MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM TẠ ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
TÓM TẮT x
ABSTRACT xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 GIỚI THIỆU 1
1.1.1 Đặt vấn đề 1
1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 3
1.4.2 Nội dung nghiên cứu 4
1.4.3 Thời gian nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1 Khái niệm về việc làm 5
2.1.2 Người thất nghiệp 5
2.1.3 Lao động 5
2.1.4 Khu vực kinh tế 7
2.1.5 Đô thị hoá 7
2.1.6 Một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 8
2.2.1 Số liệu thứ cấp 8
2.2.2 Số liệu sơ cấp 10
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 10
2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện ở mục tiêu 1, 2 & 3) 10
2.3.2 Phương pháp hồi qui tương quan (thực hiện ở mục tiêu 3) 11
2.3.3 Phương pháp phân tích Cross – Tabulation (thực hiện mục tiêu 1, 2 & 3) 11
2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT (thực hiện mục tiêu 4) 12
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14
3.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 14
3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN 15
3.2.1 Vị trí trong TPCT và quan hệ với các quận, huyện lân cận 15
3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 15
3.2.3 Nguồn nhân lực 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
4.1 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GTSX) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN 15
4.1.1 Tổng quan về cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15
4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực I 15
4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực II 15
4.1.3 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực III 15
4.1.4 Chuyển dịch cơ cấu dân số của quận Ô Môn dưới sự tác động của đô thị hoá 15
4.1.5 Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động 15
4.2 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN NĂM 2005 15
4.2.1 Số lượng và chất lượng lao động 15
4.2.2 Thực trạng về việc làm 15
4.2.3 Đánh giá chung 15
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15
4.3.1 Mô hình kinh tế lượng xác định yếu tố chuyển dịch 15
4.3.2 Mô tả biến 15
4.3.3 Kết quả mô hình 15
4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO CƠ HỘI VIỆC LÀM 15
4.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, đe doạ tác động đến người lao động 15
4.4.2 Một số giải pháp 15
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 15
5.1 KẾT LUẬN 15
5.2 KIẾN NGHỊ 15
5.2.1 Đối với chính quyền 15
5.2.2 Đối với người lao động 15
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 15
PHỤ LỤC 15
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 15
Bảng 4.2: GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (Giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.3: Cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động 15
ĐVT: % 15
Bảng 4.5: Lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.6: Cơ cấu lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.7: GTSX các ngành của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.8: Cơ cấu GTSX của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.9: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15
Bảng 4.10: Lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.11: Cơ cấu lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.12: GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.13: Cơ cấu GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.14: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX trong khu vực II 15
Bảng 4.15: Lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.16: Cơ cấu lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.17: GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.18: Cơ cấu GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.19: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15
Bảng 4.20: Dân số quận Ô Môn chia theo Nông thôn – Thành thị và tỷ lệ đô thị hoá 15
Bảng 4.21: Cơ cấu dân số quận Ô Môn chia theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp 15
Bảng 4.22: GDP/người ở địa bàn quận Ô Môn (theo giá so sánh 1994) 15
Bảng 4.23: Các chỉ tiêu giáo dục giai đoạn 2000-2005 15
Bảng 4.24: Thay đổi trình độ CMKT 15
Bảng 4.25: Cơ cấu dân số nhóm tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 15
Bảng 4.26: Cơ cấu lao động trong độ tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 15
Bảng 4.27: Cơ cấu nghề nghiệp tại hai thời điểm năm 2000 - 2005 15
Bảng 4.28: Cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động 15
Bảng 4.29: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi 15
Bảng 4.30: Mối quan hệ giũa ngành nghề và trình độ học vấn 15
Bảng 4.31: Tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp đối với trình độ chuyên môn 15
Bảng 4.32: Thu nhập theo ngành nghề () 15
Bảng 4.33: Các biến số sử dụng trong mô hình 15
Bảng 4.34: Kết quả mô hình 15
Bảng 4.35: Phân tích SWOT về lao động về việc làm quận Ô Môn 15
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chánh TPCT và quận Ô Môn 15
Hình 4.1: Tỷ trọng lao động 3 khu vực kinh tế trong giai đoạn 2000-2005 15
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm năm 2000-2005 15
Hình 4.3: Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi 15
Hình 4.4: Cơ cấu trình độ học vấn 15
Hình 4.5: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính 15
Hình 4.6: Cơ cấu tính chất thu nhập 15
Hình 4.7: Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin khi xin việc 15
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi 15
Phụ lục 2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 15
Phụ lục 3: Kiểm định mối quan hệ nguồn thu nhập chính giữa năm 2000 và 2005 15
Phụ lục 4: Dân số và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi) chia theo nhóm tuổi 15
Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhóm tuổi 15
Phụ lục 6: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính 15
Phụ lục 7: Tình trạng việc làm 15
Phụ lục 8: cơ cấu lao động theo nhóm tuổi 15
Phụ lục 9: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi 15
Phụ lục 10:Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn 15
Phụ lục 11: Tính chất thu nhập 15
Phụ lục 12: Lý do thay đổi nghề nghiệp 15
Phụ lục 13: Thuận lợi 15
Phụ lục 14: Khó khăn 15
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
CN-TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT : Đơn vị tính
GTSX : Giá trị sản xuất
PRA : Participatory Rural Appraisal
TĐ01-05 : Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005
TM-DV : Thương mại - Dịch vụ
TPCT : Thành phố Cần Thơ
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2006 đến tháng 2/2007. Phương pháp điều tra bán cấu trúc và điều tra hộ gia đình kết hợp với thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan (mô hình PROBIT) và phương pháp phân tích SWOT được ứng dụng để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu GTSX và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động làm cơ sở để nhận dạng chuyển dịch cơ cấu lao động của Quận Ô Môn giai đoạn 2000 – 2005. Qua đó đề xuất các chiến lược chuyển dịch lao động hợp lý.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (i) chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế; (ii) mặc dù chất lượng lao động đã có những chuyển biến tích cực như: trình độ học vấn, chuyên môn trong giai đoạn 2000-2005 được nâng lên nhưng không đáng kể, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 76%); (iii) tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về lao động phi nông nghiệp của các ngành; (iv) các yếu tố về trình độ giáo dục, giới tính, tuổi lao động; yếu tố đất đai; mức độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch lao động, và thu nhập vùng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra điểm thuận lợi về: Dân số trẻ, khoẻ, dồi giàu; có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền về mặt thủ tục hành chính cho người lao động; có nhiều khu công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp gần nhà (khu công nghiệp Trà Nóc); và chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Tuy vậy, một số khó khăn gặp phải như: trình độ học vấn và tay nghề thấp; chính quyền địa phương chưa có chiến lược đào tạo ngành nghề phù hợp; công tác tuyên truyền giáo dục còn yếu; chưa phát triển mạnh các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
Từ kết quả trên các vấn đề quan trọng cần chú tâm cho chuyển dịch lao động quận Ô Môn là: (1) chính quyền đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo nghề; (2) đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc thực tế; (3) hỗ trợ vốn cho người lao động nhằm học nghề và tự tạo việc làm cho chính họ; (4) xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng cho người lao động; (5) Không ngừng nâng cao ý thức và trình độ người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của đô thị hoá.
ABSTRACT
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ có hoàn cảnh khó khăn như nhà ở xa khu công nghiệp, không có phương tiện đi lại (10,7%) là một khó khăn đối với họ Ngoài ra, có khoảng 18,3% phải thuê nhà ở làm tăng chi phí sinh hoạt và sống cách ly gia đình.
