Luận văn Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS tỉnh Tuyên Quang

THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRưỜNG THCS TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC Mã số: 60 14 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và có hiệu quả. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngày nay, trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn để đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Do vậy dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học mà theo UNESCO đã chỉ ra bản chất của dạy học hiện đại: học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người. Theo quan điểm này chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn vậy, quá trình giáo dục phải được diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động. Chính thông qua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản: một là các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơ bản, hai là hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học. Giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp hài hoà cả hai hệ thống giáo dục trên. Đây cũng chính là lý do khiến giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà còn mở rộng trong các không gian với các hoạt động tương ứng. Ở các trường phổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một trong những hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách và tự khẳng định vị trí của mình, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh và cũng là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia. Do vậy, việc tổ chức HĐGDNGLL một mặt nâng cao hiệu quả giáo dục mặt khác giúp học sinh dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với sự phát triển kinh tế của khu vực và quốc tế. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này, có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về các mặt sinh lý, trí tuệ, đạo đức. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS rất phát triển, các em có nhu cầu cao về giao tiếp với bạn bè, có nguyện vọng được sống và hoạt động trong tập thể. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp với người lớn, các em mong muốn có được vị trí bình đẳng và được tôn trọng. Ngoài những đặc điểm chung của học sinh THCS, thì đối với học sinh THCS miền núi tỉnh Tuyên Quang còn có những đặc điểm riêng: phần lớn các em còn rụt rè, nhút nhát, ngại hoạt động, hạn chế về giao tiếp, thiếu kỹ năng sống và cách ứng xử với mọi người . Vì vậy, HĐGDNGLL lại càng trở nên cần thiết đối với các em. HĐGDNGLL vừa giúp các em tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp lại vừa là con đường phát triển hài hoà cân đối về mọi mặt trong quá trình phát triển nhân cách. Trong thực tiễn, chất lượng tổ chức và thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS nói chung và ở trường THCS thuộc khu vực miền núi nói riêng còn nhiều bất cập. Trong quá trình dạy học và đánh giá phần lớn giáo viên chú trọng trang bị cho học sinh những tri thức các môn học cơ bản, ít chú trọng tới môn học HĐGDNGLL. Do vậy, việc thực hiện chương trình môn học này còn mang tính hình thức, thiếu sinh động, sáng tạo, không gắn kết với chương trình các môn học cơ bản cho nên chưa phát huy được hết vai trò bổ trợ, củng cố và mở rộng tri thức cho các môn học cơ bản nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh của con người mới. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề “Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 0 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 3.1 Khách thể nghiên cứu. 3 3.2 Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Những đóng góp của đề tài . 5 9. Cấu trúc của đề tài 5 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN . 6 CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HĐGDNGLL CHO HỌC SINH THCS 6 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề . 6 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài . 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước . 9 1.2. Một số khái niệm công cụ 13 1.2.1. Hoạt động giáo dục 13 1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 15 1.2.3. Biện pháp thực hiện chương trình HĐGDNGLL . 16 1.3. Một số vấn đề cơ bản về việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS hiện nay. . 20 1.3.1. Chương trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS . 20 1.3.2. HĐGDNGLL với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thcs 25 1.3.3. Vai trò của giáo viên trong việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL. 31 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS 32 1.4. Mối quan hệ giữa HĐGDNGLL với các hoạt động khác 39 1.4.1. HĐGDNGLL và hoạt động giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội . 39 1.4.2. HĐGDNGLL và hoạt động dạy học chính khóa 39 1.4.3. HĐGDNGLL và các hoạt động khác trong nhà trường . 40 TIỂU KẾT CHưƠNG 1 41 CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HĐGDNGLL Ở CÁC TRưỜNG THCS TỈNH TUYÊN QUANG 42 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế; văn hóa - giáo dục tỉnh Tuyên Quang 42 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư. . 42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - giáo dục 42 2.2. Thực trạng về việc thực hiện chương trình HĐGDNGL ở các trường THCS huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang 44 2.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp và kĩ thuật đánh giá. 44 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng. . 45 2.2.3. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân. . 71 TIỂU KẾT CHưƠNG 2 74 CHưƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH HĐGDNGLL CHO HỌC SINH THSC TỈNH TUYÊN QUANG . 75 3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp . 75 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học THCS . 75 3.1.2. Nguyên tắc thực hiện chương trình phù hợp với đăc trưng của loại hình hoạt động và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THSC . 76 3.1.3. Nguyên tắc kết hợp sự điều khiển của giáo viên với sự tự điều khiển hoạt động của học sinh. . 76 3.2. Một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh THCS tỉnh Tuyên Quang 77 3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức cho học sinh và các lực lượng giáo dục 77 3.2.2. Thiết kế giáo án theo hướng tích hợp nội dung của các môn học khác . 80 3.2.3. Đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL . 86 3.2.4. Biện pháp đa dạng hóa nội dung giảng dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh . 90 3.2.5. Biện pháp xây dựng quy trình thực hiện HĐGDNGLL ở trường THCS . 95 3.2.6. Biện pháp thi đua, khen thưởng 98 3.2.7. Biện pháp phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị cho HĐGD ở nhà trường 99 3.2.8. Biện pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL . 101 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 102 3.4. Khảo nghiệm tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp . 103 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 104 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm 104 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 104 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm. 105 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 105 TIỂU KẾT CHưƠNG 3 110 KẾT LUẬN . 111 KIẾN NGHỊ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf143 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện Mỗi hoạt động đều có quy trình riêng. HĐGDNGLL muốn đạt đƣợc mục tiêu cũng cần có một qui trình tổng quát, tuân theo các bƣớc sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động: Khâu chuẩn bị là khâu quan trọng, quyết định sự thành công của hoạt động. Bởi vậy, khâu này cần phải làm đƣợc những công việc sau: - Giáo viên chuẩn bị kĩ giáo án - Xây dựng nội dung hoạt động: cần làm rõ nội dung cụ thể mà nội dung cần chuyển tải. Việc chuẩn bị nội dung tốt sẽ giúp cho học sinh có điều kiện phát huy tính sáng tạo của mình trong hoạt động. - Dự kiến về các phƣơng tiện, điều kiện thiết yếu cho các hoạt động. - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, đồng thời dự kiến phân công lực lƣợng tham gia (học sinh, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn Đội, cha mẹ học sinh, phụ huynh, các tổ chức xã hội), thời gian hoàn thành công việc. - Trong quá trình chuẩn bị giáo viên phải có biện pháp thúc đẩy học sinh chuẩn bị, phối hợp vời các lực lƣợng giáo dục khác để đƣợc trợ giúp. - Để công tác chuẩn bị đạt hiệu quả giáo viên phải thƣờng xuyên giám sát, động viên, giúp đỡ kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh và kịp thời giải quyết các tình huống nảy sinh trong quá trình chuẩn bị. - Kiểm tra lại nội dung, tiến trình hoạt động, thời gian hoạt động, xem xét tính hợp lý và khả năng thực hiện và kết quả cần đạt đƣợc. - Về phía học sinh: khi đƣợc giao nhiệm vụ, ban cán sự lớp hay giao cho các tổ, nhóm bàn bạc một cách dân chủ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tổ, nhóm; trao đổi bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị đồng thời phản ánh những khó khăn, vƣớng mắc, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tổ chức khi cần. Bước 2: Tiến hành hoạt động Tiến hành hoạt động là bƣớc thể hiện kết quả của công tác chuẩn bị. Bƣớc này, giáo viên điều khiển học sinh thực hiện bản kế hoạch đã đƣợc thiết kế (giáo án). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 Trong quá trình thực hiện phải quán triệt mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tiến hành cũng nhƣ nhiệm vụ của các cá nhân, nhóm, tổ để học sinh nhận thức đầy đủ, sâu sắc nội dung công việc và nhiệm vụ cần hoàn thành. Khi tiến hành hoạt động giáo viên phải có biện pháp phát huy vai trò tự quản, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên giữ vai trò cố vấn, chỉ đạo, định hƣớng hoạt động và tuyệt đối không làm thay học sinh. Các hoạt động phải đảm bảo sự hấp dẫn, muốn vậy thì nội dung và hình thức hoạt động phải đảm đảo sự phong phú và đa dạng lôi cuốn đƣợc học sinh tham gia. Giáo viên phải thƣờng xuyên giám sát việc thực hiện, tháo gỡ kịp thời hoặc hƣớng dẫn các em cách tự giải quyết các tình huống giáo dục nảy sinh hoặc điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) để việc thực hiện các hoạt động đúng hƣớng nhằm đặt mục tiêu đề ra. Có những hình thức động viên khuyến khích nhằm thúc đẩy tập thể hoạt động tích cực, duy trì hứng thú hoạt động. Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá kết quả hoạt động là dịp học sinh nhìn lại kết quả đã đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc so sánh với mục tiêu đề ra, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo. Nội dung đánh giá tùy vào từng hoạt động nhƣng nhìn chung có thể đánh giá ý thức tham gia, về hiệu quả hoạt động nhất là kỹ năng hành động, thái độ tham gia hoạt động. Khi đánh giá phải chú ý ngôn ngữ ngắn gọn, đủ thông tin, đảm bảo tính khoa hoc, tính công bằng, công khai. Các đối tƣợng đánh giá: gồm học sinh, giáo viên và các lực lƣợng giáo dục khác. Cách đánh giá: có thể cho học sinh đánh giá theo nội dung đánh giá đã đƣợc quy định, tổ học sinh đánh giá xếp loại, các lực lƣợng tham gia nhận xét, đánh giá và cuối cùng giáo viên căn cứ vào kết quả đánh giá của học sinh, các lực lƣợng giáo dục quết định chính thức về xếp loại học sinh. Tuy nhiên, cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 đánh giá còn tùy thuộc vào nội dung và hình thức của từng hoạt động giáo viên có thể lựa chọn cách đánh giá phù hợp nhằm động viên, kích thích các em vƣơn lên trong học tập. Qui trình trên mang tính chất gợi ý, tùy vào chủ đề, và điều kiện của từng trƣờng giáo viên có thể thiết kế hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh. 3.2.6. Biện pháp thi đua * Mục tiêu: Nhằm thúc đẩy học sinh và giáo viên tích cực tham gia hoạt động * Nội dung và cách thức thực hiện: - Đƣa thi đua vào từng hoạt động: Trong thực tế HĐGDNGLL chƣa đƣợc đánh giá đầy đủ, giáo viên mới chỉ đánh giá về ý thức, thái độ hoạt động của học sinh không chú ý tới kết quả của hoạt động, chƣa có thƣớc đo hoạt động này. Học sinh và giáo viên thực hiện tốt chƣơng trình HĐGDNGLL cũng giống nhƣ những ngƣời thực hiện không tốt. Do vậy, đây cũng là một nguyên nhân khiến cho việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL của học sinh và giáo viên còn mang tính hình thức. Việc xây dựng tiêu chí thi đua cho từng hoạt động nó sẽ kích thích đƣợc học sinh và giáo viên, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL và đánh giá đƣợc đúng vị trí của hoạt động này trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bởi vậy, hoạt động cần đƣợc đánh giá thƣờng xuyên tới từng học sinh, từng lớp giống nhƣ việc xếp loại văn hóa. Muốn làm đƣợc điều đó phải xây dựng tiêu chí xếp loại: ngoài đánh giá về ý thức, thái độ, mức độ tham gia, hiệu quả, số lƣợng các thành viên tham gia, ghi sổ đầu bài và xếp loại giờ học còn phải xây dựng các danh hiệu thi đua cho phù hợp với nội dung và hình thức của từng chủ đề hoạt động. Ví dụ: “Sân chơi Âm nhạc” danh hiệu “giọng ca vàng”; đóng kịch, tiểu phẩm danh hiệu “diễn viên xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 sắc nhất”; Thi cắm hoa, vẽ tranh danh hiệu “Sáng tạo nhất”, “độc đáo nhất”,và “bình luận hay nhất”; “Em là nhà khoa học” danh hiệu “Nhà khoa học trẻ”, “Ngƣời dẫn chƣơng trình hay nhất”…, “Hội vui học tập” danh hiệu “Câu hỏi hay nhất”, “Ứng xử thông minh nhất”, “Đội chơi đƣơc yêu thích nhất”… Ngoài ra tổ chức toàn trƣờng thi “Ngƣời tổ chức tài năng nhất”, "Hoạt động sáng tạo nhất”, “Hoạt động hấp dẫn