Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không
tươi. Cá được đem vào muối không cần rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng
nước biển. Khi muối tỷ lệ thường dùng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó
trộn chung cho thật đều mà không để nát, gọi là chượp. Sau khi cho chượp vào đầy thùng
lều thì phủ lên cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rải một lớp muối lên trên rồi cài vỉ tre
trên mặt và xếp đá đè xuống.
Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù có cụm lọc ở đáy thùng lều tháo dịch cá chảy ra.
Dịch này gọi là nước bổi, do các enzymes trong ruột cá giúp thuỷ phân phần nội tạng cá mà
thành. Nước bổi có thành phần đạm, nhưng có mùi tanh, chưa ăn được, thường được lọc bỏ
váng bẩn để làm nước châm vào các thùng chượp đã chín nhằm tăng độ đạm.
Sau khi nước bổi rút, chượp trong thùng xẹp xuống và bắt đầu quá trình thuỷ phân
chính. Tác nhân chính của quá trình này là một loại vi khuẩn kỵ khí thì cần thời gian từ 8-18
tháng thì mới thuỷ phân xong thân cá. Khi quá trình này hoàn thành, tức chượp chín, thì
nước mắm hình thành trong suốt với màu từ vàng rơm tới nâu đỏ cánh gián (tuỳ theo từng
mẻ cá) không còn mùi tanh mà có mùi thơm đặc trưng.
Nước nhất được rút từ thùng lều được gọi là nước mắm nhỉ - hoàn toàn từ thân cá
thuỷ phân mà thành. Sau khi đã rút nước nhỉ, người ta đổ nước châm vào để rút tiếp nước
hai gọi là nước mắm ngang. Mỗi lần rút, độ đạm càng giảm, nên để có sản phẩm có độ đạm
đồng nhất bán ra thị trường, người ta phải đấu trộn các loại nước mắm có độ đạm khác nhau.
116 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như cá cơm, cá
nục, cá chim, cá thu, vừa chế biến theo thông thường vừa làm dạng mắm nhỉ có lượng đạm
cao hơn và chất lượng ngon hơn. Năm 2007 sản xuất được 24 triệu lít, đạt 106,7% kế
hoạch, tăng 2,7% so với năm 2006. Năm 2008 sản xuất được 26.299 triệu lít đạt 100% kế
hoạch. Nước mắm Bình Thuận được tiêu thụ trong cả nước, thị trường chính là các tỉnh
Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên, các tỉnh phía Bắc nhất là Hà Nội. Bên cạnh đó khách du
lịch đến Bình Thuận ngày càng nhiều trở thành đối tượng quan trọng của mạng lưới tiêu thụ
tại chỗ.
Toàn tỉnh có hơn 100 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 27 doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu với tổng công suất cấp đông 120 tấn/ngày, thiết bị sấy khô cao cấp 50 tấn/ngày,
chế biến khô 70 tấn/ ngày và kho lạnh bảo quản sản phẩm có tổng sức chứa khoảng tám
nghìn tấn.
Các doanh nghiệp đã tập trung cải tiến mẫu mã, bao bì, và tăng cường công tác xúc
tiến thương mại, đặc biệt công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản được tăng
cường, khắc phục được tình trạng nhiễm kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu.
Công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản được quan tâm đẩy
mạnh bằng nhiều biện pháp như công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn
tình trạng sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm
( như Chloramphenicol, Urê, hàn the, ...) trong bảo quản nguyên liệu thủy sản được triển
khai thường xuyên và có kết quả tích cực. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
thủy sản chế biến, nước mắm được chú trọng, vai trò của các Hiệp hội chế biến tiếp tục
được củng cố và phát huy.
Lĩnh vực chế biến thủy sản có những bước tiến với sự phát triển của các doanh nghiệp
cùng sự năng động trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Các doanh nghiệp chế
biến thủy sản trong tỉnh đã chủ động đầu tư nâng cấp thiết bị, tìm kiếm khách hàng, mở
rộng thị trường để khắc phục các loại rào cản khắt khe nên khối lượng sản phẩm, giá trị kim
ngạch xuất khẩu thủy sản đều tăng.Trong năm 2006, sự phối hợp và chỉ đạo tập trung trong
chế biến và xuất khẩu đã đạt một số kết quả khả quan: sản lượng hàng chế biến trong tỉnh
năm 2006 đạt 23.974 tấn, trong đó xuất khẩu đạt được 15.872 tấn, tăng 15,8% so với năm
2005. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm đạt 61,6 triệu USD, tăng 12,8% so
với năm 2005 và đạt 112,0% kế hoạch năm. Kết quả trên là thành quả quan trọng cả ngành
thủy sản năm 2006, khẳng định sự chuyển biến tích cực trong hoạt động chế biến và xuất
khẩu thủy sản. Sản xuất nước mắm: 23 triệu lít, đạt 106,2% kế hoạch.
Kim ngạch xuất khẩu từ các mặt hàng thủy sản luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện tại, thị trường xuất khẩu thủy sản của Bình Thuận
vẫn tiếp tục giữ ổn định ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, vào năm 2010 tình hình xuất khẩu
có nhiều khởi sắc do tình hình thời tiết thuận lợi cũng như nền kinh tế của các nước đang
dần hồi phục. Hoạt động chế biến phục vụ thị trường nội địa cũng được các doanh nghiệp
của tỉnh chú trọng, tập trung ở các sản phẩm nước mắm, cá khô tẩm gia vị, các loại thủy sản
tươi sống...
Biểu đồ 2.5. Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận
Triệu USD
Năm
Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận có sự gia tăng, năm 2006 xuất khẩu được
61.6 triệu USD, tăng liên tục đến năm 2008, năm 2009 xuấtkhẩu có giảm xuống do ảnh
hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây cũng là tình trạng chung của Việt Nam, đến năm
2010, xuất khẩu đã đạt được kết quả khá cao là 76.1 triệu USD và theo thống kê sơ bộ của
Sở Thủy sản thì 5 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Bình Thuận đạt 33.5 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ yếu gồm: mực ống, mực nang tươi
đông lạnh: 8,68 triệu USD; cá đông lạnh các loại: 7,675 triệu USD; mực khô: 6,58 triệu
USD; tôm đông lạnh các loại (trừ tôm sú): 2,704 triệu USD; chả cá đông lạnh: 2,365 triệu
USD và bạch tuột tươi đông lạnh: 1,372 triệu USD (Tính cho sáu tháng đầu năm 2008).
