Luận văn Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008

Công tác phòng chống dịch bệnh TCCNH của Thái Nguyên, mặc dù đã được sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền địa phương về nhiều mặt, nhưng những vấn đề nổi cộm như thiếu phương tiện, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ phòng chống dịch còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, kinh phí cho chống dịch còn hạn hẹp . cùng với nhận thức của người dân về bệnh dịch chưa cao, thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, tâm lý chủ quan, coi thường bệnh vẫn đang là rào cản đối với những nỗ lực nhằm kiểm soát và dập tắt triệt để bệnh dịch trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là hiện trạng hệ thống phòng chống dịch TCCNH tại tỉnh Thái Nguyên ra sao? Đâu là những khó khăn, bất cập đối với công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch tại địa bàn và chúng ta có thể làm gì để công tác phòng chống dịch TCCNH của Thái Nguyên được tốt hơn? Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008” nhằm trả lời những câu hỏi trên. Những kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để giúp Thái Nguyên tìm ra những bất cập có thể can thiệp được, nhằm cải thiện và xây dựng một hệ thống phòng chống dịch bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008. 2. Xác định những bất cập trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm trên địa bàn tỉnh. MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề 1 Chương 1: Tổng quan tài liệu 3 1.1 Bệnh tiêu chảy 3 1.2 Dịch bệnh tả và căn nguyên gây bệnh 4 1.3 Điều trị bệnh tả 11 1.4 Quy định về Giám sát bệnh tả và thực tế triển khai 12 1.5 Quy định về Quy trình Phòng chống dịch tả 14 1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng 17 chống dịch tả trong khu vực và tại địa phương Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 2.1 Đối tượng nghiên cứu 21 2.2 Địa bàn và thời gian nghiên cứu 21 2.3 Phương pháp nghiên cứu 21 Chương 3: Kết quả nghiên cứu 25 3.1 Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy 25 hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008 3.2 Những bất cập trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp 37 nguy hiểm tại tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Bàn luận 46 Kết luận 60 Khuyến nghị 61 Danh mục tài liệu tham khảo 62

pdfChia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức đào tạo này cần bổ sung, nâng cấp về bằng cấp cho cán bộ, cụ thể là các khoá đào tạo về chuyên khoa cấp I hay thạc sĩ y học dự phòng. Ngoài ra, do việc tuyển dụng mới cán bộ đại học cho các đơn vị không phải là biện pháp tối ưu khi cơ chế tuyển dụng còn nhiều bất cập, khả năng thu hút cán bộ có trình độ, năng lực tốt về làm việc tại tuyến huyện là chưa cao, việc tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ tại chỗ với các hình thức vừa học vừa làm được coi là giải pháp tình thế cần được ưu tiên trong giai đoạn hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 * Về thái độ của cán bộ, nhân viên y tế: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau trong thái độ của nhân viên y tế đối với dịch TCCNH/tả tại địa phương, tương đồng với ý kiến của Đặng Thị Nga [34], điều này có những ảnh hưởng nhất định đến công tác PC dịch bệnh, bởi nhân viên y tế chính là những người tiên phong trong việc triển khai các hoạt động PC dịch. Nếu có thái độ đúng đắn, thống nhất, chắc chắn hành động PC dịch sẽ mang tính đồng bộ và hiệu quả cao hơn. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần nâng cao nhận thức, ý thức và tạo nên thái độ đúng đắn đối với dịch bệnh cho chính cán bộ y tế nói chung và nhất là cho cán bộ thực hiện phòng chống dịch nói riêng. * Về trang thiết bị và máy, hoá chất, thuốc phòng chống dịch hiện có: tại các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện với danh mục chi tiết các TTB và thuốc, hoá chất mặc dù khá phong phú và sẵn sàng nhưng cũng được đánh giá là chỉ đủ và hiệu quả cho việc triển khai các hoạt động PC dịch trong trường hợp dịch nhỏ, xuất hiện lẻ tẻ, số lượng ca bệnh và số ổ dịch không nhiều [56]. Đối với tuyến tỉnh, nhu cầu về máy, hoá chất, trang thiết bị, thuốc phục vụ PC dịch là rất lớn [59], [63], dự trữ tại tuyến tỉnh như hiện tại là chưa đủ, cần được cung cấp thêm để sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhất là trong các tình huống dịch lan tràn, xảy ra ở nhiều địa bàn, với quy mô lớn. Mặt khác, khi có nhu cầu bổ sung máy móc, hoá chất thì thường không được đáp ứng hoặc đáp ứng quá chậm, không đảm bảo cho tính khẩn trương và kịp thời của công tác PC dịch. Nếu dịch lớn xảy ra, nhất định phải có sự can thiệp hỗ trợ của tuyến trung ương mới có thể khống chế dịch được hiệu quả. Trong kế hoạch PC dịch bệnh do TT YTDP tỉnh đã xây dựng để đáp ứng cho từng tình huống dịch từ nhỏ, trung bình đến lớn, đã có nhu cầu kinh phí chi tiết. Tuy vậy, chưa có phản hồi về khả năng đáp ứng của địa phương theo kế hoạch đã xây dựng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Đánh giá về các trang thiết bị, máy, hoá chất PC dịch tại tuyến huyện, hầu hết đều cho rằng được trang bị với số lượng như vậy là tạm đủ, không lo lắng vì biết rằng đã có cơ số dự trữ tại tuyến tỉnh, trong trường hợp cần thiết sẽ được bổ sung. Thực tế đã có tình huống điều động máy, hoá chất từ huyện này tăng cường cho huyện khác khi xảy ra dịch (cúm A/H5N1) vào năm 2007. Các huyện/thành đều tin tưởng vào khả năng điều phối của đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, mặc dù không quá dôi dư nhưng chưa có trường hợp nào bị thiếu hoá chất khi cần để chống dịch. Đối với các chủng loại và chất lượng máy phun hoá chất PC dịch, có nhận xét cho rằng hiện đang tồn tại nhiều chủng loại máy phun của các hãng khác nhau, với các yêu cầu kỹ thuật sử dụng khác nhau, nên không thuận lợi cho quá trình vận hành, sử dụng. * Về thái độ của người dân tại cộng đồng, nói chung đều tỏ ra lo sợ về bệnh tả khi được biết tại cộng đồng của mình đã có người mắc bệnh. Nhưng thái độ của người dân ở cộng đồng đối với dịch TCCNH/tả còn chỉ dừng lại ở những lo lắng mơ hồ với những hiểu biết hạn chế, từ sự quan tâm đến việc có ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chính bản thân thì không rõ ràng. Kết quả này phù hợp với nhận xét của Nguyệt Minh [30] cũng như của Nguyễn Văn Tuấn [61]. Trong khi các biện pháp PC bệnh TCCNH/tả đã được tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng