Luận văn Thực trạng phát triển của Thuỷ Sản Việt Nam và tiến trình hội nhập WTO

Trong thời kỳ mà xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng, chính sách mở cửa đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và ngoài khu vực là những chính sách đã và đang góp phần tạo nên thành công cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói quá trình gia nhập và WTO của Việt Nam nói chung và của Thuỷ Sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt trong bài này em nghiên cứu về tiến trình gia nhập vào WTO của Thuỷ Sản Việt Nam. Thấy rõ được vai trò của ngành Thuỷ Sản trong nền kinh tế quốc gia (với giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 trong nước ), đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển của nó và lộ trình gia nhập WTO của Thuỷ Sản và đưa ra những giải pháp, kiện nghị nhằm thúc đẩy nhanh việc gia nhập của ngành Thuỷ Sản nói riêng và của các ngành nói chung hội nhập nhanh hơn.

doc51 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển của Thuỷ Sản Việt Nam và tiến trình hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đầu tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ đó mà trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam khá cao so với con số hiện thực năm 1996. Trong năm 2000, tổng sản lượng khai thác đạt 1.280.590 tấn tăng 33,05%, sản lượng nuôi trồng đạt 723.110 tấn tăng 75,94% với kim ngàch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD tăng tới 120,14% so với năm 1996. Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 1.347.800 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 879.100 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 tỷ USD tăng 19,32% so với năm 2000. Vì vậy với kết quả khả quan này thì các nhà chuyên gia cho biết , cần phải đầu tư nhiều cho lĩnh vực chế biến thủy sản để có thể tiếp cận sâu hơn vào thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, với nỗ lực chung của Bộ thủy sản và các ngành hữu quan, các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong nước chủ động thâm nhập thị trường, tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh chất lượng và đặc biệt là tranh thủ các cơ hội để mở thêm thị trường mới , mặt hàng mới. Và hơn bao giờ hết sản phẩm thủy sản của Viêt Nam đã được thừa nhận và khẳng định vị trí trên thị trượng quốc tế. Chính thành công đó đã tạo niềm tin để hình thành một sự biến đổi mới lớn, tronghầu hết các cơ sở chế biến Thuỷ Sản. Một số đơn vị khá tòan diện được cơ quan hải sản của Hoa Kỳ cấp chứng chỉ HACCP tạo điều kiện để trực tiếp xuất hàng vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng của các tập đoàn lớn của Mỹ như Cootc, Sysco. Ngay từ cuối những năm 1999, Thuỷ Sản Việt Nam đã được vào danh sách xuất hàng vào EU, với 18 đơn vị. Đến nay đã nâng lên 68 doanh nghiệp nằm trong danh sách xuất khẩu đi EU, chiếm 26% trong tổng số cơ sở chế biên Thuỷ Sản hiện có., đã đề nghị bổ sung vào danh sách 32 đơn vị, đang chờ EU công nhận 125 đơn vị áp dụng HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ. Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nâng cơ sở sản xuất, đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận được với trình độ công nghệ cao của khu vực và thế giới. Nhờ đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển thị trường cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã thay đổi tích cực, tỷ trọng sản phẩm ăn liền (ready-to-eat), sản phẩm giá trị gia tăng (value-added) tăng từ 17,5% lên 35%, đưa giá trị xuất khẩu bình quân tăng lên qua các năm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Thuỷ Sản . Bên cạnh việc tăng cường xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp còn quan tâm đến đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu . Song song với việc tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đã xuất hiện đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng bình dân đến cao cấp của các thị trường khác nhau. Trong đó, sản phẩm từ tôm vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, về giá trị . Tiếp đến là các sản phẩm cá tăng nhanh qua các năm. các mặt hàng cua, ghẹ, nhuyễn thể, Thuỷ Sản phối chế cũng tăng lên đáng kể. mặt hàng khô đã có sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị và sản lượng Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu được thể hiện qua biểu đồ sau: 3.1.1 Biểu đồ 1:Tỷ trọng các mặt hàng Thuỷ Sản xuất khẩu theo giá trị (năm 1998-2002) Tuy nhiên, cho đến nay, thuỷ sản Việt Nam chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hoá một cách rõ rệt có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến một cách tương đối ổn định. Do vậy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa thực sự tăng đều và ổn định. Nếu như những ngành sản xuất xuất khẩu khác đã có nhưng vùng chuyên canh có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định như vùng chuyên canh mía đường , vùng chuyên canh cây nguyên liệu của ngành công nghiệp giấy, vùng chuyên canh chè, chuyên canh bông, dâu tằm cho công nghiệp dệt.... thì ngành thủy sản hiện nay vẫn chưa có, mới chỉ có huyện Hoà Vang của Huế mới bước đầu hình thành một vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản song đây vẫn chưa thực sự là một vùng sản xuất hàng hoá. 3.2..Kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là quá trình đổi mới cơ chế quản lý ngành thuỷ sản, Nhà nước ta đã cho phép xuất khẩu tự do các sản phẩm thuỷ sản. Điều này đã tạo bước cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gia tăng. Xuất khẩu thuỷ sản trong 5 năm qua đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài. Bên cạnh việc tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp còn quan tâm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu . Song song với việc tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đã xuất hiện đáp ứng các yêu cầu bình dân đến cao cấp ở các thị trường khác nhau. Trong đó sản phẩm từ Tôm vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, các mặt hàng như: cua, ghẹ, nhuyễn thể, Thuỷ Sản phối chế cũng tăng lên đáng kể Mặt hàng khô đã có sự tăng mạnh mẽ về giá trị, sản lượng Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Năm Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1998 631,4 858,6 1999 484,6 971,1 2000 600,9 1478,6 2001 657,25 1760,0 2002 2021,0 Nguồn: Bộ thuỷ sản Năm 1998 là năm thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng chậm nhất cả về số lượng và giá trị (kim ngạch chỉ tăng 10,58%; sản lượng tăng 11,59% so với năm 1997). Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ giảm là do giá cả trung bình năm 1998 giảm 1% so với năm 1997; một số thị trường truyền thống bị thu hẹp (Ví dụ như thị trường Nhật Bản cũng chỉ bằng 90% so với năm 1997). Trong năm 1999, tình hình có tiến triển hơn. Sản lượng tuy giảm nhưng kim ngạch tăng 13,1%. Nguyên nhân của sự tăng này là do giá cả có phần ổn định, giá cả xuất khẩu tăng trung bình 1% so với năm 1998, ta đã mở rộng được thị trường và tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ, EU. Năm 2000-2001, ngành thuỷ sản đã tạo được những bước đột phá mới. Kim ngạch xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD và đưa ngành thuỷ sản xếp vị trí thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 2,021 tỷ USD, bằng 100,7% kế hoạch năm và tăng 13,31% so với thực hiện năm 2001. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 mà ngành thuỷ sản đề ra là giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 2,25 tỷ đến 2,3 tỷ USD, tăng 12-15% so với thực hiện năm 2002. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng liên tục như vậy là do giá xuất khẩu thế giới tăng, đặc biệt là 49 doanh nghiệp Việt Nam được vào danh sách phát triển xuất khẩu Thuỷ Sản của EU và 60 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ. 3.2.2 Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây: Theo Bộ thương mại, tháng 8/2003 kim ngạch xuất khẩu Thuỷ Sản ước đạt 230 triệu USD, tăng 10,6 % so với cùng kỳ năm 2002, nâng tổng kim ngạch 8 tháng ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12,8%. Đáng chú ý là lực lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường chủ yếu đều tăng do đã đặt được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó EU đã bổ sung thêm 32 doanh nghiệp vào danh sách được xuất khẩu Thuỷ Sản sang thị trường nước này, các doanh nghiệp được cấp giấy phép vào thị trường Trung Quốc cũng tăng lên từ 250 lên 263, Hàn Quốc từ 174 lên 182 doanh nghiệp Thuỷ Sản "vượt rào" xuất khẩu đầu năm 2003 -Vượt qua nhiều khó khăn khách quan và hàng rào thương mại. Xuất khẩu Thuỷ Sản 6 tháng năm 2003 vẫn có mức tăng trưởng mạnh: tăng 9,42% về tổng sản phẩm, và 16,99 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2002. Tình trạng nhà máy cơ sở thiếu nguyên kiệu không còn, sản lượng sản phẩm xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị đều tăng mạnh. Tổng sản lượng Thuỷ Sản nước ta ước đạt 1,235 triệu tấn, tăng 17,5% Trong nuôi trồng các đã thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng Thuỷ Sản thêm 35200 ha, đưa tổng diện tích toàn quốc lên 985.200 ha Có khoảng 4800 trại sản xuất tôm giống đã cung cấp 12 tỷ tôm giống P15 và 5 tỷ cá giống Một số nghề khai thác đạt sản lượng cao như cá ngừ đại dương, cá cơm, cá nục. Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu Thuỷ Sản 6 tháng đầu năm 2003 * Những thụân lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam Tính đến nay, xuất khẩu thủy sản của chúng ta đã bứt phá một cách ngoạn mục, vượt mốc 2 tỷ đô la Mỹ. Tình hình xuất khẩu thủy sản trong 10 năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt từ chiều rộng đén chiều sâu, và từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới. Cụ thể từ năm 1995 -2001 tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 21,87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chính cũng là do giá cả xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng mạnh. Năm 2000 -2001 đã tạo ra một sự đột phá, vượt chỉ tiêu 2 tỷ đô la Mỹ đưa ngành thủy sản đưng hàng thứ 3 trong nhóm ngành hàng xuất khẩu sau sản phẩm dầu thô và dệt may. Kim ngạch xuất khẩu theo từng nhóm mặt hàng Tên hàng 1995 1997 1999 2000 2001 Giá trị tr.USD Tỷ trọng (%) Giá trị tr.USD Tỷ trọng (%) Giá trị tr.USD Tỷ trọng (%) Giá trị tr.USD Tỷ trọng (%) Giá trị tr.USD Tỷ trọng (%) Tôm đông lạnh 336 61,1 431 55,9 520 53,6 654 44,2 761 42,3 Mực đông lạnh 45 8,2 80 10,4 100 10,3 82 5,5 93 5,2 Cá đông lạnh 94 17,1 116 15,1 150 15,4 166 11,2 185 10,3 Mực khô 30 5,4 60 7,8 80 8,2 211 14,3 274 15,2 Thuỷ sản khác 45 8,2 83 10,8 121 12,5 365 24,8 487 27 Tổng 550 100 770 100 971 100 1478 100 1800 100 Nguồn : Bộ thủy sản *Bên cạnh những thuận lợi của ngành Thuỷ Sản đã đạt được nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn để Thuỷ Sản đột phá sang các thị trường lớn Như vấn đề về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm vẫn chưa được chú trọng đến nhiều, đã dẫn đến việc mất thương hiệu hay việc kiện tụng đáng tiếc xảy ra như việc Mỹ kiện chúng ta đã vi phạm thương hiệu và bán phá giá cá tra, ba sa… -Cho đến nay, thuỷ sản Việt Nam chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hoá một cách rõ rệt có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến một cách tương đối ổn định. Do vậy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa thực sự tăng đều và ổn định. - Mặc dù các doanh nghiệp của chúng ta bước đầu đã chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình song vẫn còn phải năng động hơn nữa, vấn đề quảng bá thương hiệu, marketing vẫn còn yếu kém. .. - Khi tranh chấp hay bị kiện tụng về thương mại thì chúng ta thường bị thua thiệt, bị đối xử không bình đẳng và bất công bằng. Vì đối với chúng ta khi mất thị trường đó là mất một thị phần lớn còn đối với các nước đó ví dụ như Mỹ khi áp dụng trừng phạt thương mại đối với ta thì Mỹ chỉ mất một thị phần nhỏ bé không đáng kể còn Việt Nam chúng ta là rất lớn… - Mặc dù ngành Thuỷ Sản Việt Nam đã xuất khẩu được ra nhiều nước kể cả những thị trường lớn như Mỹ, EU song thì phận của ta rất nhơ bé, rất khiêm tốn. 4. Thị trường tiêu thụ 4.1 Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. * Sơ qua tình hình thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhờ sự nỗ lực trong những năm qua thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngày càng được mở rộng. Mới đầu chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapo thì hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu được sang 5 thị trường chính là Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc và khu vực Đông á. Thị trường Nhật Bản trong những năm đầu của thập kỷ 90 chiếm từ 65-75% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, song do sư biến động trong khu vực và đồng Yên mất giá nên thị trường này đã giảm xuống, mặc dầu vậy cho đến thời điểm này, đây vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 40,7% với kim ngạch xuất đạt 381,3 triệu USD. Đứng sau Nhật Bản là Mỹ, thị trường này đang dần được cải thiện từ 7-8% thị phần này đã tăng lên 13,8%. Tuy nhiên sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam ở thị trường này còn thấp, chỉ có một số ít doanh nghiệp bán được hàng sang Mỹ, tiếp đến là thị trường Trung Quốc và Hồng Kông với 117 triệu