Luận văn Thực trạng đói nghèo và những giải phấp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC Phần một: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. ý nghĩa khoa học 2.2. ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Khung lý thuyết Phần hai: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Những quan điểm lý luận 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2. Những khái niệm công cụ 2.1. Hộ gia đình 2.2. Nghèo đói 2.3. Chính sách xã hội 2.4. Phát triển Chương II: Hiện trạng vấn đề xoá đói giảm nghèo ở huyện Yên Minh – Hà Giang 1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT – XH của địa bàn nghiên cứu 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng đói nghèo 2.2. Phân bố hộ nghèo theo các xã trong huyện 2.3. Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí cơ cấu nghề nghiệp 2.4. Tìm hiểu hộ nghèo theo trình độ học vấn 2.5. Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí độ tuổi 2.6. Các trạng thái biểu hiện của hộ nghèo 2.7. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo 3. Các chính sách xã hội về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn 3.1. Kết quả thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo 3.1.1. Hỗ trợ về vốn 3.1.2. Hỗ trợ người về tư liệu sản xuất, sinh hoạt CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới hiện nay vấn đề đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết mang tính cấp thiết. Bởi vì, trong thời đại ngày nay khi nhân loại đang hướng tới một nền văn minh tin học, thì bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận dân cư đang sống trong tình trạng nghèo đói. Chính vì thế, một trong những chính sách hàng đầu của liên hiệp quốc là phải cải thiện mức sống cho hơn một tỉ người nghèo trên thế giới. “ Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc năm 2000, có 189 quốc gia thành viên tham gia đã nhất trí thông qua tuyên bố thiên niên kỷ và cam kết đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG ) vào năm 2015.” ( Tài liệu tập huấn giành cho cán bộ làm công tác XĐGN cấp tỉnh và cấp huyện – Bộ lao động thương binh và xã hội- Nhà xuất bản lao động xã hội – 2003). Có thể nói rằng chưa bao giờ các nhà lãnh đạo cao cấp của các quốc gia lại quan tâm đến vấn đề đói nghèo như bây giờ. Điều này đã khẳng định sự đồng thuận chưa từng có trong lịch sử của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức lớn ở cấp toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như những cam kết của họ sẽ giải quyết thách thức này. Như vậy, tuyên bố thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển tạo ra lộ trình và một tầm nhìn về một thế giới mà ỏ đó không còn người nghèo đói, ai cũng được học hành, sức khỏe của người dân được cải thiện, môi trường được bảo vệ một cách bền vững, mọi người đều được hưởng các quyền tự do, bình đẳng và công bằng. Ở Việt Nam, nghèo đói là vấn đề được nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước ( 2 / 9 / 1945 ), chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như một thứ giặc đó là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Chính vì thế Người đã xác định nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng bào ta “ ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” ( Hồ Chí Minh – toàn tập 4- nhà xuất bản chính trị quốc gia). Mục tiêu xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã phân tích sâu sắc những nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế – xã hội của nước ta từ nhiều năm trước, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, vạch ra những định hướng đúng đắn để từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đó, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Kể từ đây nền kinh tế của Việt Nam có những bước phát triển mới, “Đặc biệt là từ năm 1991 đến 1995 nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước( GDP) đạt 8,2%”. Với tốc độ tăng trưởng như vậy nên “ đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập bình quân và số hộ giầu tăng lên, số hộ nghèo giảm” ( Văn kiện đại hội Đảng VIII trang 59 – nhà xuất bản chính trị quốc gia). Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta chưa phát triển do bởi, xuất phát điểm thấp, hậu quả của chiến tranh còn nặng nề, cơ chế quản lí cũ không còn phù hợp với xu thế phát triển chung. Ngoài ra điều kiện tự nhiên cũng có những tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế : Như khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra Thêm vào đó trình độ tay nghề, kinh nghiệm sản xuất của người lao động còn rất thấp Cho nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống, đã trở nên nghèo đói. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường sự phân hóa giầu nghèo ngày càng tăng lên một cách rõ rệt với quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu của tổng cục thống kê, số hộ nghèo đói năm 1998 còn 1,4 triệu hộ chiếm15,7% trên tổng số hộ trong cả nước. Số hộ này tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có Huyện Yên Minh - Tỉnh hà Giang. Nói đến Hà Giang là nói đến một tỉnh nghèo ở địa đầu tổ quốc, nơi đây với địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng cơ sở còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế huyện yên minh nằm trong điều kiện chung của tỉnh nên không thể tránh khỏi những khó khăn chung đó của tỉnh. Ngoài ra Yên Minh lại là một huyện vùng cao núi đá nằm trong bốn huyện khó khăn nhất của tỉnh ,nên những khó khăn nêu trên của huyện lại tăng thêm gấp bội. Chính vì vậy tỷ lệ hộ đói nghèo của huyện còn khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Trước tình trạng chung đó thị trấn yên minh cũng không nằm ngoài diện còn hộ đói nghèo với tỷ lệ cao.Chính vì vậy trong những năm qua huyện Yên minh dã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ đói nghèo thoát đói giảm nghèo. Nhằm rút ngăn khoảng cách giàu nghèo, taọ cơ hội cho mọi người dân đều có quyền bình đẳng tối thiểu ngang nhau. Các chính sách về xóa đói giảm nghèo được chính quyền địa phương tổ chức triển khai hết sức chặt chẽ, được đông đảo người dân hưởng ứng và đồng tình thưc hiện. Vì vậy, đời sống của người dân đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, như đã nói ở trên Yên minh là huyện vùng cao núi đá của tỉnh, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, địa hình phức tạp chia cắt, phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề. Do vậy, mặc dù các cơ chế chinh sách trong công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực thi . Xong trong thực tế các cơ chế chính sách về xóa đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Chính vì những lí do và tính cấp thiết của vấn đề đã nêu trên nên trong luận văn của mình tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng đói nghèo và những giải phấp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông- huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang” Qua đó tìm hiểu thực trạng đói nghèo, nhu cầu xóa đói giảm nghèo của người dân và hiệu quả của những chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1.Ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và của các lý thuyêt được áp dụng trong đề tài nay nói riêng. Như lý thuyết về sự phân tầng xã hội, lý thuyết tương tác xã hội cho tới thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo nói riêng. Đã có một số công trình nghiên cứu khoa học và bài viết đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có sử dụng một số tư liệu, số liệu của các công trình nghiên cứu trước. Đặc biệt chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu của xã hội học, sử dụng lý thuyết về phân tầng xã hội, lý thuyết tương tác, lý thuyết về hành động xã hội và vận dụng hệ thống lý luận của các khoa học để tiếp cận , nghiên cứu, giải thích, cũng như tìm ra các quy luật, các yếu tố xã hội tác động 2.2. Ý nghĩa thực tiễn. Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, kinh tế hộ gia đình là một thành phần kinh tế quan trọng, có nhiều đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Do vậy, việc tồn tại một tỷ lệ không nhỏ các hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo đói là một thực tế nhức nhối. Nó gây ảnh hưởng lớn tới tốc đọ tăng trưởng kinh tế của đất nước và các vấn đề xã hộ khác. Vì vậy, nghiên cứu này giúp người dân đặc biệt là người dân tộc Mông hiểu rõ hơn về thực trạng đói nghèo trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời giúp cho những hộ thuộc diện đói nghèo tự trang bị cho mình những tri thức hiểu biết cần thiết, biết khai thác tiềm năng săn có ở địa phương, các nguồn nội lực của gia đình và bản thân. Phát huy tối ưu và vận dụng các cơ chế chính sách của chính quyền các cấp đã ban hành, trong công tác xóa đói giảm nghèo một cách thuận lợi và có hiệu quả nhất. Góp phần giúp các nhà chức trách địa phương có cái nhìn rõ hơn về thực trạng nghèo đói hiện nay. Từ đó có những cơ chế chính sách phù hợp với nhu cầu xóa đói giảm nghèo của người dân cũng như phù hợp với khả năng hỗ trợ của nhà nước. Mà mục tiêu chung là làm rút ngắn khoảng cách phân biệt giầu nghèo. Tạo ra sự bình đẳng tối thiểu trong xã hội . 3. Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng đói nghèo của người dân tộc ít người miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc Mông và nhu cầu về xóa đói giảm nghèo. Đồng thời nghiên cứu những chính sách về xóa đói giảm nghèo của nhà nước, cũng như của địa phương. Qua việc mô tả đời sống của người dân. Thông qua các chỉ báo, những số liệu, những thông tin thu được từ các cuộc khaỏ sát xã hội học. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn, giúp người nghèo tự vươn lên trong cuộc sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Thực trạng đói nghèo công tác xóa đói giảm nghèo ở các hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông huyện Yên Minh- tỉnh Hà Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Do hạn chế về thời gian, tri thức và các nguồn lực nên chúng tôi chỉ xác định tiến hành nghiên cứu trong một phạm vi hẹp. Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi địa bàn huyện Yên Minh- tỉnh Hà giang. Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp luận: Tình trạng đói nghèo là một vấn đề xã hội. Ở mỗi quốc gia khác nhau và ở mỗi thời điểm lịch sử thì tình trạng đói nghèo có biểu hiện khác nhau. Tình trạng đói nghèo được coi như là một sự kiện xã hội, nó được nảy sinh và tồn tại ở mọi quốc gia. Mỗi quốc gia có một mức độ quan tâm và biện pháp riêng nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng làm luận cứ cho nghiên cứu của mình. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất cả mọi hiện tượng xã hội đều có quá trình phát sinh và phát triển. Qua các thời kỳ khác nhau thì quá trình phát triển của nó cũng khác nhau. Dưới các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau. Việc vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đời sống xã hội Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với sự kiện xã hội khác.Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội, có nhiều yếu tố khác nhau tác động gây ra tình trạng nghèo đói. Để xem xét tình trạng nghèo đói chúng ta không được phép tách riêng tình trạng đói nghèo ra khỏi sư vận động của đời sống xã hội để xem xét, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với điều kiện tự nhiên và nền kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Xem xét thực trạng nghèo đói trong bối cảnh thực tế tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin là phải đặt tình trạng đói nghèo trong tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra trong nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng một số lý thuyết chuyên biệt của xã hội học để tiếp cận giải thích và bổ sung thêm về lý luận. * Lý thuyết về hành động xã hội: Max Weber cho rằng: “Hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩ chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó”. Max Weber đã phân hành đông xã hội thành 4 loại như sau: + Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện. Mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất. + Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động. Thực chất loại hành động này có thể nhăm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý. + Hành động duy cảm (Cảm xúc): là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động. + Hành động truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ,phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác. Trong các hành động trên, xã hội học tập trung vào nghiên cứu loại hành động duy lý- công cụ. Weber lập luận rằng, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ/ phương tiện và mục đích/ kết quả. Như vậy, vận dụng lý thuyết này trong chương trình xóa đói giảm nghèo phải được thực hiện với sự phân tích, đánh giá tình hình và lựa chọn những biện pháp hữu hiệu nhằm thu hẹp khoảng cách, số lượng hộ nghèo đói và dần tiến tới xóa bỏ tỷ lệ hộ nghèo. * Lý thuyết về tương tác xã hội: Các nhà xã hội học cho rằng. Hành động xã hội là cơ sở , là tiền đề cuả tương tác xã hội. Hay nói cách khác, không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội. Các hành động vật lý chỉ có thể tạo ra các tương tác vật lý. Các hành động xã hội được thể hiện trong các loại tương tác xã hội khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng tương tác xã hội có thể được coi như là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. Các nhà xã hội học thường nghiên cứu ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Nghiên cứu ở cấp độ vi mô là nghiên cứu về những đơn vị nhỏ nhất như các tương tác của các cá nhân, còn nghiên cứu ở cấp vĩ mô là những nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội, hay giữa các thiết chế xã hội như gia đình, tôn giáo, nhà trường Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở cấp vi mô với phạm vi hẹp và với một đơn vị nhỏ nhất( huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang). Tuy nhiên, với tư cách là thành viên của bất cứ nhóm tổ chức xã hội nào. Các cá nhân thực hiện tương tác của mình đồng thời trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Cho nên , khi phân tích tương tác xã hội ở cả hai cấp độ. Chúng ta hiểu tương tác xã hội theo nghĩa rộng mà cụ thể là: tương tác không phải là hành động phản ứng “đó chính là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chủ thể hành động” và “ trong quá trình này, sự tác động qua lại của các chủ thể sẽ được thực hiện; đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác”. Thông qua đó, họ đạt được sự hiểu biết nhau về tình huống, về ý nghĩa của hành động. Mỗi chủ thể hành động trong tương tác xã hội đều có mục đích xác định. Nhưng: “các mục đích này không phải bao giờ cũng hòa đồng với nhau, thậm chí nhiều khi chúng còn có nhiệm vụ loại trừ nhau”. Các hệ giá trị đặc thù của các chủ thể không phải là bất biến, mà nó thay đổi trong quá trình tương tác. Sự biến đổi này sẽ quy định sự thích ứng của tương tác. Tùy theo thời gian, cường độ, tính ổn định của tương tác và nếu sự khác biệt của các hệ giá trị là lớn, các biến đổi của các hệ giá trị đặc thù của các chủ thể có thể được chia thành các mức độ sau: Hầu như không biến đổi. Các chủ thể hầu như không thích ứng được với nhau, thậm chí xung đột. Biến đối ít. Các chủ thể hành động có thể tìm thấy sự hợp tác, đồng tình tối thiểu nào đó. Biến đổi nhiều. Nếu như chỉ một trong hai chủ thể biến đổi nhiều thì sẽ dẫn đến sự lệ thuộc, quy phục. Còn nếu cả hai biến đổi nhiều thì có sự đồng tình và hợp tác ăn ý của cả hai. Biến đổi gần như hoàn toàn. Trong trường hợp này chắc cắn sẽ có một chủ thể hành động đầu hàng hoàn toàn và tự động điều chỉnh hệ giá trị và hành động của bản thân cho phụ hợp với chủ thể kia. Vận dụng lý thuyết này vào trong nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo, sẽ cho chúng ta thấy được sự thích nghi hay không thích nghi, mức độ thích nghi của người dân địa phương trong quá trình hiện chính sách xóa đói ngiảm nghèo trên địa bàn. Thấy được mức độ biến đổi của các hộ nghèo khi tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo. Đồng thời cho chúng ta thấy được hiệu quả của nhưng chính sách đó như thế nào. * Lý thuyết về phân tầng xã hội: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê Nin thì sự phân tầng xã hội chỉ chủ yếu dựa vào yếu tố kinh tế, trên cơ sở sự sở hưu về tư liệu sản xuất. MaxWeber cho rằng sự phân chia giai cấp hay phân tầng xã hội dựa trên ba yếu tố cơ bản: đó là kinh tế, xã hội và chính trị. Như vậy sự phân tầng xã hội được xem xét thông qua các phân tích về cơ may, hoàn cảnh kinh tế của mỗi người trong xã hội, cũng như vị thế và vai trò của họ. Phân tầng xã hội gắn liền với bất bình đẳng xã hội.Sự bất bình đẳng đó thể hiện thông qua ba tiêu chí đó là: thu nhập , quyền lực và uy tín tạo ra những cộng đồng có địa vị chính trị và địa vị xã hội khác nhau. Lý thuyết về phân tầng xã hội sẽ được áp dụng cụ thể đẻ phân tích về hiện trạng đói nghèo trên địa bàn nghiên cứu. Khi được làm sáng tỏ sẽ cho chúng ta thấy được những thành phần xã hội nào có mức độ nghèo đói và tái đói nghèo cao nhất. Đồng thời cũng sẽ cho chúng ta nắm được xu hướng tiến triển của hiện tượng đói nghèo tại địa bàn nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu. Đây là phương pháp thu thập thong tin được chúng tôi quan tâm sử dụng. Việc phân tích tài liệu cho phép chúng tôi giải quyêt hàng loạt các vấn đề nghiên cứu mà chúng tôi quan tâm. Những tài liệu chúng tôi quan tâm đó là: các nghiên cứu ở các cơ quan trung ương , các bộ ngành, các chương trình dự án. Các tài liệu thống kê, báo chí của các cấp các ngành, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến đói nghèo của địa phương. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu định tính: Đây là một phương pháp thu thập thông tin định tính cho ta hiểu được thái đô, kinh nghiệm và nhận thức của người được hỏi đối với vấn đề được nghiên cứu. 5.2.3. Phương pháp quan sát. Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát với các hình thức quan sát như: quan sát tham dự đầy đủ và quan sát tham dự công khai Nhằm mục đích thấy rõ diễn biến của tình trạng nghèo đói của người dân. Thông qua cách sống, mức sống của mọi đối tượng trong đời sống xã hội. Biểu hiện thông qua ăn, mặc, ở, lối sống, phong tục tập quán, thái độ lao động. Bên cạnh đó thấy được những hành vi của người nghèo, việc làm của những người tham gia thực hiện các giải pháp về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Tất cả những thông tin trên rất có ý nghĩa cho đề tài nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu. Chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước đã làm thay đổi sâu sắc đời sống của người dân tộc Mông- huyện Yên Minh- tỉnh Hà Giang. Người dân nói chung và người dân tộc Mông nói riêng, đã có ý thức thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo của nhà nước đã ban hành. Trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thì lại có những hộ lại bị tái nghèo.

