám dính của nhiều
loại tế bào [49], [50], [61], [62].
Đặc trưng của fibronectin là tạo ra lớp chất nền giúp tế bào bám dính khi
nuôi cấy in vitro. Chúng thường được sử dụng như vật liệu bao phủ các giàn giáo
sinh học để tăng cường tính tương hợp sinh học với cơ thể chủ. Fibronectin là phân
tử giàu Arg-Gly-Asp, bộ 3 peptide này có vai trò quan trọng trong sự bám dính của
tế bào [74].
Laminin
Laminin là một protein bám dính được tìm thấy trên màng nền của ECM .
Cấu trúc của laminin gồm ba chuỗi polypeptide liên kết với nhau. Laminin tương
tác rộng rãi với ECM như là một giàn giáo để tái tạo cấu trúc mô. Mạch β1 integrin
7
có ảnh hưởng gián tiếp đến tế bào gốc tạo máu khi tương tác với fibronectin và
laminin. Khi sử dụng ECM như một giàn giáo để tái tạo mô và cơ quan ở người
trưởng thành thì không thấy rõ vai trò của laminin, nhưng nó có vai trò quan trọng
trong các quá trình sinh học phát triển, đó là các phân tử thiết yếu cần cho sự tự tập
hợp các quần thể tế bào để hình thành mô và chống lại sự tạo thành mô sẹo [51],
[61], [70].
Integrin
Intergin là các thụ thể trên bề mặt tế bào mà gắn trên ECM. Fibronectin,
laminin và các thành phần khác của ECM gắn trên các thụ thể của phân tử
glycoproteins trên bề mặt tế bào được gọi là integrin. Integrin giúp hợp nhất xương
tế bào và ECM [19], [54].
CAMs
CAMs là các phân tử protein xuyên màng, có vai trò trong sự bám dính trực
tiếp hay gián tiếp giữa tế bào và tế bào, giữa tế bào và ECM. Những tương tác này
giúp gắn tế bào vào mô và thúc đẩy sự liên lạc giữa các tế bào với môi trường xung
quanh [17], [64].
d. Nhân tố tăng trưởng
Trên ECM có nhiều nhân tố tăng trưởng, bao gồm cả các nhân tố tăng trưởng
tế bào nội mô (VEGF), họ nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), nhân tố tăng
trưởng thu nhận từ các tế bào đệm (SDF-1), nhân tố tăng trưởng tế bào biểu mô
(EGF), nhân tố tăng trưởng biến đổi β (TGF- β), nhân tố tăng trưởng tế bào sừng
(KGF), nhân tố tăng trưởng tế bào gan (HGF), nhân tố tăng trưởng phân lập từ tiểu
cầu (PDGF) và protein tạo hình xương. Các nhân tố tăng trưởng này là các phân tử
sinh học hoạt động. Khi sử dụng ECM ở trạng thái tự nhiên làm giàn giáo giúp tế
bào tăng trưởng và biệt hóa, có thuận lợi về sự hiện diện của tất cả các nhân tố tăng
trưởng giống như trong mô tự nhiên [18], [32], [45], [56].
8
1.2. Quy trình thu nhận ECM
ECM có thể được thu nhận từ rất nhiều mô như van tim, mạch máu, da, thần
kinh, cơ xương, gân, dây chằng, mô liên kết ruột non (SIS), bàng quang và gan. Để
thu được ECM tự nhiên đòi hỏi loại hết các tế bào trong mô, cơ quan. Mục đích của
quá trình này nhằm làm giảm phản ứng viêm hoặc đáp ứng miễn dịch, đồng thời
giảm thiểu các tác động bất lợi lên thành phần, hoạt tính sinh học và đặc tính cơ học
của ECM được thu nhận [12], [13], [22], [30], [38], [48], [60], [63], [66].
Từ một mô tự nhiên, để thu được ECM đòi hỏi phải có sự kết hợp của các
phương pháp vật lí, hóa học và enzyme để loại hết thành phần tế bào. Tiếp theo sự
loại bỏ tế bào, ECM được tiệt trùng trước khi sử dụng như giàn giáo sinh học. Hai
phương pháp tiệt trùng phổ biến là chiếu xạ (tia gamma) và khí ethelyne oxide [33].
