Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỨNG, BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở nước ta. Đường lối và các chính sách được hoạch định và tổ chức thực hiện trong hơn 20 năm qua đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn cả nước được cộng đồng Quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực (dẫn từ [22]). Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và thực phẩm quốc gia. Kinh tế trang trại có xu hướng phát triển mạnh và đang là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Tuy nhiên những vấn đề về môi trường có ảnh hưởng tới sức khỏe, phát triển bền vững và những phát sinh nội tại đang đòi hỏi chúng ta về sự cần thiết phải có sự quan tâm, đánh giá. Quá trình canh tác nông nghiệp nói chung, trồng vải nói riêng luôn luôn tạo ra sự giao lưu, chuyển đổi của các thành phần sẵn có về môi trường sinh thái. Những chất mà con người đưa vào môi trường theo mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây vải bao gồm các sản phẩm từ phân bón, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột và các loại hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng đều đáng phải quan tâm. Lợi ích của phân bón, hoá chất trừ sâu diệt cỏ và các hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng của cây nông nghiệp đã được khẳng định từ thời thượng cổ. Tuy nhiên những bất cập, ảnh hưởng có hại của phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật đã và đang là vấn đề khó giải quyết của các nhà khoa học cũng như cả cộng đồng, đặc biệt là sự ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khoẻ của con người (dẫn từ [16], [18]). Bắc Giang là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 3.823,3 km2, trong đó diện tích nông nghiệp là 260.906 ha. Năm 2007 cả tỉnh Bắc Giang có 2.935 trang trại, tăng 2.549 trang trại so với năm 2002. Các trang trại đã thu hút, giải quyết việc làm cho 8.842 lao động, trong đó có 3.908 lao động thường xuyên. Đặc biệt đối với cây vải đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn nhất cả nước với diện tích là 39.835 ha, tổng sản lượng đạt 228.000 tấn, tăng gấp 4 lần so với năm 2002, góp phần quan trọng vào việc xoá đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh (dẫn từ [23], [33], [34], [35]). Khu chuyên canh vải đã tạo ra một môi trường sinh thái mới bao gồm các sinh vật sẵn có đã có sự thay đổi về tỷ lệ, đồng thời đã tăng tỷ lệ một số sinh vật mới phù hợp với môi trường như các loại chim ăn quả tăng lên, quần thể muỗi và một số côn trùng khác cũng thay đổi .Tất cả sự chuyển đổi sinh thái và ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là cơ cấu một số bệnh thường gặp trong cộng đồng dân cư. Thực tế có rất nhiều vấn đề được quan tâm đối với người chuyên canh vải. Song việc trước mắt là phải xem xét các chứng, bệnh thường gặp ở người chuyên canh vải có gì khác so với các đối tượng lao động khác. Đồng thời xem xét một số yếu tố liên quan có thể tác động đến tần xuất mắc các chứng, bệnh ở các đối tượng này. Vấn đề đặt ra là: Cơ cấu bệnh tật cũng như các vấn đề sức khỏe có liên quan của người dân chuyên canh vải Lục Ngạn ra sao? Vấn đề sức khoẻ nào mang tính đặc thù và các yếu tố nào có liên quan đến sức khỏe ở đối tượng chuyên canh vải? Có gì khác với các cộng đồng canh tác nông nghiệp khác không? Để trả lời những vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; 2. Xác định một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động nông nghiệp 3 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật 7 1.3. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Lục Ngạn 14 1.4. Tình hình nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật của người lao động 16 Chương 2. ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu 20 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 23 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 24 2.6. Vật liệu, phương tiện, nguồn lực 25 2.7. Phương pháp khống chế sai số 25 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 25 2.9. Phương pháp xử lý số liệu 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Một số chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải 29 3.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 36 Chương 4. BÀN LUẬN 41 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41 4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp 45 4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thường gặp 50 KẾT LUẬN 54 KIẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

pdf73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p 3.3.1. Bảo hộ lao động 20,2 79,8 27,4 72,6 0 20 40 60 80 Tỷ lệ (%) Không sử dụng Sử dụng thường xuyên Bảo hộ lao động Mắc Không mắc Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa sử dụng kính bảo hộ với bệnh viêm kết mạc Nhận xét: Người không sử dụng kính bảo hộ thường xuyên có tỷ lệ mắc viêm kết mạc là 20,18%; người sử dụng kính bảo hộ có tỷ lệ mắc viêm kết mạc là 27,41%, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p>0,05). Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sử dụng quần áo bảo hộ lao động với bệnh viêm da dị ứng STT Quần áo BHLĐ n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 Không sử dụng 306 12 3,92 294 96,08 2 Sử dụng 150 8 5,33 142 94,67 Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62 p p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ viêm da dị ứng ở nhóm không sử dụng quần áo BHLĐ thường xuyên là 3,92% và nhóm có sử dụng quần áo bảo hộ lao động có tỷ lệ mắc viêm da dị ứng là 5,33%, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3.2. Thời gian tiếp xúc với hoá chất Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với chứng đau đầu STT Thời gian n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 > 4 giờ/ngày 138 ư 51 36,95 87 63,05 2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 95 30,44 217 69,56 3 < 2 giờ/ngày 6 4 66,66 2 33,34 Tổng cộng 456 150 32,89 306 67,11 p p>0,05 Nhận xét: Thời gian tiếp xúc nhiều hay ít HCBVTV trong ngày đều làm cho chứng đau đầu tăng cao > 30%. Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm mũi họng mạn tính STT Thời gian n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 > 4 giờ/ngày 138 44 31,88 94 68,12 2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 97 31,08 215 68,92 3 < 2 giờ/ngày 6 2 33,33 4 66,67 Tổng cộng 456 143 31,35 313 68,65 p p>0,05 Nhận xét: Tỷ lệ viêm họng mạn tính ở các nhóm có thời gian tiếp xúc với HCBVTV khác nhau là tương tự như nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm kết mạc mắt STT Thời gian n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 > 4 giờ/ngày 138 29 21,01 109 78,99 2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 71 22,75 241 77,25 3 < 2 giờ/ngày 6 1 16,66 5 83,34 Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,86 p p(3&2)<0,05; p(3&1)<0,05 Nhận xét: Bệnh viêm kết mạc có liên quan rõ rệt với thời gian tiếp xúc với HCBVTV (p(3&2)<0,05; p(3&1)<0,05). 