Đối với những lao động sản xuất nông nghiệp, khó khăn lớn nhất là giá đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp ảnh hưởng thu nhập lao động nông nghiệp & hộ nông dân. Phần lớn lao động vùng này tham gia sản xuất nông nghiệp. Có khoảng 16,2% cho rằng khi giá nông sản bấp bênh ảnh hưởng đến thu nhập lao động của họ. Ngoài ra, có khoảng 3,9% nông hộ cho rằng giá vật tư cao ảnh hưởng đến thu nhập.
Đa số người lao động chủ yếu là công nhân, cần phải kiếm tiền để mưu sinh cuộc sống nên phải làm việc những công việc nặng nhọc (12,3%), làm việc trong môi trường độc hại bệnh nghề nghiệp (1,6%), đây là những khó khăn mà người lao động có trình độ tay nghề thấp phải đương đầu. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút lao động trong thời gian tới, chất lượng của nguồn lao động trong tương lai và cũng là gánh nặng của gia đình và bản thân người lao động sau này. Do vậy Nhà nước cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động tại các công ty, xí nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trên đây là một số khó khăn nổi bật của người lao động trong những công việc hiện tại, ngoài ra còn một số khó khăn như: công việc không phù hợp chuyên môn, thời gian làm việc thất thường, đối với những lao động sản xuất nông nghiệp thì khó khăn trong việc thuê lao động,... được trình bày trong phụ lục 14.
4.2.2.6 Thu nhập của người lao động đang làm việc theo ngành nghề
Đối với mỗi ngành nghề thì có mức thu nhập khác nhau và nó còn phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động. Bảng 4.32 cho thấy số lao động có thu nhập từ 0,5 – 1 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất 43,56% cao nhất; số lao động có thu nhập từ trên 1 triệu – 1,5 triệu Chiếm khoảng 30,3% và số người có thu nhập trên 3 triệu -3,5 triệu và trên 3,5 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 0,38%. Điều này khá phù hợp với thực trạng trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động, đa số người lao động ở đây lao động chân tay, không có chuyên môn nên thu nhập thấp, một số ít lao động có kinh nghiệm làm việc lâu năm và có trình độ nên có thu nhập cao hơn.
Bảng 4.32: Thu nhập theo ngành nghề (() a: Dưới 500.000 đồng; b: Từ 500.000 – 1.000.000 đồng; c: Từ 1.000.001-1.500.000 đồng; d: Từ 1.500.001-2.000.000 đồng; e: Từ 2.000.001-2.500.000 đồng; f: Từ 2.500.001-3.000.000 đồng; g: Từ 3.000.001-3.500.000 đồng; h: Trên 3.500.000 đồng.
)
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
a
b
c
d
e
f
g
h
Tổng
Công nhân
13
80
61
17
5
4
1
0
181
% theo hàng
7,18
44,20
33,70
9,39
2,76
2,21
0,55
0,00
100,00
Xe ôm
1
2
4
0
0
0
0
0
7
% theo hàng
14,29
28,57
57,14
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
100,00
Dịch vụ mua bán
7
14
5
4
3
1
0
0
34
% theo hàng
20,59
41,18
14,71
11,76
8,82
2,94
0,00
0,00
100,00
Thợ may/thợ mọc/thợ điện tử
4
1
3
2
0
0
0
0
10
% theo hàng
40,00
10,00
30,00
20,00
0,00
0,00
0,00
0,00
100,00
Nhân viên nhà nước
3
9
3
1
0
0
0
1
17
% theo hàng
17,65
52,94
17,65
5,88
0,00
0,00
0,00
5,88
100,00
Thợ hồ
0
9
4
2
0
0
0
0
15
% theo hàng
0,00
60,00
26,67
13,33
0,00
0,00
0,00
0,00
100,00
Tổng
28
115
80
26
8
5
1
1
264
% theo hàng
10,61
43,56
30,30
9,85
3,03
1,89
0,38
0,38
100,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
Để thấy chi tiết hơn ta xét thu nhập của một số ngành nghề phổ biến và có số lao động tham gia nhiều, cụ thể như: người lao động làm công nhân xí nghiệp có 44,2% có thu nhập trong 0,5-1 triệu đồng/tháng; 33,7% có thu nhập trong khoảng 1-1,5 triệu đồng/tháng. Chạy xe ôm thì thu nhập phần lớn tập trung vào khoảng 1-1,5 triệu đồng/tháng chiếm khoảng 57% số người làm việc ở ngành nghề này. Dịch vụ mua bán tập trung phần lớn vào khoảng thu nhập 0,5-1 triệu đồng/tháng, có khoảng 41% trên tổng số người tham gia ngành nghề này. Thợ hồ có 60% số lao động có mức thu nhập từ 0,5-1 triệu đồng/tháng.
4.2.3 Đánh giá chung
Số lao động trong độ tuổi lao động 72%, số dân nhập cư tại phường chiếm tỷ trọng rất thấp (1,6%) nên đây là nguồn cung cấp một lực lượng lao động tương đối ổn định cho khu vực. Tuy nhiên nhóm tuổi 0-14 chiếm tỷ trọng thấp (17%) điều này cho thấy dân số quận đang già đi.
Chất lượng lao động thấp (trình độ học vấn cấp 2 chiếm 42%, số người chưa có trình độ chuyên môn chiếm 76%) chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ học vấn nữ thấp hơn nam và tập trung vào nhóm tuổi trẻ có trình độ học vấn cao hơn nhóm lao động lớn tuổi.
Số người đang làm việc chiếm 87%, số lao động bị thất nghiệp chiếm 1,6%. Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm khá cao (39%), khu vực công nghiệp (33%) và dịch vụ (14%).
Những lao động trẻ có xu hướng làm trong lĩnh vực công nghiệp nhiều hơn (37% công nhân trong nhóm tuổi 20-24) và những lao động từ 40 tuổi trở lên phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp do nông nghiệp là nghề truyền thống của họ và thường các công ty không tuyển những lao động trên 35 tuổi. Qua đó định hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao của quận sẽ gặp khó khăn khi lao động nông nghiệp có khuynh hướng già.
Thu nhập của những lao động trong địa bàn nghiên cứu phần lớn ở mức 0,5 – 1 triệu đồng/tháng (43,6%); lao động có thu nhập ở mức trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng chiếm (30,3%). Những lao động có mức thu nhập trên 3,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng thấp (0,38%). Trình độ học vấn cao, chuyên môn cao thì thu nhập và nghề nghiệp ổn định hơn, bên cạnh đó thu nhập của đa số lao động trên địa bàn mang tính chất thời vụ (48%).
Nguồn thông tin về việc làm cho người lao động từ cơ quan nhà nước còn kém, người lao động tiếp cận thông tin chủ yếu từ người thân, quen (74%). Đồng thời có khoảng 21% lao động có thay đổi nghề nghiệp trong giai đoạn 2000-2005.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
4.3.1 Mô hình kinh tế lượng xác định yếu tố chuyển dịch
Probit là một hàm phi tuyến tính cho phép xác định mức độ tác động của các yếu tố Xi tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X đã xảy ra. Trong mô hình này, hàm Probit bao gồm vế trái là biến phụ thuộc có các giá trị 0 nếu lao động không chuyển dịch sang phi nông nghiệp và 1 nếu là lao động có chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cụ thể khi triển khai các biến cụ thể vào mô hình có thể viết lại như sau:
Y= α0 + α1TUOI + α2GIAODUC + α3GIOITINH + α4SOTVIEN + α5DATSX + e
Trong mô hình tuyến tính trên Y là biến phụ thuộc, nhận giá trị là 1 nếu người lao động chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và 0 nếu ngược lại. Mô hình được ước lượng cho giai đoạn 2000-2005. Ở đây, người được coi là lao động phi nông nghiệp nếu tổng thời gian lao động phi nông nghiệp (tính bằng giờ lao động) trong năm lớn hơn tổng số giờ lao động nông nghiệp cùng năm đó. Như vậy trên thực tế có thể có một số người có tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp nhưng có số giờ ít hơn lao động nông nghiệp, những người này được coi là lao động nông nghiệp.
