MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn 7
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 7
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Kết cấu của luận văn: 8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 9
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 9
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 23
1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG 28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 33
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC 33
2.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 39
2.3. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI. 56
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 63
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI. 63
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC. 66
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là một thiết chế chính trị - xã hội, một hình thức nhà nước, dân chủ có mối quan hệ hữu cơ với pháp luật, bởi pháp luật là một yếu tố cấu thành của nội dung dân chủ. Nền dân chủ chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng là nền dân chủ triệt để, trong đó nội dung cơ bản nhất là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặt khác, dân chủ phải đi liền với kỷ cương, pháp chế. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hoà giữa quyền và trách nhiệm, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của sự phát triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ". Câu nói toát lên sự đồng nhất, tính xuyên suốt của những vấn đề xoay xung quanh chữ DÂN. Với ý nghĩa đó, dân là "tất cả". Bắt đầu từ DÂN, mọi việc do DÂN, kết cục vì DÂN. DÂN vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu cuối cùng. DÂN là chủ thể xuyên suốt, là động lực quyết định mọi sự phát triển: "mọi việc do dân".
80 năm qua, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về mối quan hệ giữa dân chủ và nhà nước, giữa Đảng và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở trong mọi hoạt động đời sống xã hội.
Quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã làm chuyển biến đáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, người lao động, góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo động lực quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra những nội dung, hình thức, giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của người dân trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, phát huy mạnh mẽ dân chủ ở cơ sở với quyền tham gia ngày một rộng rãi, bình đẳng và thiết thực của nhân dân vào việc quản lý xã hội của Nhà nước là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới.
Bên cạnh những cố gắng và thành tựu bước đầu đạt được, việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên từng địa phương còn có những hạn chế, thiếu sót, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Có nơi, có lúc, quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huy một cách tối đa. Các chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở chưa thực làm tròn vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Với những lý do đó, học viên xin chọn đề tài Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hoài Đức (Hà Nội) làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lý luËn vµ lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Sách
Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991; Nguyễn Khắc Mai: “Dân chủ - di sản văn hóa Hồ Chí Minh”, NXB Sự thật, Hà Nội 1997; Nguyễn Đình Lộc: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân”; Lương Gia Ban: “Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, NXB CTQG, Hà Nội, 2003
Các công trình này tập trung làm rõ giá trị nên tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa, đánh giá khách quan những thành quả, tiến bộ mà chủ nghĩa tư bản có được cũng như chỉ ra hạn chế do bản chất giai cấp tư sản quy định.
Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 7-1989; Nguyễn Tiến Phồn: “Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001
Những tác phẩm này đã nêu rõ thành công, hạn chế trong xây dựng và thực hiện nền dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Nêu ra những nguyên nhân, hạn chế và giải pháp khắc phục.
2.2. Tạp chí
Hoàng Chí Bảo: “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: Quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9-1992; Trần Quang Nhiếp: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một hệ giải pháp đồng bộ thống nhất”, Báo Đại Đoàn kết, ngày 1-12-1997; PGS, TS Hoàng Văn Hảo: “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2003
Những bài viết trên bổ sung nhận thức mới, đề xuất cách làm mới để xây dựng, thực hiện dân chủ phù hợp với đặc điểm lịch sử, truyền thống của dân tộc, đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
2.3. Công trình luận án, luận văn
Luận án: Lưu Minh Trị: “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ, 1993; Nguyễn Văn Long: “Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ, 2002
Luận văn: Trần Quốc Huy: Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2005; Lê Xuân Huy: Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay (Qua thực tế một số tỉnh phía Bắc), Luận văn thạc sĩ Triết học, 2005
Có thể thấy, đã có nhiều công trình viết dân chủ, dân chủ ở cơ sở với phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau, làm rõ bản chất, nội dung, tính chất, cơ chế thực hiện dân chủ và vai trò của việc mở rộng quyền làm chủ của nhân dân đối với sự phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ xã hội. Một số công trình đã nghiên cứu vấn đề dân chủ ở cơ sở trên địa bàn nông thôn. Song việc đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu dân chủ của người dân thời kỳ mở cửa hội nhập còn nhiều ý kiến khác nhau.
Với đề tài nghiên cứu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hoài Đức (Hà Nội), Luận văn đi vào nghiên cứu những quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở; khảo sát thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất, kiÕn nghị quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của địa phương trong thời gian tới.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đề tài tiến hành nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Qua phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; từ việc đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Phân tích những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cơ sở;
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội), thành công, hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhà nước và pháp luật, về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp lịch sử và logic
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
- Làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) với những thành công, hạn chế.
- Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
123 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9970 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hoài Đức, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng an phường theo hướng lập đồn công an khu vực, đưa lực lượng công an xã vào hoạt động chính quy.
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xây dựng chính quyền cơ sở thực sự trong sạch vững mạnh.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã yêu cầu “toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
thể hiện quyết tâm chính trị đó, Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã thảo luận và ra nghị quyêt về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí” nhằm tạo chuyển biến rõ rệt đảm bảo xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân với chế độ. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng lãng phí là cuộc đấu tranh khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị và phải được nhân dân đồng tình ủng hộ, phải dựa chắc vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong phát hiện, tố giác và đấu tranh với các hành vi tham nhũng lãng phí, vì bất cứ một công trình, dự án đầu tư nào cũng đều diễn ra ở một địa bàn dân cư, một địa phương cơ sở nhất định, mọi hoạt động, lối sống, quan hệ của cán bộ công chức đều không thoát ly khỏi cuộc sống và mối quan hệ đời thường. Phần lớn các vụ tham nhũng, lãng phí đều được xem xét xử lý do quần chúng nhân dân phát hiện, tố cáo. Ngân sách Nhà nước do nhân dân đóng thuế và phải phục vụ cho lợi ích của xã hội, hoạt động của Nhà nước phải thực sự vì dân, người dân có quyền đòi hỏi Nhà nước phải trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức phải thực sự là công bộc của dân. Cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng lãng phí đòi hỏi phải tiến hành và thực hiện nghiêm túc các giải pháp đồng bộ mà Nghi quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đề ra, theo đó, hệ thống chính trị ở cơ sở phải thực hiện tốt các nội dung sau:
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phải làm tốt các nội dung sau đây:
Thứ nhất: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân xã, cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp, tổ chức triển khai, quán triệt kịp thời, sâu rộng nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân.
Thứ hai: Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phối hợp với các đài, báo của Trung ương, địa phương nêu gương người tốt, việc tốt và kịp thời phê phán, lên án các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm Luật phòng chống tham nhũng, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể như sau:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng lãng phí.