từ rất lâu và khá thường xuyên [55]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, dù chưa hiểu đúng, hiểu rõ về bệnh và cách phòng tránh an toàn, nhưng họ cũng không chủ động tìm hiểu, học hỏi thêm, không coi đó là việc cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trước nguy cơ nhiễm bệnh. Qua quan sát cho thấy, thói quen ăn uống sinh hoạt của người dân trong bối cảnh có dịch tả vẫn không được cải thiện đáng kể. Thể hiện bằng hành vi tiếp tục sử dụng rau sống, các quán ăn đường phố, vỉa hè vẫn rất đông người ăn, việc ăn uống hội họp đông người vẫn diễn ra thường xuyên… mà không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 hề quan tâm đến mức độ an toàn của thức ăn, đến sự tin cậy của người chế biến, phục vụ các món ăn. Điều này tương đồng với bài viết của Nguyễn Đình Nguyên về những bất cập trong công tác PC dịch TCCNH hiện nay [37]. Hậu quả là đã có nhiều người bị tiêu chảy cấp do tả qua ăn uống, đã có vụ dịch với 4 người mắc tả sau khi ăn cỗ tại một đám cưới. Cho dù các khuyến cáo vẫn được đưa ra thường xuyên, khả năng tiếp cận với thông tin về bệnh dịch tả được đánh giá là hoàn toàn không quá khó khăn. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu các hành vi cụ thể của người dân tại cộng đồng đối với PC dịch tả. Tuy nhiên qua quan sát thực tế và những thông tin từ các nguồn khác, chúng tôi nhận thấy hành vi rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, khi chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh của rất nhiều người là không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng cách, kể cả cán bộ y tế và người có trình độ học thức cao. Hoặc các hành vi vệ sinh cá nhân, thói quen khác theo như khuyến cáo để phòng ngừa dịch bệnh cũng không được thực hiện tốt: bắt tay, ho, hắt hơi… * Về các biện pháp PC dịch đã được triển khai và kết quả đạt được trong những đợt dịch TCCNH/tả năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên nói chung đã được nhận định là hiệu quả và mang tính chủ động, tích cực cao của các cơ quan y tế. TT YTDP tỉnh luôn chủ động và kịp thời có các hướng dẫn và chỉ đạo tới tuyến cơ sở về công tác PC dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ y tế đã ban hành [8], [9]. Công tác báo cáo dịch khá tốt, nhanh chóng và chỉ đạo thực hiện chống dịch kịp thời, hiệu quả. Là một tỉnh có dịch xuất hiện muộn hơn so với các địa phương khác trong khu vực [57], cùng với kinh nghiệm đối phó với các dịch bệnh nguy hiểm khác đã xuất hiện tại địa bàn trong những năm qua, công tác xử trí và dập dịch của Thái Nguyên được triển khai khá nhanh chóng và hiệu quả. Các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 ca bệnh thường vào điều trị tại các bệnh viện lớn trên địa bàn như BVĐK TW Thái Nguyên, Bệnh viện A Thái Nguyên… Ngay sau khi có thông tin về ca bệnh trên địa bàn, các cơ quan chịu trách nhiệm về PC dịch bệnh theo chức năng và địa bàn được phân công đã có đáp ứng kịp thời với các hoạt động cụ thể để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thời gian trung bình để ra quyết định và triển khai thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch là rất nhanh chóng: trung bình 30 phút đến 01 giờ tuỳ thuộc khoảng cách từ đơn vị đến địa điểm nơi có dịch. Hạn chế nhất lại chính là công tác giám sát phát hiện sớm tại cộng đồng. Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh tả ở Thái Nguyên, sau khi có các triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân đến nhập viện trực tiếp tại BVĐK tỉnh hoặc BVĐK TW mà không thông báo cho y tế cơ sở. Chỉ đến khi bệnh viện thông báo cho TT YTDP tỉnh (là cơ quan thường trực PC dịch của tỉnh) thì các đơn vị y tế huyện/thành và y tế xã/phường mới nhận được thông tin và nhiệm vụ từ TT YTDP tỉnh. Đây là một thực tế khá phổ biến ở địa bàn trung tâm, do người dân có thói quen đến trực tiếp nơi điều trị, khám chữa bệnh tốt nhất theo quan điểm của họ mà không đến hoặc thông qua hệ thống y tế cơ sở. Kết quả này giống với nghiên cứu của Phan Hồng Hải và Đỗ Mạnh Cường tại Hải Phòng [28]. Thời gian đáp ứng trung bình đối với các trường hợp ca bệnh sau khi được phát hiện, báo dịch là sớm, kể cả việc tiến hành xử lý ổ dịch cũng như điều tra dịch tễ, tuyên truyền giáo dục cộng đồng cũng đều đã được triển khai kịp thời. Kết quả đã khống chế được dịch hiệu quả, mỗi đợt dịch đều không kéo dài và không có quá nhiều ca mắc, mặc dù Thái Nguyên là địa bàn có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập và bùng phát của dịch và các địa phương lân cận đều có dịch… Trong khi đó tả là một trong những bệnh có khả năng lan truyền, gây dịch rất mạnh, khó kiểm soát một cách triệt để nguồn lây và đường lây [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 4.2. Khó khăn, bất cập trong phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm. * Khó khăn chung: Tuy nhiên, đánh giá chi tiết hơn nữa thì còn thấy nhiều bất cập, thiếu sót trong triển khai công tác PC dịch bệnh tại tuyến cơ sở. Theo quy định, khi có dịch bệnh xảy ra tại địa bàn, đơn vị đầu tiên vào cuộc là cơ quan y tế, sau đó chính quyền địa phương sẽ được thông báo để có những biện pháp đối phó và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong thực hiện các biện pháp phòng chống, dập dịch [9]. Các ca TCCNH/tả ở Thái Nguyên trong những đợt dịch vừa qua, chủ yếu được phát hiện bởi BVĐK tuyến tỉnh và tuyến trung ương như đã nói ở trên, chứ không phải được phát hiện qua giám sát ở tuyến cơ sở. Trên thực tế, tính chủ động trong PC dịch bệnh của chính quyền cơ sở trong các tình huống dịch đã không được phát huy đúng mức, hoạt động PC dịch bệnh vẫn chủ yếu được giao phó cho ngành y tế, coi như đó là nhiệm vụ của riêng ngành y tế, chính quyền cơ sở vẫn chưa coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chính hệ thống chính quyền, chưa thể hiện được tính liên ngành và tính xã hội hoá trong công tác PC dịch bệnh của địa phương. Điều này chưa phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Bộ Y tế trong việc tăng cường các biện pháp PC dịch hiệu quả [11], [22]. *Về vắc xin phòng ngừa bệnh tả: theo khuyến cáo thì Thái Nguyên không phải là địa bàn cần thiết triển khai cho cộng đồng uống vắc xin hàng loạt, do số lượng ca bệnh chưa nhiều, mức độ dịch chưa lớn. Việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin tả mới với hiệu lực phòng bệnh cao cũng đã đang được tiến hành và có thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như các tạp chí chuyên