Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về BHLĐ, với các chế độ chính sách tương đối cụ thể nhằm mục đích cải thiện ĐKLĐ, nâng cao công tác ATVSLĐ tại các DN để chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các DN SXKD ở Việt Nam việc thực hiện các quy định về pháp luật, chế độ chính sách vẫn còn có sơ suất, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Mong muốn được tìm hiểu sâu về công tác BHLĐ tại DN tìm hiểu nguyên nhân của ưu điểm và tồn tại trong việc thực công tác này, mong muốn đưa ra những giải pháp góp phấn đẩy mạnh hiệu quả của chế, chính sách về BHLĐ tại DN nên em chọn đề tài “ Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về BHLĐ tại các DN trực thuộc TCTHKVN và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên”. Qua ba tháng em thực tập tại Ban TCCB – TĐTL của TCTHKVN, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Đào Thiện Giới em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Nội dung của bản luận văn gồm 3 phần chính:
ỉ Phần I: Những vấn đề tổng quan về BHLĐ - Cơ sở lý luận.
ỉ Phần II: Tình hình SXKD – Thực trạng công tác ATVSLĐ ở các DN trực thuộc TCTHKVN.
ỉ Phần III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật, CĐCS về BHLĐ tại các DN trực thuộc TCTHKVN.
Qua nội dung của bản luận văn, em tập trung vào các vấn đề chính:
1. Tổng quan về các vấn đề BHLĐ: Mục đích, nội dung, tính chất, ý nghĩa; cơ sơ pháp lý, cùng với danh mục những văn bản pháp luật về BHLĐ hiện nay.
2. Tình hình SXKD, các đặc điểm về lao động của TCTHKVN
3. ĐKLĐ với các yếu tố đặc thù của Ngành HK được phân tích rõ về thực tế, nguyên nhân phát sinh và ảnh hưởng đến SKNLĐ trong TCT ( tình hình sức khoẻ NLĐ, tình hình TNLĐ - BNN ) có một vài đối chứng với số liệu chung của các ngành công nghiệp Việt Nam.
4. Tìm hiểu và phân tích thực trạng của công tác BHLĐ tại các DN qua các mặt: Quản lý, cải thiện ĐKLĐ, chăm sóc sức khoẻ NLĐ, huyến luyện BHLĐ, các hoạt động lập kế hoạch BHLĐ, các báo cáo định kỳ về BHLĐ, TNLĐ - BNN.
104 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về BHLĐ tại các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hàng không Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định trên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở A76 là 300.000đ/người, ở công ty xăng dầu hàng không là 500.000đ/người
Có thể nói, chế độ đối với lao động nữ ở các doanh nghiệp trong TCT HKVN được lãnh đạo các đơn vị quan tâm, được thực hiện có hiệu quả. Để đảm bảo sự quản lý về lao động nữ, nâng cao hiệu quả chế độ BHLĐ với lao động nữ cần tăng cường các biện pháp tổ chức như cần có các cuộc thi, tìm hiểu về ATLĐ-VSLĐ, các kiến thức về công việc và lao động nữ đặc thù của ngành Hàng không, cần đầu tư thêm kinh phí.
VII. Thời giờ làm việc- thời giờ nghỉ ngơi.
TCT HKVN với nhiều nghề/công việc, có nhóm nghề không thể bố trí được thời giờ làm việc,thời gian nghỉ ngơi theo ý muốn, thời giờ làm việc phảI thực hiện theo yêu cầu của công việc.
Đối với các CBCNV hành chính sự nghiệp, hoặc NLĐ tại các DN sản xuất không mang tính phụ thuộc vào các chuyến bay thì được đảm bảo làm dưới 48 giờ/ tuần ( hầu hết khối văn phòng làm việc 40 giờ/ tuần ). Bộ phận NLĐ có các công việc liên quan trực tiếp đến các chuyến bay thì hầu hết các công việc không quy định giờ hành chính, như: Điều hành bay, bảo dưỡng máy bay ngoại trường,vận chuyển hàng ở sân bay, đội an ninh sân bay, đội ngũ phi công, tiếp viên
Văn bản số 11/TT – TCCB của TCT HKVN ( tháng 1/2002 ) đã quy định thời giờ làm việc – thời giờ nghỉ ngơi ở một số nghề/công việc như phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật đi theo máy bay ( nhóm lao động trên không ) và một số đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại như cơ giới đặc thiết, lái xe xăng dầu ( từ trên 16,5 tấn ), lái xe kéo máy bay, gò , tán, vá , sơn sửa chữa các phương tiện vận tải, làm việc ở các bể chứa xăng dầu.
Quy định làm việc không quá 6 giờ trong một ngày, 156 giờ/ tháng, giờ làm việc thêm không quá 300 giờ/năm. Sau mỗi ca kíp NLĐ không nghỉ ít hơn 12 giờ. Các đối tượng khác làm việc tại sân bay, làm việc không quá 6 giờ/ngày , 208 giờ/tháng và giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm. Trực 24/24 giờ ( hoặc không quá 24 giờ ) thì nghỉ ít nhất 36 giờ để được bố trí vào ca trực sau.
Ví dụ: Phi công và tiếp viên sau những chuyến đi xa thời gian được tính làm việc là 5 – 6 ngày, có dịp bay liên tục đến hơn 10 ngày và thời gian nghỉ bù tương đương; Đội an ninh sân bay: thời giờ làm việc phức tạp, yêu cầu trách nhiêm cao, tỷ lệ giờ nghỉ ngơi/ giờ làm việc là ngang nhau nhưng không được bố trí một cách điều hoà, không theo được tiêu chuẩn yêu cầu như một nhân viên ngày thứ 2 trực ca 3 thì đến ngày thứ 3 phải đi làm ca 2 buổi tối.;Đội bảo dưỡng máy bay ngoại trường ở A76: lúc có máy bay xuống thì phải tiến hành bảo dưỡng nhanh chóng, lúc sân bay không có máy bay đến thì cả đội phải ngồi ở phòng nghỉ của NLĐ. Nhìn chung, tại các vị trí công việc đặc biệt này, NLĐ phần lớn làm việc trong thời gian khác bình thường mặc dù cường độ công việc không quá nhiều nhưng khi làm việc đòi hỏi sự tập trung cao nên NLĐ dễ bị mệt mỏi và ức chế tâm lý ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của NLĐ, năng suất lao động và hiệu quả SXKD của đơn vị. Mặt khác, thời gian làm việc còn do yêu cầu phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan trong TCT HKVN để đảm bảo tốt chất lượng phục vụ hành khách của TCT hoặc các chuyến bay đến - đi của các Hãng hàng không quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu dịch vụ ngày càng đạt kết quả cao thì số bộ phận, DN giờ làm thêm vẫn là khá lớn, có nghĩa là nhiều hơn so với luật định “ không quá 4 giờ ngày và 200 giờ/năm”. Có khoảng 17% NLĐ trong TCT HKVN làm vượt giờ qui định.
Bảng 20: Thời giờ làm thêm của một số đơn vị
StT
Tên DN
Số giờ làm thêm BQ/ngày
Số giờ làm thêm BQ/ tuẩn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2000
Năm 2001
1
TMMĐNB
41
184
184
1101
2
VPKVMN
0,23
0,27
1,15
1,35
3
A75
243
204
1339
1023
4
A76
197,2
208,2
1378
1041
TCTHKVN đến các DN thành viên đều rất quan tâm đến trả lương theo giờ cho NLĐ, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động cho NLĐ và tạo điều kiện để NLĐ được bồi dưỡng, tự chăm sóc sức khoẻ bản thân. NLĐ trong TCT HKVN được quy định làm thêm giờ tuỳ thuộc vào từng vị trí, nghề/công việc cụ thể nếu NLĐ tự làm thêm giờ mà không có sự chỉ đạo của lãnh đạo thì không được thanh toán làm thêm giờ ( quá mức yêu cầu ).
Chế độ nghỉ ngơi giữa giờ làm việc được TCT HKVN, các DN cơ sở quy định cụ thể, chặt chẽ đến từng bộ phận ( đã nêu ví dụ ). Đối với chế độ nghỉ phép năm được các DN thực hiện tốt theo đúng quy định của pháp luật, có áp dụng các mức nghỉ tiêu chuẩn cho từng loại đối tượng trong ĐKLĐ khác nhau.