- Ủy ban nhân dân huyện rà soát lại các văn bản do Hội đồng nhân dân huyện ban hành; kiến nghị hủy bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi những nội dung, quy định không còn phù hợp với nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chồng chéo, sơ hở đến các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhũng nhiễu gây khó khăn để tham nhũng, lãng phí.
Thứ ba: Tổ chức thực hiện các quy định về kê khai tài sản; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách; quy định chế độ hội họp, đón tiếp khách; Quy định về việc kỷ niệm các ngày truyền thống, lễ hội, đón nhận danh hiệu anh hung, đón nhận huân chương…Rà soát bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, trang bị tài sản, thiết bị làm việc thuộc thẩm quyền của huyện ủy ban hành; đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Thứ tư: Ủy ban nhân dân huyện chủ trì phối hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy, các đoàn thể nhân dân hướng dẫn xây dựng cốt cách người dân huyện; Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi những văn bane, quy định do mình ban hành không còn phù hợp; cải tiến, hệ thống hóa những quy định về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc, rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy trình làm việc, quy trình công tác cho phù hợp với quy định của Luật phòng chống, chống tham nhugx, Luật, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong tiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức và công dân, xây dựng, ban hành công khai quy chế chi tiêu nội bộ các chế độ, định mức, tiêu chuẩn áp dụng trong cơ quan, đơn vị.
Thứ năm: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của tổ chức đảng và đảng viên, đề cao vai trò của chi bộ trong quản lý giáo dục đảng viên, cụ thể là:
- Huyện ủy, đảng ủy, chi ủy trực thuộc có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.
- Đảng viên, cán bộ, công chức phải thường xuyên tự tu dưỡng bản thân, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị, giải quyết tốt các quan hệ hành chính, tôn trọng pháp luật, sống có kỷ luật, kỷ cương.
- Ủy ban kiểm tra huyện ủy và cấp ủy cơ sở xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tập trung vào các lĩnh vực đất đai, tài chính – ngân sách, xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ, tuyển dụng, tuyển sinh, tố tụng, giải quyết khiếu nại, tố cáo thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, lãng phí của tổ chức đảng và đảng viên.
- Ban tổ chức huyện ủy tham mưu cho Ban Thường vụ huyện ủy điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về phân công, phân cấp tổ chức bộ máy và cán bộ; đánh giá và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ. Thực hiện xử lý nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí.
- Tiếp tục thực hiện tốt Quy định 76 của Bộ Chính trị, chi bộ Đảng phải nắm chắc việc thực hiện nhiệm vụ và quan hệ xã hội của từng đảng viên; giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra kịp thời, xử lý những đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Nghiêm cấm tổ chức đảng, đảng viên bao che cho những hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Nâng cao tính chiến đấu, thực hiện dân chủ, công khai, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng theo phương châm: “Trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau”. Hàng năm cấp ủy nhận xet, đánh giá đảng viên phải có nội dung về thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Hàng năm, cán bộ chủ chốt cơ sở phải trực tiếp tự phê bình và phê bình tại hội nghị đại diện cho nhân dân do Mặt trận Tổ quốc tổ chức.
Thứ sáu: Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tăng cường giám sát các cơ quan dân cử; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cụ thể như sau:
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch theo pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của mình cho các cơ quan, tổ chức, các đơn vị khác và nhân dân theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm làm rõ, trả lời những nội dung báo chí nêu, trả lời các yêu cầu, đề nghị của các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Tăng cường công tác giám sát của các ban và của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và các xã, thị trấn đối với hoạt động của các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng thực hiện chức năng giám sát theo pháp luật; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và quy chế giám sát cộng đồng; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân.
- Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Đài truyền thanh huyện, xã, thị trấn có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực đến các tầng lớp nhân dân, góp phần định hướng dư luận trong xã hội.
Thứ bảy: Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tập trung phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các ngành và lĩnh vực trọng điểm. Cụ thể như sau:
- Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện có kế hoạch phân công lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
- Các ngành công an, Kiểm soát, Tòa án, Thanh tra, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy căn cứ các chức năng, nhiệm vụ, có sự phân công lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời phải rà soát, củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ của các ngành đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
- Các cơ quan, đơn vị tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí còn tồn đọng và mới phát sinh từ cơ sở, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, không kể chức vụ, nghỉ hưu hay chuyển công tác khác theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng, lãng phí. Ủy ban kiểm tra Đảng từ huyện đến các xã, thị trấn phải nâng cao trách nhiệm, chủ động phát hiện, xử lý tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm trong thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công an huyện chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa, nâng cao biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, điều tra kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Thanh tra huyện: tăng cường thanh tra kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý thu – chi ngân sách, quản lý tài sản công, các công trình dự án có dấu hiệu tiêu cực, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí; tổ chức thanh tra việc thực thi công vụ ở các lính vực: quản lý đất đai, cấp phép đầu tư xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức đấu thầu; quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tuyển sinh; tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức.
Kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị nhằm từng bước bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Thực tiễn sinh động là nơi kiểm nghiệm đúng đắn nhất mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin , tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội có thể tiến bộ hơn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Do đó, việc thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm,từng bước hoàn thiện pháp luật về dân chủ nói chung và dân chủ ở cơ sở là một giải pháp góp phần nâng cao và đảm thực hiện pháp luật về dân chủ. Pháp luật về dân chủ bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng chủ yếu được quy định tại Nghị định 29, Nghị định 79 và nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
Quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đang từng bước được nghiên cứu song bên cạnh việc hoàn thiện và nâng giá trị pháp lý ở mức xây dựng luật thực hiện dân chủ bao gồm cả điều chỉnh việc thực hiện dân chủ và loại hình cơ sở khác thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Quá trình tổng kết thực tiễn gắn với việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý cao hơn, tiến bộ hơn sẽ đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật. Do đó, để từng bước hoàn thiện và đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng tôi kiến nghị cần phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghiên cứu, bổ sung sửa đổi Hiến pháp
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 qui định các quyền cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ bầu cử…Theo đó hệ thống tổ chức bộ máy vẫn theo hệ thống hành chính bốn cấp cho cả các cơ quan quyền lực, quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp. Song với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về cải cách hành chính và bộ máy nhà nước và thực hiện thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường thì cần thiết phải có rút kinh nghiệm và sửa đổi Hiến pháp để làm cơ sở cho việc điều chỉnh bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Xây dựng và ban hành luật trưng cầu dân ý
Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng nhằm phát huy dân chủ cao độ và đang từng bước được hoàn thiện, pháp luật Việt Nam đã quy định nội dung của quyền dân chủ, các yêu cầu đảm bảo thực hiện dân chủ, cách thức tổ chức thực hiện dân chủ, song một trong những chế định quan trọng để đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp, để nhân dân tự lựa chọn quyết định và thể hiện ý chí của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương thì chưa có. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí đang ngày càng được nâng cao đảm bảo cho năng lực tự quyết định, lựa chọn những vấn đề “quốc kế, dân sinh” của nhân dân có điều kiện hơn, đã đến lúc cần thiết phải ban hành luật trưng cầu dân ý để quy định rõ rang những vấn đề nào nhà nước phải đưa ra để nhân dân thảo luận và biểu quyết, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý của cuộc trưng cầu dân ý…
- Tiếp tục hoàn thiện luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Việc thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hiện nay còn rất nhiều hạn chế cả về thể chế và tổ chức thực hiện, vì nhiều lý do, trong đó cả bệnh hình thức, thành tích trong công tác vận động và tổ chức bầu cử mà nhiều địa phương chưa có báo cáo hết những hạn chế trong thực hiện. Do đó cần tổng kết thực hiện luật để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện luật bàu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng dân chủ, thực sự tăng trách nhiệm và rang buộc về mặt pháp lý của các đại biểu dân cử với cử tri, quy định rõ hơn về tranh cử, về chương trình hành động của ứng cử viên, quy định những chức danh nhân dân bầu trực tiếp…trên cơ sở tiếp tục giữ vững nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Tiếp tục hoàn thiện luật Mặt trận Tổ quốc, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác
Việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên đảm bảo cho nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát các đại biểu dân cử và cơ quan nhà nước, xây dựng nhà nước thực sự trong sạch vững mạnh của dân, do dân và vì dân.
Huyện Hoài Đức với vị trí, vai trò là cấp địa phương, cơ sở mặc dù không thể nắm bắt và tổng kết việc thực hiện các qui định của pháp luật về dân chủ ở tầm vĩ mô, song qua thực tiễn thực hiện ở địa phương, với sự trăn trở, cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thường xuyên sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm cũng sẽ góp phần thiết thực vài công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
KẾT LUẬN
Dân chủ vừa là bản chất, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời là nhu cầu, nguyện vọng thiết tha của nhân dân. Bản chất và nhu cầu đó chỉ được thực hiện khi Đảng cụ thể hóa thành đường lối, thành chính sách và được Nhà nước thể chế hóa thành luật pháp. Khi đó dân chủ mới trở thành hiện thực và trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Song việc phát huy và mở rộng dân chủ phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng, dân chủ phải gắn với kỷ cương.
Dân chủ là yêu cầu, là nguyên tắc hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở, trong đó dân chủ ở cơ sở là bộ phận quan trọng, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng của pháp luật về dân chủ, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và công dân diễn ra ở cơ sở. Các quy phạm đó được thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng được quy định và thể hiện tập trung chủ yếu tại các Nghị định 29, 79 CP/CP và được hoàn thiện thành Pháp lệnh số 34/2007 về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Các quy phạm pháp luật này nhằm thể chế hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội, diễn ra ở cơ sở, nơi mỗi người dân đều gắn bó sinh sống, lao động và học tập, nơi họ có quyền làm chủ. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở đảm bảo việc thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân.
Thực tiễn hơn 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã chứng minh đường lối đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Đảng, sự thể chế hóa kịp thời của Nhà nước về dân chủ ở cơ sở. Ở đơn vị, địa phương nào thực hiện tốt quy chế dân chủ thì ở đơn vị, địa phương đó phát huy được tiềm năng, trí tuệ, sức lực của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị vững mạnh, ngược lại nếu dân chủ bị vi phạm thì tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, địa phương mất ổn định, hệ thống chính trị yếu kém. Quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng đã giúp chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương hướng, cùng với những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của các chủ thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và phát huy dân chủ bao gồm giải pháp giải pháp về nâng cao nhận thức, phát huy vai trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế thành pháp luật quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở gắn việc thực hiện nội dung pháp luật về dân chủ với cải cách hành chính và cải cách tư pháp là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo phát huy dân chủ ở cơ sở theo đúng tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VII.
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với sự phát triển của địa phương và đất nước, luận văn đã nghiên cứu toàn diện quá trình triển khai, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức và đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở Hoài Đức nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.
Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở hiện nay là một vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc thù của từng địa phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều kiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra trong thực hiện quy chế dân chủ ở mô hình một tỉnh, đề ra một số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và những giải pháp thực hiện cụ thể áp dụng cho huyện Hoài Đức mà chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và rộng hơn.
Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, làm cho pháp luật dân chủ cơ sở thực sự đi vào cuộc sống, cần có những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát hơn về từng mảng vấn đề trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, về quá trình thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở của các nhóm địa phương có điều kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh với các địa phương khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ có cái nhìn tổng quát, toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trịnh Ngọc Anh, “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh”, Tạp chí Cộng sản,(11), 2003.
Lê Trọng Ân, “Dân chủ và phát huy dân chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, (24), 2004.
Lương Gia Ban, Dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
GS, TS Hoàng Chí Bảo (Chủ biên): Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn hiện nay (sách tham khảo), NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005.
C. Mác và Ph Ăngen, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976.
Chính phủ, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã(ban hành kèm theo Nghị định 29/1998/NĐ/CP ngày 11/5/1998), Hà Nội, 1998.
Chính phủ, Chỉ thị số 24/1998 ngày 19/6 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, Hà Nội, 1998.
Chính phủ, Quy chế thực hiện dân chủ ở xã(ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-Cp ngày 07/07/2003), Hà Nội, 2003.
Chính phủ, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10 về cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn, Hà Nội, 2003.
Chính phủ, Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT- UBMTTQVN ngày 17/04/2008 của Chính phủ - UBTWMTTQVN hướng dẫn thi hành các điều 11, 14, 16, 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường và thị trấn, Hà Nội, 2008.
Vũ Hoàng Công, Hệ thống chính trị ở cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
Nguyễn Cúc (Chủ biên): Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Trần Bạch Đằng, Dân chủ cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, (35), Hà Nội, 2003.
Trương Quang Được, Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí cộng sản, (12), Hà Nội, 2002.
Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, Hà Nội, Viện sử học và Nhà xuất bản Văn hoá, 1997.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị(khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội, 2004.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1991.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3, Khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5, Khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6, Khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ thị số 30 CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, Hà Nội, 1998.
Trần Quốc Huy: Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2005.
Lê Xuân Huy: Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay (Qua thực tế một số tỉnh phía Bắc), Luận văn thạc sĩ Triết học, 2005.
Vũ Văn Hiền, Phát huy dân chủ ở xã, phường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
Huyện ủy Hoài Đức, Báo cáo kết quả thực hiện các mặt công tác năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ 2010, , Số 75 – BC/HU, 2009.
Huyện ủy Hoài Đức, Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị(khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, 2008.
Lênin toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1978.
Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Hoài Đức 1975-2008, Nxb Lao động, Hà Nội, 2009.
Lê Quang Minh, Để thực hiện dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản,(11), Hà Nội, 2003.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
Dương Xuân Ngọc(Chủ biên), Quy chế thực hiên dân chủ ở cấp xã, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
Lê Minh Quân, Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Huy Quý, Về dân chủ ở cơ sở,Tạp chí Cộng sản,(4) Hà Nội, 2004.
Nguyễn Văn Sáu, Quan hệ giữa thực thi Quy chế dân chủ ở cơ sở với xây dựng chính quyền cơ sở nông thôn, Lý luận chính trị,(11), Hà Nội, 2002.
Nguyễn Văn Sáu – Hồ Văn Thông(Đồng chủ biên), Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, Trấn Sơn Tây, phủ Quốc Oai, Nxb KHXH, Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Từ điển Hà Nội địa danh, Bùi Thiết, mục Hoài Đức (phủ),Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993.
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1995.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998, Hà Nội, 2006.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội, 2007.
Dương Trung Ý, Nâng cao sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng thực hiện hiệu quả dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản, (14), Hà Nội, 2003.
PHỤ LỤC
Để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội”, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học trên địa bàn 19 xã và 1 thị trấn trực thuộc huyện Hoài Đức với 2 mẫu điều tra. Số Phiếu phát ra: 700 phiếu(mỗi loại 350 phiếu), thu về 679 phiếu
Kết quả điều tra thể hiện trên các phụ lục kèm theo.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ cấp cơ sở)
Thưa đồng chí!
Để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài: “ Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội”, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của đồng chí thông qua việc trả lời các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn sau đây.Với mỗi câu hỏi, đồng chí có thể khoanh tròn hoặc đánh dấu “x” vào câu trả lời mà đồng chí cho là thích hợp. Đồng chí không phải ghi họ, tên của mình vào phiếu này. Sự tham gia trả lời của đồng chí là hoàn toàn tự nguyện và mọi ý kiến sẽ được giữ kín
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
A. NỘI DUNG
Câu 1: Đồng chí đã tham gia các hoạt động nào có liên quan đến Quy chế dân chủ cơ sở(DCCS) (Nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn) sau đây(có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều phương án)
1. Được nghe nói 4. Đã trực tiếp tuyên truyền vận động
2. Được đọc trực tiếp 5. Đã trực tiếp tổ chức thực hiện
3. Đã dành thời gian để nghiên cứu 6. Chưa tham gia hoạt động nào cả
Câu 2: Đồng chí có thể cho biết một số vấn đề sau đây về bản Quy chế DCCS(được ban hành theo Nghị định dố 79/2003 ngày 7/7/2003 của CP)? (Đồng chí có thể điền vào ô vuông □)
a. Bản quy chế có bao nhiêu chương? □ chương
b. Bản quy chế qui định bao nhiêu vấn đề cần thông báo để nhân dân biết?
□ vấn đề
c. Có bao nhiêu vấn đề quy định nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp?
□ vấn đề
d. Có bao nhiêu vấn đề nhân dân được bàn, tham gia ý kiến,chính quyền xã quyết định?□ vấn đề?
e. Có bao nhiêu việc quy định nhân dân được giám sát, kiểm tra? □ việc
f. Quy chế có phần hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy ước/ hương ước tại các cộng đồng dân cư(thôn, làng, bản) không?
1. Có; 2. Không; 3. Không rõ
Câu 3: Đồng chí có thể cho biết một số vấn đề sau đây về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn.(Pháp lệnh số 34/2007) (Đồng chí có thể điền số vào ô vuông □)
a. Pháp lệnh có bao nhiêu chương?□ chương
b. Pháp lệnh quy định bao nhiêu vấn đề cần thông qua để dân biết? □ vấn đề
c. Có bao nhiêu vấn đề quy định nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp?
□ vấn đề
d. Có bao nhiêu vấn đề nhân dân được bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định? □ vấn đề
e. Có bao nhiêu vấn đề nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định? □ vấn đề
g. Có bao nhiêu việc quy định nhân dân được giám sát, kiểm tra? □ việc
h. Pháp lệnh có phần hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy ước/hương ước tại các cộng đồng dân cư(thôn, bản,làng) không?
1. Có; 2. Không; 3. Không rõ
Câu 4: Xin đồng chí tự đánh giá về mức độ hiểu biết của mình đối với một số nội dung lớn của Quy chế dân chủ cơ sở sau đây (Mỗi hàng ngang chỉ đánh dấu vào 1 ô)
Các nội dung lớn
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Khó đánh giá
1. Những việc cần thông báo để dân biết
2. Những việc để dân bàn và quyết định trực tiếp
3.Những việc dân bàn, chính quyền quyết định
4. Những việc dân giám sát, kiểm tra
Câu 5: Đồng chí tìm hiểu Quy chế DCCC bằng những cách nào sau đây(có thể lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)?
1. Đọc trực tiếp văn bản về quy chế
2. Qua phương tiện thông tin đại chúng( tivi, đài, báo, internet)
3. Hội nghị, tập huấn về Quy chế DCCS
4. Trực tiếp tham gia xây dựng và triển khai Quy chế DCCs
5. Qua sinh hoạt chi bộ
6. Qua nghiên cứu học tập ở nhà trường
7. Cách thức khác
Câu 6: Đồng chí cho biết thái độ của đội ngũ cán bộ ở địa phương với Quy chế DCCS như thế nào(chỉ lựa chọn duy nhất 1 phương án)?
1. Tất cả đều tích cực hưởng ứng
2. Phần lớn tích cực hưởng ứng
3. Chỉ có một bộ phận tích cực hưởng ứng
4. Chưa được cán bộ tích cực hưởng ứng
5. Khó đánh giá
Câu 7: Theo đồng chí việc thực hiện Quy chế DCCS tại địa phương có xảy ra những hiện tượng nào sau đây(có thể lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)?