USD, chiếm 12,5%. Có thể nói thị trường Trung Quốc đang phát triển mạnh và nhu cầu rất đa dạng. Giá trị nhập khẩu hàng thuỷ sản của nước này hàng năm lên tới 1 tỷ USD , tuy nhiên do quan hệ thương mại và thanh toán giữa 2 nước còn gặp nhiều khó khăn nên hàng thuỷ sản Việt Nam đi vào Trung Quốc mới chủ yếu đi bằng con đường tiểu ngạch và chỉ được bán sang một số tỉnh phía Đông Nam với các loại nguyên liệu tươi sống là chủ yếu, xong thị phần xuất khẩu tăng lên. Ngược lại thị trường Đông Âu đang có nguy cơ giảm xuống từ 12,05% năm 1997 xuống còn 9,6% năm 1999. Ngoài các thị trường nói trên còn có một thị trường mà chỉ trước đây vài năm đã là một thị trường có nhiều sức thuyết phục đó là thị trường Đông Nam á. trong năm 1997 thị trường này đã tiêu thụ 22 ngàn tấn thuỷ sản, chiếm 16,5% cơ cấu mặt hàng của nước ta, đó là các mặt hàng tươi sống sơ chế và nguyên liệu. Đáng tiếc gần đây do khủng hoảng tiền tệ trong khu vực nên lượng xuất khẩu vào thị trường này đã giảm sút liên tục. Tuy nhiên sư hội nhập của Việt Nam vào ASEAN và AFTA, APEC sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và những thuận lợi cho việc tăng xuất khẩu vào khu vực. 4.2 Thị trường Thuỷ Sản những năm gần đây: Những kết quả đạt được trong xuất khẩu Thuỷ Sản những năm qua không thể tách công tác phát triển thị trường. Hoạt động xúc tiến thương mại có chuyển biến tích cực ở bộ, các tỉnh và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển hẳn từ tiếp thị thụ động sang tiếp thị chủ động. Nhờ đó mà hình thành thế chủ động và cân đối thị trường, không lệ thuộc vào thị trường truyền thống Nhật Bản như những năm trước đây . Bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh như Mỹ, EU; có khả năng chủ động điều chỉnh đựơc cơ cấu thị trường, khi thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi. Cơ cấu của các thị trường đã có sự thay đổi lớn, thị trường Nhật Bản tuy vẫn tăng về giá trị, nhưng tỷ trọng đã giảm dần, từ 42,30% năm 1998, nay xuống còn 26,24% năm 2001, và năm 2002 xuống vị trí thứ 2 sau Mỹ Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng chiếm vị trí dẫn đầu, với thị phần tăng nhanh từ 11,6% năm 1998 lên 27,81% năm 2001 và năm 2002 đã đạt 665 triệu USD, vượt qua thị trường Nhật Bản Mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ ngày càng được mở rộng, bên cạnh các mặt hàng tôm, đến nay một số doanh nghiệp đã xuất các mặt hàng tươi sống như cá ngừ đại dương, cá thu, cua,… với giá cả tương đối ổn định. Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông là thị trường tiềm năng do vị trí địa lý gần Việt Nam, nhu cầu Thuỷ Sản lớn, đang tăng nhanh, chủng loại đa dạng, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như hàng cá khô và mực nút nguyên con. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận. Tuy nhiên do phương thức thanh toán của thị trường còn vướng mắc, thếu nhập khẩu cao(43%), nên thời gian qua tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này tăng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó Năm 1998 tỷ trọng hàng Thuỷ Sản xuất khẩu vào thị trường này chiếm 10,56%, năm 2002 đã tăng lên 14,9%, chiếm vị trí thứ 3 trong cơ cấu thị trường Thuỷ Sản . Thị trường EU là một trong 3 thị trường lớn nhất nhập Thuỷ Sản thế giới. trong những năm qua tỷ trọng hàng Thuỷ Sản của Việt Nam xuất vào EU tuy không tăng và giao động ở mức 6,5 đến 8%, riêng năm 2002 giảm xuống 4,2% do ảnh hưởng của việc quy định về kiểm tra dư lượng kháng sinh và tiêu huỷ những lô hàng có nhiễm kháng sinh. Tuy nhiên, đây là thị trường có nhu cầu ổn định, trở thành thị trường đối trọng khi có biến động tại Mỹ và Nhật Bản. Các thị trường khác thuộc Châu á và khu vực khác cũng được quan tâm hơn, với tỷ trọng tăng lên đáng kể từ 12,5% nă, 1998 lên khoảng 17,9% vào năm 2002. Trong đó phải tính đến thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan. Trong thị trường chủ yếu Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng, tuy cá Tra và cá Bấ bị áp thuế chống phá giá nhưng các loại cá tươi và cá ướp lạnh vào thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 19%…. Biểu đồ 3: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu Thuỷ Sản theo giá trị (Từ năm 1998-2002) *Đánh giá chung. Thực tế đó cho thấy, thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam rõ ràng là chưa ổn định. Chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn chủ yếu bao gồm tôm, mực đông lạnh sơ chế (chiếm 80% khối lương), tỷ lệ sản phẩm có giá trị cao còn ít, chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuản quốc tế còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn. Do đó mặc dù giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan,Inđônêxia nhưng vẫn không đủ sức cạnh tranh. Rõ ràng dù có lợi thế là tài nguyên thuỷ sản phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi, giá lao động rẻ hơn so với các nước khác, nhưng do trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém lại thiếu kinh nghiệm trong quản lý, khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa được phát huy và xuất khẩu không đạt được hiệu quả mong muốn. Thêm vào đó, chúng ta lại chưa đẩy mạnh được xuất khẩu trực tiếp vào các thị trơòng chính mà chủ yếu vẫn phải xuất qua trung gian môi giới và các trung tâm tái xuất như: Singapo, Hồng Kông, chưa đủ khả năng bán hàng theo điều kiện CIF và các điều kiện khác có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn, chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như: Nhật Bản, EU, và Bắc Mỹ nên không tận dụng được các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu cho đến nay chúng ta vẫn thiếu một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sảnViệt Nam ở nước ngoài. Thực tế thị trường Nhật Bản nhìn chung đang ở mức bão hoà và đang trong thời kỳ suy thoái về kinh tế. Thị trường Đông Nam A đang trong thời kỳ suy thoái về kinh tế ,tuy nay đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn trong thời kỳ trì trệ. Vì vậy việc duy trì thị phần của Việt Nam ở đây là rất khó khăn và phụ thuộc rất lớn vào mức độ cạnh tranh của các nước trong khu vực như: Thái Lan,Inđônêxia, ấn Độ,Trung Quốc cũng là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng, có khẳ năng tiêu thụ nhiều loại hàng khô, giá thấp phù hợp với khẳ năng chế biến của doanh nghiệp Việt Nam và nguồn lợi biển của các tỉnh miền biển của doanh nghiệp Việt Nam và nguồn lợi biển của các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Hai thị trường EU và Bắc Mỹ là những thị trường tiêu thụ chính của thế giới mà Việt Nam cũng đang hướng tới. Trở ngại lớn nhất của hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào hai thị