Số ngày nghỉ Số ngày nghỉ
Số ngày theo tiêu chuẩn + tăng theo thâm niên
nghỉ thực tế (12 hoặc 14 hoặc 16) số tháng
hàng năm được = X làm việc
hưởng lương 12 trong năm
Ví dụ: Tiêu chuẩn nghỉ 12 ngày: CNVC làm việc trong văn phòng, bộ phận SXKD không có yếu tố nguy hiểm, độc hại nhiều như XNCBSĂ, nhân viên bán hàng; tiêu chuẩn nghỉ 14 ngày: CBVC điều hành bay, bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị mặt đất, máy bay..; Tiêu chuẩn nghỉ 16 ngày: phi công, tiễp viên, thợ kỹ thuật theo máy bay, thợ cơ giới đặc biệt..
Chế độ nghỉ ngơi cùng với mức lương thỏa đáng làm cho NLĐ có điều kiện chăm sóc, phục hồi sức khoẻ bản thân là những yếu tố nhằm đảm bảo hiệu quả SXKD lâu dài ở các DN trong TCT HKVN. Tổng công ty Hàng không Việt Nam luôn xác định việc chăm lo cho NLĐ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của NLĐ sẽ góp phần tích cực nhất vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT. Vì vậy Tổng công ty Hàng không cần có các nghiên cứu thêm về chế độ nghỉ bù đối với NLĐ, cùng chế độ đãi ngộ về vật chất khi NLĐ phải trực, phải làm việc trong một số trường hợp đặc biệt như làm thay đồng nghiệp khi họ đi công tác hoặc nghỉ phép.
VIIi. Công tác huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ
Hiệu quả cuả công tác huấn luỵên ATVSLĐ đóng góp rất lớn vào thành tích chung của công tác BHLĐ ở mỗi đơn vị và của TCT HKVN. 100% các DN trực thuộc TCT HKVN có quan tâm đến công tác huấn luyện – tuyên truyền về ATVSLĐ bởi lãnh đạo của ở DN cũng như TCT đều cho rằng: NLĐ nắm bắt và thực hiện được đầy đủ các quy định về ATVSLĐ thì sẽ không có TNLĐ đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, TCT HKVN đã có quyết định số 117/TCT – TCCB ( 20/4/1998 )về huấn luyện ATLĐ và cấp thẻ an toàn cho đối tượng huấn luyện là NLĐ và lãnh đạo các đơn vị.
Đối với NLĐ, nội dung huấn luyện bao gồm các quy định chung; mục đích ,ý nghĩa của ATVSLĐ, nội quy của TCT và của đơn vị. Các quy định cụ thể tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy trình làm việc đảm bảo ATVS của máy, công nghệ có yêu cầu nghiêm ngặt. Học tập các quy phạm tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện công việc, các biện pháp đảm bảo ATLĐ - VSLĐ của công việc. Hướng dẫn thực hành trên các thiết bị, các công việc về điện, về sử dụng và bảo quản chất nổ. Cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản PTBVCN, xử lý các sự cố trong quá trình lao động, các phương pháp y tế đơn giản để cấp cứu người bị nạn khi có sự cố. Về tài liệu để huấn luyện do thủ trưởng của đơn vị có trách nhiệm đảm bảo, tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho NLĐ ở đơn vị mình, 1 năm ít nhất phải tổ chức 1 lần. Đối với NLĐ mới tuyển phải đảm bảo được huấn luyện kỹ trước khi được giao việc. Thời gian huấn luyện phụ thuộc vào nội dung huấn luyện. Sau thời gian học tập thì NLĐ phải kiểm tra, sát hạch,được thực hành theo nhiệm vụ trước khi được giao việc. Các đơn vị có sổ theo dõi, số lớp nội dung, kết quả, số người được huấn luyện và cấp thẻ ATLĐ. Và báo cáo bằng văn bản với TCT theo ngành dọc. Văn bản số 117/TCTHK – TCCB quy định quyền lợi của NLĐ trong thời gian huấn luyện ( theo quy định của pháp luật). Về cấp thẻ quản lý, sử dụng thẻ ATLĐ: Tổng giám đốc TCT HKVN uỷ quyền cho thủ trưởng, giám đốc các đơn vị cấp thẻ ATVSLĐ cho NLĐ sau khi đã huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu. Các đơn vị phải mở sổ theo dõi việc cấp thẻ an toàn cho NLĐ , NLĐ phải mang thẻ và xuất trình khi có yêu cầu. Đối với NLĐ không thuộc đối tượng cấp thẻ ATLĐ thì được ghi kết quả kiểm tra sát hạch sau khi huấn luyện vào sổ theo dõi huấn luyện của đơn vị.
Bảng 21: Nội dung chương trình huấn luyện tập trung về ATVSLĐ ở các DN
Đối tượng huấn luyện
Nội dung huấn luyện
Thời gian huấn luyện
Toàn thể CBCNV
Luật Lao động
Các chính sách BHLĐ, ATLĐ của NNNHĐH
Các quy định ATVS LĐ ở TCT, DN
Sơ lược các phương án sơ cứu TNLĐ và PCCC
1 ngày
Công nhân, CB kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất
Kỹ thuật an toàn trong lao động bình thường và khi có sự cố
Cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản PTBVCN
Các quy định riêng ở từng vị trí làm việc
1/2 ngày
Đội PCCC, an toàn VSV
Kiến thức PCCC
Sơ cấp cứu TNLĐ
1/2 ngày
Cán bộ quản lý, tổ chức ATVSV, tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng ATVSV, tổ trưởng sản xuất
Các công tác ATVSLĐ tại PX, DN của mình như: Công tác tự kiểm tra thủ tục khai báo, điều tra TNLĐ, công tác huấn luyện, tuyên truyền giáo dục ATVSLĐ
1 ngày
Huấn luyện ATLĐ - VSLĐ đối với NSDLĐ: Hàng năm TCT có kế hoạch cụ thể để huấn luyện đối với lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo thuộc TCT HKVN về công tác này, đối tượng là trưởng hoặc phó phòng TCCB – LĐTL các đơn vị; cán bộ chuyên trách BHLĐ; chủ tịch Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ phận, tổ trưởng ATVSV. Thường các đợt huấn luyện cho NSDLĐ là 4 ngày cho mỗi lớp, giáo viên là vụ BHLĐ - Bộ lao động. Nội dung huấn luyện là nghiệp vụ là nghiệp vụ công tác ATLĐ - VSLĐ, các vấn đề liên quan đến công tác này ở DN. Hoạt động của Công đoàn đối với công tác BHLĐ, nội dung, hình thức hoạt động của mạng lưới ATVSV.Các chương trình huấn luyện ATLĐ - VSLĐ được thực hiện theo kế hoạch do TCTHKVN duyệt: Ban TCCB – LĐTL mua tài liệu BHLĐ chung ( các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm..); Ban An toàn – An ninh: Tuyên truyền, huấn luyện PCCN toàn TCT, mua luật PCCC, sách nghiệp vụ PCCC, mua và in tài liệu PCCN chuyên ngành hàng không, huấn luyện phòng chống bom mìn trên máy bay
ở những DN có các công việc NNNHĐH đã cấp thẻ ATLĐ cho khoảng 70% NLĐ, ví dụ như A75, A76, XNTMMĐ, Cty XDHK.. Các đơn vị có thẻ ATLĐ là chứng chỉ bắt buộc để NLĐ có thể đảm nhiệm được công việc đòi hỏi mức độ ATVSLĐ cao như thợ cơ khí máy bay, lái xe tra nạp khí cho máy bay, lái xe tra nạp xăng dầu cho máy bay, lái xe dẫn đường cho máy bay.. Nếu NLĐ vi phạm các quy tắc ATLĐ - VSLĐ thì có thể bị giữ thẻ ATLĐ, đồng nghĩa với việc không được làm công việc đó nữa cho đến khi có thẻ ATLĐ được cấp lại.