36,95 31,88 21,01 30,44 31,08 22,75 66,66 33,33 16,66 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ (%) > 4h 2-4h < 2h Thời gian (h/ ngày) Chứng đau đầu Viêm mũi họng mạn tính Viêm kết mạc mắt c Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với chứng đau đầu, viêm mũi họng mạn tính, bệnh viêm kết mạc mắt Nhận xét: Tỷ lệ mắc chứng đau đầu ở nhóm 2 giờ cao nhất (66,66%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng STT Thời gian n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 > 4 giờ/ngày 138 22 15,94 116 84,06 2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 37 11,85 275 88,15 3 < 2 giờ/ngày 6 1 16,66 5 83,34 Tổng cộng 456 60 13,15 396 86,85 p p>0,05 Nhận xét: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chưa có liên quan rõ rệt thời gian tiếp xúc với HCBVTV ( tỷ lệ mắc bệnh không theo qui luật nào). Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc HCBVTV với bệnh viêm da dị ứng STT Thời gian n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 > 4 giờ/ngày 138 9 6,52 129 93,48 2 Từ 2-4 giờ/ngày 312 10 3,20 302 96,80 3 < 2 giờ/ngày 6 1 16,66 5 83,34 Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62 p p>0,05 Nhận xét: Bệnh viêm da dị ứng xuất hiện ở đối tượng tiếp xúc với HCBVTV 1 – 2 giờ/ngày. Thời gian tiếp xúc với HCBVTV tăng, tỷ lệ bệnh viêm da dị ứng tăng, song sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.3.3. Trình độ văn hoá Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với viêm kết mạc mắt STT Văn hoá n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 Mù chữ 7 3 42,85 4 57,15 2 Tiểu học 132 18 13,63 114 86,37 3 TH cơ sở 259 66 25,48 193 74,52 4 THPT trở lên 58 14 24,13 44 75,87 Tổng cộng 456 101 22,14 355 77,85 p p(1&2)<0,05; p(1&3)<0,05; p(1&4)<0,05 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh viêm kết mạc ở nhóm mù chữ cao nhất (tỷ lệ là 42,85%). So với các nhóm khác có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Các nhóm còn lại tỷ lệ mắc bệnh từ 24 – 25 %. Bảng 3.25. Mối liên quan giữa trình độ văn hoá với viêm da dị ứng STT Văn hoá n Mắc Không mắc SL TL(%) SL TL(%) 1 Mù chữ 7 2 28,57 5 71,43 2 Tiểu học 132 3 2,27 129 97,73 3 TH cơ sở 259 12 4,63 247 95,37 4 THPT trở lên 58 3 5,17 55 94,83 Tổng cộng 456 20 4,38 436 95,62 p p(1&2)<0,05; p(1&3)<0,05, p(1&4)<0,05 Nhận xét: Học vấn thấp có liên quan rõ rệt với tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng. Nhóm mù chữ mắc bệnh với tỷ lệ 28,58%. So với các nhóm khác có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Các nhóm khác tỷ lệ bệnh dưới 10%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Trình dộ văn hoá: Người chuyên canh vải tại huyện Lục Ngạn phần lớn có trình độ trung học cơ sở (56,8%). Các điều tra ở khu vực Thái Nguyên và Hà Nội cũng cho thấy đa số người dân canh tác nông nghiệp có trình độ học vấn thấp. Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hà, Hoàng Hải, Nguyễn Tuấn Khanh...cho thấy người dân làm nông nghiệp ở nông thôn có trình độ học vấn ở bậc tiểu học, trung học cơ sở [8], [10], [18]. Điều đáng chú ý trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 1,54% các đối tượng điều tra không biết chữ. Đây cũng là một khó khăn cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học nói chung, an toàn vệ sinh trong lao động nông nghiệp có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nói riêng, điều mà sau này nếu như đề tài tiến hành tiếp tục các biện pháp can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh vải sẽ hết sức khó khăn. Trong khuyến cáo năm 2005 về “Chương trình an toàn lao động và vấn đề toàn cầu trong kỷ nguyên mới”, các tác giả Haryono, Mscat [43] cho rằng vấn đề dân trí thấp của các vùng nông thôn khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn là một khó khăn trong việc phổ cập giáo dục an toàn vệ sinh lao động phòng chống tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp, đặc biệt là các nước Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia. Trong nghiên cứu của Yuwadee Chompituk về giáo dục kiến thức nhận dạng và phòng chống các nguy cơ hoá học từ môi trường lao động cũng cho nhận xét là trình độ dân trí thấp đã cản trở việc giáo dục an toàn vệ sinh lao động rất nhiều. Các tác giả cho rằng an toàn vệ sinh lao động, phòng chống các bệnh liên quan đến nghề nghịêp, các bệnh nghề nghiệp cần phải song hành cùng với việc nâng cao dân trí ở các vùng sâu, các vùng khó khăn (dẫn từ [48], [52]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Về tuổi và giới: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết các lứa tuổi, giới đều tham gia lao động chuyên canh vải, tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn (54,17%). So với canh tác rau màu, chè thì tỷ lệ nữ tham gia chuyên canh vải ở huyện Lục Ngạn có thấp hơn. Điều này phản ảnh thực tế về công việc nặng nhọc trong toàn bộ quá trình canh tác, chăm sóc, thu hoạch vải so với chuyên canh các loại rau màu khác. Do vậy sự cần thiết phải sử dụng sức lực của nam giới theo yêu cầu ở đây cao hơn. Tuy vậy trên thực tế tỷ lệ nam giới tham gia chuyên canh vải có nhiều hơn, song sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới không nhiều. Trong nghiên cứu của Jim Whiting về các yếu tố nguy cơ, an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động đã nêu rõ phải hết sức lưu ý về độ tuổi cũng như sức khoẻ của người tiếp xúc. Tác giả cho rằng có tới 10% những người lao động làm việc ở các vị trí, công việc tại các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển không có sự phù hợp với độ tuổi, giới (chưa đến tuổi, quá tuổi lao động hoặc là nữ giới làm việc nặng nhọc). Với một xã hội tiến bộ vấn đề này cần phải cải thiện đến mức tối đa có thể có được. Trong quá trình chăm sóc sức khoẻ người dân chuyên canh vải cần hết sức lưu ý vấn đề này bởi lẽ canh tác vải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại có nguy cơ lây nhiễm cao như phun HCBVTV ở độ cao, khả năng khuếch tán các hoá chất độc nhiều hơn và ảnh hưởng nhiều đến người tham gia lao động. Canh tác và thu hoạch vải thường xuyên phải làm việc ở độ cao phải leo trèo nên nguy cơ tai nạn lao động cũng lớn hơn ngành khác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu về tiếp xúc hoá chất trừ sâu đối với nữ giới của một số tác giả khu vực phía Bắc như Hoàng Hải, Nguyễn Tuấn Khanh [10], [18]. Một số đối tượng lao động chuyên canh vải có tuổi dưới 20, trên 60 cũng là nguy