Biểu đồ 2.6. Thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận
Thủy sản Bình Thuận xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn
Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia,... trong khi đó chủ yếu sang thị trường Nhật chiếm
45%, Đông Nam Á và Trung Quốc 32%, các thị trường khác 15%, EU chỉ chiếm 3%, Bắc
Mỹ 4%...
Thị trường xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trên quan điểm coi trọng thị
trường nước ngoài: giữ vững và phát triển hơn nữa thị trường ở các nước châu Á như: Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... từng bước mở rộng sang Châu Âu, Canada và Bắc Mỹ. Đồng
thời khuyến khích tiêu thụ nội địa, vận dụng và phát huy nhiều hình thức tiếp thị mới nhằm
tăng thị phần trong nước ở các thành phố lớn, khu du lịch, nông thôn, miền núi...
Thị trường xuất khẩu thủy sản có nhiều biến động, nhất là thị trường truyền thống:
45
34
15
17
16
Nhật Bản
EU
Bắc Mỹ
Trung Quốc
Đông Nam Á
Thị trường khác
Nhật Bản vẫn là thị trường ưu thế mà các doanh nghiệp hướng đến, là thị trường tiềm
năng của Bình Thuận. Hiện nay giá xuất 1kg mực khô vào thị trường Đài Loan hoặc Hàn
Quốc (size 8 x 10 cm) chỉ khoảng 7 - 8 USD trong khi nếu loại mực này vào được Nhật sẽ
có giá 15 USD. Loại hàng 3L (mực to) vào Đài Loan chỉ 15 USD nhưng bạn hàng Nhật
chào hàng đến 27 USD. Tuy nhiên, suốt mấy năm liền Bình Thuận không xuất. Đây là thiệt
thòi lớn cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế thủy sản Bình Thuận nói chung.
Kể từ khi Nhật Bản phát hiện mặt hàng mực khô của Bình Thuận bị nhiễm dư lượng
kháng sinh Chloramphenicol vào năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Bình Thuận
đã suy giảm. So sánh vài con số có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đã
giảm đáng kể. Năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu mực khô sang Nhật đạt 6,1 triệu
USD, đến năm 2006: 3,4 triệu USD, năm 2007 sụt còn 276.000 USD Và đến thời điểm
này gần như không có lô hàng mực khô nào xuất sang Nhật.
Một số công ty chuyên chế biến và xuất khẩu từng là những đơn vị dẫn đầu xuất khẩu
mực khô sang Nhật như: công ty TNHH Hải Nam, Hải Thuận, Nam Hải, Thaimex thì lượng
hàng trả về và tồn kho đã lên 120 tấn trị giá hơn 2 triệu USD.
Những năm qua, dù các doanh nghiệp đã nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với thị trường
Nhật, nhưng vấn đề cốt lõi đầu tiên cần giải quyết dứt điểm là tình trạng nguyên liệu mực bị
nhiễm dư lượng kháng sinh hiện vẫn còn dậm chân tại chỗ. Vì thế suốt bốn năm nay, các
doanh nghiệp trong tỉnh chỉ xuất hàng qua một số thị trường dễ tính như Hàn Quốc, Đài
Loan, châu Âu
EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường
được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về
chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ
sinh nên thủy sản Bình Thuận đã đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này.
Hiện cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu hải sản sang thị trường EU, còn
Bình Thuận chỉ có Công ty TNHH Hải Nam và Công ty TNHH Hải Thuận. Riêng Công ty
TNHH Hải Nam đã có mặt ở thị trường EU cách đây 8 năm nên kim ngạch xuất khẩu hàng
năm đạt cao, dẫn đầu ngành thủy sản Bình Thuận. Năm 2004, Công ty xuất khẩu sang thị
trường EU 3.800 tấn hải sản, đạt kim ngạch trên 13,5 triệu USD, giải quyết công ăn việc
làm cho 1.700 lao động...
Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật tuy gặp khó khăn đối với sản phẩm mực khô,
nhưng nhìn chung các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật đều có sự tăng trưởng, xuất
khẩu thủy sản vào thị trường Hàn Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vào các
thị trường: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và các nước Tây Âu giảm mạnh. Tuy các
doanh nghiệp có xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đông Âu, nhưng kim ngạch xuất khẩu
tại thị trường này không đủ bù đắp phần giảm sút tại thị trường truyền thống. Nguồn nguyên
liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu còn thiếu, các doanh nghiệp còn vướng mắc thủ tục đất
đai, thiếu vốn sản xuất, công nghiệp chế biến thủy sản phát triển còn chậm.
Để phát triển có hiệu quả công nghiệp chế biến thủy sản và xuất khẩu đạt kế hoạch
đề ra, ngành Thuỷ sản Bình Thuận tập trung kêu gọi, khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Về
vốn, huy động nguồn vốn các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để khuyến khích
đầu tư chiều sâu và phát triển mới các phương tiện đánh bắt, trang thiết bị và dây chuyền
công nghệ chế biến chất lượng cao; tích cực kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, vốn viện trợ và
hợp tác liên doanh trên các lĩnh vực nghề cá nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nghề cá của tỉnh. Đặc biệt chú ý hợp tác với nước ngoài đầu tư khai thác hải sản
nuôi trồng trên biển ở các vùng biển gắn với đầu tư cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu.
Chuyên môn hóa và hiện đại hóa ngành Thuỷ sản là mục tiêu lâu dài. Muốn đạt mục
tiêu đó, ngay từ bây giờ ngành đã quan tâm thích đáng đến đầu tư vào khoa học kỹ thuật,
đầu tư cho con người, đổi mới cơ chế chính sách: nhất quán những chủ trương, chính sách
miễn giảm thuế trong lĩnh vực nghề cá, bảo hộ sản xuất thủy sản và xuất nhập khẩu, khuyến
khích sản xuất và tự do lưu thông tạo ra nhiều việc làm thu hút lao động, các hình thức sở
hữu quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình đan xen hỗn hợp, bình đẳng nhằm thực hiện
mục tiêu kinh tế - xã hội hóa nghề cá.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
3.1. Định hướng phát triển Thủy sản Bình Thuận đến năm 2020
3.1.1. Quan điểm quy hoạch của Tỉnh
Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ V - khoá VII đã xác định xây dựng ngành Thuỷ sản
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành Thuỷ sản lại xác định xuất khẩu là mũi nhọn phát
triển. Đó cũng chính là quan điểm phát triển của ngành Thuỷ sản Bình Thuận trong thời
gian qua và từ nay đến năm 2020. Ngành quyết tâm đưa tốc độ tăng trưởng toàn ngành bình
quân 18,9%/năm trong suốt thời kỳ 2010 - 2015 .