4.3.2 Mô tả biến
TUOI của người lao động tính theo năm, chỉ tính những người có khả năng lao động và trong độ tuổi lao động. Mặc dù trong thực tế, trẻ em cũng làm việc, tuy nhiên do nghề nghiệp chính thức của những lao động này là đi học, vì vậy tất cả những người có mã số nghề nghiệp là học sinh, người già yếu, không làm việc, đều được loại bỏ với những người có độ tuổi từ dưới 15 trong số liệu này là những người thực tế đã không còn học ở một trường nào nữa mà đã trực tiếp tham gia vào lực lượng lao động.
Biến GIAODUC được tính bằng số năm đi học của lao động, với lao động đã qua đào tạo có bằng cấp trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ, số năm học được tính bằng tổng số năm học phổ thông + tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn.
Biến GIOITINH là biến định tính nhận giá trị là 1 nếu lao động là nam và 0 nếu lao động là nữ. Biến GIOITINH được đưa vào phương trình nhằm xác định xem trong thực tế có sự khác biệt về giới trong chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp hay không.
Biến DATSX là qui mô đất nông nghiệp trung bình/nhân khẩu của hộ gia đình. Giả thuyết cần kiểm định ở đây là liệu những hộ có qui mô đất nông nghiệp lớn thì có sẵn sàng chuyển dịch hoặc hạn chế chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp hay không.
Biến SOTVIEN là tổng số thành viên của hộ gia đình, biến này được đưa ra nhằm xem xét đặc điểm qui mô của hộ gia đình có tác động như thế nào tới xác suất chuyển dịch lao động phi nông nghiệp.
Bảng 4.33: Các biến số sử dụng trong mô hình
Tên biến
Ý nghĩa/cách tính
Dấu (mong đợi)
TUOI
Tuổi của lao động
-
GIAODUC
Số năm học
+
GIOITINH
Giới tính của lao động, nam=1, nữ=0
+/-
DATSX
Đất sản xuất bình quân/người (m2)
+/-
SOTVIEN
Số nhân khẩu trong hộ
+
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
4.3.3 Kết quả mô hình
Kết quả mô hình được xem xét trên từng biến. Các biến số giải thích cho sự tham gia của người dân vào hoạt động phi nông nghiệp.
Hệ số Pseudo-R2 của mô hình là 0,2683 là mức độ giải thích của các biến, có nghĩa là có 26,83% biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, còn lại 73,17% là các yếu tố khác chưa đưa vào nghiên cứu.
Hệ số Pseudo-R2 chưa cao nhưng trong mô hình Probit, hệ số Pseudo-R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, mà thường dùng để so sánh các mô hình với nhau, vì vậy ta cần xem xét mức độ giải thích chính xác (correctly classified) của mô hình thay cho giá trị R2, khi nhận xét về sự phù hợp của các mô hình.
Trong mô hình này tỷ lệ dự đoán chính xác của mô hình là 87,95% cao hơn nhiều với R2, điều này nói lên rằng khả năng dự báo đúng của mô hình là rất cao.
Giá trị kiểm định Prob > c2 = 0,0000 << 0,1 (mức ý nghĩa xử lý), vậy phương trình hồi qui có ý nghĩa.
Tuy nhiên, kết quả của các mô hình cho thấy là trong thực tế còn rất nhiều biến khác giải thích cho sự chuyển dịch lao động mà trong khuôn khổ số liệu không thể giải thích hết được, đây là hạn chế của nghiên cứu.
Đánh giá về kết quả mô hình đó là các biến số có tác động đến kết quả chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp như DATSX, TUOI, GIOITINH ở mức ý nghĩa 1%, biến GIAODUC và biến SOTVIEN không có ý nghĩa trong mô hình do giá trị P quá lớn (khoảng 91%).
Bảng 4.34: Kết quả mô hình
Biến
Dy/dx (tác động biên)
P>│Z│
DATSX (X1)
-0,0000932
0,000
TUOI (X2)
-0,0055708
0,000
GIOITINH* (X3)
-0,0888645
0,010
GIAODUC (X4)
0,0006148
0,914
SOTVIEN (X5)
0,0010084
0,910
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
* Biến giới tính là biến dummy có giá trị 0 (nữ), 1 (nam)
Từ kết quả hồi qui thể hiện qua bảng 4.34, với α = 0,01 thì chỉ có các biến DATSX, TUOI, GIOITINH là biến có ý nghĩa vì giá trị P nhỏ hơn hoặc bằng α = 0,01. Như vậy trong trường hợp này các biến ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là DATSX, TUOI, GIOITINH. Điều này có nghĩa là khi ta cố định các nhân tố khác thì:
Nếu diện tích đất bình quân/người (X1) tăng thêm 0,1ha/người thì sẽ làm khả năng chuyển dịch từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp giảm đi 0,00932%.
Nếu tuổi của người lao động (X2) tăng thêm 1 tuổi thì sẽ làm khả năng chuyển dịch từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp giảm đi 0,56%.
Nếu giới tính của người lao động (X3) là nam thì sẽ làm khả năng chuyển dịch từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp giảm đi 8,89% (so với giới tính là nữ).
Qua kết quả phân tích mô hình ta thấy
Đất sản xuất của hộ gia đình, kết quả ước lượng của biến DATSX thể hiện qui mô đất của hộ gia đình (bình quân/người). Biến đất đai có giá trị âm và giá trị tuyệt đối tương đối nhỏ (0,00932%), cho thấy qui mô đất càng ít thì xác suất chuyển dịch càng cao. Từ đó cho thấy đất sản xuất ít là nguyên nhân dẫn đến người lao động nông nghiệp chuyển sang lao động phi nông nghiệp, tuy nhiên, đất đai không đóng vai trò lớn trong việc đẩy người dân vào với hoạt động phi nông nghiệp điều này chứng minh qua hệ số tác động biên của biến đất đai là rất nhỏ.
Tuổi của lao động, biến TUOI có giá trị âm cho thấy tuổi của người lao động có quan hệ nghịch với khả năng tham gia phi nông nghiệp, điều này phản ánh rằng tuổi càng cao thì khả năng chuyển đổi qua phi nông nghiệp thấp. Kết quả này cho thấy nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung vào độ tuổi trẻ hơn sẽ có tác động nhiều hơn tới chuyển dịch cơ cấu lao động.
Giới tính của người lao động: biến GIOITINH được đưa vào mô hình với mục đích xem xét có sự phân biệt về giới hay không, khi lao động nông nghiệp muốn chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Biến giới tính đóng góp khá nhiều so với các biến khác về tác động chuyển dịch lao động từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động (8,89%). Hệ số biến GIOITINH âm, điều này có nghĩa là khả năng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp nếu là nam sẽ thấp hơn so với nữ. Có thể cho rằng trong nông nghiệp hiện nay của quận là những công việc nặng nhọc nên cần nam giới nhiều hơn bên cạnh đó những năm gần đây các hoạt động dịch vụ đã xuất hiện, có nhiều nhà máy xí nghiệp chế biến thuỷ sản, may mặc,... hầu như thu hút đa số nữ tham gia, các hoạt động này cũng trở nên ngày càng phổ biến trong khu vực quận Ô Môn.
4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO CƠ HỘI VIỆC LÀM
Để tìm giải pháp tạo cơ hội việc làm cho lao động quận Ô Môn, phương pháp phân tích SWOT được tiến hành. Kết quả trình bày qua bảng 4.35
4.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, đe doạ tác động đến người lao động
4.4.1.1 Điểm mạnh
Dân số Quận Ô Môn khá dồi dào về số lượng - số người trong độ tuổi lao động năm 2005 chiếm trên 61% dân số của quận, tuy chủ yếu là lao động phổ thông nhưng lại được đánh giá cao là nhiệt tình, cần cù, năng động, hiếu học,… nhưng hiện nay trình độ chuyên môn còn thấp, nếu được đào tạo liên tục 10 -15 năm, sẽ là một lực lượng nồng cốt cho công cuộc phát triển quận.