ngành [62]. Trong thời điểm hiện tại chưa có đủ vắc xin để cung cấp cho người dân theo nhu cầu thực tế, một phần do việc sản xuất của các công ty vắc xin không đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường, cần ưu tiên cho các địa bàn vùng dịch nặng nề hơn, cần triển khai uống vắc xin đồng loạt (ví dụ: quận Hoàng Mai - Hà Nội). Đến thời điểm hiện nay, vắc xin tả mới do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Việt Nam sản xuất với hiệu lực phòng bệnh cao (được báo cáo lên tới trên 90%) đã có trên thị trường với giá rẻ, số lượng nhiều, điều này sẽ giúp cho nhiều hơn những người dân trong cộng đồng sẽ được tiếp cận với vắc xin phòng bệnh tả một cách dễ dàng hơn. Vấn đề bất cập liên quan đến vắc xin như vậy coi như đã được giải quyết. *Về công tác điều trị bệnh nhân TCCNH/tả tại các bệnh viện, việc tuân thủ các nguyên tắc, phác đồ điều trị đã được thực hiện khá tốt. Về nhân lực được đánh giá chung còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ điều trị tại các khoa truyền nhiễm/khoa lây thuộc các BVĐK trên địa bàn toàn tỉnh không được tập huấn lại thường xuyên và đầy đủ về điều trị bệnh tả, trong khi đó số lượng cán bộ có trình độ đại học tại các khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tuyến huyện còn rất thiếu, thường chỉ có 01 bác sĩ tại mỗi khoa lây của huyện. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hoa tại Thái Nguyên [30] và có khá hơn so với nghiên cứu của Lò Thị Minh tại TTYT huyện Bát xát, Lao Cai: phải thành lập các liên khoa (ví dụ Nội-Nhi-Lây) do thiếu bác sĩ [32]. Đây cũng là một trong những yếu tố cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như hiệu quả PC dịch của địa phương. Mặt khác, về cơ sở vật chất cũng còn nhiều khó khăn, tại tất cả các BVĐK tuyến huyện/thành cũng như tuyến tỉnh, thậm chí cả BVĐK TW Thái Nguyên cũng đều chưa có khu vực riêng biệt để điều trị cho bệnh nhân tả, chỉ có các phòng điều trị riêng biệt. Điều này cũng gây khó khăn cho việc đảm bảo tuyệt đối an toàn, cách ly bệnh nhân để phòng ngừa bệnh dịch lây lan. *Về trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng: Kết quả nghiên cứu cho thấy ý thức tự giác của mỗi người dân trong cộng đồng về vai trò của bản thân trong công tác PC dịch TCCNH/tả hiện nay là chưa cao, giống như nhận xét của Nguyệt Minh [33] và Nguyễn Huy Nga [35]. Khi được hỏi làm thế nào để công tác PC dịch được tốt hơn, đa số đều trả lời rằng cần đầu tư kinh phí, mua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 sắm trang thiết bị, tăng cường tuyên truyền giáo dục… Đối với cán bộ PC dịch thì còn cho rằng mỗi người dân trong cộng đồng đều cần phải nhận thức tốt hơn, có ý thức phòng chống bệnh cho bản thân, cho gia đình… Nhưng đối với những người dân, kể cả cán bộ chính quyền cơ sở khi được hỏi cũng câu hỏi này, câu trả lời đều tập trung vào việc nâng cao năng lực của cơ quan chuyên môn y tế, đầu tư thêm kinh phí để tuyên truyền, tập huấn cũng như mua thuốc, hoá chất chống dịch, thậm chí là cần có quy định quản lý người bệnh chặt chẽ hơn nữa… mà không hề nói đến vai trò chủ động của chính bản thân hay của mỗi người dân tại cộng đồng trong việc tự tìm kiếm thông tin, cập nhật kiến thức về bệnh dịch cũng như những trách nhiệm khác của mỗi cá nhân đối với công tác PC dịch bệnh như: khai báo với cơ quan y tế về tình trạng bệnh, tuân thủ chỉ định điều trị và nguyên tắc cách ly, xử lý chất thải, theo dõi và làm xét nghiệm đầy đủ sau điều trị… Chính vì vậy, trong thực tế việc quản lý người bệnh sau điều trị hết triệu chứng tiêu chảy, sau khi xuất viện là rất khó khăn. Việc thực hiện xét nghiệm (cấy phân) ít nhất 3 lần âm tính hoặc phải đợi trong vòng 1 tuần sau khi điều trị hết triệu chứng tiêu chảy mới được xuất viện theo như quy định là gần như không thể thực hiện. Do tâm lý của người bệnh nói chung đều muốn xin xuất viện sớm ngay sau khi thấy tình trạng bản thân tương đối ổn định, cùng với tình trạng quá tải thường xuyên tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, nhận thức của người dân là chưa đầy đủ… Hầu hết bệnh nhân mắc TCCNH do tả vào điều trị tại các bệnh viện đều đã xin ra viện hoặc tự ý bỏ về sau khi hết biểu hiện tiêu chảy và đã không quay trở lại để làm xét nghiệm. Các cơ sở y tế thực hiện điều trị cho các bệnh nhân tả trong vụ dịch ở Thái Nguyên đều không có số liệu báo cáo về vấn đề này. Nếu bệnh nhân mắc bệnh TCCNH có nguyên nhân do tả tự ý về sớm, không được đảm bảo điều trị và cách ly đủ thời gian theo như quy định sẽ không đảm bảo được việc quản lý chất thải, sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 * Về Công tác truyền thông giáo dục cộng đồng: Trong suốt thời gian trước khi dịch xảy ra cũng như khi đã có các đợt dịch tại địa phương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ y tế cũng như hướng dẫn của các cơ quan chức năng, công tác truyền thông giáo dục cho cộng đồng về bệnh TCCNH đã được tăng cường thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đánh giá về hoạt động truyền thông giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng công tác truyền thông giáo dục cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức của người dân về dịch TCCNH, góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế [44]. Việc không thông báo một cách rõ ràng về dịch tả đã làm cho người dân phần nào chủ quan đối với dịch, dẫn đến tình trạng coi thường bệnh, không thực hiện triệt để các biện pháp an toàn cần có trong sinh hoạt, ăn uống thường ngày. Qua những kết quả thu thập được, công tác truyền thông giáo dục về dịch bệnh TCCNH tại địa phương chủ yếu là trên các phương tiện thông tin đại chúng, mang tính một chiều, hoạt động truyền thông trực tiếp còn quá ít, việc giáo dục hành vi chưa được quan tâm đúng mức, khả năng tiếp nhận phản hồi để nâng cao hiệu quả truyền thông là chưa cao. Vấn đề công khai dịch tả cho cộng đồng vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược, trên thực tế nhiều người cho rằng việc gọi là bệnh TCCNH là chưa lột tả hết được tính nguy hiểm của dịch bệnh, chưa làm cho người dân có nhận thức và thái độ đúng về bệnh. Tuy vậy, việc định danh bệnh vẫn được thực hiện theo đúng chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, nhất là đối với các tình huống dịch mới xuất hiện tại một địa bàn mới, luôn tuân thủ nguyên tắc về người có thẩm quyền phát ngôn, công bố dịch [38]. Số lượng các ca bệnh mắc TCCNH, số ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với