Quán triệt phương châm “chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững“ trong việc chỉ
đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đầu tư và phát triển, quyết tâm tạo sự chuyển
biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, phấn đấu mức tăng trưởng về giá trị tăng thêm của
toàn ngành.
Phát triển ngành Thủy sản của Tỉnh theo định hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất,
chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng trên cơ sở khai thác, sử
dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, tiếp tục giữ vững là ngành có kim
ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
trong các năm tới.
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá, áp dụng nhanh các tiến
bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản
xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao thu nhập của lao động thủy sản,
tiếp tục giữ vững là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, nhất là các vùng ven biển và hải đảo.
Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến gắn
với chuyển dịch cơ cấu đưa Ngành Thuỷ sản nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất
hàng hoá thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng xứng đáng trong cơ cấu GDP các
ngành nông - lâm - ngư nghiệp và trong nền kinh tế của tỉnh.
Coi trọng mở mang thị trường tiêu thụ, cả xuất khẩu và nội địa, xuất khẩu được coi là
mũi nhọn trong nhiều năm tới để xác định cơ cấu sản phẩm phù hợp. Cơ cấu này cùng với
các yêu cầu an ninh thực phẩm phải tạo ra sự thống nhất trong mọi khâu và mọi lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của ngành, không tác động có hại đến các ngành kinh tế liên quan và phù
hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự
nhiên.
Phát huy rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh
doanh, góp phần đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống tinh
thần, vật chất và dân trí của dân cư ven biển, hải đảo. Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an
ninh quốc phòng.
Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực Đông Nam Á, xây dựng năng lực quản lý
ngành đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiếp cận nghề cá có trách nhiệm.
Tranh thủ các kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong nghề cá thế giới trên cơ sở
thu hút và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 1994) đến năm 2015 đạt 1781,7 tỷ đồng, năm
2020 là 4180 tỷ đồng. Trong đó: khai thác thủy sản năm 2015là 760,4 tỷ đồng, năm 2020
là 828,5 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản năm 2015 là 846,5 tỷ đồng, năm 2020 là 3369,1 tỷ
đồng
Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 189.893 tấn, năm 2020 là 256.153 tấn.
Trong đó: sản lượng khai thác năm 2015 là 171.391 tấn, năm 2020 là 191.091 tấn, sản
lượng nuôi trồng năm 2015 là 16184,5 tấn (trong đó tôm 11551,2 tấn), năm 2020 là
48569,5 tấn (trong đó tôm 38646,2 tấn).
Giá trị xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 đạt 100 triệu USD, năm 2020 là 180 triệu
USD.
Phấn đấu năm 2015 sản phẩm thủy sản chế biến 33.000 tấn, đến năm 2020 là
61.000 tấn, sản xuất nước mắm năm 2015 là 30,5 triệu lít, năm 2020 là 55,3 triệu lít.
3.1.2. Các định hướng phát triển thủy sản Bình Thuận đến 2020
3.1.2.1. Về khai thác hải sản
Tiếp tục phát triển theo hướng khai thác xa bờ, hướng dẫn ngư dân kế hoạch khai
thác hợp lý. Tiếp tục triển khai biện pháp hỗ trợ ngư dân đầu tư tàu thuyền, ngư cụ, các
thiết bị thông tin cần thiết để đảm bảo an toàn trong đánh bắt xa bờ và tăng hiệu quả đánh
bắt. Sắp xếp, quản lý chặt chẽ lực lượng tàu thuyền công xuất nhỏ, khai thác hải sản ven
bờ gắn với đẩy mạnh công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Giảm dần số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ đi đôi với đầu tư nâng cao công
suất tàu thuyền, hiện đại hóa các trang thiết bị khai thác và bảo đảm an toàn hàng hải.
Thực hiện nghiêm quy định cấm phát triển đóng mới tàu cá công suất dưới 30 CV, khuyến
khích phát triển tàu bằng vật liệu composite. Đẩy mạnh triển khai tiêu chuẩn ngành về đảm
bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá công suất từ 90 CV trở lên.
Trong khâu khai thác sẽ tập trung đầu tư phát triển tàu thuyền cho chương trình
đánh bắt xa bờ cuả Chính phủ, dự án gọi vốn đầu tư phát triển đội tàu khai thác, dịch vụ
hậu cần và tiêu thụ hải sản. Đồng thời quan tâm đến khâu bảo quản sản phẩm sau khai thác
ngay trên biển để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.
Sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2020 là 206.121 tấn, trong đó sản lượng khai
thác gần bờ giảm dần, khai thác xa bờ tăng dần và ổn định.
3.1.2.2. Về nuôi trồng thủy sản
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo điều kiện của từng vùng, gắn với nhu cầu của thị
trường. Chú ý phát triển nuôi hải đặc sản trên biển, nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi mặt nước
lớn. Ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn
với bảo vệ môi trường, tiếp tục phát huy lợi thế đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ tôm giống.
Tiếp tục phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả 3 thủy vực: nước lợ, nước ngọt, và
biển theo hướng bền vững, đa dạng đối tượng nuôi trồng, ưu tiên phát triển các đối tượng
nuôi có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu, trong đó con tôm là đối tượng chủ lực,
phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh, nuôi an toàn ở cả nước mặn, nước lợ và nước
ngọt.
3.1.2.3. Về chế biến và thương mại thủy sản
Lĩnh vực chế biến sẽ tập trung vào các mục tiêu chính: nâng cấp các cơ sở đang có
triển vọng, khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mới có công nghệ hiện đại, áp
dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất nước mắm, hiện đại hóa các dây chuyền chế biến, chế
biến trên tàu đông lạnh. Cụ thể ở bốn vùng kinh tế miền biển chính sẽ có những khu chế
biến quy mô và hiện đại: khu công nghiệp và dịch vụ hải sản cảng cá Phan Thiết là cơ sở
chế biến đồng thời là chợ đầu mối; khu dịch vụ và chế biến hải sản Phú Quý rộng 20 ha...
Chợ cá Phan Thiết và chợ cá khu vực Phú Quý sẽ là hai trung tâm hậu cần nghề cá quan
trọng của tỉnh.
Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở
đổi mới công nghệ hiện đại, đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh cao sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
Thu hút và tăng tỉ trọng nguyên liệu đưa vào chế biến nhất là các sản phẩm chủ lực
có sản lượng hàng hóa lớn, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị
trường trong và ngoài nước, phấn đấu gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đa dạng hóa
các mặt hàng, đặc biệt phát triển mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng thủy sản tươi, sống.
Phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản gắn với xây dựng và tạo uy tín thương
hiệu đối với các sản phẩm có lợi thế.
Tiếp tục củng cố và tăng cường vai trò của các hiệp hội chế biến Tỉnh. Đẩy mạnh
công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản ở tất cả các khâu, đặc biệt
tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có kết qua tình trạng sử dụng hóa chất, kháng
sinh bảo quản, chế biến hải sản. Tăng cường các biện pháp thu hút, tạo vùng nguyên liệu từ
khai thác đưa vào phục vụ chế biến gắn với kiểm soát chất lượng nguyên liệu.
Chế biến xuất khẩu hàng năm chiếm trên 30% tổng số lượng hải sản khai thác, từng
bước nâng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu từ thủy sản nuôi trồng.
Tổng sản lượng thủy sản qua chế biến đến năm 2015 đạt 29.262 tấn, trong đó xuất
khẩu 19.508 tấn; Năm 2020 đạt 42.492 tấn, trong đó xuất khẩu 28.328 tấn. Giá trị xuất
khẩu thủy sản đến năm 2015 đạt 85 triệu USD, đến năm 2020 đạt 120 triệu USD.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá
Tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả việc đầu tư xây dựng và sớm đưa vào khai
thác các công trình xây dựng cơ bản:
Công trình trọng điểm khu chế biến phía nam cảng cá Phan Thiết, khu neo đậu tránh
bão cửa Phú Hải, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão cửa Liên Hương, khu tránh bão cửa
Phan Rí ( Dự án mở rộng cảng cá Phan Rí Cửa ), khu neo đậu tránh bão Mũi Né – Phan
Thiết, nạo vét cảng cá Phan Thiết, nhà máy xử lý nước thải khu quy hoạch chế biến nước
mắm Phú Hải, dự án mở rộng Trạm thực nghiệm giống hải đặc sản Tiến Thành, khu quy
hoạch sản xuất tôm công nghiệp Gành Rái – Tuy Phong.
Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ
quan thuộc Bộ trong công tác quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu của
Ngành. Đặc biệt là các dự án ưu tiên như: Khu tránh bão cho tàu cá, xây dựng khu bảo tồn
biển, nuôi trồng thủy sản trên biển. Các mô hình thí điểm triển khai Luật thủy sản, mô hình
thí điểm về Đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các dự án đầu tư cho đảo Phú Quý
theo Quyết định 312/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Các dự án thuộc Chương trình CT. 224, CT.112: tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại
của khu nuôi tôm công nghiệp Núi Tàu để đưa vào khai thác; dự án Trạm thực nghiệm và
sản xuất giống thủy sản nước ngọt Hàm Thuận Bắc và dự án Mở rộng Trạm thực nghiệm và
sản xuất giống hải đặc sản Tiến Thành (Trung tâm Khuyến ngư). Triển khai công tác chuẩn
bị đầu tư khu quy hoạch sản xuất tôm giống tập trung ở Gành Rái (Tuy Phong) chuẩn bị cho
việc di dời các trại tôm giống bị ảnh hưởng do dự án Trung tâm Nhiệt điện than Vĩnh Tân.
3.2. Hệ thống các giải pháp
3.2.1. Các giải pháp hỗ trợ
Để đẩy mạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng và đặc biệt là xuất khẩu thủy sản thì các
sở, ban, ngành, Hiệp hội chế biến thủy sản và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải
triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 3246/KH - UBND ngày 07/7/2008 của UBND tỉnh về
hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển xuất khẩu thủy sản.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan
tăng cường công tác kiểm tra dư lượng chất kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong bảo
quản, chế biến thủy sản. Tăng cường hoạt động bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy
mạnh hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt để tạo ra nguồn nguyên liệu thủy sản ổn định cung
cấp cho chế biến, xuất khẩu, chú ý phát triển vùng nguyên liệu thủy sản tại khu vực hồ Sông
Quao (huyện Hàm Thuận Bắc) và hồ Cà Giây (huyện Bắc Bình).
Phối hợp với Sở Tài chính triển khai thật tốt chính sách hỗ trợ cho ngư dân theo tinh
thần Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một
số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận
nghèo và ngư dân.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại - Du
lịch và Hỗ trợ doanh nghiệp và Hiệp hội chế biến thủy sản phân tích, đánh giá thị trường
xuất khẩu thủy sản truyền thống để có giải pháp củng cố. Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan và Hiệp hội chế biến thủy sản bàn biện pháp tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục đất đai, hoàn thuế, hải quan, vay vốn.
Phân tích, lựa chọn các thị trường mới, thị trường chiến lược cho phù hợp, nhất là các thị
trường lớn như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Tây Âu.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch thu hút các dự án đầu tư chế biến các sản phẩm
thủy sản đóng hộp, các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao. Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh Bình Thuận phối hợp với Hiệp hội chế biến thủy sản bàn biện pháp tháo gỡ vướng
mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển chế
biến, xuất khẩu thủy sản.
Sở Khoa học và Công nghệ tập trung hoàn thành các thủ tục cần thiết để đảm bảo cho
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh có đủ điều kiện để cấp giấy chứng thư kiểm tra
vi sinh, kháng sinh.
Sở Công thương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan
triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 3246/KH-UBND của UBND tỉnh với mục tiêu phấn
đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản.
3.2.2. Các giải pháp trực tiếp
3.2.2.1 Giải pháp quy hoạch, quản lý quy hoạch
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển các lĩnh vực phù hợp với điều
kiện thực tế và có tầm nhìn đến năm 2020. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách tạo cơ
sở pháp lý và động lực phát triển Ngành. Cụ thể:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, gắn với
hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nước ngọt.
- Xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển và hải đảo của tỉnh
Bình Thuận nhằm cụ thể hóa Nghị định số 27/2005/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật thủy sản, Quyết định 126/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
một số chính sách khuyến khích phát triển nghề nuôi biển.
- Phối hợp tốt các với các ngành trong việc tổ chức thực hiện và thực hiện và tham
mưu bổ sung các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư phù hợp với định
hướng phát triển của ngành, nhất là di dời các cơ sở chế biến trong thành phố và khi dân cư
đến vùng quy hoạch; hướng dẫn người sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát
triển, nhất là nuôi thủy sản nước ngọt, sản xuất giống.