Bảng 22: Chi phí cho công tác tuyên truyền – huấn luyện BHLĐ
(Đơn vị: Triệu đồng )
Khối đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Hạchtoán phụ thuộc
250
368
232,5
275
Hạch toán độc lập
261
609
232
273
Ví dụ: Một số DN trong công tác tuyên truyền – huấn luyện ATVSLĐ :
A76: Có 18 chức danh nghề/ vị trí công việc NNNHĐH với 471 lao động. Huấn luyện quan tâm trước hết là khi NLĐ mới bắt đầu tiếp nhận công việc, phải được học và kiểm tra trình độ về ATVS – VSLĐ chung của xí nghiệp, sau đó được huấn cụ thể về công việc của mình khi về đến phân xưởng, tổ độivà tại vị trí làm việc đó, ở đây cần có sát hạch về lý thuyết và thực hành. Việc cấp thẻ ATLĐ: Đến cuối năm 2001 có 200 lao động ( chiếm 74% số lao động trong diện cần phải cấp thẻ ATLĐ), toàn bộ số lao động được cấp thẻ ATLĐ này là những công việc quan trọng trong ATLĐ và liên quan đến an toàn bay của máy bay như thợ sửa chữa ngoại trường, thợ sửa chữa,vận hành thiết bị mặt đất, thợ tra nạp khí nén cho máy bay. Năm 2001, số người được huấn luyện về BHLĐ là 472 NLĐ , trong đó huấn luyện lại là 200 NLĐ. Ngoài ra, A76 còn chú ý đến huấn luyện ATVSLĐ cho cán bộ lãnh đạo, mạng lưới ATVSV.
VPKVMN: Việc huấn luyện và tuyên truyền về ATVSLĐ được thể hiện qua số liệu:
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Huấn luyện
80
100
120
Huấn luyện lại
20
28
35
XNTMMĐ NB: Năm 1999 huấn luyện lại cho 410 lao động và cấp thẻ ATLĐ cho hơn 400 lao động. Năm 2000 tổ chức huấn luyện cho 136 lao động mới tuyển và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về công tác ATVSLĐ cho 90% CBCNVC trong đơn vị. Năm 2001 có 125 NLĐ mới tuyển được huấn luyện mới và gần 60% NLĐ được huấn luyện lại.
Nhìn chung, trong TCT HKVN, công tác tuyên truyền – huấn luyện đã được quan tâm và đạt được kết quả:
Tỷ lệ NLĐ được học về luật lao động và chế độ chính sách BHLĐ : 90%
Tỷ lệ công nhân được huấn luyện KTAT: 46,3%
Tỷ lệ NLĐ được cấp thẻ ATLĐ là: 20,6%
Hình thức huấn luyện ở các đơn vị: Tập trung và phát tài liệu, chưa có báo cáo của DN về kế hoạch phát thanh tuyên truyền ATVSLĐ trong DN. Ngoài ra các đơn vị còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng hình thức văn nghệ, hội thảo, tham quan triển lãm..
Nhận xét: Tại các DN trong TCT HKVN với các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ cao phải đảm bảo ATVSLĐ tốt, nhưng việc nâng bậc tay nghề của NLĐ chưa có quy định bắt buộc phải có nội dung về ATLĐ - VSLĐ. Do vậy, ý thức của NLĐ trong việc nắm bắt nội dung huấn luyện chưa thực sự cao, chỉ tập trung ở NLĐ làm việc trong ĐKLĐ được giám sát chặt chẽ. NSDLĐ chưa thật quan tâm đến công tác này nên tỷ lệ NLĐ được huấn luyện định kỳ 1 năm / 1 lần đạt ở mức trên 60 % . Lý do các doanh nghiệp đưa ra là khó khăn do yêu cầu của SX-KD nên không bố trí được thời gian huấn luyện định kỳ cho tất cả NLĐ.
Hơn nữa hình thức tuyên truyền huấn luyện ATVLSLĐ còn chưa gắn bó, tiếp cận thường xuyên với NLĐ trong thực tế sản xuất.
Ví dụ: Tại nơi sản xuất chưa có góc bảo hộ lao động để tuyên truyền BHLĐ bằng hiện vật, triển lãm các loại tài liệu, PTBVCN để thông tin trực tiếp cho NLĐ những hiểu biết cần thiết về BHLĐ, góp phần củng cố kiến thức ATVSLĐ của mình. Tại các doanh nghiệp chỉ có băng rôn, áp phích… đặt ở các đơn vị về công tác ATVSLĐ.
Nhận xét về TT –HL ATVSLĐ đơn vị mình 10 NLĐ được phỏng vấn ở A76 cho biết:
Nội dung huấn luyện quá nhiều, thời gian huấn luyện quá ít, NLĐ không có thời gian ôn lại kiến thức (40% ý kiến ).
Nội dung huấn luyện định kỳ khô khan, không có gì thay đổi nên ít thu hút sự chú ý của NLĐ (40% ý kiến).
Nội dung huấn luyện về ATVSLĐ giúp cho NLĐ làm việc đảm bảo an toàn và hiểu biết về pháp luật, chế độ chính sách BHLĐ
Tóm lại, công tác tuyên truyền huấn luyện ATVSLĐ ở TCT HKVN đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt là đối với các nghề/ công việc NNNHĐH , đòi hỏi tính an toàn cao. Tuy nhiên, để phát triển công tác này được tốt hơn thì cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ cấp TCT đến các DN, cần thiết thực tạo ra các phong trào thi đua, đẩy mạnh ý thức tự giác của NLĐ trong hoạt động tìm hiểu về các biện pháp lao động an toàn, vệ sinh.
ix. Báo cáo - Thống kê TNLĐ định kỳ
Các TNLĐ ở các DN thường là TNLĐ nhẹ, còn TNLĐ nặng và TNLĐ gây chết người chủ yếu là do tai nạn giao thông trên đường đi công tác. Công tác điều tra TNLĐ để tìm ra nguyên nhân gây ra tai nạn, có phương pháp xử lý, phòng ngừa kịp thời để không xẩy ra TNLĐ tương tự đã được các DN quan tâm. Các TNLĐ nhẹ và TNLĐ nặng ( trừ tai nạn lao động do giao thông ) thì cơ sở xẩy ra tai nạn tổ chức điều tra, thành phần bao gồm đại diện của người sử dụng lao động, công đoàn, cán bộ BHLĐ, y tế tìm rõ nguyên nhân và lập biên bản với sự tham gia của những người có liên quan hoặc chứng kiên TNLĐ xảy ra, sau đó tiến hành báo cáo kết quả điều tra với cơ quan chức năng. Nội dung của biên bản được ghi rõ: Thành phần ghi biên bản, người tham gia vào biên bản, thời gian ghi biên bản, các bước tiến hành điều tra sự việc về người bị nạn, thời gian xảy ra tai nạn, nguyên nhân dẫn đến tai nạn, mức độ thương tật và các hậu quả khác do tai nạn gây ra. Việc thông kê báo cáo được thực hiện đầy đủ với tất cả các TNLĐ đã tiến hành điều tra.
Ví dụ: Các đơn vị đã điều tra, khai báo TNLĐ như:
A76: sau khi TNLĐ xảy ra, NLĐ bị ngã cao do không thắt dây an toàn và trượt thang, đơn vị đã tiến hành khai báo và điều tra ngay, kết luận NLĐ lao động đó ở tình trạng TNLĐ nặng. A76 thực hiện việc thống kê báo cáo TNLĐ đầy đủ và đúng quy định, trong báo cáo nêu rõ các thông tin về người bị nạn, địa điểm xảy ra tai nạn, tình trạng thương tật và nguyên nhân gây ra tai nạn, theo quy định 6 tháng một lần gửi thống kê TNLĐ lên Sở lao động thương binh xã hội và TCT HKVN.
Ngoài A76, các đơn vị thực hiện công tác này khá tốt như XNCBSĂNB, XNTMMĐNB..
Theo thống kê, báo cáo của các DN về tình hình TNLĐ ở TCT HKVN với tần suất K xấp xỉ 0,17, tần suất này rất thấp so với tần suất chung của các ngành công nghiệp ở Việt Nam K = 5,19.
Tồn tại một thực tế là khi NLĐ bị TNLĐ phải nghỉ việc trên hai ngày thì mới có báo cáo. Lý do chính là NLĐ không muốn phải nghỉ vì TNLĐ, tổ đội sản xuất sợ bị mất thị đua. Do đó, chỉ có khoảng 20% thực hiện đầy đủ chế độ, báo cáo đúng thời gian quy định còn phần nhiều chỉ báo cáo cho cả năm hoặc cho vài năm, với lý do không có TNLĐ để báo cáo và thống kê.
Phân tích 10 mẫu báo cáo TNLĐ của các DN trực thuộc TCT HKVN cho thấy:
4 mẫu báo cáo ghi đầy đủ các nội dung trong phụ lục 2 và 3 kèm theo thông tư số 23/LĐTBXH (18/11/1996)
6 mẫu báo cáo còn lại không ghi rõ nguyên nhân gây TNLĐ mà chỉ ghi tình trạng thương tích, có báo cáo chỉ ghi tổng số vụ và số người bị TNLĐ.