nhất”… học sinh và giáo viên đạt giải cần đƣợc tuyên dƣơng và trao giải trƣớc toàn trƣờng, ghi vào bảng tin và đánh giá xếp loại đạo đức. Qua các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thƣởng không chỉ thúc đẩy học sinh tích cực hoạt động mà còn nâng cao năng lực thực hiện chương trình cho cả giáo viên và học sinh đồng thời rèn luyện các kỹ năng tổ chức, kỹ năng thiết kế, kỹ năng diễn đạt, giao tiếp, ứng xử, kỹ năng đánh giá và phát huy được tính chủ thể của học sinh. - Mỗi hoạt động phải tổng kết đánh giá kịp thời, khen thưởng đúng mức: sau mỗi hoạt động phải tiến hành tổng kết, nhằm đánh giá đƣợc những việc làm đƣợc và những việc chƣa làm đƣợc từ đó rút kinh nghiệm cho tổ chức các hoạt động sau. Đồng thời, tuyên dƣơng những cá nhân, nhóm hoặc tập thể hoạt động tốt, kích lệ, động viên những em, nhóm, tập thể còn hạn chế để họ cố gắng hơn ở những hoạt động sau. Thi đua, khen thƣởng là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, tuy nhiên việc khen thƣởng cũng phải kịp thời và khen thƣởng đúng mức, không phải trƣờng hợp nào cũng khen thƣởng nhƣ vậy sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả. 3.2.7. Biện pháp phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị cho HĐGD ở nhà trường * Mục tiêu: Phát huy thế mạnh của nhà trƣờng, địa phƣơng và tạo điều kiện thuận lợi để việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL đạt hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 * Nội dung và cách thức thực hiện - Phát huy tiềm năng cơ sở vật chất của nhà trường của địa phương: Cơ sở vật chất, trang thiết bị góp phần không nhỏ vào thành công của mỗi hoạt động. Các trƣờng THCS đóng trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang là những trƣờng có điều kiện cơ sở vật chất chƣa đáp ứng với yêu cầu tổ chức các HĐGDNGLL. Nhƣng có thế mạnh về tự nhiên, nhiều cây cối, nhiều nơi có phong cảnh đẹp, nhiều mô hình làm kinh tế giỏi, nhiều điệu hát và trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc, có một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, phần lớn là học sinh dân tộc thiểu số nên các em chăm ngoan, thật thà khi đƣợc giao việc các em chuẩn bị chu đáo. Khi cơ sở vật chất của trƣờng chƣa đáp ứng nhƣng có thể tận dụng những tiềm năng sẵn có của nhà trƣờng và địa phƣơng để việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ: Hình thức “tham quan” hầu nhƣ các trƣờng chƣa tổ chức, giáo viên có thể cho học sinh thăm quan ở những nơi có phong cảnh đẹp, những mô hình kinh tế giỏi, di tích lịch sử ở địa phƣơng. Hình thức “Cắm trại” giáo viên phối hợp với phụ huynh có thể giao cho các em chuẩn bị cọc trại, mái trại, rào trại, gim trại… Tổ chức những trò chơi mang bản sắc của các dân tộc thiểu số: Ném còn, Đá cầu, Đu quay, Đánh yến, múa sạp…thi hát những làn điệu dân ca của các dân tộc. Tận dụng không gian của nhà trƣờng có thể tổ chức vẽ tranh về các chủ đề khác nhau. Những hình thức đòi hỏi phải có kinh phí giáo viên cần phối hợp với nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục khác đăc biệt là những doanh nghiệp đóng trên địa bàn của huyện nhờ họ giúp đỡ, cùng tham gia tổ chức. - Sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị: Mỗi trƣờng cần có sự bổ sung một số trang thiết bị vật chất tối thiểu: tài liệu, cờ, bàn, băng nhạc, hệ thống loa đài, máy chiếu, dụng cụ thể thao, đèn bấm chuông… phù hợp cho tổ chức các loại hình hoạt động muốn làm đƣợc điều này không thể trông chờ vào kinh phí từ cấp trên mà có thể khắc phục bằng cách huy động phụ huynh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các đoàn thể… tạo điều kiện giúp đỡ. Mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị cần phải đƣợc sử dụng hợp lý để có thể phát huy tối đa vai trò hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong khi thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL những hình thức hoạt động mà đòi hỏi nguồn kinh phí quá cao, hay cơ sở vật chất của nhà trƣờng chƣa đáp ứng thì giáo viên cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo chọn hình thức thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng nhƣng vẫn đảm bảo mục tiêu hoạt động đề ra. Nhƣ vậy, biện pháp phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng là biện pháp rất cần thiết để khắc phục những khó khăn trƣớc mắt trong khi điều kiện kinh tế nói chung của nƣớc ta còn hạn hẹp, chƣa thể đầu tƣ đƣợc ngay cho các trƣờng. 3.2.8. Biện pháp phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL * Mục tiêu: Tận dụng tiềm năng xã hội và huy động đƣợc các tổ chức, cá nhân có khả năng, phối hợp cùng nhà trƣờng trong các HĐGDNGLL. * Nội dung và cách thức thực hiện Trong việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL, lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng đóng góp một phần đáng kể cho sự thành công này. Các lực lƣợng ngoài xã hội bao gồm: các doanh nghiệp, những ngƣời làm kinh tế, cựu chiến binh, bội đội, công an, và các tổ chức xã hội… Nếu huy động đƣợc sự phối hợp của các lực lƣợng này sẽ là điều kiện thuận lợi để việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL đƣợc thành công. Muốn làm đƣợc điều đó đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có nghệ thuật giao tiếp mềm dẻo và linh hoạt đồng thời kịp thời nắm bắt thông tin đang diễn ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Để huy động đƣợc các lƣc lƣợng giáo dục tham gia vào việc thực hiện chƣơng trình thì ngƣời giáo viên cần thiết phải thực hiện các công việc sau: - Giáo viên cần nắm chắc thành phần nghề nghiệp của cha mẹ học sinh vào đầu năm học, và nêu rõ kế hoạch của mình, của nhà trƣờng để họ biết. Khéo léo tác động để lôi cuốn họ vào bàn bạc, đề xuất, góp ý đi tới thống nhất chƣơng trình hành động chung mà trong đó có nhiệm vụ cụ thể của từng lực lƣợng, đồng thời cũng chỉ rõ nhiệm vụ, nội dung, khả năng đóng góp, thời gian thực hiện để mỗi lực lƣợng chủ động phần việc của mình. - Mỗi lực lƣợng đều có thế mạnh riêng, để khai thác tiềm năng của mỗi lực lƣợng giáo viên cần có cuộc trao đổi riêng lẻ ở tại trƣờng hoặc tới cơ sở mình cần gặp nêu nên những vấn đề cần bàn bạc và giải quyết để nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ. - Để kích thích các lực lƣợng tham gia tổ chức HĐGDNGLL giáo viên có thể thông báo cho Ban giám hiệu nhà trƣờng, cho hội cha mẹ học sinh nhà trƣờng biết đƣợc những đóng góp của các lực lƣợng đối với lớp, với nhà trƣờng để có tiếng nói khích lệ họ trƣớc cuộc họp chung. - Giáo viên tích cực huy động các tổ chức xã hội để họ có thể giúp đỡ lớp, nhà trƣờng củng cố cơ sở vật chất, tăng cƣờng thêm trang thiết bị cho công tác giáo dục học sinh. Để thu hút và lôi cuốn các lực lƣợng giáo dục góp sức cùng nhà trƣờng thực hiện xã hội hóa giáo dục thì giáo viên có vai trò cực kỳ quan trọng, họ nhƣ là chiếc cầu nối giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục khác, do đó đòi hỏi họ cần tích cực rèn luyện thƣờng xuyên kĩ năng tiếp cận và huy động các lực lƣợng giáo dục. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL là một quá trình. Quá trình này chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố: nhận thức của các lực lƣợng giáo dục, năng lực của giáo viên, tính tích cực và chủ động của học sinh, định hƣớng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 đổi mới giáo dục, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động, sự đánh giá kết quả các HĐGDNGLL, các điều kiện để việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL có hiệu quả. Trong đó các yếu tố năng lực của giáo viên, tính tích cực và chủ động của học sinh, hình thức tổ chức và nội dung hoạt động là những yếu tố quyết định đến hiệu quả việc thực hiện chƣơng trình. Do đó biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục là biện pháp cơ sở. Các biện pháp: Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của các môn học khác; Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL; Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh; Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL là những biện pháp chủ đạo. Các biện pháp thi đua; Biện pháp phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị; Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL là những biện pháp mang tính chất điều kiện. Giữa các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời giữa các biện pháp còn có sự ràng buộc và hỗ trợ lẫn nhau cùng thực hiện mục tiêu và nội dung chƣơng trình HĐGDNGLL. 3.4. Khảo nghiệm về tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề chƣơng trình HĐGDNGLL và thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL làm nền tảng cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL cho học sinh THCS tỉnh Tuyên Quang. Qua đánh giá thực trạng chúng tôi đƣa ra 8 biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THCS trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 2. Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học. 3. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL. 4. Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh. 5. Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL. 6. Biện pháp thi đua. 7. Biện pháp phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị. 8. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL. 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm - Tìm hiểu sự tán thành của các đối tƣợng tham gia đánh gía về tính cần thiết của các biện pháp - Xác định tính khả thi của các biện pháp đề xuất 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi tiến hành trƣng cầu ý kiến trên các đối tƣợng sau: - 6 Cán bộ quản lý. - 19 Giáo viên. - 50 Học sinh. 3.4.3. Nội dung khảo nghiệm * Nhận thức mức độ cần thiết của 8 biện pháp: - Rất cần thiết - Cần thiết - Không cần thiết * Nhận thức mức độ khả thi của 8 biện pháp: - Thực hiện đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 - Khó thực hiện - Không thực hiện đƣợc 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm. - Điều tra bằng phiếu hỏi - Phỏng vấn trực tiếp - Xử lý thăm dò bằng phƣơng pháp thống kê toán học 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 3.4.5.1. Kết quả trưng cầu ý kiến từ học sinh Bảng 3.1. Kết quả trƣng cầu ý kiến học sinh về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thực hiện đƣợc Khó thực hiện Không thực hiện đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 41 82 9 18 0 0 47 94 3 6 0 0 2 46 92 4 8 0 0 45 90 5 10 0 0 3 42 84 8 16 0 0 41 82 8 16 0 0 4 43 86 7 14 0 0 46 92 4 8 0 0 5 45 90 5 10 0 0 48 92 2 4 0 0 6 50 100 0 0 0 0 49 98 1 2 0 0 7 48 96 2 4 0 0 47 94 3 6 0 0 8 39 78 9 18 2 4 38 76 10 20 2 4 * Nhận thức mức độ cần thiết của 8 biện pháp: Phần lớn học sinh đều đánh giá 8 biện pháp trên là rất cần thiết trong đó các biện pháp: Thi đua 100%, Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học 92%, Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 90%, Biện pháp phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 96%. * Nhận thức mức độ khả thi của 8 biện pháp: Đa số học sinh cho rằng các biện pháp đƣa ra đều thực hiện đƣợc cụ thể: 94% Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục. 90% Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học. 82% Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 92% Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh 92% Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL. 98% Biện pháp thi đua 94% Biện pháp phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 76% Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục Nhƣ vậy, biện pháp thi đua đƣợc học sinh đánh giá cao về sự cần thiết cũng nhƣ tính khả thi của biện pháp này. Theo các em cho rằng nếu các lớp có sự thi đua với nhau và đƣợc khích lệ bằng phần thƣởng thì hầu hết học sinh đều hăng hái hơn, hoạt động sẽ sôi nổi, cuôn hút đƣợc học sinh tham gia và hiệu quả cao hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 3.4.5.2. Kết quả trưng cầu ý kiến từ giáo viên Bảng 3.2. Kết quả trƣng cầu ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thực hiện đƣợc Khó thực hiện Không thực hiện đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 17 89,5 2 10,5 0 0 17 89,5 3 10,5 0 0 2 19 100 0 0 0 0 19 100 0 0 0 0 3 19 100 0 0 0 0 16 84,2 2 15,8 0 0 4 16 84,2 3 15,8 0 0 18 94,7 1 5,3 0 0 5 19 100 0 0 0 0 19 100 0 0 0 0 6 15 79 4 21 0 0 17 89,7 0 0 0 0 7 17 89,5 2 10,5 0 0 18 94,7 1 5,3 0 0 8 12 63,2 7 36,8 0 0 14 73,7 5 26,3 0 0 * Nhận thức mức độ cần thiết của 8 biện pháp: 100% giáo viên đều cho rằng các biện pháp: Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học, Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL, Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL là rất cần thiết. 