1. Quy chế DCCS chưa được người dân hưởng ứng tích cực
2. Thực hiện Quy chế DCCS còn mang tính hình thức
3. Có hiện tượng thờ ơ, chưa thông suốt của cán bộ
4. Có hiện tượng buông lỏng quản lý của cán bộ
5. Quy chế dân chủ mới chỉ mang tính phong trào
6. Không xảy ra những hiện tượng nêu trên
Câu 8: Quan điểm của đồng chí như thế nào đối với một số ý kiến sau
(có thể lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)?
1. Quy chế DCCS là công cụ đẩy mạnh, phát huy quyền làm chủ của dân
2. Quy chế DCCS là công cụ để người dân gây khó khăn/sức ép với cán bộ
3. Nên lồng ghép Quy chế DCCS với quy chế làm việc của cơ quan
4. Thực hiện tốt Quy chế DCCS là tiêu chuẩn hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ
5. Quy chế DCCS là công cụ giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao
7. Việc triển khai Quy chế DCCS làm phức tạp thêm tình hình ở địa phương
8. Thực hiện tốt Quy chế DCCS là thước đo năng lực và phẩm chất của cán bộ
9. Thực hiện Quy chế DCCS là giải pháp khắc phục quan liêu tham nhũng
10. Cần phải đẩy mạnh thực hiện Quy chế DCCS tại địa phương
Câu 9: Theo đồng chí, Quy chế DCCS được xây dựng phù hợp với địa phưong ở mức độ nào(chỉ lựa chọn duy nhất 1 phương án)?
1. Hoàn toàn phù hợp; 2. Phần lớn phù hợp; 3. Rất ít phù hợp; 4. Chưa phù hợp; 5. Khó đánh giá
Câu 10: Với năng lực hiện có, đồng chí cho biết mức độ đáp ứng trong việc: nhận thức,tổ chức thực hiện và bổ sung hoàn thiện Quy chế DCCS? Mỗi hàng ngang chỉ đánh dấu vào một ô
Các nhiệm vụ cụ thể
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Khó trả lời
1. Nhận thức Quy chế DCCS
2. Tổ chức thực hiện Quy chế DCCS ở địa phương
3. Bổ sung hoàn thiện Quy chế DCCS ở địa phương
Câu 11: Nhận xét của đồng chí về việc thực hiện Quy chế DCCS của địa phương hiện nay( Mỗi hàng ngang chỉ đánh dấu vào 1 ô)
Các nội dung
Rất phù hợp
Phù hợp
Chưa phù hợp
Khó đánh giá
1. Nội dung thể hiện của Quy chế
2. Hình thức thể hiện của Quy chế
3. Cách thức tuyên truyền vận động
4. Sự phối kết hợp giữa các bên tham gia
Câu 12: Nhận xét của đồng chí về thực hiện Quy chế DCCS của địa phương hiện nay( Mỗi hàng ngang chỉ đánh dấu vào 1 ô)
Các nội dung lớn
Tốt hơn
Không thay đổi
Kém đi
Khó đánh giá
1. Bầu không khí dân chủ ở địa phương
2. Các quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện
3. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, cq
4. Tình hình phát triển KT -XH của đia phương
5. Công tác xây dựng Đảng của địa phương
6. Công tác xd chính quyền ở địa phương
7. Công tác xây dựng mặt trận và các đoàn thể
8.Phong cách làm việc của cán bộ
9. Tình hình an ninh trật tự của địa phương
10. Trách nhiệm của người đứng đầu
11 Dân chủ công khai về tài chính
12 Dân chủ công khai về đất đai
13 Công khai về kiểm điểm sai phạm của cán bộ
Câu 13: Theo đồng chí, việc tổ chức thực hiện Quy chế DCCS của địa phương đã đạt ở mức độ nào(lựa chọn 1 phương án)
1. Đạt tốt so với yêu cầu
2. Đạt so với yêu cầu
3. Chưa đạt yêu cầu
4. Khó đánh giá
Câu 14: Để tổ chức thực hiện tốt Quy chế DCCS, cần chú ý những vấn đề gì?(lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)
1. Khâu kiểm tra, giám sát Quy chế
2. Sự quan tâm sâu sắc của cấp uỷ Đảng
3. Sự chỉ đạo nghiêm túc của chính quyền
4. Vai trò tham mưu của Mặt trận Tổ quốc
5. Với sự tham gia nhiệt tình hơn nữa của các đoàn thể
6. Hoạt động của Ban chỉ đạo
7. Sự phối kết hợp của các bên tham gia
8. Nâng cao trình độ dân trí
9. Nâng cao năng lực của cán bộ
10. Sự hưởng ứng tham gia của Nhân dân
11. Truyền thống thực hiện dân chủ của địa phương
Câu 15: Những khó khăn khi thực hiện Quy chế DCCS(lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)
1. Khâu kiểm tra, giám sát Quy chế chưa tốt
2. Cấp uỷ Đảng chưa nhận thức đầy đủ về Quy chế
3. Chính quyền thiếu tập trung chỉ đạo Quy chế
4. Vai trò tham mưu của Mặt trận Tổ quốc hạn chế
5. Các đoàn thể chưa nhiệt tình tham gia
6. Hoạt động chủa Ban chỉ đạo chưa liên tục
7. Sự phối kết hợp chỉ đạo chưa đồng bộ
8. Trình độ dân trí còn thấp
9. Năng lực của cán bộ còn hạn chế
10. Thiếu sự hưởng ứng tích cực của nhân dân
11. Sự lãnh đạo của cấp trên chưa kịp thời
12. Sự phức tạp mất dân chủ kéo dài ở địa phương
13. Nguyên nhân khác(ghi)
Câu 16: Theo đồng chí đội ngũ cán bộ của địa phương đang gặp những khó khăn gì về năng lực tổ chức thực hiện Quy chế DCCS(có thể lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)
1. Hạn chế về trình độ học vấn
2. Hạn chế về trình độ chuyên môn
3. Hạn chế về các kỹ năng tác nghiệp
4. Ít được tham gia các khoá bồi dưỡng tập huấn
5. Hạn chế về giao tiếp cập nhật thông tin
6. Phải đảm đương cùng lúc nhiều công việc
7. Thiếu sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên
8. Khác(ghi)
Câu 17: Các giải pháp chung nhằm tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh thực hiện DCCS ở cơ sở(có thể lựa chọn 1 đến nhiều phương án)
1. Tăng cường chuyển tải các nội dung về DCCS trên TTĐC của Huyện
2. Có sự đầu tư về kinh phí
3. Tăng cường cung cấp tài liệu liên quan
4. Tăng cường tập huấn về Pháp lệnh thực hiện DCCS
5. Tăng cường sự tổng kết đúc rút kinh nghiệm
6. Phải có sự chỉ đạo đồng bộ thống nhất giữa các cấp
7. Nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng
8.Tăng cường sự tập trung chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền
9. Phải tạo ra cơ chế phân công trách nhiệm giữa các thành viên tham gia
10. Bảo đảm mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp
11 Bảo đảm mối quan hệ giữa dân chủ với kỷ cương,pháp luật
12. Nâng cao dân trí, khuyến khích sự hưởng ứng tích cực của dân
13.Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
14. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ cơ sở
15. Giải pháp khác(ghi)
Câu 18: Đồng chí đánh giá vai trò và mức độ hoàn thành nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy chế DCCS của người trưởng thôn/tổ trưởng khu phố (lựa chọn duy nhất 1 phương án)
Vai trò của trưởng thôn
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
1. Rất quan trọng
2. Quan trọng
3. Ít quan trọng
4. Không quan trọng
5. Khó đánh giá
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ
2. Hoàn thành nhiệm vụ
3. Mới hoàn thành một phần nhiệm vụ
4. Không hoàn thành nhiệm vụ
5. Khó đánh giá
Câu 19: Theo đồng chí cần phải làm gì để tăng cường vai trò của trưởng thôn/tổ chức trong tổ chức xây dựng và thực hiện DCCS (lựa chọn 1 hoặc nhiều phương án)
1. Phải được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
2. Có chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn
3. Tạo điều kiện thuận lợi hơn về cơ chế làm việc
4. Cần có sự hợp tác tích cực của người dân
5. Cần có sự quan tâm hơn của cấp uỷ Đảng, chính quyền
6. Phải lựa chọn người có khả năng gánh vác được công việc
7. Khác(ghi)
B. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 20: Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân(mỗi ô chỉ lựa chọn duy nhất 1 phương án)
Giới tính
Độ tuổi
Học vấn
Trình độ lý luận chính trị
1. Nam
2. Nữ
1. Dưới 30
2. Từ 31-40
3. Từ 41-50
4. Trên 50
1. Cấp 1 trở xuống
2. Cấp 2
3. Cấp 3
4. Trung cấp
5. CĐ- ĐH
6. Sau đại học
1. Sơ cấp
2. Trung cấp
3. Cử nhân
4. Lý luận cao cấp
5. Chưa qua đào tạo
Thâm niên công tác ở địa phương
Chuyên môn đào tạo
Nơi công tác
Khối công tác
1. Dưới 5 năm
2. Từ 6-10 năm
3. Từ 11-20 năm
4. Trên 20 năm
1. Luật
2. Địa chính
3. Kinh tế
4. Y tế
5. Văn phòng
6. Nông nghiệp
7. Khác
8. Chưa có
1. Xã
2. Phường
1.Khối Đảng
2.Khối chính quyền
3.Khối đoàn thể
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN CÁ NHÂN
Kính thưa ông/bà!
Để cung cấp dữ liệu thông tin cần thiết cho nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội”, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của ông/bà có thể khoanh tròn hoặc đánh dấu (x) vào câu trả lời mà ông/bà cho là thích hợp.Mọi ý kiến của ông/bà sẽ được giữ kín, sự tham gia của ông/bà vào cuộc trao đổi này là hoàn toàn tự nguyện. Chúng tôi hy vọng ông/bà sẽ thấy cuộc trao đổi ý kiến này là bổ ích và lý thú.
A. PHẦN ĐỊNH DANH
Câu 1: Xin ông/bà cho biết một số thông tin về bản thân(mỗi ô chỉ lựa chọn duy nhất một phương án)
Giới tính
Tuổi
Trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân
1. Nam
2. Nữ
1.Dưới 20
2.Từ 21-30
3.Từ 31-40
4. Từ 41-50
5.Từ 51-60
6.Trên 60
1.Dưới cấp 1
2.Cấp 2
3.Cấp 3
4.Trung cấp
5.CĐ-ĐH trở lên
1. Đang có vợ/chồng
2. Chưa có vợ/chồng
3.Goá, ly hôn, ly thân
Mức sống
Dân tộc
Tôn giáo
Nghề nghiệp chính
1.Giàu
2.Khá giả
3.Trung bình
4.Nghèo
1.Kinh
2.Dân tộc khác
1.Phật
2.Thiên chúa
3.Tôn giáo khác
4.Không theo tôngiáo
1. Nông nghiệp
2.Cán bộ về hưu
3.Buôn bán
4.Dịch vụ
5.Tiểu thủ công nghiệp
6.Công nhân
7.Cán bộ viên chức
8. Khác
Nơi sinh sống thuộc
Ông/bà tham gia những đoàn thể
1. Xã
2. Phường
1. Hội cựu chiến binh
2. Hội nông dân
3. Hội phụ nữ
4. Đoàn thanh niên
5. Hội nghề nghiệp khác
6. Không tham gia
B. PHẦN NỘI DUNG
Câu 2: Xin ông/bà cho biết mức độ tiếp cận của bản thân về Quy chế DCCS, pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở xã,phường(chọn 1 đến nhiều phương án)
1.Đã nghe nói đến
2. Đã được đọc trực tiếp
3. Đã được cán bộ phổ biến
4. Đã dành thời gian nghiên cứu
5. Đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng
6. Đã tham gia thực hiện
7. Đã tham gia vận động tuyên truyền
8. Chưa bao giờ nghe nói đến
Câu 3: Đội ngũ cán bộ ở địa phương có vai trò như thế nào đối với sự hiểu biết và thực hiện Quy chế DCCS của ông/bà(lựa chọn duy nhất 1 phương án)
Hiểu biết về Quy chế
Thực hiện Quy chế
1. Rất quan trọng
2. Quan trọng
3. Bình thường
4. Không quan trọng
5. Khó đánh giá
1. Rất quan trọng
2. Quan trọng
3. Bình thường
4. Không quan trọng
5. Khó đánh giá
Câu 4a: Trong năm vừa qua ông/bà có đến gặp gỡ chính quyền địa phương để đề đạt những yêu cầu kiến nghị:
1. Có 2. Không
Câu 4b: Nếu có, xin ông bà nhớ lại và cho biết mức độ hài lòng của bản thân(lựa chọn duy nhất một phương án)
1. Hoàn toàn hài lòng
2. Hài lòng
3. Chỉ hài lòng một phần
4. Hoàn toàn không hài lòng
5. Khó đánh giá
Câu 5: Theo ông bà, người dân ở địa phương đã được tham gia vào một số công việc sau
Các nội dung công việc
Được biết
Được bàn
Được quyết định
Được kiểm tra
Không được tham gia
1 Dự án xây dựng công trình công cộng
2 Quyết toán các khoản đóng góp của dân
3 Thu chi ngân sách của địa phương
4 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
5 Thanh tra, kiểm tra các vụ tiêu cực
6 Chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương
7 Khác(ghi cụ thể)
Câu 6: xin ông/ bà cho biết sau khi thực hiện Quy chế DCCS đối với bản than mình như thế nào(có thể lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)
1 Hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình
2 Nâng cao trình độ chính trị
3 Nâng cao trình độ văn hóa
4 Nâng cao trình độ pháp luật
5 Củng cố lòng tin vào cấp ủy đảng, chính quyền
6 Lý do khác(ghi)
Câu 7: Xin ông/bà cho biết sau khi thực hiện Quy chế DCCS thì các lĩnh vực sau đây ở địa phương như thế nào?