3.2.2.2 Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngư
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ mục tiêu nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và gắn với sản xuất và thị trường trên các lĩnh vực sản
xuất, đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản.
Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến trong sản xuất thủy sản. Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng
các mô hình tốt trong các lĩnh vực sản xuất thủy sản.
Tích cực tìm kiếm và hợp tác nghề cá với nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực thủy
sản của tỉnh, để thu hút vốn đầu tư, công nghệ của nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự
phát triển.
3.2.2.3.Giải pháp về nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản
Phát triển nuôi trồng bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị, đảm bảo hiệu quả theo
điều kiện từng vùng.
Nuôi thủy sản nước ngọt: phát triển nuôi ở các địa bàn có điều kiện thuộc lưu vực
sông La Ngà, Sông Lũy, Hàm Thuận Bắc với quy mô, hình thức loài nuôi đa dạng theo điều
kiện người nuôi và từng vùng sinh thái. Phát triển hình thức nuôi thủy sản mặt nước lớn, tận
dụng tốt mặt nước các hồ chức thủy lợi, thủy điện trong tỉnh.
Tập trung làm tốt công tác khuyến ngư về giống, quản lý chăm sóc, thức ăn, phòng
trừ dịch bệnh để nâng chất lượng thủy sản nuôi. Thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ
nghề nuôi nuớc ngọt, trong đó chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản nước ngọt đang là
khâu khó khăn hiện nay. Phối hợp hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để người nuôi tiếp cận
các nguồn vốn đầu tư phát triển sản phẩm.
Nuôi thủy sản nước lợ : song song với đối tượng tôm sú, chú ý đa dạng hóa các loài
nuôi có hiệu quả kinh tế, theo nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong việc
huớng dẫn áp dụng quy trình nuôi tôm tiến bộ, quy trình sinh học gắn với ổn định môi
trường vùng nuôi và tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc,
hóa chất, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải theo các quy định chuyển ngành. Đưa dự án
nuôi tôm công nghiệp Núi Tàu đi vào hoạt động.
Nuôi hải sản trên biển: quan tâm chỉ đạo về kỹ thuật để nâng cao hiệu quả nghề nuôi
trên biển ở đảo Phú Quý và Tuy Phong. Nghiên cứu triển khai chí điểm mô hình nuôi cá,
đặc sản bằng lồng công nghệ mới trên vùng biển. đề xuất chính sách để thu hút đầu tư phát
triển nghề nuôi biển theo quy hoạch.
Nghiên cứu, đúc kết các mô hình nuôi ven biển về đối tượng, kỹ thuật và đầu tư công
trình nuôi, phát triển nghề nuôi trên biển phù hợp với điều kiện của Tỉnh.
Sản xuất và tiêu thụ tôm giống: triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng vùng quy hoạch tập
trung mới để đáp ứng yêu cầu di dời và bố trí các dự án mới. Chú ý thu hút các tập đoàn,
doanh nghiệp có năng lực về tài chính, trình độ công nghệ cao, có khả năng phát triển thị
trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lý chất lượng nhằm giữ
vững uy tín, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tôm giống Bình Thuận.
3.2.2.4.Giải pháp về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản
Nghiên cứu đề xuất các chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển tàu công suất lớn,
đánh bắt xa bờ, mở rộng ngư trường khai thác, tích cực di chuyển ngư trường theo mùa vụ.
Tiếp tục phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần thu mua hải sản trên biển. Vận động ngư dân
khai thác xa bờ có tổ chức theo mô hình tổ, đội, trang bị đảm bảo an toàn để hỗ trợ nhau
trong khai thác, liên kết vận chuyển sản phẩm.
Tích cực sắp xếp tổ chức sản xuất nghề cá ven bờ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát
hoạt động khai thác trên các tuyến theo quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Quản lý chặt chẽ nghề lặn hải đặc sản để bảo vệ nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tổ chức
triển khai và nhân rộng mô hình thí điểm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi.
Tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh việc đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong hoạt động khai thác. Tăng cường quản lý việc đóng mới tàu cá, thực hiện
nghiêm quy định cấm phát triển mới tàu cá công suất dưới 30 CV.
Sơ kết đánh giá việc triển khai tiêu chuẩn ngành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trên tàu cá công suất từ 90 CV trở lên, để rút kinh nghiệm tiếp tục triển khai.
Quan tâm thường xuyên công tác phòng chống lụt bão đối với lực luợng sản xuất trên
biển. Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động
trên biển, chú trọng về thiết bị cứu sinh, thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị điện từ hàng hải
khắc phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Chuyển dịch cơ cấu thuyền nghề, giảm dần cường độ khai thác ven bờ. Đẩy mạnh
đánh bắt xa bờ, duy trì sản lượng khai thác không quá 140.000 – 150.000 tấn/năm và nâng
cao giá trị thủy sản khai thác.
Triển khai đánh giá tác động môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để
đề ra các biện pháp khắc phục và quản lý môi trường vùng nuôi theo quy định. Đồng thời
kiểm soát tác động gây ô nhiễm của các ngành khác đối với nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Phát triển và hoàn thiện hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy
sản của tỉnh nhằm cảnh báo sớm, xây dựng giải pháp phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh, ô
nhiễm và suy thoái môi trường.
3.2.2.5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chế biến thủy sản
Tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư mới, đồng thời triển khai
di vời các cơ sở chế biến từ các khu dân cư ra khu quy hoạch tập trung theo kết hoạch. Ưu
tiên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chủ động di dời sớm ra khu chế biến thủy sản
Nam cảng cá Phan Thiết gắn với thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghiệp để xây
dựng các nhà máy chế biến đồng bộ, hiện đại, chế biến sản phẩm có khả năng cạnh tranh
cao. Tiếp tục nâng cao năng lực, phát huy tính chủ động, năng động của các doanh nghiệp
chế biến xuất khẩu. Đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường
nhằm vượt qua rào cản để gia tăng giá trị xuất khẩu.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có kết quả tình trạng sử dụng kháng sinh
trong bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thuỷ sản. Chủ động và phối hợp các cơ quan chức
năng đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản ở tất cả các khâu,
xử lý nghiêm các truờng hợp vi phạm. Tăng cường kiểm tra chất lượng nước mắm Phan
Thiết.
Tăng cường các biện pháp thu hút tạo vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến
tao các cảng cá đầu mối chính Phan Thiết, Phan Ri Cửa, La Gi và Phú Quý.
Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác xúc tiến thuợng mại, tạo điều
kiện thuận lợi về thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp ngay tại địa phương đồng thời đẩy
mạnh tiêu thụ nội địa nhất là hải đặc sản, sản phẩm chế biến, nuớc mắm.
Tiếp tục củng cố và tăng cường vai trò của Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản
Tỉnh, Hiệp hội chế biến nước mắm Phan Thiết.
3.2.2.6. Giải pháp về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy sản
nâng cao năng lực tiếp thị, xây dựng, quảng bá thương hiệu. Thực hiện đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để tìm kiếm khách hàng, mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản liên doanh, liên kết với các
doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh, với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển
công nghệ, phát triển thị trường.
Về giải pháp phát triển cần tập trung làm tốt công tác xúc tiến thương mại, khai
thông thị trường tiêu thụ sản phẩm coi đây là khâu đột phá để định hướng đầu tư cho công
nghiệp chế biến và thúc đẩy khai thác, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững.
Tỉnh cần hình thành trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư để hỗ trợ các doanh
nghiệp. Thành lập câu lạc bộ các doanh nhân sản xuất, kinh doanh thủy sản, tạo môi trường
liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như sự hợp tác trong chế biến xuất khẩu.
Tiếp tục củng cố và vận động phát triển kinh tế tập thể trong Ngành thủy sản, phát
huy vai trò của Hội nghề nghiệp thủy sản nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng, nâng cao
sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình hội nhập.
Đẩy mạnh Chương trình hợp tác về thủy sản giữa tỉnh Bình Thuận và Tp.Hồ Chí
Minh theo hướng đi vào chiều sâu, có trọng điểm, nhất là thu hút các doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư vào Bình Thuận, đẩy mạnh hợp tác trong các
lĩnh vực xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng sản phẩm, thú y thủy sản, thông tin giá cả
thị trường và chuyển giao công nghệ sản xuất.
Thị trường xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trên quan điểm coi trọng thị
trường nước ngoài: giữ vững và phát triển hơn nữa thị trường ở các nước Châu á như: Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... từng bước mở rộng sang Châu Âu, Canada và Bắc Mỹ. Đồng
thời khuyến khích tiêu thụ nội địa, vận dụng và phát huy nhiều hình thức tiếp thị mới nhằm
tăng thị phần trong nước ở các thành phố lớn, khu du lịch, nông thôn, miền núi...
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp chế biến thủy sản và có cơ chế
chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào chế biến xuất
khẩu.
Đầu tư xây dựng, tổ chức chợ đầu mối thủy sản khu vực gắn với cảng cá, trước mắt
là xây dựng chợ đầu mối thủy sản ở cảng Phan Thiết và tiến tới thực hiện phương thức bán
đấu giá các loại sản phẩm hải sản để hạn chế việc ép cấp, ép giá, nâng cao hiệu quả cho
người khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Tập trung xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cảng cá, các khu công nghiệp chế biến thủy
sản, chợ cá, cơ sở hậu cần dịch vụ, các khu neo đậu tàu thuyền tránh bão. Phấn đấu đến năm
2010, ngành thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD...
3.2.2.7. Giải pháp về tổ chức sản xuất, và đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngành từ tỉnh đến huyện, thành phố. Tăng cường
quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực thủy sản trong tỉnh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu
sản xuất thủy sản gắn với tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ
sản xuất trong ngành Thủy sản theo hướng phát triển mô hình kinh tế trang trại, các hợp
tác xã, tổ hợp tác khai thác, nuôi trồng, chế biến, và dịch vụ hậu cần. Khuyến khích thành
lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ cao và mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tập trung quán triệt chương trình, nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 trong toàn ngành.
Chỉ đạo giải quyết có trọng điểm các tồn tại, vướng mắc trong năm 2007, đặc biệt là trên
lĩnh vực quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng cơ bản, bảo vệ nguồn lợi
thủy sản.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các Sở, Ngành, chính quyền các địa phương
trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm về công tác quản lý ngành trên địa bàn, đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng, xử lý kịp thời các phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
cúa Ngành năm 2008.
3.2.2.8. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành Thủy
sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ lao động lành nghề.
Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động
nghề cá.
Tổ chức, mở rộng các hình thức đào tạo nghề thủy sản đa dạng, linh hoạt để đào
tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ thuật, có kiến thức về quản lý... Phấn đấu đến
năm 2015, có ít nhất 30 - 45% và đến năm 2020 có ít nhất 70% lao động xã hội ngành
Thủy sản đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực của ngành.
Trong khuôn khổ Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết XVII Đảng bộ tỉnh
“Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh” tiếp tục đào tạo chuyên sâu để bổ sung,
củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật giỏi, các nhà doanh nghiệp
giỏi, đảm bảo có đủ năng lực quản lý trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.2.9. Giải pháp về cơ chế chính sách:
Tổ chức rà soát, bổ sung và hoàn thiện các chính sách đã ban hành.
Xây dựng và ban hành mới các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất
thủy sản của tỉnh như: khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hỗ trợ,
khuyến khích các tàu đánh bắt ven bờ đầu tư, trang bị ngư cụ để chuyển sang các nghề
đánh bắt hải sản xuất khẩu. Phát triển đánh bắt, thu mua, chế biến, và xuất khẩu cá ngừ đại
dương trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây
dựng nhà máy chế biến thủy sản có công nghệ hiện đại. Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý ở
các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập thể lãnh đạo Sở Thủy sản và các đơn vị quán triệt yêu cầu thực hiện chương
trình, nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Phân định rõ trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập
thể. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng bám sát địa bàn sản xuất. Tập trung chỉ
đạo có trọng điểm và quyết liệt các tồn tại, vướng mắc trong năm cũ, đặc biệt là các lĩnh
vực: quản lí chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng cơ bản, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các ngành, chính quyền các địa phương trên
cơ sở phân định rõ trách nhiệm của ngành, của UBND các huyện, thị xã, thành phố về công
tác quản lý ngành trên các địa bàn, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, xử lí kịp thời các phát
sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành. Thực hiện tốt cơ chế "một cửa“ trong
giải quyết thủ tục hành chính; chấn chỉnh lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ viên chức; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, coi trọng tiêu chí chất lượng, hiệu quả, kịp
thời khen thưởng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động trong Ngành Thủy sản.