1.2.1. Các phương pháp loại tế bào
Để quá trình loại tế bào khỏi mô đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp các
phương pháp vật lí, hóa học và enzyme. Nhìn chung, một quy trình loại tế bào
thường trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên là li giải màng tế bào, bước tiếp theo là xử
lí bằng enzym để tách các thành phần tế bào khỏi mô và cuối cùng là loại bỏ các
mảnh vụn tế bào [35].
a. Phương pháp vật lí
Phương pháp vật lí thường sử dụng để loại tế bào khỏi mô bao gồm làm lạnh,
loại tế bào bằng áp suất và lắc. Phương pháp làm lạnh nhanh thường sử dụng để loại
bỏ tế bào của mô gân, dây chằng và mô thần kinh. Mô được lạnh nhanh, trong mô
sẽ hình thành tinh thể đá nội bào và chúng sẽ phá vỡ màng tế bào và li giải tế bào.
Do vậy phải kiểm soát cẩn thận tốc độ thay đổi nhiệt độ để ngăn cản các tinh thể đá
phá vỡ ECM [43], [72].
Ngoài ra tế bào có thể được li giải bằng cách tạo áp lực trực tiếp lên mô,
nhưng phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với các mô, cơ quan mà ECM không
dầy đặc. Các lực cơ học có thể được sử dụng để tách lớp các mô, cơ quan có cấu
9
trúc mô tự nhiên gồm nhiều lớp như ruột non, bàng quang. Phương pháp này có
hiệu quả và ít gây tổn hại đến cấu trúc 3 chiều của ECM.
Biện pháp cơ học thường được sử dụng kết hợp với phương pháp hóa học để
phá vỡ tế bào và loại các thành phần tế bào ra khỏi ECM. Ngoài ra có thể kết hợp
các tác động cơ học cùng với sóng âm để phá vỡ tế bào. Chưa có nghiên cứu nào
xác định cường độ hoặc tần số tối ưu của sóng âm để phá vỡ tế bào, nhưng mỗi
dạng sóng cụ thể đều có tác động lên sự loại bỏ các thành phần tế bào [69].
b. Phương pháp hóa học
Dung dịch kiềm và acid
Kiềm và acid thường được sử dụng để hòa tan tế bào chất cũng như để loại
bỏ acid nucleic. Acetic acid, peracetic acid (PAA), hydrochloric acid, sulfuric acid
và ammonium hydroxide (NH4OH) có tác dụng phá vỡ màng tế bào và màng của
các bào quan nội bào. PAA được sử dụng ở nồng độ 0,10 – 0,15% trọng lượng/thể
tích để thu ECM của mô ruột non và bàng quang lợn. PAA đã được chứng minh là
không gây tác động có hại lên đặc tính cơ học của ECM. Mô sau khi được xử lí
bằng PAA, ECM của mô vẫn duy trì được cấu trúc và chức năng của các nhân tố
tăng trưởng hiện diện trong mô trước đó. Cả SIS và UBM (ECM bàng quang lợn)
đã được chứng minh là chất nền tuyệt vời trong nuôi cấy tế bào in vitro và đã ứng
dụng thành công in vivo [11], [14], [39], [41], [53].
Chất tẩy không ion
Chất tẩy không ion cũng thường được sử dụng trong các quy trình loại tế bào
khỏi mô. Các chất này phá vỡ liên kết giữa lipid – lipid, lipid – protein và giữ
nguyên liên kết protein – protein. Do vậy, sau khi xử lí mô bằng các chất tẩy này,
protein trong mô vẫn giữ nguyên chức năng. Triton X-100 là chất tẩy không chứa
ion được sử dụng rộng rãi để loại bỏ tế bào. Sự tiếp xúc giữa mô và Triton X-100 có
thể biến thiên từ vài giờ đến 14 ngày. Sau 24 giờ xử lí mô van tim bằng Triton X-
100 đã loại bỏ hoàn toàn tế bào mà vẫn duy trì cấu trúc của van tim. Đối với các
10
thành phần ECM, Triton X-100 làm mất gần như hoàn toàn GAGs và làm giảm hàm
lượng laminin và fibronectin trong mô van tim [27], [60].