tả vẫn được cập nhật và công khai trên các trang tin chuyên ngành cũng như trên nhiều trang, phương tiện thông tin đại chúng khác. Điều này cho thấy việc công khai thông tin vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 đang được thực hiện đúng nguyên tắc. Do vậy, việc gọi tên bệnh cũng cần được lưu ý để giúp cho người dân có nhận thức đúng, rõ ràng về bệnh, tránh những khái niệm mơ hồ rồi dẫn đến việc chủ quan lơ là với bệnh dịch như một số ý kiến đã nhận xét, vừa đảm bảo tính khoa học nhưng vẫn phù hợp với những điều kiện, vấn đề thực tế của địa phương cũng như của cả nước. Ngoài ra, việc giáo dục cộng đồng về ý thức phòng lây nhiễm bệnh thông qua những hành vi sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết được đẩy mạnh, trong bối cảnh thói quen sinh hoạt của người dân còn rất nhiều điểm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như: sử dụng thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh (rau sống, gỏi…), hành vi rửa tay đúng cách chưa được thực hành, thói quen ăn uống tập trung đông người và hành vi xả rác, chất thải bừa bãi, việc sử dụng nước bề mặt để sinh hoạt và dùng phân tươi để bón rau… Mục tiêu của công tác truyền thông là để thay đổi hành vi, tạo cho cộng đồng những thói quen có lợi, những hành vi an toàn trong sinh hoạt để phòng lây nhiễm bệnh. Muốn thay đổi được hành vi thì cần phải trải qua các bước từ nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân ở cộng đồng, từ đó tạo ra được thái độ tốt và đúng đắn của cộng đồng đối với PC dịch bệnh, quá trình trải nghiệm sẽ giúp tạo ra được niềm tin đối với những kiến thức thu nhận được và việc thử nghiệm và duy trì hành vi an toàn là mục tiêu cuối cùng, đòi hỏi phải có một quãng thời gian đủ lớn thì mới có thể đạt được. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục chứ không phải chỉ tập trung tăng cường trong các đợt dịch hay khi có nguy cơ xảy ra dịch như hiện nay. Các tài liệu tuyên truyền, truyền thông hiện nay được đánh giá là còn thiếu cả về số lượng và chưa phong phú về chủng loại, trong khi nhu cầu của các các cơ quan, đơn vị cũng như y tế tuyến cơ sở để cấp phát cho người dân ở cộng đồng là rất lớn. Nguyên nhân của những thiếu hụt này được cho là do thiếu nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Như vậy, công tác truyền thông giáo dục hiện tại như những gì đã diễn ra được đánh giá là chưa đủ và chưa thực sự phù hợp, cần được tăng cường nhiều hơn nữa, nhất là công tác truyền thông trực tiếp cho những cộng đồng có nhiều yếu tố nguy cơ cao. Hình thức truyền thông giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng đơn thuần sẽ không mang lại hiệu quả cao nhất, cần thiết có các hình thức truyền thông đa dạng để người dân có nhiều cơ hội để tiếp cận và hiểu đầy đủ hơn về bệnh cũng như cách phòng tránh. Đối với các phương tiện hỗ trợ cho công tác PC dịch bệnh như: máy tính quản lý số liệu, phần mềm quản lý dịch bệnh, máy điện thoại, máy fax, máy bộ đàm... hiện tại còn đang rất thiếu tại tuyến huyện. Trong đó, các TTYT huyện đều đã có máy tính, nhưng việc nối mạng được là rất hạn chế, thiếu phần mềm quản lý dịch bệnh thống nhất nên việc lưu trữ, quản lý thông tin, số liệu đều mang tính tự phát, thiếu thống nhất, thêm vào đó do năng lực của cán bộ quản lý chương trình còn hạn chế nên việc sử dụng các thông tin, số liệu đó chưa được hiệu quả. Kết quả này giống với nghiên cứu của Hà Thanh Hằng [29] và nhận xét của Nguyễn Đình Nguyên [37]. Việc thiếu các phương tiện hỗ trợ liên lạc nhanh như máy fax, điện thoại được xem là một cản trở đáng kể đối với công tác phòng chống dịch bệnh. Cả 9/9 TTYT huyện/thành đều không có máy bộ đàm, không có máy điện thoại di động (của cơ quan) để phục vụ cho công tác báo dịch, chống dịch. Như vậy, khi có vấn đề liên quan đến dịch bệnh hoặc triển khai các hoạt động chống dịch tại cơ sở, cần thông tin liên lạc, báo dịch ngoài giờ hành chính, cán bộ chống dịch đều phải dùng máy điện thoại cá nhân (nếu có) để liên lạc. *Về kinh phí phòng chống dịch, lượng kinh phí cấp riêng cho hoạt động PC dịch TCCCNH/tả trong những năm gần đây là rất hạn chế. Do tiềm lực kinh tế của địa phương yếu, việc chủ động nguồn kinh phí cho các hoạt động y tế dự phòng nói chung đều hạn hẹp. Hơn nữa, kinh phí cấp bổ sung cho hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 KẾT LUẬN Hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện mới được kiện toàn, còn thiếu rất nhiều cả về nhân lực và cơ sở vật chất. Tỷ lệ cán bộ có chuyên môn y học dự phòng rất thấp, chỉ chiếm 12,6%. Số cán bộ tại các bệnh viện đa khoa trong tỉnh được đào tạo huấn luyện về phòng chống, điều trị bệnh tả không nhiều, chiếm 23,9% Trang thiết bị, hóa chất trang thiết bị phòng chống dịch còn thiếu so với nhu cầu. Thái độ của người dân và kể cả cán bộ chính quyền địa phương về phòng chống dịch bệnh chưa đúng, còn chủ quan, thờ ơ với dịch, dẫn đến những hành vi thiếu an toàn trong vệ sinh ăn uống. Đồng thời còn cho rằng nhiệm vụ phòng chống dịch là của cơ quan y tế. Số ca mắc TCCNH năm 2008 tại Thái Nguyên là 114 ca. Số ca dương tính với tả là 16 ca, không có trường hợp tử vong do tả. Công tác đáp ứng phòng chống dịch của tỉnh Thái nguyên trong thời gian qua đã có hiệu quả tốt, tuy nhiên đó chỉ là trong trường hợp dịch nhỏ lẻ, số ca bệnh ít. Nếu dịch xảy ra ở diện rộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Bảng (1992), Vi khuẩn tả, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội [16]. 3. Bộ Y tế (1997), Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vùng núi phía Bắc trong thời gian 1997-2000 và 2020, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2002), Quy chế thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch (Ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT), Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2005), Hệ thống sổ sách - biểu mẫu báo cáo trong quản lý thông tin y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT), Hà Nội. 6. Bộ Y tế (2006), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, (Ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BYT) Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2005), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Ban hành kèm theo Quyết định 29/2005/QĐ-BYT), Hà Nội. 8. Bộ Y tế (2007), Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tả (Ban hành kèm theo Quyết định 4178/QĐ-BYT ngày 31/10/2007), Hà Nội. 9. Bộ Y tế (2007), Quy trình xử lý dịch tả, (Ban hành kèm theo Quyết định 4233/QĐ-BYT ngày 03/11/2007), Hà Nội 10. Bộ Y tế (2007), Công văn số 66/BYT-ĐTr ngày 29/10/2007 về việc tăng cường công tác chẩn đoán điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 11. Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tiêu chảy cấp (2008), Công điện khẩn gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Hà Nội. 12. Bộ Y tế, Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống Y tế dự phòng (2008), Tài liệu tập huấn giám sát và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Hà Nội. Quyển 1 và 2. 13. Bộ Y tế, Dự án hỗ trợ Y tế dự phòng (2007), Quy trình giám sát và kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam, Hà Nội. 14. Bộ Y tế (2008), Video hướng dẫn về an toàn sinh học trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Hà Nội. 15. Bộ Y tế-VIE/88/P.14 (1990), Dịch tễ học trong sức khoẻ cộng đồng, Hà Nội. 16. Phùng Đắc Cam (2003), Vibrio Cholerae và bệnh dịch tả, NXB Y học. 17. Hoàng Đình Cầu (1985), Quản lý sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, NXB Y học, Hà Nội. 18. Cục Y tế Dự phòng và Môi trường Việt Nam (2008), Báo cáo tình hình bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm và các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch đến 25/3/2008 - Hội nghị công tác PC dịch TCCNH, Hà Nội. 19. Cục Y tế dự phòng Việt Nam (2005, 2006, 2007), Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm, Hà Nội. 20. Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam (2008), Báo cáo chuyên đề Công tác phòng chống dịch năm 2008 và kế hoạch năm 2009, Hà Nội. 21. Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam (2008), Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, Hội nghị công tác PC dịch TCCNH, Hà Nội. 22. Nguyễn Tấn Dũng (2008), Kiểm tra và chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân do phẩy khuẩn tả, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 23. Nguyễn Lân Dũng (2008), Cần lắng nghe ý kiến chuyên gia, Báo Người lao động online, ngày 15/4/2008, Hà Nội. 24. Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Phương Liên, Lê thị Phương Mai, Nguyễn Thị Thi Thơ và Trần Mạnh Tùng (2007), Tình hình tổ chức nhân lực của các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phía Bắc năm 2007, Tạp chí Y học dự phòng, 2008, số 1, (93), Hà Nội. 25. Bùi Đại (1997), Bệnh Tả - Dịch tễ học và điều trị, Học viện Quân Y, Hà Nội [16]. 26. Nguyễn Ngọc Đính (2008), Dịch tễ học và Giám sát bệnh tả, Hội thảo công tác phòng chống dịch TCCNH, Hà Nội 26-27/5/2008. 27. Đỗ Hàm (2007), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học, NXB Y học, Hà Nội. 28. Phan Hồng Hải, Đỗ Mạnh Cường (2007), Tình hình dịch tả tại Hải Phòng Năm 2007, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIX, số 2 (101), Hà Nội. 29. Hà Thanh Hằng (2004), Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở tỉnh Bắc Cạn và nhu cầu đào tạo cán bộ đến năm 2010, Chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa I Y tế công cộng, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên. 30. §Æng ThÞ Thu Hoa (2005), Trung t©m y tÕ huyÖn cña tØnh Th¸i Nguyªn: Thùc tr¹ng, bÊt cËp vµ gi¶i ph¸p. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Chuyªn khoa I Y tÕ c«ng céng, Tr•êng ®¹i häc y khoa Th¸i Nguyªn 31. Trịnh Quân Huấn (2008), Tình hình dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại Việt Nam, Hội nghị giao ban công tác phòng chống dịch 6 tháng đầu năm 2008, Hà Nội. 32. Lß ThÞ Minh (2005), Trung t©m y tÕ huyÖn B¸t X¸t tØnh Lµo Cai: Thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p, Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Chuyªn khoa I Y tÕ c«ng céng, Tr•êng ®¹i häc y khoa Th¸i Nguyªn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 33. Nguyệt Minh (2009), Vệ sinh ATTP trong thời tiêu chảy cấp, người dân vẫn thờ ơ, Báo sức khoẻ & Đời sống số 11 (313). 34. Đặng Thị Nga (2007), “Bệnh dịch tả”, Báo Sức khỏe cộng đồng online, 16/10/2008. 35. Nguyễn Huy Nga (2008), Tích cực phòng, chống bệnh tiêu chảy cấp, Báo Sức khoẻ đời sống, 28/7/2008. 36. Nguyễn Huy Nga (2008) - Tình hình dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2007- 2008, Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch TCCNH, Hà Nội. 37. Nguyễn Đình Nguyên, “Những chuyện bất cập trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy do Tả hiện nay”, ykhoanet.com, 10/11/2007. 38. Hồ Thị Nhung (2008), tuyên truyền giáo dục và phát ngôn về dịch bệnh trên thông tin đại chúng, Báo Sức khoẻ đời sống, 16/3/2008. [48] 39. Đào Ngọc Phong (1986), Môi trường và sức khoẻ con người, Hà Nội. 40. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Hà Nội. 41. Phạm Song, Nguyễn Tăng Ấm, Đào Đình Đức (1991), Bệnh tả, Bách khoa thư bệnh học tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà nội, tr. 70-75. 42. N«ng Thanh S¬n, L•¬ng ThÞ Hång V©n (2003), Ph•¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc øng dông trong y sinh häc. NXB Y häc, Hµ Néi. 43. Sở Y tế Thái Nguyên (2008), Tăng cường công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, Thái Nguyên. 44. Sở y tế Thái Nguyên (2008), Thông báo kết quả cuộc họp rút kinh nghiệm công tác phòng, chống dịch tả, Thái Nguyên. 45. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 46. Nguyễn Duy Thanh, Đặng Đức Trạch, Nguyễn Tăng Ấm (1983), Bệnh Tả El Tor: Dịch tễ học và Lâm sàng, NXB Y học [16]. 47. Đoàn thị Thuỷ, “uống vắc xin ngừa bệnh tả”, vietnamnet.vn, 27/11/2007. 48. Tổng hội Y học Việt Nam (2007), Y học xã hội và tổ chức y tế, Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội. 49. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2004), Bài giảng Y xã hội học. Tập 1. Thái Nguyên. 50. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006), Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm. Thái Nguyên. 51. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006), Dịch tễ học y học, Thái Nguyên. 52. Đặng Đức Trạch và cộng sự (1993), Dịch tả do Vibrio Cholerae O139, Tạp chí VSPD, tập 3, số 3, tr 51. 53. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006-2007, Thái Nguyên. 54. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết nội bộ năm 2007, Thái Nguyên. 55. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo tổng kết nội bộ năm 2008, Thái Nguyên. 56. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo tình hình trang thiết bị,vật tư, hoá chất phòng chống dịch, Thái Nguyên. 57. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2008), Công văn số 340 ngày 24/7/2008 về việc Báo cáo tình hình dịch tiêu chảy cấp, Thái Nguyên. 58. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo tóm tắt công tác PC dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, Thái Nguyên. 59. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2008), Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm chất lượng VSAT Thực phẩm phòng chống dịch tiêu chảy cấp, Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 60. Nguyễn Văn Tuấn (2007), “Dịch tả, gọi đúng tên để phòng ngừa”, tuannguyenvan.blogsport.com, 15/11/2007. 61. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Bệnh tả không chỉ là vấn đề thực phẩm, tuannguyenvan.blogsport.com, 12/4/2008. 62. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Vi khuẩn gây tiêu chảy và ý nghĩa tiêm chủng, ykhoanet.com. 14/4/2008. 63. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp (2008), Phương án phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm”, Thái Nguyên. 64. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2008), Công văn số 449/VSDTTW ngày 18/4/2008 về việc Tăng cường giám sát và báo cáo số liệu dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, Hà Nội. 65. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2007), Tài liệu tập huấn quy trình xét nghiệm, điều tra, giám sát và phòng chống bệnh A00, Hà Nội. 66. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2008), Tình hình bệnh truyền nhiễm quý I, II, III, năm 2008, Hà Nội. 67. Wikipedia_Bách khoa toàn thư mở. TIẾNG ANH 68. Dalsgaard A, et al. Cholera in Vietnam: Changes in Genotypes and Emergence of Class I Integrons Containing Aminoglycoside Resistance Gene Cassettes in Vibrio cholerae O1 Strains Isolated from 1979 to 1996. J Clin Microbiol. 1999; 37: 734-41 69. Hodge CW, et al. Epidemiologic Study of Vibrio cholerae O1 and O139 in Thailand: At the Advancing Edge of the Eighth Pandemic. Am J Epidemiol 1996; 143:263-268. ( Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 70. Pal BB, et al. Emergence of Vibrio cholerae O1 biotype El Tor serotype inaba causing outbreaks of cholera in Orissa, India. Jpn J Infect Dis 2006;59:266-9. ( 71. Do Thuy Trang, et al. Epidemiology and etiology of diarrhoeal disease in adults engaged in wastewater-fed agriculture and aquaculture in Hanoi, Vietnam. Tropical Medicine and International Health 2007; 12 (Suppl): 2 23-33. 72. Stroeher UH, et al. Serotype conversion in Vibrio cholerae O1. Proc Natl Acad Sci USA 1992;89:2566-70. ( 73. WHO, Guidelines for cholerea control, Genever. 1994. ( 74. WHO, Guidance on formulation of national policy on the control of cholerae, Emerging and other communicable, diseases surveillance and control, WHO/CDD/SER/92.16 REV.1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Phụ lục 1: Hƣớng dẫn thảo luận nhóm dành cho cán bộ phòng chống dịch TCCNH/tả tại địa phƣơng Người hướng dẫn thảo luận: …………………………………..…………………………..……………… Thư ký: …………………………………..…………………………..……………………………………………….. Địa điểm thảo luận:………………..…………………………………………..…………………………..…… Thành phần tham gia thảo luận: TT Hä vµ tªn Tuæi Giíi Tr×nh ®é v¨n ho¸ VÞ trÝ c«ng viÖc 1 2 3 4 5 6 7 8 Giới thiệu: …………………………………..…………………………..…………………………………………………. …………………………………..…………………………..…………………………………………….………………… Nội dung thảo luận: 1- Tìm hiểu nhận xét/đánh giá về tình hình dịch bệnh TCCNH/tả trong nước và tại địa phương (tỉnh Thái Nguyên) trong thời gian gần đây.  Anh/chị đánh giá về tình hình dịch TCCNH/ tả hiện nay tại nước ta như thế nào?  Nhận định về tình hình dịch TCCNH/tả tại tỉnh Thái Nguyên như thế nào?  Theo anh/chị, nguyên nhân/lý do nào lại dẫn đến tình trạng như vậy?  Mức độ nguy hiểm của bệnh tả là như thế nào?  Quan điểm của anh chị về việc gọi tên bệnh TCCNH hay bệnh tả? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76  Việc gọi tên như vậy có ảnh hưởng gì đến công tác PC bệnh? 2- Nhận định về khả năng đáp ứng phòng chống dịch TCCNH/tả và hiệu quả của công tác phòng chống dịch tại Việt Nam và tại Thái Nguyên  Về bộ máy tổ chức PC dịch: Ban chỉ đạo các cấp, phân cấp  Về số lượng và năng lực của cán bộ phòng chống dịch các tuyến  Về trang thiết bị, hoá chất, phương tiện phòng chống dịch  Về hệ thống thông tin - giáo dục - truyền thông tại địa phương  Về tính sẵn sàng và sự tham gia tích cực, chủ động của người dân đối với phòng ngừa bệnh tật tại cộng đồng?  Hiệu quả thực tế của công tác PC dịch TCCNH/tả của địa phương trong năm vừa qua như thế nào? tại sao lại có kết quả như vậy? 3- Những bất cập trong công tác phòng chống dịch TCCNH/tả của Việt nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng  Về phía các nhà lãnh đạo: quan điểm chỉ đạo, đáp ứng tình hình dịch…  Về phía những người làm công tác chuyên môn: thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy trình, quy định…  Đối với người dân tại cộng đồng: hiểu biết về bệnh và tình hình dịch bệnh, ý thức phòng ngừa, sự tham gia chủ động, tích cực…  Về trang thiết bị/phương tiện, hoá chất, vật tư, kinh phí…? 4- Giải pháp để làm tốt hơn công tác phòng chống dịch TCCNH/tả tại địa phương trong thời gian tới: 5- Khuyến nghị gì? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Phụ lục 2: Câu hỏi định hƣớng phỏng vấn sâu Dành cho cán bộ làm công tác phòng chống dịch TCCNH/tả Thông tin về ngƣời trả lời PVS:  Tuổi: Giới:  Trình độ chuyên môn: Vị trí công tác:  Số năm công tác trong lĩnh vực hiện tại: Nội dung PV: 1. Anh/chị đánh giá về dịch TCCNH/ tả hiện nay tại Việt Nam? 2. Nhận định về tình hình dịch TCCNH/tả tại tỉnh Thái Nguyên? 3. Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của bệnh tả? Tại sao lại nguy hiểm? tại sao không? 4. Quan điểm của anh/chị như thế nào về việc gọi tên bệnh: TCCNH hay bệnh Tả? Tại sao? 5. Theo anh/chị, việc gọi tên như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý/hành vi của người dân và công tác phòng bệnh cho cộng đồng? 6. Theo anh/chị, mạng lưới tổ chức PC dịch tại địa phương như vậy đã hợp lý chưa? Vai trò và nhiệm vụ của từng tuyến? Tại sao? 7. Theo anh/chị, vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo PC dịch các cấp hiện nay như thế nào? Cần thay đổi gì? 8. Về số lượng và năng lực của cán bộ phòng chống dịch, Đội cơ động phòng chống dịch các tuyến có đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương? 9. Về trang thiết bị, hoá chất, phương tiện PC dịch có được cung cấp đầy đủ không? Có phù hợp với nhu cầu và đặc thù của địa phương không? 