cơ về sức khoẻ vì họ tham gia lao động khi tuổi còn trẻ dưới 20 tuổi hoặc không còn tuổi lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đã hoặc vẫn còn phải tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, thực sự là điều không tốt cho sức khoẻ. Về tuổi nghề của các đối tượng nghiên cứu cho thấy đa số người chuyên canh vải có tuổi nghề cao từ 15 năm trở lên, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thường là lâu dài (83,76%). So với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đối tượng chuyên canh rau, chè, lúa trong thời gian gần đây thì tuổi nghề cao cũng thường chiếm đa số [7], [10], [13], [14]. Tuy nhiên đối với canh tác vải do tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ sẽ có khả năng làm gia tăng một số bệnh có liên quan hoặc thay đổi mô hình bệnh tật nên cần phải lưu ý hơn. Một số bệnh mạn tính có nguy cơ xuất hiện trên các đối tượng nghiên cứu (Nhận xét của một số tác giả Đỗ Hàm, Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hà [1], [8], [19]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người lao động chuyên canh vải có tuổi nghề dưới 10 năm là rất thấp (6,81%), điều này cho thấy sự kế thừa trong chuyên canh vải đang có vấn đề. Hơn nữa với tuổi nghề thấp kèm theo tuổi đời còn trẻ, sức đề kháng nói riêng, sức khoẻ nói chung là tương đối tốt so với tuổi già. Đây là một bất cập trong công tác chăm sóc sức khoẻ phù hợp với năng suất cũng như sản lượng vải cần được duy trì và phát triển. Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: Hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong chuyên canh vải tương đối đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu vào 2 loại là Pandan 72,36% và Bassa 72,14 %. Đây vừa là khó khăn vừa là thuận lợi trong công tác an toàn vệ sinh lao động đối với các đối tượng chuyên canh vải, nhiều hoá chất trừ sâu sử dụng thì việc quản lý sẽ hết sức khó khăn. Pandan và Bassa được sử dụng nhiều sẽ gợi ý cho chúng ta những vấn đề an toàn vệ sinh lao động cụ thể, đặc thù đối với các hoá chất độc này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nhận xét của Hoàng Hải (năm 2006), Nguyễn Tuấn Khanh và một số tác giả khác. Tỷ lệ Bassa cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên được sử dụng tương đối phổ biến trong chăm sóc các loại rau màu [11], [26]. Trong quá trình chăm sóc vải, người chuyên canh vải sử dụng nhiều loại HCBVTV và sử dụng liên tục, quanh năm để bảo vệ cây, quả vải, do vậy nguy cơ của HCBVTV cần được nghiên cứu nhiều hơn trên đối tượng chuyên canh vải trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Các tác giả trên thế giới như Komutpol. P, Kalampakorn – Thái Lan, John Bir Chall – Singapore [46], [47] cũng đều có chung nhận xét là tỷ lệ sử dụng HCBVTV cũng như các hoá chất khác trong canh tác nông nghiệp cũng đang phổ biến ở các nước đang phát triển. Các nước Đông Nam Á sử dụng HCBVTV ở mức trung bình song tác hại đối với sức khoẻ cộng đồng lại nhiều hơn các nước phát triển. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc tỷ lệ sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật cũng như các hoá chất khác trong canh tác nông nghiệp nhiều hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, song do công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tốt nên ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ của người tiếp xúc là ít hơn rất nhiều. Sử dụng lượng hoá chất của Nhật Bản đứng thứ 6, Hàn Quốc đứng thứ 8, Malaysia đứng thứ 15, Việt Nam đứng thứ 17 (dẫn từ [45], [54]). Sử dụng bảo hộ lao động: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy việc sử dụng bảo hộ lao động nói chung của người chuyên canh vải là chưa đầy đủ và chưa thường xuyên. Ngoài việc sử dụng khẩu trang với tỷ lệ tương đối cao nhưng vẫn chưa triệt để (97,58%). Hầu hết các phương tiện bảo hộ lao động khác đều có tỷ lệ sử dụng thấp dưới 50%. Tỷ lệ sử dụng BHLĐ thấp sẽ là nguy cơ đối với sức khoẻ và một số bệnh có liên quan. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với nhận xét và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà, Hoàng Hải, Nguyễn Tuấn Khanh [8], [10], [19]. Các tác giả đều cho rằng tỷ lệ người dân sử dụng BHLĐ không cao, các phương tiện BHLĐ không bảo đảm kỹ thuật, không sử dụng thường xuyên là tương đối phổ biến, đặc biệt là khu vực dân trí thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.2. Thực trạng một số chứng, bệnh thƣờng gặp ở ngƣời chuyên canh vải Một số chứng, bệnh thường gặp với tỷ lệ cao ở người dân chuyên canh vải Lục Ngạn chủ yếu thuộc khu vực thần kinh trung ương, da và niêm mạc. Đây cũng có thể coi là một đặc thù cần nghiên cứu sâu hơn. Chứng bệnh đau đầu và mất ngủ lên tới 58,54% (đau đầu 32,89%, mất ngủ 25,65%). Tỷ lệ này cao hơn so với cộng đồng dân cư canh tác lúa. Tỷ lệ này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thuỳ Dương (năm 2007) ở người chuyên canh rau Thái Nguyên (tỷ lệ 46,98%) [8]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú (2003) là 22,2% [27]. Trong nghiên cứu của Đỗ Hàm cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da và thần kinh chiếm ưu thế trong cơ cấu bệnh tật của người dân canh tác rau, chè (báo cáo khoa học tại hội nghị APOSHO – Thái Lan). Đa số các tác giả khác cũng cho kết quả là ở mức 40 – 50% [40], [41], [42], [54]. Nghiên cứu của Komutpol.P và cộng sự cũng cho thấy người lao động tiếp xúc với HCBVTV ở Thái Lan có tỷ lệ mắc bệnh ở hệ thần kinh cao (23,8%) [47]. Chúng tôi cho rằng người nông dân chuyên canh vải có thể phải chịu tác động của nhiều yếu tố nguy cơ hơn so với các nghề thuần nông khác. Người nông dân chuyên canh vải ở Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang không những phải tiếp xúc với môi trường lao động ngoài trời thường xuyên mà còn phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại cả dưới đất lẫn trên cây. Vì thế khả năng chịu tác động do tiếp xúc trực tiếp, liên tục sẽ cao hơn so với các nghề khác. Tỷ lệ các bệnh mũi họng mạn tính, mũi dị ứng là 32,44% (viêm mũi họng mạn tính 31,35% và viêm mũi dị ứng 1,09%) cũng là tương đối cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi không thống kê các trường hợp viêm mũi họng cấp tính nên nếu tính tổng cộng các số liệu này thì tỷ lệ sẽ còn cao hơn rất nhiều. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính của các làng nghề là 56,3%. Chứng tỏ tỷ lệ các bệnh niêm mạc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nói chung bệnh mũi họng nói riêng cả cấp tính và mạn tính ở người dân chuyên canh vải là khá cao. Nghiên cứu của Hirotoshi Goto cho thấy những người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hoá học thường có tỷ lệ các bệnh mạn tính ở đường hô hấp trên cao, đặc biệt bệnh viêm mũi họng thường chiếm tỷ lệ 1/3 trong những người tiếp xúc [44]. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi vì đa số bệnh mạn tính ở đường hô hấp trên cũng là bệnh ở đường mũi họng. Do trình độ dân trí thấp (tỷ lệ mù chữ là 1,54%) nên người dân chưa biết cách tự bảo vệ sức khoẻ cho mình, các bệnh mũi họng thường bị bỏ qua, hậu quả đối với sức khoẻ là rất lớn. Dẫn từ [9], [19]. Tỷ lệ viêm kết mạc mắt tới 22,14% cũng là một biểu hiện bệnh lý đáng lưu tâm. Chúng tôi cho rằng tỷ lệ bệnh lý ở niêm mạc mắt phù hợp với tỷ lệ sử dụng kính bảo hộ lao động rất thấp (27,19%) ở đối tượng chuyên canh vải. Các nghiên cứu của các tác giả trong nước đều ghi nhận tỷ lệ mắc các rối loạn bệnh lý ở niêm mạc thường ở mức xung quanh 10% . Dẫn từ [10], [13]. Tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hoá là 17,53% (viêm loét dạ dày – tá tràng 13,15 và rối loạn tiêu hoá 4,38), cũng được coi là tương đối cao vì tỷ lệ này của quần thể thường dưới 10%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tú tại các làng nghề ở khu vực phía Nam cũng cho tỷ lệ các bệnh đường tiêu hoá là 11,1%, kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thuỳ Dương và một số tác giả khác ở đối tượng chuyên canh rau tại Thái Nguyên lại cho thấy một kết quả về chứng bệnh đường tiêu hoá khá cao (65,7%) [7], [14], [19], [27]. Nghiên cứu của Zarni Amri và cộng sự ở đối tượng người canh tác chè ở vùng Tây Java, Indonesia cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hoá tương đối cao (43,8%) [55]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh về tỷ lệ bệnh giun thường chiếm khoảng 50% (kết quả nghiên cứu cận lâm sàng). Kết quả nghiên cứu sau can thiệp của các tác giả cho thấy tỷ lệ bệnh giảm nhiều sau can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ, tăng năng suất lao động [18]. Theo chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tôi ở người dân chuyên canh vải có tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ, tuy nhiên các yếu tố có tác dụng đến đường tiêu hoá kiểu như người dân chuyên canh rau thường sẽ là ít hơn. Mặc dù vậy việc phòng chống các bệnh đường tiêu hoá ở đây vẫn cần được đặt ra một cách nghiêm túc. Tỷ lệ mắc chứng đau đầu ở người chuyên canh vải là tương đối cao (32,89%). Tỷ lệ này cũng cao nghiên cứu của Trần Thanh Hà (28,41%) [9] và một số nghiên cứu khác [21]. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng lên theo tuổi đời và tuổi nghề (p<0,05). Tỷ lệ tăng lên theo tuổi nghề rõ hơn tuổi đời (nhóm tuổi nghề trên 20 năm tỷ lệ mắc bệnh gấp hơn 6 lần tuổi nghề dưới 5 năm; nhóm tuổi đời trên 50 tỷ lệ mắc bệnh gấp gần 3 lần nhóm 20 – 29 tuổi). Điều này chứng tỏ yếu tố nguy cơ tuổi nghề có vẻ như có vai trò lớn hơn làm gia tăng chứng đau đầu ở người chuyên canh vải. Thực tế người lao động tiếp xúc với hoá chất dùng làm phân bón, chăm sóc và bảo vệ cây vải tương đối nhiều, tiếp xúc thường xuyên ở điều kiện lao động ngoài trời nên rất có thể những yếu tố nguy cơ này sẽ được gia tăng (trời nắng, nóng, mưa, gió nhiều và bất thường...). Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu và nhận xét của Trương Thị Thuỳ Dương (năm 2007), Hoàng Hải (năm 2007). Các tác giả này cho rằng tỷ lệ mắc chứng bệnh đau đầu xung quanh 40% và có liên quan chặt chẽ với cường độ và thời gian tiếp xúc với HCBVTV (p<0,01) và với lao động ngoài trời (p<0,05) [7], [10]. Tỷ lệ bệnh viêm mũi họng mạn tính là tương đối cao (31,35%). Tuy nhiên tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi đời không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nhận xét của Trương Thị Thuỳ Dương (2007), Trần Thanh Hà (2004) [7], [8]. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng mạn tính gặp cao ngay từ khi tuổi đời còn rất trẻ, mới làm việc trong điều kiện môi trường phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ. Niêm mạc mũi họng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nguy cơ đặc biệt là các hoá chất bảo vệ thực vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kết quả nghiên cưú về bệnh mũi họng mạn tính theo tuổi nghề của chúng tôi cũng cho kết luận tương tự, bệnh tăng theo tuổi nghề cũng không rõ rệt. Giải thích vấn đề này các tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng tác động của các yếu tố nguy cơ với bệnh mũi họng là tức thời và gây hậu quả ngay. Tuổi đời và tuổi nghề có ý nghĩa đối với tỷ lệ mắc bệnh này song không hoàn toàn rõ rệt, vì niêm mạc non tiếp xúc nhiều, BHLĐ kém nên người lao động bị mắc bệnh ngay từ khi mới vào nghề. Tỷ lệ bệnh viêm kết mạc mắt theo tuổi đời ở người chuyên canh vải tăng theo tuổi đời có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm người tuổi đời dưới 20 tuổi tỷ lệ mắc chỉ bằng một nửa số người có tuổi đời trên 40 tuổi. Đây là bệnh mang tính chất cấp tính do vậy tỷ lệ mắc bệnh gắn liền với sự tồn tại các yếu tố nguy cơ. Lứa tuổi trẻ sức khoẻ còn tốt, sức đề kháng và khả năng bù trừ, tự bảo vệ của niêm mạc tốt hơn nên khả năng bị các rối loạn bệnh lý cấp tính cũng sẽ thấp hơn. Nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc theo tuổi nghề cũng cho thấy ở nhóm có tuổi nghề từ 15 năm trở lên là tương đối cao (nhóm tuổi nghề 5 – 14 năm do số lao động ít nên tỷ lệ mắc bệnh phản ánh chưa rõ, sự dao động bệnh lý chưa theo quy luật). Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng cho nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ các rối loạn bệnh lý niêm mạc mắt của người dân chăm sóc các loại rau màu. Nghiên cứu của Surhan-Og (2007) cho thấy việc quản lý, hiệu qủa của các biện pháp can thiệp về an toàn vệ sinh lao động thường có vai trò tốt đối với các bệnh ở niêm mạc mắt và tai mũi họng [51]. Tuy nhiên tỷ lệ mắc các viêm nhiễm này cao và lặp đi lặp lại (9,5 – 10,32%) nên việc giải quyết tận gốc các nguy cơ tiếp xúc mới là biện pháp có tính lâu bền [48]. Kết quả về tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng theo tuổi đời, tuổi nghề của chúng tôi được coi là tương đối cao (13,15%) ở tất cả các đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thuỳ Dương (65,7%), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Hồng Tú (11,1%) [7], [27] . Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của người chuyên canh vải ở mức trung bình. Có thể do yếu tố nguy cơ tại các vùng, các loại hình chuyên canh có khác nhau nên tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ đặc thù trong chuyên canh vải trong mối liên quan đối với nhóm bệnh tiêu hóa cần được tiếp tục bởi lẽ người lao động còn trẻ đã mắc bệnh tương đối cao (dưới 20 tuổi: 28,57%; dưới 5 năm: 26,66%). Thực tế tỷ lệ này cũng là cao so với tỷ lệ mắc chung ở các cộng đồng (10 – 15%). Tỷ lệ các bệnh da đặc biệt là viêm da dị ứng tăng theo tuổi đời và tuổi nghề không rõ, không theo một quy luật nào, khi tuổi nghề tăng và tuổi đời tăng thì tỷ lệ bệnh dần dần xuất hiện. Tuy nhiên ở các nhóm tuổi đời và tuổi nghề về sau sự gia tăng không thực sự rõ rệt. Nhóm tuổi đời 30 tuổi trở lên tỷ lệ tăng dần ở mức đáng lưu tâm còn bởi đây là lực lượng lao động chính trong mỗi gia đình. Ở nhóm tuổi nghề trên 20 năm mắc cũng cao hơn nhóm 15 – 19 năm. Theo nhận xét của một số tác giả trong và ngoài nước thì các yếu tố nguy cơ, căn nguyên cần được nghiên cứu kỹ và được đánh giá trên số lượng các đối tượng nhiều, mẫu lớn, nhiều ngành nghề khác nhau [29]. Người lao động chuyên canh vải vừa lao động ngoài trời chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên tất cả các mùa, và đồng thời phải tiếp xúc với các hoá chất có thể gây độc hại thường xuyên. Do vậy việc xác định một cách nghiêm túc các yếu tố nguy cơ đặc thù còn quan trọng hơn là đánh giá theo tuổi đời và tuổi nghề. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu này cũng cảnh tỉnh thêm và cho thấy cần phải có ngay những nghiên cứu mang tính đặc thù hơn và chuyên sâu hơn đặc biệt là các yếu tố nguy cơ hoặc nghiên cứu riêng biệt các bệnh sẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, chàm tiếp xúc... qua đó có thể tìm ra mối liên kết liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ đặc thù với sự phát sinh phát triển các bệnh ngoài da trên đối tượng nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Các chứng, bệnh thường gặp của người chuyên canh vải trong nghiên cứu của chúng tôi, về cơ bản cũng tương tự như các đối tượng lao động khác, tuy nhiên tỷ lệ lại có sự khác biệt theo các nhóm bệnh là điều cần xem xét thêm. Các bệnh, nhóm bệnh cần được theo dõi thêm đó là các chứng bệnh ở hệ thần kinh (đau đầu, mất ngủ), mắt, mũi họng. 4.3. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thƣờng gặp Việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động: kính BHLĐ có vai trò quan trọng đối với người thường xuyên phải tiếp xúc với các HCBVTV. Tuy nhiên, đối với việc bảo vệ, ngăn ngừa tỷ lệ viêm kết mạc mắt thì chưa thấy vai trò bảo vệ rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần khác biệt với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, sự khác biệt tỷ lệ bệnh viêm kết mạc mắt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong chuyên canh chè có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [19]. Chúng tôi cho rằng tính thường xuyên cũng như khoảng cách từ vị trí đứng thao tác đến vị trí cần phun trong canh tác vải có thể xa hơn, chăm sóc vải không thường xuyên phải tiếp xúc với HCBVTV như canh tác chè nên ảnh hưởng của nguy cơ này có thể là thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cần được tiếp tục triển khai với độ sâu và rộng hơn với mục đích lý giải những điều khác biệt trên và tìm ra những vấn đề đặc thù một cách chắc chắn làm cơ sở cho các giải pháp can thiệp hiệu quả hơn. Theo Nguyễn Tuấn Khanh việc điều trị, nơi điều trị cũng có vai trò làm gia tăng hoặc giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh mắt trong đó có viêm kết mạc [19]. Nghiên cứu của một số tác giả trong khu vực và trên thế giới như Haryono, Mscat (năm 2005); Sur Han-Og (năm 2007); John Birchall (năm 2007) đều cho rằng việc sử dụng các phương tiện BHLĐ, thậm chí các phương tiện BHLĐ đơn giản, rẻ tiền như kính, khẩu trang đều có hiệu quả tốt làm giảm tác động của các yếu tố nguy cơ, giảm tỷ lệ các bệnh, đặc biệt là các bệnh ở da, niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên họng. Vì vậy công tác giáo dục về ATVSLĐ đối với người lao động trong kỷ nguyên mới (kỷ nguyên toàn cầu) là cấp thiết. Đây cũng là sự liên kết, thúc đẩy đối với các nền kinh tế, do vậy các quốc gia cần hết sức chú trọng đến các vấn đề vệ sinh an toàn lao động từ mức độ giản đơn dễ thực hiện đến vấn đề ATVSLĐ ở trình độ cao. Dẫn từ [43], [46], [50]. Quần áo BHLĐ cũng có vai trò quan trọng làm giảm thiểu các bệnh da dị ứng. Đa số các tác giả làm công tác y học lao động đều có chung nhận xét và đưa ra khuyến cáo như vậy [11], [15], [49]. Thực tế quần áo bảo hộ lao động có khả năng bảo vệ, ngăn cách sự tiếp xúc của cơ thể với hoá chất độc. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả có phần khác với nhận định của các tác giả trong và ngoài nước[16], [29], [47]. Có lẽ đối với chúng tôi, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2004), Đỗ Hàm, Hoàng Hải (2007) cũng cho kết quả và nhận xét tương tự như các tác giả khác ở trong và ngoài nước [8], [10]. Các tác giả cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có sử dụng quần áo bảo hộ lao động và nhóm không sử dụng thường xuyên, không đúng kỹ thuật là khác nhau có nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng chương trình hành động phù hợp để cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động Bạch Quốc Khang (2009) cũng đưa ra nhận xét về việc sử dụng các phương tiện BHLĐ ở các mức độ khác nhau phù hợp, thuận tiện với từng điều kiện kinh tế [17]. Nghiên cứu của Hirotoshi-Goto (năm 2005), Sur Han-Og (năm 2007) cho nhận xét việc quản lý các bệnh nghề nghiệp, liên quan đến nghề nghiệp đặc biệt là bệnh ngoài da và niêm mạc trong cộng đồng những người lao động tiếp xúc với hoá chất là tương đối khó khăn vì tác động của hoá chất hầu như mang tính chất toàn thân bao gồm các bệnh dễ phát hiện như bệnh đường hô hấp, bệnh niêm mạc mắt. Song cũng có khá nhiều bệnh mang tính chất mạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tính ở hệ thống thần kinh, tiết niệu... Bệnh da thường hay bỏ qua, nếu như phát hiện được thì việc can thiệp điều trị cũng rất khó khăn, hiệu quả thấp [44], [50]. Kết quả điều trị ở người lao động nông nghiệp tại Hàn Quốc chỉ có hiệu quả 20–30% đối với bệnh da. Việc điều trị các bệnh da thường có hiệu quả thấp là do sự tiếp xúc thường xuyên nên khó tránh khỏi các yếu tố nguy cơ tác động, thời gian điều trị lâu, người lao động thường chủ quan, các loại thuốc điều trị đặc hiệu chưa nhiều [50]. Về thời gian tiếp xúc với hoá chất, các kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian, cường độ tiếp xúc với HCBVTV có liên quan đến hầu hết các chứng bệnh như chứng đau đầu với tỷ lệ trên 30%, bệnh da dị ứng 3–17%, bệnh viêm kết mạc mắt 16–21%, viêm mũi họng mạn tính 31–33%. Nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên về thời gian tiếp xúc với HCBVTV ở công nhân cao su, Hoàng Hải ở người chuyên canh rau tại Hà Nội, Nguyễn Thị Hồng Tú tại một số vùng chuyên canh rau cho thấy chỉ cần tiếp xúc 1 giờ trong ngày trở lên đối với HCBVTV cũng có thể xuất hiện khá nhiều biến đổi bệnh lý đặc biệt là các bệnh ở niêm