Được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành chức năng, các đoàn thể của quận cũng như cơ quan thành phố về:
Tích cực ủng hộ người lao động, tạo điều kiện thuận lợi về xét duyệt thủ tục hành chính khi xin việc, cũng như tuyên truyền thông tin nhu cầu tuyển lao động của các công ty trong khu vực cho người lao động nắm bắt cơ hội việc làm.
Giáo dục đào tạo thế hệ trẻ - thành phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực trong tương lai, Ô Môn có đội ngũ giáo viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hoá, do đó chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt, học sinh giỏi ngày càng tăng, học sinh nghĩ học và lưu ban giảm dần.
Trên địa bàn quận có trường dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Bộ đào tạo 12 ngành nghề cho các quận, huyện
Địa bàn quân Ô Môn là quận ven TPCT, bắt đầu phát triển công nghiệp. Kể từ khi lên quận, Ô Môn có nhiều điều kiện hơn trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phúc lợi, các khu công nghiệp tập trung, hệ thống đô thị và trung tâm thương mại - dịch vụ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong lẫn ngoài nước, và thu hút tài năng đến lập nghiệp. Do đó, Ô Môn có cơ hội tập trung cao hơn cho phát triển công nghiệp, tạo sức bật mới cho phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, trong đó ưu tiên là giải quyết lao động việc làm cho người dân trên địa bàn quận khi có các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.
4.4.1.2 Điểm yếu
Tư tưởng của người lao động chỉ thích học những ngành nghề sau khi tốt nghiệp là đi làm nhân viên nhà nước, không thích học những nghề lao động chân tay. Công tác giáo dục đào tạo, định hướng cho lực lượng lao động và giới trẻ vẫn còn nhiều bất cập, từ đó dẫn đến người lao động chậm hoà đồng với đời sống xã hội, thiếu tác phong làm việc công nghiệp, một số lao động thì lại xem công việc họ đang làm chỉ là tạm bợ, nên vào làm không tập trung học việc mà chỉ chú trọng đến thu nhập và sẵn sàng bỏ việc khi có việc làm khác có thu nhập khá hơn. Hiện nay, các phường chưa có kế hoạch theo dõi đánh giá hiệu quả của lao động việc làm, chưa có khảo sát thực tế về việc làm và thu nhập của lao động tại các công ty, xí nghiệp, mà chỉ thống kê số lượng lao động được tuyển dụng và theo dõi tình hình việc làm và thu nhập qua việc phản ảnh của 1 số ít người đi làm hoặc báo đài.
Đa số lao động chưa qua trường lớp chính quy, đại bộ phận trình độ thấp, thiếu trình độ chuyên môn, kỹ thuật và quản lý, chủ yếu xuất phát từ nghề nông. Chính vì vậy nhiều lao động đã không khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như của nhà tuyển dụng. Đào tạo ngành nghề thời gian ngắn (2 tháng), chất lượng đào tạo và tay nghề của người được đào tạo yếu, người lao động không tự tin để làm và nếu có làm cũng được thuê với mức lương thấp. Bên cạnh đó việc đào tạo ngành nghề chưa gắn với đầu ra (nơi tuyển dụng), từ đó người lao động không muốn tham gia học vì thế số lượng học nghề của người lao động trong quận là rất ít. Hiện tại địa phương chưa có định hướng chiến lược đào tạo nghề trong thời gian tới. Công tác đào tạo nghề trên địa bàn quận thiếu tính liên kết giữa các đơn vị dạy nghề do đó đầu tư về công tác này thiếu chiều sâu, chất lượng đào tạo thấp, vừa thừa nhưng lại vừa thiếu, không có chiến lược phát triển hiệu quả và bền vững. Mặt khác, các đơn vị dạy nghề, người học nghề và các đơn vị sử dụng lao động vẫn chưa gặp nhau nên trong thực tế công tác dạy nghề gặp các khó khăn sau: người học nghề không tìm được việc làm, người học nghề xong không muốn đi làm hoặc nhiều lớp dạy nghề không chiêu sinh được học viên mặc dù nhà nước đã hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo.
Mặc dù công tác vận động tuyên truyền về lao động, việc làm cho người lao động có sự quan tâm của các cấp chính quyền và các đoàn thể, nhưng khi thực hiện vẫn còn yếu, bên cạnh đó chưa có sự quan tâm của người lao động. Kết quả là nhận thức của người lao động về việc làm chưa cao, họ còn khá bỡ ngỡ và xa lạ. Người lao động cũng còn tư tưởng an phận ít chịu đi làm xa.
Về mặt quản lý, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn do phòng kinh tế quản lý. Do quận không phải là cấp trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ của phòng rộng, bao quát, việc phân công chuyên ngành không ổn định khiến ngành thiếu sự tác động và hỗ trợ tích cực từ phía trên. Do đó, ngành nghề của quận chưa có định hướng rõ ràng, chưa có quy hoạch đầu tư và còn mang tính tự phát, có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng và thu hút lực lượng chung của quận. Chương trình khuyến công chưa đủ mạnh, thông tin yếu, xúc tiến đầu tư ít, công tác vận động và hỗ trợ tư nhân trong và ngoài quận đầu tư vào công nghiệp chưa thành hình.
4.4.1.3 Cơ hội
Trên địa bàn quận đã được xây khu công nghiệp Trà Nóc 2 ở phường Phước Thới với diện tích quy hoạch là 165 ha, có thể mở rộng thêm 90 ha. Hiện nay đã có một số dự án đang triển khai như nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy ép dầu cám, nhà máy sản xuất ô tô,…. Hạ tầng cơ sở đang phát triển, đây sẽ là cơ hội tốt để thu hút và có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tại địa bàn. Nhu cầu lao động của các xí nghiệp ngày càng nhiều.
Hiện nay quận có các dự án: dạy nghề cho người lao động ở nông thôn, dạy nghề cho cán bộ, cho bộ đội phục viên xuất ngũ,…. Các đề án này sẽ góp phần đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tìm được việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời nó góp phần lớn cho việc đào tạo nâng cao nguồn nhân lực có trình độ CMKT và tay nghề ngày càng cao.
4.4.1.4 Đe doạ
Vấn đề đáng quan tâm là sức khoẻ người lao động ngày càng bị đe doạ, khả năng mắc bệnh nghề nghiệp của công nhân dẫn đến nghỉ việc, đặc biệt vấn đề ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp tập trung cũng như nơi làm việc của công nhân. Người lao động khi bị bệnh hoặc lớn tuổi (thường từ 35 tuổi trở lên) thì khả năng mất việc cao và ít có khả năng xin việc mới, do các công ty tuyển dụng chỉ tuyển dụng lao động trẻ và đa số những công ty trên địa bàn là những công ty thâm dụng lao động, người lao động sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Do đó, nếu không có các giải pháp đồng bộ thì tương lai lực lượng dân số trên 35 tuổi và người lao động thất nghiệp do bị bệnh và bị các công ty sa thải là gánh nặng cho gia đình gây lãng phí và tốn kém cho xã hội. Khu vực Phước Thới do vị trí nằm sát phường Bình Thuỷ và khu dân cư Trà Nóc 2, đang có khuynh hướng phát triển dân cư rất nhanh, lực lượng lao động tập trung vào khu vực này ngày càng nhiều, nếu không có những giải pháp quản lý đồng bộ và hiệu quả sẽ phát sinh ra những khu dân cư “ổ chuột”, tình trạng ô nhiễm, bệnh tật gia tăng, tệ nạn xã hội phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo,..., làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lao động, mỹ quan cũng như phát triển kinh tế của khu vực.