trường này là vấn đề đảm bảo chất lương và an toàn vệ sinh thực phẩm theo những điều kiện HACCP. Song chúng ta có cơ sở lạc quan để phát triển mạnh mẽ thị trường này, vì sau hội nghị Thượng Đỉnh á- Âu II tháng 4/1998, Eu đã xếp Việt Nam vào nhóm I là nhóm nước đã được thanh tra của EU khảo sát và công nhận có đủ các điều kiện tương đương được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Theo dự kiến, cơ cấu thị trường năm 2005 vào Nhật Bản sẽ là 40%, Mỹ 18%, EU 10%, Trung Quốc và Hồng Kông10%, Châu A và các nước khác 22%. *Mục tiêu đối với từng thị trường. Với mục tiêu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị xuất khẩu thuỷ sản là 17% Bộ thuỷ sản cũng đã đề ra những chương trình hành động cụ thề, phát triển từng nhóm sản phẩm đến từng thị trường đáp ứng nhu cầu của từng thị trường như: nhóm sản phẩm tôm, nhuyễn thể có thị trường chính là Nhật Bản,EU và Mỹ; nhóm sản phẩm cá có thị trường chính là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo; nhóm các sản phẩm khác phục vụ cho thị trường của cộng đồng người Việt Nam và người Châu á trong khu vực và người phương Tây; nhóm sản phẩm đồ hộp phục vụ thị trường Tây Nam Trung Quốc, Tây á và Trung Cận Đông. Tiếp tục đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tăng thị phần ở thị trường EU , Bắc Mỹ, tận dung tốt thời cơ để mở rộng thị trường xuất khẩu ra toàn thế giới III- Đánh giá về tình hình thực hiện hội nhập của ngành Thuỷ Sản Việt Nam Không thể phủ nhận rằng việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nói chung và ngành Thuỷ Sản tiến tới gia nhập vào WTO nói riêng sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, như thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thúc đẩy sự xâm nhập thị trường cho các hàng hoá xuất khẩu , cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại chính, sự đối sử theo hệ thống ưu đãi phổ cập cho các nứơc đang phát triển thành viên và quan trọng hơn là củng cố những cải cách kinh tế của Việt Nam. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để tăng năng suất trong ngành Thuỷ Sản, do đó khả năng cạnh tranh trong ngành này là rất cao. Hơn nữa nhu cầu thị trường đối với ngành này rất lớn và ngày càng gia tăng. Tuy nhiên ngành này đòi hỏi đầu tư vốn lớn và cơ sở kỹ thuật cao hơn so với các ngành nông nghiệp khác. Vì vậy, việc gia nhập vào WTO có tác động tích cực đối với ngành Thuỷ Sản Việt Nam: - Thị trường xuất khẩu tăng sẽ kích thích sản xuất trong nước , thuế nhập khẩu giảm, tạo điều kiện khắc phục về cơ cấu, tăng đầu tư để cải thiện năng kực sản xuất, tăng năng suất nuôi trồng Thuỷ Sản và mở rộng khả năng đánh bắt xa bờ…. Cần phải đẩy mạnh việc gia nhập WTO của Việt Nam nói chung và của ngành Thuỷ Sản nói riêng. 1. Chủ động trong hội nhập 1.1. Chủ động trong cơ chế thị trường Hàng Thuỷ Sản Việt Nam là một trong những sản phẩm đầu tiênkhông chỉ xuất khẩu vào thị trường khu vưc, mà còn xuất khẩu trên thị trường thế giới đặc biệt sang các thị trường phát triển như: Mỹ, Nhật, EU,… Cơ chế thử nghiệm " tự cân đối tự trang trải" đã tạo cho các doanh nghiệp Thuỷ Sản thói quen và tư duy không trông chờ, ỷ lại quá nhiều vào nhà nước, mà chủ động xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh và tiềm kiếm nguồn lực để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra. Cơ chế đó không chỉ tạo cho doanh nghiệp Thuỷ Sản tự chủ trong việc xác lập cân đối đầu vào mà cả đầu ra cho sản xuất kinh doanh -Đã hình thành đội ngũ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Thuỷ Sản, năng đông trong sáng tạô quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật lanhg nghề, tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng cao, đẹp và đa dang. ngày càng có nhiều doanh nghiệp chủ động được các điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế và chủ động gia nhập WTO. -Nông ngư dân sản xuất Thuỷ Sản đã có thay đối tư duy trong sản xuất: chuyển hướng sang khai thác các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu và hiệu quả thay cho việc chạy theo số lượng như trước đây, lựa chọn các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và có thị trường mở rộng, đặc biện quan tâm đến các đối tượng có giá trị xuất khẩu : tôm sú, cá tra, ba sa, tôm cành xanh, tôm hùm, cá song,… 1.2.Chủ động điều chỉnh cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập -Bộ Thuỷ Sản đã thay đổi phương thức quản lý mang tính hệ thống, chủ động hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện, chủ động nâng cao cạnh tranh của hàng Thuỷ Sản trong hội nhập quốc tế. Điều đó được thể hiện qua các chương trình phát triển Thuỷ Sản của toàn nghànhvà của từng địa phương, cụ thể là: +Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh điều chỉnh lĩnh vực quản lý của ngành đã hình thành và thường xuyên được rà soát, bổ sung để loại bỏ những quy định mâu thuẫn, chồng chéo và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, ngày một đáp ứng yêu cầu của WTO, Bộ đã ban hành các tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, về cơ chế kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thông thoáng cho sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới. +Hoàn thiện các thủ tục hành chính và tổ chức lại hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, bước đầu kiểm soát hệ thống mà các nước tiên tiến đang áp dụng trong lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh. +Hình thành, nâng cấp và hoàn thiện hệ thốngquản lý đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, đồng thời phù hợp với các quy định cần thíêt của các nước nhập khẩu. 1.3.Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Thuỷ Sản Việc chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Thuỷ Sản không chỉ được thực hiện qua việc đổỉ mớithiết bị công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm mà còn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng , an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thế giới cụ thể là: - Ngay từ đầu những năm 80, với nhãn hiệu quốc tế "Seaprodex", Thuỷ Sản Việt Nam đã nhận được giải thưởng quốc tế đầu tiên về chất lượng. Đồng thời đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu các quy định về an toàn vệ sinh trong sản phẩm Thuỷ Sản và quy trình quản lý theo HACCP ngay từ nhưng năm đầu của thập kỷ 90. - Triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng dẫn doanh nghiệp xử lý chất thải theo tiêu chuẩn ISO 14000 - Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến Thuỷ Sản đầu tư nâng cấp cơ sở sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất mặt hàng mớ, hàng giá trị gia tăng, áp dụng HACCP đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và