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng đói nghèo và những giải phấp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững kiến thức mới cũng hết sức khó khăn. Một phần do phong tục tập quán theo lối canh tác cũ mà không đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên họ vẫn áp dụng. Điều đó nói lên rằng họ là những người thiếu kinh nghiệm sản xuất hay nói cách khác họ là những người chậm chuyển đổi tư duy. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, chị M.T.M chủ tịch hội phụ nữ xã Ngọc Long cho biết; (Những hộ gia đình nghèo họ cũng có đất để canh tác nhưng họ không biết làm ăn nên, cũng giống lúa ngô ấy những hộ có kiến thức thì kết quả thu hoạch cao, còn hộ nghèo thì thu hoạch lại rất thấp ( Nguồn: Phỏng vấn số 9). Để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức cho người nghèo chính quyền và các đoàn thể đã tổ chức nhiều lớp hướng dẫn khoa học kỹ thuật để hộ nghèo áp dụng cho việc làm ăn của gia đình. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông phó chủ tịch UBND xã Ngọc Long M.S.L thì “ những hộ nghèo họ tiếp thu kiến thức hạn chế lắm. Tập huấn đấy, hướng dẫn đấy, nhưng kết quả họ áp dụng chẳng được là bao. Bây giờ mỗi hộ gia đình là một đơn vị kinh tế, họ không tính toán được, không biết áp dụng những cách làm ăn mói nên họ nghèo lắm”. ( Nguồn: Phỏng vấn số 10). * Nguyên nhân do thiếu vốn. Có thể nói, bất kể một kế hoạch sản xuât hay kinh doanh, dịch vụ… dù ở quy mô lớn hay nhỏ đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn đất đai, về lao động, về thị trường… Số liệu trên cho ta thấy đa số các hộ gia đình nghèo thiếu điều kiện cơ bản nhất để tiến hành một hoạt động đem lại thu nhập, nâng cao mức sống của mỗi gia đình đó là vốn. Mặc dù chính quyền địa phương và các đoàn thể đã thực hiện một số chương trình hỗ trợ vốn để dân xóa đói giảm nghèo như; vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ mua trâu, bò cầy kéo, nhưng chỉ mới đáp ứng được trên 70% số hộ có nhu cầu. Nhưng được vay vốn vẫn không phải là yếu tố quyết định để hộ gia đình thoát khỏi nghèo đói mà đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ của các điều kiện khác. Cũng theo anh M.S.L cho biết; “một số hộ nghèo được nhà nước cho vay vốn, nhưng họ không biết sử dụng đồng vốn nên không những họ không thoát nghèo mà thậm chí có hộ còn lâm vào cảnh nghèo đói hơn”. Anh nói “ theo tôi vốn nên đầu tư cho các hộ khá để họ đầu tư cho sản xuất để thu hút lao động của những hộ nghèo vào cùng tham gia lao động. Đối với hộ nghèo vừa cho vay vốn đồng thời phải hướng dẫn họ cách sử dụng đồng vốn cho có hiệu quả, sau khi cho vay phải giám sát việc sử dụng vốn chặt chẽ. Vì một số hộ nghèo quá vay về mà chưa mua được trâu, bò thì họ sẽ ăn mất một phần tiền vốn, số còn lại không đủ để mua nữa thế là họ ăn hết. Ở chỗ tôi có hai hộ nằm trong diện đó, cho nên nhà nước phải có chính sách như thế nào chứ không thì hộ nghèo được vay thì nghèo thêm còn nhà nước thì mất vốn”. (Nguồn: Phỏng vấn số10). Đây là ý kiến của một cá nhân nó không mang tính đại diện, nhưngcũng là một gợi ý để chúng ta suy nghĩ về phương pháp tổ chức cho vay và quản lý vốn. Dân ta thường nói “ tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”. Hộ nghèo luôn luôn phải đối mặt với cái lo thiếu lương thực. Chị M.T.M chủ tịch hội phụ nữ xã Ngọc Long cho biết; “ Một số hộ nghèo khi được vay một khoản vốn trong tay họ không biết phải làm gì, mua gì vì chưa bao giờ họ có trong tay số tiền nhiều như vậy.” (Nguồn:Phỏng vấn sâu số 9). Quả thật có đến tận nơi chứng kiến tận mắt chúng ta mới thấy hết được cái sự nghèo khổ của họ. Người ta nghèo vì thiếu tiền vốn, khi có đồng vốn là họ biết xoay sở làm ăn. Còn đồng bào dân tộc ở đây, có đồng vốn rồi mà còn chưa biết phải làm gì. Họ khổ vì nghèo và khi có tiền họ lại khổ vì lo không trả được vốn. Điều này liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm sản xuất sản xuất như đã nói ở trên. Với những thực tế đó, Hội Liên Hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân…thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo. Theo ông phó chủ tịch xã Ngọc Long; “hàng năm ít nhất các đoàn thể đều tổ chức từ 2 cuộc tập huấn trở lên, hướng dẫn cách gieo trồng, sản xuất cho có hiệu quả. Riêng hội nông dân năm 2005 tập huấn được 5 lớp giành riêng cho hộ nghèo. Hướng dân hộ nghèo phải có quy trình riêng vì họ chậm hiểu lắm, hội đã phải dịch các tài liệu hướng dẫn từ tiếng việt sang tiếng địa phương, hướng dẫn bằng tiếng địa phương thì người dân mới hiểu được”. (Nguồn: Phỏng vấn sâu số10). *Bên cạnh nguyên nhân nghèo do thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất, thì một nguyên nhân tác động mạnh đến nghèo đói là đông người ăn theo. Những hộ gia đình nghèo do có đông người ăn theo chiếm 53,96%. Theo quan sát của chúng tôi khi đến các hộ gia đình nghèo, số trẻ em khá đông. Bình quân mỗi hộ có ít nhất từ ba trẻ em trở lên, có những hộ nghèo mà gia đình sinh những 6 đứa trẻ. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do thiếu hoặc không có trình độ học vấn.Vấn đề đông con cũng dẫn đến sự nghèo đói. Vì sao lại như vậy? Là vì sự đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng con cái là một vấn đề rất lớn. Những hộ đông con phải chi phí cho nhiều người, việc chăm sóc sức khoẻ, ăn uống, học tập đòi hỏi những khoản chi tương đối lớn. Đồng thời cha mẹ bỏ rất nhiều thời gian vào việc chăm sóc, nuôi dạy con. Do vậy, cuộc sống của những người đông con nghèo đói là một điều dễ hiểu. Nguyên nhân này là hậu quả của tư tưởng lạc hậu, ảnh hưởng xấu của phong tục tập quán, của tâm lý muốn đẻ nhiều con của giai đoạn trước để lại. Điều này nói lên rằng hiệu quả của chính sách dân số đối với người nghèo hiệu quả chưa cao. Chính vì thế nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đã xác định, “phải giảm tỷ lệ tăng dân số xuống mức dưới 0.6% vào năm 2010” (Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện). đây cũng là một giải pháp mà huyện đưa vào trong chính sách xóa đói giảm nghèo trong nhưng năm tới. Như vậy, trong thời gian tới tốc độ gia tăng dân số sẽ được giảm dần, nếu tốc độ gia tăng dân số giảm thì đời sống của hộ nghèo sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn. * Nguyên nhân nghèo đói do thiếu đất canh tác. Hà Giang, với địa hình miền núi, đất canh tác ít chủ yếu là núi đá và đất rừng tạp. Diện tích canh tác là ruộng bậc thang độ sói mòn lớn, thêm vào đó do nhiều yếu tố tác động nên gia đình nghèo thường thiếu đất canh tác. Chẳng hạn như do bị ốm đau, bệnh tật không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cho nên họ phải bán ruộng cho những hộ giầu có. Có những hộ khi cha mẹ hoặc người thân qua đời theo phong tục tập quán phải làm ma to cho cha mẹ mới là người con có hiếu. Vì vậy, không ít hộ gia đình vì phải theo phong tục tập quán địa phương, để được hoàn thành bổn phận với cha mẹ mà họ phải bán đất canh tác tạm thời hoăc vĩnh viễn để có tiền làm ma. Vì thế, cho nên không ít hộ đã lâm vào cảnh nghèo đói. * Một số nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ không nhỏ và nó cũng tác động rất lớn đến các hộ nghèo. Cùng với việc thiếu đất canh tác thì những hộ gia đình nghèo thường là thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Do phải chăm sóc con cái hoặc gia đình có người ốm đau bệnh tật nên dẫn đến thiếu lao động. Từ chỗ thiếu lao động nên quá trình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt không đảm bảo mùa vụ. Làm tắt đốt cháy giai đoạn, không đúng quy trình kỹ thuật nên dân đến năng xuất thấp thậm chí thất thu. Điều đó sẽ dân