Lực lượng lao động của quận chủ yếu là lao động phổ thông có trình độ tay nghề thấp, so với khu vực khác và địa bàn lân cận, trong khi đó nhu cầu lao động ngày càng cao về chất lượng. Quận Ô Môn là nơi được TP Cần Thơ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp chất lượng cao, tiếp cận thông tin khoa học về nông nghiệp của vùng ĐBSCL, Trung tâm giống TP Cần Thơ, do đó có khả năng ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho ĐBSCL. Tuy nhiên nếu lực lượng lao động trên địa bàn không đủ trình độ chuyên môn tay nghề để đáp ứng với sự tiến bộ kỹ thuật cao, thì tương lai phải nhường chỗ cho lực lượng lao động tri thức ở các nơi khác.
Trình độ dân trí thấp do chỉ thấy cái lợi trước mắt “nghỉ học để đi làm cho công ty xí nghiệp để có thu nhập”, ý thức của người lao động kém, ứng xử tuỳ tiện nhất là đối với các lao động xuất phát từ nông thôn, bên cạnh đó người lao động phần lớn chỉ quan tâm vào thu nhập mà ít quan tâm đến việc nâng cao tay nghề, chính vì vậy trình độ tay nghề không được nâng cao và sẵn sàng thay đổi việc nếu công việc khác có thu nhập khá hơn. Tình trạng lao động bỏ việc giữa chừng dẫn đến các doanh nghiệp luôn phải đối phó với tình trạng thiếu lao động nhưng vào lúc cao điểm… từ đó người lao động mất lòng tin đối với công ty.
4.4.2 Một số giải pháp
4.4.2.1 Ma trận SWOT
Căn cứ vào thực trạng lao động việc làm của quận trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và đe doạ từ đó thiết lập nên ma trận SWOT như sau:
Bảng 4.35: Phân tích SWOT về lao động về việc làm quận Ô Môn
SWOT
Yếu tố bên trong
Liệt kê các điểm mạnh (S)
S1. Lao động dồi dào, cần cù, ham học hỏi.
S2. Được sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan chức năng.
S3: Gần khu công nghiệp nên ít tốn chi phí khi đi làm.
Liệt kê các điểm yếu (W)
W1. Nhận thức của người lao động chưa cao.
W2. Chất lượng lao động còn thấp.
W3. Công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng
W4. Chưa có chính sách thu hút đầu tư.
yếu tố bên ngoài
Liệt kê các cơ hội (O)
O1. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều.
O2. Có các chương trình, chính sách đào tạo nghề miễn phí.
O3. Được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước.
S+O: Phát triển, đầu tư
S1,S2,S3 + O1,O2,O3→
Nâng cao tay nghề và tạo cơ hội tăng thu nhập cho người lao động.
Tạo mối kết nối giữa lao động và người sử dụng lao động.
W+O: Tận dụng, khắc phục
W1, W2+O1,O2,O3 → Đầu tư vào công tác đào tạo và nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
W3 + O1,O2,O3 → Cải thiện hoạt động tư vấn tuyên truyền.
W4 + O1,O2,O3 → Quy hoạch và ban hành chính sách thu hút đầu tư.
Liệt kê các đe doạ (T)
T1. Bệnh nghề nghiệp. Tệ nạn xã hội gia tăng và chất lượng cuộc sống giảm.
T2. Nhu cầu trình độ tay nghề cao, sự cạnh tranh việc làm từ nơi khác. Nguy cơ bị sa thải.
T3. Uy tín người lao động giảm.
S+ T: Duy trì, khống chế
S1, S2,S3+T1 → Tăng cường kiểm tra an toàn lao động đối với đơn vị sử dụng lao động.
S1,S2,S3 + T3,T2→ Đào tạo nghề. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động, qua các chương trình đào tạo và tuyên truyền.
W+T: Khắc phục, né tránh
W1,W3+T1→ Sử dụng hợp đồng lao động, tăng cường vai trò của công đoàn doanh nghiệp.
W1,W2, W3 + T2,T3 → Liên kết đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và dạy nghề cho người lao động.
W3+ T2→ Kêu gọi đầu tư, thu hút lao động.
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
4.4.2.2 Một số giải pháp
Chuyển dịch cơ cấu lao động là một vấn đề phức tạp và tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này theo hướng tác động tích cực và phù hợp, thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các nhóm giải pháp khác nhau. Trên cơ sở phân tích trên, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng phát triển của quận, đề tài đưa ra các nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển kinh tế và tiếp cận việc làm: công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là vấn đề không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế và thúc chuyển dịch cơ cấu lao động, vì vậy một số giải pháp đào tạo và huấn luyện như sau:
+ Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận, căn cứ vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay của người lao động. Từ đó quy hoạch các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp làm căn cứ cho công tác kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động trong kế hoạch đào tạo nguồn lao động dài hạn và ngắn hạn. Cần đẩy mạnh công tác dạy nghề bằng cách để các đơn vị sử dụng lao động (công ty, xí nghiệp tuyển dụng) phải đứng ra phụ trách tổ chức, hoặc hợp đồng đào tạo tay nghề cho người lao động sau đó nhận về làm.
+ Hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp III, các bậc cha mẹ về vấn đề học vấn của con em của họ cũng như định hướng việc làm trong tương lai để giúp người lao động định hướng bước đầu về việc làm, có sự chuẩn bị không bị bỡ ngỡ về việc làm, không phải lúng túng và bỏ việc giữa chừng.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy, nâng cao năng lực giảng dạy,… từ đó nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua đào tạo chuyên môn, kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cho người lao động.
+ Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm sau đào tạo nghề: đào tạo phải gắn với nhu cầu việc làm của người lao động, của doanh nghiệp. Đồng thời, phải nâng cao vai trò chủ động trong giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ các đoàn thể, gắn kết với các cơ sở, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhận thức người lao động về sự cần thiết phải có việc làm, tự vươn lên, chịu khó đi làm xa, va chạm cuộc sống.
Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động:
+ Thu hút lao động bằng các mô hình nông nghiệp sản xuất khép kín có hiệu quả kinh tế cao: việc sử dụng nhiều lao động trên một đơn vị diện tích là vấn đề cần nghiên cứu trong bối cảnh đô thị hoá ngày càng nhanh như hiện nay. Mô hình kết hợp, sản xuất khép kín, thu hoạch đa dạng sản phẩm, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, bờ, ruộng,… là rất lý tưởng. Ngoài ra, cần có một đội ngũ nông dân có tri thức, trẻ, khoẻ,…. Để họ nắm chắc khoa học kỹ thuật mới với qui trình công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả canh tác tốt, bên cạnh đó họ phải có khả năng tổ chức liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Hơn thế nữa, phát triển kinh tế trang trại gắn với xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi theo thời vụ.
+ Tăng diện tích đất canh tác bình quân trên lao động: Cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nữa. Do vậy, Nhà nước cần đầu tư và kêu gọi thu hút đầu tư nhiều hơn nữa ở lĩnh vực công nghiệp nhằm thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển qua công nghiệp. Qua cách làm này sẽ tạo cơ hội tích tụ đất cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hình thức chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại địa phương cần quan tâm, công tác quy hoạch và kế hoạch sản xuất trong các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp phải gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn, việc đầu tư phát triển các nhà máy chế biến nông sản tại địa phương vừa giúp cho nông dân có nơi tiêu thụ đầu ra, đồng thời giải quyết được nhiều lao động do tạo được công ăn việc làm từ nhà máy. Đây là hình thức giải quyết việc làm tại chỗ, người lao động không cần phải đi làm xa, giảm được chi phí xã hội, giảm được tình trạng di dân và giảm các tác động tiêu cực của quá trình di dân mang lại.