36,8% Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL là cần thiết. Không có ý kiến nào nhận thức các biện pháp trên là không cần thiết. * Nhận thức mức độ khả thi của 8 biện pháp: Những biện pháp đƣợc đánh giá có mức độ khả thi cao là: Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học 100%, Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL 100%. Còn một số ý kiến cho rằng biện pháp đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 phƣơng pháp là rất cần thiết nhƣng bộ phận giáo viên còn ngại đổi mới, thờ ơ, chƣa đầu tƣ thời gian, trí tuệ vào việc đổi mới. 26,3% cho rằng biện pháp Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục khó thực hiện vì giáo viên kỹ năng giao tiếp còn hạn chế và một số nguyên nhân khách quan khác. 3.3.5.3. Kết quả trưng cầu ý kiến từ cán bộ quản lý Qua kết quả khảo sát ở bảng 3.3 chúng tôi có nhận xét nhƣ sau: * Nhận thức mức độ cần thiết của 8 biện pháp: 100% cán bộ quản lý đều đánh giá các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục, Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL, Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL, Biện pháp huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục và không có biện pháp nào là không cần thiết. Bảng 3.3. Kết quả trƣng cầu ý kiến từ cán bộ quản lý về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thực hiện đƣợc Khó thực hiện Không thực hiện đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 6 100 0 0 0 0 6 100 0 0 0 0 2 4 66,7 2 33,3 0 0 6 100 0 0 0 0 3 6 100 0 0 0 0 6 100 0 0 0 0 4 4 66,7 2 33,3 0 0 6 100 0 0 0 0 5 6 100 0 0 0 0 6 100 0 0 0 0 6 5 83,3 1 16,7 0 0 4 66,7 2 33,3 0 0 7 6 100 0 0 0 0 5 83,3 1 16,7 0 0 8 6 100 0 0 0 0 6 100 0 0 0 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 * Nhận thức mức độ khả thi của 8 biện pháp: 100% cán bộ quản lý đều khẳng định các biện pháp trên đều có tính khả thi. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý cho rằng biện pháp thi đua, khen thƣởng là khó có thể thực hiện đƣợc vì kinh phí nhà trƣờng ít, khó có thể chi cho thi đua, khen thƣởng, muốn có thêm kinh phí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tóm lại 100% học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đều nhận thức các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết, cần thiết và không có ai cho rằng các biện pháp đó là không cần thiết. Tuy nhiên, khi đánh giá mức độ khẳ thi lại có sự khác biệt: đối với học sinh và giáo viên vẫn còn một bộ phận nhỏ cho rằng biện pháp đổi mới phƣơng pháp và phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục khó có thể thực hiện. Đối với cán bộ quản lý còn số ít cho rằng biện pháp thi đua, khen thƣởng khó thực hiện vì kinh phí không đủ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 - Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn và dựa trên các nguyên tắc xây dựng biện pháp chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp: 1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục 2. Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung nhiều môn học. 3. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 4. Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh 5. Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL 6. Biện pháp thi đua 7. Phát huy và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 8. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục Mỗi biện pháp trên đều có mục đích, nội dung và cách thực hiện khác nhau nhƣng nhìn chung các biện pháp đã huy động đƣợc sự nỗ lực của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng cùng tham gia thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL. - Sau đó chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên 50 học sinh, 19 giáo viên và 6 cán bộ quản lý về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Kết quả thu đƣợc khả quan. Tất cả học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết của các biện pháp. Về mức độ khả thi của các biện pháp tuy còn có ý kiến khác nhau giữa học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhƣng các biện pháp đều đƣợc phần đông đánh giá là thực hiện đƣợc. - Qua kết quả khảo nghiệm bƣớc đầu đã đánh giá đƣợc tính khả thi của các biện pháp, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS nói chung, học sinh THCS tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 KẾT LUẬN 1. HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các hoạt động giáo dục ở nhà trƣờng THCS. Nên nó chiếm vị trí, vai trò then chốt trong quá trình giáo dục. Thông qua HĐGDNGLL học sinh có thể đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức đã học làm cho tri thức đó trở thành của chính các em; phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tính tích cực của học sinh; biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục; tạo cơ hội phát triển các kỹ năng và năng lực cho học sinh; góp phần giáo dục vì mục tiêu chung; hƣớng hứng thú của học sinh vào các hoạt động bổ ích ; giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức; giúp nhà giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu của học sinh từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng; là con đƣờng gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trƣờng với thực tiễn xã hội. Bởi vậy, việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL tích cực và có hiệu quả là nhân tố quan trọng góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, thiết thực phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội và quốc phòng của đất nƣớc trong giai đoạn CNH - HĐH. 2. Thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhận thức chƣa đầy đủ vai trò của HĐGDNGLL đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh cũng nhƣ vai trò nâng cao chất lƣợng giáo dục THCS. Ở các trƣờng THCS hiện nay chƣa có sự quan tâm thích đáng tới hoạt động này: nội dung còn nghèo nàn, hình thức còn đơn điệu, lực lƣợng tổ chức vẫn chủ yếu là giáo viên, vai trò chủ thể của học sinh chƣa đƣợc phát huy, hoạt động này lại không đƣợc đánh giá đúng mức nên HĐGDNGLL chƣa đóng góp nhiều vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng THCS. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 3. HĐGDNGLL bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan do vậy nếu khắc phục đƣợc yếu tố tiêu cực phát huy các yếu tố tích cực thì hoạt động đạt kết quả cao. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp: Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục, thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung nhiều môn học, đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL, đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh, xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL, Biện pháp thi đua, khen thƣởng, pháp huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục. 4. Qua kết quả khảo nghiệm tất cả học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết, cần thiết của các biện pháp và phần đông đối tƣợng đƣợc khảo sát đánh giá các biện pháp đều có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL và nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 KIẾN NGHỊ 1. Để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL đáp ứng yêu cầu xã hội, nhà nƣớc có thể thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng để thực hiện xã hội hóa giáo dục từ đó xóa bỏ tâm lý nặng về thi cử, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vị trí vai trò của HĐGDNGLL đáp ứng sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đổi mới cách thi cử, đánh giá và tuyển dụng ngƣời lao động để ngƣời học không chỉ chú trọng học văn hóa mà còn chú trọng tới việc rèn luyện kỹ năng, cách ứng xử và khả năng thích ứng trƣớc mọi hoàn cảnh luôn thay đổi. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đƣa HĐGDNGLL vào các trƣờng sƣ phạm và trở thành một chuyên ngành đào tạo riêng, có nhƣ vậy mới đảm bảo chất lƣợng đội ngũ giáo viên vì tất cả các giáo viên hiện nay chƣa đƣợc đào tạo một cách có bài bản, có những giáo viên cũng chƣa hiểu rõ về chƣơng trình nên việc tổ chức không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn. 4. Các sở Giáo dục và Đào tạo cần có văn bản chỉ đạo sát sao việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL đồng thời đƣa việc quản lý chỉ đạo các HĐGDNGLL về một phòng ổn định để việc chỉ đạo hoạt động này thống nhất và có chiều sâu. Lãnh đạo nhà trƣờng cần quan tâm thƣờng xuyên, kịp thời tới việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL của giáo viên và học sinh. 5. Cần bổ sung nhiều hơn nữa sách giáo khoa, tài liệu hƣớng dẫn và đặc biệt là các tài liệu tham khảo để giáo viên, học sinh chủ động áp dụng cho phù hợp với điều kiện của từng trƣờng, từng địa phƣơng. Khuyến khích những giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm về HĐGDNGLL mang tính ứng dụng cao để họ tích cực tìm tòi nâng cao năng lực thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 6. Ngân sách đầu tƣ cho giáo dục nên hỗ trợ một phần cho các trƣờng vùng sâu, vùng xa để họ đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị và phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho việc thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL để hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn. 7. Các trƣờng nên có hoạt động giao lƣu học hỏi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL. Cũng cần chủ động nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng tham gia HĐGDNGLL, huy động các lực lƣợng đóng góp và trang bị cơ sở vật chất tối thiểu cho các hoạt động, thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch để thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1. Hà Mỹ Hạnh (2010), "Thực trạng thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL ở một số trƣờng THCS huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang", Tạp chí Giáo dục, số 245, kỳ I, tháng 9 năm 2010. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thúy Anh, Một hƣớng cải tiến hoạt động tập thể ở lớp 6. Tạp chí NCGD số 2/1987. 2. Phạm Khắc Chƣơng J.A Cômenxki (1997) ông tổ của nền sƣ phạm cận đại NXB giáo dục. 3. Báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009 của ba trƣờng THPT Phù Lƣu, Yên Hƣơng, Tân Loan. 4. Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở Tâm lý học của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cƣ, Luận án PTS KH. 5. Phạm Hoàng Gia, "Hoạt động ngoài ngoài giờ của học sinh lớp 6 ”, tạp chí nghiên cứu Giáo dục 4 - 1984 và tạp chí NCGD 2 - 1987. 6. Đỗ Nguyên Hạnh (1988), “Một vài hình thức giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp có hiệu quả”, tạp chí NCGD 2 - 1988. 7. Phạm Minh Hạc, “Xu thế phát triển giáo dục về việc phát triển toàn diện con ngƣời”. 8. Phạm Minh Hạc (2001), “Về phát triển toàn diện con ngƣời thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” NXB Chính Trị Quốc Gia. 9. Đỗ Nguyên Hạnh, Một vài hình thức giáo dục học sinh NGLL có hiệu quả. Tạp chí NCGD 2 - 1988. 10. Đinh Xuân Huy (1999), “Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của hiệu trƣởng trƣờng dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu”, luận án thạc sĩ tổ chức và công tác quản lý văn hóa - giáo dục. 11. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan (1998), "Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm” NXB Giáo Dục. 12. Phạm Thị Hiền, thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trƣờng CĐSP Hƣng Yên, luận văn thạc sỹ. 13. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THCS, NXB GD. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thằng (1998), tổ chức hoạt động giáo dục, NXB giáo dục. 15. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cƣơng - tập 1, NXB giáo dục. 16. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cƣơng - tập 2, NXB giáo dục. 17. Nguyễn Văn Hộ (2009), Triết lý giáo dục, tài liệu dùng cho học viên cao học. 18. Phạm Vũ Kích (chủ biên), 1997 “Hoạt động giáo dục NGLL trong trƣờng phổ thông dân tộc nội chú” NXB giáo dục. 19. Phạm Lăng, “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THPT Chu Văn An Hà Nội”, tạp chí NCGD 12/ 1984. 20. Nguyễn Sinh Lê - Nguyên Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cƣơng, NXB GD. 21. Bùi Thị Lâm (1999), “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo (3 - 4 tuổi) làm quen với môi trƣờng xung quanh”. 22. Nguyễn Dục Quang (chủ biên) - Ngô Quang Quế (2007) giáo trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, dự án đào tạo giáo viên THCS, NXB ĐHSP 23. Nguyễn Dục Quang, đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trƣờng THPT, tạp chí ngiên cứu giáo dục số 6/1991. 24. Phạm Hồng Quang (2007), nghiên cứu khoa học giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. 25. Nguyễn Thị Thành, (2005) “Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông”, Luận án tiến sĩ giáo dục học. 26. Đinh Minh Tâm (2006), “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THPT để thực hiện giáo dục toàn diện” Luận văn thạc sĩ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (2007),"Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách giáo viên lớp 6, NXB Giáo Dục. 28. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (2007), "Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách giáo viên lớp 7, NXB Giáo Dục. 29. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (2007), "Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách giáo viên lớp 8, NXB Giáo Dục. 30. Hà Nhật Thăng (chủ biên) (2005), "Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, sách giáo viên lớp 9, NXB Giáo Dục. 31. Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nguyễn Dục Quang (2000) “Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, (sách bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kỳ - 2000 cho giáo viên THCS), NXB Giáo Dục. 32. Lƣu Thị Thủy (chủ biên) (2003), "giáo dục một số giá trị đạo đức cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, Hà Nội. 33. Trần Văn Tùng (2001), “Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam”, NXB thế giới, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Thiềm, "Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cƣ”. 35. Bùi Văn Vân, “một số hình thức tổ chức HĐGDNGLL về phòng chống nhiễm HIV/AIDS cho sinh viên Đại học sƣ phạm Đà Nẵng”. 36. Phạm Viết Vƣợng (1999), Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB giáo dục. 37. Phƣơng chấm giáo dục thế hệ trẻ trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tạp chí giáo dục số 49 tháng 1/2003. 