đến nghèo đói. Bệnh tật và nghèo đói là những nguyên nhân luôn đi kèm nhau trong việc cản trở sự vươn lên của hộ nghèo. Cái này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của cái kia. Hiện nay người nghèo được nhà nước miễn phí khi khám chữa bệnh. Nhưng khi ốm đau không phải chi phí thuốc thang là đủ, mà người nghèo còn phải chi phí ăn uống, đi lại nhất là gặp bệnh hiểm nghèo phải đi điều trị xa nhà. Cho nên nhiêu hộ có người ốm đau bệnh tật hiểm nghèo, họ không đi được bệnh viện lớn mà chỉ có thể đến được bệnh viện huyện rồi về nhà chữa bệnh tại nhà theo những bài thuốc nam địa phương. Dinh dưỡng kém không đảm bảo làm cho sức khỏe lâu bình phục, khi bình phục thi sức khỏe giảm sút không còn khả năng lao động. Ngoài ra, các hộ gia đình có người mắc tệ nạn xã hội cũng chiếm tỷ lệ 8,02%. những gia đình có người mắc tệ nạn xã hội đều rơi vào tình trạng nghèo đói. Bởi thu nhập thấp mà chi phí của những người “ Nghiện” lại rất cao. Họ sãn sàng đổi tất cả chỉ để lấy một lần được hút khi lên cơn nghiện. Vì thế những gia đình này luôn ở trong tình trạng nghèo đói. Từ việc xem xét những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo. Chúng ta thấy ngay rằng, nhóm nghèo là nhóm người yếu thế trong xã hội. Họ chịu nhiều thiếu thốn ở nhiều lĩnh vực khác nhau do những nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt nam hiện nay có những nét chung. Song ở mỗi địa phương, mỗi khu vực lại nổi lên những nguyên nhân có tính chất riêng biệt, đặc thù. Mỗi nơi tùy thuộc vào yếu tố tự nhiên, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội- phong tục tập quán, mà có những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo khác nhau. Chính vì thế những chính sách của nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo, cũng như nhu cầu về xóa đói giảm nghèo ở mỗi điạ phương cũng có những tính chất riêng mang tính đặc thù. Có như vậy công tác xóa đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước nói chung và từng vùng miền khác nhau mới đem lại hiệu quả cao. Tóm lại; Để xóa đói giảm nghèo, điều quan trọng là phải xác định đúng nguyên nhân dẫn tới đói nghèo. Qua nghiên cứu, phân tích và nhận xét trên cho thấy, không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ, mà nó có sự đan xen của các nguyên nhân sâu xa. Đó là cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân do điều kiện tự nhiên và nguyên nhân do điều kiện xã hội. Tuy nhiên ta có thể chia thành ba nhóm nguyên nhân sau; Nhóm 1: Do bản thân người nghèo. Không biết làm ăn, thiếu vốn,thiếu kiến thức, đông con, thiếu lao động, do ốm đau bệnh tật, có quá ít hoặc không có ruộng đất, chi tiêu không có kế hoạch. Nhóm 2: Do điều kiên tự nhiên và môi trường. Đất canh tác cằn cỗi, năng xuất cây trồng thấp, khí hậu thời tiết không thuận lợi, vị trí địa lý bất lợi (vùng sâu, vùng xa, thiếu đường giao thông, nói chung là cơ sở hạ tầng thấp kém), thiếu thị trường. Nhóm 3: Do thể chế và cơ chế chính sách không đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn, không có sự quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất, các chính sách áp dụng đôi khi quá cứng nhắc. Phân loại được các nhóm nguyên nhân có thể giúp cho các nhà quản lý, những người xây dựng chính sách về lĩnh vực xóa đói giảm nghèo xác định được nhóm đối tượng. Từ đó có những giải pháp phù hợp. 3 Các chính sách xã hội về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn; Trong sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Song việc thực hiện theo đường lối đổi mới của cơ chế thị trường cũng thể hiện mặt trái của rất rõ. Đó là sự phân hóa giầu nghèo ngày một xa hơn. Từ thực tế đó Đảng và Nhà nước ta có quan điểm rất rõ ràng, xác định mục tiêu xóa đói giảm nghèo là mục tiêu phấn đấu của toàn dân. Đảng ta chủ trương “xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vân hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với vai trò của Nhà nước, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội” ( Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng VI) Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ “ cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế, tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giầu nghèo quá giới hạn cho phép”Nguồn:Văn kiện đại hộ Đảng VII). Hội nghị Trung ương V ( khóa VII) của Đảng đã cụ thể hóa “ phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, phấn đấu tăng trưởng nhanh các hộ giầu đi đôi với xóa đói giảm nghèo” (Nguồn: Nghị quyết Trung ương V khóa VII). Đây là một trong những chủ trương đúng đắn, xác đáng hợp với lòng dân, phát huy được tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng. Chủ trương này của Đảng đã được các cấp chính quyền tổ chức thực hiện bằng các cơ chế chính sách cụ thể và từng bước có hiêu quả. Hơn mười lăm năm đổi mới, với những thành tựu đã đạt được. Đảng ta tiếp tục chủ trương với đường lối hoạt động là: “ Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo. Đồng thời nâng cấp cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với trung các trung tâm của những vùng khác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn để phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư vùng nghèo, xã nghẽo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng thu nhập. Phấn đấu đến năm 2005 về cơ bản không còn hộ đói và chỉ còn khoảng 10% số hộ thuộc diện nghèo. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ về cơ bản không còn hộ nghèo. Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo” (Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng IX ). Thực hiện chủ chương chung của Đảng và cũng là để thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã đề ra trong chiến lược xóa đói giảm nghèo trong toàn tỉnh. Với mục tiêu cụ thể là, “nâng cao thu nhập bình quân đầu người đạt 2,5 triệu đồng trở lên ; căn bản không còn hộ đói, thu hẹp hộ nghèo giảm xuống còn dưới 10%, tăng hộ khá 26%, hộ giầu 13% ( Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV). Để phù hợp với đặc thù của vùng núi, tỉnh ủy Hà Giang đã ra nghị quyết chuyên đề số 05/ NQ-TU( năm 2001) về hỗ trợ hộ nghèo với phương châm “ mỗi gia đình hộ nghèo được hỗ trợ mái nhà, bể nước, con bò”. Kết luận số 142/ KL-TU (năm 2001) của ban thường vụ Tỉnh ủy về hỗ trợ người nghèo về giống, vốn,vật tư, phân bón trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Đây là nhu cầu thiết thực nhất của đông bào vùng cao. Vì như trên đã phân tích các hộ nghèo thiếu nhà ở, thiếu sức kéo. Họ nghèo nên không thể đầu tư thích đáng cho sản xuất được. Các cụ ta xưa có câu “ con trâu là đầu cơ nghiệp”. Hộ nghèo không có trâu ta giúp họ con trâu, con bò tức là ta cho họ có cái “nghiệp để họ kiếm kế sinh nhai”. Huyện ủy Yên Minh đã ra nghị quyết đã chỉ đạo Hội Đồng nhân dân Huyện ra nghị quyết chuyên đề về tiếp tục thực hiện chương trình về xóa đói giảm nghèo với các nội dung như sau: - Yên Minh là một huyện vùng cao núi đá, diện tích đất canh tác ít, nền kinh tế thuần nông. Nên để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững, thì phải phát triển kinh tế nông, lâm công nghiệp và thương mại, dịch vụ nâng cao đời sống của nhân dân ( Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV). Trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân huyện đã cụ thể hóa thành nghị quyết cu thể là: - Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển từng vùng, và quy hoạch phát triển tổng thể. Hình thành và phát triển cácvùng chuyên canh, vùng kinh tế trọng điểm theo lĩnh vực có thế mạnh. - Tập trung cao vào thâm canh cây lúa, cây ngô, cây đậu tương. Đây là những cây lương thực chính. Đồng thời khai thác và phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu…Thực hiện thâm canh luân phiên tăng vụ, xen vụ mạnh dạn đưa và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Đăc biệt Yên Minh có lợi thế về khí hậu, chất đất phù hợp với trồng lúa Bao thai cho nên phải đẩy mạnh việc trồng lúa Bao thai trở thành hàng hóa. - Nâng cao các hoạt động thương mại, dịch vụ. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, khai thác có hiệu quả thị trường bất động sản và hệ thống chợ phiên, chợ buôn bán gia súc, mở rộng giao lưu kinh tế mậu biên qua cửa khẩu và chợ biên giới. - Tập trung phát triển kinh tế vườn, ao chuồng theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Cải tạo vườn tạp để trồng hoa màu và các loại cây có gía trị kinh tế cao. - Phát triển chăn nuôi đại gia súc trở thành hàng hóa gắn với việc trồng cỏ. Tốc độ đàn gia súc tăng hàng năm là 6% chỉ tiêu tuyệt đối tăng từ 53.193 con lên 68.825 con. - Phát huy mạnh mẽ nội lực, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp , mở rộng các ngành nghề, dịch vụ, khai thác mỏ quặng Ăngtimon trên địa bàn. Phát triển các hợp tác xã thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất gạch, ngói…để tạo việc làm cho người lao động. Tăng thu ngân sách, nâng cao tiềm lực tài chính, đổi mới hoạt động ngân hàng, đảm bảo việc huy động vốn và đáp ứng tối ưu nhu cầu vay vốn phục vụ cho dân đầu tư phát triển. - Chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp mới, khắc phục những yếu kém của hợp tác xã nông nghiệp cũ, cải tạo và phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân. - Quan tâm đào tạo nghề là mấu chốt cho người lao động, đặc biệt là lao động của hộ nghèo có việc làm ổn định với thu nhập trước mắt là đủ để nuôi sống bản thân và gia đình. - Thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ trong nông thôn, là một trong những chương trình trọng tâm, trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Chương trình xóa đói giảm nghèo chỉ có thể đạt được khi mà chương trình dân số KHHGĐ tiến hành có hiệu quả. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thực hiện thăng lợi nhiêm vụ “ xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Nguồn: Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện khóa XVI – kỳ họp thứ II ). Với chủ trương đúng đắn, cùng với sự điều hành chặt chẽ của chính quyền, sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể. Đồng thời với sự hưởng ứng nhệt tình của nhân dân các tộc trong huyện đã đạt được những kết quả bước đầu trong đó có các chương trình về xóa đói giảm nghèo. 3.1 Kết quả thực hịên các chương trình xóa đói giảm nghèo. 3.1.1 Hỗ trợ về vốn. Trong các nhu cầu để xóa đói giảm nghèo thì một nhu cầu không thể thiếu của người nghèo đó là vốn vay. Khi có vốn người nghèo mới có thể tiến hành các hoạt động tăng thu nhập được. Cho nên vấn đề vốn luôn được chính quyền và các tổ chức đoàn thể, người nghèo quan tâm. Bảng 8: Số hộ được vay vốn qua các năm. Năm Tổng số hộ nghèo Số hộ được vay vốn Tổng số tiền vay(đồng) Tỷ lệ % 2003 6408 2844 2.888.000.000, 22.4 2004 5670 3492 7.692.000.000, 61.5 2005 5364 4086 9.129 000.000, 76.1 (Nguồn: Thống kê huyện Yên Minh) Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ hộ ngèo được vay qua các năm ngày một cao. Năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2003 chỉ có 22.4% hộ nghèo vay vốn thì đến năm 2004 con số này đã tăng lê 61.5%. Điều này chứng tỏ rằng người nghèo đã mạnh dạn vay vốn, từng bước biết sử dụng vốn vốn. Đồng thời nó cũng phản ánh rõ nét về vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên của mình tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của chúng tôi, những hộ nghèo họ rất phấn khởi khi được vay vốn từ nguồn của ngân hàng chính sách xã hội. Vì vay vốn ở nguồn Ngân hàng chính sách xã hội lãi xuất thấp hơn so với các nguồn vốn vay khác ( hiện nay là 0.6%/ tháng đối với xã vùng II, và 0,5 % / tháng đối với xã vùng III). Năm 2006 Nhà nước có cơ chế mới về số tiền vay và thời hạn vay. Từ năm 2005 trở về trước mức vay tối đa là 10.000.000đồng. Năm 2006 mức vay tối đa là 15.000.000đồng. Với gía cả thị trường hiện nay số tiền đó có thể mua được 2 con trâu hoặc 2 con bò. Như vậy với những hộ vừa mới thoát nghèo mà được vay số tiền này thì họ có cơ hội phát triển chăn nuôi đại gia súc để thoát nghèo bền vững. Những hộ trong diện nghèo mà khả năng tính toán còn han chế thì chỉ nên cho vay với mức vay trung bình là 5.000.000đồng / hộ để mua 1 con trâu hoặc 1 con bò để lấy sức cày kéo. Nhà nước ta có chính sách cho hộ nghèo vay vốn thông qua ngân hàng chính sách xã hội là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiếu số, vùng núi kho khăn. Người nghèo coi Ngân hàng chính sách là chỗ dựa vững chắc cho họ khi họ cần vay vốn. Bởi vì, trước kia họ thường phải vay vốn với lãi xuất cao, phải thế chấp tài sản trong khi họ không có gì để thế chấp. Phải nói rằng chính quyền và các đoàn thể đã quan tâm đến người nghèo bằng những việc làm thiết thực. Chính quyền, đoàn thể tổ chức các hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo rất mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu của người dân. Sự phối hợp của các đoàn thể với các cấp chính quyền trong việc đưa chủ trương, Nghị quyết xóa đói giảm nghèo của Đảngđến với người dân là rất cần thiết. Vì không phải bao giờ chính sách của nhà nước cũng được thực hiện một cách triệt để, không phải chính sách nào cũng có hiệu quả cao. Việc chính sách đó có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng của các nhà tổ chức, quản lý triển khi triển khai như thế nào. Nguồn vốn vay với lãi xuất nâng đỡ, đã trở thành động lực đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, động thời có ý nghĩa rất lớn về chính trị. Tập trung giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng sãn có. Phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế kinh doanh, phát triển. Mục tiêu chung là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng và phát triển kinh doanh theo hướng đa dạng hóa các loại ngành nghề. Tạo việc làm mới, năng cao thu nhập cho người lao động. Sự liên kết giữa các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh nói chung và trong từng cơ sở nói riêng, đã làm cho công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước được phổ biến sâu rộng đến từng người dân. Tuy nhiên, kết quả hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo vẫn còn nhiều hạn chế. Trong số các hộ nghèo vay vốn, tỷ lệ hộ nợ quá hạn còn cao. Trong đó có nhiều hộ không có khả năng trả nợ do sử dụng vốn vay không hiệu quả, không đúng mục đích hoặc bị rủi ro. Trong trường hợp này có những hộ bị nghèo, tái nghèo do bị rủi ro. Đây là điều rất đáng tiếc. Nhưng thực tế cho thấy có những hộ vừa thoát nghèo họ mạnh dạn vay vốn để chăn nuôi đại gia súc. Nhưng bị dịch bệnh là sẽ bị tái nghèo. Phải nói rằng bên cạnh những thành quả mà chương trình đem lại, thì vẫn còn những trường hợp gặp rủi ro trong khi thựchiện chương trình nên sẽ dẫn đến đói nghèo hoặc tái nghèo. Với điều kiện sống khó khăn thì cái nghèo luôn rình rập bất cứ ai. Cho nên, cộng đồng trách nhiệm để giải quyết nạn đói nghèo không của riêng ai mà là của từng cá nhân, là của toàn xã hội. 3.1.2. Hỗ trợ người về tư liệu sản xuất, sinh hoạt Trong 2 năm từ 2003 đến 2005 huyện đã hỗ trợ cho hộ nghèo về ; + Giống lúa lai : 1780 kg +Giống ngô lai : 4600 kg +Phân đạm : 50.000 kg + Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo. + Hộ nghèo được miễn đóng góp các khoản thu trên đại bàn Bảng 9: Các chương trình đã thực hiện trên địa bàn ( tính đến hết năm 2006) STT Nội dung Số lượng thực hiện Đơn vị tính Thành tiền (đ) 1 Hỗ trợ dê giống 3500 2 con/ hộ 700.000.000, 2 Hỗ trợ trâu, bò giống 2876 1 con/hộ 12.942.000.000, 3 Hỗ trợ nhà ở ( mái nhà) 3423 Hộ 5.134.500.000, 4 Hỗ trợ xây bể nước 6282 Hộ 6.282.000.000, 5 Hỗ trợ phương tiện nghe, nhìn Ti vi, Ra đi ô 2322 Hộ 1.161.000.000, 6 Hỗ trợ trồng cỏ chăn nuôi gia súc 936 Ha(1triệu/ ha) 936.000.000, 7 Hỗ trợ về giống cây Trồng rừng (cây sa mộc) 3654 Ha(5trăm ngàn/ ha) 1.872.000.000, 8 Hỗ trợ kéo điện 3583 Hộ 3.583.000.000, 9 Hỗ trợ lương thực(cho các hộ gia đình và các trường nội trú dân nuôi) 120 Tấn 480.000.000, (Nguồn: Thống kê huyện Yên Minh). Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng, Nhà nước ta đã đầu tư khá lớn cho công tác xóa đói giảm nghèo. Tất cả các chỉ tiêu trên đều vì một mục tiêu, năng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Để người nghèo có nhà ở nhà nước đã hỗ trợ và xóa được 3423 nhà tạm dột nát. với những hộ nghèo có được ngôi nhà để che năng, che mưa là niềm mơ ước hiếm hoi. Nay họ đã được hưởng niềm mơ ước đó, nếu không có chính sách xóa đói giảm nghèo thì không biết đến bao giờ họ mới có được ngôi nhà như vậy. Ở vùng cao, miền núi nước sinh hoạt là vấn đề hết sức nan giải. người dân không thể đào giếng lấy nước như người miền xuôi vì núi đá, độ dốc lớn. Người dân ở đây chủ yếu sử dụng nước khe suối là chính. Do tỷ lệ rừng thấp, đất trống đồi núi trọc nên mùa mưa đất bị rửa trôi, nước khe suối không bảo đảm vệ sinh. Mùa khô thì thiếu nước nghiêm trọng, có những thời điểm mỗi gia đình phải giành một lao động chuyên đi lấy nước để cho gia đình dùng cho ăn uống. Vì vậy nhờ có chương trình này mà huyện cũng đã giải quyết được 6282 cái bể nước cho 6282 hộ gia đình. Chúng ta chắc chắn một điều rằng khi có nước, đời sống của người dân nói chung và của người nghèo nói riêng sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Với chủ chương mái nhà bể nước con bò. Đây là bước đột phá của tỉnh Hà Giang trong công tác xóa đói giảm nghèo. Với sư hỗ trợ của chính phủ và những việc làm thiết thực của lãnh đạo Tỉnh, đã làm cho bộ mặt nông thôn của Hà Giang có sự đổi mới, Khi có mái nhà, bể nước, con bò người nghèo sẽ có điều kiện hơn trong việc tham gia sản xuất, lao động và các hoạt động xã hội. Để thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa nhà nước đã chủ trương cho làm đường giao thông nông thôn tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại giao lưu và trao đổi hàng hóa. Cũng