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy Triton X-100 không có hiệu quả hoàn
toàn trong việc loại tế bào khỏi mạch máu, gân, dây chằng sau khi tiếp xúc với các
mô này lên đến 4 ngày. Gân khi được xử lí bằng Triton X-100 đã làm thay đổi sự
căng của các sợi collagen. Ngược lại, dây chằng khi xử lí bằng Triton X-100 đã
không ảnh hưởng đến sợi collagen. Mặc dù Triton X-100 là một hóa chất được sử
dụng nhiều để loại tế bào, nhưng hiệu quả của nó phụ thuộc vào mô được loại tế bào
và phụ thuộc vào các phương pháp kết hợp khác để loại bỏ tế bào [21], [70].
Chất tẩy có ion
Chất tẩy có ion có tác dụng hòa tan màng tế bào nhân và màng tế bào chất.
Chúng làm biến tính protein vì phá vỡ liên kết protein-protein. Hầu hết các chất tẩy
ion thường sử dụng là sodium dodecyl sulfate (SDS), sodium deoxycholate và
Triton X-200. SDS rất có hiệu quả trong việc loại bỏ các thành phần tế bào khỏi mô.
Chất này có xu hướng phá vỡ cấu trúc mô tự nhiên, làm giảm nồng độ GAGs nhưng
không làm mất tính nguyên vẹn của collagen. Sodium deoxycholate cũng có hiệu
quả trong việc loại bỏ các thành phần tế bào nhưng chúng có xu hướng phá vỡ cấu
trúc mô tự nhiên nhiều hơn so với SDS. Chúng thường được sử dụng kết hợp với
các chất tẩy zwitterionic để loại tế bào trong mô thần kinh. Tuy nhiên, chỉ có sự kết
hợp của Triton X-200 với chất tẩy zwitterionic cho hiệu quả loại tế bào hoàn toàn
trong mô thần kinh [44]
Tri (n-butyl) phosphate
Tri (n-butyl) phosphate (TBP) là một dung môi hữu cơ. Chúng thường được
sử dụng để bất hoạt virus trong máu mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của
các nhân tố đông máu. Gần đây, TBP được sử dụng như là tác nhân hỗ trợ để loại
bỏ tế bào trong mô gân và dây chằng. Xử lí bằng TBP đã loại bỏ hoàn toàn các tế
bào trong mô gân đuôi chuột mà không ảnh hưởng đến sức căng của sợi collagens.
11
TBP hứa hẹn là một tác nhân phá tế bào ít gây ảnh hưởng đến đặc tính cơ học của
ECM và đang được nghiên cứu sâu hơn [43].
Xử lí nhược trương và ưu trương
Phương pháp tạo sốc thẩm thấu bằng dung dịch nhược trương hoặc dung
dịch ưu trương thường được sử dụng để phá tế bào trong mô và cơ quan. Khi xử lí
mô trong dung dịch nhược trương (10mM Trizma HCl, 5mM EDTA) trong 11 giờ.
Sau đó xử lí bằng dung dịch ưu trương (50mM TrizmaHCl, 1M NaCl, 10mM
EDTA) trong 11 giờ có thể phá vỡ tế bào, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các
thành phần tế bào khỏi mô. Do vậy khi xử lí mô bằng phương pháp này thường phải
kết hợp với các phương pháp dùng enzyme hoặc hóa chất để loại bỏ hoàn toàn các
mảnh vụn tế bào. Loại bỏ các mảnh DNA khỏi mô là một khó khăn, bởi vì DNA có
xu hướng bám lên các protein trên ECM [29], [72].
Tác nhân Chelat
Các tác nhân Chelat như EDTA và EGTA, là phân tử dạng vòng phức tạp có
một ion kim loại liên kết chặt ở trung tâm. Như đã biết, các ion Ca2+ và Mg2+ thì cần
thiết giúp tế bào bám lên collagen và fibronectin tại các thụ thể Arg–Gly–Asp. Sự
ràng buộc bởi các ion này hiện diện trên các tế bào bám dính trên ECM đã tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình loại bỏ tế bào khỏi mô. EDTA thường được sử dụng kết
hợp với trypsin [36].