38. Raja Roy Singh (1994), “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI. Những triển vọng cho Châu Á Thái Bình Dƣơng”, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam - Hà Nội. 39. N.Đ. Leevitov (1970), tâm lý trẻ em và tâm lý học sƣ phạm (Phạm Thị Diệu Vân dịch), NXB giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 1: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học sinh) Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng toàn diện cho học sinh, xin em vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Theo em môn học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí, vai trò như thế nào ở trường THCS? (Đánh dấu x vào một ô em lựa chọn) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 2. Theo chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS Em đã được học những chủ đề nào dưới đây? Qui mô và hình thức tổ chức? (Đánh dấu x vào những phƣơng án em lựa chọn.Hình thức đơn điệu đƣợc hiểu là các tiết học thƣờng lặp lại một hoặc hai hoạt động gây nhàm chán. Phong phú là trong các tiết học luôn có sự thay đổi đa dạng các hoạt động, tạo ra sự sinh động trong các tiết học) Các chủ đề Qui mô Hình thức Lớp Khối Trƣờng Đơn điệu Phong phú 1. Truyền thống nhà trƣờng 2. Chăm ngoan, học giỏi 3. Tôn sƣ trọng đạo 4. Uống nƣớc nhớ nguồn 5. Mừng Đảng, mừng xuân 6. Tiến bƣớc lên Đòan 7. Hòa bình hữu nghị 8. Bác Hồ kính yêu 9. Hè vui, khỏe và bổ ích 10. An toàn giao thông 11. Phòng chống tện nạn xã hội 12. Sức khỏe sinh sản vị thành niên 13. Quyền trẻ em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3. Theo em tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp có bổ trợ và mở rộng thêm kiến thức cho các môn học chính khóa không? Có Không Vì sao? Vì sao? - Tiếp nối các môn học trên lớp - Dạy học mang tính hình thức - Găn lý thuyết với thực tiễn - Chƣa gắn lý thuyết với thực hành - Tích hợp đƣợc nhiều nội dung - Chƣa tích hợp đƣợc nhiều nội dung Những hình thức tổ chức HĐGDNGLL đã tiến hành Ngƣời phụ trách Lực lƣợng tham gia Mức độ Lý do Không tham gia Thỉnh Thoảng Thƣờng xuyên 1.Thi tìm hiểu theo chủ đề 2.Thi hát, múa, kể chuyên 3. Nghe báo cáo 4.Tổ chức trò chơi 5.Tham quan 6.Diễn đàn 7.Câu lạc bộ 4. Em đã được tham gia vào những hình thức nào sau đây do nhà trường tổ chức?Người phụ trách là ai?Lực lượng tham gia? Mức độ? 5. Em có hứng thú tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp không? (Đánh dấu x vào một phƣơng án lựa chọn và trả lời vì sao lựa chọn phƣơng án đó) Có Không Vì sao? Vì sao? ……………………….. ………………………… ……………………….. ………………………… ……………………….. ……………………….... ……………………….. ………………………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6. Theo em việc tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì? - Thoải mái tinh thần sau những giờ học căng thẳng - Rèn luyện kỹ năng sống (giao tiếp, ứng xử, hợp tác, chia sẻ…) - Gần gũi, thân thiện với bạn bè, thầy cô giáo - Vận dụng các tri thức đã đƣợc học vào thực tiễn - Phát triển năng khiếu của học sinh - Giúp học sinh tích cực, năng động hơn - Ý kiến khác: ................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Em hãy cho biết đôi điều về bản thân: - Giới tính: nam nữ - Lớp:………trƣờng…………………. - Dân tộc: ………….. - Nơi ở: thôn(xóm)………………….xã…………………huyện……………… Xin cảm ơn sự hợp tác của các em ! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 2: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho phụ huynh học sinh) Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giao dục toàn diện cho học sinh, xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1.Theo ông (bà) vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS được đánh giá như thế nào?(Đánh dấu x vào một ô ông (bà) lựa chọn) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 2.Ông (bà) có cho con em mình tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp không? Vì sao? (Đánh dấu x vào phƣơng án ông (bà) lựa chọn) Có Không Lí do: Lí do: - Giúp các em tránh tham gia - Ảnh hƣởng đến thời gian học vào hoạt động không lành mạnh văn hóa - Rèn luyện kỹ năng sống - Kinh phí tốn kém (giao tiếp, ứng xử, hợp tác…) - Mở rộng kiến thức - Không có thời gian giúp đỡ gia đình - Các lí do khác ................................ - Các lí do khác ............................... .......................................................... ....................................................... .......................................................... ....................................................... .......................................................... ....................................................... .......................................................... ....................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. Để giúp đỡ nhà trường và các em học sinh tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ông (bà) đã có những đóng góp gì ? ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Xin cảm ơn sự hợp tác của ông (bà) ! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 3: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giáo viên) Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những thông tin dƣới đây. Ý kiến của thầy (cô) sẽ là cơ sở góp phần đề xuất một số biện pháp thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 1. Theo thầy (cô) vị trí, vai trò của môn học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS được đánh giá như thế nào? (Đánh dấu x vào một ô thầy (cô) lựa chọn) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 2. Trường thầy (cô) đã tổ chức những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề nào dưới đây? Nội dung, qui mô? (Mỗi một hoạt động thầy (cô) đã tổ chức chọn một mức độ, qui mô tƣơng ứng) Các chủ đề Nội dung Quy mô Không đúng qui định Đúng qui định Mở rộng Lớp Khối Trƣờng 1. Truyền thống nhà trƣờng 2. Chăm ngoan học giỏi 3. Tôn sƣ trọng đạo 4. Uống nƣớc nhớ nguồn 5. Mừng Đảng, mừng xuân 6. Tiến bƣớc lên Đoàn 7. Hòa bình, hữu nghị 8. Bác Hồ kính yêu 9. Hè vui, khỏe và bổ ích 10. An toàn giao thông 11. Phòng chống các tệ nạn xã hội 12. Sức khỏe sinh sản vị thành niên Quyền trẻ em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.Thầy (cô) hãy nêu những hình thức tổ chức HĐGDNGLL mà lớp, khối, trường thầy (cô) đã tiến hành để thực hiện những nội dung trên, người chịu trách nhiệm chính là ai? Lực lượng tham gia? Theo thầy (cô) các hình thức này đạt hiệu quả ở mức độ nào? Vì sao? Những hình thức tổ chức HĐGDNGLL đã tiến hành Ngƣời phụ trách Lực lƣợng tham gia Hiệu quả Lý do Cao T.bình Thấp 1.Thi tìm hiểu theo chủ đề 2.Thi hát, múa, kể chuyên 3. Nghe báo cáo 4.Tổ chức trò chơi 5.Tham quan 6.Diễn đàn câu 7.Câu lạc bộ 4. Thầy(cô) hãy cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp? (Đánh dấu x vào những phƣơng án phù hợp) - Nhận thức của các lực lƣợng giáo dục - Năng lực tổ chức của giáo viên - Cơ sở vật chất - Sự động viên về vật chất tinh thần của tập thể - Thời gian học văn hóa - Định hƣớng đổi mới giáo dục - Hình thức tổ chức - Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Sự nhận tính tích cực, chủ động của học sinh 5.Theo thầy (cô) việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS gặp những khó khăn gì? ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6.Thầy (cô) đã sử dụng những phương pháp dạy học nào để thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS? Hiệu quả của từng biện pháp? Các phƣơng pháp Mức độ Hiệu quả Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Cao Trung bình Thấp 1. Thuyết trình 2. Thảo luận 3. Đóng vai 4. Giải quyết vấn đề 5 Giao nhiệm vụ 6. Diễn đàn 7.Trò chơi 7.Thầy (cô)có tiến hành đánh giá kết quả khi thực hiện chương trình HĐGDNGLL không? Có Không -Ai đánh giá? Giáo viên Học sinh cả hai Lý do:………… - Đánh theo tiêu chí nào? ............................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Thầy (cô) cho biết đôi điều về bản thân - Giáo viên dạy môn: - Lớp dạy:……………………………. - Trƣờng: …………………………… Chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 4: PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lí) Để có cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất một số biện pháp thực hiện chƣơng trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh THCS, xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1.Theo thầy (cô) vị trí, vai trò của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS được đánh giá như thế nào? (Đánh dấu x vào một ô thầy (cô) lựa chọn) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 2. Trường thầy (cô) đã tổ chức những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề nào dưới đây? Nội dung, qui mô? (Mỗi một hoạt động thầy (cô) đã tổ chức chọn một mức độ, qui mô tƣơng ứng) Các chủ đề Nội dung Quy mô Không đúng qui định Đúng qui định Mở rộng Lớp Khối Trƣờng 1.Truyền thống nhà trƣờng 2.Chăm ngoan học giỏi 3.Tôn sƣ trọng đạo 4. Uống nƣớc nhớ nguồn 5.Mừng Đảng, mừng xuân 6.Tiến bƣớc lên Đoàn 7.Hòa bình, hữu nghị 8.Bác Hồ kính yêu 9.Hè vui, khỏe và bổ ích 10.An toàn giao thông 11.Phòng chống các tệ nạn xã hội 12.Sức khỏe sinh sản vị thành niên 13.Quyền trẻ em Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3. Theo thầy (cô) yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ? - Nhận thức của các lực lƣợng giáo dục - Năng lực tổ chức của giáo viên - Cơ sở vật chất - Sự động viên về vật chất tinh thần của tập thể - Thời gian học văn hóa - Định hƣớng đổi mới giáo dục - Hình thức tổ chức - Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Tính tích cực, chủ động của học sinh 4.Thầy (cô) hãy nêu những hình thức tổ chức HĐGDNGLL mà lớp, khối, trường thầy (cô) đã tiến hành để thực hiện những nội dung trên, người chịu trách nhiệm chính là ai? Lực lượng tham gia? Theo thầy (cô) các hình thức này đạt hiệu quả ở mức độ nào? Vì sao? Những hình thức tổ chức HĐGDNGLL đã tiến hành Ngƣời phụ trách Lực lƣợng tham gia Hiệu quả Lý do Cao T.bình Thấp 1.Thi tìm hiểu theo chủ đề 2.Thi hát, múa, kể chuyên 3. Nghe báo cáo 4.Tổ chức trò chơi 5.Tham quan 6.Diễn đàn câu 7.Câu lạc bộ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 5: PHIẾU HỎI Ý KIẾN CBQL VÀ GIÁO VIÊN Nhằm đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THCS xin Thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của các biện pháp sau: Tên các biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục 2. Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học 3. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 4. Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh 5. Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL 6. Biện pháp thi đua, khen thƣởng 7. Biện pháp phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 8. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục 2. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ khả thi của các biện pháp sau: Tên các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục 2. Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học 3. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 4. Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh 5. Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL 6. Biện pháp thi đua, khen thƣởng 7. Biện pháp phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 8. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục Chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 6: PHIẾU HỎI Ý KIẾN HỌC SINH Nhằm đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL ở trƣờng THCS xin em vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Em đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của các biện pháp sau: Tên các biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục 2. Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học 3. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 4. Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh 5. Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL 6. Biện pháp thi đua, khen thƣởng 7. Biện pháp phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 8. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục 3. Em đánh giá như thế nào về mức độ khả thi của các biện pháp sau: Tên các biện pháp Mức độ khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục 2. Thiết kế giáo án theo hƣớng tích hợp nội dung của nhiều môn học 3. Đổi mới phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 4. Đa dạng hóa nội dung dạy và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh 5. Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL 6. Biện pháp thi đua, khen thƣởng 7. Biện pháp phát huy nội lực và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 8. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục Cảm ơn sự hợp tác của em ! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên QUY TRÌNH TỐ CHỨC HĐGDNGLL - Bước 1: Chuẩn bị hoạt động của học sinh + Giao nhiệm vụ cho từng thành viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Bước 2: Tiến hành hoạt động - Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Phƣơng pháp Câu lạc bộ Tổ chức hoạt động giao lƣu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Giao lƣu văn nghệ "Thắp sáng ước mơ" trong chƣơng trình HĐGDNGLL Trao giải cho những học sinh có nhiều thành tích trong buổi giao lƣu văn nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lễ khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng trong chƣơng trình HĐGDNGLL Tổ chức trò chơi dân gian trong tiết học HĐGDNGLL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_HaMyHanh.pdf
Tài liệu liên quan