3.2.2.10. Giải pháp về kinh tế, xã hội:
Quy hoạch, hình thành và phát triển các khu dân cư nghề cá, các làng cá, làng nghề
thủy sản, vạn chài văn minh hiện đại, kết hợp phát triển nghề cá với các hoạt động xã hội
nhằm phát huy những giá trị văn hóa nghề cá truyền thống và kết hợp với dịch vụ du lịch
nghề cá... tạo ra thêm thu nhập, công ăn việc làm cũng như đảm bảo tính ổn định cho sinh
kế của các cộng đồng dân cư nghề cá.
Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản phù hợp với khả năng môi trường điều kiện
sinh thái, nhất là đẩy mạnh sản xuất giống các loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Xây dựng
một số vùng nuôi thủy sản nước ngọt ở Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh, góp phần
xóa đói giảm nghèo cho nông dân.
3.2.2.11. Giải pháp về vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 ước tính xấp xỉ 8.500 tỷ đồng.
Nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách Nhà nước cấp khoảng 700 - 800 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư cho xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Vốn huy động từ các thành phần kinh tế, vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế.
Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định còn khuyến khích các ngân
hàng thương mại tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nghề cá theo
quy hoạch.
KẾT LUẬN
Lâu nay, thủy sản vốn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm
năng sẵn có của Bình Thuận. Những năm qua sản lượng khai thác hải sản và kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của tỉnh luôn ở mức cao.
Sản lượng thủy sản của Bình Thuận liên tục tăng, trong đó sản lượng thủy sản khai
thác chiếm ưu thế so với nuôi trồng. Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 174.841 tấn thì riêng
khai thác đã đạt 167.451 tấn còn nuôi trồng đạt 7390 tấn. Tuy nhiên, Bình Thuận chủ yếu
vẫn là khai thác biển chiếm trên 99% so với tổng sản lượng khai thác nói chung. Sản phẩm
đánh bắt chủ yếu là cá biển, ngoài ra còn có các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị cao.
Số lượng tàu, thuyền tham gia đánh bắt ngày càng tăng cả về số lượng và công suất mang
lại hiệu quả cao trong lĩnh vực khai thác.
Các địa phương trong tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác không đều nhau. Thành
phố Phan Thiết, thị xã La Gi và huyện Tuy Phong dẫn đầu toàn tỉnh về sản lượng do thuận
lợi về vị trí giáp biển, vùng biển rộng nên có nguồn lợi thủy sản phong phú, lại có lực lượng
lao động lao động trong ngành thủy sản đông, được trang bị nhiều tàu, thuyền và các
phương tiện đánh bắt
Bên cạnh việc đánh bắt, NTTS ngày càng phát triển, sản lượng ngày càng tăng, vừa
NTTS nước mặn, lợ vừa nuôi nước ngọt, chủ yếu là diện tích nuôi ở diện tích nước ngọt như
nuôi tôm, cá,v.vtrong đó đặc biệt là nuôi cá, còn diện tích nước mặn, lợ chủ yếu dành
nuôi tôm. Nuôi thủy sản nước ngọt trọng điểm ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm
Thuận Bắc, đây cũng chính là những địa phương có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn trong
tỉnh. Nuôi thủy sản nước mặn ở huyện đảo Phú Quý với các hải đặc sản như cá múNgoài
ra, nuôi tôm hùm, cá lồng bè, trồng rong sụn ở huyện Tuy Phong. Tuy nhiên, diện tích
NTTS luôn có sự biến động, đang theo chiều hướng giảm đi do tác động của nhiều yếu tố.
Cùng với sự phát triển của đánh bắt và nuôi trồng, Bình Thuận rất chú trọng đến
ngành công nghiệp chế biến thủy sản và xác định chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành mũi
nhọn. Sản lượng thủy sản chế biến tăng liên tục và các sản phẩm chế biến rất đa dạng từ
hàng khô, hàng đông lạnh, nước mắm. Toàn tỉnh có 100 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó
có 27 cơ cở tham gia xuất khẩu và số lượng các cơ sở này vẫn tiếp tục tăng. Các doanh
nghiệp luôn chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo ra những sản phẩm thủy sản có mẫu
mã đẹp và chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường nội địa và quốc tế.
Tuy nhiên, việc tiến hành đổi mới công nghệ chế biến cũng như ứng dụng những tiến
bộ khoa học kĩ thuật còn chậm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong tỉnh mới đưa vào chế
biến hơn 50% nguồn nguyên liệu và chỉ làm công đoạn gia công , bán hải sản đông lạnh,
hàng khô nguyên con, giá trị sản phẩm thấp. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố,đặc biệt là yếu
tố tự nhiên, yếu tố thị trường nên sản lượng thủy sản luôn biến động, các doanh nghiệp
trong tỉnh thường xuyên thiếu nhiên liệu cho hoạt động chế biến, tình trạng sử dụng các hóa
chất để bảo quản làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp
phải khắc phục bằng cách đi mua ở tỉnh khác hoặc nhập nguyên liệu từ nước ngoài.
Xuất khẩu thủy sản là hoạt động mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành Thủy sản nói
riêng mà còn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Giá trị kim ngạch xuất
khẩu cao nhưng có nhiều biến động, hàng hải sản xuất khẩu, vốn là mặt hàng chủ lực, chiếm
phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đang tụt hạng dần dần.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nghề cá mới được đầu tư xây dựng, đã xây
dựng được các khu chế biến, các cảng cá, các khu tránh bão cho tàu, thuyền. Tuy nhiên,việc
quy hoạch trong xây dựng vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Là một trong những vùng biển giàu nguồn lợi hải sản nhất nước ta. Với tiềm năng,
lợi thế sẵn có, với kinh nghiệm sản xuất được tích lũy từ bao đời nay và định hướng phát
triển đúng đắn, tin rằng ngành thủy sản Bình Thuận sẽ tiếp tục vươn xa trong tương lai góp
phần xây dựng Bình Thuận thành một tỉnh trọng điểm khu vực Nam trung bộ và hội nhập
với thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thủy sản (1996), “Nguồn lợi thủy sản Việt Nam”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Cục thống kê (2009). “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009”.
3. Nguyễn Thị Đào (2005), “Hiện trạng phát triển thủy sản An Giang” luận văn thạc sĩ
Địa lí học.
4. TS. Phạm Văn Hà (2010), “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2009 - Bài nghiên cứu NC –
16”, trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách trường Đại học kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Văn Nam (2005), “Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản”, NXB Thống kê.
6. PGS.Ts Nguyễn Thanh Phương, PGS.Ts Trần Ngọc Hải, PGS.Ts Dương Nhựt Long
(2009), “Giáo trình nuôi trồng thủy sản”, Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ.