Các ban ngành chức năng nên quan tâm theo dõi, các đơn vị sử dụng lao động có phù hợp với qui định của luật lao động và các chính sách chăm lo đời sống phúc lợi cho người lao động, đồng thời phải ấn định mức lương tối thiểu cho người lao động phù hợp với giá cả thị trường,… để người lao động an tâm làm việc gắn bó lâu dài với công ty, doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định nuôi sống bản thân và gia đình.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Đô thị hoá – công nghiệp hoá, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp hơn, thời gian nông nhàn tăng lên và việc làm nông thôn càng trở nên khó khăn gay gắt, vì thế việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX, lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế, một số nguyên nhân chủ yếu như sau: (i) lao động vốn xuất phát chủ yếu từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động của các ngành nghề công nghiệp tại địa bàn và vùng lận cận. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu lao động nên lại thất nghiệp; (ii) quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa, nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành nghề. Ngoài ra, các yếu tố khác như giáo dục, giới tính, tuổi của người lao động và qui mô đất sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với chính quyền
Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn và tạo điều kiện thông thoáng về chính sách đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư, phát triển các nhà máy, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống.
Đánh giá nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Từ cơ sở nhu cầu này các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động và các tổ chức nhà nước có liên quan phải có trách nhiệm lập ra chương trình đào tạo cụ thể.
Do tác động của yếu tố “tuổi của lao động” và “giới tính” trong chuyển dịch cơ cấu lao động, các ban ngành có liên quan cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối với lao động trẻ và chú tâm vấn đề về cân bằng giới, nhất là ở các khu công nghiệp tập trung.
Về giáo dục và đào tạo
Sở Thương binh Lao động Xã hội có chính sách đào tạo nghề cho người lao động trước khi bước vào thị trường lao động và tham mưu cho UBND thành phố các chương trình đào tạo nghề riêng, phù hợp cho từng đối tượng, đặc biệt là nông dân và phải phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Chính quyền địa phương nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghề, từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo. Cần phải có một trường đào tạo nghề cho thanh niên, khi có kế hoạch và nhu cầu đào tạo thì sẽ giao cho trường này huấn luyện đào tạo, hiện nay ở quận chưa có trường đào tạo nghề.
Để tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, cần xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.
Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn, vay ưu đãi cho người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề. Trong đó chú tâm lao động độ tuổi từ 35 trở lên do họ khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc thất nghiệp sau khi đi làm công nhân cho các công ty.
5.2.2 Đối với người lao động
Người lao động cần phải quan tâm, và tìm hiểu hơn nữa nhu cầu tuyển dụng, loại công việc, mức lương, và yêu cầu về trình độ học vấn, tay nghề, tuổi. Qua đó để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với khả năng của mình.
Người lao động, đặc biệt là thanh niên, nhất thiết phải trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, đồng thời phải tuân thủ các qui định của nơi làm việc theo khuôn khổ của pháp luật. Qua đó họ mới có cơ hội và chú tâm trong công việc hơn.
Phải có cách nghĩ đúng về nghề nghiệp và có định hướng phù hợp với điều kiện hiện có của cá nhân và nhu cầu bên ngoài, tránh có những suy nghĩ lệch lạc về việc làm – “thanh niên thiếu cách nghĩ, “học để làm thợ” (công nhân lành nghề) mà cứ cố gắng theo đuổi bậc đại học để tìm việc những nơi thật tốt trong khi đó năng lực và nhu cầu có giới hạn hoặc là họ không học gì cả”( Kết quả PRA tại quận Ô Môn
).
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Tiếng Việt
Bùi Đức Tiến (1997), Thực trạng Lao động - Việc làm ở Việt Nam, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội - Nhà xuất bản Thống Kê.
Lê Xuân Bá (2006), “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương.
Mạc Đường (2004), Đô thị hoá giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL, trong “những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.
Nguyễn Bảo Vệ (2004), Lao động và sự phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.
Nguyễn Minh Hoà (1999), Xã hội học - Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Giáo Dục.
Nguyễn Ngọc Diễm (2004), Đô thị hoá và tác động đô thị hoá đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.
Nguyễn Tấn Nguyên, Niên giám thống kê quận Ô môn, 2005
Nguyễn Văn Sơn (2003), Đô thị hoá nông thôn Việt Nam: Vùng ĐBSCL, trong “Làm gì cho nông thôn Việt Nam?”. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) và Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Nguyễn Văn Tài (1998), Di dân tự do Nông thôn – Thành thị ở TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
Phạm Thanh Duy (2004), Di dân nông thôn – đô thị và tác động của nó đến việc cải thiện điều kiện sống của người nông dân ĐBSCL (khảo sát trường hợp huyện Cần Đước tỉnh Long An), trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.
Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội.
Tạ Nguyên Hồng, Niên giám thống kê TPCT, 2005
Trần hồi sinh và nhóm nghiên cứu (2006), Chuyển dịch lao động 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong quá trình đô thị hoá - Thực trạng và giải pháp.
Võ Tòng Xuân, Nguyễn Tri Khiêm và nhóm nghiên cứu (2003); “Nguồn nhân lực ở ĐBSCL”, Báo cáo chuyên đề giai đoạn 2 của chương trình MDPA.
Võ Thị Thanh Lộc (2001), Thống kê ứng dụng và dự báo. Nhà xuất bản Thống Kê.
Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trường Đại Học Quốc Dân.
Tiếng Anh
Adgar, Neil (2001). Living With Environmental Change: Social Vulnerability, adaptation and resilience in Vietnam. Routledge Press, NY.
Le Canh Dung, Duong Ngoc Thanh, Nguyen Van Sanh (2005). Impacts of Urbanization on Livelihood: Case Study at Longtuyen Ward, Cantho City. Mekong Delta Research Development Institute, Can Tho University.
Nguyen Manh Kiem (1995). “Urban Planning and Shelter Development in Viet Nam.” Urban Management Paper-Asia Occasional Paper, No. 19.
O’Rourke, Dara (2004), Community Driven Regulation: Balancing Development and the Environment in Vietnam. Massachusetts Institute of Technology.
Rigg, Jonathon (2004), Evolving Rural-Urban Relations and Livelihoods. Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University. Kyoto, Japan.
Sayer, Jeffrey and Campbell, Bruce (2004), The Science of Sustainable Development: Local Livelihoods and the Global Environment. Cambridge University Press, UK.
Schwab, William A (1982), Urban Sociology: A Human Ecological Perspective Addison –Wesley Publishing Co, New York.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TP CẦN THƠ
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU QUẬN ÔMÔN
Ngày phỏng vấn:
Họ tên người phỏng vấn:
Họ tên chủ hộ: Dân tộc: ………………
Họ tên người được phỏng vấn:
Khu vực Phường/xã:……………..
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
Bảng 1: THÔNG TIN SƠ LƯỢC SX NÔNG NGHIỆP 2005
Ngành hàng
Diện tích (m2)/ Số lượng (con)
Số vụ/năm
Sản lượng (Tấn)/ năm
Chi phí/năm
(VNĐ)
Thu/năm
(VNĐ)
Thị trường (1: có HĐ, 2: tự do)
Thị trường
(1: dễ bán,…, 5 khó bán)
Giá bán
Cao
TB
Thấp
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(8a)
Lúa
Rau màu
CAT
Heo
Gia cầm
Cá
…..