c. Phương pháp enzyme
Phương pháp sử dụng enzyme để loại tế bào bao gồm sử dụng các enzyme
phân hủy protein, tác nhân chelating Ca và enzyme phân hủy nhân tế bào. Trypsin
là enzyme phân hủy protein phổ biến được sử dụng để phá tế bào. Chúng bẻ gãy các
cầu nối cacbon trên arginine và lysine. Khi đã phá vỡ hết các liên kết này thì sẽ phá
các liên kết carbon trên proline. Enzyme thường sử dụng để thủy phân nhân tế bào
là endonucleases và exonucleases. Endonucleases thủy phân các cầu nối bên trong
chuỗi DNA hoặc RNA. Exonucleases thủy phân các liên kết ở đầu cuối cùng của
DNA hoặc RNA. Kết quả cuối cùng là phân hủy DNA hoặc RNA [36]
12
d. Chất ức chế protease
Trong quá trình phá tế bào, một số enzyme phân hủy protein được giải phóng
ra khi tế bào bị vỡ. Trong suốt thời gian xử lí mẫu với các tác nhân hóa học, sự hiện
diện của các enzyme này có thể làm tổn hại các cấu trúc tự nhiên của ECM. Do vậy,
nên bổ sung vào dung dịch phá tế bào các chất ức chế protease như aprotonin và
leupeptin. Dung dịch đệm pH 7 - 8 cũng có thể ức chế nhiều protease [36]
1.2.2. Ảnh hưởng của nguồn mô đến quá trình loại tế bào
Hiệu quả của quá trình hoặc phương pháp loại tế bào khỏi mô phụ thuộc vào
nguồn mô sử dụng. Grauss và cộng sự (2003) đã chứng minh sử dụng một mình
trypsin để loại tế bào van động mạch chủ tim lợn thì không hiệu quả. Trong khi đó,
Schenke - Layland và cộng sự (2003) lại loại bỏ hoàn toàn các thành phần tế bào
của van động mạch phổi heo. Cartmell và Dunn (2000), Woods và Gratzer (2005)
nghiên cứu độc lập cách phá tế bào trên gân đuôi chuột và ACL heo đã thấy kết quả
loại tế bào khác nhau. Các nghiên cứu trên cho thấy hiệu quả loại tế bào phụ thuộc
vào nguồn mô, thành phần của mô, mật độ tế bào và các nhân tố khác. Đối với mỗi
mô sử dụng để loại tế bào đều được phải được nghiên cứu kỹ, điều này rất cần thiết
để tối ưu hóa quy trình phá tế bào mà không ảnh hưởng đến ECM thu nhận được
[21], [35], [59], [72].
1.2.3. Kiểm tra sự loại bỏ tế bào
Một số phương pháp nhuộm mô học thường được sử dụng để kiểm tra hiệu
quả của việc loại tế bào khỏi mô. Phương pháp nhuộm mô bằng Hematoxylin -
Eosin là phương pháp kiểm tra đầu tiên để xác định cấu trúc nhân và có thể quan sát
bằng mắt thường. Một trong các phương pháp nhuộm mô như Masson’s Trichome,
Movat’s Pentachrome hoặc Safrin O thường được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện
của các thành phần tế bào chất và các phân tử ngoại bào khác nhau. Collagen khi
nhuộm PAS hoặc nhuộm Masson’s Trichome sẽ bắt màu hồng hoặc xanh tương ứng
với mỗi loại thuốc nhuộm. Phương pháp hóa mô miễn dịch cũng được sử dụng để
xác định các protein nội bào như actin và vimentin [72].
13
Kiểm tra sự hiện diện của DNA có thể thực hiện bằng cách nhuộm Hoechst,
trong đó phân tử huỳnh quang bám vào các nucleotide A, T trên các rãnh nhỏ của
phân tử DNA. Ngoài ra, propidium iodide và PicoGreen cũng được sử dụng để
kiểm tra sự hiện diện của DNA trong mẫu. Ngoài việc xác định các thành phần đã
loại bỏ, việc xác định các thành phần còn lại của ECM cũng rất cần thiết. Các
protein có vai trò bám dính như fibronectin, laminin, GAGs, các nhân tố tăng
trưởng, sợi elastic và collagens đều rất cần thiết để tế bào bám lên ECM trong in
vitro hoặc in vivo [35].