Tóm lại,công tác điều tra thống kê, báo cáo TNLĐ tại các DN thuộc TCT HKVN còn tồn tại phải khắc phục. Tại TCT chưa có một thông kê chung cho mọi DN về TNLĐ trong một thời gian định kỳ nào mà chỉ có các báo cáo lẻ của DN gửi lên, cho nên cần phải tăng cường quản lý chung từ trên TCT về công tác này. Phía các DN do chịu áp lực của thành tích, sợ bị giảm uy tín và NSDLĐ ở DN chưa có biện pháp kiểm tra đôn đốc việc này hoặc do chưa nhân thức đầy đủ ý nghĩa của điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ cũng như chưa nắm bắt cụ thể các văn bản hiện hành về công tác này. Một nguyên nhân nữa, do sự thiếu hụt cán bộ BHLĐ tại các DN, TCT HKVN nên công tác này chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
X. Báo cáo BHLĐ
Ngoài các báo cáo chuyên đề TNLĐ - BNN, TCT HKVN quy định các DN phải thực hiện báo cáo chung về công tác BHLĐ là 2 lần một năm, được quy định trong hướng dẫn số 194/TCTHK – TCCB (6/6/1998).
Trong hướng dẫn các DN phải thực hiện báo cáo lên TCT qua Ban TCCB – LĐTL; báo cáo lên Sở lao động thương binh xã hội, Công đoàn ngành, Sở y tế. Kết quả thực hiên báo cáo định kỳ trong các DN, chủ yếu là các báo cáo hàng năm (chiếm 85% DN báo cáo ). Trong số đó số DN thực hiện đầy đủ báo cáo 6 tháng hàng năm và báo cáo cả năm chiếm khoảng 45%, ví dụ như A76, XNTMMĐNB. Ngoài ra còn có DN chưa thực hiện báo cáo theo định kỳ mà thực hiện theo báo cáo với thời gian là 15 tháng/1 lần hoặc 18 tháng/1 lần, các DN này thực hiện báo cáo không theo một chuẩn mực thời gian đã được quy định ví dụ như công ty CƯDVHK, công ty DVHKSB Đà Nẵng, công ty DVHKSB Tân Sơn Nhất..
Nội dung trong báo cáo định kỳ về BHLĐ được thực hiện qua phân tích 20 mẫu báo cáo trong 2 năm 2000, 2001 cho thấy:
12 mẫu ghi đầy đủ các nội dung theo quy định.
5 mẫu không ghi tình hình cụ thể về MTLĐ bị ô nhiễm
3 mẫu không ghi kết quả phân loạisức khoẻ NLĐ
2 mẫu thiếu hai nội dung theo quy định ( MTLĐ và phân loại sức khoẻ NLĐ ).
Nhìn chung, các báo cáo đã thể hiện được tinh thần của thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN, tương đối đầy đủ về các nội dung khác: Lao động, TNLĐ - BNN, huấn luyện ATVSLĐ , thời giờ làm việc – nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật. Trong số các báo cáo, tiêu biều là báo cáo của A76 được thực hiện rất rõ ràng và chi tiết, có các bản kê khai chi tiết kèm theo báo cáo để giải thích các số liệu ghi trong báo cáo ( quy định của TCT HKVN ). Ngoài A76, còn có các đơn vị như TMMĐNB, VPKVMN, A75..
Tuy nhiên, đánh giá chung về công tác báo cáo định kỳ BHLĐ tại các DN trong TCT HKVN còn nhiều điều phải giải quyết để khắc phục các tồn tại đã nêu: quản lý của TCT đến các DN cần phải được tổ chức một cách hệ thống như thời hạn nộp báo cáo phải được Tổng công ty giám sát, theo dõi để đốc thúc các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ hơn. Các DN cần phải quan tâm đến việc báo cáo đầy đủ, đúng quy định về chất lượng, do vậy vấn đề cần đặt ra là các doanh nghiệp cần bố trí cán bộ BHLĐ có năng lực và trình độ để giám sát công tác này của cơ sở mình..
Xi. Công tác thanh tra - kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò rất lớn trong tăng cường tính pháp lý của công tác BHLĐ. Hiện nay, cơ chế thanh tra - kiểm tra về BHLĐ được kết hợp giữa thanh tra nhà nước, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, tự kiểm tra của đơn vị cùng với sự kiểm tra giám sát của công đoàn. TCT HKVN còn có sự kiểm tra của tổ chức ICAO về các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật của máy bay, chất lượng phục vụ các chuyến bay (định kỳ hàng năm ).
TCTHKVN thường xuyên được thanh tra nhà nước về ATVSLĐ của Bộ LĐTBXH thanh tra tình hình thực hiện công tác này ở một số DN có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại và có mang tính đặc thù của ngành hàng không. Ví dụ công ty XDHK, A75, A76, các XNTMMĐ, các công ty DVHKSB.. ngược lại một số DN do quy mô nhỏ hoặc ít có yếu tố nặng nhọc, độc hại ít được thanh tra của nhà nước chú ý tới, ví dụ công ty CƯDVHK, sự khác biệt này là do:
Việc thanh tra ở TCT HKVN chú trọng đến các nghề/công việc, vị trí làm việc có liên quan nhiều đến an toàn bay, hoặc các DN có nhiều công việc/vị trí làm việc NNNHĐH.
Việc thanh tra ở TCT HKVN không được tiến hành thường xuyên ở tất cả các DN cũng bởi lý do số lượng DN ở TCT có nhiều và nằm rải rác trong phạm vi cả nước.
Hiệu quả do thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng cấp nhà nước đối với tình hình cải thiện các mặt của công tác BHLĐ ở TCT rất đáng kể.
Ví dụ: Thanh tra năm 1997 ( biên bản số 495/TTATLĐ - BB, (18/12/1997) đã tác động đến việc thành lập bộ máy BHLĐ tai các đơn vị như XDHK, công ty in HK, XNTMMĐNB, VPKVMN. Gần đây nhất năm 2000, thanh tra ATLĐ của Bộ LĐTBXH đã tiến hành thanh tra công tác ATLĐ tại 15 đơn vị trực thuộc TCT. Các biên bản thanh tra của từng DN và công văn tổng hợp của TCT HKVN số 732/TCTHK – TCCB đã nêu rõ: Công tác huấn luyện cho NLĐ được thực hiện tốt, các biện pháp KTAT được trang bị đủ, ví dụ các trang thiết bị điện, nối đất bảo vệ, chống sét cảm ứng. Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt được kiểm định và cấp phép đầy đủ, đúng quy định của nhà nước như palăng, cầu chuyển, thiết bị áp lực. Công tác kiểm soát vệ sinh môi trường, VSLĐ được tiến hành tốt. Các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, việc ban hành nội quy lao động đều thực hiện đúng mức đáp ứng được yêu cầu của Bộ LĐTBXH. Mặt tồn tại trong bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật còn khá nhiều, người lao động được trả bằng tiền thay cho bồi dưỡng hiện vật tại chỗ. Còn thiếu các loại sổ sách theo dõi, sổ kiến nghị về kiểm tra BHLĐ, sổ cấp phát – thanh lý các trang bị có yêu cầu nghiêm ngặt.
Sau đợt thanh tra tháng 5, tháng 6 năm 2000, một số đơn vị đã khắc phục các tồn tại mà đoàn thanh tra đưa ra như công ty DVHKSBNB đã có phân cấp trách nhiệm về ATLĐ - VSLĐ, lập được hội đồng BHLĐ; A76 đã có một cán bộ chuyên trách BHLĐ được đào tạo chính quy về công tác BHLĐ.
Có thể nói, việc thanh tra nhà nước về ATLĐ một cách thường xuyên hơn là rất khó bởi số lượng rất hạn chế của thanh tra nhà nước về ATLĐ ở Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH. Bởi vậy, TCT HKVN rất quan tâm đến công tác kiểm tra của TCT với các DN và tự kiểm tra của DN.
Việc kiểm tra của TCT đối với các đơn vị: Đoàn kiểm tra bao gồm các thành viên thuộc các phòng ban chức năng như Ban TCCB – LĐTL; Ban an toàn – An ninh; Văn phòng đối ngoại; Công đoàn TCT; Đoàn TNCSHCM của TCT. Tại các DN khi có đoàn kiểm tra thì phải có mặt các thành viên là lãnh đạo đơn vị, cán bộ phòng TCCB – LĐTL; cán bộ phụ trách BHLĐ; bộ phận tài chính kế toán; đội PCCN và Công đoàn cơ sở, Công đoàn bộ phận. Nội dung kiểm tra là công tác PCCN, trang bị PTBVCN, bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, các mặt của công tác BHLĐ. Việc kiểm tra được tiến hành theo định kỳ mỗi doanh nghiệp khoảng 2 lần /năm, hoặc có thể có kiểm tra đột xuất đặc biệt trong tuần lễ ATVSLĐ.