như những đầu tư lớn của nhà nước về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… Để thực hiện việc mở mang ngành nghề mới, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có hiệu quả, với phương châm sản xuất theo hướng hàng hóa. Việc đầu tư trồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc là một minh chứng thiết thực, để người dân hình thành cung cách làm ăn mới theo hướng sản xuất hàng hóa, không thể sản xuất tự cung tự cấp mãi được. Năm 2004 trồng được 420 ha đến năm 2005 đã trồng được 936 ha cỏ. Mô hình này nhà nước vừa khuyến khích trồng cỏ được tỉnh hỗ trợ tiền chăn sóc, giống cỏ ban đầu. Đồng thời huyện khuyến khích cho vay mua bò không phải trả lãi trong thời hạn 3 năm. Với mô hình này vừa là giúp người nghèo sớm thoát nghèo, vừa là tạo thói quen thay đổi nhận thức, hành vi của người nghèo. Đồng thời đây cũng là mục tiêu phát triển kinh tế của nhà nước ta với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế hộ chiếm một vị trí vai trò rất quan trọng. Chính vì nhờ có chính sách này mà lượng bò hàng hóa ngày một tăng, năm 2004, trên địa bàn huyện đã hình thành hẳn một chợ bò, với số lượng bò hàng hóa mà chúng tôi quan sát được lưu thông trên thị trường hiện nay, mỗi tuần từ 30 -50 con được bán ra khỏi địa bàn huyện. Mà chủ yếu là chở về xuôi Vĩnh Phúc - Hà Nội. Như vậy có thể nói phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa đang được đông đảo người tham gia và phải thấy ràng chương trình này rất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết cũng như trình độ của người dân. Để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cũng là chương trìng xóa đói giảm nghèo. Huyện đã hỗ trợ giống và công cho nhân dân trồng được 3654 ha cây sa mộc. Đây là loại cây chịu được khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao núi đã này. Việc trồng được diện tích rừng này vừa tạo được công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, vừa cải tạo được môi trường, đem lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà nó còn mang lại cả lợi ích về an ninh quốc phòng trên địa bàn biên giới. Một thực tế cho thấy từ khi có chính sách của nhà nước trong xóa đói giảm nghèo. Đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Cái ăn, cái mặc đều được thay đổi. Anh S.V.L 46 tuổi ở thôn Sủng Thài A xã Sủng Thài cho biết : “nhờ có chính sách của nhà nước đầu tư lớn cho nông thôn mà nhà tôi mới được như bây giờ. Các cháu đều được đi học, gia đình cũng mua được cái xe máy để đi lại. Vừa rồi gia đình cũng xây được gian nhà mới”. (nguồn phỏng vấn số 2 ). Phải nói rằng nếu không có chính sách thiết thực của nhà nước thì nhiều hộ khó mà đủ cái ăn nói gì đến làm nhà xây. Nhưng hiện nay nhiều hộ với cơ chế hỗ trợ của nhà nước nhiều hộ gia đình đã làm ăn khấm khá từ hộ trung bình lên hộ khá giầu. Đây là điều đáng mừng mà chúng ta ai cũng quan tâm. Ngoài ra chúng tôi còn quan sát và thấy rằng, những hộ đã tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo và làm ăn có hiệu quả thì đời sống vật chất và tinh thần có khấm khá hơn so với hộ làm ăn kém hiệu quả. chúng tôi thấy trong nhà có ti vi, có đài, thậm chí có những hộ có cả đài cát séc và cả ti vi màu. Khi được hỏi : Là hộ nghèo vậy anh chị lấy đâu tiền để mua ti vi. Chị V.T.M 52 tuổi bản Lầu Khắm xã Ngam La cho biết “ Gia đình tôi thuộc hộ nghèo trong thôn, xong nhờ có chính sách của nhà nước mà gia đình tôi được như ngày nay. Trước kia tôi được nhà nước cho cái ti vi đen trắng. Được vay tiền để mua bò sản xuất. Tôi mua được một con bò cái, tôi nuôi nó được 5 năm nay rồi. Nó đã đẻ 2 lứa tôi bán một con bò đi và thêm tiền trả ngân hàng. Đấy bây giờ tôi còn 2 con và mẹ nó đang chửa tiếp, cuối năm nó sinh là tôi lại được một con bò nữa. Còn cái ti vi màu này là nhà tôi mới mua, vừa rồi tôi được nhà nước trả tiền chăm sóc và bảo vệ rừng” (Nguồn: Phỏng vấn số 12). Khi biết làm ăn, có thu nhập người nghèo sẽ có suy nghĩ tính toán tốt hơn. Những khó khăn về vật chất không còn nặng nề nữa thì lúc đó những nhu cầu về tinh thần mới được “thực hiện”. Mặc dù trước đó không phải họ không thích, không biết mà là do “lực bất tòng tâm”, có muốn cũng không thể có được. *Thu nhập của người dân khi tham gia chương trình. Thu nhập của người dân trên địa bàn điều tra chủ yếu, “từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong đó thu từ trồng trọt chiếm 47,8%, chăn nuôi chiếm 33%, thu từ ngành nghề khác cộng với dịch vụ và trồng chăm sóc rừng là 18,7%. Riêng đối với hộ nghèo, nguồn thu chủ yếu của người nghèo là từ trồng trọt chiếm 76%. Thu từ chăn nuôi mới đạt 22.4%, thu từ dịch vụ ngành nghề, trồng rừng đạt 10,6%” (nguồn: Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo của huyện giai đoạn 2001 – 2005). Như vậy, chúng ta thấy rằng. Khi chưa thực hiện các chương trình dự án, thì thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp. Nhưng khi được thực hiện các chương trình dự án, thu nhập của người nghèo đã có những thay đổi . Hiện nay tỷ lệ người nghèo thu nhập từ chăn nuôi là 22.4%. Điều này cho thấy một số hộ nghèo đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ trồng lúa hoặc trồng các cây hoa màu có giá tri kinh tế thấp sang trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc là hướng đi mới cho người nghèo. Vì Vậy, với tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi hiện nay còn thấp, tuy nhiên trong thời gian tới , với sự hỗ trợ của nhà nước và sự cố gắng của người nghèo thì tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi sẽ tăng lên đág kể. Cùng với thu nhập từ chăn nuôi, người nghèo cũng đã có thu nhập từ dịch vụ và trồng rừng 10, 6%. Tỷ lệ này là thấp so với mặt bằng thu nhập chung từ dịch vụ của tỉnh. Tuy nhiên, đây là con số đáng mừng đối với các hộ nghèo. Vì thường thì các hộ nghèo thiếu kiến thức làm ăn, chưa mạnh dạn trong đầu tư vì luôn sợ rủi ro. Nhưng với con số này có thể nói tỷ lệ người nghèo đang dần dần có kiến thức, mạnh dạn hơn trong sản xuất, làm dịch vụ. Đây vừa là niềm vui, niềm tự tin khômg chỉ của người nghèo mà còn là nièm tin của xã hội đối với người nghèo trong cuộc vật lộn với cuộc sống khó khăn này. Từ thu nhập cao sẽ kéo theo các điều kiện khác được cải thiện. Như tỷ lệ học sinh đi học cao hơn đạt 98%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm . Đăc biệt là tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,2% năn 2000 còn 1,6% năm2005. Với sự hỗ trợ của nhà nước và một số hiệu quả cơ bản của chương trình, như đã phân tích trên thì chắc chắn tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong những năm tới sẽ phải giảm đáng kể. Tìm hiểu chi tiết vấn đề nay chúng ta xem xét bảng sau; Bảng 10: Kết quả xóa đói giảm nghèo qua các năm ( theo tiêu chí cũ) STT Số liệu từng năm Số hộ Tỷ lệ% 1 Năm 2001 7168 58 2 Năm 2002 3955 32 3 Năm 2003 3414 28 4 Năm 2004 2893 23 5 Năm 2005 2224 18 (Nguồn: Thống kê huyện Yên Minh) Với những con số trong bảng một lần nữa khẳng định rằng, các cơ chế chính sách của Nhà nước ta rất phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Điều đó được thể hiện ở chỗ nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện các chương trình trên địa bàn để kết quả các chương trình đạt kế hoạch đề ra. Đồng thời đó cũng là thể hiện chủ trương của nhà nước ta là đúng đắn là hợp lòng dân. Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm bình quân 8% trên một năm. Năm 2001 giảm nhiều nhất vì năm 2001 là năm đầu tiên thực hiện chương trình mái nhà, bể nước, con bò. Cho nên, những hộ không có nhà ở hoặc nhà ở quá tồi tàn được chính quyền giải quyết ngay. Bởi các cụ ta có câu “ an cư mới lập nghiệp”. Có nhà cửa thì mới yêm tâm mà sản xuất, có nơi che năng, che mưa sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc. Ngoài ra các hộ còn được hỗ trợ tư liệu sản xuất, các loại giống phân bón, cây trồng … Đó là cơ sở là bước đệm vững chắc cho người nghèo tự xóa đói giảm nghèo. Xóa được đói giảm được nghèo, không chỉ giải quyết được vấn đề kinh tế cho người nghèo, mà nó còn giải quyết được rất nhiều những vấn đề xã hội khác. Chẳng hạn như tỷ lệ hộ nghèo giảm thì tỷ lệ học sinh đi học phỏ thông lại tăng lệ. Năm 2001 tỷ lệ học sinh đi học đạt 95% thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên 98%. Trao đổi với chúng tôi ông phó chủ tich UBND xã Đường thượng cho biết. “ Nói chung mọi thứ đều bắt nguồn hạt gạo. Khi cuộc sống tương đối ổn định thì việc vận động nhân dân cho con em đi học là không có gì khó khăn. còn lúc họ đang bị nghèo đói thì rất khó vân động”. Đúng như Mác đã nói “ Vật chất quyết định ý thức”. Có lẽ không phải người dân không hiểu đi học là có lợi. Nhưng không thể đi học mà khi về lại không có gì ăn, điều đó là không thể. Hơn nữa không có ăn làm sao học tốt được không thể tập trung học được. Vì thế , cho nên phải giải quyết cái đói, cái nghèo thì mới có thể giải quyết được nhiều vấn đề xã hội khác. Bác Hồ của chúng ta đã coi “đói” là một loại giặc, quả thật “giặc đói”nó phá phách nhiều thứ, nó làm băng hoại hạnh phúc gia đình, đạo đức xã hội. CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận. Xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân là vấn đề được đặt ra cho mọi quốc gia, mọi vùng miền. Từ ngày mới thành lập Nhà nước dân chủ, Hồ Chủ Tịch đã xác định “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm” là ba loại kẻ thù của dân tộc. Đến nay, khi đất nước ta không còn giặc ngoại xâm và cơ bản đã hoàn thành phổ cập tiểu học, phổ cập trung học cơ sở thì giặc đói vẫn ngang nhiên tồn tại. Nó xuất hiện ở mọi địa bàn, mọi vùng miền từ nông thôn đến thành thị. Từ các thành phố lớn cho đến hải đảo xa xôi, hay vùng núi biên giới trong đó có Yên Minh. Với sự hỗ trợ của nhà nước và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện Yên Minh đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 2001 xuốn còn 18% năm 2005 (theo tiêu chí cũ). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Tỷ lệ trẻ em đi học cao 98% , công tác dân số KHHGĐ cũng có nhiều thay đổi. Đây là tiền đề quan trọng để huyện phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, những kết quả đạt được cũng chỉ là bước đầu. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân bị nghèo đói. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo đói là rất lớn trên 67% (theo tiêu chí mới). Từ nay đến 2010 việc đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo sẽ có tác dụng ảnh hưởng to lớn, sâu sắc đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của Yên Minh nói riêng. Chủ chương đổi mới sẽ đi vào chiều sâu, ngành kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Hiện tượng đói nghèo cũng có những diễn biến phức tạp, khoảng cách giầu nghèo ngày càng xa nhau. Do đó chúng ta phải nắm vững tư tưởng, quan điểm của Đảng về đường lối đổi mới, tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện của địa phương. + Trước hết qua các số liệu tổng hợp chúng tôi đi đến nhân định. Các hộ nghèo đói hầu hết tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông , lâm nghiệp và không có nghề phụ nào khác. - Các hộ nghèo đói thường có tỷ lệ sinh con cao, con cái ốm đau, suy dinh dưỡg. - Chủ hộ là người trẻ tuổi, cùng các thành viên trong gia đình đều có trình độ học vấn thấp, nhận thức chậm, khó tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. - Điều kiện nhà ở tam bợ, tiện nghi sinh hoạt thiếu thốn. - Người nghèo có sức ỳ cao, thường có tính cam chịu, bảo thủ, thụ động trong việc tìm phương hướng làm ăn. - Hộ nghèo thường sống ở những nơi xa trung tâm, vùng điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém. + Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Gồm có ba nhóm nguyên nhân; Một là: Do bản thân người nghèo. Không biết làm ăn, thiếu vốn,thiếu kiến thức, đông con, thiếu lao động, do ốm đau bệnh tật, có quá ít hoặc không có ruộng đất, chi tiêu không có kế hoạch. Hai là: Do điều kiên tự nhiên và môi trường. Đất canh tác cằn cỗi, năng xuất cây trồng thấp, khí hậu thời tiết không thuận lợi, vị trí địa lý bất lợi (vùng sâu, vùng xa, thiếu đường giao thông, nói chung là cơ sở hạ tầng thấp kém), thiếu thị trường. Ba là: Do thể chế và cơ chế chính sách không đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn, không có sự quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất,các chính sách áp dụng đôi khi quá cứng nhắc. + Kết quả thực hiện những chính sách về xóa đói giảm nghèo; Nhìn chung những chính sách của các cấp, các ngành đã ban hành, đều được chính quyền cấp cơ sở tổ chức thực hiện chặt chẽ. Những chính sách đã triển khai đều được nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng thực hiện. Những chính sách đó đó đều phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của nhân dân như; cho hộ nghèo vay vốn, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ dụng cụ lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí…đều có hiệu quả * Những khuyến nghị và giải pháp. Từ các nhân định trên, để thiết thực góp phần đẩy mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị sau; + Xác định quan điểm về mục tiêu xóa đói giảm nghèo: Xóa đói giảm nghèo vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội. Nên xóa đói giảm nghèo phải có sự liên kết những tác động kinh tế và tác động xã hội. Hơn nữa không có chính sách kin tế nào lại không mang ý nghĩa xã hội. Cũng như vậy không có chính sách xã hội nào lại không dựa trên cơ sở vật chất. Nếu thoát ly khỏi vật chất thì sẽ không trở thành hiện thực được. Do đó, xóa đói giảm nghèo không chỉ bằng quan điểm thuần túy hay duy ý trí về mặt xã hội. Vì cả hai cách này đều không hiệu quả. - Đói nghèo là một vấn đề kinh té xã hội phức tạp. Liên quan đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Vì vậy muốn giải quyết vấn đề này có hiệu quả, phải có sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và chính sách đồng bộ của nhà nước. Song điều đó cũng chưa đủ, nếu không xã hội hóa được công tác xóa đói giảm nghèo. Vì thế, cho nên rất cần huy động sự tham gia của cả cộng đồng xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, có như vậy tình trạng nghèo đói mới được thu hẹp. - Xóa đói giảm nghèo phải xuất phát từ mục tiêu vì sự phát triển toàn diện Mà mấu chốt nhất là tạo nguồn lực, phát triển nguồn lực, lấy nguồn lực con người làm cốt lõi. Vì vậy, ngoài chính sách cứu trợ cứu đói, chính sách phát triển kinh tế địa phương, cần nâng cao chính sách đào tạo cán bộ, và công tác huấn luyện. Đặc biệt là huấn luyện cho người nghèo về công tác xóa đói giảm nghèo chính gia đình mình. - Phát huy cao độ tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên vượt qua nghèo đói của chính hộ nghèo. Mọi sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng chỉ là tạo điều kiện nâng đỡ. Sự vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo mới là động lực quyết định xóa đói giảm nghèo. Chỉ khi nào sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của xã hội chuyển thành niềm tin, sự nỗ lực của của người nghèo, hộ nghèo thì việc xóa đói giảm nghèo mới đảm bảo thành công vững chắc. Nhà nước, xã hội chỉ giúp đỡ người nghèo về điều kiện, niềm tin vươn lên trong cuộc sống chứ không thể làm thay tất cả cho họ được. + Giải pháp cụ thể; Tình trạng nghèo đói ở Yên Minh – huyện Yên minh – tỉnh Hà Giang nói chung và người dân tộc Mông nơi đây nói riêng, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Để đạt được những mục tiêu về xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới. Trên cơ sở thực trạng đời sống nhân dân ở Yên Minh. Dựa vào những đặc điểm riêng của Yên Minh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng...Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo như sau: *Biện pháp giúp đỡ người nghèo để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo thay đổi nhận thức, có kiến thức để xóa đói giảm nghèo, thay đổi cuộc sống nghèo khổ bằng cuộc sống đầy đủ với đúng nghĩa của nó. + Mặt trận và các đoàn thể với chức năng tuyên truyền. Căn cứ vào đặc điểm tính chất, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức. nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, để mọi người dân thấy được nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo bằng những hành động cụ thể thiết thực như; Tham gia xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo. Khuyến khích những hộ có vốn mạnh dạn tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động của hộ nghèo vào làm việc. Giúp hộ nghèo có việc làm ổn định, có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Những hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nhưng còn thiếu vốn hoặc kinh nghiệm… thì cần giúp đỡ để họ có thể phát triển kinh tế một cách thuận lợi nhất. + Tăng cường tổ chức các cuộc gặp gỡ, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ chức, những người sản xuất, kinh doanh giỏi với người nghèo. Giữa những người nghèo với người nghèo. Để xóa đi mặc cảm tự ti, hổ thẹn vì nghèo. Tạo niền tin để người nghèo có quyết tâm vươn lên xóa đói giảm nghèo. + Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Phổ biến kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ sản xuất, tư vấn ngành nghề, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ… Để thực hiện được nội dung này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chuyên môn. Tổ chức khảo sát phân loại nhu cầu về kiến thức của người nghèo, hộ nghèo. Trên cơ sở đó mở các lớp tập huấn theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Phổ biến công nghệ kỹ thuật, trước hết cần tổ chức rộng rãi cho đối tượng là thanh niên đến độ tuổi lao động. + Tạm thời tập trung chủ yếu là các nghề về sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực cho hộ nghèo. + Bồi dưỡng cho người lao động về các kiến thức thị trường, hướng dẫn cách chi tiêu trong gia đình. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. + Về lâu dài để cho người lao động có tay nghề, có kỹ năng tổ chức sản xuất cao, thì cần phải có kế hoặch đào tạo ngành nghề cho họ nhất là lao động trẻ hiện nay chưa có việc làm. Tăng cường các nguồn vốn cho người nghèo vay khi có nhu cầu. Khi tổ chức cho vay phải chuyển đồng vốn đến tay người nghèo. Không chỉ là làm nhà cho hộ nghèo là xong, là coi như đã xóa được đói giảm được nghèo mà cần quan tâm đến họ thường xuyên. Tiếp tục giúp đỡ họ làm ăn có hiệu quả với đồng vốn vay ưu đãi. + Các ngành chức năng cần tổ chức phân loại cụ thể hiên trạng, nguyên nhân nợ đọng vốn vay của từng hộ, ở từng nguồn. Rà soát lại số hộ nghèo đói, số hộ đã thoát nghèo, để làm rõ đối tượng được ưu tiên vay vốn và xử lý vốn tồn đọng. + Các cơ quan có thẩm quyền khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ theo chính sách. Cần tổ chức tiếp tục cho hộ nghèo vay vốn với lãi xuất thấp. Đơn giản hóa thủ tục vay, chu kỳ cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kết hợp với trang bị kiến thức sản xuất kinh doanh. Đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát sử dụng vốn, ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. + Đối với những hộ có sức lao động , nhưng không có khả năng tổ chức sản xuất thì tổ chức thành tổ hợp tác tự nguyện. Cho vay qua tổ và hướng dẫn sản xuất, khuyến khích tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất để dần hình thành hợp tác xã. + Mở rộng các nguồn vốn bằng nhiều hình thức. Vận động các nhà hảo tâm, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan đơn vị trường học, lực lượng vũ trang, đóng góp cho chương trình xóa đói giảm nghèo bằng nguồn tài chính hoặc bằng các hoạt động cụ thể của các cá nhân hay tổ chức của mình.Thành lập các loại quỹ do nhân dân đóng góp bằng tiền hoặc tư liệu sản xuất, thông qua các hình thức vân động “ lá lành đùm lá rách”. + Khai thác mở rộng các loại quỹ đất sản xuất, đảm bảo giao cho hộ nghèo thực sự có nhu cầu và khả năng sản xuất nhưng còn thiếu hoặc chưa có đất sản xuất. Đối với những hộ có khả năng tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, làm dịch vụ … có thể giúp đỡ họ về mặt bằng, địa điểm lồng ghép với việc cho vay vốn để mua tư liệu sản xuất. Xây dựng các dự án thu hút các nguồn vốn của các tổ chức. Mở rộng các loại ngành nghề thu hút lao động vào sản xuất. Khí hậu thời tiết phù hợp với việc trồng lúa Bao thai, trồng cây đậu tương nên phải sớm quy hoặch vùng trồng lúa hàng hóa tạo ra mặt hàng mũi nhọn. Vì vậy, cần khai thác triệt để các nguồn lực tập trung cho đầu tư trồng lúa, trồng đậu tương. Rừng là nguồn thu tương đối lớn nếu biết quản lý và khai thác phù hợp. Cho nên cần có các chương trình đầu tư cho việc quản lý và bảo vệ rừng. Bảo vệ được rừng người dân vừa có thể khai thác nguồn thu, vừa là bảo vệ môi trường và cũng là để bảo vệ chính mình khỏi thiên tai lũ quyét. Yên Minh là vùng cao núi đá. Cuộc sống người dân thuần túy về sản xuất nông lâm nghiệp. Đời sống văn hóa chưa phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới với tốc độ phát triển chung về mọi mặt. Mọi vấn đề xã hội sẽ ngày càng phát sinh. Vì thế, cho nên việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội ngay từ bây giờ là rất cần thiết. Vì vấn đề tệ nạn xã hội cũng tác động, ảnh hưởng rất lớn đến công tác xóa đói giảm nghèo. * Các chính sách hỗ trợ người nghèo. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các chính sách của nhà nước đang thực hiện hiện là rất phù hợp với điều kiện của người nghèo. Vì vậy, những chính sách đó nên tiếp tục thực hiện đối với địa bàn Yên Minh nói riêng và đối với địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung như ; Cho vay vốn không lãi để mua trâu bò cày kéo đối với những hộ không có trâu, bò. Những hộ có nhu cầu chăn nuôi trâu, bò theo mô hình trang trại thì được vay với lãi xuất ưu đãi. Tiếp tục hỗ trợ làm nhà ở cho những hộ chưa có nhà ở hoặc nhà ở dột nát... Đối với những hộ cực nghèo, già cả cô đơn, không nơi nương tựa, tật nguyền…được nhà nước hỗ trợ bằng nguồn cứu trợ xã hội. Thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục và y tế cho người nghèo. Nên thực hiện việc mở bếp ăn tình thương tại các trạm y tế để người nghèo có chỗ ăn, ở khi phải điều trị. Có như vậy mới thu hút được người dân đến khám chữa bệnh. Con em người nghèo được giảm học phí hoặc các khoản đóng góp theo quy định của nhà trường. Cơ sở hạ tầng cần phải đầu tư, nâng cấp như : Các thôn bản đều phải có điện, phải, có trường lớp đảm bảo cho con em đi học. Tiếp tục thực hiện việc kiên cố hóa kênh mương, làm đường giao thông nông thôn, đường liên thôn, liên bản. Đảm bảo cho việc đi lại được thuận lợi. Xuất phát từ tình hình thực tế của Yên Minh, chúng tôi hy vọng rằng, với những ý kiến nêu trên sẽ góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ và nhân dân huyện trong những năm tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội VI – NXB Sự thật -1987 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội VII – NXB Sự thật -1991 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội VIII – NXB chính trị Quốc gia – 1999. Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện đại hội IX – NXB chính trị Quốc gia -2001. Ban tư tưởng văn hoá trung ương: Sổ tay báo cáo viên về đại hội IX- NXB Hà Nội -2001. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội X –NXB chính trị Quốc gia - 2006. Ban tư tưởng văn hoá trung ương: sổ tay báo cáo viên về Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam – NXB Hà Nội 2006. Đảng bộ huyện Yên Minh:Văn kiện đại hội XIV – năm 2000. Đảng bộ huyện Yên Minh: Văn kiện đại hội XV – năm 2005. Đảng bộ huyện Yên Minh; Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khoá XV – năm 2005. Hội đồng nhân dân huyện Yên Min: Nghị quyết kỳ họp thứ II khóa XVI nhiệm kỳ 1999 -2004. Hội đồng nhân dân huyện Yên Minh: Nghị quyết kỳ họp thứ II khóa II khóa XVIII nhiệm kỳ 2004 -2009. Hội đồng nhân dân thị trấn Yên Minh: Nghị quyết kỳ họp thứ II khóa II nhiệm kỳ 2004 – 2009. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Minh: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất nông – lâm – nghiệp năm 2000. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Minh: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất nông lâm nghiệp năm 2005. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Minh: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất nông – lâm – nghiệp năm 2006. Mác - Ăngghen toàn tập – tập 2 Từ điển tiếng Việt – NXB thế giới -1994. Tương lai: chủ đề tài KX – 07 – 04 phân tầng xã hôi ở Việt Nam 1995. Tương lai: khảo sát về phân tầng xã hội – NXB khoa học xã hội- 1995. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên: Xã hội học – NXB Đại học Quốc gia 2006. Phòng Nội vụ huyện Yên Minh: Báo cáo thống kê kết quả điều tra đói nghèo năm 2005. Viện xã hội học: Đặc điểm kinh tế xã hội về nhà ở của người dân nghèo đô thị – NXB KHXH -1995. Viện xã hội học: Tạp chí xã hội học số 3/1995. Bộ lao động thương binh và xã hội: Tài liệu tập huấn công tác XĐGN giành cho cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện – NXB LĐTB &XH năm 2003. Vũ Anh Tuấn: Đổi mới kinh tế và phát triển – NXB khoa học xã hội Hà Nội 1994. Phòng hạ tầng cơ sở: báo cáo tổng kết năm 2005. UBDSGĐ & Trẻ em: Báo cáo tổng kết công tác dân số năm 1995. Phòng kinh tế huyện: Tài liệu phục vụ đại hội Đảng bộ khóa XV năm 2005. Vũ Hào Quang: Tập bài giảng lý thuyết xã hội học hiện đại. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, NXB Thống kê, 2003. MỤC LỤC Phần một: Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. ý nghĩa khoa học 2.2. ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Khung lý thuyết Phần hai: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Những quan điểm lý luận 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2. Những khái niệm công cụ 2.1. Hộ gia đình 2.2. Nghèo đói 2.3. Chính sách xã hội 2.4. Phát triển Chương II: Hiện trạng vấn đề xoá đói giảm nghèo ở huyện Yên Minh – Hà Giang 1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT – XH của địa bàn nghiên cứu 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng đói nghèo 2.2. Phân bố hộ nghèo theo các xã trong huyện 2.3. Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí cơ cấu nghề nghiệp 2.4. Tìm hiểu hộ nghèo theo trình độ học vấn 2.5. Tìm hiểu hộ nghèo theo tiêu chí độ tuổi 2.6. Các trạng thái biểu hiện của hộ nghèo 2.7. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo 3. Các chính sách xã hội về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn 3.1. Kết quả thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo 3.1.1. Hỗ trợ về vốn 3.1.2. Hỗ trợ người về tư liệu sản xuất, sinh hoạt CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH30t.doc
Tài liệu liên quan