thị hiếu cuả khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Chế biến và tiêu thụ nội địa cũng từng bước quan tâm đến đổi mới công nghệ đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng. Nhiều sản phẩm tiêu thụ trong nước tương đương về chất lượng và mẫu mã với hàng xuất khẩu . Tuy nhiên, nhìn chung mức độ quan tâm đến sản xuất và tiêu thụ nội địa còn hạn chế. -Triển khai thực hiện các chương trình khai thác hải sản xa bờ, chương trình phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản và chương trình phát triển xuất khẩu Thuỷ Sản , nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển xuất khẩu Thuỷ Sản , tạo thêm nhiều việc làm, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển xuất khẩu xuất khẩu, tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế. -Đã tổ chức nhiều lớp đào tạo tin học, ngoại ngữ và kỹ năng lãnh đạo quản lý cho các cán bộ của bộ và một số sở Thuỷ Sản và giám đốc doanh nghiệp. -Làm rõ hiện trạng về sản xuất nghề cá theo yêu cầu của tổ chức quốc tế. Minh bạch hoá các chính sách và cơ chế hiện hành đối với Thuỷ Sản . Nghiên cứu đề nghị các phương án cam kết với tổ chức quốc tế và khu vực cho phù hợp với yêu cầu hội nhập, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất Thuỷ Sản . - Công tác rà soát văn bản, nghiên cứu về luật lệ, thông lệ thủ tục thương mại, kinh doanh quốc tế và các hiệp định song phương, đa phương đã kí với các nước và tổ chức quốc tế như các quy định của tổ chức quốc thương mại thế giới được thực hiện thường xuyên.Ngoài ra thông qua một số hoạt động thực tiễn của ngành, các cán bộ quản lý cũng như các doanh nghiệp Thuỷ Sản đã bước đầu tiếp cận được với hệ thống quản lý nghề cá, các luật lệ, thông lệ, thủ tục thương mại của các nước trên thế giới. 2. Những cơ hội 2.1. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại -Do chủ động điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập và đổi mới điều kiện sản xuất, thực hiện quản lý sản xuất đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của các thị trường, nên cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu được các khách hàng tin tưởng. Hàng Thuỷ Sản Việt Nam ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Theo công bố của FAO, xuất khẩu Thuỷ Sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỷ lục tới 64,4%, từ vị trí thứ 19 năm 1999, đã vượt qua 8 bậc lên vị trí thứ 11 trên thế giới vào năm 2000 Khi tham gia vào hội nhập kinh tế, đối tác thương mại sẽ quan tâm hơn đến hàng hoá của Việt Nam nói chung và trong đó có hàng Thuỷ Sản. Thực sự hàng Thuỷ Sản của Việt Nam có chất lượng tốt, giá có thể cạnh tranh, nên đã nhanh chóng mở rộng bạn hàng. Ngược lại các doanh nghiệp Thuỷ Sản cũng quan tâm đế thị trường Mỹ nhiều hơn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện xuất hàng vào Mỹ -Tham gia vào hội nhập, Thuỷ Sản cũng như các sản phẩm khác được hưởng quy chế MFN, mức thuế nhập khẩu của các nước thành viên hạ thấp, tạo điều kiện cho hàng Thuỷ Sản thâm nhập vào thị trường các nước thành viên thuận lợi hơn. Điển hình là thị trường Trung Quốc, Mặc dù xác định đây là thị trường lớn trên 1,2 tỷ dân, giáp biên giới chúg ta, nhu cầu hàng Thuỷ Sản đa dạng và không đòi hỏi chất lượng quá cao như các thị trường khác, Nhưng tỷ trọng Thuỷ Sản vào thị trường này chênh lệch khá xa so với thị trường Mỹ và Nhật, do thuế nhập khẩu vào Trung Quốc cao. Ta và Trung Quốc chưa có thoả thuận công nhận với nhau nên còn nhiều ắch tắc trong kiểm tra chất lượng và kiểm dịch… Theo thoar thuận khung khối mậu dịch Asean-Trung Quốc nước ta sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc, hàng Thuỷ Sản có điều kiện xâm nhập vào thị trường Trung Quốc với tốc độ tăng nhanh hơn trong thời gian tới. 2.2. Tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến Những năm 1995 công nghệ sản xuất trong lĩnh vực Thuỷ Sản từ khai thác, nuôi trồng cho đến chế biến tuy đã được quan tâm đổi mới, nhưng tỷ trọng các đơn vị sản xuất dựa trên công nghệ và kỹ thuật tiên tiến còn rất thấp. Nuôi trồng Thuỷ Sản chủ yếu vẫn là nuôi tryền thống(mè, trôi, Chép,..) với phương thức quảng canh, chưa quan tâm đúng mức đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước. trong khai thác Thuỷ Sản chủ yếu là tàu nhỏ, khai thác ven bờ, làm cạn kiện nguồn lợi ven bờ Trong chế biến còn trên 70% cơ sở sản xuất với trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu, sản xuất theo công nghệ truyền thống, chủ yếu sản xuất sản phẩm thô hoặc bán thành phẩm, chất lượng không cao. Quá trình hội nhập kinh tế, ngành Thuỷ Sản đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiếncủa các nước trong khu vực và thế giới. Nuôi trồng Thuỷ Sản hiện nay chủ yếu là các đối tượng có giá trị kinh tế cao và giá trị xuất khẩu như: Tôm sú, cá tra, cá basa, tôm càng xanh… -Công nghệ tiên tiến để khai thác xa bờ, bảo quản sản phẩm bước đầu đã tiếp cận công nghệ mới, bảo quản sản phẩm khai thác xa bờ bằng đá vẩy làm từ nước biển, bảo quản bằng hầm lạnh,.. Tuy nhiên tỷ lệ các tàu sử dụng công nghệ mới còn thấp, đã ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu cho chế biến và tỷ lệ hao hụt sau khi thu hoạch còn cao. 2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh và rèn luyện đội ngũ doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh quốc tế Quá trình hội nhập kinh tế nảy sinh nhu cầu cấp thiết phải có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh tiếp cận được các yêu cầu của các tổ chức quốc tế. 3. Những tồn tại, khó khăn - thách thức của ngành Thuỷ Sản Tính đến nay, xuất khẩu thủy sản của chúng ta đã bứt phá một cách ngoạn mục, vượt mốc 2tỷ đô la Mỹ. Tình hình xuất khẩu thủy sản trong 10 năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt từ chiều rộng đến chiều sâu, và từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới. Cụ thể từ năm 1995 -2001 tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 21,87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chính cũng là do giá cả xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng mạnh. .Bên cạnh những cơ hội của ngành Thuỷ Sản đã đạt được nhìn chung vẫn còn những tồn tại, khó khăn- thách thức để Thuỷ Sản đột phá sang các thị trường lớn. -Như vấn đề về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm vẫn chưa được chú trọng đến nhiều, chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm Việt Nam khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Mặc dù ngành Thuỷ Sản Việt Nam đã xuất khẩu được ra nhiều nước kể cả những thị trường lớn như Mỹ, EU song thì phận của ta rất nhơ bé, rất khiêm tốn, xuất khẩu cuả ta thường qua nước trung gian cho