Việc tự kiểm tra tại các DN được tiến hành theo sự phân cấp:
Cấp tổ, ca sản xuất : ATVSV phối hợp với tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ kiểm tra tình hình máy móc, thiết bị trước khi bắt đầu ca làm việc, cuối buổi làm việc (ca làm việc) phải kiểm tra lại rồi mới được giao ca, ra về.
Cấp xưởng: 1 tuần/ 1lần ( kết hợp với vệ sinh cuối tuần )
Cấp DN ( XN, công ty) : 6 tháng/ lần
Các đợt kiểm tra của TCT hoặc tự kiểm tra của DN đều có sự tham gia của Công đoàn. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao hiệu quả của công tác tự kiểm tra, TCT HKVN tổ chức kiểm tra chéo BHLĐ giữa các thành viên, có chấm điểm thị đua ( điểm được chấm theo từng nội dung và tính tổng thể để xếp loại ), Công đoàn TCT tặng cờ thưởng cho những DN đạt 85 điểm trở lên về phong trào “Xanh – sạch - đẹp - đảm bảo ATVSLĐ”. Căn cứ vào kết quả thanh tra và các báo cáo định kỳ của DN mà TCT HKVN, Công đoàn TCTHKVN đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Công tác thanh tra – kiểm tra về ATLĐ - VSLĐ đã tác động tích cực đến công tác BHLĐ của các doanh nghiệp nói riêng và TCTHKVN nói chung. Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn có thiếu sót sau:
Việc kiểm tra ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, các DN được kiểm tra có sự chuẩn bị trước nên đánh giá chưa thực khách quan.
Còn cả nể trong khi thanh- kiểm tra cho nên khi phát hiện cơ sở có vi phạm thì có khi còn né tránh và không xử lý triệt để.
Các DN thường quan tâm nhất là ATLĐ, do đó các vấn đề liên quan đến chính sách chế độ về BHLĐ được giải quyết chậm.
Bởi vậy, tại TCT HKVN nói chung và các DN trực thuộc nói riêng cần tăng cường hơn nữa tổ chức quản lý công tác BHLĐ, trong đó có giám sát chặt chẽ việc khắc phục những tồn tại do các đoàn thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị, như bằng cách TCT giao hạn thời gian để các doanh nghiệp phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, TCT giám sát trực tiếp bằng cách cử cán bộ của TCT xuống cơ sở cùng với việc yêu cầu cơ sở báo cáo.
Xii. Phong trào hoạt động – khen thưởng – kỷ luật về ATLĐ - VSLĐ
Công tác BHLĐ đạt được kết quả tốt cần có các biện pháp thúc đẩy ý thức của NSDLĐ, NLĐ bằng tác động tích cực của các phong trào hoạt động và sự động viên, khen thưởng – kỷ luật kịp thời về ATVSLĐ đối với tập thể và hoặc nhân
Phong trào BHLĐ : Cũng như các DN khác ở Việt Nam khi thực hiện công tác BHLĐ ở TCT HKVN, các doanh nghiệp thường xuyên có các phong trào “ Xanh - sạch - đẹp - đảm bảo ATLĐ - VSLĐ”. Hàng quý có chấm điểm phong trào này, xếp loại giữa các DN, và có tổng kết để khen thưởng hàng năm nên phòng trào này được phát triển tốt ở các DN trong TCT. Do đó, môi trường lao động của các doanh nghiệp trong TCTHKVN sạch sẽ, có cảnh quan khang trang, nhiều đơn vị có cây xanh tạo ra khoảng không thoáng mát, là nơi nghỉ cho công nhân lúc giải lao như khuôn viên của A76, công ty in Hàng không..
Hàng năm, để hưởng ứng tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN, TCT HKVN đã phân công nhiêm vụ trong chỉ đạo tuần lễ ATVSLĐ cho các ban, bộ phận có trách nhiệm cụ thể như:
Ban TCCB – LĐTL: Lập văn bản trình Tổng giám đốc để hướng dẫn các đơn vị thực hiện tuần lễ quốc gia này; lập kế hoạch kiểm tra các đơn vị thực hiện như thế nào.
Ban An toàn – An ninh: Lập kế hoạch về PCCC, hướng dẫn,kiểm tra các đơn vị về PCCC.
Công đoàn: Hưởng ứng tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN, tổ chức thi ATVSLĐ - PCCN cho NLĐ trong các DN, thi ATVSV giỏi. Công đoàn là chủ đạo trong các phong trào thi đua và tham gia tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ - PCCN cho NLĐ.
Văn phòng Thanh niên: Phát động phòng trào trong thanh niên về ATVSLĐ - PCCN, là bộ phận phối hợp tích cực với Công đoàn trong các hoạt động
Văn phòng đối ngoại: Tổng hợp các hình thức hoạt động nhân tuần lễ quốc gia, cùng bốn bộ phận trên trình lãnh đạo TCT để khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác BHLĐ.
Công tác khen thưởng- kỷ luật
Với các nỗ lực trong công tác BHLĐ, năm 2000 và 2001 TCT HKVN được tặng cờ danh hiệu “ Đơn vị xuất sắc trong công tác ATVSLĐ” của Bộ LĐTBXH ( là một trong 8 đơn vị toàn quốc)
Quyết định số 292/QĐ - LĐTBXH về tặng bằng khen cho tập thể thực hiện tốt công tác ATVSLĐ của Bộ LĐTBXH cho 4 đơn vị trực thuộc TCT HKVN: A75, VPKVMN, XNTMMĐ NB, XN TMMĐ TSN ( trong số 105 đơn vị thuộc các ngành nghề trên toàn quốc đạt danh hiệu này ).
Có 5 đơn vị thuộc TCT HKVN được khen thưởng trong công tác ATVSLĐ cấp Tổng LĐLĐVN năm 2001 là: XNTMMĐNB, XNMĐTSN, XNTMMĐ Đà Nẵng, Cty DVHK SBNB, A75.
Cục HKDDVN cũng có các chế độ khen thưởng cho tập thể trong công tác BHLĐ: A76, đoàn bay 919, VPKVMN, XNCBSĂNB
Khen thưởng đối với cá nhân thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, tuỳ theo trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân. Ví dụ: Năm 2001 có 5 cá nhân thuộc TCT HKVN được bằng khen của Bộ LĐTBXH về thành tích trong công tác ATVSLĐ ở TCT, DN cơ sở ( trong số 93 cá nhân trong toàn quốc ). Các cá nhân được danh hiệu này là:
Trưởng phòng LĐTL (Ban TCCB – LĐTL ): Nguyễn Bùi Lâm
Quyền giám đốc A75: Trần Văn Mai
Phó giám đốc XNTMMĐNB: Lê Cao Thế
Giám đốc VPKVMN: Trần VănVĩnh
Giám đốc XNTMMĐ TSN: Phạm Viết Thanh
Chưa có kỷ luật của cấp trên đối với các tập thể, cá nhân trong công tác ATVSLĐ - PCCN. Tiến hành kỷ luật ATVSLĐ mới chỉ thực hiện ở phạm vi DN, đối với các lao động chưa thực hiện đúng theo quy định về ATVSLĐ theo vị trí/công việc của mình, gây ra TNLĐ do sơ suất của bản thân, hình thức kỷ luật thường là giữ thẻ ATLĐ, hoặc phạt hành chính, đối với người chỉ đạo kỹ thuật nếu để TNLĐ cũng bị khiển trách, hoặc phạt hành chính.