Bảng 2: Nguồn thu của nông hộ
Năm 2005
Năm 2000
Thu từ (*)
Nguồn thu (TN rồng)
Xếp hạng
Thu từ
Nguồn thu (TN rồng)
Xếp hạng
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
Nông, lâm, thuỷ sản
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thuỷ sản
Nông, lâm, thuỷ sản
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thuỷ sản
Công nghiệp, xây dựng
CN làm cho xí nghiệp
Thợ hồ
…………
Công nghiệp, xây dựng
CN làm cho xí nghiệp
Thợ hồ
…………
Thương mại & Dịch vụ
CN làm cho bóc vác, marketing, giao hàng
Xe ôm
…………
Thươngmại & Dịch vụ
CN làm cho bóc vác, marketing, giao hàng
Xe ôm
…………
Nguồn khác
- Từ nước ngoài,…..
Nguồn khác
- Từ nước ngoài,…….
(Xếp hạng theo thứ tự: 1: quan trọng nhất……. 5:ít quan trọng)
(*) Đánh dấu ü vào những nguồn thu của hộ
Stt
Họ tên
dfffdfffdfffffffffffffffffffff
Quan hệ với chủ hộ
Năm sinh
Giới tính
Nam
Nữ
Trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
Đã kết hôn
Khác (li di,..)
Nghề nghiệp chính
(Nghề có thời gian làm việc nhiều, và thu nhập cao)
Nghề nghiệp phụ
(Nghề làm phụ thêm lúc rảnh)
Tình trạng cư trú
Thường trú
Tạm trú
Năm đến sinh sống ở Cần Thơ
Lý do anh chị chuyển đến đây.
Thích ở xa trung tâm TP
Gần nơi làm việc, học tập
Do giải tỏ di dời
Do thừa kế
Theo vợ/chồng
6.Bán đất cho công ty
7.................................
Trước đây anh/ chị sống ở đâu
Tại phường/xã
Cùng huyện
cùng tỉnh
Tỉnh khác
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
(23)
(24)
(25)
(26)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Bảng 3: Thông tin nhân khẩu của hộ (dành cho tất cả thành viên của hộ)
Bảng 4: Dành cho người có tham gia vào hoạt động kinh tế
Stt
Trình độ chuyên môn (có thể ghi nhiều mục)
Chưa qua đào tạo
có đào tạo không chính thức không có chứng chỉ chuyên môn
Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học
Tâph huấn (nông nghiệp)
tập huấn (công nghiệp…)
Khác (khuyến nông…)
Năm đạt bằng cấp (hoặc học nghề) gần đây nhất
Năm bắt đầu đi làm
Năm nghĩ học
Tình trạng việc làm hiện nay (1: có việc làm; 2: không có việc làm
Nếu đang đi làm thì làm trong lĩnh vực kinh tế nào?
Sx nông nghiệp
Sx công nghiệp
Thương mại dịch vụ
Hành chính sự nghiệp
Nội trợ
Lĩnh vực khác (ghi rõ)
Tính chất thu nhập
1. Có lương ổn định hàng tháng
2. Lương công nhật
3. Thu nhập thêo thời vụ
4. Không lương
5. Lương theo SP
Hình thức làm việc (dành cho công việc chính chiếm nhiều thời gian nhất)
Tự làm cho gia đình
Đi làm nhận tiền công, tiền lương
Nơi làm việc
Trong phường
Trong huyện
Khác huyện
Tỉnh khác
Tại nhà
Thời gian về nhà
Trong ngày
Từ 1-7 ngày
Từ 7-30 ngày
> 30 ngày
Tại nhà
(27)
(28)
(28a)
(29)
(30)
(31)
(32)
(33)
(34)
(35)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
PHẦN II: THAY ĐỔI NGHỀ NGHIỆP (Phần này chỉ hỏi những người đang làm việc)
Stt
Trong 5 năm gần đây (2000 – 2005) anh chị thay đổi việc làm mấy lần
(*)
Nghề nghiệp chính trước khi thay đổi gần đây nhất
Năm thay đổi
Lý do thay đổi lần gần nhất
Việc làm cũ không còn nữa
Việc làm cũ thu nhập ngày càng giảm đi
Gần nhà hơn
Lương/thu nhập cao hơn
Công việc nhẹ hơn
Lớn tuổi công ty không thê nữa
Công việc nặng nhọc
Gia đình đơn chiết/Có con nhỏ
Bệnh
Gia đình khó khăn nghĩ học đi làm
Do giá cả bắp bênh
Công việc củ không ổn định
Lý do không thay đổi việc làm
Việc làm đã ổn định
Không có tay nghề
Không có vốn
Lương cao
Nghề truyền thống
Đã quen với công việc
Không có phương tiện đi lại
Công việc hiện tại phù hợp
Hoàn cảnh gia đình khó khăn
Chưa tìm được việc mới
Lớn tuổi không tìm được việc
Có đất sản xuất
bệnh tật
Còn đi học
Những thuận lợi của việc làm hiện nay
Đi làm gần/ thuận tiện
Có thu nhập
Công việc thú vị/ không ràng buộc thời gian
Việc ổn định
Giảm các chi phí cho việc làm so với trước
Thủ tục hành chính đơn giản
Quan hệ xã hội rộng hơn
Dễ làm, không đòi hỏi tay nghề (quen công việc)
Có kinh nghiệm
Có đất nhà
Có sự hỗ trợ về vốn của nhà nước
SP (nông nghiệp) dễ bán
Trả lương đúng thời hạn
Những khó khăn trong việc làm hiện nay
Đi làm xa
Thu nhập giảm /lương thấp
Công việc không phù hợp
Việc làm không ổn định
Các chi phí cho công việc cao hơn trước
Giá vật tư cao
Quan hệ xã hội khó khăn hơn
Không có phương tiện đi lại
Công việc nặng nhọc
Giá cả Sp nông nghiệp bấp bên
Thu nhập không ổn định/ không đủ sống
Bệnh do nghề nghiệp/ môi trường làm việc độc hại
Thời gian làm việc thất thường (tăng ca về tối)
Thuê lao động nông nghiệp khó – giá cao
Thiếu vốn
Bán chịu nhiều (dịch vụ, tạp hoá)
(36)
(37)
(37a)
(38)
(39)
(40)
(41)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
(*): Nếu không thay đổi thì ghi số 0
ĐÀO TẠO NGHỀ TRƯỚC KHI LÀM VIỆC (chỉ dành hỏi cho những người mới qua đào tạo nghề trong 5 năm trở lại đây, 2000-2001. (nếu lĩnh vực nông nghiệp phải có chứng chỉ).
VNĐ
Stt người lao động
Thời gian học nghề (tháng)
Nguồn đào tạo nghề
1.tư nhân
2. nhà nước)
Chi phí đào tạo (học phí + ăn ở)
(VNĐ/khoá học)
Nguồn kinh phí (%gia đình, % ngoài GĐ)
Có được vay NH cho con đi học?
Có
Không
(42)
(43)
(44)
(45)
(46)
TIẾP CẬN NGHỀ NGHIỆP & VIỆC LÀM
Stt người lao động
Thời gian từ khi tốt nghiệp đến khi đi xin việc (tháng)
Thời gian chờ kiếm việc làm, từ khi nộp đơn xin đến khi có việc làm (tháng)
Thời gian được huấn luyện sau khi Cty nhận vào làm
(tháng)
Nguồn tiếp cận thông tin việc làm (1: từ báo đài, 2: người quen, 3: Từ cơ quan nhà nước, …)
Thủ tục hành chính về phía chính quyền (1: rất dễ, 5: rất khó)
Chi phí thực tế cho kiếm việc làm (VND)
Nghề nghiệp hiện nay có phù hợp với chuyên môn được đào tạo
Có
Không
(47)
(48)
(48a)
(49)
(50)
(51)
(52)
PHẦN III: THAY ĐỔI VỀ THU NHẬP (Phần này chỉ hỏi những người đang làm việc có thu nhập, không kể SXNN)
(VNĐ)
Stt người LĐ
Năm 2005
Năm 2000
Nghề chính
Thu nhập BQ/ tháng
Nghề phụ
Thu nhập bình quân/tháng
Chi phí /tháng
Nghề chính
Thu nhập BQ/ tháng
Nghề phụ
Thu nhập bình quân/ tháng
Chi phí /tháng
(53)
(54)
(55)
(56)
(57)
(58)
PHẦN V: DỰ KIẾN TRONG TƯƠNG LAI
59. Gia đình anh chị có dự định công việc làm ăn như thế nào trong thời gian tới
Vẫn như hiện nay
Tại sao:
Thay đổi như thế nào?