1.2.4. Loại bỏ các hóa chất dư trên ECM
Các phương pháp loại tế bào hầu hết đều sử dụng hóa chất có thể gây tổn hại
đến tế bào. Nếu hóa chất sử dụng vẫn còn lại trong ECM với nồng độ cao sau khi đã
xử lí, chúng có thể gây độc đối với cơ thể chủ khi ECM được cấy ghép in vivo. Do
vậy việc định lượng các hóa chất còn dư trong ECM là rất cần thiết.
Tóm lại, để hoàn thành quá trình loại tế bào của hầu hết các mô thì đòi hỏi
phải có sự kết hợp của các phương pháp vật lí, enzym và hóa học. Ngoài ra quy
trình xử lí mô còn phụ thuộc vào nguồn mô quan tâm. Nhìn chung mọi qui trình đều
mong muốn sử dụng lực tác động nhẹ nhất để loại hết tế bào khỏi mô mà không phá
vỡ thành phần cấu trúc và chức năng của ECM.
1.3. Một số đặc tính sinh học của ECM
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò quan trọng của sự tự
phân hủy ECM trong quá trình phục hồi tổn thương. Sự tự phân hủy của ECM là
nhân tố tác động sớm nhất đến quá trình phục hồi tổn thương của mô. Ngoài ra sự
tự phân hủy của ECM cũng tạo thành các chuỗi peptide kháng vi sinh, chất hóa
hướng động và sự tạo mạch [20], [58].
1.3.1. Đặc tính tự phân hủy
ECM có khả năng tự phân hủy nhanh sau khi cấy ghép vào mô chủ. Chúng
sẽ được thay thế từ từ thông qua các liên kết hóa học chéo. Sự thay thế này làm quá
14
trình tự phân hủy diễn ra từ từ. Nghiên cứu sử dụng 14C gắn với SIS - ECM để theo
dõi sự tự phân hủy của ECM khi điều trị tổn thương thành bàng quang. Phóng xạ
14C được phát hiện trong máu và trong bàng quang ngay sau khi có sự sửa chữa
bàng quang hay khi ECM bắt đầu phân hủy. SIS - ECM sẽ tự phân hủy khoảng 40 -
60% trên tổng số ECM được ghép tại vị trí cần tái tạo mô trong vòng 4 tuần. Sau 90
ngày ghép, 14C đã không còn trong bàng quang [53].
1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn
Trong tự nhiên có nhiều phân tử peptide kháng khuẩn tồn tại phổ biến rộng
trong giới động thực vật. Sarikaya và cộng sự đã chứng minh thành phần của ECM
thu nhận từ mô liên kết ruột non (SIS) và niêm mạc bàng quang (UBM) lợn có hoạt
tính kháng đối với vi khuẩn gram dương và gram âm. Để kiểm tra hoạt tính kháng
khuẩn này, SIS và UBM lợn được thu nhận và phân tủy bằng cách sử dụng acid
loãng ở nhiệt độ. Sản phẩm của sự phân hủy này đưa vào môi trường nuôi cấy E.
coli hoặc S. aureus để kiểm tra sự tăng trưởng của chúng sau 24 giờ. Nhận thấy sản
phẩm phân hủy của SIS và UBM đều chống lại sự tăng trưởng của E. coli và S.
aureus trong 24 giờ [58].
1.3.3. Đặc tính hóa hướng động
Sự tự phân hủy của ECM cũng tạo ra các phân tử peptide có hoạt tính hóa
hướng động. Các phân tử peptide này được thu nhận từ SIS – ECM, có trọng lượng
khoảng 5 – 16 kDa. Chúng được chứng minh có tính hóa hướng động đối với các tế
bào có nguồn gốc từ tế bào nội mô tim, gan và thận chuột. Thêm vào đó, các thử
nghiệm in vivo cho thấy việc cấy ghép giàn giáo SIS –ECM và UBM – ECM có bổ
sung tế bào tủy xương đã thúc đẩy các tế bào này di cư vào trong vị trí của mô đang
được phục hồi và tham gia vào quá trình phục hồi mô. Các nghiên này đã chứng
minh sự tự phân hủy của ECM tạo ra các phân tử peptide có trọng lượng phân tử
thấp. Các phân tử này có khả năng kích thích tập trung các tế bào nội mô cả in vitro
và in vivo [15], [74], [75].