TCT HKVN thực hiện khen thưởng ở cấp TCT về ATVSLĐ do Công đoàn đảm nhiệm, khen thưởng đối với cá nhân tích cực trong phong trào ở DN, TCT; khen thưởng đối với tập thể đạt 85 điểm trở lên trong phong trào “ Xanh – sạch - đẹp - đảm bảo ATVSLĐ”. TCT HKVN có quyết định số 118/QĐ - TCTHK (Tháng2 năm 2000) do Tổng giám đốc ký quy định mức tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua, với 17 danh mục của cá nhân và 16 danh mục của tập thể. Đối tượng áp dụng là tập thể, cá nhân thuộc TCT được nhận danh hiệu thi đua hay hình thức khen thưởng cấp TCT, cấp ngành và cấp nhà nước; Ngoài ra còn áp dụng với các tập thể cá nhân liên doanh với TCT hoặc ngoài TCT, được TCT có hình thức khen thưởng vì đóng góp cho hiệu quả SXKD ( mặt này giao cho văn phòng đối ngoại)
Ví dụ: Các đơn vị, các nhân được khen thưởng năm 2001 ( đã nêu trên ) được trích quỹ khen thưởng tập trung của TCT, theo quyết định số 331/QĐ - TCTHK – TCCB (10/4/2002) với mức thưởng tập thể từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, mức thưởng cá nhân từ 250.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Có thể thấy, hoạt động phong trào BHLĐ của TCT HKVN đã đạt két quả khả quan, tuy nhiên chưa có đặc điểm riêng của Ngành hàng không và chưa thật sự sâu rộng trong tất cả các doanh nghiệp. Với lợi thế các DN đều có nguồn kinh phí khá cao TCT cần sử dụng để đầu tư thích đáng hơn nữa cho các phong trào thông qua hoạt động khen thưởng – kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân trong công tác ATVSLĐ, nhằm góp phần đẩy mạnh hiệu quả của luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ trong TCT HKVN, góp phần khắc phục những tồn tại của công tác này ở DN cơ sở và TCT
Đánh giá chung
Ngành Hàng không là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, với 111 chức danh nghề/công việc, trong đó có 68 nghề/công việc NNNHĐH và đặc biệt NNNHĐH Công tác BHLĐ được chú ý và đạt được các kết quả nhất định góp phần vào việc nâng cao uy tín của Hàng không Việt Nam. Công tác BHLĐ được phát triển tốt ở các DN có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại và là các DN có doanh thu cao, công tác này được thực hiện tốt ở khâu trang bị các phương tiện kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh (liên quan đến việc đầu tư về mặt kinh phí). Tồn tại chủ yếu ở tất cả các DN đều liên quan đến khâu tổ chức, quản lý công tác BHLĐ, ví dụ như quy chế quản lý, giám sát của lãnh đạo TCT về các hoạt động trong công tác BHLĐ còn chưa được sâu sát cho nên các tồn tại mà DN còn vướng phải chưa kịp thời được thúc đẩy tháo gỡ như việc tổ chức bồi dưỡng dộc hại bằng hiện vật tại chỗ cho NLĐ. Về phía NLĐ ,ý thức trong công tác ATVSLĐ phụ thuộc vào các nhóm tuỳ theo mức độ nặng nhọc, độc hại mà NLĐ phải tiếp xúc và sự quản lý nghiêm ngặt của người có thẩm quyền, bởi vậy có nhóm NLĐ thực hiện các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ rất tốt, có nhóm NLĐ chỉ khi có kiểm tra thì mới thực hiện theo mọi qui định. Nguyên nhân chính của sự tồn tại đó là:
Hệ thống văn bản pháp qui của nhà nước hiện nay vẫn chưa đầy đủ, chưa bao quát được hết các lĩnh vực đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ.
Bộ máy thanh tra ATLĐ-VSLĐ hiện nay vẫn chưa ổn định, lực lượng còn mỏng, do vậy không thể tổ chức thanh-kiểm tra trên tất cả các cơ sở. Mặt khác, do phân tán và chồng chéo chức năng thanh tra, kiểm tra về ATLĐ-VSLĐ-PCCN ở nhiều cơ quan khác nhau, nên sự phối hợp giữa các cơ quan này còn chưa chặt chẽ, đôi lúc còn gây phiền hà cho cơ sở. Lực lượng thanh tra ATVSLĐ còn ít, chuyên môn của thanh tra viên chưa đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động thanh tra. Đặc biệt, còn tồn tại sự nể nang, thiếu cương quyết trong công tác thanh tra, kiểm tra khi phát hiện ra các vụ vi phạm, các tồn tại trong thực hiện công tác BHLĐ ở cơ sở.
Lực lượng làm công tác BHLĐ của các cơ quan các cấp, từ cấp quản lý nhà nước đến các ngành, DN, cũng như hệ thống Công đoàn còn ít về số lượng, yếu về chất lượng.
NSDLĐ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của công tác BHLĐ, còn chủ quan nên chưa thực hiện đầy đủ các qui định về công tác BHLĐ, có thể cho rằng nguyên nhân của tồn tại này là do công tác huấn luyện NSDLĐ còn yếu, hiểu biết về pháp luật của NSDLĐ còn hạn chế, còn chưa ý thức được trách nhiệm và quyền hạn của mình trong công tác này. Hơn nữa, ý thức của NLĐ còn có nhiều bất cập do trình độ nhận thức của họ chưa cao, do các tác động bất khả kháng của ĐKLĐ, do công nghệ, máy móc.Phần III
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật, CHế độ - chính sách về BHLĐ tại các DN trực Thuộc TCT HKVN
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng công tác BHLĐ, đặc biệt là việc thực hiện luật pháp, chế độ chính sách tại các DN trực thuộc TCT HKVN, em xin đề xuất các ý kiến sau:
I. Những khuyến nghị với nhà nước
1. Đề nghị Nhà nước cần khẩn trương thành lập HĐBHLĐ quốc gia để cố vấn cho Thủ tướng chính phủ, hoạch định chiến lược BHLĐ quốc gia và tập hợp lực lượng để thực hiện công tác này một cách thống nhất từ TW đến địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội.Đề nghị tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống hội đồng BHLĐ từ TW đến địa phương.
2. Đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện bổ sung một số văn bản pháp luật về BHLĐ, cụ thể như:
Nghiên cứu bổ sung danh sách một số nghề nguy hiểm, độc hại trong đó có một số nghề của ngành Hàng không để có các chính sách ưu đãi đối với NLĐ làm nghề này như: Vệ sinh quanh khu vực đường băng, cán bộ giám sát kỹ thuật ngoại trường (PhảI làm việc trong môI trường rất khắc nghiệt).
Đề nghị, có quy định rõ hơn về quyền độc lập tự kiểm tra về BHLĐ của tổ chức Công đoàn nếu doanh nghiệp không tổ chức kiểm tra thường xuyên, hoặc chưa có hội đồng BHLĐ ( theo qui định trong thông tư liên tịch số 14).
Ngành Hàng không là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, do vậy, thời giờ làm việc/nghỉ ngơi không bình thường, đề nghị cần nghiên cứu sâu hơn để đưa ra qui định về thời gian làm việc/nghỉ ngơi, thời gian làm thêm giờ và các chế độ ưu đãi cụ thể cho các nghề đặc thù của ngành Hàng không như nhân viên an ninh sân bay, các thợ kỹ thuật máy bay, nhân viên kiểm soát không lưu.
Việc tăng cường hiệu quả của công tác ATVSLĐ tại cơ sở thông qua mạng lưới ATVSV, cho nên cần có quy định rõ về việc bồi dưỡng vật chất cho ATVSV. Có thể quy định mức bồi dưỡng cho ATVSV theo hệ số lương của họ và chi phí này có thể đưa vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông.
Các văn bản pháp luật về BHLĐ cần có hướng dẫn và lập kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể, sau mỗi giai đoạn thực hiện cần có tổng kết hiệu quả hoạt động để có các sửa đổi cho phù hợp với thực tế (khoảng từ 3 đến 5 năm).
3.Đề nghị củng cố tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra nhà nước về ATLĐ, VSLĐ (cả về số lượng và chất lượng) để có thể thanh tra ở các DN tốt hơn, phát hiện và yêu cầu khắc phục kịp thời các yếu kém của doanh nghiệp về công tác ATVSLĐ.
4. Đề nghị xử lý nghiêm, kịp thời những vi phạm về ATVSLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
5. Đề nghị có chính sách thuế phù hợp có tác dụng khuyến khích đối với việc sản xuất PTBVCN, thiết bị ATVSLĐ.
Nhà nước cần tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng PTBVCN trên thị trường, tránh hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tính mạng của NLĐ.
6. Đề nghị tiêu chuẩn hoá rõ hơn về trình độ cán bộ BHLĐ.
Tạo điều kiện cho các trường đại học tăng cường chất lượng đào tạo cán bộ BHLĐ. Đưa BHLĐ thành học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề (Trước hết là trường kỹ thuật, trường kinh tế ).
Tổ chức đào tạo cán bộ giảng dạy về BHLĐ cho các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề..
7. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên truyền hình, trên sóng phát thanh, trên báo, tạp chí. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động và PCCN.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về BHLĐ thông qua việc trao đổi và tiếp nhận thông tin về BHLĐ, tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ và đào tạo huấn luyện về ATVSLĐ.
II. những đề xuất với Tổng công ty hàng không việtnam và các Doanh Nghiệp trực thuộc
1. Quy chế quản lý công tác BHLĐ của TCTHKVN và các doanh nghiệp cần cụ thể hơn, quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo Tổng công ty, các doanh nghiệp, các phòng ban và các cá nhân.
2. TCTHKVN cần thành lập Hội đồng hoặc Ban BHLĐ của Tổng công ty để chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc hoạt động một cách toàn diện và hiệu quả hơn (Ban chỉ đạo BHLĐ của TCTHKVN chưa rõ về tổ chức, nhiệm vụ nên hiệu quả hoật động còn hạn chế).
3. Biên chế cán bộ BHLĐ theo đúng quy định của thông tư liên tịch số 14/1998, cán bộ BHLĐ phải được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác BHLĐ có khả năng quản lý.
4. Đề nghị các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới ATVSV chọn lựa người đủ tiêu chuẩn đảm nhiệm công tác này ở tổ sản xuất, cần có các chế độ bồi dưỡng về vật chất lẫn tinh thần cao hơn đối với ATVSV
5. Đề nghị các doanh nghiệp nâng cao chất lượng báo cáo định kỳ về công tác ATVSLĐ với số liệu chi tiết, cụ thể phản ánh đúng thực trạng ATVSLĐ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp giải quyết những vấn đề BHLĐ của doanh nghiệp.
6. Đề nghị doanh nghiệp lập kế hoạch BHLĐ cân đối hơn giữa các nội dung và kế hoạch chi tiết về huấn luyện quy định rõ thời gian, nội dung cần huấn luyện cho các đối tượng cụ thể, số lượng người được huấn luyện và kinh phí dành cho công tác huấn luyện. Có tài liệu huấn luyện phù hợp với NLĐ của ngành hàng không, in phát tài liệu cho người lao động.
Kết hợp kiểm tra trên lớp với kiểm tra một số người tại nơi làm việc để đánh giá đúng hơn kết quả huấn luyện. Cần quản lý chặt chẽ hơn các lớp huấn luyện, những người vắng mặt hoặc huấn luyện không đạt yêu cầu phải huấn luyện lại, kịp thời mới cho tiếp tục tham gia sản xuất.
7. Đề nghị Tổng công ty và các doanh nghiệp trực thuộc có quy định thưởng phạt về BHLĐ rõ ràng, cụ thể hơn đối với các quy định về an toàn vệ sinh lao động như sử dụng PTBVCN, thao tác kỹ thuật an toàn..( Đối với các vi phạm doanh nghiệp có thể xử lý theo quy định của nhà nước, có thể trừ điểm thi đua, thu giữ thẻ ATLĐ, không xét nâng bậc lương..).
8. Đề nghị TCTHKVN nghiên cứu thêm đẻ điều chỉnh thời gian làm vượt giờ cho phù hợp luật lao động và cân đối với yêu cầu thực tế của ngành.
III. Đề xuất với tổ chức Công đoàn
Đề nghị Tổng LĐLĐVN sớm thành lập hệ thống kiểm tra BHLĐ của Công đoàn. Công đoàn ngành HKDD cũng cần tăng cường giám sát chỉ đạo Công đoàn TCT HKVN trong việc kiểm tra giám sát ATVSLĐ trong TCT.
Trong TCT HKVN và trong các DN, các ban kiểm tra BHLĐ hoặc ban chỉ đạo mạng lưới ATVSV thuộc trách nhiệm quản lý của công đoàn, bao gồm các cán bộ Công đoàn đang đảm nhiệm công tác chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị hoặc là cán bộ BHLĐ. Các ban này đã góp phần tăng cường công tác BHLĐ. Tuy nhiên, số lượng thành viên của ban kiểm tra, chỉ đạo công tác ATVSLĐ của Công đoàn cần phải phù hợp với quy mô sản xuất, số lượng NLĐ, quy định rõ nhiệm vụ tránh sự chồng chéo với hoạt động của HĐ BHLĐ.
Đội ngũ cán bộ Công đoàn, ATVSV cần được bồi dưỡng tốt hơn về nghiệp vụ chuyên môn trong công tác BHLĐ; Cần tăng cường sơ kết, tổng két công tác BHLĐ của Công đoàn. Các cá nhân, tập thể có thành tích cao trong công tác BHLĐ cần được khen thưởng kịp thời và đưa ra làm gương điển hình để các đơn vị khác làm theo.
Công đoàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ, phát triển các phong trào quần chúng về BHLĐ, với sự cộng tác của Đoàn TNCSHCM.
Kết luận
Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về BHLĐ, với các chế độ chính sách tương đối cụ thể nhằm mục đích cải thiện ĐKLĐ, nâng cao công tác ATVSLĐ tại các DN để chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các DN SXKD ở Việt Nam việc thực hiện các quy định về pháp luật, chế độ chính sách vẫn còn có sơ suất, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Mong muốn được tìm hiểu sâu về công tác BHLĐ tại DN tìm hiểu nguyên nhân của ưu điểm và tồn tại trong việc thực công tác này, mong muốn đưa ra những giải pháp góp phấn đẩy mạnh hiệu quả của chế, chính sách về BHLĐ tại DN nên em chọn đề tài “ Thực trạng của việc thực hiện pháp luật của CĐCS về BHLĐ tại các DN trực thuộc TCTHKVN và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định trên”. Qua ba tháng em thực tập tại Ban TCCB – TĐTL của TCTHKVN, với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Đào Thiện Giới em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Nội dung của bản luận văn gồm 3 phần chính:
Phần I: Những vấn đề tổng quan về BHLĐ - Cơ sở lý luận.
Phần II: Tình hình SXKD – Thực trạng công tác ATVSLĐ ở các DN trực thuộc TCTHKVN.
Phần III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật, CĐCS về BHLĐ tại các DN trực thuộc TCTHKVN.
Qua nội dung của bản luận văn, em tập trung vào các vấn đề chính:
Tổng quan về các vấn đề BHLĐ: Mục đích, nội dung, tính chất, ý nghĩa; cơ sơ pháp lý, cùng với danh mục những văn bản pháp luật về BHLĐ hiện nay.
Tình hình SXKD, các đặc điểm về lao động của TCTHKVN
ĐKLĐ với các yếu tố đặc thù của Ngành HK được phân tích rõ về thực tế, nguyên nhân phát sinh và ảnh hưởng đến SKNLĐ trong TCT ( tình hình sức khoẻ NLĐ, tình hình TNLĐ - BNN ) có một vài đối chứng với số liệu chung của các ngành công nghiệp Việt Nam.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng của công tác BHLĐ tại các DN qua các mặt: Quản lý, cải thiện ĐKLĐ, chăm sóc sức khoẻ NLĐ, huyến luyện BHLĐ, các hoạt động lập kế hoạch BHLĐ, các báo cáo định kỳ về BHLĐ, TNLĐ - BNN.
Trong mỗi lĩnh vực, em đều tìm hiểu thực tế và phân tích các yếu tố tác động đến kết quả của công tác. Trên cơ sở phân tích các mặt là ưu điểm và tồn tại của các DN, em đề xuất các giải pháp tương đối cụ thể, khả thi đối với các DN, nhằm nâng cao hiệu công tác BHLĐ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đề tài do đòi hỏi sự khảo sát trên nhiều lĩnh vực của công tác BHLĐ, cần sự phối hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu, tuy được tạo điều kiện thuận lợi từ phía thầy giáo hướng dẫn nhưng do điều kiện khách quan như tài liệu để hồi cứu chưa tập trung, đồng bộ, điều kiện tiến hành khảo sát thực tế tại các DN bị hạn chế về thời gian, nhân lực và kinh phí và sự hỗ trợ từ các đối tượng phỏng vấn. Do đó, mặc dù đã cố gắng mong đạt kết quả cao nhất song luận văn không tránh khỏi sơ sài, còn nhiều sơ suất. Một lần nữa, em mong nhận được sự động viên, thông cảm, giúp đỡ,chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đào Thiện Giới.
Giáo viên hướng dẫn thực tập: Lê Viết Thọ – Chuyên viên BHLĐ - Ban TCCB – LĐTL – TCTHKVN.
Cô giáo ThS Nguyễn Xuân Hương – Phó chủ nhiệm Khoa BHLĐ - Trường ĐHCĐ
Tập thể cán bộ Ban TCCB – LĐTL – TCTHKVN.