10. Anh/chị đánh giá như thế nào về hiệu quả của công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về dịch TCCNH/tả tại địa phương? cần khắc phục gì? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 11. Anh/chị nhận xét như thế nào về kiến thức của người dân trong cộng đồng đối với bệnh tả và các biện pháp phòng chống? 12. Anh/chị đánh giá như thế nào về thái độ và hành vi của người dân tại cộng đồng trong phòng ngừa bệnh dịch TCCNH/tả tại cộng đồng? 13. Theo anh/chị, hiệu quả thực tế của công tác phòng chống dịch TCCNH/tả của địa phương trong năm vừa qua như thế nào? tại sao lại có kết quả như vậy? 14. Theo anh/chị, đâu là những bất cập trong công tác phòng chống dịch TCCNH/ tả của Việt nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng  Về phía các nhà lãnh đạo: quan điểm chỉ đạo, đáp ứng tình hình dịch…:  Về phía những người làm công tác chuyên môn: viêc tổ chức thực hiện các hướng dẫn, quy trình, quy định…  Đối với người dân tại cộng đồng: hiểu biết về bệnh và tình hình dịch bệnh, ý thức phòng ngừa, sự chủ quan đối với bệnh dịch…  Về cung cấp trang thiết bị/phương tiện, hoá chất, vật tư… 15. Về vấn đề đầu tư kinh phí? Phân bổ kinh phí như vậy đã hợp lý chưa? Nhu cầu thực tế của địa phương là như thế nào? 16. Công tác giám sát phát hiện bệnh tại cơ sở/tuyến mà anh/chị quản lý được triển khai như thế nào? 17. Công tác thông tin báo cáo dịch tại cơ sở của anh/chị đối với tuyến trên và tuyến dưới đã được thực hiện như thế nào? Hiệu quả ra sao? 18. Theo anh/chị, giải pháp nào để làm tốt hơn công tác phòng chống dịch TCCNH/tả tại đia phương trong thời gian tới: 19. Anh/chị có khuyến nghị gì để công tác PC bệnh TCCNH/tả của tỉnh Thái Nguyên đạt được hiệu quả tốt hơn nữa trong thời gian tới? Xin trân trọng cảm ơn anh/chị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Phụ lục 3 Câu hỏi định hƣớng phỏng vấn sâu Dành cho ngƣời dân tại cộng đồng Thông tin về ngƣời trả lời PVS:  Tuổi: Giới:  Dân tộc: Trình dộ học vấn:  Nghề nghiệp: Nội dung PV: 1. Anh/chị đánh giá về tình hình dịch Tiêu chảy cấp nguy hiểm (TCCNH)/ tả hiện nay tại Việt Nam như thế nào? 2. Nhận định về tình hình dịch TCCNH/tả tại Thái Nguyên như thế nào? 3. Theo anh/chị, nguyên nhân/lý do nào dẫn đến tình trạng trên? 4. Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của bệnh tả? Tại sao lại nguy hiểm? tại sao không? 5. Quan điểm của anh/chị như thế nào về việc gọi tên bệnh: Tiêu chảy cấp nguy hiểm hay bệnh tả? Tại sao? Theo anh/chị, việc gọi tên như vậy có ảnh hưởng gì đến tâm lý, quan điểm của người dân về bệnh và tác động như thế nào đến công tác phòng bệnh cho cộng đồng? 6. Anh/chị đánh giá như thế nào về vai trò và năng lực của cán bộ phòng chống dịch, và của Đội phòng chống dịch tại địa phương? 7. Anh/chị đánh giá như thế nào về hiệu quả Thông tin - Giáo dục - Truyền thông về dịch tả tại Thái Nguyên? cần khắc phục gì? 8. Anh/chị nhận xét như thế nào về kiến thức chung của người dân trong xã ta về bệnh TCCNH/tả? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 9. Anh/chị đánh giá như thế nào về thực hành của người dân tại cộng đồng trong phòng ngừa bệnh dịch TCCNH/tả trong thực tế sinh hoạt hàng ngày? 10. Theo anh/chị, đâu là những bất cập trong công tác phòng chống dịch TCCNH/tả của Việt nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng  Về phía các nhà lãnh đạo: quan điểm chỉ đạo, đáp ứng tình hình dịch…:  Về phía những người làm công tác chuyên môn: viêc tổ chức thực hiện các hướng dẫn, quy trình, quy định…  Đối với người dân tại cộng đồng: hiểu biết về bệnh và tình hình dịch bệnh, ý thức phòng ngừa, sự chủ quan đối với bệnh dịch…  Về cung cấp trang thiết bị/phương tiện, hoá chất, vật tư… 11. Việc phát hiện - xử lý - điều trị các ca bệnh tại địa bàn xã/phường, (huyện/thành) của anh/chị được thực hiện như thế nào? 12. Theo anh/chị, giải pháp nào để làm tốt hơn công tác phòng chống dịch TCCNH/tả tại đia phương trong thời gian tới: 13. Anh/chị có khuyến nghị gì để công tác phòng chống dịch bệnh TCCNH/tả của tỉnh Thái Nguyên đạt được hiệu quả tốt hơn nữa trong thời gian tới? Xin trân trọng cảm ơn anh/chị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Phụ lục 4 Câu hỏi định hƣớng phỏng vấn sâu Dành cho cán bộ chính quyền xã/phƣờng Thông tin về ngƣời trả lời PVS:  Tuổi: Giới:  Nghề nghiệp:  Vị trí công tác: Nội dung PV: 1. Anh/chị đánh giá về tình hình dịch Tiêu chảy cấp nguy hiểm (TCCNH)/ tả hiện nay tại Việt Nam như thế nào? 2. Nhận định về tình hình dịch TCCNH/tả tại Thái Nguyên như thế nào? 3. Theo anh/chị, nguyên nhân/lý do nào dẫn đến tình trạng trên? 4. Anh/chị đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của bệnh tả? Tại sao lại nguy hiểm? tại sao không? 5. Quan điểm của anh/chị như thế nào về việc gọi tên bệnh: Tiêu chảy cấp nguy hiểm hay bệnh tả? Tại sao? Theo anh/chị, việc gọi tên như vậy có ảnh hưởng gì đến tâm lý, quan điểm của người dân về bệnh và tác động như thế nào đến PC bệnh cho cộng đồng? 6. Theo anh/chị, mạng lưới tổ chức phòng chống dịch tại địa phương như vậy đã hợp lý chưa? Vai trò và nhiệm vụ của từng cấp, ngành, từng đơn vị đã rõ ràng và hợp lý chưa? Tại sao? 7. Theo anh/chị, vai trò và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo PC dịch các cấp hiện nay như thế nào? Cần thay đổi gì? Hoạt động của BCĐ PC dịch tại xã/phường của anh/chị như thế nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 8. Anh/chị đánh giá như thế nào về vai trò và năng lực của cán bộ phòng chống dịch, và của Đội phòng chống dịch tại địa phương? 