7. Sacombank – SBS (2010), “Báo cáo lần đầu thủy sản Việt Nam – Tổng kết 2010 và
những dự phóng”, trang [2],[4]
8. Sở thủy sản Bình Thuận (2006), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2006, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2007 của ngành thủy sản Bình
Thuận”
9. Sở thủy sản Bình Thuận (2007), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2007, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2008 của ngành thủy sản Bình
Thuận”.
10. Sở thủy sản Bình Thuận (2008), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2008, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2009 của ngành thủy sản Bình
Thuận”.
11. Sở thủy sản Bình Thuận (2009), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 2009, phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2010 của ngành thủy sản Bình
Thuận”.
12. Thư viện Bình Thuận (2006). “Thông tin tư liệu Bình Thuận – tập 1”
13. Trung tâm thông tin Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agroinfo (2010),
“Báo cáo thường niên thủy sản 2010 và triển vọng 2011”.
14. Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005), “Giáo trình kinh tế thủy sản”, NXB
KHKT.
15. Thanh Thủy (2005),” Giúp ngư dân làm giàu”, Báo Bình Thuận( số 2933).
16. Ngọc Tuấn (2005),” Định hướng & giải pháp phát triển của ngành thủy sản”, “Hàng
hải sản của Bình Thuận vào EU”, Báo Bình Thuận( số 2924), (số 2896).
17. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (2007), “Báo cáo tham luận – Những kết quả
nghiên cứu của Viện nuôi trồng thủy sản II năm 2007 và định hướng nghiên cứu
trong năm 2008”, trang 1-2.
18. Hải Yến (2005), “Tình trạng vi phạm bảo vệ nguồn lợi lâm, thủy sản tăng cao”, Báo
Pháp luật ( số 69), trang 7
19. Các website của Chính phủ, Tổng cục thống kê, Sở Thủy sản, Báo Người lao động
www.cuckhaithacbvnlts.gov.vn
1Twww.laodong.com.vn1T
1Twww.binhthuan.gov.vn1T
www. dangcongsan.vn/cpv.
www.gso.gov.vn.
PHỤ LỤC
1.MỘT SỐ HÌNH THỨC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Bè nuôi cá tra, basa trên sông.
Nuôi bè lưới
Nuôi lồng ngoài biển( Lồng nuôi cá giò)
Nuôi tôm càng xanh đăng quầng.
2. MỘT SỐ SẢN PHẨM THỦY SẢN
A. THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH
Cá Đục nguyên con
Cồi Điệp
Hải sản hỗn hợp
Mực ghim trứng
Mực ống cắt khoanh
Mực ống nguyên con
Mực ống Tube và đầu
Mực ống tube
B. HẢI SẢN ĂN SỐNG
Cá Đục shushi
Cá Trích fillet – shushi
Sò Lông xẻ cánh bướm
Shshudane
C. SẢN PHẨM KHÔ
Cá Chỉ khô
Cá Đỏng khô
Cá Mối khô
Khô cá Bò ghép oval
Mực khô lột da
D. CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN CHẾ BIẾN KHÁC
Chả cuốn hải sản
Mực ăn liền
Mực Lá một nắng
Mực nhồi hải sản
Mực ống một nắng
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM PHAN THIẾT
Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200
năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam,
nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan
Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.
Ban đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để
bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô
sơ đến hoàn chỉnh.
Qua đó, cho thấy nghề sản xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với
nghề đánh cá. Lúc đầu các ngư dân chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó
dùng thùng gỗ có sức chứa lớn.
Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ 1TUcá cơmU1T và muối hạt.
Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì,
cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho
đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc 1TUđũaU1T,
nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên,
nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt
cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ 1TUđạm U1T
cao nhất.
Chế biến trong thùng lều
• Nước mắm ủ trong thùng (giống cách làm của nước mắm Phú Quốc):
Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, đường kính 1,5 - 2 m,
dung tích từ 2.5-8 m3 để muối cá. Sở dĩ người ta phải dùng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít,
bờ lời để làm thùng là vì khi "niền" lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngoài thân thùng, các
mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở.
Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không
tươi. Cá được đem vào muối không cần rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng
nước biển. Khi muối tỷ lệ thường dùng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó
trộn chung cho thật đều mà không để nát, gọi là chượp. Sau khi cho chượp vào đầy thùng
lều thì phủ lên cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rải một lớp muối lên trên rồi cài vỉ tre
trên mặt và xếp đá đè xuống.
Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù có cụm lọc ở đáy thùng lều tháo dịch cá chảy ra.
Dịch này gọi là nước bổi, do các enzymes trong ruột cá giúp thuỷ phân phần nội tạng cá mà
thành. Nước bổi có thành phần đạm, nhưng có mùi tanh, chưa ăn được, thường được lọc bỏ
váng bẩn để làm nước châm vào các thùng chượp đã chín nhằm tăng độ đạm.
Sau khi nước bổi rút, chượp trong thùng xẹp xuống và bắt đầu quá trình thuỷ phân
chính. Tác nhân chính của quá trình này là một loại vi khuẩn kỵ khí thì cần thời gian từ 8-18
tháng thì mới thuỷ phân xong thân cá. Khi quá trình này hoàn thành, tức chượp chín, thì
nước mắm hình thành trong suốt với màu từ vàng rơm tới nâu đỏ cánh gián (tuỳ theo từng
mẻ cá) không còn mùi tanh mà có mùi thơm đặc trưng.
Nước nhất được rút từ thùng lều được gọi là nước mắm nhỉ - hoàn toàn từ thân cá
thuỷ phân mà thành. Sau khi đã rút nước nhỉ, người ta đổ nước châm vào để rút tiếp nước
hai gọi là nước mắm ngang. Mỗi lần rút, độ đạm càng giảm, nên để có sản phẩm có độ đạm
đồng nhất bán ra thị trường, người ta phải đấu trộn các loại nước mắm có độ đạm khác
nhau.
Chế biến trong lu
Đây là phương pháp làm nước mắm phổ biến ở Phan Thiết, đặc biệt là trong các cơ
sở nhỏ. Cách ướp chượp, tỷ lệ cá và muối, vẫn theo cách dùng thùng lều. Điểm khác biệt là
chượp ướp trong lu và lu được đậy kín phơi ngoài trời thay vì để trong nhà như thùng lều.
Bằng cách này, nhiệt độ trong lu thường cao hơn, chượp mau chín hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5898.pdf