mạc và các bệnh có liên quan đến hô hấp của người lao động [6], [10], [27]. Trong nghiên cứu của chúng tôi về thời gian tiếp xúc với HCBVTV đối với chứng đau đầu cho thấy người lao động chỉ cần tiếp xúc 1–2 giờ trong ngày đã xuất hiện chứng đau đầu, thậm chí tỷ lệ cao (66,66%). Thời gian tiếp xúc tăng lên, tiếp xúc nhiều ngày, người lao động dần dần quen và hình như có sự thích nghi nên tỷ lệ đau đầu vẫn cao song chỉ ở mức xung quanh 37%. Bệnh viêm da dị ứng cũng xuất hiện ở những người tiếp xúc thường xuyên dưới 2 giờ trong ngày với tỷ lệ cao hơn so với cộng đồng. Tuy nhiên, do số đối tượng điều tra của chúng tôi còn ít cho nên tỷ lệ này chưa có ý nghĩa thống kê. Thời gian tiếp xúc tăng lên từ 2–4 giờ trong ngày tỷ lệ mắc bệnh tăng dần có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này chứng tỏ với các bệnh mạn tính mối liên quan giữa tiếp xúc hoá chất với tỷ lệ xuất hiện bệnh là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tương đối chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều đưa ra nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Jim Whiting, Komutpol (năm 2007), S. Veerasingam (năm 2005) cũng cho nhận xét về thời gian tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất dùng trong nông nghiệp của người dân có vai trò quan trọng tương đương như cường độ tiếp xúc đối với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh liên quan [45], [47], [51]. Thời gian tiếp xúc với HCBVTV có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ xuất hiện bệnh viêm kết mạc mắt. Niêm mạc mắt là niêm mạc dễ bị tổn thương nên tác động của các hoá chất độc thường là tương đối rõ. Qua quan sát chúng tôi thấy tỷ lệ người dân chuyên canh vải có trình độ học vấn còn thấp lại không được tập huấn về vệ sinh an toàn lao động khi tiếp xúc với HCBVTV nên sự tác động của các yếu tố nguy cơ có thể cao hơn thậm chí cao hơn rất nhiều đối với đối tượng lao động công nghiệp. Điều này cũng được nhiều tác giả trong và ngoài nước có chung nhận xét (ẫn từ [44], [48]). Trình độ văn hoá của người dân chuyên canh vải trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có mối liên quan nhất định đối với tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và niêm mạc. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và niêm mạc là 26,52%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mắc chung ở cộng đồng [26]. Tỷ lệ này trong cộng đồng xung quanh 15%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh trong nhóm mù chữ bị viêm kết mạc lên tới gần một nửa (42,85%), tỷ lệ viêm da dị ứng tới 1/3 (28,57%) là tỷ lệ khá cao. Trong khi tỷ lệ mắc bệnh 2 nhóm bệnh này ở các nhóm có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/10. Điều này một lần nữa chứng tỏ người biết chữ có trình độ học vấn ở mức có thể hiểu biết các tài liệu liên quan đến các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, dễ tiếp cận với các nội dung giáo dục về ATVSLĐ thông thường là tỷ lệ các chứng, bệnh có liên quan, các bệnh nghề nghiệp thường gặp sẽ có cơ hội được giảm thiểu một cách đáng kể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN 1. Một số chứng, bệnh thƣờng gặp có tỷ lệ mắc cao ở ngƣời dân chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là: - Chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao 32,89%, đặc biệt là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 75%, dưới 20 tuổi không có trường hợp nào mắc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Chứng mất ngủ gặp ở lứa tuổi từ 30 trở lên với tỷ lệ 25,65%, nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 40-50%, Tỷ lệ bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Viêm kết mạc mắt tỷ lệ mắc là 22,14%, tính theo tuổi đời gặp nhiều nhất ở nhóm 40-59 tuổi chiếm tỷ lệ 51,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Viêm mũi họng mạn tính chiếm tỷ lệ cao 31,35% và tỷ lệ mắc ở các nhóm tuổi đời và tuổi nghề là tương tự nhau (xung quang 30%). 2. Một số yếu tố liên quan đối với các chứng, bệnh thƣờng gặp của ngƣời chuyên canh vải: - Việc sử dụng bảo hộ lao động không đầy đủ và không thường xuyên, phương tiện bảo hộ lao động không đảm bảo chất lượng có vai trò, tác động và làm gia tăng tỷ lệ một số bệnh thường gặp. - Thời gian tiếp xúc với HCBVTV tăng, tỷ lệ bệnh viêm da dị ứng, viêm kết mạc mắt tăng. - Tuổi đời và tuổi nghề cao, chứng đau đầu tăng: nhóm tuổi đời trên 60 tuổi tỷ lệ đau đầu tăng (75%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm tuổi nghề trên 20, tỷ lệ đau đầu tăng (40%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao (p<0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KHUYẾN NGHỊ 1. Cần tăng cường giáo dục truyền thông về an toàn vệ sinh lao động đối với người chuyên canh vải như việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động phải thường xuyên và đầy đủ, cần chú ý thời gian tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật, về độ tuổi lao động cũng như tuổi nghề để phòng tránh. 2. Phổ biến cho người chuyên canh vải thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các chứng, bệnh thường gặp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2004), Khảo sát điều kiện lao động và bước đầu áp dụng giải pháp can thiệp tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y Hà Nội. 2. Đỗ Xuân Bình (2003), Điều tra xác định nguyên nhân và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng ra hoa không ổn định hàng năm trên cây vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3. Tạ Tuyết Bình (2008), Vấn đề sức khoẻ môi trường tại một cộng đồng dân cư, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội. 4. Trần Nguyễn Hoa Cương (2005), Kiến thức, thực hành của người trồng rau về an toàn sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố ảnh hưởng tại 2 xã huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2005, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y Hà Nội. 5. Bùi Vĩnh Diên (2003), Khảo sát thực trạng nhiễm độc hoá chất trừ sâu ở công nhân nông trường cà phê 179 Đăk lăk, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 374-380. 6. Bùi Vĩnh Diên (2005), Tìm hiểu hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 341-349. 7. Trương Thị Thuỳ Dương, Đỗ Hàm (2007), Hiệu quả của can thiệp bảo vệ sức khoẻ người dân vùng chuyên canh rau tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 234-238. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8. Nguyễn Thị Hà (2004), Nghiên cứu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau thương phẩm và kiễn thức, thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Thái Nguyên. 9. Trần Thanh Hà và CS (2004), Nghiên cứu tác hại nghề nghiệp ở người lao động chăn nuôi gia súc gia cầm, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 382-389. 