15
1.3.4. Đặc tính tạo mạch
Ngoài các đặc tính kháng khuẩn và tính hóa hướng động, các sản phẩm phân
hủy của ECM cũng thể hiện đặc tính tạo mạch. Li và cs đã tiến hành thí nghiệm
kiểm tra đặc tính tạo mạch của sản phẩm phân hủy SIS – ECM. Nhóm nghiên cứu
trộn các nồng độ khác nhau của sản phẩm này cùng matrigel và heparin, sau đó tiêm
dưới da chuột. Hỗn hợp PBS và matrigel được sử dụng làm là đối chứng âm. Chuột
bị giết sau 7 ngày tiêm và xác định hàm lượng matrigel trong máu. Kết quả cho thấy
khi tiêm các sản phẩm phân hủy của SIS - ECM với matrigel có sự gia tăng đáng kể
số lượng mạch máu tại vị trí ghép. Sự gia tăng mạch máu phụ thuộc vào nồng độ
chất đưa vào. Không có mạch máu nào hiện diện tại mô ghép khi tiêm dung dịch
PBS. Vì thế nhóm nghiên cứu cho rằng khi có mặt các sản phẩm phân hủy ECM có
thể cảm ứng sự tạo mạch [47].
Tóm lại, mong muốn khi sử dụng ECM để tái tạo mô là mô phục hồi gần
giống với mô khỏe mạnh về cấu trúc và chức năng.
1.4. Một số sản phẩm ECM thương mại và ứng dụng
Một số ECM có nguồn gốc tự nhiên hoặc ECM có liên quan đến quá trình
loại tế bào đã chấp nhận ứng dụng trên người như ECM trung bì da người
(Alloderms, LifeCell, Corp), SIS lợn (SurgiSISs, Cook Biotech, Inc; Restores,
DePuy Orthopaedics, Inc), bàng quang lợn (ACell, Inc), và van tim lợn
(Synergrafts, CryoLife, Inc). Việc tạo ra nhiều ECM tự nhiên ứng dụng trong kỹ
thuật mô và y học tái tạo đã đẩy mạnh sự phát triển các quy trình loại tế bào nhẳm
tìm ra phương pháp áp dụng lâm sàng thích hợp [10], [35].
Các ECM thương mại có chất liệu là thành phần của ECM tự nhiên hiện
đang được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực của công nghệ mô. Chúng được ứng
dụng để chữa các tổn thương ngoài da như loét mãn tính, vết loét không lành do tiểu
đường. Ngoài ra chúng còn được sử dụng trong tái tạo cấu trúc đường niệu, ứng
dụng trong dạ dày- thực quản, sửa chữa mô mềm, tái tạo cấu trúc mô cơ-gân. Hiện
tại, lĩnh vực y học cũng đang mở rộng các ứng dụng sử dụng ECM.
16
Hình 1.4. Khuôn ngoại bào thu nhận từ bàng quang lợn [66]
Đây là một vài các sản phẩm ECM tự nhiên đã được thương mại. Sản phẩm
The Restore™ là ECM của lớp mô liên kết ruột non lợn, được sử dụng để thay thế
các khiểm khuyết thuộc về cơ - gân. Cuff Patch™ cũng là sản phẩm được tạo ra từ
lớp mô liên kết ruột non lợn. Nhưng khác với Restore™, nó có tạo các liên kết hóa
học với carbodiimide. GraftJacketR là một dạng sản phẩm có liên kết hóa học chéo
của ECM trung bì để sửa chữa các mô mềm, dẻo.
TissueMendR là một ECM thu nhận từ da thai bò và Permacol™ là ECM thu
từ trung bì da lợn, cả hai sản phẩm này thương mại này được sử dụng để tái tạo các
cấu trúc cơ – gân. Mỗi sản phẩm ECM được đề cập bên trên cũng tương tự như như
ECM tự nhiên. Tuy nhiên các đáp ứng của vật chủ đối với các ECM khác nhau rõ
rệt vì các phương pháp thu nhận khác nhau [71]. Ngoài ra, trên thị trường còn nhiều
sản phẩm ECM nguyên vẹn được ứng dụng trong phục hồi tổn thương mô được tóm
tắt trong bảng 1 (phụ lục).