nên mặc dù là sản phẩm đó là nguồn gốc từ Việt Nam nhưng không được thế giới biết đến thương hiệu này mà họ chỉ biết các nước đã xuất khẩu sản phẩm ấy. -Công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản tuy đã được quan tâm thực hiện hàng năm, nhưng chưa có phương pháp thích hợp và hạn chế về kinh phí hoạt động. Trình độ dân trí còn thấp, vì vậy hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi Thuỷ Sản còn chưa cao. Cho đến nay, thuỷ sản Việt Nam chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hoá một cách rõ rệt có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến một cách tương đối ổn định. Do vậy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa thực sự tăng đều và ổn định. -Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thấy hết tầm quan trọng phải thường xuyên đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, giảm giá thành sản phẩm. Và nhà nước ta chưa có sự quan tâm tới việc nâng cao công nghệ chế biến cho Thuỷ Sản ví dụ làm thế nào để chế biến, bảo quản sản phẩm ngay tại chỗ khai thác được để tránh hu hỏng cho sản phẩm khi ngư dân đi đánh bắt xa bờ vì sản phẩm Thuỷ Sản cần phải được bảo đảm tươi sống đến tay người tiêu dùng. Việc quản lý an toàn thực phẩm mới được thực hiện tốt ở khâu chế biến, nhưng chưa thực sự tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau khi thu hoạch -Phần lớn đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo cơ bản về kỹ năng quản lý cho nên mặc dù các doanh nghiệp của chúng ta bước đầu đã chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình song vẫn còn phải năng động hơn nữa, vấn đề quảng bá thương hiệu, marketing vẫn còn yếu kém…,các thông tin dự báo thị trường còn hạn chế. Hạn chế về am hiểu luật lệ thương mại của các nước nhập khẩu cũng như của tổ chức WTO. Hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như ngoại ngữ và tin học ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác trong quá trình hội nhập. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu trực tiếp đến các siêu thị nhưng tỷ lệ đó còn thấp, chủ yếu vẫn tiêu thụ qua thị trường trung gian. kinh phí cho xúc tiến thương mại còn hạn chế, mặt khác chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nay. - Hệ thống pháp luật của Việt Nam có sự khá biệt lớn so với các nước đặc biệt là hệ thống pháp luật của các nước phát triển Vì vậy, đã dẫn đến việc mất thương hiệu hay việc kiện tụng đáng tiếc xảy ra như việc Mỹ kiện chúng ta đã vi phạm thương hiệu và bán phá giá cá tra, ba sa… Chúng ta thường bị thua thiệt đối xử bất công bằng. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn đang được soạn mới và việc điều chỉnh văn bản còn chậm, chưa đáp ứng được tiến độ khi thực thi các cam kết quốc tế. -Chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa, cho nên đã bỏ qua một thị trường đáng kể trong nước : Thông tin, tiếp thị và tổ chức mạng lưới tiêu thụ nội địa. Chương 3: Định hướng và giải pháp của ngành Thuỷ Sản Việt Nam trong hội nhập I- Định hướng, chiến lựoc phát triển ngành Thuỷ Sản trong hội nhập 1. Dự báo về nhu cầu và khả năng phát triển Thuỷ Sản Xét trên phạm vi toàn cầu hay nói cách khác thị trường Thuỷ Sản thế giới ta thấy khối lượng hàng Thuỷ Sản ngày càng được trao đổi trên thị trường thế giới lớn hơn. Tổng giá trị trao đổi năm 2000 ước tính gần 100 tỷ USD. càng ngày Thuỷ Sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Sự xuất hiện của những căn bệnh Bò điên, lở mồm long móng ở gia súc càng làm cho nhu cầu Thuỷ Sản ngày càng lớn. Nhu cầu ấy tạo ra lợi thế cho người cung cấp vì người mua thường là các nước phát triển cao do đó giá cả mua vào luôn có xu hướng tăng và ở mức độ cao, người sản xuất thường là các nước nghèo. Theo công bố mới đây của FAO, với dân số thế giới gần 6 tỷ người… Mức tiêu thụ Thuỷ Sản bình quân đầu người của thế giới 15,7kg/người/năm( khối lượng tươi). Trong đó mức Thuỷ Sản tiêu thụ bình quân đầu người rất khác biệt giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia. Một cách tổng quát FAO đã xếp thành các khối dưới đây: Khối các nước Mức tiêu thụ Thuỷ Sản thời kỳ 1995-1997(kg/ng/năm) các nước công nghiệp 28,4 các nước có nền kinh tế chuyển đổi 10,2 các nước thu nhập thấp, thiếu thực phẩm 13,11 Riêng Trung Quốc, với trên 1,2 tỷ người đã nâng được mức tiêu thụ Thuỷ Sản từ 9,5kg/ng/năm thời kỳ 1988-1990, lên 24,1kg/ng/năm thời kỳ 1995-1997. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập đầu người tăng lên trong thời gian tới dựa trên mức độ tiêu thụ Thuỷ Sản theo đầu người năm 1997 và giả định tốc độ tăng trưởng GDP/người hàng năm là 1%. FAO đã dự kiến nhu cầu cá thực phẩm thế giới đến năm 2010 như sau Bảng 5: FAO đã dự kiến nhu cầu cá thực phẩm thế đến năm 2010: Danh mục Châu phi Bắc Mỹ Caribê, Trung và Nam Mỹ Châu á Châu Âu bao gồm cẩ Nga Châu đại Dương Toàn thế giới Tổng nhu cầu (sản lượng+nhập khẩu-xuất khẩu ) 8.735 9.047 19.180 91.310 20.584 862 149.615 không dùng cho thực phẩm 736 1.278 12.873 7.469 6.001 109 28.466 Tổng nhu cầu cá thực phẩm 7.999 7.7697 6.307 83.841 14.583 753 121.149 Dân số (triệu người) 997 332 595 4.145 713 34 6.816 Dự kiến bình quân đầu người(kg) 8,0 23,4 10,6 20,2 20,5 22,1 17,8 Theo dự báo trên thì hàng năm thế giới sẽ phải tăng ít nhất 2 triệu tấn Thuỷ Sản cho nhu cầu thực phẩm. Như vậy nếu xét trên toàn diện các sản phẩm bình diện thị trường toàn cầu có thể nói rằng Thuỷ Sản chưa vượt quá ngưỡng cầu nghĩa là chưa bị ứ thừa và do đó còn mang lại cơ hội cho những nhà sản xuất. 1.2. Bảng 6:Thuỷ Sản cho thị trường nội địa của VN: Theo cách tính của FAO thì nhu cầu lượng hàng Thuỷ Sản của Việt Nam đáp ứng nhu cầu thực phẩm Thuỷ Sản tiêu dùng trong nước đến năm 2ô5 và 2010 là: Đơn vị tính 2000 2005 2010 Dân số 1.000 người 77.685 83.690 90.157 BQ TS đầu người Kg/ng/năm 17,45 20,73 24,40 Lượng cầu TS cho nội địa 1000 (Tấn 1.350 1.735 2.200 Khi mở cửa thị trường, hàng Thuỷ Sản của một số nước trong khu vực có thể xuất vào nước ta, tuy nhiên do giá thành sản phẩm của ta không cao, trình độ chế biến của ta tương đương trong khu vực, cộng với lợi thế "Sân nhà", không phải thêm nhiều chi phí: cước vận chuyển, phí quản lý… Vì vậy, sản phẩm Thuỷ Sản của ta ít phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Việt Nam là nước có tiềm năng về Thuỷ Sản , trong khi nhu cầu Thuỷ Sản thế giới ngày càng tăng, cùng với thực tế hang Thuỷ Sản đã có mặt trên 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới ngày càng khẳng định trên thị trường lớn. Như vậy, cho phép dự báo rằng sản phẩm Thuỷ Sản của Việt Namcó khả năng cạnh tranh trong hội nhập. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh ở mức không cao vì còn rất nhiều kho khănvà thách thức ở phía trước, cần có sự hỗ trợcủa nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, ngành trong lĩnh vực khoa học công nghệ,đào tạo… và đặc biệt có sự hợp tác, nỗ lực phấn đấu của cộng đồng những người sản xuất Thuỷ Sản . 2. Quan điểm phát triển -Thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nghề cá, tích cực và chủ động trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới.Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vừa khai thác tiềm năng nguồn lợi có hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường, phát triển tái tạo nguồn lợi để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Lấy xuất khẩu Thuỷ Sản làm mục tiêu mũi nhọn, đồng thời quan tâm sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống gần 80 triệu dân hiện nay. -Phát triển kinh tế Thuỷ Sản theo tuyến, vùng sinh thái nhằm phát huy lợi thế đặc thù, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các khâu khai thác- nuôi trồng-chế biến-tiêu thụ, với sự phối hợp liên ngành, ở từng khu vực theo quy mô thống nhất. 3. Mục tiêu phát triển Những mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế Thuỷ Sản được xác định như sau: Đơn vị tính 2005 2010 1. Tổng sản lượng Thuỷ Sản Trong đó: -khai thác hải sản -Nuôi trồng Thuỷ Sản 1.000 Tấn '" " 2.550 1.400 1.150 3.400 1.400 2.000 2. Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 3.000 4.50 4. Những nhiệm vụ chủ yếu -Làm tốt công tác quy hoạch phát triển Thuỷ Sản .Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa và lĩnh vực ưu tiên đầu tư để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nông dân. -Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn về vệ sinh thực phẩm. Tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thuỷ Sản trong hội nhập khu vực và quốc tế. -Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, ngiên cứu và học tập kinh nghiệm về thương mại quốc tế để chủ động trong xu thế hội nhập toàn cầu. -Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, hệ thống thuỷ lợi cho nuôi Thuỷ Sản , hệ thống chợ cá… đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ tái tạo nguồn lợi phù hợp. Đặc biệt phải nâng cao công nghệ cho chế biến, xuất khẩu Thuỷ Sản làm sao tạo ra được những khu chế biến ngay tại nơi khai thác để giúp cho ngư dân đánh bắt xa bờ yên tâm hơn đảm bảo hải sản họ đánh lên không bị hư hỏng mà được chế biến luôn. -Mở rộng đối tượng nuôi theo hướng phát triển nuôi hàng hóấcc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và đa dạng hóa phương thức nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên tùng vùng. Khuyến khích phát triển sản xuất giống theo hướng ưu tiên công nghệ mới và công nghệ sản xuất giống sạch bệnh. Khuyến khích sản xuất thức ăn có chất lượng cao với quy mô lớn, quan tâm nghiên cứu sản xuất thuốc phòng trị bệnh cho nuôi trồng Thuỷ Sản . - Tăng cường công tác đào tạo khoa học. Đẩy nhanh công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng khai thác , hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng khai thác hải sản theo công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. -Tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm bớt các yếu tố tự phát trong sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. II- Các giải pháp thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập 1. Đối với nhà nước 1.1. Tăng cường năng lực, thể chế và chính sách Đổi mới hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý toàn ngành nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống trong nền kinh tế thị trường, quản lý có hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững. Cụ thể cần tập trung vào các vấn đề chính sau: -Tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra cơ bản và quy hoạch ngành cũng như quy hoạch vùng lãnh thổ. -Xây dựng hệ thống thông tin quản lý toàn ngành, xây dựng hệ thống pháp luật và văn bản quy chế nghhề cá Việt Nam cho phù hợp với xu thễ chung của thế giới. Đồng thời sắp xếp lại hệ thống tổ chức, boọ máy hành chính ngành từ trung ương cho đến địa phương. Xây dựng các chính sách đồng bộ về các mặt: Đầu tư, thuế, chính sách về giao quyền sử dụng đất và mặt nước, bảo vệ nguồn lợi, ngiên cứu khoa học…. -Khuyến khích các kinh tế tham gia vào sản xuất Thuỷ Sản , từng bước tiếp cận với phương pháp tổ chức quản lý hệ thống nghề cá trong khai thác và bảo vệ hải sản. Gắn với việc sử dụng các công cụ quản lý và thiết bị thông tin hiện đại trong quản lý và điều hành sản xuất. Đồng thời tiến hành cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực 2.2. Phát triển nguồn nhân lực Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý chuyên môn khoa học kỹ thuật, cho mọi lĩnh vực của ngành, sớm hội nhập về quản lý và từng bứơc tiếp cận được với trình độ công nghệ của thế giới 1.3.Tiếp tục thực hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất Trong nông nghiệp nông thôn và trong các lĩnh vực của ngành gắn với bảo vệ tái tạo nguồn lợi và giữ gìn môi trường nhằm đảm bảo phát triển Thuỷ Sản bền vững theo đó, lấy phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản làm nguồn chính để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu cũng như tăng cường đời sống của ngư dân. Giữ ổn định sản lượng khai thác hải sản, trong đó hạn chế khai thác hải sản ven bờ, khuýen khích đầu tư khai thác hải sản xa bờ bằng công nghệ và cách tổ chức sản xuất tiên tiến đi đôi với việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ nguồn hải sản… Đồng thời tăng cường công nghệ chế biến phục vụ tại chỗ khai thác. 1.4.Đẩy mạnh vai trò của công tác khoa học công nghệ Cùng với việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học công nghệ, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, quản lý môi trường và an toàn vệ sinh. Đẩy nhanh việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ cho thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhằm rút ngắn khoảng cách công nghệ sản xuất Thuỷ Sản của Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là về sản xuất giống Thuỷ Sản , công nghệ nuôi và bảo vệ… 1.5. Thu hút các nguồn lực vào đầu tư phát triển Thuỷ Sản Thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển Thuỷ Sản , tiếp tục chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướngchuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành. Khuyến khích đầu tư trong đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý trong tất cả các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ Thuỷ Sản nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm Thuỷ Sản Việt Nam 1.6. Tăng cường công tác tiếp xúc, mở rộng và phát triển thị trường -Nâng cấp công tác thông tin về thị trường thế giới và các cơ chế chính sách thương mại của các nước. làm tốt công tác dự báo nhu cầu diễn biến thị trường cho doanh nghiệp và cho người sản xuất. -Đa dạng hoá thị trường, không lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường không chỉ quan tâm đến thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước. - Đẩy nhanh công tác quảng cáo, tiếp thị , hướng dẫn tiêu dùng, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh và chủ động phòng ngừa những đột biến của thị trường. 