Các lĩnh vực
Tăng lên
Không thay đổi
Giảm đi
Khó đánh giá
1.Cải thiện đời sống của nhân dân
2. Vấn đề đoàn kết trong cán bộ, nhân dân
3. Tình hình tham nhũng, tiêu cực
4. Tính tích cực, tự giác của người dân
5. Tình hình thiếu kiện
6. An ninh trật tự xã hội
7. Tác phong lãnh đạo, làm việc của cán bộ
8. Việc tiếp xúc nhân dân của cán bộ
9. Việc lợi dụng dân chủ để gây rối
10. Năng lực làm việc của cán bộ
11. Quan hệ hàng xóm, khu phố
12. Giải quyết các việc của xóm, khu phố
13. Trách nhiệm của cán bộ đối với công việc
14. Sự tôn trọng, lắng nghe nhân dân của cán bộ
15. Lòng tin của người dân vào Đảng, chính quyền
16. Khác(ghi)
Câu 8: Theo ông/bà những yếu tố nào sau đây tác động đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế DCCS tại địa phương(chọn từ 1 đến nhiều phương án)?
1 Năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở
2 Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên
3 Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cơ sở
4 Cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm rõ ràng
5 Sự quan tâm ủng hộ của người dân
6 Trình độ dân trí
7 Sự vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với địa phương
8 Yếu tố khác(ghi cụ thể)
Câu 9: Ý kiến của ông/bà về mức độ năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế DCCS tại địa phương( chỉ được chọn duy nhất một phương án)
Xây dựng quy chế
Tổ chức thực hiện Quy chế
1 Có năng lực tốt
1 Có năng lực tốt
2 Năng lực bình thường
2 Năng lực bình thường
3 Năng lực chưa đạt yêu cầu
3 Năng lực chưa đạt yêu cầu
4 Khó đánh giá
4 Khó đánh giá
Câu 10: Để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện Quy chế DCCS tại địa phương ông/bà có kiến nghị gì(có thể lựa chọn từ 1 đến nhiều phương án)
Cán bộ phải được cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ
Phải có cơ chế chính sách đãi ngộ cán bộ phù hợp
Cán bộ phải được tập huấn, bồi dưỡng về Quy chế DCCS
Cần tăng cường sức tổng kết, đúc rút kinh nghiệm
Cán bộ phải được tham quan học tập các mô hình triển khai tốt
Phải có sự quan tâm hơn của cấp trên
Nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng
Tăng cường sự tập trung chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền
Phải có sự ủng hộ tích cực của người dân
Phải thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, nghiêm túc
Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng cho cán bộ
Bảo đảm mối quan hệ giữa dân chủ với kỷ cương và pháp luật
Khác(ghi)
Câu 11a: Trong cuộc họp thôn/khu phố gần đây nhất ông/bà có tham gia phát biểu
1. Có 2. Không
Câu 11b: Nếu không, ông bà có thể cho biết lý do(lựa chọn 1 đến nhiều phương án)
1 Không có ý kiến gì để phát biểu
2 Phát biểu mãi rồi nhưng không thay đổi
3 Có người khác đã phát biểu rồi
4 Không có thời gian để phát biểu
5 Không tự tin khi phát biểu
6 Khác(ghi)
Câu 11c: Nếu có, thì ý kiến của ông/bà đã được đưa đến đâu(có thể lựa chọn 1 đến nhiều phương án)
Cấp ủy đảng địa phương
Chính quyền địa phương
Đảng ủy cấp trên
Chính quyền cấp trên
Đoàn thể ở địa phương
Đoàn thể cấp trên
Không đưa đến đâu cả
Không rõ
Câu 12: Ông/bà cho biết vai trò và mức độ hoàn thành nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy chế DCCS của người trưởng thôn/tổ trưởng khu phố(lựa chọn duy nhất 1 phương án)
Vai trò của trưởng thôn
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng
Khó đánh giá
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ
Mới hoàn thành một phần nhiệm vụ
Không hoàn thành nhiệm vụ
Khó đánh giá
Câu 13: Theo ông/bà cần phải làm gid để tăng cường vai trò của trưởng thôn/tổ trưởng trong tổ chức xây dựng và thực hiện Quy chế DCCS(có thể lựa chọn 1 đến nhiều phương án)
Phải được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
Có chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn
Tạo điều kiện thuận lợi hơn về cơ chế làm việc
Người dân cần tích cực hợp tác
Cần có sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền
Phải lựa chọn người có khả năng gánh vác được công việc
Khác(ghi)
Xin cảm ơn ông/ bà!