9. Tại xã/phường của anh/chị có trang bị phương tiện, hoá chất gì để phòng chống dịch TCCNH/tả không? Nhu cầu của địa phương cần những gì? 10. Anh/chị đánh giá như thế nào về phương pháp và hiệu quả Thông tin - Giáo dục - Truyền thông về dịch tả tại Thái Nguyên? cần khắc phục gì? 11. Anh/chị nhận xét như thế nào về kiến thức chung của người dân trong xã ta về bệnh TCCNH/tả? 12. Anh/chị đánh giá như thế nào về thực hành của người dân tại cộng đồng trong PC ngừa bệnh dịch TCCNH/tả trong thực tế sinh hoạt hàng ngày? 13. Theo anh/chị, đâu là những bất cập trong công tác phòng chống dịch TCCNH/tả của Việt nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng  Về phía các nhà lãnh đạo: chỉ đạo, đáp ứng tình hình dịch…:  Về phía những người làm công tác chuyên môn: viêc tổ chức thực hiện các hướng dẫn, quy trình, quy định…  Đối với người dân tại cộng đồng: hiểu biết về bệnh và tình hình dịch bệnh, ý thức phòng ngừa, sự chủ quan đối với bệnh dịch…  Về cung cấp trang thiết bị/phương tiện, hoá chất, vật tư… 14. Về vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống dịch TCCNH/tả, anh/chị có ý kiến gì? 15. Theo anh/chị, giải pháp nào để làm tốt hơn công tác phòng chống dịch TCCNH/tả tại đia phương trong thời gian tới: 16. Anh/chị có khuyến nghị gì để công tác PC dịch bệnh TCCNH/tả của tỉnh Thái Nguyên đạt được hiệu quả tốt hơn nữa trong thời gian tới? Xin trân trọng cảm ơn anh/chị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Phụ lục 5: Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu trƣờng hợp I. Hành chính: - Họ và tên: Giới: - Tuổi: Dân tộc: - Nghề nghiệp: - Nơi ở: - Học vấn: - Điều kiện kinh tế: II. Nội dung: Mô tả thực tế ca bệnh tả - Tiền sử bệnh: - Yếu tố dịch tễ: tiếp xúc, thực phẩm… - Kiến thức, thái độ của bệnh nhân đối với bệnh tả: - Thời điểm, đặc điểm phơi nhiễm: - Triệu chứng bệnh, diễn biến: - Quá trình di chuyển của bệnh nhân sau khi phơi nhiễm: - Nơi/tuyến phát hiện bệnh: - Xử trí, đáp ứng của hệ thống phòng chống dịch: tuyến cơ sở, tuyến trên, nơi tiếp nhận bệnh nhân… - Quá trình điều trị, xét nghiệm - Kết quả điều trị - Quá trình quản lý, theo dõi sau điều trị (theo quy định đối với bệnh tả): Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời điều tra (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Phụ lục 6: Mẫu thu thập thông tin tại Trung tâm YTDP tỉnh 1- Thành lập BCĐ PC bệnh tiêu chảy cấp tuyến tỉnh: Quyết định số, ngày… Số cuộc họp của BCĐ: Các văn bản chỉ đạo đã ban hành: 1)- 2)- 3)- 2- Nhân lực tại TT YTDP tỉnh STT Trình độ Biên chế Hợp đồng Tổng cộng 1 Sau đại học Chuyên ngành YHDP Vi sinh Khác 2 Đại học Chuyên ngành YHDP Vi sinh Khác 3 Kỹ thuật viên Cao đẳng Xét nghiệm Vi sinh Hóa lý Sinh hóa Huyết học Ký sinh trùng - Côn trùng Khác Trung cấp Xét nghiệm Vi sinh Hóa lý Sinh hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 STT Trình độ Biên chế Hợp đồng Tổng cộng Huyết học Ký sinh trùng - Côn trùng Khác Sơ cấp Xét nghiệm Vi sinh Hóa lý Sinh hóa Huyết học Ký sinh trùng - Côn trùng Khác Tổng cộng 3- Nhân lực thực hiện giám sát và phòng chống dịch: Tổng số cán bộ tham gia giám sát và PC dịch: Tổng số cán bộ được đào tạo về giám sát dịch bệnh: STT Chủ đề đƣợc đào tạo Số cán bộ tham dự Năm Đơn vị thực hiện đào tạo Thời gian (số ngày) Ghi chú 1 … 4- Số Đội Cơ động PC dịch tuyến tỉnh: (Có kèm Danh sách và chức năng nhiệm vụ của từng thành viên) 5- Danh mục trang thiết bị, hoá chất phòng chống dịch hiện có tại tuyến tỉnh TT Tên TTB/Hoá chất Đặc điểm Số lƣợng Tình trạng Ghi chú Máy phun hoá chất Trang phục bảo hộ Hoá chất Cloramin ……… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 6- Thực trạng hệ thống thông tin liên lạc PC dịch tại các tuyến: TT Đơn vị Điện thoại Fax Máy tính phục vụ PC dịch Phần mềm GS dịch Nối mạng Internet Máy bộ đàm Số lượng Tình trạng sử dụng 7- Kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm trong 3 năm gần đây Năm Nguồn 2006 (triệu đồng) 2007 (triệu đồng) 2008 (triệu đồng) Ghi chú Ngân sách địa phương Ngân sách trung ương Hỗ trợ khác từ cộng đồng Các dự án Khác Tổng cộng 8- Phân bố kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm/tả qua các năm 2006-2008: Nội dung 2006 2007 2008 Tập huấn cán bộ các tuyến Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng Mua sắm máy, TTB, hoá chất Phục vụ công tác Giám sát dịch Phục vụ công tác điều trị Khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 9- Phân bố các trường hợp mắc tiêu chảy cấp, nguy hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008 theo địa bàn huyện/thành: TT Đại bàn Số dƣơng tính với Tả Số vào điều trị tại BV Số ca tử vong Ghi chú TTYT TPTN TTYT Thị xã Sông Công TTYT Huyện Đồng Hỷ TTYT Huyện Định Hóa TTYT Huyện Đại Từ TTYT Huyện Phổ Yên TTYT Huyện Phú Bình TTYT Huyện Phú Lương TTYT Huyện Võ Nhai 10- Kết quả công tác giám sát và dập dịch tại địa bàn: Nội dung Sớm nhất Trung bình muộn nhất 1 Thời gian từ khi có ca bệnh ở cơ sở đến khi TTYTDP tỉnh nhận được thông tin 2 Thời gian từ khi nhận được thông tin đến khi lãnh đạo ra quyết định/hướng dẫn thực hiện PC dịch 3 Thời gian từ khi nhận thông tin đến khi thực hiện xử lý ổ dịch 4 Thời gian từ khi nhận được thông tin đến khi có kết quả xét nghiệm khẳng định 5 Thời gian từ khi có dịch đến khi TTYTDP tỉnh báo cáo lên cấp trên 6 Thời gian từ khi có ca bệnh đầu tiên đến khi kết thúc đợt dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Phụ lục 8: Danh mục trang thiết bị, hoá chất phòng chống dịch hiện có tại tuyến tỉnh và tuyến huyện/thành (tính đến 31/12/2008) TT Danh môc §¬n vÞ tÝnh Sè l•îng T×nh tr¹ng H¹n dïng Tuyến tỉnh Tuyến huyện I Danh môc ho¸ chÊt 1 Chloramin B Kg 1.442 470 5/2011 2 Permethrin Lit 120 35 5/2012 3 Feldona Lit 77 15 12/2011 4 Icon Lit 70 12 10/2011 5 Ciprofloxacin Viªn 2.540 150 3/2009 6 Osel tamivir Viªn 800 100 12/2009 7 Opeazitro 500mg Viªn 2.400 0 5/2010 8 Snanax Viªn 3.820 0 3/2010 9 PhÌn chua Kg 355 0 2010 10 Dung dịch s¸t khuÈn d¹ng Gel Hép 290 0 2011 11 Xµ phßng b¸nh B¸nh 40 0 Cßn tèt II Trang thiÕt bÞ, vËt tƣ 1 M¸y phun cì lín C¸i 1 0 Cßn tèt 2 M¸y phun ®a n¨ng x¸ch tay -§øc C¸i 4 18 Cßn tèt 3 M¸y phun s•¬ng gia nhiÖt -§øc C¸i 3 9 Cßn tèt 4 B×nh phun ho¸ chÊt b»ng tay C¸i 10 90 Cßn tèt 5 Tuýp bÖnh phÈm Hép 38 0 2010 6 T¨m b«ng lÊy bÖnh phÈm Hép 28 22 2010 7 Hép ®ùng mÉu bÖnh phÈm C¸i 9 9 2010 8 Bé dông cô cÊp cøu t¹i chç Bé 4 9 Cßn tèt 9 C¸ng cøu th•¬ng C¸i 10 0 Cßn tèt 10 V¶i dïng lµm d¶i b¨ng c¸ch ly MÐt 1.000 0 Cßn tèt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 TT Danh môc §¬n vÞ tÝnh Sè l•îng T×nh tr¹ng H¹n dïng Tuyến tỉnh Tuyến huyện 11 B¨ng ®¸nh dÊu mµu tr¾ng/cam cã c¶n quang Cuén 10 0 Cßn tèt 12 M¸y bé ®µm Bé 1 0 Cßn tèt 13 LÒu b¹t d· chiÕn ChiÕc 0 0 14 X«, chËu pha ho¸ chÊt ChiÕc 5 0 Cßn tèt 15 èng nghe Y tÕ ChiÕc 2 0 Cßn tèt 16 HuyÕt ¸p kÕ ChiÕc 2 0 Cßn tèt 17 CÆp nhiÖt ®é ChiÕc 2 0 Cßn tèt III Trang phôc phßng chèng dÞch 1 Trang phôc PC dÞch dïng 1 lÇn Bé 200 200 2009 2 Trang phôc chèng dÞch dïng nhiÒu lÇn Bé 50 0 2009 3 KhÈu trang th•êng ChiÕc 400 350 Cßn tèt 4 KhÈu trang N95 ChiÕc 180 100 2009 6 ñng cao su (ViÖt Nam) §«i 140 420 Cßn tèt 7 KÝnh b¶o vÖ (§µi Loan) ChiÕc 80 55 Cßn tèt 8 G¨ng tay y tÕ §«i 2.000 1.250 2010 9 G¨ng tay röa cao su §«i 80 35 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_HOANG ANH.pdf
Tài liệu liên quan