Cán bộ BHLĐ các đơn vị A76, Công ty Xăng dầu HK, XNTMMĐNB, Công ty DVHKSBNB.
Thầy giáo: TS. Nguyễn Đức Trọng – Chủ nhiệm Khoa BHLĐ Trường ĐHCĐ.
Các thầy cô giáo trong Khoa BHLĐ - Trường ĐHCĐ.
Các thầy cô giáo bộ môn trong trường đã giảng dạy trong suốt khoá học tại lớp B6 – Khoa BHLĐ - Trường ĐHCĐ.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
ký hiệu viết tắt trong bản luận văn.
ATVSV
:
An toàn vệ sinh viên.
BHLĐ
:
Bảo hộ lao động.
BHYT
:
Bảo hiểm y tế.
BLĐTBXH
:
Bộ lao động thương binh xã hội.
BNN
:
Bệnh nghề nghiệp.
CĐ
:
Công đoàn.
CBCNV
:
Cán bộ công nhân viên.
CNH – HĐH
:
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
CSSK
:
Chăm sóc sức khoẻ.
Cty CƯDVHK
:
Công ty cung ứng dịch vụ hàng không.
Cty DVHKSB
:
Công ty dịch vụ hàng không sân bay.
Cty XDHK
:
Công ty xăng dầu hàng không.
DN
:
Doanh nghiệp.
HĐBT
:
Hội đồng bộ trưởng
HKDDVN
:
Hàng không dân dụng Việt Nam.
KH – KT
:
Khoa học kỹ thuật.
NB
:
Nội Bài.
NLĐ
:
Người lao động.
NNNHĐH
:
Nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
NSDLĐ
:
Người sử dụng lao động.
PCCC
:
Phòng cháy chữa cháy.
PCCN
:
Phòng chống cháy nổ
PTBVCN
:
Phương tiện bảo vệ cá nhân.
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh.
TCCB – LĐTL
:
Tổ chức càn bộ – Lao động tiền lương.
TCTHKVN
:
Tổng công ty hàng không Việt Nam.
TCVSCP
:
Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
TLĐLĐVN
:
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
TNLĐ
:
Tai nạn lao động.
TP. HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh.
TSN
:
Tân Sơn Nhất.
TT – HL ATVSLĐ
:
Tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
TW
:
Trung ương.
VPKVMN
:
Văn phòng khu vực Miền Nam.
VSCN
:
Vệ sinh công nghiệp.
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa.
XNSXCBSĂ
:
Xí nghiệp sản xuất chế biến suất ăn.
XNTMMĐ
:
Xí nghiệp thương mại mặt đất.
Mục Lục
Lời nói đầu
1
Mục tiêu - đối tượng phương pháp nghiên cứu đề tài
3
I. Mục tiêu đề tài
3
II. Đối tương nghiên cứu
3
III. phương pháp nghiên cứu
3
IV. Kết cấu của luận văn
4
Phần I: Những vấn đề tổng quan vềBHLĐ
Cơ sở lí luận
5
I. Một số vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ
5
I.1. Mục đích của công tác BHLĐ
5
I.2. Nội dung của công tác BHLĐ
6
I.2.1. Nội dung của KHKT
6
I.2.2. Nội dung xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách về BHLĐ
6
I.2.3. Nội dung giáo dục tuyên truyền, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ
7
I.3. Tính chất của công tác BHLĐ
7
I.4. ý nghĩa của công tác BHLĐ
8
I.4.1. ý nghĩa chính trị
8
I.4.2. ý nghĩa xã hội
8
I.4.3. ý nghĩa kinh tế
9
I.4.4. ý nghĩa nhân đạo
9
II. khái niệm BHLĐ và một số thuật ngữ có liên quan
9
II.1. Bảo hộ lao động
9
II.2. Điêu kiện lao động
10
II.3. Các nhân tố nguy hiểm có hại
10
II.4. Môi trường lao động
10
II.5. Nghề nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại
10
II.6. Nghề đặc thù
11
II.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ trong sản xuất
11
II.8. Kả năng lao động
11
II.9. Sức khoẻ
11
II.10. Mệt mỏi trong lao động
11
II.11. Tai nạn lao động
12
II.12. Bệnh nghề nghiệp
12
II.13. An toàn lao động
13
II.14. Vệ sinh an toàn lao động
13
II.15. Chính sách
13
III. Cơ sở pháp lý của công tác BHLĐ
13
III.1. Quá trình hình thành chính sách BHLĐ
13
III.2. Các văn bản pháp luật hiện hành tại Viêt Nam
15
III.2.1. Các văn bản gốc
15
III.2.2.Các văn bản hướng dẫn thi hành
17
III.3. Một số chính sách cụ thể trong công tác BHLĐ
18
III.3.1. Các văn bản gốc
18
III.3.2. Các văn bản hưỡng dẫn thi hành
20
III.3.3. Công tác huấn luyện ATVSLĐ
21
III.3.4. Trang bị Phương tiện bảo vệ cá nhân
22
III.3.5. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại
23
III.3.6. Quản lý VSLĐ, quản lý sức khoẻ NLĐ và BNN
24
III.3.7. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo định kỳ về TNLĐ
25
III.3.8. Lao động nữ, lao động chưa thành niên
27
III.3.9. Thanh tra, kiểm tra BHLĐ
27
III.3.10. Bảo hiểm xã hội
28
III.3.11. Vai trò cuả tổ chức Công đoàn trong công tác BHLĐ
29
Phần ii: tình hình sản xuất - kinh doanh và thực trạng công tác ATVSLĐ của các doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam
31
A. khái quát đặc điểm, tình hình SXKD, tình hình lao động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
31
I. Đôi nét về sụ phát triển và hoạt động của ngành Hàng không Viêt Nam
31
II. Một số đặc điểm của tổng công ty Hàng không
Việt Nam
33
II.1. Phạm vi hoạt động
33
II.2. Đặc điểm phương tiện kỹ thuật
34
II.3. Đặc điểm lao động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
35
II.3.1. cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
35
II.3.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
36
II.3.3. Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp
36
II.3.4. Cơ cấu lao động theo giới tính
37
B. Tình hình công tác bhlđ của các DN trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam
37
I. thực trạng ĐKLĐ - trang bị kỹ thuật – thiết bị vệ sinh Phương tiên PCCC
37
I.1. điều kiện lao động chung
38
I.2. Vi khí hậu
39
I.3. Tiếng ồn
41
I.4. Bụi
44
I.5. ánh sáng
45
I.6. Hơi khí độc
45
I.7. Bức xạ Iôn hoá
46
I.8. Điện từ trường
47
I.9. yếu tố vi sinh vật
49
I.10. Gánh nặng lao động
49
I.11. Các yếu tố tâm ly xã hội
51
I.12. Nhận xét chung
52
II. ảnh hưởng của ĐKLĐ đến sức khoẻ NLĐ
52
III. Tình hình ATLĐ-VSLĐ
55
IV. Công tác PCCC – Phòng chống bão lụt
57
C. Tình hình thực hiện pháp luật- chế độ chính sách BHLĐ
59
I. Bộ máy và qui chế quản lý công tác BHLĐ
59
I.1. Qui chế quản lý công tác ATVSLĐ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
59
I.2. Bộ máy quản lý công tác BHLĐ tại các doanh nghiệp trong TCT HKVN.
62
I.3. Công đoàn trong công tác BHLĐ
65
II. Lập và thực hiện kế hoạch bhlđ
67
III. Quản lý ATLĐ- VSLĐ
70
IV. Trang bị phương tiện BVCN
72
V. Công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động
73
V.1. Khám sức khoẻ cho NLĐ
73
V.2. Chế độ bồi dưỡng hiện vật
75
VI. Chế độ lao đông nữ
77
VII. Thời gian làm việc – thời gian nghỉ ngơi
79
VIIi. Công tác huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ
81
ix. Báo cáo - Thống kê TNLĐ định kỳ
85
X. Báo cáo BHLĐ
86
Xi. Công tác thanh tra - kiểm tra
87
Xii. Phong trào hoạt động – khen thưởng – kỷ luật về ATLĐ - VSLĐ
88
Phần III :Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật, CHế độ - chính sách về BHLĐ tại các DN trực Thuộc TCT HKVN
93
I. Những khuyến nghị với nhà nước
93
II. những đề xuất với Tổng công ty hàng không việt nam và các Doanh Nghiệp trực thuộc
95
III. Đề xuất với tổ chức Công đoàn
95
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28196.doc