Tại sao?
60. Anh chị mong muốn được chính quyền địa phương giúp đỡ gì cho gia đình trong công việc trong thời gian tới
Giúp vay vốn
Cung cấp thông tin về thị trường
Thông tin về các thủ tục pháp lý
Giúp thuê mướn lao động
Giúp học nghề miễn phí
Không cần
Khác (ghi rõ) : ………………………… ………… ……… ……….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
61. Anh chị vui lòng cho biết sẽ định hướng cho con em đang đi học như thế nào?
Phụ lục 2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
ĐVT: %
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Lao động khu vực I
82,07
80,45
78,15
75,02
72,45
70,30
Lao động khu vực II
8,54
10,02
10,73
11,12
12,71
13,92
Lao động khu vực III
9,39
9,53
11,13
13,86
14,84
15,78
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005).
Phụ lục 3: Kiểm định mối quan hệ nguồn thu nhập chính giữa năm 2000 và 2005
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square
20,865(a)
3
,000
Likelihood Ratio
21,210
3
,000
Linear-by-Linear Association
4,426
1
,035
N of Valid Cases
356
(Nguồn: Tổng hợp từ xử lý kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 4: Dân số và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi) chia theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Nam
Phần trăm (%)
Nữ
Phần trăm (%)
15 - 19
44
14,38
51
16,09
20 - 24
61
19,93
59
18,61
25 -29
42
13,73
51
16,09
30 - 35
33
10,78
34
10,73
35 - 39
31
10,13
34
10,73
40 - 44
28
9,15
31
9,78
45 - 49
27
8,82
28
8,83
50 - 54
21
6,86
25
7,89
55 - 59
17
5,56
4
1,26
60
2
0,65
0,00
Tổng
306
100,00
317
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Mù chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
6-9
4
10,26
29
10,07
0
0,00
0
0,00
10-14
0
0,00
21
7,29
44
12,83
0
0,00
15 - 19
1
2,56
5
1,74
42
12,24
47
32,19
20 - 24
3
7,69
14
4,86
55
16,03
48
32,88
25 -29
2
5,13
33
11,46
41
11,95
17
11,64
30 - 35
3
7,69
13
4,51
42
12,24
9
6,16
35 - 39
0
0,00
18
6,25
37
10,79
10
6,85
40 - 44
2
5,13
20
6,94
32
9,33
5
3,42
45 - 49
3
7,69
27
9,38
20
5,83
5
3,42
50 - 54
0
0,00
34
11,81
9
2,62
3
2,05
55 - 59
2
5,13
26
9,03
7
2,04
0
0,00
60 - 64
3
7,69
14
4,86
2
0,58
1
0,68
65 - 69
5
12,82
18
6,25
3
0,87
0
0,00
70 - 74
3
7,69
3
1,04
3
0,87
0
0,00
>= 75
8
20,51
13
4,51
6
1,75
1
0,68
Tổng
39
100,00
288
100,00
343
100,00
146
100,00
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square
402,177(a)
42
,000
Likelihood Ratio
407,040
42
,000
Linear-by-Linear Association
105,537
1
,000
N of Valid Cases
816
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 6: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Tần Số
Phần trăm (%)
Tần Số
Phần trăm (%)
Mù chữ
14
3,58
25
5,88
Cấp 1
122
31,20
166
39,06
Cấp 2
178
45,52
165
38,82
Cấp 3
77
19,69
69
16,24
Tổng
391
100,00
425
100,00
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square
9,355(a)
3
,025
Likelihood Ratio
9,408
3
,024
Linear-by-Linear Association
7,925
1
,005
N of Valid Cases
816
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 7: Tình trạng việc làm
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Đang làm việc
529
87,01
Thất nghiệp
10
1,64
Nội trợ
69
11,35
Tổng
608
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 8: cơ cấu lao động theo nhóm tuổi
Chỉ tiêu
Phước Thới
Trường Lạc
Tổng
Tần số
%
Tần số
%
Tần số
%
Sản xuất nông nghiệp
136
40.60
100
38.02
236
39.47
Công nghiệp
119
35.52
77
29.28
196
32.78
Thương mại dịch vụ
48
14,33
49
18,63
97
16,22
Nội trợ
32
9.55
37
14.07
69
11.54
Tổng
335
100,00
263
100,00
598
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 9: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square
245,379(a)
28
,000
Likelihood Ratio
248,181
28
,000
Linear-by-Linear Association
36,193
1
,000
N of Valid Cases
529
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 10:Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn
Chi-Square Tests
Value
df
Asymp. Sig. (2-sided)
Pearson Chi-Square
136,478(a)
21
,000
Likelihood Ratio
121,798
21
,000
Linear-by-Linear Association
,150
1
,699
N of Valid Cases
529
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 11: Tính chất thu nhập
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Lương ổn định hàng tháng
130
24,57
Lương công nhật
56
10,59
Thu nhập theo thời vụ
253
47,83
Lương theo sản phẩm
90
17,01
Tổng
529
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 12: Lý do thay đổi nghề nghiệp
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Việc làm mới có thu nhập cao hơn
81
47,1
Công việc mới “nhẹ” hơn
36
20,9
Việc làm cũ không còn nữa
18
10,5
Gia đình đơn chiếc/có con nhỏ
17
9,9
Gần nhà hơn
8
4,7
Bệnh
8
4,7
Lớn tuổi công ty không hợp đồng nữa
4
2,3
Tổng
172 Xử lý câu hỏi nhiều lựa chọn – Multiple Response Table…
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Phụ lục 13: Thuận lợi
Chỉ tiêu
Tần số
Phần trăm (%)
Việc làm ổn định
205
24,8
Dễ làm, không đòi hỏi tay nghề
169
20,5
Nơi làm việc gần nhà
157
19,0
Có thu nhập ổn định
117
14,2
Quen với công việc, có kinh nghiệm
75
9,1
Công việc không ràng buộc về thời gian
53
6,4
Chi phí cho công việc thấp
20
2,4
Quan hệ xã hội thấp hơn
17
2,1
Có đất nhà
12
1,5
Tổng
825 Xử lý câu hỏi nhiều lựa chọn – Multiple Response Table…
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả).
Phụ lục 14: Khó khăn
Chỉ tiêu
Tần số
Phần Trăm
Chi phí cho công việc cao
104
18,3
Giá SPNN bấp bênh
92
16,2
Thu nhập thấp và không ổn định
76
13,4
Công việc nặng nhọc
70
12,3
Đi làm xa, không có phương tiện đi lại
61
10,7
Việc làm không ổn định
53
9,3
Quan hệ xã hội khó khăn hơn
3
0,5
Bán chịu nhiều (dịch vụ, tạp hoá)
3
0,5
Thời gian làm việc thất thường
23
4,0
Giá thuê lao động NN cao và thiếu về lượng
23
4,0
Công việc không phù hợp
22
3,9
Giá vật tư cao
22
3,9
Bệnh nghề nghiệp, môi trường làm việc độc hại
9
1,6
Thiếu vốn
7
1,2
Tổng
568*
100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6621_luan_van_thac_sy_ve_lao_d.doc