10.Hoàng Hải, Đỗ Hàm (2007), An toàn vệ sinh lao động và sức khoẻ người dân canh tác rau ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 41-47. 11. Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Thị Hồng Tú (2006), Định hướng hoạt động y học lao động ở Việt Nam năm 2006 – 2010, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 38-40. 12. Đỗ Hàm và CS (2006), Môi trường và sức khỏe của nông dân tiếp xúc vớI hóa chất bảo vệ thực vật tại khu vực chuyên canh rau, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 121-127. 13. Đỗ Hàm (2007), "Một số bệnh thường gặp của nông dân trồng lúa và rau tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tại Thái Nguyên năm 2005", Tạp chí Y học Việt Nam, tr.139-244. 14. Đỗ Hàm (2007), "Hiệu quả can thiệp bảo vệ sức khoẻ người tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tại khu chuyên canh rau", Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 9/2007, tr, 23-26. 15. Đỗ Hàm (2008), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và sức khoẻ cộng đồng, Nxb Lao động và Xã hội. 16. Đoàn Minh Hoà (2006), Công tác an toàn vệ sinh lao động trong 5 năm qua định hướng trong những năm tới, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 53-61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17. Bạch Quốc Khang (2009), "Xây dựng chương trình hành động phù hợp để cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động", Tạp chí Bảo hộ Lao động tháng, 7/2009, tr. 8-9. 18. Nguyễn Tuấn Khanh (2008), Thực trạng sử dụng và sự tồn lưu HCBVTV ở trong đất và rau tại tỉnh Bắc Ninh, Nhà xuất bản Y học, tr. 241-242. 19. Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2009), "Một số yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ của người dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên", Tạp chí Bảo hộ Lao động, tháng 5/2009, tr. 18-21. 20. Phạm Tùng Lâm và CS (2008), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khoẻ của người thi công móng trụ cầu Bãi Cháy bằng công nghệ giếng chìm hơi ép, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III, Nxb Y học Hà Nội, tr. 135-146. 21. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2006), Thực trạng sức khoẻ bệnh tật liên quan đến điều kiện lao động đặc thù của cán bộ y tế tại một số bệnh viện Trung ương năm 2006, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng (2007). 22. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008, Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 23. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (2008), Báo cáo vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2002 – 2007. 24. Lê Thị Tài (2005), Nghiên cứu giải pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ môi trường của người dân tại một phường thuộc thị xã Phủ Lý đang đô thị hoá, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. 25. Nguyễn Xuân Tâm (2008), Một số kết quả điều tra về môi trường và bệnh tật của công nhân và cư dân vùng dự án trồng cao su thuộc Công ty Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cao su Đaklak tại tỉnh Champasak nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào năm 2007, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III. Nxb Y học Hà Nội, tr. 255-257, 26. Trần Sỹ Tiêm (2003), Môi trường sức khoẻ người lao động nông nghiệp tỉnh Hải Dương, Nhà xuất bản Y học, tr. 594-599. 27. Ngưyễn Thị Hồng Tú (2003), Nghiên cứu điều kiện làm việc và sức khoẻ lao động một số làng nghề, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III. Nxb Y học Hà Nội, tr. 318-326. 28. Nguyễn Văn Tư (2003), Nghiên cứu một số chỉ số hoá sinh, kiến thức hiểu biết, sức khoẻ ở người sử dụng hoá chất trừ sâu trong canh tác chè, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. 29. Nguyễn Quý Thái (2003), Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ và đièu trị tại chỗ phòng bệnh da ở công nhân lao động trong điều kiện đặc thù (khai thác than), Báo cáo đề tài cấp Bộ năm. 30. Nguyễn Hữu Thơ (2004), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. 31. Nguyễn Đức Trọng, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2004), Môi trường lao động và sức khoẻ, bệnh tật nông dân chăm sóc gia cầm ở một số vùng tại Thái Nguyên,. Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II. Nxb Y học Hà Nội. 32. UBND huyện Lục Ngạn (2008), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008. 33. UBND huyện Lục Ngạn (2008), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, mục tiêu, các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2009. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34. UBND xã Hồng Giang (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 35. UBND xã Quí Sơn (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009. 36. Dương Khánh Vân và CS (2004), Ảnh hưởng của dung môi đến sức khoẻ người lao động tại một làng nghề gỗ mỹ nghệ, Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II. Nxb Y học Hà Nội, tr. 287-293. 37. Khúc Xuyền (2003), Môi trường lao động và bệnh ngoài da của công nhân ngành cao su Việt Nam. Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ II, Nxb Y học Hà Nội, tr. 611-617. 38. Khúc Xuyền (2006), Xã hội hóa quản lý môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp bảo vệ sức khỏe người lao động trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nghị khoa học Quốc tế về Y học lao động lần thứ III. Nxb Y học Hà Nội, tr. 65-71. Tiếng Anh 39. Ahmad Nordeen Mohd Salleh (2007), Assessing Hazardous Chemicals to Health Malaysia’s Experience. APOSHO 23, pp. 218-223. 40. Amy K. Liebman(2008), Agricultural pesticide use in the home, pp. 215. 41. Anamai Theskatuek, (2006), Association between PON1 activity and toxicity among farm workers exposed to chlorpyrifos pesticide in Rayong province, Thailand, pp. 296-302. 42. Do Van Ham (2007), Occupational Safety and Health in Metallurgical Technology of Vietnam and Intervention’s Effect. APOSHO 23, pp. 224. 43. Haryono, Mscat (2005), APOSHO and Globalization Era. APOSHO-21, pp. 1-3. 44. Hirotoshi Goto (2005), Jisha’s Futher Challenges in Changing Work. APOSHO-21, pp. 5-10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45. Jim Whiting (2005), The New International Safety Risk Management Standard – AS/NZS 4360 : 2004. APOSHO-21, pp. 17-25. 46. John H Birchall (2007), Behavioural Management of Safety.APOSHO 23, pp. 49-59. 47. Komutpol, P., Kalampakor, S., Tongvichean, S., and Powwattana, A. (2007), Health Protective Behaviors Against Chemical Hazards Among Thai Cleaning Employees. APOSHO 23, pp. 205-214. 48. Matthew Keifer (2006), Sharing Occupatinal and Enviromental Health in a Global Economy, pp. 41-52. 