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CỦA TÁC GIẢ THEO PHỤ LỤC 1 VÀ 2
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NẮM BẮT VỀ QUY CHẾ DÂN CHỦ
Biểu 1a: Đối với cán bộ cơ sở
STT
Xã, thị trấn
Số người được hỏi
Mức độ tiếp cận
Đọc trực tiếp
Qua hội nghị tập huấn
Trực tiếp tham gia và triển khai QCDC
Qua sinh hoạt chi bộ
Cách thức khác
1
An Khánh
16
12
4
9
6
2
An Thượng
15
15
4
11
5
2
3
Cát Quế
16
14
13
7
8
4
Di Trạch
18
17
9
8
7
1
5
Dương Liễu
18
18
11
6
9
1
6
Đắc Sở
17
11
6
7
5
7
Đông La
17
14
8
6
8
8
Đức Giang
16
11
10
8
5
2
9
Đức Thượng
18
13
7
5
4
10
Kim Chung
15
14
6
9
10
1
11
La Phù
18
11
7
8
9
12
Lại Yên
14
11
7
6
5
13
Minh Khai
16
12
6
7
9
2
14
Song Phương
15
12
8
8
6
15
Sơn Đồng
16
13
5
7
4
1
16
Tiền Yên
18
11
6
8
7
17
Vân Canh
16
15
7
6
8
1
18
Vân Côn
15
13
5
9
6
19
Yên Sở
15
13
7
8
5
20
Trạm Trôi
18
16
4
9
6
Tổng số
326
261
140
152
132
11
Biểu 1b: Đối với nhân dân
STT
Xã, Thị trấn
Số người được hỏi
Mức độ tiếp cận quy chế dân chủ
Đã nghe nói đến
Đọc trực tiếp
Được cán bộ phổ biến
Đã nghiên cứu
Đã tham gia thực hiện
Chưa bao giờ nghe nói đến
1
An Khánh
20
12
5
6
2
4
2
An Thượng
18
8
6
6
1
5
3
Cát Quế
19
7
5
4
1
3
4
Di Trạch
17
9
6
7
2
4
2
5
Dương Liễu
16
9
8
5
2
5
6
Đắc Sở
16
9
7
6
1
4
1
7
Đông La
17
7
4
4
3
4
8
Đức Giang
19
9
6
5
1
3
3
9
Đức Thượng
16
8
5
6
2
1
10
Kim Chung
29
9
6
8
1
2
1
11
La Phù
18
7
7
7
3
5
12
Lại Yên
19
9
5
9
3
5
13
Minh Khai
17
6
6
8
2
6
14
Song Phương
17
8
4
5
2
7
15
Sơn Đồng
16
8
7
7
1
2
16
Tiền Yên
18
8
9
5
3
2
1
17
Vân Canh
19
8
7
4
2
1
18
Vân Côn
18
11
6
5
3
1
19
Yên Sở
16
9
9
4
2
1
1
20
Trạm Trôi
17
12
9
5
4
2
Tổng số
353
173
127
116
41
67
9
II. MỨC ĐỘ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
Bảng 2a: Đánh giá của cán bộ cơ sở về mức độ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
STT
Xã, Thị trấn
Số người được hỏi
Đánh giá mức độ
Đạt tốt so với yêu cầu
Đạt so với yêu cầu
Chưa đạt so với yêu cầu
Khó đánh giá
1
An Khánh
16
10
6
1
1
2
An Thượng
15
9
7
3
3
Cát Quế
16
8
7
4
Di Trạch
18
11
8
5
Dương Liễu
18
10
7
1
6
Đắc Sở
17
9
9
2
1
7
Đông La
17
7
9
8
Đức Giang
16
8
7
1
9
Đức Thượng
18
8
5
3
10
Kim Chung
15
12
6
2
11
La Phù
18
6
5
4
12
Lại Yên
14
7
7
13
Minh Khai
16
8
4
1
2
14
Song Phương
15
7
5
15
Sơn Đồng
16
5
6
1
1
16
Tiền Yên
18
8
4
2
17
Vân Canh
16
7
7
1
1
18
Vân Côn
15
9
8
1
19
Yên Sở
15
9
5
1
1
20
Trạm Trôi
18
7
8
Tổng số
326
165=51%
130=39%
19=5%
12=5%
Bảng 2b: Mức độ tham gia thực hiện quy chế dân chủ của nhân dân
STT
Nội dung công việc
Số người được hỏi
Mức độ
Được biết
Được bàn
Được quyết định
Được Kiểm tra
Không được tham gia
1
Dự án xây dựng công trình công cộng
353
253
88
65
46
31
2
Quyết toán các khoản đóng góp của dân
353
179
92
41
33
34
3
Thu chi ngân sách địa phương
353
140
75
41
19
60
4
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
353
112
12
5
16
77
5
Thanh tra, kiểm tra các vụ tiêu cực
353
107
21
9
7
120
6
Chỉ tiêu phát triển KT-XH địa phương
353
121
16
40
3
51
III. BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
Bảng 3a: Đánh giá của cán bộ cơ sở về chuyển biến của địa phương so với trước khi thực hiện quy chế dân chủ
STT
Nội dung
Số người được hỏi
Tốt hơn
Không thay đổi
Kém đi
Khó đánh giá
1
Bầu không khí dân củ ở địa phương
326
276
4
46
2
Các quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện
326
282
6
38
3
Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền
326
296
8
22
4
Tình hình phát triền KT-XH của địa phương
326
291
12
23
5
Công tác Xây dựng Đảng của địa phương
326
282
11
33
6
Công tác xây dựng chính quyền ở địa phương
326
268
35
3
7
Công tác xây dựng mặt trận và các đoàn thể
326
266
41
3
16
8
Phong cách làm việc của cán bộ
326
241
50
35
9
Tình hình an ninh trật tự của địa phương
326
280
10
11
25
10
Trách nhiệm của người đứng đầu
326
270
31
25
11
Dân chủ công khai về tài chính
326
260
39
7
20
12
Dân chủ công khai về đất đai
326
252
65
4
5
13
Công khai về kiểm điểm sai phạm của cán bộ
326
251
67
3
5
Bảng 3b: Đánh giá của nhân dân về kết quả thực hiện quy chế dân chủ
STT
Nội dung
Số người được hỏi
Tăng lên
Không thay đổi
Gảm đi
Khó đánh giá
1
Cải thiện đời sống của nhân dân
353
299
51
4
0
2
Vấn đề đoàn kết trong cán bộ, nhân dân
353
271
33
3
4
3
Tình hình tham nhũng, tiêu cực
353
26
51
156
45
4
Tính tích cực, tự giác của nhân dân
353
189
33
2
27
5
Tình hình khiếu kiện
353
41
22
158
3
6
An ninh trật tự xã hội
353
97
112
69
1
7
Tác phong lãnh đạo, làm việc của cán bộ
353
123
27
1
0
8
Việc tiếp xúc nhân dân của cán bộ
353
154
59
9
Việc lợi dụng dân chủ để gây rối
353
6
154
10
Năng lực làm việc của cán bộ
353
165
57
9
11
Quan hệ hàng xóm, khu phố
353
197
31
12
Giải quyết các công việc của xóm, khu phố
353
226
34
13
Trách nhiệm của cán bộ đối với công việc
353
214
36
5
14
Sự tôn trọng, lắng nghe nhân dân của cán bộ
353
230
25
5
15
Lòng tin của người dân vào Đảng, chính quyền
353
280
44
8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_sua_2_2958.doc