Việc sử dụng ECM tự nhiên vào trong công nghệ mô đã thu được hiệu quả
cao hơn khi sử dụng ECM được tạo ra từ vật liệu tổng hợp như polylactic
coglycolic acid (PLGA), collagen tinh sạch, hoặc các chất nền nhân tạo khác. Khả
năng tạo một ECM in vitro tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể của giàn giáo ECM. Một
trong những phương pháp tạo ECM in vitro là loại bỏ các nghi ngờ về bệnh truyền
17
nhiễm từ động vật sang người. Tuy còn nhiều vấn đề cần xem xét, nhưng ECM tự
nhiên vẫn được ứng dụng thành công nhất trong công nghệ mô [10].
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu ECM
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1998, Hynda K. Kleinman đã tạo ra màng nền có tên gọi là matrigel.
Màng này có tác dụng kích thích sự tăng sinh và biệt hoá của tế bào biểu mô, tế bào
nội mô thành mạch và các tế bào thần kinh. Theo nghiên cứu này, hầu hết các tế bào
biểu mô và tế bào nội mô đều tạo được màng nền. Màng này được sử dụng cho các
phân tích sinh học và nghiên cứu sự tập hợp các protein khuôn ngoại bào (ECM)
[46].
Cùng với công trình nghiên cứu trên, nhóm của Hynda K. Kleinman đã mô tả
cách sử dụng collagen dạng I như là giá thể nuôi cấy tế bào. Ngoài ra, họ còn tiến
hành điều khiển và thao tác màng cơ bản để tạo ra các Matrigel. Collagen dạng I có
vai trò kích thích tế bào tăng sinh và biệt hoá. Matrigel giữ cho hầu hết các tế bào
không tăng sinh và không kích thích biệt hoá nhiều loại tế bào biểu mô và nội mô
trong điều kiện in vitro. Matrigel cũng được sử dụng in vivo để tạo mạch, tăng sự
phát triển của khối u và kích thích sự sống sót của các tế bào cấy ghép.
Năm 1999, Israel Vlodavsky tiến hành tạo ECM từ tế bào nội mô giác mạc
bò (BCE-ECM) và tế bào nội bì PF-HR9 chuột. Nghiên cứu này đã chứng minh hoạt
động của tế bào được điều hòa bởi giá thể mà tế bào bám lên, di cư và tăng sinh. Do
vậy, bề mặt nuôi cấy khi được phủ bằng ECM sẽ tạo ra sự tập trung các tế bào
mạnh hơn và kích thích các tế bào này bám, tăng sinh, biểu hiện chức năng chuyên
biệt. Các tác giả nhận thấy BCE-ECM giống với ECM của lớp phụ nội mô in vivo.
Trong khi ECM từ tế bào PF-HR9 giống với thành phần màng nền của các tế bào
biểu mô khác trong điều kiện in vivo. Tế bào sử dụng trong nghiên cứu được kích
thích để tạo ECM. Chúng sẽ được nuôi cấy cho đến khi hợp dòng. Sau đó những
thành phần tế bào sẽ được loại đi, bằng cách xử lí với Triton X-100 và NH4OH để
thu nhận ECM nguyên [69].
18
Năm 1999, Steven K. Akiyama và cs đã tiến hành tinh sạch fibronectin từ
huyết tương người, vì đây là nguồn dồi dào fibronectin. Chất này giúp tế bào nuôi
cấy bám dính, di cư và phát triển. Cũng trong năm này, tác giả đã tinh sạch thành
công vitronectin từ huyết tương và huyết thanh của nhiều loài động vật. Theo như
công trình, sử dụng 400ml huyết tương được chống đông bằng citrate, sẽ tạo ra 10
đến 20mg vitronectin với độ tinh sạch là 98%. Các thể tích tương tự của huyết tương
những loài khác cũng được sử dụng [7].