49. Sassaman(2006), Global Environmental Health in Health Care, pp. 84-89. 50. Sur Han-Og (2007), Stategies for Occupational Safety and Health in the Contruction Industry. APOSHO 23, pp. 15-22. 51. S. Veerasingam (2005), Hazard/Risk Identification. APOSHO-21, pp. 251-276. 52. Wilburn (2006), Occupational & Enviromental Health in Health Care, pp. 82-83. 53. E. M. Wood, K. T. Hegmann, M. S. Thiese, S. J. Oostema (2004), Attitudes, knowledge, and preparedness on use of respiratory protection among physicians in training. Rocky Mountain Center for Occupatinal and Environmental Health University of Utah, pp. 727-734. 54. Yuwadee Chompituk (2005), Training Program in Increasing Knowledge on Chemical Risks At Workplaces. APOSHO-21, pp. 79-87. 55. Zarni Amri (2005), Health Education Intervention on Increasing the Productivity by Reducing the Prevalence of Soil transmitted Helminthes (STH) in A Tea Plantation, West Java, Indonesia. APOSHO-21, pp. 423. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI CHUYÊN CANH VẢI VỀ SỬ DỤNG HCBVTV Phiếu số:......... Họ tên:...................................Tuổi..............Giới: 1.Nam 2. Nữ............ Dân tộc: 1. Kinh 2. Sán dìu 3. Tày 4. Nùng 5. Khác Trình độ văn hoá: 1. Mù chữ 2. Tiểu học 3. TH cơ sở 4. THPT trở lên Xóm / thôn / bản:........................................................................................ Thời gian tham gia chăm sóc vải:……………………………………….. 1. Diện tích gieo trồng của gia đình là bao nhiêu:.......................sào 1- Cây vải:.......................sào 2- Cây ăn quả khác:.......................sào 2. Gia đình có sử dụng HCBVTV không ? 1- Có 2- Không Nếu có sử dụng loại nào: 3. Anh (chị) sử dụng HCBVTV nhằm mục đích gì ? 1- Diệt sâu 2- Kích thích sinh trưởng 2- Lý do khác:...................................................................................... 4. Gia đình mua HCBVTV ở đâu ? 1- Tại đại lý:.................2- Tại chợ, cửa hàng tư nhân:..................... 5. Khi mua thuốc về anh (chị) thường để thuốc ở đâu ? 1- Trong nhà ở 2- Trong bếp 3- Chuồng gia súc 4- Nơi khác:..................................................................................... 6. Ai hướng dẫn cách sử dụng HCBVTV ? 1- Cán bộ đội bảo vệ thực vật 2- Người bán thuốc 3- Qua tài liệu sách hướng dẫn 3- Khác:.................................. 7. Theo anh (chị) cần pha thuốc để phun đặc, loãng như thế nào là tốt nhất ? 1- Pha theo chỉ dẫn 2- Pha đặc hơn chỉ dẫn 3- Pha loãng hơn chỉ dẫn 4- Pha ước lượng hoặc không cố định 5- Kết hợp nhiều loại 6- Khác.............................................. 8. Theo anh (chị) sau khi pha thuốc xong thì bao bì xử lý như thế nào ? 1- Chôn, đốt 2- Vứt lung tung 3- Đem về sử dụng lại 4- Khác:........................................ 9. Anh (chị) phun thuốc bằng hình thức nào ? 1- Bình phun 2- Khác:.................................... 10. Anh (chị ) thường phun thuốc vào thời gian nào ? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1- Sáng sớm 2- Trưa 3- Chiều tối 4- Bất kỳ thời gian nào 11. Khi phun thuốc anh (chị) phun như thế nào ? 1- Phun đi giật lùi 2- Phun đi thẳng 3- Phun xuôi chiều gió 3- Phun ngược chiều gió 12. Khi tiếp xúc với HCBVTV anh (chị) có sử dụng bảo hộ lao động không ? 1- Có 2- Không Nếu có thì dùng loại nào ? 1- Khẩu trang 2- Mũ bảo hộ 3- Kính bảo hộ 4- Ủng 5- Găng tay 6- Khác:..................... 13. Sau khi phun xong anh (chị) rửa dụng cụ ở đâu ? 1- Rửa ở mương, suối 2- Rửa ở ao 3- Về rửa ở giếng nhà 4- Không rửa 5. Rửa tại vườn 14. Thời gian mỗi lần phun thuốc là mấy giờ ? 1- Dưới 2 giờ 2- Từ 2 - 4 giờ 3- Trên 4 giờ 15. Thời gian cách nhau giữa các lần phun thuốc là bao lâu ? 1- 1 tuần 2- 2 tuần 3- 3 tuần 4- > 3 tuần 16. Theo anh (chị) sau khi phun HCBVTV nên để bao nhiêu thời gian mới thu hoạch vải ? 1- 1 tuần 3- > 2 tuần 4- > 3 tuần 5- Tuỳ 6- Không rõ 17. Theo anh (chị) khi mới nhiễm độc HCBVTV có những dấu hiệu nào dưới đây ? 1- Đau đầu, chóng mặt 2- Buồn nôn, nôn 3- Tăng tiết nước bọt, mồ hôi 4- Mắt mờ, nhức mỏi mắt 5- Ăn kém ngon 6- Khác:.............................................................. 18. Sau khi phun xong anh (chị) đã vệ sinh thân thể như thế nào ? 1- Tắm ngay bằng xà phòng 2- Chỉ rửa mặt mũi, chân tay 3- Khác:....................................................................... Lục Ngạn, ngày tháng năm 2009 Người phỏng vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PhiÕu kh¸m søc kháe Sè................... I. PhÇn hái Hä vµ tªn........................................................... Tuæi.................Giíi.................. D©n téc:............................................................................................................... §Þa chØ: X·..................................................huyÖn Lôc Ng¹n, tØnh B¾c Giang Tr×nh ®é häc vÊn:................................................................................................ Sè diÖn tÝch canh t¸c v¶i cña gia ®×nh:............................................................... . TiÒn sö bÖnh tËt (®Æc biÖt ®Õn H.C n·o cÊp, bÖnh t©m thÇn kinh, h« hÊp).......... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. II- PhÇn kh¸m. 1. C©n ®o: ChiÒu cao: .....................C©n nÆng................................................... HuyÕt ¸p:........................................................................................ 2. Kh¸m l©m sµng 2.1. Kh¸m vÒ thÇn kinh:.......................................................................... - §au ®Çu: Cã Kh«ng: - MÊt ngñ Cã Kh«ng: 2.2. Kh¸m vÒ tuÇn hoµn:........................................................................ - T¨ng huyÕt ¸p: Cã Kh«ng: - Rèi lo¹n nhÞp tim: Cã Kh«ng: 2.3. Kh¸m vÒ h« hÊp - Viªm phÕ qu¶n: Cã Kh«ng: - Hen phÕ qu¶n: Cã Kh«ng: 2.4. Kh¸m vÒ tiªu ho¸ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Viªm loÐt d¹ dµy – t¸ trµng: Cã Kh«ng: - Rèi lo¹n tiªu ho¸: Cã Kh«ng: 2.5. Kh¸m vÒ m¾t - Viªm kÕt m¹c: Cã Kh«ng: - Viªm gi¸c m¹c: Cã Kh«ng: - §ôc thuû tinh thÓ: Cã Kh«ng: 2.6. Kh¸m vÒ TMH - Viªm häng: Cã Kh«ng: - Viªm tha thanh qu¶n: Cã Kh«ng: - Viªm mòi dÞ øng: Cã Kh«ng: 2.7. Kh¸m vÒ Da liÔu - Viªm da dÞ øng: Cã Kh«ng: - Chµm: Cã Kh«ng: 2.8. Ph¸t hiÖn kh¸c vÒ bÖnh tËt: Trong 5 n¨m qua gia ®×nh cã ai m¾c bÖnh vÒ n·o, sèt rÐt kh«ng ? III. ChÈn ®o¸n bÖnh: ...................................................................................... ......................................................................................................................... Ngµy th¸ng n¨m B¸c sü kh¸m bÖnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20LV_09_YDUOC_YHOCDUPHONG_TRAN VAN SINH.pdf
Tài liệu liên quan