1.7. đẩy mạnh hợp tác quốc tế Tranh thủ các cơ hội hợp tác với nước ngoài, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án kêu gọi hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật từ các nước và các tổ chức quốc tế. -Nhanh chóng triển khai chủ trương chính sách cuả đảng và nhà nước, tạo hành lang pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển Thuỷ Sản . 2.Đối với ngành Thuỷ Sản -Chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường cho mình không những thị trường quốc tế mà còn cả thị trường nội địa. Đầu tư cho nghiên cứu triển khai thương hiệu,kiểu dáng công nghiệp để tránh những thua thiệt không đáng có khi làm ăn với nước ngoài. -Cử ra những người có chuyên môn để đi bồi dưỡng thêm nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học. -Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước các doanh nghiệp nên chủ động và tham gia tích cực vào việc đổi mới công nghệ cho ngành Thuỷ Sản . Nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến Đặc biệt nên quan tâm hơn nữa tới các khu chế biến Thuỷ Sản vì sản phẩm Thuỷ Sản cần phải được bảo quản một cách cẩn thận và có những cơ sở chế biến tại nơi khai thác nhằm tạo điều kiện cho việc đánh bắt xa bờ có kết quả cao. III- Các kiến nghị 1. Đối với chính phủ để thực hiện lộ trình hội nhập -Có cơ chế chính sách đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho Thuỷ Sản.Tiến độ đầu tư cần phù hợp với lộ trình và kế hoạch thực hiện các chương trình của ngành. -Cùng với việc quốc hội đã thông qua luật Thuỷ Sản trong năm 2003 đề nghị sớm hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu của đổi mới và hội nhập và kế hoạch thực thi pháp luật. Điều chỉnh các văn bản liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, các chế tài quản lý về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi, môi trường… -Đối tượng tham gia sản xuất thuỷ sản (khai thác, nuôi trồng) chủ yếu là nông dân. Đền nghị chính phủ có cơ chế đặc biệt hỗ chợ cho ngư dân tham gia các lớp đào tạo về kỹ thuật và tham gia học tập nghiên cứu ở nước ngoài. Và nhà nước nên quan tâm hơn tới việc cho ngư dân vay vốn ưu đãi nhằm giúp họ cải thiện hơn điều kiện nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ Sản xa bơd như : có thêm những tàu bè lớn hơn nữa, có nơi bảo quản hải sản và chế biến hải sản khi khai thác xa bờ… Đề nghị có cơ chế bảo hiểm sản xuất cho nuôi trồng và khai thác hải sản. -Đề nghị ngân hàng tài chính có những cơ chế về hỗ trợ, tín dụng phù hợp vơíi đặc điểm của nuôi trồng và khai thác Thuỷ Sản , chủ yếu là các hộ gia đình chiếm trên 90%, nhằm giảm tỉ lệ người sản xuất Thuỷ Sản phải vay ngoài với lãi xuất cao, làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của hàng Thuỷ Sản Việt Nam. 2.Đối với nhà tài trợ - Đề nghị các nhà tài trợ nên hỗ trợ đào tạo; đào tạo cán bộ chuyên sâu của hội nhập của Bộ Thuỷ Sản, các địa phương, tổ chức xã hội nghề nghiệp chuyên ngành (Hội nghề cá Việt Nam). Đào tạo cán bộ am hiểu về hiệp định SPS, kỹ năng đàm phán và tổ chức thực hiện vấn đề này. đào tạo cán bộ về hướng dẫn thực hiện quy phạm thực hành sản xuất tốt trong ngề cá, cand bộ về marketing am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh. -Đề nghị các nhà tài trợ quan tâm đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ Sản với các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: + Xây dưng cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, chợ cá, hệ thống thuỷ lộich nuôi trồng Thuỷ Sản , hệ thống phòng trống bão lũ… +Các dự án về chuyển giao công nghệ, sản xuất giống , nuôi Thuỷ Sản (bao gồm cả nuôi mặn lợ, nuôi nước ngọt, nuôi nước biển), Các dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ chế biến , dự án đầu tư sản xuất thức ăn.. với công nghệ và trang thiết bị tiên tiến -Đề nghị giúp đỡ một số phòng thí nghiệm chuẩn để thực hiện việc đánh giá nguy có, kiểm tra an toàn và vệ sinh thú y. KếT Luận Trong thời kỳ mà xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng, chính sách mở cửa đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và ngoài khu vực là những chính sách đã và đang góp phần tạo nên thành công cho nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói quá trình gia nhập và WTO của Việt Nam nói chung và của Thuỷ Sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt trong bài này em nghiên cứu về tiến trình gia nhập vào WTO của Thuỷ Sản Việt Nam. Thấy rõ được vai trò của ngành Thuỷ Sản trong nền kinh tế quốc gia (với giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 trong nước ), đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển của nó và lộ trình gia nhập WTO của Thuỷ Sản và đưa ra những giải pháp, kiện nghị nhằm thúc đẩy nhanh việc gia nhập của ngành Thuỷ Sản nói riêng và của các ngành nói chung hội nhập nhanh hơn. Điều đó, chắc chắn nó sẽ tạo ra những động lực giúp Việt Nam khắc phục có hiệu quả tình trạng kém phát triển như hiện nay, từ đó thu hẹp dầnkhỏng cách với các nước trên thế giới về trình độ phát triển. Đặc biệt riêng với ngành Thuỷ Sản hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gia nhập vào WTO sẽ tạo ra những cơ hội mới cho ngành Thuỷ Sản phát triển mở rộng thị trường, nâng cao chất , lượng sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm. Với ý nghĩa đó, rõ ràngchỉ tới khi được công nhận là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam mới thực sự hoàn thành mục tiêu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Song WTO là một tổ chức kinh tế thương mại quốc tế vừa rộng về phạm vi hoạt động, vừa sâu về chuyên môn, lại mang nặng nội dung pháp lý cụ thể, phức tạp. Cho nên việc tìm hiểu cụ thể về tổ chức này là rất cần thiết cho Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của nên kinh tế, vừa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WTO. Với việt gia nhập vào WTO một lần nữa được khảng định rằng điều đó mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước ta đông thời củng cố thêm cả vị trí chính trị của Việt Nam trệ thị trường quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34345.doc
Tài liệu liên quan