Năm 2000, Anne Woods và John R. Couchman đã phân tách riêng
proteoglycans, glycosaminoglycans. Chúng là những phân tử khó phân tách riêng vì
kích thước lớn, độ âm điện cao. Proteoglycans có kích thước rất khác nhau từ nhỏ
(Decorin trọng lượng khoảng 100 kDa) đến rất lớn (Aggrecan trọng lượng khoảng
1x106 kDa). Proteoglycans hiện diện trong ECM, chúng gắn với bề mặt tế bào qua
phospholipid hay thành phần xuyên qua màng và trong những hạt nội bào nhỏ[71].
Năm 2002, Edna Cukirman đã phát triển kỹ thuật thu nhận ECM từ nguyên
bào sợi nuôi cấy in vitro. Nghiên cứu được tiến hành song song với việc so sánh
ECM 2 chiều và ECM 3 chiều thu nhận được. Kết quả cho thấy ECM 3 chiều kích
thích tế bào bám dính, tăng sinh nhiều hơn ECM 2 chiều và bề mặt nuôi cấy không
ECM. Để làm được điều này, nguyên bào sợi được nuôi cấy với mật độ cao sau 5
đến 9 ngày. Sau đó, phá vỡ tế bào để thu nhận ECM 3 chiều nguyên vẹn. ECM này
được bảo quản từ 2 đến 4 tuần ở 4oC. Các ECM 2 chiều cũng được thu nhận từ ECM
3 chiều trên [28]
Năm 2003, Helene Sage đã tiến hành tinh sạch SPARC/Osteonectin. Chúng
là protein đóng vai trò trung gian trong tương tác giữa tế bào và ECM. Những
protein khác trong họ này bao gồm Thrombospondins 1 và Thrombospondins 2,
Osteopontin, Tenascins C và Tenascins X , Cyr61. Thông tin ghi nhận từ các nghiên
cứu trên chuột cho thấy, có nhiều protein ngoại bào như nhân tố tăng trưởng, protein
điều hòa chu trình tế bào, thành phần ECM, protein gắn kết và các thụ thể của
chúng, có ảnh hưởng đến hoạt động sống, sự tạo thành sợi collagen và chức năng
miễn dịch của tế bào. Trong điều kiện in vivo, các ảnh hưởng này có thể tác động
19
57].
Năm 2006, Zeng D và cs đã nuôi cấy tế bào thận MDCK (Madin-Darby
Canine Kidney) trên ECM 3 chiều tạo bằng collagen dạng I. Họ kết hợp các số liệu
thu được cùng với hình ảnh các tế bào sống để xác định lực cơ học trong không gian
3 chiều tác động lên tế bào mà không cần xâm nhập vào cơ thể. Sự tương tác trong
không gian 3 chiều giữa các tế bào đang kết hợp lại và ECM được quan sát dưới
kính hiển vi [76].
Năm 2007, Cheng Zhe Jin, So Ra Park, Byung Hyune Choi và cộng sự đã
nghiên cứu thu nhận ECM từ tế bào sụn bò để tái tạo sụn của chuột [23].
Năm 2009, Gregory S. Schultz, Annette Wysocki và cộng sự đã xác định
được sự tương tác của ECM và các nhân tố tăng trưởng. Nhóm nghiên cứu đã chứng
minh ECM là nơi bám trực tiếp và giải phóng các nhân tố tăng trưởng (ví dụ:
heparan sulfate bám trên nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi). Ngoài ra ECM còn có
vai trò trong việc tách và bảo vệ các nhân tố tăng trưởng khỏi sự phân hủy hoặc tăng
cường hoạt động của chúng. Thêm vào đó các thành phần của ECM cũng là vị trí
bám của các thụ thể cytokine, chemokine hoặc họ các nhân tố tăng trưởng. Chúng
kích thích hoạt động của tế bào (ví dụ Tenascin C và laminin bám lên thụ thể của
các nhân tố tăng trưởng biểu mô và kích thích sự di chuyển của nguyên bào sợi). Vì
vậy, nhóm nghiên cứu đã khẳng định tương tác giữa các nhân tố tăng trưởng và
ECM là tương tác trực tiếp 2 chiều. Tương tác này thúc đẩy nhanh quá trình phục
hồi tổn thương [37].
1.5.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Đây là hướng nghiên cứu mới, chưa thấy công trình nghiên cứu nào được
công bố ở Việt Nam.